Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh

Đây là luận văn khoa học: “Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ-TPHCM” Phục vụ cho các bạn học sinh, sinh viên dùng làm tài liệu tham khảo. 1/ MỞ ĐẦU Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, nó góp phần đem lại nguồn ngân sách đáng kể cho các quốc gia nuôi trồng thủy sản. Chính động lực này đ thc đẩy người nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích, cải tiến kỹ thuật nuôi. Việt Nam là một nước đang có ngành thủy sản phát triển rất mạnh, với lợi thế về sông ngịi chằn chịt v rừng ngặp mặn ven biển tạo ra diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Cần Giờ, là một huyện ven của Thành phố Hồ Chí Minh với tiềm năng về kinh tế biển và nguồn lợi thủy sản phong phú góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng, pht triển kinh tế x hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường đặc biệt là khi trở thành một mặt hàng xuất khẩu, nghề nuôi nghêu tại Cần Giờ ngày càng phát triển. Nghề nuôi nghêu đ mang lại nhiều lợi nhuận v ổn định, ít rủi ro hơn nuôi tôm. Yêu cầu kỹ thuật không cao, vốn đầu tư tương đối thấp nên rất thích kợp với điều kiện kinh tế x hội tại huyện Cần Giờ (Trương văn T, 1999). Tuy nhiên hiện nay chúng ta gặp phải một số khó khăn như việc quản lý nguồn lợi tự nhin, nguồn giống bị khai thc bừa bi, chưa có phương pháp quản lý, bảo vệ hợp lý cc bi nghu gy nn sự thiếu hụt cũng như sự biến động về nguồn nghêu giống và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các công trình nghin cứu khoa học về nghu cịn qu ít, khơng đáp ứng được tốc độ phát triển của nghề nuôi Để nghề nuôi nghêu đạt hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng, tiềm năng và kinh tế x hội nghề nuôi nghêu ở địa phương là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh.” 2/ MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu đề tài II. TỔNG QUAN TI LIỆU 2.1 Qu trình pht triển nghề nuôi nghêu ở Việt Nam 2.2 Đặc điểm tự nhiên huyện Cần Giờ 2.2.1 Vị trí địa lý - địa hình 2.2.2 Điều kiện tự nhiên 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 2.3. Hiện trạng xã hội 2.3.2 Hiện trạng kinh tế 2.4 Sơ lược về tình hình nuơi trồng thuỷ sản khu vực huyện Cần Giờ - TPHCM từ năm 2000-2005 2.4.1 Kết quả nuôi nghêu 2.4.2 Kết quả nuôi nhuyễn thể 2.4.3 Một số đối tượng nuôi khác 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Cần Giờ 2.5.1 Những tồn tại khó khăn 2.5.2 Các điều kiện khách quan 2.5.3 Những phương hướng và nhiệm vụ khắc phục 2.6 Vi nt về nghề nuơi nghu tại huyện Cần Giờ - TPHCM 2.7 Vai trị của nghề nuơi nghu đối với địa phương III. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp 3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.3 Nội dung nghin cứu 3.3 Phn tích v xử lý số liệu IV. KẾT QUẢ V THẢO LUẬN 4.1 Cc vng nuôi nghu của huyện Cần Giờ 4.2 Những thông tin chung về nông hộ 4.2.1 Vai trị của phụ nữ trong hoạt động thuỷ sản 4.2.2 Độ tuổi 4.2.3 Trình độ học vấn 4.2.4 Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động trong nông hộ 4.2.5 Kinh nghiệm nuôi 4.2.6 Cc nguồn học hỏi kinh nghiệm 4.2.7 Kế hoạch của chủ hộ nuôi nghêu 4.3 Hiện trạng kỹ thuật nuôi nghêu 4.3.1 Loại hình nuôi 4.3.2 Hình thức hoạt động 4.3.3 Chuẩn bị bãi nghêu 4.3.4 Qui mô diện tích nuôi 4.3.5 Nguồn giống 4.3.6 Bao lưới, cắm cọc 4.3.7 Mật độ thả - thời gian thả 4.3.8 Cào vén – san thưa 4.3.9 Chăm sóc và quản lý bãi nuôi 4.3.10 Thu hoạch 4.3.11 Năng suất thu hoạch 4.4 Một số khó khăn trở ngại thường gặp 4.5 Hach tốn kinh tế và phân tích các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 4.5.1 Kết quả sản xuất nuôi nghêu /ha /vụ 4.5.2 Cơ cấu các khoảng mục chi phí sản xuất nuôi nghêu /ha /vụ 4.6 Định hướng phát triển và kiến nghị - đề xuất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 4.6.1 Định hướng phát triển nghề nuôi nghêu của huyện Cần giờ trong nhữnh năm tới 4.6.2 Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề Nuôi nghêu huyện Cần Giờ - TPHCM V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Đề nghị

doc68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệm từ những người nuôi khác là chủ yếu (100% hộ). Hầu hết các nông hộ đều trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để giúp nghề nuôi nghêu ngày càng phát triển, đạt năng suất cao nhất. - Nguồn học hỏi từ báo đài ở các vùng đều ở mức rất thấp do chưa có công tác khuyến ngư. Ngoài ra, các nông hộ ở đây còn học được kinh nghiệm của các tỉnh lân cận thông qua người bán giống được đánh giá ở mức vừa. Kế hoạch của chủ hộ nuôi nghêu Kế hoạch của chủ hộ nuôi nghêu quyết định sự phát triển của vùng nuôi nghêu. Vùng nào có nhiều chủ hộ không tiếp tục nuôi, thay đổi loài nuôi hoặc giảm diện tích nuôi chứng tỏ vùng đó đang có điều kiện bất lợi. Vùng nào có nhiều hộ nuôi nghêu đang tích cực thay đổi kỹ thuật, mở rộng diện tích thì vùng nuôi nghêu đó có hiệu quả. Kế hoạch nuôi nghêu của các nông hộ điều tra được trình bày qua bảng 4.10. Bảng 4.10 Kế hoạch nuôi nghêu của các nông hộ Kế hoạch chủ hộ Cần Thạnh Long Hòa Có Tỷ lệ (%) Có Tỷ lệ (%) Không đổi kỹ thuật 15 100 15 100 Thay đổi loài nuôi 1 6,7 2 13,3 Giảm diện tích nuôi 4 26,6 5 33,3 Tăng diện tích nuôi 3 20 4 26,6 Không nuôi nữa 2 13,3 1 6,7 Hầu hết các hộ đều không thay đổi kỹ thuật nuôi vì họ cảm thấy kỹ thuật hiện tại là phù hợp nhưng kế hoạch giảm diện tích bãi nuôi của các hộ là đáng kể (xã Cần Thạnh chiếm 26,6%, xã Long Hòa chiếm 33,3%) để lý giải cho điều này, theo tôi nghĩ có thể diện tích bãi mà họ sử dụng là rất lớn so với mật độ thả nuôi (bảng 4.13 và 4.16). Việc thay đổi loài nuôi cũng như không nuôi nữa có thay đổi ở các hộ nhưng không đáng kể. Qua số liệu điều tra trên ta nhận thấy tình hình nuôi nghêu ở vùng này có ít nhiều biến động. Hiện trạng kỹ thuật nuôi nghêu thịt 4.3.1 Loại hình nuôi Nuôi nghêu là một nghề đang phát triển ở nước ta trong vài năm gần đây. Thực tế cho thấy giá nghêu thương phẩm năm 2002 trung bình khoảng 1.200 – 1.800đ/kg và đến cuối năm 2004 thì giá nghêu thương phẩm lên từ 7.000 – 9.000đ/kg. Do vậy để nghề nuôi nghêu ngày càng phát triển mạnh hơn tại huyện Cần Giờ thì việc tìm hiểu về kỹ thuật nuôi, những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi nghêu và lợi nhuận mang lại từ nghề nuôi nghêu là rất cần thiết. Do điều kiện tự nhiên của bãi biển huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh nên tại vùng này không tồn tại các bãi nuôi nghêu giống tự nhiên. Nghề nuôi nghêu thịt tại huyện Cần Giờ chia làm 2 hình thức nuôi là nuôi từ nghêu cám lên nghêu thịt (nhóm A) và nuôi từ nghêu trung lên nghêu thịt (nhóm B). Kết quả điều tra về 2 hình thức nuôi