Chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh được miêu tảnhư đang
diễn ra là hai điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh. Chiến tranh
được hồi tưởng lại từ sau hai mươi năm hoặc bốn mươi năm sau. Cuộc sống
hôm nay buộc người ta phải nhớ về quá khứ, cuộc sống hòa bình mà chẳng hề
yên tĩnh khiến người ta phải trởlại tìm những giá trịcủa quá khứ. Truyện
ngắn Bảo Ninh miêu tả chiến tranh thì quá khứ từ những dấu tích, phế tích, từ
sự hồi cố của người lính thời hậu chiến về chiến tranh. Chiến tranh cũng như
đang diễn ra trong tâm hồn, tâm tưởng của người lính. Đó là từngười lính
trong chiến tranh và chiến tranh trong cảm nhận của người lính.
103 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đềtài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải nhận lấy đau thương, mất mát. Truyện ngắn Khắc dấu mạn
thuyền thể hiện phần nào cuộc chiến ấy, trong hồi tưởng của nhân vật dấu tích
để nhớ về ngày tháng ấy là một ngôi nhà ở ga Hàng cỏ và một con đường xe
điện, nằm sâu trong ký ức của tháng ngày xưa cũ là bóng dáng mơ hồ xa xăm
của Hà Nội: "cái thành phố sâu thẳm, xa lạ, chẳng chút thân thuộc ấy từ lâu
lắm rồi đã lẳng lặng ăn vào đời tôi như là một trong những miền đất thân yêu
nhất, dẫu rằng đấy là một tình thân yêu tuồng như không đâu, một duyên nợ
76
hầu như vô cớ". Đứng trước dấu tích của một thời, ký ức về chiến tranh đã trở
về: "Như tiếng mưa rơi. Như tiếng gió lùa. Như tiếng lá rụng. Mà không bao
giờ quên".
Mỗi nhan đề trong mỗi truyện ngắn Bảo Ninh đều hướng người đọc trở
về với chiến tranh qua những phế tích còn lại. Có những phế tích, dấu tích
được Tổ Quốc vinh danh và trong truyện ngắn của anh những phế tích, dấu
tích ấy trở thành điều riêng tư của mỗi người lính. Ba lẻ một là dấu tích trên
tấm ảnh cũ kỹ về chiếc xe tăng trong trận truy quét cuối cùng của ngày 30
tháng 4 năm 1975. Chiến tranh được hồi tưởng lại, trong trận chiến cuối cùng
ấy những người lính trên xe mang biển ba lẻ một đã dừng lại ở ngôi nhà có
những người không tham gia chiến tranh. Niềm vui chiến thắng lộ rõ trên
khuôn mặt người lính. Còn cha con cô gái trong căn nhà nhỏ thì rất sợ sệt, lo
lắng. Khi trò chuyện với những anh lính cộng sản trong lòng cô gái dần vơi
nỗi sợ hãi và những định kiến lâu nay. Cô thấy rõ ràng những người: "được
gọi là Việt Cộng không phải như cô vẫn thường nghe trên báo, đài. Họ chẳng
có vẻ gì là một cuộc tẩy não, họ nói năng nhẹ nhàng mà thân ái, vui vẻ nhưng
đúng mực, giữ lễ xã giao chủ khách". Xua đi định kiến lâu nay, trong phút
chia tay với những người lính cô gái đã vội vã ghi hình chiếc xe tăng và
những con người quả cảm - bức ảnh ấy đã được cô cất giữ cẩn thận. Hơn hai
mươi năm sau chiến tranh, chiến tranh thì quá khứ trở về nhờ tấm bưu ảnh
cũ. Như đã nói mỗi nhan đề của truyện ngắn Bảo Ninh đều thể hiện chứng
tích để nhân vật từ hiện tại hướng về quá khứ, đó là chứng tích của thời gian
lúc không giờ, đó là chứng tích không gian của khu rừng già, và một lá thư
còn lại từ năm Quý Sửu...
Chiến tranh thì quá khứ không chỉ trở về khi nhân vật chạm vào dấu
tích mà quá khứ còn quay về trong những giấc chiêm bao của người lính. Bảo
Ninh cho người đọc thấy chiến tranh trong sự hồi tưởng được thể hiện trong
những giấc mơ. Thế giới bí ẩn của con người nằm sâu trong những giấc chiêm
bao. Chiến tranh đã lùi vào quá vãng hơn hai, ba mươi năm nhưng chiến tranh
77
trong vô số những giấc mơ thì vẫn hãy còn. Trong giấc mơ của người lính
chiến tranh được nhớ lại với tội ác tày trời của giặc Mỹ, bao tấn bom đạn đã
rải xuống không biết bao nhiêu địa danh trên đất nước này, dân tộc này.
Những địa danh như Xuân Lộc, Ngọc Bờ Chiêng... ngút trời bom đạn. Dẫu
rằng chiến tranh đã đi qua, mọi đau khổ, mất mát với người lính tưởng như sẽ
quên cùng năm tháng, thế nhưng như Bảo Ninh nói: "đã ngủ thiếp đi rồi thì ai
mà có thể đưa tay ra cản lại mộng mị" (Rửa tay gác kiếm). Vì thế chiến tranh
được hồi tưởng lại, quá khứ được nhớ lại trong các giấc mơ rất chân thực, bao
đồng đội hy sinh, bao con người không thể lành lặn vết thương trở về. Họ bị
thương trên thân thể đã đành nhưng tâm hồn họ vẫn mang di chứng của chiến
tranh, hằng đêm họ rên rỉ, họ nhìn thấy rõ mồn một trận chiến. Những vết
thương đã in dấu mãi cuộc đời của họ. Nỗi ám ảnh mình bị chôn sống củaTú,
nỗi lo sợ về những cánh rừng xanh tốt bị biến thành củi khô dường như trở
thành sự thường trực trong tâm linh người lính.
Như vậy, có thể thấy chiến tranh được hồi tưởng lại là một trong hai
điểm nhìn về chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh, điểm nhìn ấy thể hiện
trên tọa độ thời gian hướng về quá khứ. Và trong đó, người đọc nhận thấy
không chỉ có sự hoài niệm về chiến tranh qua dấu tích hiện tại mà ở đó còn có
điểm nhìn tâm linh. Đây là một phát hiện mới của dòng văn học hậu chiến.
Chiến tranh được hồi tưởng lại là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc
của nền văn học hậu chiến. Với việc phát triển đề tài chiến tranh theo hướng
hồi tưởng lại Bảo Ninh đã làm rõ hơn số phận của người lính trong chiến
tranh và trong cuộc sống đời thường. Nỗi ám ảnh về chiến tranh chế ngự
trong bản thân mỗi người lính, do đó trong tâm thức họ chiến tranh là điểm
tựa để họ quay về, để sống. Ngoài việc hồi tưởng lại chiến tranh Bảo Ninh
còn cho chúng ta thấy một khung cảnh chiến tranh khác trong các truyện ngắn
của mình, đó là chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra.
78
3.2. CHIẾN TRANH ĐƯỢC MIÊU TẢ NHƯ ĐANG DIỄN RA
Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc hơn ba mươi năm, mọi đau
thương tưởng như lãng quên cùng năm tháng, thế nhưng hàng vạn con người
không thể nguôi quên. Bao cuốn nhật ký, hồi ký còn đó, có những nhà văn
không sống trong bom đạn nhưng họ vẫn viết được về chiến tranh. Bảo Ninh
từng sống dưới góc trời bão lửa chiến tranh nên cảm nhận về chiến tranh
dường như rất thật. Việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra cũng là một thủ
pháp quen thuộc của lớp nhà văn hậu chiến, một lần nữa Bảo Ninh đã khẳng
định ngòi bút của mình qua thủ pháp này.
Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra thể hiện một điểm nhìn rất
trung thực của người lính hậu chiến. Không còn cảm hứng chủ đạo miêu tả
chiến tranh hoành tráng, sử thi, không còn cảnh miêu tả chiến tranh rất đỗi oai
hùng của văn học 1945-1975. Văn học sau 1975 đi vào việc miêu tả chiến
tranh như đang diễn ra với những khám phá hết sức đặc sắc, những sự thật về
chiến tranh đã được phanh phui và người lính có thể không có những phẩm
chất, cốt cách được miêu tả như trong văn học 1945-1975 nhưng sẽ là những
con người rất thực, rất người. Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra
trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện trước hết ở trong tâm tưởng, tâm hồn
nhân vật. Cuộc chiến tranh ấy diễn ra trong cảm nhận người lính rõ mồn một.
Qua việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra số phận người lính trong và sau
chiến tranh trong từng truyện ngắn Bảo Ninh hiện lên khá rõ nét.Trong tâm
tưởng của nhân vật "tôi" ở truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền chiến tranh đã
thực sự diễn ra, từ tâm tưởng tâm hồn người lính cuộc chiến tranh chống Mỹ
cách đây hơn hai mươi năm đã diễn ra hết sức chân thực. Tác giả viết: "Một
cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột
ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc
thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát
sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố.Trong phòng
cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở...
79
- Hình như qua rồi, - Cô gái lên tiếng, gần như thì thầm và run run,
phác một nụ cười nhợt nhạt - Hình như nó chỉ dọa"
Bằng cách miêu tả trực diện, chiến tranh được mở ra dần với những
khốc liệt của nó, vẻ hoảng sợ của cô gái trước sự tấn công của B52.
"-Vâng. B52 đấy. Lại một đêm nữa.
- Phải ra hầm thôi! - Tôi không nén nổi hồi hộp - Chúng nó vào sát rồi.
Mau lên!" Không chỉ mình cô gái hoảng sợ mà cả người lính cũng đang rất
hồi hộp, bom Mỹ chẳng loại trừ một ai, chỉ một mảnh bom thôi cũng đủ để
mang thương tích, đúng như suy nghĩ của anh: "cảm giác lâm nguy đột ngột
trở nên nhức buốt","sự căng thẳng nơi tôi đã truyền sang cô nỗi hãi hùng".
Nếu như trước đây văn học 1945-1975 xem sự sợ hãi này của người lính là
yếu hèn thì bây giờ Bảo Ninh thể hiện như để làm tăng lên cái đáng sợ của
bom B52. Chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra trong tâm hồn nhân vật "tôi", trong
giây phút ấy không thể đưa mình ra mà chịu đạn mà họ đã tìm nơi ẩn nấp:
"Trên mặt đát chết lặng chỉ còn trơ vơ hai chúng tôi, sóng đôi nhau trong nỗi
kinh hoàng. Thời khắc từng giây từng giây một như bị nuốt đi mà chặng
đường trốn chạy thì hầu như không cùng. Một ngã ba. Rồi nữa một ngã tư.
Cái hầm công cộng của cô gái đâu mãi không thấy. Mà vì vướng đôi guốc nên
cô nàng không chạy được. Với lại, trời ơi có chạy cũng không kịp nữa rồi.
Vùng ngoại vi đã khai hỏa. Các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm.
Chớp giật sáng lòe. Và tên lửa, tên lửa, từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm
lao lên, vạch những luồng đỏ rực". Sức tàn phá của B52 là có thật, cả sự sợ
hãi của những người lính là có thật, một sự thật hiển nhiên của chiến tranh.
Đây chính là mặt trái còn khuất lấp mà văn học cách mạng chưa viết lên đuợc.
Bởi cuộc chiến chống Mỹ được viết sau chiến tranh nên Bảo Ninh có cơ hội
để nhìn thẳng vào sự thật, và dù viết trong hòa bình nhưng chúng ta vẫn thấy
được cuộc chiến tranh ấy như đang diễn ra, bởi tận sâu nơi tâm tưởng người
lính thực sự chiến tranh đã in sâu.
80
Sự thật về chiến tranh không chỉ như vậy, đằng sau nỗi lo sợ kinh
hoàng cốt cách phẩm chất người lính vẫn được tỏa sáng. Khi cơn bão đạn qua,
người lính ấy không vì mối tình cảm cá nhân mà quay trở về nhà với cô gái
mà anh đã tìm cách giúp đỡ những người bị nạn, anh nói với cô gái: "Anh
phải lại đó góp một tay. Em về trước đi". Sau đó họ thất lạc nhau. Trong tâm
tưởng người lính hình ảnh cô gái và đêm chiến tranh Hà Nội vẫn sẽ còn mãi,
bởi thế khi nghĩ về nó chiến tranh vẫn như đang diễn ra.
Trong các truyện ngắn như Rửa tay gác kiếm, Thời tiết của ký ức, Hà
Nội lúc không giờ... hình ảnh cuộc chiến tranh diễn ra dưới những cái nhìn
khác nhau. Ở truyện ngắn Rửa tay gác kiếm chiến tranh diễn ra trong tâm
tưởng của nhân vật "tôi" - người kể chuyện, còn có tâm tưởng của anh em
binh lính khác. Chiến tranh diễn ra trước mắt những người lính với những
cuộc tấn công hủy diệt của giặc Mỹ, cuộc chiến tranh đầy máu và khói súng
diễn ra từng lúc, từng nơi ám ảnh mãi người lính. Dù chiến tranh đã lùi xa,
người chết đã yên phận, người trở về đã có cuộc sống mới nhưng trong mỗi
người lính không một chút bình yên vì trong kí ức của họ chiến tranh vẫn như
đang diễn ra. Không phải trận chiến mới với người xung quanh mà trận chiến
của năm tháng xa xưa. Những trận chiến được ví như: "trận động rừng câm
lặng, lay chuyển ngàn cây mà lại im phăng phắc. Lá, hoa, quả và cả các cành
con nữa trút xuống như mưa song không một tiếng xào xạc". Những trận
chiến ào ạt xô về diễn ra trong những giấc chiêm bao. Trong truyện ngắn Rửa
tay gác kiếm, phần nhiều Bảo Ninh miêu tả những cái chết của lính Mỹ,
những cái chết tanh tưởi, "dập dềnh nổi lên trên cái ao máu của chính mình",
số phận của những kẻ đi xâm lược được khắc họa cùng với tội ác của chúng
thể hiện niềm tin "kẻ gieo gió ắt gặp bão", mặt khác nói lên nỗi ám ảnh quá
khứ khiến tâm tưởng người lính chẳng chút bình yên. Chiến tranh như đang
diễn ra bởi hằn sâu trong tâm trí của họ "bóng ma" của quân thù vẫn lởn vởn,
trêu ngươi.
81
Ngoài việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra trong tâm tưởng tâm
hồn người lính ta còn bắt gặp hướng khai thác này theo điểm nhìn và tiêu
điểm thông tin [21,128]. Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của
truyện cho rằng "điểm nhìn di động trong thời gian kể... điểm nhìn được nêu
trực tiếp và công khai trước khi kể làm cái chỉ dẫn cho người đọc trong toàn
truyện hay một đoạn văn" [21,128] để chỉ dẫn cho người đọc Nguyễn Thái
Hòa cho đó là những thời gian niên biểu. Trong các truyện ngắn Bảo Ninh các
chỉ dẫn này là một trong những dấu hiệu thể hiện điểm nhìn chiến tranh như
đang diễn ra.
