Dịch vụ roaming GPRS trong thông tin di động GSM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANM ANSWER message Bản tin trả lời AUC Authentication Centre Trung tâm nhận thực BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạmgốc BSS Base Station System Phân hệ trạm gốc BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc CAMEL Customized Appliations for Mobile network Các ứng dụng tương thích cho mạng di động CC Country code Mã nước CDR Call Data Record Bản ghi dữ liệu cuộc gọi EIR Equipment Identity Register Bộ nhận dạng thiết bị GMSC Global Mobile services Swiching Centre Global System for Mobile Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động cổng GSM Communication Hệ thống thông tin di động toàn cầu GT Global Title Nhãn toàn cầu HLR Home Location Register Bộ đăng ký định vị thường trú HPLMN Home PLMN Mạng di động mặt đất công cộng thường trú IAM Initial Address Message Bản tin khởi tạo địa chỉ IMSI International Mobile Subscriber Indentity Số nhận dạng thuê bao di động quốc tế IN Intelligent Network Mạng thông minh ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp ISUP ISDN User Part Phần người sử dụng ISDN LA Location Area Vùng định vị LAI Location Area Identity Số nhận dạng vùng định vị MAP Mobile Application Part Phần ứng dụng di động MCC Mobile Coutry Code Mã nước di động MGT Mobile Global Title Nhãn toàn cầu di động MNC Mobile Network Code Mã mạng di động MS Mobile Network Code Trạm di động MS Mobiles station Trạm di động MSC Mobiles services Switching Centre Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSIN Mobile Subscriber Indentification Number Số nhận dạng thuê bao di động MSISDN Mobile Station international PSTN/ISDN Số nhận dạng trạm di động mạng số đa dịch vụ tích hợp MSRN Mobile Station Roaming Number Số lưu động của trạm di động MTP Message Transfer Part Phần chuyển giao báo hiệu NC Network Code Mã mạng NDC National Destination Code Mã đích quốc gia NI Network Indicator Chỉ thị mạng NSS Network Switching Subsystem Phân hệ chuyển mạch OMC Operation & Maintenance Centre Trung tâm vận hành và bảo dưỡng OMS Operation and Maintenance Subsystem Phân hệ vận hành và bảo dưỡng PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng REL RELease Giải phóng SCCP Signalling Connection Control Part Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCP Service Control Point Điểm điều khiển dịch vụ SMS Short Message Service Dịch vụ nhắn tin ngắn SMSC Short Message Service Centre Trung tâm dịch vụ nhắn tin ngắn SN Subscriber Number Số thuê bao TDMA Time-Diveision Multiple Access Telecommunication Management Truy cập phân chia theo thời gian TMN Network Mạng quản lý viễn thông USSD Unstructured Supplementary Service Data VLR Visitor Location Register Bộ đăng ký định vị tạm trú VPLMN Visited PLMN Mạng di động mặt đất công cộng tạm trú VTI Vietnam telecom international company Công ty Viễn thông quốc tế Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, thông tin điện thoại di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Khi kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu thông tin cũng phát triển theo. Dịch vụ điện thoại di động càng trở nên gần gũi với con người bởi sự tiện dụng của nó, và giá dịch vụ điện thoại di động cũng giảm do sự phát triển của khoa học công nghệ. Các nhà khai thác không chỉ cạnh tranh nhau về giá cả, mà còn cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, và sự đa dạng hoá của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, làm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng nhiều hơn. Trước xu thế bùng nổ thông tin di động ở nước ta hiện nay, cùng với yêu cầu, nhu cầu thông tin liên tục, kịp thời không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, thì dịch vụ roaming GPRS trong mạng thông tin di động GSM đã và đang trở nên hấp dẫn với khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng có tính lưu động cao. Bằng việc nghiên cứu từ lý thuyết cơ sở đến các ứng dụng thực tiễn và xu thế phát triển dịch vụ roaming GPRS trong mạng thông tin di động GSM , tác giả đã hoàn thành đề tài của mình dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Cảnh Minh Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng để đề tài được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể đi sâu vào mọi vấn đề cần nghiên cứu cũng như khó tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng như các bạn để hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn !

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dịch vụ roaming GPRS trong thông tin di động GSM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MN biết mạng khách VPLMN là mạng nào. Chính vì vậy chỉ có kiểu truy vấn đệ quy được sử dụng giữa các server GPRS-DNS. Hơn nữa, ngay cả khi mạng GPRS-DNS chỉ trả lời các đối tác ký hợp đồng roaming với mình, mạng chủ HPLMN cần phải có các thông tin về các đối tác không ký roaming như hình vẽ dưới đây: Hình 9 – Truy vấn kiểu đệ quy với các đối tác không ký roaming. Vấn đề bảo mật Phần này cung cấp thêm một vài khuyến nghị để giới hạn thông tin cung cấp cho đối tác thứ 3 để nâng cao khả năng bảo mật. Việc cung cấp giao thức DNS không những cung cấp giải pháp cho tên domain mà còn cung cấp các thông tin về phần cứng, phần mềm hệ thống phòng trường hợp có vấn đề với GRX hoặc với mạng GPRS. Chính vì vậy có các khuyến nghị sau đây: Chỉ có các truy vấn thực sự cần thiết được sử dụng (kiểu A và NS cho GPRS, MX cho MMS...). Còn các truy vấn khác chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Chỉ các yêu cầu “bình thường” ( chứa các thông tin về DNS và các thông tin về địa chỉ IP của các máy) cần thiết được tiến hành bình thường. Vì vậy các thông tin về DNS phải được thực hiện dưới hình thức “bình thường”. Các giải pháp sửa đổi DNS cần phải được thông qua giữa các bên nếu thấy cần thiết (ví dụ cho mục đích sửa lỗi). Khuyến nghị về bảo mật cho DNS Trong trường hợp giữa các mạng phải truy vấn DNS của nhau thì để đảm bảo vấn đề an toàn cần thiết phải: Chỉ có kiểu truy vấn lặp lại như ở phần trên giữa các server DNS của các nhà khai thác GPRS Các nhà khai thác GPRS chỉ trả lời lại những yêu cầu về DNS từ các nhà khai thác đã ký thỏa thuận khai thác roaming, các yêu cầu khác đều bị hủy bỏ. Điều đó nhằm bảo vệ server DNS chống lại sự thâm nhập từ ngoài vào bằng hệ thống firewall, hệ thống này chỉ sử dụng cho giao thức DNS chuẩn (tra cứu DNS 53/udp). Các nhà khai thác GPRS chỉ trả lời các truy vấn liên quan đến APN của mình, các yêu cầu khác bị hủy bỏ. Đảm bảo server chạy trên phiên bản phần mềm bảo mật tương thích và được kiểm tra và nâng cấp thường xuyên. Các khuyến nghị thêm sau đây cũng tăng khả năng bảo mật cho việc thực hiện dịch vụ roaming GPRS Các nhà khai thác GPRS chỉ trả lời các truy vấn nhắc lại. Chỉ có yêu cầu kiểu A (phân tích tên), MX (cho MMS) và NS được sử dụng. Những yêu cầu khác chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý giữa các bên. Chỉ có các truy vấn tên các domain bình thường được sử dụng Truy vấn DNS trong kịch bản roaming thứ hai (VGGSN được sử dụng) Kịch bản này rất giống trường hợp khi thuê bao ở trong mạng thường trú và chỉ DNS nội vùng được truy vấn. Trao đổi báo hiệu GPRS và DNS/IP được thực hiện trên mạng backbone của mạng GPRS trong VPLMN và không đi vào mạng backbone giữa các mạng GPRS. Hình 10 - Phân giải APN sử dụng DNS trong VPLMN 1. MS gửi bản tin kích hoạt PDP Context tới VSGSN trong VPLMN. Bản tin này có thể chứa hoặc không chứa APN (nếu bản tin không chứa APN thì một APN mặc định trong VSGSN được phân giải) 2. VSGSN kiểm tra APN dựa vào hồ sơ thuê bao người sử dụng và tạo ra một truy vấn DNS. Truy vấn này được gửi tới DNS server có địa chỉ được cấu hình trong VSGSN. 