Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh Chiến lược này sẽ thay thế điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Trên cơ sở điều chỉnh chiến lược được phê duyệt, nhanh chóng xây dựng Chương trình hành động thực hiện chiến lược, điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT theo các chuyên ngành, theo các vùng, lãnh thổ, cũng như kế hoạch phát triển GTVT những năm tới, đồng thời nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án nhằm cụ thể hóa các nội dung, các giải pháp chính sách trong Chiến lược. - Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, Ngành có liên quan nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ từ khâu xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện đầu tư đến quản lý khai thác hệ thống GTVT.

doc103 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch chi tiết và các dự án đầu tư. Vì vậy, cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch chuyên ngành GTVT; cần tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay từ khi lập quy hoạch các chuyên ngành. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch các chuyên ngành, quy hoạch chi tiết các tuyến đường, công trình giao thông cần hết sức thận trọng khi lựa chọn tuyến cụ thể nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và KT-XH ở vùng tuyến đường đi qua ( như khu di tích lịch sử, khu vực đông dân cư, khu vực đô thị, trường học, cơ quan,... và hạn chế tối đa việc lấy đất trồng lúa để xây dựng các công trình giao thông) Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông cần nghiêm túc thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Cần giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng và khai thác các công trình giao thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng, khai thác các công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường. Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong hoạt động giao thông nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trồng cây xanh, xây tường chắn ở những nơi có tuyến đường đi qua các khu đô thị và các thị trấn nhằm ngăn cách đường xe chạy với khu dân cư sinh sống, giảm tiếng ồn, ngăn bụi, cảnh quan,... v.v. Các dự án ưu tiên đầu tư chính giai đoạn đến 2020 xem bảng sau: Bảng 2.15. Danh mục một số dự án ưu tiên đầu tư chính TT Tên dự án Quy mô Thời gian thực hiện I Đường bộ 1 Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A 4 làn xe 2 Nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh 1342 km 3 Các đoạn tuyến thuộc cao tốc Bắc – Nam - Ninh Bình – Thanh Hóa 121 km, 4 làn xe 2014-2018 - Đà Nẵng – Quảng Ngãi 125 km, 4 làn xe 2012-2016 - La Sơn (Huế) – Đà Nẵng 79 km, 4 làn xe 2013-2017 - Dầu Giây – Phan Thiết 100 km, 4 làn xe 2013-2017 - Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ 86 km, 4 làn xe 2013-2018 4 Các tuyến cao tốc khác - Hà Nội – Hải Phòng 105 km, 6 làn xe 2008-2015 - Hà Nội – Lào Cai 264 km, 4 làn xe 2009-2014 - Hà Nội – Thái Nguyên 62 km, 4 làn xe 2009-2013 - Nội Bài – Hạ Long 147 km, 4 làn xe 2015-2020 - Biên Hòa – Vũng Tàu (GĐ1 Biên Hòa – Phú Mỹ) 70 km, 4 làn xe 2014-2018 - Bến Lức – Long Thành 48 km, 4 làn xe 2012-2017 - Vành đai 3 Tp Hồ Chí Minh 89 km, 6-8 làn xe 2013-2020 - Vành đai 4 Hà Nội 98 km, 6-8 làn xe 2013-2020 II Đường sắt 1 Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân 130 km, khổ lồng 2008-2013 2 Nâng cấp tuyến Bắc – Nam hiện tại 1760km, 1000mm 2012-2020 3 Biên Hòa – Vũng Tàu 78 km, 1435mm 2013-2018 III Đường thủy nội địa 1 2 tuyến đường thủy phía Nam (WB5) 400km cấp III; 100km cấp IV,V; 2008-2013 2 Kênh Chợ Gạo 28,5km cấp III; 2011-2015 3 Việt Trì – Hải Phòng và Cửa Đuống Lạch Giang – WB6 370km cấp II; 2008-2013 IV Đường biển 1 Cảng Lạch Huyện Tàu 100.000DWT 2013-2015 2 Cảng Cái Mép – Thị Vải Tàu 100.000DWT 2009-2013 3 Luồng Sông Hậu 40km, tàu 10.000DWT 2010-2012 V Hàng không 1 Cảng HKQT Nội Bài (Nhà ga T2) (10 triệu HK/n) 2011-2014 2 Nâng cấp cảng HKQT Cát Bi 4 triệu HK/n 2013-2018 3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (nâng cấp nhà ga quốc nội, đường CHC) Khai thác B747-400;23,5triệu HK/n 2013-2020 4 Cảng HKQT Long Thành (giai đoạn 1) 25 triệu HK/n 2014-2020 2.3. Nội dung Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi được điều chỉnh 1. Quan điểm phát triển 1. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 2. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống GTVT hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội. 3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá hướng thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng công tác bảo trì đưa công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. 4. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng ngày càng được nâng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics. 5. Kết hợp đầu tư mới với cải tạo, nâng cấp, đầu tư theo chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp GTVT hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tầu, chế tạo ô tô và đầu máy toa xe để sử dụng trong nước và xuất khẩu. 6. Phát triển hệ thống GTVT đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống GTVT trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế. 7. Nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn (trước mắt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị. 8. Phát triển GTVT địa phương, gắn kết được mạng lưới GTVT địa phương với mạng GTVT quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. 9. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. 10. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch đất sử dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương. 2. Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 Đến năm 2020, hệ thống GTVT nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. VÒ tổng thể, cơ bản hình thành được một hệ thống GTVT theo hướng đồng bộ, hợp lý giữa các phương thức vận tải, từng bước đi vào hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. a)Về vận tải 1. Phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải: Vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình. Vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa đường dài hoặc trung bình, khối lượng lớn; vận tải hành khách đường dài, hành khách liên tỉnh, liên thành phố, và vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn. Vận tải đường biển chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hoá dầu. Nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lên 25÷30%. Phát triển tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo. Vận tải đường thuỷ nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, ximăng, phân bón, vật liệu xây dựng) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới. 2. Phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên các hành lang vận tải. Đối với các hành lang vận tải chủ yếu (từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các cửa ngõ, các đầu mối vận tải...), ngoài đường bộ phải phát triển đường sắt, đường biển và các phương thức khác (nếu có). Tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến năm 2020: Tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu HK, trong đó đường bộ đảm nhận 86-90%; đường sắt 1-2%; đường thủy nội địa 4,5-7,5% và hàng không 1-1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65-70%; đường sắt 1-3%; đường thủy nội địa 17-20%; đường biển 9-14% và hàng không 0,1-0,2%. 4. Phát triển phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường. b) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Trục dọc Bắc - Nam - Ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển. - Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao. - Phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình “trục-nan” với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh. Khu vực phía Bắc Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc- Nam, các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến hướng tâm và vành đai vùng thủ đô Hà Nội. Hoàn thành nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc. - Hoàn thành nâng cấp và hiện đại hóa đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có trong khu vực, đưa vào cấp các tuyến đường sắt hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn. - Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện tiếp nhận tàu có trọng đến 100.000 DWT (8.000TEU); tiếp tục phát triển các cảng biển, các bến container và các bến cảng chuyên dùng; xây dựng cảng khách tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. - Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa quan trọng. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa như Ninh Phúc, Đa Phúc, Việt Trì, Hòa Bình, cảng container Phù Đổng. Nâng cấp, xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hành khách tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. - Tập trung, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của Miền Bắc. Đảm bảo an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả cảng hàng không Điện biên; khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Nà Sản, Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh, cảng hàng không Lào Cai. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia; đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt. - Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt như đường sắt Vũng Áng- Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển. - Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu alumin. Lựa chọn và xây dựng bến cảng hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. - Chỉnh trị và nâng cấp một số đoạn tuyến sông quan trọng; chú trọng tăng chiều dài các đoạn sông được quản lý, khai thác. - Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh. Tiếp tục nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hoá quốc tế của khu vực. Nâng cấp các cảng hàng không Vinh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế. Khu vực phía Nam Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Nam với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 khu vực phía Nam với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới phía Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. - Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng đường sắt Dĩ An- Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á. - Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vải để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT (8.000TEU). Tiếp tục đầu tư phát triển các cảng, bến còn lại thuộc 3 cụm cảng: Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng luồng tầu mới vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố cho tầu trọng tải 10.000 DWT đầy tải (tầu 20.000 DWT giảm tải) gắn với việc mở rộng, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ - Cái Cui trở thành cụm cảng đầu mối khu vực miền Tây Nam Bộ. - Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thuỷ chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tuyến sông Tiền, sông Hậu. Xây dựng và nâng cấp các cảng thủy nội địa hàng hóa và hành khách. Nâng cao nặng lực vận tải đường thủy lên 70-75% tỷ trọng vận tải trong khu vực Tây Nam Bộ. - Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tiếp tục nâng cấp các cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo; đảm bảo khai thác hiệu quả cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Vũng Tầu. Khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành. c) Về phát triển giao thông vận tải đô thị - Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tầu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25÷30%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Tổ chức quản lý giao thông đô thị một cách khoa học, sử dụng công nghệ và các trang thiết bị hiện đại như tín hiệu, đài điều khiển, hệ thống camera, hệ thống giao thông thông minh (ITS). Nâng cấp hai trung tâm điều khiển giao thông của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và đầu tư các trung tâm tương tự ở các đô thị khác khi có nhu cầu. d) Về phát triển giao thông nông thôn - Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm. - Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi trọng phát triển giao thông đường thủy. - Nghiên cứu sử dụng vật liệu chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng vùng, chú trọng sử dụng xi măng trong xây dựng nâng cấp đường nông thôn. - Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân. đ) Về phát triển công nghiệp GTVT - Công nghiệp tàu thủy: tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 100.000 DWT trở xuống; sửa chữa tầu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 150.000 DWT trở xuống. - Công nghiệp ôtô và xe máy thi công: tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe ô tô buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công bảo đảm cho nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. - Công nghiệp đường sắt: tập trung vào các loại sản phẩm như đóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu máy hiện đại. - Công nghiệp hàng không: tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành, đảm bảo tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài; 2.2. Tầm nhìn đến năm 2030 Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới GTVT trong cả nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á. Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông qua vÒ hàng hoá xuất nhập khẩu và nội địa. Các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với hệ thống trung tâm phân phối hàng hóa, hệ thống giao thông kết nối đảm bảo tạo thành mạng lưới cơ sở hạ tầng l«gisitics hiện đại, hiệu quả ngang tầm các nước trong khu vực. Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu. Các cảng, bến thủy nội địa được cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả. Phát triển mạnh các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo. Cơ bản hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại; cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO. Phát triển giao thông đô thị theo quan điểm: “Nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại; nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với thủ đô của các nước khác”. Từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I. Tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 40 ÷ 45%. 