này tại 2 xã Long Hoà và Cần Thạnh được trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.11 Số hộ tham gia nuôi nghêu theo 2 hình thức phổ biến Xã Hình thức nuôi Từ nghêu cám lên nghêu thịt (nhóm A) Từ nghêu trung lên nghêu thịt (nhóm B) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Cần Thạnh 8 26,67 7 23,33 Long Hòa 3 10 12 40 Tổngcộng 11 36,67 19 63,33 Biểu đồ 9. Hình thức nuôi nghêu của 2 vùng Qua bảng 4.11 ta thấy số hộ thuộc nhóm A chiếm 36,7%, nhóm B chiếm đa số hơn nhóm A. Qua sơ đồ 4.1 + 4.2 trình bày các bước tiến hành trong kỹ thuật nuôi nghêu thịt theo 2 hình thức trên mà nông dân 2 xã Cần Thạnh và Long Hoà đã áp dụng . Hình thức hoạt động Qua điều tra thì các hộ cho biết: mỗi tổ thì trung bình có từ 3 – 4 hộ hợp tác chung bãi lại để nuôi theo hình thức sau: + Góp vốn: tùy vào khả năng của từng hộ. + Ăn chia : chia theo % tỷ lệ góp vốn. + Nhiệm vụ của từng hộ: với diện tích bãi rộng lớn muốn việc quản lý được bảo đảm thì tổ sẽ chia diện tích bãi ra cho mỗi hộ quản lý. Sơ đồ 4.1 Các bước cơ bản trong qui trình nuôi nghêu từ nghêu cám lên nghêu thịt Chuẩn bị bãi Chuẩn bị con giống Bao lưới - cắm cọc - phân ranh Kiểm tra con giống Thả con giống Cào vén – san thưa Chăm sóc - quản lý Thu hoạch Sơ đồ 4.2 Các bước cơ bản trong qui trình nuôi nghêu từ nghêu trung lên nghêu thịt Chuẩn bị bãi Chuẩn bị con giống Kiểm tra con giống Thả con giống Cào vén – san thưa Chăm sóc - quản lý Thu hoạch 4.3.3 Chuẩn bị bãi nghêu Bãi nuôi nghêu phù hợp sẽ là yếu tố duy trì quá trình phát triển của nghêu cũng như mang lại hiệu quả sản xuất cho người nuôi nghêu. Bảng 4.12 cho chúng ta thấy được cách thức chuẩn bị bãi nuôi nghêu của cả 2 nhóm A và B như sau: Bảng 4.12 Cách thức chuẩn bị bãi nuôi nghêu của 2 nhóm A và B Điều kiện bãi và công tác bảo vệ Nhóm A Nhóm B Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) - Điều kiện bãi nuôi + Bãi nuôi có nước nông gần bờ 11 100 - - + Thuỷ triều của bãi lên xuống đều 11 100 7 36,8 + Nền đáy là cát pha bùn 11 100 19 100 + Thời gian phơi bãi kgông quá 4 – 5 giờ 2 18,8 19 100 + Phơi bãi ở mức triều thấp 11 100 19 100 + Mặt bãi tương đối bằng phẳng 11 100 7 36,8 + Ít sinh vật dịch hại 11 100 19 100 + Sóng gió yên lặng 9 81,8 19 100 + Bãi mới bồi tụ tốt hơn bãi đã sử dụng 11 100 11 57,9 + Nền đáy không sâu đột ngột và không ở nền cao 11 100 19 100 + Chăm sóc quản lý thuận tiện 11 100 19 100 - Công tác chuẩn bị + Sửa san bãi nuôi và san đất bằng phẳng 11 100 19 100 + Gom lượm tạp vật 11 100 19 100 + Chia diện tích bãi nuôi thành các phần nhỏ để dể chăm sóc 11 100 - - + Nền đáy được cày xới kỹ trước khi nuôi 3 27,7 14 73,7 Từ kết quả điều tra của bảng 4.12, theo chúng tôi ghi nhận được từ kinh nghiệm nuôi của các hộ thuộc 2 nhóm A và B, kết hợp so sánh với điều kiện bãi nuôi nghêu thuộc 2 nhóm A và B có vài điều kiện khác biệt nhau trong cách chuẩn bị bãi sau: - Đối với các hộ nuôi nghêu thuộc nhóm A khi chọn bãi nuôi nghêu cám thì phải chọn vùng nước nông gần bờ nên thời gian phơi bãi nhiều hơn so với nơi nước sâu xa bờ. - Đối với các hộ nuôi nghêu thuộc nhóm B hầu hết không chia diện tích bãi ra các phần nhỏ. Vì kích cỡ nghêu lớn nên không chia nhỏ diện tích mà để rộng rãi cho nghêu phát triển tốt hơn. Mặt khác khi chia nhỏ diện tích thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn. 4.3.3.1 Vệ sinh bãi nuôi Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy cả 2 nhóm A và B đều cho rằng việc vệ sinh bãi nghêu là rất cần thiết (100%) trước khi thả giống. Công việc vệ sinh thường là chủ hộ sử dụng nhân công để thu lượm tạp chất, sinh vật địch hại cho nghêu giống. Theo tôi thì đây là việc cần làm để tránh các tác nhân gây hại cho nghêu giống. Qui mô diện tích nuôi Qua quá trình điều tra, chúng tôi ghi nhận lại qui mô diện tích nuôi giữa 2 nhóm A và B theo bảng 4.13 sau: Bảng 4.13 Qui mô diện tích nuôi giữa 2 nhóm A và B Diện tích (ha) Nhóm A Nhóm B Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 5 - 10 2 18,8 6 31,6 11 – 20 9 81,2 8 42,1 21 - 80 0 0 5 26,3 Bảng 4.13 cho thấy cả 2 nhóm A và B có số hộ sử dụng diện tích bãi từ 11 – 20 ha chiếm tỷ lệ cao nhất (81,2 và 42,1%), điều này chứng tỏ diện tích nuôi này là phổ biến ở cả 2 nhóm A và B. Theo tôi qui mô diện tích nuôi này là khá rộng so với mật độ thả (bảng 4.16) chính vì điều này mà nhiều nông hộ đã có ý định giảm diện tích bãi nuôi lại cho kế hoạch nuôi tới (Bảng 4.10). 4.3.5 Nguồn giống Trong bất kỳ qui trình nuôi thịt đối với 1 đối tượng thuỷ sản nào thì con giống mang ý nghĩa quan trọng quyết định đến năng suất sản xuất và cả vụ do đó việc chuẩn bị giống là khâu quan trọng không thể thiếu. Bảng 4.14 Nguồn cung cấp giống cho 2 nhóm A và B Nguồn giống Nhóm A Nhóm B Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Bến Tre 5 45,4 3 15,8 Tiền Giang 2 18,2 4 21,1 Bạc Liêu 2 18,2 4 21,1 Sóc Trăng 2 18,2 3 15,8 Địa phương 0 0 5 26,2 Qua bảng 4.14 ta thấy đa phần nguồn giống được mua từ các tỉnh khác đặc biệt nhiều nhất ở Bến Tre và Bạc Liêu. Nguồn giống nghêu cám thu mua ở địa phương là hầu như không có (0%) vì ở địa phương không có bãi nghêu giống như ở Tiền Giang, Bến Tre, bạc Liêu. Qua thời gian điều tra ở các nông hộ thuộc 2 xã Cần Thạnh và Long Hoà huyện Cần Giờ thì chúng tôi nhận thấy nguồn nghêu trung ở địa phương được các nông hộ thu mua lại ở các sân bãi khác sau thời gian sân này ương nuôi. 4.3.6 Bao lưới, cắm cọc, phân ranh Nhằm mục đích ngăn chặn nghêu giống không bị sóng gió đánh đi xa hoặc lan sang các bãi nuôi lân cận gây thất thoát lớn. Hầu hết các nông hộ nuôi nghêu cám đều phải thực hiện công việc làm hàng rào bảo vệ bãi nuôi. Qua kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp ở các nông hộ thì đây là bước khởi điểm quan trọng trong kỹ thuật nuôi nghêu cám, việc tiến hành bao lưới, cắm cọc, phân ranh của 2 nhóm A và B được thể hiện qua bảng 4.15. Bảng 4.15 Tỷ lệ các hộ tiến hành bao lưới, cắm cọc, phân ranh ở 2 nhóm A và B Công việc tiến hành Nhóm A Nhóm B Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Bao lưới cắm cọc phân ranh 11 100 1 5,26% Không tiến hành bao lưới cắm cọc phân ranh 0 0 18 94,74% Theo bảng 4.15 thì hầu như chỉ nhóm A là tiến hành cắm cọc phân ranh để chia bề rộng của bãi làm thành các đường lưới có diện tích nhỏ hơn để dễ chăm sóc, còn nhóm B thì hầu như không có. Trung bình khoảng cách giữa 2 đường lưới là 5 – 6 m. Cọc dùng để phân ranh là cọc loại A (là cọc tốt, chịu đựng cao với môi trường, cao từ 4 – 7m, đường kính từ 10 – 12cm, giá thành cao), khoảng cách giữa các cọc là 10 – 15 m. Theo kinh nghiệm của các tổ nuôi nghêu thì cách bao lưới như sau: cọc phải được cắm sâu từ 20 – 25cm, lưới được giữ chặt bởi nền cát từ 10 – 15cm. Chú ý khi giăng lưới khoảng cách giữa các cọc phải thích hợp không quá chùng hoặc quá căng lưới, cọc được cắm xuống nền phải chắc và đứng thẳng. 