3. VPLMN DNS gửi kết quả này cho VSGSN. SGSN hoặc sử dụng địa chỉ IP của HGGSN để kết nối người sử dụng hoặc huỷ kích hoạt Context ( nếu không được cung cấp địa chỉ IP ). d. Tên điểm truy nhập -APN APN chứa ưu tiên truy cập định tuyến mong muốn của người sử dụng, mạng và được sử dụng để tạo kết nối logic giữa MS và mạng dữ liệu ngoài ( External PDN ). APN bao gồm: Network ID -những điểm trỏ tới điểm truy nhập trong một GPRS PLMN. Operator ID -những điểm trỏ tới một GPRS PLMN. Khuôn dạng của một APN đầy đủ: “.mnc.mcc.gprs” Network Id Operator Id Phân giải APN sử dụng nhận dạng mạng ( Network ID ) APN Network ID có thể trỏ tới các GGSN khác nhau trong các PLMN khác nhau, do đó cần có sự thống nhất trong đặt tên cho Network ID để tránh xung đột. Xung đột xảy ra khi có nhiều hơn một nhà khai thác mạng sử dụng cùng một APN cho các mạng dữ liệu gói ngoài làm cho thuê bao chuyển mạng thiết lập PDP Context thông qua VGGSN thay cho HGGSN. Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục nếu thuê bao thêm vào Operator ID của mạng thường trú (xem hình 6). APN:ibm.com.mnc789.mcc88.gprs SGSN VGGSN AP:ibm.com DNS mnc789.mcc888gprs HGGSN AP:ibm.com HLR VPLMN HPLMN DNS thành công VPLMN thêm vào và thiết lập flag=Yes DNS mnc123.mcc456gprs Hình 6-Thuê bao thêm vào Operator Id Nhà khai thác mạng có thể buộc các thuê bao phải sử dụng HGGSN bằng cách lập flag trong HLR trên mỗi điểm cơ sở APN bằng No. Trong trường hợp này thuê bao chuyển mạng sẽ luôn sử dụng điểm truy nhập HGGSN ( xem hình vẻ ). APN:ibm.com SGSN VGGSN AP:ibm.com DNS mnc789.mcc888gprs HGGSN AP:ibm.com HLR VPLMN HPLMN DNS thành công VPLMN thêm vào và thiết lập flag=No DNS Mnc123.mcc456gprs Để đảm bảo sự duy nhất của các APN Network Id có hai cách: Sử dụng các tên miền Internet chung. Tạo ra các tên miền nội bộ. Cả hai cách này có thể sử dụng như nhau cho phân giải APN phụ thuộc yêu cầu của nhà khai thác. Tên miền Internet chung Để đảm bảo sự duy nhất của APN Network ID trong các GPRS PLMN, APN Network ID chứa nhiều hơn một nhản tương ứng với một tên miền Internet. Tên này chỉ được PLMN cấp phát cho tổ chức đã chính thức dành được nó trên Internet. Đề nghị này có ưu điểm là khách hàng ( công ty hoặc ISP ) chịu trách nhiệm về sự duy nhất của APN Network ID. Hoạt động chính xác của dịch vụ GPRS phụ thuộc vào người sử dụng. Đặc biệt vấn đề có thể xảy ra nếu một công ty hoặc ISP được đăng ký một miền mức cao chung ( ví du: .com, .net ). Nhữmg công ty này có thể yêu cầu cùng một Network Id trong các mạng GPRS khác nhau. Vấn đề này sẽ thấy rỏ hơn ở những nước có chuyển mạng quốc gia ( xem hình 8 ). SGSN DNS Mnc123.mcc456gprs DNS Mnc789.mcc888gprs HGGSN AP:ibm.com HLR VPLMN HPLMN APN:ibm.com VPLMN them vào và lập flag=Yes DNS thành công VGGSN AP:ibm.com Tên miền GPRS nội bộ Để khắc phục những nhược điểm của tên miền Internet chung, Hiệp hội GSM đưa ra sự thống nhất trong tên miền nội bộ cho APN network Id. APN phục vụ APN phục vụ là APN network Id chỉ chứa một nhản không có dấu chấm phân cách. Nhờ đó APN phục vụ được phân biệt với một network Id bình thường có ít nhất một dấu chấm phân cách. APN phục vụ gửi từ thuê bao sẽ được DNS phân giải, cho phép SGSN kết nối người sử dụng tới một GGSN thích hợp hổ trợ dịch vụ được yêu cầu. Nếu mạng tạm trú không hổ trợ dịch vụ, một GGSN trong mạng thường trú sẽ được sử dụng thay thế. Cuối cùng, APN phục vụ được thêm vào DNS cùng với một số phân giải địa chỉ IP. Trong trường hợp này, địa chỉ IP được phân giải để có thể biến đổi phụ thuộc vào SGSN tạo ra yêu cầu ( dựa vào vị trí ) hoặc phụ thuộc vào tải mạng của GGSN. APN phục vụ có thể cung cấp cho thuê bao truy cập trong suốt tới dịch vụ yêu cầu tức là không xảy ra nhận thực, kiểm soát hoặc lọc gói cho dù thuê bao đang sử dụng địa chỉ IP chung hoặc riêng. Wildcard APN Wildcard APN là một APN chứa ký tự wildcard ‘*’ được lưu trong hồ sơ thuê bao ở HLR. Nó hổ trợ các chức năng Wildcard như cho phép Network Id hoặc Operator Id bất kỳ thay thế ký tự wildcard trong một APN, khi quyền truy cập tới điểm truy cập được kiểm tra trong thủ tục thiết lập PDP Context. Nhà khai thác có thể sử dụng chức năng wildcard để phân giải APN phục vụ. GGSN có khả năng phát hiện các thuê bao đang sử dụng chức năng wildcard và chặn kích hoạt PDP Context bị chiếm. Đây là một cơ chế bảo mật để chặn các thuê bao truy cập trái phép tới mạng dữ liệu gói không nằm trong hồ sơ thuê bao. Chức năng này sử dụng trường kiểu lựa chọn “ Select Mode” nằm trong bản tin yêu cầu kích hoạt PDP Context. e. Nhận dạng vùng định tuyến GPRS Khi một MS chuyển mạng giữa hai SGSN trong cùng một PLMN, SGSN mới tìm địa chỉ của SGSN củ nhờ liên kết với RA củ. Nhờ đó, mỗi SGSN biết được địa chỉ của mọi SGSN khác trong PLMN. Khi MS chuyển mạng từ một SGSN sang một SGSN ở mạng PLMN khác, SGSN mới không thể tự truy cập tới địa chỉ của SGSN củ. Thay vào đó, SGSN chuyển thông tin về RA củ thành một tên logic có dạng: RACxxxx.LACyyyy.MNCzzzz.MCCwwww.GPRS x, y, z, w là các số được mã hoá Hex SGSN có thể nhận được địa chỉ IP của SGSN củ từ một DNS server nhờ sử dụng địa chỉ logic. Mọi PLMN đều có một DNS server. Lưu ý rằng những DNS server này là các thực thể bên trong mạng GPRS, không được biết ở bên ngoài hệ thống GPRS. Việc đưa ra khái niệm DNS trong GPRS cho phép sử dụng tên logic thay cho địa chỉ IP khi trỏ tới các GSN, do đó tạo ra tính linh hoạt trong đánh địa chỉ các node PLMN. 3.4 Quản lý địa chỉ IP a. Phân bổ địa chỉ nút IP Mỗi node truy cập tới mạng backbone giữa các PLMN sẽ có các địa chỉ duy nhất. Các địa chỉ này có thể là địa chỉ IP chung do một thực thể quản lý ( management entity ) quản lý và phân phối. Địa chỉ IP của các GSN và các nút GPRS backbone của tất cả các PLMN tạo ra một không gian địa chỉ riêng không thể truy cập từ mạng Internet công cộng. Đối với