Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . MỤC LỤC . DANH MỤC BẢNG BIỂU . DANH MỤC HÌNH ẢNH . MỞ ĐẦU . .1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI . 2 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI . 2 4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI . .2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT . .3 1.1. Tổng quan về Huyện Nhà Bè . .3 1.1.1. Vị trí địa lý . 3 1.1.2. Điều kiện tự nhiên . .5 1.1.3. Kinh tế - xã hội . . 6 1.1.4. Hiện trạng cấp nước tại Huyện Nhà Bè . 10 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT TẠI HUYỆN NHÀ BÈ . . 10 1.2.1. Giới thiệu chung . . 10 1.2.2. Nguồn nước thiên nhiên . . 11 1.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng nước . . 12 1.2.4. Tiêu chuẩn nước sạch . 14 1.2.5. Tiêu chuẩn dùng nước . . 19 1.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO HUYỆN NHÀ BÈ . 19 1.3.1. Công trình thu nước . . 19 1.3.2. Công nghệ xử lý nước . . 22 1.3.3. Mạng lưới cấp nước . . 25 1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . . 26 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước . 26 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước . 28 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32 2.1. Nội dung nghiên cứu . 32 2.2. Đối tượng nghiên cứu . 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu . 32 2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch tại huyện Nhà Bè . 32 2.3.2. Nội dunng 2: Đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình nước sạch . 34 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 36 3.1. Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước sạch . 36 3.1.1. Hiện trạng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước . 36 3.1.2. Hiện trạng nước sạch tại Huyện Nhà Bè . 40 3.1.3. Hiện trạng mạng lưới từ công ty cấp nước Nhà Bè đến Huyện . 45 3.1.4. Đánh giá hiện trạng các trạm cấp nước tập trung trên khu vực Huyện . 47 3.1.4.1. Chất lượng nước thô . 49 3.1.4.2. Công nghệ xử lý . 51 3.1.4.3. Chất lượng nước sau xử lý . 52 3.1.4.4. Hiện trạng quản lý . 54 3.1.4.5. Tác động tới môi trường . . 56 3.2. Nội dung 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN . 58 3.2.1. Biện pháp quản lý . . 58 3.2.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch . 58 3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào cấp nước . 59 3.2.1.3. Chính sách và tổ chức quản lý . . 61 3.2.1.4. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch . 63 3.2.2. Biện pháp kỹ thuật . . 64 3.2.2.1. Giải pháp ngắn hạn . 64 3.2.2.2. Giải pháp trung hạn . 65 3.2.2.3. Giải pháp dài hạn . 67 3.2.3. Biện pháp hỗ trợ . . 67 3.2.3.1. Cơ chế phối hợp . . 69 3.2.3.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế . . 70 3.2.3.3. Huy động tạo lập nguồn vốn cho cấp nước . . 71 3.2.3.4. Thành lập cơ sở dữ liệu chung cho lĩnh vực cấp nước . . 72 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 77 4.1. KẾT LUẬN . . 77 4.2. KIẾN NGHỊ . . 78 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nước sạch là một phần quan trọng của bức tranh tổng thể về chất lượng cuộc sống. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có nguồn nước dồi dào và đa dạng. Nguồn nước phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người lấy từ hai dạng chính là nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xưa những nơi có mạch nước tốt, được đào các giếng nước (giếng khơi) phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống ngày càng đa dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Tuy nhiên chất lượng nước của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại không của riêng ai. Thời gian này, tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho mực nuớc ngầm trên địa bàn nhiều quận huyện đang tụt xuống khá sâu. Thiếu nước sạch sinh hoạt, nước không bảo đảm chất lượng đang là nỗi lo của rất nhiều người dân TP Hồ Chí Minh. Nhiều vùng ở TP đang phải chịu cảnh khan hiếm nước, ngày ngày phải chờ đợi từng téc nước đến "ứng cứu" nước sinh hoạt. Trong đó, huyện Nhà Bè là một trong những huyện đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nước nghiêm trọng, đặt biệt là các xã ở xa. Trước viễn cảnh nguồn nước bị ô nhiễm và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng tăng trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân trong huyện. Điều cần thiết là cần có một tầm nhìn xa để có một hoạch định vững chắc giải quyết nhu cầu cấp nước cho huyện Nhà Bè. Đề tài Điều Tra, Khảo Sát Hiện Trạng Nước Sạch Tại Huyện Nhà Bè TP.Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm nêu lên hiện trạng sử dụng nước sạch tại huyện Nhà Bè và đề xuất những giải pháp khắc phục cấp nước sạch đầy đủ cho các hộ dân sử dụng, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với phát triển của đất nước. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát được tình hình sử dụng nước sạch của dân cư tại huyện Nhà Bè. Qua đó, có những đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện đủ nước sạch cho toàn huyện, đáp ứng nhu cầu sử sụng nước cho sinh hoạt, sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: - Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch của người dân Huyện Nhà Bè. - Đề xuất các biện pháp cải thiện. 4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: - Phạm vi thời gian :Từ ngày 05/04/2010 đến 28/06/2010. - Phạm vi không gian: Huyện Nhà Bè. - Khảo sát : Hiện trạng nước sinh hoạt của Huyện Nhà Bè.