4.3.7 Mật độ thả - thời gian nuôi 4.3.7.1 Mật độ thả Thông thường thì người dân ở đây ít quan tâm đến mật độ thả, mà thường lượng giống thả xuống còn tuỳ thuộc vào nguồn giống và nguồn vốn đầu tư. Hơn nữa khi ở giai đoạn nghêu cám thì diện tích ương nuôi chỉ chiếm 1/3 – 1/4 tổng diện tích nuôi. Khi đã đạt kích cỡ nghêu trung, theo kinh nghiệm nuôi của các tổ nuôi nghêu ở nhóm A thì mật độ nuôi lúc này dày hay mỏng là do quá trình cào vén san thưa. Mật độ thả nuôi nghêu được trình bày qua bảng 4.16 Bảng 4.16 Cỡ nghêu giống thả và mật độ thả nuôi nghêu của 2 nhóm A và B Nhóm nuôi Mật độ (tấn/ha) Cỡ nghêu (con/kg) từ 150-5.000 từ 5.000-10.000 từ 10.000-50.000 ≥ 50.000 A Dao động 0,08 – 0,30 Trung bình 0,23 B Dao động 0,03 – 2,4 0,12 – 2,38 0,33 – 0,53 Trung bình 0,58 0,56 0,41 Qua bảng 4.16, ta thấy mật độ trung bình của cỡ nghêu càng nhỏ thì càng thấp , theo tôi nghĩ thì điều này là hợp lý vì cỡ nghêu càng nhỏ thì giá càng mắc, với khả năng của người dân nơi đây là có hạn nên họ không thể mua với số lượng nhiều để thả nuôi. Mặt khác cỡ nghêu càng nhỏ trên thị trường thời điểm đó (năm 2003) trở nên khan hiếm (theo báo cáo tổng kết của Phòng Kinh Tế về tinh hình hoạt động nuôi nghêu trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2003) nên khó có thể kiếm mua được một số lượng lớn nghêu giống với kích cỡ nhỏ (≥ 50.000 con/kg) để thả nuôi. 4.3.7.2 Mùa vụ Mùa vụ thả cũng chính là thời điểm thu mua giống (bảng 4.14). - Nhóm A: mùa vụ tập trung vào các tháng 6, 7, 8 dương lịch. - Nhóm B: mùa vụ thường diễn ra quanh năm, tập trung vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 10, 11 dương lịch. 4.3.7.3 Thời gian nuôi Thời gian nuôi giữa 2 nhóm được trình bày qua bảng 4.17 sau: Bảng 4.17 Thời gian nuôi của 2 nhóm Thời gian nuôi (tháng) Nhóm A Nhóm B Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 6 – 12 2 18,18 3 15,79 12 – 18 2 18,18 3 15,79 18 – 24 6 54,54 9 47,37 24 - 36 1 9,10 4 21,05 Theo bảng 4.17 ta có kết quả sau: Cả hai nhóm A và B đều có thời gian nuôi tập trung từ 18 – 24 tháng (54,5%; 47,4%), kế đến là tập trung vào các thời gian từ 6 – 12 tháng và 12 – 18 tháng và có rất ít hộ nuôi nghêu trên 24 tháng ở nhóm A nhưng nhóm B thì trái lại. Điều này cho thấy thời gian nuôi ngắn ngày hay dài ngày còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và bị ảnh hưởng mạnh bởi giá cả của thời điểm bán. Nhìn chung thời gian nuôi phản ánh giá cả thị trường lúc đó. Nếu chủ nuôi cảm thấy nuôi đến thời gian đó mà thu hoạch được giá thì chủ nuôi sẽ thu hoạch. 4.3.8 Cào vén – San thưa Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng đối với nghề nuôi nghêu. Trong quá trình nuôi nghêu, người nuôi thường theo dõi bãi để nhận biết những chỗ nghêu tập trung dày đặc nhằm san mỏng ra. Thời gian nuôi càng dài thì số lần cào thưa càng nhiều. Số lần cào thưa ở 2 nhóm A và B của các hộ nuôi ở 2 xã Cần Thạnh – Long Hoà huyện Cần Giờ qua điều tra được trình bày ở bảng 4.18. Bảng 4.18 Số lần cào thưa và trọng lượng nghêu trung bình đạt được sau lần cào sau cùng của 2 nhóm A và B Thời gian nuôi (tháng) Nhóm A Nhóm B Số lần cào Cỡ nghêu TB đạt được sau lần cào sau cùng (con/kg) Số lần cào Cỡ nghêu TB đạt được sau lần cào sau cùng (con/kg) 6 –12 1 – 3 700 – 1.500 0 – 2 200 – 300 12 – 18 3 – 5 400 – 500 1 – 3 150 – 200 18 – 24 4 – 6 100 – 300 2 – 3 100 – 150 24 – 36 5 – 8 100 – 120 3 - 5 100 - 120 Kết quả ở bảng 4.18 cho thấy là hợp lý - Đối với nhóm A: do con giống thả còn rất nhỏ nên sau thời gian ngắn nuôi con giống sẽ lớn nhanh nên số lần cào thưa đối với nhóm A càng dài hơn đối với nhóm B. Theo kinh nghiệm nuôi nghêu của các hộ nuôi ở nhóm A cho biết phải tiến hành cào thưa theo định kỳ, công việc tiến hành phải thận trọng và hạn chế trong những ngày nắng nóng vì có thể làm cho nghêu chết. - Đối với nhóm B: số lần san thưa ít hơn nhóm A do con giống ở giai đoạn này đã lớn, khoảng cách giữa 2 lần cào thưa lúc đầu khoảng 4 – 5 tháng sau đó khoảng thời gian này tăng dần. Các hộ nuôi nghêu ở nhóm này thường cào thưa đến khi con giống cỡ 100 – 120 con/kg thì ngưng để nó tự phát triển. Chăm sóc và quản lý bãi nuôi nghêu Tìm hiểu nghề nuôi nghêu ở 2 xã Long Hoà và Cần Thạnh huyện Cần Giờ, chúng tôi nhận thấy các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, quản lý được thực hiện khá chặt chẽ và chu đáo. Việc quản lý, chăm sóc của 2 nhóm A và B được thực hiện như sau: 4.3.9.1 Canh giữ và bảo vệ Đối với nhóm A: nghêu cám có trọng lượng quá nhỏ, số lượng giống quá nhiều, giá giống rất cao nên việc bảo vệ là khâu quan trọng trong việc chăm sóc, quản lý. Theo kết quả điều tra thì phần lớn công việc này dựa vào thủy triều. Nếu thủy triều lên cao và rút chậm không cạn bãi thì việc bảo vệ, canh giữ phải được phân công nghiêm ngặt. 4.3.9.2 Mở rộng khu vực lưới ranh Qua quá trình điều tra, tôi ghi nhận được việc mở rộng khu vực lưới ranh thường tiến hành ở nhóm A. Nghêu con sau thời gian ương nuôi lớn dần. Người nuôi theo dõi mở rộng lưới ranh ra phạm vi rộng hơn nhằm mục đích để nghêu tiếp tục nhận nguồn thức ăn phong phú hơn. 4.3.9.3 Kiểm tra nghêu di động và bị cuốn trôi Theo kinh nghiệm nuôi nghêu lâu năm, các tổ nuôi nghêu đã cung cấp cho chúng tôi một vài cách kiểm tra nghêu di động và bị cuốn trôi như sau: Thông thường, để nhận ra nơi nghêu tập trung, người nuôi giỏi cần chú ý đến những điểm lấm tấm nhỏ trên bãi cát khi nước rút cạn. Những điểm lấm tấm nhỏ này nếu càng có nhiều ở nơi nào thì nơi đó càng có nhiều nghêu tập trung. Vì thế, trong suốt thời gian nuôi này, cần phải chú ý xem nghêu có bị cuốn trôi không vì chất nhầy do nghêu tiết trong điều kiện bất lợi của môi trường (sự tăng cao của nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất) giúp nó nổi được và cuốn trôi theo dòng nước. Do đó, cần phải phát hiện kịp thời để chặn lưới thêm và thu vén phần bị trôi đem trở lại khu vực nuôi. 4.3.9.4 Phòng chống địch hại Ngoài các yếu tố tự nhiên là các yếu tố môi trường do thiên nhiên gây ra như sóng, gió, bão,… mà con người chỉ có thể dự báo trước qua đài khí tượng thuỷ văn trong khi nuôi còn gặp các địch hại sinh vật khác như cua, ốc mượn hồn, ốc lăng, ốc gai, sứa, con bông sen,.. Cách diệt trừ các địch hại sinh vật là dùng sức người bắt hết khi thuỷ triều xuống. 