Mục lục
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
1.1 Giới thiệu đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tóm lược lý thuyết 3
2.2 Tính chặt chẽ của các giả thuyết nghiên cứu 6
CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỤ THỂ 10
3.1 Mô hình lý thuyết 10
3.2 Mô hình cụ thể 11
CHƯƠNG 4 : XỬ LÝ KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ KẾT LUẬN 13
4.1 Xử lý kết quả thống kê 13
4.1.1 Kiểm tra độ tin cậy của các khía cạnh nghiên cứu 13
4.1.2 Khám phá ý nghĩa của sự khác biệt giữa các khu chức năng( kế toán, Zakat và phi kết toán) 13
4.1.3 So sánh sự khác biệt giữa chức năng kế toán và phi kế toán với ANOVA và T-Test 14
4.2 Kết luận và hạn chế của đề tài 15
4.2.1 Những kết luận 15
4.2.2 Những hạn chế 16
Phụ lục bảng
Bảng 1: Những đặc trưng của mẫu 2
Bảng 2: Tóm tắt các khía cạnh chính đã được báo cáo 11
Bảng 3: Các biến giữa khu vực kế toán và phi kế toán 15
Phụ lục hình
Hình 1: Mô hình lý thuyết TFI 11
Hình 2: Mô hình cụ thể của TFI 12
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu đề tài
Toàn cầu hóa và những biến động nhanh chóng của thị trường thế giới là nguyên nhân gây ra những thách thức khác nhau trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Kế toán văn phòng thì không tránh được những thử thách này và cũng được yêu cầu tăng dần sự linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, sự hiểu biết theo lối cũ đã dự đoán rằng kế toán chuyên nghiệp có ít khả năng cho việc suy nghĩ sáng tạo. Nghiên cứu sự sáng tạo trong quy tắc kinh doanh được tập trung vào cái được tin là có nhiều chức năng sáng tạo hơn ( ví dụ các bộ phận và các tổ chức) như là R&D, Kỹ thuật và marketing ( Amabile et al., 1996; Oldham và Cummings, 1996) hơn so với những cái được nhận thức là ít sáng tạo như là bộ phận chức năng kế toán (Half, 1994).
Vì vậy, chúng tôi đề nghị rằng nghiên cứu sáng tạo trong các công ty kế toán là nhu cầu cho sự hiểu biết các thách thức đối đầu với sự chuyên nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
ã Điều tra sự sáng tạo trong môi trường kế toán (Kiểm toán và Thuế) và phi kế toán (Tư vấn)
ã Tiếp tục phát triển, nâng cao những hiểu biết về vấn đề: “giả định khi môi trường làm việc thay đổi, thì, có kéo theo đòi hỏi cần tăng cường các hành vi sáng tạo - do những thách thức nghề nghiệp đặt ra – nhiều hơn hay là không”.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra sự sáng tạo trong môi trường kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----&-----
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Rethinking creativity in the accounting profession: to be professional and creative
GVHD: ThS. Nguyễn Hùng Phong
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Vũ Thành
Nguyễn Hữu Bình
Phạm Thị Lánh
Trần Đăng Minh
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Trương Minh Ngọc
Lê Văn Thuận
Nguyễn Hữu Trí
Nguyễn Quốc Trung
Nguyễn Song Tường Vi
Tp.HCM, tháng 3/2011
Phần đánh giá các thành viên
STT
Họ tên
Mức độ đóng góp
Ghi chú
1
Nguyễn Vũ Thành
1
Nhóm trưởng
2
Nguyễn Hữu Bình
1
3
Phạm Thị Lánh
1
4
Trần Đăng Minh
0.9
5
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
0.9
6
Trương Minh Ngọc
0.9
7
Lê Văn Thuận
1
8
Nguyễn Hữu Trí
0.9
9
Nguyễn Quốc Trung
1
10
Nguyễn Song Tường Vi
0.9
Mục lục
Phụ lục bảng
Bảng 1: Những đặc trưng của mẫu 2
Bảng 2: Tóm tắt các khía cạnh chính đã được báo cáo 11
Bảng 3: Các biến giữa khu vực kế toán và phi kế toán 15
Phụ lục hình
Hình 1: Mô hình lý thuyết TFI 11
Hình 2: Mô hình cụ thể của TFI 12
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu đề tài
Toàn cầu hóa và những biến động nhanh chóng của thị trường thế giới là nguyên nhân gây ra những thách thức khác nhau trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Kế toán văn phòng thì không tránh được những thử thách này và cũng được yêu cầu tăng dần sự linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, sự hiểu biết theo lối cũ đã dự đoán rằng kế toán chuyên nghiệp có ít khả năng cho việc suy nghĩ sáng tạo. Nghiên cứu sự sáng tạo trong quy tắc kinh doanh được tập trung vào cái được tin là có nhiều chức năng sáng tạo hơn ( ví dụ các bộ phận và các tổ chức) như là R&D, Kỹ thuật và marketing ( Amabile et al., 1996; Oldham và Cummings, 1996) hơn so với những cái được nhận thức là ít sáng tạo như là bộ phận chức năng kế toán (Half, 1994).
