Đề tài Xử lý nước thải nhà hàng khách sạn
- Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xử lý nước thải nhà hàng khách sạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
LỚP 10CDMT1
Đề tài:
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
GVHD: ĐÀO MINH TRUNG
Người thực hiện: Nguyễn văn Hướng_3009100075
TP.HCM, ngày 26 tháng 4 năm 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta đã có những phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong khu vực cũng nhu trên thế giới. Minh chứng cho điều này, nhiều nhà hàng, khách sạn, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các danh lam thắng cảnh ra đời, hoạt động chuyên nghiệp hơn và đã lan rộng ra nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia. Tiềm năng phát triển của ngành du lịch khá phong phú, đa dạng. Với bờ biển đẹp thơ mộng, hữu tình chạy dọc theo chiều dài đất nước chính là thiên đường du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cho du khách.
Bên cạnh đó,nước ta còn có cảnh đẹp thiên nhiên,có núi sông có những khu di tích lịch sử,văn hoá truyền thống đã được UNESCO công nhận,các khu du lịch mang đậm bản sắc riêng như Tây Nguyên núi rừng hùng vĩ, hay cái mộc mạc thôn dã của miền sông nước là những địa danh hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt, vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế không ngừng được nâng cao thể hiện qua những hội nghị lớn của khu vực và quốc tế đã được tổ chức rất thành công ở nước ta. Để có được những thành tựu như vậy là nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngành Du lịch Việt Nam trong đó có ngành kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch một trong những ngành mà Việt Nam rất có ưu thế nhờ vào điều kiện tự nhiên ưu đãi, những danh lam thắng cảnh và hàng loạt các công trình kiến trúc cổ kính mà khó có nơi nào sánh được .
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 12 tuần thực hiện bài tiểu luận “ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN” đã phần nào hoàn thành. Ngoài sự cố gắng của bản thân chúng em nhận được sự khích lệ của thầy và bạn bè.
Trước hết chúng em xin cảm ơn lãnh đạo Resort Tản Đà đã giúp đỡ em rất nhiều cho em thêm nhiều thông tin về khu du lịch này, và chúng em cảm ơn thầy đã giúp đỡ nhiều kiến thức.
Trong thời gian làm bài còn mắc phải nhiều lỗi thiếu xót chúng em kính mong thầy và ban lãnh đạo khu du lịch thông cảm và đóng góp thêm nhiều ý kiến để bài làm được hoàn thành tốt hơn.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Lời cảm ơn 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH KHU RESORT TẢN ĐÀ 5
Giới thiệu: KHU DU LỊCH TẢN ĐÀ 5
Nhu cầu sử dụng nước 6
Chương 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÍ
2.1. Xử lí cơ học 7
2.1.1. Song chắn rác, lưới lọc 7
2.1.2. Bể lắng cát. 7
2.1.3. Bể lắng. 7
2.1.4. Bể vớt dầu mỡ 7
2.1.5. Bể lọc. 8
2.2. Xử lí hóa học. 8
2.2.1. Phương pháp trung hoà. 8
2.2.2. Phương pháp keo tụ. 9
2.2.3. Phương pháp ozone hoá. 9
2.2.4. Phương pháp điện hoá học. 9
2.3. Xử lí hoá lí. 9
2.3.1. Hấp phụ. 9
2.3.2. Trích li. 9
2.3.3. Chưng cất. 9
2.3.4. Tuyển nổi. 9
2.3.5. Trao đổi ion. 10
2.3.6. Tách bằng màng. 10
2.4. Xử lí sinh học. 10
2.4.1. Quá trình hiếu khí. 10
2.4.2. Quá trình thiếu khí. 12
2.4.3. Quá trình kị khí. 12
2.4.4. Quá trình kết hợp hiếu khí, thiếu khí, kị khí. 12
2.4.5. Quá trình hồ. 12
Chương 3: TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÍ CỦA KHU DU LỊCH.
