Trong những năm qua, kinh tế du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 16,65%, thời gian lưu trú bình quân tăng từ 2,3 ngày (năm 2005) lên 2,4 ngày (năm 2010), thu hút được hơn 7.800 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch và hơn 20.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành để khai thác thế mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị – hội thảo, du lịch khám chữa bệnh .
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ trong thời gian qua chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng vốn có. Việc khai thác phát triển du lịch chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững; nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn, nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài.
Từ thực tế đó, ngành kinh tế du lịch càng phát triển càng có nguy cơ dẫn đến việc xuống cấp, suy thoái cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị và các giá trị tài nguyên nhân văn, nếu như chúng ta không giải quyết tốt bài toán phát triển và bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Vì vậy việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để du lịch Lâm Đồng có thể tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tôi xin chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020” làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nhìn nhận và đánh giá hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua. Đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch một cách hợp lý.
Bố cục trình bày
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Kết quả đạt được của chương này là một tập hợp theo hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của các chương tiếp theo.
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững
Chương này tập trung phân tích các tiềm năng cho phát triển và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Về tiềm năng du lịch: Phân tích, đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, phân tích kết cấu hạ tầng cơ sở xã hội ở địa phương, trong đó giao thông vận tải được coi là có vai trò quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch.
Về thực trạng phát triển du lịch gồm:
Hiện trạng việc khai thác nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch
Hiện trạng hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn tỉnh cũng như hiện trạng về tổ chức lãnh thổ du lịch Lâm Đồng dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 1.
Chương 3: Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020
Từ các kết quả của chương 1 và chương 2, nhiệm vụ chính của chương 3 là tính toán dự báo một số chỉ tiêu phát triển của du lịch Lâm Đồng theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Lâm Đồng.
Kiến nghị và kết luận của đề tài
117 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10314 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”
Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, sự hỗ trợ của Trương ương, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế để xây dựng Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển các loại hình du lịch có lợi thế như du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng – chữa bệnh, hội nghị – hội thảo, đi đôi với đẩy mạnh phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, phát triển du lịch gắn bó với việc bảo tồn các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bảo vệ môi trường du lịch nhằm với mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững…
3.1.2.2 Mục tiêu môi trường
Quy hoạch du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. Đặc biệt các khu vực thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa đã có từ lâu đời phải được quan tâm đúng mức.
3.1.2.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội
Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Lâm Đồng đối với cả nước và trên thị trường quốc tế, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
3.1.2.4 Mục tiêu hỗ trợ phát triển
Cung cấp thông tin, tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến lập kế hoạch, phối kết hợp giữ các ban ngành, tạo đà cho sự phát triển du lịch và ngược lại.
3.1.2.5 Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
Quy hoạch du lịch phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Quan điểm trên cần được thể hiện trong thiết kế không gian quy hoạch, không gian du lịch, trong các đề suất về giải pháp tổ chức quản lý các khu du lịch, trong việc phân tích, đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị, trong việc giáo dục toàn dân nâng cao thức bảo vệ, giữ gìn an ninh quốc gia.
3.2 Định hướng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng gian đoạn 2011 – 2020
3.2.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Từ những phân tích của thực trạng phát triển ở chương 2, chúng ta có thể phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Lâm Đồng trong giai đoạn tới như sau:
Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần
Du lịch tham quan nghiên cứu
Du lịch sinh thái
Du lịch thương mại, công vụ
Du lịch thăm thân nhân
Loại hình du lịch khác: tour trăng mật, tour thám hiểm, du lịch giáo dục, du lịch mua sắm, vui chơi giải trí vào đêm…
3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch và các dịch vụ có liên quan, ưu tiên đào tạo nghề góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó tăng cường biện pháp giáo dục cộng đồng ở nơi có tài nguyên du lịch để nâng cao nhận thức về hoạt động môi trường và lợi ích do du lịch mang lại cho cộng đồng.
3.2.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng
a. Cơ sở lưu trú: theo dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến năm 2020 nhu cầu cần thêm 23.700 phòng so với năm 2010. Để thực hiện được điều đó, ngoài phát triển số phòng khách sạn cần phải phát triển các loại hình lưu trú như Camping, Bungalow ở các khu vực du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó cần phải phát triển thêm số phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao để đáp ứng nhu cầu của khách hạng sang, đặc biệt trong giới kinh doanh thương mại. Ngoài ra cần phải xây dựng thêm các bãi đỗ xe, hoặc các tầng hầm để đáp ứng yêu cầu đậu xe của du khách.
b. Cơ sở dịch vụ kèm theo: phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ hội nghị, hội thảo để góp phần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đối với khu vực triển lãm và hội nghị, hội thảo quốc tế cần phải gắn với khu trung tâm Đà Lạt, khu vực quanh hồ Xuân Hương để tạo nên một khu trung tâm mới hiện đại và mang màu sắc của Thành phố Hoa.
c. Công trình vui chơi giải trí: đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, cao cấp và hiện đại đối với các điểm đã có hiện nay.
Đầu tư xây dựng thêm một số điểm vui chơi giải trí mới như Hồ Tuyền Lâm, thác ĐamBri, thác Pongour, Thác Bobla.
Ngoài ra cần phải đầu tư thêm vào hệ thống cơ sở hạ tầng về điện nước giao thông vận tải thông tin liên lạc…nhằm phục vụ tốt nhất cho du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
3.2.4 Định hướng về Marketing
Nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch và thương mại, tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ của tổng cục du lịch và trung ương để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch đến những thị trường du lịch trọng điểm quốc tế. Có kế hoạch xây dựng thương hiệu Đà Lạt là một điểm du lịch hấp dẫn, đồng thời xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp.
Xây dựng chương trình thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ hàng ngày trên báo, đài phát thanh truyền hình để phục vụ du khách, ngoài ra nên hợp tác với các đài truyền hình của các tỉnh bạn nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Lâm Đồng đến với người dân cả nước.
3.2.5 Định hướng tổ chức không gian
Phát triển du lịch theo lãnh thổ Lâm Đồng theo giai đoạn 2011 – 2020 dựa trên sự điều chỉnh không gian kinh tế của tỉnh, những đánh giá bổ sung về tài nguyên, sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khả năng khai thác tài nguyên. Tổ chức không gian du lịch như sau:
Cụm du lịch thành phố Đà Lạt và phụ cận: Cụm này được xác định là phần lãnh thổ phía Bắc của tỉnh với các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Đơn Dương, 1 phần huyện Lâm Hà và thành phố Đà Lạt. Tính chất hoạt động của cụm là du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch thương mại công vụ kèm theo các sự kiện đặc biệt (MICE), du lịch thăm thân nhân.
Các điểm du lịch được định hướng phát triển như sau: Hồ Xuân Hương, Hồ ĐanKia – Suối Vàng (Ankoret), Hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, Thác CamLy, Đồi Mộng Mơ, Núi Langbiang….