Vì vậy, chúng tôi đề nghị rằng nghiên cứu sáng tạo trong các công ty kế toán là nhu cầu cho sự hiểu biết các thách thức đối đầu với sự chuyên nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra sự sáng tạo trong môi trường kế toán (Kiểm toán và Thuế) và phi kế toán (Tư vấn)
Tiếp tục phát triển, nâng cao những hiểu biết về vấn đề: “giả định khi môi trường làm việc thay đổi, thì, có kéo theo đòi hỏi cần tăng cường các hành vi sáng tạo - do những thách thức nghề nghiệp đặt ra – nhiều hơn hay là không”.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng, cụ thể là phương pháp nghiên cứu điều tra, bằng cách căn cứ vào lý thuyết về sự sáng tạo xây dựng ra sáu giả thuyết nhằm định lượng kết quả dựa trên các bảng câu hỏi thu thập được.
Mục đích của bảng câu hỏi :
Khảo sát những thông tin bằng định lượng về sự sáng tạo trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán. Tìm ra những thông tin thể hiện cho những yếu tố tác động đến khả năng sáng tạo của 2 lĩnh vực trên.
Thu thập thông tin đại diện cơ bản theo số liệu mẫu để đưa ra những thống kê đáng tin cậy.
Việc chọn mẫu : vấn đề nghiên cứu này được điều tra ở cấp độ đội nhóm, và điều cốt yếu này hữu ích trong việc giúp xác định các văn phòng kế toán cũng thích hợp cho nghiên cứu này. Do đó, những văn phòng thích hợp - chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, có chấp nhận lối làm việc dựa trên nền tảng đội nhóm hơn là nền tảng làm việc cá nhân – đã được nhận dạng. Các cuộc phỏng vấn đã chỉ ra rằng các công ty kế toán có gần 10 chuyên gia cung cấp một số ít bằng chứng về lối làm việc dựa trên đội nhóm. Trong số 102 văn phòng kế toán (Hội Kế toán công chứng Saudi, Quarterly Bulletin, điều 23, 2000), có 34 văn phòng, bao gồm cả “Big Five”, trên khắp Vương quốc Ả Rập Saudi đã đáp ứng tiêu chuẩn trên. Tổng cộng 900 bảng câu hỏi điều tra đã được phát ra cho cả 34 văn phòng này. Bảng câu hỏi được phân phối trực tiếp cho từng văn phòng trong thành phố Riyadh và gửi qua bưu điện (với 1 bao thư trả lời đã được trả phí đính kèm) cho các văn phòng còn lại bên ngoài thành phố Riyadh. Tỷ lệ trả lời ban đầu là 25,1% với 226 bảng câu hỏi được thu lại. Sau khi tiếp tục liên hệ trực tiếp với một số lượng lớn các văn phòng ở Riyadh và gọi điện thoại đến các văn phòng đặt tại các thành phố khác, có thêm 71 bảng trả lời câu hỏi đã được bổ sung. Vì vậy, tỷ lệ trả lời tăng lên 33%, đối với cuộc điều tra này thì đây là một tỷ lệ chấp nhận được. Cụ thể, các văn phòng trong nước và văn phòng nước ngoài có tỷ lệ trả lời lần lượt là 33,9% và 32,1%. Do đó, hầu như không có sự khác biệt trọng yếu liên quan tới các câu trả lời giữa những nhóm này. Mẫu được trình bày cụ thể trong bảng sau :
Loại văn phòng
Kiểm toán
Thuế & Zakat (2)
Tư vấn
Tổng số lượng phần tử của mẫu
Nội địa
99
17
23
139
Nước ngoài
110
28
20
158
Tổng
209
45
43
297 (3)
Bảng 1: Những đặc trưng của mẫu
Ghi chú: (3): 1 bảng câu hỏi đã bị loại bỏ do không hoàn chỉnh.
