Điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

NỘI DUNG 1. Điều kiện xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn là một xã hội phong kiến bảo thủ và phản động: Về chính sách cai trị, sau khi lật đổ được triều đại Tây Sơn , chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành 1 chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động. Cụ thể, về đối nội nhà Nguyễn tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta một cách dã man; về đối ngoại thì thực hiện chính sách bế quan toả cảng đối với bên ngoài. Bên cạnh đó, vua quan nhà Nguyễn còn bảo thủ cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời dù là nhỏ bé và quá muộn mằn. Về kinh tế, nhà Nguyễn vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là chủ yếu; không mở trường đào tạo khoa học, kỹ thuật, kinh tế. Vì thế đã không mở ra được khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là với các nước tư bản Tây Âu. Thời điểm đó, nhà Nguyễn đã không chuẩn bị tiềm lực vật chất, tinh thần, thế mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc chống lại kẻ thù bên ngoài. Triều đình nhà Nguyễn không những không có tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà ngược lại còn có thái độ bạc nhược, phản động. Khi thực dân Pháp mới ở ngoài Biển Đông nhăm nhe tiến vào xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn hiếu chiến, chủ quan, coi thường giặc không có biện pháp đối phó. Đến khi Pháp bắn phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà, thì hết thảy vua quan triều đình khiếp sợ, mất tinh thần, cắt dần đất dâng cho Pháp. Triều đình nhà Nguyễn trong thì sợ dân nổi dậy, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù, từ thế chủ chiến, chống cự yếu ớt dần dần nhân nhượng, cầu hoà và sau cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích cho hoàng tộc. Như vậy, việc nước ta rơi vào tay giặc Pháp vào cuối thế kỷ XIX không phải là một định mệnh lịch sử như nhà Nguyễn nguỵ biện mà là sai lầm của vua quan triều đình. Lịch sử đã cho thấy, dân tộc Việt Nam trong quá khứ từng đọ sức với nhiều kẻ thù hừng mạnh hơn mình gấp bội mà vẫn chiến thắng vẻ vang. Vốn kinh nghiệm và tinh thần yêu nước của dân tộc ta luôn phát huy mạnh mẽ trong thời điểm khó khăn nhất của dân tộc và tạo nên sức mạnh thần kỳ chiến thắng mọi kẻ thù. Nếu giai cấp cầm quyền sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, trong thì dựa vào sức dân, ngoài thì cải thiện mối quan hệ bang giao, chuẩn bị thực lực, quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ đất nước thì mươi ngàn quân Pháp lúc bấy giờ không phải là một lực lượng bất khả chiến thắng. Nhưng vua quan triều đình đã không làm được nhiệm vụ đó mà cam chịu đầu hàng, thậm chí làm tay sai cho Pháp đàn áp nhân dân. Như vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân ta lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phải cùng lúc chống "cả Triều lẫn Tây". Từ năm 1858 đến suốt thế kỷ XIX, mặc dù triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, đớn hèn đã cam chịu đầu hàng nhưng những phong trào vũ trang đấu tranh chống thực dân Pháp của quần chúng nhân dân lần lượt xuất hiện và lan rộng trong cả nước đã viết nên trang sử vẻ vang cho dân tộc: ở Nam bộ có Trương Định, Nguyễn Trung Trực; ở Trung bộ có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng .; ở Bắc bộ có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích .Các cuộc khởi nghĩa đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi, song trước sau đều thất bại vì còn mang nặng hệ tư tưởng phong kiến. Lãnh đạo những phong trào này là các sĩ phu, văn thân mang ý thức hệ phong kiến, còn nặng tư tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lực lượng nhân dân cũng chưa thật tin vào thắng lợi cuối cùng. Điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Đầu thế kỷ XX, sau khi tạm thời dập tắt được các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất khiến cho xã hội Việt Nam có sự biến chuyển và phân hoá sâu sắc. Giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó là sự du nhập của Tân thư, Tân văn - những học thuyết nước ngoài .và các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Như vậy, trong xã hội Việt Nam đã hội tụ đủ yếu tố thực tiễn và yếu tố lý luận thúc đẩy phong trào cách mạng yêu nước Việt Nam chuyển dần sang phong trào dân chủ tư sản, với một loạt các phong trào khởi