Đề xuất phương án cải tạo tuyến đường 23B

MỤC LỤC Trang Mục lục .i Danh bảng biểu, hình vẽ iii Danh mục các chữ viết tắt .v MỞ ĐẦU1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG 5 1.1. Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư. 5 1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư. 5 1.1.2. Khái niệm, phân loại, vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư. 7 1.1.3. Chu trình của DA ĐT và nội dung của lập DA ĐT. 9 1.1.4. Thẩm định dự án và quyết định đầu tư. 14 1.1.5. Dự án đầu tư trong giao thông vận tải. 16 1.2. Tổng quan về giao thông vận tải và đường đô thị. 17 1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị. 17 1.2.2. Khái niệm, chức năng và phân loại đường đô thị. 20 1.2.3 So sánh đường đô thị và đường bộ (đường ngoài đô thị). 24 1.2.4 Các yếu tố của đường đô thị. 26 Chương II: SỰ CẦN THIẾT NÂNG CẤP, CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG 23B ĐOẠN HÀ NỘI – NGHĨA TRANG THANH TƯỚC (Km3+800 – Km15+29,0)33 2.1. Khái quát hiện trạng của Thủ đô Hà Nội.33 2.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội.33 2.1.2 Hiện trạng giao thông và vận tải đô thị Hà Nội.35 2.1.3. Định hướng phát triển thủ đô Hà Nội trong tương lai.37 2.2. Các quy hoạch có liên quan tới dự án.40 2.2.1. Quy hoạch phát triển tổng thể thủ đô đến năm 2020.40 2.2.2. Quy hoạch phát triển giao thông.41 2.3. Hiện trạng và điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đường 23B đi qua.43 2.3.1. Vị trí tuyến đường:43 2.3.2. Đặc điểm địa hình, khí tượng thuỷ văn khu vực.43 2.3.3. Tình trạng mặt đường và đặc điểm địa chất trên tuyến.45 2.3.4. Hiện trạng thoát nước trên tuyến. 49 2.4. Dự báo nhu cầu đi lại trên tuyến.51 2.4.1. Xác định phương pháp dự báo.51 2.4.2. Kết quả của quá trình điều tra.54 2.5. Sự cần thiết phải đầu tư. 58 Chương III: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG 23B ĐOẠN HÀ NỘI – NGHĨA TRANG THANH TƯỚC (Km3+800 – Km15+29,0) 59 3.1. Những căn cứ để lập dự án. 59 3.1.1 Những căn cứ pháp lý: 59 3.1.2 Các quy trình, quy phạm thiết kế tuyến đường được sử dụng. 59 3.2. Hình thức đầu tư, quy mô cấp hạng công trình. 60 3.2.1. Hình thức đầu tư.60 3.2.2. Quy mô cấp hạng công trình.60 3.3. Giải pháp thiết kế tuyến.62 3.3.1. Nghiên cứu các phương án tuyến.62 3.3.2. So sánh và lựa chọn phương án.63 3.3.3. Thiết kế tuyến theo phương án lựa chọn (phương án 1).65 3.4. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tổ chức thực hiện dự án.72 3.4.1. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng.72 3.4.2. Tổ chức thực hiện dự án.74 3.5. Đánh giá tác động môi trường.75 3.5.1. Căn cứ pháp lý về môi trường.75 3.5.2. Những tác động của môi trường liên quan đến giai đoạn xây dựng.75 3.5.3. Những tác động của môi trường liên quan đến vận hành sau khi xây dựng.76 3.6 Tổng mức đầu tư. 77 3.6.1. Căn cứ lập chi phí dự toán. 77 3.6.2. Tổng mức đầu tư. 77 3.7. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường 23B. 79 3.7.1. Những vấn đề chung của phân tích kinh tê – xã hội của dự án. 79 3.7.2. Xác định chi phí kinh tế - xã hội của dự án. 81 3.7.3. Xác định lợi ích kinh tế - xã hội.82 3.7.4. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế xã - hội của dự án. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO94

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất phương án cải tạo tuyến đường 23B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG 1.1. Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư. 1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư. a. Khái niệm: - Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ vốn (bao gồm tiển, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục dích hay tập hơp các mục đích nhất định nào đó. Mục tiêu của đầu tư có thể là chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội hay cũng có thể là mục tiêu nhân đạo… Cụ thể: - Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và dự trữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Các tài sản cố định được tạo nên trong quá trình đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của một đối tượng nào đó. - Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn vốn, đủ trang trải các chi phí và có lãi. - Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời. Tóm lại đầu tư là quá trình bỏ vốn vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội… để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Bảng 1.1: Chu trình luân chuyển vốn trong đầu tư. Người sản xuất kinh doanh Người thực hiện đầu tư Người sở hữu hoặc đại diện sở hữu vốn Vốn Đầu tư SXKD Thu hồi Thu hồi Thu từ từ vốn từ ĐT SXKD Nguồn :”Bài giảng Đánh giá dự án đầu tư trong quy hoạch và QLGTĐT” Đầu tư trực tiếp b. Phân loại đầu tư. Bảng 1.2: Các hoạt động đầu tư Theo đối tượng đầu tư Đầu tư tài chính Theo chủ đầu tư CĐT là Nhà Nước CĐT là các doanh nghiệp CĐT là các cá thể riêng lẻ Vốn từ ngân sách NN Vốn tín dụng ưu đãi. từ NS NN Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức Theo nguồn vốn Vốn tín dụng thươn mại Phân loại các hoạt động đầu tư Vốn tự huy động từ các DN NN Vốn hợp tác liên doanh với nươc ngoài Vốn đóp góp của nhân dân… Vốn của các tổ chức quốc doanh Đầu tư theo các ngành kinh tế Đầu tư các vùng lãnh thổ Theo cơ cấu đầu tư Đầu tư theo các thành phần kinh tế Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định Đầu tư mới (xây dựng,mua sắm…) ĐT lại thay thế, cải tạo tài sản cố định Theo góc độ trình độ kỹ thuật ĐT theo chiều rộng và ĐT theo chiêu sâu ĐT theo tỷ trọng vốn đầu tư Đầu tư ngắn hạn Theo thời đoạn kế hoạch Đầu tư trung hạn Đầu tư dài hạn Nhóm dự án quan trọng quốc gia Theo tính chất và quy mô của dự án Các nhóm A, B, C Nguồn: “Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông” 1.1.2. Khái niệm, phân loại, vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư. a. Khái