Đề tài: “Điều Chế Cồn Khô”
Luận văn dài 65 trang:
MỤC LỤC
Lời cảm ơn . i
Phần tóm lược . ii
Những từ viết tắt iii
Lời mở đầu . iv
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU . 1
1.1. Nhiên liệu khí . 1
1.2. Nhiên liệu lỏng . 1
1.2.1. Dầu lửa . 1
1.2.2.Cồn (Alcol etyl, Etanol) 2
1.3. Nhiên liệu rắn 3
1.3.1 Hexamine (Hexamethylenetetramine) . 3
1.3.2. Trioxane . 5
1.3.3. Metaldehyde . 6
1.3.4. Cồn khô 7
1.3.5. Nhiên liệu nhão (paste fuel) . 8
1.3.6. Những sản phẩm gỗ / sinh khối . 9
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 11
2.1. LÝ THUYẾT VỀ CỒN KHÔ . 11
2.1.1. Khái niệm . 11
2.1.2. Tính chất chung 11
2.1.3.Ứng dụng . 11
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔ 12
2.2.1. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà . 12
2.2.1.1. Cơ sở lý thuyết 12
2.2.1.2. Công thức điều chế . 12
2.2.2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm 13
2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết 13
2.2.2.2. Công thức điều chế . 13
2.2.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với một
lớp ngăn chặn sự hydrat hoá. . 14
2.2.3.1. Cơ sở lý thuyết . 15
2.2.3.2. Công thức điều chế 15
2.2.4. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng nhiên liệu vô cơ 18
Chương 3 : THỰC NGHIỆM . 20
3.1. Điều chế cồn khô 20
3.1.1. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà
( Phương Pháp 1) 20
3.1.1.1. Qui trình điều chế . 20
3.1.1.2. Dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm . 21
a. Dụng cụ . 21
b. Hoá chất 21
3.1.1.3. Bố trí thí nghiệm 22
a. Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci acetat
bão hoà lên khối lượng và đặc điểm sản phẩm. . 22
b. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại rượu đến khối lượng và đặc điểm
sản phẩm . 23
3.1.2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm
( Phương Pháp 2) 23
3.1.2.1. Qui trình điều chế . 23
3.1.2.2. Dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm 24
a. Dụng cụ . 24
b. Hoá chất . 24
3.1.2.3. Bố trí thí nghiệm . 24
a. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng nước đến đặc điểm của sản
phẩm . 24
b. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau giữa Metanol
và Isopropanol đến đặc điểm sản phẩm. 25
c. Thí nghiệm khảo sát hưởng của NaOH đến sự hình thành sản phẩm 26
d. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của rượu đến sản phẩm . 27
3.1.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với
một lớp ngăn chặn sự hydrat hoá (Phương Pháp 3) . 27
3.1.3.1. Qui trình điều chế 28
3.1.3. 2. Dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm 28
a. Dụng cụ . 28
b. Hóa chất 29
3.1.3.3. Bố trí thí nghiệm 29
a. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng NaOH đến sự hình thành
sản phẩm . 31
b. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của loại rượu đến sự hình thành sản
phẩm . 31
c. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Alumina trihydrat đến đặc điểm
của sản phẩm 31
3.2. Khảo sát một số tính chất của cồn khô vừa điều chế được 31
3.2.1. Tỉ khối . 31
3.2.2. Ngọn lửa . 31
3.2.3. Nhiệt độ nóng chảy . 31
3.2.4. Tốc độ chảy và thời gian cháy 32
3.2.5. Sản phẩm sau khi cháy . 32
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Kết quả . 33
4.1.1. phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà . 33
4.1.1.1. Kết quả các thí nghiệm khảo sát . 33
a. Kết quả khảo sát các tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci acetat bão
hoà 33
b. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số loại rượu đến khối lượng và
đặc điểm sản phẩm . 35
4.1.1.2. Một số tính chất của cồn khô 36
4.1.1.3. Hiệu suất và giá sản phẩm . 36
4.1.2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm 37
4.1.2.1. Kết quả các thí nghiệm khảo sát 37a. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng nước đến đặc
điểm của sản phẩm . 37
b. Kết quả các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau
giữa Metanol và Isopropanol đến đặc điểm của sản phẩm 39
c. Kết quả thí nghiệm khảo sát hưởng của lượng NaOH đến sự hình
thành sản phẩm . 40
d. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của loại rượu đến đặc điểm
của sản phẩm. . 42
4.1.2.2. Một số tính chất của cồn khô . 43
4.1.2.3. Hiệu suất và giá thành sản phẩm 43
4.1.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dẫn xuất Cellulose với một lớp
ngăn chặn sự hydrat hoá . 45
4.1.3.1. Kết quả của các thí nghiệm khảo sát 45
a. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng NaOH đến sự hình
thành sản phẩm . 45
b. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của loại rượu đến sự hình
thành sản phẩm. 45
c. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Alumina trihydrat đến
đặc điểm của sản phẩm . 46
4.1.3.2. Một số tính chất của cồn khô . 46
4.1.3.3. Hiệu suất và giá thành của sản phẩm . 46
4.2. Thảo luận 47
4.2.1. Phương pháp 1 . 47
4.2.2. phương pháp 2 . 48
4.2.3. Phương pháp 3 . 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Đề xuất . 49
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu “Điều Chế Cồn Khô”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC
BỘ MÔN HÓA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Võ Hồng Thái Phan Thị Khánh Ly
Lớp: Cử Nhân Hóa K29
MSSV: 2033448
Cần Thơ 2007NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng 6 năm 2007
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Võ Hồng Thái NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng 6 năm 2007
Giáo viên phản biệnLỜI CẢM ƠN
-Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy Võ Hồng Thái đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Các Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và các
Thầy Cô ở Bộ Môn Hoá Khoa Khoa Học nói riêng, những
người đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến
thức và những kinh nghiệm sống vô cùng quí báu và bổ
ích.
Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của các bạn cùng lớp.
-Luận văn này tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Do đó rất mong nhận được sự chỉ dạy của quí Thầy
Cô và sự đóng góp chân thành của các bạn.PHẦN TÓM LƯỢC
Với đề tài “Điều Chế Cồn Khô”, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu ba
phương pháp phổ biến nhất để tạo ra loại nhiên liệu này. Trong thực tế, loại
nhiên liệu này đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Luận văn này sẽ bao gồm các chương sau:
Chương 1 sẽ giới thiệu sơ lược về các loại nhiên liệu phổ biến được
sử dụng để đun nấu thức ăn.
Chương 2 sẽ trình bày các phần như: Một số khái niệm, tính chất,
các phương pháp điều chế và ứng dụng của cồn khô.
Chương 3: Thực Nghiệm.
Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận.