(2): “khu vực thuế chức năng được gọi khu chức năng thuế và Zakat tại Ả Rập Saudi. Zakat là đơn vị thứ ba trong số năm trụ cột của đạo Hồi. Zakat là hệ thống thuế của Hồi giáo (tức là không có thuế nào khác Zakat trong Hồi giáo). Đây là một tỷ lệ (2,5 phần trăm) của tài sản mỗi người trưởng thành, tinh thần ổn định, và khả năng tài chính Hồi giáo (nam và nữ) được trả hàng năm cho lợi ích của người nghèo trong cộng đồng. Nó được quy định bởi Hồi giáo Sharia'a (tức là luật Hồi giáo, pháp lệnh và thực tiễn dựa trên Sách Thánh của Thiên Chúa, Kinh Qur'an, và các truyền thống của Tiên tri Mohammed, sự bình an và phước lành của Thiên Chúa). Tại Ả Rập Saudi, văn phòng kế toán cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp khác nhau liên quan đến Zakat và thuế trong một khu vực chức năng”.
CHƯƠNG 2 :
LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Tóm lược lý thuyết
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tóm lược những lý thuyết và nghiên cứu trước đây nhằm làm sáng tỏ và ủng hộ cho mô hình nghiên cứu của mình. Điều đó thể hiện như sau :
Việc tóm lược lý thuyết hỗ trợ cho việc giải thích, làm rõ vai trò và ý nghĩa các khái niệm về sáng tạo, về môi trường và văn hoá của tổ chức thể hiện ở :
Tác giả đã hệ thống hóa các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự sáng tạo trước đây: Mumford và Gustafson (1988) cho rằng khái niệm này được coi như là một hội ứng của các yếu tố hành vi và môi trường. Rhodes (1961) cung cấp một siêu phân tích của các định nghĩa sáng tạo. MacKinnon (1978) nhấn mạnh nhiều mặt bản chất của hiện tượng, nghiên cứu sáng tạo đã chuyển trọng tâm sang mô hình đa cấp. Magyari-Beck (1993) đề xuất các giá trị trong việc xem xét phân loại các mức độ khác nhau từ cá nhân, cấp độ nhóm đến rộng nhất của các cấp văn hóa. Nghiên cứu văn hóa cũng được bổ sung vào các quan tâm đến sự sáng tạo ở cấp độ xã hội và tổ chức.
Sự nhầm lẫn giữa sáng tạo và đổi mới cũng được tác giả đề cập đến. Một nhóm nhà nghiên cứu xử lý sáng tạo như một hình thức của sự đổi mới ở cấp độ cá nhân. Sự sáng tạo là một quá trình liên quan đến các khái niệm còn đổi mới như một quá trình liên quan nhiều hơn đến việc thực hiện các khái niệm. Tuy nhiên cả hai hình thức sáng tạo và đổi mới được xem là hình thức có sự thay đổi và gia tăng. Trong nghiên cứu này, tác giả có cái nhìn rộng hơn về sự sáng tạo như một quá trình mở điều tra ở các cấp độ khác nhau. Tác giả đã tập trung vào mức độ của văn hóa làm việc và của cá nhân có liên quan nhưng khác nhau nền văn hóa.