4.3.10 Thu hoạch Qua điều tra ở các nông hộ nuôi nghêu ở 2 xã Cần Thạnh – Long Hoà huyện Cần Giờ thì việc thu hoạch hầu hết đều do thương lái tới mua đảm trách, chủ nuôi chỉ có việc nhận tiền. Chi phí thu hoạch là do thương lái chịu nên chủ nuôi không tốn kém chi phí cho vấn đề này. 4.3.11 Năng suất thu hoạch Năng suất trung bình (tấn/ha/vụ) là sản lượng thu hoạch được (tấn) trong một vụ tính trên một hecta diện tích nuôi. Năng suất thu hoạch cao hay thấp là biểu hiện sự thành bại trong nghề nuôi nghêu. Năng suất trung bình của mỗi nhóm A và B được trình bày qua bảng 4.19. Bảng 4.19 Năng suất trung bình (tấn/ha/vụ) của nhóm A, B Mức năng suất (tấn/ha/vụ) Nhóm A NhómB Dao động 10 – 50 2 – 40 Trung bình 24,27 12,40 Qua kết quả của bảng 4.19, chúng tôi nhận thấy năng suất trung bình (tấn/ha/vụ) của nhóm A là 24,27 tấn/ha/vụ cao gấp đôi so với nhóm B là 12,40 tấn/ha/vụ. Điều này cũng hợp lý vì nhóm A nuôi từ nghêu cám lên nghêu thịt nên số lượng nhiều hơn, thời gian nuôi cũng tương đối lâu hơn nên năng suất cũng cao hơn so với nhóm B. 4.4 Một số khó khăn trở ngại thường gặp Qua tiếp xúc với các hộ nuôi nghêu, chúng tôi ghi nhận được 1 số khó khăn và trở ngại mà người nuôi nghêu thường gặp như sau: + Trong những do thời tiết nóng dần lên nhất là vào lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột gây bất lợi cho nghêu nuôi. Qua ý kiến của các hộ nuôi nghêu thì thường vào khoảng tháng 3 – 4 dương lịch thời tiết trở nên khắc nghiệt làm cho nghêu chết rất nhiều dẫn đến sản lượng thu hoạch rất thấp, do đó tổng thu nhập lại thấp hơn tổng chi phí mà chủ nuôi bỏ ra ban đầu dẫn đến thua lỗ thậm chí nhiều hộ nuôi nghêu phải trắng tay. Theo Phòng Kinh Tế huyện Cần Giờ thì trong năm 2003, có xảy ra hiện tượng nghêu chết cụ thể vào tháng 2 – 3 âm lịch và đầu tháng 9 – 10 âm lịch. Nguyên nhân chủ yếu do biến động thời tiết (giao mùa). Ước tính tổng sản lượng thiệt hại trong 2 đợt nghêu chết cả 2 xã khoảng 5% trên tổng trữ lượng các sân. Ngoài ra ở vùng biển Cần Giờ trong 1 năm có sự thay đổi lớn của 2 hướng gió. Từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5 dương lịch gió đổi từ chướng qua Nam làm vùng biển ở đây hanh khô, nhiệt độ thường lên cao, nước biển nóng hơn bình thường. Từ tháng 9 – 10 dương lịch có sự thay đổi từ gió Nam qua chướng, trong thời gian này thủy triều rút cạn hoàn toàn, thời gian phơi bãi kéo dài. Vào 2 thời điểm đó, thời tiết thay đổi rất lớn, nghêu thường tiết nhiều nhớt để di chuyển, vì vậy nếu không chặn lưới kịp thời thì lượng hao hụt sẽ rất cao. Với kinh nghiệm đã trải qua người nuôi nghêu đã biết cách khắc phục trước những biến động đó, họ biết cách chặn lưới theo hướng gió thay đổi theo từng thời điểm để hạn chế sóng gió làm nghêu nuôi đi ra khỏi sân nuôi, và hạn chế thả nghêu vào thời điểm mưa bão. Mặt khác, địch hại của nghêu cũng là mối bận tâm lớn cho các chủ nuôi. Các địch hại đó bao gồm: ốc, cua biển, sao biển, con bông sen. Bên cạnh đó người nuôi còn cho biết thêm vào tháng 3, 4, 5 dương lịch thường xuất hiện sâu lông biển. Các loại sâu này có kích thước dài cỡ 10 – 12cm, thân tròn cứng, có màu xanh ửng hồng. Là loài sâu có chất độc gây ngứa, là mối đe dọa của loài nghêu nuôi. Người nuôi xem chúng như 1 dạng “thiên tai”. Tuy nhiên, chúng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không theo định kỳ. Cách tiêu diệt sâu lông là dùng lưới chặn bắt hoặc khi thủy triều rút thì sử dụng sức lao động để bắt. Đối với các sinh vật địch hại khác cũng vậy. 4.5 Hạch toán kinh tế và phân tích các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 4.5.1 Kết quả sản xuất nuôi nghêu/ha/vụ Kết quả sản xuất nuôi nghêu/ha/vụ được cấu thành từ các chỉ tiêu như: chi phí sản xuất/ha/vụ, thu nhập/ha/vụ, được trình bày qua bảng 4.20 4.5.1.1 Chi phí sản xuất/ha/vụ Thông qua chi phí sản xuất/ha/vụ, ta có thể so sánh các kết quả thực tế với các chi phí đã bỏ ra và tính toán hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Bảng 4.20 cho thấy chi phí nhóm A cao hơn chí phí nhóm B. Theo tôi điều này cũng hợp lý là vì: + Do thời gian nuôi của nhóm A lâu hơn nhóm B nên chi phí giữ bãi, chi phí san thưa cũng sẽ cao hơn và tiền lời ngân hàng cũng sẽ nhiều hơn. + Ngoài ra giá nghêu giống của nhóm A cao hơn nhóm B. + Kích cỡ nghêu giống của nhóm A rất nhỏ do đó càng dễ bị sóng gió, dòng nước đưa đi dễ làm thất thoát nghêu giống vì vậy cần phải tăng mật độ bao lưới rào chắn nên chi phí gia tăng. Bảng 4.20 Kết quả sản xuất nghêu/ha/vụ tại 2 nhóm A và B trên 2 xã Long Hoà và Cần Thạnh huyện Cần Giờ Hình thức nuôi Các chỉ tiêu kinh tế Đơn vị tính Cỡ nghêu thả (con/kg) từ 150-5.000 từ 5.000-10.000 từ 10.000-50.000 ≥ 50000 Nhóm A Chi phí Triệu đồng 90,47 77,76 Thu nhập nt 162,28 188,11 Lợi nhuận nt 71,81 110,36 Nhóm B Chi phí nt 58,85 78,29 Thu nhập nt 123,33 92,47 Lợi nhuận nt 64,48 14,18 4.5.1.2 Thu nhập/ha/vụ Từ bảng 4.20, xét về phương diện chung, ta có thể thấy thu nhập/ha/vụ tăng khi cỡ nghêu nhỏ dần. Thu nhập /ha/vụ của nhóm A cao hơn nhóm B là vì sản lượng thu được của nhóm A cao hơn nhóm B (xem phụ lục 6). 4.5.1.3 Lợi nhuận/ha/vụ Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản biểu hiện đầy đủ hiệu quả của nghề nuôi nghêu. Từ bảng 4.20 cho ta thấy rằng lợi nhuận tăng khi kích cỡ nghêu nuôi nhỏ. Ta thấy đối với loại nghêu cám có kích cỡ từ 50.000 con/kg trở lên mang lợi nhuận cao nhất (110,36 triệu/ha/vụ). Chính vì vậy mà đã gây nên sự săn lùng nghêu cám có kích cỡ nhỏ về thả nuôi mặc dù giá giống là rất cao. Trong bảng 4.20 ta thấy lợi nhuận mang lại của cỡ giống từ 5.000 - 10.000 (con/kg) là thấp nhất (14,18 triệu/ha/vụ) vì một số tổ trong nhóm này bị thua lỗ có thể là do nguyên nhân về thời tiết, địch hại hay do thả với mật độ quá dày làm cho nghêu chết hàng loạt dẫn đến sản lượng thu hoạch rất thấp nên tổng thu nhập của các hộ này nhỏ hơn tổng chi phí dẫn đến thua lỗ. Nhìn chung thì lợi nhuận của người nuôi nghêu mang lại là rất cao. Lợi nhuận thu được là cơ sở để nâng cao mức sống của người nuôi nghêu và gia đình họ, là một nguyên nhân thúc đẩy phong trào nuôi nghêu ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. 4.5.2 Cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất nuôi nghêu/ha/vụ Chi phí toàn bộ trong quá trình nuôi nghêu được cấu thành bởi nhiều khoảng chi khác nhau. Cơ cấu các khoảng mục chi phí sản xuất nuôi nghêu/ha/vụ được thể hiện qua bảng 4.21. 