Điều Chế Sơn Móng Tay

CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ MÓNG 7 1.1.Sinh lý móng7 1.1.1.Cấu tạo7 1.1.2.Tính chất8 1.2.Một số bệnh liên quan đến móng9 CHƯƠNG 2 CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC MÓNG 10 2.1.Sơn móng tay10 2.1.1.Nguồn gốc10 2.1.2.Yêu cầu sản phẩm13 2.1.3.Nguyên liệu13 2.1.4.Công thức cơ bản15 2.1.4.1.Một số lưu ý trong phối chế15 2.1.4.2.Công thức cơ bản15 2.1.4.3.Đơn công nghệ16 2.1.4.4.Sơ đồ phối chế18 2.1.4.5.Một số công thức minh họa19 2.2.Một số dạng sản phẩm khác20 2.2.1Sản phẩm có dược tính20 2.2.2Nước và kem rửa móng20 2.3.Một số sản phẩm minh họa21 CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC MÓNG28 3.1. Phương pháp chăm sóc móng28 3.1.1. Các bước chăm sóc móng hằng ngày28 3.1.2. Làm sạch móng – đẹp móng29 3.1.3. Bí quyết chăm sóc móng29 3.2. Phương pháp sơn móng31 3.2.1. Các bước tiến hành khi sơn móng31 3.2.1.1. Tay31 3.2.1.2. Chân32 3.2.2. Các bước sơn móng33 3.2.3. Ảnh hưởng của sơn móng37 3.3. Phương pháp bảo vệ móng39 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN45 TÀI LIỆU THAM KHẢO46 NHẬN XÉT GIÁO VIÊN47

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều Chế Sơn Móng Tay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC & MÔI TRƯỜNG ((((((( TIỂU LUẬN MÔN HỌC HƯƠNG LIỆU MỸ PHẨM  GVHD: ThS. Trần Hữu Hải LỚP: DHHC3KLT SVTH: Phạm Nguyễn Tuyết Lan (0870239) Võ Tấn Long (0870338) Trần Thị Hồng Quyên (0870309) Thành phố Biên Hòa, 11 – 2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 KHẢO SÁT THI TRƯỜNG 5 CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ MÓNG 7 Sinh lý móng 7 Cấu tạo 7 Tính chất 8 Một số bệnh liên quan đến móng 9 CHƯƠNG 2 CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC MÓNG 10 Sơn móng tay 10 Nguồn gốc 10 Yêu cầu sản phẩm 13 Nguyên liệu 13 Công thức cơ bản 15 Một số lưu ý trong phối chế 15 Công thức cơ bản 15 Đơn công nghệ 16 Sơ đồ phối chế 18 Một số công thức minh họa 19 Một số dạng sản phẩm khác 20 Sản phẩm có dược tính 20 Nước và kem rửa móng 20 Một số sản phẩm minh họa 21 CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC MÓNG 28 3.1. Phương pháp chăm sóc móng 28 3.1.1. Các bước chăm sóc móng hằng ngày 28 3.1.2. Làm sạch móng – đẹp móng 29 3.1.3. Bí quyết chăm sóc móng 29 3.2. Phương pháp sơn móng 31 3.2.1. Các bước tiến hành khi sơn móng 31 3.2.1.1. Tay 31 3.2.1.2. Chân 32 3.2.2. Các bước sơn móng 33 3.2.3. Ảnh hưởng của sơn móng 37 3.3. Phương pháp bảo vệ móng 39 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 NHẬN XÉT GIÁO VIÊN 47 Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của chúng ta không ngừng cải thiện từ tinh thần cho đến vật chất. Nếu trước đây ít người chú trọng đến ngoại hình thì bây giờ trong công việc, giao tiếp, đi chơi…ngoại hình cũng đang được chú ý rất nhiều. Ngày nay, con người không chỉ có những kiến thức mà còn phải một ngoại hình đẹp, tự tin, năng động…Nhưng ngoại hình đẹp thì ít ai có được. Và giờ đây các bạn đừng lo lắng nha đã có các spa, thẩm mỹ viện,…giúp các bạn làm đẹp mình hơn nhờ sự giúp đỡ của các loại mỹ phẩm và bàn tay chuyên nghiệp của các nhân viên chăm sóc sắc đẹp. Có một câu nói từ rất xưa: “Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Việc làm đẹp của phái nữ trong thời đại này rất cần thiết. Nó không chỉ tôn lên vẻ đẹp, che các khuyết tật, mà còn giúp họ tự tin, năng động trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trước nhu cầu này các hãng mỹ phẩm đã tung ra nhiều sản phẩm để chăm sóc vóc dáng phái đẹp từ da, tóc, móng… với mục đích giúp phái đẹp ngày càng đẹp, càng quyến rũ hơn… Nói tới việc làm đẹp có lẽ không một người phụ nữ nào đã không làm đẹp đôi tay mình bằng sơn móng. Bởi nó cũng là một phần tạo nên vẻ đẹp cho người phụ nữ. Nhưng cũng có rất ít ai hiểu được sơn móng làm từ đâu và nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta không? Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ cung cấp tổng quát về mỹ phẩm sơn móng tay. Tuy nhiên , do tài liệu còn ít và kiến thức còn hạn chế nên chúng em không thể thiếu sót được. Mong được sự thông cảm và giúp đỡ của thầy và các bạn. Nhóm 7 ((((((( Chào các bạn! Ngày nay xã hội càng phát triển, mức sống của người dân cũng dần tăng cao. Ngoài chuyện ăn mặc họ còn chú ý đến hình thức bên ngoài. Đây cũng là yếu tố giúp cho ngành hương liệu mỹ phẩm phát triển. Các bạn biết đó, chúng ta dân công nghệ Hóa học chuyên ngành Hữu cơ (hương liệu mỹ phẩm) luôn mong muốn nghiên cứu tạo ra những sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và một mong muốn nữa là khi sản phẩm được làm ra, trưng bày, bày bán… được người tiêu dùng đón nhận sản phẩm. Cũng vì lẽ này trước khi nghiên cứu tạo ra sản phẩm nhóm chúng mình có muốn cuộc khảo sát nho nhỏ với người tiêu dùng về nhu cầu của họ. Để khi nghiên cứu tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Cuộc khảo sát được thực hiện với 100 người tại các trường đại học như Đại học công nghiệp Tp.HCM, Lạc Hồng… siêu thị Coopmart Biên Hòa, Vinatex Biên Hòa, chợ Biên Hòa, và một số nơi khác… Thông qua cuộc khảo sát thị trường với 100 người (độ tuổi từ 16 ÷ 55 tuổi) với 15 câu hỏi được đưa ra thì có khoảng trên 90% phụ nữ có nhu cầu làm đẹp. Trong cuộc sống năng động, hiện đại hiện nay thì điều làm đẹp là điều bình thường. Vì trong chúng ta ai cũng mong muốn có một vóc dáng đẹp, làn da mịn màng, đôi môi quyến rũ, bàn tay thon thả, mềm mại. Chính về thế và ngày càng có phụ nữ thích làm đẹp và theo cuộc khảo sát này có khoảng 18% thường xuyên làm đẹp, 75% thì thỉnh thoảng đi làm đẹp. Qua cuộc khảo sát ta thấy có rất ít phụ nữ thường xuyên đi làm đẹp, mà theo các chuyên gia, các thẩm mỹ viện khuyên thì chúng ta nên khoảng 1 tuần nên đi làm đẹp 1 lần vì từ 25 tuổi trở lên da của sẽ bị lão hóa. Đa phần khi đi làm đẹp thì mọi người có xu hướng làm đẹp móng tay (85% theo phiếu khảo sát). Việc làm đẹp móng tay không chỉ cho chúng ta có một bàn tay đẹp mà đôi khi cảm thấy tự tin khi tham gia một bữa tiêc, buổi đi chơi hay đi làm…Qua cuộc khảo sát này chúng mình còn biết rằng nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng. Sản phẩm sơn móng cũng được chú ý nhiều. Khi sử dụng sản phẩm sơn móng họ thường chọn cách nhờ nhân viên tư vấn (44% theo phiếu khảo sát) còn người đã sử dụng nhiều và lâu năm họ lựa chọn theo kinh nghiệm. Màu sắc của sơn móng đa dạng và phong phú được lựa chọn theo sở thích, tùy hứng… Và ngày nay, có rất nhiều phụ nữ thích sơn và trang trí móng và cảm thấy tự tin sau khi sơn móng (74% theo phiếu khảo sát). Cuối cùng, cho thấy được sản phẩm sơn móng cũng rất được người phụ nữ đón nhận và sử dụng nó.  1.1. Sinh lý móng 1.1.1. Cấu tạo Móng tay có cấu tạo gồm hai phần: lớp móng và đĩa móng. Lớp móng: có biểu bì tương tự da, không có tiểu cầu và tiểu nang, có phôi sinh móng. Lớp biểu bì này nằm dưới móng bao bọc phần thịt và xương ngón tay. Đĩa móng: cấu tạo từ những lớp kết dính của tế bào phẳng đã bị mất nhân (tế bào chết). Các tế bào có chứa keratin cứng, có %S cao, chủ yếu là cystin (9 ÷ 12%), với phần cuối móng cứng hơn phần trong móng. Ngoài ra móng còn chứa nước (%) = 4 ÷ 12, béo (%) = 0.15 ÷ 0.7, Ca (%) = 0.02 ÷ 0.04. 