3.1. Thành phần nước thải khu du lịch. 13
3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng khu du lịch. 13
3.1.2. Giai đoạn khu du lịch đi vào hoạt động. 13
3.2. Tính chất nước thải khu du lịch 14.
3.3. Công nghệ xử lí. 16
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH KHU RESORT TẢN ĐÀ
Giới thiệu: KHU DU LỊCH TẢN ĐÀ
Vị trí dự án:
Tên dự án: KHU DU LỊCH TẢN ĐÀ
Chủ đầu tư: NGUYỄN VĂN ĐÔNG
Địa chỉ: 88B, Trần Hưng Đạo, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Điện thoại: 062822301
Vị trí thực hiện dự án: Thôn 3, xã Hàm Tiến, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Khu đất có diện tích: 10000m2.
Kết cấu hạng mục công trình:
Khu nhà trung tâm và văn phòng làm việc: 120m2
Khu nhà hàng và quầy bán lưu niệm: 150m2
10 nhà nghỉ 2 tầng ( 72m2/nhà ): 720m2
2 nhà nghỉ 3 phòng ( 102m2/nhà): 204m2
Nhà nghỉ nhân viên và lái xe: 150m2
Khu quầy bar, cafe, ca nhạc: 150m2
Hồ bơi: 400m2
Nhà để máy phát điện dự phòng: 10m2
Bãi đậu xe, đường nội bộ: 1100m2
Ngoài ra còn có trạm cấp và thoát nước, hệ thống điện chiếu sang ngoài trời, hệ thống phòng cháy chữa cháy, đườn nội bộ hệ thống thoát nước ngoài nhà.
Hiện trạng sử dụng đất
Đất tại khu vực dự án là đất thuê trước đây là đất của hộ gia đình dân cư xã Hàm Tiến quản lí. Đây là khu vực ven biển nên có bãi cát trắng trải dài dọc theo chiều dài của biển là yếu tố quan trọng để tạo cảnh đẹp thuận lợi cho dịch vụ du lịch. Đây là khu vực đã được quy hoạch thành khu du lịch.
Nhu cầu sử dụng nước
Với điều kiện tự nhiên là vùng có nguồn nước ngầm rất phong phú và đây là khu vực mới quy hoạch thành khu du lịch nên chưa có hệ thống cấp nước công cộng. nguồn nước ngầm tại khu vực rất phong phú nên từ lâu dân cư trong vùng đều sử dụng nguồn nước này để ăn uống, sinh hoạt. các dự án đầu tư du lịch, các khu du lịch đang hoạt động khoan giếng lấy nước làm nguồn nước chính để phục vụ cho quá trình hoạt động.
Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của KHU DU LỊCH TẢN ĐÀ là 20m3/ngày.đêm.
Cân bằng vật chất
Đầu vào
Chế biến
Đầu ra
-Thịt, cá, hải sản, rau.
- Dụng cụ làm sạch nhà bếp: nước rửa chén, nước lau nhà.
- Làm sạch, cắt, gia vị, nấu
Nước thải
Các món ăn
Chương 2:
TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÍ
2. Xử lí cơ học
- Phương pháp xử lý cơ học dùng để tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
2.1.1. Song chắn rác, lưới lọc
- Song chắn rác, lưới lọc dùng để giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi như giấy, rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác thường được chuyển tới máy nghiền rác, sau khi được nghiền nhỏ, cho đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn.
- Trong những năm gần đây, người ta sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác đối với những trạm công suất xử lý vừa và nhỏ.
2.1.2. Bể lắng cát
- Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn (như xỉ than, cát…). Chúng không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh hoá nước thải và xử lý cặn bã cũng như không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên trạm xử lý. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở trên sân phơi và sau đó thường được sử dụng lại cho những mục đích xây dựng.
2.1.3. Bể lắng
- Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận chuyển lên công trình xử lý cặn.
2.1.4. Bể vớt dầu mỡ
- Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải công nghiệp). Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thường thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt nổi.
2.1.5. Bể lọc
- Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho 1 số loại nước thải công nghiệp.
- Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD.
- Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30-35% theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
- Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi xử lý cơ học nước thải được khử trùng và xả vào nguồn, nhưng thường thì xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi cho qua xử lý sinh học.