Cụm du lịch thành phố Bảo Lộc và phụ cận: Xác định bao gồm thành phố Bảo Lộc và các huyện lân cận như Di Linh và Bảo Lâm nằm ở trung tâm tỉnh. Với đặc điểm tài nguyên bao gồm nhiều cảnh quan thiên nhiên như suối, thác... xác định với chức năng chính là du lịch sinh thái và du lịch cuối tuần với các hình thức tham quan, nghỉ dưỡng.
Cụm du lịch Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai: Cụm này thuộc phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, với hệ thống tài nguyên đặc thù là khu rừng quốc gia Cát Tiên và di chỉ khảo cổ Phù Nam, đây là không gian hoạt động du lịch sinh thái và văn hóa, cần được quan tâm và đầu tư để phát triển một cách bền vững trong tương lai.
3.2.6 Định hướng bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch
Du lịch phát triển thiếu bền vững nếu chỉ khai thác tài nguyên và môi trường mà không quan tâm tới việc bảo vệ và tôn tạo chúng, chính vì vậy việc đầu tư để bảo vệ môi trường du lịch và các tài nguyên là hướng đi ưu tiên nhằm phát triển du lịch một cách bền vững trong tương lai. Cụ thể như sau:
Phục hồi văn hóa cồng chiêng với việc xây dựng bản sắc, văn hóa lễ hội.
Tôn tạo, nâng cấp các điểm văn hóa di tích lịch sử, khôi phục và phát triển khu thánh địa Ba La Môn giáo của vương quốc cổ Phù Nam, tiếp tục phát triển các lễ hội văn hóa Trà, lễ hội Hoa.
Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ để du khách có cơ hội tìm hiểu các làng nghề thủ công truyền thống và có thể mua được những mặt hàng mỹ nghệ lưu niệm chất lượng cao.
3.2.7 Định hướng trong thiết kế, quy hoạch trồng hoa và cây xanh (tập trung phát triển tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng)
Hoa đường phố Đà Lạt phải bảo đảm được các yếu tố mỹ thuật và hài hoà với cảnh quan đô thị mang tính chất đồi núi.
Do đặc thù về điều kiện tự nhiên nên việc chọn lọc chủng loại hoa trồng đường phố phải đáp ứng được yêu cầu dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết và ra hoa quanh năm.
Ưu tiên sử dụng cây hoa lưu niên, hạn chế sử dụng hoa ngắn ngày. Chú trọng đến sử dụng các giống loài hoa được xem là đặc trưng của địa phương.
Việc thiết kế, quy hoạch hoa đường phố, tiểu công viên, đảo giao thông, dải phân cách... phải mang tính mỹ thuật cao, màu sắc phải hài hòa với cảnh quan.
Cảnh quan đô thị mang tính linh động, tính đa dạng, tính thường xuyên, tính bền vững và tính kinh tế. Do đó, cần phải có sự xem xét đầy đủ các tính chất trên để có sự chọn lựa giải pháp tốt nhất trong thiết kế trồng cây xanh ở đô thị.
Cây xanh trồng đường phố phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật sau:
Phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, phát triển tốt trong điều kiện môi trường ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn…), chi phí bảo dưỡng thấp.
Thân cây thẳng tự nhiên; có rễ trụ; cành không giòn, phân cành ở độ cao trung bình 4m, có khả năng tái sinh mạnh khi bị cắt tỉa; lá có màu sắc đẹp; không rụng lá hàng loạt; không có gai nhọn hoặc mủ độc; mùi hương dễ chịu, không quá gắt; khả năng tăng trưởng ở mức độ trung bình (cây tăng trưởng quá nhanh thì độ bền thấp, tăng trưởng quá chậm thì không mang lại hiệu quả mong muốn).
Với tính chất đồi núi, hệ thống giao thông không có điều kiện mở rộng, lề đường tương đối hẹp nên việc trồng cây xanh trên các tuyến đường phố phải chọn lựa các giải pháp thích hợp để vừa bảo đảm yêu cầu phát triển cây xanh, vừa bảo đảm các yếu tố kỹ thuật, hài hoà với cảnh quan và không phá vỡ kiến trúc cảnh quan.
Ví dụ: Áp dụng những nguyên lý vườn cổ Trung Quốc:
Lấy thiên nhiên làm gốc. Các yếu tố hình thành được bố trí hài hoà
Bố cục theo kiểu đi ngắm cảnh. Cảnh vật được bố trí sao cho luôn thay đổi ở từng góc nhìn khác nhau
Dùng đá tạo thành những tác phẩm trang trí
Địa hình được nghiên cứu tỉ mỉ. Nước là một yếu tố không thể thiếu và thường dùng mặt nước làm trung tâm bố cục.
Dùng nhiều thủ pháp để gây ảo tưởng:
Tạo cảm giác: đồi vực xen kẽ thung lũng, đồng cỏ; cánh rừng thông tối xen lẫn rừng lá màu sáng…
Tạo ảo tưởng xa hơn, rộng hơn: dùng mặt nước phản chiếu, tấm lát đường từ thô đến mịn. Màu sắc từ nóng đến lạnh, cây cao từ ngoài và thấp đần vào trong…
3.3 Các chỉ tiêu dự báo
3.3.1 Số lượng du khách quốc tế và nội địa
3.3.1.1 Thị trường khách quốc tế
Trên cơ sở phân tích hiện trạng dòng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng, khả năng cạnh tranh thị trường và xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới, trong giai đoạn 2011 – 2020 thị trường khách trọng điểm của Lâm Đồng bao gồm:
Thị trường các nước Tây Âu, trong đó đặc biệt quan tâm thị trường Pháp, Anh, Hà Lan, đẩy mạnh thị trường Đức và một số nước khác.
Thị trường Bắc Mỹ ( Mỹ, Canada) trong đó ưu tiên thị trường khách đến từ Mỹ.
Thị trường Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc) với việc tiếp tục khai thác thị trường Đài Loan, bên cạnh việc mở rộng thị trường Nhật, Hàn Quốc.
Thị trường các nước Asean, Trung Quốc.
3.3.1.2 Thị trường du khách nội địa
Đối với Lâm Đồng, thị trường truyền thống là Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên qua hệ thống đường hàng không và đường bộ. Sau khi mở đường bay trực tiếp Đà Lạt – Hà Nội, du lịch Lâm Đồng cần mở rộng thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Để dự báo khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020, tôi xin dùng công thức dự báo sau (Theo: Công thức trang 81, Tổng quan du lịch. TS. Trần Văn Thông).
Công thức dự báo:
tx+1 = yn+δ.L
Trong đó:
tx+1 là trị số dự đoán ở thời gian x+1
yn là mức độ cuối cùng trong dãy thời gian
L là tầm xa dự đoán (lượng tăng (giảm)) tuyệt đối trung bình.