1.1.2. Tính chất Móng không giống tóc, phát triển liên tục trong cuộc sống Móng tay phải phát triển nhanh hơn móng tay trái do máu huyết dồn tới nhiều. Vào mùa hạ, móng mọc nhanh hơn so với mùa đông, vì mùa hạ tay chân cử động nhiều, máu tới nhiều. Móng giữa dài nhanh nhất, móng ngón út chậm nhất. Trai và gái có phát triển móng gần như nhau trong độ tuổi 19 – 23. Móng mọc chậm ở người cao tuổi, mọc nhanh hơn ở phụ nữ có thai, nam giới và người tuổi trẻ. Tốc độ phát triển móng tay trong một tuần: 0,2 – 1,5 mm/tuần. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân đến 2 hoặc 3 lần. 1.2. Một số bệnh liên quan đến móng Bệnh không móng: do di truyền (hiếm). Bệnh rớt móng: do tai nạn bị hư phần đĩa móng nhưng phôi vẫn còn, nếu giữ kỹ móng sẽ ra lại (không làm chết phần phôi). Lỏng móng: do luôn tiếp xúc với nước nhiễm vi khuẩn, vi nấm hoặc phải làm việc trong điều kiện luôn tiếp xúc với hóa chất như phenol, formaldehyd, acrylic acid. Dòn móng: do thiếu Fe (thường do di truyền). Rách móng: thường gặp ở người già trên 50 tuổi. Hạt gạo: do ăn thực phẩm có chứa arsen hoặc do bệnh gan. Bệnh móng bị bầm tím (Hang Nails): do nail bed (nền móng) bị tổn thương Sơn móng tay Khi nhắc đến sơn móng tay, có lẽ trong chúng ta không ai không biết đến sản phẩm này. Sản phẩm sơn móng đã được chị em phụ nữ sử dụng để làm tôn lên vẻ đẹp của mình trong cuộc sống hằng ngày. Nói đến sơn móng tay nhưng có ít ai biết nó có nguồn gốc từ đâu và từ đâu có được sản phẩm này. Và ngày nó trở thành một trong các sản phẩm làm đẹp cho người phụ nữ. Và bây giờ hãy cùng nhóm tụi mình khám phá nguồn gốc của sơn móng nha. Nguồn gốc của sơn móng Sơn móng tay có một lịch sử dài gần 5000 năm. Và đang được người Nhật Bản và Ý đi tìm nguồn gốc người đầu tiên sử dụng Sơn móng. Nhưng khoảng 3000 trước công nguyên người Trung Quốc đã sử dụng sơn móng từ sự kết hợp chất dán dính khô, sáp ong, lòng trắng trứng, gelatin. Họ cũng từng sử dụng một hỗn hợp gồm ngâm hoa hồng, hoa lan và cánh hoa kết hợp với phèn chua. Hỗn hợp này, khi sử dụng nó sẽ chuyển màu khác nhau từ hoa màu hồng sang đỏ. Cũng khoảng thời gian này người Ai Cập cũng đã biết nhúng tay vào nước cây lá móng, điều này không chỉ tạo màu cho móng của họ mà còn giúp cho những cái móng của họ được bền và chắc hơn. Ngày này, một số người dân vẫn sử dụng màu từ cây lá móng để vẽ những họa tiết lên thân thể của họ và được chúng ta biết đến như phong tục người Mehndi. Hình cây lá móng  Người ta dùng cây lá móng để vẽ họa tiết Ngày nay, trong xã hội hiện đại không phân chia giai cấp việc sơn móng tay là chuyện bình thường. Mọi người phụ nữ nếu thích đều có quyền sơn, làm đẹp bàn tay của mình. Nhưng trong xã hội xa xưa, việc sơn móng tay còn là việc thể hiện địa vị của họ trong xã hội. Khoảng 600 năm trước công nguyên triều đại Chou, dòng dõi hoàn tộc Trung hoa lựa chọn vàng và bạc để trang trí cho móng tay của mình. Vào thế kỷ 15, đời nhà Minh có bản trích màu đỏ và màu đen như màu sắc cho dòng dõi hoàng tộc từ nhiều thập kỉ trước. Còn ở Ai Cập người ta sử dụng màu sơn móng để thể hiện cấp bậc của mình, màu đỏ tượng trưng cho giới quý tộc. Nữ hoàng Nefertiti, vợ của vua Akhenaton, sơn móng tay và chân của mình với màu đỏ ruby. Còn Cleopatra thích sơn màu nâu đỏ nhạt. Những người phụ nữ ở tầng lớp thấp hơn có quyền sơn móng tay với màu nhạt hơn. Để thể hiện sự uy nghiêm các hoàng đế Peru đã cho trang trí những cái móng tay của họ với những hình chim đại bàng. 2.1.2. Yêu cầu sản phẩm Làm đẹp móng hoặc bảo vệ móng. Tạo một lớp màng trên móng, không tan trong nước, chịu được dung dịch tẩy rửa hằng ngày. Lớp sơn bóng, kết dính tốt, đủ cứng không quá giòn. Thời gian khô sau khi sơn lên móng không quá lâu (khoảng vài phút). Dễ dàng sử dụng và lưu trữ. Không độc, đạt tiêu chuẩn theo quy định dành cho sản phẩm. 2.1.3. Nguyên liệu Sơn móng tay thường là dung dịch chứa chất tạo màng và một số chất khác làm cho lớp màng sau khi sơn lên móng đáp ứng được những yêu cầu đã nêu trên. Chất tạo màng: Chất tạo màng là các polyme có độ bám dính tốt, có khả năng chứa các loại bột như bột màu, bột độn tốt, có các tính chất như thời gian khô, độ cứng, độ bóng tốt...Chất tạo màng có vai trò quan trọng nhất trong sơn, quyết định hầu hết các tính chất của màng sơn. Sơn móng cũng là một sản phẩm sơn và cũng có yêu cầu rất thuần thực về phối hợp nhựa (chất tạo màng) với hệ dung môi (dung môi thật, giả và chất pha loãng). Ngoài ra còn cần sử dụng nhiều loại phụ gia và điều đó thật sự không dễ dàng. Thường sử dụng là Nitro-cellulose (dinitrocellulose), có độ nhớt khoảng 500 cp khi hòa tan trong dung môi butylacetat với C% khoảng 20%. Màng tạo ra bởi Nitrocellulose có đặc điềm: Mỏng, không thấm nước, cứng và khó mài mòn. Dòn, kém bóng và độ bám dính trung bình. Độ nhớt cao. Dễ cháy nổ. Cũng vì chính các tính năng này gây hạn chế cho màng sơn nên cần bổ sung một số chất khác đáp ứng yêu cầu. Nhựa: Cải thiện độ dòn của màng, đồng thời cũng làm tăng độ bóng và độ bám dính của màng sơn lên móng. Nhựa dùng thường thuộc loại arylsulfonamid, formamid, santolid (santolit MHP cho màng sơn cứng, santolit MS 80 cho màng sơn dẻo). Chất hóa dẻo: Cải thiện độ uốn của màng, giúp màng không bị bong ra, đồng thời cũng làm tăng độ bám dính của màng trên móng. Một trong những chất dẻo thường dùng là dibutylphtalate (DBP)… Dung môi: Dùng để hòa tan các thành phần trong hỗn hợp. Loại dung môi và nồng độ ảnh hưởng nhiều đến độ bóng, độ đục và độ khô của màng sơn sau này. Thông thường dung