Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa phát triển trên cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập thực chất cũng là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hội nhập đòi hỏi mỗi nước phải chủ động điều chỉnh chính sách trong đó đặc biệt là chính sách thương mại theo hướng tự do hoá và mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, luân chuyển vốn, kỹ thuật và công nghệ giữa các nước thành viên ngày càng thông thoáng hơn. Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu sản xuất, kinh doanh, cơ cấu ngành và mặt hàng phù hợp với quá trình tự do hoá và mở cửa nhằm làm cho nền kinh tế thích ứng và vận hành có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

pdf111 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc phát triển nền kinh tế. Xuất khẩu đã trở thành một động lực chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Bước 3: chuyển giao công nghệ hàng tiêu dùng cần nhiều lao động, đẩy mạnh công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao để xuất khẩu. Trong những năm 1980 trở lại đây, Hàn Quốc và Singapore gặp khó khăn lớn về giá nhân công cao, lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã hết nên các nước này đã và đang đẩy các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các nước khác mà ở đó giá nhân công thấp. Để khắc phục khó khăn trên, các nước này đã thực hiện ba giải pháp cơ bản: - Đa phương hoá quan hệ ngoại thương, mở rộng quan hệ với các nước Châu Á-Thái Bình Dương - Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, kể cả đầu tư vào Mỹ để tránh bảo hộ mậu dịch - Hướng mạnh vào phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiều, có những lý do xác đáng để khẳng định rằng mô hình này chỉ có thể thành công trong điều kiện mà không phải bất cứ quốc gia nào, trong bất cứ bối cảnh quốc tế nào và ở bất cứ thời điểm nào cũng hội tụ. Về nội lực, đất nước phải có đủ năng lực xã hội thuận lợi cho sự phát triển như (1) nguồn lao động dồi dào, có trình độ học vấn cao, tạo một lơị thế so sánh thật sự; (2) Có đội ngũ kinh doanh giỏi nghiệp vụ; (3) Có cơ chế thị trường phát triển; (4) Có một nhà nước mạnh, có năng lực tổ chức và đưa ra được những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn. Những điều kiện bên ngoài gồm: (1) Điều kiện an ninh đảm bảo cho sự phát triển kinh tế; (2) Nền kinh tế gắn với trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ phát triển, đảm bảo ổn định cả đầu vào của sản xuất lẫn đầu ra của sản phẩm; (3) Các điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, ví dụ như các bạn hàng lớn cho phép ưu tiên xuất khẩu nhưng vẫn được phép bảo hộ đối với một số ngành công nghiệp non trẻ. Những điều kiện trên đây, theo một số nhà phân tích kinh tế, không còn hội tụ như vậy, do tình hình quốc tế có những thay đổi rất căn bản, ít nhất thì những điều kiện quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đã làm thay đổi những ưu đãi thương mại xuất phát từ lý do chính trị trong hoàn cảnh có sự đối đầu trực tiếp giữa hai hệ thống xã hội; số lượng các quốc gia hướng theo chiến lược hướng về xuất khẩu gia tăng làm tăng tính cạnh tranh trên mọi phương diện. Đồng thời do cơ cấu kinh tế quốc tế hiện đang ở giai đoạn thay đổi mạnh dưới tác động của những xu hướng mới của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật nên nhiều chuẩn mực đánh giá lợi thế so sánh về lao động kiểu cũ không còn thích hợp. Vì thế chắc chắn việc áp dụng mô hình phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc và Singapore phải có những điều chỉnh căn bản là : nâng cao năng lực xã hội để tăng nhanh khả năng thích nghi với điều kiện quốc tế mới đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế. Trong đó yêu cầu mới về chất lượng lao động do cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và xu hướng tự do hoá thương mại và tài chính theo quy chế của WTO là những “trục chính” quy định đường hướng điều chỉnh chính sách. 2. Chính sách thương mại của Trung Quốc Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc cải cách thương mại, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi bật trong xây dựng và phát triển kinh tế, với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt trên dưới 10% được xếp hàng cao nhất thế giới. Sự tăng tốc của nền kinh tế Trung Quốc có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự góp phần quan trọng của công cuộc cải cách thương mại, với trọng tâm là đẩy mạnh xuất khẩu. Từ Hội nghị Trung ương Đảng lần 3 khoá XI (12/1978), Trung Quốc đã đề ra những đường lối cải cách và mở cửa kinh tế, lấy việc phát triển thương mại làm trọng tâm. Trong lĩnh vực ngoại thương, Trung Quốc đã thực hiện cải cách, điều chỉnh mạnh mẽ mà nổi bật là những điều chỉnh liên quan đến chính sách thương mại. a/ Cải cách thể chế quản lý ngoại hối và thuế Trước năm 1979, thể chế quản lý ngoại hối do Nhà nước quản lý tập trung, giao dịch ngoại hối do ngân hàng Trung Quốc thống nhất kinh doanh. Sau năm 1979, Trung Quốc đã chú trọng cải cách thể chế quản lý ngoại hối thông qua một số hình thức sau: Điều chỉnh hối suất: trước cải cách mở cửa, thể chế quản lý ngoại hối cơ bản là thu chi thống nhất dưới sự độc quyền của Nhà nước, các xí nghiệp không thực hiện hình thức hạch toán, Nhà nước hoàn toàn chịu lỗ lãi. Năm 1994, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, Trung Quốc đã thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi ngoại tệ có quản lý. Việc thả nổi hối suất không những đã phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Trung Quốc mà nó còn tạo điều kiện cho đồng Nhân dân tệ đi vào thị trường thế giới. Áp dụng một loạt các biện pháp điều chỉnh trong quản lý ngoại tệ vốn có trong nhân dân. Chẳng hạn như: thừa nhận tính hợp pháp cho người có ngoại tệ bằng tiền mặt và tài khoản ngoại tệ; cho phép mỗi người được mang dưới 6.000 Nhân dân tệ khi xuất nhập cảnh, cho phép được uỷ thác cơ quan tiền tệ mua bán ngoại tệ; cho phép một số tỉnh thành phố và xí nghiệp thử thực hiện chế độ giữ lại ngoại tệ bằng tiền mặt.... Đối với chính sách thuế Trung Quốc cũng thực hiện một loạt các cải cách sau: Trung Quốc đã thông qua một “bộ luật về thuế”, xem xét lại chế độ thuế xuất khẩu, nhập khẩu để củng cố vai trò của thuế với tư cách là đòn bẩy kinh tế. Các luật thuế được thông qua