2.2. Xử lí hóa học
- Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Theo giai đoạn và mức độ xử lý, phương pháp hóa học sẽ có tác động tăng cường quá trình xử lý cơ học hoặc sinh học. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hóa - khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân hủy chất độc hại.
- Phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép, phương pháp xử lý hoá học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải.
2.2.1. Phương pháp trung hoà
- Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính pH=6.5 – 8.5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm với nhau, hoặc bổ sung thêm các tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa axit bằng nước thải chứa kiềm…
2.2.2. Phương pháp keo tụ
- Dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành những bông có kích thước lớn hơn.
2.2.3. Phương pháp ozone hoá
- Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hoà tan và dạng keo bằng ozon. Ozon dễ dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ.
2.2.4. Phương pháp điện hoá học
- Thực chất là phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hoá điện hoá trên cực anôt hoặc dùng để phục hồi các chất quý (đồng, chì, sắt…). Thông thường 2 nhiệm vụ phân hủy các chất độc hại và thu hồi chất quý được giải quyết đồng thời.
2.3. Xử lí hoá lí
2.3.1. Hấp phụ
- Dùng để tách các chất hữu cơ và khí hoà tan khỏi nước thải bằng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất rắn ( chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hoà tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học).
2.3.2. Trích l
- Dùng để tách các chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung 1 chất dung môi không hoà tan vào nước, nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
2.3.3. Chưng cất
- Là quá trình chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cùng bay hơi lên theo hơi nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
2.3.4. Tuyển nổi
- Là phương pháp dùng để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo các bọt khí.
2.3.5. Trao đổi ion
- Là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion (ionit). Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong tự nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo. Chúng không hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion.
2.3.6. Tách bằng màng
- Là phương pháp tách các chất tan ra khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng bán thấm. Đó là màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
2.4. Xử lí sinh học
- Thực chất của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi sinh để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hoà tan có trong nước thải.
- Những công trình xử lý sinh học được phân thành 2 nhóm:
+ Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… thường quá trình xử lý diễn ra chậm.
+ Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể Biophin), bể làm thoáng sinh học (bể aerotank),… Do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn.
Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu được ứng dụng để xử lý nước thải:
2.4.1. Quá trình hiếu khí
- Tăng trưởng lơ lửng: quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, phân hủy hiếu khí…
- Tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học quay, bể phản ứng tầng vật liệu cố định…
- Quá trình kết hợp tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt kết hợp với bùn hoạt tính.
2.4.2. Quá trình thiếu khí
- Tăng trưởng lơ lửng: tăng trưởng lơ lửng khử nitrat.
- Tăng trưởng bám dính: tăngtrưởng bám dính khử nitrat.
2.4.3. Quá trình kị khí
- Tăng trưởng lơ lửng: quá trình kỵ khí tiếp xúc, phân hủy kỵ khí.
- Tăng trưởng bám dính: kỵ khí tầng vật liệu cố định và lơ lửng.
- Bể kỵ khí dòng chảy ngược: xử lý kỵ khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (UASB).
- Kết hợp: lớp bùn lơ lửng dòng hướng lên/ tăng trưởng bám dính dòng hướng lên.
2.4.4. Quá trình kết hợp hiếu khí, thiếu khí, kị khí
- Tăng trưởng lơ lửng: quá trình một hay nhiều bậc, mỗi quá trình có đặc trưng khác nhau.
- Kết hợp: quá trình một hay nhiều bậc với tầng giá thể cố định cho tăng trưởng bám dính.
2.4.5. Quá trình hồ
- Hồ kỵ khí.
- Hồ xử lý triệt để (bậc 3).
- Hồ hiếu khí.
- Hồ tùy tiện.
- Quá trình xử lý sinh học có thể đạt được hiệu suất khử trùng 99,9% (trong các công trình trong điều kiện tự nhiên), theo BOD tới 90 – 95%.
- Thông thường giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng đặt sau giai đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng I. Bể lắng dùng để tách màng sinh học (đặt sau bể bophin) hoặc tách bùn hoạt tính (đặt sau bể aerotank) gọi là bể lắng II.
