Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy 50% con số những người di cư là di cư nội tỉnh và nửa còn lại (50%) di chuyển liên tỉnh, điều này thể hiện sự tăng lên của dòng di cư nội tỉnh so với số liệu của cuộc điều tra năm 1999. Vùng Đông Nam bộ là khu vực thu hút người dân di cư vì có nhiều khu công nghiệp và có một số lượng lớn đầu tư nước ngoài, đã vượt qua khu vực Tây Nguyên về số lượng người di cư đến và tỷ suất di cư thuần. Trong những năm 1990, các vùng Tây Nguyên thu hút một số lượng lớn người di cư theo kế hoạch của Chính phủ và cả những người di cư tự do đi tìm đất trồng và đất đai màu mỡ, để đầu tư trồng cà phê do có sự bùng nổ xuất khẩu cà phê trong thập kỷ đó. Hai vùng Duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Mê Kông là các khu vực gần với các vùng có mức sống cao hơn và nhiều cơ hội việc làm. Điều này lý giải lý do tại sao số người di cư đi của các khu vực này cao hơn các khu vực vùng cao nghèo khác ở miền Bắc.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8115 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Di cư và toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi? Có thể sưc khỏe là một trong những yếu tố cần cân nhắc khi quyết định di cư. Rõ ràng là, sức khỏe của người di cư tốt hơn của những người không di cư được giải thích một phần bởi sự tập trung của những người di cư và những độ tuổi trẻ.
Những người trẻ tuổi (từ 15-29) có xu hướng đi kiểm tra sức khỏe nhiều nhất với tỷ lệ nữ 31,4%, nam 23,9%, sau đó đến nhóm tuổi (45-59) nữ là 25,85, nam 18,1%, nhóm trung niên (30-44) đi kiểm tra sưc khỏe ít nhất với tỷ lệ nữ là 24%, nam 15,7%.
b). Giới tính
Có sự khác biệt khá rõ nét giữa nam và nữ về vấn đề sức khỏe của người di cư. Nhìn chung nam giới có sức khỏe tốt hơn so với phụ nữ. Điều này đúng với cả người di cư và người không di cư: 41,3% và 35,4% những người di cư và không di cư là nam giới nhận định mình là “khỏe”. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 28,7% và 25,5% đối với nữ
c). Điều kiện sống, nơi ở
Sự sắp xếp nơi ăn chốn ở của lao động di cư có thể dẫn tới những nguy cơ tổn thương khác nhau. Đại đa số họ sống tại nhà trọ, lều tạm hoặc ngay tại nơi làm việc. Nơi ở thường không có nhà vệ sinh, nước sinh hoạt chủ yếu từ giếng khoan (ở thành thị) hoặc sông suối (ở nông thôn). Các điều kiện trên cũng không đảm bảo hơn đối với những phụ nữ thuê trọ. Tuy nhiên, nhiều người sẵn sàng chấp nhận những điều kiện sinh hoạt thiếu thốn để làm việc và gửi tiền về cho gia đình. Người đi làm ăn xa thường giúp đỡ và động viên nhau, chăm sóc khi đau ốm, và bảo vệ nhau.
Điều kiện sống và nơi ở của người di cư cũng tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của họ và nó cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền.
Gần 40% những người di cư đều gặp khó khăn về nhà ở sau khi di cư và vấn đề này dường những rõ dàng hơn đối với trường hợp những người di cư chưa kết hôn. Gần 90% người di cư diện KT4 sống ở nhà trọ và con số này ngày càng tăng lên theo thời gian. Người di cư thường sông trong loại nhà bán kiên cố và làm bằng tranh tre. Những khu nhà ổ chuột. Điều này có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của họ.
Có sự khác biệt về sức khỏe theo vùng. Với người di cư, tỷ lệ cho rằng mình “ khỏe” hoặc “rất khỏe” lớn nhất ở Hà Nội ( 50,1%), TP Hồ Chí Minh (44,8%), vùng Đông Bắc (38,8%), KCN Đông Nam Bộ với 30% và thấp nhất là ở Tây Nguyên 20.8%, với những người không di cư không có sự thay đổi về thứ tự ngoài sự đổi chỗ giữa Hà Nội và TP HCM. Nói chung, ở tất cả các vùng, người di cư nghĩ rằng điều kiện sức khỏe của mình tốt hơn so với những người không di cư, mặc dù sự khác biệt nhỏ nhất ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là nơi có tỉ lệ người đau/ bệnh phải nghỉ việc cao nhất do đặc trưng khí hậu nơi đây khá khắc nghiệt nên người di cư dễ mắc phải các bệnh dịch... Di cư ở Hà Nội chủ yếu là di cư con lắc nên người di không nhìn nhận những tiêu cực về tình trạng sức khỏe của mình để có thể làm việc lâu dài tại đây. Bên cạnh đó tỉ lệ cho rằng mình “khỏe” lớn nhất ở hai thành phố là Hà Nội và TP HCM do người di cư đến các vùng này họ thường chỉ làm các công việc phổ thông ít tổn hại tới sức khỏe của họ còn người di cư đến vùng kinh tế Đông Bắc và Đông Nam Bộ thường phải làm các công việc nặng nhọc độc hại hơn...
Theo nhiều nghiên cứu về đời sống của người dân di cư trong nước hiện họ đang sống trong những căn nhà trọ xây tạm, ở những khu vực mà cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước và giao thông công cộng nghèo nàn. Vì thế, họ sử dụng rất ít tiền cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Điều kiện sống tạm bợ trong một thời gian dài là nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gia tăng các nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm cho người di cư.
d). Việc làm và môi trường làm việc
Ở Việt Nam, tìm việc làm tại nơi ở mới là lý do chính khiến người lao động di cư. Nhiều người đã đạt được mục tiêu này và tìm được công việc được trả lương xứng đáng trong môi trường làm việc an toàn. Họ cũng cho rằng họ hài lòng với cuộc sống sau khi chuyển đến nơi ở mới, so với cuộc sống trước đó của họ Việt Nam năm 2004 cho thấy người di cư là nhóm người lao động tích cực, vì họ tìm được công việc nhanh chóng ngay sau khi đến nơi ở mới (nếu trước đó họ chưa thu xếp được) và họ có được vị thế cao hơn người không di cư trong thang bậc nghề nghiệpTuy nhiên .nhiều người di cư bị phân biệt đối xử và một vài người trong số họ nhận thấy họ có nguy cơ bị bóc lột. Người di cư gặp bất lợi hơn so với người không di cư về việc kiếm sống. Cuộc Điều tra năm 2004 cho thấy mặc dù có thêm thu nhập sau khi di cư, mức thu nhập trung bình của người di cư vẫn thấp hơn nhiều so người không di cư tại nơi họ đến.
Số liệu cho thấy người di cư ở khu vực thành thị có xu hướng làm việc ở khu vực dịch vụ (gồm cả dịch vụ chuyên chở như lái xe taxi hay lái xe ôm, công việc làm tại nhà hoặc khách sạn) và khu vực sản xuất và xây dựng. Ngược lại, những người không di cư có xu hướng làm việc ở các vị trí việc làm văn phòng, hành chính và chuyên môn. Một tỷ trọng lớn người di cư ra thành thị là những người tự kinh doanh hoặc làm những công việc ngắn hạn hoặc tạm thời. Việc này cho thấy đảm bảo việc làm cho nhóm dân số di cư này vẫn còn hạn chế. Nhiều người di cư làm những công việc tạm thời ít có khả năng bảo vệ chính họ để tránh khỏi những cách sử dụng lao động không công bằng. Sự dễ tổn thương này là kết quả của việc thiếu hợp đồng lao động chính thức dành cho người di cư, có nghĩa là họ làm những công việc mà luật lao động không quy định và không có sự bảo trợ của xã hội. Điềuquan trọng cần lưu ý là tính dễ tổn thương này không ảnh hưởng tới những người di cư trong nước, ví dụ như các hợp đồng lao động thường không phù hợp với những người tự kinh doanh, và người di cư làm việc trong các khu công nghiệp thường không gặp phải vấn đề này vì họ làm việc theo các hợp đồng lao động chính thức. Tầm quan trọng của hợp đồng lao động, đặc biệt là dành cho người di cư và những người di cư tạm thời là dựa trên cơ sở của các hợp đồng này mà người lao động có thể tiếp cận tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Theo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ở những nơi không có hợp đồng lao động, người sử dụng lao động thường không cảm thấy có nghĩa vụ phải cung cấp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho những người được tuyển dụng dựa trên hợp đồng bằng miệng hoặc hợp đồng không chính thức.
