Đề thi trắc nghiệm lý thuyết thống kê
1.Trong suốt thời kì lạm phát:
a/ Tốc độ tăng GDP danh nghĩa bằng với tốc độ tăng GDP thực.
b/ Tốc độ tăng GDP danh nghĩa lớn hơn với tốc độ tăng GDP thực.
c/ Tốc độ tăng GDP danh nghĩa nhỏ hơn với tốc độ tăng GDP thực.
d/ Không thể xác định mối liên hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực.
2.Định luật Okun phản ánh mối quan hệ giữa:
a/ Phần trăm thay đổi của GDP thực và phần trăm thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
b/ Phần trăm thay đổi của DGP danh nghĩa và phần trăm thay đổi của lực lượng lao động.
c/ Thay đổi tính bằng số tuyệt đối của GDP thực và phần trăm thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
d/ Thay đổi tính bằng số tuyệt đối của GDP thực và thay đổi tính bằng số tuyệt đối của tỷ lệ thất nghiệp.
3.Một công dân Mỹ làm việc cho một công ty Mỹ tại Brazil, thu nhập của anh ta sẽ được tính vào:
a/ GDP của Mỹ và GNP của Brazil c/ GNP của Mỹ và GNP của Brazil
b/ GDP của Mỹ và GDP của Brazil d/ GNP của Mỹ và GDP của Brazil
4.Chính phủ muốn nâng cao đời sống của người lãnh lương hưu; do đó quyết định nâng lương hưu lên a%. Con số a% cần phải:
a/ Bằng với tốc độ tăng của GDP thực c/ Bằng với tốc độ tăng CPI
b/ Lớn hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa. d/ Lớn hơn tốc độ tăng CPI.
5.“ Phần trăm thay đổi của CPI phản ánh hoàn toàn chính xác tình trạng lạm phát”. Phát biểu này là :
a/ Đúng b/ Sai
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3198 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm lý thuyết thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Trong suốt thời kì lạm phát:
a/ Tốc độ tăng GDP danh nghĩa bằng với tốc độ tăng GDP thực.
b/ Tốc độ tăng GDP danh nghĩa lớn hơn với tốc độ tăng GDP thực.
c/ Tốc độ tăng GDP danh nghĩa nhỏ hơn với tốc độ tăng GDP thực.
d/ Không thể xác định mối liên hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực.
2.Định luật Okun phản ánh mối quan hệ giữa:
a/ Phần trăm thay đổi của GDP thực và phần trăm thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
b/ Phần trăm thay đổi của DGP danh nghĩa và phần trăm thay đổi của lực lượng lao động.
c/ Thay đổi tính bằng số tuyệt đối của GDP thực và phần trăm thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
d/ Thay đổi tính bằng số tuyệt đối của GDP thực và thay đổi tính bằng số tuyệt đối của tỷ lệ thất nghiệp.
3.Một công dân Mỹ làm việc cho một công ty Mỹ tại Brazil, thu nhập của anh ta sẽ được tính vào:
a/ GDP của Mỹ và GNP của Brazil c/ GNP của Mỹ và GNP của Brazil
b/ GDP của Mỹ và GDP của Brazil d/ GNP của Mỹ và GDP của Brazil
4.Chính phủ muốn nâng cao đời sống của người lãnh lương hưu; do đó quyết định nâng lương hưu lên a%. Con số a% cần phải:
a/ Bằng với tốc độ tăng của GDP thực c/ Bằng với tốc độ tăng CPI
b/ Lớn hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa. d/ Lớn hơn tốc độ tăng CPI.
5.“ Phần trăm thay đổi của CPI phản ánh hoàn toàn chính xác tình trạng lạm phát”. Phát biểu này là :
a/ Đúng b/ Sai
6.Một người lao động tạm thời nghỉ việc một thời gian để đi tìm một công việc mới phù hợp với sở thích của anh ta hơn. Trường hợp của anh ta được xem như:
a/ Thất nghiệp cọ xác . c/ Thất nghiệp chu kỳ
b/ Thất nghiệp cơ cấu. d/ Không có đáp án nào đúng.
7.Tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng lao động bao gồm:
a/ Tỷ lệ lao động thất nghiệp cơ cấu và chu kỳ. c/ Tỷ lệ lao động thất nghiệp cơ cấu và cọ xát.
b/ Tỷ lệ lao động thất nghiệp chu kỳ và cọ xát d/ Cả 3 đáp án trên.