nghĩa: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân, phong trào Việt Nam Quang Phục Hội .Những phong trào này đã ghi thêm những trang sử hào hùng cho dân tộc song cũng chỉ rộ lên một thời gian ngắn rồi kần lượt bị dập tắt, một phần vì chưa lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân, phần khác vì các phong trào này chủ yếu vẫn do các sĩ phu phong kiến cựu học truyền bá và dẫn dắt nên còn nhiều hạn chế và bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Quan trọng nhất là vì các phong trào này còn gắn với hệ tư tưởng tư sản - đã trở nên lỗi thời và lạc hậu ở phương Tây. Như vậy, một lần nữa lịch sử Việt Nam chứng minh sự thất bại của các phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp là do chưa tìm được hệ tư tưởng đúng đắn, hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Khi Nguyễn Tất Thành lớn lên cũng là lúc phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX ở trong thời kỳ khó khăn nhất: trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (02/1907), cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp đẫm máu (04/1908), vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (06/1908), căn cứ của nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (01/1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi Nhật (2/1909) .Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi thì phải tìm ra một con đường mới. 2. Quê hương và gia đình. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gai đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân; trên một quê hương giàu truyền thống cách mạng vì thế yếu tố quê hương và gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ tư tưởng của Người. Cha của Hồ Chí Minh - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà Nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Nguyễn Tất Thành đã kế thừa được từ chính cha của mình và các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với nhân dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hành động chính trị - xã hội của mình. Từ năm 19, 20 tuổi Người đã nhận thức rõ được điều này và hiện thực hoá trong từng hành động của mình sau này. Sau này, chủ thuyết học được ở cha bắt gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được Nguyễn Ái Quốc nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Tư tưởng này có ý nghĩa phương pháp luận đối với Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đối với chúng ta hiện nay, đặc biệt là những người làm công tác xã hội. Nghệ An - quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm; là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu .Mảnh đất này cũng thấm máu anh hùng của biết bao liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến .cả chị và anh trai cảu Bác cũng đều tham gia hoạt động yêu nước, chống Pháp bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất này có vinh dự sinh ra một anh hùng giải phóng dân tộc, một nhà tư tưởng, nhà văn hoá kiệt xuất của nước Việt Nam. Cũng chính trong quá trình tham gia những hoạt động cách mạng tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, đoạ đày của nhân dân mình, đồng bào mình với cuộc sống xa hoa, đồi truỵ, những tội ác dã man, tàn bạo của tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bè lũ quan lại Nam Triều. Những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành. Chính những điều đó đã ảnh hưởng và nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước cách mạng của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng. Bởi vì, ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân, cảm thông với mọi nỗi đau khổ của nhân dân, của đồng bào luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ không thẻ tách rời. Chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Do đâu mà Người có được tư tưởng nhân văn tuyệt đỉnh: yêu thương con người, đấu tranh vì tự do của con người dù phải hi sinh cả cuộc đời. Chính là vì Người đã tận mắt chứng kiến cảnh ngộ đối lập đó, Người thấu hiểu cảm giác đau khổ, cùng cực của người dân khi nước mất, nhà tan và chính Người cũng ở vào trong hoàn cảnh ấy. Bằng trực giác, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường của các tiền bối đã đi, mà cần phải tìm ra một con đường mới. Và, Người đã quyết tâm đến Pháp và từ Pháp đi các nước khác xem họ làm như thế nào, học tập rồi trở về giúp đồng bào mình. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc . đã chuẩn bị cho Hồ Chí Minh nhiều mặt, nhưng Người không thể thành công nếu không được đến với những trào lưu mới của thời đại. 3. Thời đại. Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị vào lúc mà trên phạm vi thế giới, từ cuối thể kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và có tính chất quốc tế, các nước đế quốc liên kết với nhau để xâm chiếm thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một lực lượng quốc tế, chúng tranh giành thuộc địa và nô dịch các dân tộc nhỏ yếu. Lúc này, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Song song với đó, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quần chúng nhân dân cũng không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới mà trở thành lực lượng chống áp bức, bóc lột mang tính chất quốc tế. Trong quá trình bôn ba vượt ba đại dương, bốn châu lục và đặt chân lên khoảng gần 30 quốc gia, Hồ Chí Minh đã hiểu được bả chất chung của chủ nghĩa đế quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau; đã hiểu được trình độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội .của từng nước thuộc địa cùng cảnh ngộ. Khoản cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh về Pháp, đến sống và hoạt động tại Paris. Đây là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Người. Nhờ lăn lộn trong phong trào lao động Pháp, sát cánh cùng với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp, Người đã nhanh chóng đến được với phái tả của cách mạng Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp năm 1919 - Một chính đảng duy nhất ở Pháp lúc bấy giờ bênh vực, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột. Người đã trở thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa, theo đuổi những lý tưởng cao đẹp của cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. 1919 sau khi gia nhập Đảng xã hội Pháp, nhân dịp Hội nghị hoà bình được tổ chức tại Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh những người Việt Nam yêu nước ký tên và gửi tới hội nghị bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Mặc dù rất ôn hoà nhưng bản yêu sách đó không được chấp nhận. Qua sự thật tàn nhẫn đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình, vào lực lượng của mình. Không thể tin theo những tuyên bố bằng lời nói của chủ nghĩa đế quốcmà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau những tuyên bố ấy - gọi là Hội nghị hào bình song thực ra là để các nước đế quốc thoả thuận về việc phân chia lại thị trường thế giới. Tuy nhiên, thời điểm đó Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa ý thức được đầy đủ và rõ ràng về con đường giải phóng dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa. Cùng thời điểm đó trên thế giới xảy ra ba sự kiện mang ý nghĩa quốc tế, ảnh hưởng nhiều đến cục diện quốc tế, đó là: Cách mạng tháng 10 Nga thành công; tháng 3 năm 1919 V.I.Lênin thành lập Quốc tế cộng sản III thay thế Quốc tế II và việc nhà nước Xô Viết non trẻ đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc đánh vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vấn đề nội chiến. Đây là những sự kiện vĩ đại làm thay đổi cục diện chính trị của tình hình thế giới, làm cho lợi thế nghiêng về nước Nga, về phong trào vô sản và làm cho bầu không khí chính trị của các nước Châu Âu trở nên sôi động, nhất là trong Đảng xã hội Pháp. Những sự kiện này cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 1920, thời gian Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội Tua, báo Luymanitê (Nhân đạo) đăng Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin và các văn kiện khác chuẩn bị đưa ra trong Đại hội thứ II Quốc tế cộng sản. Một người đồng chí đã đưa cho Nguyễn Ái Quốc đọc tờ báo đó, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Trước khi tiếp cận với Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sơ bộ đi đến kết luận: Chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đoạ, " dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản". Nhưng đến khi đọc được bản Sơ thảo luận cương của Lênin, Người nói: " Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng nhân dân đông đảo:" Hỡi đồng bào bị đày đoạ đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"". Người cũng đã biểu quyết tán thành Quốc tế III và tham gia thành lậo Đảng cộng sản Pháp. Đêm kết thúc đại hội Tua (30/12/1920) đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta, mở ra chuyển biến mớic cho bao thế hệ người Việt Nam: từ người yêu nước thành người cộng sản. Bản Sơ thảo lần thức nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên con đường phát triển, từng bước đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đai hoá. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc đạt được trong mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá...thì nước ta đang phải đối mặt với nhiều hệ quả của quá trình đô thị hoá, một trong những vấn nạn mà nước ta đang gặp phải đó là vấn nạn giao thông. Mấy năm trở lại đây trên phạm vi cả nước mà đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, vấn đề giao thông trở thành nỗi bức xúc cho người dân và thách thức cho các ngành chức năng trong việc tìm biện pháp ứng phó. Cảnh ùn tắc giao thông trong giờ tan tầm tại các thành phố lớn không còn xa lạ đối với người dân, họ phải đối mặt với nó hàng ngày. Thêm vào đó nạn đua xe trái phép ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô gây đau đầu cho lực lượng bảo vệ trật tự an toàn giao thông và nỗi khiếp sợ cho quần chúng nhân dân...Không thể kể hết những vấn đề khó khăn mà giao thông nước ta đang gặp phải. Trong tình hình đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và các tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông là một đòi hỏi cấp thiết. Với mục đích tìm hiểu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề giao thông ở nước ta hiện nay em đã chọn bài tập :" Tóm tắt các biện pháp phòng chống tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội trong luận án tiến sĩ luật học của Bùi Kiến Quốc " để hoàn thành bài tập lớn học kỳ của mình. Bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn! NỘI DUNG I/ Tóm tắt những biện pháp đấu tranh, phòng chống tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội được tác giả đề cập trong luận văn. 1) Các biện pháp về chính sách, pháp luật. - Về chính sách: Nhà nước cần có chiến lược phát triển giao thông vận tải dài hạn trong phạm vi toàn quốc và Thủ đô Hà Nôi, gắn kết chặt chẽ với chíên lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mang tính ổn định cao. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của mình. Nhà nước cũng cần có một số chính sách liên quan đến an toàn giao thông sau: + Chính sách lâu dài về sản xuất và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải mang tính ổn định, nhất quán cao; + Chính sách cụ thể về cơ cấu phương tiện giao thông ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo hướng ưu tiên phát triển giao thông công cộng, giảm thiểu các phương tiện giao thông cá nhân, từng bước bố trí cơ cấu các phương tiện công cộng chiếm tỷ lệ áp đảo theo xu hướng của các nước phát triển. - Về pháp luật: + Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Các văn bản pháp luật đó bao gồm: Văn bản pháp luật đảm bảo về trật tự ATGT đường bộ, văn bản pháp luật về xử lý hành chính hành vi vi phạm quy định về ATGT đường bộ; BLHS cũng như những văn bản giải thích, hướng dẫn, áp dụng các điều luật quy định về tội vi phạm các quy về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như những văn bản liên quan đến điều tra, xét xử tội phạm này. + Với việc thông qua Luật giao thông đường bộ, thực tiễn đòi hỏi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật, như pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và nghị định quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm trật tự ATGT đường bộ và trật tự ATGT đô thị. Theo hướng: . Nâng cao thẩm quyền xử phạt cho lực lượng trự tiếp và thường xuyên xử lý vi phạm tại chỗ thuộc lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và thanh tra giao thông. . Phân loại chi tiết, cụ thể các loại hành vi vi phạm để đưa ra các mức phạt phù hợp với từng hành vi cụ thể. + Đối với ngành công an cần xây dựng cơ chế phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa cảnh sát giao thông và cảnh sát điều tra, tránh những hoạt động chồng chéo, nên quy định cho lực lượng cảnh sát giao thông chủ trì việc khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông. + Cần quy định mọi thông tin về tai nạn giao thông cần phải được chuyển đến lực lượng cản sát điều tra. Khi vụ việc xảy ra được xác định là nghiêm trọng thì lực lượng cảnh sát giao thông phải báo cho cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát biết