niệm dự án đầu tư: - Theo luật xây dựng: DAĐT xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định. - DAĐT có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: + Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiều đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư. + Xét về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. + Xét trên góc độ quản lý: DAĐT là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. + Xét trên góc độ kế hoạch hoá: DAĐT là kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. + Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: DAĐT thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lạo động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên. + Xét về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai. b. Phân loại dự án đầu tư. Theo nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư trong nước bao gồm: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự thảo còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo tính chất dự án và quy mô đầu tư. Cụ thể phân loại đối với các dự án giao thông như sau: Dự án nhóm A: - Các dự án giao thông ( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. - Các dự án xây dựng công trình giao thông ( không phải dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Dự án nhóm B: - Các dự án giao thông ( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông ( không phải dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư từ 50 đến 1.000 tỷ đồng. Dự án nhóm C: - Các dự án giao thông ( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông ( không phải các dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng. c. Vai trò của dự án đầu tư. Dự án đầu tư có vai trò quan trọng sau: - Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư. - Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn. - Là cơ sở để xây dựng thực hiện kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án. - Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư. - Là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án. - DAĐT có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án. - DAĐT là căn cứ quan trọng để xem xét, xử lý hài hoà mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Và đây cũng là cơ sở pháp lý để xét khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. - DAĐT còn là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh. d. Yêu cầu của một dự án đầu tư. Một DAĐT để đảm bảo tính khả thi cần đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tính khoa học và hệ thống: Đòi hỏi những soạn thảo dự án phải có một quá trình nghiên cứu thật tỉ mỉ và kỹ càng, tính toán cẩn thận chính xác từng nội dung cụ thể của dự án. Đặc biệt có những nội dung rất phức tạp như phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật…đồng thời rất cần sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư giúp đỡ. - Tính pháp lý: Các DAĐT cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, trong quá trình soạn thảo dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương chính sách của Nhà nước và các văn bản quy chế liên quan đến hoạt động đầu tư. - Tính đồng nhất: Đảm bảo tính thống nhất của các DAĐT thì các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân thủ những thủ những quy định chung mang tính quốc tế. - Tính hiện thực: Để đảm bảo tính hiện thực các dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. 1.1.3. Chu trình của DAĐT và nội dung của lập DAĐT. a. Chu trình của dự án đầu tư. - Chu trình dự án là các thời kỳ mà các giai đoạn mà một dự án đầu tư cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án. Chu trình dự án chia làm 3 giai đoạn chính thể hiện trong hình dưới. Bảng 1.3: Chu trình của một dự án đầu tư Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu cơ hội đầu tư. Thẩm định và ra quyết định. Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư Lập báo cáo dự án Đàm phán ký kết hợp đồng Thiết kế, lập dự toán và xây dựng công trình Vận hành thử và nghiệm thu Lắp đặt máy móc thiết bị Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư Công suất giảm và kết thúc dự án Vận hành chưa hết công suất Vận hành toàn bộ công suất Nguồn: “Bài giảng Đánh giá dự án đầu tư trong Quy Hoạch và Quản lý GTĐT” Ghi chú: + Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành và khai thác. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trong nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu. + Trong giai đoạn thứ hai, giai đoạn thực hiện đầu tư, vấn đề thời gian là quan trong hơn cả. Phần lớn vốn đầu tư được chi ra ở giai đoạn này và nằm khê đọng trong suất những năm thực hiện dự án đầu tư. Thời gian thực hiện dầu tư càng dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. + Giai đoạn thứ 3 vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. b. Nội dung của lập dự án đầu tư. Lập dự án đầu tư chỉ là một phần việc của quá trình chuẩn bị đầu tư. Quá trình này bao gồm các nội dung: lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin giấy phép đầu tư, hoặc lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình. - Theo nghị định 112/ NĐ-CP ngày 29/9/2006 thì các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư. - Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu qủa đầu tư xây dựng công trình, trừ những trường hợp công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo,…)và các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân. 1. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: - Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có. - Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất. - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng. - Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. Hồ sơ báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: - Tóm tắt nội dung báo cáo đầu tư. - Tóm tắt ý kiến các bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan. 