GTVT làmcho sựliên lạc giữa các địa phương trong nước được mật thiết, dễdàng
hơn, sựquản lý của chính quyền các cấp chặt chẽhơn . Nhưvậy, sựhoạt động của ngành
GTVT góp phần tăng cường tính thống nhất mọi mặt của đất nước. GTVT phát triển và hoạt
động tốt còn cho phép xây dựng tập trung các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, phục vụcông
cộng và sửdụng, khai thác tốt hơn công suất của các công trình này.
Ý nghĩa của GTVT đối với quốc phòng thật rõ ràng, vì mọi hoạt động tác chiến, công
tác hậu cần đều không thểtáchrời hoạt động vận tải . Sựhoạt động của ngành vận tải nhiều khi
cho phép phát huy hay hạn chếthắng lợi quân sự.
Ngành GTVT, vì tất cảnhững lý do đã trình bày ởtrên, có thểdùng làm thước đo trình
độ phát triển kinh tếcủa một đất nước.
201 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4927 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.855
13.444
13.420
15.800
14.800
30
52
110
94
385
260
269
216
416
305
313
555
Nguồn : TR Leibach and J.T.Bowen( 2004) Rirspaces : Air Transport Technology
and Society.
Với khả năng áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, trên thế
giới ngày càng sử dụng các loại máy bây chở khách lớn, có tốc độ cao, bay được trên chặng
đường dài mà không phải hạ cánh để tiếp nhiên liệu. Điều này tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho
các hãng hàng không khi mà các chuyến bay liên lục địa ngày càng nhiều hơn, đồng thời cũng
tạo ra tiện nghi hơn cho hành khách
Trên thế giới hiện có khoảng 5.000 sân bay dân dụng đang hoạt động . Gần ½ số sân
bay quốc tế nằm ở Hoa Kỳ và Tây Âu . Các cường quốc hàng không thế giới là Hoa Kỳ, Anh,
Pháp, Đức, Nhật Bản, LB Nga . Ngoài ra còn phải kể đến các hãng hàng không Trung Quốc,
Hàn Quốc, Xingapo… Các hãng SX máy bay lớn nhất hiện nay là Airbus (EU), Boeing (Hoa
Kỳ ), Roll Royce PLC (Anh ).
Các tuyến hàng không sầm uất nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối châu Âu
với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nối Hoa Kỳ với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương .
AN GIANG UNIVERSITAS 179
2.Ngành thông tin liên lạc( TTLL):
2.1. Vai trò của ngành TTLL :
Nếu ngành GTVT đảm nhiệm việc chuyên chở hành khách và hàng hóa, thì ngành
TTLL lại đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần
thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và cả nước. Trong đời sống kinh tế - xã hội
hiện đại không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc, thậm chí người ta coi nó như
là thước đo của sự văn minh.
TTLL đã tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhờ đó
ngay con người được sống trong xã hội thông tin.
Vào thời kỳ sơ khai, con người chuyển thông tin bằng nhiều cách: đốt lửa, đánh trống,
thổi tù và, gỏ mỏ, …Hoặc dùng phương tiện vận tải thông thường . Sự phát minh ra giấy viết
cho phép con người lưu giữ và truyền tin chính xác hơn, đồng thời việc chuyển thư tín đã làm
ra đời ngành bưu chính.
Ngày nay, việc đảm bảo thông tin liên lạc trên khoảng cach xa được tiến hành bằng
nhiều phương tiện và phương thức khác nhau như điện thoại, điện báo, Telex, Fax, Internet, các
phương tiện thông tin đại chúng- đài phát thanh- vô tuyến truyền hình…
Những tiến bộ của ngành TTLL đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi cách tổ chức
kinh tế trên thế giới, nhờ đó nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát
triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó giúp người sản xuất có những thông tin đầy đủ về thị
trường để định hướng và phát triển Sx đạt hiệu quả kinh tế cao. Nó cần thiết cho việc tổ chức,
quản lý, điều hành sản xuất . Giúp con người trao đổi tình cảm, tin tức, tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới, mở rộng tầm hiểu biết của con người. Bảo đảm mối
quan hệ, sự lãnh đạo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát
triển, làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.
2.2. Tình hình phát triển của ngành TTLL :
Ngành TTLL của thế giới phát triển nhanh với nhiều phương tiện truyền thống mới ra
đời :
Điện báo : năm 1837, Xa-mu-en Moo-cxơ (Samuel F. B. Morse ), người Mỹ đã
phát minh ra máy điện báo, và năm 1844, điện báo mang tính thương mại bắt đầu được đưa vào
sử dụng. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay
các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất.
Điện thoại : năm 1876, A –lê-xan-đơ Gra-ham (Alexander Gra ham Bell ) phát
minh ra máy điện thoại, và đường dây điện thoại thương mại đầu tiên được lắp đặt năm 1877 ở
Bôx-tơn, bang Mat-xa-su-vet, đây là phương tiện dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con
người với con người. Nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu bằng các máy tính cũng được thực
hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là mođem. Việc truyền tín hiệu số đã cho phép
thực hiện nhiều cuộc gọi trên quãng đường dài . Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới
điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương.
Hiện nay, việc sử dụng điện thgoại không dây ngày càng phổ biến ở các nước.
Cáp quang :
Vào cuối thập niên 80, trên thế giới đã xuất hiện tuyến cáp quang khổng lồ đầu tiên
xuyên dưới đáy Đại Tây Dương, nối liền châu Âu với châu Mỹ, cho phép chuyển tải một lúc
40.000 cuộc đàm thoại (12/ 1988)
AN GIANG UNIVERSITAS 180
Tuyến cáp quang thứ hai đã hoàn thành vào tháng tư năm 1989 nối Mỹ với Nhật Bản,
dài 16.000km. Sau đó là những tuyến xuyên Xi-bia và tuyến cáp quang nối liền Trung Quốc
với Châu Âu, các tuyến cáp quang ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ…
Ưu thế của cáp quang :
- Các dây dẫn điện thường chỉ cho phép truyền đi các tín hiệu nằm trong dãi tần số
dưới 60 triệu hec (MHZ), thì cáp quang có thể truyền tín hiệu có dãi tầng số hàng chục tỷ hec,
nên có thể tăng lượng truyền tải lên rất nhiều.
- Các cáp quang ngầm dưới đáy biển cho phép gia tăng mạnh mẽ số lượng kênh đàm
thoại từ 20.000 kênh (thế hệ 1) lên 320.000 kênh (thế hệ 3). đầu thế kỷ XXI sẽ cho phép truyền
đồng thời hơn 1 triệu kênh đàm thoại.
Truyền thanh : năm 1895,Gu- gliên- Mac-cô-ni (Gu lielmo Marconi ), người Italia
đã truyền tín hiệu điện báo bằng rađiiô, mở ra một cuộc cách mạng về điện báo không dây và
sau này là ngành truyền thanh.
Truyền hình : năm 1936, buổi phát truyền hình cho công chúng đầu tiên diễn ra ở
Luân Đôn., nước Anh.Các chương trình phát hình đều đặn ở Mỹ bắt đầu từ năm 1939, nhưng
sau đó bị dừng do chiến tranh thế giới thứ hai. Việc phát sóng truyền hình ở Hoa Kỳ tăng vọt từ
năm 1946 và ngành công nghiệp này phát triển nhanh chóng . Năm 1951, truyền hình màu
được phát đầu tiên và đến năm 1953 thì ti vi màu đã bắt đầu phát triển.