môi sử dụng trong sơn móng tay là hỗn hợp của các dung môi sau: Dung môi có nhiệt độ sôi thấp (<1000C): acetone, acetaldehid. Dung môi có nhiệt độ sôi trung bình (100 ÷ 1500C): n-butylacetate. Dung môi có nhiệt độ cao (>1500C): acetate cellulose, butylcellulose… Tỷ lệ thành phần của dung môi được chọn thế nào để được một lớp màng mỏng, bóng, không bị đục và lớp sơn trên móng khô đạt yêu cầu. Chất pha loãng: được sử dụng để pha loãng sơn với mục đích để giảm giá thành vì dung môi thực của nitrocellulose khá đắt. Chất pha loãng là hỗn hợp của hai nhóm dung môi sau: Nhóm rượu: etanol, butanol, isopropanol. Nhóm này có tỷ lệ pha loãng 9 : 1 – cho tốc độ bay hơi vừa phải. Isopropanol là chất thường được dùng nhất. Nhóm hydrocacbon thơm: toluen, xylen. Nhóm này có tỷ lệ pha loãng 3 : 1, cho tốc độ bay chậm, có khuynh hướng làm tăng độ nhớt một ít nên làm giảm tính chảy của sơn. Chủ yếu người ta dùng hỗn hợp isopropanol và toluene. Màu: Tạo sự phong phú, đa dạng, nhất là về mặt cảm quan. Các màu sử dụng phải nằm trong danh sách màu cho phép. Ngoài màu sắc chính, trên nền sơn người ta có thể sử dụng thêm: TiO2 để tạo độ mờ và tăng phông đậm nhạt nếu cần. Fe3O4 để tạo màu nâu và màu tối sẫm. Guanine tủa có vảy óng ánh, để tạo màu óng ánh như kim tuyến. Chất tạo huyền phù: Giữ sơn luôn luôn ở trạng thái huyền phù không bị lắng. Bentone 27, bentone 34, bentone 38 là những chất tạo huyền phù bằng hệ cân bằng thuận nghịch đẳng nhiệt sol-gel. Công thức cơ bản Một số lưu ý trong phối chế Khi phối chế sản phẩm sơn móng tay phải lưu ý các tính chất sau: Tính chảy của sơn. Tốc độ khô. Độ tương hợp giữa các cấu tử trong quá trình làm khô. Sắc thái. Độ cứng. Độ dẻo. Độ kết dính. Độ bền đối với nước và xà phòng. Điều chỉnh công thức đến khi lớp sơn đạt được các yêu cầu mong muốn. Cần lưu ý là độ dày của lớp màng ảnh hưởng đến độ bóng, độ cứng và độ bền khá nhiều, do vậy để vừa đạt được độ dày mong muốn cần phải điều chỉnh độ nhớt của sản phẩm. Vì vậy khi sử dụng, móng tay cần được sơn hai lớp: lớp lót và lớp ngoài. Công thức cơ bản Nguyên liệu  Hàm lượng (%)   Nitro-cellulose  10   Nhựa  10   Chất hóa dẻo  5   Alcol  5   Ethylacetat  20   Butylacetat  15   Toluen  35   Màu  t.h   Đây là công thức cơ bản, trong thực tế tùy theo công dụng sẽ có sự thay đổi trong thành phần cho phù hợp, cần chú ý là các chất cần được pha trong dung môi trước khi trộn lẫn. Đơn công nghệ Đơn công nghệ của sản phẩm Nail color - PP404 của công ty THEFACESHOP Sản phẩm sơn móng với: Dung tích 11ml - Sản xuất tại Hàn Quốc - Giá 35.000VNĐ/chai Thành phần gồm có: Ethyl acetate, Butyl Acetate, Tosylamide/ Formaldehyde Resin, Camphor, Diethylene Glycol Dibenzoate, Nitrocelluolse, Isopropyl Alcohol, Stearakonium Hectorite, Citric acid, Tocopheryl Acetate, Keratin, Titanium Dioxide (Cl-77891), Mica (and) TiO2. Ethyl acetate, Butyl acetate là một chất lỏng trong suốt, được dùng để làm dung môi hòa tan nhựa, sơn, và Nitrocellulose. Tosylamide/ Formaldehyde Resin là một polymer được hình thành từ phản ứng của toluenesulfonamide và Fomanđêhít. Tosylamide / Fomanđêhít Resin được sử dụng trong các sản phẩm sơn móng. Đó là một loại nhựa dẻo được kết hợp cùng với nitrocellulose làm cho màng sơn cứng, sáng bóng và bền trên móng. Camphor là một chất sáp màu trắng , tinh thể rắn. Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như trong sản xuất bồn tắm, sản phẩm trong, chế biến thuốc, nails các sản phẩm, sản phẩm chăm sóc da và các sản phẩm kem cạo râu. Camphor cũng có thể thêm trực tiếp vào thức ăn. Diethylene Glycol Dibenzoate là một chất trong suốt, là một chất lỏng màu vàng rơm. Nó có một hương thơm đậm và rất ít tan trong nước và có công thức:  Diethylene glycol dibenzoate tan được trong nhiều polymer khác nhau và được sử dụng như là chất hóa dẻo trong Polyvinyl acetates (PCAc) và Polyvinyl clorua (PVC). Nitrocelluolse cũng được biết đến như là Cellulose nitrate, là một trong những chất hữu ích nhất được biết đến như là một chất phủ, phim ảnh, mực in và chất dính ngành công nghiệp. Trong sản xuất sơn móng Nitrocellulose là thành phần chủ yếu để sản xuất. Vai trò của nó ở đâu như là chất tạo màng. Isopropyl Alcohol cũng được biết đến như là isopropanol, là một rượu mà dễ bay hơi nhanh chóng. Được sử dụng trong sơn móng làm chất pha loãng. Stearakonium Hectorite là một chất có màu trắng kem, tinh bột. Citric acid Tocopheryl Acetate có tác dụng dưỡng móng, làm móng bớt vàng khi sơn. Titanium Dioxide (Cl-77891): chất tạo màu cho sản phẩm Mica (and) TiO2: tạo màu có ánh kim Đơn công nghệ của sản phẩm Nail Base Coat của công ty THEFACESHOP Sản phẩm sơn lót móng với: Dung tích 11ml - Sản xuất tại Hàn Quốc - Giá 35.000VNĐ/chai Thành phần gồm có: Ethyl acetate, Butyl Acetate, Camphor, Industrial Nitrocelluolse, Tosylamide/ Formaldehyde Resin, Bentone #27, Titanium Dioxide (Cl-77891), Tocopheryl Acetate, Tydrolyzed Corn Protein&Hydrolyzed, Wheat Protein&Hydrolyzed Soy Protein. 2.1.4.4. Sơ đồ phối chế Hàm lượng nhựa sẽ quyết định tới việc hòa tan các lacquer vào dung môi, chất dẻo, chất pha loãng (các chất này giúp hòa tan các chất) để cuối cùng đạt một huyền phù theo ý muốn. Công thức cơ bản nêu trên là cơ sở của nền huyền phù, trên thực tế thực nghiệm, cần sử dụng những nguyên liệu lacquer base trong chất nhựa, chất hóa dẻo và phối theo công thức chuyên biệt. Lưu ý: Dùng nhiều nguyên liệu dễ cháy nổ. Một số dung môi có độc tính cao. Do sản phẩm có dùng nhiều chất không hòa lẫn vào nhau hoàn toàn, nên dù đã có biện pháp khống chế nhưng khi lưu trữ cũng có thể xuất hiện cặn lắng, do đó thường dùng bao bì có màu hoặc đục để che. 2.1.4.5. Một số công thức minh họa Bảng 2.1. Màu sử dụng trong sơn móng Mã màu  Colour Index   D&C Red 6  15850 Na   D&C Red 30  73360   D&C Red 36  12085   D&C Red 9  15585:1   D&C Red 7  15850:1   FD&C Yellow 5  19140   FD&C Yellow  15985   Bảng 2.2. Một số công thức minh họa Công thức  Lớp sơn lót [1] (%)  Lacquer trong [2] (%)  Lớp sơn ngoài [3] (%)   Nitrocellulose  10  15  16   Santolite resin  10  7.5  4   Dibutylphtalat  2  3.75  5   Butylacetat  -  29.35  10   Ethylacetat  34  -  10   Ethylalcol  5  6.4  10   Butylalcol  -  1.1  -   Toluen  39  36.9  45   Màu, mùi  th  Th  th   Sơn lót thường chứa lượng lớn nhựa để tăng tính bám dính, giúp khô nhanh hơn và cho lớp phim trên móng cứng hơn. Lacquer trong kém cứng và kém nhớt hơn. Lớp sơn ngoài cũng đòi hỏi tính cứng và tính dẻo của màng sơn vì đây là lớp sơn giúp làm dày móng và cũng làm móng (có sơn) chịu được những tác động thông thường. 