Về môi trường làm việc, đa số người di cư thường làm việc trong các môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất ( công nhân trong các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất...) điều này tác động lớn tới sức khỏe của người di cư không chỉ tại thời điểm họ làm việc mà còn ảnh lâu dài tới sức khỏe của họ. Nhiều trường hợp người di cư mất khả năng sinh sản và mắc một số căn bệnh khác như bệnh ngoài da, ung thư...
e). Thu nhập
Theo số liệu khảo sát thu nhập bình quân của lao động di cư năm 2009 là 27 triệu đồng/năm nghĩa là xấp xỉ 2,3 triệu đồng/tháng. Có sự khác biệt đáng kể trong mức thu nhập giữa nam và nữ là: nam giới có mức thu nhập trung bình là 2,7 triệu/tháng cao hơn hẳn nhóm nữ với khoảng 1,8 triệu/tháng. 3/4 số người di cư khẳng định tình trạng công việc, thu nhập của họ tốt lên sau khi di chuyển và chỉ có khoảng 1% người di cư không có việc làm tại thời điểm điều tra. Tuy nhiên mức thu nhập trung bình của người di cư vẫn thấp hơn nhiều so với người không di cư, thu nhập của họ chủ yếu gửi về nhà chi trả cho các dịch vụ nhà ở, vệ sinh ít dành cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục...
f). Lối sống
Thuốc lá (phần này chủ yếu đề cập tới nam giới bởi tỉ trọng phụ nữ hút
thuốc là rất nhỏ)
Tỉ lệ hút thuốc cao nhất thuộc về nhóm tuổi 30 – 44, với tỉ lệ tương ứng là 65,5% và 63,8% của người di cư và người không di cư. Sự khác biệt về tỉ lệ hút thuốc lá là không lớn giữa người không di cư và người di cư trừ nhóm tuổi trẻ nhất 15 – 29.
Cừơng độ hút thuốc, đối với nam giới có hút thuốc thì hút ở mức đọ bình thường hoặc nặng. Tỉ lệ này lần lượt là 73,5% và 77,8%, đối với người di cư và không di cư. Cường độ hút thuốc tăng theo độ tuổi và Tây Nguyên là nơi hút thuốc nặng nhất so với các vùng khác. Sự khác biệt là không đáng kể giữa người di cư và người không di cư.
=> Lý do hút thuốc: chủ yếu là do họ buồn chán khi chuyển đến nơi sinh sống mới, phải làm quen với công việc mới, bạn bè mới, và phải bỏ nhiều thói quen nếp sống cũ chiếm 31,3%. Bên cạnh đó áp lực công việc mới cũng là mối lưu tâm đối với người di cư chiếm 20,2%, ngoài ra còn có các lý do khác như là căng thẳng thần kinh chiếm 9,8%, kinh tế khó khăn chiếm 4,9%...
Uống rượu bia
Tỉ lệ người di cư uống bia/rượu ít hơn so với những người không di cư nhưng tỉ lệ này không lớn lần lượt là 38,6% và 42,6%. Có lẽ do các mối quan hệ xã hội còn hạn chế tại nơi đến nên tỉ lệ người di cư còn thấp hơn
Tỉ lệ uống rượu bia thấp nhất ở nhóm tuổi 15 – 29 (35,3% đối với những người di cư và 36,3% đối với những người không di cư), sau đó tăng lên ở nhóm tuổi 30 – 44 (44,0% và 46,9%) , và cuối cùng lại giảm ở nhóm tuổi 45 – 59 tuổi (40,7% và 36,8%).
Như vậy những người di cư thường sử dụng rượu bia để giải tỏa tâm lý điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏa của họ đặc biệt là nam giới.
Sử dụng ma tuý
Nhiều lao động đi làm ăn xa đã thử sử dụng ma tuý cùng với nhóm bạn, chủ yếu do tò mò và áp lực công việc. Lúc đầu là thử hút, quen rồi chuyển sang tiêm chích. Một trường hợp người được hỏi đã cho biết hành vì của mình thay đổi chỉ sau 1 năm: Đầu tiên là hút thử với bè bạn Hút 3 lần một ngày Sau đó chuyển sang chích heroin 1-2 lần/ngày (khoảng 300.000 đồng/ngày) Sau đó gia tăng cường độ, chích 5-6 lần/ngày (khoảng 20.000 đồng/ngày). Đối với người nghiện chích, đầu tiên là chích cocaine/heroin, sau khi đã làm quen với hút thuốc phiện. Nếu hút thì phải có chỗ để hút, nên dễ bị công an phát hiện, do đó họ đều có xu hướng chuyển sang tiêm chích: Nguy cơ sử dụng chung bơm kim tiêm ngay từ trong lần đầu tiêm chích khá lớn do thiếu bơm kim tiêm, nhờ người khác tiêm...
g). Khả năng nhận thức về sức khỏe tình dục của người di cư
Theo “Nghiên cứu định tính về nhận thức, thái độ và đời sống tình dục của những người lao động di cư tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh” do Viện Nghiên cứu phát triển xã hội công bố năm 2010, phần lớn lao động di cư không hoặc hiểu biết rất sơ sài về sức khỏe và an toàn tình dục. Đáng lưu ý là người lao động di cư có gia đình thường không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn đời của mình. Trong khi đó, do sống xa vợ lâu ngày, không ít nam giới di cư đã chọn cách “ăn phở trả tiền” hoặc có bạn tình lâu dài ở thành phố. Đây chính là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ phụ nữ bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục một cách thụ động từ những nam giới di cư.
Khi di cư, phần lớn là di cư tự do do vậy mà họ không được trang bị kiến thức trước đó chính vì vậy mà họ rất thụ động trước những vấn đề về sức khỏe. Ta có thể thấy trong bối cảnh hiện nay, xã hội tác động mạnh mẽ, làm cho những người dân di cư thường nghĩ rằng thay vì rửa bát, trông trẻ, làm việc trong các các xí nghiệp bóc lột công nhân một cách tàn tệ hay làm công việc hái quả để kiếm một ít tiền nhỏ nhoi, thì tại sao họ không dùng tình dục để kiếm tiền? Những những đoàn người di cư với đủ mọi hình dáng, độ tuổi, tấng lớp, màu da và từ vô vàn những nền giáo dục khác nhau đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để chống chọi với cuộc sống không mấy vững chắc của mình ở nơi đất khách quê người. Ai cũng biết rằng những người di cư qua biên giới muốn làm việc cần phải linh hoạt và thích nghi tốt, và có như vậy thì mới có thể sống được trong môi trường mới. Họ thường không biết trước họ sẽ sống như thế nào, họ có thể không biết nói thứ ngôn ngữ nơi mà họ di cư đến. Họ không thể tìm thấy thức ăn, thấy loại nhạc hay những bộ phim mà họ yêu thích, thậm chí ngay cả những nơi họ muốn đến để bày tỏ tín ngưỡng của mình như nhà thờ Hồi giáo, đình, chùa hay nhà thờ Thiên chúa giáo cũng rất khó khăn. Tất cả mọi thứ đều xa lạ, họ luôn cảm thấy cô đơn. Họ luôn cảm thấy mình phải chịu áp lực nặng nề khi phải trả những khoản nợ để đảm bảo cho các chuyến đi của mình, trên hết là họ sợ bị cảnh sát tóm cổ. Nhưng họ vẫn di cư với những kế hoạch trong đầu với một vài cái tên giả, một vài địa chỉ ma và một số tiền không nhiều.
h). Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng y tế, các chính sách chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế
Với mức sống thấp và chi phí dịch vụ y tế khá đắt đỏ, bảo hiểm y tế (BHYT) đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏa của người dân nói chung và người di cư nói riêng nó liên quan tới việc khám chữa bệnh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. BHYT còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với người di cư khi phải đối mặt với những thiệt thòi cho việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do bị hạn chế bởi các mối quan hệ taị nơi ở mới.