Chương 5: Kết Luận và Đề Xuất. MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................... i
Phần tóm lược ..................................................................................................... ii
Những từ viết tắt ................................................................................................iii
Lời mở đầu ......................................................................................................... iv
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU..................................................... 1
1.1. Nhiên liệu khí ......................................................................................... 1
1.2. Nhiên liệu lỏng ....................................................................................... 1
1.2.1. Dầu lửa ............................................................................................. 1
1.2.2.Cồn (Alcol etyl, Etanol) .................................................................... 2
1.3. Nhiên liệu rắn.......................................................................................... 3
1.3.1 Hexamine (Hexamethylenetetramine)................................................. 3
1.3.2. Trioxane ............................................................................................. 5
1.3.3. Metaldehyde ....................................................................................... 6
1.3.4. Cồn khô.............................................................................................. 7
1.3.5. Nhiên liệu nhão (paste fuel) ............................................................... 8
1.3.6. Những sản phẩm gỗ / sinh khối ......................................................... 9
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................. 11
2.1. LÝ THUYẾT VỀ CỒN KHÔ............................................................... 11
2.1.1. Khái niệm......................................................................................... 11
2.1.2. Tính chất chung................................................................................ 11
2.1.3.Ứng dụng........................................................................................... 11
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔ .................................. 12
2.2.1. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà ... 12
2.2.1.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................ 12
2.2.1.2. Công thức điều chế ..................................................................... 12
2.2.2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm.......... 13
2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................ 13
2.2.2.2. Công thức điều chế ..................................................................... 132.2.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với một
lớp ngăn chặn sự hydrat hoá. ............................................................. 14
2.2.3.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................. 15
2.2.3.2. Công thức điều chế ...................................................................... 15
2.2.4. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng nhiên liệu vô cơ ............ 18
Chương 3 : THỰC NGHIỆM ........................................................................... 20
3.1. Điều chế cồn khô.................................................................................... 20
3.1.1. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà
( Phương Pháp 1).............................................................................. 20
3.1.1.1. Qui trình điều chế......................................................................... 20
3.1.1.2. Dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm ............................................... 21
a. Dụng cụ............................................................................................... 21
b. Hoá chất.............................................................................................. 21
3.1.1.3. Bố trí thí nghiệm.......................................................................... 22
a. Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci acetat
bão hoà lên khối lượng và đặc điểm sản phẩm. ................................. 22
b. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại rượu đến khối lượng và đặc điểm
sản phẩm............................................................................................. 23
3.1.2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm
( Phương Pháp 2) .............................................................................. 23
3.1.2.1. Qui trình điều chế ....................................................................... 23
3.1.2.2. Dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm.............................................. 24
a. Dụng cụ............................................................................................... 24
b. Hoá chất ............................................................................................. 24
3.1.2.3. Bố trí thí nghiệm......................................................................... 24
a. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng nước đến đặc điểm của sản
phẩm................................................................................................... 24
b. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau giữa Metanol
và Isopropanol đến đặc điểm sản phẩm. ............................................ 25
c. Thí nghiệm khảo sát hưởng của NaOH đến sự hình thành sản phẩm 26
d. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của rượu đến sản phẩm ................... 273.1.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với
một lớp ngăn chặn sự hydrat hoá (Phương Pháp 3) ........................... 27
3.1.3.1. Qui trình điều chế ........................................................................ 28
3.1.3. 2. Dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm .............................................. 28
a. Dụng cụ............................................................................................. 28
b. Hóa chất............................................................................................ 29
3.1.3.3. Bố trí thí nghiệm.......................................................................... 29
a. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng NaOH đến sự hình thành
sản phẩm......................................................................................... 31
b. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của loại rượu đến sự hình thành sản
phẩm............................................................................................... 31
c. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Alumina trihydrat đến đặc điểm
của sản phẩm.................................................................................... 31
3.2. Khảo sát một số tính chất của cồn khô vừa điều chế được.................. 31
3.2.1. Tỉ khối ........................................................................................... 31
3.2.2. Ngọn lửa ....................................................................................... 31
3.2.3. Nhiệt độ nóng chảy ....................................................................... 31
3.2.4. Tốc độ chảy và thời gian cháy ...................................................... 32
3.2.5. Sản phẩm sau khi cháy ................................................................. 32
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 33
4.1. Kết quả ................................................................................................. 33
4.1.1. phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà . 33
4.1.1.1. Kết quả các thí nghiệm khảo sát ............................................... 33
a. Kết quả khảo sát các tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci acetat bão
hoà .................................................................................................. 33
b. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số loại rượu đến khối lượng và
đặc điểm sản phẩm ......................................................................... 35
4.1.1.2. Một số tính chất của cồn khô .................................................... 36
4.1.1.3. Hiệu suất và giá sản phẩm ......................................................... 36
4.1.2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm........ 37
4.1.2.1. Kết quả các thí nghiệm khảo sát ................................................ 37a. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng nước đến đặc
điểm của sản phẩm........................................................................... 37
b. Kết quả các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau
giữa Metanol và Isopropanol đến đặc điểm của sản phẩm .............. 39
c. Kết quả thí nghiệm khảo sát hưởng của lượng NaOH đến sự hình
thành sản phẩm................................................................................. 40
d. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của loại rượu đến đặc điểm
của sản phẩm. ................................................................................... 42
4.1.2.2. Một số tính chất của cồn khô ..................................................... 43
4.1.2.3. Hiệu suất và giá thành sản phẩm................................................ 43
4.1.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dẫn xuất Cellulose với một lớp
ngăn chặn sự hydrat hoá................................................................... 45
4.1.3.1. Kết quả của các thí nghiệm khảo sát .......................................... 45
a. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng NaOH đến sự hình
thành sản phẩm................................................................................. 45
b. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của loại rượu đến sự hình
thành sản phẩm. ................................................................................ 45
c. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Alumina trihydrat đến
đặc điểm của sản phẩm..................................................................... 46
4.1.3.2. Một số tính chất của cồn khô ..................................................... 46
4.1.3.3. Hiệu suất và giá thành của sản phẩm......................................... 46
4.2. Thảo luận................................................................................................ 47
4.2.1. Phương pháp 1................................................................................. 47
4.2.2. phương pháp 2 ................................................................................. 48
4.2.3. Phương pháp 3................................................................................. 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................. 49
5.2. Đề xuất ................................................................................................... 49MỤC LỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Hexamine ........................................................................................... 3
Hình 2: Hexamine dạng bánh.......................................................................... 3
Hình 3: ESBIT Tabs ....................................................................................... 4
Hình 4: Trioxane ............................................................................................ 6
Hình 5: Bánh nhiên liệu Metaldehyde............................................................. 6
Hình 6: Chinese Solid Alcohol........................................................................ 7
Hình 7: Japanese Waxed Methanol ................................................................. 8
Hình 8: American Gelled Alcohol .................................................................. 8
Hình 9: Fire paste ............................................................................................ 8
Hình 10: Nhiên liệu sinh khối ......................................................................... 9
Hình 11: Cồn khô .......................................................................................... 11
Hình 12: Qui trình điều chế cồn khô theo phương pháp 1............................ 20
Hình 13: Thao tác điều chế cồn khô theo phương pháp 1............................. 21
Hình 14:Qui trình điều chế cồn khô theo phương pháp 2............................. 23
Hình15: Qui trình điều chế cồn khô theo phương pháp 3............................. 28
Hình 16: Sản phẩm của thí nghiệm với các tỉ lệ khác nhau giữa cồn và Calci
acetat ............................................................................................... 34
Hình 17: Sản phẩm thu được khi thay Etanol bằng Metanol ....................... 35
Hình 18: Sản phẩm thu được khi thay Etanol bằng Isopropanol .................. 35
Hình 19: Cồn khô được làm theo phương pháp 1......................................... 36
Hình 20: Sản phẩm của các thí nghiệm 4, 3, 2, 1.......................................... 38
Hình 21: Sản phẩm của các thí nghiệm từ 5 đến 9........................................ 39
Hình 22: Sản phẩm của các thí nghiệm 10, 11, 12 ....................................... 41
Hình 23: Sản phẩm của thí nghiệm 13 .......................................................... 42
Hình 24: Sản phẩm của thí nghiệm 14 .......................................................... 42
Hình 25: Cồn khô được làm từ phương pháp 2............................................. 43
Hình 26: Sản phẩm của thí nghiệm 6 ........................................................... 45
Hình 27: Cồn dẻo được tạo thành theo phương pháp 3 ................................ 46MỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa cồn và
Calci acetat bão hoà lên sản phẩm (từ thí nghiệm 1 đến 9). ....... 22
Bảng 2: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau giứa
Metanol và Isopropanol đến đặc điểm sản phẩm........................ 26
Bảng 3: Thí nghiệm khảo sát hưởng của NaOH đến sản phẩm. ............... 27
Bảng 4: Kết quả khảo sát các tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci acetat bão
hoà đến sự hình thành sản phẩm. ................................................ 34
Bảng 5: Kết quả các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác
nhau giữa Metanol và Isopropanol đến đặc điểm của sản phẩm từ
5 đến 9......................................................................................... 39
Bảng 6: Biểu diễn tốc độ cháy và thời gian cháy của các thí nghiệm 5 đến
thí nghiệm 9. ............................................................................... 40
Bảng 7: Kết quả các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác
nhau giữa Metanol và Isopropanol đến đặc điểm của sản phẩm từ
10 đến 12..................................................................................... 40
Bảng 8: Biểu diễn tốc độ cháy và thời gian cháy của các thí nghiệm từ 10
đến 12.......................................................................................... 41
Bảng 9: Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của lượng NaOH đến sự
hình thành sản phẩm từ 1 đến 5. ................................................... 45NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
MeOH : Metanol (Methanol)
IPA : Isopropanol (Isopropyl alcohol)
PHTH : Phenolptalein (Phenolphtalein)
Methocel J75 MS: Hydroxypropyl methyl Cellulose
Hexamine: HexamethylenetetramineLỜI MỞ ĐẦU
Mọi dạng sự sống trên Trái đất - từ những cấu trúc vi sinh vật cho đến động
vật và con người đều phụ thuộc và sử dụng năng lượng. Các tế bào trong cơ thể
sống tham gia quá trình biến đổi hóa học mà qua đó năng lượng trong thức ăn
hoặc ánh sáng mặt trời được chuyển hoá thành những dạng năng lượng để có
thể duy trì sự sống.
Con người sử dụng nhiều cách thức nhằm biến đổi năng lượng ở nhiều hình
thức thành những dạng phù hợp với mục đích sử dụng nhằm phục vụ đời sống
và các quá trình giao lưu trong xã hội. Ứng dụng sự giải phóng năng lượng từ
nhiên liệu rất đa dạng trong cuộc sống, như đốt cháy khí tự nhiên để đun nấu,
kích nổ xăng dầu để chạy động cơ, biến năng lượng hạt nhân thành điện
năng,…
Vậy nhiên liệu là gì ?
Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc
vật lý hoặc hóa học của vật chất bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng
thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng
nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là
năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng
được kiểm soát để phục vụ mục đích sử dụng của con người. Và hiện nay, với
mục đích sử dụng nhiên liệu dùng để đun nấu thì cồn khô là một loại nhiên liệu
cần phải được kể đến1
.
Do đó đề tài: “Điều Chế Cồn Khô” này tìm cách điều chế cồn khô từ một số
nguyên liệu và khảo sát một số thông số để thu được cồn khô có chất lượng tốt
và rẻ.Luận văn tốt nghiệp
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU
CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU PHỔ BIẾN
- Các loại nhiên liệu thường thấy là:
+ Nhiên liệu hóa thạch (như: than, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ hóa lỏng,
xăng, kerosen, gas oil, nhiên liệu diezen, dầu mazut,..).
+ Nhiên liệu hạt nhân.
+ Các nhiên liệu có thể tái tạo.
- Tuy nhiên đối với việc sử dụng nhiên liệu cho mục đích đun nấu trong gia
đình thì có thể chia nhiên liệu thành ba nhóm chính gồm:
+ Nhiên liệu khí
+ Nhiên liệu lỏng
+ Nhiên liệu rắn
1. Nhiên liệu khí
Gas (gas oil)
1,11
Nhiên liệu khí là các Hidrocarbon no có khoảng nhiệt độ sôi từ 177C-347C
(450-620K hay 350-656F). Nó bao gồm các Hidrocarbon no được tạo ra từ quá
trình chưng cất và khử lưu huỳnh của dầu thô1
.
Hiện nay loại nhiên liệu này được sử dụng rất phổ biến ở cả thành thị và nông
thôn. Loại nhiên liệu này có ưu điểm là sử dụng nhanh, sạch, dễ điều chỉnh nhiệt
độ theo ý muốn, ít hao phí…Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là kém an toàn
(do dễ nổ) và chi phí tương đối cao (khoảng 130.000 - 135.000 đồng / bình gas
13,5 kg)
11
.
Ngoài công dụng là nhiên liệu phục vụ cho mục đích đun nấu trong gia đình,
nó còn được sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ diezen, luyện kim và là
nguyên liệu cho quá trình cracking1
.
2. Nhiên liệu lỏng
2.1. Dầu lửa1,11Luận văn tốt nghiệp
2
Dầu lửa là các Hidrocarbon họ Parafin, có khoảng nhiệt độ sôi từ 137C-
302 (410 - 575K hay 278 - 575F). Nó được tạo thành từ quá trình chưng cất và
cracking dầu thô1
.
Bên cạnh những mặt hạn chế như: sinh ra muội than, nhiệt lượng tỏa ra thấp,
mất nhiều thời gian khi sử dụng, sau khi tắt bếp dầu thì thường tỏa ra mùi rất khó
chịu… Nhưng khi sử dụng để đun nấu thì loại nhiên liệu này còn có những ưu
điểm là rẻ tiền, ít hao phí…
Với thực trạng hiện nay là ngộ độc khí than tổ ong xảy ra nhiều. Nhưng than
tổ ong vẫn còn được sử dụng nhiều trong các gia đình, kể cả các đô thị lớn bởi vì
tính kinh tế của nó. Để khắc phục thực trạng trên thì cần phải tìm ra một loại bếp
vừa phát huy được ưu điểm của nhiên liệu rẻ lại vừa khắc phục được nhược điểm
ô nhiễm môi trường, gây độc hại của bếp than tổ ong. Vì thế “bếp dầu đun theo
kiểu gas” là một giải pháp tối ưu nhất hiện nay với ưu điểm là tiện sử dụng,
không ô nhiễm môi trường, không sinh ra muội đen, chi phí thấp (dùng bếp dầu
đun kiểu gas, chi phí để mua nhiên liệu chỉ khoảng 30.000 - 40.000 đồng / tháng)
và nhiệt lượng toả ra lớn, tạo nhiệt độ khá cao (khoảng 1300C)
11
.