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình. Dự án đầu tư là sản phẩm của bước nghiên cứu khả thi. Các nội dung của nghiên cứu này được xem xét trong trạng thái động, chi tiết, kỹ lưỡng. Nội dung của Dự án đầu tư xây dựng công trình: - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doạnh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. - Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. - Các giải pháp thực hiện bao gồm: + Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có. + Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc. + Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động. + Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. - Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. - Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án: - Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: + Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. + Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. + Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình. + Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng. - Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm: + Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến. + Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. + Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. + Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình. 3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. - Nội dung của báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: + Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình. + Địa điểm xây dựng. + Quy mô, công suất, cấp công trình. + Nguồn kinh phí xây dựng công trình. + Thời hạn xây dựng. + Hiệu quả công trình. + Phòng, chống cháy, nổ. + Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. - Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: + Đơn của chủ đầu tư. + Bản báo cáo. + Một số căn cứ pháp lý tối thiểu. + Ý kiến của các cơ quan và tổ chức có liên quan. 1.1.4. Thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến sự sống còn của dự án. Việc thẩm định dự án đầu tư phải do cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện (đối với các dự án sử dụng tín dụng). a. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình của người quyết định đầu tư: - Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. - Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý dự án của chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng chống cháy nổ; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền: - Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. - Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ. - Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. b. Phê duyệt dự án đầu tư Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình: - Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. - Đối với các dự án khác sử dụng vốn ngân sách nhà nước: + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C. + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. + Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, việc phân cấp theo quy định riêng được Thủ tướng Chính phủ cho phép. - Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm. - Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng: Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình gồm các nội dung: Tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án; chủ nhiệm lập dự án; mục tiêu đầu tư xây dựng; nội dung và quy mô xây dựng; địa điểm xây dựng; diện tích sử dụng đất; phương án xây dựng (thiết kế cơ sở); loại, cấp công trình; thiết bị công nghệ (nếu có); phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); tổng mức đầu tư của dự án (tổng mức và cụ thể: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; Chi phí khác; Chi phí dự phòng); nguồn vốn đầu tư; hình thức quản lý dự án; thời gian thực hiện dự án; các nội dung khác. 1.1.5. Dự án đầu tư trong giao thông vận tải. a. Đặc điểm của dự án đầu tư giao thông vận tài: Dự án đầu tư trong giao thông vận tải có những đặc điểm sau: - Mục tiêu của dự án đầu tư trong GTVT không phải vì mục đích sản xuất kinh doanh đơn thuần để thu lợi nhuận, mà quan trọng hơn là tạo tiền đề cho các ngành sản xuất khác phát triển và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, là điều kiện để ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong hiện tại cũng như trong tương lai. - Xây dựng các công trình giao thông là ngành sản xuất nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội là tiền đề cho việc phát triển các ngành kinh tế xã hội khác, bởi vậy việc đầu tư phát triển giao thông vận tải phải luân đi trước về năng lực, trình độ công nghệ. - Dự án đầu tư phát triển GTVT đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, có chu ký kinh doanh dài, gặp phải nhiều yếu tố bất định và phải nằm ngoài khả năng tự điều tiết của các nhà đầu tư tư nhân, dễ gây rủi ro, vì vậy nhất thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước. b. Phân loại dự án dầu tư phát triển GTVT. Đầu tư trong GTVT Bảng 1.4: Các loại dự án đầu tư trong GTVT Đầu tư phát triển giao thông Công trình cầu cống và các thiết bị GT Mạng lưới đường bộ và bến xe Cảng biển và luồng vào cảng Sân bay và ga hàng không Đầu tư phát triển vận tải VTHK liên tỉnh VTHK công cộng Phương tiện khác Taxi Metro Trolley buýt Xe buýt Vận tải đường sắt VT đường sông VT đường biển VT hàng không VT đường ống Vận tải ô tô Vận tải hàng hóa Mạng lưới đường sắt và ga đường sắt Cảng sông và các tuyến vận tải nội địa Nguồn: “Dự án đầu tư và quản trị dự án đầu tư trong giao thông vận tải” 1.2. Tổng quan về giao thông vận tải và đường đô thị. 1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị. Giao thông vận tải đô thị là trọng tâm của kết cấu hạ tầng xã hội giữ vai trò quan trọng và là tiền đề để củng cố và phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông vận tải đô thị được chia thành 2 bộ phận: Giao thông đô thị và Vận tải đô thị. a. Hệ thống giao thông đô thị. Khái niệm giao thông đô thị: - Giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện giao thông khác nhau, các tuyến giao thông, con đường giao thông nhằm đảm bảo liên hệ các khu vực với nhau.