pdf95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑAÏI HOÏC KYÕ THUAÄT COÂNG NGHEÄ TP.HCM ------------o0o----------- KHÓA LUẬN TOÁT NGHIEÄP ÑIEÀU TRA, KHAÛO SAÙT HIEÄN TRAÏNG NÖÔÙC SAÏCH TAÏI HUYEÄN NHAØ BEØ TP.HCM Chuyeân ngaønh: Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường Maõ ngaønh: C72 GVHD : TH.S NGUYEÃN CHÍ HIEÁU SVTH : ÑOÃ THÒ PHUÙ NGÖÏ TP.Hoà Chí Minh, thaùng 7 naêm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC KTCN TPHCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học Họ và tên : Đỗ Thị Phú Ngự Ngành : Công nghệ kỹ thuật môi trường MSSV : 207108027 Lớp : 07 CMT 1.Đầu đề đồ án tốt nghiệp: .................................................................................. 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu: ....................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: ............................................................................ 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ............................................................................ 5. Họ tên người hướng dẫn ................................................................................. 6. Phần hướng dẫn............................................................................................... 1/……………………………………………………………………………………….. 2/……………………………………………………………………………………….. Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày tháng năm 2010 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt ( chấm sơ bộ):…………………………………………… Đơn vị:………………………………………………………………… Ngày bảo vệ:…………………………………………………………... Điểm tổng kết:………………………………………………………… Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:…………………………………………. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ MỤC LỤC.............................................................................................................. DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 2 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 2 4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................... 3 1.1. Tổng quan về Huyện Nhà Bè ......................................................................... 3 1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 3 1.1.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 5 1.1.3. Kinh tế - xã hội ........................................................................................... 6 1.1.4. Hiện trạng cấp nước tại Huyện Nhà Bè ..................................................... 10 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT TẠI HUYỆN NHÀ BÈ.............................................................................................. 10 1.2.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 10 1.2.2. Nguồn nước thiên nhiên ............................................................................ 11 1.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng nước ................................................................ 12 1.2.4. Tiêu chuẩn nước sạch................................................................................ 14 1.2.5. Tiêu chuẩn dùng nước............................................................................... 19 1.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO HUYỆN NHÀ BÈ... 19 1.3.1. Công trình thu nước .................................................................................. 19 1.3.2. Công nghệ xử lý nước ............................................................................... 22 1.3.3. Mạng lưới cấp nước .................................................................................. 25 1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC......... 26 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 26 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 28 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 32 2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 32 2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 32 2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch tại huyện Nhà Bè............. 32 2.3.2. Nội dunng 2: Đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình nước sạch ............ 34 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 36 3.1. Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước sạch ................................... 36 3.1.1. Hiện trạng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước ...................................... 36 3.1.2. Hiện trạng nước sạch tại Huyện Nhà Bè.................................................... 40 3.1.3. Hiện trạng mạng lưới từ công ty cấp nước Nhà Bè đến Huyện .................. 45 3.1.4. Đánh giá hiện trạng các trạm cấp nước tập trung trên khu vực Huyện ....... 47 3.1.4.1. Chất lượng nước thô............................................................................... 49 3.1.4.2. Công nghệ xử lý..................................................................................... 51 3.1.4.3. Chất lượng nước sau xử lý ..................................................................... 52 3.1.4.4. Hiện trạng quản lý.................................................................................. 54 3.1.4.5. Tác động tới môi trường......................................................................... 56 3.2. Nội dung 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ................................... 58 3.2.1. Biện pháp quản lý ..................................................................................... 58 3.2.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch ...................................... 58 3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào cấp nước ........... 59 3.2.1.3. Chính sách và tổ chức quản lý................................................................ 61 3.2.1.4. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch .............. 63 3.2.2. Biện pháp kỹ thuật .................................................................................... 64 3.2.2.1. Giải pháp ngắn hạn ................................................................................ 64 3.2.2.2. Giải pháp trung hạn................................................................................ 65 3.2.2.3. Giải pháp dài hạn ................................................................................... 67 3.2.3. Biện pháp hỗ trợ........................................................................................ 67 3.2.3.1. Cơ chế phối hợp..................................................................................... 69 3.2.3.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế ...................................................................... 70 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 3.2.3.3. Huy động tạo lập nguồn vốn cho cấp nước ............................................. 71 3.2.3.4. Thành lập cơ sở dữ liệu chung cho lĩnh vực cấp nước ............................ 