GGSN và SGSN địa chỉ IP này cũng có thể tương ứng với một hoặc nhiều tên GSN logic dạng DNS. b. Phân bổ địa chỉ IP cho người sử dụng Địa chỉ IP của người sử dụng được phân bổ khi xảy ra kích hoạt PDP Context. Địa chỉ IP này không liên kết với địa chỉ IP của PLMN backbone. Người sử dụng có thể được phân bố địa chỉ tĩnh (Static address) hoặc địa chỉ động ( Dynamic address ) và địa chỉ này có giá trị trong suốt thời gian kích hoạt Context. Phân bổ địa chỉ IP tĩnh cho người sử dụng Phân bổ địa chỉ IP tĩnh không được khuyến khích vì những hạn chế khi chuyển mạng. Một địa chỉ người dùng tĩnh được gán cho thuê bao và được lưu trong bản ghi thuê bao ở HLR. Một bản sao của bản ghi thuê bao được gửi tới SGSN khi nhập mạng GPRS . Khi kích hoạt PDP Context địa chỉ này được chuyển qua HGGSN để tạo ra danh mục bảng định tuyến chính xác trong bản ghi HGGSN PDP Context. Nếu MS có thể sử dụng địa chỉ IP tỉnh ( sau các kiểm tra dữ liệu nhất định, chẳng hạn kiểm tra xem có phải APN được dùng chỉ cho phép một địa chỉ IP người dùng riêng hay không để thực hiện kích hoạt Context ), nó được chuyển cho MS khi xảy ra chấp nhận kích hoạt PDP Context. Địa chỉ IP tĩnh hạn chế thuê bao chỉ dùng các PDP Context trong HPLMN( HGGSN ) của chúng với các APN riêng. Thuê bao sẽ phải có một địa chỉ IP được VPLMN cấp phát động để được phép sử dụng các PDP Context nội vùng thông qua một VGGSN. Phân bổ địa chỉ IP động cho người sử dụng Một địa chỉ động chỉ được gán cho người sử dụng khi kích hoạt Context và có thể thay đổi khi có kích hoạt PDP Context mới. SGSN sẽ chuyển một trường địa chỉ PDP rổng tới GGSN khi có yêu cầu PDP Context để yêu cầu một địa chỉ động từ GGSN. GGSN có thể phân bổ cùng một địa chỉ hoặc phân bổ một địa chỉ được lấy ngẩu nhiên từ một “ ngân hàng địa chỉ ” ( adđress pool ) tại mọi kích hoạt PDP Context. Địa chỉ này sau đó được gửi cho MS khi xảy ra chấp nhận kích hoạt PDP Context. 3.5 Trao đổi thông tin cho chuyển mạng GPRS a. Thông tin DNS VPLMN GPRS DNS có thể định vị HPLMN nhờ sử dụng phần HPLMN Operator Id của APN. Khi thiết lập thoả thuận chuyển mạng, VPLMN sẽ: - Chèn dữ liệu vào VPLMN DNS để cho phép truy vấn DNS bằng các APN kết thúc trong Opertor Id của HPLMN được chuyển tới hệ thống DNS của HPLMN. hoặc: - Sử dụng “.gprs” root DNS để xác định địa chỉ IP của DNS server trong HPLMN để phân giải. Trao đổi dữ liệu khi thiết lập thoả thuận chuyển mạng có thể bao gồm địa chỉ IP DNS sơ cấp và thứ cấp hoặc những địa chỉ này có thể do “.gprs” root DNS giữ. b. Ánh xạ địa chỉ IMSI-HLR Để hổ trợ các thuê bao GPRS chuyển mạng về nước, PLMN phải được cung cấp mã IMSI ( MCC + MNC ) để ánh xạ tiêu đề toàn cầu HLR và hiện được sử dụng để cho phép MSC kết nối tới HLR cho chuyển mạng dữ liệu/thoại chuyển mạch kênh GSM. *Chú ý: Ánh xạ tiêu đề toàn cầu IMSI-HLR chỉ áp dụng cho các nhà khai thác mạng GSM900 và 1800 không áp dụng cho các nhà khai thác mạng PCS 1900 của Bắc Mỹ. Những thông tin này cũng được trao đổi với các mạng khác để cho phép chuyển mạng GPRS ra nước ngoài. c. Vùng địa chỉ nút GPRS VPLMN sẽ cung cấp vùng địa chỉ IP của HPLMN cho VPLMN, SGSN, GGSN, DNS sử dụng khi kết nối thông qua mạng backbone giữa các PLMN GPRS và cũng có thể được sử dụng trong BG để chuyển báo hiệu giữa các GSN, DNS và dữ liệu GPRS tới HPLMN. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ GPRS ROAMING TRÊN THẾ GIỚI I. GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH DỊCH VỤ GPRS TRÊN THẾ GIỚI Theo số liệu tham khảo của tổ chức GSM quốc tế, kể từ khi dịch vụ GPRS được triển khai đến nay, số thuê bao sử dụng dịch vụ GPRS và số nhà khai thác triển khai dịch vụ GPRS trên thế giới phát triển không ngừng. Điều đó khẳng định việc sử dụng thế hệ 2,5G làm bước đệm để tiến lên thế hệ 3G là hoàn toàn hợp lý. Theo thống kê của tổ chức GSM quốc tế, số nhà khai thác dịch vụ GSM khai dịch vụ GPRS tăng không ngừng và đến tháng 5/2003 số nhà khai thác đã triển khai dịch vụ GPRS trên thế giới là 171 và số nhà khai thác đang triển khai và có kế hoạch triển khai là 44 Danh sách các nhà khai thác đã triển khai dịch vụ GPRS: Quốc gia/nhà khai thác Quốc gia/nhà khai thác Quốc gia/nhà khai thác Andorra Hungary Poland • STA - 01/2002 • Pannon - 07/2001 • Centertel - 08/2000 Argentina • Vodafone - 07/2002 • Polkomtel SA - 12/2000 • Telecom Personal - 04/2002 • Westel - 03/2001 • Polska Telefonia Cyfrowa - 06/2001 Australia Iceland Portugal • Optus - 11/2001 • Iceland Telecom - 05/2001 • Optimus - 06/2001 • Telstra - 03/2001 • Og Vodafone - 03/2001 • TMN - 03/2001 • Vodafone - 01/2002 India • Vodafone Telecel - 04/2001 Austria • Bharti Cellular - 02/2003 Qatar • Connect Austria - 03/2001 • Bharti Mobile - 02/2003 • Qatar Telecom - 07/2003 • Mobilkom - 08/2000 • Bharti Mobinet - 02/2003 Romania • T-Mobile Austria - 04/2001 • Bharti Telenet - 02/2003 • MobiFon - 10/2001 • tele.ring - 01/2001 • BPL Mobile - 01/2002 • Orange Romania - 10/2001 Bahrain • Fascel - 02/2003 Russia • Batelco - 2003 • Hutchison Essar - 02/2003 • KB Impuls - 04/2002 Belarus • Hutchison Max - 02/2003 • Siberian Cellular Systems-900 - 09/2002 • Velcom - 03/2003 • Idea Cellular - 11/2002 • Sonic Duo - 10/2002 Belgium Indonesia • VimpelCom • BASE - 10/2002 • Indosat - 05/2002 Serbia • Belgacom Mobile - 07/2001 • Telkomsel - 10/2002 • Mobtel - 07/2003 • Mobistar - 05/2001 Ireland Singapore Bermuda • O2 - 01/2002 • MobileOne - 07/2001 • The Bermuda Telephone Company - Q2 2003 • Vodafone Ireland - 02/2002 • Singapore Telecom - 09/2001 Brazil Israel • StarHub - 10/2002 • TNL PCS - 06/2002 • Cellcom Israel - 07/2002 Slovak Republic • TIM - 10/2002 • Partner Communications - 09/2002 • EuroTel Bratislava - 09/2002 Canada Italy • Orange - 09/2002 • Microcell Telecommunications - 09/2001 • Blu - 12/2000 Slovenia • Rogers AT&T Wireless - 01/2002 • TIM - 03/2001 • Mobitel - 10/2001 Chile • Vodafone Omnitel - 07/2001 • Si.mobil - 06/2001 • Telefúnica CTC Chile - 01/2003 • Wind - 04/2001 South Africa • Entel PCS Telecomunicaciones - 10/2001 Jersey • MTN - 10/2002 China, Peoples Republic - (31 Regions) • Jersey Telecoms - 10/2002 • Vodacom - 10/2002 • China Mobile - 05/2002 Jordan Spain Croatia • JMTS - 01/2002 • Amena - 06/2001 • HT Mobile - 07/2001 • MobileCom Cellular Telephone Company - 05/2002 • Telefúnica Múviles - 01/2001 • VIPnet - 06/2001 Kuwait • Vodafone Espaủa - 05/2001 Cyprus • MTC - 09/2002 Sri Lanka • KKTCell - 02/2003 • Wataniya Telecom - 06/2003 • MTN Networks - 04/2002 Czech Republic Latvia Sweden • Cesky Mobil - 02/2002 • LMT - 09/2002 • Tele2 - 10/2001 • Eurotel Praha - 10/2000 Lebanon • Telia Mobitel - 02/2001 • T-Mobile - 08/2001 • FTML - 05/2001 • Vodafone Sweden - 09/2001 Denmark • LibanCell - 09/2001 Switzerland • Orange Denmark - 05/2001 Liechtenstein • Orange - 09/2001 • Sonofon - 01/2001 • mobilkom - 08/2000 • Swisscom Mobile - 02/2002 • TDC Mobil - 01/2001 Lithuania • TDC Switzerland - 09/2000 • Telia Denmark - 05/2002 • Bitộ - 10/2001 Taiwan Dominican Republic • Omnitel - 07/2001 • Chunghwa Telecom - 08/2001 • Orange Dominicana - 04/2002 Luxembourg • FarEasTone - 03/2002 Estonia • P&T Luxembourg - 05/2001 • KG Telecom - 08/2001 • EMT - 07/2001 • Tele2 - 03/2001 • Mobitai - 01/2002 • Radiolinja - 03/2002 Macau • Taiwan Cellular Corporation - 06/2002 Finland • CTM - 08/2002 • TransAsia - 08/2002 • Alands Mobiltelefon AB - 05/2001 • Hutchison Telecom - 04/2002 Thailand • Finnish 2G - 01/2001 Malaysia • AIS -12/2001 • Radiolinja - 10/2001 • Celcom - 12/2002 • DPC - 12/2001 • Sonera - 12/2000 • DiGi Telecommunications - 06/2002 • TAC - 11/2001 • TeliaSonera - 10/2001 • Maxis Communications - 06/2002 Turkey France • TIME dotCom - 12/2000 • IS TIM Telekomunikasyon IS-TIM - 07/2002 • Bouygues Telecom - 06/2002 Mexico - (9 regions) • Telsim - 08/2000 • Orange France - 05/2002 • Radiomúvil Dipsa - 10/2002 • Turk Telekom - 07/2002 • SFR - 06/2002 Netherlands • Turkcell - 03/2001 Georgia • KPN Mobile - 12/2000 UAE • Magticom - 01/2002 • Orange - 12/2002 • Etisalat - 01/2002 Germany • O2 - 11/2001 United Kingdom • E-Plus - 03/2001 • T-Mobile Netherlands - 12/2001 • O2 - 06/2000 • 02 - 01/2001 • Vodafone Libertel - 04/2001 • Orange - 08/2002 • T-Mobile - 06/2000 New Zealand • T-Mobile - 06/2002 • Vodafone D2 - 03/2001 • Vodafone New Zealand - 10/2001 • Vodafone - 04/2001 Greece Norway • Cosmote - 03/2001 • Netcom - 01/2001 Ukraine • Vodafone - 03/2001 • Telenor Mobil - 02/2001 • Kyivstar GSM - 02/2003 • STET Hellas - 07/2000 Pakistan USA Hong Kong • PTML - 03/2002 • AT&T Wireless Group - 07/2001 • Hong Kong CSL - 11/2000 Panama • Cingular Wireless - 10/2001 • Hutchison - 08/2001 • Cable & Wireless Panama - 10/2002 • T-Mobile USA - 11/2001 • New World - 09/2001 Philippines Venezuela • Peoples Telephone - 10/2001 • Globe Telecom - 07/2002 • Digitel - 11/2002 • SmarTone - 08/2001 • Smart Communications - 10/2001 • Sunday - 06/2002 Danh sách các nhà khai thác đang triển khai dịch vụ GPRS Quốc gia/nhà khai thác Quốc gia/nhà khai thác Quốc gia/nhà khai thác Belize Ireland Sri Lanka • BTL - 09/2002 • Meteor Communications - 03/2003 • Mobitel - 08/2003 Bolivia Liechtenstein Thailand • Movil de Entel • Orange • ACT Mobile - 06/2003 China • Telecom FL - 12/2002 • AIS - 03/2003 • China Mobile Macedonia • TA Orange - 06/2003 Colombia • Mobimak - 06/2003 Tongo • Amộrica Múvil - 06/2003 Malaysia • Shoreline Communications - 03/2003 Ecuador • TM Cellular - 02/2003 Trinidad & Tobago • Conecel - 09/2003 • DiGi Telecommunications - 09/2002 • TSTT - 08/2003 Costa Rica Mexico Tunisia • ICE • Telefúnica Múviles Mexico - 03/2003 • Tunisie Tộlộcom - 09/2002 Egypt Panama USA • Vodafone Egypt - 04/2003 • TelCA - 09/2002 • Dobson Communications - 06/2002 French Polynesia (ex-Tahiti) Philippines • Edge Wireless - 01/2003 • Tikiphone - 06/2003 • Digitel -02/2003 Vietnam India Puerto Rico • MobiFone - 01/2003 • Escotel • CCPR -03/2003 Yugoslavia, Federal Republic of Indonesia Russia • Monet GSM • Exelcomindo - 03/2003 • Mobile TeleSystems - 03/2003 Danh sách các nhà khai thác có kế hoạch triển khai dịch vụ GPRS Quốc gia/nhà khai thác Quốc gia/nhà khai thác Quốc gia/nhà khai thác Anguilla Cambodia Indonesia • Cable & Wireless • Cambodia GSM - 12/2003 • Natrindo Telepon Seluler - 06/2003 Antigua & Barbuda • CaSaCom - 06/2003 Montserrat • Cable & Wireless Cayman Islands • Cable & Wireless • Observer Cellular • Cable & Wireless Peru Barbados Dominica • TIM Peru - 06/2003 • Cable & Wireless • AT&T Wireless Group Russia • AT&T Wireless Group •Cable & Wireless • SMARTS Belize El Salvador Serbia • Intelco • CTE Telecom Personal • Telekom Srbija - 12/2003 Bermuda Federated States of Micronesia • Telecom - Q1/2 2003 St Kitts & Nevis • FSM Telecommunications Corporation - 12/2003 Bolivia • Cable & Wireless Fiji • NuevaTel • Vodafone Fiji - 12/2003 Bulgaria Grenada • Cosmo Bulgaria Mobile - 12/2003 • Cable & Wireless Grenada • MobilTel - 12/2003 India • Aircel Digilink - 12/2003 II. DỊCH VỤ GPRS ROAMING CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: Cũng như trên thế giới, số nhà khai thác GSM trong khu vực châu á thái bình dương triển khai dịch vụ GPRS không ngừng. Cho đến nay, hầu hết các nước láng giềng trong khu vực với Việt nam đã triển khai dịch vụ GPRS như: Thái lan, Singapore, HongKong, Trung quốc, Đài loan... Để cung cấp thêm nhiều giá trị gia tăng trên nền GPRS, các nhà khai thác GPRS đã thỏa thuận với nhau cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế GPRS. Sau đây là số liệu tham khảo về tình hình triển khai dịch vụ GPRS roaming của các nhà khai thác GPRS trong khu vực. 1. Tình hình thực hiện GPRS roaming của AIS Thái Lan a. Các đối tác thực hiện GPRS roaming với AIS – Thái Lan AIS Thái Lan mới triển khai dịch vụ GPRS roaming với 03 đối tác trong khu vực là: SingTel- Singapore; Orange – Hong Kong; HongKong CSL – Hong Kong. b. Cách cài đặt các dịch vụ liên quan đến GPRS roaming tại máy đầu cuối: Service Sing Tel HKCLS Hutchison Orange Internet Remain the same setting as if you are in Thailand. No new setting is needed. Remain the same setting as if you are in Thailand. No new setting is needed. Remain the same setting as if you are in Thailand. No new setting is needed. WAP Set a new profile by following either the first or the second method 1. Reset the profile 1.1 Replace WAP with e-ideas for APN value 1.2 Enter WAP Gateway IP Address tobe 165.21.42.84 2. Create a new profile Follow the steps in a mobileLIFE Package munual but enter e-ideas for APN value and 165.21.42.84 for WAP Gateway IP Address. Set a new profile by following either the first or the second method 1. Reset the profile 1.1 Replace WAP with HKCSL for APN value 1.2 Enter WAP Gateway IP Address tobe 192.168.59.51 2. Create a new profile Follow the steps in a mobileLIFE Package munual but enter HKCSL for APN value and 192.168.59.51 for WAP Gateway IP Address. Set a new profile by following either the first or the second method 1. Reset the profile 1.1 Replace WAP with wap.orangehk.com for APN value 1.2 Enter WAP Gateway IP Address tobe 10.30.3.11 2. Create a new profile Follow the steps in a mobileLIFE Package munual but enter wap.orangehk.com for APN value and 10.30.3.11 for WAP Gateway IP Address. c. Giá cước của dịch vụ: - Đối với mạng SingTel – Singapore Quantity of Transferred Information Baht * 100 Kbyte 33.09 1 MB 330.89 Đối với mạng HK CSL – HogKong: Quantity of Transferred Information Baht * 100 Kbyte 128 1 MB 1,245.33 2. Tình hình GPRS roaming của Teltra – Australia Các đối tác mà