LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế ngày nay, hợp tác kinh tế đang diễn ra theo phương thức song liên kết phương và đa phương giữa những nước và những nước thuộc các khu vực khác nhau, chính sự hợp tác và liên kết kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có thể triệt để tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực từ bên ngoài và lợi thế so sánh của mình để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Không thể phủ nhận lợi ích to lớn đạt được do sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chính vì vậy nhiều tổ chức cũng như các khối liên minh khu vực và quốc tế đã, đang và sẽ còn tiếp tục hình thành. Các khối liên kết này đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế thương mại, không những chỉ trong nội khối mà còn chi phối mạnh mẽ tới các quốc gia, khu vực khác .
Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực thương mại phát triển nhanh chóng sẽ dẫn tới hệ quả là biên giới kinh tế giữa các nước bị phá vỡ vì hàng rào thuế quan sẽ bị bãi bỏ, các quan hệ kinh tế tuỳ thuộc vào nhau sẽ phát triển, các thể chế khu vực và toàn cầu sẽ hình thành .Trong điều kiện đó một nền kinh tế muốn độc lập tự chủ, không muốn lệ thuộc vào bên ngoài, muốn tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, chắc chắn không còn chỗ đứng. Một nền kinh tế hiệu quả, phát triển phải là một nền kinh tế gồm những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và sự phát triển của nó phải phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Đối với Việt Nam EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển lâu dài của Việt nam. EU là thị trường xuất khẩu quan trọng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ đối với ta. Tuy nhiên, để làm được việc này chúng ta phải tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết những vướng mắc cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU. Để cụ thể hơn về thị trường này, ta tập trung vào phân tích nghiên cứu về vấn đề “ Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Italia”.
Nước Italia là đất nước công nghiệp, ngoài phát triển những nghành công nghiệp dịch vụ, thủy sản là một nghành rất phát triển ở nước này, do điều kiện địa lý nước ý có hình chiếc ủng này nằm ở phía biển địa trung hải với phần lớn diện tích giáp ranh với biển, và đất nước có nhiều đảo nhỏ rất thuận lợi cho phát triển cho nghành khai thác và chế biến thủy sản
Đối vớihầu hết các nước có đường bờ biển dài, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản có. Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành chế biến thủy sản. Italia có tiềm năng lớn về thuỷ sản như nước ta, công nghiệp chế biến thuỷ sản rất phát triển do sự phát triển về khoa học công nghệ và nghành công nghiệp của nước này.
Những lợi thế vế mặt địa lý vẫn còn. Nhưng gần đây do chi phí sản xuất nuôi trồng, đánh bắt cao nên nghành thủy sản của nước Italia không còn phát triển như trước nữa mà có dấu hiệu đi xuống điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Nắm được thông tin này nhóm em nghiên cứu và bắt tay vào việc phân tích môi trường vĩ mô, vi mô của nghành thủy sản nước Italia để làm rõ hơn nhưng cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xâm nhập vào thị trường này. Bằng cách thông qua việc phân tích và nguyên cứu các số liệu thông kê của nghành thủy hải sản của Italia để thấy được thực trạng của nghành từ đó có những giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Italia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đó, mỗi người Italia lại rất nâng cao ý thức ưu chuộng thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Người dân luôn bày tỏ thái độ, quan điểm và hiến kế các biện pháp xây dựng.Luật và cách ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường..
Cơ hội : Những công ty quốc tế kinh doanh sản xuất theo hướng có lợi cho môi trường sẽ tạo trong lòng người tiêu dùng Italia những suy nghĩ tích cực về công ty, có lợi cho công ty về lâu dài. Đồng thời cũng tạo ra cơ hội marketing cho công ty, đó là tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh, hệ thống khí thải….
Thách thức: Công ty muốn đầu tư kinh doanh cần phải chú ý đến khâu bảo vệ môi trường, xử lý chất thải….chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường, sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất
3. Môi trường nhân khẩu
Mặc dù là nước tương đối đông dân của EU, do hạ tầng cơ sở phát triển đồng đều trên cả nước nên phân bố dân cư cũng đồng đều, không tập trung quá đông ở các thành phố lớn. Với dân số gần 60 triệu người, chỉ có 3 trong số 20 thành phố đông dân nhất của Italia có trên 1 triệu người.
Tuổi thọ trung bình của người Italia là 80 năm (2007)
Dân số: 58,1 triệu
0-14 tuổi: 13.8% (nam giới: 4,147,149/ nữ giới 3,899,980)
15-64 tuổi years: 66.5% (nam giới 19,530,512/nữ giới 19,105,841)
từ 65 trở lên : 19.7% (nam giới 4,771,858/nữ giới 6,678,169)
Tỉ lệ tăng dân số: 0.04%
Tỷ lệ người nước ngoài nhập cư: 2,06 người / 1000 dân
Tuổi thọ trung bình: 79,8 tuổi
Khi khai sinh : 1.07 nam/ nữ
Dưới 15 tuổi: 1.06 nam/ nữ
15-64tuổi: 1.02 nam/nữ
từ 65 tuổi trở lên: 0.72 nam/ nữ
Tổng dân số : 0.96 nam/ nữ
Nhập cư và sắc tộc: Ý hiện là điểm đến của những người nhập cư từ khắp thế giới mà những vùng chính là Đông Âu, Bắc Phi và Châu Á. Đầu năm 2006, người nước ngoài chiếm 4,56% dân số, 2.670.514 người, tăng 268.357 người hay 10% so với năm trước đó. Ở nhiều thành phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia, người nhập cư chiếm một phần đáng kể dân số.
Làn sóng nhập cư gần đây nhất đến từ Đông Âu, thay thế Bắc Phi trở thành nơi cung cấp người nhập cư chính. Trong năm 2006, khoảng 1.025.874 người Đông Âu sống tại Ý, chiếm 40% tổng số người nhập cư vào Ý. Năm quốc tịch nước ngoài có số lượng lớn nhất tại Ý gồm: Albania (348.813), Maroc (319.537), Romania (297.570), Trung Quốc (127.822) và Ukraina (107.188).
Khu vực phía Bắc cư dân có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Slovene-Italia, phía Nam là Albani-Italia, Hy Lạp-Italia .
ì Quy mô dân số ít và tốc độ tăng dân số chậm, điều này chứng tỏ qui mô thị trường không lớn và nhu cầu thị trường cũng sẽ không thay đổi nhiều.
Cơ hội: Sự thay đổi về nhu cầu ko lớn
Thách thức: Nên việc xâm nhập vào thị trường là điều không dễ dàng gì..
ì Italia có dân số già (15-64 tuổi years: 66.5% và từ 65 trở lên : 19.7%), đây là dấu hiệu cho biết những loại sản phẩm dịch vụ cho tuổi trưởng thành có thị trường lớn hơn so với những sản phẩm cho thiếu niên.
Mặt khác, do tuổi thọ trung bình cao nên ảnh hưởng đến hành vi mua và các nhu cầu khác, các sản phẩm dịch vụ cho người lớn tuổi được sư dụng nhiều hơn. Đồng thời, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển những dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và những sản phẩm phục vụ cho độ tuổi này như những mặt hàng định suất nhỏ, trang thiết bị y tế…những cửa hàng cung cấp thực phẩm cho người cao niên sẽ cần chiếu sáng mạnh hơn, bảng yết thì phải in chữ to hơn, và phòng nghỉ ngơi an toàn…
ì Về thị trường dân tộc, Italia là điểm đến nhập cư của nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là Đông Âu, Bắc Phi và Châu Á. Cho nên họ có những điểm đặc trưng khác biệt của dân tộc, quan hệ hàng xóm láng giềng và đời sống văn hóa. Họ hình thành những mong muốn và thói quen mua sắm nhất định,
Cơ hội: Hình thành nhiều nhu cầu tiêu dung, công ty có nhiều ngành hàng và nhãn hàng sẽ có lợi thế hơn.