Việc tóm lược lý thuyết hỗ trợ cho việc xây dựng các giả thuyết nghiên cứu :
Tài liệu về sự sáng tạo cho thấy rằng kết quả sáng tạo của các tổ, nhóm có thể được tác động/khuyến khích bởi sự can thiệp của lãnh đạo (West, 1990; Mumford and Connelly, 1999; Rickards and Moger, 1999b). Nhiều cuộc nghiên cứu về lãnh đạo đã tập trung vào lãnh đạo chuyển hóa/lãnh đạo…. (Bass, 1985; Bass, 1990; Bass and Avolio, 1993; Burns, 1978; Howell and Avolio, 1993). Trong một nghiên cứu định lượng về nghề kế toán, Viator (2001) đã nghiên cứu/khảo sát tiềm năng trong các công ty kế toán, cho thấy các lĩnh vực phi truyền thống (như tư vấn) phù hợp với lãnh đạo chuyển hóa hơn các tổ chức truyền thống (như kiểm toán hay thuế). Cuộc nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý lẽ cho rằng lãnh đạo chuyển hóa chỉ có khả năng với một môi trường năng động trong đó những thay đổi lớn diễn ra (Hater and Bass, 1988). Những kết quả đã thừa nhận giả thuyết. Một nghiên cứu khác của Al-Beraidi và Rickards (2003) cũng nhắm tới việc hỗ trợ cho kết quả này -> hỗ trợ cho giả thuyết H1
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng động lực nội tại chủ yếu sẽ cho phép/mang lại sự sáng tạo hơn những động lực từ bên ngoài (Baron, 1963; Amabile, 1983, 1996) -> hỗ trợ cho giả thuyết H2
Benke and Rhode (1980) đã nhận thấy rằng các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn ít có định hướng quan liêu hơn trong lĩnh vực kiểm toán và thuế. Al-Beraidi and Rickards (2003) đã hướng dẫn cuộc nghiên cứu trong đó những kết quả đạt được đã hỗ trợ cho công việc của Benke và Rhode -> hỗ trợ cho giả thuyết H3
Trong tổ chức sáng tạo, cơ cấu tổ chức có xu hướng linh hoạt, với ít điều lệ, quy định và những công việc nhàn rỗi (Brand, 1998; Keller, 1978; Mitchell et al., 1994). Nó đã đưa ra lý lẽ rằng những thành quả sáng tạo có thể được cải thiện nếu các nhân viên có một mức độ tự chủ cao trong những công việc nhiều chi tiết và có sự kiểm soát những quy trình/ thủ tục của chính họ (Amabile, 1996; Greenberg, 1992; Oldham and Cummings, 1996). Một số thì cho rằng dịch vụ kiểm toán và thuế được quản lý chặt chẽ bởi một bộ những chuẩn mực được ấn định bởi những tổ chức nghề nghiệp (Half, 1994; Sawyer, 1992). Nó cho rằng cấp độ nhóm làm thui chột hoạt động như là một rào cản đối với sự sáng tạo -> hỗ trợ xây dựng giả thuyết H4
Al-Beraidi and Rickards (2003) đã nhận thấy rằng những chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán đã nhận được những điểm số cao hơn cho sự sáng tạo và đã lý luận rằng khi quan sát những mẫu tương tự về kế toán và phi kế toán trong môi trường giáo dục, chúng tôi kết luận rằng bất kỳ sự thiếu sáng tạo nào trong lĩnh vực kế toán đều không phải vì sự kém cỏi của cá nhân, và có thể đạt được bằng sự phát triển nhóm và sự can thiệp của lãnh đạo -> hỗ trợ xây dựng giả thuyết H5
Theo Amabile (1996), những kỹ năng phù hợp/liên quan đến từng lĩnh vực (nghĩa là năng lực chuyên môn) là nền tảng của tất cả sự sáng tạo. Nó được thừa một cách rộng rãi rằng những chuyên gia trong nghề kế toán phải hiểu biết những kỹ năng nghề nghệp cần thiết(Arens and Loebbecke, 1997). Al-Beraidi and Rickards (2003) đã kết luận rằng những chuyên gia trong cả lĩnh vực kế toán (kiểm toán và thuế) và trong lĩnh vực phi kế toán (tư vấn) dường như đều cần có những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết -> hỗ trợ xây dựng giả thuyết H6.