Telstra đã ký khai thác dịch vụ GPRS/MMS roaming đến thời điểm tháng 11/2003 như sau: Rogers (Canada) Bouygues (France) T-Mobile, E-Plus (Germany) CSL, Hutchison, Peoples Phone & SmarTone (Hong Kong) O2 , Esat Digifone, Vodafone, Eircell (Ireland) Vodafone, Omnitel, Telecom Italia (Italy) Vodafone (Japan) (with appropriate handset) Telenor (Norway) Smart Communications, Globe Telecom (Philippines) Mobile One & StarHub (Singapore) Telia Mobitel (Sweden) Orange (Switzerland) AIS (Thailand) O2, T-Mobile & Orange (UK) AT&T, T-Mobile (Voicestream) (USA) 3. Tình hình GPRS roaming của EuroTel – Czech: Danh sách các đối tác thực hiện dịch vụ GPRS roaming với EuroTel – Czech: country Operator 1. Austria Mobilkom GSM 900/1800 2. Austria One (former Connect) 3. Belgium Mobistar GSM 4. Canada Rogers Wireless 5. Croatia VIPNET GSM 900 6. Denmark Sonofon GSM 900/1800 7. Finland Sonera Corporation GSM 900/1800 8. Finland Telia Mobile GSM 1800 9. France SFR GSM 900 10. Germany Vodafone D2 GSM 900 11. Germany E-Plus Mobilfunk GSM 1800 12. Germany O2 Germany (former Viag) GSM 1800 13. Greece Vodafone (former Panafon) GSM 900 14. Hong Kong SmarTone GSM 900/1800 15. Hong Kong Hong Kong CSL Limited GSM 900/1800 16. Hungary Vodafone GSM 900 17. Ireland O2 Communications (Ireland) GSM 900/1800 (former Esat Digifone) 18. Israel Partner Communications Company GSM 900 19. Italy Wind GSM 900/1800 20. Italy Telecom Italia Mobile GSM 900/1800 21. Italy Vodafone Omnitel GSM 900/1800 22. Latvia Latvian Mobile Tel. Co. GSM 900 23. Liechtenstein Telecom FL GSM 900 (viz cenớk Swisscom Švýcarsko) 24. Lithuania Omnitel GSM 900 25. Malta Vodafone 3 GSM 900 26. Monaco SFR GSM 900 (viz. cenớk SFR Francie) 27. Netherland Libertel - Vodafone GSM 900 28. Netherland Orange (former DutchTone GSM) 900 29. Netherland KPN Mobile GSM 900/1800 30. Norway Telenor Mobil AS GSM 900/1800 31. Philipoines Globe Telecom GSM 900 32. Philipoines Smart Gold GSM 900/1800 33. Poland Polkomtel SA GSM 900 34. Poland Polska Telefonica Cyfrowa GSM 900/1800 35. Portugal Vodafone Telecel GSM 900 36. Puerto Rico AT&T Wireless Group GSM 1900 (viz. cenớk AT&T USA) 37. Russia KB Impuls Bee Line GSM 900/1800 38. San Marion Wind GSM 900/1800 (viz. cenớk Wind Itỏlie) 39. San Marion Vodafone Omnitel GSM 900/1800 (viz. cenớk Vodafone Omnitel Itỏlie) 40. San Marion Telecom Italia Mobile GSM 900/1800 (viz. cenớk TIM Itỏlie) 41. Singapore Singapore Telecom GSM 900 42. Singapore StarHub Mobile Pte Ltd GSM 1800 43. Slovakia EuroTel Bratislava GSM 900/1800 44. Slovakia Orange Slovensko GSM 900/1800 45. Slovenia MobiTel GSM 900 46. Spain Telefonica Moviles GSM 900 47. Spain Vodafone Espana 48. Sweden Telia Mobitel GSM 900 49. Switzerland Swisscom GSM 900 50. Turkey IS-TIM Telekomunikasyon (Aria) 51. Turkey Turkcell GSM 900 52. United Kingdom Orange GSM 1800 53. USA AT&T Wireless Group GSM 1900 54. Vatican Wind GSM 900/1800 (viz. cenớk Wind Itỏlie) 55. Vatican Telecom Italia Mobile GSM 900/1800 (viz. cenớk TIM Itỏlie) 56. Vatican Vodafone Omnitel GSM 900/1800 (viz. cenớk Vodafone Omnitel Itỏlie) 57. Virgin Islands AT&T Wireless Group GSM 1900 (viz. cenớk AT&T USA) 4. Tình hình GPRS roaming của SmartTone – Hong Kong SmartTone của HongKong đã triển khai dịch vụ GPRS roaming với rất nhiều đối tác khác nhau trên thế giới. Sau đây là danh sách các đối tác của SmartTone và mức cước cho các dịch vụ liên quan đến GPRS roaming: Khu vực Quốc gia Tờn mạng Mó mạng Giá cước trên một KB Đơn vị nhỏ nhất để tính cước (KB) Đơn vị tiếp theo để tính cước (KB) South-east Asia Australia Optus 50502 $0.12 1 1 Vodafone 50503 $0.12 1 1 China China Mobile 46000 $0.15 1 1 Indonesia Telkomsel 51001 $0.12 1 1 Macau SmarTone 45500 $0.16 10 10 Malaysia Maxis 50212 $0.12 1 1 DiGi Tel 50216 $0.12 1 1 Philippines Globe 51502 $0.12 1 1 Smart 51503 $0.171 1 1 Singapore MobileOne 52503 $0.15 1 1 SingTel 52501 $0.12 1 1 StarHub 52505 $0.12 1 1 Sri Lanka MTN 41302 $0.12 1 1 Taiwan Chung Hwa 46692 $0.13 128 bytes 128 bytes Far EasTone 46601 $0.16 128 bytes 128 bytes KG Telecom 46688 $0.14 1 byte 1 byte TCC 46697 $0.19 1 1 Thailand AIS 52001 $0.16 1 1 Europe Aland Oy Radiolinja AB 24405 $0.14 1 1 Sonera 24491 $0.13 1 1 Austria Connect Austria 23205 $0.12 1 1 T-Mobile 23203 $0.122 1 1 Baleraic Island Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Bornholm TDC Mobil 23801 $0.12 1 1 Cabrera Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Canary Island Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Ceuta Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Corse SFR 20810 $0.26 15 15 Czeck Rep Eurotel Praha 23002 $0.19 1 1 Denmark TDC Mobil 23801 $0.12 1 1 Finland Oy Radiolinja AB 24405 $0.14 1 1 Sonera 24491 $0.13 1 1 Formentera Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 France SFR 20810 $0.26 15 15 Germany T-Mobile 26201 $0.123 1 1 O2 26207, 26208 $0.12 100 100 Gotland Telia Mobitel 24001 $0.13 10 10 Greece Vodafone 20205 $0.15 10 1 Hungary Westel 21630 $0.12 100 100 Hebrides Islands Orange 23433 $0.12 1 1 T-Mobile 23430 $0.12 1 1 Vodafone 23415 $0.14 1 1 Ibiza Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Iceland Landssiminn 27401 $0.12 1 1 Italy TIM 22201 $0.14 100 100 Vodafone Omnitel 22210 $0.14 10 1 byte Kriti (Crete) Vodafone 20205 $0.15 10 1 Liechtenstein Swisscom 22801 $0.13 30 30 Mallorca Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Malta Vodafone 27801 $0.14 10 10 Melilla Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Menorca Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Monaco SFR 20810 $0.26 15 15 Netherlands Orange 20420 $0.12 10 10 Northern Ireland Orange 23433 $0.12 1 1 T-Mobile 23430 $0.12 1 1 Vodafone 23415 $0.14 1 1 Norway Netcom 24202 $0.12 10 10 Oland Telia Mobitel 24001 $0.13 10 10 Orkney Islands Orange 23433 $0.12 1 1 T-Mobile 23430 $0.12 1 1 Vodafone 23415 $0.14 1 1 Poland PTC (ERA) 26002 $0.12 100 100 PTK Centertel 26003 $0.12 10 10 Russia KB Impuls 25099 $0.12 10 10 Kuban-GSM 25013 $0.15 8 8 San Marino TIM 22201 $0.14 100 100 Vodafone Omnitel 22210 $0.14 10 1 byte Sardegna TIM 22201 $0.14 100 100 Vodafone Omnitel 22210 $0.14 10 1 byte Shetland Islands Orange 23433 $0.12 1 1 T-Mobile 23430 $0.12 1 1 Vodafone 23415 $0.14 1 1 Sicillia TIM 22201 $0.14 100 100 Vodafone Omnitel 22210 $0.14 10 1 byte Slovenia Mobitel 29341 $0.19 10 10 Spain Vodafone Espana S.A. 21401 $0.13 10 1 Sweden Telia Mobitel 24001 $0.13 10 10 Svalbard Islands Netcom 24202 $0.12 10 10 Switzerland Orange 22803 $0.14 1 1 Sunrise 22802 $0.13 100 100 Swisscom 22801 $0.13 30 30 UK Orange 23433 $0.13 1 1 T-Mobile 23430 $0.12 1 1 Vodafone 23415 $0.14 1 1 Vatican City TIM 22201 $0.14 100 100 Vodafone Omnitel 22210 $0.14 10 1 byte Middle East Israel Partner Comm 42501 $0.17 10 10 