Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU 5
1.1. Khái niệm nhãn hiệu. 5
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs. 5
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu. 7
1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ. 9
1.1.4. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 11
1.2. Các loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam 16
1.2.1. Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks) 16
1.2.2. Nhãn hiệu dịch vụ (Service marks) 17
1.2.3. Nhãn hiệu tập thể (Collective marks) 18
1.2.4. Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks) 19
1.2.5. Nhãn hiệu liên kết 20
1.2.6. Nhãn hiệu nổi tiếng. 21
1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác. 23
1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại (Trade names) 23
1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications) 24
1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (Industrical Designs) 25
CHƯƠNG II 29
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM . 29
2.1. Điều kiện thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được. 29
2.1.1. Dấu hiệu là chữ cái, chữ số. 30
2.1.2. Dấu hiệu từ ngữ. 31
2.1.3. Dấu hiệu hình vẽ. 32
2.1.4. Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều. 33
2.1.5. Dấu hiệu kết hợp cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 35
2.2. Điều kiện thứ hai: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu. 37
2.2.1. Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt 39
2.2.2. Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác. 45
CHƯƠNG III 51
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ 51
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 51
KẾT LUẬN 57
59 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phần phân biệt. Phần phân biệt trong tên thương mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu nếu nó đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, có tên giao dịch là Công ty Vinamilk, và công ty cũng đã đăng ký VINAMILK là nhãn hiệu của mình (số bằng: 4-0013675-000, ngày cấp bằng: 10/10/1994).
Như vậy, khi xác định từ ngữ là dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu không nhất thiết phải bó hẹp trong khái niệm “từ ngữ” trong từ điển Tiếng Việt đã chỉ ra, mà chỉ cần là các chữ cái, chuỗi chữ cái có thể phát âm được và đạt được khả năng phân biệt thì nhãn hiệu đó vẫn được bảo hộ.
Dấu hiệu từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu bao gồm tên công ty, tên địa danh, họ, tên, khẩu hiệu hay các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kỳ do chủ nhãn hiệu sáng tạo ra. Tên gọi, tên công ty là một dấu hiệu có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Đây chính là sự kết hợp của các chữ cái được ghép lại với nhau tạo thành từ có nghĩa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tên gọi, tên công ty chỉ được sử dụng làm nhãn hiệu, khi bản thân nó đạt được tính phân biệt giữa tên gọi này với tên gọi khác khi gắn liền với hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Ngoài ra, tên địa danh và tên người cũng có xu hướng được sử dụng nhiều làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi sử dụng hai dấu hiệu này làm nhãn hiệu đều có những điểm bất cập như tên địa danh có nguy cơ khó phân biệt với việc bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá hay chỉ dẫn địa lý vì nó chỉ đến những khu vực địa lý mà người tiêu dùng thường nghĩ rằng đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm, ví dụ như sản phẩm Kẹo dừa Bến Tre hay Bia Hà Nội. Trong khi đó, tên người thì rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, bởi có rất nhiều người tên giống nhau, vì vậy không phải chủ hàng hoá, dịch vụ nào sử dụng tên người để đăng kí nhãn hiệu cũng được chấp nhận. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thể hiện sự tiến bộ khi không công nhận dấu hiệu này.
2.1.3. Dấu hiệu hình vẽ
Theo từ điển Tiếng Việt, hình vẽ được hiểu là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình dạng một vật thể nào đó trong tự nhiên. Đây là loại dấu hiệu bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa. Các hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt đều có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bản thân dấu hiệu phải được trình bày một cách đặc biệt, ấn tượng tạo ra được sự phân biệt và gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Ví dụ: HONDA (số bằng: 4-0020130-000, số bằng: 26/02/1996), nhãn hiệu POND’s và hình (số bằng: 4-0118146-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) [26].
2.1.4. Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều
Theo từ điển Tiếng Việt, hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ. Dấu hiệu hình ảnh là cả dấu hiệu hai chiều và ba chiều. Dấu hiệu hình ảnh ba chiều là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu, dạng điển hình nhất của dấu hiệu này là hình dáng hàng hóa hoặc hình dáng bao bì. Việc đăng ký nhãn hiệu là chính hình dáng hàng hóa hay bao bì sản phẩm rất phổ biến vì khả năng phân biệt đạt được cao, như nhãn hiệu Vinamilk sữa chua và hình (số bằng: 4-0066998-000, ngày cấp bằng: 03/10/2005), nhãn hiệu Vina Acecook Phở Gà Xưa & Nay Phở Ăn Liền và hình (số bằng: 4-0096825-000, ngày cấp bằng: 03/03/2008) [26].