Ở truyện ngắn Trại“bảy chú lùn”, chiến tranh diễn ra vào: "mùa mưa
năm 62", mùa mưa ấy Mộc được đưa về lán của anh Nua, mốc thời gian ấy
gắn kết Mộc với trại "bảy chú lùn", "Bảy chú lùn, gọi thế, nhưng khi tên ấy đã
thành quen thì đã chẳng còn đủ bảy. Sau Y Nua, là Tý. Chết năm 64" lần lượt
các niên biểu thời gian được nêu ra, chỉ dẫn về những mất mát của chiến
tranh. "Đến năm 67 lại chết thêm Hinh", nhưng những cái chết của anh em
trại bảy chú lùn không chỉ dừng đến đó: "cuối mùa mưa 68, kỷ niệm sáu năm
kết nghĩa vườn đào, đến lượt Huy, người anh em thứ sáu của tôi bị cơn sốt ác
tính vật ngã ngoài rẫy lúc đang cùng tôi làm cỏ lúa". Chiến tranh như đang
diễn ra với những tháng ngày cụ thể, trong tâm hồn người lính các mốc thời
gian trở thành những con số thiêng liêng, chẳng hạn: "cuối năm 67, trong một
chuyến đưa khách về Ân Cốc, hai đồng chí nam ở T65 bị bọn thám báo Mỹ
phục kích giết chết" hay: "mùa mưa năm 68, Nga không trút qua Lào như mọi
năm" hoặc là "Rồi, bước sang năm 70..."
Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra còn được thể hiện ở tiêu
điểm thông tin về thời gian trong các truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ, Lá
thư từ Quý Sửu, Rửa tay gác kiếm, Thời tiết của ký ức. Ngoài những niên biểu
bằng các con số như "những ngày cuối năm 53"(Thời tiết của ký ức), "sau tết
năm Quý Sửu" (Rửa tay gác kiếm) ... các truyện ngắn này thường có những
chỉ dẫn khác, chẳng hạn như Hà Nội những năm "Giáp Thìn", "Mậu Thân"...
82
(Hà Nội lúc không giờ), hay "cuối mùa mưa", "cho đến cuối tháng chín", "khi
mùa khô đến"... (Rửa tay gác kiếm), hoặc là "thời kỳ tản cư", "giữa thời loạn
lạc"... (Thời tiết của ký ức) và "Đêm mùa khô ngắn ngủi" (Lá thư từ Quý
Sửu)... Đôi khi có những chỉ dẫn gián tiếp như: "Mỹ - Diệm đã chối bỏ hiệp
thương" (Thời tiết của ký ức)...
Trong Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa đã nhấn
mạnh: "Dù trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là thời gian của cốt truyện, nói
đúng ra là bối cảnh của thời gian. Bối cảnh thời gian dù xa hay gần đều thuộc
quá khứ, còn người kể phải lấy điểm xuất phát hiện tại, như vậy giữa hành
động kể và thời gian cốt truyện, bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Đó là
khoảng cách tiểu thuyết" [21,128] theo Nguyễn Thái Hòa thì giữa hành động
kể và thời gian cốt truyện có một khoảng cách lớn và để thu hẹp khoảng cách này
thì người kể phải di động điểm nhìn, người kể cần hướng về cốt truyện để đảm bảo
tính chân thực nhưng mặt khác người kể phải hướng tiêu điểm về hiện tại.
Đối với mỗi truyện ngắn Bảo Ninh, khi thể hiện điểm nhìn chiến tranh
như đang diễn ra, tác giả đã chuyển điểm nhìn của người kể chuyện để rút
ngắn khoảng cách, bởi cuộc chiến tranh được kể lại này là cuộc chiến tranh
chống Mỹ trong lịch sử dân tộc tính đến thời điểm được kể là đã hơn ba mươi
năm. Hiện tại đã là sau chiến tranh nhưng để thực hiện chủ đích nghệ thuật
của mình, Bảo Ninh đã đi động điểm nhìn hiện tại người kể chuyện về quá
khứ của chuyện kể, thời hiện tại đồng thời với cuộc sống đang diễn ra .
Có thể thấy, thời hiện tại đóng vai trò chủ đạo vì đó là thời gian cảm
nhận. Trong hiện tại các nhân vật sống với quá khứ của hiện tại. Chẳng hạn
trong truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền, thời điểm chuyện là sau hai mươi
năm chiến tranh nhưng chiến tranh được kể lại giống như đang diễn ra. Nếu
cắt bỏ đi phần mở đầu câu chuyện người đọc khó cảm nhận được đó là quá
khứ, để nhân vật trôi theo dòng tâm tưởng, liên tưởng người đọc dễ dàng cảm
nhận được đây là thời gian đang xảy ra một cuộc chiến tranh trong tâm hồn
người lính hậu chiến.
83
Đối với truyện ngắn Rửa tay gác kiếm cũng vậy, sau hai mươi năm
hình dung lại chiến tranh. Truyện Thời tiết của ký ức là sau bốn mươi năm,
truyện Ba lẻ một sau hai mươi năm...
Bên cạnh việc miêu tả chiến tranh như đang diễn theo kí ức người lính,
chúng ta còn bắt gặp trong truyện ngắn Bảo Ninh việc miêu tả cuộc chiến
tranh như đang diễn ra (truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công). Bên lề cuộc tấn
công được mở đầu bằng không gian sinh hoạt của khẩu đội cao xạ. Lúc này
trời đã vào đêm, có hai người đã ngủ, còn lại họ đang ngồi bên bếp lửa, gã trai
hiền dịu biệt danh thần sầu ngồi đọc sách, cùng nói chuyện và tán gẫu. Đâu đó
trong đồn điền cao su vang lên tiếng súng và ở hướng đông dội lên cả tiếng
đại bác. Giặc Mỹ đã tấn công ở phía xa. Riêng không gian này vẫn đang bình
yên và mọi người vẫn thức để chờ cháo chín. Cuộc tấn công chưa xảy ra ở
đây nhưng gần đó đã có người hy sinh. Chỉ vì cứu vợ chồng kẻ làm tay sai
cho kẻ thù mà Phúc - khẩu đội trưởng đã hy sinh trước khi vào cuộc tấn công.
Đây là truyện ngắn duy nhất trong tập truyện ngắn Bảo Ninh miêu tả cuộc
chiến tranh như đang diễn ra một cách trực tiếp, đây cũng là một truyện ngắn
khi kết thúc đã tạo ra một khoảng trống, người đọc tự đặt câu hỏi, giải mã các
câu hỏi, ngoài Phúc ra khẩu đội cao xạ còn có ai hy sinh nữa? Bên lề cuộc tấn
công ấy, cả khẩu đội cao xạ đã thể hiện mình mọi nơi, mọi lúc rất anh dũng.
Họ không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, phẩm chất anh hùng của những
con người ấy thật đáng trân trọng. Nói đến chiến tranh là nói đến mất mát, hi
sinh. Đó là sự thật - sự thật của ba mươi năm máu xương đồng bào ta đã đổ.
Và ở những ngày cuối cùng của cuộc đấu tranh sinh tử này, mỗi sự hi sinh
càng đáng nhớ, đáng ghi hơn nhiều.
Nói đến sự mất mát do chiến tranh gây ra trong tập truyện ngắn Bảo
Ninh còn phải kể đến truyện ngắn Mây trắng còn bay. Truyện không nhiều
chi tiết xung đột, truyện kể về một bà mẹ trên chuyến bay ôm trước ngực tấm
di ảnh con mình. Bà cụ đã xin phép mọi người được thắp hương cho con, lần
giỗ thứ ba mươi. Nỗi đau của chiến tranh in sâu trong lòng mẹ.
84
Chiến tranh là chết chóc, là sự hủy diệt, văn học phải nói đúng sự thật
ấy. Với việc tái hiện chiến tranh như đang diễn ra Bảo Ninh đã hé mở cho
chúng ta những sự thật khác nhau về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Tác giả cho
thấy cuộc chiến ấy không chỉ diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh mà cả khi
đất nước đã hòa bình. Đó là chiến tranh trong cảm nhận của người lính.