- Trong trường hợp xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính thường đưa 1 phần bùn hoạt tính quay trở lại ( bùn tuần hoàn) để tạo điều kiện cho quá trình sinh học hiệu quả. Phần bùn còn lại gọi là bùn dư, thường đưa tới bể nén bùn để làm giảm thể tích trước khi đưa tới các công trình xử lý cặn bã bằng phương pháp sinh học.
- Quá trình xử lý trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh và truyền nhiễm. Bởi vậy, sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện khử trùng nước thải trước khi xả vào môi trường.
Trong quá trình xử lý nước thải bằng bất ký phương pháp nào cũng tạo nên 1 lương cặn bã đáng kể (=0.5 – 1% tổng lượng nước thải). Nói chung các loại cặn giữ lại ở trên các công trình xử lý nước thải đều có mùi hôi thối rất khó chịu (nhất là cặn tươi từ bể lắng I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh. Do vậy, nhất thiết phải xử lý cặn bã thích đáng.
Để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cặn bã và để đạt các chỉ tiêu vệ sinh thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí trong các hố bùn ( đối với các trạm xử lý nhỏ), sân phơi bùn, thiết bị sấy khô bằng cơ học, lọc chân không, lọc ép…( đối với trạm xử lý công suất vừa và lớn). Khi lượng cặn khá lớn có thể sử dụng thiết bị sấy nhiệt.
Chương 3:
TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÍ CỦA KHU DU LỊCH
3.1. Thành phần nước thải khu du lịch
3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng khu du lịch
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa các hợp chất hữu cơ, chất lắng lơ lửng, vi sinh.
- Thời gian xây dựng ngắn nên tác động của nước thải và nước mưa chảy tràn là không đáng kể.
3.1.2. Giai đoạn khu du lịch đi vào hoạt động
- Nước thải từ nhà tắm, các nhà nghỉ nước thải này có chứa các hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
3.2. Tính chất nước thải khu du lịch
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nước thải
QCVN 24:2011/BTNMT
(Mức B)
pH
6 -7.5
5,5 - 9
SS
mg/l
250
100
BOD5
mgO2/l
110
50
COD
mg/l
200
150
Dầu mỡ
mg/l
30
10
Coliform
MPN/100ml
6500
5000
3.2. Công nghệ xử lí
Nước thải tập trung từ các nguồn
Bể kỵ khí
Nguồn tiếp nhận
Bể khử trùng
Bể lắng II
Bể hiếu khí
Sân phơi bùn
Song chắn rác
Bể lắng I
Bể metan
Bùn tươi
Bùn dư
Bùn tuần hoàn
Thuyết minh công nghệ xử lí:
Nước thải được thu gom qua song chắn rác tại đây rác có kích thước lớn hoặc cặn bẩn ở dạng sợi như giấy, rau cỏ, rác được giữ lại.
Nước thải sau đó qua bể lắng 1 tại đây các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy tạo thành bùn tươi, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặt. Bùn tươi sau đó đươc đưa sang bể metan để tạo thành khí gá cung cấp lại cho khu du lịch. Còn cặn bùn sẽ được đưa qua sân phơi bùn.
Nước thải qua bể kị khí để phân huỷ kị khí các chất bẩn.
Nước thải qua bể hiếu khí để phân huỷ hiếu khí các các hợp chất hữu cơ BOD.
Nước thải sau đó qua bể lắng 2 để lắng lại lần nửa, các chất lơ lửng lắng được sẽ thành bùn dư va được qua sân phơi bùn. Còn bùn tuấn hoàn được sẽ được đưa lại lên bể hiếu khí.
Nước thải sau đó được đưa qua bể khử trùng để khử trùng, sau đó được đổ ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm
Dễ vận hành.
Ít tốn chi phí.
Nhược điểm
Chiếm nhiều diện tích.
3.3. Đề xuất công nghệ
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nước thải từ các khu vực phát sinh theo mạng lưới thoát nước chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%, sau đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn.
Tiếp theo, nước trong từ bể lắng chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
a. Ưu điểm:
- Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;
- Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;
- Diện tích đất sử dụng tối thiểu;
- Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
b. Nhược điểm:
- Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
- Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;
- Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nuoc_thai_nha_hang_0245.docx