4.5.2.1 Chi phí giống Theo kết quả của bảng 4.21 cho chúng ta thấy, trong cả 2 hình thức nuôi từ nghêu cám lên nghêu thịt và từ nghêu trung lên nghêu thịt ở xã Long Hoà và Cần Thạnh huyện Cần Giờ thì chi phí giống luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cho chúng ta thấy việc đầu tư tiền vốn để mua giống là vấn đề quan trọng nhất. Thực tế, theo chúng tôi biết thì tiền mua nghêu giống luôn luôn là mối bận tâm lớn nhất của mỗi sân nghêu. Do đó cần có sự hỗ trợ thiết thực của ngân hàng về việc cho vay vốn nhằm tạo điều kiện cho nghề nuôi nghêu phát triển hơn. 4.5.2.2 Chi phí vận chuyển Qua bảng 4.21 ta thấy chi phí vận chuyển của nhóm A cao hơn nhóm B lý do là vì nghêu cám chỉ có ở các địa phương khác nên chi phí vận chuyển cao còn nhóm B thì nguồn giống thường được các chủ nuôi mua ở các sân khác ở cùng địa phương nên chi phí vận chuyển thấp. 4.5.2.3 Chi phí chuẩn bị bãi Qua bảng 4.21, chi phí chuẩn bị bãi của 2 nhóm A và B không khác biệt nhau nhiều. Điều này chứng tỏ công tác chuẩn bị bãi ở hai nhóm đều thực hiện như nhau. Thường thì chi phí này phụ thuộc vào diện tích mặt bãi sử dụng cho nuôi nghêu. Nếu diện tích càng lớn thì chi phí chuẩn bị bãi sẽ càng cao là do tốn kém công lao động nhiều hơn. 4.5.2.4 Khấu hao cho phí cố định và tu bổ Do các chủ nuôi ở đây không phải lần đầu họ nuôi mà đã nuôi nhiều vụ rồi nên chi phí về lưới và cọc, chòi bảo vệ đều đã sẵn có nên khi tính hiệu quả sản xuất ở vụ này tôi chỉ tính đến khấu hao của chi phí cố định và chi phí bổ sung, tu bổ. Qua bảng 4.21 ta thấy khấu hao chi phí cố định và tu bổ của 2 nhóm có sự khác biệt nhau, theo tôi thì chi phí này tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng của từng hộ nếu sử dụng càng lâu thì cần phải tu bổ hoặc mua mới nên chi phí này sẽ cao hơn. Bảng 4.21 Cơ cấu các khoảng mục chi phí sản xuất nuôi nghêu/ha/vụ theo 2 hình thức A và B (Đơn giá : triệu đồng ) Hình thức nuôi Các khoảng mục chi phí Cỡ nghêu (con/kg) từ 150- 5.000 từ 5.000-10.000 từ 10.000-50.000 ≥ 50.000 Nhóm A CPG 70,96 63,20 CPVC 0,22 0,22 CPCBB 0,11 0,13 KHCPCĐ&TB 0,30 0,36 CPGB 3,27 2,52 CPST 2,16 1,76 Thuế bãi 0,67 0,76 TLNH 12,78 8,81 ∑chi phí ∑=90,47 ∑=77,76 Nhóm B CPG 42,53 62,99 CPVC 0,12 0,11 CPCBB 0,11 0,10 KHCPCĐ&TB 0,56 0,36 CPGB 3,66 2,80 CPST 1,96 1,62 Thuế bãi 0,96 0,79 TLNH 8,95 9,52 ∑chi phí ∑=58,85 ∑=78,29 Ghi chú: CPG: Chi phí giống CPVC: Chi phí vận chuyển CPCBB: chi phí chuẩn bị bãi CPGB: Chi phí giữ bãi CPST: chi phí san thưa TLNH: Tiền lãi ngân hàng KHCPCĐ&TB: Khấu hao chi phí cố định và tu bổ (mua mới và sửa chữa lưới, cọc) 4.5.2.5 Chi phí giữ bãi, chi phí san thưa So với các chi phí khác (trừ chi giống, tiền lãi ngân hàng) thì 2 chi phí này khá cao. Qua 4.21 , ta thấy 2 chi phí này ở cả 2 nhóm nuôi A và B không khác biệt nhau nhiều. Qua kết quả điều tra và phân tích xử lý số liệu tôi nhận thấy chi phí giữ bãi phụ thuộc vào thời gian nuôi (phụ lục 3, 7) vì thời gian nuôi càng lâu thì công giữ bãi càng cao, còn chi phí san thưa thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cỡ nghêu, diện tích nuôi, thời gian nuôi, mật độ nuôi. Hộ nào nuôi với thời gian càng lâu, diện tích càng lớn, mật độ càng cao thì chi phí sang thưa càng cao. Điển hình như hộ ông Cù Đình Thang, Đoàn Ngọc Dũng, Đoàn Thanh Trung, Trần Văn Mạnh (phụ lục 2, 3). 4.5.2.6 Thuế sử dụng bãi nuôi Qua bảng 4.21, ta thấy chi phí thuế bãi của nhóm B lớn hơn nhóm A, điều này chứng tỏ nhóm B sử dụng diện tích nuôi cao hơn nhóm A. Qua kết quả điều tra ở các hộ nuôi nghêu ở 2 xã Cần Thạnh – Long Hoà thì đa số các hộ nuôi đều thuê sân bãi nhà nước để nuôi nghêu với mức đóng thuế là 300.000 đồng/ha/năm, ngoài ra có 1 số chủ hộ thuê lại bãi của người khác đứng tên thuê với mức chênh lệch là 1 triệu đồng/ha/năm. Qua đó ta thấy nhà nước có chính sách ưu đãi đối với người nuôi nghêu. 4.5.2.7 Tiền lãi ngân hàng Tại huyện Cần Giờ, theo điều tra của chúng tôi thì có 2 nguồn vốn vay chính như sau: - Vay theo quỹ “Xoá đói giảm nghèo”, thường thì số tiền ít không đủ để hùng vốn, mỗi hộ chỉ được vài triệu đồng tuỳ theo hoàn cảnh. - Vay của ngân hàng có thế chấp với lãi suất 1%/ tháng giới hạn trong 1 năm. Ta nhận thấy với nguồn vốn vay như thế thì đối với các hộ nghèo không có gì để thế chấp thì khó mà tham gia hoạt động nuôi nghêu. Thiết nghĩ, nhà nước cần có chính sách thích đáng để cho mọi tầng lớp đều có thể tham gia nuôi nghêu tăng thu nhập cho người dân. 4.6 Định hướng phát triển và kiến nghị-đề xuất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ-TPHCM. 4.6.1 Định hướng phát triển nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ trong những năm tới Để nghề nuôi nghêu trên địa bàn phát triển theo hướng ổn định lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng chính là mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Cần Giờ sau năm 2000. Cần tiến hành một số biện pháp chủ yếu sau: * Tổ chức lại hội ngành nghề: vận động hình thành các tổ hợp tác nuôi nghêu trên cơ sở tự nguyện để có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm, giúp đỡ nhau thúc đẩy sản xuất, đồng thời bảo vệ và đảm bảo quyền lợi pháp lý của người sản xuất khi có những rủi ro khách quan xảy ra. * Quản lý việc cung ứng con giống: việc tự tìm nguồn giống và mua lẻ tẻ ở các nơi của các tổ chức nuôi hiện nay không đảm bảo yêu cầu về chất lượng con giống cũng như dễ bị các thương lái nâng giá. Do đó việc hình thành một số tổ chức chuyên cung ứng con giống là cần thiết, có sự khuyến khích, ưu đãi của nhà nước và phối hợp quản lý của các cơ quan chuyên môn. * Cải tiến quy trình chăm sóc quy hoạch: hàng năm thường xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt vào các tháng giao mùa, nắng nóng làm thiệt hại đáng kể sản lương nghêu trên diện tích được thả nuôi. Qua kinh nghiệm cho thấy, ở những diện tích nuôi với mật độ thấp và vừa, tình trạng nghêu chết ở các thời điểm này ít hơn. Huyện đã chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn bằng nhiều biện pháp khuyến cáo các hộ nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thả giống, chăm sóc và thu hoạch ở những thời điểm thích hợp để hạn chế một phần thiệt hại do sự thay đổi thời tiết, môi trường. * Thực hiện chính sách bảo hộ bao tiêu sản phẩm để đảm bảo ổn định đầu ra cho các hộ nuôi nghêu trên địa bàn huyện Cần Giờ. 4.6.2 Kiến nghị và đề suất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề nuôi nghêu huyện Cần Giờ * Về vốn đầu tư: do chu kỳ sản xuất một vụ nuôi kéo dài thường 18- 24 tháng trong khi chu kỳ vay hiện tại trong các chương trình cho vay tín dụng bị giới hạn là 12 tháng. Đề nghị các ngành chức năng xem xét cho phép kéo dài chu kỳ vay vốn (từ 24-36 tháng) đối với các dự án nuôi nghêu trên địa bàn huyện Cần Giờ. Riêng đối với các chương trình tín dụng có mức lãi suất trên 0,6%/tháng kiến nghị thành phố xem xét giải quyết bù trợ mức chênh lệch lãi suất để áp dụng cho các đối tượng vay là dân nghèo bằng mức lãi suất của chương trình “Xoá đói giảm nghèo” (0,6%/tháng) * Về vấn đề con giống: kiến nghị thành phố có ý kiến chỉ đạo các ngành chức năng liên quan (Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II, Trung Tâm Giống Thành Phố…) giải