Hiện nay loại nhiên liệu này ngoài việc sử dụng cho mục đích đun nấu nó
còn được sử dụng để làm nhiên liệu cho các máy nông nghiệp, thắp sáng và
tuabin khí trong ngành hàng không1
…
2.2.Cồn (Alcol etyl, Etanol)
5
Cồn hay Alcol etyl tức Etanol có công thức là C2H5OH.
Alcol etyl không chỉ là hợp chất hữu cơ xưa nhất được dùng bởi con người
mà còn là một hợp chất quan trọng nhất, vì nó được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực
5
.
Do tỏa ra năng lượng rất cao khi cháy và không gây độc hại nên cồn cũng
được sử dụng để làm nhiên liệu như làm đèn cồn trong nhằm cung cấp nguồn
nhiệt trong các thí nghiệm hóa học. Người ta còn dùng trong việc nướng khô, nấu
lẩu trong bửa ăn gia đình hay tại nhà hàng. Nhưng nó có nhược điểm là cháy hết
nhanh, khó khăn trong bảo quản và không mấy an toàn khi sử dụng.
Ngoài công dụng làm nhiên liệu để sử dụng trong thí nghiệm và trong việc
đun nấu nó còn được sử dụng cho rất nhiều mục đích như: sát trùng, làm dungLuận văn tốt nghiệp
3
môi cho sơn mài, vecni, dầu thơm, làm môi trường cho phản ứng hoá học và
dùng trong sự tái kết tinh. Etanol là hợp chất rất quan trọng cho tổng hợp hữu cơ,
và nó còn là rượu uống từ xưa nay của con người
5
.
3. Nhiên liệu rắn
Nhiên liệu rắn có nhiều hình dạng khác nhau, kích cỡ và thành phần khác
nhau. Đặc trưng nhất là một số nhiên liệu như Hexamine, Trioxane, META, cồn
khô, nhiên liệu nhão và sau đó là gỗ18
.
3.1 Hexamine (Hexamethylenetetramine)
18,19
- Hexamine là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là 4 12 6 N H C và công
thức cấu tạo là:
Hình 1: Hexamine
Nó là hợp chất hữu cơ dị vòng và có thể được điều chế bằng phản ứng giữa
Formaldehid (HCHO) và Amoniac (NH3).
Hexamine được sử dụng kết hợp với 1,3,5-Trioxane trong bánh nhiên liệu
Hexamine (trong đó Hexamine là thành phần chủ yếu).Luận văn tốt nghiệp
4
Hình 2: Hexamine dạng bánh
Bánh nhiên liệu này thường được gọi là Esbit, viết tắt của từ "Erich
Schumms Brennstoff in Tablettenform", nó được phát minh bởi một người Đức
tên là Murrhardt vào năm 1932. Nó được bán dưới nhiều hình dạng và kích cỡ
khác nhau và hiện nay trên thị trường nhiên liệu Hexamine ở dạng bánh này còn
có rất nhiều tên gọi khác nhau như:
Hexi Tabs
Hexamine Tabs
ESBIT Tabs
Fuel Tabs
HEF Tabs
Hexi Block
Mỗi kg Esbit này có giá khoảng 35,71 USDLuận văn tốt nghiệp
5
Hình 3: ESBIT Tabs
Nhiên liệu rắn ở dạng bánh này được sử dụng để đun nấu thức ăn trong những
buổi cắm trại, trang bị cho quân đội, trong tổ chức cứu tế…Nó dễ cháy, sạch, có
hiệu suất tạo năng lượng cao, không hóa lỏng trong suốt quá trình cháy và không
để lại tro.
Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu ở trên, loại nhiên liệu này còn có một
trở ngại rất lớn khi sử dụng đó là nó độc. Bánh nhiên liệu này phát ra hơi khói
độc hại như: hơi Formaldehid (HCHO), Amoniac (NH3), Carbon oxid (CO),
Hydrogen cianur (HCN) và Nitrogen oxid (NO),... khi cháy.
Ngoài mục đích sử dụng để làm nhiên liệu, Hexamine cũng có thể được sử
dụng như chất khử trùng và dùng trong chất nổ…
3.2. Trioxane
18,19
Còn được gọi là - triox, GI fuel tabs, Metaformaldehyde, Trioxane; 1,3,5-
Trioxacyclohexane; 1,3,5-Trioxane; Aldeform; Formagene; Marvosan, s-
Trioxane, s-Trixane, sym-Trioxane, Triformol, Trioxymethylene.
Trioxane là một hợp chất hữu cơ dạng vòng có công thức phân tử là C3H6O3.
Mỗi vòng có sáu cạnh tương ứng với ba nguyên tử Carbon và ba nguyên tử Oxi.
Hợp chất này có hai dạng đồng phân là:
+ 1,2,4-Trioxane: chủ yếu được biết đến như là một nguyên tố chủ yếu trong
chất chống sốt rét.Luận văn tốt nghiệp
6
+ 1,3,5-Trioxane: chủ yếu được biết đến như là một thuốc thử hoá học, nhưng
cũng được sử dụng như là một nhiên liệu.
Loại nhiên liệu này có chứa Metaformaldehyde nên độc và thoát ra khí
Formaldehid (cũng độc) khi nó phân huỷ.
Ngoài nhược điểm nói trên, Trioxane còn có ưu điểm là giá rẻ, sức nóng chỉ
bằng một nửa Hexamine nhưng Trioxane cháy với ngọn lửa màu xanh, tốt hơn
ngọn lửa màu vàng của Hexamine.
Hình 4: Trioxane
3.3. Metaldehyde18,19
Metaldehyde gọi tắt là là META, Meta-fuel, tên gọi theo danh pháp quốc tế
là r-2, c-4, c-6, c-8-Tetramethyl-1,3,5,7-tetroxocane và còn có tên khác là
2,4,6,8-Tetramethyl-1,3,5,7-tetraoxocanemetacetaldehyde.Luận văn tốt nghiệp
7
Hợp chất này có công thức phân tử là: C8H16O4
Công thức cấu tạo là:
Loại bánh nhiên liệu này không được thấy phổ biến như Hexamine và
Trioxane. Nó được tạo ra bởi LONZA và có thể được tìm thấy ở Châu Âu và
Nhật.
Hình 5: Bánh nhiên liệu Metaldehyde
Loại nhiên liệu này tuy độc hại nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, nó có thể gây
ra cái chết cho những con vật cưng nuôi trong nhà cũng như những động vật
hoang dã.