và áp dụng từ năm 1985 nay đã được điều chỉnh lại, đồng thời xoá bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu mang tính điều tiết (4/1992). Đặc biệt, để hạ mức thuế trung bình của biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu xuống mức mà GATT đã quy định đối với các nước đang phát triển (15%), Trung Quốc đã chủ động nhiều lần giảm thuế nhập khẩu. Tháng 1 năm 1992, Trung Quốc đơn phương giảm thuế hàng hoá nhập khẩu của 225 loại thuế, tháng 12 năm 1992 giảm thuế nhập khẩu của 3771 loại thuế. Tháng 12 năm 1993 lại một lần nữa giảm 2898 loại thuế. Tháng 1 năm 1994 tiếp tục giảm 243 loại thuế nhập khẩu đối với thuốc dùng trong nông nghiệp, nguyên liệu và các linh kiện của sản xuất cơ điện; năm 1995 lại giảm tỷ lệ thuế nhập khẩu đối với thuốc lá, các loại băng đĩa nhạc. Chính nhờ các biện pháp cắt giảm thuế quan mạnh mẽ của Trung Quốc mà mức thuế bình quân của Trung Quốc liên tục giảm. Năm 1992, thuế quan giảm xuống còn 43%, năm 1993 còn 36,4%, năm 1994 còn 35,9%, năm 1995 đạt 35,3%, năm 1996 giảm mạnh còn 23% và năm 1997 xuống mức 17%. Nhìn chung, tốc độ giảm thuế bình quân của Trung Quốc giai đoạn 1992-1997 là 35,9%. Ngày 26/11/1997, chính phủ Trung Quốc đã thông báo quyết định giảm thuế mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp nhập khẩu xuống còn 10% vào năm 2005. Áp dụng một số biện pháp thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: đối với hàng hoá xuất khẩu nếu có doanh thu lớn thì thu thuế điều tiết xuất khẩu, nếu xuất khẩu không có lãi hoặc lợi nhuận dưới 7,5% thì không thu. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trừ các loại hàng hoá được Nhà nước phê chuẩn miễn thuế ra, còn tất cả đều thu thuế hải quan, thuế công thương, một số ít có doanh thu lớn sẽ nâng cao thuế suất hơn. Thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu. Cùng với xu thế mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của doanh nghiệp, làm dịu khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu. b/ Nới lỏng quyền kinh doanh ngoại thương, mở ra nhiều kênh tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu Sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách tách chức năng tổ chức quản lý của chính quyền với chức năng của xí nghiệp, các xí nghiệp ngoại thương đã tách khỏi sự phụ thuộc vào các ngành quản lý hành chính ngoại thương, quyền kinh doanh đã được nới lỏng, xí nghiệp được tự hạch toán kinh doanh, tự chịu lỗ lãi trở thành thực thể kinh tế độc lập, các xí nghiệp đã tự xây dựng một cơ chế kinh tế có trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích thống nhất, đảm nhận các nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, Trung Quốc đã thành lập hơn 4000 công ty ngoại thương dành quyền kinh doanh các sản phẩm khoa học kỹ thuật và kỹ thuật có liên quan của 100 viện nghiên cứu khoa học, 925 xí nghiệp sản xuất được tự quyền kinh doanh, hơn 9000 xí nghiệp đầu tư ngoại thương cũng được tự quyền kinh doanh ngoại thương. Ngoài ra còn hơn 70 công ty hợp tác kinh tế kỹ thuật quốc tế có quyền kinh doanh và 23 cửa hàng bách hoá cỡ lớn và vừa được quyền kinh doanh với một số nước trên thế giới. Ở ngoài nước, Trung Quốc cũng đã thành lập 4.117 công ty mậu dịch và phi mậu dịch ở 120 nước và khu vực trên thế giới; đã mở rộng phạm vi ngoại thương sang thị trường thế giới. c/ Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán ngoại thương Cùng với việc thực hiện chế độ trách nhiệm khoán đến các ngành sản xuất, trong lĩnh vực ngoại thương Trung Quốc cũng đẩy mạnh thực hiện chế độ khoán kinh doanh ngoại thương. Đây là chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh xây dựng trên cơ sở điều chỉnh hối suất, xoá bỏ chế độ bù lỗ xuất khẩu kéo dài từ lâu nay. Nội dung của chế độ này là các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, các thành phố được xếp trong danh mục kế hoạch ưu tiên, tổng công ty công nghiệp mậu dịch chuyên nghiệp và các xí nghiệp ngoại thương sẽ nhận khoán tổng mức xuất khẩu với Nhà nước, ngoại tệ thu được do xuất khẩu và ngoại tệ nộp lên Trung Ương (kể cả phần thu mua của nhà nước). 40% số ngoại tệ thu được của các hàng hoá thông thường phải nộp lên trên, 10% được đưa về cho chính quyền địa phương, 10% giữ lại dành cho xí nghiệp xuất khẩu, xí nghiệp ngoại thương tự chịu lỗ, không được ngân sách bù lỗ. Thực hiện chế độ khoán kinh doanh ngoại thương đã làm cho ngành ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu thoát khỏi tình trạng “ăn nồi cơm chung” đi vào quỹ đạo tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, có lợi cho sản xuất và xuất khẩu sau này, và cũng có lợi cho quyết sách kinh doanh lâu dài, đảm bảo xuất khẩu ổn định. 3. Chính sách thương mại của Thái Lan và Malaysia Một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến sự thành công trong phát triển kinh tế của các nước này trong hơn hai thập kỷ qua là việc thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn: chuyển từ nền kinh tế hướng nội sang nền kinh tế hướng ngoại. Ngay từ đầu những năm 1960, chính phủ các nước này đã sớm thực hiện phát triển thương mại mà mục tiêu ban đầu là chỉ nhằm vào thị trường trong nước., đó là chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, chiến lược thay thế nhập khẩu bộc lộ rõ nhiều nhược điểm, gây ra tình trạng chẵng những không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hoá mà còn xoá đi tính cạnh tranh - một yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển. Đứng trước tình hình đó, cùng với sự xuất hiện của các nhân tố mới có tính chất quốc tế như sự thành công của NICs trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hướng ngoại và xu hướng đầu tư ra nước ngoài của một số nước phát triển, Thái Lan và Malaysia đã mạnh dạn thay đổi chiến lược công nghiệp hoá từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu để tận dụng nguồn vốn của nước ngoài có tính đến kinh nghiệm của các nước đi trước. Bản chất của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là căn cứ vào nhu cầu của thị trường thế giơí và lợi thế so sánh của từng nước để điều chỉnh cơ cấu công nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả. Đầu những năm 1970, Thái Lan và Malaysia đều đã chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại. Để thực hiện chiến lược trên, vấn đề quan trọng là lựa chọn cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý, cho phép phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước, mà trước hết là dựa vào nguồn tài nguyên và lao động sẵn có. Do đó từ chỗ xuất khẩu các mặt hàng sơ cấp là chủ yếu, bao gồm các nguyên liệu thô và sản phẩm nông nghiệp, Thái Lan và Malaysia đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như hàng dệt, may mặc, giàydép, chế biến nông sản... và sau này sau khi đã tích luỹ được tương đối nguồn tư bản, trình độ công nghệ tăng lên, các nước này chuyển sang xuất khẩu những sản phẩm kỹ thuật cao như bán dẫn, máy chính xác, điện tử cao cấp. Bên cạnh việc thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, Thái Lan và Malaysia còn chú ý đến lựa chọn thị trường chủ lực để xuất khẩu. Các nước Thái Lan và Malaysia trước đây thường chú trọng vào các thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản (cho đến năm 1990, có tới 21,2% hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Mỹ, 19,6% hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Tây Âu là từ các nước ASEAN). Những năm gần đây, do nhiều biến động mới của kinh tế thế giới gắn liền với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, Thái Lan và Malaysia đã chủ trương mở rộng thị trường sang các nước NICs, Trung Quốc, Nam Mỹ, Trung Đông, Nga, và đặc biệt là thương mại nội vùng giữa các nước ASEAN với nhau. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Thái Lan và Malaysia đã áp dụng một hệ thống các chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ xuất khẩu. Bên cạnh biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ Thái Lan và Malaysia đều thực hiện chính sách trợ cấp đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu. Thí dụ như Thái lan năm 1993 đã thực hiện chương trình giảm và miễn thuế nhập khẩu cho các nhà xuất khẩu. các sản phẩm xuất khẩu không những được ưu tiên vay vốn mà còn luôn được xem xét trợ giá để có sức cạnh tranh. Để duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới, chính phủ Thái Lan thông qua Ngân hàng Nông nghiệp BACC mỗi năm dành trên 200 triệu USD để trợ giá. Tại Malaysia, chính phủ miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu, các khu chế xuất đã ra đời và hoạt động có hiệu quả ở Thái Lan và Malaysia. Bên cạnh đó, để chuyển dần sang xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao, một loạt các khu công nghiệp kỹ thuật cao đã được xây dựng. Nhằm khuyến khích xuất khẩu, Thái Lan và Malaysia còn sử dụng giải pháp về tài chính như nới lỏng ngoại hối từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Nhờ những biện pháp trên mà trong 2 thập kỷ qua, tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với GDP của Thái Lan và Malaysia không ngừng tăng lên, phản ánh mức độ mở cửa cao của toàn khu vực. Với tất cả những kinh nghiệm của các nước nói trên, cùng với sự áp dụng linh hoạt, sáng tạo vào tình hình nước ta, Việt Nam có cơ hội tốt để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động kinh tế, trong quá trình hội nhập chủ yếu là hoạt động xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng tổng thể cao, với lợi thế so sánh và mong muốn theo đuổi tiếp tục tự do hoá thương mại và hội nhập thương mại khu vực và thế giới như đã thể hiện thông qua cải cách nhanh chóng trong những năm gần đây. III/ Phương hướng điều chỉnh chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam 1. Những thành tựu đạt được sau 15 năm mở cửa và đổi mới chính sách thương mại Nhìn lại quá trình mở cửa, đổi mới chính sách thương mại tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ đầu thập niên 1990 trở lại đây, có thể thấy tuy mới ở giai đoạn đầu, tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng đã thu được những thành quả đáng khích lệ. 1.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại Trong những năm qua, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại của mình. Nếu như ở đầu thập kỷ 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, thì đến nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế thương mại song phương với trên 150 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký hiệp định thương mại với 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với điều kiện dành cho hàng hoá của nhau quy chế đối xử tối huệ quốc. Sự tan rã của khối SEV vào cuối những năm 1980 đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu thị trường xuất-nhập khẩu của Việt nam. Đến nay, các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu chỉ còn chiếm khoảng 2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Châu Á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của ta. Tỷ trọng kim nghạch xuất cho thị trường này đã tăng từ 26,73% năm 1989 lên 43,29% năm 1990, 76,73% năm 1991 và từ đó đến nay luôn duy trì ở mức 72-74%; trong đó, Nhật chiếm 15,8%, các nước ASEAN chiếm trên 20%. Tỷ trong xuất khẩu sang EU tăng dần từ 5,6% tổng kim nghạch xuất khẩu quốc tế của Việt Nam năm 1991 lên 21,7 % năm 1999; sang Mỹ từ 3,1% năm 1995 lên 4,4% năm 1999 và gần 6% năm 2000; sang châu Đại Dương tăng từ 0,2% năm 1991 lên 5,3% năm 1999 và 5,6% năm 2000; sang châu Phi và Nam Mỹ hầu như không có chuyển biến, vẫn chiếm chưa đầy 1%. Việc mở rộng đối tác và thị trường cùng với những thuận lợi do quá trình hội nhập đưa lại, đặc biệt là những ưu đãi về thuế quạn và phi thuế quan, hàng hoá Việt Nam có điều kiện xâm nhập thị trường thế giới, đồng thời người tiêu dùng Việt Nam có thêm nhiều sự lựa chọn hàng nhập khẩu mới, chất lượng cao với giá rẻ hơn. kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt mức tăng cao liên tục trong hơn một chục năm qua. Xuất khẩu năm 1999 đạt 11,523 tr USD, gấp 153,6 lần năm 1955, 51,9 lần năm 1976, 17,7 lần năm 1985, 4,5 lần năm 1990 và 2,12 lần năm 1995. Trong thời kỳ 1990-1999, tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng hơn 4 lần, từ 2,75 tỷ USD lên 11,65 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt 6,427 tỷ USD xấp xỉ giá xuất khẩu của năm năm đầu thời kỳ đổi mới 1986-1990 là 7 tỷ USD. So với giai đoạn trước đó, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể theo hướng đa dạng hoá và tăng dần tỷ trọng của hàng hoá đã qua chế biến. Nếu như hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% thì nay chỉ còn chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu. hàng chế biến năm 1991 chỉ chiếm khoảng 8% thì năm 1999 đã tăng lên khoảng 40%. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản năm 1991 chiếm 53% đến nay xuống còn 36,5%. Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong thời gian này đã tăng từ 47% lên 63,5%. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đã có 16 nhóm/mặt hàng hoàn toàn mới và khoảng 20 nhóm/mặt hàng lần đầu tiên thâm nhập vào một số thị trường. Năm 1991 mới có 4 nhóm/mặt hàng chủ lực là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may. Đến nay đã có thêm nhiều mặt hàng chủ lực mới như giầy dép, cà phê, cao su, hạt điều, tiêu, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả.... Nhìn lại hơn 10 năm trước đây, Việt Nam hầu như không có mặt hàng nào thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế, nhưng hiện nay chúng ta đã có trên 200 mặt hàng có khả năng cạnh tranh quốc tế (Theo Việt Nam Hội Nhập Kinh Tế Trong Xu Thế Toàn Cầu Hoá- Vấn đề và giải pháp- Bộ Ngoại giao,Vụ hợp tác kinh tế đa phương). Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả nói trên. Chính sách mở cửa và hội nhập đã trở thành nguồn động lực to lớn trong việc phát huy nội lực, tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. 1.2 Từng bước đưa doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới có nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh quốc tế. Thông qua quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước đã từng bước nhập cuộc với sự cạnh tranh quốc tế. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp, bởi vì cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên để tồn tại và phát triển, mặt khác nếu các doanh nghiệp yếu kém không thể cạnh tranh được sẽ bị quá trình này đào thải nhường chỗ cho các doanh nghiệp khác năng động và có khả năng vươn lên ở những ngành/lĩnh vực mà nước ta có lợi thế so sánh. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi và nguồn vốn xã hội được phân bổ ngày càng có hiệu quả cao hơn. Quá trình này cũng đồng thời hình thành nên và làm cho các doanh nghiệp cũng như những nhà quản lý quen dần với tư duy làm ăn mới lấy hiệu quả kinh tế làm động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy sau gần một thập kỷ tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế, từ chỗ hầu như không có mặt hàng nào có sức cạnh tranh quốc tế đến nay Việt Nam đã có hơn 200 mặt hàng được đánh giá là có sức cạnh tranh quốc tế. Các ngành nghề dịch vụ cũng phát triển mạnh và thậm chí một số doanh nghiệp đã có khả năng vươn ra hoạt động có hiệu quả ngoài lãnh thổ Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, thương mại, vận tải biển, đường bộ, chế biến gỗ, khai thác và chế biến hải sản. Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển đổi cơ cấu quan trọng: nhiều khu công nghiệp mới, nhiều ngành công nghiệp mới với thiết bị công nghệ hiện đại đã xuất hiện (như khai thác dầu khí, chế biến nông lâm thuỷ sản, tin học, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng...) hình thành nên bộ mặt mới cho ngành công nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã góp phần quan trọng phá bỏ thế bị bao vây, cô lập của nước ta, tạo thế và lực vững chắc hơn cho đất nước thông qua mối quan hệ đan xen nhiều chiều, nhiều tầng nấc, vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa nước ta với các nước và tổ chức quốc tế. Việc tham gia ASEAN và AFTA đã tạo thêm điều kiện cho ta triển khai quan hệ thương mại với không chỉ các nước Đông Nam Á mà cả với các nước ngoài Đông Nam Á, mở rộng quan hệ hợp tác đa phương với quy mô lớn hơn như APEC, WTO. 2. Phương hướng điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam 2.1 Chính sách thuế Như đã phân tích ở trên chính sách thương mại Việt Nam nói chung và chính sách thuế nói riêng còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trước hết cần phải xác định nguyên tắc chung là: từng bước điều chỉnh và bổ sung các luật lệ và chính sách thương mại của Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa phương (ASEAN, APEC, WTO). Từ đó, cố gắng tối đa để thực hiện tốt các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường của ta trong ASEAN và APEC, cố gắng đàm phán gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường ở mức tương đương với các nước đang phát triển hiện là thành viên của WTO. Đối với chính sách thuế cần phải đẩy nhanh tiến độ cải cách hoàn toàn hệ thống thuế quan theo hướng lâu dài, thuế quan không còn là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà chủ yếu là công cụ điều tiết và phát triển quan hệ thương mại quốc tế của ta trên cơ sở có đi có lại và cùng có lợi. Những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ thống thuế của Việt Nam : Chúng ta tiến hành cải cách cơ bản biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng như sau : 2.1.1 Đối với thuế xuất khẩu: Theo như biểu thuế quy định thì chỉ với 101 mặt hàng, chúng ta đã có những 13 mức thuế suất, trong khi đó chủ yếu là các mặt hàng có thuế suất là 0%. Căn cứ vào số lượng các mặt hàng tương ứngvới các mức thuế suất , chúng ta nên giảm bới mức thuế suất xuống còn 6 mức thuế suất là 0%, 5%, 10%, 15%, 25%, 35%. Cụ thể là: - Các mặt hàng có thuế suất 0%, 1%, 2%, 3% chuyển sang mức thuế suất là 0% - Các mặt hàng có thuế suất 4%, 5%, 7% chuyển sang mức thuế suất là 5% - Các mặt hàng có thuế suất 10%, 15% chuyển sang mức thuế suất là 10% - Các mặt hàng có thuế suất 20% chuyển sang mức thuế suất là 15% - Các mặt hàng có thuế suất 35% chuyển sang mức thuế suất là 25% - Các mặt hàng có thuế suất 40%, 45% chuyển sang mức thuế suất là 35% Việc quy định thuế suất như vậy vừa làm cho biểu thuế trở nên đơn giản, hợp lý, vừa đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư trong nước mà số thu giảm do giảm thuế xuất khẩu là không đáng kể bởi vì hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là gạo, cà phê, hải sản, dầu thô. Trong khi đó thuế suất của gạo là 0%, thuế suất của cà phê là 0%, của hải sản là 0%, thuế suất của dầu thô là 4%. 