3. Các giải pháp, chính sách chủ yếu 3.1. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển KCHT giao thông - Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ hàng năm đạt 3,5 ÷ 4,5% GDP, trong đó ưu tiên cho những công trình trọng điểm. Phát hành trái phiếu công trình để đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách, giải quyết tình trạng qúa tải. - Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều hình thức như BOT, BT, BTO, PPP. Sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư. - Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn. Cần tính toán kỹ, có bước đi phù hợp để phát huy hiệu quả mô hình PPP giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với tài trợ ODA của các nước, các tổ chức quốc tế. - Nhanh chóng triển khai Quỹ bảo trì đường bộ. Nghiên cứu hình thành Quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông - Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực để đến năm 2030 nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. - Trong xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, trong đó tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế. 3.3. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải - Nghiên cứu tái cơ cấu vận tải toàn ngành để phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Hình thành một số doanh nghiệp vận tải có vốn của Nhà nước để phục vụ các tuyến có nhu cầu vận tải lớn như tuyến Bắc- Nam, vận tải hành khách công cộng đô thị, vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và các nhiệm vụ đột xuất khác khi cần thiết. - Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với các hình thức phù hợp. Khuyến khích sử dụng phương tiện lắp ráp trong nước để vận chuyển hành khách công cộng. - Xây dựng hệ thống giá cước, phí, lệ phí để Nhà nước làm công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng cho việc phát triển hợp lý các phương thức vận tải. - Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trong vận tải hàng hoá. - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra định kỳ chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là đối với vận tải hành khách. Phát triển các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi khách hàng. 3.4. Giải pháp, chính sách phát triển công nghiệp GTVT - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp GTVT mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. - Thành lập các công ty thuê mua tài chính có sự bảo lãnh của Nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các nguồn tài chính, công nghệ, phương tiện kỹ thuật mới. 3.5. Các giải pháp, chính sách về đảm bảo an toàn giao thông - Nhanh chóng triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm đến mức thấp nhất. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông từ trung ương đến địa phương hướng tới đảm bảo trật tự an toàn giao thông một cách bền vững; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; - Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới; - Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. 3.6.Các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong GTVT - Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động GTVT. - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong GTVT trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý, phát huy lợi thế về vận tải đường thủy, đường sắt; nhanh chóng phát triển vận tải công cộng ở các đô thị, áp dụng vận tải đa phương thức. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ, phương tiện sử dựng năng lượng hiệu quả; Ứng dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác trong hoạt động GTVT. 3.7. Giải pháp, chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế - Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại và phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước trong khu vực và thế giới. Nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn dịch vụ để đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế. - Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách cho phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức hợp tác quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. 3.8. Giải pháp, chính sách đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực GTVT - Sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mô hình chức năng, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong ngành GTVT trong tất cả các các lĩnh vực vận tải và dịch vụ, xây dựng và công nghiệp GTVT nhằm tập trung nguồn lực vào đúng lĩnh vực hoạt động chủ yếu, sản phẩm chủ yếu, tăng cường năng lực cạnh tranh, trước mắt tập trung vào các Tập đoàn, Tổng công ty. - Đổi mới quản lý hành chính trong lĩnh vực GTVT bằng phương pháp ứng dụng tin học và tiêu chuẩn quốc tế (ISO). 