Dấu hiệu hình ảnh có tác dụng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thị giác, các dấu hiệu hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh ba chiều có xu hướng được ưa chuộng vì chúng thường tạo được ấn tượng mạnh mẽ, có sức lôi cuốn và thu hút, dễ tác động và in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng vì chúng có khả năng phân biệt rất cao như: ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của xe Mercedes, ba hình thoi chụm vào của Mishubishi là hai nhãn hiệu hình ảnh nổi tiếng. Có thể nói, hình ảnh này đã thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình hết sức khái quát, tiếp cận khách hàng một cách nhanh mạnh và làm cho khách hàng liên tưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu hình ảnh với logo. Logo là yếu tố đồ họa của nhãn hiệu, góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu, nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Logo là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm, dịch vụ mà nó đại diện, vì vậy logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu. Bên cạnh việc thể hiện những thông tin về chủ sở hữu, logo còn mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với nhãn hiệu. Tính cá nhân của logo chứa đựng sự sáng tạo về mặt nghệ thuật tạo cho nó một bề ngoài hoàn chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, trong một logo tồn tại hai thuộc tính: tính phân biệt và tính sáng tạo. Điều này tạo cho logo đặc tính riêng, vừa mang những đặc điểm, dấu hiệu để nhận biết của chủ sở hữu, vừa mang những dấu ấn sáng tạo của người thiết kế logo (tác giả). Logo thường gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ họa, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết. Logo tạo ra một bản sắc riêng, là biểu tượng đặc trưng cho doanh nghiệp sở hữu logo.
Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên quy định cụ thể về hình ảnh ba chiều được sử dụng làm nhãn hiệu. Trước đây, Điều 785 BLDS 1995 của Việt Nam không quy định rõ về loại dấu hiệu ba chiều hay hình ảnh ba chiều mà chỉ đề cập đến dấu hiệu hình ảnh, nên người thi hành có thể hiểu dấu hiệu hình ảnh được đề cập đó bao gồm hình ảnh hai chiều và cả hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, BLDS 1995 và các văn bản dưới luật hướng dẫn về SHCN đã không quy định rõ về điều kiện để một dấu hiệu ba chiều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Mặc dù pháp luật Việt Nam không liệt kê một cách cụ thể các dấu hiệu hình ảnh có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu, nhưng trên thực tế đã thừa nhận và bảo hộ dấu hiệu hình ảnh hai chiều và ba chiều là nhãn hiệu.
2.1.5. Dấu hiệu kết hợp cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình, theo đó pháp luật bảo hộ cho đồng thời cả hai dấu hiệu. Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt như: nhãn hiệu Tiger với biểu tượng con hổ, nhãn hiệu Halida với biểu tượng con voi… Các dấu hiệu trên có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo quy định này màu sắc chỉ được coi là phương thức thể hiện của nhãn hiệu. Theo điểm 39.2 Thông tư 01/2007 thì dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình thì không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Một màu sắc đơn lẻ không thể sử dụng làm nhãn hiệu, trừ khi kết hợp với dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình (như màu đỏ của Coca-Cola).
Hiệp định TRIPs quy định không những dấu hiệu cụ thể có thể được đăng ký là nhãn hiệu với những màu sắc nhất định, mà bản thân sự kết hợp các màu sắc với nhau cũng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định tổ hợp màu sắc là một loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu. Điều 785 BLDS 1995 không quy định cụ thể loại dấu hiệu màu sắc có thể được đăng ký là nhãn hiệu hay không, mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể hiện các loại dấu hiệu khác. Như vậy, quy định này tương đồng với quy định tại Luật SHTT 2005. Trong thực tế, vấn đề được đặt ra: nếu chỉ có sự kết hợp đơn thuần giữa các màu sắc với nhau có được công nhận và đăng ký làm nhãn hiệu hay không? [10, tr 20]. Vấn đề này cần được pháp luật Việt Nam xem xét cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Những dấu hiệu trên nếu thuộc vào trường hợp quy định tại điểm 39.2b Thông tư 01 thì không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
“- Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;
- Dấu hiệu thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia”.
Điều 73 Luật SHTT 2005 đã xác định các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm:
*) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:
- Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước ;
- Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. Ví dụ: WIPO là tên viết tắt của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization) hay WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương Mại thế giới (World Trade Organization) sẽ không được dùng để làm nhãn hiệu.
- Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. Ví dụ: dấu hiệu ISO 9000 chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế không được dùng để làm nhãn hiệu.
*) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính lừa dối người tiêu dùng về:
- Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ;
- Tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ: Nhãn hiệu từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng sai lệch về thành phần cấu tạo của sản phẩm như nhãn hiệu dùng cho sản phẩm trà xanh có hình quả chanh nhưng trong thành phần của sản phẩm đó không hề đề cập đến việc có tinh chất chanh tươi trong trà, như vậy người tiêu dùng sẽ nhầm tưởng rằng sản phẩm trà xanh đó có tinh chất chanh tươi. Vì thế, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối bảo hộ. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
2.2. Điều kiện thứ hai: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Khả năng phân biệt là tiêu chí cơ bản để xem xét một dấu hiệu có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu hay không. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là một điều kiện chủ yếu để một dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.
Trước đây, tại Điều 6.2.a Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 cũng đã quy định dấu hiệu không có tính phân biệt thì không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, để xác định được tính phân biệt của nhãn hiệu không phải vấn đề đơn giản, vì Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật các nước thường không xác định thế nào là tính phân biệt của nhãn hiệu. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất cứ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”. Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định: “Trong Hiệp định này, nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người khác...”. Pháp luật các nước cũng thường không đưa ra khái niệm chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, mà chỉ quy định những trường hợp nào mà dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và khi thuộc vào một trong các trường hợp đó sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu có khả năng phân biệt khi có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ mang nó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Có thể hiểu một cách chung nhất về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là khả năng nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định được nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn [10, tr 25]. Yếu tố nhận thức của người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu khi xác định nhãn hiệu có mang tính phân biệt hay không, đặc biệt khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hoặc vấn đề nhãn hiệu liên quan đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tại khoản 1 Điều 74 Luật SHTT 2005 đã làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”.
Như vậy là hai thuộc tính dễ nhận biết và dễ ghi nhớ là hai thuộc tính đảm bảo cho khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Sở dĩ như vậy là do nhờ có hai thuộc tính này mà nhãn hiệu đó mới có thể đi vào tâm trí và nhận thức của người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng nhận ra đâu là sản phẩm mà họ lựa chọn. Từ đó có thể hiểu được rằng những dấu hiệu nào phức tạp, dài dòng khó nhớ sẽ không được bảo hộ. Nhưng thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ thì trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, từ những quy định chi tiết trong Luật SHTT có thể thấy rằng những dấu hiệu loại này là những dấu hiệu thông dụng mà người tiêu dùng Việt Nam với những trình độ hiểu biết thông thường cũng có thể nhận biết và ghi nhớ được.
Pháp luật Việt Nam mặc dù không giải thích cụ thể khả năng phân biệt của nhãn hiệu nhưng đã đưa ra các yêu cầu chung nhất để một nhãn hiệu có khả năng phân biệt bằng cách liệt kê các trường hợp mà nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Do vậy, yêu cầu về khả năng phân biệt đối với nhãn hiệu chính là yêu cầu đặt ra đối với các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu. Các dấu hiệu chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó phải là các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Như vậy, theo Điều 74 thì khả năng phân biệt của nhãn hiệu gồm hai yêu cầu sau : Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt và nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
2.2.1. Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt
Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau, nên trước hết nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt. Dấu hiệu tự phân biệt tức là bản thân nhãn hiệu phải mang một hoặc một số các đặc điểm riêng biệt, cá biệt tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng cho người tiêu dùng, mà thông qua đó khách hàng có thể lựa chọn hàng hóa mang nhãn hiệu mà mình biết. Ấn tượng ban đầu mà người tiêu dùng có được về nhãn hiệu chính là kết quả của các dấu hiệu hàng hóa tác động lên trí nhớ của họ, ấn tượng đó có thể hình thành từ lần tiếp xúc đầu tiên hoặc qua quá trình sử dụng hàng hóa lâu dài tích lũy được.
Khoản 1 Điều 74: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. “Yếu tố” được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu, chứ không phải toàn bộ hay bản thân dấu hiệu. Nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu [2, tr 100]. Tuy không có văn bản hướng dẫn nhưng có thể hiểu được rằng: nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng riêng về nhãn hiệu đó và dễ dàng phân biệt với các nhãn hiệu khác, còn nhãn hiệu dễ ghi nhớ là nhãn hiệu mà thông qua các dấu hiệu (từ ngữ, hình ảnh…) tạo nên một ấn tượng khó quên với bất kỳ ai khi đã tiếp xúc và dễ dàng được lưu giữ trong trí nhớ của con người.
