Đề xuất phương án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị trung hòa nhân chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH 1 1.1. Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị 1 1.1.1. Đô thị hoá và quá trình đô thị hoá 1 1.1.2. Các thành phần cấu thành đô thị 2 1.1.3. Đặc điểm giao thông đô thị . 2 1.2. Phương pháp luận quy hoạch giao thông tĩnh đô thị . 4 1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị . 4 1.2.2. Phương pháp luận quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đô thị . 7 1.2.3.Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe : 9 1.3 Phương pháp xác định công suất và thiết kế công trình đỗ xe . 10 1.3.1 Các phương pháp tính toán nhu cầu đỗ xe trong quy hoạch giao thông tĩnh 10 1.3.3.Các mô hình tổ chức -thiết kế và quản lý giao thông tĩnh đô thị . 14 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG GTĐT HÀ NỘI VÀ PHƯỜNG NHÂN CHÍNH 23 2.1 Tổng quan về Hà Nội 23 2.1.1: Điều kiện tự nhiên: . 23 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội . 24 2.2 Hiện trạng giao thông và giao thông tĩnh tại Hà Nội 25 2.2.1: Hiện trạng giao thông đô thị tại Hà Nội . 25 2.2.2 Giao thông tĩnh Hà Nội . 32 2.3. Giao thông và giao thông tĩnh Phường Nhân Chính 40 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH KHU ĐÔ THỊ NHÂN CHÍNH 50 3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải hà nội đến năm 2020 . 50 3.1.1. Định hướng phát triển không gian Hà Nội . 50 3.1.2. Định hướng phát triển giao thông Hà nội đến năm 2020 . 51 3.2. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại và dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 55 3.2.1. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại ở khu vực nghiên cứu 55 3.2.2. Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 59 3.3. Đề xuất và đánh giá các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho khu đô thị Nhân Chính . 63 3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án . 81 3.4.1. Lựa chọn địa điểm, hình thức bố trí đỗ và công suất thiết kế . 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 87 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO90

docx99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4120 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất phương án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị trung hòa nhân chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến các cửa hàng trong một giờ trong khu đô thị Nhân Chính của các năm trước đây (chưa có các cuộc điều tra trước đây về vấn đề này) nên công việc dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng trong những năm tới gặp rất nhiều khó khăn. Khi mà đời sống của người dân tăng cao thì nhu cầu mua sắm của họ tăng theo, tức là khả năng họ sẽ đến các cửa hàng trong khu đô thị Nhân Chính cũng nhiều hơn. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước hiện nay đang suy thoái mọi người hạn chế chi tiêu chỉ dành chi tiêu các mặt hàng cần thiết và đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày làm giảm chuyến đi mua sắm của khách hàng tới các cửa hàng. Mặt khác trong vòng 5 năm tới với sự phát triển của các loại hình dịch vụ như dịch vụ chuyển hàng tận nhà cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách đến cửa hàng mua sắm. Do vậy ở đây ta giả thiết là tốc độ tăng nhu cầu mua sắm, giao dịch trong khu vực nghiên cứu sẽ là 4%/năm (ở đây chỉ xét đối tượng có nhu cầu trực tiếp đến mua sắm và giao dịch ở các trung tâm, văn phòng các cửa hàng trong kinh doanh khu vực nghiên cứu ). Do đó nhu cầu đỗ xe cho nhóm khách hàng trong vòng 5 năm tới như sau: Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng Năm Diện tích đỗ xe cần thiết (m2) Tổng Xe máy Ô tô 2009 24624 22800 47424 2010 25609 23712 49321 2011 26634 24661 51295 2012 27699 25647 53346 2013 28807 26673 55480 2014 29959 27740 57699 Ghi chú: năm 2009 là số liệu quan sát. Dự báo nhu cầu đỗ xe cho nhóm dân cư: Để dự báo nhu cầu đỗ xe cho dân cư trong khu vực nghiên cứu ta dự báo riêng cho sự tăng trưởng xe máy và tăng trưởng ô tô con theo mức độ tăng trưởng trên 1000 dân. Phương pháp dự báo như sau : Dự báo mức số dân cư khu vực nghiên cứu trong những năm tới: Theo kết quả thống kê của tổng cục thống kê và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thủ đô thì dân số của thủ đô Hà Nội hiện nay và dự báo trong những năm tới sẽ có mức tăng cơ học ổn định là 1.05%/năm. Dự báo số lượng xe máy, ô tô và nhu cầu đỗ xe máy và ô tô của nhóm dân cư: Đối với xe máy Sau khi có số liệu xe máy/1000 dân trong các năm từ năm 2000 đến năm 2006 chạy hàm hồi quy, kết hợp với kết quả nghiên cứu của TS. Khuất Việt Hùng, căn cứ vào chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng trong vòng những năm tới ta lấy kết quả để phục vụ cho công tác dự báo là số lượng xe máy trong 5 năm tới sẽ tăng trung bình 9%/năm (tính trong mối quan hệ với giữa số xe máy/1000 dân). Đối với ô tô Để dự báo số lượng ô tô con cho khu vực nghiên cứu ta lấy kết quả dự báo của tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải thực hiện năm 2004 cho rằng trong vòng những năm tới lượng ô tô con/1000 dân sẽ tăng khoảng 12%/năm. Theo báo cáo của sở giao thông công chính thì lượng ô tô con / 1000 dân sẽ tăng khoảng 12% - 15% . Trong phạm vi đồ án này chúng ta lấy hệ số tăng trưởng xe con bằng 15%. Từ các phương pháp dự báo trên ta được kết quả dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm dân cư trong bảng sau : Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu đỗ xe nhóm dân cư Năm Dân số (người ) Số xe máy/1000 dân Nxe máy (chiếc ) S xe máy (m2) Số ô tô/1000 dân Nô tô (chiếc ) Sô tô (m2) 2009 31000 448 13888 4500 11.5 357 860 2010 32550 488 15885 5147 13.2 430 1040 2011 34178 532 18183 5892 15.2 520 1260 2012 35887 580 20815 6744 17.5 629 1520 2013 37681 632 23815 7716 20.1 758 1820 2014 39565 689 27261 8833 23.1 914 2200 Ghi chú: - Năm 2009 là số quan sát để so sánh. - Từ số xe tính ra nhu cầu đỗ xe được thực hiện như phần xác định nhu cầu ở hiện tại. - Số xe ô tô con/1000 dân ở đây không tính xe của các đơn vị sự nghiệp * Tổng hợp dự báo nhu cầu đỗ xe trong khu vực nghiên cứu : Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu Năm Nhóm nhân viên cửa hàng KD Nhóm Khách Hàng Nhóm dân cư Tổng Xe máy Ô tô Tổng Xe máy Ô tô Tổng Xe máy Ô tô Tổng Xe máy Ô tô Tổng 2009 11080,8 0 25856 24624 22800 47424 4500 860 5360 40204,8 23660 63864,8 2010 11080,8 0 25856 25609 23712 49321 5147 1040 6187 41836,8 24752 66588,8 2011 11080,8 0 25856 26634 24661 51295 5892 1260 7152 43606,8 25921 69527,8 2012 11080,8 0 25856 27699 25647 53346 6744 1520 8264 45523,8 27167 72690,8 2013 11080,8 0 25856 28807 26673 55480 7716 1820 9536 47603,8 28493 76096,8 2014 11080,8 0 25856 29959 27740 57699 8833 2200 11033 49872,8 29940 79812,8 Số ô đỗ tương ứng 4104 0 11096 1387 3272 110 18472 1497 Ghi chú : Số ô đỗ tương ứng tính cho năm 2014. Nhận xét : Qua kết quả dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu ta thấy trong vòng 5 năm tới trung bình mỗi năm nhu cầu giao thông tĩnh se tăng 3,83%/năm.