Di cảo Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ng gắn liền với sự tr ởng thành một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gưong phản chiếu quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những vù ng trời khác nhau (1970); Miền ch y, Lửa từ những ngôi nhà (1977); Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đ n b tr n chuyến t u tốc h nh (1983); Bến qu (1985); Mảnh đất t nh y u (1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong t duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả d n tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”.

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4996 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, Nguyễn Minh Châu đã tự bộc lộ chân dung của mình, một cây bút linh hoạt, tinh tế và rất giàu năng lực quan sát, cảm thụ. Trong Di cảo ta không còn thấy con người nhút nhát, ngại giao tiếp như bạn bè ông đã từng nhận xét. Qua những bức thư gửi cho bạn bè ta thấy dường như ông rất ưa tâm sự, nặng về sống nội tâm. Ông không ngần ngại góp ý của mình với bạn thân về chuyện riêng tư của họ. Trong lúc ông điều trị bệnh, sự quan tâm của bạn bè và gia đình là niềm cổ vũ tinh thần lớn lao nhất, làm ông vơi đi những đau đớn bệnh tật. Qua Di cảo người đọc nhận thấy Nguyễn Minh Châu luôn được bạn bè trân trọng và quý mến. Đồng thời qua đó ta càng hiểu thêm về ông là một người hết lòng với nghề nghiệp và với đồng nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh 3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin Trong ngày cuối cùng nằm trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu vẫn không rời trang giấy và ngòi bút. Dường như cái đầu luôn suy nghĩ, trăn trở và trái tim của người nghệ sĩ đã vượt lên căn bệnh nan y đang đe doạ sự sống của ông từng ngày. Và với ông: “Nằm mãi cũng buồn, thỉnh thoảng thử viết một chút xem sao” ngay trên giường bệnh. Nguyễn Minh Châu là vậy, con người ấy đã phải đau đớn cho đến những ngày cuối, những giờ cuối của đời mình. Khi nhà văn Nguyên Ngọc đến thăm ông trong giường bệnh, Nguyễn Minh Châu vẫn giọng rất khoẻ, sang sảng đọc cho Nguyên Ngọc nghe những gì ông vừa viết. Ông vẫn trăn trở trước cái xấu, cái ác, với niềm lo âu chân thành tha thiết đến con người và thực trạng xã hội . Không khuất phục trước cái chết, Nguyễn Minh Châu đã làm việc, đã viết với ngòi bút của mình, đã chiến đấu đến những giây phút cuối cuối cùng của mình, đã lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ, không mệt mỏi cho đến tận ngày cuối đời viết giữa 2 cơn nguy kịch phát bệnh ung thư máu hiểm nghèo, trốn vợ con, trốn thầy thuốc mà viết, đối diện với cái chết đang sát sàn sạt trước mắt mà viết, rút từng mẩu sống cuối cùng của mình ra mà viết, viết cho đến giờ hấp hối, cho đến tận cùng trước cơn hôn mê là những trang cuối cùng ông để lại cho chúng ta, thiên truyện ngắn cuối cùng của ông. Phiên Chợ Giát là một trong những tác phẩm hay nhất, một tuyệt tác văn học hiện đại của chúng ta. Lời tuyệt mệnh gửi lại cho đời ấy của Nguyễn Minh Châu mang ý nghĩa văn chương và xã hội đồng thời cũng cũng gợi về những cái gì đó vĩnh cửu của con người trong cõi nhân sinh, trong vô tận của không gian, thời gian. Cho đến ngày cuối cùng khi cái chết gần kề, có lúc Nguyễn Minh Châu đã bộc bạch: “Tôi có lúc chỉ ao ước miễn là được sống cạnh ba đứa con tôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 và vợ, các cháu, những người anh, người chị dâu già” - Chả viết được gì -Cứ đi ra đi vào với những người thân, với con cái. Hoàn toàn, tôi không chịu đựng nổi mỗi lúc hình dung thấy những đứa con gái mà tôi hết lòng và những đứa cháu, những người thân khóc thảm thương bên nấm mộ mình. Thực ra tôi có thể đi đến cái chết một cách bình thản được - nhưng những cảnh tượng trên thì tôi không thể nào bình thản” [41 - 421]. Trong Di cảo ta thấy Nguyễn Minh Châu hiện lên là một con người ý thức được cái hữu hạn của đời người, của chính mình và đã nỗ lực vượt lên chính mình:“Sự chiến thắng trong cuộc đời chính là sự chiến thắng hàng ngày”. Phải chăng chính lòng yêu nghề, chính sự dũng cảm trong con người ông nên ở ông luôn chế ngự được sự tấn công của thần chết : “Ngồi ghế đá buổi sáng, bỗng cảm thấy một cảm giác yêu đời quá, yêu những con người như những hình nhân đầy nhọc nhằn trong một chiếc đèn kéo quân cứ tuần tự thao diễn trước mắt mình” [41 - 420]. Trải qua những đau đớn về tinh thần, thể xác ở Nguyễn Minh Châu vẫn toát lên một nghị lực, một bản lĩnh: “Cơn rét của cuộc đời vẫn cắn vào da thịt cuộc đời (anh vẫn sống, chưa chết nên anh vẫn có cảm giác). Cho nên, dù cái áo biết là rách rồi vẫn phải vá lại mà mặc chứ không phải ngồi nhìn cái áo rách mà thở dài” [41 - 407]. 3.1.2.2. Những sáng tác trên giƣờng bệnh Trước cái chết của một nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự bất tử của ngòi bút, thời gian sẽ vùi lấp tất cả nếu như người nằm xuống không để lại chút gì trong lòng người. Nhưng đối với Nguyễn Minh Châu ông đã để lại cho đời một văn nghiệp lớn, với những tác phẩm có thể liệt vào hàng kiệt tác: Cỏ lau, Phiên chợ Giát. Ngay từ những ngày đầu tiên phải nhập viện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã biết cái chết sẽ đến với mình, sự sống chỉ có thể tính bằng tuần, bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 tháng chứ không thể tính bằng năm, do vậy ông rất ý thức phải thật tranh thủ lúc bóng tối của định mệnh còn chưa sập xuống hoàn toàn để làm nốt công việc đang dang dở, những dự định đang ngổn ngang trên trang giấy. Ông đã sửa kĩ lưỡng Bài tập đi đều sau đổi thành Mùa trái cóc ở miền Nam và viết tiếp cho xong Phiên chợ Giát. Ông đã viết được hơn 10 truyện trước khi phát hiện bệnh phải đi nhập viện. Công việc viết lách của ông thường bị bác sĩ và vợ cấm nghiêm nghặt vì sợ ông lao động mệt nhọc ảnh hưởng cho việc chữa bệnh. Nên Nguyễn Minh Châu phải viết trộm, viết trong tình trạng thiếu ánh sáng, trong tư thế viết khó khăn vì sức yếu. Mặc dù phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo nhưng ông vẫn không ngừng nghỉ trong công việc sáng tạo nghệ thuật, sáng tác cuối đời ông phải kể đến đó là tác phẩm Phiên chợ Giát. Trong những ngày đầu tháng giêng 1989 trước khi vĩnh biệt cõi đời, Nguyễn Minh Châu viết những trang cuối cùng thiên truyện Phiên chợ Giát. Đó là những trang khép lại một sự nghiệp văn chương, nhưng lại