Thách thức: khi thực hiện những chiến lược marketing tại Italia cần phải nghiên cứu trước về thình trạng sắc tộc ở địa phương để có những chiến lược phù hợp nhất. Đặc biệt là ở các thành phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia và các quốc tích chiếm số lượng lớn : Albania, Maroc, Romania, Trung Quốc và Ukraina.
Mặc dù là nước tương đối đông dân của EU, do hạ tầng cơ sở phát triển đồng đều trên cả nước nên phân bố dân cư cũng đồng đều, không tập trung quá đông ở các thành phố lớn. Với dân số gần 60 triệu người, chỉ có 3 trong số 20 thành phố đông dân nhất của Italia có trên 1 triệu người là Thủ đô Roma (Rome): 2.65 triệu người, Milano (Milan): 1,31 triệu người, Napoli (Naples): 1,05 triệu người. Mức độ đô thị hóa ở Italia là 90% và là nơi tập trung nhiều thành phố tôn giáo lớn trên thế giới. Điều này rất thuận lợi cho các nhà marketing quốc tế, bời vì thực hiện nhiệm vụ ở những nơi đô thị hóa cao luôn dễ dàng hơn ở những nơi đô thị hóa thấp.
4.Môi trường chính trị - luật pháp
4.1.Lịch sử
Italia có lịch sử lâu đời gắn liên với lịch sử La Mã cổ đại. Đế chế La Mã sau thời kỳ hưng thịnh đã đi vào suy thoái từ thể kỷ thứ 2 sau công nguyên do chiến tranh giữa các vương triều và bị các nước đế quốc bên ngoài đô hộ. Từ thế kỷ 14, Italia đã bước vào thời kỳ phục hưng và trở thành trung tâm thương mại, văng hóa của Châu Âu thế kỷ 15,16. Năm 1861 vua Vittorio Emanuelle II đã sáp nhập các quốc gia đô thị riêng lẻ và 2 đảo lớn là Sardegna và Sicilia thành một quốc gia là Italia. Từ đó Italia được thống nhất và bước vào thời kỳ phát triển hiện đại, với một số điểm mốc lịch sử
1922: Mussolini lên cầm quyền, thi hành chính sách độc tài phát xít
Tháng 7/1943: chế độ phát xít của Italia bị lật đổ
Tháng 4/1945: Italia được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức
Ngày 2/6/1946: nước Cộng hòa Italia được thành lập (ngày quốc khánh Italia)
1949: Italia gia nhập NATO
1957L Italia gia nhập EEC (EU ngày nay)
4.2.Môi trường chính trị
Toàn nước Italia chia làm 20 đơn vị hành chính cấp vùng, gồm có 15 vùng: Abruzzo. Basilicata, Calabria, Campania, Emilia – Romagna, Lazio, Liguria, Lombardia, Veneto và 5 vùng tự trị là Friuli – Venezia, Giulia, Sardegna, Sicilia, Trentino-Alto Adige, Valle d’Aosta. Mỗi vùng gồm nhiều tỉnh, thủ đô Roma thuộc vùng Lazio
Theo qui định hiến pháp của Italia tháng 12/1947
Italia có chế độ cộng hòa, tách rời thiên chúa giáo
Quốc hội là cơ quan lập hiến cao nhất, nhiệm kỳ 5 năm, gồm nhiều thượng nghị viện với 315 ghế và hạ nghị viện với 630 ghế, trong đó có 475 ghế được dân bầu trực tiếp và 55 ghế được bầu bởi đại diện các vùng. Nhiệm kỳ của các hạ nghị sỹ là 5 năm
Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Thủ tướng được tổng thống chỉ định và hai nghỉ viện thông qua – hiện nay là Ngài Romano Prodi, từ 17/5/2006. Thủ tướng đứng ra thành lập nội các và đề nghị danh sách các bộ trưởng. Chính phủ được quốc hội bầu thông qua bỏ phiếu tín nhiệm
Italia có hơn 20 đảng, chủ yếu tập trung vào 2 liên minh đối lập:
Liên minh cầm quyền trung tả, do thủ tướng Prodi đứng đầu, bao gồm liên minh "cây Ô- liu" (trong đó có Đảng Dân chủ Cánh tả, trước tháng 10.1990 là bộ phận chủ yếu của Đảng cộng sản Italia), liên minh Hoa cúc (gồm Đảng Nhân dân Italia, Đảng Hoa hồng, Đảng cấp tiến, Đảng Cộng sản Italia, liên đoàn Xanh, Đảng cộng sản tái lập, Đảng Giá trị Italia, Liên minh Dân chủ Châu Âu, Phong trào Cộng hòa châu Âu)
Liên minh đối lập Trung hữu "Ngôi nhà tự do" do cựu thủ tướng Berlusconi đứng đầu, bao gồm: Đảng Italia Tiến lên, Liên minh dân tộc, Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo Trung tâm, Liên đoàn Phương bắc, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, các đảng khác không thuộc liên minh nào như: "Đảng Xã hội Italia mới, Đảng Cộng hòa Italia, Đảng Xã hội Luân phiên, Đảng phong trào Xã hội "ngọn lửa 3 màu" ...
Chính phủ hiện nay là chính phủ thứ 60 của Italia, được thành lập từ 5/2006, thuộc Liên minh Trung tả.
4.3.Pháp luật (liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu vào EU nói chung và Italia nói riêng)
4.3.1. Chính sách thương mại của EU
Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, gây khó khăn cho các nước đang phát triền khi xuất khẩu các mặt hàng này vào các nước trong khối EU. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát…
Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt trở thành 1 thách thức to lớn cho các nước xuất khẩu ngoài khối EU. Như thế các mặt hàng nhập khẩu vào 1 nước thành viên bất kì trong EU phải đạt tiêu chuần do cả Cộng đồng, đòi hỏi hàng hóa của các nước đang phát triển như Việt Nam muốn nhập vào thị trường khó tính này phải nâng cao được chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn và song song đó phải đạt được các chứng nhận đặc biệt như: Cá nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận đặc biệt đảm bảo hàm lượng thủy ngân trong mức cho phép, Động vật sống, cá, động vật có vỏ hoặc thịt được bảo quản lạnh, mỡ lợn, các loại da sống hoặc đã sấy khô, len, tóc phải có giấy chứng nhận y tế được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ...Bên cạnh đó, còn phải chú trọng việc nghiên cứu và cập nhật công nghệ của các nước tiên tiến để sớm phát triển cho kịp với xu thế chung của thế giới.
Ngoài các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu.
EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá...nhẳm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, gây khó khăn cho nước ngoài khi thâm nhập thị trường và khó cạnh tranh với các ngành trong nước khi đã gia nhập thị trường EU hoặc hạn chế việc thâm nhập đe dọa sự tồn tại của các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp của khối EU…
Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
4.3.2. Chống bán phá giá
Chức năng chống bán phá giá của Italia thuộc Bộ phận quản lí Công cụ Bảo vệ Thương mại của Bộ Thương mại, phù hợp với luật lệ của EU, nhằm mục tiêu loại trừ việc nhập khẩu phá giá, bị cho là cạnh tranh không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nội địa. Chống phá giá là biện pháp phổ biến nhất trong bộ ba công cụ bảo vệ thương mại bình đẳng: chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Thông thường việc phá giá được coi là có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa giá quá thấp hoặc dưới giá thành sản xuất, nhưng thực chất của vấn đề phức tạp hơn. Qui chế chống bán phá giá số 384/96 năm 1996 của EU đưa ra các qui định áp thuế chống bán phá giá nhưng chỉ khi nào có đầy đủ các điều kiện :
Phát hiện có bán phá giá: Giá bán của nước xuất khẩu sang nước khác dưới mức giá bán tại nội địa nước đó
Thiệt hại vật chất cho sản xuất công nghiệp của Cộng đồng. Việc nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa của công nghiệp, như mất thị phần, buộc các nhà sản xuất sở tại phải giảm giá hàng và gây sức ép cho sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, năng suất của ngành đó ở nước sở tại
Lợi ích của Cộng đồng: các chi phí của Cộng đồng bỏ ra nhằm áp dụng các biện pháp phải không bất cân đối với lợi ích.