72 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 77 4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 77 4.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................. 78 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp “ Điều Tra, Khảo Sát Hiện Trạng Nước Sạch Tại Huyện Nhà Bè TP.Hồ Chí Minh ” được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân còn là sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ phía gia đình, nhà trường, thầy cô và bạn bè. Trước hết, con xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để con học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn thầy cô trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ đã truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Chí Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn thầy cô trong phòng thực hành đã tạo điều kiện tốt cho em trong lúc làm thực nghiệm cho khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn tất cả các bạn đã và đang động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP. HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Phân chia đơn vị hành chính huyện Nhà Bè. Bảng 2.2 : Tiêu chuẩn nước Sinh Hoạt của Bộ Y Tế Việt Nam. Bảng 2.3 : Tiêu chuẩn nước Sinh Hoạt của WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới). Bảng 2.4 : Tiêu chuẩn nước Sinh Hoạt của Viêt Nam, USA, WHO. Bảng 4.1 : Chỉ tiêu và phương pháp phân tích. Bảng 4.2 : Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại Thị Trấn và Xã Phú Xuân huyện Nhà Bè. Bảng 4.3 : Kết quả phân tích mẫu nước từ các trạm cấp nước tập trung tại huyện Nhà Bè. Bảng 4.4 : Kết quả phân tích mẫu nước các giếng khoan tại huyện Nhà Bè. Bảng 4.5 : Thống kê tổng số mẫu nước sinh hoạt đạt và không đạt yêu cầu tại Huyện Nhà Bè. Bảng 4.6: Thống kê công suất các trạm cấp nước tập trung tại Huyện Nhà Bè. Bảng 4.7 : Kết quả phân tích chất lượng nước thô tại các trạm cấp nước cho huyện Nhà Bè. Bảng 4.8 : Kết quả xét nghiệm mẫu nước sau xử lý của TT Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP. HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 : Bản đồ huyện Nhà Bè. Hình 2.2 : Cảng Nhà Bè. Hình 2.3 : Sông Nhà Bè. Hình 4.1 : Biểu đồ phân chia sử dụng nước sinh hoạt tại Huyện Nhà Bè. Hình 4.2 : Người dân huyện Nhà Bè mua nước sạch trong các xe bồn chở nước. Hình 4.3 : Nước không chảy tại nhà bà Kim Tuyến. Hình 4.4 : Xe bồn chở nước sạch cung cấp cho Thị Trấn và Xã Phú Xuân huyện Nhà bè. Hình 4.5 : Quy trình sử lý nước ngầm tại các trạm cấp nước tập trung Huyện Nhà Bè. Hình 4.6 : Quy trình sử lý nước ngầm tại các trạm tập trung. Hình 4.7 : Sơ đồ trạm xử lý nước mặt. Hình 4.8 : Sơ đồ trạm xử lý nước ngầm. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 1 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nước sạch là một phần quan trọng của bức tranh tổng thể về chất lượng cuộc sống. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có nguồn nước dồi dào và đa dạng. Nguồn nước phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người lấy từ hai dạng chính là nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xưa những nơi có mạch nước tốt, được đào các giếng nước (giếng khơi) phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống ngày càng đa dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Tuy nhiên chất lượng nước của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại không của riêng ai. Thời gian này, tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho mực nuớc ngầm trên địa bàn nhiều quận huyện đang tụt xuống khá sâu. Thiếu nước sạch sinh hoạt, nước không bảo đảm chất lượng đang là nỗi lo của rất nhiều người dân TP Hồ Chí Minh. Nhiều vùng ở TP đang phải chịu cảnh khan hiếm nước, ngày ngày phải chờ đợi từng téc nước đến "ứng cứu" nước sinh hoạt. Trong đó, huyện Nhà Bè là một trong những huyện đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nước nghiêm trọng, đặt biệt là các xã ở xa. Trước viễn cảnh nguồn nước bị ô nhiễm và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng tăng trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân trong huyện. Điều cần thiết là cần có một tầm nhìn xa để có một hoạch định vững chắc giải quyết nhu cầu cấp nước cho huyện Nhà Bè. Đề tài Điều Tra, Khảo Sát Hiện Trạng Nước Sạch Tại Huyện Nhà Bè TP.Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm nêu lên hiện trạng sử dụng nước sạch tại huyện Nhà Bè và đề xuất những giải pháp khắc phục cấp nước sạch đầy đủ cho các hộ dân sử dụng, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với phát triển của đất nước. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 2 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát được tình hình sử dụng nước sạch của dân cư tại huyện Nhà Bè. Qua đó, có những đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện đủ nước sạch cho toàn huyện, đáp ứng nhu cầu sử sụng nước cho sinh hoạt, sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: - Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch của người dân Huyện Nhà Bè. - Đề xuất các biện pháp cải thiện. 4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: - Phạm vi thời gian :Từ ngày 05/04/2010 đến 28/06/2010. - Phạm vi không gian: Huyện Nhà Bè. - Khảo sát : Hiện trạng nước sinh hoạt của Huyện Nhà Bè. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 3 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ CHƯƠNG I TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHÀ BÈ: 1.1.1. Vị Trí Địa Lý: - Huyện Nhà Bè nằm về phía Nam các quận nội thành TP.Hồ Chí Minh,phía Bắc giáp với quận 7, phía Tây Bắc giáp với huyện Bình Chánh, phía Đông Nam giáp với huyện Cần Giờ bởi sông Xoài Rạp, phía Tây Nam giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. - Các đơn vị hành chính thuộc huyện Nhà Bè: 1. Thị Trấn Nhà Bè 2. Xã Phú Xuân 3. Xã Long Thới 4. Xã Nhơn Đức 5. Xã Phước Kiến 6. Xã Hiệp Phước 7. Xã Phước Lộc * Bốn cụm dân cư đô thị tập trung: Cụm 1:là khu vực phía Đông huyện Nhà Bè được giới hạn bởi sông Nhà Bè, Soài Rạp, Mương Chuối, Rạch Dơi và sông Phú Xuân, gồm xã Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè có diện tích 1.020 ha, dân số dự kiến 100.000 người. Đây sẽ là khu dân cư hiện hữu dọc 2 bên đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Bình, các khu vực còn lại bố trí khu nhà ở mới với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đô thị hiện đại văn minh. Cụm 2: thuộc khu vực phía Bắc huyện, giới hạn bởi rạch Tắc Ba Phổ, rạch Ông Lớn, rạch Cây Khô, rạch Bà Tánh, rạch Ông Bốn, đường Lê Văn Lương, ranh khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển và ranh khu dân cư 2 bên đường Nguyễn Hữu Thọ (từ trạm biến áp Nhà Bè đến cầu rạch Cầu Đĩa), gồm xã Phước Kiển. Theo quy hoạch khu dân cư hiện hữu dọc đường Lê Văn Lương, khu dân cư dọc đường Nguyễn Hữu Thọ chủ yếu là nhà ở cao tầng; các khu dân cư mới còn lại bố ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 4 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ trí xen kẽ nhà ở thấp tầng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với diện tích 655 ha, dân số dự kiến là 75.000 người. Cụm 3: được giới hạn bởi cụm 2, Rạch Dơi, đường Nguyễn Bình; Rạch Tôm, bao gồm xã Nhơn Đức và xã Phước Kiển, với diện tích khoảng 890 ha, dân số dự kiến sau khi quy hoạch là 125.000 người. Cụm 3 bao gồm khu dân cư ngã ba Nhơn Đức; khu dân cư phía Đông đường Nguyễn Hữu Thọ và khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển. Khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển sẽ chủ yếu là nhà ở cao tầng hiện đại, tạo điểm nhấn không gian kiến trúc cho huyện Nhà Bè. Cụm 4: có diện tích 550 ha, dân số dự kiến 60.000 người. Bao gồm xã Long Thới, Hiệp Phước. Ngoài dân cư hiện hữu chỉnh trang dọc đường Nguyễn Văn Tạo, các khu vực còn lại tổ chức mô hình hiện đại với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hình thành khu đô thị cảng Hiệp Phước đa chức năng với hệ thống khu kho cảng quốc tế, khu cụm công nghiệp quy mô lớn, các khu ở đầy đủ tiện nghi với cơ sở hạ tầng đồng bộ, các khu thương mại dịch vụ, trong đó chú trọng dịch vụ phục vụ cho hoạt động cảng, sản xuất công nghiệp. * Hai khu dân cư nông thôn: Bên cạnh 4 cụm dân cư đô thị Nhà Bè còn có 2 khu dân cư nông thôn là khu dân cư phía Tây xã Phước Lộc với diện tích 190ha, khu dân cư phía Tây xã Nhơn Đức với diện tích 535ha, dân số dự kiến là 40.000 dân. Tại đây sẽ có những mảng hoa viên tạo nên những khoảng không gian mở cho từng khu vực. Hiện nay, ngoài các khu dân cư, Nhà Bè có khu công nghiệp Hiệp Phước (diện tích 2.000 ha và các khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp khác như khu trung tâm thủy sản (khoảng 70 ha), khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tại xã Phước Kiển, xã Phước Lộc, xã Long Thới và tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Giữa các khu dân cư và khu công nghiệp sẽ có hệ thống cây xanh cách ly. Mật độ xây dựng đối với khu nhà ở hiện hữu chỉnh trang từ 40-50%, khu nhà ở mới 30-35%. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 5 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hình 1.1 : Bản đồ huyện Nhà Bè 1.1.2. Điều Kiện Tự Nhiên: - Thuộc vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. - Nằm trong vùng gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm. Có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 tới tháng 4. Nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất lên tới 400C, thấp nhất là 13,80C. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 6 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Lượng mưa trung bình tại huyện Nhà Bè là 1.098mm thấp hơn lượng mưa trung bình của toàn Thành Phố. - Huyện Nhà Bè nằm trong Thành phố Hồ Chí Minh, chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa.Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa khô, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm là 79,5%. 1.1.3. Kinh Tế - Xã Hội: Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược. Bởi Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía Tây Nhà Bè, con kênh Cây Khô trên tuyến đường thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 1.2 : Cảng Nhà Bè ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 7 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hình 1.3: Sông Nhà Bè tấp nập nghe thuyền Kinh tế: Mặc dù được xác định phát triển theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Nông nghiệp. Nhưng trong những năm đầu thế kỷ 21 nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, nơi đây sẽ là một đô thị cảng sầm uất của thành phố. Thị Trấn Nhà Bè có hơn 307 cơ sở sản xuất kinh doanh ( 6 hợp tác xã, 12 công ty trách nhiệm hữu hạn, 27 doanh nghiệp tư nhân, 262 cơ sở cá thể ). Đây còn là nơi Tổng kho xăng dầu Nhà Bè và nhiều công ty nhiên liệu - sản phẩm hóa dầu đặt cơ sở, hàng năm cung cấp 60% thị phần xăng dầu cho toàn bộ khu vực phía Nam. Nông nghiệp: Những năm qua, mặc dù đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhường đất cho việc xây dựng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đất xây dựng đô thị … nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp vẫn rất cao. Huyện đã chuyển đổi mô hình trồng lúa một vụ năng suất kém sang mô hình sản xuất tổng hợp. Trong đó, thành công nổi bật nhất mô hình nuôi tôm sú. Giá trị sản xuất nông nghiệp Nhà Bè mỗi năm tăng 36,16% . Công nghiệp – Cảng -Tiểu thủ công nghiệp: - Với lợi thế nằm trên hướng phát triển của Thành phố về phía Đông Nam, trong những năm qua, Nhà Bè được Trung ương và Thành phố đầu tư mạnh về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; cộng với nội lực và sự nỗ lực vươn lên của toàn ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 8 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Huyện, Nhà Bè đã và đang trên đà phát triển nhanh chóng theo hướng công nghiệp – đô thị cảng. - Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 100,41km² chia theo đơn vị hành chính gồm một thị trấn và sáu xã nông thôn. Theo nội dung điều chỉnh quy hoạch Nhà Bè đang được UBND TPHCM xem xét, các xã nông thôn sẽ bị thu hẹp lại nhường chỗ cho một số khu đô thị mới như Nhơn Đức-Phước Kiển, khu dân cư đô thị dọc hai bên đường Nguyễn Hữu Thọ, khu đô thị - cảng Hiệp Phước… - Giá trị sản lượng của ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên ( mức tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 30%) . - Năm 