2.1.2 Đối với thuế nhập khẩu: Mỗi loại hàng hoá, tuỳ thuộc vào công dụng và ý muốn của nhà sản xuất, hàng hoá sẽ được đưa ra thị trường với những tên gọi nhất định. Bên cạnh đó, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cùng một mặt hàng nhưng có những tên gọi khác nhau. Việc thống nhất tên gọi đối với hàng hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng xét trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp mã thuế và đánh thuế hàng nhập khẩu. Một mặt hàng có thể được áp nhiều mức thuế suất khác nhau thì bao giờ người nhập khẩu cũng cũng muốn áp mã thuế suất thấp nhất. Như vậy, biểu thuế càng chi tiết đến từng mặt hàng cụ thể, biểu thuế chính xác bao nhiêu thì việc áp mã càng đảm bảo tính công bằng, trong sáng bấy nhiêu. Đó là yêu cầu cơ bản của việc ban hàng danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Hội đồng Hợp tác hải quan, với số lượng dòng hàng trong biểu thuế thường xuyên được bổ sung, được cập nhật theo những nguyên tắc nhất định, phù hợp với xu hướng phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã. Vì vậy hoàn thiện biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của ta cần phải dựa trên danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Hội đồng Hợp tác hải quan, với 10515 mặt hàng so với khoảng 6332 mặt hàng trong biểu thuế hiện nay là bước đi cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu cần phải được phân rõ hai chức năng: là nguồn thu ngân sách và vai trò của chính sách thương mại, gắn liền với chính sách bảo hộ hợp lý. Tuy nhiên trong xu thế tự do hoá hiện nay, hai chức năng này của thuế nhập khẩu sẽ có những thay đổi nhất định. Vai trò của đối với thu ngân sách sẽ mất dần tầm quan trọng của mình và vai trò bảo hộ công nghiệp cũng nhất thiết phải được chuyển sang bảo hộ hạn chế và có chọn lọc hơn. Hàng rào bảo hộ này phải đạt được mục tiêu khuyến khích chuyển dịch cơ cấu công nghiệp căn cứ trên những lợi thế tương đối của đất nước, nâng dần khả năng cạnh tranh mà đầu tiên là trên thị trường trong nước. Để thực hiện các vấn đề này, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, biểu thuế nhập khẩu sẽ nhất thiết phải được thiết kế trên cơ sở tính toán các tỷ lệ bảo hộ thực tế, phân tích mức độ giá trị gia tăng trong từng ngành sản xuất, phân tích các lợi thế tương đối, để đảm bảo có thể bảo hộ đúng hướng cho những ngành có lợi thế xuất khẩu, những ngành non trẻ, chiến lược thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến khích phát triển trong kế hoạch công nghiệp hoá của đất nước, nhằm thu hút đầu tư (cả ở trong và ngoài nước) vào những ngành cần khuyến khích này. Một biểu thuế quan phù hợp sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư phát triển rất lớn, thực hiện chức năng phân phối nguồn lực và quy định xu hướng đầu tư tăng hay phát triển ngành trọng điểm rất hiệu quả. Việc phân tích các lợi thế tương đối của Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa làm cơ sở xác định mức độ bảo hộ thực tế, tạo định hướng thực hiện giảm thuế quan cũng như xác định các mức ràng buộc trần theo các yêu cầu hiện nay trong khuân khổ đàm phán WTO, đồng thời có một tác dụng quan trọng để khắc phục những điểm bất hợp lý trong tác dụng bảo hộ của hệ thống thuế nhập khẩu hiện nay. Nếu phân loại các ngành trong nước theo tiêu chí về định hướng thương mại thành 3 nhóm: các ngành công nghiệp xuất khẩu, các ngành thay thế nhập khẩu, và các ngành không có đủ sức cạnh tranh với nhập khẩu, tài liệu nghiên cứu của CIE trong Dự án VIE95/058 phân tích các tỷ lệ bảo hộ thực tế của biểu thuế nhập khẩu hiện nay cho thấy những ngành được hưởng mức bảo hộ cao nhất sẽ là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, ngược hẳn lại những ngành xuất khẩu và những ngành không cạnh tranh được với nhập khẩu. Như vậy tác dụng bảo hộ của toàn bộ hệ thống thuế nhập khẩu dẫn đến việc khuyến khích tiêu thụ hàng trên thị trường trong nước mà không khuyến khích cho xuất khẩu ở thời điểm hiện nay cũng như tiềm năng trong tương lai. Điều này cũng đã dẫn đến thực tế đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã thu hút vào những ngành sản xuất ra các sản phẩm với mục tiêu thay thế nhập khẩu (ngành sản xuất, lắp ráp xe máy, linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng...) với mức bảo hộ cao, phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước là chính chứ không nhằm vào xuất khẩu. Do vậy, xuất khẩu chưa là mục đích phục vụ chủ yếu của nhập khẩu, nên đã càng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Để thiết kế một cơ cấu biểu thuế nhập khẩu phù hợp với các ngành, trước tiên trong điều kiện phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, các mặt hàng là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng làm đầu vào của sản xuất sẽ nhất thiết phải thuộc một phân loại riêng đặt ngoài các vấn đề về bảo hộ (với các mức thuế suất thấp hơn mức bảo hộ bình quân). Các mức thuế suất này vẫn có thể duy trì là 0%, 3% hay 5% tuỳ từng trường hợp, đồng thời vẫn xem xét khả năng điều chỉnh tăng vừa phải trong một số lĩnh vực để khuyến khích đầu tư phát triển. Với các mặt hàng còn lại, phải được phân loại theo một số cấp độ bảo hộ (thực tế) nhất định với các tiêu thức rõ ràng và nhất quán để đảm bảo các ngành công nghiệp trong nước được bảo hộ đúng hướng và phù hợp với các định hướng chung trong phát triển kinh tế. Nhìn chung, mức bảo hộ cao nhất phải được dành cho các mặt hàng, các ngành công nghiệp then chốt, chiến lược của nền kinh tế - đây cũng có thể là những ngành còn non trẻ hay vẫn chưa được sản xuất trong nước hiện nay. Tiếp đến các ngành công nghiệp dựa vào những lợi thế tương đối để phục vụ xuất khẩu sẽ phải được bảo hộ với một mức độ thích hợp để có thể khuyến khích được nguồn đầu tư cho sản xuất xuất khẩu. Các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, hay những ngành không có mức độ hiệu quả cao nhất thiết không được hưởng mức độ bảo hộ quá lớn. Số lượng các mức thuế suất cần sẽ được hạn chế ở mức độ vừa phải để đảm bảo tính đơn giản, trung lập và không cần phải thay đổi thường xuyên. Mặc dù việc xây dựng hệ thống thuế nhập khẩu với các mức thuế suất bảo hộ thực tế phù hợp với bậc thang của mức độ chế biến thích hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, song với sự phát triển của nền kinh tế, trong tương lai sẽ cần có định hướng của một hệ thống thuế nhập khẩu đồng nhất hơn, giảm dần mức chênh lệch trong thuế suất giữa nguyên vật liệu và hàng thành phẩm, tiến tới một hệ thống thuế trung lập hơn, tạo thêm sức ép để phân bổ nguồn lực và sản xuất trong