Khi một ngành trong khối EU thấy rằng việc nhập khẩu hàng bán phá giá từ những nước ngoài EU làm thiệt hại đối với các ngành đó của mình, họ có thể khiếu nại trực tiếp lên EC(EuroCham-Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu) hoặc thông qua chính phủ của mình. Sau đó EC sẽ có 45 ngày để kiểm tra khiếu nại, tham vấn các nước thành viên (có đại diện tại Ủy ban Tư vấn) và quyết định xem có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra chính thức hay không.
Việc điều tra của Ủy ban sẽ là xác định có việc bán phá giá hay không, đó là một sự tính toán phức tạp, và cũng phải xem liệu việc nhập khẩu hàng bán phá giá đó ảnh hưởng đến ngành của nước đó hoặc ngành của nước thuộc EU hay không. Các biện pháp cũng có thể được đặt ra nếu việc nhập khẩu có dấu hiệu dẫn đến thành lập một ngành mới, hoặc có sự đe dọa rõ ràng và lộ rõ sự thiệt hại vật chất.
Những biện pháp chống bán phá giá sẽ chỉ được tiến hành nếu nó được thể hiện là thuộc phạm vi quyền lợi rộng lớn của Cộng đồng EU. Những nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, người sử dụng và người tiêu dùng có thể trình bày ý kiến của mình. Các nước thành viên phải được tham khảo ý kiến, và rồi trong vòng 60 ngày đến 9 tháng, Ủy ban có thể đưa ra mức thuế tạm thời. Thuế này không được vượt quá mức hạ giá (chênh lệch giữa giá thị trường nội địa nước xuất khẩu và giá tính ở thị trường EU). Thuế này có thể kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Sau đó Ủy ban đã hoàn thành toàn bộ việc điều tra có thể đặt ra mức thuế cuối cùng sau khi tham khảo thêm các nước thành viên. Chỉ hội đồng Bộ trưởng mới có quyền quyết định về vấn đề này. Mức thuế cuối cùng có giá trị trong 5 năm trước khi hết hạn.
Một Qui chế áp thuế chống phá giá có thể bị yêu cầu xét xử ngay ở Tòa án Châu Âu và (ở đó) thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên WTO.
îVí dụ điển hình về việc Italia kiện cá basa và việc áp thuế bán phá giá với giày mũ da của Việt Nam:
Italia là một thị trường thủy sản truyền thống của Việt Nam, có kim ngạch nhập khẩu khá cao. Năm 2008, chúng ta xuất khẩu 118,8 triệu euro thủy sản vào Italia (theo số liệu của cơ quan thống kê Italia). Trong thương vụ năm 2008, 1 số cơ quan thông tin truyền thông của Italia có đưa các tin bất lợi liên quan đến cá Basa của Việt Nam, khiến người dân Italia hoang mang trong việc lựa chọn sử dụng loại thực phẩm này. Sự tẩy chay của người tiêu dùng Italy với cá basa có thể gây tác hại cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường tương đối khó tính này, đồng thời tạo ra tác động tiêu cực dây chuyền lên các nước EU khác. Hiện nay chất lượng cá basa của Việt Nam đã được thị trường này bước đầu công nhận…
Còn về ngành giày mũ da Việt Nam, theo Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho các nhà sản xuất chiếm tới hơn 40% tổng sản lượng giày có mũ da của EU, EC quyết định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giầy mũ da của Việt Nam, với 63 nhà xuất khẩu của Việt Nam vì giày mũ da của nước ta đã vượt ngưỡng 3% thị phần-ngưỡng mà luật lệ EU đặt ra để khởi kiện bán phá giá. Dựa vào giá 1 đôi giày sản xuất tại Italia là 70-100 USD so một đôi giày Việt Nam bán qua thị trường này dao động từ 5-6 USD/đôi, EC đã khởi kiện Việt Nam phá giá giày da tại thị trường EU và Italia đồng thời áp thuế bán phá giá với mức thuế là 10% khiến cho sản lượng giày da xuất khẩu vào thị trường Châu Âu giàm sút trong các năm 2006-2008.
4.3.3. Thuế quan
EU có một chính sách thuế quan chung từ năm 1992. trong đó thuế nhập khẩu được áp dụng cùng một mực trên phạm vi biên giới toàn EU và một khi hàng nhập khẩu đã vào một nước thành viên thì có thể lưu thông tự do sang nước thành viên khác của EU. Các mức thuế nhập khẩu tùy thuộc vào loại sản phẩm nhập khẩu và quốc gia xuất xứ của sàn phẩm.
Để tự vệ EU cũng có thê tăng thuế nhập khẩu một cách tạm thời nếu muốn hạn chế nhập khẩu một loại sản phẩm nào đó có khối lượng nhập khẩu tăng một cách đột biến vào thị trường EU và đe dọa gây tồn thất cho ngành sàn xuất sản phẩm đó của minh. Tuy nhiên WTO đã thiết lập các quy tắc đa phương về việc sử dụng các công cụ tự vệ, nhằm ngăn chặn chúng cho mục đích bảo hộ.
Italia là thành viên của EU, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách thuế quan chung của EU. Nói chung, thuế nhập khẩu từ các nước ngoài EU vào EU có mức từ 5% đến 8%. Thuế giá trị gia tăng có mức từ 0% đến tối đa 20%, tùy thuộc vào mặt hàng.
4.3.4. Các tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu vào ltalia
Các tiêu chuẩn về hàng nhập khâu vào ltalia hoàn toàn phù hợp với luật lệ của EU. Vi sự chặt chẽ của các tiêu chuẩn này, chúng cũng được coi là các rào cản thương mại (rào cản kỹ thuật).Có 2 loại tiêu chuẩn chủ yếu đối với hàng thực phẩm và các hàng hóa phi thực phẩm, được sản xuất theo quy trình công nghiệp hoặc có hàm lượng sản xuất công nghiệp chiếm phần lớn, được gọi là hàng công nghiệp. Tiêu chuẩn đối với thực phẩm nhập khẩu chủ yếu là quy định về thể loại và hàm lượng các chất phụ gia thực phẩm và khống chế dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn đối với hàng công nghiệp chủ yếu là quy định về các tiêu chuẩn an toàn. Thị trường Italia nói riêng và EU nói chung là 1 thị trường khó tính về sự chặt chẽ trong việc bảo đàm cho người tiêu dùng trong nước
4.3.5. Hạn ngạch
Hạn ngạch là hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu., nhằm điều tiết nguồn cung cấp hàng hóa. Hạn ngạch nhập khẩu nông sản cũng đang được EU dỡ bỏ dần và thay thế bằng hạn ngạch thuế quan. Theo chế độ hạn ngạch thuế quan, một khối lượng hàng nhập khẩu nhất định được hưởng thuế quan nhập khẩu thấp, nếu vượt qua khối lượng này thì phải chịu mức thuế quan cũng có thể được áp dụng như một công cụ để chống bán phá giá.