Telex và Fax :
Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này
cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và số liệu trực tiếp vơi nhau, cũng có thể thông
qua các trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao
dưới dạng các bức điện tín.
Fax (Facsimile) : là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa
một cách dễ dàng và rẽ tiền. Các máy Fax có thiết bị quét quang học. các tín hiệu văn bản và đồ
họa được số hóa, được mã hóa và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy Fax nhận tin lại
chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hóa thành văn bản và đồ họa, rồi in bằng máy in gắn
trong máy Fax.
Máy tính cá nhân và Internet
Máy tính cá nhân đã trở thành một thiết bị đa phương tiện (multimedia), nếu được nối
vào các mạng thông tin liên lạc thì có thể thực hiện việc gởi đi và nhận về các tín hiệu âm
thanh, văn bản, hình ảnh động, các phần mềm, các loại dữ liệu khác nhau. Khi hệ thống điện
thoại sử dụng công nghệ truyền tín hiệu số, thì viễn thông máy tính sẽ có được ưu thế vượt trội
. Hiện nay một số nước đã sử dụng mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN – Integrated Services
Digtal Network ) cho phép tích hợp sử dụng nhiều loại dịch vụ thông tin khác nhau. Sự phát
triển của thư điện tử (E-mail ) đã tiến đến chỗ người ta có thể trao đổi bằng mạng bằng chat, trò
chuyện (Voice chat) và truyền trực tiếp hình ảnh ở 2 đầu dây. Internet đã đang xâm nhập vào
cuộc sống dưới nhiều hình thức khác nhau, hình thành E- business (thương mại, dịch vụ điện
tử) và thậm chí một số dịch vụ công cũng từng bước được thực hiện qua mạng
Vệ tinh địa tĩnh : là phương tiện chuyển tiếp tín hiệu đi xa, còn toàn bộ cơ sở hạ
tầng của mạng thông tin đặt trên mặt đất.
Vệ tinh địa tĩnh chuyển động trong mặt phẳng xích đạo với quỹ đạo tròn ở độ cao 35,
786km cách trái đất, quay cùng chiều với trái đất với tốc độ 11.070km/ giây, nên vệ tinh địa
tĩnh coi như “đứng yên ” tương đối với bất kỳ vị trí nào trên trái đất. Về nguyên tắc là chỉ cần 3
vệ tinh địa tĩnh là phủ sóng toàn bộ trái đất và tạo ra một mạng thôn tin toàn cầu. Tuy vậy, trên
AN GIANG UNIVERSITAS 181
thực tế vùng phủ sóng của mỗi vệ tinh bị hạn chế nên phải tăng thêm số vệ tinh cần thiết cho
liện lạc quốc tế. Hiện nay có tới hơn 100 vệ tinh viễn thông đang hoạt động
Nhược điểm của hệ thống này là năng lượng bức xạ bị tổn hao khá lớn trên đường
truyền nên các trạm cửa ngỏ và thiết bị đặt trên vệ tinh phải có công suất lớn, luồng thu - phát
sóng giữa vệ tinh và mặt đất bị cố định nên các điểm thu ở các điểm đối diện sẽ mất sóng trong
vài giờ, các tín hiệu truyền qua vệ tinh có độ trễ nhất định.
II.Địa lý thương mại
1.Vai trò của thương mại :
Thương mại là dòng hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng, và vì thế nó là
khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động
đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối
với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà
còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Chính vì lẽ đó, thương mại có vai trò lớn
trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội.
Ngành thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, bởi vì trong nền sản xuất hàng hóa, lao
động của người sản xuất hàng hóa được xã hội hóa khi mà sản xuất do họ làm ra được đưa vào
trao đổi. Nếu ngành thương mại giúp mở rộng thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm thì nó
sẽ thúc đẩy sản xuất. Đồng thời, các phân tích thông tin thị trường sẽ giúp các nhà sản xuất thay
đổi mẫu mã, ngành hàng…
Ngành thương mại, đặc biệt là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi… có vai trò rất lớn
trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
Sự trao đổi hàng hóa trên thị trường thời cổ đại xưa là theo quan hệ hàng đổi hàng.
Nhưng từ khi xuất hiện tiền lệ làm vật trao đổi ngang giá thì quan hệ này chủ yếu là hàng – tiền
– hàng. Vì vậy xét ở phương diện chu chuyển vốn thì thương mại diển ra ở lĩnh vực thực hiện
sản phẩm, thể hiện quá trình chuyển vốn (tư bản) từ hình thức hàng hóa trở lại hình thức tiền tệ
và vì thế góp phần tạo ra giá trị thặng dư.
Thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân công lao động theo lảnh thổ giửa các
vùng trong nước và phân công lao động quốc tế, từ cấp độ khu vực đến toàn cầu. Đó là vì mỗi
một địa phương tham gia vào quá trình phân công lao động theo lãnh thổ bằng cách sản xuất ra
những sản phẩm hàng hóa dựa trên các lợi thế hàng hóa của mình để cung cấp cho các vùng
khác, đồng thời lại tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhập từ ngoài vùng. Phân công lao động theo
lãnh thổ càng sâu sắc thì thương mại càng phát triển, và ngược lại.
Thương mại là một mạng lưới phức tạp những luồng trao đổi hàng hóa giữa các nền kinh
tế của các đô thị, các vùng, các quốc gia và giữa các nước. Vì vậy có thể phân biệt thương mại
theo cấp độ lãnh thổ, ít ra là chia thành nội thương và ngoại thương
1.1.Ngoại thươngvà vai trò của ngoại thương
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá giữa các nước với hai hoạt động chủ yếu là xuất
khẩu và nhập khẩu .
Ngoại thương tồn tại và phát triển trên cơ sở sự phân công, hợp tác quốc tế và chủ quyền
quốc gia. Nguyên tắc cơ bản của ngoại thương là giữ vững độc lập chủ quyền và cùng có lợi
Ngoại thươngcó vai trò :
- Tăng cường mối liên hệ kinh tế giữa môt nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện
tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc tế
- Tranh thủ kỹ thuật hiện đại cuả thế giới, làm cho lao động trong nước đạt được năng
xuất và hiệu quả cao.
- Tạo nguồn tích luỹ vốn cho tái sản xuất mở rộng nền kinh tế.
AN GIANG UNIVERSITAS 182
- Cải thiện đời sống nhân dân, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng trong nước
chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả.
Nói chung, hoạt động ngoại thương gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia làm các nhóm : nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản
phẩm đã qua chế biến; các mặt hàng nhập khẩu có thể chia làm các nhóm : tư liệu sản xuất
(nguyên liệu, máy móc, thiết bị) và tư liệu tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hóa,
các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại. Việc đẩy mạnh nhập khẩu các máy
móc, thiết bị và nguyên vật liệu sẽ góp phần quan trọng vào việc trang bị kỹ thuật mới cho các
ngành và duy trì, mở rộng sản xuất với chất lượng sản phẩm tốt. Việc nhập khẩu các hàng tiêu
dùng thiết yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Việc
nhập khẩu hàng hóa còn có thể tạo ra môi trường lành mạnh giúp các ngành sản xuất trong
nước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nói chung, việc tổ chức
hoạt động ngoại thương tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tạo ra môi trường
kinh doanh thuận lợi.
Tỷ lệ giữa hàng hóa và dịch dụ thương mại trong tổng giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu một số vùng năm 2001 .