quyết vấn đề cung ứng con giống theo hai phương án: - Nghiên cứu sản xuất giống tại chỗ. - Tổ chức phối hợp với các địa phương có nguồn giống tự nhiên để hợp đồng dài hạn cung ứng giống cho ngư dân nuôi theo mùa vụ và theo kế hoạch phát triển của huyện. * Các cơ quan chuyên ngành thành phố có sự phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn địa phương trong công tác quản lý môi trường, dịch bệnh; quản lý mật độ thả giống, kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch…Trước mắt, nghiên cứu việc cơ khí hoá cho nghề nuôi nghêu ở khâu can thưa và thu hoạch sản phẩm; biện pháp bảo quản tươi sống, sơ chế sản phẩm tại chỗ sau thu hoạch. * Khâu tiêu thụ sản phẩm: là yếu tố quyết định tính bền vững và ổn định của nghề nuôi nghêu. Do đó, đề nghị Sở Kế Hoạch - Đầu Tư, Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn cùng Tổng Công Ty Thương Mại Saigon nghiên cứu đề xuất Thành phố xem xét có chủ trương thực hiện chính sách bảo hộ, bao tiêu sản phẩm nghêu ở địa phương trên cơ sở áp dụng mức giá sàn đối với sản phẩm nghêu trên địa bàn huyện Cần Giờ. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh chuyên ngành sẽ kí hợp đồng dài hạn với các hộ nghêu, để đầu tư vốn ngay từ đầu vụ và thu mua sản phẩm khi cuối vụ thu hoạch. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Nghề nuôi nghêu của huyện Cần Giờ tuy chỉ mới phát triển vài năm gần đây nhưng hiệu quả kinh tế do nó mang lại là rất cao. Việc phát triển nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ, chẳng những đem lại lợi ích kinh tế thiết thực giúp nhiều hộ gia đình ở 2 xã Cần Thạnh – Long Hoà vươn lên làm giàu từ sự nghèo khó, mà còn góp phần giải quyết đáng kể hàng ngàn lao động (địa phương chiếm 20% Tiền Giang và Bến Tre chiếm 80%) có công ăn việc làm với mức thu nhập 1.000.000đ/người/tháng . Qua những kết quả điều tra được ở các hộ nuôi nghêu trên địa bàn 2 xã Cần Thạnh và Long Hoà huyện Cần Giờ, chúng tôi ghi nhận được những kết quả sau đây: + Trình độ học vấn của người dân thuộc 2 xã còn thấp, đa phần có trình độ từ cấp 1- cấp 2. Chính vì vậy mà họ gặp hạn chế trong khi tiếp thu hay giải quyết các vấn đề khó khăn về kỹ thuật. + Năng suất trung bình đạt được khá cao: Khi nuôi từ nghêu cám lên nghêu thịt: 24,27 tấn/ha/vụ Khi nuôi từ nghêu trung lên nghêu thịt: 12,40 tấn/ha/vụ + Chi phí sản xuất rất cao đặc biệt là chi phí giống và tiền lãi ngân hàng. Tuy nhiên, nghề nuôi nghêu của huyện Cần Giờ vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: về nguồn vốn, nguồn giống, các hoạt động khuyến ngư… 5.2 Đề nghị Cần có những chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay với mức lãi suất hợp lý được giới hạn trong thời gian lâu hơn cho các hộ nuôi. Hình thành một số tổ chức chuyên cung ứng con giống với chất lượng cao. Kiểm soát và quản lý việc khai thác nghêu giống một cách chặt chẽ, tránh tình trạng nguồn giống trở nên khan hiếm tạo cơ hội cho các thương lái nâng giá giống gây khó khăn cho các hộ nuôi. Vận động hình thành các tổ hợp tác nuôi nghêu trên cơ sở tự nguyện để có điều kiện trao đổi học tập lẫn nhau… Các cơ quan chuyên môn cần có nhiều biện pháp khuyến cáo các hộ nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thả giống, chăm sóc và quản lý ở từng thời điểm thích hợp để hạn chế một phần thiệt hại do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Thực hiện chính sách bảo hộ bao tiêu sản phẩm để bảo đảm ổn định đầu ra cho nghêu và để cho các hộ nuôi an tâm sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHÒNG THỐNG KÊ HUYỆN CẦN GIỜ, 2004. Niên giám thống kê 2004 2. PHÒNG KINH TẾ HUYỆN CẦN GIỜ, 2004. Một số báo cáo tổng kết tình hình nghề nuôi nghêu của huyện Cần Giờ và Mục tiêu phương hướng phát triển nghề nuôi nghêu trên địa bàn từ năm 2000-2005. 3. NGÔ TRỌNG LƯ, 1996. Điều kiện sinh thái bãi nuôi nghêu. BCKH - Viện nghiên cứu NTTS II. 4. TRƯƠNG VĂN TÚ, 1999. Điều tra về kinh tế xã hội và kỹ thuật nuôi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) tại Cần Giờ -Tp.HCM. LVTN Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm, Tp.HCM. 5. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG, 2000. Nghiên cứu các điều kiện sinh thái môi trường ảnh hưởng đến quá trình nuôi nghêu (Meretrix lyrata) ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre. BCKH - Viện nghiên cứu NTTS II. 6. NGUYỄN HỮU PHỤNG, 2001. Một số đặc điểm sinh học dinh dưỡng của nghêu (M. lyrata Sowerby, 1851) và sò huyết ( Anadara granosa Linnaens) ở bãi triền ven biển tỉnh Bến Tre. BCKH - Viện nghiên cứu NTTS II. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG HỘ 1.Về nhân khẩu - Họ và tên chủ hộ:……………………………………………………………………… - Giới tính: Nam [ ] Nữ [ ] - Tên người được phỏng vấn:…………………………………………………………… - Quan hệ với chủ hộ:…………………………………………………………………… - Tuổi chủ hộ: - Trình độ văn hoá: - Chuyên môn nuôi thuỷ sản: [ ] trung cấp [ ] cao đẳng [ ] đại học - Dân tộc: - Ấp:……………… Xã:……………… Huyện:…………… Tỉnh:……………………. - Tình trạng cư trú: [ ] Thường trú [ ] Tạm trú - Hộ thuộc diện: [ ] nghèo [ ] không nghèo - Tổng số người trong hộ:……………………………………………………. người Nam:………………… người Nữ:………………... người - Tổng số lao động trong hộ: người Nam:………………… người Nữ:…………………người - Tổng số LĐ GĐ tham gia nuôi nghêu:………………………………………người Nam:………………… người Nữ:…………………người - Thời gian nuôi nghêu TB/ngày:…………………………………………. giờ/ngày 2. Sở hữu về đất đai: 3.Tiêu thụ sản phẩm trong năm Sản phẩm ∑ sản lượng thu hoạch (tấn) ∑ sản lượng bán trong năm qua Tổng chi phí (‘000đ) Tổng thu nhập (‘000đ) Lượng bán (tấn) Giá (‘000đ/tấn) -Nghêu +Nghêu giống +Nghêu thịt -Cá -Lúa -Hoa màu -Chăn nuôi -Khác (ghi rõ) 4. Người quyết định chính: +Công việc gia đình Anh Chị Cả hai +Nuôi thuỷ sản Anh Chị Cả hai 5. Lao động từ các hoạt động khác trong năm STT Lĩnh vực Tổng Thu nhập Số người trong gia đình tham gia(người) Thu nhập BQ Tháng/người (‘000đ) Chỉ tiêu BQ tháng/người cho các nghề làm cụ thể (‘000đ) 1 Làm thuê trong NTTS 2 Làm thuê trong NN 3 Làm thuê trong CBTS 4 Buôn bán/Dịch vụ 5 Công nhân viên 6 Cho thuê tài sản 7 Ngành nghề khác (liệt kê) 6.Tình hình tín dụng trong năm STT Nguồn vay Lượng vay (‘000đ) Sử dụng vốnvay (‘000đ) Lãi suất vay (%/tháng) Tiền Hiện vật quy ra Nuôi nghêu Khác (ghirõ) 1 Ngân hàng NN&PTNT s2 Quỹ XĐGN 3 Quỹ tín dụng HPN 4 Vay của tư nhân 5 Vay của HH/bạn bè 6 Vay nguồn khác (ghi rõ)…….. II. THÔNG TIN KỸ THUẬT , CHI PHÍ VÀ THU HOẠCH NUÔI NGHÊU CỦA NÔNG HỘ 1.Thông tin về kỹ thuật - Hình thức nuôi: 1.HTX 2.Liên kết với cácnông dân khác 3. Cá nhân 4.Khác - Thời gian thả giống: tháng ……………………………………………………….. - Thời gian thu hoạch: tháng………………………………………………………… - Số năm đã nuôi nghêu: - Diện tích bãi nuôi nghêu(ha): - Số bãi nuôi: Bãi1:………….ha ; Bãi2:……………ha ; Bãi3:………….ha - Vị trí bãi nuôi: 1.gần bờ biển 2.xa bờ 3.rạch / xẻo 4.khác - Có chuẩn bị bãi nuôi trước khi thả giống không? Có không +có dọn vệ sinh mặt bãi không? Có không +chi phí dọn vệ sinh bãi nuôi (‘000đ) Mô tả công việc:……………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… +có hàng rào bảo vệ không? Có không +chi phí hàng rào bảo vệ(‘000đ): Hàng rào lưới cao mấy tấc:……………cm; Bao mấy lần lưới:……………… Khoảng cách giữa các cọc giữ lưới:………..cm; Chiều dài TB của cọc:.......cm - Có thường xuyên kiểm tra rào chắn trong quá trình nuôi không? +Có thuê LĐ canh gác bãi nghêu ko?