Cellcom 42502 $0.12 100 100 Turkey Turkcell 28601 $0.12 100 1 West Bank Partner Comm 42501 $0.17 10 10 Cellcom 42502 $0.12 100 100 U.A.E. Etisalat 42402 $0.14 1 1 America Canada Microcell (GSM 1900) 30237 $0.14 10 10 Rogers (GSM 1900) 30272 $0.16 1000 bytes 1000 bytes Puerto Rico AT&T 31038 $0.14 10 10 USA T-Mobile (GSM1900) 31016, 31020-7, 31031 $0.12 100 100 AT&T 31038 $0.14 10 10 US Virgin Islands AT&T 31038 $0.14 10 10 III. NHU CẦU TRIỂN KHAI DỊCH VỤ GPRS ROAMING TRÊN MẠNG MOBIFONE: Hiện nay Công ty VMS đã triển khai dịch vụ chuyển vùng quốc tế GSM với 109 đối tác của 42 nước khác nhau trên thế giới. Đa số các đối tác này đều đã triển khai và sẽ triển khai dịch vụ GPRS nên việc thực hiện dịch vụ chuyển vùng quốc tế GPRS với các đối tác trên vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Dựa trên cơ sở dịch vụ chuyển vùng quốc tế đã cung cấp, Công ty VMS có thể đàm phán với các đối tác có dịch vụ GPRS để triển khai dịch vụ GPRS roaming. Việc đàm phán ký thỏa thuận giữa 2 bên cho việc cung cấp dịch vụ GPRS roaming cũng đơn giản hơn bằng việc bổ sung dịch vụ cho thảo thuận GSM. Hơn nữa trên cơ sở báo hiệu đã được thiết lập giữa các bên, việc thử nghiệm dịch vụ GPRS cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Qua sự phân tích trên ta thấy rằng việc Công ty VMS triển khai dịch vụ GPRS roaming là hết sực cần thiết. Việc ký thỏa thuận và thực hiện thử nghiệm dịch vụ với các đối tác dễ dàng và thuận tiện dựa trên dịch vụ chuyển vùng quốc tế GSM đã được khai thác. Hơn nữa, dịch vụ GPRS roaming sẽ mang lại cho khách hàng của VMS những dịch vụ data mới tiện lợi hơn và không bị ngắt quãng khi ra nước ngoài và nâng cao uy tín của công ty trên thương trường quốc tế. CHƯƠNG3 PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ GPRS ROAMING CHO THUÊ BAO TRẢ SAU TRÊN MẠNG GSM MOBIFONE GIỚI THIỆU VỀ MẠNG GPRS CỦA VMS Giới thiệu: Hiện nay, mạng thông tin di động MobiFone đang bước đầu bắt tay vào giai đoạn đầu tiên của lộ trình phát triển mạng tiến lên 3G - giai đoạn triển khai GPRS dựa trên nền mạng GSM hiện tại. Công ty VMS đã triển khai dich vụ GPRS và mạng MobiFone đã cung cấp dịch vụ GPRS thử nghiệm cho khách hàng từ tháng 9/2003. Thuê bao trả trước và thuê bao trả sau của VMS có thể sử dụng dịch vụ GPRS tại 3 thành phố lớn là Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong giai đoạn thử nghiệm, khách hàng được miễn cước khi sử dụng các dịch vụ liên quan đến GPRS như truy cập WAP, truy nhập Internet và sử dụng dịch vụ nhắn tin đa phương diện MMS. COong ty VMS sẽ tính cước dịch vụ GPRS cho khách hàng từ ngày 01/01/2004. Việc Công ty VMS đầu tư hệ thống GPRS là thực sự cần thiết nhằm từng bước triển khai hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 trên mạng vì dịch vụ GPRS vừa khai thác tối đa tài nguyên sẵn có của mạng lưới GSM, vừa giải quyết được vấn đề về chuyển mạch gói. Đây cũng là xu hướng tất yếu mà các nhà khai thác thông tin di động phải thực hiện nhằm giữ vững thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh. GPRS có một số lợi ích như sau: Giảm chi phí đầu tư: Một trong những giải pháp tốt tối ưu về mặt công nghệ của mạng GSM là có khả năng cung cấp các dịch vụ số liệu di động cao cấp (truyền số liệu tốc độ cao) mà không phải xây dựng một mạng hoàn toàn mới. Thông qua việc triển khai GPRS, nhà khai thác dịch vụ có thể nâng cấp hệ thống GSM của mình tiến tới hệ thống thông tin di động thứ 3. Bởi GPRS cho phép cùng tồn tại song song với mạng GSM, tận dụng tối đa khả năng và nguồn tài nguyên rỗi của thiết bị hiện có trên mạng GSM. Tính cước mềm dẻo và linh hoạt: Sau khi triển khai GPRS, việc tính cước sử dụng dịch vụ của khách hàng có thể dựa trên nguyên tắc theo thời gian truy cập hệ thống (như phương pháp tính cước truyền thống) hoặc dựa trên nguyên tắc tính theo dung lượng dữ liệu được truyền qua hệ thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Điều này làm cho dịch vụ thông tin di động càng trở nên hấp dẫn khách hàng, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tốc độ cao của khách hàng mà còn cung cấp khả năng lựa chọn về phí sử dụng dịch vụ sao cho phù hợp của. Đó chính là tính mềm dẻo và linh hoạt trong phương án tính cước sử dụng dịch vụ mới mà GPRS hỗ trợ. Nâng cao doanh thu và lợi nhuận: Bằng việc triển khai GPRS, một số dịch vụ mới sẽ ra đời như: Truy nhập mạng nội bộ Intranet: Email fax, truy nhập cơ sở dữ liệu công cộng, cơ sở dữ liệu cá nhân… Truy nhập Internet: Truy nhập WEB, tin tức, Thương mại điện tử. Truyền hình ảnh. Giải trí. Nhắn tin. Thông qua GPRS, nhà cung cấp dịch vụ đã tạo ra một cơ hội tốt để mang lại các nguồn thị trường mới cho mình. Từ đó có thể nâng cao doanh thu và kèm theo đó là nguồn lợi nhuận mới cho mình. Trên cơ sở những phân tích trên đây, có thể nói rằng việc triển khai dịch vụ GPRS của Công ty VMS là việc làm đúng đắn và sáng suốt trên đường tất yếu hướng tới 3G của các nhà khai thác thông tin di động GSM trên thế giới Mạng GPRS của Công ty VMS Việc triển khai GPRS nhằm tăng tốc độ truyền số liệu trên mạng GSM từ 9,6 Kbps lên khoảng 115 Kbps để có khả năng cung cấp một số dịch vụ như thư điện tử, dịch vụ định vị trên bản đồ, dịch vụ truy cập thông tin dữ liệu, giải trí … trên cơ sở mạng hiện tại và cũng không phải thay đổi quá nhiều cấu trúc mạng. Công ty VMS đã ký hợp đồng với hai nhà khai thác Alcatel và Ericson và đã chính thức đưa dịch vụ GPRS vào khai thác từ tháng 09/2003. Hiện nay Công ty VMS đang cung cấp thử nghiệm miễn phí cho khách hàng dịch vụ này và dự định đến 01/01/2004 chính thức đưa dịch vụ vào khai thác và tính cước dịch vụ cho khách hàng. Dung lượng và phạm vi cung cấp dịch vụ GPRS Dung lượng dự kiến thiết kế hệ thống như sau: + Tại Hà Nội : 3,000 thuê bao. + Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 6,000 thuê bao. + Tại Đà Nẵng: 1,000 thuê bao. Lưu lượng sử dụng trung bình của 1 thuê bao GPRS là 2Kb/s. Tỷ lệ người sử dụng GPRS trên giờ bận là 10%. CẤU HÌNH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI GPRS TRÊN MẠNG VMS-MOBIFONE Hanoi Tp Ho Chi Minh HLR/RCP 4202 MAP PSTN HCM Danang MAP ISUP INAP HLR 82 xx BSC3 PSTN BSC2 BSC1 MAP ISUP INAP DN HN VDC Internet WAP VDC Internet WAP BSC4 BSC1B SGSN BSC1 BSC1-3,7 BSC4-6 Gb Gb IP network Internet/Intranet Charging Gateway Radius Server Application Server (WEB, Mail) Domain Name Server PSTN HCM MAP ISUP INAP Da nang HLR BSC1 Gb ATM transmision GGSN HN MSC-HN (STP) 2-4200 IPC=4-xxxx MSC/HLR/VLR (STP) 2-5130 G-MSC1B (STP/SCCP) 2-8201 IPC=4-xxxx MSC3 82 xx MSC2 82 xx MSC1 82 xx MSC4 82 xx SGSN Để triển khai mạng GPRS, Công ty VMS đã nâng cấp các thiết bị có sẵn trên mạng GSM cho phù hợp và lắp đặt các thiết bị mới cho phần chuyển mạch gói của GPRS. Phần lõi của hệ thống (SGSN/GGSN) được hãng Alcatel cung