Xuất khẩu Nhập khẩu Vùng
Tổng giá trị
( tỉ USD )
Hàng hóa (
% )
Dịch vụ ( % ) Tổng giá trị
( tỉ USD )
Hàng hóa (
% )
Dịch vụ
( % )
Thế giới 7520 80,6 19,4 7500 80,7 19,3
Bắc Mỹ 1291 76,8 23,2 1603 85,7 14,3
Mỹ
latinh
413 85,9 14,1 436 83,7 16,3
Tây Au 3106 78,2 21,8 2983 78,3 21,7
Châu Phi 179 82,7 17,3 160 76,6 23,4
Châu Á 1947 84,5 15,5 1813 80,4 19,6
Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, vai trò của ngoại thương đặc biệt lớn. Nó làm cho
nền kinh tế của một nước thực sự là một bộ phận khắng khít của nền kinh tế thế giới. Hoạt động
xuất khẩu tạo đầu ra cho các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, vì
thế tác động mạnh đến các ngành kinh tế này. Việc đẩy mạnh xuất khẩu còn tạo nguồn thu
ngoại tệ
1.2. Khái niệm về thị trường
Hiểu một cách đơn giản thì thị trường là nơi (môi trường) diễn ra sự trao đổi hàng hóa và
dịch vụ hay được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.Vật đem trao đổi trên thị
trường được gọi là hàng hóa. Để tiến hành trao đổi giữa người bán và người mua phải chọn vật
ngang giá để làm thước đo giá trị của hàng hóa (ví dụ : giá trị hàng hóa quy ra thóc, tiền hay
vàng…). Bất cứ cái gì có thể đem ra thị trường để bán và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa,
đều trở thành hàng hóa : từ những vật phẩm tiêu dùng, vật tư, máy móc, các tác phẩm nghệ
thuật, các bằng phát minh sáng chế, các loại dịch vụ cho đến tài nguyên, sức lao động…
Theo nghĩa chính trị- kinh tế học, thị trường là sự cung và cầu về hàng hóa, dịch vụ trên
quy mô thế giới (thị trường thế giới ), trong phạm vi một nước thị trường trong nước ), trong
phạm vi một địa phương….Tạm thời có thể nêu một số cách phân loại thị trường như sau:
1.2.1.Theo tính chất hoạt động của thị trường, chia ra thành:
AN GIANG UNIVERSITAS 183
_ Thị trường có tổ chức.
_Thị trường tự do.
1.2.2.Theo hình thức biểu hiện của thị trường, chia ra thành:
_ Thị trường cụ thể ( hữu hình ).
_ Thị trường trừu tượng ( quy ước ).
1.2.3.Theo quy mô lãnh thổ của thị trường, chia ra thành:
_Thị trường địa phương.
_ Thị trường toàn quốc ( hay thị trường nội địa).
Thị trường quốc tế v.v…
1.2.4.Theo loại sản phẩm của thị trường, chia ra thành:
_Thị trường hàng hóa.
_Thị trường sức lao động.
_Thị trường tài chính (hay thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ
v.v…).
_ Thị trường công nghệ v.v…
Cũng có thể chia theo từng loại sản phẩm cụ thể .Ví dụ, thị trường cà phê, thị trường gạo,
thị trường hàng may mặc v.v…
1.2.5.Ngoài ra thị trường còn được phân chia theo sức chi phối của các lực lượng trên
thị trường:
_Thị trường tự do cạnh tranh.
_Thị trường độc quyền.
_ Thị trường hổn hợp.
Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. Khi hàng hóa trên thị trường nhiều hơn so
với sức mua của khách hàng, tức là cung lớn hơn cầu, thì hàng hóa trở nên ế thừa, khó tiêu thụ,
giá cả trên thị trường có xu hướng giảm xuống. Ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu, hàng hóa trở
nên khan hiếm, giá cả trở nên tăng nhanh . Như vậy cung và cầu có xu hướng trở về trạng thái
cân bằng nhau: Xu hướng này trở thành động lực điều tiết thị trường. Để tìm hiểu thị trường
cần tiến hành các biện pháp tiếp cận thị trường ( Marketing )
Tiếp cận thị trường (hay tiếp thị ) là sự đo lường sức tiêu thụ, nơi tiêu thụ, giá cả, xu
hướng thị trường v.v… tức là quá trình nghiên cứu thị trường để định ra cách thức tham gia vào
hoạt động của thị trường
1.3.Tiền tệ.
Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, tự phát tách ra khỏi hàng hóa nói chung và trở
thành vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa. Tiền tệ có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông.
- Phương tiện cất trữ.
- Phương tiện thanh toán.
- Tiền tệ thế giới
Trên thế giới có một loại tiền của những nước có nền kinh tế phát triển trở thành tiền tệ
phổ biến trong các quan hệ trao đổi và được coi là đồng tiền chung của thị trường thế giới.
Đồng tiền của những nước này gọi là ngoại tệ mạnh. Ví dụ: đồng Đôla, đồng Mác, đồng Yên,
đồng Franc.
1.4.Cán cân xuất nhập khẩu :
Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất
khẩu) và trị giá nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu ). Tình trạng hoạt động ngoại
AN GIANG UNIVERSITAS 184
thương còn thể hiện bằng tỷ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu ( tính bằng tỷ lệ giữa trị giá xuất
khẩu/ trị giá nhập khẩu ).
Trong thống kê thế giới của UNCTAD, cán cân thương mại được tính bằng phần trăm so
với giá trị nhập khẩu
B = ( X-N)/N x100 (%)
B: cán cân thương mại; X : trị giá xuất khẩu, N : trị giá nhập khẩu
Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu . Ngược
lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu .
Các nước có cán cân thương mại âm ở tỷ lệ lớn trước hết phải kể đến các nước châu Phi,
các nước vùng Caribê và một số nước vùng Nam Á, nơi có nhiều bất ổn về chính trị
Tình hình xuất nhập khẩu của một số nước năm 2001
Tên nước Xuất khẩu (
TỉUSD )
Nhập khẩu (
Tỉ USD )
Cán cân xuất nhập
khẩu ( Tỉ USD )
Tỉ lệ xuất nhập
khẩu( % )
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Trung Quốc
LB Nga
Xingapo
730,8
403,5
266,2
103,1
121,8
1180,2
349,1
243,6
53,9
116
- 449,4
54,4
22,6
49,2
5,8
61,9
115,6
109.3
191,3
105,0
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước có nền kinh tế kém phát triển, chiếm tỷ trọng
cao là các loại sản phẩm của các cây công nghiệp đặc sản, lâm sản, nguyên liệu và khóang sản.
Còn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước này, chiếm tỷ trọng cao là các sản phẩm của
công nghiệp chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm .
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước có nền kinh tế phát triển thì ngược lại, chiếm
vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu là sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến,
máy công cụ, thiết bị toàn bộ …còn trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì có nguyên liệu, khoáng
sản, nhiên liệu ( đặc biệt là dầu mỏ ), nguyên liệu nông nghiệp.