2.2. Một số dạng sản phẩm khác 2.2.1. Sản phẩm có dược tính Tùy loại, thí dụ những loại liên quan đến vi nấm và nhiễm trùng, người ta sẽ dùng những dược chất tương ứng phối trên nền: Dầu (dầu khoáng, dầu mè, dầu mù u). Kem (o/w hoặc w/o tùy hoạt chất tan trên nền nào tốt). Thuốc mỡ (nền parafin). Nước và kem rửa móng Chủ yếu là dùng dung môi để rửa loại lớp sơn như acetone, methylethylceton, và một số phụ gia khác để tăng cường khả năng bảo vệ móng. Công thức: Nước rửa Nguyên liệu  Hàm lượng (%)   Butylstearat  5.0   Diethylen glycol monoethyl ether  10.0   Aceton  85.0   Công thức: Kem rửa Nguyên liệu  Hàm lượng (%)   Paraffin (hay sáp ong)  11.5   Lanolin  4.0   Na hoặc K linoleate  2.6   Methylethylceton  v/đ 100.0   2.3. Một số sản phẩm minh họa Sơn dưỡng móng - Growth Booster. Giá: 54.900VND được cung cấp bởi Oriflame. Giúp móng mọc nhanh hơn chỉ sau 7 ngày sử dụng. Công thức tiên tiến với chất giữ độ ẩm, chất điều hòa, nuôi dưỡng và chống oxy hóa - tất cả những thứ cần thiết để kích thích móng tăng trưởng. Nail And Cuticle Fortifier - Sơn chứa tinh dầu làm chắc móng và dưỡng da tay. Giá 49.000 VNĐ với dung tích 7ml. Cung cấp bởi Oriflame. Có tác dụng nhanh giúp tái tạo và làm chắc móng tay dễ gãy. Giúp móng tay dẻo dai hơn chỉ trong 5 ngày. Vitamin F dưỡng ẩm và tinh dầu quả hạnh làm mịn móng. Sơn móng tay nhanh khô và dưỡng móng. Giá 65.000 VNĐ dung tích 12 ml. Cung cấp bởi Avon. Đặc chế theo công nghệ Intuitive Technology TM độc quyền từ AVON mang đến cho bạn một giải pháp chăm sóc móng tay thật tuyệt vời. Khô nhanh chỉ trong 1 phút. Thành phần karaviteTM độc quyền từ AVON, từng móng tay sẽ được nuôi dưỡng trở nên chắckhỏe, bóng đẹp và không trầy xướt. Cho sắc màu thời trang thể hiện hoàn hảo và bền màu như mong đợi. Nail Polish Corrector Pen - Bút chỉnh sửa lớp sơn móng. Giá 79.000 VNĐ dung tích 4,5 ml. Cung cấp bởi Oriflame. Giúp hoàn chỉnh lớp sơn móng với chiếc bút nhỏ này, giúp chỉnh sửa chính xác đến từng chi tiết, xóa phần sơn bị lem thật dễ dàng. Không chứa axêtôn.  Đã nói đến phụ nữ thì ai cũng mong muốn mình đẹp không ai muốn mình xấu. Ngày nay, phụ nữ làm đẹp bằng nhiều cách khác nhau, sơn móng tay cũng là một trong những cách làm đẹp, thể hiện tính cách của con người. Vì thế, việc sơn móng tay là chuyện bình thường để thể hiện phong cách, cá tính… của phái nữ. Tùy theo sở thích của mỗi người mà họ lựa chọn màu sơn, kiểu sơn phù hợp với mình. Bạn có thể lựa chọn màu sơn hợp với bộ đồ mình mặc, màu môi mình tô điểm. Và nếu muốn thay đổi phong cách một chút thì hãy một lần thử vẽ móng đi. Rồi bạn sẽ biết nó cũng thể hiện vẻ đẹp đấy chứ. Bây giờ hãy cùng tụi mình coi số hình ảnh về nghệ thuật nail nha. Phương pháp chăm sóc móng Chăm sóc móng là cả một nghệ thuật: chăm sóc không đúng cách hay quá đáng đều làm móng tổn thương, nhất là ở phần da chung quanh móng. Da nầy có nhiệm vụ bảo vệ cho móng khỏi bị nhiễm độc và không nên cắt bỏ, trừ trường hợp nó bị xước hay lật ngược. Trước khi cắt, nên ngâm móng trong nước ấm cho da mềm rồi cắt sát tận gốc với một cái kéo sắc. Đừng lấy tay giựt da này vì làm như vậy là ta đã mở đường cho vi trùng xâm nhập móng, gây nhiễm độc. Mỗi tuần cắt móng tay một lần. Móng chân nên cắt thẳng bằng mặt, mỗi tháng một lần vì nó mọc chậm hơn móng tay. Khi móng quá cứng và dòn thì cắt sau khi tắm vì lúc này móng tương đối mềm hơn. Các bước chăm sóc móng hằng ngày Rửa tay sạch sẽ rồi lau khô. Bắt đầu cắt móng. Phổ biến nhất là cắt móng theo hình ovan, nhưng tốt nhất là bạn nên chọn kiểu nào thích hợp với bàn tay và ngón tay mình. Dùng một cái giũa móng có 2 mặt và giũa móng một cách nhẹ nhàng. Tránh các góc cạnh móng tay, nếu giũa quá nhiều vào góc của móng sẽ làm móng bị yếu đi. Để kiểm tra xem bạn giũa đã đủ chưa, hãy miết móng tay qua một đôi tất da chân cũ. Móng tay không móc vào làm rách tất là được. Thoa kem làm mềm lớp biểu bì quanh móng. Để nguyên trong một phút hoặc hơn cho ngấm. Chuyển sang ngâm tay vào một bát nước ấm trong vài phút. Nhẹ nhàng kéo lớp biểu bì quanh móng ngược về phía sau, thấy không bị đau là được. Nếu có các miếng xước măng-rô thì dùng kéo nhỏ bấm bỏ đi. Thoa kem dưỡng da tay. Dùng ngón tay cái của một bàn tay mát-xa lòng bàn tay kia để giúp các mạch máu lưu thông. Làm tương tự với bàn tay bên kia. Làm sạch móng - đẹp móng Hằng ngày, bạn nên làm sạch móng với một miếng vải coton được tẩm dung dịch làm sạch móng. Tốt nhất là chọn loại dung dịch không có acêton. Sau đó rửa tay với xà phòng dưỡng ẩm hoặc nước rửa tay, điều này giúp cho da tay bạn không bị khô và móng tay không bị tổn thương sau khi rửa. Thường xuyên dùng kìm bấm da để loại bỏ phần da bám váo bên cạnh móng. Để tăng cường chất keratin cho móng và nuôi dưỡng da, bạn nên ngâm tay với dầu ô liu ấm. Dầu ô liu là một chất lỏng cung cấp độ ẩm cho da rất tốt. Nhiệt độ ấm cho phép các lỗ chân lông giãn nở và như vậy dầu ô liu sẽ ngấm vào bên trong da. Thời gian ngâm kéo dài vài phút, sau đó bạn nên rửa sạch. Dùng kem dưỡng da tay hàng ngày là điều nên làm. Đối với mùa đông, bạn nên chọn loại kem có độ ẩm cao. Các loại kem khuyên dùng là những loại kem có chữa vaselin, lanolin, dầu ô liu… Làm đẹp móng: Một bộ móng tay được xem là đẹp cần phải sạch sẽ, gọn gàng, không sơn vẽ quá cầu kỳ. Để việc làm móng đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết, gồm: thố ngâm tay, khăn nóng, khăn khô, kìm cắt da, bông cotton, nước sơn lót, sơn màu, sơn khô và thực hiện theo quy trình dưới đây: Ngâm tay vào thố nước ấm có vắt một ít chanh từ 3 – 5 phút. Lấy tay ra khỏi thố và lau khô. Sau đó thoa kem vitamin E làm mềm da lên phần da xung quanh móng, dùng kìm cắt đi phần da chết. Lưu ý, không nên cắt da quá sâu vì có thể làm tổn thương phần thịt mềm và gây xước móng rô. Định dạng móng tùy theo độ ngắn – dài của ngón tay. Với ngón tay dài, thon có thể chọn móng vuông, tròn; nếu ngón tay ngắn, nên chọn kiểu móng dài. Sử dụng tinh dầu massage đều nên bàn tay và cánh tay. Thao tác này có tác dụng làm đẹp móng và giúp máu tuần hoàn tốt. Tiếp đến, dùng khăn ấm lau sạch dầu massage và kem tẩy tế bào chết cho cả 2 tay. Bí quyết chăm