δ
=
yn – y1
n – 1
Trong đó:
y1 là mức độ đầu tiên trong dãy thời gian
Áp dụng công thức dự báo trên và tính toán ta có:
Bảng 3.1: Dự báo số lượng du khách đến Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020
Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
Chỉ tiêu
Năm
2011
2015
2020
Tổng khách
3.425,82
4.669,1
6.223,2
Khách nội địa
3.249,14
4.441,7
5.932,4
Khách quốc tế
176,88
227,4
290,8
(Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)
3.3.2 Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2020
Áp dụng công thức dự báo như trên và tính toán ta có:
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu từ du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Doanh thu
Năm
2011
2015
2020
5.119
7.595
10.690
(Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)
3.3.3 Dự báo về nguồn nhân lực
Du lịch đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu hướng hội nhập vì vậy việc đào tạo và nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với phát triển du lịch bền vững. Những nội dung chính bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo như sau:
Đào tạo tại chức: đào tạo lại về quản lý chuyên môn đối với cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng theo chuẩn quốc gia và quốc tế)
Đào tạo mới lao động: có chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học. Theo xu hướng này, việc mở các trường quản lý và đào tạo nghiệp vụ du lịch tại khu vực Đà Lạt là hướng đi ưu tiên.
Bảng 3.3: Dự báo về nguồn nhân lực Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020
Đơn vị tính: Lao động
Số lao động
Năm
2011
2015
2020
41.863,4
59.877
82.394
(Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)
3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020
Từ những phân tích về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững trong thời gian qua, tôi xin đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng theo hướng bền vững về cả 3 mặt: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội, cụ thể như sau.
3.4.1 Đối với trung tâm du lịch Thành phố Đà Lạt
Dựa trên những đặc thù riêng mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố hoa, tôi xin đưa ra các giải pháp cụ thể để nhằm phát triển du lịch bền vững thành phố hoa trong thời gian tới, nhằm mục tiêu đưa Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch lớn trong vùng, của cả nước, trong khu vực và trên cả thế giới.
3.4.1.1 Giải pháp thiết kế trồng hoa ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt
a. Đối với các tháp hoa
Hiện nay, ở khu vực trung tâm thành phố có gần 10 tháp hoa và cổng công viên được xây dựng bằng dàn sắt gắn đặt các chậu hoa. Với cách thiết kế như vậy chưa thực sự phù hợp với đặc thù của thành phố hoa về tính thẩm mỹ, chi phí chăm sóc bảo dưỡng tốn kém, che chắn tầm nhìn ảnh hưởng an toàn giao thông. Vì vậy, cần điều chỉnh, thiết kế thay thế các tháp hoa bằng các dàn hoa có tính thẩm mỹ cao, trồng các loại hoa dây leo từ dưới chân tháp bằng các chậu hoa để trên dàn như hiện nay nhằm tạo ra các hình khối hoa độc đáo của thành phố du lịch hoa.
b. Khu vực hồ Xuân Hương
Cần có những giải pháp tối ưu để quy hoạch tôn tạo cảnh quan xung quanh hồ Xuân Hương, đây là khu vực có tính nhạy cảm cao, có giá trị cảnh quan đối với cả khu vực trung tâm thành phố. Khu vực này, cần được quy hoạch phát triển không gian công cộng để phục vụ một số nhu cầu thư giãn nhu cầu của người dân và du khách như: vui chơi giải trí, tập luyện thể dục, dưỡng sinh, tham quan, đi bộ thư giãn…
c. Khu vực trung tâm thành phố
Khu vực trung tâm thành phố, được coi là một “không gian trong một biệt thự lớn” cần được trang trí, trồng các loại cây xanh, loài hoa quý, có hình dáng đẹp như: Vàng Anh, hoa Giấy, Đỗ Quyên, Lài hai màu, Mua Úc… thường xuyên được chăm sóc, tạo dáng để tôn thêm vẻ đẹp của khu vực này.
Nhiều cơ quan, công sở trên địa bàn thành phố có diện tích mặt tiền lớn, vị trí tương đối đẹp như: văn phòng UBND tỉnh, Dinh II, Sofitel Dalat Palace, Đại học Đà Lạt, trường Kỹ thuật Lâm Đồng, sân Golf,… nhưng được xây dựng hàng rào với các khối bê tông nặng nề, thiếu tính thẩm mỹ. Để khắc phục vấn đề này, cần trồng các loại hoa dây leo lên hàng rào như: Vàng Anh, Hoa Giấy, Bìm Bìm, Rạng Đông, Tường Vi, Cát Đằng, Thiên Lý, Dây Bông Xanh, Mắt Nai…
Ở các Taluy dọc trục giao thông: thành phố Đà Lạt với địa hình đồi núi, chỗ cao chỗ thấp đã tạo nên cảnh quan không gian đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, mở rộng và phát triển hệ thống giao thông đô thị đã có những tác động tiêu cực đến cảnh quan, nhiều nơi đã bị đào bới, san lấp mặt bằng để làm đường, dẫn đến tình trạng làm biến dạng địa hình, sói lở, bê tông hóa đã tạo nên hình ảnh nặng nề, xơ cứng cảnh quan. Giải pháp khắc phục vấn đề này để làm đẹp cảnh quan đô thị là trồng các loại hoa bụi, dây leo phủ kín che lấp các khối bê tông hoặc rải hạt giống các loài cây hoa dại như: Bồ Công Anh, Forget Me Not, Thạch Thảo, Đồng Thảo… tạo thảm xanh chống xói mòn.
Tại các khu dân cư, chung cư cần vận động, hướng dẫn người dân trồng hoa, cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên, trên hàng rào của mỗi nhà, từng hộ gia đình.
d. Giải pháp trồng hoa trên đường phố (không tính các công viên lớn như Yersin, Ánh sáng, Bà Huyện Thanh Quan, Vườn hoa thành phố...)
Khu Hoà Bình – Đường Lê Đại Hành – Nguyễn Chí Thanh – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Ba Tháng Hai – Trương Công Định – Tăng Bạt Hổ – Nguyễn Văn Trỗi – Phan Bội Châu – Nguyễn Thị Minh Khai… là những tuyến đường không còn quỹ đất công cộng để trồng hoa đường phố (ngoại trừ đường Lê Đại Hành và công viên Nguyễn Thị Minh Khai). Giải pháp trồng hoa đường phố chỉ có thể áp dụng thủ pháp lắp ghép hoa theo chủ đề (theo mùa hoặc các ngày lễ trong năm).
Để có thể sử dụng thủ pháp lắp ghép hoa một cách hiệu quả nên lựa chọn những mô hình phóng tác, cách điệu một cách nhẹ nhàng, hợp cách... để bố trí các chậu hoa, lá trang trí... Các mô hình lắp ghép đặt ở những vị trí phù hợp, không cản trở lưu thông trên vỉa hè; không nên trải thành lớp mà phải xây dựng các thiết kế mô hình theo các chiều không gian (rộng, sâu, cao) và đa dạng để tạo ấn tượng.