Một đặc điểm khá rõ la đối với các nước phát triển, việc buôn bán với các nước trong
khối chiếm tỷ trọng lớn, còn đối với các nước đang phát triển thì ngược lại. Theo số liệu thống
kê năm 2001 của WTO cho thấy rằng : ở khối APEC, EU hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là
giữa các nước trong khối; ở các nước NAFTA thì xuất nhập khẩu đối với các nước ngàoi khối
chiếm tỷ trọng cao hơn. Các nước trong khối ESEAN, CEFTA, MERCOSUR và ANDEAN có`
quan hệ buôn bán chủ yếu với các nước ngoài khối. Riêng Tây Au, 77,5% ( năm 2002) giá trị
ngoại thương là thực hiện giữa các nước này với nhau. Ở Bắc Mỹ , tỷ lệ này là 39,5%, còn ở
Châu Á là 48,2%. Trị giá buốn bán giữa các nước tư bản Bắc Mỹ và Tây Au chiếm tới 42% giá
trị buôn bán trên tòan thế giới
Tỷ lệ giữa hàng hóa và dịch vụ thương mại trong tổng giá trị xuất khẩu và nhập-
khẩu của một số vùng , năm 2001
Xuất khẩu Nhập khẩu Tên nước
Tổng giá trị
( Tỷ USD)
Hàng hóa
( %)
Dịch vụ
( %)
Tổng giá trị
( Tỷ USD
Hàng hóa
( %)
Tổng giá trị
( Tỷ USD
Châu Á 1947 84.5 15.5 1813 80.4 19.6
Bắc Mỹ 1291 76.8 23.2 1603 85.7 14.3
Mỹ Latinh 413 85.9 14.1 436 83.7 16.3
Tây Âu 3106 78.2 21.8 2983 78.3 21.7
AN GIANG UNIVERSITAS 185
Châu Phi 179 82.7 17.3 160 76.6 23.4
Tòan thế
giới
7520 80.6 19.4 7520 80.7 19.3
2. Các tổ chức thương mại trên thế giới :
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập ngày 1/1/1995, tiền thân là GATT
(Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ).Trong xu hướng tòan cầu hòa nền kinh tế, tổ
chức thương mại thế giới (World Trade Organisation- WTO) ngày càng kết nạp nhiều thành
viên, trở trhành tổ chức thương mại lớn nhất. Tính đến 7/11/2006 WTO đã có 150 thành viên.
Đây là tổ chức để thảo luận, đàm phán và giải quyết những vấn đề thương mại, bao gồm hàng
hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Chức năng cơ bản của WTO là :
- Quản lý và thực hiện các hiệp định đa phương
- Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán đa phương
- Giải quyết tranh chấp thương mại
- Giám sát chính sách thương mại quốc gia
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế
toàn cầu.
Các hiệp ước liên minh khu vực
ANDEAN Bôlivia, Côlômbia, Ecuađo, Pêru và Vênêzuêla
APEC Oxtrâylia, Brunây, Canada, Chilê, Trung Quốc, Hồng Kông, Inđônêxia, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Mêhicô, Niu Dilen, Papua Niu Ghinê, Pêru,
Philippin, LB Nga, Xingapo, Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam
ASEAN Brunây, Campuchia, Đông Timo, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma,
Philippin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam
CEFTA Bungari, Séc, Hungari, Ba Lan, Rumani, Xlovenia và Xlôvakia
EU Ao, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp , Đức, Hy Lạp, Ixơlen, Italia, Lúcxămbua,
Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh, Sip, Séc, Extônia,
Hungari, Latvia, Lituani, Manta, Xlôvakia, Xlôvenia, Ba Lan.
MERCOSUR Achentina, Braxin, Paraguay và Uruguay
NAFTA Canada, Hoa Kỳ và Mêhicô
SAPTA Bănglađet, Butan, An Độ, Manđivơ, Nêpan, Pakixtan và Xrilanca
Song song với quá trình tòan cầu hóa là xu hướng khu vực hóa với sự hình thành và đan xen
nhiều tổ chức kinh tế khu vực. Có thể nói đây là sản phẩm cạnh tranh quyết liệt trên thị trường
thế giới cùng sự phát triển không đều của nền kinh tế thế giới. Trong số các liên minh kinh tế
khu vực hàng đầu phải kể đến liên minh châu Au (EU), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA ), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), các nước vùng núi Anđet
(ANDEAN)
III. Ngành du lịch:
1. Khái quát
Du lịch hiện nay đang trở thành một ngành tương đối độc lập trong hệ thống các ngành
dịch vụ và là một ngành có ý nghĩa to lớn trong nến kinh tế nhiều nước trên thế giới, được
mệnh danh là công nghiệp du lịch . (công nghiệp không có khói )
AN GIANG UNIVERSITAS 186
Du lịch là một nhu cầu nghỉ ngơi tích cực gắn liền với nhu cầu tìm hiểu của con người, là
một hoạt động khác hẳn với lối sống hàng ngày ở nơi sống cố định của con người. Có thể hiểu
du lịch là thực hiện một chuyến đi đến một vùng mới lạ để nghỉ ngơi .
Có nhiều cách phân loại hoạt động du lịch :
- Tùy theo đối tượng khách du lịch mà chia ra du lịch nội địa và du lịch quốc tế
- Tùy loại phương tiện vận tải mà phân chia du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng tàu
biển, du lịch bằng xe đạp.
- Tùy theo địa bàn du lịch mà chia thành du lịch núi, du lịch biển, du lịch sông- hồ…
- Tùy theo nhóm sản phẩm du lịch mà chia ra thành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham
quan, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo…
Mỗi người hoặc nhóm du lịch đều có mục đích và kế hoạch rõ rệt khi quyết định chọn
con đường du lịch Theo OMT (tổ chức du lịch thế giới ) sở thích của khách du lịch quốc tế
được phân chia tự nhiên như sau:
Các loại hình du lịch thế giới.
Loại khách du lịch Tỷ
lệ
Số khách du lịch thích nghi ở vùng biển, hồ. 45
Số khách du lịch thích nghi ở vùng núi. 14
Số khách du lịch tham quan và chữa bệnh bằng nước
khoáng.
24
Số khách du lịch thể thao, săn bắn và leo núi 7
Số khách kết hợp du lịch với các mục đích khác: hội
nghị, hội chợ, triển lãm.
5
Là một ngành dịch vụ, hoạt động du lịch nhờ thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí,
tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp về văn hóa…của dân cư ở các vùng miền klhác nhau
trên thế giới mà thu được lợi nhuận rất cao. Vì thế ngành này luôn tìm cách đưa ra các sản
phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách hàng.
Nói chung ngành du lịch có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại:
+ Du lịch tạo ra nguồn thu nhập lớn. Thu nhập này không chỉ trực tiếp từ doanh thu của
ngành du lịch mà còn từ sự tác động của ngành du lịch tới nông nghiệp, công nghiệp và các
ngành dịch vụ khác.
+ Phục hồi sức khỏe cho du khách, đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên
nhiên, xã hội của người du lịch.
+ Góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia
+ Góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên
_Các vùng nghỉ mát du lịch ven biển: là những vùng có bãi tắm đẹp, khí hậu tốt…thuận
lợi cho việc tắm biển.
_Các vùng nghỉ ngơi, chữa bệnh bằng nước khoáng: các suối khoáng thích hợp với điều
trị và tăng cường sức khỏe.
_Các vùng du lịch miền núi, thích hợp cho các hoạt động leo núi, trượt tuyết…hoặc nghỉ
ngơi bồi dưỡng sức khỏe.
_Các vùng nghỉ ngơi của các thành phố lớn và các vùng đô thị hóa.
Các vùng tham quan: những nơi có phong cảnh đẹp, tượng đài lịch sử, di tích lịch sử và
kiến trúc…_Các vườn thiên nhiên, khu rừng cấm…_Các vùng săn bắn và câu cá.
AN GIANG UNIVERSITAS 187
2.Các điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch :
2.1.Các điều kiện nhân tố tự nhiên :
Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nghỉ ngơi và du lịch . Qua
nhiều công trình nghiên cứu, qua các phiếu điều tra và qua thực tiển thất rằng người dân các
nước có nền kinh tế phát triển, hàng ngày sống trong môi trường công nghiệp hóa và đô thị hóa
có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch trong môi trường tự nhiên. Các thành phần tự nhiên có tác động
mạnh nhất đến du lịch là địa hình, thực vật, nước, khí hậu .
Vị trí địa lý của một nước hay một vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển du lịch. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sự hình thành và đặc điểm của một vài thành phần
của môi trường địa lý- khí hậu, mạng lưới thủy văn, thực vật- đó là những tiền đề cho sự phát
triển các loại hình du lịch khác nhau, nhiều khi chính do vị trí địa lý thuận lới mà quyết định
hướng các luồng du lịch tới một nước hay một vùng nào đó. Một vùng có vị trí thuận lợi sẽ thu
hút nhiều khách du lịch và vì thế các vùng du lịch thường nằm ở gần trục lộ giao thông quan
trọng, có vành đai nông nghiệp phát triển tốt, ở gần các vùng du lịch khác, vị trí trung chuyển
cũng có ý nghiã đối với du lịch bỡi vì dần dần một nước hay một vùng trung chuyển sẽ trở
thành nơi tiếp nhận khách du lịch.
Địa hình :
Một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch là bề mặt lãnh thổ. Hình dáng
bề mặt đất ảnh hưởng đến du lịch với sức hấp dẫn của danh thắng tự nhiên, cũng như khả năng
xây dựng các cơ sở du lịch thuộc các loại hình khác nhau . Trong các dạng địa hình thì miền
núi và dạng địa hình ven bờ có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch . Miền núi có sức thu hút bỡi
không khí trong lành, cây xanh, các đỉnh núi đẹp và các danh thắng tự nhiên. Đặc biệt, các khu
vực thuận lợi cho tổ chức thể thao mùa đông, các trạm nghỉ, các khu vực tiện cho chuyển tiếp
lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh, các hẽm núi, hang động…Ở vùng núi, cùng với
địa hình, khí hậu và thực vật có vai trò hàng đầu, chính vì thế người ta coi miền núi là dạng tài
nguyên du lịch tổng hợp.
Dạng địa hình ven bờ (biển, đại dương, hồ, sông, hồ chứa nước.. ) có sức hấp dẫn lớn đối
với khách du lịch. Đặc biệt, người ta quan tâm đến bãi cát và bãi tắm, đặc điểm lý hóa của khu
vực- diện tích, độ sâu, vị trí, địa hình dáng ven bờ, khí hậu bãi tắm…
Khí hậu :là thành phần quan trọng nhất của môi trường tự nhiên đối với du lịch. Nó
thu hút người tham gia và tổ chức du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là nhiệt độ
không khí, độ ẩm, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời,
gió…Thích hợp nhất đối với du lịch là khí hậu lục địa ôn hòa, không khí vùng núi trong lành.
Nhiều trường hợp khí hậu vùng núi chữa được các bệnh khác nhau của cơ quan hô hấp và hệ
thống tim mạch…
- Du lịch thể thao mùa Đông đòi hỏi lớp phủ tuyết thích hợp, nhiệt độ thấp để giữ được
lớp tuyết đó .
- Du lịch biển đòi hỏi số ngày mưa ít về mùa hè, số giờ nắng nhiều hơn, nhiệt độ không
khí không quá cao, nhiệt độ nước biển ấm, không có gióa bão
- Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của khí hậu. Các địa phương khác nhau có
tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu : mùa du lịch cả
năm ( du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi ),mùa Đông (du lịch trên núi ) , mùa hè (
biển, trên núi, vùng đồng bằng, đồi)
Thực động vật :
Thực vật có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của ngành du lịch, nhất là các rừng tự
nhiên . Trên thế giới, tại các vùng ngoại ô, người ta thường tạo nên các khu rừng nhân tạo kiểu
AN GIANG UNIVERSITAS 188
công viên, trong đó phổ biến là các loài động thực vật địa phương, kết hợp với các loại khác đã
được thích nghi với khí hậu. Thực vật ở đây có nhiếu chức năng : làm sạch không khí, cản gió,
tăng độ ẩm, thu hút tiếng ồn. Ở các khu vực ôn đới, có ý nghiã nhất về mặt du lịch là cây bụi và
cây xanh quanh năm. Vùng núi có thực vật phong phú và đa dạng, có nhiều tầng theo độ cao.
Các khu rừng phòng hộ, các quần xã thực vật ven sông và ven hồ ở vùng đồng bằng và thung
lũng rấr có giá trị đối với loại hình du lịch cuối tuần, vì vậy chúng cần được bảo vệ và tăng
trưởng. Đối với một số nhà khoa học và những người yêu thiên nhiên thì một số loài thực vật
quí, đặc trưng cho từng địa phương có` sức thu hút rất lớn.
Tài nguyên nước : nhất là lớp nước trên mặt đại dương, biển , hồ, sông, hồ chưa nước
nhân tạo, suối cacxtơ, thác nước, suối phun… có ý nghĩa lớn về mặt du lịch. Nhằm mục đích du
lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi…Nói chung giới hạn nhiệt độ
lớp nước trên mặt tối thiểu có thể tiếp nhận được là 180C, đối với trẻ em trên 200C. Mặt khác,
để phục vụ khách du lịch cần phải chú ý đến tầng số và tính chất sóng, độ sạch của nước, tránh
nhiễm bẩn bỡi công nghiệp và giao thông, các chất thải , vi trùng.
2.2.Các điều kiện nhân tố chính trị kinh tế – xã hội :
2.2.1.Chính trị :
- Tình hình chính trị trên thế giới là điều kiện đặc biệt quan trọng, có tác dụng thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Không phải ngẩu nhiên mà năm
1967 được tuyên bố là “năm du lịch quốc tế” dưới khẩu hiệu “ du lịch là giấy thông hành của
hòa bình ”.
Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc . Ngược lại chiến tranh ngăn cản hoạt động du lịch, gây nên tình trạng mất an
ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn thất đến cả môi trường tự nhiên.
Hòa bình là đòn bẫy đẩy mạnh họat động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc
cùng tồn tại hòa bình . Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng
của mình là được sống, lao động hòa bình và hữu nghị.
- Chính sách của nhà nước : cũng có ý nghiã tương tự. Những năm gần đây, nhiều thỏa
thuận giữa 2 hay nhiều nước được ký kết nhằm trao đổi khách du lịch, giảm đi những thủ tục
không cần thiết, tạo điều kiện cho khách đi lại dễ dàng. Ơ nhiều nước đã giảm hoặc xóa bỏ
hoàn toàn các thủ tục như hộ chiếu, thuế quan, vi- da…khi đi lại từ nước này sang nước khác.
Cùng với các chính sách hướng vào việc mở rộng và phát triển du lịch, các luồng du lịch trong
nước và quốc tế sẽ ngày càng nhộn nhip hơn .