cấp, còn việc nâng cấp các thiết bị được thực hiện bởi hãng Ericsson tại Trung tâm 2,3 và hãng Alcatel tại Trung tâm 1. Tại Trung tâm 1 - Hà nội: Lắp đặt mới hệ thống SGSN/GGSN. Hệ thống giám sát OMC-G Lắp đặt hệ thống Charging Gateway phục vụ cho việc tính cước cho GPRS. Nâng cấp BSC và lắp đặt MFC phù hợp với chuyển mạch gói của GPRS Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lắp đặt mới hệ thống SGSN và kết nối hệ thống này với GGSN ở Hà nội Nâng cấp hệ thống MSC/BSC lên R8 để phù hợp với GPRS Lắp đặt phần chuyển mạch gói PCU cho BSC để kết nối được với SGSN Tại Đà nẵng: Nâng cấp BSC và lắp đặt PCU mới tại BSC để kết nối được với SGSN Hồ Chí Minh Nhận xét: Với điều kiện của Việt Nam và cơ sở hạ tầng viễn thông mà VNPT đang quản lý, việc nâng cấp từng bước mạng lưới thông tin di động nhằm tiến tới 3G, và trước mắt đáp ứng nhu cầu dịch vụ GPRS như đã đề cập ở trên là hợp lý và cần thiết. Qua từng bước phát triển như trên, ta có thể tận dụng nguồn cơ sở vật chất sẵn có, đồng thời tiếp cận được công nghệ hiện đại nhằm xây dựng một mạng lưới thông tin di động hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ GPRS ROAMING CHO THUÊ BAO TRẢ SAU TRÊN MẠNG GSM MOBIFONE Khi dịch vụ GPRS được đưa ra, người ta mong chờ dịch vụ GPRS roaming sẽ được triển khai như dịch vụ GSM. Tuy vậy, để thực hiện được dịch vụ GRPS roaming trước hết chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề. Có hai kịch bản cho GPRS roaming. Người sử dụng có thể sử dụng gateway để kết nối ra mạng bên ngoài khi đang roaming tại mạng khách cũng như khi đang ở mạng chủ. Từ gateway của mạng khách, người sử dụng có thể truy nhập vào mạng Internet hoặc truy nhập vào mạng intranet của công ty mình nếu mạng của công ty được nối ra mạng bên ngoài. Tuy nhiên nếu mạng công ty không được nối ra mạng toàn cầu, người sử dụng vẫn có thể kết nối thông qua hệ thống GRPS của mạng chủ. Để lam được những việc như thế, cần thiết phải có kết nối IP giữa các mạng GPRS của mạng chủ và mạng khách. Vấn đề chính khi một nhà khai thác GPRS muốn kết nối roaming với các nhà khai thác GPRS khác thì phải sử dụng gateway của mình kết nối IP với các nhà khai thác GPRS bên ngoài. Hiệp hội GSM có hướng dẫn cho việc kết nối IP đó. Khi đó mạng đường trục backbone phải sử dụng địa chỉ IP công cộng nhưng không có nghĩa là công cộng cho toàn bộ internet. Mạng back bone kết nối liên mạng giữa các nhà khai thác là mạng riêng không liên quan gì đến mạng internet. Có thể dùng đường leased line kết nối hai nhà khai thác với nhau hoặc có thể dung mạng nhỏ để kết nối vài nhà khai thác lại với nhau. Khi mà số nhà khai thác tăng lên, mạng nhỏ đó dần dần được thay thế bằng mạng backbone IP quốc tế được tạo ra bởi các nhà khai thác GRX (GRPS Roaming eXchange). Các nhà khai thác GRX này được hình thành và phát triển theo đề xuất của hiệp hội GSM. Mạng IP mở hơn mạng điện thoai truyền thống nên nó dễ dàng bị tấn công hơn. Điều đó đòi hỏi phải có một chính sách bảo mật thật tốt khi thiết kế mạng và đưa mạng vào khai thác. Độ an toàn của mạng phải được đảm bảo để phục vụ cho các dịch vụ roaming. Chính vì vậy cần thiết phải trang bị hệ thống bảo mật thật tốt cho mạng Backbone quốc tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện dịch vụ roaming GRPS giữa các nàh khai thác. Một vấn đề khó khăn nữa cho vấn đề roaming GPRS là có nhiều mức giá khác nhau cho dịch vụ như: giá truy nhập vào mạng, giá dung lượng các khối dữ liệu, giá của mạng khách đối với mạng chủ... Điều đó rất khó khăn cho các nhà khai thác trong việc giải thích cho khách hàng. Chính vì vậy trước khi thỏa thuận cung cấp dịch vụ, các nhà khai thác phải đàm phán và nhất trí với nhau về vấn đề cước phí của các bên. Giới thiệu: Chuyển vùng có nghĩa là một thuê bao có thể sử dụng được khi mang sang một vùng phủ sóng khác ngoài khu vực mạng chủ của mình, đây là một trong những thanh công của công nghệ GSM. Khi dịch vụ GPRS được giới thiệu, người sử dụng mong đợi các nhà khai thác có thể triển khai dịch vụ chuyển vùng GPRS cũng tốt như chuyển vùng GSM truyền thống. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó, các nhà khai thác GSM/GPRS cần thiết phải chuẩn bị một số việc trước khi thực hiện việc chuyển vùng GPRS như là thiết lập mạng kết nối IP để kết nối các nhà khai thác GPRS với nhau như là mạng báo hiệu số 7. Các kịch bản roaming cơ bản: Trong GPRS có 2 kiểu roaming cơ bản như hình vẽ dưới đây: Kiểu thứ nhất là dùng cổng kết nối ra mạng bên ngoài (GGSN) tại mạng chủ. Kiểu thứ 2 là dùng cổng kết nối GGSM của mạng khách. Kiểu thứ nhất có nghĩa là phải định tuyến truyền dẫn về mạng chủ thông qua mạng đồng trục backbone IP quốc tế hay còn được gọi là mạng InterPLMN backbone. Mỗi một kiểu đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ phân tích những ưu khuyết điểm của từng kiểu roaming đó. Sử dụng GGSN mạng chủ Khi mà chúng ta sử dụng cổng gateway của mạng chủ, lưu lượng dữ liệu sẽ luôn đi qua 1 cổng khi kết nối mạng GPRS với mạng bên ngoài, điều đó có nghĩa là chỉ có một đường để kết nối từ mạng GPRS ra mạng bên ngoài. Khi đó mạng GPRS sẽ như một tuyến đường dài để kết nối máy đầu cuối của khách hàng đi đến cổng để ra mạng bên ngoài. Điều đó có nghĩa là không có một sự khác biệt nào về kết nối khi cổng GGSN được sử dụng. Người sử dụng được kết nối với máy server của mạng chủ, với firewall của mạng chủ... và sẽ được cung cấp các dịch vụ như mọi khi (chất lượng của dịch vụ có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng kết nối giữa các nhà khai thác GPRS với nhau). Khi người sử dụng muốn kết nối vào mạng Internet, Intranet hoặc WAP , thì kết nối đó được thục hiện tại cổng GGSN của mạng chủ ra bên ngoài. Khi đó người sử dụng sẽ được dùng các dịch vụ của nhà khai thác mạng chủ như dịch vụ bảo mật, dịch vụ kết nối WAP... Một trong những ưu điểm của việc kết nối sử dụng cổng GGSN mạng chủ nữa là người sử dụng không cần phải cài đặt gì lại trên máy cầm tay của họ các thông số của APN của mạng khách. Nhược điểm của giải pháp này là phải thiết kế một đường IP backbone để kết nối trực tiếp giữa nhà khai thác mạng chủ và nhà khia thác mạng khách. Nhưng điều đó cũng giúp cho các nhà khai thác quản lý chất lượng dịch vụ thông qua việc quản lý chất lượng của mạng backbone đó. Sử dụng GGSN mạng khách Ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là không cần phải sử dụng mạng IP backbone kết nối giữa 2 mạng. Điều đó có nghĩa là các nhà khai thác đã tiết kiệm được chi phí thuê đường IP backbone khi sử dụng giải pháp này. Việc sử dụng GGSN cũng giải quyết được vấn đề tối ưu hóa việc định tuyến và tránh được sự cố trễ trên đường truyền khi lưu lượng được truyền qua mạng chủ. Sử dụng GGSN mạng khách cũng giúp cho người sử dụng dễ dàng hơn trong việc truy cập và tra cứu các