(trích: “Giáo trình kỹ thuật đô thị của tác giả Lê Kim Dung”). Vai trò của giao thông đô thị: - Hê thống giao thông đô thị quyết định tới hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất đai đô thị. - Thành phố và giao thông thành phố có quan hệ hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Mạng lưới giao thông thành phố được ví như là “những mạch máu trong cơ thể sống”, nếu nó ngừng hoạt động thì thành phố sẽ bị tê liệt. - Giao thông thành phố có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố và khách du lịch cũng như việc giao lưu của thành phố với các vùng phụ cận và các vùng khác của đất nước. Phân loại giao thông đô thị: - Giao thông đối ngoại: Là giao thông thành phố với các vùng phụ cận và với các địa phương khác, cũng như giao thông trên các đường quốc lộ đi qua hoặc tiếp giáp với thành phố. Nói chung, nó là sự liên hệ giao thông đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau hoặc giữa đô thị với các vùng khác trong nước. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, địa lý cũng như quy mô của thành phố và có thể dùng các loại hình vận tải khác nhau để phục vụ giao thông đối ngoại. + Đường hàng không: Đường hàng không chủ yếu đựơc sử dụng để vận chuyển hành khách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, tuy nhiên giá thành tương đối cao. Hàng không phục vụ cho các thành phố lớn, các sân bay đặt cách thành phố vào khoảng từ 10 – 30 km, có khi xa hơn. Thời gian tới sân bay và làm thủ tục không nhỏ, máy bay lên xuống tốn nhiên liệu và khó khăn hơn khi bay nên khoảng cách tối thiểu giữa các sân bay là 300 km mới hiệu quả. Nếu ngắn hơn nên sử dụng phương tiện khác. + Đường sắt: Ưu điểm là khối lượng vận chuyển lớn, an toàn, tốc độ tương đối cao, chuyên chở đường dài hiệu quả. Nhược điểm là vốn đầu tư xây dựng lớn đặc biệt là đường sắt cao tốc, ngoài ra đường sắt phụ thuộc nhiều vào địa hình. + Đường thuỷ: Vận chuyển khối lượng lớn, giá thành hạ, vốn đầu tư ban đầu thấp. Nhược điểm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, phải trung chuyển, vận tốc thấp do đó vận tải hàng hoá là chủ yếu. + Đường ô tô: Có tính cơ động cao, tốc độ tương đối phù hợp, nó phù hợp với mọi cự ly, tuy nhiên cự ly kinh tế là dưới 300 km. Hình thức vận tải này đảm bảo cơ động, nhanh chóng, từ kho tới kho, nhà tới nhà mà không cần qua các trạm trung chuyển khác. Phát triển mạng lưới đường ô tô ngoài ý nghĩa vận tải còn có ý nghĩa xã hội, an ninh quốc phòng. - Giao thông đối nội: Giao thông đối nội đảm bảo việc lưu thông giữa các khu vực trong thành phố. Giao thông đốn nội bao gồm việc vận tải hàng hoá, hành khách với các nhiệm vụ cụ thể sau: + Vận tải hàng hoá: là việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận tải hàng hoá phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng. + Vận tải hành khách: phục vụ nhu cầu của người lao động từ nhà tới nơi làm việc, học sinh sinh viên từ nhà tới trường học và ngược lại, phục vụ nhu cầu của khách tham quan, khách vãng lai và các nhu cầu đi lại khác… Các phương tiện phục vụ giao thông đốn nội có thể kể đến sau: + Giao thông đường bộ: xe bus, xe con, ôtô điện, xe tải… + Giao thông đường sắt: tàu điện, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. + Giao thông đường thuỷ: tàu ngầm, ca nô, thuyền. + Giao thông đường hàng không: máy bay thương mại loại nhỏ, trực thăng. + Giao thông đường dây (cáp treo). - Quan hệ giao thông đối nội và giao thông đối ngoại: + Giao thông đối nội và giao thông đối ngoại có quan hệ chặt chẽ với nhau, nó ảnh hưởng đến việc quy hoạch và cấu trúc của mạng lưới đường thành phố. Sự gắn kết giữa hai chức năng được thực hiện thông qua các đường hướng tâm và đường vành đai thành phố. + Giao thông đối nội và giao thông đối ngoại có liên hệ chặt chẽ thông qua các đầu mối giao thông: ga xe lửa, bến cảng, bến ôtô, sân bay. Nếu quy hoạch tốt các đầu mối sẽ giảm trung chuyển cho khách hàng. Nói chung, giao thông đô thị hết sức phức tạp, tính chất phức tạp của nó do các nguyên nhân sau: + Có nhiều điểm tập trung người và hàng hoá trong đô thị. + Quy mô vận tải của một số tuyến không ổn định về mặt thời gian và số lượng. + Thành phần xe chạy phức tạp. + Do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nên hành khách và phương tiện phát triển nhanh mà hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp. + Mật độ đường lớn, có nhiều nút giao cắt, gây khó khăn cho việc quản lý và tổ chức giao thông. b. Hệ thống vận tải đô thị. Vai trò của hệ thống vận tải đô thị: Hệ thống vận tải đô thị bao gồm vận tải hành khách, vận tải hàng hoá và vận tải chuyên dùng. - Vân tải hành khách trong phạm vi thành phố phục vụ sự đi lại của nhân dân nội thành và khách du lịch. Bao gồm: các phương tiện GTCC (xe bus, xe điện bánh sắt, xe điện bánh hơi, tầu điện ngầm, tầu hoả ngoại thành, tầu thuỷ) và phương tiện cá nhân (ôtô con, xe máy, xe đạp, đi bộ). - Vận tải hàng hóa thành phố có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa cho khu vực nội, ngoại thành, sử dụng hợp lý các loại xe tải nhỏ. - Vận tải chuyên dùng có nhiệm vụ đảm bảo mọi yêu cầu cho các dịch vụ thường xuyên và thiết yếu của thành phố như hót rác, rửa đường, chữa cháy… Vận tải đô thị Hàng hoá Hành khách Chuyên dùng Điều khiển GT Hỗ trợ kỹ thuật Chữa cháy Thương nghiệp Xây dựng Phân loại vận tẩi đô thị Y tế Bảng 1.5: Hệ thống vận tải đô thị Xe đạp Ô tô cá nhân PT công cộng PT cá nhân Xe máy PT công cộng cổ điển Tuyến đi lại liên tục Ô tô bus với tuyến kép Ô tô bus VT theo yêu cầu Ôtô bus với HT sức kéo độc lập PT đặc biệt DT lớn Ca bin lớn Ca bin nhỏ Xe điện ngầm PT đặc biệt Tàu ngoại thành Mi ni bus Taxi Xe điện BH Xe điện BS Ô tô bus Nguồn: “Đường đô thị và tổ chức giao thông đô thị” 1.2.2. Khái niệm, chức năng và phân loại đường đô thị. a. Khái niêm: - Đô thị: Theo Nghị định 72/2001/NĐ – CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ thì Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, Quy mô dân sô lớn hơn 4.000 người, Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn 65%, có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đạt trên 70% mức tiêu chuẩn, mật độ dân số đủ cao, hay nói cách khác Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104-2007 (TCXDVN 104-2007) thì: - Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ trong đô thị bao gồm phố, đường ôtô thông thường và các đường chuyên dụng khác. - Đường ôtô (trong đô thị): là đường trong đô thị, hai bên đường không hoặc rất ít được xây dựng nhà cửa, đây là đường phục vụ giao thông vận tải là chủ yếu (đường cao tốc, đường quốc lộ, đường vận tải nối giữa các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi ...). - Phố: là đường trong đô thi, mà dải đất dọc hai bên đường được xây dựng các công trình dân dụng với tỉ lệ lớn. - Đường đi bộ: là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết kế chuyên dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường. - Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. b. Chức năng của đường đô thị. Chức năng giao thông: Đây là chức năng cơ bản của mạng lưới đường phố, đảm bảo liên hệ giao thông thuận lợi, nhanh chóng với quãng đường ngắn nhất giữa các khu vực của Thành phố, giữa nội thành với ngoại thành, giữa các vùng ngoại thành với nhau và với các địa phương khác. Các tuyến GTCC phải hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thành phố tới công sở, nhà máy, trường học và các nơi dịch vụ công cộng khác. Các tuyến đường phải có khả năng phân luồng khi cần sửa chữa hay có ách tắc giao thông, tránh làm các đường độc đạo. Chức năng kỹ thuật: Các thành phố hiện đại có mạng lưới kỹ thuật phức tạp bố trí trên hoặc dưới đường phố, nên đường phố phải có mặt cắt ngang đủ rộng để bố trí mạng lưới kỹ thuật (điện, thông tin, cấp thoát nước, giao thông ngầm). Tốt nhất các mạng lưới này nên được bố trí ở vị trí hè đường, khi xây dựng, sửa chữa khỏi phải đào phá đường. Chức năng mỹ quan: Vẻ đẹp của một thành phố do các công trình giao thông, các công trình kiến trúc ven đường, hệ thống cây xanh, thảm cỏ, hồ nước tạo nên. Các công trình giao thông đặc biệt là các công trình nổi phải hài hòa với kiến trúc xung quanh tạo nên vẻ đẹp cho thành phố. c. Phân loại đường đô thị. Phân loại đường theo chức năng. Đường đô thị có 2 chức năng cơ bản: chức năng giao thông và chức năng không gian. - Chức năng giao thông: Được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng KNTH. Chức năng giao thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận. Theo chức năng này đường đô thị được phân loại như sau: Bảng 1.6: Phân loại đường đô thị Việt Nam Loại đường phố Chức năng Đường phố nối liên hệ (*) Tính chất giao thông Ưu tiên rẽ vào khu nhà Tính chất dòng Tốc độ Dòng xe thành phần Lưu lượng xem xét (**) 1 Đường cao tốc đô thị Có chức năng giao thông cơ động rất cao. Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục. Đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn.Thường phục vụ nối liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các trung tâm công nghiệp, bến cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh... Đường cao tốc Đường phố chính Đường vận tải Không gián đoạn, Không giao cắt Cao và rất cao Tất cả các loại xe ôtô và xe môtô (hạn chế) 50000 ¸ 70000 Không được phép 2 Đường phố chính đô thị Có chức năng giao thông cơ động cao a-Đường phố chính chủ yếu Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa toàn đô thị. Đáp ứng lưu lượng và KNTH cao. Nối liền các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn, các công trình cấp đô thị Đường cao tốc Đường phố chính Đường phố gom Không gián đoạn trừ nút giao thông có bố trí tín hiệu giao thông điều khiển Cao Tất cả các loại xe - Tách riêng đường, làn xe đạp 20000 ¸ 50000 Không nên trừ các khu dân cư có quy mô lớn b-Đường phố chính thứ yếu Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn. Nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực. Cao và trung bình 20000 ¸ 30000 3 Đường phố gom Chức năng giao thông cơ động - tiếp cận trung gian a-Đường phố khu vực Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực như trong khu nhà ở lớn, các khu vực trong quận Đường phố chính Đường phố gom Đường nội bộ Giao thông không liên tục Trung bình Tất cả các loại xe 10000 ¸ 20000 Cho phép b-Đường vận tải Là đường ôtô gom chuyên dùng cho vận chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp tập trung và nối khu công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục chính Đường cao tốc Đường phố chính Đường phố gom Trung bình Chỉ dành riêng cho xe tải, xe khách. - Không cho phép c-Đại lộ Là đường có quy mô lớn đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian nhưng đáp ứng chức năng không gian ở mức phục vụ rất cao. Đường phố chính Đường phố gom Đường nội bộ Thấp và trung bình Tất cả các loại xe trừ xe tải - Cho phép 4 Đường phố nội bộ Có chức năng giao thông tiếp cận cao a-Đường phố nội bộ Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi phường, đơn vị ở, khu công nghiệp, khu công trình công cộng hay thương mại… Đường phố gom Đường nội bộ Giao thông gián đoạn Thấp Xe con, xe công vụ và xe 2 bánh Thấp Được ưu tiên b-Đường đi bộ Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố nội bộ; đường song song với đường phố chính, đường gom Đường nội bộ - Bộ hành - c-Đường xe đạp Thấp Xe đạp - Chú thích: (*):Thay tiêu chuẩn TCXD 104:1983 bằng tiêu chuẩn 104:2007. (**): Ngưỡng giá trị lưu lượng chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn vị tính: xe/ngày.