8.“ Khi chính phủ tăng tiền lương tối thiểu của người lao động trên 20% tỉ lệ thất nghiệp có khả năng tăng lên do doanh nghiệp cắt giảm lao động”. Phát biểu này là”
a/ Đúng b/ Sai
9.Các chức năng của tiền là:
a/ Đơn vị kế toán c/ Phương tiện trao đổi.
b/ Phương tiện tồn trữ giá trị. d/ Cả 3 đáp án trên.
10.Dựa theo phương trình định lượng tiền, tốc độ chu chuyển tiền tăng lên và các nhân tố còn lại không thay đổi, thì giá cả hàng hóa sẽ:
a/ tăng lên b/ Giảm xuống c/ Không đổi d/ Cả 3 câu trên đều sai
11.“Thuế lạm phát” là:
a/ Một loại thuế chỉ sử dụng trong thời kì lạm phát .
b/ Khoản tiền mà người dân mất đi do chính phủ in thêm tiền.
c/ Một loại thuế chỉ sử dụng trong thời kì giảm phát.
d/ Cả 3 đều đúng.
12.Hiệu ứng Fisher được phát biểu:
a/ 1% tăng lên của lạm phát sẽ làm tăng 3% GDP danh nghĩa.
b/ 1% tăng lên của lạm phát sẽ làm tăng 1% lãi suất danh nghĩa.
c/ 1% tăng lên của lạm phát sẽ làm giảm đi 1% tỷ lệ thất nghiệp.
d/ Không có đáp án nào đúng.
13.Khi đa số người dân kỳ vọng lạm phát sẽ vào khoảng 9% trong năm tới. Thì khả năng nào có thể xảy ra:
a/ Nếu lãi suất cho vay là 9%, mọi người sẽ có xu hướng đi vay tiền.
b/ Hàng hóa sẽ bán chạy hơn vì người dân sẽ tăng nhu cầu mua hàng tích trữ.
c/ Doanh nghiệp có thể gặp nguy cơ tiềm ẩn là chi phí tiền lương tăng.
d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.
14.Ở mô hình nền kinh tế mở, hệ thống tài khoản thu nhập Quốc dân cho thấy đầu tư nước ngoài ròng bằng với cán cân thương mại. Vậy, đầu tư nước ngoài ròng là:
a/ Tiết kiệm (S) trừ đi đầu tư (I)
b/ Đầu tư (I) trừ đi tiết kiệm (S)
c/ Đầu tư nước ngoài (FI) trừ đi đầu tư trong nước (DI)
d/ Đầu tư trong nước (DI) trừ đi đầu tư nước ngoài (FI)
15.Trong mô hình nền kinh tế mở, quy mô nhỏ, đang có cán cân thương mại cân bằng. Khi chính phủ có chính sách tài chính nới lỏng ( Giảm thuế, tăng chi tiêu chính phủ…), khả năng nào sẽ xảy ra:
a/ Cán cân thương mại dịch chuyển theo hướng thâm hụt.
b/ Cán cân thương mại dịch chuyển theo hướng thặng dư.
c/ Không có sự thay đổi Cán cân thương mại.
d/ Cả 3 đều sai.
16.Trong mô hình nền kinh tế mở, quy mô nhỏ, đang có cán cân thương mại cân bằng. Khi có sự cả tiến kỹ thuật làm dịch chuyển đường đầu tư sang phải; khả năng nào sẽ xảy ra trong ngắn hạn:
a/ Cán cân thương mại dịch chuyển theo hướng thâm hụt.
b/ Cán cân thương mại dịch chuyển theo hướng thặng dư
c/ Không có sự thay đổi Cán cân thương mại.
d/ Cả 3 đều sai.
17.Tiếp theo ý câu 16, khả năng nào sẽ xảy ra trong dài hạn:
a/ Cán cân thương mại vẫn tiếp tục bị thâm hụt và ngày càng nghiêm trọng.
b/ Cán cân thương mại sẽ cân bằng.
c/ Không thể xác định được.
d/ Cán cân thương mại sẽ thặng dư.
18.Nếu tỷ giá thực tăng lên thì:
a/ hàng hóa nước ngoài sẽ tương đối đắt và hàng hóa trong nước sẽ tương đối rẻ.
b/ hàng hóa nước ngoài sẽ tương đối rẻ và hàng hóa trong nước sẽ tương đối đắt.
c/ Cả hàng hóa trong nước và nước ngoài sẽ trở nên đắt.
d/ Không có đáp án nào đúng.
19.Tỷ giá được dùng trong các hợp đồng thương mại,niêm yết trên báo chí… là tỷ giá gì?
a/ Tỷ giá thực c/ Chuyển đổi linh hoạt giữa 2 loại tỷ giá này.
b/ Tỷ giá danh nghĩa d/ Cả 3 câu trên đều sai.