(tính cả LĐ nhà):……………người +Lương trả cho LĐ này:………………đ/người/tháng:…………….người - Trong quá trình Ông (bà)có thường xuyên kiểm tra bãi không? - Ông(bà) có kinh nghiệm gì phán đoán , kịp thời ngăn chặn hiện tượng nghêu đi ra khỏi bãi nuôi:………………………………………………………………………… - Sau mỗi vụ có làm vệ sinh cho bãi nuôi không? Nếu có : công việc gì?.............................................................................................. - Có tiến hành san thưa , thả bù trong quá trình nuôi không? Lý do: có hoặc không:……………………………………………………………. - Nguồn giống: 1. Tự nhiên 2. Nhân tạo Nếu nhân tạo 1. Từ địa phương 2. Tỉnh khác - Chi phí vận chuyển giống (đồng / tổng lượng mua) - Chất lượng giống: 1.Tốt 2.Trung bình 3.Xấu 4. Không có ý kiến - Thả giống: 1. Quanh năm 2. 1lần/vụ nuôi 3. nhiều lần/vụ nuôi 4. khác - Số lượng thả giống:(con……………………..g/con ; con……………………kg/con) - Kích cỡ nghêu giống: Nghêu cám cỡ1………con/kg ; cỡ2………con/kg ; cỡ3………..con/kg Giá lúc đó………………đ/kg hoặc……………..đ/tấn Mật độ (con/m2):…………………………………………. Nghêu giống Cỡ1………..con/kg; cỡ2……….con/kg; cỡ3……… con/kg Giá giống lúc đó…………….đ/kg hoặc………………đ/tấn Mật độ (con/m2):…………………………………………… - Trong quá trình nuôi có chịu ảnh hưởng của nước thải ko? - Loại nước thải: 1. NN 2. CN 3.Sinh hoạt dân cư 4. Khác - Trong quá trình nuôi có thấy nghêu bị chết không? Nếu có , lý do (ghi rõ):………………………………………………………….. - Trong quá trinh nuôi có thấy xuát hiện bệnh tật không? Loại bệnh (ghi rõ):………………………………………………………………. Phòng trị: 1.có 2.không Mức thiệt hại (%): - Cách xử lý khi có vấn đề xảy ra trong bãi nuôi: 1.Tự giải quyết 2.Hỏi nông dân khác 3. Nhờ CB khuyến ngư 4.Cách khác 2. Chi phí: -Chi phí đầu tư năm đầu(‘000đ): + Chi phí chuẩn bị bãi nuôi: * Thuê máy(‘000đ):………………………………………………… * Số ngày công gia đình(ngày):…………………………………….. * Số ngày công thuê (ngày):………………………………………… * Giá công thuê (‘000đ/ngày):………………………………………. + Tổng chi phí trang thiết bị: * Cọc và rào lưới (‘000đ)……………………………………………. * Chòi canh gác (‘000đ)……………………………………………… * Cào (‘000đ)………………………………………………………… * Ghe , tàu (‘000đ)…………………………………………………… * Khác (ghi rõ)………………………………………………………. - Chi phí cải tạo bãi nuôi hàng năm (‘000đ):……………………………………….. - Thuế bãi nuôi (‘000đ/ha/năm)…………………………………………………….. - Chi phí ghe,dầu (‘000đ)…………………………………………………………… - Công lao động chăm sóc ( gồm : giữ nghêu, cào, bắt ốc và diệt địch hại….) + Số ngày công LĐ GĐ (ngày)……………………………………………… + Số ngày công thuê (ngày)…………………………………………………. + Đơn giá ngày công thuê (’000đ/ngày)…………………………………….. - Chi phí thu hoạch (‘000đ)………………………………………………………… 3. Thu hoạch - Tổng sản lượng thu hoạch (tấn): + Sản lượng bán (tấn):…………………………………………………………… + Giá bán TB (‘000đ/kg hoặc tấn )………………………………………………. +Tiêu thụ gia đình và biếu (kg hoặc tấn)………………………………………... - Sản lượng nghêu giống (tấn): + Giá bán (đồng /tấn)…………………………………………………………….. - Sản lượng nghêu thịt (tấn): +Giá bán (đồng/tấn)……………………………………………………………… - Sản lượng sản phẩm khác (kg) + Giá bán (đồng/kg)……………………………………………………………... - Sản lượng bị thất thu (kg) (khác biệt giữa sản lượng bình thường và sản lượng thực thu năm 2004) - Lý do thất thu :………………………………………………………………………… 1. Bệnh 2. Địch hại 3. Thiên tai 4. Khác (ghi rõ) 4. Lợi nhuận - Lãi(‘000đ/ năm):……………………………………………………………………… Ghi chú : sản lượng bình thường là sản lượng thu hoạch mà hộ thường đạt được qua các năm . Phụ lục 1. Danh sách các hộ nuôi nghêu điều tra được ở xã Long Hoà - huyện Cần Giờ STT Họ và tên Giới tính Tuổi Trình độ văn hoá Nghề nghiệp Nam Nữ 1 Nguyễn Văn Lộc X 47 Cấp II Cán bộ 2 Cù Đình Thang X 67 Cấp I Nuôi nghêu 3 Nguyễn Văn Khôn X 47 Cấp II Cán bộ 4 Nguyễn Xuân Tỵ X 61 Cấp II Nuôi nghêu 5 Huỳnh Văn Trận X 47 Cấp II Buôn bán 6 Đoàn Ngọc Dũng X 40 Cấp III Cán bộ 7 Đoàn Thanh Trung X 52 Cấp III Cán bộ 8 Nguyễn Văn Long X 54 Cấp I Nuôi nghêu 9 Hoàng Văn Kiểm X 60 Cấp I Nuôi nghêu 10 Bùi Văn Hậu X 57 Cấp II Buôn bán 11 Trần Văn Mạnh X 53 Cấp III Cán bộ 12 Nguyễn Văn Chiến X 43 Cấp III Nuôi nghêu 13 Đoàn Thị Loan X 54 Cấp III Nuôi nghêu 14 Lý Thị Đẩm X 57 Cấp I Buôn bán 15 Lê Văn Tiết X 61 Cấp II Nuôi nghêu Phụ lục 2. Một số chi tiết trong bảng điều tra các tổ nuôi nghêu ở xã Long Hoà - huyện Cần Giờ STT Họ và tên DT (ha) SLT (tấn) TGN (tháng) TGTG TGTH CNG (con/kg) CNTH (con/kg) GNGTĐĐ (triệu/tấn) GBLTH (triệu/tấn) SLTH (tấn) TTN (triệu) 1 Nguyễn Văn Lộc 15 3 8 11/2003 5/2005 5.000 50-70 100 8 200 1.600 2 Cù Đình Thang 25 3 24 3/2003 3/2005 5.000 30-40 80 10 50 500 3 Nguyễn Văn Khôn 17 3 24 5/2003 5/2005 3.000 30-40 80 10 50 500 4 Nguyễn Xuân Tỵ 16,5 8 24 5/2003 5/2005 5.000 30-40 80 10 300 3.000 5 Huỳnh Văn Trận 11,7 2,5 12 1/2004 12/2004 5.000 80 125 6 150 900 6 Đoàn Ngọc Dũng 48 1,5 18 8/2003 12/2004 3.000 30-40 80 10 50 500 7 Đoàn Thanh Trung 80 3,5 19 5/2003 12/2004 3.000 30-40 80 10 100 1.000 8 Nguyễn Văn Long 6,3 15 12 1/2004 12/2004 5.000 80 125 6 50 300 9 Hoàng Văn Kiểm 10 15 12 1/2004 12/2004 3.000 100-120 100 4 250 1.000 10 Bùi Văn Hậu 6,5 3 28 3/2003 7/2005 3.000 30 80 12 150 1.800 11 Trần Văn Mạnh 65 7,5 28 3/2003 7/2005 3.000 30 80 12 200 2.400 12 Nguyễn Văn Chiến 20 2 28 3/2003 7/2005 3.000 30 80 12 67 804 13 Đoàn Thị Loan 10 3 12 10/2003 10/2004 80.000 1.500 300 60 20 1.200 14 Lý Thị Đẩm 13 5 22 6/2003 4/2005 10.000 60-70 125 8 80 640 15 Lê Văn Tiết 16,6 2,5 36 5/2002 5/2005 60.000 30-40 150 10 600 6.000 Ghi chú: SLT: Số lượng thả TGTH: Thời gian thu hoạch GBLTH: giá bán lúc thu hoạch TGN: Thời gian nuôi CNG: Cỡ nghêu giống SLTH: Sản lượng thu hoạch TGTG: Thời gian thả giống CNTH: Cỡ nghêu thu hoạch TTN: Tổng thu nhập GNGTĐĐ: Gía nghêu giống thời điểm đó Phụ lục 3. Các chi phí sản xuất nuôi nghêu tại xã Long Hoà - huyện Cần Giờ STT CPG (triệu) CPVC (triệu) CPCĐ (triệu) KHCPCĐ và TB (triệu/vụ) CPGB (triệu/vụ) CPST (triệu/vụ) Thuế bãi (triệu/vụ) CPCBB (triệu/vụ) TLNH (triệu/vụ) 1 300 0,5 27 5,4 43,2 27 9 1,2 54 2 240 0,5 45 9 57,6 60 25 2,7 57,6 3 240 1,5 30,6 6,12 38,4 40,8 10,5 1,5 57,6 4 640 1,2 29,7 5,94 38,4 39,6 10 1,8 153,6 5 