Có sự khác biệt về tỉ lệ người di cư được BHYT tùy theo tình trạng đăng kí hộ khẩu. Tỉ lệ người di cư có hộ khẩu KT2 được BHYT cao nhất (49,3%) trong đó nam có tỉ lệ cao hơn nữa (57,1% so với 46,3%) ngược lại trong số những người có hộ khẩu KT4 tỉ lệ nữ di cư được BHYT cao hơn nam 46,9% so với 35,2%.
Hầu hầu hêt người di cư tự chi trả cho những lần khám chữa bệnh, trong khi có 22,4% sử dụng BHYT, 24,1% được người thân trả giúp. Tỷ lệ người di cư được miễn phí không nhiều.
Người di cư đến Hà Nội sử dụng BHYT nhiều hơn hẳn so với người di cư đến các vùng khác, người di cư đến Tây Nguyên là nhóm có tỷ lệ miễn phí nhiều nhất. Nhóm được người thân hỗ trợ nhiều nhất là những người di cư đến khu vùng Đông Bắc.
4.2.2. Phân tích các yếu tố tác động gián tiếp.
a). Đặc trưng vùng miền lãnh thổ thành thị nông thôn (nơi đến)
Việc khám chữa bệnh của người di cư phụ thuộc vào đặc trưng vùng miền nơi họ di cư tới. Ở Tây Nguyên có tới (31%) người di cư không thể đi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh do cơ sở y tế nằm “quá xa” và mật độ các cơ sở y tế thưa thớt. Tại các TP như Hà Nội và Tp HCM họ không đi khám chữa bệnh do “có sẵn thuốc ở nhà” và do tâm lý chủ quan “bệnh không nặng lắm”, sợ chi phí điều trị lớn...
Tóm lại khi lựa chọn các phương án khám chữa bệnh của người di cư chịu ảnh hưởng của xu thế chung nơi nhập cư. Thường thì người di cư họ ít tới các cơ sở khám chữa bệnh. Việc tới các cơ sở khám chữa bệnh còn phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính:
Thường thì những người di cư lớn tuổi có xu hướng lựa chọn các cơ sở y tế lớn như bệnh viện của nhà nước hoặc bệnh viện phòng khám tư nhân trong khi sự lựa chọn của người di cư ở nhóm tuổi trẻ hoạc trung niên đa dạng hơn.
Nữ giới có xu hướng lựa chọn bệnh viện nhà nước để khám chữa bệnh cao hơn so với nam giới di cư (59,2% nữ so với 54,2% nam). Đặc biệt là nhóm tuổi 15 – 29.
b). Trình độ phát triển kinh tế xã hội nơi đến
Đây cũng là một nhân tố quan trọng tác động tới sức khỏe của người di cư. Trình độ phát triển kinh tế xã hội ở nơi đến càng cao thì người di cư họ càng có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Theo số liệu điều tra những người di cư tới những khu vực kinh tế phát triển như HN, TP HCM có số lần đi khám sức khỏe nhiều hơn so với những người di cư tới các khu vực kinh tế kém phát triển hơn như: Tây Nguyên và khu vực Đông bắc. Do trình độ phát triển kinh tế xã hội tác động đến chất lượng cuộc sống, nếu chất lượng cuộc sống nơi đến cao thì khả năng cung ứng dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tốt và người di cư có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với những vùng có chất lượng cuộc sống thấp hơn.
c). Các đặc trưng xã hội
Giáo dục:
Giáo tác động mạnh mẽ tới nhận thức về vấn đè sức khỏe của người di cư. Các điều tra cho thấy trình độ học vấn có tỉ lệ thuận và có ý nghĩa đối với trình độ nhận thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và HIV. Đối với số năm đi học tăng thêm 1 năm điểm kiến thức về các bệnh LTQĐTD và HIV của người di cư tăng 0,229%. Điều này cho thấy giáo dục chính quy vẫ là phương tiện rất cóp hiệu quả đối với việc truyền thụ kiến thức đối với các căn bệnh này. Việc tiếp cận với báo, đài, truyền hình cũng vẫn là những nhân tố tác động rất mạnh đến việc hình thành kiến thức, đặc biệt là tác động của việc tiếp cận truyền hình là tương đối rộng.
Một điều nữa đáng quan tâm là số người đi lao động xa gồm thanh niên nam nữ chưa có gia đình, họ đều thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn. Phần lớn những người được phỏng vấn nói rằng, bao cao su chỉ để phòng tránh thai. Vì vậy nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), đặc biệt là HIV/AIDS (do quan hệ tình dục không an toàn, của lực lượng lao động di cư là rất lớn. Đó là hiểm hoạ đang tiềm ẩn, tại chính địa phương có các thành viên đi xa lâu, khi họ trở về quê hương và mang theo những mầm bệnh rồi lại truyền cho người khác, và phụ nữ là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn cả.
Khoảng 33% người di cư có trình độ học vấn từ lớp 10 trở lên. Trình độ học vấn của người di cư đến Hà Nội cao nhất và những người chuyển đến Tây Nguyên có trình độ học vấn thấp nhất. Điều này cho thấy, chuyển đến đô thị thường là những người có trình độ học vấn nhất định để đáp ứng được đòi hỏi của công việc ở nơi đến
Tình trạng đăng kí hộ khẩu nơi đến
Những người có đăng kí hộ khẩu ổn định thì tỷ lệ đi kiểm tra sức khỏe cao hơn những người có đăng kí hộ khẩu tạm thời. Trong các nhóm đối tượng người di cư đã đăng kí hộ khẩu, tỷ lệ người có đăng kí hộ khẩu KT2 đi kiểm tra sức khỏe nhiều nhất là 31,5%, kế tiếp là những người co đăng kí hộ khẩu KT1 28,5%,KT3 26,7%,KT4 23,6.
Chuyên đề 5: Di cư và giới
5.1. Trình bày những đóng góp của nghiên cứu giới trong di cư
Nghiên cứu về giới trong di cư có đóng góp quan trọng trong việc kiểm tra tính chất khác biệt giữa các giới khác nhau trong việc di cư, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp đối với từng nhóm, từng loại đối tượng cụ thể, góp phần hoàn thiện hơn các chính sách, các giải pháp trong di cư nói chung.
Nghiên cứu về giới trong di cư, về cơ bản đưa ra kết luận về những khác biệt sau:
- Sự khác biệt trong các đặc điểm nhân khẩu và xã hội.
+ Tuổi đời di cư giữa các nhóm
+ Trình độ học vấn
+ Trình độ tay nghề
+ Tình trạng kết hôn
+ Việc làm
+ Số lần về quê ....