đêm theo đầu xe ôtô (đơn vị vật lý) Nguồn:” Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104-2007” - Chức năng không gian của đường: Được biểu thị qua quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ của đường. Trong phạm vi này mỗi bộ phận của mặt cắt ngang được thể hiện rõ chức năng không gian của nó như: kiến trúc cảnh quan, môi trường, bố trí công trình hạ tầng ở trên và dưới mặt đất… 1.2.3 So sánh đường đô thị và đường bộ (đường ngoài đô thị). a. Những điểm giống nhau giữa đường bộ và đường đô thị: Đường bộ và đường đô thị có những điểm giống nhau là vì: - Cả hai đều phục vụ cho mục đích giao thông vận tải. - Có cùng phương tiện tham gia giao thông vận tải là ô tô, xe máy, xe đạp, các phương tiện tham gia giao thông khác và người đi bộ. - Cùng sử dụng những vật liệu xây dựng như nhau. Do những điểm giống nhau trên nên trong tiêu chuẩn thiết kế đường bộ và tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị có những điểm giống nhau. Có thể thấy những điểm giống nhau cơ bản của hai loại đường là những yếu tố hình học của phần đường xe chạy nhằm đảm bảo tốc độ và an toàn giao thông. b. Những điểm khác nhau giữa đường bộ và đường đô thị. - Đường ngoài đô thi: có mục đích chính là phục vụ cho giao thông vận tải, được thiết kế sao cho thoả mãn yêu cầu xe chạy với tốc độ cao, an toàn và êm thuận cho người tham gia giao thông. - Đường đô thị: ngoài mục đích phục vụ cho giao thông vận tải còn có những mục đích rất quan trọng. Dọc theo các đường phố được bố trí các công trình công cộng, nhà ở, các tiểu cảnh kiến trúc, và cây xanh. Vẻ đẹp của đường phố chính là sự kết hợp hài hoà giữa công trình và không gian đường phố. Đường đô thị phải tạo điều kiện cho con người cảm thụ được vẻ đẹp của đô thị. Trong đó thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên lạc đều được bố trí ở dưới đường vì vậy ngoài chức năng giao thông đường đô thị còn là nơi đặt các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Khác với các điểm dân cư nông thôn, trong các đô thị mật độ xây dựng thường khá cao, vì vậy đường phố có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện thông thoáng, chiếu sáng cũng như vệ sinh môi trường. Cụ thể như sau: Mặt cắt ngang đường: + Đường ngoài đô thị, mặt cắt ngang đường bao gồm phần đường xe chạy, dải phân cách, lề đường, rãnh thoát nước mưa. Ở những vị trí cần thiết, mặt cắt ngang đường có thể có phần đường cho người đi bộ, dải trồng cây. Như vậy mặt cắt ngang đường ngoài đô thị được thiết kế sao cho thoả mãn yêu cầu giao thông, nhất là giao thông cơ giới. + Đường đô thị, thông thường mặt cắt ngang gồm có phần đường cho xe cơ giới, đường dành cho xe thô sơ (có thể có hoặc dùng chung với xe cơ giới), hè cho người đi bộ (nhiều nơi còn có phần đường xe lăn dành cho người tàn tật), các dải phân cách, có thể có đường sắt đô thị chạy trên cao, chạy ngầm hoặc chạy cùng mức với đường phố, cột điện chiếu sáng. Một bộ phận không thể thiếu trong mặt cắt ngang đường đô thị là các công trình dường dây, đường ống nổi và ngầm. Mặt cắt ngang không chỉ được thiết kế nhằm thoả mãn yêu cầu về giao thông đô thị mà còn thoả mãn các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan đô thị cũng như yêu cầu về bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác của đô thị. Mặt bằng tuyến đường và những ràng buộc của quy hoạch mạng lưới. + Đường ngoài đô thị, khi thiết kế tuyến, người thiết kế được chủ động lựa chọn vị trí tuyến sao cho đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật. Những yếu tố tuyến ít được đặt ra, chủ yếu tại những vị trí đặc biệt. + Đường đô thị, khi thiết kế tuyến thường đã được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị. Tuỳ theo các quy hoạch thiết kế xây dựng trước đó đã được phê duyệt, mà những khống chế về mặt bằng tuyến có khác nhau về mức độ chi tiết. Như vậy khi thiết kế đường đô thị cần phải tham khảo một cách kỹ lưỡng các đồ án quy hoạch quy hoạch đang được thực thi cũng như những bản vẽ của các tuyến đường khác có liên quan tới tuyến đường đang được nghiên cứu. Thông thường mặt bằng tuyến được khống chế tại các nút giao thông, những điểm chuyển hướng, những điểm giao với các tuyến đường khác Cao độ thiết kế tuyến đường và mối quan hệ giữa cao độ thiết kế với cao độ san nền trong quy hoạch xây dựng độ thị. + Đường ngoài đô thị, khi thiết kế mặt cắt dọc tuyến, những cao độ thiết kế thường là những điểm giao với các tuyến đường khác. Thông thường cao độ của đường cao hơn cao độ của khu đất hai bên đường để đường thoát nước tốt, đảm bảo nền mặt đường ổn định. + Đường đô thị khi thiết kế mặt cắt dọc, các cao độ thiết kế cần phải lựa chọn cho phù hợp với cao độ trong quy hoạch san nền thoát nước đô thị. Thông thường cao độ của đường thấp hơn cao độ của khu đất xây dựng hai bên đường, để tạo điều kiện tốt cho cảnh quan đô thị, cũng như thuận lợi cho việc bố trí công trình ngầm (đặc biệt là hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn) cho đô thị. Tổ hợp công trình ngầm trong đường đô thị: + Đường ngoài đô thị, cũng có thể có các công trình ngầm nhưng không nhiều, vì vậy việc bố trí các công trình đường dây đường ống ngầm không gây khó khăn. + Đường đô thị, có rất nhiều loại công trình đường dây đường ống nổi và ngầm chính vì vậy yêu cầu phải tổ chức bố trí công trình ngầm trong thiết kế đường đô thị. Những người lập dự án, thiết kế xây dựng nâng cấp, cải tạo hay xây dựng tuyến đường cần chú ý để trách sự nhầm lẫn xảy ra dẫn tới tốn kém kinh phí đầu