META được sử dụng cho đèn, cho những cái bếp nhỏ, cho bộ phận đánh lửa
và hiện tại nó là hợp chất phổ biến nhất được sử dụng trong thuốc diệt côn trùng.
3.4. Cồn khô: (Solid Alcohol, Dry Spirit, Waxed Solid Fuel, Pastilles
Carburant Solide, Flaming Solid Alcohol…)
18
.
Cồn khô là một nhiên liệu rắn với thành phần chính là cồn tinh khiết.Luận văn tốt nghiệp
8
Hình 6: Chinese Solid Alcohol (Cồn khô Trung Quốc)
Cồn khô có thể dùng để đun nấu hoặc dùng cho lò sưởi, nó có nhiều ưu điểm
như :
o Tăng độ ổn định trong thời gian bảo quản.
o Giảm nhẹ tốc độ cháy (so với cồn lỏng).
o Không phát sinh sản phẩm phụ độc hại.
o Không khói, không độc.
o Sản phẩm sạch.
o An toàn khi sử dụng.
o Tiện lợi (nhiên liệu này sạch, gọn nhẹ và còn có thể dùng ở
ngoài trời, nên rất thích hợp với các buổi dã ngoại).
Với rất nhiều ưu điểm như trên nên hiện nay loại nhiên liệu này được sử
dụng rộng rãi ở Châu Á và Châu Âu.
Hình 7: Japanese Waxed Methanol (Sáp Metanol Nhật Bản)Luận văn tốt nghiệp
9
Hình 8: American Gelled Alcohol (Cồn đặc Mỹ)
Hạn sử dụng của loại nhiên liệu này phụ thuộc vào việc bao bọc và cách bảo
quản. Do đó chúng phải được bọc thật kín bởi nhiều lớp bao bì và được giữ
trong bọc bằng nhựa hoặc hợp bằng kim loại.
3.5. Nhiên liệu nhão (paste fuel)
18
Còn gọi là fire paste
Hình 9: Fire paste
Loại nhiên liệu này thường được sử dụng để nhóm lửa hoặc dùng để đun
nóng sơ bộ một một chất lỏng nào đó.
Nhiên liệu nhão này có thể có thể được điều chế từ nhiều thành phần khác
nhau.
3.6. Những sản phẩm gỗ/ sinh khối
18Luận văn tốt nghiệp
10
Những sản phẩm gỗ hay sinh khối bao gồm củi, giấy, than, than củi, gỗ
nén, lá khô, rơm rạ…
Hình 10: Nhiên liệu sinh khối (gỗ)
Mặc dù những nhiên liệu rắn này thường tốn nhiều thời gian khi sử dụng, và
thường dẫn đến kết quả là gây bẩn tay hoặc quần áo của người sử dụng nhưng
hiện nay có hơn 3 tỉ người trên thế giới phụ thuộc vào chúng để đun nấu và sưởi
ấm.
Đây là thủ phạm gây nên tình trạng ô nhiễm trong nhà, làm phát sinh rất
nhiều bệnh tật như: làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da,
tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỉ lệ sinh sản (khó
đậu thai, sinh ít con) và phổ biến nhất là bệnh đường hô hấp...
Nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh trên là: trong khói bếp do đốt cháy
những nhiên liệu như than, củi…có chứa các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-
volantile organic compounds). Các VOC cũng có thể được tìm thấy trong các sản
phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng,
mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải, giấy dán tường, xi đánh giày
(cire), keo dán tổng hợp, hóa chất bảo quản đồ nội thất....
Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dạng ô nhiễm này là phụ nữ và trẻ
em. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người chết vì ô nhiễm trong nhàLuận văn tốt nghiệp
11
và trong phòng làm việc. Đây là những số liệu được đưa ra tại Hội nghị Ủy ban
Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững ở New York. Hội nghị nhìn nhận việc sử
dụng nhiên liệu rắn là một trong 10 hiểm họa lớn đối với sức khỏe của dân
chúng.
Như vậy, mỗi nhiên liệu nói trên điều có những ưu và nhược điểm riêng của
nó. Nhưng nói chung việc lựa chọn một nhiên liệu thích hợp còn phụ thuộc vào
hoàn cảnh và mục đích sử dụng. Riêng với mục đích sử dụng nhiên liệu để đun
nấu khi đi dã ngoại hoặc dùng để sưởi ấm ...mà có độ an toàn cao và tiện lợi thì
cồn khô là một sự lựa chọn thích hợp nhất. Luận văn tốt nghiệp
12
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. LÝ THUYẾT VỀ CỒN KHÔ
2.1.1. Khái niệm
Cồn khô là một loại nhiên liệu dạng rắn, nửa rắn hoặc gel có thành phần cơ
bản là rượu tinh khiết.
2.1.2. Tính chất chung
Tiêu chuẩn công nghiệp cho nhiên liệu cồn khô [TIS 950-2533 (1990)] là:
+ Sản phẩm phải đồng nhất
+ Dễ cháy
+ Vẫn giữ được hình dạng ban đầu (không bị vỡ khi cầm và chảy ra khi
đốt).
+ Khi cháy không có khói, không tỏa ra mùi khó chịu và ngọn lửa có thể
nhìn thấy được.
+ Cung cấp một ngọn lửa đủ nóng và đủ thời gian để đốt cháy một vật liệu
dễ cháy (1g mẫu cháy không dưới 45 giây).
2.1.3. Ứng dụng
Cồn khô là một loại nhiên liệu tiện lợi và an toàn cho việc sử dụng trong sinh
hoạt gia đình, khách sạn, nhà hàng, khi đi picnic, thám hiểm, quốc phòng, hàng
không, hải đảo…Rất phù hợp với các mục đích như:
+ Dùng để sưởi ấm, thắp sáng.
Hình 11: Sự cháy của Cồn khô
+ Đun nấuLuận văn tốt nghiệp
13
Cồn khô còn được dùng làm nhiên liệu cho bộ tiết kiệm xăng trong xe gắn
máy. Ông Nguyễn Thanh Long, 40 tuổi, quê Điện Bàn - Quảng Nam, hiện sống
tại khu phố 8, Bình Hưng Hoà, Tân Bình – TP HCM, đã chế tạo được thiết bị
này. Thiết bị này đã được Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng TP HCM
kiểm định và cho biết kết quả giảm được 10,39% so với mức tiêu hao nhiên liệu
bình thường.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔ
Có rất nhiều phương pháp khác nhau dùng để điều chế cồn khô như:
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà.
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm.
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với một
lớp ngăn chặn sự hydrat hoá.
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng nhiên liệu vô cơ.
2.2.1. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà
2.2.1.1. Cơ sở lý thuyết
Khi trộn Calci acetat bão hòa trong dung môi nước với rượu thì sẽ tạo thành
cồn khô dưới dạng keo Calci acetat.
Kết quả trên có thể được giải thích bằng “phương pháp thay dung môi”: Khi
thông số trạng thái thay đổi làm cho hóa thế cấu tử tồn tại trong môi trường phân
tán trở nên lớn hơn ở trạng thái cân bằng, do đó xu hướng của quá trình sẽ diễn ra
theo chiều chuyển về trạng thái cân bằng, tức là pha mới được tạo ra. Trong
phương pháp này dung môi được thay thế, tức là thay đổi thành phần môi trường.