- Khác biệt giới trong thu nhập, chi tiêu và khả năng gửi tiền
- Khác biệt giới trong tiếp cận và sử dụng các kênh giữ tiền và chuyển tiền
- Giới và việc quản lý, sử dụng tiền tại hộ gia đình nông thôn nơi đi
- Khác biệt giới trong sử dụng các dịch vụ xã hội và nhu cầu sinh hoạt ở nơi đi và nơi đến.
5.2. Phân tích sự khác biệt giữa hai giới trong quá trình di cư
Đặc điểm nhân khẩu - xã hội
Người lao động trong mẫu khảo sát có tuổi đời tương đối trẻ, tuổi trung bình của nhóm nam là 30 và nữ là 34. Về học vấn, nhóm lao động nữ có trình độ thấp hơn, với số nữ chỉ học đến trung học cơ sở cao gần gấp đôi nhóm nam (31,7% so với 17,2%). Về tình trạng hôn nhân, hơn nửa số LĐDC trong mẫu phỏng vấn đã kết hôn, trong đó 66,7% nữ và 52,8% là nam giới. Nhóm lao động nữ đã kết hôn di cư một mình chiếm tỷ lệ lớn nhất với 26%, những cặp vợ chồng đã kết hôn và cùng ra thành phố chiếm 15,5%. Về tình trạng cư trú, trong nhóm tạm trú không ổn định, nữ giới có tỷ lệ lớn hơn nam (80,5% so với 73,3%). Trong lựa chọn việc làm, hơn 66% phụ nữ chọn công việc lao động giản đơn trong khi đó nhóm nam lựa chọn công việc này chỉ chiếm 1/3. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy công việc của nhóm lao động nữ từ nông thôn ra thành phố có xu hướng ít thay đổi hơn bởi nữ giới rất ngại những sự thay đổi. Ngược lại, nam giới thường tìm kiếm những công việc có thu nhập cao hơn, thay đổi công việc thường xuyên hơn, nhiều trường hợp tự làm chủ sau một quá trình lao động tích lũy vốn. Các mối quan hệ xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cung cấp cơ hội việc làm cho những người lao động từ nông thôn ra thành phố không phân biệt nam, nữ. Bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương là những thành viên chính trong mạng lưới này, họ đã thực hiện có hiệu quả vai trò hỗ trợ cho 81,1% nam và 84,3% nữ trong mẫu khảo sát. Trong đó 35,7% nữ và 32,7% nam nhận được sự hỗ trợ từ họ hàng, 17,5% nữ và 11,2% nam nhận được sự hỗ trợ từ hộ gia đình nơi đi. Nhìn chung, nữ giới có nhu cầu được hỗ trợ và cũng tìm kiếm những nguồn hỗ trợ từ các mối quan hệ xã hội đa dạng hơn so với nam giới và cũng chỉ có 2,6% lao động nữ nói rằng họ không cần tới sự trợ giúp này. Đồng hương, bạn bè và người cùng trọ là nguồn cung cấp thông tin việc làm quan trọng cho 66,7% lao động nữ, với nhóm nam là 59,1%. Song cũng có tới hơn 40% LĐDC cho biết họ đã tự xoay xở và tìm kiếm được công việc ngay khi ra thành phố mà chưa cần tới sự hỗ trợ từ các mối quan hệ xã hội sẵn có. Liên quan tới tần suất di cư, số liệu khảo sát cho thấy nhóm LĐDC đã kết hôn về thăm nhà thường xuyên hơn nhóm chưa kết hôn. Trên bình diện giới, nhóm lao động nữ có tần suất đi về nhiều hơn với mức trung bình là 8,4 lần so với 7,4 lần của nam trong năm 2009. Tham dự các lễ ma chay, cưới hỏi là lý do được lựa chọn nhiều nhất trong các lý do về thăm nhà của cả nam (64,7%) và nữ (70,9%). Điều này phản ánh tính cố kết của cộng đồng nông thôn Việt Nam với những mối quan hệ họ hàng, làng xã rất gần gũi thân thiết. Trong việc chung này, nữ giới thường phải dành thời gian nhiều hơn do tham gia vào công tác chuẩn bị, bếp núc, hậu cần.
Khác biệt giới trong thu nhập, chi tiêu và khả năng gửi tiền
Cả nam và nữ trong mẫu phỏng vấn đều phải đối mặt với nhiều khó khăn trong suốt quá trình LĐDC, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng họ kiếm tiền và gửi về cho gia đình. Những chia sẻ này được nhóm nữ lao động giản đơn đề cập tới nhiều nhất. Lý do chính để nhóm lao động nữ lựa chọn công việc lao động giản đơn là sự chủ động về thời gian để vừa sắp xếp được công việc nhà, vừa có thể làm việc kiếm tiền. Nhu cầu đi về thường xuyên làm tăng thêm sự khó khăn cho những phụ nữ muốn tiếp cận và tìm kiếm một công việc lâu bền, ổn định. Mặc dù thời gian làm việc trong ngày và số ngày làm việc trong tuần của nam và nữ tương đối giống nhau, song nhóm lao động nữ vẫn có mức thu nhập thấp hơn với 21 triệu mỗi năm, trong khi nhóm nam có mức thu nhập trung bình năm là 32 triệu/năm. So với khi còn sống ở nông thôn, nhu cầu chi tiêu ở thành phố của cả nam và nữ đều nhiều hơn hẳn và trên thực tế nhóm lao động nam có mức chi tiêu cao hơn nữ. Với mức chi tiêu 1 triệu đồng/người/tháng ở thành phố, nếu so với thu nhập trung bình khoảng 2,3 triệu mỗi tháng thì một người lên thành phố làm, một tháng sẽ tiết kiệm được ít nhất là 1 triệu đồng, nếu có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm thì số tiền tiết kiệm được có thể sẽ còn cao hơn. Phụ nữ chi tiêu tiết kiệm hơn, họ thường giảm thiểu chi phí ăn uống và không có nhu cầu sử dụng tiền cho giải trí. Kết quả khảo sát cho thấy, phụ nữ LĐDC có lượng thời gian nghỉ ngơi trung bình thấp hơn nam. Phần đông nữ thuộc nhóm lao động giản đơn nên họ ít điều kiện tiếp cận với những phương tiện truyền thông hiện đại, do đó lượng thông tin xã hội và những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ nhiều khi cũng bị bỏ qua. Nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho gia đình khiến mỗi người lao động phải chịu những áp lực khác nhau trong việc kiếm và gửi tiền: Nhóm đã kết hôn phải chịu áp lực nhiều hơn nhóm chưa kết hôn; người lao động xuất thân từ gia đình nghèo bị áp lực hơn những gia đình khác; nữ giới cảm thấy phải chịu áp lực kiếm tiền cao hơn nam, trường hợp họ là người kiếm tiền duy nhất hoặc quan trọng nhất - nhóm phụ nữ cảm thấy áp lực cao gần gấp đôi so với nam giới (32% nam so với 17,5% nữ). Phụ nữ ly thân và góa là nhóm chịu áp lực kiếm tiền lớn nhất trên toàn bộ mẫu khảo sát. Nữ giới thường xuyên gửi tiền về nhà hơn nam với tần suất trung bình hàng năm là 9 lần, nam là 7 lần. Theo tiêu chí nghề, nhóm lao động giản đơn có tần suất gửi tiền về quê nhiều nhất. Đã có hơn nửa số LĐDC đạt được mục tiêu đặt ra về mức tiền chuyển về. Mức tiền chuyển về trung bình hàng năm của LĐDC vẫn không ngừng tăng cao, đạt xấp xỉ 12 triệu đồng vào năm 2009.