thông tin tại nước sở tại như: thông tin về khách sạn, thông tin về du lịch, về thời tiết về shopping .... Nhược điểm của giải pháp này là người sử dụng sẽ được cung cấp các dịch vụ khác với các dịch vụ của nhà khai thác mạng chủ và tên điểm truy nhập kết nối cũng khác (APN). Do đó người sử dụng cần phải cài lại các tham số trên máy cầm tay của mình. 2.1.2.1 ISP roaming Tại mạng khách, cng truy nhâp ra bên ngoài GGSN có thể kết nối với mạng intranet toàn cầu có chung một ISP với mạng chủ hoặc có ISP khác. Khi đó mạng bên ngoài kết nối với mạng internet yêu cầu 3 cách nhận thực sau: ISP mạng khách. ISP chung nhiều mạng. Proxy ISP Nếu việc truy nhập từ mạng bên ngoài tại mạng khách ra internet thông qua ISP và ISP này không yêu cầu nhân thực để truy nhập ra internet thì ISP đó được goi là ISP mạng khách. Nếu ISP đó cũng là ISP của mạng chủ thi nó được goi là ISP chung nhiều mạng. Khi đó nó sẽ là gateway kêt nối nhiều nhà khai thác dịch vụ GPRS. Khi đó người sử dung được nhận thực giống như việc nhận thực tại mạng chủ và điều đó có ưu điểm là tối ưu hoá được việc định tuyến và tránh được hiện tượng bị trễ khi kết nối thông qua GGSN tại mạng chủ. Cách nhận thực cuối cùng được goi là Proxy ISP và nó giống như trường hợp GSM/GPRS roaming. Khi đó ISP mạng chủ sẽ ký thoả thuận với ISP mạng khách và việc nhận thực tại ISP mạng khách thực chất là việc nhận thực tại mạng chủ nhờ việc ký kết này. 4 Mạng đồng trục liên mạng – InterPLMN backbone: Như đã miêu tả ở phần trên, khi thực hiện roaming GPRS và kết nối với GGSN của mạng chủ thì nhất thiết phải có mạng kết nối IP giữa các nhà khai thác. Mạng này hoàn toàn là mạng mới đối với hệ thống GSM và sau này sử dụng rộng rãi như mạng SS7 hiện nay. Mạng backbone GPRS quốc tế sẽ là một mạng IP phức tạp mặc dù nó chỉ thực hiện một chức năng đặc biệt cho dịch vụ GPRS roaing. Điều đó đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ mạng IP phải có những chuẩn bị mới. Để đỡ tốn tiền xây dựng từ đầu, mạng InterPLMN backbone có thể được tận dụng và xây dựng trên cơ sở mạng kết nối giữa các nhà khai thác GPRS với nhau đã có. Lúc đầu mạng kết nối giữa các nàh khai thác GPRS với nhau chỉ là mạng kết nối 2 hoặc 3 nhà khai thác với nhau. Sau này do sự đòi hỏi của thị trường, hiệp hội GSM đã xúc tiến xây dựng mạng InterPLMN backbone để có thể kết nối nhiều nhà khai thác GPRS lại với nhau cùng một lúc. 4.1 Các phương án lựa chọn: Về cơ bản, có hai cách kết nối cơ bản để liên kết các nhà khai thác với nhau: Kết nối trực tiếp giữa 2 nhà khai thác GPRS với nhau. Thiết lập mạng GPRS roaming liên kết giữa các nhà khai thác GPRS. Việc kết nối IP trực tiếp giữa 2 nhà khai thác GPRS có thể được coi như là sự kết nối tạm thời. Sự kết nối lâu dài là việc kết nối thông qua mạng GPRS roaming. Sự kết nối trực tiếp có thể thực hiện được lúc mới đầu khi mà số lượng kết nối còn ít. Tuy nhiên, khi số lượng kết nối mà tăng lên, việc kết nối trực tiếp không cong phù hợp được nữa. Khi đó các nhà khai thác có thể sử dụng các kiểu kết nối sau: qua mạng IP công cộng (đòi hỏi phải có hệ thống bảo mật cao vì cách này sẽ kết nối hệ thống với mạng internet bên ngoài), kết nối qua đường leased line (FR, ATM hoặc IP/PPP) hoặc qua mạng dữ liệu riêng ảo VPN như là một dịch vụ bổ sung trên đường leased line. Mạng GPRS roaming: Hiệp hội GSM quốc tế đã đề nghị thành lập mạng backbone quốc tế GPRS. Mạng này cũng giống như mạng điện thoại quốc tế hiện nay. Một vài nhà khai thác quốc tế chịu trách nhiệm về truyền dẫn cho các khách hàng của họ (các nhà khai thác GPRS) và cũng đồng thời kết nối truyền dẫn giữa họ với nhau sao cho khách hàng của một nhà khai thác này cũng có thể liên lạc được với khách hàng của nhà khai thác khác. Nhà khai thác đó ký thoả thuận cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như kết nối với các nhà khai thác khác. Điều đó có nghĩa là các nhà khai thác GPRS chỉ cần ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn kết nối của mình còn các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn đó tự thoả thuận với các nhà cung cấp truyền dẫn khác. Và các nhà khai thác dịch vụ trên đường IP đó được gọi là GRX (GPRS Roaming eXchange). Mạng backbone sẽ chịu trách nhiệm truyền dẫn tất cả các lưu lượng thông qua giao thức BGP-4. Điều đó cũng yêu cầu các nhà khai thác GPRS phải có hệ thống bảo vệ firewall, có các cổng quốc tế BG để ngăn chặn các thông tin không cần thiết (ví dụ từ các nhà khai thác không ký thoả thuận roaming) và để kết nối ra bên ngoài. Một vài ưu điểm khi sử dụng GRX là: Nhà khai thác GPRS không cần phải thiết lập các kết nối riêng đến từng nhà khai thác GPRS roaming. Thay vì việc phải thiết lập một loạt các kết nối đến từng nhà khai thác, nhà khai thác có thể chỉ cần kết nối đến GRX và có thể thực hiện được dịch vụ GPRS roaming với các nhà khai thác khác nhau. Nhà khai thác GPRS lúc đầu có thể kết nối với GRX mức dung lượng thấp. Sau đó tùy theo nhu cầu về chất lượng và dung lượng đường truyền có thể nâng cấp đường truyền lên cho phù hợp. Làm như vậy sẽ giúp nhà khai thác GPRS sử dụng hiệu quả việc kết nối tới GRX vì như chung ta biết, việc nhà khai thác GPRS phải thuê đường kết nối ra nước ngoài không phải là rẻ. Chúng ta cần phải chú ý rằng, mặc dù có đường roaming backbone, các nhà khai thác vẫn phải đàm phán thỏa thuận với nhau về hợp đồng roaming GPRS. Khi đó các nhà khai thác GPRS sẽ tự thuê nhà khai thác GRX nào mà việc kết nối của họ được thuận tiện nhất. Tổng đài trung tâm (Central Exchange Point – CEP) Tổng đài trung tâm CEP rất cần thiết trong việc xây dựng mạng roaming backbone. CEP là một trung tâm để các nhà khai thác GRX và các nhà khai thác GPRS kết nối vào đó. CEP được sử dụng cho việc kết nối trực tiếp giữa các nhà khia thác GPRS với nhau, giữa nhà khai thác GPRS và GRX hoặc giữa các nhà khai thác GRX. Việc tất cả tập trung tại một điểm sẽ thuận lợi hơn cho việc kết nối ví dụ như kết nối thêm GRX hoặc thiết lập kết nối trực tiếp giữa các nhà khai thác GPRS roaming. CEP sẽ bao gồm một hoặc một vài tổng đài chuyển mạch để kết nối nhiều nhà khai thác GRX lại với nhau như hình vẽ trên. CEP có chức năng tương tự như tổng đài internet cho các nhà khai thác ISP. Mỗi một nhà khai thác GPRS có đường kết nối đến CEP và có thể thực hiện dịch vụ GPRS roaming với các nhà khai thác khác. Ưu điểm của tổng đài trung tâm là: Nó cung cấp một điểm kết nối duy nhất cho tất cả các roaming GPRS của nhà khai thác. Điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc thiết lập kết nối khi mà số lượng nhà khai thác roaming GPRS tăng lên. Việc quản lý việc kết nối sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn cho mỗi nhà khai thác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDịch vụ roaming GPRS trong thông tin di động GSM.DOC