Đây là 1 con số đáng lo ngại, gây áp lực lớn cho vấn đề giải quyết giao thông tĩnh của khu vực. Do đó cần có những biện pháp và chương trình cụ thể để giải quyết bài toán nhu cầu đỗ xe như dùng các biện pháp quản lý để hạn chế đỗ xe (như thu phí đỗ theo thời gian đỗ, hạn chế đỗ xe trên đường phố...), các biện pháp xây dựng các ga ra đỗ xe nhiều tầng, bãi đỗ xe ngầm, tổ chức đỗ xe trên đường phố,... 3.3. Đề xuất và đánh giá các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho khu đô thị Nhân Chính. Như đã xác định ở phần trên (mục 3.2), hiện tại nhu cầu đỗ xe trong khu vực là rất lớn và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh đang có chưa đáp ứng được nhu đỗ xe hiện tại cũng như dự báo cho tương lai. Để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu này thì phương án thiết kế và tổ chức các dải đỗ xe trên tuyến là không thể đáp ứng được nhu cầu mà phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhu như xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, các ga ra đỗ xe nhiều tầng, các biện pháp quản lý nhằm quản lý nhu cầu đỗ xe…Các dải đỗ xe thiết kế trên tuyến sẽ nhằm mục đích đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đỗ xe cho đối tượng chủ cửa hàng và khách mua sắm, một phần đáp ứng nhu cầu cho dân cư xung quanh tuyến phố, đáp ứng tối thiểu nhu cầu đỗ xe của nhóm khác (người đi làm, đi học, khách tham quan…). Như chúng ta đã biết khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực hạn mở rộng phát triển của thành phố. PhườngNhân Chính là nơi tập trung của nhiều trụ sở quan trọng, các ngân hàng và doanh nghiệp. Nơi này còn rất gần với trung tâm hội nghị Quốc gia, siêu thị Big C Thăng Long và tòa nhà Hanoi Landmark cao nhất Việt Nam cùng các trục đường huyết mạch như đường cao tốc Phạm Hùng, đường Trần Duy Hưng, đường Lê Văn Lương,... nên được coi là trung tâm mới của thành phố. Căn cứ vào định hướng về quy hoạch đỗ xe trong khu vực nghiên cứu thể hiện qua quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Theo quyết định số 108/1998/QĐ – TTg; 90/2008/QĐ – TTg và 490/2008/QĐ - TTg đã được Chính phủ phê duyệt, căn cứ vào quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. QĐ20 và căn cứ theo quyết định 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội vào tình hình thực tế hiện trạng đỗ xe cũng như nhu cầu đỗ xe trong khu vực nghiên cứu, ta có thể có các giải pháp thiết kế các giải đỗ xe trên tuyến phố như sau: Phương án 1: Thiết kế các dải đỗ xe ngay trên lòng đường dọc tuyến: Phương án này có ưu điểm là dễ tổ chức dòng giao thông ra vào cho xe vào dải đỗ, ít tốn kém vì tận dụng ngay được những điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của tuyến đường, không gây ảnh hưởng đến người đi bộ trên vỉa hè. Nhưng hạn chế lớn nhất của phương án này đó là việc đỗ xe trên đường như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến dòng giao thông đi lại trên đường, khó tổ chức đỗ xe, nhất là với những tuyến đường hẹp và có lưu lượng giao thông lớn. Với phương án này ta tổ chức hình thức đỗ xe ô tô đỗ song song với lòng đường và xe máy đỗ vuông góc với lòng đường. Hình 3.1. Hình thức tổ chức dải đỗ xe trên lòng đường và vỉa hè Ghi chú: Nô đỗ xe là số lượng ô đỗ trong dải đỗ xe thiết kế ở dưới lòng đường hoặc vỉa hè Hình 3.2. Hình thức thiết kế dải đỗ đỗ xe trên lòng đường hoặc trên vỉa hè song song hoặc vuông góc với lòng đường 1 2 Ghi chú: 1) Đỗ song song với lòng đường; 2) Đỗ vuông góc với lòng đường Theo tính toán tổng chiều dài lòng đường và vỉa hè có thể thiết kế dải đỗ xe dọc tuyến là : Chiều dài lòng đường có thể xắp xếp để cả ô tô ở 2 bên là: 2550m Chiều dài lòng đường chỉ có thể xắp xếp để cả ô tô ở một bên là : 1680m Chiều dài vỉa hè có thể để ô tô cả 2 bên là: 1850 m Chiều dài vỉa hè chỉ có thể để ô tô ở một bên là: 2180m Chiều dài lòng đường có thể xắp xếp xe máy ở 2 bên là: 2860m Chiều dài vỉa hè có thể xắp xếp xe máy ở 2 bên là : 3060m Theo “Nguyễn Xuân Trục. Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế công trình đô thị. Nhà xuất bản giáo dục” thì khả năng chứa của các sơ đồ đỗ xe (tính theo xe con cho 100 mét dài) như sau: - Loại song song với đường: 14 xe; - loại xiên góc với đường: 31 xe; - Loại vuông góc với đường: 43 xe; - Ta có chiều dài có thể thiết kế dải đỗ xe ô tô là: 2550x2 + 1680 = 7680m giả sử có 20% chiều dài đường là những vị trí không thể thiết kế dải đỗ xe trên lòng đường thì chiều dài đường có thể thiết kế dải đỗ xe cho ô tô là: 7680 x 80% = 6114 m Trên đoạn đường này ta thiết kế dải đỗ xe cho ô tô và xe máy theo tỷ lệ 80% cho ô tô và 20% cho xe máy => Chiều dài dải đỗ xe dành cho ô tô là 6114 x 80% = 4915,2m Chiều dài dải đỗ xe dành cho xe máy trong đoạn đường có thể thiết kế dải đỗ xe cho ô tô là: 6144 x 20% = 1198,8m Kích thước một ô đỗ xe máy là : Khoảng cách an toàn giữa 2 xe máy là 0,2 = Chiều rộng ô đỗ là 0,75 + 0,2 = 0,95 làm tròn thành 1 m. Chiều dài ô đỗ là 1,8 + 0,2 = 2m. Do xe máy đỗ vuông góc với lòng đường nên ta tính theo khoảng cách chiều rộng tức là 1m => Số ô đỗ xe ô tô có thể thiết kế là : (4915,2 : 100 ) x 14 = 688 (ô đỗ ) => Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế là : 1198,8 : 1 = 1198 ( ô đỗ ) Đối với đường chỉ xắp xếp 1 bên ô tô thì có thể thiết kế dải đỗ xe máy ở bên đối diện còn lại: Chiều dài lòng đường có thể xắp xếp 1 bên là: 1680m Chiều dài lòng đường chỉ có thể xắp xếp xe máy 2 bên là : 2860m. Chiều dài lòng đường có thể thiết kế dải đỗ xe máy là : 1680 + (2860 x 2) = 7400. Trên thực tế chúng ta chiều dài lòng đương chính thức có thể thiết kế dải đỗ xe chỉ chiếm 80% chiều dài lòng đường có thể thiết kế => Chiều dài lòng đường thực tế có thể thiết kề : 7400 x 80% = 5920 m Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế là: 5920 : 1 = 5920 (ô đỗ) Số ô đỗ xe ô tô có thể thiết kế dưới lòng đường là : 688 (ô đỗ ) Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế dưới lòng đường là : 1198 + 5920 = 7118 ( ô đỗ ) Theo quy định đang được thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thì tiền thuê lòng đường - vỉa hè đối với cửa hàng kinh doanh là từ 10.000 – 50.000 đồng /1m2/1 Tháng và từ 20.000 – 70.000 đồng /1m2/1 tháng tùy từng khu vực. Theo dự kiến trong tương lai tại Hà Nội sẽ áp dụng với quy chế tương tự. Giả sử rằng trong tương lai Hà Nội cũng áp dụng quy định như thành phố Hồ Chí Minh thì với vị trí là khu đô thị mới của Hà Nội chi phí thuê lòng đường vỉa hè dùng để kinh doanh hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh trung bình tại khu đô thị Nhân Chính khoảng 35.000đ/1m2/1 Tháng. Chúng ta giả sử với rộng chiếm dụng của các phương tiện là 2m và tỷ lệ lòng đường vỉa hè được thuê với mục đích kinh doanh và phục vụ khách hàng mua sắm là 30%, phần diện tích 70% còn lại của dải đỗ xe thì do nhà nước bỏ chi phí ra thi công. Do vậy: Trong phương án này thì chỉ sử dụng sơn để phân định vị trí ô đỗ xe. Vạch sơn rộng 10cm. Ta giả sử để sơn 1m chiều dài đường thì chi phí nhân công và nguyên vật liệu hết 30.000 (đồng )=> Tổng chi phí của phương án 1 là: 30.000 x ( 6114 + 5920 ) x 70% = 252,714( triệu đồng ) Số tiền thu được từ phí sử dụng lòng đường là : 35.000 x ( 6114 + 5920 ) x 30% x 12 = 1516,284(triệu đồng/năm) Phương án 2: Thiết kế các dải đỗ xe ngay trên vỉa hè Phương án này cũng có ưu điểm là tận dụng ngay được những điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có có tuyến đường, không gây ảnh hưởng đến dòng giao thông đi lại trên đường, nhưng lại gây ảnh hưởng đến người đi bộ trên vỉa hè, nhất là khi mà tuyến phố có lưu lượng người đi bô lớn. Khó tổ chức dòng xe ra vào dải đỗ, chỉ thuận tiện và phù hợp với những nơi có vỉa hè tương đối rộng. Với phương án này ta thiết kế tương tự giống với phương án 1 và với phương pháp tính tương tự ta có: Chiều dài vỉa hè có thể để ô tô cả 2 bên là: 1850 m Chiều dài vỉa hè chỉ có thể để ô tô ở một bên là: 2180m Chiều dài vỉa hè có thể thiết kế để ô tô là : 1850x2 + 2180 = 5880 m Tương tự như phương án 1 thì chiều dài vỉa hè có thể thiết kế dải đỗ xe chỉ là 80%. Tỷ lệ giữa dải đỗ cho ô tô là 80% và 20% đối với xe máy Chiều vỉa hè có thể thiết kế dải đỗ xe thực tế là : 5880x 80% = 4704 m. Số ô đỗ xe ô tô có thể thiết kế là : [ (4704 x 80% ): 100 ] x 14 = 526 (ô đỗ ) Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế là : [ (4704 x 20% ): 1 = 940 ( ô đỗ ) Với vỉa hè chỉ sắp xếp 1 bên ô tô thì bên còn lại có thể xắp xếp xe máy: Chiều dài vỉa hè có thể thiết kế dải đỗ xe máy 1 bên là : 2180 - 500 = 1680m ( Do đường Nguyễn Ngọc Vũ chỉ có một bên vỉa hè bên còn lại là bờ sông ) Chiều dài vỉa hè có thể xắp xếp xe máy ở 2 bên là : 3060m Tổng chiều dài vỉa hè có thể xắp xếp xe máy là: 1680 + 3060 x 2 = 7800m Trên thực tế chỉ xắp xếp tối đa 80% chiêu dài vỉa hè có thể xắp xếp =>Chiều dài có thể xắp xếp trên thực tế là: 7800 x 2 = 6240m Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế là: 6240 : 1= 5546 (ô đỗ ) Số ô đỗ xe ô tố có thể thiết kế tren vỉa hè là: 526 ( ô đỗ ) Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế trên vỉa hè là: 940 + 6240 = 7180 ( ô đỗ ) Tương tự phương án 2 nhà nước phải thi công 70% tổng chiều dài vỉa hè có thể thiết kế dải đỗ xe và cho tư nhân thi công và thuê với 30% tổng chiều dài vỉa hè có thể thiết kế dải đỗ xe Tổng chi phí của phương án 2 là : 30.000 x ( 5880 + 6240 ) x 70% = 254,52( triệu đồng ) Số tiền nhà nước thu được khi cho thuê vỉa hè là : 35.000 x ( 5880 + 6240 ) x 30% x 12 = 1527,12 ( Triệu đồng / năm ) Phương án 3: Xén vỉa hè để tạo những vịnh đỗ ngay bên lòng đường Đây là phương án khắc phục được nhược điểm của cả hai phương pháp trên và tận dụng được ưu điểm của cả 2 phương pháp. Nhưng cũng chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định như vỉa hè phải đủ rộng để sau khi xén vẫn còn đủ phần vỉa hè đảm bảo an toàn cho người đi bộ trên tuyến. Nếu trên một tuyến mà khoét với mật độ quá dày sẽ không đảm bảo an toàn cho phương tiện đỗ tại các vịnh mỹ quan của tuyến đường. Phương án này chỉ được sử dụng như phương pháp thay thế phương án 2, tuy nhiên trong điều kiện phương án 2 vẫn đảm bảo được cho nhu cầu giao thông tĩnh và một phần vỉa hè cho người đi bộ thì phương án 3 không được lựa chọn Qua khảo sát thực tế thì đa số các vỉa hè tại phường tương đối rộng đủ điều kiện để xén vỉa nhưng để lấy tương đối ta giả sử rằng 100% đường có khả năng xen vỉa nhưng chỉ xén vỉa một bên đường cho ô tô => Chiều dài vỉa hè có thẻ xén vỉa là : 7090m. Giả sử ta chỉ xén vỉa 70% chiều dài vỉa hè có thể xén => Chiều dài vỉa hè thực tế có thể xén để thiết kế ô đỗ cho ô tô là: 7090 x 70% = 4963( m). Trong phương án này ta cũng thiết kế vị trí của xe vuông góc với đường xe chạy Trong trường hợp này ta lây tỉ lệ thiết kế ô đỗ ô tô tỷ lệ 80% và 20% đối với xe máy Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế xén vỉa là: [(4963 x 20%) : 2,25 ] x 2 = (882 ô đỗ ) Số ô đỗ xe ô tô có thể xén vỉa thiết kế là : [( 4963 x 80% ): 100 ] x 43= 1707 ( ô đỗ ) Giả sử toàn bộ chi phí để xén vỉa cho 1m chiều dài đường là 100.000 (đồng) => Tổng chi phí của phương án này là : 100.000 x 4963 = 496,3 (triệu đồng) Với phương án xén vỉa này nhà nước phải thi công hoàn toàn sau khi thi công xong mới cho các đơn vị kinh doanh thuê lại 30% chiều dài. Số tiền nhà nước thu được từ phương án 3 là: 35.000 x 4936 x 30% x 12 = 625,338 ( triệu đồng ) Phương án 4: Cải tạo lại điểm trông giữ xe ô tô trên tuyến nhằm nâng cao công suất phục vụ. Hiện tại trong địa bàn khu đô thị Nhân Chính các điểm đỗ xe được cấp phép chỉ có 2 điểm mặt khác lại sử dụng lòng đường vỉa hè làm nơi phục vụ. Còn các điểm trông giữ xe khác chủ yếu là các hầm để xe bên dưới các toà nhà cao tầng khó có thể sửa chữa hoặc nâng cấp để tăng khả năng phục vụ. Và trong thời gian tới, các hầm để xe vẫn đủ khả năng phục vụ nhu cầu trông giữ xe cho dân cư sống trong các nhà cao tầng và một ít cho khách hàng mua sắm trong khu thương mại trong khu vực trên. Phương án 5: Xây dựng thêm bãi đỗ xe lớn phục vụ nhu cầu đỗ xe ngày càng cao của khu đô thị Nhân Chính. Sau đây là bản thiết kế và xây dựng bãi đỗ xe có công suất 840 xe ô tô: a.Các hạng mục chính trong bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe có quy mô đáp ứng được 800- 850 xe ô tô và thời gian hoạt động từ 8h – 22h hàng ngày nên đòi hỏi có tối thiểu các hạng mục dưới bảng sau. Bảng 3.7. Thống kê hạng mục chính dự án xây dựng bãi đỗ xe công cộng TT Tên hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú 1 Khu văn phòng, nhà làm việc m2 680 2 Trạm y tế m2 100 3 Kiốt bán hàng m2 100 4 Khu vực kiểm soát m2 145 5 Phòng bảo vệ m2 55 6 Bãi để xe ô tô m2 16170 7 Khu căngtin, ăn ca m2 100 8 Nhà xưởng BD - SC m2 420 9 Đường nội bộ m2 10100 11 Khu vực thang bộ m2 40 12 Trạm biến áp m2 24 13 