Đềán Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng

1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường Đầm Rong là do các nguồn thải sinh hoạt, đô thị chưa qua xử lý và thải trực tiếp vào hồ. Lượng chất thải tích tụ nhiều năm làm hồ mất khả năng tự làm sạch của một hồ tự nhiên, mất đi các chức năng điều tiết nước mưa và tạo cảnh quan khu vực. Ô nhiễm hồ tác động đến sức khoẻ cộng đồng dân cư trong khu vực 02 phường Thuận Phước và Thanh Bình. 2. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức của cộng đồng dân cư cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng xả rác bừa bãi vào hồ vẫn còn tồn tại nhưng chưa được xử phạt nghiêm minh.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đềán Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên quan đến việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực hồ nhằm đảm bảo lượng thông tin đánh giá. - Phương pháp khảo sát, điều tra thông tin cộng đồng tại hiện trường: xác định thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, xã hội, tự nhiên, xác định các nguồn gây ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm… - Lấy mẫu, đo đạc tại hiện trường và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước có trong TCVN. - Phương pháp thống kê: cập nhật và xử lý các số liệu, dữ liệu điều tra, Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 5 kết quả đo đạc chất lượng môi trường. - Phương pháp so sánh: so sánh chất lượng môi trường theo TCVN trước đây và TCVN 2001. - Phương pháp đánh giá tải lượng ô nhiễm của WHO - Phương pháp chuyên gia: Mời các chuyên gia tham gia phân tích, đánh giá ô nhiễm và đề xuất các biện pháp quản lý. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, ngành quản lý: đảm bảo tính phù hợp về pháp lý, kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 6 PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM 2.1. Hiện trạng của hồ đầm: Hiện tại, nước thải đều đổ vào Đầm Rong 2 sau đó được dẫn qua một kênh dẫn hở có chiều rộng khoảng 6m, dài khoảng 500m rồi đổ vào Âu thuyền Thuận Phước, hồ này đã được cải tạo thành một âu thuyền để neo đậu các tàu thuyền đánh cá nhỏ trong khu vực rồi thông ra cửa Sông Hàn. Đầm Rong 2 có cao độ tương đối thấp nên bị tác động mạnh mẽ bởi chế độ triều của Sông Hàn. Trong thời gian khảo sát vào tháng 12/2006, biên độ triều tác động trong vào hồ giữa lúc thấp nhất và cao nhất là 0.6m. Khi triều lên, nước từ cửa sông dâng vào làm cho nước trong hồ không thoát ra được, đến khi triều xuống thì nước thải đã được trộn với nước sông thoát ra ngoài. Đầm Rong 2 có độ sâu trung bình từ 1,2 - 1,4m, Âu thuyền Thuận Phước có diện tích 20.028m2 [1], độ sâu trung bình 1,4 – 1,6m. Tại Âu thuyền Thuận Phước do có tàu thuyền thường xuyên ra vào nên lớp bùn đáy tương đối ít, khoảng 0,2 – 0,3 m, trong khi đó tại Đầm Rong 2 lớp bùn đáy khảo sát được là rất lớn, độ dày trung bình của lớp bùn là 0,5 m có nơi lên đến 0,7 – 0,8m. Nguyên nhân tạo ra lớp bùn đáy này là do hồ tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt nên có hàm lượng cặn rất lớn, một phần do sinh khối đã chết của các loại vi sinh, tảo có ở trong hồ gây nên. Quan sát kỹ nước ở trong hồ thấy có rất nhiều tảo nhỏ li ti, tại những nơi có lớp bùn đáy dày thấy có rất nhiều bọt khí nhỏ nổi lên mặt nước. Đây chính là những sản phẩm phân hủy yếm khí gây nên, cụ thể là những hợp chất như: H2S, N-NH4, CH4… Chính các chất khí này đã gây nên mùi hôi tại khu vực. Theo kết quả quan trắc nhiều năm, thì hàm lượng DO của nước Đầm Rong là rất thấp. Tại lớp nước bề mặt DO xấp xỉ 0,1 – 0,3mg/l, ở những tầng nước sâu hơn 0,5m hàm lượng DO xấp xỉ 0 mg/l. Đối với rác thải trên mặt hồ, dù luôn có 2 công nhân làm nhiệm vụ vớt rác thường xuyên nhưng vẫn không thể vớt được hết. Theo phản ánh của bà con trong khu vực thì những người từ nơi khác thường vứt rác xuống hồ vào ban đêm, đôi khi có cả xác súc vật chết. m Rong khi triu lên m Rong khi triu xung Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 7 Với các hiện tượng nêu trên cho thấy Đầm Rong 2 và Âu thuyền Thuận Phước đã bị phú dưỡng. Sự phú dưỡng (eutrophication) được khái niệm là làm giàu quá mức những chất dinh dưỡng trong nguồn nước gây nên sự phát triển bùng nổ các loài tảo, rong trong nguồn nước.[3] Hoặc, sự phú dưỡng hóa là sự phát triển của thực vật nước quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và mục đích sử dụng nước. Trong nước, tảo sử dụng CO2, Nitơ, phospho và các chất dinh dưỡng khác với một lượng rất nhỏ để phát triển. Khi nồng độ Nitơ, Phospho cao rong, tảo phát triển mạnh tạo nên một sinh khối lớn đến mức các loại động vật phù du không tiêu thụ được hết, dẫn đến đục nước, sau đó tảo sẽ chết hàng loạt. Tiếp đó là sự phát triển của các vi sinh vật sống trong lớp tảo mục nát, tiêu thụ một lượng lớn oxy làm oxy hòa tan trong nước bị suy giảm nghiêm trọng. Do thiếu oxy, các hợp chất hữu cơ bị phân hủy chậm và không hoàn toàn, các khí H2S, NH4, CH4, mercaptan…được hình thành gây nên mùi hôi thối. Mặt khác, tảo thối rửa lại chìm xuống đáy hồ với lớp bùn đáy ngày càng dày. Nhìn chung, hiện tượng phú dưỡng gây ra một số hậu quả như sau: - Sự đa dạng các loài sinh vật giảm đi, loài đặc trưng (thống trị) thay đổi; - Sinh khối động thực vật tăng lên; - Làm tăng độ đục của nước trong hồ; - Tốc độ lắng tăng, tuổi thọ tối đa của ao, hồ giảm; - Làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Từ những hậu quả kể trên đã dẫn đến các vấn đề sau: - Nước hồ có màu, mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan nguồn nước; - Nước trong hồ bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe; - Lớp bùn trong hồ tăng lên làm cản trở quá trình lưu thông nước. 2.2. Kết quả quan trắc: 2.2.1. Các số liệu khảo sát trong quá khứ (từ năm 1998 đến 2003): STT Thời gian quan trắc Chỉ tiêu phân tích (mg/l) Ghi chú BOD COD TSS NO3 NH4 * 1 3/2001 51 107 70 4,8 26,4 * 2 8/2001 71 95 60 3,6 12,3 * 3 4/02; Đầu vào 4/02; Đầu ra 60 78 18 - 37 * 58 77 15 - 23 4 6/02; Đầu vào 6/02; Đầu ra 76 105 26 - 23 * 76 97 36 8,4 27,5 5 3/03; Đầu vào 54 96 26 3 13,5 * Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 8 3/03; Đầu ra 28 73 6 2,6 13,1 6 1998 48 90 4 0,024 24 ** Giá trị lớn nhất 76 107 70 8,4 37 Giá trị trung bình 58 91 29 3,7 22,2 TCVN <25 <35 80 15 1 Ghi chú: - : Không có kết quả * : Số liệu từ chương trình quan trắc địa phương TP Đà Nẵng ** : Báo cáo nghiên cứu khả Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường TP Đà Nẵng. 0 20 40 60 80 100 120 BOD COD TSS NO3 NH4 Giá trị TB Giá trị Max TCVN Từ kết quả quan trắc theo dõi chất lượng nước hồ từ năm 2001 đến 2003 với tần suất quan trắc 2 tháng một lần. Các kết quả quan trắc vào mùa khô (tháng 3, 4, 6) đã được tính toán, cho thấy giá trị trung bình vượt tiêu chuẩn khoảng từ 2,5 – 3,5 lần. Giá trị Max vượt tiêu chuẩn trên 3 lần. Các chỉ tiêu TSS và NO3 thấp hơn tiêu chuẩn, còn chỉ tiêu NH4 vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần, đối với giá trị trung bình thì cao hơn 22 lần và giá trị max cao hơn 37 lần. Điều này chứng tỏ hồ đã bị ô nhiễm hữu cơ khá nặng và chính nồng độ NH4 cao đã làm cho không khí khu vực xung quanh hồ có mùi hôi. 2.2.2. Kết quả quan trắc hiện tại: Để thu thập thêm dữ liệu về chất lượng môi trường nước Đầm Rong, Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu với các nội dung như sau: - Thời gian lấy mẫu: 2 ngày, 14-15/12/2006 - Số lượng mẫu: 06 mẫu - Tần suất: 2 đợt trong 1 ngày, vào thời điểm triều thấp nhất và cao nhất trong ngày - Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu tổ hợp theo tầng. Tại mỗi vị trí lấy các mẫu đơn cách mặt nước 20cm cho đến đáy. Trộn chung các mẫu này lại để có mẫu tổ hợp đem về PTN phân tích. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 9 - Kí hiệu mẫu: STT KHM Vị trí lấy mẫu Ngày lấy mẫu Thời điểm 1 H1 Mẫu nước đầu vào 14/12/06 Triều kiệt 2 H2 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 14/12/06 Triều kiệt 3 H3 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 14/12/06 Triều kiệt 4 H4 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 14/12/06 Triều kiệt 5 H5 Mẫu giữa hồ T.Phước (âu thuyền) 14/12/06 Triều kiệt 6 H6 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 14/12/06 Triều kiệt 7 M7 N.giếng nhà Ông Dũng 14/12/06 Triều kiệt 8 M8 N. Giếng công cộng tại tổ 14 14/12/06 Triều kiệt 9 H1.2 Mẫu nước đầu vào 14/12/06 Đỉnh triều 10 H2.2 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 14/12/06 Đỉnh triều 11 H3.2 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 14/12/06 Đỉnh triều 12 H4.2 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 14/12/06 Đỉnh triều 13 H5.2 Mẫu giữa hồ T.Phước (âu thuyền) 14/12/06 Đỉnh triều 14 H6.2 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 14/12/06 Đỉnh triều 15 H1.3 Mẫu nước đầu vào 15/12/06 Triều kiệt 16 H2.3 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 15/12/06 Triều kiệt 17 H3.3 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 15/12/06 Triều kiệt 18 H4.3 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 15/12/06 Triều kiệt 19 H5.3 Mẫu giữa hồ T.Phước (âu thuyền) 15/12/06 Triều kiệt 20 H6.3 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 15/12/06 Triều kiệt 21 H1.4 Mẫu nước đầu vào 15/12/06 Đỉnh triều 22 H2.4 Mẫu lấy giữa Đầm Rong 2 15/12/06 Đỉnh triều 23 H3.4 Mẫu lấy giữa kênh dẫn 15/12/06 Đỉnh triều 24 H4.4 Mẫu lấy cuối kênh dẫn 15/12/06 Đỉnh triều 25 H5.4 Mẫu giữa Âu thuyền Thuận Phước 15/12/06 Đỉnh triều 26 H6.4 Mẫu tại điểm ra cuối cùng 15/12/06 Đỉnh triều o nhanh ti hin trng Ly mu ti khu vc âu thuyn Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 10 Kết quả quan trắc chất nước nước hồ được trình bày chi tiết tại phần phụ lục. Kết quả xử lý số liệu quan trắc một số chỉ tiêu được trình bày như sau: KHM pH DO TSS NO3- Dầu mỡ Coliforms NH4+ BOD5 COD - mg/L Mg/L mg/L mg/L MPN/100mL mg/L mg/L mg/L TCVN 5942- 1995 5,5 - 9,0 2,00 80,0 15,0 0,30 10,000,0 1,0 25,0 35,0 HĐRmax 7,8 1,10 55,0 23,7 1,40 260,000,000,0 33,0 96,0 166,0 HĐRmin 7,3 0,09 19,7 7,4 0,10 7,500,000,0 14,0 53,0 90,0 HĐRavg 7,4 0,27 41,4 15,4 0,64 87,725,000,0 22,0 67,0 113,3 HKDmax 7,8 1,10 96,0 63,2 0,80 3,600,000,0 40,0 102,0 168,0 HKDmin 7,3 0,10 27,0 13,1 0,20 95,000,0 20,0 45,0 83,0 HKDavg 7,4 0,36 65,1 25,8 0,40 1,296,875,0 26,1 68,0 115,7 HTPmax 7,6 0,40 93,0 32,8 0,50 35,000,000,0 21,0 64,0 109,0 HTPmin 7,3 0,10 60,0 5,4 0,20 2,900,000,0 8,0 6,0 10,0 HTPavg 7,4 0,22 67,7 16,1 0,30 16,437,500,0 15,4 44,3 75,8 Ghi chú: HĐR- Vị trí lấy mẫu tại Đầm Rong; HKD- vị trí lấy mẫu kênh dẫn nước và HTp- vị trí lấy mẫu tại Âu thuyền Thuận Phước. Max- giá trị đo được cao nhất; min – giá trị đo được thấp nhất; avg- giá trị đo được trung bình. Giá trị đo được của một số chỉ tiêu theo chế độ triều: Chỉ tiêu phân tích (mg/l) BOD COD NO3 NH4 Giá trị TB của các vị trí khi triều cường 54 94 17,5 21 Giá trị max của các vị trí khi triều cường 96 166 27,5 33 Giá trị TB của các vị trí khi triều kiệt 65 109 20,65 21 Giá trị max của các vị trí khi triều kiệt 102 163 63,2 40 TCVN 5942 – 1995 25 35 15 1 Đồ thị của giá trị trung bình, max so với TCVN khi triều cường Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 11 96 166 27.5 33 0 50 100 150 200 BOD COD NO3 NH4 T.bình Max TCVN Đồ thị của giá trị trung bình, max so với TCVN khi triều kiệt 102 163 63.2 40 0 50 100 150 200 BOD COD NO3 NH4 T.bình Max TCVN Nhận xét: - BOD, COD, NH4, NO3 tại các vị trí lấy mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn. - Giá trị trung bình tại các vị trí tại thời điểm triều cường có giá trị thấp hơn lúc triều kiệt khoảng 10%. Điều này có thể lý giải là do nước sông tràn vào, đã pha loãng một phần nước thải vào hồ. - So sánh với số liệu quan trắc của các năm trước BOD, COD của đợt quan trắc này thay đổi không đáng kể (vượt TCVN khoảng từ 2,5 – 3 lần), trong khi đó chỉ tiêu NH4 đã tăng lên đáng kể và vượt TCVN đến 40 lần. Chính điều này đã làm cho môi trường không khí tại khu vực xung quanh hồ ngày càng ô nhiễm nặng hơn. - Chỉ tiêu Coliforms trong các mẫu nước được khảo sát cũng cho kết quả vượt tiêu chuẩn nhiều lần. - Giá trị DO tại tất cả các mẫu nước trong hồ đều không đạt với tiêu chuẩn (>2mg/l). Điều này cho thấy khả năng tự làm sạch của hồ bằng phương pháp sinh học tự nhiên sẽ rất hạn chế. - Nước ngầm của khu vực xung quanh hồ cũng được lấy mẫu để đánh lượng nước và mức độ bị tác động. Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu về Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 12 vi sinh bao gồm coliform và F.coli vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới cho phép. 2.3. Kết quả điều tra cộng đồng: - Phạm vi điều tra: Là những hộ gia đình sống xung quanh hồ Đầm Rong và Âu thuyền Thuận Phước. Tổng số phiếu được điều tra là 600 phiếu. - Mục tiêu của cuộc điều tra: * Tác động của hồ đến sức khoẻ nhân dân trong khu vực. * Phạm vi tác động của hồ đến khu dân cư. * Một số hoạt động có thể làm ô nhiễm cho hồ. - Mẫu phiếu điều tra: xem phần phụ lục - Kết quả điều tra: 1. Tình hình sử dụng nguồn nước: Tỷ lệ % ¾ Dùng nước máy (276/600): 46% ¾ Dùng nước giếng khoan, đào (108/600): 18% ¾ Dùng cả nước giếng khoan và nước máy (216/600): 36% 2. Lượng nước trung bình mỗi hộ dùng: 0,43m3 3. Chất lượng môi trường khu vực: * Đối với những hộ cách hồ dưới 80m: ¾ Ô nhiễm trầm trọng (578/600): 96,3% ¾ Có ô nhiễm nhưng không đáng kể (22/600): 3,7% ¾ Chất lượng tốt (0/600): 0% * Đối với những hộ cách hồ trên 80m: ¾ Ô nhiễm trầm trọng (37/600): 6,2% ¾ Có ô nhiễm nhưng không đáng kể (559/600): 93,14% ¾ Chất lượng tốt (4/600): 0,66 % Tác nhân gây ô nhiễm: ¾ Nước thải (171/600): 28,5% ¾ Khí thải (mùi hôi) (316/600): 52,6% ¾ Rác thải (107/600): 18,9% ¾ Khác (6/600): 1,0% 4. Các loại bệnh thường gặp: ¾ Đường hô hấp (314/600): 52,3% ¾ Sốt xuất huyết (223/600): 37,2% ¾ Da liễu (58/600): 9,7% ¾ Khác (5/600): 0,8% Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 13 Loại bệnh cụ thể thường mắc: ¾ Đường hô hấp: Viêm xoang, sổ mũi, viêm phế quản. ¾ Sốt xuất huyết. ¾ Da liễu: Dị ứng da, nấm. ¾ Khác: Cảm cúm, nhức đầu 5. Đường thoát nước thải: ¾ Chảy thẳng ra cống chung (358/600): 59,7% ¾ Chảy thẳng ra Đầm Rong (176/600): 29,3% ¾ Không rõ (51/600): 8,5% ¾ Khác (15/600): 2,5% 6. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm Đầm Rong: ¾ Nước thải từ các hộ gia đình (348/600): 58% ¾ Vứt rác xuống hồ (238/600): 39,6% ¾ Khác (14/600): 2,4% 7. Biện pháp cải tạo Đầm Rong: ¾ Nạo vét hồ (418/600): 69,6% ¾ Có biện pháp ngăn chặn các đường thải vào hồ (168/600): 28,2% ¾ Xử lý khác (14/600): 2,2% 8. Ý kiến để cải thiện môi trường: - Đậy tấm đanh trên dòng kênh. - Lấp Đầm Rong rồi chia lô bán đất. Trong quá trình điều tra, nhiều hộ sống trong khu vực phản ánh có tình trạng thải phân heo trực tiếp vào hồ mặc dù thành phố đã có chủ trương cấm dân cư trong địa bàn 2 quận là Hải Châu và Thanh Khê nuôi heo. Kết quả cho thấy: Tại phường Thuận Phước còn 04 hộ nuôi heo, trong đó có 03 hồ gần Đầm Rong là: STT Họ tên Tổ dân phố Số lượng Heo Ghi chú 1 Trần Văn Mai tổ 5 07 con 2 Trần Thị Gái tổ 14 10 con gần đầm 3 Lê Thị Chín tổ 17 02 con gần đầm 4 Nguyễn Thị Sen tổ 11 06 con gần đầm Tại phường Thanh Bình còn đến 32 hộ nuôi heo trong đó có 05 hộ gần Đầm Rong. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 14 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 15 PHẦN 3 – CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM, TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA HỒ 3.1. Các nguồn gây ô nhiễm hồ: 3.1.1. Ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt: Đầm Rong 2: Có 6 miệng cống đổ vào hồ. Trong đó có một đường chính là nơi dẫn nước thải từ hồ 1 trước đây (Hiện nay Đầm Rong 1 đang tiến hành san lấp, toàn bộ nước thải đổ vào Đầm Rong 1 cũng được chảy vào Đầm Rong 2 theo đường cống chính này). Cống rộng khoảng 4,3m, đây là nguồn tiếp Miệng cống thải chính Một trong 5 cống tròn khi triều cường nhận nước thải chính vào hồ. Theo khảo sát sơ bộ thì nước thải từ các trục đường sau đây sẽ đổ vào đường này: Lý Tự Trọng, Đống Đa, Quang Trung, Ông Ích Khiêm, Hải Hồ, Thanh Thuỷ…và chợ Đống Đa. 05 cống còn lại là những cống tròn có đường kính khoảng 600mm dẫn nước thải của các hộ dân cư trong khu vực ven hồ, có cả BV quận Hải Châu tại thời điểm khảo sát có 3/5 cống này đang chảy nước, độ cao của dòng nước thải khoảng 15-20mm Mương dẫn nước thải Trên mương dẫn: Mương dẫn có chiều dài khoảng 500m, rộng 6.2m. trên đó có khoảng 12 cống tròn đường kính 600mm đổ vào 2 bên bờ. Đây là những đường cống thu nước thải từ khu vực dân cư của phường Thuận Phước (đường Mai Lão Bạng, Hàn Mạc Tử và các kiệt nhỏ) và phường Thanh Bình (đường Hải hồ, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ…) Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 16 Khu vc âu thuyn Cng thi NM ch bin thu sn 32 Âu thuyền Thuận Phước: Là nơi tiếp nhận nước thải của khu tái định cư xung quanh âu thuyền và nước thải thuỷ sản của F32 (Khi triều lên sẽ dẫn nước thải này ngược vào hồ) Với lưu vực của Đầm Rong là 210ha, cũng theo đánh giá của công ty GHD – KINHILL (Úc) là đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng thì dân số trong lưu vực của Đầm Rong là như sau: Lưu vực Diện tích (ha) Dân số (người) 1997 2005 2010 Lưu vực thoát nước vào Đầm Rong 210 52.887 62.514 69.020 Để tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt đổ vào lưu vực Đầm Rong chúng tôi lấy số liệu năm 2005 là 62.514 người Theo tài liệu đánh giá tải lượng ô nhiễm của WHO, 1993 thì trung bình một người sẽ sử dụng trung bình khoản 150lít nước/ngày cho sinh hoạt. Thực tế lượng nước thải sinh hoạt của người Việt Nam là khoản 100 lít/ngày. Tuy nhiên, bên cạnh nước thải phát sinh ra từ các hộ dân cư còn có nước thải của các khách sạn, nhà hàng trong khu vực này nên lượng nước thải sinh hoạt theo lý thuyết sẽ là từ 100 - 150l/người/ngày. Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt đổ vào Đầm Rong 2 và Âu thuyền Thuận Phước là 6.251 - 9.377 m3/ngày đêm. 3.1.2. Ô nhiễm từ các nguồn nước thải khác: Ngoài nguồn tiếp nhận chính là nước thải sinh hoạt kể trên, Đầm Rong còn là nơi tiếp nhận một số nguồn nước thải khác như sau: - Nước thải công nghiệp: Tại cửa thoát sau Âu thuyền Thuận Phước hiện nay Cty chế biến Thuỷ sản Thuận Phước đang hoạt động, một phần nước thải từ khâu tiếp nhận nguyên liệu chưa qua xử lý đổ vào đây. Khi triều lên đẽ kéo theo lượng nước này vào hồ. Bên cạnh đó còn có một số hộ gia đình sống tại lưu vực của hồ sản xuất tinh bột sắn theo phương pháp thủ công, nước thải được thải trực tiếp vào cống mà không qua xử lý. Ước tính lượng nước thải công nghiệp đổ vào hồ khoảng 30-50m3/ngày. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 17 - Nước thải từ các nguồn khác: Trong lưu vực hồ còn có Trung tâm y tế Quận Hải Châu (Bệnh viện quận I) cũng thải trực tiếp vào hồ sau khi qua xử lý sơ bộ với lượng nước thải khoảng 20-30m3/ngày. Ngay sát Đầm Rong 2 là Chợ Đống Đa, với lượng nước thải ước tính khoảng 20-40m3/ngày. Bên cạnh việc tính toán lưu lượng nước thải bằng lý thuyết theo cách như trên, chúng tôi cũng tiến hành đo lưu lượng thải ra của Đầm Rong 2 tại hiện trường. Tuy nhiên, việc khảo sát gặp khó khăn không thể đo liên tục được vì hồ bị tác động bởi triều. Khi triều lên, nước sông đổ vào hồ thậm chí ngập đến nữa miệng các cống thải dẫn vào hồ cho đến khi đạt đỉnh triều thì dòng nước hầu như không thay đổi. Đến khi triều ra thì lượng nước chảy ra rất lớn nhưng trong đó lại có một phần lớn nước sông. Tại thời điểm khảo sát ngày 14 và 15 tháng 12, nước triều thấp nhất vào lúc 7h sáng và giữ nguyên cho đến 11h30 mới bắt đầu lên lại. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát lưu lượng trong khoảng thời gian từ 8h – 11h sáng, vì tại thời điểm này nước chảy từ hồ ra cửa sông gần như hoàn toàn là nước thải sinh hoạt. Vị trí khảo sát: Ngay miệng mương dẫn từ hồ Đầm Rong 2 để dẫn nước qua Âu thuyền Thuận Phước. Vị trí khảo sát, đo đạc Thiết bị: Máy đo lưu tốc dòng chảy Greenline của hãng Rickly Hydrological, Mỹ sản xuất. Máy o lu tc dòng chy Greenline o lu tc dòng chy Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 18 Dọn lớp bùn đáy trước khi tiến hành đo Phương pháp đo: Khu vực khảo sát được dọn vệ sinh sạch sẽ hết lớp bùn đáy, thiết diện của dòng nước là một hình thang cân với đáy lớn là 5,7m; đáy nhỏ là 4,5m; chiều cao là 0,5m. 4.5 m 0. 5 m 5.7 m S= 2.55 m2 Vậy, diện tích của thiết diện là: 2,55m2. Kết quả khảo sát lưu tốc tại thiết diện này trong vòng 3h (từ 8h sáng đến 11h sáng) tương đối ổn định và cho kết quả là 0,033 m/s Lưu lượng trong 1s là: 0,033m/s x 2,55m2 = 0,085 m3/s Lưu lượng trong 1ngày: 0,085m3 x 3600s x 24h= 7.344 m3/ngày. Số liệu chỉ tính toán được trong lượng nước thải trung bình trong vòng 3h nên chưa phải là đại diện cho cả ngày. Tuy nhiên, kết đo đạt là 7.344m3/ngày đêm nằm trong khoảng tính toán bằng lý thuyết ( từ 6.251 - 9.377 m3/ngày đêm) nên chúng tôi sẽ sử dụng số liệu đo đạc bằng thực tế này để tính toán tải lượng ô nhiễm và khả năng tự làm sạch của hồ. 3.1.3. Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt: Bên cạnh các nguồn thải chính nêu trên, rác thải sinh hoạt của các hộ sống xung quanh vứt trực tiếp xuống hồ cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, gồm thức ăn thừa, các sản phẩm thừa từ quá trình chuẩn bị bữa ăn, phân súc vật, xác động vật chết… Các loại này khi bị vứt xuống lòng hồ sẽ xảy ra Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 19 quá trình phân huỷ để giải phóng ra các chất gây ô nhiễm cho nước hồ. Cụ thể hàm lượng Nitơ tổng, Phospho tổng, BOD, COD, dầu mỡ sẽ gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó các hợp chất chất gây mùi hôi thối như Amoniac, H2S, Mercaptan… cũng được sinh ra từ quá trình này. Một loại chất thải rắn khác cũng có khá nhiều trong lòng hồ là các chất vô cơ hoặc các chất có nguồn gốc hữu cơ nhưng khó bị phân huỷ khác là bao ni-lon, cao su. Loại chất thải rắn này thì không bị phân huỷ sinh học gây ô nhiễm môi trường cho hồ nhưng lại làm mất mỹ quan, gây bồi lấp, làm hạn chế đến quá trình tự làm sạch của hồ, cản trở dòng chảy tự nhiên trong hồ và góp phần gián tiếp gây ô nhiễm. 3.2. Đánh giá khả năng tự làm sạch của hồ: - Diện tích tổng lưu vực của Đầm Rong vào khoảng 40.000m2, cụ thể: Diện tích S=S1+S2+S3 Đơn vị tính 40.042,0 Đầm Rong 2 S1 m2 12.700,0 Kênh dẫn S2 m2 7.000,0 Âu thuyền S3 m2 20.342,0 - Độ sâu trung bình ban đầu: 1,3m nhưng hiện nay hồ đã bị bồi lấp khá nhiều, độ dày của lớp bùn đáy khoảng 0,5m nên độ sâu thực tế của hồ hiện nay là 0,8m Quang cnh h m Rong khi triu cng - Lưu lượng nước vào hồ là tối đa là 9.377m3 và trung bình là 7.344 m3 - Nồng độ BOD trung bình của hồ là: 74 mg/l (đây là giá trị trung bình của 4 mẫu nước thải tại miệng cống chính đổ vào Đầm Rong 2 được khảo sát trong 2 ngày 14 và 15/12/2006). - Nồng độ BOD mong muốn đạt được: 25mg/l (TCVN 5942-1995). - Công thức tính toán khả năng tự làm sạch: Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 20 ktLo Le += 1 1 (1); [3] Lo: Nồng độ BOD (mg/l) của nước thải đầu vào Le: Nồng độ BOD (mg/l) của nước thải sau khi tự làm sạch t: Thời gian lưu (ngày) k: hệ số k bao gồm ảnh hưởng của hệ sinh khối và phụ thuộc vào loại nước thải, Marais và Shaw đã tìm ra được hệ số thực nghiệm này đối với nước thải sinh hoạt là k = 0,23ngđ-1. Bảng kết quả tính toán khả năng tự làm sạch của hồ thông qua hiệu suất xử lý của hồ như sau: Kết quả ĐVT Chiều sâu tối đa của hồ (h=1,3m) Chiều sâu hiện tại của hồ (h=0,8m) Thể tích lưu vực m3 52.054,60 32.033,60 Đầm Rong 2 m3 16.510,00 10.160,00 Kênh dẫn m3 9.100,00 5.600,00 Âu thuyền m3 26.444,60 16.273,60 Thời gian lưu nước trong lưu vực ngày 5,55 3,42 Đầm Rong 2 ngày 1,76 1,08 Kênh dẫn ngày 0,97 0,60 Âu thuyền ngày 2,82 1,74 Nồng độ BOD trong lưu vực mg/l 38,36 48,91 Đầm Rong 2 mg/l 68,33 76,85 Kênh dẫn mg/l 83,39 89,68 Âu thuyền mg/l 38,82 45,74 Hiệu suất xử lý Đầm Rong 2 % 28,82 19,95 Kênh dẫn % 18,25 12,08 Âu thuyền % 39,34 28,53 Qua kết quả đo đạc và tính toán cho thấy, khả năng tự làm sạch của hồ với chiều sâu tối đa và chiều sâu hiện tại đều rất thấp. Như vậy, để cải thiện chất lượng môi trường và tăng cường khả năng tự làm sạch của hồ cần kết hợp nhiều giải pháp kỹ thuật cũng như các biện pháp quản lý chặt chẽ. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 21 PHẦN 4 – XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI ĐẦM RONG 4.1. Các căn cứ pháp lý xây dựng Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong Xác định công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận Hải Châu theo hướng phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của UBND Quận Hải Châu. Các chính sách, văn bản pháp lý liên quan là nền tảng cho việc xây dựng Đề án như sau: − Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (29/11/2005); − Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; − Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc và Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ KH,CN&MT; − Quyết định số 142/2000/QĐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND thành phố ban hành Qui định về BVMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; − Chiến lược Bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng đến năm 2010; − Quyết định số 9780/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phân cấp quản lý và xử lý ô nhiễm các hồ, đầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm: - Hiện tại hồ không thể thực hiện quá trình tự làm sạch. Nguyên nhân chính là do lượng nước thải sinh hoạt của thành phố hiện nay đổ vào lớn hơn khả năng tự làm sạch của hồ. Đặc biệt, tại các vị trí khu vực Đầm Rong và kênh dẫn. - Do hồ bị tác động của chế độ triều. Đặc biệt, vào thời điểm mùa khô, cửa sông Hàn bị nhiễm mặn khá cao, nước mặn đã xâm nhập vào sâu trong hồ làm cho pH của nước hồ bị thay đổi (pH trung bình của nước biển là xấp xỉ 8) đồng thời tiêu diệt hệ vi sinh vật làm sạch nước thải trong hồ. - Do lâu ngày không được nạo vét nên lớp bùn đáy trong hồ hiện nay là khá dày. Điều này đã làm giảm thể tích hồ, dòng chảy hạn chế nên sự khếch tán oxy kém cũng là một nguyên nhân gây nên ô nhiễm hồ. Các chất độc sinh ra từ quá trình phân huỷ lớp bùn lắng cũng là một nguyên nhân làm hạn chế vi sinh vật phát triển làm ô nhiễm nước hồ. - Qua quan sát, hồ có dấu hiệu phú dưỡng, hàm lượng DO trong nước hồ thấp, gây ức chế sự hoạt động của vi sinh vật. - Do ý thức về bảo vệ môi trường của một số hộ trong khu vực còn thấp nên vẫn còn tình trạng vứt rác, xác súc vật hay phân heo vào hồ. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 22 4.3. Xác định chức năng của hồ: Nhằm xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường Đầm Rong hiện nay, các chức năng cơ bản của hồ cần được xác định như sau: - Duy trì chức năng điều tiết nước mưa trong khu vực. - Cải tạo hồ để tạo cảnh quan môi trường cho khu dân cư, làm nơi hóng mát, tập thể dục cho dân cư xung quanh. - Góp phần điều tiết khí hậu, giảm bớt nhiệt độ không khí xung quanh trong mùa hè oi bức. 4.4. Các giải pháp quản lý tổng hợp môi trường tại Đầm Rong 4.4.1. Cơ sở xây dựng và lựa chọn giải pháp: * Tiêu chí môi trường 9 Đảm bảo cảnh quan khu vực hồ 9 Bảo đảm kỹ thuật xử lý cải tạo môi trường của hồ 9 Không gây tác động đến môi trường xung quanh khu vực 9 Đảm bảo các điều kiện giám sát môi trường theo quy định của luật môi trường. * Tiêu chí xã hội 9 Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực 9 Cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư * Tiêu chí kinh tế 9 Chi phí đầu tư cải tạo hợp lý 9 Có hướng phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ cho khu vực Qua phân tích trên, chúng tôi xây dựng các giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật dưới đây theo phân kỳ hàng năm, đảm bảo mục tiêu xử lý môi trường tại hồ, duy trì chức năng của hồ. 4.4.2. Các giải pháp quản lý: Hiện nay, công tác quản lý Đầm Rong được giao cho UBND quận Hải Châu tại Quyết định 9780/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng ngày 20/12/2005. Việc tăng cường quản lý vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp hết sức cần thiết nhằm chấm dứt tình trạng xả thải chất thải vào hồ hiện nay. Công tác quản lý sẽ giao cho các đơn vị sau: a. Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường Quận: - Phối hợp với đơn vị thu gom và xử lý rác thải khu vực quận Hải Châu bố trí các thùng thu gom rác công cộng xung quanh hồ để thuận lợi cho người dân đổ rác, chấm dứt tình trạng xả chất thải rắn xuống hồ. - Tiến hành quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước hồ hàng năm để theo dõi diễn biến từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Chương trình quan trắc nước hồ 02 lần trong năm. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chính tại hồ gồm có: Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 23 + Môi trường nước: pH, độ đục, EC, TSS, BOD, COD, N tổng, P tổng, Coliform, dầu mỡ, kim loại nặng. + Môi trường không khí: NH3, H2S, mùi hôi (điều tra, đánh giá cộng đồng). Dự toán và nguồn kinh phí thực hiện tại phần phụ lục./. b. UBND Phường Thuận Phước và phường Thanh Bình: - Thành lập Đội quản lý và chịu trách nhiệm quản lý hồ thuộc UBND phường. Nhân sự của đội này nên sử dụng những người ở ngay khu vực hồ, chú ý đến vai trò của tổ dân phố xung quanh khu vực hồ. - Xây dựng 1 bản quy chế áp dụng cho các hộ dân sống trong khu vực về công tác bảo vệ môi trường cho Đầm Rong và Âu thuyền Thuận Phước. Đội quản lý hồ sẽ căn cứ vào bản quy chế này để thực thi nhiệm vụ. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị, hộ gia đình thải chất thải vào hồ và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm. - Tổ chức tuyên truyền cộng đồng dân cư thông qua buổi sinh hoạt tổ dân phố về việc thực hiện bản quy chế bảo vệ hồ. Nguồn kinh phí thực hiện được phân bổ cho UBND phường từ nguồn ngân sách sự nghiệp hàng năm của Quận. 4.4.3. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm: Mức độ ô nhiễm tại hồ hiện nay là ở mức rất cao. Hồ không còn khả năng tự làm sạch do lượng nước thải vào hồ là khá lớn, đồng thời, diện tích của hồ bị thu hẹp lại do lượng chất ô nhiễm, rác thải tích tụ dưới lòng hồ. Để đảm bảo các chức năng của hồ là một hồ tự nhiên, đồng thời xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường hiện tại, tạo nên cảnh quan môi trường mới cho khu vực, cần phải đầu tư một số giải pháp kỹ thuật, xây dựng và cải tạo hạng mục. Dự kiến các giai đoạn đầu tư các giải pháp kỹ thuật như sau: 4.4.3.1. Giai đoạn 1: Thực hiện trong năm 2008 1. Nạo vét toàn phần lòng hồ: Nạo vét lấy đi lớp bùn đáy làm tăng thể tích của hồ sẽ làm cho quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao hơn. Trong thành phần lớp bùn đáy chủ yếu là chất hữu cơ lắng đọng từ nước thải, xác của sinh khối thực vật và vi sinh vật. Đây chính là nguyên nhân của quá trình lên men yếm khí tạo ra mùi hôi. Việc nạo vét làm sạch đáy hồ sẽ ngăn chặn được quá trình này, mùi hôi trong khu vực sẽ giảm đáng kể. Sau khi loại bỏ lớp bùn đáy sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên sâu vào lòng hồ nên các quá trình tự làm sạch sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Dự kiến chia thành 03 đợt nạo vét hồ trong năm 2008, phương án nạo vét từ phía ngoài cửa âu thuyền và đi dần vào phía trong kênh dẫn. Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 24 2. Làm song chắn rác: Hiện nay có rất nhiều miệng cống đổ vào hồ mà không được lắp đặt lưới chắn rác. Đây là một biện khá đơn giản, ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả rất lớn trong việc giữ sạch hồ. Tiến hành lắp đặt 15 song chắn rác tại các cống thải nước vào hồ (sau này để xả nước mưa vào hồ). 3. Thả bèo lục bình vào hồ để xử lý ô nhiễm: Các nghiên cứu đã cho thấy bèo lục bình có khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng, giảm BOD, các hợp chất Nitơ và phospho trong nước thải sinh hoạt với hiệu suất cao, góp phần giảm thiểu mùi hôi xung quanh khu vực. Tại thành phố Đà Nẵng Bèo Tây đã được đưa vào xử lý nước thải cho hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung bước đầu đã cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nếu trồng hoặc để cho bèo phát triển với mật độ quá dày thì sẽ sinh muỗi rất nhiều trong khu vực. Mô hình thả Bèo Tây tại hồ đầm Tại Đầm Rong, mật độ thả bèo chiếm 15-20% diện tích mặt hồ theo từng mảng bè nổi trên mặt hồ. Bè được gia công bằng nhựa PVC để vừa đảm bảo mỹ quan và sử dụng được lâu dài. Bè có kích thước 7*6m (600 dày 2,8m). Giải pháp thả bèo tại hồ như sau: + Tổng diện tích bèo thả: 20% + Số lượng bè: 8-10 bè. 4. Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước hồ: Thực hiện quan trắc nhằm theo dõi tình trạng, diễn biến chất lượng môi trường tại hồ định kỳ. Chương trình quan trắc nước hồ 02 lần trong năm. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chính tại hồ gồm có: - Môi trường nước: pH, độ đục, EC, TSS, BOD, COD, N tổng, P tổng, Coliform, dầu mỡ, kim loại nặng. - Môi trường không khí: NH3, H2S, mùi hôi Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 25 4.4.3.2. Giai đoạn 2: Thực hiện kể từ năm 2009 trở đi 1. Hệ thống tách dòng thoát nước thải sinh hoạt trong khu vực thải vào hồ: Đầm Rong vốn là một hồ tự nhiên nên có cấu tạo không thích hợp cho việc xử lý nước thải. Để đảm bảo chức năng của hồ không trở thành hồ chứa nước thải đô thị, cần đầu tư hệ thống tách dòng thải sinh hoạt thải vào khu vực hồ. Đây là hạng mục liên quan đến công trình hệ thống vệ sinh thành phố hiện do Ban quản lý Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố thực hiện. Kính đề nghị UBND thành phố xem xét, giao cho Ban Quản lý Dự án đưa vào công trình thoát nước thành phố để thực hiện đồng bộ hệ thống. 2. Nạo vét bùn cống thoát nước bao quanh hồ định kỳ: Tiến hành nạo vét khu vực cửa thông âu thuyền và các công thoát nước mưa, đảm bảo hồ được lưu thông thường xuyên. Tần suất nạo vét định kỳ 6 tháng /1 lần. 3. Duy trì vệ sinh môi trường thường xuyên tại hồ: Sau khi thực hiện giải pháp tách các dòng thải đô thị vào khu vực hồ, chất lượng nước trong hồ sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình tự xử lý từ các nguồn thải rò rỉ vào hồ, lượng nước mưa tồn đọng trong hồ, chất thải từ bèo lục bình sẽ làm cho hồ bị ô nhiễm nếu không được xử lý thường xuyên. Tiếp tục duy trì vệ sinh môi trường và quan trắc, đo đạc chất lượng môi trường là cần thiết. 4.5. Khái toán kinh phí - Chi phí thực hiện các giải pháp kỹ thuật được đầu tư 1 lần vào năm 2008. Dự toán này không tính đến chi phí đầu tư hạng mục hệ thống tách dòng thải đô thị của khu vực về hệ thống xử lý nước thải thành phố (đề nghị đưa vào nguồn xây dựng cơ bản thành phố - Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng). - Chi phí thực hiện các giải pháp quản lý được dự toán hàng năm. - Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Đề xuất từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm hoặc được huy động từ các tổ chức khác./. Khái toán kinh phí thực hiện như sau: STT Hạng mục Phân kỳ đầu tư Ghi chú Năm 2008 Năm 2009 Từ năm 2010 trở đi I Giải pháp quản lý 27.080.000 27.080.000 27.080.000 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 26 1 Công lao động thu gom, vớt rác thường xuyên (32.000m3*300ngày) 16.320.000 16.320.000 16.320.000 (*) 2 Tập huấn nâng cao nhận thức 5.150.000 5.150.000 5.150.000 (**) 3 Chi phí kiểm tra, thanh tra 5.610.000 5.610.000 5.610.000 (**) II Giải pháp kỹ thuật 249.240.000 119.740.000 119.740.000 II.1 Giai đoạn 1 (năm 