Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại - Bài tập cá nhân môn luật thương mại 2
Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động trung tâm trong giao lưu thương mại, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và mua bán hàng hóa trong thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Quan hệ mua bán hàng hóa được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, đảm bảo cho cam kết giữa các chủ thể được thực hiện trên thực tế.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6292 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại - Bài tập cá nhân môn luật thương mại 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM
Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động trung tâm trong giao lưu thương mại, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và mua bán hàng hóa trong thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Quan hệ mua bán hàng hóa được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, đảm bảo cho cam kết giữa các chủ thể được thực hiện trên thực tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận của các bên đều được pháp luật thừa nhận mà chỉ có những thoả thuận tuân theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực pháp luật. Luật thương mại 2005 (LTM) không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cần dựa trên những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật dân sự 2005 (BLDS). Theo Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Và hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu thiếu một trong bốn căn cứ trên, giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu. Căn cứ vào quy định của Điều 122 BLDS và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hợp đồng mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, theo quy định tại Điều 145 BLDS, khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được hợp đồng đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hóa được pháp luật cho phép trao đổi, mua bán… vào thời điểm giao kết.
Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng tới những lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại đến các lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo Điều 389 BLDS quy định, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán phải tuân theo những nguyên tắc: tự do giao kết không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng… là lí do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực.
Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 LTM, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp luật có quy định. Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua bán bị vô hiệu khi được ký kết.
Ngoài ra, LTM còn có một quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với người nước ngoài; hàng hóa phải là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán; hoạt động phải lập thành văn bản.
Như vậy, nếu không tuân thủ những quy định của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ bị coi là vô hiệu mặc dù đã được kí kết. Hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng từ thời điểm xác lập. Tuy nhiên, việc LTM không quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã tỏ ra những bất cập nhất định. Khi xem xét tính có hiệu lực của hợp đồng này phải xem xét trên cơ sở BLDS. Nhưng điều kiện chủ thể của giao dịch dân sự lại không phản ánh được đặc trưng quan hệ thương mại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại - bài tậập cá nhân môn luật thương mại 2.docx