Hiện nay, quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về nhãn hiệu không đưa ra các quy định cụ thể một dấu hiệu như thế nào thì đạt được khả năng phân biệt và sẽ được đăng ký nhãn hiệu, mà thay vào đó là quy định các dấu hiệu loại trừ, dựa vào đó sẽ đưa ra kết luận một dấu hiệu nào đạt được khả năng phân biệt. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng
Hình và hình học đơn giản được hiểu là các hình ảnh, hình vẽ, hình khối, hình học nhưng không được cách điệu hoặc không được thể hiện bằng các màu sắc độc đáo và vì vậy không gây được ấn tượng ghi nhớ, phân biệt [5, tr 242]. Những hình học phổ thông được sử dụng trong toán học như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác…loại dấu hiệu này đã được sử dụng phổ biến và được nhiều người biết đến nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân biệt nhãn hiệu. Bản thân các dấu hiệu này không có khả năng tự phân biệt, do quá đơn giản khiến cho việc nhận biết và ghi nhớ của người tiêu dùng rất hạn chế nếu không nói rằng không có khả năng ghi nhớ. Đối với dấu hiệu là hình đơn giản chỉ là các đường nét, không được thiết kế một cách khác biệt và không ấn tượng sẽ không lưu lại trong trí nhớ người tiêu dùng, không tạo được ấn tượng để họ ghi nhớ. Ngược lại những hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau, những dấu hiệu này không được sử dụng như là một nhãn hiệu.
Chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ thông dụng được hiểu là thuộc các ngôn ngữ mà tại Việt Nam được ít người biết đến. Theo quy định tại điểm 39.3 Thông tư 01/2007 thì các dấu hiệu chữ sau đây sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt:
- Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái… Đại đa số người tiêu dùng khi tiếp cận với những ký tự này đều không thể đọc được nên không hiểu được ý nghĩa, mục đích của nó là gì. Tuy những dấu hiệu này có khả năng phân biệt với các dấu hiệu khác, nhưng do khó nhận biết và ghi nhớ nên không thể có tác động sâu sắc vào trí nhớ người tiêu dùng hay nói cách khác là những dấu hiệu này không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt, hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác mà nhờ đó nó có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng, khiến họ nhận biết được nó trong rất nhiều các dấu hiệu khác thì những dấu hiệu này được thừa nhận bảo hộ theo pháp luật SHTT Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, một nhãn hiệu có dấu hiệu là các chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nga được coi là những ngôn ngữ thông dụng và được bảo hộ. Nếu muốn được bảo hộ các hình, hình học đơn giản, chữ cái, chữ số, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng tại Việt Nam với danh nghĩa là nhãn hiệu, người nộp đơn đăng ký phải chứng minh rằng các dấu hiệu đó đã được sử dụng như một nhãn hiệu và đã được thừa nhận một cách rộng rãi [6, tr 243].
- Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.
Ví dụ: dấu hiệu sử dụng ký tự B2ST yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây là những ký tự thuộc ngôn ngữ thông dụng, người tiêu dùng có thể nhận biết và ghi nhớ, nhưng do dấu hiệu này không thể đọc được như một từ, nên dấu hiệu này bị coi là không có khả năng phân biệt, do đó không được đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu. Và cũng là dấu hiệu dùng các ký tự B2ST này nhưng được trình bày một cách độc đáo, ấn tượng dưới dạng đồ họa, mặc dù không đọc được như một từ bình thường nhưng sự trình bày ấn tượng đã tác động, kích thích sự nhận thức của người tiêu dùng, giúp họ có thể nhận biết và phân biệt được dấu hiệu này với các dấu hiệu khác, do vậy dấu hiệu này vẫn được đăng ký bảo hộ.
- Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản;
- Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt.
b. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến
Trường hợp này được hiểu là các cá nhân, tổ chức không được dùng các dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ được sử dụng rộng rãi làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình như hình chữ thập đỏ biểu tượng cho ngành y tế, năm vòng tròn lồng vào nhau biểu tượng cho thế vận hội thể thao… Đồng thời, cũng không được dùng tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào để làm nhãn hiệu, vì chúng quá chung chung và chỉ được dùng để chỉ ra chủng loại hàng hóa. Ví dụ: không được sử dụng chữ “bánh ngọt” trong Tiếng Việt cũng như chữ “cake” trong tiếng Anh để làm nhãn hiệu cho hàng hóa là bánh ngọt. Sở dĩ nhãn hiệu này sẽ bị từ chối bảo hộ vì nếu nhãn hiệu này được bảo hộ sẽ hạn chế cạnh tranh lành mạnh, hơn nữa cũng không hề tạo được tính phân biệt.
c. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ
Các dấu hiệu này mang chức năng thông tin về chất lượng, đặc tính sản phẩm mà hoàn toàn không có chức năng phân biệt sản phẩm của chủ thể có nhãn hiệu với sản phẩm của người khác, bởi rất nhiều sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau cũng có cùng chất lượng, đặc tính, thành phần. Vì vậy, về nguyên tắc không thể dùng các dầu hiệu đó để làm nhãn hiệu, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng mà cả của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: “cà phê hòa tan”, “trà xanh nguyên chất” không thể đăng ký là nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đều được chấp nhận làm nhãn hiệu. Điều này cho thấy, mặc dù sử dụng chính các dấu hiệu không có tính phân biệt nhưng thông qua quá trình sử dụng trước đó, đã được người tiêu dùng thừa nhận và có thể nhận biết nó như một nhãn hiệu thì yêu cầu đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận.
d. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh
Các chủ thể không được dùng các dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh bao gồm các từ ngữ thể hiện loại hình tổ chức, hoạt động, tư cách chủ thể như công ty, hợp tác xã, cũng như các dấu hiệu mô tả về lĩnh vực kinh doanh như thương mại, xây dựng, may mặc… để làm nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty A chuyên xuất và nhập khẩu hàng thủy hải sản nên không thể dùng cụm từ “thủy sản” để đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa của công ty mình, vì sẽ dẫn tới tình trạng người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng hóa, dịch vụ của công ty này với hàng hóa, dịch vụ của công ty khác, bởi trên thực tế không chỉ có Công ty A chuyên kinh doanh lĩnh vực này.
e. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
Nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ là nơi sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tạo một địa phương với điều kiện những hàng hóa, dịch vụ này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện về địa lý độc đáo, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố đó [10, tr 32]. Sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ không được sản xuất, cung cấp tại địa phương đó sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu lầm về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến việc người tiêu dùng mua nhầm phải sản phẩm không đúng với mục đích của mình. Do vậy, việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự không được chấp nhận. Tuy nhiên, trường hợp dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như một nhãn hiệu thì việc từ chối của cơ quan đăng ký là không có căn cứ pháp lý. Hơn nữa, trường hợp dấu hiệu này đã được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận và việc sử dụng chúng để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đó đương nhiên được công nhận. Trong trường hợp này sẽ không ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Chẳng hạn, một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm vải lụa tơ tằm dùng cụm từ “lụa Hà Đông” để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty. Hà Đông là nơi nổi tiếng cả nước với sản phẩm lụa tơ tằm, có truyền thống lâu đời. Với việc sử dụng cụm từ “lụa Hà Đông” để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm lụa không được dệt tại Hà Đông sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người tiêu dùng. Do vậy, việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự không được chấp nhận.
2.2.2. Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác
Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm, nó có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ khác nhau. Nhờ vào tính phân biệt này mà người tiêu dùng có thể nhận ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã được biết từ trước hoặc qua quảng cáo. Vì chức năng phân biệt này của hàng hóa mà chỉ những dấu hiệu có tính phân biệt mới có khả năng được đăng ký bảo hộ. Nếu nhãn hiệu được đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn thì sẽ không được bảo hộ, vì không đảm bảo chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Để xác định một dấu hiệu đăng ký trùng với một nhãn hiệu đối chứng tương đối đơn giản, tuy nhiên việc xác định được sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của một nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đối chứng thì lại chưa được hướng dẫn theo pháp luật SHTT Việt Nam.
Có thể chia thành 2 loại nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt sau:
*) Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho các hàng hóa và các dịch vụ trùng hoặc tương tự
Việc xác định một nhãn hiệu có trùng với một nhãn hiệu khác hay không đơn giản hơn rất nhiều so với việc xác định tính “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” giữa các loại nhãn hiệu với nhau. Để xác định tính tương tự gây nhầm lẫn giữa hai hay nhiều nhãn hiệu có thể xem xét một số tiêu chí sau đây: so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng [19].
Theo điểm 39.8 Thông tư 01/2007, dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu: dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa, hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc; Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng. Hàng hóa, dịch vụ trùng là hàng hóa, dịch vụ có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo), cùng chức năng, mục đích sử dụng. Hàng hóa, dịch vụ tương tự là hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất, chức năng, mục đích sử dụng, được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng) ( điểm 39.9 Thông tư 01/2007).
Như vậy, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các hàng hóa và dịch vụ trùng hay tương tự trong các trường hợp sau :
♦ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như đã trình bày tại phần 1.2.5 Chương I về nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu liên kết cho phép chủ nhãn hiệu trong các nhãn hiệu liên kết có khả năng chống lại việc sao chép, làm giả hoặc tạo ra những nhãn hiệu tương tự mà không được phép để cạnh tranh không lành mạnh. Điều 130 Luật SHTT 2005 đã quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN nói chung và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong việc sử dụng nhãn hiệu nói riêng. Cùng với Luật SHTT 2005, Luật Cạnh Tranh 2004 là công cụ hữu hiệu bảo hộ cho nhãn hiệu của doanh nghiệp, bảo đảm sự công bằng trong hoạt động kinh doanh. Do đó, việc tạo ra những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhằm lợi dụng uy tín vốn có của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và nếu kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là mức độ tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì nhãn hiệu đó bị coi là vi phạm và sẽ bị từ chối đăng ký. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức độ tương tự như thế nào và đến đâu thì sẽ đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Các kết luận về mức độ nhầm lẫn như thế nào tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như trình độ của các xét nghiệm viên.