3.9. Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới - Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì trong lĩnh vực GTVT. Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới. - Hiện đại hóa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác hệ thống GTVT. - Triển khai thực hiện hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu mới phù hợp với kế hoạch và lộ trình chuyển đổi trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương với hướng tiếp cận đi thẳng vào công nghệ cao sử dụng vệ tinh và kỹ thuật số. - Nâng cao năng lực các Viện nghiên cứu, các trung tâm thí nghiệm, thử nghiệm trong ngành GTVT... 3.10. Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực - Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hoá công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc. - Đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhận lực đã được đào tạo. - Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành GTVT, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, lao động nặng nhọc, nguy hiểm... 3.11. Khung thể chế thực hiện Chiến lược - Chiến lược điều chỉnh lần này sẽ thay thế Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Trên cơ sở điều chỉnh chiến lược được phê duyệt: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ GTVT thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chiến lược phát triển GTVT; điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT theo các chuyên ngành, theo các vùng, lãnh thổ, cũng như kế hoạch phát triển GTVT những năm tới. - Tiến hành nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án nhằm cụ thể hóa các nội dung, các giải pháp chính sách trong Chiến lược. - Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ngành có liên quan nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ từ khâu xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện đầu tư đến quản lý khai thác hệ thống GTVT. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 (Chiến lược 35). Trong 3 năm đầu triển khai thực hiện Chiến lược (2009-2012) một loạt các yếu tố trên thế giới đã và đang xảy ra theo chiều hướng xấu, và theo dự báo, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình hình trong nước cũng có những thay đổi đáng kể. Đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam thông qua Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị quyết số 16-NQ/CP ngày 8 tháng 06 năm 2012 của chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ-TW...Vì vậy, việc điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết. Trong phạm vi điều chỉnh Chiến lược, nhiệm vụ chủ yếu là tập trung rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược 35, những vấn đề vẫn còn phù hợp, những vấn đề bất cập cần điều chỉnh, bổ sung. Những nội dung chủ yếu được đề nghị điều chỉnh, bổ sung bao gồm một số quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số giải pháp chính sách phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung, cơ quan soạn thảo đã tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng phát triển GTVT giai đoạn từ năm 2001 tới nay, định hướng phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, các Nghị quyết của Đảng, chính phủ, đồng thời cập nhật các nội dung có liên quan từ các dự án quy hoạch mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung. Vì vậy, nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung vừa có cơ sở khoa học, vừa có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính tổng thể, tầm bao quát của một đế Chiến lược, là cơ sở quan trọng cho việc triển khai điều chỉnh các quy hoạch phát triển thuộc ngành GTVT. 2. Kiến nghị: - Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh Chiến lược này sẽ thay thế điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Trên cơ sở điều chỉnh chiến lược được phê duyệt, nhanh chóng xây dựng Chương trình hành động thực hiện chiến lược, điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT theo các chuyên ngành, theo các vùng, lãnh thổ, cũng như kế hoạch phát triển GTVT những năm tới, đồng thời nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án nhằm cụ thể hóa các nội dung, các giải pháp chính sách trong Chiến lược. - Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, Ngành có liên quan nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ từ khâu xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện đầu tư đến quản lý khai thác hệ thống GTVT. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Khối lượng và thị phần vận tải phân theo ngành giai đoạn 2001-2010 TT Phân theo ngành vận tải ĐVT Khối lượng vận tải Thị phần vận tải (%) Năm 2001 Năm 2010 TTBQ (%) 2001 2010 1 Khối lượng hành khách vận chuyển Triệu lượt người 821,8 2201,3 11,6 100 100 Đường sắt 10,6 11,6 1,0 1,3 0,5 Đường bộ 677,3 2011,1 12,9 82,4 91,4 Đường thủy nội địa 130,0 157,5 2,2 15,8 7,2 Đường hàng không 3,9 21,1 20,6 0,5 1,0 2 Khối lượng hành khách luân chuyển Triệu lượt người.km 35.624,2 98.079,0 11,9 100 100 Đường sắt 3.426,1 4.475,5 3,0 9,6 4,6 Đường bộ 23.394,9 69.197,4 12,8 65,7 70,6 Đường thủy nội địa 2.692,5 3.185,3 1,9 7,6 3,2 Đường hàng không 6.110,7 21.220,8 14,8 17,2 21,6 3 Khối lượng hàng hóa vận chuyển Triệu tấn 254,7 826,3 14,0 100 100 Đường sắt 6,457 7,980 2,4 2,5 1,0 Đường bộ 164,014 585,025 15,2 64,4 70,8 Đường thủy nội địa 64,794 144,325 9,3 25,4 17,5 Đường biển 19,400 88,500 18,4 7,6 10,7 Đường hàng không 0,067 0,459 23,9 0,03 0,06 4 Khối lượng hàng hóa luân chuyển Triệu tấn.km 63.164,4 218.787,7 14,8 100 100 Đường sắt 2.054,4 3.956,0 7,6 3,3 1,8 Đường bộ 9.184,9 36.293,7 16,5 14,5 16,6 Đường thủy nội địa 16.937,1 31.531,0 7,1 26,8 14,4 Đường biển 34.829,8 146.577,8 17,3 55,1 67,0 Đường hàng không 158,2 429,2 11,7 0,3 0,2 Nguồn: NGTK và tổng hợp của tư vấn Phụ lục 2 Tổng hợp tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của các tuyến đường sắt chính TT Tiêu chuẩn KT Bắc Nam (HN-TPHCM) Hà Nội - Hải Phòng (GL-HP) Hà Nội - Đồng Đăng Yên Viên - Lào Cai Đông Anh - Quán Triều Kép - Hạ Long Kép - Lưu Xá 1 Khổ đường 1000 1000 Lồng 1000 Lồng 1435 1435 2 Chiều dài tuyến (km) 1726 96 167 285 55 106 56 3 Ip 9-17‰ 6‰ 6-17‰ 9-12‰ 6‰ 6‰ 6‰ 4 Rmin 300, cá biệt 100 250, cá biệt 100 300 150 600 300 500 5 Vmax Khách: 80 -100km/h Hàng: 60km/h Khách: 70km/h Hàng: 60km/h 60km/h 70km/h 50km/h 50km/h 50km/h 6 Nền đường 4.4m-5m 4.4m 5.0m, cá biệt 4.0-4.4m 4.4m 5.0m 6.4m 5.0m 7 Tải trọng T14 T14 T22 T14, T15 T22 T22 T22 8 Ray P43 P43 P43 P43 P43 P43 P43 9 Ghi Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 10 Tà vẹt BT 2 khối BT 2 khối BT thường K1,K3, sắt BT thường BT thường BT thường 11 Liên kết Cóc cứng, đàn hồi Cóc cứng, đàn hồi Đàn hồi Cóc cứng Cóc cứng, đàn hồi Cóc cứng, đàn hồi Cóc cứng, đàn hồi 12 Ldd ga 400 450 650, cá biệt 400 400 650 650 400 13 Thông tin Cáp quang và Dây trần Dây trần Dây trần Dây trần Dây trần Dây trần Dây trần 14 Tín hiệu Tự động và bán tự động Bán tự động Bán tự động và thủ công Bán tự động và thủ công Bán tự động và thủ công Bán tự động và thủ công Thẻ đường 15 Thực tế khai thác/NLTQ 18/22 13/25 10/19 19/20 6/17 2/17 - Phụ lục 3 Lưu lượng giao thông cao trên một số điểm tuyến quốc lộ (các đoạn quốc lộ có lưu lượng >15.000PCU/ngày đêm) Quốc lộ Lý trình Tên trạm PCU/ngày đêm 1 km299+260 Hà Trung 36.685 1 km467+300 Bến Thủy 31.083 1 km482+500 Hồng Lĩnh 20.537 1 km927+700 Ngã Ba Huế 43.544 1 km1551+300 Cửa ngõ Phan Rang 18.031 1 km1613+500 Tuy Phong 17.090 1 km1657+000 Lương Sơn 16.819 1 km1709+000 TP.Phan Thiết 20.836 1 km1750+300 Ngã ba Hàng Tân 20.913 1 km1816+400 Ngã ba Tân Phong 32.375 1 km1817+200 Ngã ba Tân Phong 31.856 1 km1832+200 33.254 1 km1871+800 Cửa ngõ TP.HCM 113.195 1 km1945+000 TX.Tân An 49.331 1 km1967+500 Ngã ba Trung Lương 47.953 1 km2026+300 36.911 1 km2031+400 TX.Vĩnh Long 47.009 1 km2040+100 TX.Vĩnh Long 42.276 1 km2228+000 Cây Dừa 18.505 1 km2250+300 TP.Cà Mau 16.085 (QL1 Cũ) km2070+000 Cầu Yên 30.724 QL1 (mới) km168+000 Cầu Thanh Trì 41.522 QL1 (PV-CG) km192+886 Cầu Khe Hồi 40.743 QL10 km74+800 20.462 QL13 km5+000 Vĩnh Phú 37.277 QL13 km20+000 Suối Giữa 28.156 QL14B km18+410 Ngã tư Hòa Cầm 31.630 QL18 km109+000 Đại Yên 23.021 QL18 km120+000 Phà Bãi Cháy 18.360 QL18 km140+900 Đèo Bụt 18.026 QL18 km20+000 16.730 QL1C km10+000 94.278 QL2 km51+800 22.328 QL20 km0+200 23.414 QL21 km141+000 Lê Xá 16.283 QL22 km30+900 Cửa ngõ HCM 32.210 QL25 km1+700 33.457 QL25 km99+161 18.119 QL25 km146+000 69.735 QL37 km18+487 34.319 QL37 km78+300 27.804 QL38 km78+300 15.715 QL47 km11+000 Ngã ba Cảng TH 17.346 QL5 km12+300 58.733 QL5 km58+700 43.231 QL5 km93+000 Ngã ba Sở Dầu 60.612 QL50 km80+000 23.629 QL51 km11+300 47.409 QL51 km61+800 Long Hương 33.898 QL 53 km3+500 Cầu Ông Me lớn 20.580 QL 60 km0+500 TP Mỹ Tho 30.257 QL 60 km11+600 33.730 QL 80 km14+800 Tân Xuân 20.176 QL 80 km18+590 TX Sa Đéc 19.473 QL 91 km10+800 Cửa ngõ TP Cần Thơ 22.169 QL 91 km60+000 TP Long Xuyên 22.458 Nguồn: Tổng cục đường bộ Việt Nam- tính toán tư vấn Phụ lục 4 Dự báo mật độ giao thông trên các quốc lộ chính (khi có cao tốc) Đơn vị : PCU/ngày đêm Quốc lộ Ranh Giới 2011 2020 2030 TĐTT 2011-2020 TĐTT 2021-2030 QL1 Lạng Sơn - Bắc Giang 7227 5148 8499 -3.7% 5.1% Bắc Giang- Bắc Ninh 25667 30309 42474 1.9% 3.4% Bắc Ninh-Hà Nội 32610 31896 