sóc móng Sức khỏe thể hiện trên móng tay tương đối rõ ràng, nếu móng tay lúc nào cũng hồng hào, điều đó chứng tỏ tính trạng sức khỏe của bạn tốt. Dưới đây là một vài bí quyết chăm sóc để móng tay luôn hồng. Chăm sóc: Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, móng tay cũng cần không khí để “thở”, do vậy, bạn không nên sơn móng quá thường xuyên mà mỗi tuần nên để cho móng nghỉ ngơi 1 – 2 ngày bằng cách tẩy và chăm sóc móng thật sạch. Để móng tuôn hồng hào bóng mịn, buổi tối, trước khi đi ngủ hãy dùng tinh dầu dừa hoặc thầu dầu massage móng tay. Nếu móng tay bị ố vàng, hãy dùng chanh chà nên móng cho trắng trước khi massage. Nếu dưới kẽ móng bị bẩn hãy dùng bông gòn chấm thuốc tẩy rửa để làm sạch. Trước khi cắt sửa, ngâm móng tay trong nước ấm có pha 1 thìa nước cốt chanh. Sau khi cắt tỉa móng, hãy lấy một miếng chanh chà kỹ lên các đầu ngón tay và rửa lại bằng nước sạch. Thực phẩm hỗ trợ: Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp của móng. Hãy căn cứ vào tình trạng của móng để bổ sung chất dinh dưỡng cho phù hợp theo gợi ý sau: Nếu móng giòn, dễ gãy, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A và calcium. Nếu tay bị xước móng rô, cần ăn các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, acid folic. Trên móng tay có những vết xước trắng, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu protein. Sự thiếu hụt axit chlohydrit là nguyên nhân gây chẻ móng. Chế độ ăn nghèo vitamin Bi2 Cũng dẫn đến tình trạng khô, cong và đen móng. Nên ăn các loại thực phẩm giàu kẽm để ngăn chặn hiện tượng đốm trắng (hạt gạo) trên móng. Rau xanh chứa rất nhiều vitamin, enzyme và khoáng chất giúp làm mềm móng, một bữa ăn hoàn hảo nên có rau xanh. Các loại thực phẩm như súp lơ xanh, cá và hành tây giàu sulfur và silicon các loại đậu nành, cơm rượu và ngũ cốc cũng nên được bổ sung thường xuyên. Uống thật nhiều nước và nước trái cây, đặc biệt và nước ép cà rốt bởi loại thức uống này chứa nhiều calci và phốt pho có tác dụng làm móng chắc khỏe. Nhiều người cho rằng nên thường xuyên chăm sóc móng vào mùa đông. Thực ra, việc này chỉ nên thực hiện mỗi tháng 3 lần, nếu lạm dụng sẽ có hại cho móng. Trời mùa đông khô, lạnh, những lớp da xung quanh móng tay dễ bị bong nên một số bạn cho rằng cần cắt sửa thường xuyên. Thực ra, cái nóng của mùa hè làm bong da quanh móng nhiều hơn và móng tay cũng mọc nhanh hơn. Việc sửa móng thường xuyên sẽ góp phần làm bong da nhiều hơn và gây ảnh hưởng cho móng. Vì vậy, 10 ngày sửa móng 1 lần là tốt nhất. Thiếu đi độ ẩm, móng tay sẽ bị nứt, gãy, xước và chẻ. Móng và lớp biểu bì cần được dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô. Những chất dầu tự nhiên như vitamin E trộn với cám gạo sẽ mang tới sự mềm mại cho móng tay. Không nên để các hóa chất gây hại như xút, chất tẩy rửa tiếp xúc trực tiếp lên da. Bạn có thể sử dụng các loại xà bông giàu độ ẩm để rửa tay và thường xuyên thoa vaselline dưỡng ẩm cho tay. 3.2. Phương pháp sơn móng Chuẩn bị dụng cụ: Mỗi tuần một lần “tân trang” đôi tay trong 15 phút bạn sẽ có được đôi tay ưng ý. Cách làm rất đơn giản mà đem lại hiệu quả cao: Dùng một bát nước ấm có hoà xà bông, một khăn bằng vải sợi mềm, một ít dầu dừa, nhũ móng tay và thuốc tẩy nhũ. Bộ móng của bạn sẽ trở tạo ấn tượng hơn nếu bạn dùng màu sơn hồng và nhũ bóng để tô điểm cho chúng. Thời điểm sơn móng tay thích hợp nhất là trước khi đi ngủ. 3.2.1. Các bước tiến hành khi sơn móng 3.2.1.1. Tay Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng, vì nó là bước tiếp dưỡng chất cho móng tay. Rót đầy một chén nước nóng, cho vào đó một ít giọt xà phòng dưỡng chất. Bạn nên lựa loại xà phòng nước có chứa thành phần aloe hoặc vitamin E. Ngâm cả hai đầu bàn tay cho đến lúc nước nguội. Bước 1: Làm dài móng tay Dùng que gỗ nhỏ, nhẹ nhàng đẩy lớp biểu bì (lớp da khô bao quanh chân móng) bám trên móng tay xuống phần chân  móng, giúp móng tay của bạn trông dài hơn. Bước 2: Cắt da tay Thoa một ít tinh dầu xung quanh móng. Cắt phần da dư, thô ráp, nhưng chú ý không được cắt bỏ phần biểu bì, vì lớp biểu bì này giúp móng tay bạn tránh khỏi sự nhiễm trùng. Bước 3: Tạo dáng móng Dùng chiếc giũa tạo dáng cho móng.  Bạn nên nhớ, luôn luôn di chuyển chiếc giũa theo một chiều nhất định, từ trái qua phải, hoặc ngược lại, không nên một lúc mà giũa hai chiều, cho đến khi tạo xong dáng mỏng. Bước 4: Massage bàn tay Xoa một ít kem tẩy tế bào chết lan mặt bàn tay, nhẹ nhàng chà xát để tẩy đi lớp tế bào chết bám trên da tay. Sau đó, massage bàn tay với lotion dưỡng da tay. Bước 5: Chà móng tay Mở nước rửa sạch các lớp kem tẩy tế bào chết và lotion dính trong móng tay. Sau đó, dùng bàn chải chà móng và xà bông chà xát nhẹ nhàng các đầu móng để làm sạch các chất còn bám lại bên trong. Bước 6: Sơn móng Sơn một lớp sơn bóng dưỡng lên trước, sau đó là dùng sơn màu sơn đè lên lớp sơn bóng đã khô. Sơn một lượt hết 10 ngón của bàn tay, sau đó, bạn quay lại sơn lớp thử hai lần lượt lên trên các móng. 2.2.1.2. Chân Bước 1: Dùng giũa để tạo hình dáng móng mà bạn ưa thích. Tuy nhiên, dạng móng vuông bao giờ cũng dễ sơn và giữ gìn hơn, so với các kiểu móng khác. Bước 2:  Đánh bóng phần đầu móng để tẩy các vết bẩn và để chắc chắn rằng móng chân bạn vẫn đủ độ dày. Bước 3: Ngâm 2 bàn chân trong một chậu nước ấm khoảng 15 phút để rửa chân thật sạch và tẩy lớp tế bào chết bám trên chân. Bước 4: Dùng giũa da, cọ xát lòng bàn chân để tẩy các lớp da bị khô. Chú ý tẩy phần da thô ráp ở gót chân. Bước 5: Rửa lại bàn chân trong nước xà phòng ấm trong vòng 2 phút. Bước 6: Để chân khô, thoa một chút dầu lên thành phần trong cùng của móng chân (chỗ lớp da biểu bì). Cách làm này giúp làm mềm móng và bảo vệ phần biểu bì không bị bong tróc. Bước 7: Đánh trước một lớp dưỡng móng để bảo vệ móng không bị ố vàng bởi màu sơn. Bước 8: Đánh thêm hai lớp sơn bóng trước khi kết thúc bằng lớp sơn màu trên cùng. Động tác này giúp giữ màu sơn trên móng lâu hơn và không bị nứt nẻ. Các bước sơn móng 1. Dùng một cái giũa móng có 2 mặt và giũa móng một cách nhẹ nhàng. Tránh các góc cạnh móng tay, nếu giũa quá nhiều vào góc của móng sẽ làm móng bị yếu đi. 2. Dùng đá mài chuyên dụng làm bong lớp biểu bì của móng. 3. Thoa kem làm mềm lớp biểu bì quanh móng. Để nguyên trong một phút hoặc hơn cho ngấm.   4. Dùng dụng cụ chuyên dụng lấy đi lớp tế bào chết xung quanh móng. 5. Quét