Do vậy, Calci acetat bão hòa trong môi trường nước, nhưng nó trở thành quá bão
hoà trong môi trường rượu - nước (Calci acetat không tan trong rượu) nên quá
trình ngưng tụ xảy ra
6
.
2.2.1.2. Công thức điều chế
Trong phương pháp này cồn khô được điều chế từ 75 ml rượu Etylic (Etanol)
và 10 ml Calci acetat bão hoà (được điều chế từ 3g Calci acetat và 10ml nước)
17
tương ứng với tỷ lệ 7,5:1. Và từ 40ml Etanol và 10 ml Calci acetat bão hoà, từ
một nguồn tài liệu khác.Luận văn tốt nghiệp
14
Sản phẩm cồn khô theo thành phần này có tên thương mại là Sterno.
2.2.2 Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm
2.2.2.1 Cơ sở lý thuyết
Trong alcol nóng, acid béo được hòa tan tốt hơn và phản ứng nhanh với kiềm
tạo thành một tác nhân tạo gel là xà phòng acid béo và nước.
O H COONa H C NaOH COOH H C 2 35 17 35 17
Natri stearat
Natri stearat được tạo thành sẽ hòa tan một phần trong nước và hình thành
một lớp vỏ cứng. Khi đó rượu sẽ thấm vào lớp vỏ cứng này và tạo thành cồn khô.
2.2.2.2. Công thức điều chế
Trong bằng phát minh số 1266080; 1389638 và 1484190 của Mỹ chỉ ra một
nhiên liệu cồn khô không bị hóa lỏng và giữ lại được hình dạng trong suốt quá
trình cháy. Nhiên liệu cồn khô có dạng gel dẻo nó được tạo ra dưới hình dạng của
một cái ống được chỉ trong bằng phát minh số 3183068; hoặc có hình khối vuông
như được chỉ trong bằng phát minh số 1545595. Tất cả những nhiên liệu cồn khô
được nói ở trên đều có chứa loại rượu có mạch Carbon thấp như Metanol và
Etanol tự do hoặc được pha trộn và tác nhân tạo gel là Natri stearat được điều chế
tại chỗ với sự có mặt của nước, chúng được tạo thành từ phản ứng giữa Natri
hidroxid với acid Stearic được hoà tan trong rượu. Nước có mặt để giúp hòa tan
xà phòng (Natri stearat), sự hiện diện của một lượng rất nhỏ (5-25%) của nước là
cần thiết để hình thành một cấu trúc được dẫn ra trong bằng phát minh số
3,183,008 của Mỹ.
Theo bằng phát minh của Mỹ số 4436525, được Barney J. Zmoda công bố
vào ngày 13/03/1984, loại tác nhân tạo gel thích hợp nhất theo phương pháp này
là Natri stearat, nó được tạo thành bởi phản ứng hoàn toàn của acid béo cao phân
tử và một chất kiềm như NaOH để tăng pH đến khoảng 9. Acid béo được sử
dụng là acid Stearic.
Cũng theo phát minh đó, thành phần chủ yếu tạo nên sự cháy trong sản phẩm
này là một hỗn hợp đặc biệt của Metanol và Isopropanol, chiếm tối thiểu là 85%Luận văn tốt nghiệp
15
khối lượng của toàn bộ thành phần. Tỉ lệ kết hợp của hai loại cồn này là rất quan
trọng và cần thiết, để tạo ra một loại cồn khô mà nó không bị chảy trong suốt quá
trình đốt và cung cấp ngọn lửa đủ thời gian để đốt cháy một vật liệu dễ cháy như
than hoặc gỗ.
Barney J. Zmoda đã tiến hành một loạt thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của
các tỷ lệ khác nhau giữa Metanol và Isopropanol.
Sau đó nhà phát minh này tiếp tục thực hiện các thí nghiệm để khảo sát ảnh
hưởng của NaOH đến sự hình thành sản phẩm.
Đúc kết những kinh nghiệm thu được từ một loạt thí nghiệm trên, Barney J.
Zmoda đã đi đến nhận định cuối cùng cho thành phần tạo nên cồn khô theo
phương pháp này, gồm có:
MeOH : 67,7%
IPA : 26%
Acid Stearic : 5,5%
NaOH : 0,8%
Tất cả những thành phần trên đều là dạng khan.
Sản phẩm thu được theo bằng phát minh số 4436525 của Barney J. Zmoda có
các đặc điểm sau:
+ Không bị hoá lỏng trong suốt quá trình cháy.
+ Vẫn duy trì được hình dạng ban đầu của nó.
+ Sản phẩm cháy sạch, không có bồ hóng.
+ Khi cháy không có khói, không mùi và ngọn lửa có thể nhìn thấy được.
Trong thành phần của nhiên liệu cồn khô dạng gel này cũng có thể được trộn
vào một số chất mà vẫn không có ảnh hưởng bất lợi đến tính chất của sản phẩm.
Các chất đó có thể là: thuốc nhuộm (như Phenolphtalein, Rose Bengal) dùng để
chỉ thị hoặc để gia tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm; những chất dùng để tạo
màu ngọn lửa như muối Natri và muối Kali của Nitrat và Clorat, cũng như các
muối của Li, Bo, Cu…Những thành phần này chỉ được sử dụng với một lượng
nhỏ, thường thì sử dụng không vượt quá 1% khối lượng và thích hợp nhất là
0,5%.Luận văn tốt nghiệp
16
2.2.3. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với
một lớp ngăn chặn sự hydrat hóa.
2.3.1. Cơ sở lý thuyết
Ở vùng pH của dung dịch nhỏ, chính các nhóm ion được ion hoá gây tác
dụng qua lại làm cho mạch phân tử có phần bị co lại, nên độ nhớt cũng giảm. Khi
tăng pH của dung dịch thì mạch phân tử của các chất cao phân tử điện li giãn ra
do sự ion hoá tăng lên, nên độ nhớt của dung dịch cũng tăng lên. Do đó khi trộn
lẫn các thành phần nước, cồn, Hydroxypropyl methyl cellulose được thực hiện
bằng cách hạ thấp độ pH của hỗn hợp. Sau đó độ pH của hỗn hợp được tăng lên
làm tăng độ nhớt và cồn được chuyển sang dạng gel.
2.3.2. Công thức điều chế
Trong bằng phát minh số 3,214,252 của Mỹ công bố về một nhiên liệu cồn
khô với thành phần gồm có: một tác nhân tạo gel là hợp chất cao phân tử,
Metanol hoặc Etanol hoặc Isopropanol dưới 40% nước và một chất kiềm để điều
chỉnh pH của thành phần hỗn hợp đến khoảng từ 6 - 9. Sản phẩm này có thể được
lấy ra dễ dàng và vẫn giữ được hình dạng trong suốt quá trình cháy. Ở pH trên 9,
cồn khô dễ bị chảy rữa, không thể được lấy ra với hình dạng mong muốn và
không thể cầm, mặc dù nó có thể cháy.