♦ Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên: trường hợp này được hiểu là nếu trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên) mà đã có người sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ theo nhãn hiệu đang đăng ký thì nhãn hiệu đang đăng ký đó sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ.
♦ Nhãn hiệu mà Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ những thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng.
♦ Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
Như đã trình bày ở Chương 1, nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Tính phân biệt được thể hiện khá rõ nét trong nhãn hiệu nổi tiếng này. Do đó, ví dụ một người xin nộp đơn đăng ký nhãn hiệu IBM cho sản phầm đồ trang trí nội thất sẽ không được chấp nhận, mặc dù sản phẩm mang nhãn hiệu không trùng hay tương tự với các sản phẩm máy tính của nhãn hiệu nổi tiếng IBM.
*) Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp như
● Tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
● Chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá. Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
● Kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.
Như đã phân tích tại chương I, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý cũng có khá nhiều điểm tương đồng với nhãn hiệu, do đó nếu không có sự phân biệt rõ ràng rất dễ gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác. Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang hoặc rượu mạnh cho những loại rượu vang, rượu mạnh không có xuất xứ tại lãnh thổ được chỉ dẫn, kể cả trong trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới hình thức là dịch sang ngôn ngữ khác hoặc sang từ ngữ tương tự đều vi phạm và không được bảo hộ.
Theo quy định tại điểm 39.8, 39.9 Thông tư 01/2007 như đã trình bày ở trên, để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên cơ sở so sánh với các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, cần phải đánh giá trên hai tiêu chí:
- Thứ nhất là so sánh về dấu hiệu xem có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn không. Đối với dấu hiệu chữ, thường sẽ so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm. Đối với dấu hiệu hình, sẽ so sánh về hình thức thể hiện, màu sắc. Đối với dấu hiệu kết hợp, so sánh về tổng thể các dấu hiệu chữ và hình, cách bố cục, sắp xếp.
- Thứ hai là so sánh về hàng hóa, dịch vụ xem hàng hóa, dịch vụ đó là trùng hay tương tự.
Khi đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải chỉ nhãn hiệu đó được đăng ký sử dụng cho những hàng hóa, dịch vụ nào và phải phân nhóm các hàng hóa, dịch vụ đó. Hệ thống phân loại quốc tế nhãn hiệu (Phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice) dùng trong đăng ký nhãn hiệu phân bổ tất cả các chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vào 45 nhóm, bao gồm 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ. Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu phân bổ tất cả các yếu tố đồ họa của nhãn hiệu thành 29 loại, trong đó bao gồm 144 phân loại với 1887 mục. Hai bảng phân loại này luôn được doanh nghiệp lẫn các cơ quan nhãn hiệu quốc gia tham chiếu và vận dụng để tiến hành tra cứu các nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lặp trong các hoạt động liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã áp dụng xuất bản lần thứ IX thay cho xuất bản lần thứ VIII của Bảng phân loại quốc tế hoàng hoá, dịch vụ. Các thay đổi chính trong lần xuất bản thứ IX chủ yếu tập trung trong các nhóm 35 (Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng), nhóm 42 (Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng; Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp; Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính; Các dịch vụ pháp lý) và nhóm 45 (Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi nguồn khác phục vụ cho các nhu cầu cá nhân; Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản). Do đó, việc nhận biết những hàng hóa, dịch vụ trùng nhau dễ dàng hơn nhiều so với việc xác định tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Những quy định pháp luật về xác định tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn hiện nay mới chỉ được quy định chung chung, chưa rõ ràng, điều này gây nhiều khó khăn khi áp dụng trong thực tế.
Như vậy: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định rất cụ thể trong luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát huy được hiệu quả trong thực tế. Tuy còn nhiều quy định còn chung chung, chưa được hướng dẫn rõ ràng nên trong nhiều trường hợp còn gây khó khăn cho các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu. Trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 23 tháng 2 năm 2009 đã chỉ ra rằng, sau một thời gian thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Báo cáo đã xem xét, nghiên cứu đến một số vấn đề về quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên một số điểm hạn chế liên quan đến nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu vẫn chưa được xem xét.