Nhà vệ sinh công cộng m2 60 Tổng m2 27994 b. Tổ chức giao thông trong bãi đỗ xe, hình thức đỗ xe Hình thức tổ chức đỗ xe: Để tạo sự thoải mãi cũng như thuận lợi cho người chủ phương tiện trong việc tiếp cận ô đỗ xe thì nên sử dụng hình thức đỗ xe xiên góc . Hình thức đỗ xe này tạo thuận lợi cho xe rẽ vào và ra khỏi chỗ đỗ và phần nào giảm được chiều rộng lối xe chạy. Tuy có hạn chế diện tích chung vẫn lớn hơn so với chỗ đỗ, tăng chiều dài lối xe chạy và không sử dụng hết hoàn toàn chỗ đỗ. Ta có thể thấy: 1 ô tô đỗ tại 1 vị trí đỗ xe trung bình khoảng 30 phút, số lượng xe con đỗ tại bãi vào giờ cao điểm cũng không quá lớn ( gần 800 xe) nên ảnh hưởng đến việc tăng diện tích cũng chỉ một phần đổi lại có thể tạo sự thuận lợi cho việc đỗ xe của người sử dụng. Như vậy, có thể sử dụng hình thức đỗ xe xiên góc cho xe con. Trong phướng án thiết kế chúng ta chọn hình thúc đỗ xiên góc với α= 450. Dựa trên các nghiên cứu trước và hình 1.3 phương án thiết kế xe ô tô : 2 dãy đỗ xiên cạnh nhau với bề rộng là 11m với đường tiếp cận ô đỗ rộng 3.5m. Chi tiết bãi đỗ xe được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch bãi đỗ xe trên. Kích thước mỗi ô đỗ là chiều rộng làn đỗ ( a ) = 2,5m; Chiều rộng a’ song song với đường là 3,5m chiều sau sân đỗ là 5,5m - Xe máy chiếm một diện tích đỗ khá lớn trong bãi và đây là loại xe có kích thước nhỏ, linh động, không gặp nhiều khó khăn khi đỗ xe vuông góc. Do đó, để tiết kiệm quỹ đất khi thiết kế bãi đỗ xe, ta sử dụng sử dụng đỗ xe vuông góc với xe máy. Kích thước 1 ô xe máy là chiều rộng 1m và chiều dài 2m bố trí vuông góc với đường vào ô đỗ, đường vào ô đỗ xe máy rộng 1,5m. Mỗi tầng 1 chia làm 3 dãy đỗ xe ô tô lớn chiều rộng mỗi dãy là 11m, chiều dài mỗi dãy là 101,5 m có thể đáp ứng được ( 101,5 : 3,5 ) x 2 x 3= 174 (ô đỗ ô tô ) Dãy đỗ xe máy với 2 dãy chiều rộng 4m và 1 dãy chiều rộng 2 m với chiều dài 109 m => Tầng 1 đáp ứng được số ô đỗ xe máy là 2 x 2 x (109 : 1) + ( 109 :1 ) = 545 (ô đỗ xe máy) Tầng trung gian và tâng hầm thiết kế tổ chức giao thông và công trình như bản vẽ thiết kế phía dưới chia làm 4 dãy chiều rông mỗi dãy là 11m, chiều dài mỗi dãy là 133 có thể đáp ứng được: (133 : 3,5) x 2 = 76 ô đỗ Tầng trung gian và tầng hầm mỗi tầng đáp ứng được : 76 x 4 = 304 ( ô đỗ ) Tổng số ô đỗ xe ô tô trong bãi đỗ xe đáp ứng được là: 174 + ( 304 x 2 ) = 782 ( ô đỗ ) Tổng ô đỗ xe máy trong bãi đỗ xe đáp ứng được là: 545 (ô đỗ ) Tổ chức giao thông trong bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe được đề cập tới trong phương án này có diện tích mặt sàn khoảng gần 30 000m2. Đây là một bãi đỗ xe có quy mô lớn. Với những bãi đỗ xe như thế này, việc tổ chức giao thông cũng hết sức quan trọng. Tổ chức giao thông tốt sẽ giảm được thời gian ra vào bãi đỗ của các phương tiện và giảm được một phần diện tích dành cho đường giao thông. Trong phương án này, đề xuất tổ chức giao thông cho bãi đỗ xe như sau: Với khu vực đỗ xe con: tổ chức giao thông tiếp cận 02 chiều với trục chính và tiếp cận 1 chiều đối với các đường phụ Với khu vực đỗ xe máy: tổ chức giao thông tiếp cận 01 chiều. c. Tính toán các yếu tố của đường nội bộ Giả thiết: tốc độ thiết kế của phương tiện lưu hành trong bãi đỗ là 15 km/h. Bề rộng đường nội bộ: Theo như hình 1.3 thì đường tiếp cận ô đỗ đối với hình thúc đỗ xiên góc với α= 450 là 3,5m. Với trục chính ô tô tiếp cận 2 chiều bề rộng của đường trục chính là : 3,5 x 2 =7m * Khu vực đỗ xe máy được tổ chức theo kiểu: đỗ xe vuông góc với đường, giao thông tiếp cận 01 chiều, hướng tiếp cận ô đỗ là hướng tiến. Do xe máy là phương tiện có kích thước nhỏ nên chiều rộng đường tiếp cận trong khu vực này sẽ là: Chiều rộng đường = 2* chiều rộng an toàn + chiều rộng xe máy = 2*0,2 + 0,75 = 1,15 (mét). Làm tròn lên 1,5 m Bán kính quay vòng: Theo TCVN 4054 – 2005, đối với đường có tốc độ thiết kế dưới 20 km/h, bán kính quay vòng tối thiểu giới hạn là 15m và bán kính quay vòng tối thiểu thông thường là 50m. Trong phương án thiết kế này chọn bán kính quay vòng là 25m. Độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong: * Đối với xe ô tô con: khoảng cách từ trục sau đến giảm sóc phía trước của xe con bằng chiều dài xe con là 5m. Do khu đỗ xe ô tô con tổ chức giao thông 02 chiều nên độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong được xác định theo công thức : * Đối với xe máy: do khu đỗ xe máy tổ chức giao thông 01 chiều nên độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong được xác định như sau: Siêu cao: Theo TCVN 4054 – 2005, ứng với vận tốc dưới 20 km/h và bán kính đường cong khoảng 25m thì độ dốc siêu cao tại các vị trí chuyển hướng đường lấy khoảng từ 5% - 6%. d.Phương án quy hoạch chi tiết : Hình 3.3 Chi tiết mặt bằng quy hoạch bãi đỗ xe công suất 840 xe ô tô Hình 3.3.1 Chi tiết thiết kế khu vực tầng 1 Hình 3.3.2 : Khu vực tầng trung gian và tầng dưới thấp Hình 3.3.3 : Hình chiếu đứng của khu vực quy hoạch Ghi chú: Tầng trung gian và tầng dưới thấp bố trì giống nhau - Phương án kỹ thuật khai thác bãi đỗ xe - Tại bãi đỗ xe: Khu vực bãi đỗ xe được chia làm nhiều khu vực, bao gồm: khu vực dành cho xe gửi theo lượt, khu gửi xe theo ngày - đêm, và khu gửi xe theo tháng. Tất cả các xe gửi vào bãi đều phải qua cổng kiểm soát làm công tác kiểm tra sơ bộ, sau đó được các nhân viên hướng dẫn đưa xe vào bãi gửi theo khu đã được phân sẵn dành cho từng loại hình gửi xe. Xe được bố trí đỗ theo quy luật để sao cho khi vào và ra khỏi bãi đều đi theo một chiều nhất định. -Tại các khu dịch vụ dành cho xe: Trong phạm vi bãi còn một khu trạm bảo dưỡng sửa chữa phục vụ các xe có nhu cầu làm sạch và bảo dưỡng nhỏ. -Tại các khu dịch vụ dành cho cán bộ, công nhân viên, lái phụ xe: Khu dịch vụ dành cho cán bộ, công nhân viên, lái phụ xe bao gồm khu căng tin-ăn ca có diện tích 100 m2. Khu trạm y tế có bố trí phòng nhân viên y tế, các phòng bệnh nhân và kiốt hàng tạp hoá được bố trí ở gần cổng ra với tổng diện tích khoảng 200 m2. Những căn cứ lập quy hoạch mặt bằng - Căn cứ quy trình công nghệ khai thác; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành; tham khảo các tiêu chuẩn ngành về vệ sinh môi trường… - Căn cứ kết quả tính toán quy mô các hạng mục công trình chính cần đầu tư theo các phương án công nghệ khai thác. Những mục tiêu lập quy hoạch mặt bằng Thiết kế các hạng mục công trình phải thoả mãn được các mục tiêu sau: Triệt để tận dụng những lợi thế khu đất, khu nước để bố trí xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo quy mô, công suất như dự báo thị trường trong từng giai đoạn, đồng thời đảm bảo quá trình vừa hoạt động khai thác, vừa xây dựng mở rộng. Bố trí tổng thể mặt bằng một cách hợp lý, phù hợp với quá trình công nghệ khai thác. Quy hoạch bố trí xây dựng các hạng mục công trình phải đảm bảo vừa hoạt động khai thác vừa xây dựng mở rộng, đồng thời phải phù hợp với quy mô khai thác, phát triển về lâu dài, phù hợp chung với các công trình cơ sở lân cận, không gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực. e. Tính toán tổng mức đầu tư, hiệu quả đầu tư: Căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư: Thông tư 03/2005/TT-BXD ngày 04/03/2005 về điều chỉnh dự toán. Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2004 định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ V/v ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm nghị định 52/1999/NĐ-CP. Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng. Quyết định số 192/2006/QĐ- UBND ngày 25/10/2006 của UBND thành phố Hà Nội. Một số văn bản khác có liên quan. d.Tính toán tổng mức đầu tư, hiệu quả đầu tư: Tổng mức đầu tư của dự án: 95 526 019 000 (đồng) ( không tính tới 10% chi phí dự phòng ). Chi tiết được đánh giá dưới bảng 3.8 sau: Bảng 3.8. Tổng mức đầu tư dự án bãi đỗ xe công cộng Đơn vị: Triệu Đồng TT Hạng mục Đơn vị Khối Lượng Đơn giá Triệu đồng Thành tiền Triệu đồng I Chi phí xây lắp 1 Khu văn phòng, nhà làm việc m2 680 4,5 3.060 2 Trạm y tế m2 100 4 400 3 Kiốt bán hàng m2 100 4 400 4 Khu vực kiểm soát + Phòng bảo vệ m2 200 3 600 5 Bãi để xe máy m2 1090 3 3270 6 Bãi để xe ô tô m2 15080 3 45240 7 Khu căngtin, nhà ăn m2 100 4 400 8 Nhà xưởng BD - SC m2 420 4 1280 9 Đường nội bộ m2 10100 3 30300 10 Khu vực thang bộ m2 40 2,5 100 11 Trạm biến áp (xây vỏ công trình) m2 24 4 96 12 Nhà vệ sinh công cộng m2 60 4 240 13 Cổng xe ra, vào Cái 2 30 14 Hệ thống mạng điện và chiếu sáng h/t 1084 15 Hệ thống cấp thoát nước h/t 1500 16 Hệ thống camera theo dõi, điều khiển h/t 2000 Cộng I 90000 II Chi phí thiết bị 1 Mạng máy tính và các thiết bị phụ trợ khác 400 2 Thiết bị cứu hoả TB 1.000 3 Bàn ghế và tủ văn phòng Bộ 50 Cộng 1450 III Chi phí khác 1 Khảo sát, thu thập số liệu Tạm tính 40 2 Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và khảo sát địa chất 0.448% x CPXL x 1.1 443,52 3 Thẩm định báo cáo NCKT 0.028% x CPXL x 1.1 27,72 4 Lập thiết kế và tổng dự toán dự án - Thiết kế và dự toán các hạng mục xây lắp 2.15% x CPXL x 1.1 2128,5 - Thiết kế công nghệ, lắp đặt thiết bị tại bãi đỗ xe 2.15% x CPTB x 1.1 x 10% 3,43 5 Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu xây lắp 0.237% x CPXL x 1.1 234,63 6 Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu thiết bị 0.12% x CPTB x 1.1 1,914 7 Quản lý dự án - Tính trên xây lắp 1.192% x CPXL x 1.1 1189,08 - Tính trên thiết bị 0.505% x CPTB 7,225 Cộng III 4076,019 IV Chi phí dự phòng 10%(CPXL+CPTB) 9000 V Tổng mức đầu tư (I+II+III+IV) 104526,019 - Hiệu quả đầu tư: a.Phí trông giữ xe Theo quy định số 149/2007/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ra ngày 28/12/2007 thì phí trông giữ xe ô tô tương ứng đối với bãi đỗ xe theo thiết kế như trên áp dụng với đối tượng phục vụ của bãi là xe dưới 9 chỗ, có mái che và không có mái che. 1. Phí trông giữ xe máy. 1 lượt xe là 1 lần vào ra trên điểm trông giữ xe, Thời gian ban ngày là 6h đến 18h, thời gian ban đêm là 18h đến 6h sáng hôm sau + Ban ngày : 2000 đ/ 1 lượt + Ban đêm : 3000 đ / lượt + Theo tháng : 45000 đ / 1 tháng Giả sử có 50% ô đỗ xe máy theo lượt và 50% ô đỗ xe máy theo tháng và các ô đỗ đều hoạt động hết công suất theo thiết kế kể từ khi xây dựng => theo thiết kế số ô đỗ xe máy đỗ theo ngày là 545: 2 = 272 xe; Số ô đỗ xe máy theo tháng là : 273 xe Số tiền thu được 1 năm từ 272 ô đỗ theo ngày là : (272 x 365 x 2000) + (272 x 365 x 3000) = 496,4 (triệu đồng ) Số tiền thu được từ 273 ô đỗ theo tháng là: 273 x 12 x 45 000 = 147,42 ( triệu đồng ) => Số tiền thu được từ các ô đỗ xe máy là : 496,4 + 146,880 = 643,82 ( triệu đồng ) Lưu ý ở đây ta chỉ tính theo lượt 12 tiếng / 1 lượt theo đúng quy định chưa tính suất chu chuyển xe đối với các xe có thời gian đỗ ngắn hơn. 2. Phí trông giữ xe ô tô a) Phí trông giữ xe ô tô theo từng lượt (1 lượt tối đa không quá 120 phút) + Xe có 9 ghế ngồi trở xuống và xe tải từ 1,5 tấn trở xuống: 10.000 đ/xe/lượt - Trông qua đêm: Xe có 9 ghế ngồi trở xuống và xe tải từ 1,5 tấn trở xuống: : 30.000 VND/lượt; Khu đô thị Nhân Chính thuộc phường Nhân Chính Quận Thanh Xuân nên hệ số nhân với 0,8. Vị trí xe có mái che nhân với 1,5. ta có bảng Bảng 3.9. Bảng phí trông xe theo hợp đồng Phương thức trông giữ ô tô Thời gian trông giữ Mức trông xe theo quy định Mức trông xe tại phường không có mái che Mức trông xe tại phường không mái che ≤9ghế ; ≤1,5 tấn ≤9ghế;≤1,5 tấn ≤9ghế;≤1,5 tấn Trông giữ ban ngày Tháng 300.000 240.000 360.000 Trông giữ ban đêm Tháng 400.000 320.000 480.000 Trông giữ ngày đêm Tháng 500.000 400.000 600.000 Ta có bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế,tài chính hiệu quả vốn đầu tư xây dựng bãi đỗ xe: Bảng 3.10. Bảng dự báo công suất sử dụng ô đỗ xe ô tô trong năm tương lai Năm Công suất sử dụng ô đỗ xe trong bãi đỗ qua các năm Xe theo lượt Ngày Tháng 1-2 70% = 548 ô đỗ 138 260 150 3-4 80% = 626 172 304 150 5-6 95% = 743 198 345 200 7-8 100% = 782 240 342 200 Giờ bãi đỗ xe hoạt động từ 8-22h = 14 tiếng mỗi lượt xe là 120’ ngày có 7 lượt Số tiền thu được 1 năm từ 1 ô đỗ xe theo ngày thu được số tiền là: 7 x 10000 x 365 = 25,55 tr Số tiền thu được 1 năm từ 1 ô đỗ xe theo ngày : 30.000 x 365 = 10,95 tr Số tiền thu được 1 năm từ 1 ô đỗ xe theo tháng : 600.000 x 12 = 7,2 tr Bảng 3.11. Bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - tài chính hiệu quả vốn đầu tư xây dựng bãi đỗ xe Đơn vị: Triệu Đồng TT Danh mục Công thức tính Kết quả tính bình quân hàng năm Ghi chú Từ năm 1-2 Từ năm 3-4 Từ năm 5-6 Từ năm 7-8 I Dự kiến doanh thu 8096,72 9447,22 10920,47 11960,72 1 Phí trông xe máy 643,82 643,82 643,82 643,82 - Theo lượt sáng 2000 VND/lượt 198,56 198,56 198,56 198,56 - Theo lượt tối 3000VND/ngày 297,84 297,84 297,84 297,84 - Theo tháng 45000VND/tháng 147,42 147,42 147,42 147,42 1 Phí trông xe ô tô 7452,9 8803,4 10276,65 11316,9 - Theo lượt 10000VND/lượt 3525,9 4394,6 5058,9 6132 - Theo ngày 30000VND/ngày 2847 3328,8 3777,75 3744,9 - Theo tháng 600000VND/tháng 1080 1080 1440 1440 II Dự kiến chi phí 8077,11 8279,685 8500,673 8656,71 1 Chi phí khấu hao 5052,602 5052,602 5052,602 5052,602 - Khấu hao các công trình xây dựng Thời gian khấu hao là 20 năm 4500 4500 4500 4500 Giá trị còn lại sau 8 năm là 54000 triệu - Khấu hao thiết bị Thời gian khấu hao là 10 năm 145 145 145 145 - Khấu hao KTCB khác Thời gian khấu hao là 10 năm 407,6019 407,6019 407,6019 407,6019 2 Các chi phí khác 3024,508 3227,083 3448,071 3604,108 - Chi phí duy tu bảo dưỡng bến bãi, đường 100 100 100 100 - Chi phí lương và BHXH Bình quân 2triệu/tháng/người (tính 40người) 960 960 960 960 - Chi phí điện nước, điện thoại…. 