Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự

MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU 3 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn . .3 2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự .3 3) Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự . . .9 C.KẾT LUẬN CÁC TỪ VIẾT TẮT: TTHS: Tố tụng hình sự TTĐB: Thủ tục đặc biệt TTRG: Thủ tục rút gọn BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự BLHS: Bộ luật hình sự VKS: Viện kiểm sát TATC: Tòa án tối cao TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao CQĐT: Cơ quan điều tra UBND: Ủy ban nhân dân A.LỜI MỞ ĐẦU. Theo quan niệm mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian tố tụng. Đồng thời đơn giản hóa một số thủ tục nhất định đối với những vụ án nhất định nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn ( TTRG) là một trong những thủ tục đặc biệt ( TTĐB) trong tố tụng hình sự (TTHS), được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định. Hoạt động tố tụng được rút gọn cũng chỉ có thể là các hoạt động tố tụng ở ba giai đoạn này, chỉ giản lược được một số thủ tục mang tính hình thức tố tụng : Quyết định đề nghị truy tố thay cho bản kết luận điều tra, quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng. Thủ tục phiên tòa về cơ bản là theo trình tự chung nhưng vì không có cáo trạng nên trước khi tranh luận, đại diện VKS thay vì đọc bản cáo trạng sẽ đọc quyết định truy tố bị can ngắn gọn. 2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự. So với các quy định về TTRG trong các văn bản trước năm 1988, phạm vi này đã được thu hẹp, tại thông tư số 16/TATC ngày 12/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Một số quốc gia có những quy định tương tự về việc mở rộng phạm vi áp dụng TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm như Hàn Quốc , Nhật Bản. *Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Điều kiện áp dụng TTRG được quy định tại Điều 319 BLTTHS năm 2003. BLTTHS năm 2003 đã có sự kế thừa pháp luật tố tụng trước năm 1988 trong việc quy định rõ thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ 4 điều kiện là : Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Như vậy nội dung của các điều kiện này cũng tương tự như các điều kiện quy định tại Thông tư số 10/TATC ngày 8/7/1974 của TANDTC về thủ tục rút ngắn trong việc điều tra, truy tố ,xét xử các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng nhưng hình thức thể hiện các điều kiện tại BLTTHS năm 2003 chặt chẽ, dễ hiểu hơn so với những quy định tại Thông tư số 10/TATC. Điều kiện thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Khoản 1 điều 82 BLTTHS năm 2003 quy định : Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt , cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan , VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và gửi ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, điều Luật quy định ba trường hợp phạm tội quả tang đó là: - Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Ở trường hợp này được hiểu là người đang thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể theo BLHS nhưng chưa hoàn thành tội phạm đã bị phát hiện. Đang thực hiện tội phạm có thể là: Đang thực hiện những hành vi làm cơ sở tiền đề liền trước hành vi phạm tội, những hành vi này không phải là hành vi chuẩn bị phạm tội mà đây là những hành vi rất gần, không thể tách ra được với hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm nên được coi là hành vi thực hiện tội phạm. Ví dụ : Hành vi lắp đạn vào súng để bắn, nhặt một vật nặng chuẩn bị ném, ; Hoặc là đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng chưa thực hiện được hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc mới thực hiện được một trong số những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm. Ví dụ : Đang đe dọa nạn nhân nhằm cướp tài sản của họ, đang có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác với mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự của họ Hành vi đã thực hiện có thể đã gây ra. - Người thực hiện hành vi phạm tội ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Trường hợp này các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện hết, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ, tội phạm cũng vừa được hoàn thành nhưng người thực hiện hành vi chưa kịp xóa dấu vết của tội phạm hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội thì bị phát hiện và bắt giữ. Trong trường hợp có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng là phạm tội quả tang. - Người thực hiện hành vi phạm tội đang bị đuổi bắt. Trường hợp này, người đang thực hiện phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thi bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Trường hợp này khác với bắt trong trường hợp khẩn cấp là việc thực hiện tội phạm, chạy trốn và bị đuổi bắt có sự liên tục, không bị gián đoạn về thời gian và về diễn biến sự việc. Địa điểm bắt không phải là hiện trường vụ án. Đặc điểm của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang là hành vi phạm tội đã cụ thể, rõ ràng, chứng cứ, tang vật của vụ án được thu giữ đầy đủ, nhân chứng, người bị hại được xác định. Do khi đó, chứng cứ phạm tội đã đầy đủ nên người phạm tội buộc phải nhận tội ngay, tội phạm nhanh chóng được xác định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 BLTTHS, việc bắt quả tang phải được lập thành văn bản. Sau khi bị bắt hoặc nhận người phạm tội quả tang, “cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24h phải đưa ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt” (Khoản 1 Điều 83 BLTTHS) Điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang” là điều kiện đầu tiên rất quan trọng để xác định vụ án có được đưa ra xét xử hay không theo thủ tục TTHS rút gọn hay không. Điều kiện này có ý nghĩa quan trọng để quyết định vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn vì đặc điểm của phạm tội quả tang sẽ đảm bảo cho thời gian tố tụng sau này được nhanh chóng, mặt khác yếu tố này có ý nghĩa để xác định cho điều kiện tiếp theo “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” Điều kiện thứ hai: sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Điều kiện về tính chất của hành vi phạm tội cụ thể là dấu hiệu thể hiện rõ bản chất của vụ việc có thuộc loại tội phạm được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn hay không. Điều kiện này gồm hai dấu hiệu: sự việc phạm tội đơn giản và sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng. Căn cứ vào thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, có thể hiểu hai điều kiện này như sau: Sự việc phạm tội đơn giản là những vụ án không có những tình tiết phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh theo quy định tại Điều 63 BLTTHS. Việc xác định các dấu hiệu cấu thành tội phạm được thực hiện khá dễ dàng, nhanh chóng, tội phạm đã được thực hiện không có đồng phạm, Cụ thể: + Hành vi phạm tội thường do một người thực hiện, trong trường hợp có đồng phạm thì số đồng phạm cũng không nhiều người và sự câu kết giữa những người này không chặt chẽ. Tội phạm được thực hiện tại một địa điểm nhất định và không có liên quan đến các địa điểm khác. + Mục đích của tội phạm thường là lợi ích vật chất, động cơ phạm tội mang tính vụ lợi, nhất thời nên dễ dàng xác định được. + Sự việc phạm tội không liên quan đến những vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán, hoặc những vấn đề khác có tính chất phức tạp. Việc giải quyết vụ án cũng không đòi hỏi những hoạt động điều tra phức tạp. - Sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng: Chứng cứ rõ ràng là chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ ngay từ đầu, thông qua biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời khai của người bị hại, người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội, các tang vật thu ở hiện trường Chứng cứ và quá trình thu thập, bảo quản chứng cứ đều hợp pháp, có độ tin cậy cao. Chứng cứ phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định. Các chứng cứ có giá trị chứng minh trực tiếp, khách quan và hợp pháp. Do người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang khi đang thực hiện tội phạm nên chứng cứ ở đây chủ yếu là lời khai của người trực tiếp chứng kiến và người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt giữ, lời khai của người bị hại, biên bản bắt người phạm tội quả tang có giá trị chứng minh cao và không phải mất nhiều thời gian điều tra, xác minh. Tất cả các yếu tố trên phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tính chất đơn giản, chứng cứ rõ ràng của vụ án phải luôn được bảo đảm. Nếu thủ tục rút gọn đã được áp dụng mà sau đó phát hiện vụ án có những tình tiết phức tạp phải điều tra bổ sung, cần thời gian xác minh thêm thì thủ tục rút gọn bị hủy bỏ, vụ án phải chuyển về thủ tục thông thường để giải quyết. Điều kiện thứ ba: tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng. Khoản 3 điều 8 BLHS năm 2009 quy định: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là ba năm tù”. Việc đặt ra điều kiện về loại tội phạm để áp dụng thủ tục rút gọn là điều cần thiết. Điều này một mặt sẽ khoanh vùng rõ ràng các loại tội phạm có thể được áp dụng thủ tục rút gọn giúp cho cơ quan, người tiến hành tố tụng có căn cứ nhận định ngay được loại án cần tiến hành theo thủ tục nào, mặt khác cũng tránh được khả năng tùy tiện của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 2009, để xác định tội phạm ít nghiêm trọng phải dựa trên hai dấu hiệu: Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội là tính nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội. Dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý là tính chịu hình phạt. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 3 năm tù. Do hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội và hậu quả pháp lý mà người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng có thể phải gánh chịu là không lớn nên viễ xử lý có thể nhanh chóng, dễ dàng hơn và nếu trong trường hợp việc xử lý có sai sót thì hậu quả cũng không đến mức nghiêm trọng so với trường hợp thực hiên tội phạm khác và việc khắc phục hậu quả cũng dễ dàng hơn. BLHS năm 2009 có 149/267 Điều luật có quy định về tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên không phải tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng TTRG vì còn phụ thuộc vào các điều kiện khác, đặc biệt là điều kiện “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”, nhiều vụ án thuộc loại tôi ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ như các tội gây rối trật tự công cộng, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, thì cũng không thể áp dụng thủ tục tố tụng để giải quyết. Do đó số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng để giải quyết theo thủ tục rút gọn là rất hạn chế. Trong khi thực tiễn xét xử lại có nhiều vụ án phạm tội nghiêm trọng, hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện 1, 2, 4 quy định tại Điều 319 song không thể áp dụng được thủ tục rút gọn vì không thỏa mãn với điều kiện “tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng” Điều kiện thứ 4: Người phạm tội có căn cước , lai lịch rõ ràng. Vấn đề căn cước, lai lịch của bị can, bị cáo là một trong những vấn đề cần chứng minh của vụ án hình sự theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003, vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án : lý lịch của bị can, bị cáo liên quan đến năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, liên quan đến việc quyết định hình phạt Căn cước lai lịch của người phạm tội đã rõ ràng thì thời gian điều tra, xác minh có thể được rút ngắn và từ bảo đảm thời gian tố tụng. Đặc điểm về căn cước, lai lịch của người phạm tội được hiểu một cách chung nhất là đặc điểm về nhân thân của người phạm tội. Nhân thân của người phạm tội bao gồm các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, quá trình hoạt động chính trị, xã hội, tiền án tiền sự, Khi quyết định áp dụng TTRG để giải quyết vụ án, việc xác định căn cước, lai lịch của bị can rõ ràng hay không có thể dựa vào lời khai ban đầu của bị can về lý lịch của họ. Đối với vụ án giải quyết theo TTRG thì không những lý lịch của bị can, bị cáo phải rõ ràng, có giấy tờ chứng minh hợp pháp, những thông tin về vấn đề này cụ thể, độ tin cậy cao mà còn đòi hỏi việc xác minh căn cước, lai lịch của người phạm tội dễ dàng, nhanh chóng, không ảnh hưởng tới thời hạn áp dụng. Bốn điều kiện trên đây một mặt độc lập với nhau, mặt khác lại có mối quan hệ bổ trợ nhau. Vì thế khi xem xét áp dụng thủ tục rút gọn cần phân tích đánh giá từng điều kiện trong mối liên hệ tổng thể với các điều kiện khác và chỉ quyết định giải quyết vụ án theo TTRG khi cả 4 tiêu chí trên đều đảm bảo. Trong quá trình điều tra, truy tố , xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG nếu 1 trong các điều kiện này mất đi thì vụ án phải chuyển về thủ tục thông thường để giải quyết. 3) Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự. Cần bổ sung thêm một số điều kiện để có thể mở rộng hơn nữa các trường hợp áp dụng TTRG. Về điều kiện : “ Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang”. Ta thấy việc quy định người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang là bó hẹp so với thực tiễn. Bởi thực tiễn cho thấy điều kiện nêu trên không phải là một tiêu chí cơ sở cho việc áp dụng TTRG, điều kiện này còn là rào cản lớn làm hạn chế việc áp dụng TTRG. Vì người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang chỉ là một yếu tố chứng minh hành vi phạm tội của người đó là rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay ngày càng ít hành vi bị bắt quả tang, nếu có thì chủ yếu là hành vi trộm cắp tài sản. Do đó để TTRG phát huy trong thực tiễn cần sửa đổi điều kiện này theo hướng mở rộng ra các trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội tự thú, đầu thú. Vấn đề cơ bản ở đây là trong các trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú khai nhận hành vi của mình phù hợp với những chứng cứ và tài liệu khác, từ đó có đầy đủ cơ sở để xác định sự kiện phạm tội,có ý nghĩa là sự kiện phạm tội được thực hiện đầy đủ và rõ ràng. Đây chính là điều kiện cơ bản để áp dụng thủ tục điều tra, truy tố, xét xử một cách nhanh chóng. Về điều kiện “Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”. BLHS năm 2009 có 149/267 Điều luật có quy định về tội phạm ít nghiêm trọng ( chiếm khoảng 55%). Tuy nhiên không phải tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng TTRG vì còn phụ thuộc vào các điều kiện khác, đó là điều kiện “ Sự kiện phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”. Thực tế có nhiều vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Do vậy, số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng TTRG để giải quyết là rất hạn chế. Trong khi đó tội phạm nghiêm trọng chiếm khoảng ¼ các Điều luật trong BLHS năm 2009 và có rất nhiều tội danh có thể áp dụng được TTRG. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có nhiểu vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng nhưng tính chất vụ án lại rất đơn giản, rõ ràng, đối tượng phạm tội khai báo thành khẩn có thể kết thúc sớm vụ án nhưng không thể áp dụng TTRG vì pháp luật tố tụng hiện hành không cho phép.Vậy nên có nên mở rộng đối tượng áp dụng đến các tội phạm nghiêm trọng? Bốn điều kiện nêu trên về cơ bản là hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà cơ bản hiện nay thì cần bổ sung thêm điều kiên :“ bị can đồng ý (hoặc không phản đối) việc áp dụng TTRG”. Khi đưa ra quan điểm này, những nhà nghiên cứu cho rằng : TTRG với việc rút ngắn thời gian và giản lược một số thủ tục tố tụng nên phần nào ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo đặc biệt là quyền bào chữa và sẽ là không công bằng nếu một người thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, tính chất đơn giản, rõ ràng lại bị xử lý theo một thủ tục ít nhiều mang tính hạn chế hơn so với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, phức tạp. Pháp luật TTHS của một số nước trên thế giới khi quy định điều kiện áp dụng TTRG cũng coi việc bị can, bị cáo đồng ý lựa chon TTĐB là điều kiện bắt buộc. Như vậy, sẽ hợp lý hơn nếu thay vì quy định cho bị can và đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng TTRG bằng quy định chỉ áp dụng TTRG khi bị can và người đại diện hợp pháp của họ đồng ý lựa chọn giải quyết vụ án bằng TTRG. Trước khi quyết định áp dụng TTRG, CQĐT thông báo cho bị can và đại diện hợp pháp của họ việc tiến hành vụ án có thể áp dụng TTRG, giải thích cho họ về thủ tục này và quyền của họ trong việc lựa chọn việc áp dụng thủ tục chung hay TTRG để giải quyết vụ án mà trong đó mình là bị can. Từ những phân tích nêu trên có thể sửa đổi bổ sung Điều 319 như sau: 1. Bị can bị bắt quả tang hoặc ra đầu thú, tự thú; 2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; 3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; 4. Bị can có lý lịch rõ ràng; 5. Bị can và đại diện hợp pháp của họ đồng ý lựa chọn áp dụng TTRG. C.KẾT LUẬN. Như vậy, thủ tục rút gọn đối với một số vụ án khi đáp ứng được các điều kiện mà Bộ luật hình sự nói chung và về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn nói riêng được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng sẽ có một số tác dụng nhất định, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án; tiết kiệm được kinh phí, lực lượng và thời gian trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử vô tư, khách quan. Đồng thời còn bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Quang, thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học. Hà Nội 2001. 2. Trần Thị Thúy Ngọc, thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự việt nam, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội 2011. 3. Hoàng Thị Minh Sơn, Những bất cập về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và hướng hoàn thiện. / TS. Hoàng Thị Minh Sơn 4. Đào Ngọc Quỳnh, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp : Khoá luận tốt nghiệp / Đào Ngọc Quỳnh; Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn, Hà Nội, 2011 5. Vũ Hồng Anh, Về thủ tục rút gọn trong quy trình lập pháp / Vũ Hồng Anh 6. Trần Quốc Văn, Một số ý kiến về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự / Trần Quốc Văn 7. Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt nam / Trường Đại học Luật Hà Nội. 8. Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5402 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………3 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………3 1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn……………………………………...