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Luật SHTT 2005 ra đời trên cơ sở pháp điển hoá và hoàn thiện các quy định về SHTT có trước, nhằm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, cùng với sự xem xét tình hình thực tế của Việt Nam. Bởi vậy về cơ bản, các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu với tư cách là đối tượng SHCN trong BLDS 2005 và Luật SHTT 2005 là khá đầy đủ, phù hợp và tương thích với các ÐƯQT. Sau một thời gian thực hiện, các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, người sáng tạo, người sử dụng thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, trong quá trình áp dụng những quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu vẫn còn một số điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu
Khái niệm về nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005, tuy nhiên khái niệm này không làm rõ bản chất của dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn hiệu. Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là sự bổ sung cho khái niệm về nhãn hiệu, qua đó làm rõ các dấu hiệu có thể được bảo hộ. Việc quy định như vậy, khiến các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu muốn biết được dấu hiệu nào có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những yêu cầu đặt ra đối với nó ra sao, các chủ thể phải đồng thời xem xét và tìm hiểu ở cả hai điều khoản.Việc quy định này không chặt chẽ, lại dễ gây ra sự hiểu lầm cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu. Do đó, việc quy định ra một khái niệm chung về nhãn hiệu không chỉ giúp cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu, mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, tức là phải quy định thống nhất giữa Điều 4 và Điều 72 Luật SHTT. Khái niệm nhãn hiệu quy định trong Hiệp định TRIPs hay một số khái niệm của các nước trên thế giới đều được quy định như vậy. Theo người viết, có thể tiếp cận khái niệm nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác nhau được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”.
Thứ hai, về phạm vi dấu hiệu có thể được công nhận là nhãn hiệu
Theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, các quốc gia EU), việc bảo hộ đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với cả các loại nhãn hiệu là những dấu hiệu âm thanh như âm thanh mà con người có thể nhận biết qua thính giác hoặc nhãn hiệu là các dấu hiệu mùi con người có thể nhận biết thông qua khứu giác hay nhãn hiệu chỉ đơn thuần được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định. Việc bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt của các quốc gia phát triển phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đồng thời lại phù hợp với điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật rất phát triển của nước họ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu các dấu hiệu như dấu hiệu âm thanh, mùi, màu sắc mà không kết hợp với các yếu tố khác như dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình… Trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc bổ sung các quy định pháp luật để có thể bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt trên là điều cần thiết, để phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế, sự phát triển của kinh tế xã hội và sự đòi hỏi chính đáng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ ba, quy định “yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”
Theo quy định tại Điều 74 Luật SHTT thì: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. Như đã phân tích tại mục 2.2 Chương II, thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, hiện tại vẫn chưa được pháp luật sở hữu trí tuệ hướng dẫn cụ thể. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ không những cho các cơ sở kinh doanh trong việc lựa chọn các yếu tố để tạo lập nhãn hiệu cho mình, mà còn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Từ những quy định liên quan của Luật SHTT, có thể hiểu được rằng những yếu tố này là những yếu tố thông dụng mà mọi người đều có thể nhận biết và ghi nhớ được. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau và điều quan trọng là phải tạo được sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, cho nên việc đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là việc cần thiết.
Thứ tư, về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Hiện tại, pháp luật SHTT Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu loại trừ được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, chúng ta có thể xác định được khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Song một số quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN còn chung chung và chưa được hướng dẫn cụ thể nên việc đánh giá tính phân biệt trong một chừng mực nào đó vẫn phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của các xét nghiệm viên nên đôi khi những đánh giá, kết luận được đưa ra còn mang tính chất cảm tính. Do đó, cần xây dựng cụ thể hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt cũng như cách thức đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải có các quy định giải thích cụ thể về “ngôn ngữ không thông dụng”, “lãnh tụ”, “anh hùng dân tộc” “danh nhân” để việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên thực tế đạt hiệu quả cao, vì đây là những khái niệm trừu tượng, gây khó hiểu hoặc sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người.
Thứ năm, về việc xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác
Theo số liệu thống kê (năm 2007 và năm 2009) và báo cáo hoạt động SHTT (năm 2007 và năm 2008) của Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ thì số lượng đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và văn bằng được cấp từ 2007 đến năm 2009 một số đối tượng của quyền SHCN như sau:
STT
Loại đơn đăng ký
Tiếp nhận đơn
Cấp văn bằng bảo hộ
2007
2008
2009
2007
2008
2009
1.
Sáng chế/Giải pháp hữu ích
3.080
3.484
3.130
792
741
770
2.
Kiểu dáng công nghiệp
1.908
1.753
1.879
1.360
1.337
1.238
3.
Nhãn hiệu đăng ký quốc gia
27.074
27.724
28.658
15.662
23.290
22.730
4.
Nhãn hiệu đăng ký quốc tế
4.920
7.386
4.422
3.631
Không có số liệu thống kê
5.