Khác biệt giới trong tiếp cận và sử dụng các kênh giữ tiền và chuyển tiền
Chỉ có gần một nửa số LĐDC gồm cả nam và nữ cho biết họ có kế hoạch cụ thể cũng như đưa ra định mức số tiền cần kiếm - trong số đó, tỉ lệ phụ nữ đạt được định mức cao hơn nam giới. Nhóm không đưa ra được định mức tiền cần có hầu hết là những người không thể tính toán được mức thu nhập và chi tiêu của họ. Lý do khó tính toán được mức tiền tiết kiệm của nhóm lao động nam và nữ tương đối khác nhau. Với nhóm nam, đó là sự không xác định được mức chi cho việc uống bia, mời bạn bè ăn nhậu trong mỗi tháng. Đối với một bộ phận phụ nữ, đó là sự không xác định được mức thu do những thay đổi trong tần suất về quê, tháng ít tháng nhiều. Với số tiền tiết kiệm có được, đến 3/4 số LĐDC cho biết họ thường tự cất giữ, song chỉ 1/3 trên tổng số mẫu đánh giá việc tự cất giữ tiền là an toàn nhất. Tỉ lệ nữ chọn cách tự cất giữ tiền rất lớn và họ hầu như không sử dụng tới dịch vụ ngân hàng, mặc dù họ có tần suất bị mất tiền trung bình cao hơn nam giới. 86% cho biết họ không chọn cách gửi tiền vào ngân hàng vì số tiền họ tiết kiệm được quá nhỏ. Việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền có mối quan hệ tỉ lệ thuận với trình độ học vấn và tỉ lệ nghịch với độ tuổi, học vấn càng cao thì tần suất sử dụng dịch vụ ngân hàng càng lớn, độ tuổi càng lớn thì tỉ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng càng thấp. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhận thức về sự an toàn của các dịch vụ chuyển tiền và thực tế sử dụng dịch vụ. Hơn một nửa số LĐDC cho biết họ không nhận được bất cứ thông tin gì về dịch vụ giữ tiền và chuyển tiền từ ngân hàng, những thông tin mà họ biết thường là qua bạn bè cung cấp. So với nhóm nữ, nam giới thường độc lập hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin dịch vụ giữ tiền, chuyển tiền.
Giới và việc quản lý, sử dụng tiền tại hộ gia đình nông thôn nơi đi
Tình trạng hôn nhân của LĐDC là yếu tố quyết định chính tới việc lựa chọn thành viên quản lý và sử dụng nguồn tiền chuyển về tại hộ gia đình nông thôn. Hầu hết những trường hợp chưa kết hôn, cả nam và nữ thường gửi tiền cho cha mẹ quản lý. Người đã kết hôn, phần lớn vợ chồng của họ sẽ là những người nhận và quản lý tiền tại quê nhà. Tuy nhiên, cũng có 11,7% lao động nam đã kết hôn di cư một mình lại gửi tiền cho cha mẹ quản lý và sử dụng chứ không phải cho vợ. Trong tình huống ngược lại, chỉ có 1,9% phụ nữ không gửi tiền về cho chồng mà lại gửi cha mẹ quản lý. Thông tin phỏng vấn cho thấy, phần đông nam giới vẫn là người quyết định cuối cùng trong việc mua sắm những đồ dùng đắt tiền hoặc họ sẽ trực tiếp quản lý tiền trong gia đình. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ sau khi kết hôn sẽ chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà chồng, do đó trong số các cặp vợ chồng cùng ra thành phố lao động kiếm sống, có khoảng 3/4 LĐDC là nam cho biết họ thường gửi tiền về cho cha, mẹ đẻ của họ chi tiêu và cất giữ, số
LĐDC là nữ gửi tiền cho cha, mẹ đẻ chỉ chiếm khoảng 1/4, số nữ còn lại cũng gửi tiền cho cha, mẹ chồng chi tiêu và giữ hộ. Đáng chú ý, với nhóm LĐDC là nữ, 20% cho biết vai trò quản lý tiền trong gia đình thuộc về người chồng, với LĐDC là nam không có ý kiến nào cho rằng vai trò quản lý tiền trong gia đình họ thuộc về người vợ. Tuy nhiên, có 58% cả nữ và nam cho biết họ nhận thấy những cải thiện trong vai trò và quyền lực của bản thân đối với gia đình do những đóng góp kinh tế mà họ mang lại. Hầu như tất cả những người được phỏng vấn đều cho biết điều kiện sống của gia đình họ đã tốt hơn trước. Có 82% lao động cho biết gia đình họ đã dùng toàn bộ hoặc một phần số tiền chuyển về để trang trải cho những chi tiêu hàng ngày của gia đình và chỉ có 5% số hộ gia đình sử dụng số tiền đó đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tiền chuyển về cũng có vai trò to lớn trong việc đảm bảo chi tiêu cho giáo dục (hơn 40%), chăm sóc sức khỏe, trả nợ, sắm đồ, kiến thiết nhà cửa và mua sắm công cụ sản xuất.
Khác biệt giới trong sử dụng các dịch vụ xã hội và nhu cầu sinh hoạt ở nơi đi
và nơi đến.
5.3. Chọn và phân tích một hiện tượng dễ bị tổn thương của phụ nữ trong quá trình di cư.
DI CƯ CỦA NHỮNG NGƯỜI NỮ HÀNH NGHỀ MẠI DÂM
Di cư của người hoạt động mại dâm có những đặc điểm khác biệt về giới. Phụ nữ và nam giới có thể có những trải nghiệm khác nhau khi hoạt động mại dâm và những rào cản gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ.
Mặc dù không phải tất cả người hoạt động mại dâm phải di cư đến nơi làm việc hiện nay, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, bộ phận lớn trong số họ là người di cư đến thành phố. Phần lớn những phụ nữ hoạt động mại dâm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Hải Phòng được phát hiện xuất thân từ những tỉnh và thành phố lân cận .Mặc dù các số liệu về nam giới hoạt động mại dâm ít hơn, họ cũng được phát hiện là xuất thân từ các tỉnh khác . Di cư nói chung thường được thúc đẩy bởi ý thức trách nhiệm với gia đình trong các hoàn cảnh nghèo đói. Trong trường hợp một số người đồng tính nam, di cư và việc tham gia làm mại dâm cũng có thể là một biện pháp nhằm tránh những kỳ thị của cộng đồng và các ngăn cấm xã hội trong hoạt động tình dục của họ. Những người di cư cũng có thể thường phải chịu đựng sự phân biệt đối xử, bóc lột và hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội, giáo dục và y tế. Những tình trạng dễ bị tổn thương này tăng lên đối với những người hoạt động mại dâm di cư vì họ làm công việc bất hợp pháp- họ có ít khả năng được tham gia vào và kiểm soát các nguồn lực và thông tin và chịu đựng nhiều hơn sự kỳ thị và định kiến.
Tính dễ bị tổn thương này ngày càng bị khuếch đại bởi tính di biến động cao của những người hoạt động mại dâm. Những nghiên cứu hiện tại gợi ý rằng tính di cư có thể khiến những người hoạt động mại dâm bị tổn thương. Ba nhân tố chính đóng góp vào tính di cư của những phụ nữ hoạt động mại dâm là: trốn tránh cảnh sát (vì mại dâm là bất hợp pháp, những người làm mại dâm có thể bị bắt, bị tịch thu chứng minh thư nhân dân hoặc bị đưa vào Trung tâm giáo dục lao động-xã hội), thỏa mãn nhu cầu tìm “các gương mặt mới” của khách hàng và tránh kỳ thị. Những chiến dịch gần đây chống lại hoạt động mại dâm trực tiếp và gián tiếp đã đưa mại dâm ngày càng đi vào hoạt động bí mật . Chúng ta vẫn chưa biết nhiều về tính di biến động của nam giới hoạt động mại dâm mặc dù họ ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc truy bắt của cảnh sát nhưng họ có thể phải chiều theo nhu cầu của khách hàng, bị kỳ thị và có thể các nhân tố khác.