Việc tóm lược lý thuyết hỗ trợ cho việc lựa chọn mô hình và các khía cạnh trong mô hình nghiên cứu :
Với việc khảo sát các yếu tố trong môi trường sáng tạo, tác giả thấy đã có vài mô hình nghiên cứu được đề xuất: Chỉ số môi trường làm việc trong doanh nghiệp [BOCI] (Payne & Pheysey, 1971), Bảng câu hỏi điều tra môi trường làm việc sáng tạo [CCQ] (Ekvall, 1983), Tóm tắt môi trường đội nhóm [TCI] (Anderson & West, 1994), Đánh giá môi trường cho sự sáng tạo, [KEYS] (mô hình này được phát triển thông qua sự cộng tác giữa Amabile & Trung tâm Dẫn đầu Sáng tạo), và mô hình Bảng tóm tắt nhân tố đội nhóm [TFI] (Rickards & Moger, 1999ab). Tuy nhiên, khi đặt trong ngành kế toán, với bằng chứng của một mô hình hợp lý, dễ sử dụng và cải biến năng lực và phù hợp với nghiên cứu theo nhóm nên cả mô hình TCI lẫn TFI được chú ý nhiều trong nghiên cứu cũng như học tập. Kết hợp với sự đo lường về tinh thần lãnh đạo năng động và hay thay đổi, TFI được tác giả lựa chọn để ra quyết định sau cùng.
Kết hợp với quan điểm của Al-Beraidi & Rickards (2003), mô hình TFI dùng để nghiên cứu sẽ bao gồm 16 khía cạnh, trong đó có bao gồm : yếu tố về môi trường nhóm (7 khía cạnh), yếu tố tinh thần lãnh đạo (2 khía cạnh), yếu tố về động lực (2 khía cạnh), yếu tố về hỗ trợ/ ngăn cản sáng tạo (2 khía cạnh), yếu tố về năng lực chuyên nghiệp (1 khía cạnh) và yếu tố về sản phẩm đầu ra của đội nhóm (2 khía cạnh)
Về yếu tố đội nhóm, một số nghiên cứu trước đây cho rằng cần phải xem xét tới yếu tố này khi nghiên cứu sáng tạo: Kirton (1976) đã đề xuất hai phong cách sáng tạo,nguyên bản, phong cách sáng tạo có khả năng sản xuất ra những đột phá về khái niệm căn bản, sau này để hiểu biết thích nghi hoặc phát triển. Ông cung cấp đầy đủ bằng chứng thực nghiệm rằng môi trường không chắc chắn cao như trong các nhóm nghiên cứu công nghệ đang thiên về những nỗ lực đổi mới sáng tạo hơn (Kirton, 1994). Và một nghiên cứu khác gần đây, Al-Beraidi và Rickards, 2003 điều tra về tính sáng tạo trong môi trường làm việc nhóm, những khó khăn gặp phải khi sáng tạo và lãnh đạp ở một trong năm công ty kế toán lớn tại Saudi Arabia.
Về yếu tố tinh thần lãnh đạo, tài liệu về sự sáng tạo cho thấy rằng kết quả sáng tạo của các tổ, nhóm có thể được tác động/khuyến khích bởi sự can thiệp của lãnh đạo (West, 1990; Mumford and Connelly, 1999; Rickards and Moger, 1999b). Ngoài ra, trong cuộc nghiên cứu của Al-Beraidi và Rickards (2003) đã nhận thấy bất kỳ sự thiếu sáng tạo nào trong lĩnh vực kế toán đều không phải vì sự kém cỏi của cá nhân, và có thể đạt được bằng sự phát triển nhóm và sự can thiệp của lãnh đạo.
Về yếu tố động lực, nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng động cơ nội tại chủ yếu sẽ cho phép/mang lại sự sáng tạo hơn những động cơ từ bên ngoài (Baron, 1963; Amabile, 1983, 1996).
Về yếu tố sự ủng hộ, hỗ trợ/cản trở sáng tạo thể hiện trong nghiên cứu của Al-Beraidi và Rickards (2003).
Về yếu tố khả năng làm việc chuyên nghiệp, theo nghiên cứu của Arens and Loebbecke(1997) và Al-Beraidi and Rickards (2003) đã kết luận rằng những chuyên gia trong nghề kế toán phải hiểu biết những kỹ năng nghề nghệp cần thiết.
Về yếu tố sản phâm đầu ra của đội nhóm, trong nghiên cứu của Al-Beraidi and Rickards (2003) đã nhận thấy rằng các nhóm chuyên gia của lĩnh vực phi kế toán (tư vân) có điểm số cao hơn cho sự sáng tạo.