1997, sau chia tách, Nhà Bè còn lại một phần thị trấn và 6 xã nông thôn, ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp rất kém phát triển. Từ những năm gần đây, lĩnh vực này có bước phát triển trở lại, góp phần đưa nền kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ - thương mại và Nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn do huyện quản lý, bình quân hàng năm tăng 36,06%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm đạt 202.930 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 36,16%. Riêng trong tháng 8-2009, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 7,655 tỷ đồng, cộng dồn từ đầu năm đến nay thực hiện được 58,704 tỷ đồng, đạt 58,12% so với kế hoạch năm và tăng 5,88% so với cùng kỳ năm 2008. Thương mại - Dịch vụ: - Từ 1975 -1985, Huyện đã xây dựng được một hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đến nông thôn, đảm bảo lưu thông phân phối và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Từ năm 1986 đến 1997, Thương mại - Dịch vụ của Huyện gia tăng rất nhanh theo chuyển biến của cơ cấu thị trường. Sau năm 1997, mặc dù ở lĩnh vực này gặp nghiều khó khăn nhưng sau vài năm ổn định và phát triển, đến nay có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng mức thu hàng hóa và dịch vụ làm ra đạt 3.633.624 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 37,97%. Trong tháng 8/2009, tổng doanh thu ngành Thương mại – Dịch vụ ước đạt 210,562 tỷ đồng, tính từ đầu năm đến nay thực hiện được 1.742 tỷ đồng, đạt 72,31% kế hoạch và tăng 46,19% so với cùng kỳ năm 2008. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 9 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Với thế mạnh giáp biển, hoạt động kinh tế của Nhà Bè sẽ phát triển theo hướng công nghiệp - cảng, thương mại và dịch vụ gắn liền với hệ thống cảng biển. - Nhà Bè cũng sẽ là nơi bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng của thành phố về phía Nam, đồng thời hình thành các khu dân cư đô thị, nông thôn là nơi dự trữ đất phát triển của TPHCM và một số chức năng đặc biệt của thành phố. Xã hội: - Đơn vị hành chính: Huyện Nhà Bè có 6 xã và 1 thị trấn. Trung tâm hành chính của Huyện được đặt tại xã Phú Xuân. Bảng 1.1 : Phân chia đơn vị hành chính huyện Nhà Bè Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Huyện Nhà Bè 100,41 Thị trấn Nhà Bè 5,99 Xã Phước Kiến 15 Xã Phước Lộc 6,03 Xã Phú Xuân 10,02 Xã Nhơn Đức 14,54 Xã Hiệp Phước 38,03 Xã Long Thới 10,81 “ Nguồn: UBND Huyện Nhà Bè ” - Đặc điểm dân số: So với các quận huyện trong Thành Phố HCM thì dân số Nhà Bè thấp thứ 2, mật độ dân số thấp thứ 3. Mật độ dân cư phân bố trong toàn Huyện ở mức 764 (người/km). - Huyện Nhà Bè có khoảng 28.460 nhân khẩu, với 4.991 hộ dân. Là đô thị, Nhà Bè dự kiến cũng sẽ thu hút nhiều người đến sinh sống hơn. Cơ cấu dân cư Nhà Bè dự kiến sẽ tăng lên khoảng 150.000 người năm 2015 và đạt 400.000 người năm 2020. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 10 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 1.1.4. Hiện trạng cấp nước tại huyện Nhà Bè: - Về nước sạch sinh hoạt, hiện nay phần lớn trên địa bàn huyện đã có hệ thống nước máy. Tuy nhiên áp lực nước yếu nên lượng nước cung cấp cho người dân không đủ (chỉ cung cấp 50% trên tổng nhu cầu). - Hiện nay, người dân tại đây phải đi mua nước do Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè cung cấp tại các bồn chứa nước tập trung. Các xe ba gác chở nước đến nhà bơm vào bồn với giá 50.000đ/xe/m3 nhưng do lượng xe không nhiều và nhu cầu dùng nước tăng vào những ngày nắng nóng, người giao nước hoạt động hết công suất cũng không đủ đáp ứng. - Hiện trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên diện rộng, nhiều khu vực nước không tự chảy cả ban ngày lẫn ban đêm, điều này có nguyên nhân khách quan do mạng lưới cuối nguồn của hai nhà máy nước Thủ Đức và nhà máy nước Tân Hiệp, tuyến ống nước truyền tải chính nhà máy nước BOO về khu vực Quận 7 và Huyện Nhà Bè chưa hoàn thành. - Trong giai đoạn 2010 – 2015, kiến nghị Thành phố đầu tư xây dựng hệ thống tuyến ống nước và đưa nước máy từ nhà máy nước BOO Thủ Đức về phục vụ cho người dân các xã nông thôn còn lại của Huyện. 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT TẠI HUYỆN NHÀ BÈ : 1.2.1. Giới thiệu chung: * Hiện nay, người dân huyện Nhà Bè đang sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn Công ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè, nguồn nước giếng đã qua xử lý do Trung Tâm Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn Thành Phố cấp và chuẩn bị tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước BOO Thủ Đức. - Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Chi nhánh Cấp nước Nhà Bè trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn theo Quyết định số 6659/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Công ty đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005842 ngày 02/01/2007, thay đổi lần thứ 03 ngày 26/10/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. + Vốn điều lệ của Công ty là 109.000.000.000 đồng. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 11 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ + Trụ sở chính của Công ty đặt tại H2 Lô A, Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM. + Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè cấp nước máy cho Thị Trấn và Xã Phú Xuân huyện Nhà Bè. - Trung Tâm Nước Sinh Hoạt & Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Thành Phố. Chủ đầu tư là một phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Cấp nước cho 13 trạm ở năm xã còn lại của huyện : Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phước Kiển, Phước Lộc. - Nhà máy nước BOO Thủ Đức với nhà thầu Huyndai-Mobis (Hàn Quốc). Có công suất giai đoạn một là 100.000m3/ngày; tổng công suất giai đoạn hai là 300.000 m3/ngày. - Ngoài ra, người dân huyện Nhà Bè còn sử dụng thêm từ nguồn nước giếng tự khoan. 1.2.2. Nguồn nước thiên nhiên: - Nhà Bè có hệ thống sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thiên nhiên cũng đem lại cho Nhà Bè nhiều khó khăn. Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khó khăn, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. - Sông Nhà Bè hình thành ở nơi hợp lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, chảy ra biển đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Sông Nhà Bè phân ra nhiều chi lưu bao quanh huyện Cần Giờ để đổ ra biển. Về phía trái đổ ra cửa Soài Rạp dài 59 km, lòng sông cạn, nước chảy chậm. về phía phải theo sông Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, sông dài 56 km, bề rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, là đường thuỷ chính cho tàu bè ra vào cảng Sài Gòn. - Nước ngầm ở Nhà Bè khá phong phú nhưng trên trầm tích Holocen phân bố trong toàn vùng Nhà Bè, làm nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Chiều dày của lớp trầm tích này lớn, từ 40 – 47m. Nhưng do chứa nước kém lại ảnh hưởng của thủy triều và nước mặt, nước bị nhiễm bẩn nên không có ý nghĩa sử dụng trong công tác cấp nước hay khai thác phục vụ các mục đích khác. - Tuy đặc điểm địa chất thủy văn tại khu vực Nhà Bè có 3 địa tầng chứa nước (Holocen, pleistocen, pliocen) nhưng chỉ có tầng pliocen là có khả năng ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 12 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ chứa nước tốt và có thể khai thác cho cấp nước ăn uống và sinh họat được. Trữ lượng của tầng này là 17.000m3/ngày. (theo Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền Nam). - Hệ thống sông ngòi ở Nhà Bè cũng bị ô nhiễm nhanh chóng từ các KCN Hiệp Phước, khiến cho nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của huyện bị ảnh hưởng và hiện tại người dân ở đây đang đối diện với rất nhiều hệ quả xấu từ việc nguồn nước bị ô nhiễm. - Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản của tỉnh Bình Phước, chảy qua Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương), Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (tức là dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn). Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km². - Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta, đặc biệt là về lượng nước. Hệ thống sông này phát triển trên các cao nguyên Mạ, Mnông, Di Linh và Lâm Viên ở phía Nam Tây Nguyên và một phần của đồng bằng Nam Bộ; chỉ có một bộ phận rất nhỏ nằm bên đất nước Campuchia (668 km2 chiếm khoảng gần 2% diện tích toàn lưu vực). Đây là một vùng kinh tế rất trù phú, nhất là về các cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê. Trong lưu vực, nhiều nơi có thể xây dựng thành những trung tâm thủy điện. Cửa sông Đồng Nai lại rộng và sâu, thuộc kiểu cửa sông vịnh nên giao thông rất thuận tiện. Sông Đồng Nai dài 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36.000 km2 . Sông Đồng Nai là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho gần 17 triệu dân và 12 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng nước: - Độ pH: Đây là đo nồng độ các-ion hydro trong nước. Chỉ có định nghĩa về mặt toán học : pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axít (số càng thấp, càng có nhiều tính axit của ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 13 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ nước) và độ pH trên 7 (đến tối đa là 14, càng có nhiều tính bazơ của nước). pH thường được xác định bằng máy đo pH. - Chất rắn tổng: Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS : Total Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/L). - Độ mặn: Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity-độ mặn). Độ mặn hay độ muối được định nghĩa là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. - Nitơ tổng: Đây là sự thể hiện của tất cả các dạng nitơ (hữu cơ và vô cơ). Nitơ là một yếu tố thiết yếu và thường là chất dinh dưỡng giới hạn trong nước. - Sắt tổng: Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-, SO42-,…Còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxi hóa thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/L. - Độ OXH: Giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxi hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). - Coliform: Không phải tất cả vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó. - E.coly: Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo…Nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả…thường khó xác định chủng loại. Trong thực tế hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng. Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. E.coli là một loại phổ biến của vi khuẩn. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 14 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. 1.2.4. Tiêu chuẩn nước sạch: Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia. Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại… Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân. Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách và các nhà điều hành đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng và các nguyên tắc phát triển bền vững. Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng và các chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do đó góp phần quản lý và điều hành việc đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn. Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước bằng cách tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước và giảm sự rò rỉ trong hệ thống dịch vụ nước, do đó ngăn cản được sự thất thoát nước không cần thiết. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 15 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ TIÊU CHUẨN VỆ SINH NƯỚC ĂN UỐNG (Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế 1329/2002/BYT/Q ) Bảng 1.2: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế STT Tên Chỉ Tiêu Đơn Vị Tính Giới Hạn Tối Đa 1 Màu sắc TCU 15 2 Mùi vị - Không có mùi, vị lạ 3 Độ đục NTU 2 4 pH - 6,5-8,5 5 Độ cứng mgCaCO3/l 300 6 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1000 7 Hàm lượng Nhôm mg/l 0,2 8 Hàm lượng Amoni (tính theo NH4+) mg/l 1,5 9 Hàm lượng Asen mg/l 0,01 10 Hàm lượng Bari mg/l 0,7 11 Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 12 Hàm lượng Clorua mg/l 250 13 Hàm lượng Crom mg/l 0,05 14 Hàm lượng Đồng mg/l 2 15 Hàm lượng Xyanua mg/l 0,07 16 Hàm lượng Clo dư mg/l 0,3-0,5 17 Hàm lượng Hydrosunfua mg/l 0,05 18 Hàm lượng Sắt mg/l 0,5 19 Hàm lượng chì mg/l 0,01 20 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5 21 Hàm lương Thủy ngân mg/l 0,001 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 16 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 22 Hàm lượng Niken mg/l 0,02 23 Hàm lượng Nitrat mg/l 50 24 Hàm lượng Nitrit mg/l 3 25 Hàm lượng Natri mg/l 200 26 Hàm lượng Sunfat mg/l 250 27 Hàm lượng Kẽm mg/l 3 28 Độ oxy hóa mg/l 2 29 Hàm lượng Florua mg/l 0,7-1,5 30 Hàm lượng Benzen mg/l 10 31 Hàm lượng Toluen mg/l 700 32 Hàm lượng Xylen mg/l 500 33 2,4,5-T mg/l 9 34 Tổng hoạt độ a Bq/l 0,1 35 Tổng hoạt độ b Bq/l 1 36 Coliform tổng số Khuẩn lạc/100ml 0 36 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Khuẩn lạc/100ml 0 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 17 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Bảng 1.3 : Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của WHO WORLD HEALTH ORGANISATION’S STANDARD FOR WATER QUALITY.1984 ( WHO ) STT Physical and Chemical Characteristic In mg/l Where Applicable 1 Colour ( Hazen Units ) 15 2 Turbidity ( FTU) 5 3 pH Value 6,5 – 8,5 4 Conductivity ( micro ohms/cm ) - 5 Taste Inoffensive to most consumers 6 Odour Inoffensive to most consumers 7 Ammoniacal Nitrogen ( as N ) - 8 Nitrit Nitrogen ( as N ) - 9 Nitrat Chlorine ( as N ) 10 10 Residual Chlorine ( as Cl ) - 11 Total Dissolved Solids 1000 12 Total Alkalinity ( CaCO3 ) - 13 Total Hardness ( CaCO3 ) 500 14 Caldium Hardness ( CaCO3 ) - 15 Magnesium Hardness ( CaCO3 ) - 16 Chloride ( as Cl- ) 250 17 Cyanide ( as CN ) 0,1 18 Fluoride ( as F ) 1,5 19 Sulphate ( as SO4 ) 400 20 Iron ( as Fe ) 0,3 21 Sodium ( as Na ) 200 22 Arsenic ( As ) 0,05 23 Cadmium ( Cd ) 0,005 24 Chromium ( as Cr ) 0,05 25 Copper ( as Cu ) 1,0 26 Lead ( as Pb ) 0,05 27 Manganese ( as Mn ) 0,2 28 Mercury ( as Hg ) 0,001 29 Zinc ( as Zn ) 5,0 30 Aluminium ( as Al ) 0,2 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 18 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Tiêu chuẩn nước sinh hoạt: Bảng 1.4: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt Thông Số Đơn vị VN USA WHO Độ đục NTU 1,5 2 5 pH - 6,5-8,5 6,5-8,5 - Độ dẫn ms/cm,200C - - - Cl- mg/l 300 250 250 SO42- mg/l 250 250 250 Ca mg/l 75 - - Mg mg/l 50 - - Na mg/l - - 200 K mg/l - - - Nhôm mg/l 0.2 - 0.2 Cặn khô mg/l 1000 - 1000 Nitrat mgNO3-/l 50 45 50 Nitrit mgNO2-/l 0,1 3,3 3,0 Amoni mgNH4/l 3,0 - 1,5 Fe mg/l 0,3 0,3 0,3 Mn mg/l 0,1 0,05 0,5 F mg/l - 2 1,5 Ba mg/l - 2 0,7 As mg/l - 50 50 Hg mg/l 10 2 1 Ni mg/l 10 100 20 Pb mg/l 100 15 100 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 19 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 1.2.5. Tiêu chuẩn dùng nước: - Tiêu chuẩn dùng nước là lượng nước bình quân tính cho một đơn vị tiêu thụ trên một đơn vị thời gian hay một đơn vị sản phẩm, tính bằng 1/người- ngày, 1/người- ca sản xuất hay 1/đơn vị sản xuất. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho khu dân cư có thể xác định theo đối tượng sử dụng, theo mức độ trang bị thiết bị vệ sinh ( mức độ tiện nghi)... Khu vực đô thị hóa: 180lít/người/ngày đêm Khu vực nông thôn: 80lít/người/ngày đêm. - Huyện Nhà Bè đang xây dựng Khu dân cư Hiệp Phước 1 có quy mô 29,2 ha, Hiệp Phước 2 có quy mô 29,4 ha, đều nằm tại ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè với tiêu chuẩn cấp nước: 300 lít/người/ngày đêm; Tiêu chuẩn thoát nước thải: 280 lít/người/ngày đêm. 1.3. Tổng Quan Về Hệ Thống Cấp Nước Cho Huyện Nhà Bè: 1.3.1. Công trình thu nước: Hệ thống cấp nước là một trong những công trình hạ tầng quan trọng của các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại, du lịch…trong toàn xã hội. Trong hệ thống cấp nước, công trình thu nước và các trạm bơm có ảnh hưởng lớn lao đến sự làm việc đồng bộ, bền vững và hiệu quả của cả hệ thống. Cách tính toán thiết kế và quản lý vận hành của các loại công trình thu nước trong hệ thống cấp nước, cải tiến công nghệ công trình thu nước mặt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật hệ thống cấp nước. Công trình thu nước mặt để cấp nước cho huyện Nhà Bè do Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè quản lý. Công trình thu nước ngầm do TT Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn quản lý. * Công trình thu nước mặt: Nước mặt là nguồn nước chủ yếu dùng để cấp nước. Công trình thu nước mặt thường đó là công trình thu nước sông. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 20 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Nước sông: Có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt thấp, nhưng hàm lượng cặn cao, nhiều vi trùng. Thường có sự thay đổi lớn theo mùa về nhiệt độ, lưu lượng, mực nước. - Công trình thu: Các công trình thu nước mặt hiện nay có cấu tạo chung đó là: ngăn thu, ngăn hút, song chắn rác đặt trước cửa ngăn thu nước, lưới chắn rác đặt trước cửa ngăn hút. Ngăn thu có tác dụng thu nước và ổn định dòng chảy, cắt vận tốc dòng chảy xoáy của nước sông, trước cửa ngăn thu có đặt song chắn rác mục đích ngăn ngừa các rác vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước lớn. Ngăn hút có tác dụng ổn định trữ lượng nước và chế độ dòng chảy, trước cửa ngăn hút có đặt lưới chắn rác mục đích ngăn ngừa các rác vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước bé hơn không cho rác, tôm, cá... đi vào máy bơm tránh hỏng cánh máy bơm. Với cấu tạo như vậy, công trình thu làm việc tương đối hiệu quả cả về kỹ thuật cũng như giá thành xây dựng và nó được áp dụng rộng rãi từ trước tới nay để thu nước sinh hoạt, sản xuất....Tuy nhiên các công trình thu nước mặt hiện nay chưa có chức năng xử lý sơ bộ hàm lượng cặn hòa tan, các chất hòa tan và các chỉ tiêu khác đều được dẫn về trạm xử lý nước để xử lý đến mức độ cho phép cấp cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Công trình thu nước sông được đặt ở đầu nguồn nước, phía trên khu dân cư và khu công nghiệp theo chiều chảy của sông. Vị trí hợp lý nhất là nơi bờ sông và lòng sông ổn định, có địa chất công trình tốt, đủ độ sâu cần thiết để lấy nước trực tiếp từ sông không phải dẫn đi xa. Công trình thu nước đặt bên phía bờ lõm của sông. + Công trình thu nước bờ sông: Áp dụng khi bờ dốc, nước ở bờ sâu và xây dựng chung với trạm bơm cấp 1 (còn gọi là công trình thu nước loại kết hợp). Khi điều kiện địa chất ở bờ xấu thì trạm bơm cấp 1 đặt tách rời ở xa bờ (công trình thu nước loại phân ly). Công trình thu nước sông được chia ra nhiều gian để đảm bảo cấp nước liên tục khi thau rửa, sửa chữa. Mỗi gian chia ra ngăn thu, ngăn hút. Nước từ sông vào ngăn thu qua các cửa thu nước. Cửa phía trên thu nước mùa lũ, cửa phía dưới thu nước mùa khô. Ngăn thu còn gọi là ngăn lắng vì ở đây ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 21 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ một phần các hạt cặn, cát, phù sa trong nước được giữ lại. Ở cửa thu nước có đặt các song chắn làm bằng các thanh thép d = 10-16mm cách nhau 40-50mm để ngăn các vật nổi trên sông (rác rưỡi, củi, cây,…) khỏi đi vào công trình thu. Từ ngăn thu nước qua các lưới chắn để vào ngăn hút là nơi bố trí các ống hút của máy bơm. Lưới chắn thường làm bằng các sợi dây thép d = 1-1,5mm với kích thước mắc lưới từ 2x2 đến 5x5mm để giữ các rác rưỡi, rong rêu có kích thước nhỏ trong nước. Tốc độ nước chảy qua song chắn từ 0,4 – 0,8m/s, qua lưới chắn từ 0,2 – 0,4m/s. + Công trình thu nước lòng sông: Công trình thu nước lòng sông áp dụng khi bờ thoải, nước nông, mức nước dao động lớn. Khác với loại công trình thu nước bờ sông, công trình thu nước lòng sông không có cửa thu nước ở bờ (hoặc chỉ thu nước ở bờ vào mùa lũ), mà đưa ra giữa sông, rồi dùng ống dẫn nước về ngăn thu đặt ở bờ. Cửa thu nước lòng sông còn gọi là họng thu nước thường là phễu hoặc ống lọc, đầu bịt sông chắn và được cố định dưới đáy sông bằng hệ thống cọc bê tông. Ở chổ bố trí họng thu có phao cờ báo hiệu để tránh cho tàu bè đi lại không va chạm vào. * Công trình thu nước ngầm: Nước ngầm được tạo bởi nước mưa hoăc nước sông thấm qua các lớp đất tạo thành, các hạt vật liệu trong đất sẽ lọc sạch nguồn nước, đó là các hạt cát, sỏi, cuội,…Tuy nhiên, cũng có nhũng hạt vật liệu cản nước như đất sét, đất thịt. Hiện nay, nước ngầm thường được ưu tiên chọn làm nguồn nước để cấp cho sinh hoạt, ăn uống. Nước ngầm tại huyện Nhà Bè có hàm lượng sắt cao và bị nhiễm mặn nặng nên xử lý phức tạp. Công trình thu nước ngầm tại Huyện Nhà Bè là công trình thu nước giếng khoan. - Công trình thu nước giếng khoan: Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất từ 5 – 500l/s, sâu vài chục đến vài trăm met, có đường kính từ 100 – 600mm. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 22 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Mỗi trạm dùng một nhóm giếng khoan nên các giếng này sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi làm việc đồng thời. Các bộ phận của giếng khoan: + Cửa giếng hay miệng giếng: Dùng để theo dõi, kiểm tra sự làm việc của giếng. Trên cửa giếng là động cơ và ống đẩy, đưa nước tới công trình xử lý, ngoài ra còn có nhà bao che, bảo vệ. + Thân giếng (ống vách): Là các ống thép không gỉ, nối với nhau bằng mặt bích, ren hoặc hàn. Ngoài ra còn dùng ống bê tông, cốt thép nối với nhau bằng ống lồng. Ống vách có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chống sụt lở giếng. Bên trong ống vách, ở phía trên là các guồng bơm nối với động cơ điện bằng trục đứng. + Ống lọc: Hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan. Đặt trực tiếp trong đất chứa nước để thu nước vào giếng và ngăn không cho bùn, cát chui vào giếng. Ống lọc được chế tạo nhiều kiểu với các kết cấu khác nhau. Khi lớp đất chứa nước là cuội, sỏi, cát to thì không cần lưới bọc ngoài, ngược lại lớp đất chứa nước là cát mịn thì ngoài lưới đan còn phải bọc sỏi phía ngoài. + Ống lắng: Ở cuối ống lọc đai dài 2 – 10m để giữ lại cặn cát chui vào giếng. Khi thau rửa giếng lớp cặn, cát này sẽ được đưa lên khỏi mặt đất. Để tránh nhiễm bẩn cho giếng bởi nước mặt thấm vào, thường bọc đất sét xung quanh ống vách dày khoản 0,5m với chiều sâu tối thiểu là 3m kể từ mặt đất xuống. 1.3.2. Công nghệ xử lý nước: - Nước ngầm nhiễm mặn là loại nước vừa mặn, vừa lợ rất khó xử lý. + Theo công nghệ truyền thống thường xử lý loại nước này theo phương pháp: Nước ngầm từ giếng khoan được bơm lên vào bể phản ứng, pha hóa chất rồi đưa lên tháp oxy hóa. Không khí được cấp vào tháp oxy nhờ quạt thổi khí, nước ra khỏi tháp oxy hóa được dẫn vào bể lắng để lắng các bông cặn tạo ra trong quá trình keo tụ. Cặn lắng định kỳ được xả ra nhờ van xả bùn tự động ở đáy bể. Sau khi qua bể lắng, nước tự chảy vào bể lọc nổi theo chiều từ dưới lên trên, qua lớp vật liệu nổi là các hạt polystyren. Tiếp đó, nước đi vào bồn lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lửng nhỏ còn sót lại trước khi sử dụng: ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 23 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hình 1.4: Công nghệ xử lý nước ngầm + Vận dụng bức xạ nhiệt và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước để xử lý nước mặn. Hệ thống xử lý nước mặn thành nước ngọt này rất đơn giản: tận dụng năng lượng ánh nắng mặt trời chiếu xuống, làm cho nước bốc hơi lên bề mặt trong của tấm kính và ngưng tụ, chảy vào hệ thống thu gom. + Xử lý nước nhiễm mặn qua máy lọc nước lợ, nước nhiễm mặn bằng phương pháp điện thẩm tách. Ngoài chức năng lọc nước lợ, nước nhiễm mặn với khả năng loại muối cao, cặp màng cation và anion trong máy còn có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm khác. Công suất lọc 20 lít/giờ. Giếng khoan Bể phản ứng Châm hóa chất Bể lắng Thổi khí xả cặn Tháp OXH Bể lọc Bể chứa nước sạch Bể lọc áp lực Chất khử trùng ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 24 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Công nghệ xử lý nước mặt: + Sơ đồ 1: Hình 1.5: Công nghệ xử lý nước mặt Bể trộn thứ cấp Châm dd fluor Bể chứa nước sạch Châm dd vôi Châm dd chlor Châm chlo Bể lọc nhanh Bể phản ứng Bể phân phối nước Bể lắng ngang Nước thô từ trạm bơm Bể trộn sơ cấp Tự chảy qua bể phân chia lưu lượng Châm PAC Châm dd chlor Trạm bơm cấp 2 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 25 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ + Sơ đồ 2: Hình 1.6: Công nghệ xử lý nước mặt 1.3.3. Mạng lưới cấp nước: - Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDO THI PHU NGU.pdf