Di cư có thể dẫn đến việc giảm tiếp cận các dịch vụ, thông tin và phá vỡ các mạng lưới xã hội .Hơn nữa, nghiên cứu ở những nước khác cho thấy việc truy bắt của cảnh sát có thể dẫn đến tình trạng di biến động lớn hơn và nhiều hoạt động ngầm hơn. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong các quan hệ quyền lực giữa các khách hàng và người làm mại dâm (giảm bớt thu nhập dẫn đến giảm bớt khả năng thương lượng với các khách hàng) và cản trở việc tham gia của họ vào các dịch vụ, điều này làm gia tăng nguy cơ bị lạm dụng, bạo lực và lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác.Nguy cơ rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương của những người hoạt động mại dâm trong quá trình di biến động đã được đề cập trong nghiên cứu và khuôn khổ luật pháp chính sách. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn biết rất ít về các cách thức di chuyển của những người làm mại dâm, nguyên nhân, cơ chế, cũng như mức độ dễ bị tổn thương của họ. Chỉ có một nghiên cứu được xác định là đã giải quyết chủ đề này-là cơ sở để phát triển nghiên cứu hiện đang thực hiện, nhưng đó là một nghiên cứu nhỏ với 16 phụ nữ mại dâm được phỏng vấn và không đề cập các rủi ro. Hơn nữa, nó không bao gồm đối tượng là nam giới hoạt động mại dâm và không có một điều tra cụ thể về việc giới có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia vào hoạt động mại dâm và di cư của những người hoạt động mại dâm.Vậy thực trạng di cư của những người nữ hoạt động mại dâm diễn ra như thế nào? Động cơ nào khiến họ di cư? Hệ quả của việc di cư đó ra sao?.
Thực trạng di cư của người mại dâm nữ hiện nay
- Mức độ chuyển hàng ngày của gái mại dâm
Theo điều tra có 43.4% nữ mại dâm ngày di chuyển 1 lần.Ở mức độ di chuyển 2-3 lần ngày chiếm tỷ lệ cao thứ nhì, với 42,8%. Ở mức độ di chuyển 4-5 lần ngày thì có sự giảm đáng kể. Nhìn chung mức độ di chuyển cao chiếm tỷ lệ không nhiều mà chỉ ở những nữ mại dâm hành nghề tự do có mức độ di chuyển cao hơn.
Hình thức làm việc độc lập hay có chủ quản lý cũng có liên quan đến mức độ di chuyển trong ngày. Số liệu cho thấy rằng những người làm việc có quản lý có mức độ di chuyển trong ngày ít hơn những người làm việc độc lập.
Điều này cũng có liên quan tới cách thức tiếp cận khách hàng của những người hoạt động mại dâm: tỷ lệ 32.2% gái mại dâm là tiếp cận khách hàng qua chủ quản lý. Nếu tính có tiếp cận khách hàng qua môi giới bảo kê (chuyên nghiệp và nghiệp dư) cũng chỉ chiếm gần 19% Còn lại là cá nhân tự tiếp cận qua các hình thức khác nhau như qua điện thoại.
- Mức độ di chuyển địa bàn hoạt động của người mại dâm
Về sự di chuyển địa bàn hoạt động của những người mại dâm, khi phân tích mức độ di chuyển ra ngoại thành hoặc tỉnh khác thấy rằng chỉ có là có 15.5% phạm vi hoạt động rộng hơn khu vực nội thành các thành phố. Kết quả này có thể bị thiên lệch theo hướng thu hẹp phạm vi hoạt động vì địa bàn khảo sát là ở khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra, kết quả này có thể liên quan đến hình thức làm việc độc lập hay có quản lý của người mại dâm, nhìn chung là nữ mại dâm làm việc có quản lý nhiều hơn và vì vậy mức độ di chuyển thấp hơn.
Tuy nhiên, khi được nêu cùng một câu hỏi về sự di chuyển của họ kể từ khi hoạt động mại dâm, tỷ lệ người hoạt động mại dâm trải nghiệm địa bàn ngoài phạm vi nội thành thành phố cao hơn. Bảng 11 cho biết những địa bàn người mại dâm từng làm việc kể từ khi hoạt động mại dâm.
Địa bàn di chuyển nhiều nhất là trong nội thành thành phố giữa các quận huyện với nhau chiếm 57.8% và trong một quận là chiém 18.6%. các hình thức di chuyển bao gồm đi xe ôm, taxi. tự di chuyển, một số trường hợp di chuyển do khách. Những lý do thay đổi địa bàn làm việc có khác nhau di chuyển địa bàn làm việc trong phạm vi 10 năm qua. Lý do phổ biến nhất là tìm khách mới chiếm 62.5%. Trong số các lý do còn lại, tỷ lệ di chuyển vì lý do thu nhập là cao nhất. Việc tìm khách mới cũng có một phần nhằm mục đích tăng thu nhập, vì vậy có thể nói, yếu tố kinh tế là quyết định trong việc di chuyển địa bàn làm việc trong thời gian qua của những người hoạt động mại dâm.
Ngoài ra cũng có một số lý do khác như bị các lực lượng chức năng truy quét, bị cạnh tranh trong nghề, theo yêu cầu của khách hàng, v.v. nhưng tỷ lệ di chuyển vì các lý do này không cao.
Động cơ di cư của những ngừoi mại dâm nữ
- Di chuyển vì bị các lực lượng chức năng truy đuổi
Nếu tính trong khoảng 2 năm gần đây (hoặc trước khi vào Trung tâm), có 30,1% người mại dâm từng bị công an các lực lượng chức năng truy đuổi. Trong đó, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn (43,9% ở nhóm nữ so với 15,9% ở nhóm nam - xem Bảng 14). Sự khác biệt giữa 2 giới là đáng kể và chủ yếu là do các lực lượng chức năng thường tập trung sự chú ý đến mại dâm nữ mà không nghĩ đến sự tồn tại của mại dâm nam tại địa bàn.
Những người bị lực lượng chức năng truy đuổi đã đối phó với các nhà quản lý ra sao? Trong số đó có 10,3% thường đối phó bằng cách chuyển sang địa bàn mới (khác phường xã); tới một địa điểm khác làm một thời gian, sau đó quay lại (cũng chiếm 10,3%); Có 54,3% chọn cách nghỉ một thời gian ngắn (1-2 ngày hoặc tùy theo đợt) sau đó lại tiếp tục công việc; 25% ứng phó bằng các cách tiếp cận khách hàng khác nhau để không “ảnh hưởng đến thu nhập”
Bảng 6. Phản ứng của người mại dâm sau mỗi lần bị truy đuổi
Hành động sau mỗi lần bị truy đuổi
Nam
Nữ
Chuyển hẳng sang địa bàn mới
23.3
5.8
Tới nơi mới tạm thời một thời gian
13.3
9.3
Nghỉ một thời gian ngắn
63.3
51.2
Cách khác
0.0
33.7
Nguồn: Đề tài nghiên cứu mại dâm và di biến động nhìn từ góc độ giới
So sánh giữa nam và nữ cho thấy những khác biệt trong cách ứng phó. Nam mại dâm có tỷ lệ chuyển địa bàn hoặc tới nơi tạm thời cao hơn nữ giới. Nữ giới thường có cách ứng phó linh hoạt hơn khi 33,7% trong số này chọn các cách khác để “công việc không bị gián đoạn”: tiếp khách tại nhà, chuyển khu vực đường phố công viên khác và thậm chí “nghỉ một vài tiếng” cho hết đợt.
Với những người phải chuyển địa bàn hoặc chuyển tạm thời vì lý do này, hầu hết họ không có thời gian chuẩn bị và nam giới thường lại bị động hơn nữ (90,6% so với 76,5%).