nước hiệu quả hơn, do phải đối đầu mạnh hơn với cạnh tranh quốc tế. Nói tóm lại, chúng ta cần phải xây dựng một chính sách bảo hộ trong nước một cách hợp lý, theo nguyên tắc có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn với các biện pháp phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Trước mắt nên tập trung hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trong nước nhằm phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực ta có lợi thế so sánh như lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Những ngành hàng ta không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không có hiệu quả thì nên mở cửa sớm. Lịch trình cắt giảm thuế quan cần được xây dựng trên cơ sở phân loại các hàng hoá ưu tiên bảo hộ theo mức độ nhạy cảm khác nhau và lợi ích kinh tế của việc xoá bỏ bảo hộ (hay thiệt hại kinh tế của việc duy trì bảo hộ). Việc xác định mức độ nhạy cảm cần thiết phải dựa trên một sự nhận thức và quan niệm theo phương pháp biện chứng về vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam và về an ninh quốc gia, bản sắc văn hoá trong một nền kinh tế đang toàn cầu hoá. Những mặt hàng nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước cần đưa vào danh mục giảm thuế và nên giữ mức thuế rất thấp hoặc 0%. Chúng ta nên dần dần hạn chế sử dụng phụ thu, nếu như không nói là loại bỏ hoàn toàn. 2.1.3 Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt Bên cạnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhìn từ thực tế các nước, hệ thống thuế có hiệu quả mà chúng ta cần hướng tới sẽ bao gồm thuế VAT đánh ở diện rộng với rất ít mức thuế, kèm theo với thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng hoặc chủ yếu chỉ dành cho người có thu nhập cao. Ở Việt Nam, mặc dù thuế giá trị gia tăng được dự kiến khi đi vào thực hiện sẽ đảm bảo tỷ lệ huy động như ở mức thuế doanh thu trước đây, tuy nhiên cần đặt ra mục tiêu quản lý thuế giá trị gia tăng khả thi và có hiệu quả với tổng mức huy động cao hơn sau một vài năm thực hiện, để một mặt có thể bù đắp cho thuế nhập khẩu và mặt khác có tác dụng tích cực trong việc hướng dẫn tiêu dùng và khuyến khích đầu tư, xuất khẩu thông qua việc nâng thuế. NgoàI ra, như đã trình bày ở chương II, cơ chế hoàn thuế rất phức tạp và mất thời gian cho doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện của các hiện tượng gian lận ngân sách bằng việc hoàn thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, thiết nghĩ chúng ta nên giao chức năng thu và hoàn trả thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu cho một cơ quan mà cụ thể là giao cho Tổng cục HảI quan vì Tổng cục HảI quan là cơ quan chức năng về các vấn đề có liên quan đến hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần phảI tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chính xác lượng hàng hoá thực tế nhập khẩu qua cửa khẩu để tránh tình trạng khai khống như hiện nay, gây thất thu ngân sách nhà nước. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt cần phảI có những đIều chỉnh như mở rộng đối tượng phạm vi chịu thuế hàng hoá là xe máy, mỹ phẩm… Về thuế suất chúng ta có thể đIều chỉnh theo hướng tăng lên đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế về thuế cũng như mức độ hoặc đối tượng hạn chế tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu để có thể sử dụng loại thuế này như là công cụ hỗ trợ khi cắt giảm thuế nhập khẩu một cách nhanh chóng. 2..2 Chính sách phi thuế 2.2.1 Thuế quan hoá các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, hạn ngạch quan thuế Một vấn đề cần quan tâm là thực hiện thuế quan hoá các bịên pháp bảo hộ phi thuế quan. Vấn đề này cũng liên quan trực tiếp tới việc xác định các mức thuế suất bảo hộ cụ thể cho các ngành công nghiệp trong nước. Nhìn chung thông lệ quốc tế chỉ cho phép thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước trong qua hàng rào thuế quan mà không được thực hiện bảo hộ bằng các rào cản phi quan thuế, mà đặc biệt là các biện pháp về hạn ngạch nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cũng như những nước đang có hàng rào bảo hộ lớn thông qua các biện pháp thuế quan cần phải được thuế quan hoá, chuyển các biện pháp bảo hộ phi thuế quan sang thành thuế quan. Như vậy, thuế suất nhập khẩu có thể được nâng lên do thực hiện thuế quan hoá. Để thực hiện việc này, về mặt lý thuyết có thể lượng hoá mức độ bảo hộ của hàng rào phi quan thuế để chuyển sang thành thuế nhập khẩu thông qua việc tính toán tác động tương đương của các biện pháp phi thuế này. Chẳng hạn, đối với hạn ngạch nhập khẩu, có thể thực hiện bán đấu giá các quota nhập khẩu giữa các doanh nghiệp nhập khẩu, giá bán các quota này cho thấy tác động tương đương thuế nhập khẩu. Có thể xem xét vấn đề hạn ngạch quan thuế. Các hạn ngạch cũng có thể được xem xét là một trong những bước chuyển tiếp từ các biệp pháp bảo hộ phi thuế quan sang bảo hộ bằng thuế quan được thông lệ quốc tế cho phép. Các hạn ngạch thuế quan áp dụng mức thuế thấp hơn đối với hàng nhập khẩu của một số mặt hàng nhất định trong một giới hạn khối lượng nhập khẩu nhất định và áp dụng thuế suất cao hơn cho phần nhập khẩu đã vượt qua giới hạn về khối lượng này. Ví dụ như quy định giới hạn nhập khẩu đối với một loại hàng hóa nào đó là 1000 sản phẩm. Nếu nhập khẩu một lượng sản phẩm nào đó không lớn hơn 1000 sản phẩm thì phảI chịu thuế suất là 10%, nếu nhập khẩu hơn 1000 sản phẩm nhưng không vượt quá 1500 sản phẩm thì chịu thuế suất 15%, nếu nhập khẩu trên 1500 sản phẩm thì chịu thuế suất 20%… Giới hạn khối lượng nhập khẩu nhất định để áp dụng mức thuế suất này được xác định bằng cách trừ giữa nhu cầu tiêu dùng trong nước với lượng sản xuất trong nước (cho thấy nhu cầu nhập khẩu). Hệ thống hạn ngạch thuế quan này không chỉ bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước mà còn cho phép người tiêu dùng được hưởng lợi từ các mức thuế suất xuất khẩu thấp nhất có thể. Thực tế cũng cho thấy là Chính phủ đã nhận thức rõ sự cần thiết phải bỏ hạn chế định lượng, và đã bỏ hầu hết các hạn chế đó. Những hạn chế còn lại cũng nên dỡ bỏ, hoặc ít nhất cũng đưa ra lịch biểu thích hợp về tiến độ xoá bỏ. Hiện nay hầu hết các hạn ngạch xuất khẩu được bán đấu giá, đó có thể thấy là một cách làm tốt. Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may ngày càng được đưa ra đấu giá nhiều. Vậy nên chăng nếu như cho phép mua bán hạn ngạch, như thế sẽ sử dụng hết hạn ngạch, vừa làm lợi cho doanh nghiệp có hạn ngạch mà không có hợp đồng, cho cả doanh nghiệp không còn hạn ngạch mà lại có nguồn xuất khẩu. 2.2.2 Chính sách tű giá hči đoái Chính sách tű giá là một bộ phận cńa chính sách thương mąi và nằm trong mči quan hệ cńa hệ thčng các chính sách kinh tŐ. Vì vậy, chính sách tű giá chŘ că thể đąt được những mục tiŞu cńa mình khi quá trình tiŐn hành được đĆt trong mči quan hệ cńa hệ thčng các chính sách kinh tŐ, đĆc biệt là chính sách thương mąi. Mục tiŞu cńa chính sách tű giá và các chính sách kinh tŐ khác, trong đă phải tính đŐn mục tiŞu cńa chính sách thương mąi, trong ngľn hąn thưęng că sů mâu thuẫn với nhau. Một sů phči hợp chĆt chĎ và linh hoąt trong điŇu hành các chính sách că thể đem ląi hiệu quả cao hơn cho chính sách tű giá và giảm thiểu được những rńi ro đči với nŇn kinh tŐ mà nă că thể gây ra. Khi tiŐn hành điŇu chŘnh chính sách tű giá cần phải lưu ý rĘt nhiŇu vĘn đŇ, yŐu tč. Đă là thęi điểm và mřc điŇu chŘnh tű giá, hàm lượng các yŐu tč thŢ trưęng (quan hệ cung cầu vŇ ngoąi hči, làm phát, lợi třc cńa các tài sản nội ngoąi tệ...). NŐu hàm lượng này phản ánh trong tű giá càng cao thì khả năng că một chính sách tű giá că hiệu quả cao và chčng đě được với các cú sčc cńa nŇn kinh tŐ càng lớn. Ngoài ra cần lưu ý rằng, chính sách phá giá đĺng nội tệ ở các nước đang phát triển că thể mang ląi nhiŇu lợi ích hơn và phải trả giá ít hơn, xĐt cả vŇ ngľn hąn và dài hąn (tąo lợi thŐ so sánh mới, tăng sřc cąnh tranh qučc tŐ, mở rộng quan hệ ngoąi thương, quan hệ kinh tŐ đči ngoąi, thu hút đầu tư că hiệu quả và thúc đČy nŇn kinh tŐ tăng trưởng nhanh...). Đči với vĘn đŇ tiŐp cận ngoąi tệ, như đã trình bày ở trŞn, khu vůc tư nhân ở vào thŐ không được ưu tiŞn. Chúng ta nŐu tiŐp tục nới lỏng quy chŐ kŐt hči nữa cňng sĎ că ích, đĺng thęi thiŐt lập một quỹ ngoąi hči tąi ngân hàng trung ương để giúp các nhà xuĘt khČu tư nhân. Một quỹ ngoąi hči lĘy nguĺn một phần tő kŐt hči và một phần bằng khoản řng trước cńa chính phń cňng là một cách. VŇ lâu dàI, vì lơŢ ích cńa cả tů do hoá thương mąi và phát triển xuĘt khČu, cần xoá bỏ kŐt hči, nhĘt là khi tű giá được tů do hoá hơn nữa. Do đă, với chŐ độ quản lý ngoąi hči, chúng ta cần phải tőng bước áp dụng chŐ độ tű giá linh hoąt trŞn cơ sở sát hơn với cung - cầu cńa thŢ trưęng cho đŐn năm 2005 và chuČn bŢ cơ sở để đŐn năm 2010 că thể áp dụng chŐ độ tű giá thả nći với đĺng tiŇn Việt Nam că thể chuyển đći được. 2.3. Một sč lĩnh vůc phi quan thuŐ khác 2.3.1 QuyŇn kinh doanh xuĘt nhập khČu Mči quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và các công ty thương mąi và xuĘt khČu tư nhân că thể xem xĐt theo ba cách. Các công ty xuĘt khČu sử dụng dŢch vụ cńa doanh nghiệp nhà nước như xuĘt khČu uű thác că trả phí; trong nhiŇu trưęng hợp các công ty xuĘt khČu còn důa vào doanh nghiệp nhà nước để că đầu vào nhập khČu, và đôi khi cả đầu vào nhập khČu trong nước do doanh nghiệp nhà nước sản xuĘt độc quyŇn. Các doanh nghiệp tư nhân còn bŢ chĚn Đp bật ra khỏi một sč hoąt động mua bán. Các đĆc quyŇn cho doanh nghiệp nhà nước cňng thể hiện rõ ở tiŐp cận včn tín dụng cńa ngân hàng thương mąi qučc doanh và cńa Quỹ Hỗ trợ Phát triển cńa chính phń. * Doanh nghiệp nhà nước và các đầu vào cho xuĘt khČu Ngoài những hàng hoá không đem xuĘt khČu được (cơ sở hą tầng, điện nước), các nhà xuĘt khČu còn phải důa vào doanh nghiệp nhà nước để că các đầu vào nhập khČu, đă là một vŢŞc rĘt rõ. Trong khi chưa că sč liệu vŇ các doanh nghiệp xuĘt khČu, những sč liệu nhập khČu cňng cho thĘy một phần cńa vĘn đŇ. Bảng dưới đây sĎ minh hoą vai trò cńa doang nghiệp nhà nước trong việc cung cĘp đầu vào cho các doanh nghiệp xuĘt khČu cňng như cho thĘy vŢ trí chi phči trong thương mąi cńa các doanh nghiệp nhà nước đči với các đầu vào này. MĆt hàng xuĘt khČu chính và vai trò cńa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong các đầu vào nhập khČu. Mặt hàng Ước tính 2001 (triệu đồng) Đầu vào nhập khẩu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước và lý do Dệt may 2150 Máy khâu, bông, sợi hoá chất Các DNNN lớn (bao gồm nhiều công ty thương mại) nhập khẩu đầu vào cho toàn ngành do quy mô kinh tế. Đối với hoá chất, độc quyền theo kiểm soát chuyên ngành (bằng hạn chế định lượng, Quyết định 46) Hải sản 1850 Thiết bị đông lạnh, đặc bịêt là IQF, thiết bị kho chứa lạnh, xăng dầu hoá chất Kiểm soát nhập khẩu: các doanh nghiệp thương mại lớn của nhà nước nhập khẩu hầu hết xăng dầu. Độc quyền theo kiểm soát chuyên ngành (bằng hạn chế định lượng, Quyết định 46) Giày dép 1500 Da, các vật liệu và phụ liệu khác Các DNNN lớn (bao gồm các công ty thương mại) nhập khẩu đầu vào cho toàn ngành (ưu thế về giá do đơn đặt hàng lớn mà DNNN mới có khả năng tài chính) Điện tử và linh kiện máy tính 650 Linh kiện Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tự nhập khẩu linh kiện cho mình Gạo 611 Xăng dầu, phân bón và thuốc trừ sâu Phân bón : DNNN nhập khẩu hầu hết do thế độc quyền thực tế và do ưu thế về giá do đơn đặt hàng lớn Cà phê 400 Xăng dầu để trồng và hoá chất để chế biến Xem trường hợp xăng dầu và hoá chất Rau quả 330 Xăng dầu để trồng và hoá chất để chế biến Xem trường hợp xăng dầu và hoá chất Cao su 171 Xăng dầu để trồng DNNN sản xuất Hạt tiêu 104 Xăng dầu để trồng và hoá chất để chế biến Xem trường hợp xăng dầu và hoá chất Hạt điều 146 Xăng dầu và hoá chất Xem trường hợp xăng dầu và hoá chất Than 110 Máy đặc dụng DNNN sản xuất Chè 58,0 Xăng dầu để trồng và hoá chất để chế biến Xem trường hợp xăng dầu và hoá chất Lạc 45,0 Xăng dầu để trồng và hoá chất để chế biến Xem trường hợp xăng dầu và hoá chất (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí thống lĩnh trong những đầu vào này, trong đó họ độc quyền là do quy định hoặc do thực tế đem lại (phân bón) do những điều kiện hạn chế (như trình bày ở chương II) mà chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới đáp ứng được. Trong những trường hợp khác, doanh nghiệp nhà nước có thể kiểm soát thị trường bằng giá cả do họ có thể nhập khẩu theo những đơn hàng lớn với giá thấp, điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu tư nhân mới ra đời ở Việt Nam, do nhỏ bé chưa có khả năng làm được. Việc doanh nghiệp tư nhân phải phụ thuộc vào doanh nghiệp nhà nước để có đầu vào là một vấn đề, do nó dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn cho các nhà xuất khẩu. Đối với vấn đề này không thể có giải pháp nhanh chóng chừng nào mà các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vị trí thống trị trong thương mại và trong một số ngành độc quyền. Giải pháp lâu dài còn phụ thuộc vào dự định mở rộng khu vực kinh tế tư nhân của chính phủ được tiến hành nhanh đến mức độ nào và có hiệu lực đến đâu. Điều đó cũng đúng trong mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước. Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu tư nhân cũng như doanh nghiệp tư nhân nói chung quá nhỏ và yếu để có thể hoạt động độc lập với doanh nghiệp nhà nước trong các nhu cầu của mình đối với nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Xét trong lĩnh vực cụ thể như phân bón và gạo, cần phải tiến hành cải cách để có thể mở rộng quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng nói trên của các doanh nghiệp tư nhân. Một lưu ý nữa là mở rộng các lĩnh vực mặt hàng cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia. 2.3.2 Quản lý giá Về chế độ quản lý giá, Nhà nước cần công bố rõ danh mục những mặt hàng hiện còn phải quản lý giá và những mặt hàng cần thực hiện phụ thu để xây dựng Quỹ bình ổn giá, đặc biệt là lịch trình xoá dần việc phân biệt đối xử về giá (giá thuê đất, giá điện, cước phí giao thông, phí thông tin liên lạc, các loại phí khác) giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra cần phải nhanh chóng hoàn thiện chính sách chống bán phá giá và xây dựng chính sách trợ cấp đối với hàng nhập khẩu. 2.3.3 Thủ tục hải quan và đánh giá thuế hải quan Về thủ tục hải quan và cách tính thuế hải quan, ta cần sớm cải tiến theo hướng đơn giản hoá, hài hoà hoá và hiện đại hoá quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá; tiêu chuẩn hoá và điện toán hoá các thủ tục hải quan theo thông lệ quốc tế; hoàn thành việc xây dựng Danh mục biểu thuế quan ASEAN; đồng thời sớm có kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định trị giá hải quan của WTO từ năm 2001 đến năm 2003. Đối với hàng hóa đa công dụng với các mức thuế khác nhau, nên áp dụng mức giá thấp nhất. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 793/2000/QĐ-TCHQ, yêu cầu các cơ sở xuất khẩu phải trình chứng từ thanh toán của bên nhập khẩu làm bằng chứng về việc họ đã xuất khẩu, quy định cần được huỷ bỏ vì không cần thiết. Bên cạnh đó, Nghị định của Chính phủ số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) là nghị định mới có hiệu lực thi hành (1/7/2002). Mặt khác đây là lần đầu tiên chúng ta xác định thuế theo cách này nên không tránh khỏi bỡ ngỡ khi áp dụng. Chính vì vậy, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định một cách cụ thể, rõ ràng để cơ quan hải quan có thể đưa các quy định của Chính phủ triển khai thi hành trên thực tế đạt kết quả cao. Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 60/2002/NĐ-CP thì nếu có sự chênh lệch giữa giá ghi trên hợp đồng, hoá đơn với giá thực tế thì cơ quan hải quan cứ tạm thời tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng, hoá đơn và nhà nhập khẩu phải giải trình về sự chênh lệch đó. Cơ quan hải quan có thể liên hệ với cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, điều tra, xác minh và xử lý thật nặng đối với trường hợp khai gian giá cả. Một vấn đề nổi cộm là tham nhũng trong ngành hảI quan. Vì nhiều lý do, mà lý do không kém phần quan trọng là lương cán bộ thuộc ngành này thấp, nên tham nhũng được báo cáo là tràn lan trong ngành hảI quan. Đây là một vấn đề quan trọng nhưng khó ghi nhận được làm bằng chứng cụ thể. Không thể có giảI pháp nhanh chóng cho vấn đề tham nhũng. Về mặt quy định, các quy định càng đơn giản thì càng ít phải có tiếp xúc giữa cán bộ với khách hàng và càng ít có cơ hội để tham nhũng. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa phát triển trên cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập thực chất cũng là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hội nhập đòi hỏi mỗi nước phải chủ động điều chỉnh chính sách trong đó đặc biệt là chính sách thương mại theo hướng tự do hoá và mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, luân chuyển vốn, kỹ thuật và công nghệ giữa các nước thành viên ngày càng thông thoáng hơn. Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu sản xuất, kinh doanh, cơ cấu ngành và mặt hàng phù hợp với quá trình tự do hoá và mở cửa nhằm làm cho nền kinh tế thích ứng và vận hành có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Là một nước đang phát triển, với nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam đang đứng trước những khó khăn cũng như có một số thuận lợi nhất định khi tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện chính sách thương mại để tham gia một cách đầy đủ vào quá trình hội nhập kinh tế , thực hiện hoàn toàn các cam kết theo lộ trình đã định.Khoá luận trên đây đã điểm lại những nét thay đổi chính trong chính sách thương mại, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình hội nhập kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới. Những thay đổi này có tác dụng tích cực, góp phần làm hoàn thiện hơn chính sách thương mại, làm cho các quy định thương mại của Việt Nam dần dần phù hợp với quy định của các thể chế thương mại đa phương. Tuy nhiên cũng không thể không đề cập đến những tồn tại trong chính sách thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, đầy đủ, toàn diện hơn ở mọi lĩnh vực thì yêu cầu, tính cấp thiết của việc hoàn thiện chính sách thương mại ngày càng lớn. Chúng ta đang và sẽ tiếp tục thực hiện sao cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, hội nhập đầy đủ và toàn diện, tạo được vị thế vững chắc trong khu vực cũng như trên thế giới. Khóa luận cũng mạnh dạn đề cập một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hoàn thiện hơn nữa chính sách thương mại để phù hợp với tình hình mới đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại hàng hoá. Dù còn nhiều hạn chế song vẫn hy vọng rằng, khoá luận sẽ đưa ra một cái nhìn đầy đủ và chính xác về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như quá trình điều chỉnh chính sách thương mại, bên cạnh đó sẽ đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbia48_2979.pdf