3.3. ĐỐI SÁNH ĐIỂM NHÌN CHIẾN TRANH TRONG TRUYỆN NGẮN VỚI TIỂU
THUYẾT THÂN PHẬN CỦA TÌNH YÊU CỦA CÙNG TÁC GIẢ
Văn học hôm nay khai thác con người theo mối liên hệ giữa hôm qua
và hôm nay. Trong mối liên hệ của thời kỳ đổi mới văn học có một giải pháp
nghệ thuật mà một số tác phẩm của truyện ngắn và tiểu thuyết tìm đến: đó là
đặt nhân vật vào những chiều kích thời gian khác nhau, đan cài giữa quá khứ
và hiện tại để làm nổi bật mối quan hệ này trong đời sống tinh thần và số phận
của mỗi con người.
Nhìn vào cách thể hiện đề tài chiến tranh từ hai điểm nhìn chiến tranh:
chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh như đang diễn ra trong truyện
ngắn Bảo Ninh dễ thấy một điều dường như hai điểm nhìn đó chỉ là một trong
điểm nhìn rất rộng về chiến tranh. Chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến
tranh như đang diễn ra thực chất là sự khai thác của thủ pháp đồng hiện, một
thủ pháp được nhiều nhà văn hậu chiến sử dụng như một nhân tố nghệ thuật
khám phá con người trong những hoàn cảnh khác nhau.
Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu là một trong những cuốn tiểu
thuyết tiêu biểu về việc sử dụng thủ pháp đồng hiện trong điểm nhìn trần
thuật. So với truyện ngắn, Thân phận của tình yêu có lợi thế hơn trong việc sử
dụng thủ pháp này, bởi đặc trưng của tiểu thuyết được viết với dung lượng
lớn. Cố nhiên tư duy của truyện ngắn cũng là tư duy của tiểu thuyết nhưng bởi
đặc trưng là truyện ngắn chỉ đọc một hơi nên không cho phép truyện ngắn đào
sâu hơn những gì như trong tiểu thuyết, truyện ngắn chỉ thể hiện được một
phần nào đó của những xung đột trong đời sống.
85
Một số tác giả khi nghiên cứu tiểu thuyết Thân phận của tình yêu cũng
rất chú ý đến điểm nhìn của tác phẩm, Đỗ Đức Hiểu nhận thấy ở đó: "Nỗi
buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35
năm" [21,266], Trần Quốc Huấn chỉ rõ: "Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái
lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính trận khi đã tàn cuộc, cái nhìn dằng
dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song
khá tập trung" [23,85]. Nguyễn Thái Hòa thì viết: "Sự xê dịch trong Thân
phận của tình yêu (Bảo Ninh) mới thật là một thách thức đối với người đọc.
Nó không có dấu hiệu nào báo trước và cũng không biết kết thúc lúc nào"
[18,131]. Tựu trung các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến điểm nhìn chiến
tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, bởi có thể thấy trong tiểu
thuyết này đã chứa đựng một khối thời gian mang tính ba chiều quá khứ -
hiện tại - tương lai.
Thủ pháp đồng hiện thời gian được Bảo Ninh khắc họa chủ yếu trong
Thân phận của tình yêu khi nhân vật Kiên có nỗi ám ảnh khôn nguôi về thời
gian, đau về qúa khứ, buồn về hiện tại, thường ý thức rất rõ về thân phận,
cuộc đời của chính mình. Bằng thủ pháp đan xen quá khứ hiện tại Bảo Ninh
đã khắc họa sâu sắc diễn biến nội tâm của nhân vật Kiên.
Mở đầu tác phẩm là thời điểm của mùa khô đầu tiên sau chiến tranh.
Với bút pháp hiện thực Thân phận của tình yêu thu hút người đọc về thời gian
ngay từ những trang viết đầu tiên: "Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với
miền hậu cứ... Tháng 9 và tháng 10, rồi tháng 11 nữa trôi qua... Thời tiết bấp
bênh. Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa... Mưa... Núi non nhạt
nhòa, những nẻo xa mờ mịt. Cây rừng ướt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất
rừng ngun ngút bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục". Những ngày
tháng đầu tiên sau chiến tranh Kiên là người cựu chiến binh cùng đoàn đi tìm
mộ đồng đội. Đến Truông Gọi Hồn nơi Kiên từng sống chiến đấu với anh em
chiến sĩ, bây giờ gặp lại địa danh xưa, anh chỉ thu lại được những hài cốt tử sĩ.
Trong miên man nỗi buồn thực - ảo Kiên chợt nghe âm vang tiếng vọng của
86
"thời nào đó". Chuyện đột ngột đẩy lùi tọa độ thời gian trở về với mùa khô
năm 69, nơi tiểu đoàn của anh đóng tại đây, bao cảnh tang thương đã diễn ra,
những cái chết rùng rợn, và dòng sông đỏ như dòng máu. Cả tiểu đoàn lần
lượt hy sinh, chỉ còn lại mình Kiên. Nỗi ám ảnh về quá khứ như bám riết tâm
hồn anh trong tháng ngày hòa bình.
Kiểu đi ngược quá khứ như thế này ta bắt gặp trong rất nhiều truyện
ngắn Bảo Ninh. Quá khứ - hiện tại đan xen trong các truyện như: Khắc dấu
mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ, Trại “bảy chú lùn”, Thời tiết của ký ức,...
Các truyện ngắn này thường mở đầu là hiện tại, kết thúc cũng là thời điểm
hiện tại, ở đoạn giữa mới là quá khứ. Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
không theo mô hình đó. Có lúc đang nói về hiện tại tác giả đột ngột quay trở
về quá khứ, hay từ quá khứ ngược về hiện tại. Mở đầu của Thân phận của
tình yêu là điểm nhìn ở hiện tại, sau đó chuyển về quá khứ, bao nhiêu câu
chuyện thực và chuyện ma quỷ ở Truông Gọi Hồn gào thét trong tâm khảm
của Kiên, dòng ký ức trở về trong sự liên tưởng: hôm nay và ngày ấy. Trở về
năm 69, Kiên lại quay lại thời điểm trước hòa bình một năm. Bảo Ninh xê
dịch điểm nhìn từ hiện tại về quá khứ với những từ ngữ chỉ dẫn thời gian:
"Thời ấy... thực ra thì mới chỉ năm ngoái đó thôi" hay: "So với bây giờ chưa
chắc có gì thay đổi" hoặc: "Hồi đó trinh sát chọn chỗ dựng lán ở ngay trên bờ
con suối này", "Hồi đó từ các cửa xanh", "những ngày ấy trong gần suốt mùa
mưa chẳng phải đánh đấm gì"... khi liên tưởng về quá khứ, thế giới nội tâm
nhân vật hiện lên khá đậm nét, những suy tư, trăn trở hiện lên: "Đêm nay ai
gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đau đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo
những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng. Núi vẫn là thế,
rừng vẫn thế, suối sông cũng vẫn thế thôi, bởi có là bao một năm trời. Chỉ có
điều hồi đó đang là chiến tranh còn bây giờ trái lại đã hòa bình rồi. Cùng là
một trang cuộc đời nhưng mà hai thế giới, hai thời đại". Ở đây Kiên nhận thấy
hiện tại và quá khứ cách nhau về thời gian không xa nhưng đã hoàn toàn khác
nhau, để rồi anh lại tiếp tục nghĩ về ngày ấy: "Hồi đó, vào độ cuối tháng tám,
87
ven các cánh rừng dọc theo triền suối này hoa hồng ma nở rộ trong mùa
mưa", nhớ về truông Gọi Hồn cảm giác đầu tiên Kiên nghĩ đến là cảm giác
mơ màng của khói hoa hồng ma, ban đầu đám trinh sát bọn Kiên không giải
thích đượcvì sao trong đêm ai cũng đi vào trong những giấc mơ kỳ lạ, những
ảo giác kỳ quái cháy trong lòng họ âm ỉ một nỗi đắm đuối bí ẩn. Khi Kiên
nghĩ về hoa hồng ma, sự đồng hiện quá khứ - hiện tại lại tiếp tục xảy ra trong
hương thơm của hồng ma. Trong đám trinh sát mỗi người một kiểu say vì
khói hồng ma, Cừ thoảng thốt mơ về ngày chiến thắng, đoàn tụ với gia đình.