Những sự kiện có tính chất định kỳ là đội tượng thu hút đông đảo khách du lịch. Có mấy
ai không biết tới các hội chợ nổi tiếng trên thế giới như Lai- xích, Plôpđíp…các liên hoan phim,
ca nhạc quốc tế như cannơ, Xôchi….Nhiều nước ở châu Au chuyên môn hóa cái gọi là du lịch
hội nghị như Pháp, Italia, bỉ…Đặc biệt những cuộc thể thao truyền thống ( các giải vô địch
bóng đá thế giới và châu Au, các thế vận hội mùa hè , mùa đông, thế vận hội Olempic…) thực
sự là những ngày hội của khách du lịch.
- Quảng cáo du lịch : đóng vai trò hướng dẫn khách du lịch từ nơi này sang nơi khác.
Với việc hoàn thiện hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, khả năng quảng cáo cho du lịch
tăng lên nhanh chóng.
Ngày nay tham gia vào quãng cáo không chỉ có các xí nghiệp và tổ chức du lịch mà còn
cả nhà nước.hằng năm số phương tiện, tiền của dành cho việc này không phải là nho .
Để quãng cáo cho các đối tượng, các vùng, các nước người ta triệt để sử dụng mạng
lưới đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí, cho in nhiều tài liệu chỉ dẫn ( sách, bản
đồ…. ), tổ chức các cuộc họp báo….Tất cả điều đó một mặt làm cho khách có được những thôn
AN GIANG UNIVERSITAS 189
tin đầy đủ hơn về điều kiện ở những nơi họ sẽ tới, mặt khác lôi cuốn đông đảo khách hơn nữa
và tạo nên những tiền đề cần thiết để thúc đẩy hoạt động du lịch.
2.2..2. Kinh tế -xã hội
- Dân cư và nguồn lao động : dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội.
Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số người lao động
và học sinh tăng lên sẽ tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau. Số lượng người lao động
trong hoạt động sản xuất và dịch vụ tăng lên gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Từ đó cần
phải làm quen với dân cư, số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân
bố và mật độ dân cư, nêu lên ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của du lịch. Nói chung, nhu
cầu du lịch của con người phụ thuộc vào đặc điểm xã hội- nhân khẩu của dân cư. Cần phải
nghiên cứu , phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi
du lịch vì đó là nhân tác động có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Sự tập trung dân cư vào
các thành phố, sự tăng dân số và tăng mật độ, độ dài của tuổi thọ, sự phát triển đô thị hóa….liên
quan mật thiết đối với sự phát triển du lịch
- Điều kiện sống của nhân dân : cũng là nhân tố quan trọng đối với phát triển du lịch.
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất và tinh thần ) của người lao động đạt tới
trình độ nhất định. Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người
trong xã hội. Không có mức thu nhập (cả cá nhân và xã hội) cao thì khó có thể nghĩ đến việc
nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở những nước kinh tế phát triển có mức thu nhập cao thì nhu
cầu du lịch phát triển mạnh mẽ nhất và những người có học vấn cao cũng thường đi du lịch
nhiều hơn.
- Thời gian nhàn rỗi : cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy du lịch.
Thời gian nhàn rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt động
nhằm phục hồi và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người . Ở các nước phát triển đều
thực hiện chế độ tuần làm việc 5 ngày, thời gian nghỉ phép kéo dài liên tục từ 3 tuần trở lên.
Bằng cách đó, người lao động có tổng số ngày nghỉ các loại ( cuối tuần, nghỉ phép…), chiếm
khoảng 1/3 thời gian trong năm ( 130-133 ngày ), là điều kiện thuận lới để phát triển du lịch.
- Công nghiệp : cũng là nhân tố tác động đến du lịch.
Trước hết, công nghiệp cùng với cuộc cách mạng KHKT tạo nên những tiền đề nâng
cao thu nhập của người lao động, tăng khả năng đi du lịch. Công nghiệp phát triển cao, sản xuất
ra những vật liệu đa dạng để xây dựng các công trình du lịch và hàng tiêu dùng cho khách du
lịch. Sự tập trung dân cư trong những trung tâm công nghiệp lớn, bầu không khí bị các xí
nghiệp công nghiệp làm nhiễm bẩn, tình trạng căng thẳng và tiếng ồn làm tăng thêm bệnh tật,
khiến cho con người phải tìm chỗ nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe ngoài nơi cư trú thường
xuyên.
- Nông nghiệp : cũng có ý nghĩa rất lớn vì du lịch không thể phát triển được như không
đảm bảo việc ăn uống cho khách du lịch. Nhiều du lịch đi tham quan các nước khác vì nguồn
hoa quả, rau xanh có thể tìm được ở đó.
Mạng lưới giao thông cũng là một trong những tiền đề kinh tế quan trọng nhất để phát
triển du lịch. Nhờ mạng lưới giao thông hòan thiện mà du lịch phát triển với tốc độ nhanh, giảm
thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi du lịch. Nhằm phục vụ cho việc thgam quan du lịch,
người ta đã chế tạo ra các phương tiện giao thông riêng cho du lịch : ô tô, tàu thủy, máy bay
đặc biệt, đường dây cáp…
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho tham quan du lịch phát triển trên qui mô lớn cần phải xây
dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật tương ứng như khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, trạm cung cấp
xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao, trạm thông tin liên laic…Khâu trung tâm của cơ sở
AN GIANG UNIVERSITAS 190
vật chất kỹ thuật là các phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố
định của du lịch.
2.2.3.Các điều kiện văn hóa lịch sử :
Đây là các đối tượng mang tính nhận thức nhiều so tác dụng giải trí. Do đó người tham
quan thường có trình độ văm hóa, mức thu nhập và yêu cầu cao hơn. Các hiện tượng văn hóa-
lịch sử thường tập trung ở các điểm quẩn cư và các thành phố lớn có khả năng tiếp khách du
lịch thuận tiện bởi chúng không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào khí hậu cũng như các điều
kiện tự nhiên khác
- Các di tích và danh thắng khảo cổ và lịch sử có sức hấp dẫn khách du lịch với mục đích
nhận thức. Trên thế giới có một số nước có nhiều người du lịch đặt chân tới bởi giá trị của các
di tích và danh thắng khảo cổ- lịch sử như Ai Cập, Hylạp, Italia…
- Các đối tượng văn hóa cũng có sức hấp dẫn khách du lịch rất lớn : các cơ sở văn hóa,
thư viện, bảo tàng, phòng tranh…
- Các đối tượng gắn với dân tộc học : nhiều khách du lịch đến thăm các nước khác để làm
quen với sinh họat, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc của họ. Có sức lôi cuốn đặc biệt
đối với khách du lịch là các món ăn dân tộc đặc biệt (đặc sản ), trang phục dân tộc…
- Các sự kiện văn hóa : các liên hoan quốc tế là những tiền đề quan trọng để thu hút
khách du lịch. Chẳng hạn như liên hoan âm nhạc, ca nhạc nhẹ, liên hoan phim…Vì thế các
nước phát triển du lịch thường tổ chức vào trước hoặc sau mùa đón khách du lịch các cuộc thi
quốc tế
- Các lễ hội. Trước hết là lễ hội dân gian, chúng gắn liền với đời sống tâm linh và truyền
thống văn hóa của những cộng đồng dân cư nhất định, tồn tại và biến đổi qua quá trình lịch sử.
Các lễ hội có ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch tùy theo quy mô lễ hội cũng như thời
gian tổ chức lễ hội. Ở một chừng mực nhất định, các lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du lịch.
