Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Các quy định của luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Người bào chữa trong tố tụng hình sự và đề xuất hoàn thiện các quy định này. Cơ cấu bài làm bao gồm những vấn đề sau: I – Khái quát chung về người bào chữa 1 - Tại sao luật lại có quy định về NBC. 2 - Khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự 3 - Phân loại người bào chữa. II – Địa vị pháp lý của NBC và ý nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của NBC trong TTHS. 1 - Địa vị pháp lí: 2 – Ý nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của NBC trong TTHS. III – Khái quát các quy định của pháp luật TTHS về địa vị của NBC trước khi ban hành bộ luật TTHS năm 2003. IV. Những quy định của bộ luật TTHS năm 2003 về địa vị pháp lý của NBC. 1 – Quyền của người bào chữa 2 . Nghĩa vụ của NBC trong BLTTHS năm 2003. V – Thực trạng thực hiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của NBC và những kiến nghị hoàn thiện. 1 – Thực trạng. 2. Kiến nghị

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Khái quát chung về người bào chữa và địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS. 1 - Tại sao lại có quy định về NBC. Giải quyết vụ án HS là một quá trình phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người, quyền tự do của công dân với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Vì vậy pháp luật TTHS quy định quá trình này phải được tiến hành trên cơ sở pháp lí chung, đảm bảo không xét xử oan sai đối với người vô tội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. BLTTHS thể hiện cách xử sự của Nhà nước đối với NBTG, BCBC, họ vẫn có quyền như mọi công dân khác tự do trừ một số quyền tạm thời bị pháp luật TTHS hạn chế hoặc tước bỏ. Khi một công dân trở thành đối tượng bị Nhà nước nghi là thực hiện tội phạm và buộc phải tham gia vào quan hệ TTHS với các cơ quan Nhà nước, đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người đó có thể bị Nhà nước truy cứu TNHS, bị chịu biện pháp nghiêm khắc nhất là hình phạt, có thể bị tước bỏ nhiều quyền cơ bản của công dân như quyền tự do về thân thể…và thậm chí tước bỏ cả quyền sống. Vì vậy pháp luật quy định những người này có quyền biện minh cho bản thân mình nhằm phủ nhận một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của Nhà nước, quyền đó là quyền bào chữa. Quyền bào chữa có thể coi như quyền đối trọng với quyền buộc tội của Nhà nước. Tuy nhiên khi tham gia vào TTHS, chủ thể của quyền bào chữa thường có trạng thái căng thẳng, tự mình không nhận thức được hết những tình tiết có lợi để bào chữa cho mình. Phần đông NBTG, BCBC không có kinh nghiệm hi va chạm, tiếp xúc với cơ quan TTHS, người tiến hành tố tụng NTHTT và hơn nữa pháp luật ngày càng phát triển, càng phức tạp nên không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật mà tự bào chữa cho mình, điều này dẫn tới một nhu cầu khách quan trong xã hội là phải có những người hiểu biết chuyên sâu, có chuyên môn về pháp luật để giúp BCBC bào chữa cho mình – đó chính là những người bào chữa. Và pháp luật TTHS cũng có những quy định hết sức cụ thể, chi tiết về chủ thể này. Khi người bào chữa tham gia vào TTHS thì pháp luật phải quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của họ, những quy định này sẽ tạo thành địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS. 2 - Khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự - Ở hầu hết các nước trên thế giới, hệ thống pháp luật TTHS đều quy định một chế định riêng về người bào chữa. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thì sự nhìn nhận khái niệm này cũng không đồng nhất. Pháp luật một số nước quy định chỉ luật sư mới có thể làm người bào chữa. Ví dụ ở Trung Quốc: khi một người bị truy tố và đưa ra xét xử, người đó có quyền tự bào chữa hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư… Mở rộng hơn, pháp luật TTHS Nga quy định chủ thể khác cũng có quyền bào chữa trong TTHS: Theo quyết định của Tòa án bên cạnh luật sư thì một trong số những người họ hàng thân thích của bị can hoặc người khác theo yêu cầu của bị can có thể được chấp nhận là người bào chữa… Mặc dù quan niệm về người bào chữa ở những nước trên thế giới có những điểm khác biệt nhưng nó đều có chung những đặc điểm nổi bật như: người bào chữa là người có kiến thức pháp luật, được BCBC hoặc người được pháp luật cho phép mời để tiến hành hoạt động bào chữa. Hoạt động bào chữa nhằm mục đích bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tình