tư, mất đi vẻ đẹp của thành phố. 1.2.4 Các yếu tố của đường đô thị. a. Phân cấp kỹ thuật đường đô thị. - Mỗi loại đường trong đô thị được phân thành các cấp kỹ thuật tương ứng với các chỉ tiêu kỹ thuật nhất định. Cấp kỹ thuật thường được gọi tên theo trị số tốc độ thiết kế 20,40,60,... (km/h) và phục vụ cho thiết kế đường phố. - Việc xác định cấp kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào chức năng của đường phố trong đô thị, điều kiện xây dựng, điều kiện địa hình vùng đặt tuyến, và cấp đô thị. Bảng 1.7: Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại điều kiện địa hình Loại đô thị Đô thị đặc biệt, I Đô thị loại II, III Đô thị loại IV Đô thị loại V Địa hình (*) Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đường cao tốc đô thị 100, 80 70, 60 - - - - - - Đường phố chính đô thị Chủ yếu 80,70 70,60 80,70 70,60 - - - - Thứ yếu 70,60 60,50 70,60 60,50 70,60 60,50 - - Đường phố gom 60,50 50,40 60,50 50,40 60,50 50,40 60,50 50,40 Đường nội bộ 40,30,20 30,20 40,30,20 30,20 40,30,20 30,20 40,30,20 30,20 Nguồn: “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104 – 2007” Ghi chú: 1. Lựa chọn cấp kỹ thuật của đường phố ứng với thời hạn tính toán thiết kế đường nhưng nhất thiết phải kèm theo dự báo quy hoạch phát triển đô thị ở tương lai xa hơn (30-40 năm) 2. Trị số lớn lấy cho điều kiện xây dựng loại I,II; trị số nhỏ lấy cho điều kiện xây dựng loại II, III. 3. Đối với đường phố nội bộ trong một khu vực cần phải căn cứ trật tự nối tiếp từ tốc độ bé đến lớn 4. Đường xe đạp được thiết kế với tốc độ 20km/h hoặc lớn hơn nếu có dự kiến cải tạo làm đường ôtô. Chú thích: (*): Phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang (i) phổ biến của địa hình như sau: - Vùng đồng bằng i=10%. - Vùng núi i>30% - Vùng đồi: đồi thoải (i=10-20%) áp dụng theo địa hình đồng bằng, đồi cao (i=20-30%) áp dụng theo địa hình vùng núi (**): Phân loại điều kiện xây dựng - Loại I: ít bị chi phối về vấn đề giải phóng mặt bằng, nhà cửa và các vấn đề nhạy cảm khác. - Loại II: Trung gian giữa 2 loại I và III. - Loại III: Gặp nhiều hạn chế, chi phối khi xây dựng đường phố với các vấn đề về giải phóng mặt bằng, nhà cửa hoặc các vấn đề nhạy cảm khác. b. Các bộ phận của đường đô thị (mặt cắt ngang đường đô thị). Mặt cắt ngang đường đô thị gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ... Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này, tuy nhiên bộ phận không thể thiếu được trên mặt cắt ngang đường đô thị là phần xe chạy và lề đường. Phần xe chạy: - Phần xe chạy là phần mặt đường dành cho các phương tiện đi lại bao gồm các làn xe cơ bản và các làn xe phụ (nếu có). - Các làn xe có thể được bố trí chung trên một dải hay tách riêng trên các dải khác nhau tuỳ thuộc vào tổ chức giao thông dùng chung hay dùng riêng. - Chiều rộng của phần xe chạy phải đảm bảo xe chạy an toàn, thông suất. Chiều rộng của phần xe chạy do số làn xe quyết định. Số làn xe phụ thuộc vào lưu lượng xe, thành phần xe chạy trong tương lai, và khả năng thông qua của mỗi làn, tuy nhiên cũng nên xét 1 làn cho dải đỗ xe. Chiều rộng mỗi làn có thể là 3.0m, 3.5m, 3.75 tuỳ thuộc vào vận tốc thiết kế. Chiều rộng mỗi làn xe và số làn xe có thể tham khảo bảng 1.8 Bảng 1.8: Chiều rộng một làn xe, và số làn xe tối thiểu. Loại đường Tốc độ thiết kế, km/h Số làn xe tối thiểu Số làn xe mong muốn 100 80 70 60 50 40 30 20 Đường cao tốc đô thị 3,75 3,50 4 6-10 Đường phố chính đô thị Chủ yếu 3,75 3,50 6 8-10 Thứ yếu 3,50 4 6-8 Đường phố gom 3,50 3,25 2 4-6 Đường phố nội bộ 3,25 3,0(2,75) 1 2-4 Nguồn: “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104 – 2007” - Độ dốc ngang phần xe chạy: Các trường hợp xem xét bố trí dốc ngang 2 mái: + Trên đường phố hai chiều, không có dải phân cách, từ 2 làn xe trở lên; điểm cao nhất thường bố trí ở tim phần xe chạy. + Trên đường phố một chiều, có 4 làn xe trở lên; điểm cao nhất thường bố trí ở tim phần xe chạy hoặc điểm tiếp giáp giữa các mép làn nào đó tuỳ thuộc vào thiết kế tổ chức giao thông sử dụng làn. + Trên đường phố có dải phân cách rộng, mỗi hướng có 4 làn trở lên; điểm cao nhất thường bố trí ở tim phần xe chạy hoặc điểm tiếp giáp giữa các mép làn nào đó tuỳ thuộc vào thiết kế tổ chức giao thông sử dụng làn. Các trường hợp không thuộc những quy định trên đây thì bố trí dốc ngang một mái. Bảng 1.10: Độ dốc ngang phần xe chạy Loại mặt đường Độ dốc ngang (%0) Bê tông xi măng và bê tông nhựa Các loại mặt đường nhựa khác Đá dăm, đá sỏi Cấp phối, đất gia cố 15-25 20-30 25-35 30-40 ghi chú: Khi độ dốc dọc lớn nên chiết giảm độ dốc ngang cho trong bảng trên từ 5-15‰ nhưng vẫn bảo đảm để độ dốc ngang thông thường không bé hơn 15‰. Khi độ dốc dọc nhỏ, độ dốc ngang được thiết kế thay đổi trong phạm vi lề đường và mặt đường có chiều rộng 1,5-2,0m cách rãnh biên để tăng khả năng thoát nước mặt đường và thu nước vào giếng thu. Nguồn: “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104 – 2007” Lề đường: - Lề đường là phần cấu tạo tiếp giáp với phần xe chạy có tác dụng bảo vệ kết cấu mặt đường, cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng thông hành, tăng an toàn chạy xe, bố trí thoát nước, dừng đỗ xe khẩn cấp và để vật liệu khi duy tu sửa chữa… - Lề đường bắt buộc phải có đối với đường phố, đây là nơi dành cho người đi bộ, trồng cây xanh, bố trí công trình ngầm phía dưới. Ở nước ta, lề đường đôi khi sử dụng với nhiều mục đích như: đi bộ, để xe máy, hoạt động thương mại với dịch vụ nhỏ gia đình. - Cấu tạo lề đường: + Lề đường đủ rộng để thoả mãn chức năng được thiết kế - bảng dưới quy định tối thiểu bề rộng phải đạt được, thường tính từ mép phần xe chạy đến mép ngoài bó vỉa. + Bề rộng tối thiểu của lề đường phải đủ để bố trí dải mép (ở đường phố có tốc độ lớn hơn 40km/h), và rãnh biên (nếu có). + Dải mép là một dải đường hẹp ở sát mép phần xe chạy có tác dụng bảo vệ mặt đường, và dẫn hướng- an toàn. Trên phần lề giáp phần xe chạy được kẻ một vạch sơn dẫn hướng cấu tạo theo “Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-273”. Bảng 1.11: Chiều rộng tối thiểu của lề đường và dải mép, m Cấp kỹ thuật, km/h 100 80 70 60 50 40 30 20 Bề rộng lề, m 2,5 ¸3 2,0 ¸ 3 2 ¸2,5 1,5¸2,5 0,75¸1 0,5 0,5 0,3 Bề rộng dải mép khi ở - Điều kiện xây dựng I - Điều kiện xây dựng II, III 1,00 0,75 0,75 0,50 0,75 0,50 0,50 0,25 0,25 – – – – – – – Ghi chú: 1. Trị số lớn lấy cho điều kiện xây dựng thuận lợi (loại I); trị số nhỏ lấy cho điều kiện xây dựng không thuận lợi (loại II, III). 