- Các di sản văn hóa thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến khách du lịch. Tính đến tháng
7/2004 có 788 di sản đã được đưa vào danh sách di sản thế giới, trong đó có 611 di sản văn
hóa, 154 di sản thiên nhiên và 23 di sản hỗn hợp của 134 quốc gia. Ở Việt Nam có 5 di sản
thiên nhiên và văn hóa thế giới là Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế, được công nhận năm 1993),
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh – 1994), Phố cổ Hội An (Quảng Nam- 1999), Di tích Mỹ Sơn
(Quảng Nam- 1999), Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình – 2003 )
Sự kết hợp khác nhau của các tài nguyên du lịch trên lãnh thổ sẽ có ý nghĩa rất lớn trong
việc tổ chức kết hợp các loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch
độc đáo.
AN GIANG UNIVERSITAS 191
3. Hiện trạng và xu hương phát triển du lịch trên thế giới
Thômat (Thomas Cook, 1802-1892) là người tiên phong về tổ chức lữ hành. Năm 1841,
ông thuê một chuyến tàu hỏa đặc biệt chở hành khách đi từ Lextơ (Leicester) đến Lupbơrơ
(Loughborough) dự cuộc họp về hạn chế rượu. Sau thành công của chuyến du lịch có hướng
dẫn này, ông đã tổ chức hảng lữ hành mang tên ông. Thômat Cuc đã tổ chức nhiều tua du lịch
khắp châu Âu và mua được các cơ sở lữ hành và khách sạn để du khách tổ chức các chuyến đi
độc lập. Ông cũng là người đã tổ chức các chuyến du lịch bằng tàu biển cho người Anh từ châu
Âu sang châu Mỹ.
Du lịch đã trở thành nhu cầu có tính xã hội. Từ cuối thế kỷ XIX, du lịch nghỉ núi, nghỉ
biển đã bắt đầu phát triển. Ngay ở nước ta, người Pháp sau khi áp đặt ách thực dân đã phát hiện
và xây dựng các cơ sở nghỉ mát ở vùng núi như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, nghỉ biển như Vũng
Tàu
Du lịch bằng tàu hỏa và bằng tàu biển rất phổ biến cho đến đầu thế kỷ XX. sự xuất hiện
của xe ô tô làm cho hình thức du lịch bằng xe ô tô ngày càng phổ biến. Và từ sau chiến tranh
thế giới lần thứ hai, sự phát triển của ngành hàng không đã cho phép phát triển du lịch bằng
đường hàng không.
Ngaøy nay haàu heát caùc nöôùc treân theá giôùi ñeàu coù hoaït ñoäng du lòch . Hai khu vöïc du lòch
quoác teá phaùt trieån maïnh theá giôùi laø chaâu AÂu vaø Baéc Mỹõ. Höớng du lòch chuû yeáu trong nhöõng
naêm qua laø töø Taây sang Ñoâng vaø töø Baéc xuoáng Nam. Do taâm lyù chung cuûa ngöôøi du lòch laø
muoán ñi tìm caùi môùi, neân nhöõng ñieåm du lòch duø noåi tieáng, laâu ngaøy cuõng trôû thaønh quen
thuoäc vaø ít söùc thu huùt; nhöõng ñieåm môùi maø nhieàu ngöôøi chöa ñeán seõ coù söùc huùt maïnh meõ.
Theo OMT trong thaäp kyû 80, haøng naêm coù chöøng 3 trieäu khaùch du lòch töø AÂu sang chaâu AÙ.
Döï ñoaùn ñeán naêm 2000 con soá naøy seõ taêng gaáp ba ñeán boán laàn.
Tính treân toaøn theá giôùi töø naêm 1960 ñeán naêm 1983, soá tieàn chi phí cho du lòch taêng 14
laàn. Toång soá du lòch ra khoûi bieân giôùi quoác gia khoaûng treân 200 trieäu ngôôøi trong moät naêm .
Ngaønh du lòch Thaùi Lan haøng năm thu nhaäp treân 1 tyû ñoâ la vaø laø ngaønh ñöùng ñaàu veà
thu ngoaïi teä cuûa Thaùi Lan. ÔÛ nhieàu nöôùc du lòch chieám tyû leä khaù cao trong toång saûn phaåm xaõ
hoäi: Boà Ñaøo Nha 9,4%, AÙo 6,5%, Taây Ban Nha 4,2%, Thuïy Só 4,2%.
Coù theå thaáy raèng löôïng khaùch du lòch quoác teá treân theá giôùi ñaõ taêng maïnh trong thaäp kyû
90. Cuoäc khuûng boá 11/9/2001 ôû Niu- Iooc vaø caùc vuï khuûng boá dieãn ra ôû moät soá nöôùc ñaõ laøm
cho löôïng du khaùch bò giaûm vaøo naêm 2001, roài taêng nheï vaøo naêm 2002 nhöng ñeán naêm 2003
laïi giaûm (nhaát laø Ñoâng Baéc AÙ vaø Ñoâng Nam AÙ)
Chaâu Aâu laø thò tröôøng thu huùt khaùch du lòch lôùn nhaát ( chieám treân 58% thò phaàn theá
giôùi ). Hai khu vöïc thu huùt khaùch haøng ñaàu laø Taây Aâu (nhieàu nhaát laø Phaùp, roài ñeán Ñöùc, Aùo),
Nam Aâu- Ñòa Trung Haûi (chuû yeáu laø Taây Ban Nha, Italia vaø Hy Laïp). Nhöõng khu vöïc naøy
naèm gaàn caùc nguoàn khaùch du lòch vôùi nhu caàu du lòch raát cao, laïi laø nôi taäp trung nhieàu giaù trò
vaên hoaù, lòch söû, coù khí haäu oân hoøa. Neáu chæ tính caùc di saûn vaên hoùa theá giôùi, nöôùc phaùp ñöôïc
coâng nhaän laø 28, Aùo coù 8, Ñöùc coù 30, Taây Ban Nha coù 38, Italia 39, Hy Laïp 16. Coù nhöõng
AN GIANG UNIVERSITAS 192
thaønh phoá laø trung taâm du lòch lôùn nhö Pari, Macxaây ( Phaùp ), Roâma, Florenxia, Naplô,
Veâneâxia (Italia ), Bacxeâloâna (Taây Ban Nha), Aten (Hy Laïp )…
Chaâu Myõ laø khu vöïc ñoùn klhaùch du lòch quoác teá lôùn thöù hai. ÔÛ chaâu luïc naøy luoàng
khaùch ñeán Hoa Kyø laø ñoâng nhaát, roài ñeán Canada, Meâhicoâ.Caùc ñaûo quoác vuøng Caribeâ thô
moäng cuõng ñaõ thu huùt haøng naêm khoûang 17 trieäu khaùch du lòch
Chaâu AÙ trong maáy naêm gaàn ñaây ñaõ phaùt trieån maïnh du lòch, maø chieám thò phaàn cao
hôn laø chaâu Myõ. Thò tröôøng lôùn nhaát chaâu Aù laø Trung Quoác vaø Hoàng Koâng (về phương diện
này thì Hồng Kông vẫn tính riêng ). Như vậy kể cả Hồng Kông thì Trung Quốc đứng thừ 3 thế
giới về thu hút khách du lịch ( sau Pháp và Tây Ban Nha)Vùng Trung Đông đã có bước tiến
ngạon mục trong thu hút khách đạt mức 30 triệu khách du lịch năm 2003 với các nền văn minh
nổi tiếng như Axiry, Babilon, Mezopotani…
Du lòch ñöôïc goïi laø ngaønh xuaát khaåu taïi choå. Noù ñaït ñöôïc hieäu quûa caohôn raát nhieàu so
vôùi xuaát khaåu thöïc söï . Nhôø coù du lòch maø coù theå baùn haøng cho khaùch du lòch vôùi giaù leû,
khoâng toán chi phí vaän chuyeån, ñoùng goùi, baûo hieåm v.v…Ví duï ôû Thuïy Só cuøng moät loaïi moùn aên
ngaønh ngoaïi thuông xuaát khaåu chæ thu ñöôïc 6 ñoâ la, nhöng ngaønh du lòch thu ñöôïc 20 ñoâ la.