Vĩnh chỉ mơ về những cuộc làm tình tham lam trong tưởng tượng, còn Kiên
anh thấy Hà Nội, thấy chiều Hồ Tây và Phương. Ở đây quá khứ và hiện tại đã
chồng chéo lên nhau. Sự biến thái trong tâm tưởng nhân vật Kiên kéo anh về
quá khứ, từ quá khứ anh lại tiếp tục mơ về quá khứ của những ngày xa hơn do
hiện tại của quá khứ ấy khơi gợi.
Một trong số những truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện thủ pháp đồng hiện
là truyện ngắn Rửa tay gác kiếm. Mở đầu truyện là những ngày đầu tiên sau
chiến tranh nhớ về những tháng ngày cuối cùng của đời bộ đội, rồi lại về với
hiện tại là những ngày nhập trại an dưỡng, truyện miên man trong dòng hồi
tưởng, dường như không thấy cuộc đối thoại nào trong truyện. Rửa tay gác
kiếm chỉ rặt một dòng ý thức từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ, hiện tại ấy đã
khơi gợi quá khứ, hiện tại chiếm ưu thế còn quá khứ và tương lai chỉ hiện lên
trong tâm tưởng, trong liên tưởng. Hiện tại là tháng ngày những người cựu
chiến binh được đưa về điều trị ở trại an dưỡng, trại an dưỡng này dưới thời
ngụy là doanh trại của trường đào tạo cán bộ bình định, vì thế ở đây còn sót
lại một số vật dụng của lính ngụy. Văn chương chống cộng, nộm cao su hình
người đàn bà... đó là những thứ còn sót lại của một thời chiến tranh của những
người phía bên kia giới tuyến. Hiện tại đó là những ngày mưa dài ê ẩm, một
mùa mưa no đủ an nhàn - theo cách nói của người kể chuyện, từ hiện tại vui
chơi đó, nghe tiếng pháo nổ, người cựu chiến binh ngỡ là bị tập kích, vật
người nhào sấp xuống tránh đạn. Quá khứ đã ẩn hiện, thấp thoáng. Trong
88
dòng tâm tư của truyện ngắn Rửa tay gác kiếm, quá khứ, hiện tại, tương lai
xuất hiện cùng một lúc không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy. Bảo
Ninh để cho các nhân vật: Khương, Tú, Quang hồi tưởng về quá khứ bằng
những giấc mơ, hiện tại họ bị thương, những vết thương trên thân thể và vết
thương trong tâm hồn. "Thuốc men chẳng ích gì bởi những cơn vật vã hằng
đêm ấy không phải là do những các vết thương tái phát mà là đau đớn của
những giấc mơ. Trong giấc ngủ, Khương mơ thấy lại cảm giác đau của những
lần bị thương trước đây". Nỗi đau đớn ăn sâu cả vào trong giấc ngủ, nỗi ám
ảnh về quá khứ thổn thức trong những giấc mơ về những lần bị thương trước
đây của Khương. Ở đây ta bắt gặp hàng loạt giấc mơ khác nhau, giống như
trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, mỗi người một kiểu say sưa mơ
màng nhờ khói hồng ma. Trong Rửa tay gác kiếm, chẳng riêng gì Khương có
nỗi ám ảnh quá khứ trong những giấc mơ mà hầu hết các anh em cựu chiến binh
nơi trại an dưỡng này đều thế. Sự kết hợp quá khứ - hiện tại giúp nhà văn thể hiện
đầy đủ cái nhìn trong tâm tưởng về chiến tranh: "phần đời đáng sống nhất đã sống
rồi", "chiến tranh và đồng đội, ấy là tình yêu của chúng tôi, lớp trẻ lớn lên trong
hầm trú ẩn và làm nên ý nghĩa cuộc đời mình trong trận mạc".
Khảo sát tiểu thuyết Thân phận của tình yêu chúng tôi thấy theo dòng ý
thức của nhân vật, đan xen quá khứ hiện tại đan xen. Quá khứ, hiện tại và
tương lai đó được sử dụng dưới hàng loạt lớp từ chỉ thời gian theo thống kê có
98 từ chỉ dẫn về thời gian từ quá khứ cho đến hiện tại, tương lai. Để thể hiện
cái nhìn về quá khứ, Bảo Ninh sử dụng đến 60 lần các từ ngữ chỉ dẫn thời
gian, trong đó từ "đêm ấy" được dùng tới 8 lần, từ "hồi" kết hợp "hồi đó",
"hồi ấy", "hồi xưa", "hồi hè", "hồi trung đoàn 3 về đây" được dùng tới 16 lần,
ngoài ra tác giả còn sử dụng khá nhiều các từ ngữ khác chẳng hạn như: "Bấy
giờ" (3 lần), "cái đêm xa xăm ấy", "Buổi tối hôm ấy", "mấy hôm ấy", "những
ngày tháng phía trước", "phải rất nhiều năm sau", "Năm ấy", "Hôm đó",
"Ngay tối hôm đó", "Nhiều tháng nhiều năm trôi qua", "Từ đêm ấy bắt đầu",
"cách đây không lâu", "hai mươi năm đã qua", "Kiên nhớ lại một buổi chiều",
89
"Vào một mùa hè cách đây đã dăm năm", "chiều hôm ấy", "Mùa đông ấy",
"trước chiến tranh", "nhiều phút đã qua", "cuối mùa hạ vừa rồi"..., để hướng
về hiện tại tác giả sử dụng các chỉ dẫn thời gian như: "Một đêm", "Một buổi
tối", "Đã bao đêm như thế", "Bây giờ", "Giờ đây", "Năm nay đã tứ tuần rồi",
"Buổi sáng"..., còn thể hiện tương lai, tác giả sử dụng hàng loạt từ như: "Về
sau" (4 lần), "Càng về sau này", "Mấy năm sau", "Một thời gian sau"...
Nhân vật thường nhớ về quá khứ trên nền hiện tại. Cứ mỗi lần đặt bút
viết là trong đầu óc Kiên lại nặng trĩu chuyện quá khứ, dẫu rằng có lúc anh tự
nhủ sẽ viết về câu chuyện của người hàng xóm, nhưng quá khứ chiến tranh như
tiếng vọng lớn: "gào thét thống thiết nỗi đời tuyệt vọng". Cứ mỗi lần Kiên nhắm
mắt lại là quá khứ lại trở về, theo Kiên thì tâm hồn anh đã ngưng lại với ký ức
của chiến tranh, dù cuộc sống đã khác, thời đại này đã khác, bản thân đời sống
của anh đã khác, anh thấy: "Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức ký
ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ nỗi đời thực hôm nay ra rìa cỏ.
Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng gắng
cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như
là không đâu nảy sinh một cách khôn lường từ muôn vàn những chi tiết tầm
thường, rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi ngày bất tận, ngày qua ngày
nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này" [39,50], từ hiện tại nhớ về quá
khứ được chỉ dẫn trong những cụm từ chỉ thời gian như "cách đây không lâu",
"một đêm khác"...những hồi ức trở về Kiên sống lại với đồng đội của mình, anh
viết "suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một,
từng kỷ niệm một, từng người một, lần lượt từ từ rành rọt như những thước phim
quay chậm". Quá khứ - hiện tại và tương lai, ba lớp thời gian quy chiếu trong
cuộc đời Kiên, hiện tại trở về sau chiến tranh, Kiên là một "nhà văn phường",
hàng đêm anh cặm cụi ngồi bên những trang bản thảo, viết rồi gạch xóa rồi lại
viết, quá khứ chập chờn khiến Kiên không thể viết theo lôgíc cốt truyện truyền
thống mà sự bấn loạn của ý thức đã khuấy đảo cái trật tự ấy. Anh viết về chiến
tranh một cách tùy ý, cứ như đó là cuộc chiến tranh của riêng anh: "Và cứ thế,
90
nửa điên rồ Kiên lao vào cuộc chiến đấu của đời mình , một cách đơn độc, phi
hiện thực, một cách cay đắng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc" [39,56]. Còn tương lai,
theo Kiên: "tương lai đã nằm lại phía xa kia rồi" nỗi đau dĩ vãng anh không thể
vượt qua được trong hiện tại thì tương lai cũng thuộc về quá khứ mà thôi - Kiên
tự nhủ thế, bởi chính anh nhận ra rằng giữa mơ và tỉnh, ảo và thực "như cheo leo
trên bờ vực mà anh sẽ vượt nốt chặng đường đời còn lại" [39,49].