lớp son dưỡng để bảo vệ và giữ độ ẩm cho móng tay. 6. Trước khi quét sơn lên móng, thực hiện các động tác mát xa nhẹ nhàng giúp các phân tử thuốc dưỡng móng thẩm thấu tốt hơn. 7. Quét lớp sơn mỏng thứ hai lên móng. Giúp duy trì lớp sơn trước trong thời gian dài. 8. Dùng sơn móng tay chuyên dụng để quét lên phần viền móng. 9. Đợi cho lớp sơn khô, sơn thêm một lớp bóng bảo vệ bên ngoài. Tác dụng tăng độ bóng của sơn. Sau khi sơn móng chúng ta cần phải chăm sóc theo quy tắc sau: Nên sửa móng ít nhất một tuần hai lần, móng sẽ phát triển đều và đẹp hơn. Một bộ đồ tối thiểu cho việc làm móng gồm: Bàn chải để cọ sạch ngón, đá tẩy tế bào chết cho da tay và da chân, giũa móng, nước rửa móng, bông gòn sơn móng. Với người chơi móng nghệ thuật cần có thêm loại sơn cố định màu, khuôn vẽ hoạ tiết bằng tấm mi ca mỏng có trổ hình hoạ tiết trên móng, thanh tách ngón để dễ giũa. Giũa móng là dụng cụ góp phần làm đẹp và tạo dáng cho móng, nên nếu thường xuyên dùng có thể khắc phục được những khuyếm khuyết trên móng.  Nếu móng tay bạn mềm, hãy giũa chúng sau khi sơn nước bóng để ngăn chúng khỏi gãy, lưu ý bạn đừng giũa móng ngay sau khi tắm vì khi đó móng rất yếu và dễ gãy. Ngâm móng tay vào nước có dầu ôliu mỗi tuần một lần để làm chúng chắc hơn hay thoa trực tiếp lên móng sẽ giúp móng mọc dài và khỏe hơn vì chúng cũng có công dụng như dầu dưỡng móng. Để nước sơn móng tay có thể khô ngay, để tay vào nước đá hoặc làm khô bằng máy sấy tóc. Một cách khác, cho thêm một giọt nước tẩy móng vào chai nước sơn bóng, lắc đều để nước tẩy hòa tan vào sơn. Khi đó, dung dịch này cũng có hiệu quả làm khô móng nhanh. Lưu ý, khi sơn móng đừng quên để cho móng được “thở” bằng cách chừa một khoảng nhỏ ở phần chân móng, nơi lớp da giáp với móng vì nơi đây tế bào mới đang mọc.  Nếu muốn tấy lớp sơn cũ để sơn lớp mới ta bắt đầu từ giữa móng và lau sạch về đầu móng. Dùng kem tẩy lớp biểu bì ở chân móng thay vì cắt, bởi vì phần da đó khá mỏng manh. Luôn giũa móng theo cùng một hướng. Móng tay rất yếu và dễ gãy nếu bạn giũa móng mạnh theo hướng ngược lại. Việc đánh bóng móng tay bằng vải mềm rất tốt cho móng vì nó thúc đẩy quá trình tái tạo và phát triển của móng. Cách đúng để trộn đều lọ thuốc sơn móng tay là lăn tròn nó trong lồng bàn tay, không nên súc mạnh bởi vì có thể gây ra bọt. Chắc chắn rằng lớp đầu tiên đã khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo để bề mặt mịn, không nổi bọt. Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khi làm bếp luôn dùng khăn tay. Dùng chất dưỡng ẩm tay vào mỗi buổi sáng và tối. Làm thế nào để lớp sơn móng không tróc ra? Hãy đánh bóng móng tay trước khi sơn móng sẽ bám chắc trên bề mặt trượt mịn sơn. Sau khi sơn dùng một lớp sơn bảo vệ móng. Muốn giữ sơn lâu bền: nên làm thật sach móng trước khi sơn lớp nền. Vài ngày một lần, bakn sơn một lóp mỏng nước bóng để bảo vệ lớp sơn màu không phai. Dưỡng móng: Việc thay màu sơn liên tục sẽ khiến móng trở nên khô giòn và xuống cấp tệ hại. Tốt nhất chỉ nên quét lại tối đa 1-2 lần mỗi tuần. Với tần suất như vậy, bạn cần trang bị một lọ dung dịch tẩy có chứa dưỡng chất. Nếu móng bị sứt sâu gây đau đớn, hãy cắt một mảnh nhỏ của túi trà, đắp vào chỗ đau. Bạn sẽ thấy dịu đi ngay. Trước khi cắt tỉa, giũa móng, hãy ngâm tay trong nước ấm để móng và da tay mềm mại. Giũa móng nhẹ nhàng, theo một chiều nhất định, nhưng cần tránh hai góc móng, nếu không bạn sẽ làm mẻ chúng. Khi vẽ móng: Trước khi sơn màu, móng tay của bạn cần được làm sạch để tẩy lớp dầu tự nhiên bám trên móng, làm cho lớp màu mới bám chắc hơn. Hãy dùng dung dịch tẩy móng. Nếu không có lớp sơn cũ, bạn cũng có thể làm sạch bằng cách lấy một múi cam bọc trong mảnh vải và sát vào các đầu ngón tay. Muốn màu móng không bị bong, mẻ, hãy quét cọ qua đầu móng, cho màu hơi phủ vào trong một chút. Quét nhiều lớp màu mỏng sẽ đẹp và bền hơn một lớp màu thật dày. Hãy đợi cho lớp màu trước thực sự khô và bám dính rồi mới quét thêm lớp màu tiếp theo. Nếu làm hỏng, bạn hãy loại bỏ lớp sơn vừa quét bằng cách: Làm ẩm miếng bông gòn (nếu sơn đã khô thì thấm thêm dung dịch tẩy móng), đặt vào giữa móng, ấn mạnh, miết về phía đầu móng. Lặp lại tới khi phần đó sạch bong. Tiếp tục làm như vậy với các hướng khác. Sau khi sơn xong, bề mặt móng trông có vẻ khô sau 10 phút, nhưng đừng bị đánh lừa, phải mất 1 tiếng thì bộ móng mới khô hẳn. Hằng ngày, nếu không có dung dịch dưỡng móng, hãy thoa chút dầu ăn lên bề mặt móng để lớp sơn không bị rạn. Nếu khéo giữ, bộ móng tay của bạn có thể giữ được 1-2 tuần, màu ở móng chân được 2-4 tuần. Làm thế nào để sơn móng tay mau khô? Loại sơn có hàm lượng nhũ nhiều sẽ lâu khô. Bạn thường có thói quen dùng miệng thổi cho sơn chóng khô, nhưng làm như thế sơn móng sẽ bị vón cục lại. Vì vậy, cách tốt nhất là dùng máy sấy khô, để nhiệt độ trung bình, cách móng tay 20 cm, sưởi nhẹ để móng khô tự nhiên và không bị vón cục. Chọn màu sơn thích hợp: Móng vuông và đầu móng bằng đang là mốt nhưng nó chỉ phù hợp với bàn tay dài và mảnh. Với bàn tay ngắn, mập, lòng móng tay rộng, nên tỉa hình tròn hoặc hình oval. Móng tay hoặc ngón tay ngắn chọn màu trung tính, đậm vừa phải. Ngón tay dài và mảnh chọn màu tùy thích. Bàn tay tái xám nhợt nhạt nên chọn màu hồng, tránh dùng các màu nâu hay các màu có ánh vàng. Tay rám nắng: chọn màu đỏ tươi, màu hồng nhạt hoặc màu be. Móng bị ố vàng tránh chọn màu đỏ tía, nâu sẫm để không làm cho móng xỉn hơn. Làm điệu cho móng Khi tự vẽ móng tay cho mình: Các đường nét thường không được đẹp và gọn gàng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng băng dính dán mí giả bằng cách: sau khi đã định vị được nơi cần vẽ đường kẻ, lấy băng dính dán mi giả dán ở phía dưới, sau đó sơn màu móng lên đường kẻ phía trên sẽ làm màu sơn không bị lem xuống dưới và có thể vẽ được các đường kẻ rất sắc nét. Tạo vẻ hiện đại bằng các vật màu loang đều: Đầu tiên dùng sơn móng tay nhỏ vài giọt vào trong một chiếc bát nhỏ, lấy miếng mút chấm vào rồi vỗ nhẹ lên trên móng tay. Sau đó dùng tăm bông chấm vào chất tẩy rồi lau vào những phần sơn móng bị lem ra ngoài. Hoặc bạn cũng có thể đổ mấy giọt sơn móng tay vào cốc rồi quấy đều lên. Sau đó nhúng nhẹ móng tay vào cốc đã pha màu sẽ tạo ra màu sơn rất lạ mắt. Gắn hạt đá: Trước khi gắn các hạt đá lên móng tay, bạn phải kiểm tra xem lớp sơn móng tay đã khô hẳn chưa. Dùng đầu tăm chấm vào sơn móng tay trong rồi dính vào hạt đá. Sau khi đặt các hạt đá vào vị trí cần gắn, dùng sơn móng tay bóng không màu sơn lại một lượt để cố định các hạt đá. Dùng bột nhũ: Để sơn lớp bột nhũ được đẹp bạn cần dùng đến sơn bóng không màu. Dùng đầu chổi sơn móng tay chấm nhẹ vào bột nhũ, sau đó chấm nhẹ vào đầu móng tay hoặc những vị trí mình ưa thích. Phương pháp này thích hợp khi muốn tạo các điểm nhấn trên móng tay. Cách dán móng giả: Sau khi loại bỏ viền da xung quanh móng tay, đầu tiên bôi một lớp keo dán móng giả lên trên móng tay. Sau đó cầm móng giả đặt lên trên theo chiều đứng, ấn sát vào phía chân móng rồi mới đặt móng giả nghiêng xuống, nằm lên trên móng tay thật. Với cách làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng gắn được móng tay giả một cách gọn gàng và dính được lâu. Các tông màu có nhũ đang được ưa chuộng bởi khả năng tạo cảm giác lộng lẫy hơn cho những chiếc móng tay xinh xắn.  