69381 -0.2% 8.1% Giẽ-Ninh Bình 40734 51779 68924 2.7% 2.9% Ninh Bình-Thanh Hoá 23038 19950 21098 -1.6% 0.6% Thanh Hoá-Vinh 16008 11440 13029 -3.7% 1.3% Vinh-Hà Tĩnh 15448 18311 25764 1.9% 3.5% Quảng Bình-Quảng Trị 9099 19824 11417 9.0% -5.4% Quảng Trị-Huế 11424 19824 11417 6.3% -5.4% Huế-Đà Nẵng 12832 19027 13036 4.5% -3.7% Đà Nẵng-Quảng Ngãi 11064 10332 17235 -0.8% 5.3% Quảng Ngãi-Bình Định 9864 8366 13879 -1.8% 5.2% Bình Định-Nha Trang 11439 35549 13182 13.4% -9.4% Nha Trang-Phan Rang 18031 49120 15634 11.8% -10.8% Phan Rang-Phan Thiết 13197 20205 24415 4.8% 1.9% Phan Thiết-Dầu Giây 20913 48048 57098 9.7% 1.7% Dầu Giây-TP.HCM 164928 206579 217228 2.5% 0.5% TP. HCM-Tân An 67297 91750 150984 3.5% 5.1% Tân An-Mỹ Thuận 49331 70731 132891 4.1% 6.5% Mỹ Thuận-Cần Thơ 27019 31648 44688 1.8% 3.5% Cần Thơ-Hậu Giang 17958 18086 35374 0.1% 6.9% Hậu Giang - Bạc Liêu 8239 14851 23359 6.8% 4.6% Bạc Liệu - Cà Mau 6833 9906 14448 4.2% 3.8% QL2 Hà Nội-Vĩnh Phúc 25052 37285 63942 4.5% 5.5% Vĩnh Phúc- Phú Thọ 16298 28616 45951 6.5% 4.9% Phú Thọ - Hà Giang 5344 6789 11594 2.7% 5.5% QL3 Hà Nội-Thái Nguyên 12438 18389 29622 4.4% 4.9% Thái Nguyên - Bắc Cạn 1979 3747 8692 7.4% 8.8% Bắc Cạn - Cao Bằng 617 2347 4042 16.0% 5.6% QL5 Hà Nội-Hưng Yên 69341 87724 139665 2.6% 4.8% Hưng Yên-Hải Phòng 43231 52412 83318 2.2% 4.7% QL6 Hà Tây-Hoà Bình 15636 25589 42288 5.6% 5.2% Hòa Bình - Sơn La 5964 7677 14147 2.8% 6.3% Sơn La - Tuần Giáo 695 754 2662 0.9% 13.4% QL32 Hà Nội-Hà Tây 11045 20746 33403.5 7.3% 4.9% Hà Tây - Yên Bái 8729 12323 21118 3.9% 5.5% QL70 Đoan Hùng - Yên Bái 5374 7991 14116.9 4.5% 5.9% Yên Bái - Lào Cai 2310 3579 6121.2 5.0% 5.5% QL10 Quảng Ninh-Hải Phòng 20462 31985 45155 5.1% 3.5% Hải Phòng-Thái Bình 11868 22938 34632 7.6% 4.2% QL14B Đà Nẵng-Quảng Nam 5360 16313 29547 13.2% 6.1% QL13 TP. HCM-Thủ Dầu Một 37277 59058 91480 5.2% 4.5% Thủ Dầu Một - Chơn Thành 22294 34887 59064 5.1% 5.4% QL22 TP. HCM-Gò Dầu 33383 52784.2 87618 5.2% 5.2% Gò Dầu - Xa Mát 5764.8 10231 14812 6.6% 3.8% QL91 An Giang-Cần Thơ 22169 46243 71707 8.5% 4.5% QL51 Đ.Nai-BR-VT 47409 63195.3 91175.5 3.2% 3.7% QL7 Diễn Châu - Đô Lương 3105 4561 6599 4.4% 3.8% Đô Lương - Nậm Cắn 368 2774 4350 25.2% 4.6% QL8 Bãi Vọt - Keo Na 2563 3671 7778 4.1% 7.8% QL9 Đông Hà - Cam Lộ 3174 6111 10047.6 7.6% 5.1% Cam Lộ - Lao Bảo 4987 6990.4 10652.8 3.8% 4.3% QL24 Thạch Trụ - Kon Tum 2335 4029.6 6349 6.3% 4.7% QL19 Quy Nhơn - An Khê 6101 10044 16826.4 5.7% 5.3% An Khê - Plây Cu 6101 10044 16826.4 5.7% 5.3% QL26 Ninh Hòa - Buôn Ma Thuật 6352 9853 16328 5.0% 5.2% QL27 Phan Rang - Đà Lạt 4564.8 6975 10210 4.8% 3.9% QL20 Dầu Giây - Đà Lạt 11966 22764 39363 7.4% 5.6% QL80 Mỹ Thuận - Rạch Giá 9411 16429 24772 6.4% 4.2% Rạch Giá - Hà Tiên 2483 4410.4 7206.4 6.6% 5.0% Đông Trường Sơn Kon Tum- Gia Lai 1283 1726 3833 3.4% 8.3% N1 Long An - Đồng Tháp 5505 8779 15874 5.3% 6.1% N2 Long An- Đồng Tháp 8015 10067 14331 2.6% 3.6% Phụ lục 5. Dự báo nhu cầu vận tải trên cao tốc Bắc Nam Đơn vị: PCU/ngày đêm Hướng tuyến Điểm đầu Điểm cuối Cao tốc 2020 2030 TĐTT 2020-2030 Pháp Vận – Cầu Giẽ Hà Nội Hà Tây 84119 101142 1.9% Cầu Giẽ - Nam Định Hà Tây Nam Định 53858 74569 3.3% Nam Định-Ninh Bình Nam Định Ninh Bình 45597 61532 3.0% Ninh Bình-Thanh Hoá Ninh Bình Thanh Hoá 44443 72891 5.1% Thanh Hoá-Nghệ An Thanh Hoá Nghệ An 34870 57125 5.1% Nghệ An-Hà Tĩnh Nghệ An Hà Tĩnh 23840 55577 8.8% Hà Tỹnh-Quảng Bình HàTĩnh Quảng Bình 14208 39159 10.7% Quảng Bình-Quảng Trị Quảng Bình Quảng Tri 9547 40388 15.5% Quảng Trị-TT Huế Quảng Trị Huế 9555 42500 16.1% TT Huế-Đà Nẵng Huế Đà Nẵng 12477 45244 13.7% Đà Nẵng-Quảng Nam Đà Nẵng Quảng Nam 26424 55075 7.6% Quảng Nam-Quảng Ngãi Quảng Nam Quảng Ngãi 25819 52113 7.3% Quảng Ngãi-Bình Định Quảng Ngãi Bình Định 26761 53143 7.1% Bình Định-Phú Yên Bình Định Phú Yên 0 52737 0 Phú Yên-Khánh Hoà Phú Yên Khánh Hoà 0 57228 0 Khánh Hoá-Ninh Thuận Khánh Hoà Ninh Thuận 38185 63649 5.2% Ninh Thuận-Phan Thiết Ninh Thuận Bình Thuận 52189 79516 4.3% Phan Thiết-Dầu Giây Bình Thuận Đồng Nai 64918 96942 4.1% Dầu Giây-Long Thành-TP.HCM Đồng Nai TP. HCM 122306 234914 6.7% TP.HCM-Bến Lức TP. HCM Long An 89659 127859 3.6% Bến Lức-Trung Lương Long An Tiền Giang 76153 113303 4.1% Trung Lương-Mỹ Thuận- Cần Thơ Tiền giang Đồng Tháp 42701 68392 4.8% Đồng Tháp Vĩnh Long 28737 54203 6.6% Vĩnh long Cần Thơ 28737 54203 6.6% Phụ lục 6 Tổng hợp hiện trạng và quy hoạch các cảng biển chính đến năm 2020 TT Tên Cảng Hiện trạng Quy hoạch phát triển đến năm 2020 Tình trạng HĐ Cỡ tàu (nghìn DWT) Công năng Công suất (Tr.T/năm) Cỡ tàu (nghìn DWT) I Nhóm cảng biển khu vực phía Bắc 1 Cảng Cẩm Phả Đang HĐ 30 ÷ 50 Chuyên dùng có bến TH 25 ÷ 27, 20 ÷80 2 Cảng Hòn Gai Đang HĐ Tổng hợp QG, đầu mối KV