Tính chặt chẽ của các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là một kết luận giả định do nhà nghiên cứu đặt ra để theo dõi, xem xét, phân tích, kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu. Trong đề tài của mình, tác giả đã nêu lên 6 giả thuyết như sau:
H1. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày những mức độ hỗ trợ của lãnh đạo cho sự sáng tạo thấp hơn một cách đáng kể so với những người trong những khu vực phi kế toán
H2. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày những mức độ của động cơ nội tại thấp hơn một cách đáng kể so với những người trong những khu vực phi kế toán
H3. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày sự hỗ trợ của tổ chức cho sự sáng tạo kém hơn đáng kể so với những người trong lĩnh vực phi kế toán.
H4. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày những hạn chế đối với sự sáng tạo mạnh hơn đáng kể so với những người trong lĩnh vực phi kế toán
H5. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày những mức độ của hoạt động sáng tạo thấp hơn đáng kể so với những người trong lĩnh vực phi kế toán.
H6. Những chuyên gia trong cả 2 lĩnh vực sẽ trình bày cùng mức độ về những kỹ năng nghề nghiệp.
Vấn đề đặt ra: một giả thuyết nghiên cứu như thế nào thì được gọi là chặt chẽ?
Sau khi nghiên cứu lý thuyết nhóm đề xuất các tiêu chí quy định sự chặt chẽ như sau:
Các giả thuyết có thể hiện đầy đủ nội dung cần nghiên cứu của đề tài (1)
Các giả thuyết có thể hiện sự nối kết, tính gợi mở cho việc nghiên cứu (2)
Giả thuyết phải đóng vai trò định hướng cho việc tổ chức quá trình điều tra và có khả năng được kiểm nghiệm trong thực tế (3)
Giả thuyết nghiên cứu có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu nghiên cứu, giúp đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về mục tiêu nghiên cứu (4)
Tác giả nghiên cứu có cái nhìn khách quan, không chủ ý đưa cuộc nghiên cứu theo một hướng định sẵn nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra (5)
Tiêu chí (1) :
Đề tài nhằm nghiên cứu về sự sáng tạo của kế toán trong hai khu vực chức năng liên quan tới kế toán (kiểm toán và thuế) và không liên quan tới kế toán (tư vấn), qua tài liệu về sự sáng tạo và kết quả các cuộc nghiên cứu trước đây, tác giả đã nhận thấy khi nghiên cứu về đề tài này cần chú ý các yếu tố sau : khảo sát sự sáng tạo trong môi trường nhóm làm việc, ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, môi trường và cơ cấu của tổ chức đối với sự sáng tạo, trình độ và kỹ năng chuyên nghiệp của cá nhân và nhóm liên quan tới tính sáng tạo, các yếu tố hỗ trợ/ngăn cản sự sáng tạo của các môi trường văn hoá tổ chức, động lực thúc đẩy sự sáng tạo…từ những đòi hỏi trên tác giả đã xây dựng nên 6 giả thuyết để nghiên cứu đầy đủ các nội dung trên.
Tiêu chí (2) :
Theo thứ tự các giải thuyết ta có thể thấy được tính hợp lý, trình tự và gợi mở của các giả thuyết. Tác giả bắt đầu từ sự ảnh hưởng của lãnh đạo đối với sáng tạo trong lĩnh vực kế toán(H1), sau khi đã có sự hỗ trợ của lãnh đạo, tác giả nghiên cứu động lực thúc đẩy việc sáng tạo(H2) và sự hỗ trợ của tổ chức đối với sáng tạo(H3). Với động lực và sự hỗ trợ trên, trong quá trình sáng tạo sẽ gặp hạn chế ra sao(H4) và mức độ đạt được sự sáng tạo được tới mức nào(H5). Ngoài ra, cũng cần phải xem xét tới kỹ năng chuyên nghiệp của người thực hiện sáng tạo(H6).
Tiêu chí (3) :
Căn cứ vào 6 giả thuyết được xây dựng và dự định ban đầu điều tra sẽ thực hiện ở cấp độ đội nhóm. Qua khảo sát vài mô hình nghiên cứu về tính sáng tạo , tác giả đã lựa chọn mô hình TFI (Bảng tóm tắt nhân tố đội nhóm). Từ đó để tìm câu trả lời cho các giả thuyết trên tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi và gửi cho 34 văn phòng kế toán trên khắp vương quốc Ả Rập Saudi. Kết quả chi tiết được trình bày cụ thể ở mục 1.3 (phương pháp nghiên cứu). Như vậy, 6 giả thuyết nghiên cứu đóng vai trò định hướng cho quá trình tổ chức điều tra và có thể được kiểm nghiệm rõ ràng trong thực tiễn.