để tiến hành khám nghiệm và làm công tác điều tra ban đầu. + Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định việc tạm giữ của cảnh sát giao thông khiến cho lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong việc tạm giữ người và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Bộ Công cần xem xét, quy định cụ thể thẩm quyền của cảnh sát giao thông trong việc tạm giữ này. + Đường lối xét xử trường hợp tai nạn xảy ra do người bị hại cũng có lỗi hoặc do lỗi của người thứ ba đang còn gặp nhiều vướng mắc. Theo tác giả nên coi việc người bị hại cũng có lỗi hoặc lỗi thuộc về người thứ ba là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt thay cho việc chỉ coi là tình tiết giảm nhẹ thông thường như hiện nay. Về "cơ chế thảo thuận" giữa người phạm tội và nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân, theo tác giả chỉ nên coi việc thoả thuận về đền bù thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ được Toà án xem xét khi quyết định hình phạt. + Và quan trọng hơn hết là công tác kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật để hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. 2) Các biện pháp liên quan đến trách nhiệm và hoạt động của các cơ quan quản lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng,chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. 2.1 Biện pháp liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội. a. UBND thành phố và UBND các cấp. - Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giao thông đường bộ dài hạn trong vòng 10 - 20 năm, thậm chí có thể đến 50 năm, chủ yếu và quan trọng nhất là kết cấu hạ tầng giao thông và cơ cấu phương tiện. - UBND các quận, huyện, xã cần tăng cường các biện pháp giữ gìn trật tự đô thị, chủ trì tổ chức giải toả hành lang đường sắt, triển khai xây dựng quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường bộ. b. Sở giao thông công chính. Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố về lĩnh vực giao thông, Sở giao thông công chính phải giúp UBND thành phố xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể, dài hạn về phát triển mạng lưới giao thông Hà Nội. Bên cạnh đó Sở phải làm tốt các công tác sau: - Chủ động phối hợp với Công an thành phố, Bộ tư lệnh quân khu thủ đô, Sở khoa học công nghệ và môi trường và các ngành liên quan thành lập một ban chuyên nghiên cứu về chiến lược giao thông một cách đồng bộ, khoa học để đưa ra được những giải pháp tối ưu cho giao thông Hà Nội. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong các vấn đề về tổ chức, điều hành giao thông, cử các cán bộ đi tham khảo, học tập, nghiên cứu mô hình tố chức giao thông ở các nước tiên tiến để áp dụng ở Việt Nam. - Phối hợp với Sở văn hóa thông tin, Sở công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. - Xây dụng dự án tổng thể đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong thành phố. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu, triển khai dự án tố chức vận tải công cộng với các loại hình phương tiện như: xe buýt, xe taxi, xe điện. - Tiếp tục bổ sung hạ tầng cơ sở với các loại đèn tín hiệu, biển báo, biển chỉ dẫn trước mắt là tại các cửa ngõ ra vào thủ đô. Đồng thời tổ chức phân luồng từ xã các xe tải, xe chở container đi qua Hà Nội theo các con đường vành đai, kiên quyết không để những loại phương tiện này vào nội thành Hà Nội. - Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông công chính làm tốt công tác kiểm tra, giải toả các vi phạm; tổ chức giám sát các đơn vị thi công ngầm... đảm bảo an toàn các công trình giao thông... c. Sở Công an. Sở Công an phải thực hiện tốt các biện pháp sau: - Biện pháp tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm: . Thực hiện phương án bố trí lực lượng tuần tra liên bục, tuần tra khu vực theo hướng: cảnh sát trật tự quản lý theo địa bàn, cảnh sát giao thông tuần tra theo tuyến. . Tổ chức các tổ cảnh sát giao thông tuần tra lưu động để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn, triệt để xử lý các hành vi vi phạm để giảm đầu vào tội phạm và tạo thói quen tôn trọng pháp luật cho công dân. . Đầu tư cho lực lượng tuần tra các trang thiết bị, phương tiận kỹ thuật hiện đại, phục vụ tốt cho công tác đấu tranh phòng, ngừa các tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. - Biện pháp tham mưu về tổ chức giao thông: lực lượng công an nhân dân nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng là lực lượng thường xuyên phải có mặt trên các điểm nóng xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Vì thế cần nắm bắt tình hình diễn biến giao thông và tội phạm vi phạm các quy định điều khiển phương tiện giao thông để kịp thời đề xuất với các ngành các cấp có thẩm quyền những phương án giảm thiểu tai nạn giao thông và tình hình vi phạm như: đề xuất Chính phủ quy định lệch giờ tan sở của các cơ quan trong thành phố hay mở thêm đường một chiều để tránh những xung đột giao thông. - Biện pháp đăng ký, chuyển đổi biển số: nghiên cứu tiếp tục hoàn chỉnh quy trình đăng ký và kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, đặc biệt là các đội xe nghiệp vụ. Tiếp tục cải tiến việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, quản lý xe trên máy vi tính... - Biện pháp liên quan đến công tác điều tra các vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: tiếp tục bổ sung, kiện toàn tổ chức về mặt nhân sự; tăng cường đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ điều tra cho cán bộ, chiến sĩ. Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm tránh tình trạng hồ sơ đã chuyển truy tố mà bị trả lại để điều tra bổ sung. Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm. - Biện pháp liên quan đến công tác xây dựng lực lượng: Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời chú trọng xay dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp theo 6 điều Bác hồ dạy Công an nhân dân. Triển khai thực hiện chỉ thị 01/PV11/2000 của Giám đốc công an thành phố Hà Nội. d. Sở giáo dục - đào tạo. Phối hợp với Sở giao thông công chính rà soát, điều chỉnh lại tiêu chuẩn của các trường, các trung tâm đào tạo và giáo trình đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Tích cực triển khai kế hoạch phối hợp kiểm soát việc sứ dụng phương tiện mô tô đi học của học sinh phổ thông. e. Sở tư pháp. - Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi cơ chế thu nộp tiền phạt vi phạm. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức phổ biến, tuyên truyền các tội phạm về trật tự, an toàn giao thông trong BLHS 1999. f. Sở tài chính. - Phối hợp với Sở Giao thông công chính và Sở Công an trình UBND thành phố ban hành quy định hướng dẫn sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông cũng như kinh phí tính từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để tạo điều kiện vật chất khuyến khích lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, kiểm sát quân sự hoàn thành nhiệm vụ. - Cấp đủ kinh phí cho việc giải toả hành lang an toàn giao thông đường bộ. g. Sở y tế. - Chủ trì phối hợp với Sở giao thông công chính lập dự án xây dựng hệ thống các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên địa bàn nội, ngoại thành Hà Nội. - Thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là lực lượng lái xe cơ giới. Có thể bổ sung một điều kiện cấp giấy phép lá xe là phải có chứng chỉ về cấp cứu tai nạn giao thông. h. Báo, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội. - Thông tin kịp thời, chính xác về các vụ tai nạn giao thông, đặc biệt các vự gây hậu quả nghiêm trọng, các biện pháp xử lý về hình sự của các cơ quan nhà nước nhằm hướng dẫn dư luận, phục vụ cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này. - Tăng cường phối hợp với các cơ quan dự báo khí tượng thửy văn để kịp thời thông báo diễn biến tình hình thời tiết bất thường để mọi người phòng tránh tai nạn. 2.2 Các biện pháp liên quan đến Toà án nhân dân. - TAND thành phố cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. - TAND các quận, huyện phải phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát rà soát lại các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để giải quyết sớm, triệt để trong thời gian ngắn. - Bên cạnh việc xét xử, Toà án còn phải phát hiện những thiếu xót của công tác nhà nước về vấn đề an toàn giao thông đường bộ - một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó yêu cầu các cơ quan, tổ chức liên quan áp dụn biện pháp cần thiết để khắc phục loại nguyên nhân đó. - Trong thời gian tới ngành toà án thành phố cần phối hợp với ngành tư pháp sớm kiện toàn tổ chức, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị hội đồng tuyển chọn bổ nhiệm, tái bổ nhiêm thẩm phán đáp ứng nhu cầu của hoạt động xét xử. - Đảm bảo công tác thi hành án tiến hành kịp thời, phát huy hiệu