312,5 0,5 21 4,2 19,2 14 3,5 1,3 37,5 6 120 0,5 86,4 17,28 57,6 68 4,8 3,7 21,6 7 280 1 144 28,8 60,8 80 50 7 53,2 8 1.875 2,5 11,34 2,27 19,2 7,6 1,89 1 225 9 1.500 2,5 18 3,6 19,2 12 3 1,5 180 10 240 0 11,7 2,34 44,8 15,6 3,9 1 67,2 11 600 1 117 23,4 89,6 120 39 5,5 168 12 160 0,5 36 7,2 67,2 48 12 2,3 44,8 13 900 2,5 18 3,6 19,2 12 3 1,2 108 14 625 2 23,4 4,68 35,2 31,2 7,8 1,5 137,5 15 375 2,5 29,88 6 86,4 49,8 15 2 135 CPG: Chi phí giống CPVC: Chi phí vận chuyển CPCĐ: Chi phí cố định TLNH: Tiền lãi ngân hàng CPGB: Chi phí giữ bãi CPST: Chi phí san thưa CPCBB: Chi phí chuẩn bị bãi KHCPCĐ & TB: Khấu hao chi phí cố định và tu bổ (mua mới và sửa chữa lưới,cọc) Phụ lục 4. Các thông số kỹ thuật và kinh tế về nghề nuôi nghêu tại xã Long Hoà - huyện Cần Giờ STT DT (ha) CN (con/kg) TGTG TGN (tháng) MĐ (tấn/ha) NS (tấn/ha/vụ) CPTBHA (triệu đồng) TNTBHA (triệu đồng) LNTBHA (triệu đồng) HQCP (lần) 1 15 5.000 11/2003 18 0,2 13,33 29,35 106,67 77,32 0,28 2 25 5.000 3/2003 24 0,12 2 18,10 20 1,9 0,91 3 17 3.000 5/2003 24 0,18 2,94 23,26 29,41 6,15 0,79 4 16,5 5.000 5/2003 24 0,48 18,18 53,97 181,82 127,85 0,30 5 11,7 5.000 1/2004 12 0,21 12,82 33,56 76,92 43,36 0,44 6 48 3.000 8/2003 18 0,03 1,04 7,01 10,42 3,41 0,67 7 80 3.000 5/2003 19 0,04 1,25 7,01 12,5 5,49 0,56 8 6,3 5.000 1/2004 12 2,38 7,94 338,80 47,62 - 291,18 7,11 9 10 3.000 1/2004 12 1,5 25 127,18 100 - 72,18 1,72 10 6,5 3.000 3/2003 28 0,46 23,08 57,67 276,92 219,25 0,21 11 65 3.000 3/2003 28 0,12 3,08 16,10 36,92 20,82 0,44 12 20 3.000 3/2003 28 0,1 3,35 17,10 40,2 23,1 0,43 13 10 80.000 10/2003 12 0,3 2 104,9 120 15,05 0,87 14 13 10.000 6/2003 22 0,38 6,15 65 49,23 - 15,77 1,32 15 16,6 60.000 5/2002 36 0,15 36,14 40,46 361,45 320,99 0,11 Ghi chú: CN: Cỡ nghêu MĐ: Mật độ TNTBHA: Thu nhập trung bình trên 1 ha bãi nuôi TGTG: Thời gian thả giống NS: Năng suất TGN: Thời gian nuôi LNTBHA: Lợi nhuận trung bình trên 1 ha bãi nuôi HQCP: Hiệu quả chi phí CPTBHA: Chi phí trung bình trên 1 ha bãi nuôi Phụ lục 5. Danh sách các nông hộ nuôi nghêu tại TT Cần Thạnh - hưyện Cần Giờ STT Họ và tên Giới tính Tuổi Trình độ văn hoá Nghề nghiệp Nam Nữ 1 Đoàn Thanh Cường X 46 Cấp II Cán bộ 2 Huỳnh Văn Sáu X 56 Cấp I Nuôi nghêu 3 Trần Văn Đắng X 62 Cấp I Nuôi nghêu 4 Lê Văn Lé X 56 Cấp I Nuôi nghêu 5 Huỳnh Văn Nho X 54 Cấp II Nuôi nghêu 6 Huỳnh Văn Queo X 63 Cấp I Nuôi nghêu 7 Nguyễn Văn Thiệu X 49 Cấp III Cán bộ 8 Đoàn Thanh Trung X 42 Cấp III Cán bộ 9 Vương Văn Cởi X 58 Cấp II Nuôi nghêu 10 Trương Thị Riêng X 54 Cấp II Nuôi nghêu 11 Phạm Trí Thức x 43 Cấp III Cán bộ 12 Huỳnh Văn Húi X 65 Cấp I Nuôi nghêu 13 Nguyễn Đắc Nghĩa X 51 Cấp II Cán bộ 14 Nguyễn Thị Tuyết X 58 Cấp II Buôn bán 15 Huỳnh Văn Hoà X 59 Cấp II Nuôi nghêu Phụ lục 6. Một số chi tiết trong bảng điều tra các tổ nuôi nghêu ở TT Cần Thạnh STT Họ và tên DT (ha) SLT (tấn) TGN (tháng) TGTG TGTH CNG (con/kg) CNTH (con/kg) GNG (triệu/tấn) GB (triệu/tấn) SLTH (tấn) TTN (triệu) 1 Đoàn Thanh Cường 11,4 3 6 1/2004 7/2004 100.000 1.500 450 150 12 1.800 2 Huỳnh Văn Sáu 10 24 28 3/2003 7/2005 3.000 35 70 10 400 1.000 3 Trần Văn Đắng 13 8 15 12/2003 3/2005 15.000 80 200 7 400 2.800 4 Lê Văn Lé 37 3 19 8/2003 3/2005 100.000 120 300 5 600 3.000 5 Huỳnh Văn Nho 17 3,5 15 3/2004 5/2005 80.000 150 400 5 800 4.000 6 Huỳnh Văn Queo 20 3 19 8/2003 3/2005 50.000 100 250 6 270 1.620 7 Nguyễn Văn Thiệu 18 20 15 2/2004 5/2005 1.000 50 50 9 500 4.500 8 Đoàn Thanh Trung 8,5 3 24 3/2003 3/2005 3.000 30 70 10 90 900 9 Vương Văn Cởi 7 2,5 24 3/2003 3/2005 5.000 30 – 40 80 10 90 900 10 Trương Thị Riêng 8 2 19 8/2003 3/2005 50.000 120 250 5 400 2.000 11 Phạm Trí Thức 20 7 19 8/2003 3/2005 3.000 30 – 40 80 10 200 2.000 12 Huỳnh Văn Húi 11 2,5 12 5/2003 5/2004 100.000 80 – 100 300 6 400 2.400 13 Nguyễn Đắc Nghĩa 17 9 15 2/2004 5/2005 1.000 30 50 10 200 2.000 14 Nguyễn Thị Tuyết 35 7 21 8/2003 5/2005 5.000 30 – 40 100 10 300 3.000 15 Huỳnh Văn Hoà 9 3 24 5/2003 5/2005 10.000 60 – 70 125 8 250 2.000 Ghi chú: SLT: Số lượng thả TGTH: Thời gian thu hoạch GB: giá bán TTN: Tổng thu nhập TGN: Thời gian nuôi CNG: Cỡ nghêu giống SLTH: Sản lượng thu hoạch TGTG: Thời gian thả giống CNTH: Cỡ nghêu thu hoạch GNG: Gía nghêu giống Phụ lục 7. Các chi phí sản xuất nuôi nghêu tại TT Cần Thạnh - huyện Cần Giờ STT CPG (triệu) CPVC (triệu) CPCĐ (triệu) KHCPCĐ và TB (triệu/vụ) CPGB (triệu/vụ) CPST (triệu/vụ) Thuế bãi (triệu/vụ) CPCBB (triệu/vụ) TLNH (triệu/vụ) 1 1.350 2,5 20,5 4,1 9,6 6,5 3,5 1,2 84 2 1.600 3,5 18 3,6 44,8 30 6 1 176 3 1.600 3 23,4 4,68 36 16 7,8 1,5 240 4 900 2,5 66,6 13,37 60,8 67 44,5 4,7 171 5 1.400 3 30,6 6,12 36 20,5 15 2,1 210 6 750 2 36 7,2 45,6 36 20 2,9 142,5 7 1.000 2,5 32,4 6,48 36 21,5 14,5 2,7 150 8 210 1 15,3 3,06 38,5 20,5 5,1 1 50,5 9 200 1 12,6 2,52 38,5 16,8 4,2 1 48 10 500 2 14,4 2,88 30,5 14,5 4,8 1 95 11 560 1 36 7,2 45,5 36 20 2,8 106,5 12 750 3 19,8 3,96 28 13 4,5 1,3 90 13 450 1,5 30,6 6,12 36 20,5 13 2 67,5 14 700 2 63 12,6 67 63 42 5,4 147 15 375 1,5 16,2 3,24 38,5 21,5 5,4 1 90 CPG: Chi phí giống CPVC: Chi phí vận chuyển CPCĐ: Chi phí cố định TLNH: Tiền lãi ngân hàng CPGB: Chi phí giữ bãi CPST: Chi phí san thưa CPCBB: Chi phí chuẩn bị bãi KHCPCĐ & TB: Khấu hao chi phí cố định và tu bổ (mua mới và sửa chữa lưới cọc) Phụ lục 8. Các thông số kỹ thuật và kinh tế về nghề nuôi nghêu tại TT Cần Thạnh - huyện Cần Giờ STT DT (ha) CN (con/kg) TGTG TGN (tháng) MĐ (tấn/ha) NS (tấn/ha/vụ) CPTBHA (triệu đồng) TNTBHA (triệu đồng) LNTBHA (triệu đồng) HQCP (lần) 1 11,4 100.000 1/2004 6 0,26 1,05 128,22 157,9 29,68 0,81 2 10 3.000 3/2003 28 2,4 40 224,49 400 175,51 0,56 3 13 15.000 12/2003 15 0,53 30,77 146,84 215,38 68,54 0,68 4 37 100.000 8/2003 19 0,08 16,22 34,16 81,08 46,92 0,42 5 17 80.000 3/2004 15 0,20 47,06 101,37 235,29 133,92 0,43 6 20 50.000 8/2003 19 0,15 13,5 50,31 81 30,69 0,62 7 18 1.000 2/2004 15 1,11 27,78 68,54 250 181,46 0,27 8 8,5 3.000 3/2003 24 0,35 10,58 38,78 105,88 67,1 0,37 9 7 5.000 3/2003 24 0,35 12,86 44,57 128,57 84 0,35 10 8 50.000 8/2003 19 0,25 50 81,34 250 168,66 0,33 11 20 3.000 8/2003 19 0,35 10 38,95 100 61,05 0,39 12 11 100.000 5/2003 12 0,23 36,36 81,25 218,18 136,93 0,37 13 17 1.000 2/2004 15 0,53 11,76 35,1 117,65 82,55 0,30 14 35 5.000 8/2003 21 0,2 8,57 29,69 85,71 56,02 0,35 15 9 10.000 5/2003 24 0,33 27,77 59,57 222,22 162,65 0,27 Ghi chú: CN: Cỡ nghêu MĐ: Mật độ TNTBHA: Thu nhập trung bình trên 1 ha bãi nuôi TGTG: Thời gian thả giống NS: Năng suất LNTBHA: Lợi nhuận trung bình trên 1 ha bãi nuôi TGN: Thời gian nuôi HQCP: Hiệu quả chi phí CPTBHA: Chi phí trung bình trên 1 ha bãi nuôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDETAI.DOC
  • pdfDETAI.pdf