40 triệu đồng/tháng 480 480 480 480 - Chi phí quản lý hành chính và văn phòng 20 triệu đồng/tháng 240 240 240 240 - Chi phí tiếp khách, tiếp thị 30 triệu đồng/năm 30 30 30 30 - Chi phí quản lý Tính 5% doanh thu 404,836 472,361 546,024 598,036 - Chi phí đào tạo Tính 10% doanh thu 809,672 944,722 1092,047 1196,072 III Lợi nhuận trước thuế Doanh thu (I) - Chi phí (II) 19,61 1167,535 2419,797 3304,01 IV Thuế TNDN (thuế suất 28%) 28% x Lợi nhuận trước thuế 5,4068 326,9098 677,54316 925,1228 V Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế (III) - Thuế TNDN (IV) 14,2032 840,6252 1742,25384 2378,8872 Bảng 3.12. Tổng hợp lợi ích tài chính của dự án. Năm LNST Khấu hao Giá trị thanh lý Tổng dòng tiền dự án Vốn đầu tư còn phải thu hồi Ghi chú 0 95526,019 -95526,019 Chưa bao gồm vốn dự phòng 1 14,2032 5052,602 0 5066,805 -90459,214 2 14,2032 5052,602 0 5066,805 -85392,409 3 840,6252 5052,602 0 5893,227 -79499,182 4 840,6252 5052,602 0 5893,227 -73,605,955 5 1742,25384 5052,602 0 6794,856 -66811,099 6 1742,25384 5052,602 0 6794,856 -60016,243 7 2378,8872 5052,602 0 7431,489 -52584,754 8 2378,8872 5052,602 54000 61431,489 8846,735 Kết luận: - Sau 8 năm 01 tháng dự án sẽ thu hồi đủ vốn đầu tư. - Sau 8 năm lợi ích tài chính mà dự án mang lại là: 8846,735( triệu đồng ). 3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án 3.4.1. Lựa chọn địa điểm, hình thức bố trí đỗ và công suất thiết kế Từ các phương án nêu phía trên ta có bản đánh giá kết quả các phương án Bảng 3.13. Bảng đánh giá hiệu quả các phương án Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 Phương án 5 Phương án thiết kế Bố trí ô đỗ với ô tô song songvới lòng đường với xe máy là vuông góc Bố trí ô đỗ với ô tô song songvới lòng vỉa hè với xe máy là vuông góc Bố trí vị trí đỗ song song với lòng đường tại vị trí xén vỉa Cải tạo, Nâng cao công suất Xây dựng bãi đỗ xe ô tô với quy mô lớn Công suất thiết kế Ô tô 688 526 1707 0 782 Xe máy 7118 7180 882 0 545 Chi phí (đơn vị triệu đồng) 252,714 254,52) 496,3 0 95526 Chi phí đỗ xe Miễn phí hoặc 10.000 đồng /1xe ô tô /1 lượt Miễn phí hoặc 10.000 đồng /1xe ô tô/1 lượt Miễn phí hoặc 10.000 đồng /1xe ô tô/1 lượt - Miễn phí hoặc 10.000 đồng /1xe ô tô/1 lượt Số tiền nhà nước thu được 1516,284 Triệu đồng/năm 1527,12 Triệu đồng/năm 625,338 Triệu đồng/năm - Ước tính khoảng: 300 – 900 Triệu đồng/năm Các yếu tố khác An toàn phương tiện Đảm bảo một phần Đảm bảo một phần Đảm bảo một phần - Đảm bảo chắc chắn Ảnh hưởng tới GTVT đô thị Ảnh hưởng tới dòng giao thông trên đường Ảnh hưởng tới người đi bộ Ảnh hưởng tới dòng GT và người đi bộ - Nâng cao công suất nút GT xung quanh Ghi chú: Phương án 4 khả năng cải tạo và nâng cao công suất gần như không thể do diện tích bãi đỗ là có định không mở rộng thêm được. Nhận xét: Hiện nay các đường giao thông thuộc khu đô thi Nhân Chính đều có mặt cắt ngang đường, lòng đường và vỉa hè rộng do vậy hoàn toàn có thể áp dụng phương án 1 và phương án 2 một cách dễ dàng cho hiệu quả cao, đáp ứng được lượng lớn nhu cầu đỗ xe tại khu vực nghiên cứu. Như đã phân tích ở trên phương án 3 chỉ áp dụng trong điều kiện không thực hiện được phương án 1 và 2 do vậy trong trường hợp này phương án 3 không thích hợp với khu vực nghiên cứu. Với phương án 4 do trong khu đô thị đa phần các công trình giao thông tĩnh hiện tại không thể mở rộng và cải tạo để tăng công suất bãi đỗ do vậy phương án 4 không khả thi trong trường hợp này. Đối với phương án 5 :Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá ở trên kết hợp với điều kiện thực tế khu đô thị Nhân Chính và kết quả dự báo nhu cầu những năm tương lai ( Bảng 3.6 ) Nếu chỉ áp dụng phương án 1 và 2 không thì trước mắt cũng có thể tạm thời đáp ứng phần nào nhu cầu giao thông tĩnh trong khu vực nhưng trong tương lai yêu cầu đòi hỏi về giao thông tĩnh trong khu vực sẽ càng cấp thiết hơn. Khu đô thị Nhân Chính là một trong những khu đô thị mới của Hà Nội trong tương lai gần sẽ là vùng trung tâm mới của thủ đô Hà Nội vì vậy cần thiết phải xây dựng công trình giao thông tĩnh có công suất và quy mô lớn. Cho nên phương án 5 là phương án thích hợp nhất và khả thi đối với khu đô thị Nhân Chính. Từ những phân tích đánh giá tổng hợp ở trên tác giả đề xuất phương án cuối cùng thích hợp nhất, phù hợp nhất và khả năng thực hiện đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của khu đô thị Nhân Chính một cách triệt để nhất đó là kết hợp phương án 1, phương án 2 và phương án 5 như trên. Cụ thể : a. Giải pháp trong thời gian ngắn hạn : Chúng ta sử dụng phương án 1 và phương án 2 có thể đảm bảo đáp ứng phần lớn nhu cầu giao thông tinh chi phí rẻ thuận lợi trong việc áp dụng. Dựa vào bảng dự báo nhu cầu giao thông tĩnh khu đô thị ( bảng 3.6 ) và đánh giá sơ bộ ở phía trên thì trong ngắn hạn ta có thể áp dụng phương án 1 và 2 vẫn đảm được phần lớn nhu cầu của giao thông tĩnh trong khu vực hiện tại và tương lai gần. Trong trung hạn và dài hạn: Nghiên cứu đề nghị xây dựng bãi đỗ xe có công suất lớn kết hợp với phương án 1 và 2 nhằm đáp ứng nhu cầu trong khu vực. Nằm trong khu vực mở rộng phát triển của thành phố và có ưu thế về quỹ đất đồng thời được coi là trung tâm mới của thủ đô Hà Nội, khu đô thị Nhân Chính cần phải có phương án xây dựng những bãi đỗ xe lớn xứng tầm với tính chất quan trọng về kinh tế, văn hoá của Thủ đô và cũng để đảm bảo phục vụ được nhu cầu giao thông tĩnh rất lớn trong tương lai như số lịêu ở chương 3 đã dự báo. Dự trên số liệu dự báo phương án cụ thể chi tiết như sau: - Thiết kế các dải đỗ xe dưới lòng đường: Đa số các tuyến đường thuộc địa bàn khu đô thị Nhân Chính đều có mật độ lưu lượng giao thông tương đối thấp và Sử dụng tuyến đường có mật độ giao thông thấp và lòng đường rộng đủ điều kiện tổ chức đỗ xe ô tô theo theo quyết định 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội làm nơi đỗ xe ô tô phục vụ cho nhân viên các trung tâm, văn phòng, nhà hàng, các cửa hàng kinh doanh...