2008) 249.240.000 0 0 (*) 1 Tổng nạo vét hồ 224.000.000 2 Chi phí lắp song chắn rác 1.500.000 3 Thả bèo xử lý ô nhiễm 14.350.000 4 Chi phí quan trắc, kiểm soát ô nhiễm 9.390.000 Phụ lục 1 II.2 Giai đoạn 2 (2009 trở đi) 120.640.000 120.640.000 (*) III Dự phòng phí, quản lý (5%) 13.816.000 7.341.000 7.341.000 Cộng 290.136.000 154.161.000 154.161.000 Ghi chú: (*) - Tham khảo dự toán công trình nạo vét hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung - Công ty MTĐT Đà Nẵng (2006). (**) - Căn cứ Thông tư 114 /TT-TNMT và Thông tư 83/TT -TNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường./. (Bảng khái toán chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1) Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 27 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Qua phân tích, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và xác định các vấn đề môi trường Đầm Rong, có thể kết luận như sau: 1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường Đầm Rong là do các nguồn thải sinh hoạt, đô thị chưa qua xử lý và thải trực tiếp vào hồ. Lượng chất thải tích tụ nhiều năm làm hồ mất khả năng tự làm sạch của một hồ tự nhiên, mất đi các chức năng điều tiết nước mưa và tạo cảnh quan khu vực. Ô nhiễm hồ tác động đến sức khoẻ cộng đồng dân cư trong khu vực 02 phường Thuận Phước và Thanh Bình. 2. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức của cộng đồng dân cư cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng xả rác bừa bãi vào hồ vẫn còn tồn tại nhưng chưa được xử phạt nghiêm minh. 3. Việc triển khai thực hiện Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng là hết sức cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường thành phố, giải quyết tình trạng điểm nóng môi trường trong một thời gian dài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 4. Thực hiện Đề án nhằm cải thiện chất lượng môi trường khu vực, góp phần tạo nên một cảnh quan môi trường mới, cải thiện cuộc sống cộng đồng dân cư. 5. Trên cơ sở xem xét mục tiêu đặt ra là duy trì chức năng điều tiết nước mưa và tạo cảnh quan môi trường hồ; đồng thời xem xét nhằm cân đối nguồn ngân sách đầu tư xử lý môi trường, các giải pháp quản lý và kỹ thuật được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, để đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong Đề án. 6. Việc đầu tư Đề án đòi hỏi phải có sự phối hợp với các Ban, ngành liên quan mới đảm bảo sự đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước thải trong khu vực. 5.2. Kiến nghị Thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường các hồ đầm theo phân cấp; trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và xây dựng Đề án quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong một cách khoa học, UBND quận Hải Châu kính đề nghị UBND thành phố xem xét: 1. Phê duyệt Đề án và giao cho UBND quận Hải Châu tiếp tục thực hiện các giải pháp được đề xuất tại Đề án này kể từ năm 2008. 2. Chỉ đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 28 nghiên cứu, khảo sát và xây dựng hệ thống thoát nước, tách nước thải khu vực Đầm Rong về hệ thống xử lý nước thải đô thị chung của thành phố. 3. Giao Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài Chính xem xét, cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm cấp cho UBND quận triển khai Đề án. Kính trình UBND thành phố xem xét! Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển An Phú 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở Xây Dựng thành phố Đà Nẵng - Báo cáo đề tài Nghiên cứu koa học - Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp qui hoạch hệ thống ao hồ nội thành thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng 2001. 2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng, 1998 3. Trần Hiếu Nhuệ - 1990 - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học - Trường ĐH Xây dựng Hà Nội 4. Bộ KH, CN và Môi trường - Các Tiêu chuẩn Môi trường năm 1995. 5. WHO - The World Health Organization 6. Lê Trình - Quan trắc chất lượng nước, 1997. 7. GUPTA, 1980; O’Brien, 1981, Wolverton, 1979 8. Lê Thị Hiền Thảo-1999 Nghiên cứu quá trình xử lý sinh học và ô nhiễm ở một số hồ tại Hà Nội - Luận văn tiến sĩ Sinh học – ĐHKHTN Hà Nội 9. Trần Xuân Lai, 2005, Xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây dựng Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 30 Phụ lục 1. Dự toán các hạng mục và phân kỳ đầu tư STT Hạng mục ĐVT SL Đơn giá Thành tiền Phân kỳ đầu tư Năm 2008 Năm 2009 Từ năm 2010 trở đi I Giải pháp quản lý 27.080.000 27.080.000 27.080.000 27.080.000 1 Công lao động thu gom, vớt rác thường xuyên (32.000m3*300ngày) m3 960 17.000 16.320.000 16.320.000 16.320.000 16,320,000 2 Tập huấn nâng cao nhận thức 5.150.000 5.150.000 5.150.000 5,150,000 Chi phí báo cáo viên đợt 3 300.000 900.000 Chi phí biên soạn tài liệu bộ 1 2.000.000 2.000.000 Chi phí tổ chức (50 người/đợt*3 đợt) người 150 15.000 2.250.000 3 Chi phí kiểm tra, thanh tra 5.610.000 5.610.000 5.610.000 5,610,000 Công tác phí (03 người*3 đợt*3 ngày) công 27 30.000 810.000 Đo đạc nguồn thải (02 mẫu/đợt*3 đợt) mẫu 6 800.000 4.800.000 II Giải pháp kỹ thuật 368.980.000 249.240.000 119.740.000 119.740.000 II.1 Giai đoạn 1 (năm 2008) 249.240.000 249.240.000 0 0 1 Tổng nạo vét hồ 224.000.000 224.000.000 Chi phí công nạo vét (32.000m3*0,2m*70%) m3 4480 17.000 76.160.000 76.160.000 Chi phí vận chuyển bùn m3 4480 16.000 71.680.000 71.680.000 Xử lý bùn tại bãi chôn lấp m3 4480 17.000 76.160.000 76.160.000 2 Chi phí lắp song chắn rác Cái 15 100.000 1.500.000 1.500.000 3 Thả bèo xử lý ô nhiễm 14.350.000 14.350.000 Nguyên vật liệu làm bè cái 10 1.000.000 10.000.000 10.000.000 Công lao động công 10 35.000 350.000 350.000 Duy trì bèo, vận chuyển, xử lý bèo tấn 2 2.000.000 4.000.000 4.000.000 4 Quan trắc, kiểm soát ô nhiễm (Phụ lục 2) Năm 1 9.390.000 9.390.000 9.390.000 II.2 Giai đoạn 2 (2009 trở đi) 120.640.000 120.640.000 