5.Môi trường kinh Tế
5.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của Italia đứng thứ 7 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Đức, Anh và Pháp, với GDP 2006 là 1,73 nghìn tỷ USD tính theo so sánh sức mua của đồng tiền PPP.Italia có một nền kinh tế công nghiệp đa dạng với tổng sản lượng và mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Pháp và Anh. Italia có hệ thống các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ, rất năng động và hiệu quả, đóng góp tới gần 2/3 tổng sản phẩm quốc dân. Nền kinh tế tư bản của Italia vẫn tồn tại sự phân chia kinh tế theo khu vực, phía Bắc với nền nông nghiệp phát triển dưới sự nắm giữ của các công ty tư nhân, ở phía Nam với nền nông nghiệp kém phát triển hơn, phụ thuộc về phúc lợi và với tỉ lệ thất nghiệp là 20%.
Italia không phải là một nước giàu tài nguyên. Để bù lại, Italia đã xây dựng được một nền công nghiệp phát triển đa dạng với các ngành chủ chốt là: Hóa chất, chế tạo máy, sản xuất phương tiện vận tải, khai thác và chế biến dầu lửa, luyện kim, sản xuất hàng công nghiệp gia dụng, gốm sứ xây dựng, cơ khí quốc phòng, thủy sản đồ da, may mặc thiết kế thời trang. Tuy nhiên diện tích đất canh tác không nhiều nhưng khí hậu ôn hòa và áp dụng kỹ thuật cao, Italia cũng có một nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm chủ yếu: trái cây, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, lúa mỳ, ô liu, rượu vang, thịt bò và sản phẩm sữa.
Italia phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu thô dùng cho các ngành sản xuất công nghiệp và hơn 75% nhu cầu về năng lượng. Hơn một thập kỷ qua, Italia đã theo đuổi một chính sách tài chính thắt chặt nhằm đáp ứng các yêu cầu của các liên đoàn tài chính và tiền tệ và do vậy đã được hưởng mức lãi suất thấp hơn cũng như kiểm soát được tỉ lệ lạm phát ở mức thấp. Nền kinh tế Italia tiếp tục tăng trưởng thấp hơn mức trung bình của khu vực Châu Âu. Năm 2006 kinh tế nước này tăng trưởng 1,9%, năm 2007 là 2,0% và năm 2008 dưới 1,4% trong xu thế chững lại chung của các nền kinh tế thế giới và Châu Âu.
Chính sách kinh tế đối ngoại của Italia hiện nay gắn với chính sách kinh tế chung của EU, trong đó Italia tăng cường quan hệ và củng cố vị trí của mình trong Liên minh. Quan hệ kinh tế của Italia chủ yếu với EU, châu Âu và Mỹ tập trung đầu tư và o các khu vực này. Đầu tư của Italia tại châu Á ít hơn và chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2006 đến nay đã thúc đẩy các nhà đầu tư Italia trở nên tích cực hơn đối với khu vực này, Italia đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới Việt Nam – một nước ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á với tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, nhân công rẻ và có chính sách thu hút đầu tư cởi mở.
Italia sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung của các nước thành viên EU.
5.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế
Hệ thống thông tin liên lạc
Số thuê bao điện thoại: 26,89 triệu
Số điện thoại di động: 78,571 triệu
Số thuê bao Internet: 17,702 triệu
Số người sử dụng Internet: 32 triệu người
Với hệ thống thông tin liên lạc tầm cỡ như vậy, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cữu marketing và xúc tiến, như quảng cáo, mobile marketing…
Hệ thống giao thông vận tải
Đường sắt: 19.460 km
Đường thủy: 2.400 km
Đường bộ: 487.700 km
Đường ống: khí 18.863 km; dầu 1.258 km
Bến cảng/Kho bãi: Italia có 8 cảng biển quốc tế lớn là các cảng Augusta, Genova, Livorno (Leghorn), Melilli Oil Termina, Ravenna, Taranto, Trieste, Venezia (Venise).
Với ưu thế về hệ thống giao thông vận chuyển và đặc biệt là bến cảng kho bãi, có thể nói đây là một quốc gia có thị trường tiềm năng cho marketing công nghiệp.
5.3. Các ngành kinh tế trọng điểm
5.3.1. Sản xuất ô tô:
Sự bùng nổ thị trường trong nước đã khiến cho ngành truyền thống sản xuất ô tô của Italia đạt được bước phát triển về trình độ chuyên môn, thiết kế, công nghệ và hiệu quả hoạt động. Các ngành sản xuất ô tô đã đóng góp quan trọng vào sự nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia và có vai trò to lớn trong việc giới thiệu các công nghệ mới trên trường quốc tế.
Cơ hội : đây chính là cơ hội marketing cho các công ty quốc tế chuyên về lĩnh vực sản xuất ô tô, nên đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh tranh trên thị trường, khả năng sinh lời cũng cao hơn. Đồng thời kết hợp nghiên cứu công nghệ bảo vệ môi trường sẽ giúp công ty phát triển lâu dài hơn.
Thách thức: Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lớn chuyên sản xuất ô tô ở Italia
Italia không chỉ là quốc gia nhìn nhận được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển mà còn thực hiện được thành công điều đó để áp dụng trong ngành. Italia chủ yếu quan tâm đến những thách thức mới đối với ngành giao thông vận tải để phát triển bền vững bằng cách kêu gọi đấu thầu và còn quan tâm đến những thiết kế và kỹ thuật sản xuất đối với việc giảm trọng lượng và tái chế cho xe mới cũng như các hệ thống truyền tải và chất đốt.
5.3.2.Vận tải:
Italia được coi là trung tâm vận chuyển phía Nam Châu Âu và là thị trường mục tiêu quan trọng để trung chuyển hàng hoá trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Ngành vận tải đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho Italia.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kênh phân phối của công ty
5.3.3. Công nghệ thông tin và viễn thông
ì Italia là một trong những nước phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành công nghệ thông tin ở Italia có trị giá 69 tỷ Euro, đứng thứ tư ở Châu Âu, với một tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 4% .
Cơ hội: Thị trường Italia với hơn 59,5 triệu người tiêu dùng là một trong những thị trường dễ lĩnh hội các công nghệ mới trên thế giới, do đó đem lại cơ hội lý tưởng cho sự phát triển để áp dụng kỹ thuật và thương mại của sản phẩm và dịch vụ.
Thách thức: Điều này cũng có nghĩa là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn của thế giới cũng sẽ nhảy vào thị trường Italia, tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt. Công ty quốc tế muốn đứng vững phải có tiềm lực to lớn.
ì Italia là nước lớn thứ ba ở Châu Âu có số lượng người sử dụng Internet lớn - hơn 32 triệu người và có 78,5 triệu người sử dụng điện thoại di động. Mức thâm nhập điện thoại di động 3G của Italia là cao nhất trên thế giới, và theo ước tính đến năm 2010 có khoảng 72% người ở Italia sẽ có máy điện thoại với công nghệ này.
Cơ hội: Internet và điện thoại di động là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động xúc tiến marketing, các hoạt động này càng mang lại hiệu quả cao hơn với sự hỗ trợ của công nghệ 3G.
Thách thức: Các nhà marketing quốc tế có thể gặp phải một số trở ngại về việc quảng cáo thông qua internet và điện thoại di động từ phía chính phủ nhà nước hoặc sự tẩy chay từ những khách hàng sử dụng điện thoại di động (do sự bất tiện của mobile marketing).