Để di chuyển, không phải người bán dâm nào cũng được hỗ trợ. Có thể “gia sản” của họ cũng không mấy cồng kềnh nên họ tự lo, cũng có thể “chuyến đi” được xác định là tạm thời nên họ chỉ cần mang theo những vật dụng thiết yếu nhất. Tuy nhiên, trong số đó, cũng có khỏang 7% ược chủ người quản lý giúp đỡ và 21,4% được bạn cùng “nghề” hỗ trợ.
- Di chuyển do mâu thuẫn với chủ/người bảo kê
Mạidâm có chủ người bảo kê chuyên nghiệp và trong số họ, những người phải chuyển địa bàn nơi làm việc vì lý do mâu thuẫn cũng ít. Nhìn chung, những người mại dâm được hỏi đánh giá tích cực mối quan hệ giữa họ và chủ. Tỷ lệ đánh giá mối quan hệ giữa chủ và người mại dâm là “thân thiện, được giúp đỡ lúc khó khăn” đối với nữ mại dâm là 44,0% và nam là 34,6%. Trừ số tự ý di chuyển khi thấy có mâu thuẫn phát sinh, những người di chuyển vì mâu thuẫn không giải quyết được thường không có thời gian sắp xếp hoặc họ tự sắp xếp việc di chuyển.
- Do mâu thuẫn cạnh tranh với bạn
Có 7% người phải di chuyển vì lý do mâu thuẫn hoặc cạnh tranh với bạn cùng làm (trong đó, nữ chiếm 8% và nam ít hơn, gần 6%). Nhiều hơn cả là những người từng 1 lần di chuyển. Chỉ có tỷ lệ nhỏ người có số lần di chuyển nhiều. Có 40,7% không có thời gian chuẩn bị, họ chuyển ngay khi mâu thuẫn bùng phát và 59,3% tự sắp xếp đến thời điểm thuận lợi mới chuyển.
Về sự hỗ trợ khi di chuyển, có 77,8% là không có ai hỗ trợ. 7,4% có sự hỗ trợ của chủ quản lý, người môi giới (giúp di chuyển hoặc sắp xếp cho cơ sở mới); 7,4% di chuyển có sự hỗ trợ của“đồng nghiệp” tại nơi làm và phần còn lại là di chuyển có sự hỗ trợ của “đồng nghiệp” nơi đến.
- Di chuyển liên quan đến khách hàng (bị bạo lực, tìm khách mới)
Có 12% trong mẫu khảo sát nói rằng họ phải chuyển địa bàn nơi làm liên quan đến yếu tố khách hàng. Nguyên nhân là bị khách hàng bạo lực hoặc chuyển chỗ để tìm khách hàng mới.
Bảng 7.Di chuyển do khách hàng trong 2 năm qua
Di chuyển do khách hàng
Nam
Nữ
1 lần
2.6
2.6
2 lần
3.2
2.0
3 lần
1.1
0.5
4 lần
1.6
0.5
5 lần trở lên
5.3
3.1
Chưa lần nào
86,2
91.3
Nguồn: Đề tài nghiên cứu mại dâm và di biến động nhìn từ góc độ giới
Điều đáng nói là trong số những người mại dâm phải di chuyển vì lý do liên quan đến khách hàng, nhóm di chuyển 5 lần trở lên trong 2 năm qua chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 37,2% trong nhóm này) và trong tổng số người phải di chuyển vì khách hàng, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới (13,8%, nữ 8,7%).
Về cách thức, tỷ lệ cao nhất là tự sắp xếp đến thời điểm thuận lợi mới chuyển (72,1% nhóm này) và cách này được nữ mại dâm lựa chọn nhiều hơn (82,4% so với 62,4% ở nhóm nam).26,5% chọn cách di chuyển ngay hoặc khi thấy bị tổn thương, nghĩa là những người bị khách hàng hành hung, xỉ nhục thường chọn cách di chuyển ngay mà không có thời gian sắp xếp. Và cách này thì nam giới lựa chọn nhiều hơn (30,8% so với 17,6% ở nữ giới).
Về sự hỗ trợ, có sự khác biệt giới tương đối rõ. Trong số 70% di chuyển là tự bản thân sắp xếp, nam giới có tỷ lệ cao hơn (80,8% so với 52,9%); trong khi cách di chuyển với sự hỗ trợ của bạn cùng làm tại chỗ chỉ có ở nhóm nữ và di chuyển với sự giúp đỡ của bạn cùng “nghề” ở địa bàn khác của nữ có tỷ lệ cao hơn (29,4% so với 7,7% ở nhóm nam).
- Di chuyển vì lý do cá nhân(chuyển chỗ ở, di chuyển theo người khác)
Có 9% người mại dâm phải di chuyển vì lý do này trong 2 năm qua. Chủ yếu chỉ di chuyển 1 lần. Trong nhóm này, số di chuyển ngay chiếm 9,4% (nam cao gấp đôi nữ). ố còn lại chọn cách di chuyển với thời điểm thuận lợi hoặc có thời gian cùng bạn bè sắp xếp.
Một nửa số phải di chuyển vì lý do cá nhân tự bản thân sắp xếp mà không cần nhờ cậy đến người khác (nam chiếm tỷ lệ 2 3); 28,1% được bạn “cùng nghề hỗ trợ” (nữ có tỷ lệ cao gấp đôi nam); 12,5% được “bạn cùng nghề” nơi khác giúp đỡ. Có thể vì lý do cá nhân, chuyển nơi ở mà trong phương thức này, hai phụ nữ hoạt động mại dâm nhận được sự giúp đỡ từ người nhà (chiếm 6,3%).
- Di chuyển vì lý do liên quan cộng đồng
Những lý do liên quan đến cộng đồng bao gồm việc nhiều người trong cộng đồng biết việc người được hỏi hoạt động mại dâm, từ đó họ có thể có những cử chỉ, lời nói xúc phạm hoặc có những hành vi phân biệt ngầm. Chỉ có 10 người phải di chuyển vì lý do này. Nam 5 và nữ 5. Một nửa trong số này phải di chuyển 1 lần, số còn lại di chuyển 2, 3, 4 lần… Dù bị kỳ thị, nhưng đa số vẫn chọn “đến thời điểm thích hợp” mới chuyển đi. Có 5 người hoạt động mại được bạn “cùng nghề” hỗ trợ di chuyển. Nửa còn lại tự bản thân sắp xếp, với 4 nam giới và 1 nữ.
Nhìn chung, có những lý do khác nhau liên quan đến khuôn mẫu di biến động của người mại dâm. Khoảng 1 3 số mại dâm từng bị truy đuổi bởi các cơ quan chức năng và khoảng trên dưới 10% di chuyển vì các lý do khác như tìm khách hàng mới, bạo lực do khách hàng gây ra, hay sự phân biệt đối xử của cộng đồng. Số liệu cho thấy có sự khác biệt giới nhất định trong quá trình di biến động cũng như cách đối phó, di chuyển.
- Những tổn thương nảy sinh do ảnh hưởng của di cư
Nói chung chỉ khi người mại dâm gặp những khó khăn trong việc tiếp tục công việc tại địa bàn cũ thì mới buộc phải di chuyển. Vì vậy, họ đều kỳ vọng là tại địa bàn làm việc mới họ sẽ có thuận lợi hơn. Thực tế, qua đánh giá của người mại dâm có thể nhận thấy rằng, sự thay đổi địa bàn đã đem lại cho một số người những lợi ích nhất định như tăng số khách hàng, tránh được kỳ thị hoặc bị truy đuổi, và do vậy thu nhập của họ tăng lên.