loại I - Khu bến Cái Lân Đang HĐ 10 ÷ 40 Tổng hợp, container 15 ÷ 18 20 ÷ 50 - Bến xi măng Thăng Long, Hạ Long, điện Hạ Long Đang HĐ 10 ÷ 20 Chuyên dùng xi măng, clinke, than 3 ÷ 3,5 10 ÷ 20 - Bến dầu B12 Đang HĐ 10 ÷ 40 Chuyên dùng hàng lỏng - - 3 Cảng Hải Phong Đang HĐ Tổng hợp QG, của ngõ QT loại I - Khu bến Lạch Huyện Chưa XD - Container tổng hợp - Khu bến Đình Vũ Đang HĐ 10 ÷ 20 Tổng hợp, container, bến chuyên dùng - Khu bến Sông Cấm Đang HĐ 5 ÷ 10 Tổng hợp ĐP II Nhóm cảng biển khu vực Miền Trung 4 Cảng Nghi Sơn Đang HĐ Tổng hợp QG, đầu mối KV loại I - Khu bến Bắc Nghi Sơn Chưa XD - Chuyên dùng xăng dầu, xi măng, khác 18 ÷ 20 10 ÷30 - Khu bến Nam Nghi Sơn Đang HĐ 10 ÷ 20 Tổng hợp container, có bến CD 14,5÷15 30 ÷50 5 Cảng Sơn Dương Vũng Áng Đang HĐ Tổng hợp QG, đầu mối KV loại I - Khu bến Vũng Áng Đang HĐ 10 ÷ 30 Tổng hợp container, có bến CD 14÷15 1-÷50 - Khu bến Sơn Dương Đang HĐ - Chuyên dùng, có bến TH 75÷80 200÷300 6 Cảng Thừa Thiên Huế Đang HĐ TPĐP loại II - Khu bến Chân Mây Đang HĐ 10÷30 Tổng hợp container, có bến CD 2,5÷3 30÷50 100GRT - Khu bến Thuận An Đang HĐ 1÷2 ĐP, vệ tinh 0,2÷0,3 1÷3 7 Cảng Đà Nẵng Đang HĐ Tổng hợp QG, dầu mối KV loại I - Khu bến Tiên Sa- Sơn Trà Đang HĐ 10÷30 Tổng hợp container, có bến CD 4,5÷5 10÷50 100GRT - Khu bến Liên Chiểu Đang HĐ 5÷10 Chuyên dùng, có bến TH container 4,5÷6 5÷80 8 Cảng Dung Quất Đang HĐ Tổng hợp QG, đầu mối KV - Khu bến Dung Quất I Đang HĐ 10÷30 Tổng hợp container và CD 14,5÷15,5 10÷70 9 Cảng Quy Nhơn Đang HĐ Tổng hợp QG, đầu mối KV, loại I - Khu bến Quy Nhơn, Thi Nại Đang HĐ 7÷30 Tổng hợp container, có bến CD 6÷6,5 10÷30 - Khu bến Nhơn Hội Đang HĐ Chuyên dùng, có bến TH 2÷3,2 20÷50 10 Cảng Vân Phong THQG, trung chuyển QT loại I 11 Cảng Nha Trang Ba Ngòi Đang HĐ Tổng hợp QG, đầu mối KV, loạiI 80÷100 GRT Bến Nha Trang Đang HĐ 10÷20 Cảng khách đầu mối 30÷50 III Nhóm cảng biển khu vực phía Nam 12 Cảng Vũng Tàu Đang HĐ THQG, của ngõ QT, loại IA - Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đính Đang HĐ 10÷50 Container, có bến CD 75÷80 80÷100 - Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân Đang HĐ 10÷30 Tổng hợp,container, có bến CD 25÷30 50÷80 - Khu bến Long Sơn Chưa XD - Chuyên dùng, có bến TH 28÷30 200÷300 - Khu bến sông Dinh Đang HĐ 5÷20 Chuyên dùng 4,5÷5 5÷30 - Bến khách Sao Mai – Bến Đính Chưa XD - Cảng khách đầu mối 100 GRT - Bến Đầm Côn Đảo Đang HĐ 1÷5 ĐP, VT 0,8÷1,2 1÷5 13 Cảng Đồng Nai Đang HĐ THQG, ĐMKV,loại I - Khu bến Phước An, Gò Dầu Đang HĐ 5÷15 TH container, có bến CD 15÷18 30÷60 - Khu bến Phú Hữu, Nhơn Trạch Đang HĐ 1÷5 CD, có bến TH 10÷12 10÷30 - Khu bến trên sông Đồng Nai Đang HĐ TH và CD địa phương 2÷2,5 3÷5 14 Cảng tp. Hồ Chí Minh Đang HĐ - Khu bến Hiệp Phước Đang HĐ 10÷20 TH, container, có bến CD 45÷50 20÷80 - Khu bến Cát Lái Đang HĐ 20÷30 TH container,bến CD 20÷22 20÷30 - Khu bến trên sông Sài Gòn, Nhà Bè Đang HĐ 10÷30 THĐP và CD 10÷11 10÷30 50÷60 GRT - Cần Giuộc,Gò Công Đang HĐ THĐP và CD 5÷6 20÷50 15 Cảng Cần Thơ Đang HĐ THQG, ĐMKV,loại I - Khu bến Cái Cui Đang HĐ 10 TH, có bến CD 6÷7 10÷20 - Khu bến Hoàng Diệu, Bình Thủy Đang HĐ 5÷10 TH container 2,3÷2,5 10 - Khu bến Trà Nóc – Ô Môn Đang HĐ 5÷10 CD, có bến TH 4,5÷6 5÷10 Phụ lục 7 Năng lực các cảng hàng không và sản lượng thực tế thông qua năm 2011 TT Tên Cảng HK Cấp CHK Năng lực thông qua đến ngày 31/12/2011 Sản lượng thực tế đến ngày 31/12/2011 Hành khách/năm Hàng hóa/năm (tấn) Hành khách/năm Hàng hóa/năm (tấn) I Cảng HK quốc tế 41.350.000 430.000 33.351.507 599.023 1 CHKQT Nội Bài 4E 8.000.000 100.000 10.577.145 239.593 2 CHKQT Cát Bi 4C 350.000 20.000 631.096 4.936 3 CHKQT Phú Bài 4C 1.300.000 20.000 777.426 1.647 4 CHKQT Đà Nẵng 4E 6.000.000 20.000 2.817.738 13.786 5 CHKQT Chu Lai 4C 700.000 20.000 59.705 17 6 CHKQT Cam Ranh 4C 1.600.000 20.000 999.661 3.526 7 CHKQT Tân Sơn Nhất 4E 20.000.000 200.000 16.725.974 333.777 8 CHKQT Cần Thơ 4D 3.000.000 20.000 207.944 1.134 9 CHKQT Phú Quốc 3C 400.000 10.000 554.818 607 II Cảng Hàng không nội địa 7.200.000 222.000 2.336.723 5.258 10 CHK Điện Biên 3C 300.000 2.000 77.531 49 11 CHK Đồng Hới 4C 500.000 20.000 68.426 89 12 CHK Vinh 4C 250.000 20.000 535.370 1.611 13 CHK Phù Cát 4D 700.000 20.000 207.724 212 14 CHK Tuy Hòa 4C 300.000 10.000 67.329 63 15 CHK Pleiku 3C 300.000 10.000 291.275 85 16 CHK Liên Khương 4D 2.000.000 50.000 423.579 1.605 17 CHK Buôn Ma Thuật 4C 2.000.000 50.000 390.001 1.173 18 CHK Côn Sơn 3C 400.000 20.000 154.565 334 19 CHK Cà Mau 4C 200.000 10.000 55.993 8 20 CHK Rạch Giá 4C 250.000 10.000 64.930 29 Tổng cộng 48.550.000 652.000 35.688.230 604.281 Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc01_bao_cao_tong_hop_cl_gtvt_vn_10_01_2013_phe_duyet_1894.doc
Luận văn liên quan