5.4. Một số chỉ số về kinh tế:
GDP: 1,73 tỷ USD (2006), bình quân đầu người 29.700 USD tính theo sức mua của đồng USD ở nội địa, viết tắt PPP
Tăng trưởng GDP: 1,9% (2006)
Đóng góp vào tổng giá trị GDP (2006): nông/lâm/ngư nghiệp 2%, công nghiệp 29%, dịch vụ 69%
Lực lượng lao động: 24,63 triệu người (2006), trong đó nông/lâm/ngư nghiệp sử dụng 5%, công nghiệp 32% và dịch vụ 63%. Tỷ lệ thất nghiệp 7% (2006)
Các sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp chính: trái cây, rau, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, ngũ cốc, quả ô liu, thịt bò, sản phẩm sữa, thủy sản
Sản phẩm dịch vụ chính: du lịch
Các sản phẩm công nghiệp chính: Máy móc thiết bị, thép, hóa chất, thực phẩm chế biến, dệt may, phương tiện giao thông vận tải, giày dép, đồ gốm sứ
Tỷ lệ lạm phát: 2,3% (chỉ số tăng giá tiêu dùng 2006)
Nợ công cộng: 107,8% GDP (2006)
5.5. Các chỉ số xuất khẩu-nhập khẩu:
Tình hình thương mại 2 chiều của Italia với thế giới giai đoạn 2003-2006
Năm
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu Euro)
264,616
284,413
299,923
209,792
Kim ngạch nhập khẩu
(triệu Euro)
262,998
285,634
309,292
225,424
(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Italia)
Xuất khẩu: 450 tỷ USD FOB (2006). Các mặt hàng chính: máy móc TB công nghiệp, hàng dệt may, thiết bị chế biến, phương tiện vận tải, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, khoáng sản và kim loại màu các thị trường chính thuộc “top 5”: Đức 12,3%, Mỹ 8%, Tây Ban Nha 7,5%, Anh 6,6%.
Nhập khẩu: 446 tỷ USD FOB (2006). Các mặt hàng chính: máy móc, thiết bị, hóa chất và phương tiện vận tải, nhiên liệu, khoáng sản, hàng dệt may, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá. Các bạn hàng chính thuộc “top 5”: Đức 17,4%, Pháp 10%, Hà Lan 5,7%, Trung Quốc 4,6%, Bỉ 4,5%.
5.6. Đầu tư
5.6.1.Môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài tại Italia:
Môi trường kinh doanh của Italia nhìn chung rất tích cực và mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Các cơ quan của chính phủ Italia đưa ra các sáng kiến cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh trong đó có giải pháp giảm các rào cản đầu tư vào Italia. Một số khu vực địa lý (đặc biệt là trong khu vực Mezzogiorno phía Nam Italia) được hưởng lợi từ chương trình ưu đãi đầu tư của Chính phủ Italia và EU. Luật mới trong năm 2003 làm đơn giản hệ thống thuế của nước này và tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư, và các nhà đầu tư nước ngoài đều được hưởng các quyền lợi như các nhà đầu tư trong nước.
5.6.2.Lợi ích cho các nhà đầu tư:
Theo quy định chung, không có sự phân biệt đối xử giữa các lợi ích được hưởng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
Các lợi ích được thể hiện trong các hình thức đầu tư tài trợ, cho vay với lãi suất thấp hoặc nhận được đảm bảo của nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Đôi khi, các lợi ích được chấp thuận dưới hình thức kết hợp của đầu tư và cho vay với lãi suất thấp, tùy thuộc vào vị trí địa lý của các dự án đầu tư và quy mô của công ty đầu tư.
Trong các khu vực trên toàn quốc có tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là ở phía Nam, được áp dụng miễn thuế, tùy thuộc vào một số điều kiện, trừ thuế hợp tác và thuế địa phương trong khoảng thời gian 10 năm.
Hướng tới điều kiện về các khu vực địa lý, ưu đãi đầu tư có thể đạt được lên đến 65% số vốn đầu tư vào các tài sản cố định.
Không có trường hợp lợi ích vượt quá 50% của thu nhập chịu thuế.
5.6.3.Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài của Italia
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Italia tập trung nhiều tại Bắc Mỹ, EU và khu vực Đông Âu (Rumani, Albani, Nga). Tại các nước đang phát triển, đầu tư của Italia tập trung tại một số nước Nam Mỹ (Braxin, Argentina,...) và Trung Quốc,và đang chú ý đầu tư vào Việt Nam và các nước Đông Nam-là thị trường tiềm năng của các nước đang phát triển…
Năm 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Italia đạt 41,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005. Chủ yếu là Mỹ,Anh và 1 số nước EU…
Tính đến hết tháng 12/2007, tổng số vốn đầu tư hiện có của Italia tại nước ngoài là 520,1 tỷ USD và tổng số vốn nước ngoài đầu tư hiện có tại Italia là 364,8 tỷ USD.
6.VĂN HÓA
6.1. Ngôn ngữ, cử chỉ
ì Ngôn ngữ được sử dụng tại Italia đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh. Khoảng 75 các từ trong tiếng Italia có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Ngoài ra ở Italia còn có nhiều biến thể ngôn ngữ địa phương, các thổ ngữ tiếng Italia tiêu chuẩn và một số ngôn ngữ được chấp nhận chính thức như ngôn ngữ Sardinian, Ngôn ngữ German, thổ ngữ Franco-Provençal….
Ngày nay, dù có nhiều biến thể địa phương về giọng và nhấn nguyên âm, các thổ ngữ Italia hầu hết luôn có thể hiểu được với cả người nói và người nghe. Quả thực tính đa dạng vẫn tồn tại và thỉnh thoảng được sử dụng trong những cách diễn đạt.
Nhiều ngôn ngữ tạo ra nhiều nền văn hóa nhỏ, và nó tác động các chiến dịch promotion của công ty. Khi thực hiện chiến dịch xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại vùng nào đó trên Italia phải am hiểu ngôn ngữ địa phương ở đó để lựa chọn nhãn hiệu, khẩu hiệu, những thông điệp quảng cáo phù hợp không gây tác gụng phản cảm.
ì Hầu hết người Italia không nói giỏi tiếng Anh, do vậy khi đến gặp đối tác, nên có phiên dịch đi cùng. Nếu đối tác của công ty biết tiếng Anh, thì nên mang theo các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh để giúp trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc. Hầu như đối tác Italia sẽ không thể hiện thái độ cho biết họ có thể không hiểu về một vấn đề nào đó mà phía bên công ty đề cập.
6.2. Tôn giáo, giá trị và thái độ
Đại đa số người Ý theo Công giáo (khoảng 96%), với Tòa thánh Vatican nằm trong lòng thủ đô Roma. Ngoài ra còn tồn tại nhiều nhóm Thiên Chúa giáo khác, trong đó đông nhất là Chứng nhân Jehovah với 400.000 tín đồ. Những năm gần đây với làn sóng dân nhập cư từ các nước khác, số lượng người Hồi giáo cũng gia tăng, chiếm 1,7% dân số với 987.751 người. Ở Ý cũng còn 30.000 người Do Thái.
Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã vẫn có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của người Italia.Nhà thờ ở ý nhiều nhẩt trên toàn thế giới.
Mặc dù việc thờ tại nhà là tương đối thấp, nhưng ảnh hưởng của nhà thờ vẫn còn cao.Nhiều cao ốc văn phòng sẽ có một thánh giá hoặc một bức tượng tôn giáo trong phòng đợi. Mỗi ngày trong năm có liên quan ít nhất tới một vị thánh.
Trẻ em được đặt tên theo tên một vị thánh đặc biệt và kỷ niệm ngày thánh của họ như thể nó là sinh nhật của mình. Mỗi thương mại và nghề nghiệp có một vị thánh bảo trợ. .
Họ coi trọng và chiều theo những người lớn tuổi hơn, những người đã đạt được thành tựu trong kinh doanh kinh doanh, và những người đến từ các gia đình, gia tộc lớn.
=> Hiểu được những điều này giúp các công ty quốc tế dễ dàng hơn trong việc kinh doanh tại Italia, cũng như đặt trụ sở tại đây.Tránh những hoạt động marketing liên quan đến tôn giáo của họ, hay các sản phẩm dịch vụ mang tính tôn giáo ( đặc biệt là đạo Thiên chúa giáo La Mã).