nghi, của bị can, bị cáo. Ở Việt Nam đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất cũng như không nêu khái niệm thế nào là người bào chữa trong TTHS, nhưng dựa vào khái niệm chung về người bào chữa, về luật sư…ta có thể hiểu: NBC trong TTHS là người tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS của người bị buộc tội về mặt pháp lí nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế XHCN. Hệ thống quy định của BLTTHS năm 2003 chỉ tập trung quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ, lựa chọn và thay đổi người bào chữa trong TTHS. Theo đó tại điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định, người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, BCBC; Bào chữa viên nhân dân. 3 - Phân loại người bào chữa. + Luật sư: Muốn trở thành luật sư bào chữa trong TTHS thì phải có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của luật luật sư 2006 ( như: công dân VN trung thành với tổ quốc, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, có bằng cử nhân luật, được đào tạo nghề luật sư, qua thời gian tập sự, được cấp chứng chỉ hành nghề...), và được NBTG, BCBC hay người đại diện hợp pháp yêu cầu hoặc được CQTHTT chỉ định tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NBTG, BCBC. Luật sư tham gia bào chữa trong trường hợp sau: . Theo hợp đồng dịch vụ pháp lí . Theo yeu cầu của CQTHTT + Người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC. BLTTHS không quy định rõ khái niệm “ người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC. Tuy nhiên dựa trên quy định tại BLDS 2005 về người đại diện theo pháp luật thì theo quan điểm này, người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC là cha mẹ hoặc người giám hộ đương nhiên của NBTG, BCBC chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tinh thần hay thể chất. Người giám hộ có thể là giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ được cử. + Bào chữa viên nhân dân: Xem xét khoản 2 và khoản 3 điều 57 BLTTHS năm 2003 có thể hiều bào chữa viên nhân dân là người được mặt trận Tổ quốc VN, tổ chức thành viên của mặt trận cử để bào chữa cho NBTG, BCBC là thành viên của tổ chức mình. Bào chữa viên nhân dân tham gia tố tụng trong 2 trường hợp: . Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng ( khoản 2 điều 57) . Ủy ban mặt trận tổ quốc VN , tổ chức thành viên của mặt trận tự cử bào chữa viên nhân dân tham gia TTHS ( khoản 3 điều 57). Như vậy có thể thấy bào chữa viên nhân dân phải là thành viên của mặt trận tổ quốc VN hoặc tổ chức thành viên của mặt trận, tham gia vào TTHS để bào chữa cho thành viên tổ chức mình . Tóm lại: người bào chữa là người tham gia TTHS với trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, BCBC. Việc tham gia tố tụng của người bào chữa phải do NBTG, BCBC hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời, hay đươc CQTHTT yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt nam, tổ chức thành viên mặt trận cử. Người bào chữa có quyền do luật định để làm rõ sự thật vụ án, phát hiện và làm sáng tỏ các tình tiết để chứng minh NBTG, BCBC không có tội, hoặc những tình tiết làm giảm nhẹ TNHS cho họ, đồng thời giúp đỡ NBTG, BCBC về mặt pháp lí đảm bảo cho họ thực hiện những quyền tố tụng theo luật định. Người bào chữa cũng có địa vị pháp lí độc lập, có quyền và nghĩa vụ riêng biệt không phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của NBTG, BCBC. Người bào chữa tham gia TTHS cũng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, mà chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. - Địa vị pháp lí: của chủ thể theo từ điển luật học: địa vị pháp lí của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của cá chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa vị pháp lí có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật. Từ định nghĩa trên có thể hiểu, địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho họ trong các giai đoạn của tố tụng nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình. Túm lai: chế định NBC có vị trí vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền bào chữa của NBTG, BCBC. Cho đến nay, BLTTHS 2003 đã quy định khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến người bào chữa. Toms lại: NBC trong TTHS bao gồm 3 chủ thể chính là: luật sư, người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC, và bào chữa viên nhân dân. Những người này khi tham gia tố tụng để bào chữa cho NBTG, BCBC có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của pháp luật. Người bào chữa tham gia tố tụng theo yêu cầu của chính thân chủ của họ hoặc do CQTHTT chỉ định. Tuy nhiên sự tham gia của người bào chữa hoàn toàn được phụ thuộc vào ý chí của người được bào chữa là chấp nhận hay từ chối. Trong thực tiễn tố tụng ở VN, chủ thể chủ yếu tham gia tố tụng với vai trò người bào chữa là luật sư. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TTHS. a. Ý nghĩa chính trị quy định về địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS góp phần bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp Đôỉ mới đất nước. b- Ý nghĩa xã hội: - thể hiện tính nhân đạo trong TTHS - góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người tham gia tố tụng, cũng như quần chúng nhân dân. c- Ý nghĩa pháp lí: - đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản của LTTHS ( nguyên tắc tại điều 11- BLTTHS) - Góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. ( thoogn qua tranh luận) 4- KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT TTHS VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRƯỚC KHI BAN HÀNH BLTTHS 2003 Lịch sử nước ta đã thừa nhận rất sớm về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, ở chế độ khác nhau thì có quan điểm khác nhau về địa vị pháp lí của người bào chữa. Trong giai đoạn 1945 – 1954 từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nhà nước ta đã ban hành nhiều sắc lệnh quy định về địa vị pháp lý của người bào chữa như: sắc lệnh về việc thành lập Tòa án quân sự; sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán; sau đó là sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 về tổ chức các Tòa án quân sự; Nnghị định 01/ NĐ ngày 02/01/1950 của Bộ tư pháp…Những quy định trên là cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về quyền bào chữa, đồng thời chỉ ra được thành phần của người bào chữa. Tuy nhiên do trình độ còn nhiều hạn chế và hoàn cảnh lịch sử của đất nước còn nhiều khó khăn, trong các văn bản pháp lí đã quy định về địa vị pháp lí của người bào chữa tuy chưa đầy đủ nhưng ngày càng được bổ sung hoàn thiện. - Thời kì 1954 – 1988. Với sự ra đời của thông tư số 22 – HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ tư pháp và đặc biệt sau khi các bản hiến pháp năm 1959 và 1980 ra đời đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia tố tụng. Tuy nhiên thời kì này các quy định về NBC còn rất tản mạn, không thống nhất. Và NBC hầu như chỉ tham gia vào TTHS ở giai đoạn xét xử. Đó cũng là một trong những lí do mà quyền của BCBC không được đảm bảo, gây ra nhiều oan sai, vi phạm. Nhu cầu phải có quy định thống nhất về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của BCBC thông qua NBC là hết sức cần thiết. Và đến sau này khi BLTTHS 1988 ra đời đã làm được điều đó. Để đảm bảo giải quyết vụ án được vô tư khách quan toàn diện và chính xác, góp phần bảo vệ quyền lợi của BCBC, BLTTHS 1988 quy định khá cụ thể về địa vị của NBC như: Điều 35 LTTHS đã phân loại cụ thể về người bào chữa ; Điều 36 quy định về quyền và nghĩa vụ của NBC ; Điều 37 đề cập vấn đề lựa chọn và thay đổi NBC. Từ chỗ người bào chữa chỉ có thể tham gia vào vụ án khi kết thúc điều tra, BLTTHS năm 1988 – Bộ luật đầu tiên của nước ta thừa nhận sự tham gia của người bào chữa sớm hơn rất nhiều – từ khi có quyết định khởi tố bị can. Đây là quy định tiến bộ của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa, quyền tranh tụng của NBC. Tuy nhiên, luật TTHS năm 1988 vẫn chưa có khái niệm chính thức và thống nhất về người bào chữa. Đồng thời, những quy định của BLTTHS về phạm vi những người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa còn giới hạn, NBC còn khá bị lệ thuộc vào các quyết định của các cơ quan tư pháp…Để khắc phục được những tồn tại trên, luật TTHS năm 2003 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để NBC thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. V – NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2003 VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA. Bộ luật TTHS năm 2003 quy định NBC tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại DD81, 82 BLTTHS 2003 thì NBC tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mậtđiều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Theo đó NBC có thể tham gia tố tụng vào một trong ba thời điểm: NBC tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã ( điều 81), bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( điều 82 ) Từ khi kết thúc điều tra trong những trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, theo quyết định của VTVKS Thời điểm tham gia tố tụng của NBC có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bào chữa của họ trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Được tham gia tố tụng càng sớm, NBC càng có điều kiện tìm hiểu về vụ án đó tìm ra những tình tiết chứng cứ có lợi cho thân chủ của mình. Mặt khác, các cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện việc bắt, tạm giam,…vẫn còn những thiếu sót làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của NBTG, BCBC. Với sự tham gia của NBC những hoạt động này sẽ được giám sát và như vậy quyền lợi của người được bào chữa sẽ đảm bảo hơn. Quy định về việc NBC có thể tham gia tố tụng ngay từ khi có quyết định tạm giam là 1 bước tiến của BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988. Theo quy định của BLTTHS 1988 NBC chỉ được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Đây là sự thay đổi mang tính phát triển của BLTTHS 2003, nó tạo điều kiện cho NBC tham gia tiếp xúc với vụ án ngay từ đầu, có được sự chủ động cần thiết trong việc thu thập chứng cứ gỡ tội hoặc những tình tiết có lợi cho NBTG, BCBC, đồng thời nó cũng tránh được sự lạm quyền từ phía cơ quan điều tra. BLTTHS 2003 dành khoản 2 điều 58 để quy định về quyền của NBC trong TTHS: - Quyền có mặt khi lấy lời khai của NBTG, khi hỏi cung BC và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi NBTG, BCBC và người cosd mặt ở những hoạt động điều tra khác, xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mình bào chữa. Đây là quy định mở rộng sự tham gia của người bào chữa trong các hoạt động điều tra. Việc tham gia này của người bào chữa trong hoạt động hỏi cung có ý nghĩa trợ giúp ban đầu đối với NBTG, BCBC. Sự có mặt của người bào chữa khi lấy lời khai, khi hỏi cung giúp cho NBTG, BCBC được ổn định về mặt tâm lí hơn khi trả lời những câu hỏi của ĐTV. Điều này sẽ giúp tình trạng hạn chế tình trạng do quá sợ hãi hoặc thiếu hiểu biết, NBTG, BCBC sẽ khai không đúng thực tế vụ án. Sau đó chính những lời khai này có thể trở thành chứng cớ buộc tội đối với NBTG, BCBC. Ngoài ra với sự hiểu biết pháp luật của mình, NBC có thể giúp NBTG, BCBC nhìn ra điểm sơ hở thiếu chặt chẽ trong lời khai, giúp NBTG, BCBC khai lại đúng với sự thật vụ án. Sự tham gia của NBC ngay trong hoạt động lấy lời khai, hỏi cung còn đảm bảo cho những hoạt động này được tiến hành đầy đủ, tuân thủ pháp luật hơn. Tham gia hoạt động điều tra có thể giúp cho NBC có cái nhìn tổng quát về vụ án , đồng thời nắm rõ các tình tiết chứng cứ để từ đó đưa ra lời bào chữa thích hợp và hiệu quả cho NBTG, bị can trong những giai đoạn tố tụng tiếp theo. NBC còn có thể hỏi NBTG, BCBC nếu được sự đồng ý của ĐTV. Đây là quy định thể hiện sự công bằng của pháp luật. Trong biên bản hỏi cung không chỉ có những tình tiết mang tính buộc tội mà những câu hỏi của người bào chữa cũng có thể dẫn đến những luận cứ cho thấy NBTG, BCBC không có tội hoặc giảm nhẹ TNHS. Tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của ĐTV, phụ thuộc vào ý chí của ĐTV, vì vậy có thể dẫn tới tình trạng NBC không được thực hiện quyền này. NBC cũng có quyền tham gia các hoạt động điều tra khác như: hoạt động đối chất, nhận dạng, hoạt động khám nghiệm, thực nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ tài sản…Ngoài ra trong quá trình xem xét các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và có liên quan tới người mà mình bào chữa, nếu nhận thấy hành vi tố tụng của ĐTV không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc biên bản có những yếu tố vi phạm pháp luật, NBC có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Với mục đích đảm bảo sự công bằng, khách quan của quá trình giải quyết vụ án, BLTTHS 2003 quy định những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, hoặc người tham gia tố tụng khác nếu có dấu hiệu cho thấy họ không vô tư, khách quan. Một trong những chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác là NBC. Đối với người tiên hành tố tụng, những căn cứ này quy định tại điều 42 BLTTHS 2003. Theo đó người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu: + điều 42 Đối với người giám định, họ phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 60 BLTTHS 2003 Dẫn chứng…. Ngoài ra, nếu người giám định không đủ khả năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu giám định họ cũng có thể bị thay đổi. Đây cũng là những căn cứ để thay đổi người phiên dịch quy định tại điều 61 BLTTHS 2003. Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ NBTG, BCBC, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của NBTG, BCBC nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho NBTG, BCBC thì NBC phải căn cứ vào các chứng cứ, tình tiết có liên quan vụ án, các tài liệu thu thập được từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những chứng cứ tài liệu do cơ quan điều tra thu thập được, NBC có thể sẽ không nắm bắt được tình tiết có lợi cho NBTG,BCBC hoặc sẽ có cái nhìn về vụ án theo hướng kết luận của cơ quan điều tra. Vì vậy pháp luật cho phép NBC được tự mình thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác… Đến nay chưa có quy định nào khác của BLTTHS 2003 hoặc văn bản hướng dẫn về thế nào là bí mật điều tra. NBC nào làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận bào chữa, xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của NBC trong TTHS đã được pháp luật quy định một cách khá toàn diện và hợp lí. Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ này sẽ giúp cho người bào chữa tỏ rõ vai trò, nâng cao địa vị pháp lí của mình trong TTHS. V - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ 1 – Thực trạng. Từ khi BLTTHS 2003 có hiệu lực áp dụng trong, những quy định mới của bộ luật về NBC đã ít nhiều có hiệu quả trên thực tế. NBC đã có cơ sở pháp lí để thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình một cách hợp pháp. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của NBC còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Thực tế về tỉ lệ NBC tham gia TTHS ở VN hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, NBC tham gia TTHS chủ yếu là luật sư. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp là rất ít và đặc biệt rất hiếm đối với bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên tỷ lệ luật sư tham gia TTHS với tư cách NBC cũng còn rất ít so với số dân ( trung bình 1 luật sư/16.000 dân), và đội ngũ luật sư cũng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố; giữa đồng bằng và miền núi; chất lượng luật sư còn yếu kém, chưa được đào tạo một cách bài bản; người dân chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của NBC… b. Thực trạng việc thực hiện những quy định về thủ tục tham gia của luật sư vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc cấp giấy chứng nhận bào chữa còn nhiều bất cập. Nhiều nơi CQTHTT áp dụng luật máy móc, cố tình “làm khó” NBC, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ không hợp lý làm cho họ rơi vào vòng luẩn quẩn trong việc xin giấy chứng nhận bào chữa, mất thời gian cũng như công sức, ảnh hưởng đến công việc bào chữa. Luật quy định thời hạn cấp hoặc trả lời từ chối không cấp giấy chứng nhận bào chữa là 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nhưng thực tế thì NBC không bao giờ nhận được giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn, có trường hợp kéo dài đến 1 năm. Liệu đây có phải là 1 công cụ để CQTHTT hạn chế luật sư tham gia tố tụng. Ví dụ: Trong vụ án tiêu cực việc phân bổ dệt may ở Bộ Thương mại, tròn một năm sau khi làm thủ tục đăng ký với CQĐT, luật sư của bị can Mai Văn Dâu (nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại) mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Lúc này, vụ án đã xong giai đoạn điều tra và chuyển hồ sơ sang VKS để ra cáo trạng truy tố. Không những thế sau nhiều thời gian chờ để có được giấy chứng nhận bào chữa, khi tới VKS đề nghị được tiếp cận hồ sơ, luật sư Nguyễn Hoàng Hải đã bị từ chối với lý do “kiểm sát viên đang đọc”... BLTTHS năm 2003 quy định Giấy chứng nhận bào chữa có giá trị trong suốt quá trình tố tụng, nhưng lại không nêu rõ thời điểm nào kết thúc. Vì thế khi đi vào thực tiễn, các luật sư gặp phải rào cản là phải xin lại giấy chứng nhận bào chữa khi tham gia tiếp vào vụ án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm. Như vậy: để được tham gia tố tụng với tư cách là NBC thì luật sư phải đối mặt với nhiều thủ tục không cần thiết. Điều này làm cho công tác bào chữa không thuận lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người được bào chữa. c. Thực tiễn thực hiện quy định về quyền, nghĩa vụ của NBC khi tham gia TTHS + NBC được quyền tham gia tố tụng ngay từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Tuy nhiên trên thực tế quyền này của NBC ít được thực hiện, thậm chí cả trường hợp NBTG là người chưa thành niên. + Luật quy định NBC có quyền có mặt khi lấy lời khai của NBTG, khi hỏi cung bị can và có thể hỏi NBTG, bị can nếu được