Những nước đón nhiều khách du lịch nhất thế giới năm 2002
Nước, lãnh thổ Số lượt khách du lịch quốc tế đến
Pháp
Tây Ban Nha
Hoa Kỳ
Italia
Trung Quốc
Anh
Canada
Mêhicô
Áo
Đức
Hồng Kông ( Trung Quốc)
Hungary
Hi Lạp
Ba Lan
Malaixia
Thổ Nhỉ Kỳ
77.010.000
51.748.000
41.892.000
39.799.000
36.803.000
24.180.000
20.057.000
19.667.000
18.611.000
17.969.000
16.566.000
15.870.000
14.180.000
13.980.000
13.292.000
12.782.000
Nguồn : World Tourism organization
Đưa khách đi ra nước ngoài được gọi là du lịch thụ động. Đón khách nước ngoài đến
được gọi là du lịch chủ động. Để đánh giá so sánh sự tham gia tích cực của một quốc gia vào
hoạt động du lịch, người ta dùng 2 chỉ tiêu :
* Tổng chi tiêu của công dân nước đó cho du lịch ( tính bằng tỷ USD )
* Tổng thu của nước đó bằng du lịch ( tính bằng tỷ USD )
AN GIANG UNIVERSITAS 193
Căn cứ vào cán cân thanh toán (chi tiêu và nguồn thu) từ du lịch quốc tế, có thể phân
thành 3 nhóm nước :
- Các nước chủ yếu là du lịch thụ động (nguồn thu ít hơn chi tiêu ) : Nhật Bản, Đức,
Anh, Hà Lan, Bỉ, LB Nga, Hàn Quốc, Arập Xêut, Thụy Điển
- Các nước chủ yếu là du lịch chủ động (nguồn thu lớn hơn chi tiêu ) : Hoa Kỳ, Pháp,
Italia, Trung Quốc, Áo , Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Ôxtrâylia
Các nước đứng đầu thế giới về chi tiêu cho du lịch và nguồn thu từ du lịch
Tên nước Tổng chi tiêu
( tỉ USD)
Tên nước Tổng thu từ du
lịch( tỉ USD)
% thị phần TG
Hoa Kỳ
Đức
Anh
Nhật Bản
Pháp
Italia
Trung Quốc
Hà Lan
Hồng Kông
LB Nga
Bỉ
Canada
Áo
Hàn Quốc
Arập Xêut
Thụy Điển
58,0
53,2
40,4
26,7
19,5
16,9
15,4
12,9
12,4
12,0
10,4
9,9
9,4
7,6
7,4
7,2
Hoa Kỳ
Tây ban Nha
Pháp
Italia
Trung Quốc
Đức
Anh
Áo
Hồng Kông
Hi Lạp
Canada
Thổ Nhỉ Kỳ
Mêhicô
Ôtrâylia
Thái Lan
Hà Lan
66,5
33,6
32,3
26,9
20,4
19,2
17,8
11,2
10,1
9,7
9,7
9,0
8.9
8,1
7,9
7.7
14,0
7,1
6,8
5,7
4,3
4,0
3,8
2,4
2,1
2,1
2,0
1,9
1,9
1,8
1,7
1,6
Nguồn : World Tourism organization
AN GIANG UNIVERSITAS 194
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu rõ vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội
2. Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiển ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng,
khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải
3. Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển và phân bố các ngành giao thông vận tải
4. Hãy so sánh những ưu và nhược điểm của các loại hình giao thông vận tải
5. Cho bảng số liệu :
Khối lượng vận chuyển và luân chuyển các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003
Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển
( Nghìn tấn )
Khối lượng luân chuyển
( Triệu tấn.km)
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
8.385,0
175.856,2
55.258,6
51.811,6
89,7
2.725,4
9.402,8
5.140,5
43.512,6
210,7
Tổng số 261.401,1 60.992,0
Hãy tính cự ly vận chuyển trung bình về hàng hóa và các phương tiện vận tải ở nước ta
năm 2003
6. Cho bảng số liệu :
Số điện thoại bình quân trên 1000 dân, năm 2001
Số máy điện thoại
trên 1000 dân
Số nước Số dân
( Triệu người )
GDP/người
( USD)
< 5 21 599 241
6-25 27 455 368
26-100 37 1699 645
101-500 80 2582 2.955
>500 21 730 29.397
Không có số liệu 22 42 1.148
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số và GDP/ người ở các nhóm nước theo bình quân
số máy điện thoại trên 1000 dân. Nêu nhận xét.
b. Tìm các ví dụ để chứng minh ảnh hưởng to lớn của ngành thông tin liên lạc tới đời
sống hiện đại.
AN GIANG UNIVERSITAS 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo phát triển con người Việt Nam. 2001.Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.
Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Kinh tế 2003-2004 Việt Nam và thế giới. Thời báo kinh tế Việt Nam
Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Tuệ. 2000. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam. Hà Nội:
NXB Giáo dục.
Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Tuệ. 1992. Dân số học và địa lý dân cư. Dự án VIE 89/P10.
Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hà Nội.
Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Hữu Dũng. 1998. Dân số, môi trường, tài nguyên (Giáo trình
dành cho cao đẳng). Hà Nội: NXB Giáo dục.
Niên giám thống kê 2002-2003. 2004. Hà Nội: NXB Thống kê.
Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân. Địa lý cây trồng. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn Quán. 2003. 217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Hà Nội: NXB Thống kê.
Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ. 1997.
Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội đại cương. Trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Kim Hồng (chủ biên ).2001. Giáo dục môi trường. Hà Nội: NXB Giáo dục Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. 1990. Cơ sở Địa lý kinh tế - xã hội
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT). ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuệ. 1995. Một số vấn đề về địa lý công nghiệp. Vụ giáo viên. Hà Nội: Bộ Giáo
Dục và Đào tạo.
Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh- Lê Thông. 2005. Địa lý kinh tế xã hội đại
cương. Hà Nội: NXB Đại học sư phạm.
Nguyễn Viết Thịnh , Đỗ Thị Minh Đức. 2002. Địa lý kinh tế- xã hội Việt nam, Tập I. Hà Nội:
NXB Giáo Dục.
Nguyễn Viết Thịnh , Đỗ Thị Minh Đức. 1996. Dân số,tài nguyên, môi trường. Hà Nội: NXB
Giáo dục.
Phạm Hữu Khá. tháng 10- 2002. Địa Lý kinh tế xã hội đại cương. TPHCM: NXB Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Số liệu kinh tế- xã hội các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới. 2002. Hà Nội: NXB Thống
kê.
Trần văn Tùng. 1998. Dự báo vấn đề toàn cầu. Hà Nội: NXB Thống Kê.
AN GIANG UNIVERSITAS 196
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Địa Lý Kinh Tế Xã Hội Việt Nam.pdf