lực. 2.3 Các biện pháp liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân. - Làm tốt công tác quản lý, xử lý thông tin về tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Phối hợp chặt chẽ với ngành công an và toà án trong công tác phòng, ngừa,xử lý loại tội phạm này. - Chú trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án liên quan đến loại tội phạm này đặc biệt là công tác khám nghiệm hiện trường. - Chú trọng kiểm sát hoạt động xét xử, phối hợp với ngành toà án đưa một số vụ ra xét xử lưu động để nâng cap tác dụng giáo dục cho nhân dân. - Hơn hết, ngành kiểm sát phải làm tốt công tác xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh; kiện toàn bộ máy, tổ chức. 3. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vận tải. Trong luận án, tác giả đã khái quát chung về hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, theo đó mục đích của biện pháp này là nhằm: - Trang bị tri thức pháp luật về an toàn giao thông vận tải đường bộ. - Bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về an toàn giao thông vận tải. - Hướng dẫn hình thành thói quen xử sự tích cực theo pháp luật. Theo tác giả để đạt được những mục đích đó phải thực hiện rất nhiều biện pháp như: - Sáng tác áp phích, panô, tranh ảnh liên quan đến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đặt tại các địa điểm công cộng, những nơi thường xuyên xảy ra vi phạm để giáo dục, cảnh báo mọi người. - Lập các tủ sách pháp luật, phát hành sổ tay pháp luật ...về an toàn giao thông. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và công tác phòng chống các loại tội phạm vi phạm quy định an toàn giao thông. ... 4. Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ đua xe trái phép. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh với tệ nạn đua xe trái phép, phóng xe môtô lạng lách, đánh võng... - Công an các cấp phải nắm vững địa bàn, nắm vững đối tượng có tiền án, tiền sự... để kịp thời đưa ra những phương án ứng phó. - Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra từ 18h hàng ngày tại các chốt, tuyến trọng điểm với các hình thức khác nhau từ công khai kết hợp với hoá trang để dễ dàng tiếp cận đối tượng. - Các ngành các cấp phải phối hợp để phát hiện và xử lý nghiêm minh các tường hợp vi phạm. - Đề nghị Chính phủ cấm nhập các loại xe phân khối lớn (từ 150 phân khối trở lên). 5. Biện pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể dài hạn về phát triển hệ thống giao thông vận tải của Hà Nội. - Nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống các tuyến đường giao thông chính theo phương châm "làm đến đâu xong đến đó". - Quan tâm phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trước hết chú ý đến các bến bãi đỗ xe. 6. Biện pháp quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện. 6.1. Biện pháp quản lý phương tiện giao thông. - Làm tốt công tác cấp giấy phép đăng ký phương tiện giao thông đường bộ. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất các loại phương tiện, loại bỏ những phương tiện không đủ điều kiện an toàn giao thông. - Cần phải đặt ra biện pháp quản lý về mặt kỹ thuật đối với cả môtô. 6.2. Biện pháp quản lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. - Tăng cường quản lý đội ngũ lái xe ôtô chở khách cũng như những người điều khiển các phương tiện khác ngay từ khâu đào tạo. - Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng bia rượu, chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông. II. Nhận xét phần trình bày các biện pháp của tác giả và đề xuất các biện pháp chưa có trong luận án. 1. Nhận xét phần trình bày các biện pháp của tác giả trong luận án. * Ưu điểm: - Trong luận án tác giả đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Những biện pháp tác giả đưa ra đều dựa trên sự tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ khoa học những quy định của pháp luật và tình hình tội phạm trong thực tế. - Tác giả đã có cái nhìn khái quát nhất về tình hình tội phạm, vì thế đã đưa ra được những biện pháp khá phù hợp với thực trạng tình hình giao thông ở thủ đô Hà Nội. - Ưu điểm trong phần trình bày này đó là tác giả đã tìm hiểu tương đối rõ chức năng, hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phòng ngừa tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng ngành, từng cơ quan. * Hạn chế: - Vì luận án đã hoàn thành cách đây khá lâu nên một số biện pháp không còn phù