6.3. Giáo dục
Ở Italia 99% dân số biết đọc biết viết.Giáo dục ở Italia là bắt buộc và được miễn phí 8 năm (5 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở). Sau đó phải thi vào trung học (học 5 năm). Sau đó học sinh có thể thi vào đại học hoặc là học nghề. Hiện Italia có khoảng 76 trường đại học, trong đó có 51 trường đại học quốc lập phân bố trên toàn quốc, mỗi khóa kéo dài 5 năm. Các trường đại học Bologna, Genoa, Naples... là những trường đại học lâu đời nhất thế giới.
Giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao ở Italia đang trong thời kỳ thay đổi nhằm thoát khỏi sự quá tải của hệ thống. Những thay đổi này không chỉ nhằm đưa nền giáo dục Italia sánh cùng với các nước trong cộng đồng châu Âu mà còn tạo ra một hệ thống giáo dục linh hoạt hơn cho học sinh nước này.
Nền kinh tế Italia đứng thứ 7 thế giới, mặt khác Italia không phải là nước giàu có gì về tài nguyên thiên nhiên, điều này chứng tỏ nguồn nhân lực ở Italia có trình độ chuyên môn và học vấn cao.
Những người có học vấn cao có thể dễ dàng nhận thấy được những kỹ thuật marketing từ bên ngoài. Như vậy việc thực hiện các chiến lược marketing nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm tới người tiêu dung sẽ dễ dàng được nhận biết hơn.
Ngoài ra, số người có trình độ học vấn cao, có nghĩa là tạo ra một thị trường tiềm năng về sách, tạp chí, du lịch chất lượng cao….
Tuy nhiên mặt bằng giáo dục cao cũng tạo ra thử thách cho các công ty quốc tế là sản phẩm của họ phải đạt chất lượng, có trình độ ký thuật công nghệ cao.
6.4. Gia đình
ì Gia đình là trung tâm của xã hội và có tầm ảnh hưởng ổn định tới các thành viên. Ở phía bắc Italia, nói chung chỉ có các gia đình hạt nhân(cha mẹ và con cái) sống chung với nhau, trong khi ở phía nam Italia, các gia đình mở rộng(nhiều đời) thường cư trú trong cùng một nhà. Gia đình hỗ trợ tinh thần và tài chính cho các thành viên.
Cơ hội marketing cho các công ty quốc tế về các mặt hàng sản phẩm dịch vụ cho gia đình, như những căn hộ lớn, những thiết bị có thể đắt tiền và lớn, đồ gỗ trang trí nội thất, thực phẩm đóng gói lớn đủ dung cho cả gia đình. Mặt khác do cấu trúc gia đình ở miền Bắc và miền Nam có điểm khác nhau nên cần chú ý về nhu cầu và thói quen mua sẵm của những kiểu gia đình đó: miền Bắc có thể sản phẩm dịch vụ dễ dàng đáp ứng hơn so với miền Nam (Do đại gia đình lớn, nhiều thành phần độ tuổi -> có những nhu cầu mong muốn khác nhau)
ì Gia đình người Italia có thể là đang nhỏ dần đi, nhưng họ vẫn hy sinh hết cho con cái. Trẻ em rất được nuông chiều. Chúng được phép làm những gì chúng thích mà ít khi bị la mắng hay bị đòn. Các bậc cha mẹ đặt rất nhiều hy vọng vào con cái, và họ sẵn sàng hy sinh tất cả mà không một lời kêu ca. Họ thích tổ chức những bữa tiệc cầu kỳ, tốn kém cho ngày sinh nhật hay ngày quan trọng nào đó trong cuộc đời đứa trẻ hoặc trong những ngày Lễ lớn. Nếu điều kiện cho phép, họ sẽ mời rất đông khách khứa đến dự tiệc để đứa trẻ được tha hồ nhận quà.
Nắm bắt được cơ hội marketing này, các công ty có thể khac thác mạnh vào thị trường sản phẩm dịch vụ dành cho gia đình như khu vui chơi giải trí cho trẻ em, đồ dùng sinh hoạt cho trẻ em, các trung tâm đào tạo vui chơi cho thiếu nhi……
B.Môi trường vi mô của ngành thủy sản tai Italia
1.Khái quát chung
Italia có bờ biển dài gần địa trung hải với hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú. Các vùng biển có môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay. Italia có nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú. Với 8000 km đường bờ biển nên có nhiều người Italia sống gần biển. Nhiều hồ lớn ở phía Bắc Italia cũng là nguồn cung cấp cá. .
- Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc .
- Ngành thuỷ sản đã có được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng rất phát triển
Nhìn chung có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng. Có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Hải sản là món ăn phổ biến ở Italia. Bếp ăn của người Italia thường có các sản phẩm cá tươi sống trong nội địa châu Âu. Điều này được phản ánh bởi hình thức mua lẻ với phần lớn (trên 90%) các sản phẩm thủy hải sản tươi chưa qua chế biến. Mặt khác, một xu hướng đang phổ biến là nhu câu đối với những sản phẩm tiện chế biến. Hình thức tiêu thụ cá cũng khác nhau giữa các khu vực. Những người tiêu dùng ở gần các hồ phía bắc thích cá rô, cá hồi nước ngọt và cá vược, trong khi đó những người tiêu dùng ven biển thường ăn nhiều cá nước mặn. Người Italia ở ven biển thích cá nướng còn những người ở khu vực nội địa thích cá luộc hoặc rán. Tiêu thụ cá ở phía nam cao hơn so với phía Bắc.
Sản lượng cá hồi nuôi chủ yếu tập trung tại 4 vùng (Friuli Venezia Giulia, Lombardia, Trentino và Veneto), chiếm hơn 70% tổng sản lượng sản lượng cá nuôi nội địa. Sản lượng cá chình lớn nhất tại Emilia Romagna (trên 38%), Campania (18,8%), và Veneto (18,8%).Người Italia nổi tiếng ưa chuộng các loại thủy hải sản bao gồm cá tươi nguyên con, cá ướp muối, tôm càng, cá hồi nước ngọt,cá hồi thịt hồng hun khói và nhiều loại mực ống, mực phủ (nhóm động vật chân đầu), cá tuyết, cá thu và cá đối và cũng có nhu cầu tiêu thụ đáng kể đối với các loại động vật hai mảnh vỏ, đặc biệt là trai và hến. Đồng thời, nhập khẩu tôm biển loại nhỏ, tôm panđan và tôm hùm cũng tăng lên đáng kể trong những năm qua.
2.Nguồn cung ứng
2.1.Sản xuất
Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản đạt 446.531 tấn, tiếp tục xu hướng giảm của ngành khai thác thuỷ sản những năm gần đây (giảm 11% so với 2007). Sản lượng giảm chủ yếu do khai thác biển giảm sút, mặc dù đã phần nào được phù đắp nhờ sản lượng ổn định của nuôi trồng thủy sản (đã vượt quá sản lượng khai thác trong năm 2008). Xu hướng sụt giảm cũng thể hiện rõ ở doanh số, năm 2008 đạt 1,106 tỉ euro (giảm 17,9% so với 2007), mức thấp nhất kể từ năm 2000.
Từ năm 2000 tới 2008, số tàu cá giảm từ trên 17.000 xuống 13.374 và tổng trọng tải đăng ký (GRT) giảm 37,2%. Số lao động giảm từ trên 38.000 năm 2003 xuống 29.349 năm 2008. Đội tàu thủ công có quy mô lớn nhất, gồm 8.831 tàu.
Năm 2008, cá trổng là loài có sản lượng lớn nhất, hơn 45.000 tấn, tương đương 20,8% tổng sản lượng khai thác. Ngao là thủy sản có vỏ khai thác nhiều nhất. Ngao và vẹm chiếm 69,7% tổng khối lượng thuỷ sản nuôi trồng, còn cá hồi chiếm 16,6% tổng sản lượng cá với 39.400 tấn năm 2008. Tuy nhiên cá hồi đang mất dần ưu thế so với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ hơn (ví dụ cá tra), và những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng hơn dù giá bán cao hơn (ví dụ cá mú hay cá tráp, mỗi loại chiếm trên 4% sản lượng thủy sản nuôi).