Chỉ dẫn địa lý
04
08
01
07
02
Không có số liệu thống kê
Qua số liệu trên cho thấy, nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất tại Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu một cách mạnh mẽ. Bên cạnh, những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại thì còn kéo theo rất nhiều yếu tố được coi là mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong đó thực trạng giả, nhái nhãn hiệu phổ biến và tràn lan nhất. Hiện tượng này là sự đe dọa cho các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn và là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì họ không thể phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng của một nhãn hiệu uy tín, đâu là hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu. Tuy nhiên, hiện nay trong văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác. Việc quyết định một nhãn hiệu xin đăng ký có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đối chứng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự xem xét của Cục sở hữu trí tuệ, nên việc xem xét này gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, do hiện tại Cục SHTT cũng chưa có một quy chế hướng dẫn chính thức về phương pháp xác định mức độ tương tự như thế nào thì có thể gây nhầm lẫn. Việc đánh giá, xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác này có ảnh hưởng quan trọng đến sự uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp khi nhãn hiệu của họ bị xâm phạm.
Vì vậy, việc cần thiết phải xây dựng một quy chế, trong đó xác định tiêu chí đánh giá các dấu hiệu có yếu tố “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” một cách chính xác và đầy đủ. Quy chế này sẽ là căn cứ giúp cho các xét nghiệm viên trong quá trình đánh giá, thẩm định nội dung đơn của chủ sở hữu và đây cũng là căn cứ chính thức cho việc giải quyết các tranh chấp nhãn hiệu và xử lý các hành vi vi phạm đến nhãn hiệu của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thứ sáu, về các quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, Cục SHTT là cơ quan chủ yếu xem xét và thừa nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, còn cơ quan Tòa án chưa giải quyết một vụ việc nào liên quan đến NHNT. Những năm vừa qua tại Việt Nam, Cục SHTT căn cứ vào các tiêu chí thời gian sử dụng nhãn hiệu, phạm vi địa lý sử dụng nhãn hiệu, doanh thu, phạm vi tần suất và chi phí cho việc quảng cáo, số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, số nước công nhận nhãn hiệu nổi tiếng (nếu có) để xác định về sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Một số trường hợp cụ thể bảo hộ NHNT tại Việt Nam như sau: Năm 1992, Cục SHCN đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu McDonald’s cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác với lý do Cục SHCN có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu McDonald’s là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation của Hoa Kỳ, mặc dù công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam. Trường hợp trên cũng không khác trường hợp sau đây vào năm 1993, Cục SHCN đã xem xét và quyết định huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 4854 cấp cho Ophix Group (Australia) đối với nhãn hiệu “Pizza Hut” trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Pizza Hut International, LCC của Hoa kỳ đã chứng minh được sự nổi tiếng của nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ cũng chưa từng sử dụng ở Việt Nam. Các trường hợp thực tế trên đây cho thấy, việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam ngay cả trước khi có Luật SHTT 2005 thì vẫn có hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở chỗ, các NHNT trên thế giới mặc dù chưa được sử dụng ở Việt Nam nhưng vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ, quyền SHCN của các chủ sở hữu cũng vẫn được bảo vệ.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng càng phải được quan tâm. Như đã trình bày ở mục 1.2.6 chương I, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam còn tồn tại một số điểm hạn chế, bên cạnh đó ngoài một số nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận thì việc xác định các nhãn hiệu loại này còn gặp rất nhiều khó khăn, do hiện nay chúng ta chưa có danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, cần thiết phải có những quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cụ thể và rõ ràng hơn để tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, nhằm tạo sự tin cậy và an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những điều kiện để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu như theo điểm i khoản 2 Điều 74. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo đó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu nói chung.
KẾT LUẬN
Nhãn hiệu là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp, một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng để xây dựng một nhãn hiệu riêng lại không phải dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đúng cách để hình thành một nhãn hiệu riêng của chính mình, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác, qua đó nhằm tạo uy tín và sự yên tâm cho người tiêu dùng. Do đó, việc hoàn thiện những quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là yếu tố quan trọng quyết định việc tạo lập một nhãn hiệu, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh tạo dựng cho mình một nhãn hiệu phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Cùng với sự phát triển và vững mạnh của nhãn hiệu riêng thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng sẽ vững chắc hơn bao giờ hết.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội và là điều kiện thuận lợi cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới để phát triển kinh tế đất nước, song cũng là thách thức đối với chúng ta trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Mặc dù, pháp luật SHTT Việt Nam đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thiếu sót trong các quy định pháp luật, trong đó có các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Do đó, qua những nội dung phân tích trong ba chương trên đây của luận văn, hy vọng sẽ góp phần nào vào việc tìm hiểu về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, góp phần giải quyết được vấn đề thực tiễn đã đặt ra.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.doc