Trong truyện ngắn Rửa tay gác kiếm cũng vậy, ba lớp thời gian thể hiện
rất rõ, qúa khứ ẩn hiện trong những giấc mơ của các cựu chiến binh, còn
tương lai được những người lính trận cảm nhận rằng: "chặng đường đi tới
tương lai còn xa vời vợi nhưng mà tuổi đời hầu hết anh em chúng tôi những
chiến binh của các sư đoàn chiến thắng còn dư đủ để được sống chạm tay vào
tương lai tốt đẹp". Và ở đây chúng ta cũng bắt gặp nỗi ám ảnh khôn nguôi của
những người lính trận về quá khứ: "chỉ có điều, khi đã mang nặng trên vai dĩ
vãng nặng nghìn năm tuổi thì dù còn đang trẻ đến đâu, đối với chúng tôi phần
đời đáng sống nhất đã sống rồi".
Một trong những câu chuyện thể hiện chiến tranh bằng thủ pháp đồng
hiện thành công nhất của văn học Pháp là cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã
mất của Marcel Proust. Một cuốn truyện tâm lý được đánh giá là "một trong
10 cuốn tiểu thuyết hay nhất trong lịch sử văn học Pháp", là "đỉnh cao trong
nền văn học Pháp hiện đại". Có nhà nghiên cứu nhận thấy sự đan xen, hòa
quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa tình yêu và chiến tranh trong tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu của tác giả Bảo Ninh rất gần gũi với cuốn tiểu thuyết
này [21,133]. Trong Đi tìm thời gian đã mất của M.Prost, tác giả đã sử dụng
sự chia cắt thời gian rất chi li, có nhà nghiên cứu cho rằng sự chia cắt ấy
không thể nhỏ hơn được nữa [21,133], M.Poust đã vận dụng ký ức nhân vật
để trần thuật, ký ức là nơi "được che kín để gìn giữ cái tâm hồn mỏng manh
của nhân vật vốn thuộc xã hội thượng lưu khỏi sự thâm nhập thô bạo của thực tại"
(T.Môtylôva) [21,133]. Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh) cũng sử dụng ký ức
91
như một thủ pháp để tái hiện lại chiến tranh, ký ức là nơi Kiên trở về để quên nỗi
đời thực tại, ngày tháng của đời anh cứ lùi lại mãi.
Sau khi trở về với truông Gọi Hồn đi nhặt hài cốt tử sĩ, những giấc mơ
đã làm Kiên hoảng loạn và cả sau này khi đã trở về với Hà Nội, mỗi lần mơ là
mỗi lần tọa độ thời gian lại bị đẩy lùi về năm tháng xa xưa, về những năm
70... và cả những năm trước chiến tranh, cho đến quãng đời thơ ấu của Kiên
"Thời gian truyện cứ đan xen vào nhau trong một rừng kí ức bùng nhùng:
chiến tranh, hòa bình trước chiến tranh và sau chiến tranh và các tọa độ thời
gian cuãng thay đổi luôn luôn chẳng theo một trật tự, y như một đống bản
thảo sắp xếp lộn xộn" [21,120]... Thân phận của tình yêu đầy những trang bản
thảo lộn xộn, mỗi đoạn viết là những trang ký ức không đầu không cuối. Khi
nghiên cứu tiểu thuyết Thân phận của tình yêu có người thấy: "không thể đặt
sự kiện theo mốc thời gian vì khi người đọc tưởng là vào khoảng thời gian đó thì
đột ngột người kể lại đối thoại với chính mình khi ngồi trước trang giấy"
[21,132].
Điểm nhìn của tiểu thuyết Thân phận của tình yêu xê dịch thời gian
bằng ký ức trong khi truyện ngắn hầu như xê dịch điểm nhìn bằng các sự
kiện, các cột mốc thời gian. Còn mọi suy nghĩ của nhân vật trong truyện ngắn
Bảo Ninh thường di chuyển theo hồi cố rõ ràng của thời gian, từ hiện tại về
quá khứ, ít khi có sự đồng hiện kiểu như trong Thân phận của tình yêu, Rửa
tay gác kiếm là trường hợp ngoại lệ trong truyện ngắn Bảo Ninh.
Một điểm khác biệt nữa giữa tiểu thuyết và truyện ngắn Bảo Ninh là sự
di động thời điểm hình tuyến, nghĩa là vào lúc người kể đang kể về cuộc đối
thoại của các nhân vật thì thời điểm di chuyển xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại
xuất hiện. Chẳng hạn:
+ Hồi sáng các cậu bị điều gì đánh động?
+ Mãi đến giờ các cậu mới hở chuyện cho tớ [39,38].
+...So với hồi ấy nom anh khác hẳn... Mới lại hồi ấy em còn nhỏ oắt.
92
+...bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết
ngả đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn
một người...[39,61].
+ Mẹ mất ngay trong năm ấy. Em cũng bỏ đi, thôi nghề rác từ năm ấy.
Mà bây giờ cũng chẳng còn xóm Rác, chỉ còn bãi rác ... [39,81].
+ Phương ơi...Vậy mà, - Kiên thì thào - Mười năm qua anh nghĩ là em
không còn sống.
+...Thôi thế là từ nay không bao giờ chúng mình rời xa nhau nữa... [39,91].
+...Lẽ ra lần ấy em nên chết đi... còn bây giờ em sống, sống cạnh anh
nhưng em là vực thẳm xấu xa và đen tối của đời anh [39,93].
+...Bấy giờ là cuối mùa mưa đầu mùa khô năm 69... Bấy giờ tôi mới
biết anh ta bị thương từ trước...[39,103].
+ Mình sẽ trở về... Nghìn năm sau... Hà Nội cũng sẽ khác đi, Hồ Tây
cũng khác [39,157].
+ Chẳng còn đêm nào như đêm nay nữa đâu... Xem thử sau này... Năm
nay hai đứa cùng mười bảy tuổi... [39,160-161].
Qua những lời đối thoại đó người đọc thấy được cảm nhận của các
nhân vật về chiến tranh và tình yêu được xê dịch giữa quá khứ và hiện tại.
Trong mỗi lời đối thoại trên người đọc cảm nhận những mối liên hệ về quá
khứ- hiện tại và tương lai. Cũng qua đó độc giả hiểu hơn về điểm nhìn chiến
tranh-thủ pháp đồng hiện trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu.
Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu từ hai điểm nhìn chiến
tranh, chúng tôi nhận thấy một điểm khác biệt lớn nhất giữa hai thể loại này
đó là tiểu thuyết có điều kiện hơn để sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian,
bởi tiểu thuyết Thân phận của tình yêu có thể dài hàng trăm trang, có sức
chứa lớn những dòng ký ức hỗn độn. Truyện ngắn Bảo Ninh thường có sự cắt
mạch rõ ràng giữa hai điểm nhìn hoặc là hồi tưởng về quá khứ, hoặc là sự
miêu tả quá khứ, và rõ ràng trong truyện ngắn khi viết về chiến tranh tác giả
93
chủ yếu nghiêng về tái hiện chiến tranh bằng sự hồi tưởng. Đó là nét khác
biệt giữa hai thể loại cùng viết về đề tài chiến tranh của cùng một tác giả.
Trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử kết luận: "Điểm nhìn là
một vấn đề then chốt của kết cấu, nếu không việc gì nhà văn phải lao tâm khổ
tứ viết lại một tác phẩm dài hơi đến như thế!" [46,149]. Việc chọn lựa ngôi
người kể chuyện cũng thể hiện sự khác nhau về điểm nhìn trần thuật giữa tiểu
thuyết Thân phận của tình yêu và truyện ngắn Bảo Ninh. Nếu như trong
truyện ngắn ở một số truyện tác giả vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật
xưng "tôi" thì trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu mở đầu tác phẩm câu
chuyện được trần thuật ở ngôi thứ ba, kể về chuyến đi nhặt hài cốt đồng đội
của nhân vật Kiên. Truông Gọi Hồn hiện lên với những nét kỳ bí của một thời
chiến tranh, quá khứ hiện tại đan xen trong lời kể chuyện ở ngôi thứ ba. Kiên
là một nhà văn, là một người lính trận, anh đang ngoái lại quá khứ với cái
nhìn "thờ thẫn". Trần thuật ở ngôi thứ ba khiến cho nhân vật hiện lên với thế
giới riêng của mình. Cách kể chuyện rất khách quan, Kiên đang chìm trong
giấc mơ kinh hoàng và chợt choàng tỉnh, cuộc trò chuyện của Kiên với người
lái xe khẳng định thêm về số phận của người chết và người sống, về chiến
tranh và hòa bình, thể hiện một cái nhìn chua chát của người trong cuộc, về
quá khứ chiến tranh và cả sau chiến tranh. Từ ngôi thứ ba, câu chuyện lại tiếp
tục được kể với ngôi thứ nhất, lúc này nhân vật Kiên chính là nhân vật "tôi",
cũng nghĩ về truông Gọi Hồn, cũng mơ và tỉnh, người đọc cứ tưởng hình ảnh
đậm nét nhất là cảnh chết chóc trên chiến trường, nhưng không phải thế,
chính là tình yêu, một tình yêu trong trắng bị chà đạp trước khi đến chiến
trường. Việc thay đổi ngôi người trần thuật góp phần làm rõ điểm nhìn chiến
tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, có khi ở đầu chuyện ta đã
nghe Kiên kể về Đồi Mơ, về truông Gọi Hồn nhưng về sau Kiên lại nhắc lại,
nói đến. Sự thay đổi ngôi đồng thời với sự thay đổi điểm nhìn khiến cho điểm
nhìn chiến tranh bao quát được ở góc độ rất rộng.
94
Sự chuyển đổi ngôi từ ngôi thứ ba đến ngôi thứ nhất, sau đó lại là ngôi
thứ ba không được sử dụng trong các truyện ngắn Bảo Ninh, điều này chứng
tỏ dụng ý của tác giả trong thể loại này viết về đề tài chiến tranh. Ở truyện
ngắn, việc sử dụng ngôi thứ nhất góp phần làm cho câu chuyện của Bảo Ninh
thêm chân thật. Còn sự chuyển đổi ngôi ở tiểu thuyết sẽ làm cho câu chuyện
thêm phần hấp dẫn, nhân vật vừa là tác giả, lại vừa là một ai đó kể lại mình.
Mặt khác chứng tỏ ngòi bút sắc sảo của Bảo Ninh trong việc lựa chọn điểm
nhìn, bởi như Trần Đình Sử đã nói: "điểm nhìn là một vấn đề then chốt của
kết cấu". Không có điểm nhìn kết cấu sẽ trở nên lỏng lẻo, câu chuyện khó có
thể đạt được mục đích kể chuyện.
Trên đây là sự đối sánh về điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn và
tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của nhà văn Bảo Ninh, có thể thấy mỗi thể
loại được sử dụng những điểm nhìn chiến tranh vừa giống nhau lại vừa khác
nhau. Điểm tương đồng giữa truyện ngắn Bảo Ninh và tiểu thuyết Thân phận
của tình yêu ở việc thể hiện điểm nhìn chiến tranh là đều hướng về chiến
tranh thì quá khứ, viết lên những mặt khuất lấp của chiến tranh: những nỗi
buồn, chia li, mất mát, chiến tranh hiện lên qua hồi ức của nhân vật. Điểm
khác biệt của truyện ngắn Bảo Ninh và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu đó
là nhà văn đặt mỗi truyện ngắn ở hai điểm nhìn riêng biệt: chiến tranh được
hồi tưởng lại và chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra. Ở đó mỗi hình
thức thể hiện khác nhau làm cho câu chuyện thêm đặc sắc. Trong khi đó ở
tiểu thuyết Thân phận của tình yêu toàn bộ thiên truyện là "cái nhìn ngoái lại,
thờ thẫn, đăm đắm" [23,85]. Đó là một biểu hiện của tài năng Bảo Ninh.
95
KẾT LUẬN
1. Viết về chiến tranh chống Mỹ, Bảo Ninh có những biểu hiện mới
trong cách nhìn nhận về đề tài. Nếu như trước đây trong văn học cách mạng
1945 - 1975, truyện ngắn của chúng ta thường viết về chiến tranh với những
nét hào hùng, oanh liệt, tránh nói về cái chết, nỗi đau, bi kịch thì bây giờ cùng
với các cây bút nổi danh khác, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc một hiện
thực chiến tranh với nỗi buồn dằng dặc, bàng bạc, đau xót trong các truyện
ngắn. Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn hậu chiến đã tác động vào số phận, nhân
cách của mỗi người lính. Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện nhân cách con người
- người lính trong quan hệ với cá thể và quan hệ với cộng đồng. Nhân cách
người lính được biểu hiện dưới các dạng thức: con người tự nhận thức, con
người bi kịch, cô đơn và con người tâm linh, mỗi một dạng thể nhân cách
người lính hiện lên với tất cả những mặt tốt - xấu, là con người lưỡng diện,
con người "đa sự" trước sự phồn tạp của cuộc sống, dù trong chiến tranh hay
thời hậu chiến.
2. Chiến tranh là một nhân tố tác động rất lớn đến nhân cách con người.
Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là một tác phẩm tiêu biểu
viết về chiến tranh, là tác phẩm mà chúng tôi chọn để so sánh với tập truyện
ngắn của cùng tác giả. Tiểu thuyết này cũng như tập truyện ngắn Bảo Ninh
đều viết về một hiện thực chiến tranh trong "nỗi buồn nguyên khối". Chúng
tôi nhận thấy chiến tranh đã tác động vào nhân cách con người - người lính
trong truyện ngắn và tiểu thuyết khá sâu sắc. Hầu hết những người lính trong
thời hậu chiến đều khắc khoải, đau đớn về quá khứ chiến tranh.
3. Sự đối lập giữa chiến tranh và tình yêu là một nét tiêu biểu trong
truyện ngắn Bảo Ninh. Chiến tranh với bao mất mát, gian lao nhưng tình yêu
của mỗi người lính vẫn sinh sôi, nảy nở. Bằng việc thể hiện ngôn ngữ giàu
tính triết lí và xây dựng một số kiểu cốt truyện khác nhau, chiến tranh và tình
yêu đã được tác giả khắc họa đậm nét. So sánh với tiểu thuyết Thân phận của
96
tình yêu, có thể thấy chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh
được miêu tả một cách gián tiếp, nghĩa là có sự đan cài, bổ sung của đề tài
khác, trong đó có đề tài tình yêu. Vấn đề tình yêu luôn là mối quan tâm của
văn học. Nghiên cứu so sánh truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
của tác giả Bảo Ninh, chúng tôi thấy tình yêu được tác giả miêu tả nảy sinh
trong chiến tranh nên cũng có thân phận của nó.
4. Chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh được miêu tả như đang
diễn ra là hai điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh. Chiến tranh
được hồi tưởng lại từ sau hai mươi năm hoặc bốn mươi năm sau. Cuộc sống
hôm nay buộc người ta phải nhớ về quá khứ, cuộc sống hòa bình mà chẳng hề
yên tĩnh khiến người ta phải trở lại tìm những giá trị của quá khứ. Truyện
ngắn Bảo Ninh miêu tả chiến tranh thì quá khứ từ những dấu tích, phế tích, từ
sự hồi cố của người lính thời hậu chiến về chiến tranh. Chiến tranh cũng như
đang diễn ra trong tâm hồn, tâm tưởng của người lính. Đó là từ người lính
trong chiến tranh và chiến tranh trong cảm nhận của người lính.
6. Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu từ điểm nhìn chiến
tranh điều dễ thấy nhất là việc sử dụng thủ pháp đồng hiện - một thủ pháp
được nhiều nhà văn hậu chiến sử dụng như một nhân tố nghệ thuật khám phá
con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Bằng thủ pháp đồng hiện, chiến
tranh được hiện hình trên ba lớp thời gian: quá khứ - hiện tại và tương lai
trong sáng tác của Bảo Ninh. Nhân vật nghĩ về quá khứ trên nền hiện tại, hiện
tại và quá khứ đan xen trong dòng ý thức nhân vật. Nỗi ám ảnh khôn nguôi về
chiến tranh bám riết trong cuộc đời nhân vật. Đây chính là sự thành công của
Bảo Ninh trong việc khai thác đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn
và tiểu thuyết.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Tuấn Anh (1995), "Văn học đổi mới và phát triển", Văn học, (4).
[2] Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[3] Nguyễn Minh Châu (1987), "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh họa", Văn nghệ, (49).
[4] Nguyễn Minh Châu (1987), "Người lính chiến tranh và nhà văn", Văn
nghệ quân đội, (4).
[5] Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, phê bình và tiểu
luận, Nxb Khoa học Xã hội.
[6] Trần Cương (1986), "Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh",
Văn học, (3).
[7] Nguyễn Văn Dân (1989), Những vấn đề lý luận văn học so sánh, Nxb
Văn học, Hà Nội.
[8] Trương Đăng Dung (2001), "Những đặc điểm cả hệ thống lý luận văn
học Macxit thế kỷ XX", Văn học, (7).
[9] Đinh Xuân Dũng (1989), "Vài suy nghĩ về những cuộc tranh luận gần
đây", Văn nghệ, (19).
[10] Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học,
Nxb Quân đội nhân dân.
[11] Đinh Xuân Dũng (1990), "Đổi mới văn học chiến tranh", Văn nghệ, (51).
[12] Trần Thanh Đạm (1989), "Bàn thêm về con người trong văn học", Văn
nghệ, (35).
[13] Phan Cự Đệ, chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[14] Trung Trung Đỉnh (1987), "Suy nghĩ của người trong cuộc", Văn nghệ
quân đội, (6).
98
[15] Nguyễn Hương Giang (2001), "Người lính sau hòa bình trong tiểu
thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới", Văn nghệ Quân đội, (4).
[16] Đỗ Mai Hà (1987), "Hội thảo về truyện ngắn với đề tài lực lượng vũ
trang và chiến tranh cách mạng", Văn nghệ quân đội, (2).
[17] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[18] Đỗ Đức Hiểu (2004), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[19] Hoàng Ngọc Hiến (1991), "Những nghịch lý của chiến tranh", Văn
nghệ, (15), tr 114 -115.
[20] Nguyễn Hòa (1989), "Suy nghĩ về vấn đề con người trong văn học viết
về chiến tranh", Văn nghệ, (51).
[21] Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.
[22] Phạm Thị Hoài (1990), "Trích hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay",
Văn nghệ, (9).
[23] Trần Quốc Huấn (1991), "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh", Văn học
(3), tr 85.
[24] Lê Thị Hường (1994), "Quan niệm về con người cô đơn trong truyện
ngắn hôm nay", Văn học (2), tr 29.
[25] Lê Thị Hường (1995), "Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay",
Văn học (4), tr 29.
[26] Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1975 - 1995, Luận án tiến sĩ khoa ngữ văn, Đại
học Khoa Học Xã hội Nhân văn.
[27] Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam
1945 - 1975, Nxb Đại học Quốc gia.
[28] Chu Lai (1987), "Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh", Văn nghệ
quân đội, (4), tr 15.
[29] Tôn Phương Lan (1994), "Chiến tranh trong những tác phẩm văn xuôi
được giải", Văn học (12), tr 14.
99
[30] Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[31] Nguyễn Trường Lịch (2006), "Tiểu thuyết Việt Nam phong phú về
lượng", Văn nghệ trẻ, (39), tr 3.
[32] Nguyễn Văn Long (1985), "Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng
chiến chống Mỹ", Văn nghệ quân đội, (4), tr 16.
[33] Nguyễn Văn Long (2000), Văn học trong thời đại mới, Nxb Giáo dục.
[34] Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1987), Lý luận văn học Nxb
Giáo dục.
[35] Nguyên Ngọc (1991), "Văn xuôi sau 1975 - Thử thăm dò đôi nét về
quy luật phát triển", Văn học, (4), tr 9.
[36] Lê Thành Nghị (2001), "Tiểu thuyết Việt Nam mấy ý kiến góp bàn",
Văn nghệ Quân độ,(4).
[37] Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay người viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm
mới. Hội Nhà văn Việt Nam.
[38] Đặng Quốc Nhật (1980), "Mấy ý kiến về đề tài chiến tranh và sự chi
phối của nó trong văn học Việt Nam hiện đại", Văn nghệ Quân
đội, (4), tr 12.
[39] Bảo Ninh (2005), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn.
[40] Bảo Ninh (2006), "Văn học đổi mới đến từ cuộc chiến", Văn nghệ,
(6), tr 3.
[41] Bảo Ninh (2006), "Nói hay viết dở", Văn nghệ trẻ (21), tr 2.
[42] Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
[43] Hồ Phương (2001), "Có gì mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
hôm nay", Văn nghệ Quân đội, (4), tr 106 -108.
[44] Đặng Văn Sinh (1993), "Dòng đời - Một cách lý giải về người lính sau
chiến tranh", Văn nghệ, (21).
100
[45] Trần Đình Sử (1986), "Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ
thuật và hình tượng con người trong văn học thập kỷ qua", Văn
học, (6).
[46] Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
[47] Ngô Thảo (2001), Văn học về người lính, Nxb Quân đội Nhân dân.
[48] Bùi Việt Thắng (1989), "Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt
đầu", Văn nghệ trẻ, (8).
[49] Bùi Việt Thắng (1991), "Văn xuôi gần đây và quan niệm con người",
Văn học, (6), tr 17.
[50] Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học.
[51] Bích Thu (1989), "Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975", Văn
học, (9), tr 32.
[52] Bích Thu (1990), "Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975
qua hệ thống mô típ chủ đề", Văn học, (4).
[53] Bích Thu (2006), "Nhận dạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 -1975",
Nghiên cứu văn học, (5), tr 109 - 129.
[54] Khuất Quang Thụy (1992) "Viết về chiến tranh", Văn nghệ, (44).
[55] Nhiều tác giả (1984), "Góp mặt và trao đổi đề tài chiến tranh trong văn
học", Văn nghệ Quân đội, (3).
[56] Nhiều tác giả (1998), "Hội thảo về tiểu thuyết", Văn nghệ, (6).
[57] Nhiều tác giả (1998), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám, Nxb Đại học Quốc gia.
[58] Nhóm tác giả (1980), "Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về
chiến tranh trong 35 năm qua", Văn nghệ Quân đội, (6).
[59] Truyện ngắn xuất sắc về đề tài chiến tranh (1995), Nxb Hội Nhà văn.
[60] Tuyển tập truyện ngắn đương đại (2003), Tình yêu sau chiến tranh,
Nxb Hội Nhà văn.
101
[61] "Văn học trong sự nghiệp đổi mới của cách mạng", trích theo Báo cáo
của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đình
Thi đọc tại Đại hội lần thứ IV của Hội báo Văn nghệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_chien_tranh_chong_my_0594.pdf