Chủng loại hoa sử dụng cần chọn lựa những mảng màu phù hợp với điều kiện thời tiết (ví dụ: mùa xuân, mùa hè nên chọn các loại hoa có màu sắc rực rỡ; mùa thu, mùa đông nên chọn các loài hoa có màu ấm áp, nhẹ nhàng…)
Các chủng loại hoa nên chọn là các chủng loại có khả năng cho nhiều hoa, bền, đa dạng về hình thái và màu sắc.
3.4.1.2 Giải pháp thiết kế trồng cây xanh trên các tuyến đường phố
Các tuyến đường trong khu vực này do đã hình thành và ổn định từ nhiều năm, không còn khả năng mở rộng do đó chỉ nên thiết kế trồng cây xanh cây tầng trung và tầng thấp
Cây tầng trung (cao 10 – 15m) được trồng với cự ly 8 –10m (hai nhà trồng 1 cây). Lưu ý trồng ngay tường ngăn giữa 2 nhà liên kế, tránh trồng trước ngõ nhà dân. Trồng trên lề đường cách mép đường 1 – 1,5m (lưu ý hệ thống hạ tầng dưới lề đường). Các tuyến đường cần trồng sớm là Phan Bội Châu – Nguyễn Chí Thanh – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Hải Thượng – Phạm Ngọc Thạch – Thi Sách – Trần Bình Trọng – Yagoút – Hoàng Diệu – Nguyễn Văn Cừ …
Cây tầng thấp (cao 8 – 10m) trồng với cự ly 4 – 5m (cách mỗi nhà trồng 01 cây), trồng ngay tường ngăn giữa 2 nhà liên kế. Các tuyến đường cần tổ chức trồng cây là Nguyễn Văn Trỗi – Tăng Bạt Hổ – Trương Công Định – Ba Tháng Hai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa…
Đối với những tuyến đường đã được trồng cây trong những năm qua với nhóm cây tầng thấp như hoa Ban, Mai anh đào, Mimoza… cần bổ sung thêm các loại cây tầng trung và tầng cao để tăng tính đa đạng của cảnh quan và thực hiện được mục tiêu sử dụng cây trồng lâu năm.
3.4.1.3 Giải pháp trồng rừng Thông Đà Lạt
Cần xác định rừng Thông là 1 nguồn tài nguyên quý giá gắn liền với hình ảnh du lịch Đà Lạt, nếu rừng Thông mất đi hoặc mai một dần thì du lịch Đà Lạt sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình. Do đó, cần phải áp dụng những chính sách cứng rắn trong việc bảo vệ rừng Thông nội ô Đà Lạt như:
Cấm chặt hạ những cây Thông đang sinh trưởng khoẻ mạnh trong thành phố. Những công trình xây dựng mới phải xây cách xa cây Thông ít nhất 1m. Cấm mọi hành vi xâm hại đến sự sinh trưởng của cây Thông trong đô thị (chặt rễ, gọt vỏ cây…)
Đối với những cây Thông có dấu hiệu già cỗi, bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng tài sản người dân thì cho phép chặt hạ nhưng phải có kế hoạch trồng bổ sung một cây thông từ 3 năm tuổi trở lên ngay hoặc gần vị trí cây Thông đã chặt hạ và giao cho người dân, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng (công ty quản lý công trình đô thị) chịu trách nhiệm chăm sóc. Thực hiện được điều đó mới khắc phục được tình trạng hình ảnh cây Thông mất dần tại các khu dân cư, rừng biến mất khỏi trung tâm thành phố do tiến trình đô thị hoá. (Vẫn duy trì việc áp dụng chính sách hiện nay là chặt hạ 1 cây Thông phải trồng mới 5 cây Thông khác.)
3.4.1.4 Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của con người thành phố Đà Lạt
Để những giá trị về văn hóa ứng xử của con người Đà Lạt có tác động tích cực đối với hoạt động du lịch, góp phần vào việc phát triển ngành kinh tế động lực của địa phương. Từ góc độ văn hóa du lịch, cần thực hiện một số nội dung sau:
Đưa tiêu chí về việc thực hiện lối sống, nếp sống lành mạnh thể hiện qua khuôn phép ứng xử trở thành một trong những tiêu chí cụ thể trong hương ước, quy ước xây dựng thôn, khu phố văn hóa trên địa bàn Đà Lạt.
Củng cố và xây dựng ý thức về văn hóa ứng xử bằng tuyên truyền, vận động nhân dân Đà Lạt nhất là thế hệ trẻ thực hiện nếp sống văn hóa trong giao tiếp, sinh hoạt; giữ gìn thuần phong mỹ tục ngay trong từng gia đình, tổ dân phố, khu phố thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pa – nô, áp – phích,...
Giữ gìn và phát huy nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Đà Lạt đối với các hoạt động du lịch; xem văn hóa ứng xử là một điều kiện về kinh doanh du lịch bằng việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn, tổ chức các sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa cho nhân viên ngành du lịch và các hộ tiểu thương tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch...
Xây dựng tài liệu giảng dạy, tuyên truyền về truyền thống phong cách người Đà Lạt để tổ chức giảng dạy, tuyên truyền cho học sinh ở các cấp học từ phổ thông đến các trường dạy nghề du lịch; trong các khóa đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm du lịch trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch.
Tuyên truyền vận động người dân khi tham gia giao thông: xe máy, ô tô thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phải hạn chế tốc độ và nhường đường cho người đi bộ băng qua đường hoặc các giao lộ ngã ba, ngã tư ở trung tâm thành phố. Vì hiện nay khách rất thích đi bộ ngắm cảnh thư giãn song vấn đề ý thức của các đối tượng tham gia giao thông chưa cao nên họ rất lo ngại về an toàn tính mạng.
Có qui định về tuyến đường, bãi đậu xe hợp lý cho các loại hình vận chuyển du lịch bằng xe ngựa, xe đạp đôi nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, mỹ quan thành phố và phục vụ thuận tiện cho khách du lịch.
Hướng dẫn và có qui chế xử phạt những hành vi phơi phóng quần áo trước mặt tiền nhà ở, khách sạn, nhà hàng, nhà trọ để đảm bảo mỹ quan chung cho thành phố du lịch.
Xử lý nghiêm và phạt nặng đối với những hành vi xả rác trên đường phố, khạc nhổ, phóng uế nơi cộng cộng và các hành vi xâm phạm đến cảnh quan môi trường, chặt phá, bẻ, lấy cắp cây, hoa, cây cảnh trên đường phố, nơi công cộng.
Phát động phong trào và vận động xây dựng công sở văn minh, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính thuận lợi để tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước gương mẫu, thân thiện và có trách nhiệm đối với nhân dân và các nhà đầu tư.