mở ra một thông điệp nghệ thuật khắc khoải, thấm đẫm nhân văn để lại cho đời, cho bạn đọc hậu thế. Với truyện ngắn Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã dồn hết tâm huyết, sức lực tình cảm, thậm chí ông đã “Dứt từng mẩu sống cuối cùng của mình ra” để len lỏi vào những ngóc ngách sâu kín nhất của con người, miêu tả họ từ bên trong với những trạng thái khác nhau về tinh thần và thể xác. Hình ảnh lão Khúng - một “Người nông dân hẻo lánh”, “Một ngưòi nông dân ròng” vừa quen thuộc lại vừa hiếm có. Quen thuộc ở lối cù mì, dị biệt ở sự giàu tình cảm kia còn hiếm có bởi ở lão, người đọc thấy toát lên một sự tháo vát trong lao động, trong tổ chức gia đình, trong tầm suy nghĩ rộng rãi. Cuộc đời, số phận của lão Khúng, hay cuộc đời và số phận của người nông dân Việt Nam? Đó chính là: Lòng yêu thương và trân trọng với những người nông dân nghèo khổ và ân nghĩa. Với hình tượng lão Khúng, người đọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 nhận thấy Nguyễn Minh Châu thực sự nghiêm túc và sâu sắc khi nhìn nhận người nông dân Việt Nam qua những thăng trầm của thời cuộc và số phận. Với những trăn trở đầy trách nhiệm của mình, Nguyễn Minh Châu đã dành tình cảm sâu nặng đối với quê hương nghèo, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Phiên chợ Giát được viết trên giường bệnh cũng gắn liền với những hình ảnh về quê hương, Nguyễn Minh Châu tâm sự: “Nếu trời Phật cho tôi sống, tôi sẽ viết về cái làng của tôi. Tôi có viết một ít trong Mảnh đất tình yêu, nhưng viết còn lành quá. Quê tôi là Quỳnh Hải, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, Lạch Quèn. Dữ dội lắm,...Lão Khúng là kiểu người dân làng tôi đấy. Nếu còn sống tôi sẽ viết tiếp truyện lão Khúng”. Trong thời gian điều trị ở bệnh viện, Nguyễn Minh Châu vẫn không từ bỏ thói quen ghi chép, vẫn suy nghĩ chuyện văn chương. Đó là lòng yêu tha thiết đối với cuộc sống, lòng đam mê nghề nghiệp của nhà văn. Và khi biết “quỹ thời gian” của ông đã gần như cạn kiệt, Nguyễn Minh Châu đã dốc hết cả nội lực còn lại để hoàn thành thiên truyện Phiên chợ Giát mà ông mới viết phần đầu. Dòng cuối cùng của thiên truyện kết thúc đúng vào những ngày cuối đời của ông. Như vậy là trước khi giã biệt cõi đời, Nguyễn Minh Châu đã kịp góp thêm một giá trị mới cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 3.2. Nguyễn Minh Châu - gƣơng mặt nghệ sĩ lớn 3.2.1. Gắn bó với quê hƣơng và vùng đất “nóng” Quảng Trị Về những năm cuối đời, đặc biệt là những khi linh cảm thấy trong người có những dấu hiệu không bình thường về sức khoẻ, Nguyễn Minh Châu càng khắc khoải nghĩ về quê hương. Quê hương ông là mảnh đất cửa ngõ xứ Nghệ, mảnh đất “dồi dào mạch thư hương và rất phát về văn” (Nguyễn Tường Lân) đậm đà trong con người và tác phẩm của ông. Quê hương với “non xanh nước biếc”, với truyền thống nghìn năm văn hiến, một làng quê dữ dội mà hiền hoà, một gia đình thanh bạch mà đầm ấm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 có một người mẹ nhẫn nại, hy sinh... Tất cả hoà quyện chung đúc nên nhân cách Nguyễn Minh Châu, thấm đượm trên từng trang văn đặc sắc của ông. Quê hương, cốt cách xứ Nghệ luôn đậm đà trong con người và tác phẩm của ông, trong kí ức thưở nhỏ của những người bạn cùng quê mỗi khi nhớ về Nguyễn Minh Châu đều xuýt xoa, thán phục tấm gương hiếu học và cái tài chịu khổ của ông. Cũng như nhiều học trò nghèo xứ Nghệ khác, ông từng nếm trải cái đói vàng mắt của những năm thất bát và khi được mùa dư dật, món ăn sang trọng chỉ là “Cơm gạo lốc, trốc cá thèn” sau này đến tận ngày sắp mất ông còn thổ lộ với vợ “giá bây giờ được về ăn bát cơm chiêm với con cá thèn Cửa Lạch quê nhà” . Chính vì những hình ảnh của quê hương đậm nét trong ông như vậy nên trong đời văn của mình Nguyễn Minh Châu đã có nhiều dịp để tri âm quê hương yêu dấu của mình. Tác phẩm đầu tay Cửa sông là những nét hồi ức về một vùng địch hậu nào đấy, nhưng tác phẩm vẫn là những trang viết đầu đời của nhà văn viết về vùng quê Cửa Lạch của bản thân mình. Cảnh ấy, con người ấy...bầu trời, biển cả, đồng lúa xanh, đồng muối trắng, những lò nấu muối đỏ lửa thâu đêm...con sông Kiều cũng là con sông Thơi thân thuộc, những nhân vật cụ già Lâm, cô giáo Thuỳ, mụ Thỉnh... đều là con người đặc biệt không thể trộn lẫn. Sau Cửa sông, Nguyễn Minh Châu theo Dấu chân người lính đi khắp những vùng khác nhau, Nguyễn Minh Châu đã mô tả lớp lớp người các thế hệ rời quê hương miền Bắc vào chiến trường góp phần giải phóng Miền Nam, chiến đấu trên đất Quảng Trị, đã sát cánh với những người dân Quảng Trị suốt một chiến dịch ác liệt, được những người dân Quảng Trị đùm bọc, động viên, an ủi. Những vùng địa phương của miền Bắc thuộc quê quán của người lính (Như quê hương xứ Nghệ của cha con chính uỷ Kinh, hoặc vùng quê Phủ Lý vùng chiêm trũng quê hương của Nết, Khuê - Tất nhiên do hoàn cảnh lúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 đó tác giả không nói thẳng tên các địa phương ấy ra) đan xen với quang cảnh những quả đồi, con đường, dòng sông, cánh rừng, bếp lửa, ngọn khói và cả những cơn gió của vùng đất Khe Sanh - Quảng Trị, cái mảnh đất nói theo cách nói của Bùi Minh Quốc là “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ” ấy được Nguyễn Minh Châu miêu tả rất kĩ, đã gợi lên biết bao niềm thương mến, tự hào về sự đồng tâm nhất trí, về ý chí quyết tâm rất cao của nhân dân hai miền, nhân dân cả nước trong sự đọ sức quật cường chống đế quốc Mỹ xâm lược. Sinh thời Nguyễn Minh Châu thường gọi vùng đất chiến trường Quảng Trị là “cái rốn” của chiến tranh. Cuộc chiến ở đây khốc liệt, dữ dội hơn ở đâu hết và cũng chính ở đây mối thù hận trong chiến tranh rõ ràng là nặng nề hơn bất cứ ở đâu. Hơn đâu hết, ở đây những mối thù chung trải qua mấy mươi năm đã biến thành những mối thù riêng, giữa cá nhân và cá nhân, gia đình và gia đình. Tiểu thuyết Miền cháy ra đời chỉ ít lâu sau ngày đại thắng 30/4/1975 đã đặt ra những vấn đề hệ trọng về con người và vùng đất Quảng Trị, cũng là vấn đề của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam sau chiến tranh mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn phải chịu đựng, vẫn phải tiếp tục giải quyết. Nhất là vùng “miền cháy” Quảng Trị, “mảnh đất tình yêu” mà ông đã cống hiến phần lớn sức lực và tài năng. Những năm cuối đời ông định dốc tất cả tâm huyết để viết về mảnh đất quê cha đất tổ tình sâu nghĩa nặng. Trong một lá thư gửi cho huyện uỷ Quỳnh Lưu ông viết: “Tôi muốn thu xếp đi về vùng biển Quỳnh Lưu một chuyến, có lẽ “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”, tôi tin rằng cuốn tiểu thuyết cuối đời mình là cuốn sách viết về vùng quê mình”. Nhưng rồi cuốn sách chưa kịp viết, bệnh ung thư máu đã quật ngã ông, trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu chỉ kịp dành dật từng giờ với cái chết, kê lên gối, hối hả viết kỳ xong Phiên chợ Giát để lại cho đời như để lại một lời tuyệt mệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Như vậy hành trình văn chương của Nguyễn Minh Châu mở đầu là một tác phẩm viết về quê hương mà kết thúc cũng là tác phẩm viết về quê hương. Có thể nói trước khi Nguyễn Minh Châu đã ra đi, ông vẫn dự định viết về quê hương. Đọc Di cảo của ông, càng thấy rõ tình yêu sâu sắc mà bền bỉ của nhà văn với Nghệ An. Ông đã bộc lộ: “Có lẽ mình sẽ viết một cái gì đó về dân xứ Nghệ ở Hà Nội. Như vậy ta thấy rằng dù ở bất cứ nơi đâu tâm hồn ông vẫn hướng về quê hương với tình cảm nồng thắm. Ông xứng đáng là người con của quê hương xứ Nghệ”. Không chỉ đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình mà một địa danh đã gắn bó với Nguyễn Minh Châu “Hơn cả quê mình” đó là Quảng Trị. Trong cuốn Di cảo, Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ dự định, viết một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị. Theo Nguyễn Minh Châu đây sẽ là cuốn sách quan trọng nhất trong đời viết của ông. Nguyễn Minh Châu muốn mượn mảnh đất Miền Trung này để thể hiện những vấn đề da diết nhất của số phận dân tộc. Ông đã thấy trong chiến dịch mùa hè 1972 và cuộc phòng thủ thị xã Quảng Trị chứa đựng không biết bao nhiêu vấn đề của chiến tranh mà ông khao khát muốn mô tả, muốn nói đến. Từ những năm ấy và nhất là sau năm 1975, khi nào còn khoẻ ông cũng lẳng lặng một mình khoác ba lô đi Vĩnh Linh, Cửa Việt, Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh, cứ dọc đường Chín và sông Thạch Hãn mà đi tha thẩn. Ông dừng lâu ở thành cổ Quảng Trị cũ, điểm nút thắt giao tranh của hai bên năm 1972, làm quen với cái thị xã bị chìm trong lau lách, chuối dại mọc bạt ngàn trên những ngôi nhà sập, sống với rắn rết, cầy cáo. Ông đã gặp trung đoàn 64, sư đoàn 325, sư đoàn 312, những người lính còn sống và những người chết. Ông đã gặp không biết bao nhiêu sĩ quan Ngụy ở trại cải tạo Bình Điền, ghi chép hết cuốn sổ tay này đến cuốn sổ tay khác. Khi giải phóng Quảng Trị (3/1973), Nguyễn Minh Châu lại vào Quảng Trị. Ông là người đầu tiên vào đó, nhà văn Xuân Thiều kể lại; vẫn thấy ông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 ngồi hí hoáy ghi chép trong túp lều hoang, sổ tay đặt trên đầu gối, khăn mặt vắt vai, ba lô treo tòong teng vào chốt tre xà ngang. Tháng 5/1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, Nguyễn Minh Châu rời Quảng Trị theo đại quân rong ruổi khắp miền Nam nhưng ông vẫn thấy trong người thiếu một cái gì, và như theo một thứ quán tính, ông lại quay trở về miền Trung, về Quảng Trị: “Về những đồn bốt giữa cồn cát trắng phau và những xóm làng hoang đến rợn người, trở về cái xứ người chết đầy vui tươi (Những khu tha ma rộng bát ngát và rực rỡ dưới trời xanh) và cái thế giới người sống thì vắng tanh, vắng ngắt, cái xứ mà sự thù hằn, chết chóc, ly tán đã trở thành nếp sống” [41-466]. Những ngày bám sát Quảng Trị đã giúp Nguyễn Minh Châu viết nhiều tác phẩm có giá trị chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông, nhưng ông vẫn chưa viết được cuốn sách mà ông cho rằng quan trọng nhất trong đời viết của mình. Giữa những bản thảo dở dang ông để lại, có những trang phác thảo đề cương cuốn tiểu thuyết với tên là Chân trời vỏ đạn. Cho đến khi ông sắp qua đời, ông vẫn nghĩ về cuốn sách và nói: “Riêng đối với tôi, viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta, về chiến tranh kéo dài mấy chục năm nay ở Việt Nam, không thể không viết về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị. Rất là tiếc, tôi không kịp làm”. Cùng với đề cương và những trang phác thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết về thành cổ Quảng Trị ấy là không ít đề cương cốt truyện khác (Truyện ngắn và truyện vừa) ông dự định viết về vùng đất này. Những cuốn sổ ghi chép của ông đậm đặc những sự kiện, khung cảnh và hình ảnh con người Quảng Trị. Trong Di cảo ông viết về Đông Hà - Quảng Trị 27-5-1973: “Làng xóm vắng tanh, vắng ngắt, không nghe chó kêu, gà gáy hàng chục cây số, đồng vắng, làng văng, đường trong làng, đường ngoài đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 vắng, chỉ thoi thóp bóng du kích và bộ đội trú quân đi lại. Tre làng, cây cối chỗ cháy, chỗ đổ ngả nghiêng, chỗ bùn đất đắp lên tận ngọn…tử sĩ được đặt trên tấm tôn, kéo sàn sạt bằng dây võng, chó chạy theo khua không đi. Hố chôn đào nông choèn choèn, một cơn mưa xác tử sĩ đã nổi bềnh lên, địch bắn một quả pháo bật lên một xác, địch ném một quả bom lật lên và xé ra vài ba xác, một loạt B52 thì lật lên cả một chục. Một bãi tha ma bị lãng quên là thường, phần mộ vô danh là thường, nếu có cắm thẻ mộ người này người kia thì sự chính xác cũng chỉ là tương đối bởi vì lúc đó địch đánh gắt gao vô cùng. Đánh răng còn phải múc ca nước chui vào ngồi trong hầm, đào một cái hố chôn người cũng chỉ mất 15 - 20 phút, ai dám làm kĩ hơn” [41]. Thể hiện những vấn đề sâu sắc nhất của số phận dân tộc như có ma lực hấp dẫn Nguyễn Minh Châu. Quảng Trị đối với Nguyễn Minh Châu là mảnh đất thuận lợi để ông được nói sâu hơn, đầy đủ hơn những vấn đề của cả nước, của cả dân tộc và sâu rộng hơn là những vấn đề của con người, của cả nhân loại. Trong Di cảo Nguyễn Minh Châu đã khắc hoạ rõ nét khung cảnh hùng vĩ và thương đau của một dải đất hẹp miền Trung, của vùng đất Quảng Trị trong những năm tháng thử thách quyết liệt nhất, nghiệt ngã nhất của chiến tranh, của sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của dân tộc, tự do của tổ quốc qua các tác phẩm giá trị của mình bằng những bức thông điệp sinh động, xúc động, chân thực cho thế hệ chúng ta hiện nay và mai sau. Trong một năm lâm bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Minh Châu đã có dịp suy nghĩ về những ngày đã qua, tổng kết về cuộc đời mình và không ít lần Nguyễn Minh Châu đã nói về tình cảm gắn bó và những kỉ niệm của ông đối với Quảng Trị từ buổi ông tham gia các chiến dịch đánh Mỹ đến