Bằng phát minh của Mỹ số 4971597 do Scott Gartner, công bố vào ngày
20/11/1990, mô tả thành phần phần chính của loại nhiên liệu này là: rượu, dẫn
xuất Cellulose, kiềm, Alumin trihydrat. Những loại cồn phù hợp cho phương
pháp này chứa từ 1 đến 10 nguyên tử Carbon. Những loại rượu đó bao gồm:
Metanol, Etanol, Propanol, Isopropanol, Butanol, Isobutyl alcohol, Terbutyl
alcol, Pentanol, Isopentyl alcol, Neopentyl alcol, Hexanol, Heptanol, Octanol,
Nonanol, Decanol và cũng có thể sử dụng alcol đồng phân với những alcol trên.
Những alcol vòng như: Cyclopropanol, Cyclobutanol, Cyclopentanol,
Cyclohexanol, Cycloheptanol, Cyclononanol và Cyclodecannol cũng có thể được
sử dụng trong phương pháp này. Trong tất cả những alcol đó thì alcol thích hợp
nhất để sử dụng trong phương pháp này là những alcol có mạch Carbon thấp
như: Metanol, Etanol, Propanol và Isopropanol.Luận văn tốt nghiệp
17
Trong thành phần của phương pháp này có chứa một chất ngăn chặn khói.
Chất ngăn chặn khói tiêu biểu và thích hợp nhất trong phương pháp này là
Alumin trihydrat. Những chất ngăn chặn khói khác có thể thay thế Alumin
trihydrat bao gồm: muối Borat của kim loại kiềm (cũng có thể sử dụng kết hợp
với Amonium sulfat (NH4)2SO4, Amonium clorur (NH4Cl) và Amonium
phosphat (NH4)3PO4. Những chất khác như dẫn xuất Antimon oxid (Stibium
oxid) cũng phù hợp. Alumin Trihydrat được bán dưới những tên thương mại như:
SB-30, Onyx Elite series, FRE, Micral 805, SB-331/SB-332, Sb-631/SB-632,
SB-431/SB-432, SB-335/SB-336 và Micral 632, tất cả có thể sử dụng trong thành
phần của phát minh trên.
Dẫn xuất Cellulose phù hợp để thực hiện phát minh này là: Cellulose akyl
ethers, Hydroxyakyl alkyl ethers. Dẫn xuất Cellulose được sử dụng trong phương
pháp này có một điểm đặc biệt là có một lớp hiện diện trên bề mặt nó làm chậm
lại sự hydrat hóa khi được trộn với dung dịch cồn. Lớp phủ ngoài tiêu biểu trong
dẫn xuất Cellulose là một lớp acid như: lớp Polyacrylic acid. Dẫn xuất Cellulose
cũng có thể được xử lý trên bề mặt với Glyoxal như được chỉ trong bằng phát
minh số 3072635 của Mỹ.
Những loại dẫn xuất Cellulose eter bao gồm: Metyl cellulose, Etyl cellulose,
Propyl cellulose và Butyl cellulose. Trong số dẫn xuất Cellulose nhóm
Hydroxyakyl akyl cellulose thì những loại tiêu biểu là: Hydroxypropyl metyl
cellulose, Hydroxyetyl etyl cellulose, Hydroxypropyl etyl cellulose, Hydroxyetyl
metyl cellulose, Hydroxypropyl propyl cellulose, Hydroxyetyl propyl cellulose.
Trong tất cả những dẫn xuất Cellulose để sử dụng trong phương pháp này thì loại
dẫn xuất Cellulose thích hợp nhất là Hydroxypropyl metyl cellulose được bán
dưới tên thương mại là Methocel J75 MS. Lớp phủ ngoài là acid tự nhiên hoặc
Glyoxylated. Lớp phủ ngoài này hạn chế sự hydrat hoá trong việc sản xuất tất cả
nhiên liệu rắn nhanh và có hiệu quả.
Dẫn xuất Hydroxypropyl metyl cellulose trong phương pháp này chứa từ 5
đến 12 phần bởi trọng lượng của nhóm Hydroxy và từ khoảng 27 đến 30 phần
khối lượng của Cellulose eter. Dãn xuất Cellulose thuận lợi cho sử dụng chứa từ
7 đến 12 phần khối lượng của nhóm hydroxypropoxyl và từ 28 đến 30 phần khối Luận văn tốt nghiệp
18
lượng của nhóm metoxyl. Loại dẫn xuất Cellulose thích hợp này được bán bởi
công ty hoá chất Dow dưới tên thương mại là Methocel J75 MS. Methocel J75
MS có một lớp phủ ngoài đặc biệt ngăn chặn sự hydrat hoá của dẫn xuất
Cellulose.
Chất Methocel được thực hiện trong phát minh này (bằng phát minh số
4971597) được điều chế bằng những phương pháp được mô tả trong phát minh
số 3072635 của Mỹ. Phát minh số 3072635 cũng chỉ ra rằng vật liệu thích hợp
dùng để xử lý bề mặt của dẫn xuất Cellulose là Glyoxylat với một lượng nhỏ của
glyoxal. Glyoxal ngăn chặn sự hydrat hóa của vật liệu Cellulose cho đến khi chất
kiềm được thêm vào vì vậy nó ảnh hưởng đến sự tạo gel của nhiên liệu cồn.
Chất kiềm rất cần thiết để bắt đầu sự hydrat hoá. Có thể sử dụng mọi chất kiềm
mà nó có thể làm tăng pH đến 8 hoặc hơn nữa. Những loại chất kiềm đó bao
gồm: Liti hydroxid, Natri hydroxid, Kali hydroxid, Cesium hydroxid. Cũng có
thể thay kiềm bằng những muối như: Liti Carbonat, Natri Carbonat, Kali
carbonat, Cesium carbonat, Rubidi carbonat, Calci hydroxyt, Magnesium
hydroxid, Stronti hydroxid, Stronti carbonat, Bari hydroxid, Bari carbonat, Beri
carbonat để làm đặc cồn.
Nhiên liệu cồn khô được đều chế theo phương pháp này gồm có:
+ 170g rượu
+ 50g nước
+ 10g Methocel J75 MS
+ 2-4g NaOH
+ Và một lượng rất ít Alumin trihydrat được thêm vào để ngăn chặn
khói.
Sản phẩm được tạo thành có các đặc điểm như:
+ Dẻo, bền
+ Dễ cháy
+ Hạn chế sinh ra thành phần độc hại khi cháy.
+ Không sinh ra bồ hóng và tro
+ Chi phí thấp
+ An toàn và tiện lợi khi vận chuyển và sử dụngLuận văn tốt nghiệp
19
2.2.4. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dung nhiên liệu vô cơ
Bằng phát minh số 470471 của Thụy Sĩ công bố một nhiên liệu dạng nhão, nó
là một loại nhiên liệu có chất mang là Silic dioxid, kích cỡ hạt từ 3 đến 40
micromet. Loại nhiên liệu này cũng chứa Etanol, và nó được đóng gói trong một
cái ống để ngăn ngừa sự nguy hiểm xảy ra do nổ. Nhiên liệu này được làm bằng
cách thêm Etanol vào chất mang đồng thời có khuấy trộn dung dịch cho tới khi
đạt được một hỗn hợp nhão đồng nhất.