3.4.2 Đối với du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng
3.4.2.1 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm
Hình thành các loại hình sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác các chất liệu, các giá trị văn hóa của địa phương nhằm vừa khai thác các nguồn lực tài nguyên nhân văn, vừa tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có hàm lượng văn hóa cao phục vụ du lịch. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên nhân văn của địa phương. Cụ thể như sau:
Tập trung khai thác thế mạnh tài nguyên đặc thù của địa phương (khí hậu, rừng, hồ, thác, cảnh quan…) để tạo sản phẩm đặc sắc đủ sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn của cả nước và xa hơn nữa là khu vực và thế giới.
Trước mắt, cần tập trung đầu tư phát triển các trọng điểm ưu tiên đã xác định (Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đankia – Suối Vàng), hình thành mới các khu du lịch quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng khai thác có hiệu quả các giá trị tự nhiên, văn hóa đặc trưng để tăng khả năng thu hút khách.
Đối với những tài nguyên còn ở dạng tiềm năng cần có các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ cho mục tiêu khai thác lâu dài trong tương lai.
Đối với những tài nguyên đã và đang khai thác sử dụng cần đầu tư mở rộng khai thác hoặc khai thác từng phần, tôn tạo và bảo vệ theo quan điểm bền vững, xây dựng cơ chế xã hội hóa trong vấn đề bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường.
Văn hóa cồng chiêng Lâm Đồng, một bộ phận của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể nhân loại” đã được UNESCO công nhận, cần được nghiên cứu phương thức bảo tồn, phát huy để dưa vào khai thác du lịch. Ở một số mô hình các đội, nhóm biểu diễn văn hóa cồng chiêng ở các điểm biểu diễn hiện nay, đặc biệt là ở khu vực xã Lát – Lạc Dương đang có xu hướng bị lai căng, biến tướng và làm mất đi các giá trị đích thực của loại hình văn hóa này.
3.4.2.2 Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch
Du lịch là ngành có định hướng con người rõ rệt. Nguồn nhân lực trong ngành là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của ngành và chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách. Muốn phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cho từng loại hình lao động.
Đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: cần phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch để có năng lực chuyên sâu, nhất là về công tác lập quy hoạch và công tác quản lý các khu, điểm, đô thị du lịch.
Có kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ đương chức nhằm đáp ứng nhu cầu công tác trong xu thế hội nhập.
Đối với lao động quản lý doanh nghiệp (cấp trưởng phó phòng, bộ phận trở lên): cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, điều hành quản lý cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên triển khai đầy đủ các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước để cán bộ doanh nghiệp thực hiện.
Đối với lao động nghiệp vụ: các cơ sở kinh doanh du lịch cần có kế hoạch gửi lao động đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch ở các cơ sở đào tạo. Tích cực giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn có uy tín. Hàng năm cần tổ chức thi tay nghề để nâng bậc lương xứng đáng cho những người có kỹ thuật cao nhằm tạo sự thi đua phục vụ khách ngày càng tốt hơn.
Đồng thời cần đưa ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cho từng đối tượng lao động nhận thấy cần phải cố gắng học ngoại ngữ mới có thể công tác lâu dài trong ngành du lịch trong xu thế hội nhập.
Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí mở lớp học tại chức chuyên ngành du lịch tại tỉnh để tạo điều kiện cho người lao động theo học. Mặt khác có thể bổ xung thêm chức năng cho một số trường trung cấp của tỉnh như trường trung cấp văn hóa nghệ thuật được mở thêm lớp học trung cấp văn hóa du lịch để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng hướng dẫn du lịch, kiến thức về văn hóa và lịch sử của các khu, điểm du lịch trong tỉnh để học viên theo học có đủ khả năng vừa làm công tác văn hóa, vừa kết hợp làm hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh khi cần thiết.
Tỉnh cần có quy chế tuyển dụng mới nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch, nhất là với sinh viên vừa tốt nghiệp đại học chính quy, cần sắp xếp công việc hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được phát huy hết khả năng, phát hiện những nhân tài để bồi dưỡng và đào tạo cán bộ kế cận cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Đầu tư có chiều sâu và đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ với một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ năng lực trong các lĩnh vực kinh tế, tự nhiên môi trường, văn hóa, xã hội để có được năng lực phối hợp thực hiện trong công tác quy hoạch kế hoạch và đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ duy trì và phát triển tài nguyên, môi trường văn hóa xã hội.
3.4.2.3 Giải pháp đầu tư và phát triển nguồn vốn
Tỉnh cần đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt xây dựng các tuyến đường để tiếp cận các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh. Không chỉ dừng lại ở đó mà tỉnh cần phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật (nâng cấp và xây thêm nhà nghỉ, khách sạn, nơi vui chơi giải trí, các nhà hàng phục vụ ăn uống…)
Đặc biệt là đầu tư cho việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về tài nguyên môi trường du lịch, về các phương pháp đánh giá tác động môi trường cho hoạt động phát triển du lịch nhằm có được đội ngũ quản lý, tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên.
Trên cơ sở hệ thống luật pháp và điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh Lâm Đồng cần có những chính sách ưu đãi phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư vốn, kỹ thuật dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, kinh doanh phát triển du lịch theo quy hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư.
Hệ thống các chính sách đầu tư cần có sự thống nhất và có chế độ ưu đãi, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư cho các dự án.
3.4.2.4 Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing
Hoạt động tiếp thị, quảng bá là một công cụ rất quan trọng và cần thiết trong kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. Với đặc tính là sản phẩm vô hình, sản phẩm du lịch càng cần phải có sự hỗ trợ của tiếp thị, quảng bá để tạo được hình ảnh về mình.
Nhằm góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển du lịch Lâm Đồng, trong thời gian tới, cần có sự đầu tư cho công tác tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo du lịch với các nội dung chủ yếu sau:
Biên soạn và phát hành thêm những ấn phẩm như các tờ rơi, tờ gấp, các tập hình ảnh có chất lượng thông tin giới thiệu về địa lý và con người Lâm Đồng, những tiềm năng du lịch nhân văn và thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh, các thông tin cần thiết như các khách sạn, hệ thống điểm thăm quan, điểm vui chơi, giải trí…Đồng thời cần có các biển quảng cáo về du lịch đặt ở các đầu mối giao thông quan trọng…
Đưa quảng cáo và tuyên truyền các tư liệu về lịch sử văn hóa, các di tích, làng nghề, lễ hội, các điều kiện và cơ hội đầu tư, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời tạo điều kiện cộng tác thường xuyên với tạp chí du lịch, hoặc một số tạp chí du lịch quốc tế để quảng cáo, kêu gọi đầu tư một số dự án lớn, gọi đầu tư nước ngoài.
Tận dụng triệt để mọi khả năng và cơ hội tham gia tích cực vào các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để tuyên truyền, tiếp thị những sản phẩm du lịch Lâm Đồng và học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước, để dần dần tạo một hình ảnh, một ấn tượng, một sự quen thuộc của mình đối với người tiêu dùng và các đối tượng tham gia khác.
Liên kết với các văn phòng, các trung tâm đại lý lữ hành để xây dựng và chào bán các tour du lịch đến Lâm Đồng .