120,640,000 1 Hệ thống tách dòng thoát nước đô thị 2 Nạo vét định kỳ (32.000m3*0,2*30%) m3 1920 50.000 96.000.000 96.000.000 3 Duy trì vệ sinh môi trường 24.640.000 24.640.000 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 31 Quan trắc môi trường Năm 1 10.290.000 10.290.000 10.290.000 Duy trì bèo, vận chuyển, xử lý bèo Tấn 2 2.000.000 4.000.000 4.000.000 Thay bè mới thả bèo xử lý ô nhiễm cái 10 1.035.000 10.350.000 10.350.000 III Dự phòng phí, quản lý (5%) 19.803.000 13.816.000 7.341.000 7.341.000 Cộng 290.136.000 154.161.000 154.161.000 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 32 Phụ lục 2. Chương trình quan trắc kiểm soát môi trường Đầm Rong TT Chỉ tiêu Số mẫu Tần suất Tổng số Đơn giá Thành tiền (đồng) I Môi trường không khí 3.720.000 1 Nhiệt độ 3 2 6 20.000 120.000 2 NH3 3 2 6 300.000 1.800.000 3 H2S 3 2 6 300.000 1.800.000 II Môi trường nước 5.670.000 1 Nhiệt độ 3 2 6 30.000 180.000 2 DO 3 2 6 60.000 360.000 3 pH 3 2 6 30.000 180.000 4 Đục 3 2 6 30.000 180.000 5 NaCl 3 2 6 40.000 240.000 6 BOD5 3 2 6 80.000 480.000 7 COD 3 2 6 80.000 480.000 8 SS 3 2 6 55.000 330.000 9 Dầu mỡ 3 2 6 300.000 1.800.000 10 N tổng 3 2 6 80.000 480.000 11 P tổng 3 2 6 80.000 480.000 12 Coliform 3 2 6 80.000 480.000 Cộng 9.390.000 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 33 Phụ lục 3. Hiện trạng một số hồ trong thành phố Đà Nẵng (Số liệu thu thập từ Đề tàiNCKH Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp qui hoạch hệ thống ao hồ nội thành thành phố Đà Nẵng - Viện Qui hoạch xây dựng Đô thị và Nông thôn thành phố Đà Nẵng) TT Tên hồ Diện tích hiện trạng (m2) Lưu vực tiếp nhận nước thải (ha) Mực nước mùa mưa (m) Mực nước mùa kiệt (m) Dung tích chứa mùa mưa (m3) Dung tích chứa mùa kiệt (m3) Chức năng sử dụng chính 1 Hồ Xanh 60,000 4.0 3.0 240,000 180,000 Cấp nước sinh họat 2 Hồ CV 29/3 101,428 150 2.0 1.3 202,856 131,856 Điều tiết nước mưa 3 Hồ Thạc Gián 28,403 50 1.8 1.4 51,125 39,764 Điều tiết nước mưa 4 Hồ Bắc Sân Bay 51,782 230 1.5 1.0 77,673 51,782 Điều tiết nước mưa 5 Bàu Tân Chính 6,704 45 1.8 1.5 12,067 10,056 Điều tiết nước mưa 6 Bàu Tràm 632,987 300 1.4 1.1 886,182 696,286 Xử lý NT & Điều tiết nước mưa 7 Dầm Rong 1 12,000 100 1.2 0.8 14,400 9,600 Xử lý NT & Điều tiết nước mưa 8 Dầm Rong 2 10,811 100 1.5 1.2 16,216 12,973 Xử lý NT & Điều tiết nước mưa 9 Hồ làng SOS 10,336 2.5 2.0 25,840 20,672 Điều tiết nước mưa, nước thải 10 Bàu Mạc 47,640 35 2.5 1.5 119,100 71,460 Điều tiết nước mưa, nước thải 11 Bàu Sen 105 - Bàu Vàng 77,982 2.0 1.0 155,964 77,982 Điều tiết nước mưa, nước thải - Bàu Sấu 53,768 2.5 1.5 134,420 40,326 Điều tiết nước mưa, nước thải 1,093,841 2 1 1,935,8431,342,757 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 34 Phụ lục 4: Một số bản đồ liên quan 1. Bản đồ hiện trạng phường Thuận Phước. 2. Sơ đồ Hệ thống thoát nước thành phố Đà Nẵng vào khu vực Đầm Rong. 3. Lưu vực I và II của thành phố Đà Nẵng. 4. Sơ đồ vị trí 06 cống thải vào hồ Đầm Rong. 5. Phiếu kết quả thử nghiệm. 6. Biên bản lấy mẫu hiện trường. Bảng vẽ kích thướt các giếng tách nước thải kèm theo phần phụ lục. Kích thướt các giếng tách nước thải: - Tính toán: ™ Kích thướt giếng đặt tại miệng cống chính dẫn nước thải vào hồ. (chỉnh sao cho khoảng V=500 m3 là được.) - Thiết diện của dòng nước lúc đo miệng cống là hình chử nhật, với: + Chiều cao cột nước tại miệng cống lúc đo 0,15-0,2m (h) + Chiều dài đáy:(d) ⇒S= h.d = ??? m2 (thiết diện dòng nước lúc đo) + Kết quả đo lưu tốc tại miệng cống trong vòng 3h: v=??? m/s Vậy: - Lưu lượng của dòng nước trong 1s là: Q1s= S.v = m3/s - Lưu lượng của dòng nước trong 1h là: Q1h= ??360 =??? m3/h. - Lưu lượng của dòng nước trong 1 ngày.đêm là: Qngày.đêm=???x24x3600 = m3/ngày.đêm. - Thời gian lưu: = h - Thể tích giếng: V= t.Qngày.đêm = ??? m3 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 35 ™ Kích thướt giếng đặt tại miệng cống phụ ở phía Đông của hồ dẫn nước thải vào. - Thiết diện của dòng nước lúc đo miệng cống là hình chử nhật, với: + Chiều cao cột nước tại miệng cống lúc đo 0,3-0,5m (h) + Chiều dài (d): ⇒S= hxd= ??? m2 (thiết diện dòng nước lúc đo) Kết quả đo lưu tốc tại miệng cống trong vòng 3h: v=??? m/s Vậy: Lưu lượng của dòng nước trong 1s là: Q1s= S.v = m3/s Lưu lượng của dòng nước trong 1h là: Q1h= ??360 =??? m3/h. Lưu lượng của dòng nước trong 1 ngày.đêm là: Qngày.đêm=???x24x3600 = m3/ngày.đêm. Thời gian lưu: = h Thể tích giếng: V= t.Qngày.đêm= ??? m3 ™ Kích thướt giếng đặt tại miệng cống phụ ở phía Tây của hồ dẫn nước thải vào. - Thiết diện của dòng nước lúc đo miệng cống là hình chử nhật, với: + Chiều cao cột nước tại miệng cống lúc đo 0,3-0,5m (h) + Chiều dài (d): ⇒S= hxd= ??? m2 (thiết diện dòng nước lúc đo) Kết quả đo lưu tốc tại miệng cống trong vòng 3h: v=??? m/s Vậy: Lưu lượng của dòng nước trong 1s là: Q1s= S.v = m3/s Lưu lượng của dòng nước trong 1h là: Q1h= ??360 =??? m3/h. Lưu lượng của dòng nước trong 1 ngày.đêm là: Qngày.đêm=???x24x3600 = m3/ngày.đêm. Thời gian lưu: = h Thể tích giếng: V= t.Qngày.đêm = ??? m3 Đề án Quản lý tổng hợp môi trường Đầm Rong - Thuận Phước, Đà Nẵng Chủ đầu tư: UBND Quận Hải Châu Đơn vị tư vấn: Trung Tâm bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng 36 ™ Kích thướt giếng đặt tại miệng cống phụ ở phía Tây Bắc của hồ dẫn nước thải vào. - Thiết diện của dòng nước lúc đo miệng cống là hình chử nhật, với: + Chiều cao cột nước tại miệng cống lúc đo 0,3-0,5m (h) + Chiều dài (d): ⇒S= hxd= ??? m2 (thiết diện dòng nước lúc đo) Kết quả đo lưu tốc tại miệng cống trong vòng 3h: v=??? m/s Vậy: Lưu lượng của dòng nước trong 1s là: Q1s= S.v = m3/s Lưu lượng của dòng nước trong 1h là: Q1h= ??360 =??? m3/h. Lưu lượng của dòng nước trong 1 ngày.đêm là: Qngày.đêm=???x24x3600 = m3/ngày.đêm. Thời gian lưu: = h Thể tích giếng: V= t.Qngày.đêm = ??? m3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_an_xu_ly_ho_dam_rong1_revised1_7913.pdf
Luận văn liên quan