2. Tốc độ thiết kế = 60km/h lấy đủ chiều rộng để dừng xe khẩn cấp Nguồn: “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104 – 2007” Phần phân cách: - Phần phân cách bao gồm 2 loại: + Phần cách giữa: dùng để phân tách các hướng giao thông ngược chiều + Phần cách ngoài: dùng để phân tách giao thông chạy suốt có tốc độ cao với giao thông địa phương, tách xe cơ giới với xe thô sơ, tách xe chuyên dụng với các loại xe khác. Phân phân cách có thể gồm 2 bộ phận: dải phân cách và dải mép (dải an toàn). Dải mép chỉ được cấu tạo khi tốc độ thiết kế ≥50km/h. Hình 1.12: Cấu tạo điển hình phần phân cách Phần xe chạy Phần xe chạy Dải Phân cách Dải an toàn Dải an toàn Phần phân cách Nguồn: “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104 – 2007” - Tác dụng chính của dải phân cách tách các luồng xe theo hướng ngược chiều, tách giữa giao thông cơ giới và giao thông thô sơ. Dải phân cách phải được xây dựng ở các đường cao tốc chính thành phố, đường giao thông chính toàn thành phố. Việc quyết định chiều rộng phụ thuộc vào quỹ đất đai dành cho nền đường. Đối với đường cũ, đường cải tạo có thể dùng vạch sơn liền nét, hoặc dải phân cách mềm. Nếu điều kiện cho phép nên chọn chiều rộng từ 3 – 4 m, với chiều rộng này có thể ngăn ánh sáng pha đèn ô tô đi ngược chiều về ban đêm, cũng có thể bố trí làn riêng rẽ trái tại nút giao thông bằng cách xén dải phân cách. - Dải mép (dải an toàn) là phần bề rộng giữa dải phân cách và phần xe chạy. Dải mép được vạch sơn để dẫn hướng, chỉ phạm vi phần xe chạy cho người lái, tăng an toàn giao thông. Kết cấu của dải mép được thiết kế như kết cấu phần xe chạy. Bề rộng của dải mép tuỳ thuộc vào tốc độ thiết kế của đường phố. - Tuỳ theo yêu cầu về chức năng mà quy hoạch định bề rộng dải phân cách, thiết kế kiểu dáng và cảnh quan. Luôn yêu cầu dải phân cách phải đạt được tính thẩm mỹ cao, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị. Hè đường: - Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo… Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến phố, mà không có trên đường ôtô thông thường. - Bề rộng hè đường: + Bề rộng hè đường được xác định theo chức năng được đặt ra khi thiết kế, xây dựng. + Căn cứ vào loại đường phố, yêu cầu quy hoạch kiến trúc không gian 2 bên đường phố để cân đối giữa bề rộng đường phố với chiều cao các công trình. + Quy định chiều rộng tối thiểu đủ cho bộ hành và bố trí điện chiếu sáng trong dưới. Bảng 1.13: Chiều rộng tối thiểu của hè đường Loại đường Chiều rộng tối thiểu của hè đường, m Điều kiện xây dựng I II III Đường cao tốc đô thị - - - Đường phố chính đô thị Chủ yếu 7,5 5,0 4,0 Thứ yếu 7,5 5,0 4,0 Đường phố khu vực 5,0 4,0 3,0 Đường phố nội bộ 4,0 3,0 2,0 (1,0) Ghi chú: - Yêu cầu về hè đường của đại lộ áp dụng như đường phố chính đô thị - Kích thước trong bảng áp dụng đối với trường hợp phố thông thường. Ở các khu đô thị cao tầng, phố thương mại, phố đi bộ, đại lộ cần thiết kế đường đi bộ đặc biệt: rộng hơn, tiện nghi hơn, kiến trúc cảnh quan tốt hơn. Nguồn: “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104 – 2007” + Đối với các đoạn hè đường bị xén để mở rộng mặt đường (điểm dừng đỗ xe buýt...), bề rộng hè đường còn lại không được nhỏ hơn 2m, và phải tính toán đủ để đáp ứng nhu cầu bộ hành. Đường dành riêng cho xe điện, xe buýt : - Đối với đường phố có đường xe điện thì có thể bố trí trên dải phân cách giữa, hoặc bố trí lệch về mỗi bên. Đối với đường xe điện chạy nhanh phải bố trí riêng hay bố trí lên cao tách riêng với đường bộ. - Ở nhiều thành phố lớn, lưu lượng xe buýt trên tuyến lớn, có thể bố trí riêng một làn mỗi hướng cho xe buýt và cấm các phương tiện khác đi vào để tăng vận tốc và khả năng thông xe của xe buýt. Dải trồng cây: - Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải đất dành riêng ở 2 bên đường. Ở phạm vi bề rộng dải trồng cây thường kết hợp để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật (cột điện, trạm biến áp nhỏ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, công trình ngầm…). Khi kết hợp thiết kế bố trí các công trình này, không được làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện giao thông xe cộ và đi bộ. - Kích thước dải trồng cây: Kích thước chính của dải trồng cây trên trắc ngang lấy theo bảng 1.8 tuỳ theo chiều rộng và công dụng của dải đất dành lại, có xét tới chiều rộng tối thiểu để trồng các loại cây khác nhau. Bảng 1.14: Kích thước dải trồng cây Hình thức trồng cây Chiều rộng tối thiểu (m) Cây bóng mát trồng 1 hàng Cây bóng mát trồng 2 hàng Dải cây bụi, bãi cỏ Vườn cây trước nhà 1 tầng Vườn cây trước nhà nhiều tầng 2,0 5,0 1,0 2,0 6,0 Ghi chú: 1. Nếu không sử dụng toàn bộ dải đất để trồng cây thì trồng theo ô có kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ thước loại cây trồng nhưng nên áp dụng thống nhất trên từng đoạn có chủ thể kiến trúc đặc trưng. 2. Đối với các đường phố kiểm soát nghiêm ngặt lối ra vào (FC) hoặc kiểm soát một phần lối ra vào (PC) nên trồng cây theo dải liên tục. Nguồn: “Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104 – 2007”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBan 2.doc
  • docBan 3.doc
  • docBan 4.doc
  • docBản 1.doc
Luận văn liên quan