…….3 2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự……..….3 3) Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự……………………………………….……….……….9 C.KẾT LUẬN……………………………………...…………………...………11 CÁC TỪ VIẾT TẮT: TTHS: Tố tụng hình sự TTĐB: Thủ tục đặc biệt TTRG: Thủ tục rút gọn BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự BLHS: Bộ luật hình sự VKS: Viện kiểm sát TATC: Tòa án tối cao TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao CQĐT: Cơ quan điều tra UBND: Ủy ban nhân dân A.LỜI MỞ ĐẦU. Theo quan niệm mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian tố tụng. Đồng thời đơn giản hóa một số thủ tục nhất định đối với những vụ án nhất định nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Luật Tố tụng hình sự. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1) Khái niệm chung về thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn ( TTRG) là một trong những thủ tục đặc biệt ( TTĐB) trong tố tụng hình sự (TTHS), được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định. Hoạt động tố tụng được rút gọn cũng chỉ có thể là các hoạt động tố tụng ở ba giai đoạn này, chỉ giản lược được một số thủ tục mang tính hình thức tố tụng : Quyết định đề nghị truy tố thay cho bản kết luận điều tra, quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng. Thủ tục phiên tòa về cơ bản là theo trình tự chung nhưng vì không có cáo trạng nên trước khi tranh luận, đại diện VKS thay vì đọc bản cáo trạng sẽ đọc quyết định truy tố bị can ngắn gọn. 2) Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự. So với các quy định về TTRG trong các văn bản trước năm 1988, phạm vi này đã được thu hẹp, tại thông tư số 16/TATC ngày 12/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Một số quốc gia có những quy định tương tự về việc mở rộng phạm vi áp dụng TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm như Hàn Quốc , Nhật Bản. *Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Điều kiện áp dụng TTRG được quy định tại Điều 319 BLTTHS năm 2003. BLTTHS năm 2003 đã có sự kế thừa pháp luật tố tụng trước năm 1988 trong việc quy định rõ thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ 4 điều kiện là : Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Như vậy nội dung của các điều kiện này cũng tương tự như các điều kiện quy định tại Thông tư số 10/TATC ngày 8/7/1974 của TANDTC về thủ tục rút ngắn trong việc điều tra, truy tố ,xét xử các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng nhưng hình thức thể hiện các điều kiện tại BLTTHS năm 2003 chặt chẽ, dễ hiểu hơn so với những quy định tại Thông tư số 10/TATC. Điều kiện thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Khoản 1 điều 82 BLTTHS năm 2003 quy định : Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt , cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan , VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và gửi ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, điều Luật quy định ba trường hợp phạm tội quả tang đó là: - Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Ở trường hợp này được hiểu là người đang thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể theo BLHS nhưng chưa hoàn thành tội phạm đã bị phát hiện. Đang thực hiện tội phạm có thể là: Đang thực hiện những hành vi làm cơ sở tiền đề liền trước hành vi phạm tội, những hành vi này không phải là hành vi chuẩn bị phạm tội mà đây là những hành vi rất gần, không thể tách ra được với hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm nên được coi là hành vi thực hiện tội phạm. Ví dụ : Hành vi lắp đạn vào súng để bắn, nhặt một vật nặng chuẩn bị ném, ..; Hoặc là đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng chưa thực hiện được hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc mới thực hiện được một trong số những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm. Ví dụ : Đang đe dọa nạn nhân nhằm cướp tài sản của họ, đang có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác với mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự của họ.. Hành vi đã thực hiện có thể đã gây ra. - Người thực hiện hành vi phạm tội ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Trường hợp này các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện hết, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ, tội phạm cũng vừa được hoàn thành nhưng người thực hiện hành vi chưa kịp xóa dấu vết của tội phạm hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội thì bị phát hiện và bắt giữ. Trong trường hợp có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng là phạm tội quả tang. - Người