2.2.Nhập khẩu
Italia là nước nhập khẩu lớn thứ ba các sản phẩm thuỷ hải sản trong EU. Trong khi thị trường hải sản Italia sụt giảm, thì nhập khẩu thủy hải sản có xu hướng tăng lên chút ít trong những năm qua. Tây Ban Nha: Đan Mạch, Hà Lan và Pháp là những nước cung cấp lớn cho Italia. Achentina và Ma-rốc là những nước cung cấp lớn nhất ngoài EU.
Động vật chân dầu là danh mục hàng lớn nhất trong nhóm sản phẩm được lựa chọn về mặt giá trị, tiếp theo là cá ngừ và tôm các loại. Cua. tôm hùm, động vật thân mềm, cá meluc và cá mòi là những nhóm sản phẩm nhỏ.
Những nước đang phát triển đóng vai trò lớn trong nhập khẩu động vật chân đầu vào Italia. Hai phần ba số sản phẩm nhập khẩu này là cá mực, mực ống, mực phủ. Tây Ban Nha là nước cung cấp lớn nhất cả hai loại mực ống và mực phủ cho nước này. Từ những nước đang phát triển, Nam Phi, Ac-hen-ti-na và Pê ru là những nhà cung cấp quan trọng mặt hàng mực ống; Sê-nê-gan. Thái Lan và Ma- rốc là những nhà cung cấp chủ yếu mực phủ.
Italia cũng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh và cá ngừ tươi để đóng hộp, trong đó toại vây vàng chất tượng tết thường được ưa chuộng. Tất cả cá ngừ dùng trong ngành công nghiệp đóng hộp đều phải nhập khẩu. trong khì đó. hoạt động đánh bắt cá ngừ vây xanh trong nước vốn hạn hẹp lại dành xuất khẩu sang Nhật Bản. Côlômbia và Ecuađor tà những nhà cung cấp quan trọng nhất cá ngừ tươi hoặc cá ngừ đông lạnh cho nước này. Trong tổng lượng nhập khẩu cá ngừ thì có 80% được dùng để đóng hộp, số còn lại được ướp lạnh và số sản phẩm tươi chỉ chiếm vài phàn trăm.
Italia là thị trường lớn thứ ba về nhập khẩu tôm Ở Châu âu. Năm 2004, có một sự thay đổi khi thị trường này chuyển từ nhập khẩu tôm đánh bắt sang nhập khẩu tôm nuôi. Ecuador đứng đầu danh sách cung cấp tôm đông lạnh hôm nuôi, Ac-hen-ti-na đứng thứ hai (Globefish 2005c).
Tôm đông lạnh là loại sản phẩm quan trọng nhất, tiếp sau đó là loại đóng hộp và sản phẩm tươi. Năm 2008, Italy nhập khoảng 896.000 tấn cá và thuỷ sản, khoảng 80% số này là các sản phẩm chế biến, đặc biệt là cá chế biến và thuỷ sản có vỏ đông lạnh,đến từ các nước Ecuador, Thái Lan, Achentina, Pêru, Marốc, Mêhicô và Ấn Độ…..Sản phẩm tươi NK chủ yếu là vẹm, cá mú, cá tráp và cá hồi, còn sản phẩm chế biến NK gồm cá hồi đóng hộp, mực ống, mực nang, bạch tuộc, thăn cá ngừ, và tôm sú.
3.Phân phối, bán lẻ
Tại Italy, hệ thống cung cấp được tổ chức thành một mạng lưới phức tạp, từ bán sản phẩm lần đầu tới người tiêu dùng cuối cùng. Người ta sơ chế thủy sản trên tàu rồi xếp vào hộp đưa đến nơi bán. Ở khâu bán hàng lần đầu, người mua chủ yếu là người bán buôn, người bán lẻ (truyền thống và quy mô lớn), hệ thống khách sạn, nhà hàng và nhà cung ứng thực phẩm (HORECA).
Người bán buôn sau đó bán thủy sản cho những người bán buôn khác, nhà bán lẻ hay HORECA. Khoảng 70% thị phần chủ yếu tập trung ở ven biển Adriatic, như San Benedetto del Tronto, Ancona, Civitanova Marche (Trung Adriatic), Goro, Cesenatico (Bắc Adriatic), Trapani và Aci Trezza (Sicily). Hoạt động buôn bán diễn ra dưới hình thức các phiên đấu giá (với hệ thống trả giá caodần)hoặc qua bán đấu giá điện tử (với hệ thống đặt giá giảm dần).
Một hình thức chợ bán buôn khác là sự pha trộn giữa chợ và chợ tái phân phối, thành phần tham gia là người bán buôn, người mua và ngư dân quy mô lớn. Những chợ này bán các sản phẩm sản xuất tại chỗ hoặc hàng NK. Bán lẻ chủ yếu qua các kênh phân phối, cửa hàng bán thuỷ sản và chợ thông thường. Kênh bán lẻ quy mô lớn chiếm tới 90% tổng doanh số thuỷ sản chế biến của Italy (đóng hộp, đóng gói, đông lạnh).
3.1.Chợ truyền thống: giảm tầm quan trọng
Nguồn cung cấp cho kênh bán lẻ quy mô lớn là các cơ sở nuôi trồng thủy sản, chế biến và các nhà nhập khẩu. Kênh bán lẻ này chủ yếu cung cấp và phân phối sản phẩm theo mô hình đặt hàng. Phân phối kiểu truyền thống thì phức tạp hơn, phụ thuộc vào điều kiện từng địa phương với nhiều phương thức khác nhau. Nhà cung cấp trực tiếp cho các kênh phân phối truyền thống gồm các chợ địa phương, cơ sở nuôi trồng thủy sản (nếu gần nơi bán hàng) hoặc người bán buôn.
Nguồn cung cấp cho khách sạn, nhà hàng và nhà cung ứng thực phẩm là các kênh bán lẻ quy mô lớn và các chợ bán buôn địa phương. Trong khi đó, người bán buôn nội địa và quốc tế là nhà cung cấp trực tiếp cho ngành chế biến thủy sản của Italia. Thuỷ sản chế biến được bán cho kênh bán lẻ quy mô lớn để chuyển đến hệ thống đại lý của nó. Chỉ một phần nhỏ thuỷ sản chế biến đi theo các kênh truyền thống (đại lý, người bán buôn và người bán lẻ).