3.4.2.5 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch
Để phát triển du lịch một cách bền vững thì cộng đồng địa phương là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải được khai thác tối đa các nguồn lợi để phục vụ cho cuộc sống nhưng không được gây ra các tác động xấu đến việc phát triển du lịch bền vững.
Vì vậy, chúng ta cần phải khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du lịch. Việc liên kết cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm cho người dân sống xung quanh các khu – điểm du lịch, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi … Dù bằng cách nào thì cũng phải đãm bảo du lịch đem lại nguồn lợi thiết thực cho cộng đồng dân cư.
3.5 Kiến Nghị
3.5.1 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng
UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt nghiên cứu, ban hành các văn bản qui chế, qui định để người dân, khách du lịch chấp hành và có hình thức xử phạt nghiêm, có tính răn đe cao đối với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch – dịch vụ và văn minh đô thị.
Tỉnh Lâm Đồng cần nhanh chóng xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch của các huyện trên cơ sở định hướng chung của toàn tỉnh để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh cũng như trên tất cả các lĩnh vực.
Tiếp đó tỉnh cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, các quy định chặt chẽ làm cơ sở cho việc đầu tư và quản lý các dự án phát triển trên địa bàn.
Các giải pháp đã được đưa ra trong đề tài cần được các cấp, các ngành trong tỉnh xem xét, điều chỉnh và ứng dụng một cách đồng bộ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người dân tham gia quản lý, xây dựng văn minh đô thị nhằm tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, từng bước tạo thói quen cho mọi người dân có các hành vi thân thiện, lịch sự văn minh với khách du lịch.
Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở những trung tâm thương mại, các chợ, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, địa bàn dân cư. Tạo ấn tượng cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tuyên truyền vận động người dân khi tham gia giao thông: xe máy, ô tô thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phải hạn chế tốc độ và nhường đường cho người đi bộ băng qua đường hoặc các giao lộ ngã ba, ngã tư ở trung tâm thành phố. Vì hiện nay khách rất thích đi bộ ngắm cảnh thư giãn song vấn đề ý thức của các đối tượng tham gia giao thông chưa cao nên họ rất lo ngại về an toàn tính mạng.
Xử lý nghiêm và phạt nặng đối với những hành vi xả rác trên đường phố, khạc nhổ, phóng uế nơi cộng cộng và các hành vi xâm phạm đến cảnh quan môi trường, chặt phá, bẻ, lấy cắp cây, hoa, cây cảnh trên đường phố, nơi công cộng.
Phát động phong trào và vận động xây dựng công sở văn minh, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính thuận lợi để tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước gương mẫu, thân thiện và có trách nhiệm đối với nhân dân và các nhà đầu tư.
3.5.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lâm Đồng
Ngành du lịch tỉnh cần lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ, du lịch; hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới dịch vụ, du lịch trên địa bàn; tham gia hợp tác quốc tế về thương mại, dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật.
Tiến hành cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa đối với những doanh nghiệp kinh doanh không đúng theo quy định pháp luật, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, đem lại những điều tốt nhất cho du khách khi đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng
Tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động dịch vụ và du lịch.
3.5.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Các cơ sở kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nghiêm cấm tuyệt đối không sử dụng, thuê mướn các hình thức “cò” để tranh giành khách. Cung cấp thông tin miễn phí về giá cả, sản phẩm, dịch vụ; hệ thống tour, tuyến, điểm tham quan; giải quyết khiếu nại, thắc mắc và bảo vệ quyền lợi cho khách; tư vấn và cung cấp các dịch vụ về du lịch.
Các cơ sở lưu trú, nhà hàng chấp hành nghiêm chủ trương, niêm yết công khai bảng giá cho thuê phòng, giá cả các dịch vụ và sơ đồ buồng phòng ở khu vực tiền sảnh cơ sở lưu trú. Đối với các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao cần thiết kế bảng ghi rõ các loại hình sản phẩm, dịch vụ mà cơ sở có phục vụ và giá cả đặt ngay mặt tiền cơ sở. Làm như vậy vừa giúp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mỗi cơ sở tiện lợi cho khách khi giao dịch vừa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng. Cơ sở kinh doanh cam kết bán đúng giá đã đăng ký và niêm yết. Các cơ sở cam kết tuyệt đối không được phá giá, nâng giá ép giá và bội tín trong kinh doanh.
Các khu du lịch cần nghiên cứu đầu tư chiều sâu theo chủ đề phù hợp với truyền thuyết, và đặc thù của từng khu du lịch nhằm tạo các sản phẩm đặc trưng và đa dạng ở mỗi điểm tham quan. Đưa các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của khách về ban đêm và mùa mưa.
PHẦN KẾT LUẬN
Phát triển du lịch bền vững đang là một xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, sản phẩm của dịch vụ du lịch không chỉ là sản phẩm hữu hình mà bao gồm cả những sản phẩm vô hình, hoặc cả hai. Theo tác giả Robert Ristie, trong tác phẩm Tourism International Business (Kinh doanh du lịch quốc tế), đã nêu rằng Du lịch có bốn chiều định vị, bao gồm: “Điểm hấp dẫn du lịch, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hoạt động vận chuyển du lịch, lòng hiếu khách của những người làm du lịch và cộng đồng dân cư địa phương”. Vấn đề cốt lõi mang tính nguyên tắc để định hướng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững là bảo tồn, nâng cấp các nguồn lực, giá trị tài nguyên để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt; vừa đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.
Với phương pháp tiếp cận toàn diện, đa ngành, với nhiều góc độ khác nhau, xem xét hoạt động du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; đề tài bước đầu đã giải quyết vấn đề nghiên cứu, tổng hợp về lý luận, cơ sở tiếp cận khoa học và trên cơ sở phân tích thống kê có tính thừa kế kết quả qua các đợt khảo sát, điều tra, hội thảo khoa học nhiều năm trước đây của các ngành chức năng.
Với kết quả quan sát điều tra thực tế, đánh giá tiềm năng và khả năng thu hút khách của các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, tài nguyên nhân văn và các nội dung mà đề tài tiếp cận nghiên cứu, tôi đã đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể trong từng vấn đề, từng lĩnh vực trong công tác quản lý liên ngành, một số ngành chức năng liên quan, UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt, hiệp hội du lịch, và trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, người dân và khách du lịch vì sự nghiệp phát triển du lịch địa phương.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của ngành du lịch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch địa phương.
Tuy nhiên, như đã trình bày phần trước nội dung đề tài nghiên cứu là còn khá mới, phạm vi rộng, tính phức tạp lớn. Hơn nữa khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Vì vậy, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót cần có sự góp ý của Thầy, Cô và các cá nhân quan tâm đến du lịch Lâm Đồng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, các ban ngành, các doanh nghiệp đã luôn giúp đỡ, cộng tác với tôi để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH, GIÁO TRÌNH:
[1]. ThS. Tạ Thị Hân Hoan. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học. Trường Đại Học YerSin (lưu hành nội bộ).