20.Một nền kinh tế đang ở điểm cân bằng ( tổng cung bằng tổng cầu). Vì lý do nào đó, tổng cầu giảm đi ( đường AD dịch chuyển sang trái), khả năng nào sẽ xảy ra:
a/ Giá cả không đổi trong dài hạn và sản lượng thay đổi trong ngắn hạn.
b/ Giá cả thay đổi trong dài hạn và sản lượng không đổi trong dài hạn.
c/ Giá cả không đổi trong ngắn hạn và sản lượng thay đổi trong dài hạn
d/ Không có đáp án nào đúng.
21.Một nền kinh tế đang ở điểm cân bằng ( tổng cung bằng tổng cầu). Vì lý do nào đó, đường tổng cung trong ngắn hạn SAS dịch chuyển sang trái), khả năng nào sẽ xảy ra trong ngắn hạn:
a/ Sản lượng giảm và giá cả tăng. c/ Giá cả và sản lượng đều không đổi
b/ Sản lượng tăng, giá cả giảm d/ Giá cả không đổi, sản lượng giảm.
22.Hãy chọn ra những giải pháp thích hợp để giải quyết tình trạng “ suy thoái – lạm phát kết hợp”:
a/ kích cầu để dịch chuyển đường tổng cầu AD c/ Không làm gì cả
b/ Tăng chi tiêu chính phủ d/ cả 3 đáp án trên
23.Trong mô hình IS – LM
Đường IS cho biết mối quan hệ giữa lãi suất r và sản lượng Y trong điều kiện cân bằng của ….(A)…
Đường LM cho biết mối quan hệ giữa lãi suất r và sản lượng Y trong điều kiện cân bằng của ….(B)…
A,B lần lượt là
a/ Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ c/ Thị trường tài chính và thị trường tiền tệ
b/ Thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa d/ Thị trường tiền tệ và thị trường tài chính
24.Theo “dấu chéo Keynes”, “ hệ số nhân chi tiêu chính phủ”, sẽ :
a/ Nhỏ hơn 1 b/ Lớn hơn 1 c/ bằng 1 d/ Cả 3 đều đúng
25.Đường IS được hình thành dựa trên : ….(A)…
Đường LM được hình thành dựa trên …(B)….
A, B lần lượt là:
a/ Lý thuyết ưa chuộng thanh khoản, lý thuyết trọng thương.
b/ lý thuyết trọng thương , Lý thuyết ưa chuộng thanh khoản
c/ Lý thuyết ưa chuộng thanh khoản, dấu chéo Keynes
d/ dấu chéo Keynes, Lý thuyết ưa chuộng thanh khoản
26.“Hệ số nhân thuế” cho biết:
a/ Sự thay đổi của sản lượng Y, khi thuế thay đổi 1 đơn vị
b/ Sự thay đổi của tiêu dùng C, khi thuế thay đổi 1 đơn vị
c/ Sự thay đổi của đầu tư I, khi thuế thay đổi 1 đơn vị
d/ Cả 3 đều sai
27.Công tu thép U bán 3000 USD thép cho công ty C. Công ty C dùng số thép này để sản xuất xe hơi, sau đó bán xe hơi cho nhà bán sỉ với tổng giá trị là 12 000 USD. Nhà bán sỉ bán lại cho người tiêu dùng với giá là 14 000 USD. Sau 1 vòng chu chuyển tiền như vậy, lượng giá trị gia tăng đóng góp vào GPD là :
a/ 29 000 $ b/ 26 000 $ c/ 14 000 $ d/ 2000 $
Sử dụng số liệu sau cho các câu 28, 29, 30. Một nền kinh tế được mô tả bởi các phương trình sau:
Y = C + T + G; C = 250 + 0,75 (Y – T); I = 1000 – 500r; Y = 5000, G = 1000, T = 1000.
28.Tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm chính phủ lần lượt là:
a/ 750 và 300 b/ 550 và 0 c/ 750 và 0 d/ 1000 và 200
29.Tiếp theo câu 28. Mức lãi suất cân bằng là:
a/ r = 0,5 b/ r = 0,3 c/ r = 0,2 d/ r = 0
30.Tiếp theo ý câu 28. Nếu chi tiêu chính phủ tăng lên từ 1000 lên 1250.lãi suất cân bằng mới sẽ là:
a/ r = 1,5 b/ r = 1 c/ r = 0,5 d/ r = 0.3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề thi trắc nghiệm lý thuyết thống kê(có kèm đáp án).doc