Phát minh số 482008 của Thụy Sĩ công bố một nhiên liệu mềm và dẻo với
thành phần gồm: 80-90 phần khối lượng của Etanol và 10-20 phần khối lượng
của một hỗn hợp nhiên liệu vô cơ. Hỗn hợp nhiên liệu vô cơ này gồm Silic
dioxid và ít nhất là một hợp chất oxid khác của Silic, Titan, Zirconium, hoặc
Nhôm hoặc ít nhất là một Carbonat hoặc hydroxid của một kim loại kiềm hoặc
một kim loại kiềm thổ.
Trong phát minh số 3964880 của Thụy Sĩ, được Walter Siegrist công bố vào
ngày 22/06/1976, cung cấp một nhiên liệu với các đặc tính như: mềm, dẻo, tỏa ra
năng lượng lớn hơn những dạng nhiên liệu dẻo khác. Loại nhiên liệu này cũng có
thành phần chính là Etanol, không sản sinh ra bồ hóng khi cháy, và sau khi cháy
sinh ra ít tro hơn những nhiên liệu nhão khác cũng được làm từ thành phần chính
là Etanol.
Thành phần của loại nhiên liệu này gồm có: 0,1 đến 8 phần khối lượng của hỗn
hợp nhiên liệu vô cơ, 77 đến 96,3 phần khối lượng của Etanol và từ 0,1 đến 5
phần khối lượng của tác nhân tạo gel dung dịch cồn. Hỗn hợp nhiên liệu vô cơ là:
Silic dioxid và Calci hydroxid hoặc Silic dioxid, Titan dioxid và Calci hydroxid
hoặc Silic dioxid và Nhôm oxid. Tác nhân tạo gel dung dịch cồn tốt nhất là
Cellulose eter, phù hợp nhất là Hydroxypropyl cellulose.
Dưới đây là một số công thức điều chế cồn khô theo phương pháp này:
Cách 1:
+ Cho 72g Silic dioxid và 1,2g Calci hydroxid vào 2 874g Etanol và
khuấy nhanh khoảng 1,5 phút.
+ Sau đó thêm vào 54g Hydroxypropyl cellulose và trộn đều.Luận văn tốt nghiệp
20
+ Hỗn hợp này sẽ đông đặc dần cho đến khi giống như một khối gel đồng
nhất (khoảng 1,5 giờ).
Cách 2:
+ Cho 6g Silic dioxid, 6g Titan dioxid và 0,1g Calci hydroxid vào 2898g
Etanol.
+ Sau đó thêm vào 90g Hydroxypropyl cellulose và trộn đều.
Cách 3:
+ Cho 6g Silic dioxid, 6g Nhôm oxid vào 1 026g Etanol.
+ Cho vào 84g Metylhydroxybutyl và trộn khoảng 10 phút (với vận tốc
trộn trung bình).
+ Sau đó thêm vào 374g nước.
+ Sau 20 phút cho vào thêm 1 504g Etanol sẽ thu được khối gel đồng nhất.Luận văn tốt nghiệp
21
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
Do thời gian và tài chính có hạn nên trong luận văn này chỉ tập trung
nghiên cứu ba phương pháp phổ biến nhất dùng để điều chế cồn khô, đó là:
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà.
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm.
Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng tác nhân tạo gel là hợp chất
cao phân tử.
3.1. ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔ
3.1.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔ CÓ SỬ DỤNG
CALCI ACETAT BÃO HOÀ (Phương Pháp 1)
3.1.1.1. Qui trình điều chế
(1)
(2)
(3)
Hình 12: Qui trình điều chế theo phương pháp 1
Calci acetat
Calci acetat bão hoà
Rượu
Cồn khôLuận văn tốt nghiệp
22
Giải thích qui trình
(1): Tạo dung dịch bão hoà Calci acetat bằng cách cho Calci acetat vào
nước, lắc khoảng 10 giây, để yên khoảng 1 phút rồi sau đó lắc hơn 10 giây để
chắc chắn rằng Calci acetat không thể tan được nữa.
(2): Cho một lượng nhỏ NaCl vào dung dịch Calci acetat bão hòa, khuấy
đều và cho hỗn hợp này vào khuôn chứa.
(3): Đổ rượu từ từ vào khuôn có chứa dung dịch trên.
Hình 13: Thao tác điều chế cồn khô (phương pháp 1)
3.1.1.2. Dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm
a. Dụng cụ
- Cân điện tử
- Cốc thuỷ tinh: 3 cái 100ml, 1 cái 200ml
- Đũa thuỷ tinh: 1 cái
- Mặt kính đồng hồ
- Ống đong 100ml: 1 cái
b. Hoá chất
- Calci acetat (Ca(CH3COO)2)
- Etanol 96 (C2H5OH 96)
- Nước cất (H2O)
- Natri clorur (NaCl)Luận văn tốt nghiệp
23
3.1.1.3. Bố trí thí nghiệm
a. Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci acetat
bão hoà lên khối lượng và đặc điểm sản phẩm
- Tạo dung dịch Calci acetat bão hoà từ 30g Calci acetat và 100 ml nước,
dung dịch này được dùng cho các thí nghiệm sau.
- Thực hiện các thí nghiệm với tỷ lệ giữa cồn và dung dịch Calci acetat bão
hoà tăng dần từ 1:1 đến 8:1 và một thí nghiệm với tỷ lệ 7,5:1.
- Mỗi thí nghiệm dưới đây được lập lại 3 lần trong cùng điều kiện.
Thí nghiệm
Hóa chất
1
(1:1)
2
(2:1)
3
(3:1)
4
(4:1)
5
(5:1)
Cồn (ml) 25 33,32 37,5 40 41,66
Calci acetat
bão hòa (ml)
25 16,66 12,5 10 8,33
Không khuấy trộn hỗn hợp
Thí nghiệm
Hóa chất
6
(6:1)
7
(7:1)
8
(7.5:1)
9
(8:1)
Cồn (ml) 42,85 43,75 44,11 44,44
Calci acetat
bão hòa (ml)
7,14 6,25 5,88 5,55
Không khuấy trộn hỗn hợp
Bảng 1: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa cồn và Calci
acetat bão hòa lên khối lượng và đặc điểm sản phẩm
(từ thí nghiệm 1 đến 9)Luận văn tốt nghiệp
24
b. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại rượu đến khối lượng và đặc điểm
sản phẩm
Từ kết quả thu được ở các thí nghiệm trên, chọn tỷ lệ thích hợp nhất giữa
cồn và Calci acetat bão hoà, tiến hành 2 thí nghiệm bằng cách thay cồn lần lượt
bằng Metanol và Isopropanol với tỷ lệ đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53714 kilobooks.com.doc
- 53714 kilobooks.com.pdf