đặt tại khu đô thị Nhân Chính , thời gian phục vụ từ 7h -22h. Với phương án này áp dụng giống với phương án 1 đã nêu ở mục 3.3 tại các vị trí có thể thiết kê dải đỗ xe. Số ô đỗ xe ô tô có thể thiết kế dưới lòng đường là : 688 ( ô đỗ ) Số ô đỗ xe máy có thể thiết kế dưới lòng đường là : 7118 ( ô đỗ ) - Thiết kế các dải đỗ xe ngay trên vỉa hè : như đã nói ở trên, việc sử dụng vỉa hè làm nơi trông giữ xe máy đã được khảo sát và bố trí khá hợp lý trong điều kiện quỹ đất dành cho giao thông tĩnh trong khu vực hạn chế và hình thức tổ chức thực hiện, xây dựng và quản lý tương đối dễ dàng và dễ thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu đề xuất với phương án này chúng ta sử dụng toàn bộ diện tích vỉa hè để sử dụng đỗ xe máy tại các vị trí có thể xắp xếp dải đỗ xe máy => Chiều dài vỉa hè có thể sử dụng làm dải đỗ ô tô là 7090 x 2 = 14180m Do điều kiện ta chỉ sử dụng được 80% chiều dài vỉa hè để thiết kế => Chiều dài thực tế thiết kế dải xe máy là : 14180 x 80% = 11344m.=> số ô đỗ xe máy có thể đáp ứng xe máy là : 11344 : 1 = 11344 ( ô đỗ ). Tổng số ô đỗ xe máy theo cả 2 phương án là : 11344 + 7118 = 18462 Như vậy Qua bảng thiết kế dự báo tại bảng 3.7 và kết quả phương án thiết kế trên chúng ta được bảng so sánh giữ nhu cầu và mức độ đáp ứng theo thiết Bảng 3.14. Khả năng đáp ứng nhu cầu đỗ xe hiện tại và năm tương lai Thống kê Nhu cầu đỗ xe máy Nhu cầu đỗ ô tô Nhu cầu Thiết kế Nhu cầu Thiết kế Hiện tại - 2009 14890 18462 1183 688 Tương lai - 2014 18472 18462 1497 688 Từ bảng trên chúng ta nhận thấy rằng trước mắt và tương lai gần thì với phương án thiết kế dải đỗ xe trên lòng đường và vỉa hè đảm bảo nhu cầu đỗ xe máy trong hiện tại và tương lai gần. Còn hiện tại lượng ô đỗ ô tô khả năng đáp ứng còn thấp và trong tương lai yêu cầu về nhu cầu đỗ xe của ô tô còn cấp bách hơn do vậy trong trung hạn và dài hạn đòi hỏi phải xây dưng một bãi đỗ xe lớn đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của các phương tiện. Trong nghiên cứu này thì ta sẽ giảm bớt chiều dài của lòng đường đi như vậy chiều dài lòng đường dùng để thiết kế ô đỗ xe máy còn lại là: b. Giải pháp trung hạn và dài hạn: Theo như phân tích ở trên kết hợp với bảng 3.14 trong phạm vi nghiên cứu đồ án đề xuất phương án xây dựng bãi đỗ xe có công suất lớn với thiết kế xây dựng và bố trí giống như như trong phương án 5 với công suất thiết kế 782 ô đỗ xe ô tô và 545 ô đỗ cho xe máy Theo nghiên cứu hiện trạng khu vực và hiện trạng sử dụng đất của khu đô thị Nhân Chính thì : Đất dân dụng chờ dự án: 149293 m2 và đất chờ dự án của thành phố : 18131 m2 như vậy chúng ta qua hiện trạng sử dụng đất thì khả năng xây dựng bãi đỗ xe là tương đối cao tuy nhiên do diện tích bãi đỗ xe quá lớn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin cấp phép, giải phóng mặt bằng, điều kiên hiện trạng thực tế…. không cho phép; do vậy phương án xây dựng bãi đỗ xe có diện tích mặt bằng như trên là không khả thi. Do vậy tác giả đề xuất phương án xây dựng bãi đỗ xe ngầm với thiết kế 1 tầng phía trên và 2 tầng ngầm để giảm diện tích đất xây dựng thực tế của dự án còn 9000m2 đến 9500m2 với phương án này xét về các điều kiện hiện trạng khu vực hoàn toàn khả thi và phương án thi công thiết kế hoàn toàn phù hợp với điều kiên thi công ở nước ta hiện nay. Sau khi nghiên cứu và lựa chọn các phương án xây dựng và thiết kế khác nhau tác giả chọn phương xây dựng bãi đỗ như đã nêu trong phương án 5 với kích thước bãi đỗ là: Chiều rộng : 65m; Chiều dài : 143,5m. Diện tích khu quy hoạch : 143,5 x 65 = 9327,5 m2. Bãi đỗ xe có 1 tầng phía trên và 2 tầng ngầm. Diện tích toàn bộ mặt sàn khu quy hoạch : 9327,5 x 3 =27982,5 m2. - Công suất bãi đỗ là : 782 ô đô cho xe ô tô và 545 ô đỗ dành cho xe máy Tổng hợp: Số ô đỗ xe máy đáp ứng theo thiết kế là : 18462 + 545 = 19007 Số ô đỗ xe ô tô đáp ứng theo thiết kế là : 688 + 782 = 1470 ô đỗ Như vậy đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho khu nghiên cứu tại thời điểm hiện tại và trong tương lai 5 năm tới và dư một số lượng ô đỗ xe máy là 19007 – 18472 = 535 ô đỗ xe máy và thiếu 27 ô đỗ ô tô. Chiều dài lòng đường hoặc vỉa hè thiết kế dải đỗ xe máy là 535m. Chiều dài lòng đường hoặc vỉa hè để thiết kế dải đỗ ô tô là: ( 27 x 100 ): 14 = 193m. Như vậy chiều dài lòng đường vỉa hè có thể tiết kiệm được là 535 -193 = 442m Trong trường hợp này tác giả đề nghị giảm bớt chiều dài vỉa hè làm ô đỗ xe máy. Như vậy chiều dài vỉa hè dùng để thiết kế dải đỗ xe là 11344 – 442 = 10902 m. Trong đó sử dụng 10809m làm dải đỗ xe máy và 193m làm dải đỗ ô tô. Kêt luận phương án tác giả đưa ra là: kết hợp phương án 1 , phương án 2 và phương án 5. Phương án 1: Sử dụng 4915,2m chiều dài lòng đuờng làm dải đỗ ô tô đáp ứng đuợc nhu cầu của 688 xe ô tô. Sử dụng 1198 + 5920 = 7118m chiều dài lòng đường làm dải đỗ xe máy đáp ứng được 7118 ô đỗ xe máy Phương án 2 : Sử dụng 10809 m chiều dài vỉa hè làm dải đỗ xe đáp ứng 10809 ô đỗ xe máy Sử dụng 193m chiều dài vỉa hè làm dải đỗ xe đáp ứng 27 ô đỗ xe ô tô Phương án 5 : Xây dựng bãi đỗ xe công suất 782 ô đỗ xe ô tô và 545 ô đỗ xe máy. Tổng lượng ô đỗ xe máy theo thiết kế đáp ứng nhu cầu là : 7118 + 10809 + 545 = 18472 ô đỗ xe máy Tổng lượng ô đỗ theo thiết kế đáp ứng nhu cầu là 688 + 782 + 27 = 1497(ô đỗ ôtô). Hoàn toàn đáp ứng đủ được nhu cầu cho khu đô thị Nhân Chính trong hiện tại và tương lai theo như dự báo ở trên. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số, mức sống ngày càng được nâng cao là những nhân tố làm gia tăng nhu cầu đi lại và vận tải trong đô thị cũng như hoạt động đối ngoại, đòi hỏi một khả năng đáp ứng lớn và chất lượng phục vụ tốt đối với hệ thống giao thông. Một hệ thống giao thông tĩnh đáp ứng nhu cầu đỗ của phương tiện hiệu quả là rất quan trọng, đặc biệt đối với hệ thống giao thông của Hà Nội hiện nay nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đang bị áp lực lớn nghiêm trọng về nhu cầu giao thông và quá tải bởi rất nhiều công năng không chính thức khác: là nơi đỗ xe, tập kết vật liệu, kinh doanh buôn bán, vui chơi giải trí… Hiện tại ở khu vực nghiên cứu nói riêng cũng như thành phố Hà Nội nói chung thì quỹ đất dành cho giao thông quá ít, hệ thống giao thông tĩnh nói chung và hệ thống bãi đỗ xe nói riêng thiếu hụt nghiêm trọng, khả năng mở rộng của các bãi đỗ xe rất hạn chế. Khu đô thị Nhân Chính được coi là trung tâm mới của Hà Nội về văn hoá, kinh tế do đó hàng ngày ở đây tập trung rất lớn một lượng phương tiện rất lớn có nhu cầu đỗ xe của các của hàng kinh doanh, khách mua sắm, giao dịch cũng như người dân sống trong khu vực. Nhưng do quỹ đất cho đỗ xe không đủ đáp ứng nhu cầu cũng như tình trạng quản lý giao thông tĩnh nên đã dẫn đến tình trạng đỗ xe vi phạm pháp luật như đỗ xe trên vỉa hè và lòng đường, gây ảnh hưởng đến lưu thông của dòng phương tiện cũng như mỹ quan trên tuyến phố. Do đó việc tiến hành quy hoạch giao thông tĩnh trong khu đô thị Nhân Chính là hết sức cần thiết. Được sự phân công của nhà trường và bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải. Sau hơn 2 tháng nhận và thiết kế đề tài, với sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Lan Hương B, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn, nay em đã hoàn thành được đồ án của mình. Đồ án này đã giải quyết được những vấn đề sau: Chương I: Nêu ra được các khái niêm về hệ thống giao thông vận tải đô thị, quy hoạch giao thông vận tải đô thị, quy hoạch giao thông tĩnh; Quy trình quy hoạch giao thông vận tải đô thị; Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh; tổ chức giao thông trong thành phố và tổng quan về dải đỗ xe trên đường và hè phố. Chương II: Nêu lên được về hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội và tình hình sử dụng đất; Hoạt động đỗ xe trong khu đô thị Nhân Chính; Xác định được nhu cầu đỗ xe trong khu vực nghiên cứu, cũng như dự báo được nhu cầu đỗ xe của khu vực trong vòng 5 năm tới. Chương III: Lập và lựa chọn được phương án quy hoạch giao thông tĩnh trong khu đô thị Nhân Chính Trong thời gian hơn 2 tháng nghiên cứu đồ án vừa qua dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu nhưng dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cô Trần Thị Lan Hương và các thầy cô giáo trong viện đã giúp em hoàn thành đồ án của mình một cách tốt nhất. Em chắc chắn rằng sau khi nghiên cứu đồ án này độc giả sẽ có cách nhìn tổng quan nhất về quy hoạch giao thông tĩnh, hiện trang giao thông tĩnh tại thành phố Hà Nội nói chung và tại khu đô thị Nhân Chính nói riêng. Tác giả cũng tin rằng qua nghiên cứu đồ án người đọc sẽ đưa ra ý kiến của mình về những điểm tốt và những điểm cần làm tốt hơn trong đồ này nhất là trong các phương án đã đề xuất quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng ghóp bổ sung nhiệt tình của các thầy cô giáo và độc giả để những nghiên cứu về sau sẽ tốt hơn, hoàn thiện. Một lần nữa e xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Lan Hương B và các thầy cô giáo trong viện đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thiện đồ án tốt nhất. Những thiếu hụt còn tồn tại trong nghiên cứu: Nghiên cứu chưa phân tích, đánh giá được một cách tổng thể nhu cầu GTT của khu vực nghiên cứu, mới chỉ tập trung vào nghiên cứu, xem xét đánh giá về một số đối tượng chính trong khu vực. Chưa đưa ra được các quy hoạch xây dựng chi tiết cho từng bãi đỗ cụ thể. Do điều kiện về thời gian, nguồn lực cũng như tài chính nên nghiên cứu chưa đi sâu được vào quá trình điều tra phỏng vấn chi tiết về nhu cầu GTT của các chuyến đi thu hút tới vùng và các chuyến đi phát sinh trong vùng nên phần nào còn hạn chế về mặt số liệu tính toán 2. Kiến nghị Để giải quyết tốt nhu cầu đỗ xe trong khu vực thành phố Hà Nội nói chung và trong khu vực nghiên cứu khu đô thị Nhân Chính nói riêng cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau: Trong ngắn hạn: Thiết lập các dải đỗ xe trên lòng đường vỉa hè hoặc xén vỉa hè tại những vị trí thích hợp sao cho đạt hiệu quả đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh là cao nhất nhưng vẫn đảm bảo yếu tố cảnh quan đô thị. Thiết lập và hoàn thiện những văn bản hướng dẫn quản lý, cơ chế quản lý các công trình giao thông tĩnh trên vỉa hè lòng đường Trong trung hạn và dài hạn: Thực hiện các giải pháp ngắn hạn nêu trên kết hợp với xây dựng các công trình giao thông tĩnh có công suất phục vụ lớn như các bên bãi đỗ xe, các công trình giao thông tĩnh nhiều tầng nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu giao thông tĩnh trong khu vực xa hơn là có thể phục vụ một phần nhu cầu giao thông tĩnh tại khu vục xung quanh. Một số giải pháp khác: - Đối với các tuyến đường phố có mật độ lưu lượng giao thông lớn vào các giờ cao điểm thì có thể tố chức quy định cho phép đỗ xe tại các dải đỗ xe vào giờ quy định như giờ thấp điểm hoặc có mật độ phương tiện tham gia giao thông trên đường không lớn. - Cần phải có những chính sách đầu tư và quỹ đất xây dựng các công trình giao thông tĩnh, mạng lưới các bến bãi, điểm đỗ xe phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài cho khu vực. - Tất cả quỹ đất giao thông không được chuyển đổi sử dụng vào mục đích khác. - Yêu cầu bắt buộc các công sở, các trung tâm thương mại, dịch vụ, công cộng phải thiết kế hoặc thuê công trình giao thông tĩnh giải quyết nhu cầu đỗ cho khách và nhân viên trong cơ sở của mình và khuyến khích có dịch vụ đỗ công cộng. Đối với các vị trí xây dựng trên lô đất lớn trên 1000 m2 buộc phải bố trí tầng ngầm làm điểm đỗ xe. - Khuyến khích sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công công nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng công trình giao thông tĩnh - Cần có những chính sách về giá vé không chỉ theo tính chất đỗ mà còn có giá vé theo các khu vực. Giá vé đỗ sẽ cao và thời gian đỗ xe ngắn từ các khu vực trung tâm đô thị ra các khu vực bên ngoài. - Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông tĩnh trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân Cậy (07/2005), Đường thành phố và quy hoạch giao thông đô thị, Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. 2. Nghiêm Văn Dĩnh (2003), Quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Khuất Việt Hùng (2007), Quy hoạch sơ sở hạ tầng đường bộ đô thị, Đại học giao thông vận tải, Hà Nội. 4. Nguyễn Khải (2004), Đường và giao thông đô thị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 5. Lê Phục Quốc (2002), Sổ tay quy hoạch giao thông đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 6. Từ Sỹ Sùa (2005), Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông vận tải đô thị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 7 Nguyễn Xuân Trục (2005), Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế công trình đô thị, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Vũ Hồng Trường (2001), Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải đô thị, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội. 9. Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 10. Hiệp hội nghiên cứu khoa học giao thông đường bộ Cộng hoà liên bang Đức (FGSV). 11. Sở Giao thông công chính Hà Nội (01/2007), Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội. 12. Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (06/2004), Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội đến năm 2010 và 2020, Hà Nôi. 13. Viện Chiến Lược và phát triển giao thông vận tải (2005), Nghiên cứu xác định vị trí và lựa chọn loại hình đỗ xe của thủ đô Hà Nội. 14. Một số tài liệu khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề xuất phương án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị trung hòa nhân chính.docx
Luận văn liên quan