những khi ông đi thực tế sau ngày kết thúc chiến tranh. Một bà mẹ Vân Kiều với con nhỏ trên lưng giữa năm bom đạn dữ dội ở Hướng Hoá, một đêm ở huyện lỵ Gio Linh sau ngày giải phóng với những đống gạch vụn, những lều quán lụp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 sụp và những ngọn đèn dầu leo lét, một ngôi chùa với vị sư đầy hiểu biết và pho tượng đồng cỡ lớn bị đạn bắn lỗ chỗ, một chiếc máy xúc san đất, bắt đầu công việc xây dựng lại Đông Hà xúc vào một vùng toàn xương cốt người. Một cái bản hẻo lánh ở Cam Lộ với bệnh sốt rét hoành hành ác nghiệt, một chiếc sọ người lính nào đó mắc trong chiếc mũ sắt hoen gỉ cứ bị xô đẩy hoài trong một hốc đá ven biển Cửa Việt...Tất cả những điều đó đã gây ấn tượng hết sức sâu sắc với Nguyễn Minh Châu. Trong Di cảo, ông đã viết: “Hết chiến tranh tôi vẫn lang thang khắp Quảng Trị. Những cuốn sách sau tôi viết về cái mảnh đất Quảng Trị gần như tôi si mê nó, hình như con người tôi và mảnh đất ấy có chung một sợi dây thần kinh mà hễ cứ chạm đến đấy thì cả con người tôi rung lên. Tôi đã gắn bó với nó, cái vùng quê hương của chiến tranh và khổ ải ấy hơn cả với quê mình” [41- 466]. 3.2.2. Những đột phá trong sáng tác Những ngày đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, ý thức được sự hữu hạn của cuộc sống, ông có dịp suy ngẫm về những được mất của một thế hệ lớn lên giữa hai cuộc kháng chiến mà ông cho rằng: “Chưa kịp bước vào đời đã như một con chim bị kẹp giữa hai thanh sắt nung đỏ”. Đây cũng là thời điểm đổi mới của đất nước. Ý thức dân chủ đã giải phóng cho ông khỏi “Thói quen của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp”, khi lật trở những suy nghĩ của mình: “Chiến tranh? Hình như hai chữ này chưa hề có trong ý thức và vốn từ vựng của đám thanh niên hai tư, hai nhăm tuổi chúng tôi hồi ấy”. Chỉ đến cuộc chiến tranh chống Mỹ, sống giữa đám lính trẻ, quan sát ông mới nhìn ra “Rõ rệt cái tính hồn nhiên như trẻ thơ, thậm chí như chim chóc như thiên thần của đám người trẻ tuổi luôn ồn ào vui nhộn đang tham gia chiến tranh. Một thứ tính hồn nhiên đáng cảm phục đến dễ sợ. Hồn nhiên trước cả cái chết - mà nếu ta nhìn họ bằng con mắt của những người cha người mẹ họ không biết ta sẽ lấy làm đau lòng biết chừng nào!”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Ông nhớ lại một người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã từng lên ban chỉ huy đại đội nói thẳng ý kiến của mình: “Tôi không cầm súng đi bắn bất kỳ ai. Những người mà tôi bắn họ, họ có tội tình gì?”. Mặc dù người lính đó, sau đó đã bị “Chúng tôi nhìn như một thằng điên trong đại đội” nhưng trong trận công đồn đêm ấy, anh đã hy sinh. Nguyễn Minh Châu đã nhớ về “Người lính ấy, cái phần ý thức đi trước cả một biển người mang đầy tính khí hồn nhiên mà chính nhờ cái phần hồn nhiên đám quần chúng binh sĩ của những người lính mới có chiến thắng cuối cùng ngày nay”. “Tôi biết có rất nhiều cán bộ chỉ huy hy sinh vì không thể đề cao lòng tự trọng bị xúc phạm, trước cái nhìn của người lính hoặc trước cái nhìn của cấp trên. Sĩ diện hai chữ này lớn lắm và trong những tình huống chiến đấu, nó là tính mạng con người. Giá đến được những nghĩa trang cán bộ và làm được một cuộc phỏng vấn quy mô: vì sao đồng chí hy sinh, sẽ thấy nổi lên cái lòng tự trọng không muốn kẻ khác bảo mình không biết bảo toàn danh dự” [41-426]. Ông đã nhìn sâu vào bản tính, nhân cách của con người cá nhân và rút ra rằng: nhận thức về sự đổi đời, truyền thống yêu nước cùng với bản tính hồn nhiên và phần nào nữa là lòng tự trọng...những đức tính đó đã cùng xuất hiện đồng thời trong những con người tham gia chiến tranh và tạo nên một sức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng. Sau nhận thức đó ta thấy những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Dấu vết nghề nghiệp, Bức tranh, Sắm vai, Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra… đều là những tác phẩm mang tính đột phá trong sáng tác của ông. Nguyễn Minh Châu nhận thức rất rõ tư cách công dân trong tác phẩm thì cũng là lúc bắt đầu xuất hiện của sự phản tỉnh: “Cái tính khách quan của mình là một tính không hợp với không khí bây giờ. Mọi người đều đang sôi sục, như mê đi trong không khí giết giặc. Cái gì thuộc về địch đều không ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 gì, chả cần anh phân tích. Cái gì thuộc về ta đều cao cả, đều giỏi giang và đều thắng lợi chả, cần anh giải thích nữa” Dù hiểu rằng,“trong câu chuyện bình thường, người ta cũng cần động viên cho nhau”. Điều đó giải thích cho sự tiếp tục ra đời của những sáng tác mang cảm hứng sử thi đó là những hé lộ trong tiểu luận phê bình cũng như một thứ âm hưởng khác dữ dội hơn, khốc liệt hơn trong các truyện ngắn như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Những trang ghi chép của Nguyễn Minh Châu, sau khi trở lại chiến trường Quảng Trị năm 1973, đó là những ngày hiệp định Pa ri được ký kết và về cơ bản tiếng súng giao tranh trên mảnh đất này đã im tiếng hơn hơn, ông chứng kiến tất cả những cái mà ông gọi là “sự trùng hợp trớ trêu”: Một cô gái Việt, bán một hộp sữa của Liên Xô, Trung quốc, thu bằng tiền Ngụy hoặc tiền giải phóng, đứng dưới ngôi nhà lợp tôn của Mỹ... Đó là những ngày, người chạy vào, kẻ chạy ra, có những người trở về trên đất cũ nhà mình mà không thể nào nhận dạng được vì bom đạn đã cày nát, xoá đi các vật chuẩn cần thiết, làm biến dạng không chỉ là mảnh vườn nhà họ mà cả làng xã. Lần đó ông gặp một người thợ cắt tóc. Câu chuyện với anh ta đã làm nảy ra ý định sẽ viết một cuốn tiểu thuyết. Đó là cuốn Chân trời vỏ đạn viết về số phận một gia đình ở Quảng Trị vào thời điểm những năm đầu thập niên 70. Trong Di cảo, Nguyễn Minh Châu còn nêu một số tên truyện ông dự định sáng tác đó là: Người lính đứng ở đây, Hai bờ sông Hiền Lương, Đất mở chiến hào, Chiếc võng, Người đàn bà mặc áo đen...Ngoài ra còn có ý phác thảo truyện Cô gái trong làng...Chính nhiều ý tưởng phác thảo truyện được nảy sinh và được tác giả nuôi dưỡng và sau này trở thành những tác phẩm lớn như Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra... Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn suy nghĩ một cách sâu sắc về vai trò của gia đình đối với cuộc sống của người chiến sĩ. Năm 1969, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 trong ghi chép của ông có bài Tiễn người đi bộ đội của Hà Nội đã ghi lại được không khí của dân tộc vào thời điểm tổ quốc lâm nguy. Những trang ghi chép đó sau này gần như được đưa nguyên vào Lửa từ những ngôi nhà, cuốn sách ông viết lâu nhất, những 7 năm, cũng là cuốn sách mà sinh thời ông thích nhất. Ngoài việc viết về những người phụ nữ - hậu phương của người lính với một sự thông hiểu và chia sẻ sâu sắc với những mối tình cảm của họ, ông đã xây dựng nhân vật Phong với sự phê phán tư tưởng công thần, đặc biệt là phê phán việc nhìn nhận không đúng về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống của người chiến sĩ. Chính vì thế mà ông đã kể cho Lan buộc lòng chia tay Phong trong nước mắt vì cô không thể ấp ủ một tình yêu nhợt nhạt không có lời hẹn ước. Nhật kí ngày 18.3.1973 của ông có ghi lại một câu hát của lính lái xe mà chắc chắn nó cũng là một trong những tư tưởng quan trọng cho việc tiếp tục hoàn thiện tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được viết trong quãng thời gian đó: “Trung đoàn 13 trung đoàn thép Không cho đi phép thành trung đoàn nhôm Cho đi vài hôm thành trung đoàn thép” [41-230]. 3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền cháy, Dấu chân ngƣời lính, Cỏ lau Trước hết với khả năng quan sát tinh tế và nắm bắt đúng với bản chất sự vật, người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu đã “Giải mã”, nhìn nhận con người “không tách rời sự kiện”. Vì thế con người xuất hiện với tư cách con người lịch sử - xã hội đích thực. Điều này được thể hiện rõ nhất trong Khách ở quê ra và đặc biệt là Phiên chợ Giát. Dưới cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lão Khúng vừa có nét tính cách tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, một điển hình nổi bật của người nông dân tư hữu Việt Nam trong cuộc sống sau công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa , vừa có những nét riêng sinh động mang tính chất cá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 nhân. Ở lão Khúng, Nguyễn Minh Châu không chỉ phát hiện, không chỉ thấy sự cần cù, u tối “suốt đời chúi mũi vào hòn đất”, “tưới cạn mồ hôi cho mảnh đất làng Thơi nhọc nhằn”. Nhà văn còn phát hiện ở con người đó, đằng sau sự nhọc nhằn, u tối kia là sự giỏi giang, dũng cảm. Trong lão Khúng hội tụ tất cả những đức tính và cả những thói xấu, tất cả những điểm mạnh và điểm yếu của giai cấp mình: Tần tảo, lặng lẽ mà táo bạo, đơn giản nhưng lại rất ân nghĩa, kiên định đến mức bảo thủ với mục đích mình đặt ra ban đầu...Để có được phát hiện trên về người nông dân Việt Nam, bản thân nhà văn không chỉ có những tháng ngày lao động miệt mài, trăn trở mà còn là sự gắn bó máu thịt, sự thấu hiểu, chiêm nghiệm về người nông dân để vươn tới sáng tạo đích thực khi nhìn nhận con người. Hình tượng lão Khúng của Nguyễn Minh Châu là một trong những đóng góp xuất sắc về hình tượng người nông dân của các nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đó là sự tiếp nối từ cây bút bậc thầy Ngô Tất Tố với hình tượng chị Dậu, Nam Cao với hình tượng Chí Phèo. Sau này sự trăn trở tìm đến“tầng đáy”của cuộc sống giúp Nguyễn Minh Châu tìm gặp những“truân chuyên, chìm nổi” của con người trong cuộc sống hiện nay. Đọc tác phẩm của ông ta bắt gặp những con người, không chỉ ở trong “mối quan hệ tổng hoà” của xã hội, mà trước hết họ là những con người có số phận, cuộc đời riêng. Đó là Khúng (Khách ở quê ra), dữ dội, hoang dã, quyết liệt như chính mảnh đất sinh ra lão. Từng là người làm ra vật chất, gánh trên vai hai cuộc kháng chiến, đẻ con ra cũng cho cách mạng nhưng Khúng vẫn không thoát khỏi tầm nhìn thiển cận của tư tưởng nông dân. Lão Khúng vừa kiên quyết tạo dựng cuộc sống, vừa thích nổi tiếng, thích đẻ nhiều con. Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu đối với người nông dân trở nên sắc nét. Hình tượng lão Khúng khiến cho người ta thấy mẫu người nông dân thật là vĩ đại nhưng không thể nào chấp nhận được trong xã hội đô thị hoá tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Với ý thức khám phá, tìm hiểu mọi ngõ ngách của đời sống con người đặc biệt là Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra là sự tiếp tục của Phiên chợ Giát, ta thấy qua hai câu chuyện nhà văn nhằm vào việc khám phá “tính chất kỳ lạ của con người”. Nhà văn khao khát “phải đào bằng ngòi bút cho đến cùng cái thật đầy bí ẩn”, để hiểu sâu sắc về con người trong tính phức tạp và đầy bí ẩn của nó. Lão Khúng xuất hiện ở hai thiên truyện là một nông dân quen thuộc, một con người hiếm có trong cuộc sống lao động và tổ chức gia đình với tầm suy nghĩ rộng rãi về cách làm ăn, với tính cách mạnh mẽ, giàu tình cảm, hết sức thiết thực và cũng đầy thơ mộng, lãng mạn. Lão là hiện thân của đất, của nước, của thiên nhiên còn nhiều nguyên sơ, hoang dã. Nhưng bằng cảm hứng nhân đạo, Nguyễn Minh Châu đã khám phá sâu sắc, đã nhìn thấy những “giây phút bất chợt”, “những khoảnh khắc hoàn hảo” của lão Khúng. Đó là những giây phút lão suy nghĩ về gia đình, về địa phương, về vai trò của lãnh đạo Bời, cũng như những lời tâm sự của lão với con vật đã gắn bó suốt đời với lão - một sự phân thân của chính lão - điều đó cho thấy, Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra cuộc sống nội tâm ngay ở trong một con người bình thường cũng vô cùng phong phú, phức tạp và kì lạ. Chính khám phá vô cùng đặc sắc này là kết quả của tấm lòng ưu ái mà Nguyễn Minh Châu đã dành cho những con người lam lũ, chịu nhiều mất mát, hy sinh như lão Khúng. Nguyễn Minh Châu kịp để lại hai thiên truyện với những khám phá về nội tâm của con người sâu sắc, tinh tế. Ở Miền Cháy, Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý khắc hoạ số phận mẹ Êm, cuộc đời mẹ sinh ra như để hứng những khổ đau mất mát, chồng chết, ba đứa con ra đi và không bao giờ trở lại. Đau thương cứ dồn dập và chồng chất trên đôi vai gầy của mẹ, cuộc đời mẹ tưởng chừng khô cạn kiệt đôi dòng nước mắt. Thế rồi còn đau đớn và ngang trái hơn, đứa trẻ mẹ nhận về chăm sóc lại là con trai viên sĩ quan Ngụy, kẻ đã bắn chết con trai mẹ ngay giờ phút quê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 hương giải phóng. Mẹ đã phải đấu tranh với chính mình, phải nén đau khổ và phải gạt sang một bên những mặc cảm để chăm lo cho bé Sinh, bởi vì nó thực sự là đứa trẻ vô tội. Rồi bên cạnh đó là cuộc đời của Cúc, của Út Âu, của Thu Lan... mỗi vật là một số phận riêng, không ai giống ai, mỗi người đều có niềm vui và nỗi buồn riêng