Da tay đen: Chọn các tông màu nguyên bản để trung hòa với màu da. Nên tránh các màu sáng nhạt vì dễ làm da tay trông đen hơn và có vẻ không hiện đại. Da tay vàng: Tránh không dùng tông màu vàng hay màu đồng. Dùng màu nhẹ tạo cảm giác trong sáng, nhẹ nhàng hoặc có một chút nhũ. Tông màu tím, xanh lá cây hay màu ghi cũng có cảm giác trung hòa giảm bớt ánh vàng của da. Da tay trắng: Đối với làn da trắng thì gần như tất cả các tông màu đều phù hợp, nhưng đẹp nhất vẫn là tông màu sáng nhạt. Màu xanh da trời nhạt, xanh nước biển hay màu hồng cũng rất phù hợp. Chỉ cần lưu ý không dùng các tông màu nguyên bản có phản quang dễ tạo cảm giác nhìn da tay yếu ớt như người bị ốm. Ảnh hưởng của sơn móng Một số hóa chất độc hại có trong sơn móng tay Acetone: Nếu hít chất này dễ gây nên khô môi, khô cổ họng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, nói lướt chữ và hít nhiều có thể gây nên mê man. Chất Acetone cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung tâm. Benzyl Alcohol: Gây ra chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, hạ huyết áp. Chất này cũng tạo ra sự khó chịu ở bộ phận hô hấp trên. Thậm chí có thể gây tử vong nếu suy hô hấp. Camphor: Khó chịu cho mắt, mũi và cổ họng khi tiếp xúc. Chúng tăng kích thích thần kinh, buồn nôn, co giật, chóng mặt. Ethanol: Dù cơ thể hít vào với nồng độ thấp cũng đủ gây khó chịu, mệt mỏi ở mắt và hệ hô hấp. Chất này cũng làm cho cơ thể choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ. Ethyl Acetate: Có thể gây thiếu máu và nguy hiểm cho thận và gan. Ngoài ra, chất này còn làm da khô và nứt nẻ. Gây khó chịu cho mắt và cơ quan hô hấp, làm nhức đầu và mê sảng. Nên rửa tay thật sạch khi tiếp xúc với chất này. Limonene: Nguy hiểm nhất là chúng có thể gây ung thư, gây khó chịu cho mắt và da. Formadehyde là chất bảo quản được dùng trong các loại mỹ phẩm rẻ tiền. Trong sơn móng tay, formaldehyde còn có một tác dụng khác là làm cứng móng. Formaldehyde thuộc nhóm các chất gây ung thư. DBP là chất làm mềm, giúp cho sơn móng tay có độ dẻo và khả năng kết dính để giữ bền màu trên móng. DBP gây ung thư trên động vật thí nghiệm, đồng thời bị nghi ngờ là thủ phạm gây thiểu năng tuyến sinh dục ở bé trai sơ sinh và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản (làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng...) của các em khi đến tuổi trưởng thành. Chính vì vậy, những người thường xuyên sơn móng tay và thợ làm móng là hai đối tượng có nguy cơ cao nhất. Thời gian và lượng tiếp xúc càng nhiều thì khả năng sức khoẻ bị ảnh hưởng càng lớn. Một số người vẫn cho rằng móng tay, móng chân là chất sừng, cứng và dày hơn da rất nhiều nên có thể sử dụng hóa chất trên đó mà không gặp nguy hiểm gì. Trên thực tế, móng có khả năng thấm hút rất tốt nên các chất bôi lên móng hoàn toàn có thể dễ dàng ngấm vào máu. Mặc dù, các nhà sản xuất sơn móng tay luôn khẳng định rằng hàm lượng các chất độc hại trong sản phẩm của mình đều ở mức an toàn, nhưng thực tế rất khó kiểm soát vấn đề này vì nhiều hãng không ghi thành phần trên nhãn mác, hoặc nếu có thì cũng không cho biết lỉ lệ từng thành phần. Nhiễm trùng móng có thường xuyên xảy ra không? Các bác sĩ da liễu đã báo cáo đa số những vẫn đế về móng thường gặp là do nhiễm khuẩn, như Staphylococcus; do nhiễm nấm như Candida (còn được biết đến như là loại men bia); và do nhiễm virus vùng da như mụn cóc. Nhiễm khuẩn và nhiễm nấm thường do mang móng giả có thể tại nhà hoặc tại tiệm. Việc búng hoặc gõ móng giả, dài có thể khiến chúng làm tróc móng thật, tạo kẽ hở cho các chất bẩn trú ngụ. Nếu không rữa sạch (có thể bằng dung dịch sát trùng) khi gắn lại, vi khuẩn và nấm có thể phát triển giữa hai móng và lan tới móng thật. Khả năng nhiễm trùng càng cao nếu không thường xuyên che lấp khoang trống này. Nhiễm nấm xảy ra khi mang móng giả acrylic quá lâu chẳng hạn như trong vòng 3 tháng hoặc hơn, và khi móng bị ẩm. Nhiễm khẩn, nấm và virus cũng có thể xảy ra khi dùng các chất làm đẹp móng không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong các tiệm vì một lọ dung dịch như thế có thể dùng cho rất nhiều người. Những chất làm đẹp thiếu vệ sinh trên đặc biệt nguy hiểm nếu vùng da quanh móng bị tổn thương. Tình trạng này có thể do làm móng mạnh tay quá mức như lớp biểu bì bị cắt hoặc bị đẩy ra sau quá nhiều. Nếu lớp biểu bì bị cắt hoặc bong khỏi móng thì các tác nhân nhiễm trùng có thể vào được những vùng bị bộc lộ ra ngoài. Đó là lý do tại sao các bác sĩ da liễu khuyên giữ móng được toàn vẹn. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm: Đau, đỏ, ngứa và mủ ở trong hoặc xung quanh móng. Móng ngả màu vàng-xanh, xanh, và xanh đen là các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Móng ngả màu xanh dương-xanh lục là dấu hiệu của nhiễm nấm. Nếu bị nhiễm trùng trong khi mang móng giả, bạn nên tháo các móng giả và rửa sạch vùng nhiễm trùng bằng xà bông và nước. Nếu các triệu chứng vẫn còn thì nên đi khám bác sĩ để được cho toa thuốc chống nhiễm trùng dạng bôi tại chỗ hoặc dạng uống. Một số biện pháp giảm tác hại của sơn móng Giữ cho móng không bị khô: Nếu đã làm sạch móng bằng các chất tẩy mà chưa kịp sơn lại, bạn nên bôi lên móng một chút kem giữ ẩm để móng khỏi khô giòn. Không làm hư móng, rách da: Tỉa móng từng tí một, không làm xước, rách móng và các vùng da xung quanh. Nếu không, sơn thấm vào da sẽ gây độc. Không làm dây sơn móng ra nơi khác: Thợ làm móng nên dùng khẩu trang, găng tay mỏng khi tiếp xúc với thuốc sơn; không làm dây ra da mình và da khách hàng. Sau khi xong việc, cả hai người cần làm sạch tay chân ngay. Khi sơn hoặc tẩy sơn móng, nên làm ở chỗ rộng rãi, thoáng gió để hạn chế việc hít phải các hợp chất hữu cơ bay hơi. Không nên sơn móng thường xuyên hoặc thay đổi màu sơn liên tục để giảm bớt thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại. 3.3. Phương pháp bảo vệ móng Chế độ ăn uống: Nếu bạn thường xuyên ăn thịt băm viên (hamburger) với khoai tây chiên, đừng hy vọng móng tay mình sẽ khoẻ và đẹp. Để cải thiện tình hình, bạn có thể ăn thêm một hũ sữa chua vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều sinh tố có lợi cho sự phát triển của móng. Nếu bạn thiếu vitamin A và canxi, móng tay bạn sẽ bị khô và giòn, dễ gãy. Nếu bạn thiếu protein, axít folic và vitamin C, da tay quanh vùng chân móng dễ bị xước. Còn nếu móng tay bạn xuất hiện những vệt trắng ngang, bạn đang bị thiếu protein. Móng tay dễ bị chẻ khi cơ thể bạn không đủ axít hydrochloric. Nếu khẩu phần ăn thiếu vitamin B12, móng tay sẽ bị khô và xỉn màu. Thiếu chất kẽm có thể gây ra những đốm trắng trên móng tay. Khi bạn thiếu nước, móng tay cũng dễ gãy vỡ. Vùng da đỏ bao quanh lớp biểu bì có thể do sự biến đổi chất kém hiệu quả của những axít béo cần thiết. Để có móng tay khỏe, đẹp, chế độ ăn của bạn nên có tới 50% là trái cây và rau xanh để cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và enzyme. Bạn nên ăn những loại thức ăn giàu sulfur và silicon như bông cải, cá và hành. Đừng quên những thức ăn giàu biotin như đậu nành, ngũ cốc. Bạn hãy nhớ uống nhiều nước và các loại chất lỏng. Cũng nên bổ sung bữa ăn với sữa ong chúa, tảo sprulina, tảo hẹ, những thứ này rất giàu silica, kẽm và vitamin B để giúp móng tay khỏe hơn. Nước cà rốt ép mỗi ngày cũng rất tốt, vì nó giàu canxi và phốtpho. Một ly sữa và một quả trứng luộc chín trong bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ bổ sung lượng chất kẽm đáng kể và sẽ cho biết kết quả tuyệt vời của móng tay, chân, đặc biệt với móng bị nhiều đốm trắng – dấu hiệu của việc thiếu kẽm. Tăng cường lượng vitamin B biotin cho các bữa ăn. Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã chứng minh rằng những người dùng 2,5mg biotin một ngày trong vòng 5 tháng rưỡi đã có móng/tay chân cứng hơn, hồng và bóng hơn. Bổ sung vi chất: ngoài những cách khắc phục trên, bạn cũng có thể cải thiện tình hình bằng cách bổ sung acid gamma – linoleic acid (GLA), là một loại chất béo giúp cung cấp và bố sung dưỡng chất cần thiết cho da, tóc và móng. Loại acid này được tìm thấy trong loại dầu cây anh thảo, chính vì thế mỗi tuần hai lần bạn nên bổ sung khoảng 500ng loại dầu này, nên duy trì thói quen này trong vòng từ 6 – 8 tuần. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm omega – 3 acid, bởi đây cũng là loại dưỡng chất rất quan trọng đối với bộ móng. Omega – 3 acid là loại acis mà cơ thể khó có thể tự tổng hợp được mà cần bổ sung qua chế độ ăn uống. Hãy tập thói quen đeo găng tay cao su: Thông thường, ít ai nhận thấy mình quá lạm dụng móng tay và để ý xem một ngày bắt chúng phải tiếp xúc bao nhiêu lần với nước, chính vì vậy mà khi tiếp xúc với nước (lúc giặt, rửa...) và các chất hoá học khác...cần phải đeo găng tay khi làm việc. Làm vườn là một trong những hoạt động có hại cho móng tay, dù báo chí đều cho đây là một cách tập thể dục và khuyên tích cực làm vườn vào mùa hè. Sử dụng găng tay làm vườn, móng tay của bạn có thể sẽ vẫn bẩn; nhưng như thế còn tốt hơn nhiều so với việc bạn chỉ dùng tay trần. Cuối buổi, bạn sẽ thấy móng tay không bị sứt sẹo và gãy nữa. Thường xuyên massage, giữ ẩm cho móng: Thoa kem lên lớp biểu bì và phần da xung quanh móng khi bạn thấy chúng có dấu hiệu bị khô. Móng bạn nhờ vậy sẽ luôn có cảm giác thoáng, khô ráo và dễ chịu. Các động tác massage móng sẽ làm tăng lượng máu cung cấp cho móng, kích thích móng mọc. Việc massage này đặc biệt cần thiết khi bạn có ý định sơn móng. Trước khi sơn, hãy nhớ massage móng bằng dầu tăng lực hoặc dầu oliu, sau đó đánh bóng phần trên móng bằng bàn chải đánh móng để mang lại đỗ nhẵn mịn trước khi sơn. Còn khi bạn muốn tẩy nước sơn trên móng, hãy dùng nước tẩy có nguồn gốc axetic, tránh tẩy bằng aceton khiến cho móng bị khô.  Nên tranh thủ lúc xem TV hay đang làm việc gì đó nhàn nhã, thoa kem dưỡng da tay hoặc ngâm bàn tay, móng tay vào những loại dung dịch dưỡng móng. Các loại kem và dung dịch này có tác dụng thư giãn, làm mềm da tay và giữ cho móng thêm khoẻ. Lớp biểu bì xung quanh móng cũng rất cần được chăm sóc: Bởi vì biểu bì là lóp bảo vệ tự nhiên giúp móng tay chống lại sự xâm nhập của nấm hoặc vi khuẩn. Hãy giành một chút thời gian mỗi ngày để chăm sóc chúng bằng cách thoa kem dưỡng da, ăn nhiều dưỡng chất, vitamin... Nên nhớ rằng lớp biểu bì khô là nguyên nhân gây ra hiện tượng xước măng-rô quanh móng. .Nhiều người có sự hiểu sai về lớp biểu bì rằng cần phải loại bỏ nó đi, Phoebe Rich - Giáo sư da liễu lâm sàng thuộc trường Đại học Khoa học và Sức khoẻ Phần Lan cho biết: "Điều quan trọng là không được cắt bỏ, loại lớp biểu bì giữa móng và lớp da" cựu chủ tịch và cũng là người phát biểu về việc bảo vệ móng của Viện da liễu ở Mỹ giải thích. Nếu lớp biểu bì phát triển lấn vào lớp móng thì cách tốt nhất là nên dùng một cái khăn mềm tẩy nhẹ nhàng lớp da chết đó. Đừng bao giờ sử dụng các dụng cụ bằng kim loại để đâm vào lớp da. Những khách hàng làm theo các chỉ dẫn đơn giản này thì sẽ giữ cho móng của họ luôn khỏe mạnh và đẹp. Cũng may hiện nay móng tay ngắn đang được ưa chuộng. Để móng tay ngắn có nghĩa là móng tay bạn ít nguy cơ bị gãy hơn và khoẻ mạnh hơn. Hãy cắt tỉa móng tay đều đặn, móng tay sẽ bền, khoẻ. Mặc dù để móng tay tự nhiên là tốt nhất nhưng nhiều người vẫn thích sơn màu cho móng. Nếu sơn móng, bạn lại càng phải giữ gìn móng tay nhiều hơn vì các loại thuốc sơn móng tay đều ít nhiều gây hại cho móng. Hãy để dụng cụ mài giũa móng tay ở mọi nơi. Tuyệt đối không cắn móng tay, vì cắn móng tay sẽ làm cho móng bị tách hoặc xước. Ngoài ra, có rất nhiều vi khuẩn bên trong móng tay, và chúng có thể lan vào trong miệng nếu cứ cắn móng tay. Cũng như vậy, móng tay sẽ dễ gãy gấp hai lần khi có sự tiếp xúc với răng miệng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều Chế Sơn Móng Tay.doc