thực hiện hành vi phạm tội đang bị đuổi bắt. Trường hợp này, người đang thực hiện phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thi bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Trường hợp này khác với bắt trong trường hợp khẩn cấp là việc thực hiện tội phạm, chạy trốn và bị đuổi bắt có sự liên tục, không bị gián đoạn về thời gian và về diễn biến sự việc. Địa điểm bắt không phải là hiện trường vụ án. Đặc điểm của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang là hành vi phạm tội đã cụ thể, rõ ràng, chứng cứ, tang vật của vụ án được thu giữ đầy đủ, nhân chứng, người bị hại được xác định. Do khi đó, chứng cứ phạm tội đã đầy đủ nên người phạm tội buộc phải nhận tội ngay, tội phạm nhanh chóng được xác định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 BLTTHS, việc bắt quả tang phải được lập thành văn bản. Sau khi bị bắt hoặc nhận người phạm tội quả tang, “cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24h phải đưa ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt” (Khoản 1 Điều 83 BLTTHS) Điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang” là điều kiện đầu tiên rất quan trọng để xác định vụ án có được đưa ra xét xử hay không theo thủ tục TTHS rút gọn hay không. Điều kiện này có ý nghĩa quan trọng để quyết định vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn vì đặc điểm của phạm tội quả tang sẽ đảm bảo cho thời gian tố tụng sau này được nhanh chóng, mặt khác yếu tố này có ý nghĩa để xác định cho điều kiện tiếp theo “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” Điều kiện thứ hai: sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Điều kiện về tính chất của hành vi phạm tội cụ thể là dấu hiệu thể hiện rõ bản chất của vụ việc có thuộc loại tội phạm được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn hay không. Điều kiện này gồm hai dấu hiệu: sự việc phạm tội đơn giản và sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng. Căn cứ vào thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, có thể hiểu hai điều kiện này như sau: Sự việc phạm tội đơn giản là những vụ án không có những tình tiết phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh theo quy định tại Điều 63 BLTTHS. Việc xác định các dấu hiệu cấu thành tội phạm được thực hiện khá dễ dàng, nhanh chóng, tội phạm đã được thực hiện không có đồng phạm,… Cụ thể: + Hành vi phạm tội thường do một người thực hiện, trong trường hợp có đồng phạm thì số đồng phạm cũng không nhiều người và sự câu kết giữa những người này không chặt chẽ. Tội phạm được thực hiện tại một địa điểm nhất định và không có liên quan đến các địa điểm khác. + Mục đích của tội phạm thường là lợi ích vật chất, động cơ phạm tội mang tính vụ lợi, nhất thời nên dễ dàng xác định được. + Sự việc phạm tội không liên quan đến những vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán, hoặc những vấn đề khác có tính chất phức tạp. Việc giải quyết vụ án cũng không đòi hỏi những hoạt động điều tra phức tạp. - Sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng: Chứng cứ rõ ràng là chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ ngay từ đầu, thông qua biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời khai của người bị hại, người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội, các tang vật thu ở hiện trường…Chứng cứ và quá trình thu thập, bảo quản chứng cứ đều hợp pháp, có độ tin cậy cao. Chứng cứ phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định. Các chứng cứ có giá trị chứng minh trực tiếp, khách quan và hợp pháp. Do người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang khi đang thực hiện tội phạm nên chứng cứ ở đây chủ yếu là lời khai của người trực tiếp chứng kiến và người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt giữ, lời khai của người bị hại, biên bản bắt người phạm tội quả tang có giá trị chứng minh cao và không phải mất nhiều thời gian điều tra, xác minh. Tất cả các yếu tố trên phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tính chất đơn giản, chứng cứ rõ ràng của vụ án phải luôn được bảo đảm. Nếu thủ tục rút gọn đã được áp dụng mà sau đó phát hiện vụ án có những tình tiết phức tạp phải điều tra bổ sung, cần thời gian xác minh thêm thì thủ tục rút gọn bị hủy bỏ, vụ án phải chuyển về thủ tục thông thường để giải quyết. Điều kiện thứ ba: tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng. Khoản 3 điều 8 BLHS năm 2009 quy định: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là ba năm tù”. Việc đặt ra điều kiện về loại tội phạm để áp dụng thủ tục rút gọn là điều cần thiết. Điều này một mặt sẽ khoanh vùng rõ ràng các loại tội phạm có thể được áp dụng thủ tục rút gọn giúp cho cơ quan, người tiến hành tố tụng có căn cứ nhận định ngay được loại án cần tiến hành theo thủ tục nào, mặt khác cũng tránh được khả năng tùy tiện của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 2009, để xác định tội phạm ít nghiêm trọng phải dựa trên hai dấu hiệu: Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội là tính nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội. Dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý là tính chịu hình phạt. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 3 năm tù. Do hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội và hậu quả pháp lý mà người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng có thể phải gánh chịu là không lớn nên viễ xử lý có thể nhanh chóng, dễ dàng hơn và nếu trong trường hợp việc xử lý có sai sót thì hậu quả cũng không đến mức nghiêm trọng so với trường hợp thực hiên tội phạm khác và việc khắc phục hậu quả cũng dễ dàng hơn. BLHS năm 2009 có 149/267 Điều luật có quy định về tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên không phải tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng TTRG vì còn phụ thuộc vào các điều kiện khác, đặc biệt là điều kiện “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”, nhiều vụ án thuộc loại tôi ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ như các tội gây rối trật tự công cộng, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp,… thì cũng không thể áp dụng thủ tục tố tụng để giải quyết. Do đó số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng để giải quyết theo thủ tục rút gọn là rất hạn chế. Trong khi thực tiễn xét xử lại có nhiều vụ án phạm tội nghiêm trọng, hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện 1, 2, 4 quy định tại Điều 319 song không thể áp dụng được thủ tục rút gọn vì không thỏa mãn với điều kiện “tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng” Điều kiện thứ 4: Người phạm tội có căn cước , lai lịch rõ ràng. Vấn đề căn cước, lai lịch của bị can, bị cáo là một trong những vấn đề cần chứng minh của vụ án hình sự theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003, vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án : lý lịch của bị can, bị cáo liên quan đến năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, liên quan đến việc quyết định hình phạt… Căn cước lai lịch của người phạm tội đã rõ ràng thì thời gian điều tra, xác minh có thể được rút ngắn và từ bảo đảm thời gian tố tụng. Đặc điểm về căn cước, lai lịch của người phạm tội được hiểu một cách chung nhất là đặc điểm về nhân thân của người phạm tội. Nhân thân của người phạm tội bao gồm các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, quá trình hoạt động chính trị, xã hội, tiền án tiền sự,… Khi quyết định áp dụng TTRG để giải quyết vụ án, việc xác định căn cước, lai lịch của bị can rõ ràng hay không có thể dựa vào lời khai ban đầu của bị can về lý lịch của họ. Đối với vụ án giải quyết theo TTRG thì không những lý lịch của bị can, bị cáo phải rõ ràng, có giấy tờ chứng minh hợp pháp, những thông tin về vấn đề này cụ thể, độ tin cậy cao mà còn đòi hỏi việc xác minh căn cước, lai lịch của người phạm tội dễ dàng, nhanh chóng, không ảnh hưởng tới thời hạn áp dụng. Bốn điều kiện trên đây một mặt độc lập với nhau, mặt khác lại có mối quan hệ bổ trợ nhau. Vì thế khi xem xét áp dụng thủ tục rút gọn cần phân tích đánh giá từng điều kiện trong mối liên hệ tổng thể với các điều kiện khác và chỉ quyết định giải quyết vụ án theo TTRG khi cả 4 tiêu chí trên đều đảm bảo. Trong quá trình điều tra, truy tố , xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG nếu 1 trong các điều kiện này mất đi thì vụ án phải chuyển về thủ tục thông thường để giải quyết. 3) Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự. Cần bổ sung thêm một số điều kiện để có thể mở rộng hơn nữa các trường hợp áp dụng TTRG. Về điều kiện : “ Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang”. Ta thấy việc quy định người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang là bó hẹp so với thực tiễn. Bởi thực tiễn cho thấy điều kiện nêu trên không phải là một tiêu chí cơ sở cho việc áp dụng TTRG, điều kiện này còn là rào cản lớn làm hạn chế việc áp dụng TTRG. Vì người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang chỉ là một yếu tố chứng minh hành vi phạm tội của người đó là rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay ngày càng ít hành vi bị bắt quả tang, nếu có thì chủ yếu là hành vi trộm cắp tài sản. Do đó để TTRG phát huy trong thực tiễn cần sửa đổi điều kiện này theo hướng mở rộng ra các trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội tự thú, đầu thú. Vấn đề cơ bản ở đây là trong các trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú khai nhận hành vi của mình phù hợp với những chứng cứ và tài liệu khác, từ đó có đầy đủ cơ sở để xác định sự kiện phạm tội,có ý nghĩa là sự kiện phạm tội được thực hiện đầy đủ và rõ ràng. Đây chính là điều kiện cơ bản để áp dụng thủ tục điều tra, truy tố, xét xử một cách nhanh chóng. Về điều kiện “Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”. BLHS năm 2009 có 149/267 Điều luật có quy định về tội phạm ít nghiêm trọng ( chiếm khoảng 55%). Tuy nhiên không phải tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng TTRG vì còn phụ thuộc vào các điều kiện khác, đó là điều kiện “ Sự kiện phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”. Thực tế có nhiều vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Do vậy, số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng TTRG để giải quyết là rất hạn chế. Trong khi đó tội phạm nghiêm trọng chiếm khoảng ¼ các Điều luật trong BLHS năm 2009 và có rất nhiều tội danh có thể áp dụng được TTRG. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có nhiểu vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng nhưng tính chất vụ án lại rất đơn giản, rõ ràng, đối tượng phạm tội khai báo thành khẩn có thể kết thúc sớm vụ án nhưng không thể áp dụng TTRG vì pháp luật tố tụng hiện hành không cho phép.Vậy nên có nên mở rộng đối tượng áp dụng đến các tội phạm nghiêm trọng? Bốn điều kiện nêu trên về cơ bản là hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà cơ bản hiện nay thì cần bổ sung thêm điều kiên :“ bị can đồng ý (hoặc không phản đối) việc áp dụng TTRG”. Khi đưa ra quan điểm này, những nhà nghiên cứu cho rằng : TTRG với việc rút ngắn thời gian và giản lược một số thủ tục tố tụng nên phần nào ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo đặc biệt là quyền bào chữa và sẽ là không công bằng nếu một người thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, tính chất đơn giản, rõ ràng lại bị xử lý theo một thủ tục ít nhiều mang tính hạn chế hơn so với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, phức tạp. Pháp luật TTHS của một số nước trên thế giới khi quy định điều kiện áp dụng TTRG cũng coi việc bị can, bị cáo đồng ý lựa chon TTĐB là điều kiện bắt buộc. Như vậy, sẽ hợp lý hơn nếu thay vì quy định cho bị can và đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng TTRG bằng quy định chỉ áp dụng TTRG khi bị can và người đại diện hợp pháp của họ đồng ý lựa chọn giải quyết vụ án bằng TTRG. Trước khi quyết định áp dụng TTRG, CQĐT thông báo cho bị can và đại diện hợp pháp của họ việc tiến hành vụ án có thể áp dụng TTRG, giải thích cho họ về thủ tục này và quyền của họ trong việc lựa chọn việc áp dụng thủ tục chung hay TTRG để giải quyết vụ án mà trong đó mình là bị can. Từ những phân tích nêu trên có thể sửa đổi bổ sung Điều 319 như sau: 1. Bị can bị bắt quả tang hoặc ra đầu thú, tự thú; 2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; 3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; 4. Bị can có lý lịch rõ ràng; 5. Bị can và đại diện hợp pháp của họ đồng ý lựa chọn áp dụng TTRG. C.KẾT LUẬN. Như vậy, thủ tục rút gọn đối với một số vụ án khi đáp ứng được các điều kiện mà Bộ luật hình sự nói chung và về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn nói riêng được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng sẽ có một số tác dụng nhất định, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án; tiết kiệm được kinh phí, lực lượng và thời gian trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử vô tư, khách quan. Đồng thời còn bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Minh Quang, thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học. Hà Nội 2001. 2. Trần Thị Thúy Ngọc, thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự việt nam, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội 2011. 3. Hoàng Thị Minh Sơn, Những bất cập về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và hướng hoàn thiện. / TS. Hoàng Thị Minh Sơn 4. Đào Ngọc Quỳnh, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp : Khoá luận tốt nghiệp / Đào Ngọc Quỳnh; Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn, Hà Nội, 2011 5. Vũ Hồng Anh, Về thủ tục rút gọn trong quy trình lập pháp / Vũ Hồng Anh 6. Trần Quốc Văn, Một số ý kiến về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự / Trần Quốc Văn 7. Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt nam / Trường Đại học Luật Hà Nội. 8. Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trongn luật tố tụng hình sự.doc
Luận văn liên quan