sâu kín. Viết Dấu chân người lính, nhà văn đã từng cùng những người lính tham gia những trận đánh khốc liệt, tận mắt chứng kiến những vẻ đẹp bi tráng của chiến tranh. Tiểu thuyết Dấu chân người lính như những thước phim về bước chân của sư đoàn trên đường mòn Hồ Chí Minh, đã làm nên những kì tích Khe Sanh, Tà Cơn lịch sử. Dấu chân người lính được coi là tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu và nền văn xuôi Việt Nam trong thời kì chống Mỹ. Trong Dấu chân người lính, Nguyễn Minh châu đã để cho những nhân vật được nhà văn chú ý khắc hoạ - nói lên những lời tâm huyết: “Trong những thời điểm đất nước chiến tranh chúng ta sẵn sàng đổi mọi thứ khả năng khác nhau của mình để lấy một thứ khả năng quân sự”. Và trong chiến tranh, mỗi người phải sẵn sàng làm tất cả, miễn trở thành một cây bút phục vụ tốt cho cuộc chiến đấu. Nhưng cũng chính từ những năm tháng lăn lộn với cuộc chiến tranh. Nguyễn Minh Châu cũng đã nhận thức ra một điều: chiến tranh không chỉ có những chiến công, hào quang, chiến thắng, chiến tranh còn có mặt trái của nó. Đằng sau tấm huân chương là tổn thất, là hy sinh mất mát, là biết bao những vận động biến đổi có liên quan đến số phận con người. Vì vậy trong chiến tranh việc sử dụng trang viết như là một sự cổ vũ, là cần thiết thì đến một lúc nào dó, nhất là khi chiến tranh đã kết thúc, nhà văn có thời gian để nghiền ngẫm về nó một cách bình tĩnh, nghiêm túc thì lúc ấy nhà văn phải có cách tiếp cận với nó một cách cụ thể, đa dạng và nhân tình hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Vì vậy sau chiến tranh Nguyễn Minh Châu đã đặt số phận con người với mặt trái của cuộc chiến tranh. Ở đây chiến tranh đã can thiệp một cách trực tiếp vào số phận can người “nó như một lưỡi dao phạt ngang” mà hai nửa cuộc đời bị chặt lìa thân khó gắn liền lại như cũ, đau đớn hơn “hai nửa cuộc đời đó lại không bị cắt lìa hẳn” nó để lại trong con người một vết thương không bao giờ kín miệng. Trở về quê hương sau chiến tranh. Trước mắt Lực (Cỏ lau) là cảnh phố phường bị tàn phá, chiến tranh đã làm ly tán, chiến tranh đã cướp đi của Lực đứa em trai, cướp đi cả hạnh phúc gia đình Lực. Một người như Lực suốt đời cầm súng chiến đấu vì tự do của mảnh đất quê hương, vì hạnh phúc của mọi người, thế mà khi sau khi quê hương được giải phóng những gì còn lại với Lực quả là ít ỏi, Lực trở về quê hương với nỗi cô đơn và sự dày vò, đau khổ, chiến tranh là chiến tranh, nó đem đến cho con người vẻ đẹp hùng tráng nhưng nó cũng gây không biết bao nhiêu sự đổ nát, hy sinh không có gì bù đắp được. Với Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã “Dựng tượng đài ký ức về những con người bất hạnh, những thân phận nổi chìm trong chiến tranh” (Mai Thục). 3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình, tiểu luận Ngoài các sáng tác văn chương, Nguyễn Minh Châu còn viết khá nhiều bài về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện đồng nghiệp...nhưng cơn bạo bệnh đến đột ngột khiến cho nhiều dự định của ông , trong đó có những trang tiểu luận không thực hiện được. Với tập tiểu luận phê bình: Trang giấy trước đèn, ngay cái tên của cuốn tiểu luận đã cho ta thấy ý thức trách nhiệm của ngòi bút Nguyễn Minh Châu trước nhân dân, trước cuộc sống. Qua những trang tiểu luận cùng Di cảo, di bút của ông ta có thể khẳng định: “Những gì ông viết ra đều không nằm ngoài thiên chức của người cầm bút - người chiến sĩ cách mạng” (Tôn Phương Lan - Trang giấy trước đèn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Trong một số bài tiểu luận, chủ yếu viết về từ năm 1978 - năm ông viết “Viết về chiến tranh” - đến khi có cuộc thảo luận về truyện ngắn của ông, năm 1985 - ta thấy không khỏi có lúc ông lúng túng, dè dặt khi đề xuất, biện giải một vấn đề nào đó, chẳng hạn như quan hệ giữa văn học và hiện thực, quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm và công chúng. Song đây là những lúng túng, dè dặt của thái độ ứng xử - điều mà sau này ông “sám hối” chân thành trong Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Từ những năm 70, trong Trang sổ tay viết văn, ông cho rằng: “Không thể lấy việc khoác ba lô đi thực tế làm mục đích cuối cùng”. Trả lời phỏng vấn đầu xuân năm 1986 ông nói: “Con đường đi của những nhà văn dám khám phá và sáng tạo, con đường đi của người nghệ sĩ chân chính nói chung thường gập ghềnh và có khi gặp nguy hiểm, thường ít người đi, vì thế vắng vẻ, và cái đích để đi đến bao giờ cũng xa xôi” (Văn học và cách mạng). Ông là người ý thức rất rõ vai trò của nhà văn “Phải là người chiến sĩ trên mặt trận của Đảng”. Điều đó giải thích rằng trong những năm chiến tranh, vạch ra cái thực trạng đáng buồn nào đấy của văn học chẳng qua là ông muốn văn học đi đến sự hoàn thiện để phục vụ tốt hơn sự nghiệp của Đảng. Đó là những năm ngòi bút sáng tác của ông không ngừng nghỉ, vẫn miệt mài. Và sau này khi chiến tranh qua đi, lối sống, đạo đức truyền thống có nguy cơ bị chủ nghĩa cá nhân xâm thực, “cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con người - một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ và khắp mọi lĩnh vực đời sống” thì ông có cảm giác như người “đứng giữa trận tiền”. Ngay từ những trang tiểu luận đầu tiên như Viết về chiến tranh, Văn học cách mạng, Nhà văn - nhân vật và bạn đọc, Vài ý nghĩ về hình thức và chất lượng... Nguyễn Minh Châu đã cho thấy ông có thái độ rất trọng khâu tiếp nhận tác phẩm. Xuất phát điểm của bài báo không nằm ngoài mạch suy nghĩ lâu nay của Nguyễn Minh Châu, ông mong muốn nền văn nghệ của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 chúng ta trong tình hình mới phải có một bước phát triển mới về chất. Với tinh thần thực sự cầu thị ông đã dũng cảm nói lên nguyên nhân và hạn chế của nền văn nghệ trong giai đoạn vừa qua. Ông đề nghị cần phải hiểu được đặc trưng của văn nghệ để chấp thuận các cá tính sáng tạo khác nhau của người nghệ sĩ. Nhìn lại một lớp nhà văn của thời bao cấp tư tưởng, ông không khỏi xót xa cho nền văn nghệ dân tộc trong giai đoạn vừa qua. Ông nghĩ rằng nền văn nghệ của ta lẽ ra phải đi những bước xa hơn. Theo ông, đã đến lúc khái niệm “Nhà văn Việt Nam” không thể tính bằng đội ngũ chung chung được bởi vì một nền văn nghệ lớn chỉ có thể được tạo nên bởi những nhà văn lớn (Tính trung thực của người nghệ sĩ). Muốn tạo cho nền văn nghệ có chỗ đứng trong nền văn hoá tương lai của dân