3.2.Siêu thị và hệ thống bán lẻ: tăng nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng
Thuỷ sản đông lạnh là một mặt hàng quan trọng ở Italia. với nhiều cửa hàng bán lẻ chiếm thị phần lớn. Unilever chiếm lĩnh thị trường với nhãn hiệu Findus và nhãn hiệu phụ That's Amore. Nestle sở hữu nhãn hiệu Buitoni ( và Surgela đứng đầu trong cung cấp thực phẩm ăn liền và đứng thứ hai trong cung cấp các mặt hàng thuỷ sản phục đông lạnh.Đoạn thị trường thuỷ sản đóng hộp chịu sự chiếm lĩnh của một số thương hiệu trong nước
như Reo Mare ( Palmera (
( và Deiicious.Mặc dù có những khác biệt lớn về vùng Ở ltalia, nhưng các công ty quốc tế và trong nước lớn như PAM ( Essclunga ( Canefour và Metro ( hiện đang có mặt tại tất cả các vùng. Nhiều nhà chế biến hải sản lớn nhất tập trung Ở vùng Lombardy, nơi có hai sân bay quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nhập khẩu các mặt hàng hải sản tươi sống. Tập đoàn Pizzolo ( đặt ở Verona, thành phố nhập khẩu thuỷ sản tươi lớn nhất của Italia. Thành phố này có một hệ thống phân phối tuyệt vời hoạt động trên thị trường cả nước. Thị trường thuỷ sản bán buôn lớn nhất là Ở Rome
4.Thị trường
4.1.Thị trường trong nước: Nhu cầu thủy sản giảm
Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người giảm nhẹ từ 22,1kg năm 2006 xuống 21,9kg năm 2007 và 20,6kg năm 2008. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng trong nước rất thấp (chỉ tăng 0,7%), năm 2008 thậm chí còn giảm (-0,8%) so với năm 2007. Đặc biệt, nhu cầu cá tươi giảm mạnh (-3,1%), trong khi tiêu thụ sản phẩm chế biến tăng 1,7%; giá bán sản phẩm ướp đá, vốn thấp hơn giá thuỷ sản tươi, giảm chút ít trong năm 2008. Trong số các sản phẩm tươi, nhu cầu đối với cá tráp tăng (+15,4%) trong 3 năm qua. Tiêu thụ vẹm tăng 1,9%, cá mêlúc và cá tuyết tăng 10,6%. Trong số các sản phẩm được tiêu thụ ít đi có cá trổng (-3,4%), cá đối đỏ (-6,8%), cá mú (-6,1%), cá hồi (-14%), mực nang (-7,7%). Tiêu thụ bạch tuộc, ngao, tôm, tôm sú năm 2008 đều giảm hơn 10% so với năm 2007.
Thủy sản chế biến có nhu cầu liên tục tăng bất chấp giá bán tăng, như cá ngừ ngâm nước muối và dầu (+1,6%) và nhất là cá trổng ngâm dầu (+11,4%). Tiêu thụ các sản phẩm đóng gói đông lạnh cũng tăng rõ rệt, trong khi tiêu thụ sản phẩm không đóng gói đông lạnh chỉ tăng chút ít.
Giá cá tươi vẫn ở mức trung bình như năm 2007 do nhu cầu không tăng. Mức giá trung bình toàn bộ các sản phẩm cá tăng 1,3%, thấp hơn mức trung bình của các sản phẩm nông-thực phẩm nói chung.
4.2.Xuất khẩu
Xuất khẩu thủy sản của Italy năm 2007 vẫn ổn định so với năm 2006, nhưng năm 2008 giảm hơn 7%. Đó một phần do sản lượng trong nước giảm, nhưng cũng cần phải nhấn mạnh tới thực tế rằng Italy chỉ là một nhà xuất khẩu thủy sản nhỏ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh, chủ yếu vì sản phẩm của Italy không có bản sắc riêng và chỉ có thể cạnh tranh về giá. Điều này làm các sản phẩm của Italy khó cạnh tranh với sản phẩm từ các nước thứ 3 có giá rẻ hơn hẳn. xuất khẩu thủy sản tươi, chủ yếu là cá trổng (chiếm 18% tổng số cá tươi xuất khẩu), cá trích (14%), vẹm (8%), cá hồi (7%), trong khi cá ngừ đóng hộp chiếm 22% thị phần thủy sản chế biến xuất khẩu.
Xuất khẩu thủy sản của Italy chủ yếu sang các nước châu Âu, như Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp và Pháp. Nhật Bản là nước ngoài EU duy nhất nập khẩu thủy sản Italy. Trong năm 2007, doanh số thủy sản đóng hộp chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng doanh thu của ngành thực phẩm Italy.
C.Hoạt động marketing toàn cầu tại italia
îSản phẩm
Chất lượng: rất coi trọng chất lượng thủy sản.
Đối với hải sản khai thác, Quy định các hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Hội đồng Liên minh Châu Âu EC (IUU) .Theo quy định, tất cả hải sản khai thác nhập khẩu vào EU sẽ bị cấm, trừ khi công ty nhập khẩu chứng minh được rằng, hải sản của mình không có nguồn gốc từ hoạt động khai thác IUU thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt.
Đối với thủy hải sản nuôi trồng, việc áp dụng theo tiêu chuẩn Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế Global GAP tại các vùng nuôi đã trở thành một trong số những điều kiện tiên quyết của khách hàng EU khi kí kết hợp đồng mua hàng.
Quy cách bao bì, đóng gói:
Hàng hóa nhập trực tiếp vào Italia phải có nhãn mác bằng tiếng ltalia và không được có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như gia súc, cây trồng. Nói chung các quy định này thống nhất với quy định của EU với những yêu cầu cơ bản là: Tên sản phẩm, Tên địa chỉ của nơi sản xuất, đóng bao nơi xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Nước xuất xứ
Thành phần (theo thứ tự giảm dần về trọng lượng)
Độ cồn (đối với thực phẩm chứa 1 ,2% lượng cồn trở lên)
Trọng lượng 1 thể tích theo hệ mét
Tên chất phụ gia
Điều kiện bảo quản
Thời hạn sử dụng
Hướng dẫn cách sử dụng đặc biệt( nếu có).
Ở thị trường Italia, thì việc sử dụng nhãn hiệu của các nhà sản xuất trong nước hoặc các nhà nhập khẩu là lựa chọn phù hợp nhất
îGiá: Giá cạnh tranh, giá thị trường
îPhân phối: Nên tìm kiếm đối tác là những chuỗi bán lẻ lớn: các nhà xuất khẩu có thể liên hệ với những tập đoàn bán lẻ lớn và mang tầm quốc tế như Carrefour, Metro cash&carry hoặc các cửa hàng giảm giá có tiếng như Lidl và Aldi, Unilever với nhãn hiệu Findus và nhãn hiệu phụ That's Amore, Nestle với nhãn hiệu Buitoni và Surgela
îXúc tiến: Tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu của sản phẩm, vì các sản phẩm thủy sản ở đây chủ yếu là mang thương hiệu của các công ty địa phương. Ví dụ như các hoạt đông hội chợ, tài trợ…..Phát triển hệ thống e-marketing
Phần kết luận
Qua phân tích môi trường thủy sản của Italia ta thấy được những cơ hội và những thách thức được về nghành thủy sản của Việt Nam. Thị trường Italia cũng đang thiếu các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản trong khi nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm này của người dân đang tăng lên, thủy sản Việt nam có thể dựa vào lợi thế cạnh tranh giá rẻ, sản phẩm chất lượng để làm nền tảng xuất khẩu sang thị trường Italia nói riêng và EU nói chung
Thị trường thủy sản thế giới đang dần phát triển và mở rộng nhưng bên cạnh đó sự cạnh tranh gây gắt về sản phẩm trên thị trường này nhiều nên thủy sản Việt Nam nên tìm bước đi riêng cho mình để phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Qua bài phân tích của nhóm em về thị trường thủy sản của nước Italia các doanh nghiệp có thể rút ra bài học cho nghành thủy sản ở Việt Nam để phát huy và khắc phục những khó khăn hiện tại nghành đang gặp phải, để xây dựng và phát triển nghành thủy sản hơn
Nói tóm lại, XK thuỷ sản có triển vọng hết sức sáng sủa, nhưng DN Việt Nam cũng còn nhiều điều phải tiếp tục làm tốt hơn để bảo đảm phát triển bền vững, đem lại quyền lợi lớn hơn cho người sản xuất – kinh doanh trong nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Điều quan trọng và bức thiết nhất hiện nay, là phải tạo sự đồng lòng của người sản xuất và cộng đồng DN thủy sản Việt Nam, không tìm cách cạnh tranh nội bộ, mà phải tập trung sức cạnh tranh với bên ngoài, cùng gánh vác khó khăn, chia sẻ hợp lý lợi ích, vì quyền lợi chung của đất nước và quyền lợi của từng người sản xuất, từng DN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Italia.docx