Đánh giá chung sau khi đến nơi mới của những người phải di chuyển theo ba mối quan hệ là với khách hàng; với người quản lý, bảo kê; và với cộng đồng, thấy rằng: trên ý kiến của những người này cho rằng quan hệ của họ với cộng đồng, người quản lý mới là tốt lên. Quan hệ với khách hàng mới tuy tỷ lệ đánh giá thuận lợi không cao bằng nhưng cũng vượt trội hơn (43,7%) so với nhóm đánh giá khó khăn hoặc cả thuận lợi và khó khăn. Xây dựng mối quan hệ thuận lợi với khách hàng có thể mất nhiều thời gian hơn. Khoảng ¼ số người được hỏi nhìn nhận cả thuận lợi và khó khăn trong tất cả các mối quan hệ tại nơi mới sau khi họ di chuyển.
Tuy nhiên, những người mại dâm cũng phải đương đầu với những khó khăn, rủi ro khác trong cuộc sống, nhất là khi đến địa bàn mới, chưa quen đường sá, chưa có mạng lưới bạn bè… Có những khó khăn, rủi ro ở nơi mới lặp lại những điều họ đã phải đương đầu ở nơi cũ, có những khó khăn mới nảy sinh.
Biểu Đồ: Đánh giá chung của nhóm di chuyển theo các quan hệ mới (%)
Nguồn: Đề tài nghiên cứu mại dâm và di biến động nhìn từ góc độ giới
Một cách chung nhất, những khó khăn của người mại dâm sau khi di chuyển địa bàn làm việc thể hiện ở việc có ít khách hàng hơn, tiếp đó là khó khăn về nơi ở, sinh hoạt và việc cạnhtranh trong nghề. Những khó khăn khác như về đăng ký hộ khẩu hay việc khám chữa bệnh.
Chuyên đề 6 –Di cư và toàn cầu hóa
6.1. Thị trường lao động toàn cầu đã thúc đẩy vấn đề di cư ra sao?
- Thúc đẩy di cư quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay, di cư quốc tế đã trở thành một trong số những vấn đề lớn của thời đại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) có gần 215 triệu người đang sống và làm việc ngoài đất nước của mình, chiếm khoảng 3,3% dân số toàn cầu. Di cư quốc tế đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Người di cư đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế thế giới nói chung, ngay cả trong điều kiện khủng khoảng tài chính toàn cầu.
Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số khoảng 86 triệu người, đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới và thứ 3 tại Đông Nam Á, gần 75% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm cần có thêm gần 1,71 triệu việc làm. Trong khi đó, Chương trình giải quyết làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của người lao động. Quy luật cung - cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội … đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Sự phát triển của đất nước sau 25 năm đổi mới cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công dân Việt Nam đi lao động, học tập, du lịch, làm việc và cư trú ở nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Tình hình trên cùng với khát vọng chính đáng của người dân mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình đã làm cho dòng chảy di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài trở nên hết sức đa dạng, quy mô và hình thái di cư gia tăng. Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về di cư giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Một trong những hình thức di cư phổ biến là xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong năm 2011 vừa qua, Việt Nam gửi khoảng 88.298 lao động tới gần 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong năm 2012, phấn đấu sẽ đưa 90.000 người đi xuất khẩu lao động. Phần đông công nhân Việt được xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia.
- Thúc đẩy di cư trong nước.
Thị trường lao động toàn cầu không những thúc đẩy di cư lao động ra nước ngoài nhưng còn thúc đẩy lao động trong nước tìm đến những nơi có cơ hội nghề nghiệp và thu nhập tốt hơn. Quá trình công nghiệp hóa - Toàn cầu hóa ở nước ta thu hút nhiều dự án đầu tư vào trong nước, các khu công nghiệp, xí nghiệp thường tập trung ở các khu đô thị, những nơi này cần một nguồn lao động lớn đề sản xuất, các chính sách tuyển dụng người lao động mở rộng, dễ dãi là cơ hội cho lao động nông thôn có các cơ hội tiếp cận việc làm. Quá trình công nghiệp hóa - Toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều vấn đề ở nông thôn, việc thu hồi đất sản xuất để xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị làm người dân rơi vào tình cảnh thiếu việc làm, không có nguồn thu nhập... họ phải tìm cách có được nguồn thu nhập mới để phục vụ cho cuộc sống, và di cư là biện pháp được nhiều lao động lựa chọn.
Di cư nông thôn – thành thị
Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị. Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Dòng di cư tới các khu đô thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu đô thị trong giai đoạn 1994-1999. Trong trường hợp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, số dân di cư làm tăng gấp đôi dân số ở hai thành phố này. Gần đây di cư đã góp phần phát triển các thành phố địa phương như Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau tại khu vực Đồng bằng sông Mê kông và góp phần phát triển các trung tâm kinh tế như Quảng Ninh, Bình Dương và Đồng Nai.
Di cư trong khu vực nông thôn cũng đóng góp một phần không nhỏ vào di cư trong nước, chiếm 47% dòng di dân được thống kê trong cuộc tổng điều tra năm 1999. Thực tế Điều tra biến động dân số năm 2008 cho thấy dòng di cư trong nước tới các khu vực nông thôn cao hơn di cư tới các khu vực thành thị trong năm trước của cuộc điều tra. Hầu hết dòng di cư lâu dài nông thôn - nông thôn ở Việt nam là sự di chuyển của người dân từ những vùng có năng suất nông nghiệp thấp tới những vùng có năng suất cao hơn nhờ những cơ hội mới trong nông nghiệp. Chẳng hạn có những sự di chuyển đáng kể từ những vùng đông dân tại Đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam tới khu vực Tây Nguyên. Dòng di cư tạm thời và di cư mùa vụ từ nông thôn - nông thôn thường là những người di cư làm việc trong các khu công nghiệp, lao động di cư tới các địa bàn dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nơi sẽ xây dựng đường, cầu, nhà máy điện, đường ray xe lửa và các phương tiện giao thông khác.
Di cư giữa các vùng và các tỉnh
Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy 50% con số những người di cư là di cư nội tỉnh và nửa còn lại (50%) di chuyển liên tỉnh, điều này thể hiện sự tăng lên của dòng di cư nội tỉnh so với số liệu của cuộc điều tra năm 1999. Vùng Đông Nam bộ là khu vực thu hút người dân di cư vì có nhiều khu công nghiệp và có một số lượng lớn đầu tư nước ngoài, đã vượt qua khu vực Tây Nguyên về số lượng người di cư đến và tỷ suất di cư thuần. Trong những năm 1990, các vùng Tây Nguyên thu hút một số lượng lớn người di cư theo kế hoạch của Chính phủ và cả những người di cư tự do đi tìm đất trồng và đất đai màu mỡ, để đầu tư trồng cà phê do có sự bùng nổ xuất khẩu cà phê trong thập kỷ đó. Hai vùng Duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Mê Kông là các khu vực gần với các vùng có mức sống cao hơn và nhiều cơ hội việc làm. Điều này lý giải lý do tại sao số người di cư đi của các khu vực này cao hơn các khu vực vùng cao nghèo khác ở miền Bắc. Nếu xem xét theo tỉnh, các khu vực có các khu công nghiệp và các thành phố lớn là những nơi thu hút nhiều người di cư nhất chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh với tỷ suất di cư thuần là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4% và Hà Nội là 50%. Có lẽ trường hợp đặc thù nhất là tỉnh Bình Dương với tỷ suất di cư thuần lên tới 341,7% do có một số lượng lớn các khu công nghiệp đóng ở đây.
6.2. Các loại hình di cư quốc tế hiện nay.
- Di cư quốc tế: sự di cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định (định nghĩa của liện hợp quốc).
- Một số loại hình di cư quốc tế ở Việt nam:
+ Đi xuất khẩu lao động
+ Di cư du học
+ Di cư do hôn nhân gia đình
+ Người di cư do nạn nhân của buôn bán phụ nữ trẻ em
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- di_dan_963.doc