hợp với tình hình hiện nay nên em đã không đưa vào phần tóm tắt của mình. Chẳng hạn như trong phần nêu ra các biện pháp cho Sở Y Tế, tác giả cho rằng nên mở cuộc vận động đội mũ bảo hiểm khi đi môtô và thắt dây an toàn khi điều khiển ôtô. Hiện nay, việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô và thắt dây an toàn khi đi ôtô đã trở thành quy định bắt buộc với người điều khiển các loại phương tiện trên... - Tác giả dùng cụm từ " Biện pháp đấu tranh phòng, ngừa tội phạm" là chưa chính xác. - Tuy tác giả đã có sự tìm hiểu khá công phu, tỷ mỷ các quy định của pháp luật cũng như tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp của mình nhưng một số biện pháp còn thiếu tình khả thi nếu được áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật để xử phạt những người bán rượu, bia cho người mà mình biết là sau khi uống rượu, bia sẽ tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không khả thi. - Trong mỗi phần trình bày các biện pháp dành cho các cơ quan nhà nước, tác giả đều cho rằng các cơ quan này nên phôi hợp với nhau để tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Vì thế không nên để một phần riêng là các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nữa vì có nhiều biện pháp lặp lại của các phần khác là không cần thiết. - Các biện pháp mà tác giả đưa ra mới chỉ giải quyết được những nguyên nhân khách quan chứ chưa thực sụ đi sâu vào nguyên nhân chủ quan của tội phạm. Theo em, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ quan, sự thiếu tôn trọng pháp luật của đại bộ phận người dân. 2. Đề xuất những biện pháp chưa được đề cập trong luận án. - Như đã trình bày ở trên, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thường phát sinh từ thái độ thiếu tôn trọng pháp luật, đối phó. Chính vì thế muốn hạn chế tai nạn giao thông và tội phạm về an toàn giao thông đường bộ thì phải tuyên truyền, vận động, tạo cho nhân dân có ý thức tự giác tôn trọng pháp luật, phải làm cho họ hiểu những quy định pháp luật đặt ra trên hết là nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của họ. Trên thế giới đã có những nước rất thành công trong công tác này, chẳng hạn như tại Ấn Độ, lực lượng cảnh sát giao thông ở đây đã lập ra một Facebook công cộng để nhân dân có thể quay, chụp những bức ảnh hay clip có hành vi vi phạm pháp luật. Cảnh sát sẽ dựa vào những bức ảnh, clip đó xác minh tìm ra người vi phạm để xử phạt. Đây là một biện pháp vừa có tính giáo dục, phòng ngừa vừa có tác dụng khuyến khích nhân dân tham gia vào công tác bảo vệ pháp luật, phòng chống tội phạm. Thiết nghĩ, các ngành chức năng nên tham khảo những biện pháp như trên của các nước trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam nói chung và đặc biệt là những điểm nóng về giao thông như Hà Nội. - Bên cạnh đó, việc nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng giao thông là giải pháp thiết thực nhất để giảm thiểu tai nạn giao thông và tội phạm về trật tự an toàn giao thông. Như tác giả đã trình bày trong luận án, việc bố trí thêm nhiều đường một chiều trong nội thành đặc biệt là những nơi hay xảy ra ùn tắc, tai nạn như đường Trường Chinh, Thái Hà, phố Chùa Láng...Theo em, đây là một giải pháp hợp lý và có hiệu quả đối với tình hình giao thông của Hà Nội hiện nay. Song song với việc bố trí thêm nhiều đường một chiều thì việc đặt thêm các dải phân cách để phân luồng giao thông cũng là một giải pháp tối ưu vừa giảm thiểu tai nạn giao thông vừa mang tính cơ động, ít tốn kém. - Bên cạnh đó vẫn phải làm tốt công tác xây dựng các quy định pháp luật một cách nghiêm minh, chặt chẽ là hành lang pháp lý cho công tác phát hiện, xử lý vi phạm. KẾT LUẬN Vấn nạn giao thông vẫn là mối lo hàng đầu của các quốc gia, để giải quyết được nó không phải một sớm một chiều có thể làm ngay mà phải có sự đầu tư nghiên cứu khoa học, nghiêm túc. Chính phủ phải tổ chức những tổ công tác, những nhóm nghiên cứu chuyên môn để đưa ra những cách giải quyết triệt để vấn nạn này. Có như thế người dân mới thực sự yên tâm khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó cần có sự chung tay góp sức của các tổ chức xã hội và đặc biệt là quần chúng nhân dân trong việc phát hiện và ngăn chặn loại tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ./ Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaitaplonhockytoiphamhoc.doc
  • docTU TU_NG H_ CH MINH H_C K_.doc
Luận văn liên quan