tộc, mỗi “nhà văn phải đào bằng ngòi bút cho đến tận cùng của đáy thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguôn cơn của con người, đất nước mình” để “Hoà đồng cùng nhân loại”. Để làm được điều đó, tự do sáng tác là một điều kiện cần thiết, như bầu khí quyển để cho con chim bay và hót (chữ của Nguyễn Minh Châu khi viết về Nguyễn Huy Thiệp), “nhưng điều quan trọng nhất là nội lực cá nhân trong mỗi nhà văn”(Trò chuyện văn chương của Nguyễn Minh Châu). Nội lực ấy bao gồm cả tài năng, quan điểm nghệ thuật, lòng dũng cảm, khát vọng,...Không có những điều kiện ấy thì vấn đề tự do sáng tác cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Là người sáng tác lại viết phê bình, tiểu luận, ông cảm thông được cái khó của người phê bình cũng như nỗi khổ tâm của người sáng tác, khi bị phê bình không thoả đáng, thậm chí bị quy chụp có thể dẫn đến những nguy hại về sinh mạng chính trị. Ông mong mỏi “Một nhà lý luận phê bình phải là một người bạn lớn của nhà văn”. Đó là mối bằng hữu giữa những người có cùng đam mê sáng tạo, khát vọng đưa sự nghiệp văn học của nước nhà đến với ngôi nhà chung của nhân loại (Nhìn sang lí luận phê bình). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Chùm bài viết về những vấn đề cụ thể của nghề văn như: Đôi điều về truyện ngắn, Nghĩ về truyện ngắn, Chăm sóc câu văn, Bên lề tiểu thuyết, Vài ý nghĩ về hình thức và chất lượng...có thể coi là những kinh nghiệm, nhận thức rút ra từ cuộc đời cầm bút của nhà văn. Theo ông mỗi thể loại có một đặc trưng và lợi thế riêng. Không có sự phân biệt đề tài. Con đường đi chung của các thể loại là sự khám phá các quy luật chung của cuộc sống thông qua các số phận con người. Đã là truyện ngắn, điều quan trọng nhất là cốt truyện, sự hàm súc. Ở đây, chi tiết đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Còn tiểu thuyết đó là “sự nhào nặn đến mức tan nhuyễn giữa triết lý và đời sống”. Những cuốn tiểu thuyết viết thành công bao giờ dường như cũng có xu hướng phá vỡ khuôn khổ đề tài để tất cả cùng nhau đi đến một điểm chung - điều mà tất cả chúng ta đều gọi một cách cảm tính là “chất tiểu thuyết” - có phải chăng nó là những khám phá của chiều sâu tâm lý và tính cách, cũng như tầm khái quát xã hội của ngòi bút tiểu thuyết khi trình bày những số phận con người” (Bên lề tiểu thuyết). Những vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đặt ra là cơ bản và thường với tinh thần nghiêm túc, dẫu rằng đương thời không phải có khi ông đã không gặp được sự đồng cảm chứ chưa nói là đồng ý ở khâu tiếp nhận. Chẳng hạn mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, vấn đề tự do sáng tác. Nguyễn Minh Châu chỉ viết tiểu luận phê bình khi ông đã có một bề dày về thời gian cầm bút, một sự từng trải trong nghề nghiệp. Và dường như sau khi mỗi một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn ra đời, vốn liếng đầy hơn thì các bài tiểu luận phê bình của ông cũng sâu sắc hơn, đắm chìm hơn. Để rồi những sáng tác tiếp theo lại mang dấu ấn của sự tìm tòi, thể nghiệm mới. Ở ông, người ta thấy sự thống nhất hỗ trợ nhau giữa con người nhà văn và người viết phê bình văn học. Với hành trình đó trên vai, ông đã đi qua chặng đường nghệ thuật mà giờ đây lịch sử văn học đã biện minh cho ông và khẳng định ông là người mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 quan điểm cách tân sớm nhất trong giai đoạn chuyển mình của đất nước và của văn học nghệ thuật. Có thể nói những trang tiểu luận về văn chương của Nguyễn Minh Châu đã được công bố nói trên đều là những phác thảo được ghi chép từ Di cảo Nguyễn Minh Châu. Những ghi chép lúc đó đã tạo nền tảng, chất liệu để nảy sinh những ý tưởng mang tính phát hiện và dự cảm của Nguyễn Minh Châu về các biến động của thời đại và dân tộc trong hiện tại và sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 KẾT LUẬN Hơn mọi thứ nghề, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nghề văn là một nghề đòi hỏi nghệ sĩ phải lao tâm khổ tứ, lao động một cách căng thẳng, hết mình. Sự tồn tại của các tác phẩm văn học qua các chặng đường lịch sử, đòi hỏi tác phẩm phải có “nội lực” và có sức lan toả rộng lớn. Lẽ dĩ nhiên nó phải diễn tả được “tấc lòng” người nghệ sĩ, thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà văn với con người, với cuộc đời. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã diễn tả được điều đó. Con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là cả một quá trình lao động sáng tạo không ngừng nghỉ, để cho những trang sách của mình được “Lịch sử mãi mãi nhắc nhở như là những trang sách vừa tài hoa vừa thấm đẫm tình thương vô bờ bến với con người, với đất đai, xứ sở”. Để cho nhân vật như Quỳ, Khúng…mãi mãi khắc sâu trong trí nhớ bạn đọc trong suốt cuộc đời ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã phải trăn trở, đào xới để kiếm tìm cho mình một tiếng nói nghệ thuật, một phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện cái nhìn riêng của mình với con người và cuộc đời. Bên cạnh những sáng tác văn xuôi và tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu đã được công bố và vinh danh, năm 2009 Di cảo của ông ra mắt bạn đọc đã góp phần làm đầy đặn và hoàn chỉnh hơn chân dung văn học của Nguyễn Minh Châu - “Người mở đường tinh anh” vào công cuộc đổi mới văn học những thập niên 80 của thế kỷ XX. Trong Di cảo Nguyễn Minh Châu từ những trang khởi đầu cho đến trang cuối cùng đã chứa đựng trong nó nhiều vấn đề về chiến tranh, về cuộc sống, về sáng tạo của những người cầm bút - một thế hệ sống và viết trong và sau chiến tranh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sự xuất hiện Di cảo Nguyễn Minh Châu bên cạnh hàng loạt các cuốn Di cảo khác của các nhà văn, nhà thơ cùng thế hệ đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác cần được nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá kịp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 thời về vị trí của nó trong đời sống văn học hiện nay mà luận văn này là một đóng góp bước đầu. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cái nhìn đa diện mang tinh thần phản biện của nhà văn về con người Việt Nam trong chiến tranh, về thành tựu và giới hạn của văn học viết về chiến tranh và hậu chiến. Hơn nữa, Di cảo Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc đồng cảm và thấu hiểu những tâm tư, nỗi niềm, những băn khoăn, trăn trở của nhà văn với thời cuộc, với con người và với cả chính mình. Tất cả đã được thể hiện trên những trang viết luôn tự làm mới mình bằng những suy nghĩ của một cái Tôi có ý thức hướng văn chương trở về với giá trị đích thực của chính nó. Những trang cuối cùng của Di cảo kết thúc vào ngày 12/11/1988, chỉ ít lâu sau, ngày 23/1/1989 Nguyễn Minh Châu từ giã cõi đời. Từ thời điểm ấy cho đến nay, đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng có thể nói những trang Di cảo của Nguyễn Minh Châu vẫn mang tính cập nhật bởi đó là những tư liệu bổ ích và quý báu giúp người đọc hôm nay không chỉ nhận diện đầy đủ hơn về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà còn thấy được sự đổi mới tư duy nghệ thuật của một thế hệ cầm bút trong giai đoạn chuyển mình của đất nước nói chung và của văn học nghệ thuật nói riêng: Từ tiền đổi mới đến cao trào đổi mới. Và đến hôm nay, có thể nói, cùng với các sáng tác trước đây, Di cảo của Nguyễn Minh Châu đã cho thấy rõ hơn không chỉ tầm vóc, tài năng mà cả nhân cách của Nguyễn Minh Châu - một nhà văn, một nghệ sĩ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (1978), Tiểu thuyết “Miền cháy”, Câu chuyện của đất nước sau chiến tranh, Báo văn nghệ số 23. 2. Lại Nguyên Ân (1987), Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, TCVH số 3. 3. Ngô Vĩnh Bình (7/4/1990), Nguyễn Minh Châu cuộc đời và văn nghiệp, Báo quân đội nhân dân. 4. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật sau năm 1975 (Khảo sát trên những nét lớn) Hà Nội. 5. Triệu Bôn (1989), Nhà văn nguyễn Minh Châu, Báo người Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập II, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập III, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập IV, Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập V, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Nguyễn Minh Châu (1989), Cỏ lau, Tập truyện ngắn, NxbVH, H. 12. Nguyễn Minh Châu (1967), Cửa sông, Nxb Văn học. H. 13. Nguyễn Minh Châu (1975), Dấu chân người lính, Tiểu thuyết, NxbTN. H.(in lần thứ ba). 14. Nguyễn Minh Châu (1998), Miền cháy, Tiểu thuyết, Nxb QĐND, H. 15. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Tập truyện ngắn. Nxb Tác phẩm mới. Hội nhà văn Việt Nam. 16. Nguyễn Minh Châu (1978), Những người đi từ trong rừng ra, Nxb QĐND.H. 17. Nguyễn Minh Châu (1989), Trang giấy trước đèn, TCVH, số 5. 18. Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, NxbVH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 19. Nguyễn Minh Châu (1978), “ Những người đi từ trong rừng ra”, Nxb QĐND, H. 20. Nguyễn Minh Châu (1997), Mảnh đất tình yêu, Tiểu thuyết, Nxb TPM - Hội nhà văn Việt Nam. 21. Phan Cự Đệ (1993), “Nguyễn Minh Châu - một cây bút văn xuôi đầy triển vọng”, TCVNQĐ, số 1. 22. Hà Minh Đức (1993), Lý lụân văn học, Nxb GD. 23. Hà Minh Đức (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội. 24. Hà Minh Đức – Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, tập II, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà nội. 25. “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” http: WWW.viet.studis, info/ nhà van đoi moi/ Nguyễn Minh Châu . 26. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Nguyễn Minh Châu về tác gia – tác phẩm Nxb GD. 27. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu - Tiếp cận văn học, Nxb KHXH, Hà Nội. 28. Nguyễn Trọng Hoàn, Huỳnh Như Phong (2002), Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb KHXH, Hà Nội. 29. Nguyễn Mai Hương (2001), Nguyễn Minh Châu và Di sản văn học của ông, Lời giới thiệu Nguyễn Minh Châu toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 30. Nguyễn Mai Hương (2001), Tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb VHTT, Hà Nội. 31. Hoàng Ngọc Hiến (8/4/1999), Đọc “Phiên chợ Giát”, Báo LĐCN. 32. Đỗ Đức Hiểu (1990), Đọc “ Phiên chợ Giát”, VN Số 7. 33. Ngô Thuý Hiền (2009), Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (Luận văn thạc sĩ ngữ văn), ĐHSP Vinh -Nghệ An. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 34. Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Minh Châu – Nhà văn chiến sĩ, Nxb trẻ. Hội nghiên cứu và giảng dạy VH. TPHCM. 35. Phong Lê (1967)“Cửa sông” - Một hình ảnh quê hương chúng ta trong chiến đấu, TCVăn Học, số 6. 36. Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb KHXH. HN. 37. Tôn Phương Lan (2009), Nghiên cứu văn học, Viện VH - Viện KHXHVN, T11. 38. Ni Cu Lin (5/1999), Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh, Báo văn nghệ. 39. Phạm Quang Long (1996),“Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người - Niềm tin pha lẫn lo âu”, TCVH số 9. 40. Tôn Phương Lan (2009), Nghiên cứu văn học, Viện VH - Viện KHXHVN, T11. 41. Hoàng Châu Minh (2009), Di cảo Nguyễn Minh Châu. Nxb Hà Nội. 42. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Nhà văn tư tưởng và phong cách – Nxb Văn học Hà Nội. 43. Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyễn Đình Chú - Nguyễn An (1992), Tác giả văn học Việt Nam, tập II – NxbGD. 44. Lã Nguyên (1989), “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật”, TCVH số 2. 45. Bích Thu (1999), Nam Cao về tác gia và tác phẩm – Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu – NxbGD. 46. Nguyễn Huy Thắng - Những chân dung song hành, Nxb TN. 47. Nguyễn Ngọc Tấn (2005), Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn, Nxb Hội nhà văn. 48. Nguyễn Văn Thái, Lê Văn Cổn (2007), Một thời lính trận, Nxb CAND. 49. Nhiều tác giả (1985), “ Trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm gần đây” Báo văn nghệ, số 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 50. Nhiều tác giả (2001), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo, NxbVHTT, Hà Nội. 51. Nhiều tác giả (1978), Văn học - Cuộc sống - Nhà văn, Nxb KHXH, Hà Nội. 52. Nhiều tác giả (1985), “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Báo Văn nghệ số 28, 29. 53. Nhiều tác giả (1971), Báo Văn nghệ quân đội số 3. 54. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. 55. Trần Đình Sử (1987), “Bến quê - Một phong cách trần thuật có chiều sâu”, Báo Văn Nghệ, số 8. 56. Trần Đình Sử (1996), Lí luận phê bình, Nxb Hội Nhà văn. 57. Chu Văn Sơn (1993), “Đường tới Cỏ lau”, Báo Văn Nghệ số 23.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDi cảo Nguyễn Minh Châu.pdf
Luận văn liên quan