điều tra viên đồng ý. Trên thực tế điều tra viên không muốn NBC tham gia vào hoạt động này. Vì thế rất ít NBC được tham gia hỏi cung. Đây là vấn đề cần phải được chấn chỉnh trên thực tế. + NBC có quyền đề nghị cơ quan điều tra báo trước thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Tuy nhiên thực tế cơ quan điều tra thường không báo cho NBC hoặc có cách “lách luật” khác là đợi đến sát giờ hỏi cung mới thông báo cho NBC làm NBC không thể đến kịp để tham gia hỏi cung. Ví dụ: Theo luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết có lần ông đi cùng một ĐTV vào trại tạm giam để làm thủ tục “có mặt trong buổi lấy lời khai thân chủ của mình”. Tuy nhiên ĐTV lại hẹn 8 giờ sáng hôm sau có mặt tại cửa phòng làm việc. Đúng 7 giờ 30 ông đã tới nhưng loanh quanh tìm khắp nơi vẫn không thấy ĐTV này ở đâu. Thấy đã đến giờ lấy lời khai, ông làm liều đi vào trại. Đến nơi mới ngẩn người bởi ĐTV đó đã lấy lời khai bị can trước đó rồi. Luật sư Lý nhận định đây là cách “vô hiệu hóa” luật sư của cán bộ điều tra. + NBC có quyền gặp NBTG, BCBC đang bị tạm giam. Tuy nhiên việc thực hiện quyền này là rất khó khăn. Nhiều trường hợp cảnh sát dẫn giải không cho luật sư tiếp xúc với BCBC hay đòi phải có yêu cầu của Tòa án mới cho luật sư vào làm việc với bị cáo trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Những rào cản này làm cho NBC phải “chạy” theo ĐTV để được gặp thân chủ trong trại giam. + Khi được gặp NBTG, BCBC thì đa số các trường hợp đều có mặt giám thị. Điều này khiến NBTG, BCBC lo sợ sẽ không dám khai báo thông tin liên quan đến vụ án. LTTHS năm 2003 cũng không quy định thời gian gặp là bao lâu nên thường các trại giam chỉ cho phép gặp trong 1 giờ. Điều này là không phù hợp. + Sau khi kết thúc điều tra, NBC có quyền đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ vụ án có liên quan…tuy nhiên ở nhiều địa phương, để thực hiện được quyền này thì NBC còn phải phụ thuộc vào thái độ đồng ý của KSV. + Trình tự xét hỏi ở phiên tòa cũng có nhiều điểm bất cập. Trên thực tế hầu hết chỉ có Thẩm phán, Hội thẩm, VKS được đặt câu hỏi. Phần hỏi của NBC thường bị chủ tọa cắt ngang với lý do “ nội dung này đã nói rồi”. Ví dụ, trong phiên tòa xử Bùi Tiến Dũng ngày 03/8/2007, chủ toạ phiên toà hạn chế mỗi người bào chữa chỉ được nói trong 10 phút. Luật sư Phạm Hồng Hải đứng dậy phát biểu: “Theo quy định, chủ toạ không được hạn chế thời gian tranh luận của các luật sư”. Ngoài ra tại phần tranh luận NBC vẫn có thể bị chủ tọa hạn chế thời gian phát biểu. Bản chất của tranh tụng cũng chưa được thực hiện triệt để, Hội đồng xét xử nghiêng nhiều về phía VKS, không bắt VKS phải đối đáp đầy đủ theo pháp luật. Những thực trạng trên khiến luật sư cảm thấy mình không được tôn trọng xứng đáng từ các cơ quan, người tiến hành tố tụng. d. Về phía NBC. + Trong thực tiễn tham gia tranh tụng, tồn tại tình trạng NBC tham gia tranh tụng còn lúng túng khi bào chữa. Có luật sư khi tham gia bào chữa còn thay quyền công tố kết tội bị cáo khác để làm lợi cho thân chủ mình. Lại có luật sư và thân chủ không hiểu nhau nên mâu thuẫn trong phần bào chữa. + Luật quy định NBC có quyền kháng cáo, khiếu nại trong một số trường hợp nhưng thực tế NBC còn chưa sử dụng quyền này. + Vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp NBC coi trọng vật chất, lợi dụng sự am hiểu pháp luật của mình để vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng nghĩa vụ luật định như cố tình làm sai lệch vụ án hay chạy án. Những điều này làm cho uy tín NBC bị suy giảm, vì vậy cần có chế tài xử lý thích đáng đối với NBC vi phạm 2. Kiến nghị Để khắc phục những thiếu sót, sai lầm trên cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến người bào chữa: - Điều 56 BLTTHS quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC; và Bào chữa viên nhân dân. Như vậy, về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và Người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC là một chủ thể tư pháp có tư cách của NBC trong TTHS. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc xem xét thủ tục chứng nhận tư cách NBC, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến các CQTHTT các cấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ giống hay khác luật sư ở mức nào? Mặc dù có một số người tham gia với tư cách bào chữa viên nhân dân có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho BCBC là thành viên tổ chức Mặt trận, nhưng nhìn chung chất lượng của họ không cao, gặp nhiều vướng mắc hạn hẹp về kiến thức pháp luật, lại không được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự... Thực tiễn thì những người này tham gia tố tụng rất hạn chế, ít được Tòa án chấp nhận tham gia. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì hoàn toàn vắng bóng họ, vì thực tế luật sư tham gia còn rất khó khăn. Do đó nên chăng cần xem xét lại và bỏ chế định bào chữa viên nhân dân là người bào chữa trong BLTTHS. Các nhà lập pháp cần tập trung quy định có hiệu lực về hoạt động bào chữa trong TTHS vào chủ thể tư pháp duy nhất có đủ phẩm chất, kỹ năng và đạo đức hành nghề là luật sư. Điều đó cũng phù hợp với xu thế phát triển khách quan của nghề luật sư và chủ trương cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. - Quy định NBTG, BCBC (Các điều 48,49, 50), cần quy định cụ thể về quyền của họ được giải thích quyền có luật sư ngay khi bị bắt và có quyền im lặng khi không có sự tham gia của luật sư bào chữa. - Quyền của NBC được tham gia tố tụng từ khi quyết định tạm giữ, khởi tố bị can và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết cho việc bào chữa; xem các biên bản về hoạt động tố tụng khi có mặt của họ và xem các quyết định tố tụng có liên quan đến người mà họ bào chữa; được thông báo trước về thời gian,địa điểm lấy lời khai của người bị bắt, NBTG, BCBC và những người thân thích của họ cũng như những cơ quan tổ chức nếu không thuộc bí mật Nhà nước hoặc bí mật công tác (các điều 56, 58, 65). - Vấn đề từ chối người bào chữa được quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003 cần hoàn thiện thêm vì quy định như vậy còn có bất cập, không hợp lý. Việc không phân biệt quyền từ chối NBC của hai nhóm đối tượng được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều luật này là một sự không chặt chẽ về mặt lý luận. Đối tượng được quy định tại điểm a hoàn toàn khác với đối tượng quy định tại điểm b. Những đối tượng được quy định tại điểm a nhận thức được đúng đắn và đầy đủ hành vi từ chối NBC của mình và họ biết được khả năng và hậu quả có thể xẩy ra khi họ từ chối NBC. Và vì vậy để cho họ có quyền chủ quan tuyệt đối từ chối NBC là hợp lý. Còn những đối tượng được quy định tại điểm b là những đối tượng chưa đủ trình độ phát triển về thể chất cũng như tinh thần hoặc là những người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc khiếm khuyết về tâm thần thì liệu họ có nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về hành vi từ chối NBC của mình hay không? Với những ý kiến nói trên, em cho rằng cần phải sửa đổi, bổ sung đoạn 2 khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003 như sau: “Những trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 điều này sau khi luật sư tham gia bào chữa BCBC vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa. Còn đối với những trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 điều này thì bị can, bị cáo và đại diện hợp pháp của họ sau khi luật sư tham gia bào chữa vẫn có quyền yêu cầu thay đổi luật sư bào chữa và nếu họ từ chối luật sư thì CQTHTT phải lập biên bản ghi rõ lý do từ chối trước khi quyết định”. - Bên cạnh đó cần mở rộng phạm vi bào chữa bắt buộc đối với BCBC bị xử lý về tội có khung hình phạt lên đến 20 năm tù. Hiện nay Bị cáo phản cung với lý do bị bức cung, ép mớm, nhục hình… là vấn đề rất bức xúc trong các phiên tòa ở Việt Nam , làm giảm uy tín của cơ quan điều tra, truy tố. Chủ tọa cắt không cho họ nói thì bị xem là mất dân chủ, không khách quan…Sở dĩ có tình trạng trên một phần là do BLTTHS chưa có quy định cơ chế cứng tạo điều kiện cho luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, có mặt tại các buổi hỏi cung bị can. Hầu hết quá trình điều tra luật sư chỉ được tham gia một vài buổi lấy lệ, đa số các buổi hỏi cung khác không có mặt luật sư. Về nguyên tắc, khi luật sư tham gia đã được cấp giấy chứng nhận NBC và có văn bản đề nghị được tham gia tất cả các buổi hỏi cung và các hoạt động điều tra khác thì những hoạt động này bắt buộc phải có luật sư mới có giá trị pháp lý. Nhưng thực tế BLTTHS hiện hành có quy định rất mâu thuẫn và tạo ra những rào cản. Ví dụ: Luật sư muốn hỏi bị can phải được ĐTV đồng ý. Phiên tòa xét xử trẻ vị thành niên không có luật sư bào chữa thì phải hoãn, bản án tuyên trong điều kiện đó thì phải hủy, nhưng bản cung buộc tội ghi lời khai của bị can vị thành niên vắng mặt luật sư (mặc dù Điều 305 BLTTHS quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định luật sư) nhưng họ không thực hiện hoặc tìm cách bảo bị can viết đơn từ chối luật sư trong khi họ chưa hề thực hiện Điều luật là chỉ định luật sư thì bản cung lại được chấp nhận là hợp pháp, Bản kết luận điều tra và Bản cáo trạng vẫn có giá trị pháp lý buộc tội. Thiết nghĩ đây là lỗ hổng lớn mà luật cần sủa đổi. Để khắc phục điều này luật cần chi tiết theo hướng ngoài điểm điều luật đã quy định điều ĐTV thông báo cho luật sư thời gian, địa điểm hỏi cung bị can; cách thức trao đổi, liên hệ để thông báo với luật sư, những nguyên tắc và trách nhiệm bảo mật thông tin điều tra. Khi tham gia hỏi cung, luật sư được hỏi sau mỗi vấn đề, nội dung điều tra viên hỏi. Luật sư có quyền giải thích pháp luật cho bị can về quyền trả lời hoặc không trả lời vấn đề ĐTV hỏi. Luật sư có quyền phản đối câu hỏi mớm cung, bức cung của ĐTV; xem xét và có ý kiến về nội dung biên bản hỏi cung có đúng nội dung trả lời của bị can hay không; xác định tình trạng sức khỏe và tâm thần của bị can khi hỏi cung. Điểm e khoản 2 Điều 58 cần bổ sung theo tinh thần: luật sư có quyền gặp riêng làm việc với NBTG, BCBC trong trường hợp đặc biệt, một số tội cụ thể luật sư có quyền làm việc với bị can trong tầm nhìn nhưng không trong tầm nghe của cán bộ tố tụng. Không bị hạn chế về số lượng lần gặp và thời gian gặp chứ không phải quy định chung chung là được gặp để tránh những sự gây khó khăn từ phía cơ quan và người thi hành tố tụng chỉ cho gặp một cách hình thức và hạn chế thời gian được gặp. - Cần bổ sung quy định lời khai của bị can trong quá trình điều tra, truy tố mà không có sự tham gia của luật sư thì không được công nhận là chứng cứ. Sự bổ sung này hoàn toàn khả thi trong điều kiện hiện nay của nước ta. Ở những nước có nền dân chủ tư pháp phát triển, bị can, bị cáo có quyền từ chối cung khai nếu vắng mặt luật sư. Sự có mặt của luật sư trong các buổi lấy cung có 2 ý nghĩa: giám sát, không để xảy ra việc mớm cung, bức cung, nhục hình; và không để xảy ra tình trạng phản cung, bác lời khai tại cơ quan điều tra, VKS bởi việc lấy cung đã có người thứ ba chứng kiến. Để quy định về nghĩa vụ của NBC hoàn chỉnh hơn, tôi cho rằng cần bổ sung vào khoản 4 của Điều 58 cụm từ “nếu tiết lộ bí mật điều tra và” vào sau cụm từ “NBC” nhằm đảm bảo cho việc giữ bí mật điều tra mà người bào chữa biết được khi tham gia tố tụng. Điều này dẫn tới tính khả thi của sự cho phép NBC tham gia sớm hơn trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Nếu vẫn quy định chung chung là không được tiết lộ bí mật điều tra mà không kèm theo quy định khả năng áp dụng chế tài nếu có sự vi phạm thì cơ quan điều tra e ngại và cho việc giữ bí mật điều tra là cái cớ để không tạo điều kiện luật sư tham gia làm cho quy định đó thiếu tính khả thi. Luật không qui định cụ thể cơ quan tố tụng phải chịu chế tài thế nào nếu không tạo điều kiện cho luật sư hành nghề nên nhiều quyền của NBC không được thực hiện và hầu như bị vi phạm. Luật cần quy định các chế tài cụ thể đối với các hành vi cản trở của ĐTV cũng như CQ ĐT đối với sự tham gia của luật sư. - Ngoài ra luật phải quy định rõ trách nhiệm của những người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa trong việc cố tình thực hiện hành vi cản trở NBC thực hiện các quyền của mình. Có làm được như vậy thì địa vị pháp lý của NBC mới được đảm bảo trên thực tế. Như vậy : BLTTHS năm 2003 tuy đã có những quy định mới về địa vị pháp lí của NBC, tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia vào TTHS, nhưng trên thực tế một mặt các quy định của pháp luật TTHS chưa quy định cụ thể, rõ ràng nên NBC đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hành nghề của mình. Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, CQTHTT nên phối hợp với các tổ chức luật sư toàn quốc và các ban ngành liên quan hội thảo, ra văn bản hướng dẫn thi hành để NBC thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình được thuận lợi nhất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động. Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt nghiệp, Văn Hoàng Anh, Hà Nội 2010. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong luật tố tụng hình sự, Luật sư Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, Dư Hoàng Châu, GV Bộ môn Pháp luật, Trường Đại học CSND. Tạp chí khoa học pháp luật 1/2001; “Người bào chữa trong tố tụng hình sự; ThS. Trần Văn Bảy – ĐH luật TPHCM Nâng cao vị thế của Người bào chữa tại phiên tòa hình sự. ThS. Nguyễn Ngọc Khanh – Trường Đại học luật Hà Nội Tài liệu trên mạng. luathoc.vn brandco.vn pup.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự.doc
Luận văn liên quan