[2]. Ủy ban thường vụ quốc hội. Luật du lịch. NXB. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005.
[3]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững Việt Nam. Hà Nội, 2001.
[4]. TS. Trần Văn Thông. Tổng quan du lịch. NXB. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
[5]. PTS. Nguyễn Minh Tuệ - PGS.PTS Vũ Tuấn Cảnh – PGS.PTS Lê Thông – PTS Phạm Xuân Hậu – PTS Nguyễn Kim Hồng. Địa lý du lịch. NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
II. TẠP CHÍ, CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
[6]. ThS. Phạm Huỳnh Công. “Để bảo vệ môi trường du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 6/2005
[7]. Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng. Đề tài: “Xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững”. Đà Lạt, 2007.
[8]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng. Đề tài: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020”. Đà Lạt, 2009.
[9]. Nguyễn Văn Hoàng. “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2015”. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1. Đà Lạt, 06/2008.
[10]. Phạm Lê Thảo. “Môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 8/2005.
III. WEBSITE:
[11]. www.lamdong.gov.vn
[12]. daoduytuan.vnweblogs.com/post/3050/41651
[13]. www.itdr.org.vn/details_dtkh-x-15.vdl
[14]. www.sanctuaries.noaa.gov/.../pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf
[15]. www.moitruongdulich.vn/index.php?...
[16]. www.tailieu.vn/xem-tai-lieu/danh-gia-du-lich-ben-vung.23093.html
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
STT
TÊN TÀI NGUYÊN
ĐỊA CHỈ
1
Thác Đatanla
Đèo Prenn, Tp. Đà Lạt
2
Hồ Tuyền Lâm
Tp. Đà Lạt
3
Thác Prenn
Chân đèo Prenn, Tp. Đà Lạt
4
Núi Voi
Núi Voi, hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt
5
Đồi Mộng Mơ
5 Mai Anh Đào, phường8, Tp. Đà Lạt
6
Thung Lũng Tình Yêu
Mai Anh Đào, phường8, Tp. Đà Lạt
7
Thác Hang Cọp
Xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt
8
Vườn hoa sinh thái Lan Ngọc
Đèo Prenn, phường 3, Tp. Đà Lạt
9
Hồ Than Thở
Hồ Xuân Hương, phường 9, Tp. Đà Lạt
10
Khu du lịch Đồi Thống Nhất
Đường Mai Anh Đào, phường8, Tp. Đà Lạt
11
Thác Cam Ly
Đường Hoàng Văn Thụ, Tp. Đà Lạt
12
Hồ Chiến Thắng
Đường vòng Lâm Viên, Tp. Đà Lạt
13
Hồ Xuân Hương
Bà Huyện Thanh Quan, Tp. Đà Lạt
14
Khu sinh thái Thiên Thanh
Thôn Mangling, phường 7, Tp. Đà Lạt
15
Thác Cam Ly – Manglin
Thôn Mangling, phường 7, Tp. Đà Lạt
16
Thác 7 tầng Đất Làng Cầu Đất
Cầu Đất, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt
17
Thác Huỳnh Chước
Xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt
18
Khu dã ngoại Nam Qua
Hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt
19
Khu dã ngoại Đá Tiên
Hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt
20
Thác Bảo Đại – Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt
21
Khu dã ngoại Đalattourist
Đèo Prenn, Tp. Đà Lạt
22
Khu sinh thái Hoa Sơn
Lô B, khoảng 506, phường 5, Tp. Đà Lạt
23
Hồ Đức Mẹ
Tiểu khu 147, phường 7, Tp. Đà Lạt
24
Khu sinh thái, nghĩ dưỡng Sài Gòn – Lâm Đồng
Đèo Prenn, Tp. Đà Lạt
25
Khu Nam Hồ
Khu Nam Hồ, phường 11, Tp. Đà Lạt
26
Thác Bông Giang
Xã Tà Nung, Tp. Đà Lạt
27
Thác Phụng Sơn
Xã Tà Nung, Tp. Đà Lạt
28
Hồ Tà Nung
Xã Tà Nung, Tp. Đà Lạt
29
Thác Vọng
Xã Tà Nung, Tp. Đà Lạt
30
Thác Đamri
Thôn 14, xã Đamri, Tp. Bảo Lộc
31
Hồ Đồng Nai
Khu 4A, phường1, Tp. Bảo Lộc
32
Suối Đá Bàn
Khu 6, phường B’Lao, Tp. Bảo Lộc
33
Thác 7 tầng Đại Lào
Đại Lào, Tp. Bảo Lộc
34
Hồ Nam Phương 1
Khu 1, phường 1, Tp. Bảo Lộc
35
Hồ Nam Phương 2
Khu 1, phường 1, Tp. Bảo Lộc
36
Rừng nguyên sinh Bảo Lộc
Tiểu khu 476, 477 Lâm trường Bảo Lộc
37
Núi Langbiang
Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương
38
Khu Thung Lũng Vàng
Xã Lát, huyện Lạc Dương
39
Hồ Đankia – Suối Vàng
Xã Lát, huyện Lạc Dương
40
Thác Ankoret
Xã Lát, huyện Lạc Dương
41
Thác 7 tầng Đạ Sar
Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương
42
VQG BiDoup – Núi Bà
Huyện Lạc Dương
43
Rừng Tân Thanh, Phúc Thọ
Huyện Lâm hà
44
Thác Cam Ly Hạ
Xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà
45
Thác Liêng Broso
Xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà
46
Hồ Phúc Thọ
Xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà
47
Thác Voi
Khu phố Ba Đình, Nam Ban, Lâm Hà
48
Thác Gougah
Xã Phú Hội, huyện Đức Trọng
49
Suối nước khoáng nóng Pre
Thôn Pre, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng
50
Hồ Định An
Định An, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng
51
Núi Voi
Xã Hiệp An, huyện Đức Trọng
52
Thác Bobla
Thôn 8, xã Liên Đầm, huyện Di Linh
53
Thác Liliang
Thôn 8, xã Liên Đầm, huyện Di Linh
54
Thác 3 cầu, khu vườn Lộc Phú
Thôn 4, xã Phú Lộc, huyện Bảo Lâm
55
Rừng Lộc Lâm
Xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm
56
Suối Đá Bàn 2
Xã Đạ Ploa, huyện ĐạHuoai
57
Suối Lạnh
Thị trấn Đạm Ri, huyện ĐạHuoai
58
Thác 9 tầng
Thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai
59
Hồ Đạ Kla
Thôn 5, xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh
60
Thác Trời
Thôn 10, xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh
61
Thác 9 tầng Bù Gia Rá
Bù Gia Rá, Đồng Nai, huyện Đạ Tẻh
62
Hồ Đăk Lô
Cao Sinh, xã Gia Viên, huyện Cát Tiên
63
Rừng Bằng Lăng
Thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông
64
Thác Phi Liêng
Xã Phi Liêng, huyện Đam Rông
65
Suối nước nóng Đam Rông
Xã Đạ Long, huyện Đam Rông
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CÓ KHẢ NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
STT
TÊN TÀI NGUYÊN
ĐỊA CHỈ
1
Bảo tàng sinh vật Tây Nguyên
116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, Đà Lạt
2
Dinh Bảo Đại
1 Triệu Việt Vương, Đà Lạt
3
Lăng mộ Nguyễn Hữu Hào
Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt
4
Chùa Thiên Vương Cổ Sát
24 Khe Sanh, phường 10, Đà Lạt
5
Chùa sư nữ Linh Phong
63 Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt
6
Cụm biệt thự KS Công đoàn
1 Yersin, Đà Lạt
7
Trường CĐSP Đà Lạt
29 Yersin, Đà Lạt
8
Nhà thờ Con Gà
15 Trần Phú, Đà Lạt
9
Nhà thờ Mai Anh
1 Ngô Quyền, Đà Lạt
10
KS Sofitel Đà Lạt Place
12 Trần Phú, Đà Lạt
11
Chùa Linh Sơn
129 Nguyễn Văn Trổi, phường 2, Đà Lạt
12
Chùa Linh Phước
120 Tự Phước, phường 11, Đà Lạt
13
Khu biệt thự Lê Lai
Lê Lai, phường 5, Đà Lạt
14
Ga xe lửa Đà Lạt
1 Quang Trung, phường 10, Đà Lạt
15
Chợ Đà Lạt
Minh Khai, phường 1, Đà Lạt
16
Công viên Yersin
Yersin, phường 10, Đà Lạt
17
Thiền viện Trúc Lâm
Yên Tử, phường 3, Đà Lạt
18
Khu biệt thự Cô Giang
Trần Hưng Đạo, Đà Lạt
19
Festival Hoa Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt
20
Lễ hội văn hóa Trà
Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
21
Tu viện Bát Nhã
Thôn 13, xã Đamri, thành phố Bảo Lộc
22
Buôn bonnuer C
Thôn Đangiorit, xã Lát, huyện Lạc Dương
23
Nhà thờ xã Lát
Xã Lát, huyện Lạc Dương
24
Chùa Linh Ấn
Khu phố Ba Đình, Nam Ban, Lâm Hà
25
Chùa Giác Đức
Xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương
26
Đình Di Linh
Khu phố 3, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh
27
Làng dân tộc “Buôn Gió”
Thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên
28
Khu Thánh địa Bà La Môn
Huyện Cát Tiên
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÁC KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH
STT
TÊN ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
1
Công ty Du lịch Lâm Đồng
10 Quang Trung – Dalat
Khu du lịch Langbiang
Xã Lát – huyện Lạc Dương
Khu du lịch thác Đatanla
Đèo Prenn
Khu du lịch dã ngoại Tuyền Lâm
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
Khu du lịch Cáp treo
Đồi Robin – Đà Lạt
2
Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt
24 Trần Phú – Dalat
Khu du lịch Thác Camly
Đường Hoàng Văn Thụ – Đà Lạt
Khu du lịch thác Prenn
Chân đèo Prenn
Khu du lịch thác Bobla
Xã Liên Đầm - Huyện Di Linh
3
Công ty TNHH Thuỳ Dương
Khu du lịch hồ Than Thở
Khu du lịch hồ Than Thở
Đường hồ Xuân Hương - Dalat
4
Cty TNHH Phương Nam
06 Hồ Tùng Mậu
Khu dã ngoại Đá Tiên
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
KDL Đarahoa – núi Voi
Núi Voi – hồ Tuyền Lâm
5
Cty TNHH Đất Nam
Xã Tân Thành – H. Đức Trọng
Khu du lịch thác pongour
Xã Tân Thành – H. Đức Trọng
6
Cty CP Sài gòn – Mađagui
Km 152 Quốc lộ 20 – Madagui – Đạ Hoai
khu du lịch rừng Mađagui
Quốc lộ 20 – Madagoui – H. Đạ Hoai
7
Cty CP Du lịch Đambri
Thị xã Bảo Lộc
Khu du lịch thác Đamb’ri
Thị xã Bảo Lộc
8
Cty CP Du lịch TLTY Đà Lạt
07 Đường Mai Anh Đào – Đà Lạt
KDL Thung lũng Tình yêu
07 Đường Mai Anh Đào – Đà Lạt
9
DNTN Hoàng Tâm
(Cty Cổ phần Én Việt Lâm Đồng)
F3 Trần quang Diệu – Đà Lạt
KDL thác Hang Cọp
xã Xuân Thọ – Đà Lạt
10
Cty Cổ phần Thành Ngọc
05 Đường Mai Anh Đào – Đà Lạt
KDL Đồi Mộng Mơ
05 Đường Mai Anh Đào – Đà Lạt
11
DNTN Hằng Nga
03 Huỳnh Thúc Kháng – Đà Lạt
Biệt thự Hằng Nga
03 Huỳnh Thúc Kháng – Đà Lạt
12
KDL Minh Tâm
20A Khe Sanh – Đà Lạt
13
Nhà khách Tỉnh uỷ Lâm Đồng
01 Nguyễn Viết Xuân – Đà Lạt
Khu di tích Dinh 3
01 Triệu Việt Vương – Đà Lạt
14
Phân Viện Sinh học
116 Xô Viết Nghệ Tĩnh – Đà Lạt
15
Trung tâm lưu trữ quốc gia IV
Đường Yết Kiêu – Đà Lạt
Biệt Điện Trần Lệ Xuân
Đường Yết Kiêu – Đà Lạt
16
Công ty QLCT Đô Thị Đà Lạt
05 Phạm Ngũ Lão – Đà Lạt
Công viên hoa Đà Lạt
02 Bà Huyện Thanh Quan – Đà Lạt
Khu vui chơi giải trí Đà Lạt
11 Nguyễn Thái Học – Đà Lạt
17
Cty TNHH Tài Nhân
10A Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt
Khu du lịch thác Gougah
Huyện Đức Trọng
19
Công ty Cấp nước Lâm Đồng
Đường Đinh Tiên Hoàng – Đà Lạt
Khu du lịch Thung Lũng Vàng
KDL Đan kia – Suối Vàng
20
Cty TNHH XQ Sử quán
258 Đường Mai Anh Đào – Đà Lạt
Khu triển lãm tranh thêu XQ
258 Đường Mai Anh Đào – Đà Lạt
21
BQL KDL Đankia–Suối Vàng
Km số 05 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đà Lạt
Điểm du lịch thác Ankroet
KDL Đankia – Suối Vàng
22
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
VP: 15 Phan Như Thạch – Đà Lạt
Bến thuyền du lịch Tuyền Lâm
KDL hồ Tuyền Lâm
23
Ga xe lửa Đà Lạt
02 Quang Trung - Đà Lạt
24
Bảo tàng Lâm Đồng
04 Hùng Vương - Đà Lạt
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 - 2020.doc