Tiêu chí (4)
Mục tiêu đề tài:
Điều tra sự sáng tạo trong môi trường kế toán (Kiểm toán và Thuế) và phi kế toán (Tư vấn)
Tiếp tục phát triển, nâng cao những hiểu biết về vấn đề: “giả định khi môi trường làm việc thay đổi, thì, có kéo theo đòi hỏi cần tăng cường các hành vi sáng tạo - do những thách thức nghề nghiệp đặt ra – nhiều hơn hay là không”.
Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, trong 6 giả thuyết của mình, tác giả luôn đặt các biến nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh giữa môi trường kế toán và khu vực phi kế toán. Ví dụ:
H1. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày những mức độ hỗ trợ của lãnh đạo cho sự sáng tạo thấp hơn một cách đáng kể so với những người trong những khu vực phi kế toán
H2. Những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ trình bày những mức độ của động cơ nội tại thấp hơn một cách đáng kể so với những người trong những khu vực phi kế toán …
à Điều này cho thấy các giả thuyết nghiên cứu có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu nghiên cứu
Bên cạnh đó, qua 6 giả thuyết nghiên cứu, chúng ta có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về mục tiêu thứ hai:
Sự thay đổi môi trường làm việc: thay đổi về lãnh đạo, thay đổi về cơ cấu tổ chức (theo xu hướng linh hoạt với ít điều lệ quy định hay xu hướng phải tuân thủ theo các chuẩn mực được quy định chặt chẽ)
Các nhân tố tác động tới hành vi sáng tạo: mức độ hỗ trợ của lãnh đạo cho sự sáng tạo, mức độ của động cơ nội tại (động cơ phát sinh từ sự phản ứng tích cực của cá nhân đối với chất lượng công việc của chính mình: sự cuốn hút, sự ham hiểu biết, sự hài lòng, …), khả năng hỗ trợ của tổ chức cho sự sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, …
Tiêu chí (5)
Giả thuyết
Cơ sở khách quan
H1
Tài liệu về sự sáng tạo cho thấy rằng kết quả sáng tạo của các tổ, nhóm có thể được tác động/khuyến khích bởi sự can thiệp của lãnh đạo (West, 1990; Mumford and Connelly, 1999; Rickards and Moger, 1999b). Nhiều cuộc nghiên cứu về lãnh đạo đã tập trung vào lãnh đạo chuyển hóa/lãnh đạo…. (Bass, 1985; Bass, 1990; Bass and Avolio, 1993; Burns, 1978; Howell and Avolio, 1993). Cụ thể, đây là dòng chủ đạo trong nghiên cứu về sự sáng tạo (Mumford, 2000; Mumford et al., 2002)
Trong một nghiên cứu định lượng về nghề kế toán, Viator (2001) đã nghiên cứu/khảo sát tiềm năng trong các công ty kế toán, cho thấy các lĩnh vực phi truyền thống (như tư vấn) phù hợp với lãnh đạo chuyển hóa hơn các tổ chức truyền thống (như kiểm toán hay thuế). Cuộc nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý lẽ cho rằng lãnh đạo chuyển hóa chỉ có khả năng với một môi trường năng động trong đó những thay đổi lớn diễn ra (Hater and Bass, 1988). Một nghiên cứu khác của Al-Beraidi and Rickards (2003) cũng nhắm tới việc hỗ trợ cho kết quả này
H2
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng động cơ nội tại chủ yếu sẽ cho phép/mang lại sự sáng tạo hơn những động cơ từ bên ngoài (Baron, 1963; Amabile, 1983, 1996)
H3
Họ đã nhận thấy rằng các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn ít có định hướng quan liêu hơn trong lĩnh vực kiểm toán và thuế. Al-Beraidi and Rickards (2003) đã hướng dẫn cuộc nghiên cứu trong đó những kết quả đạt được đã hỗ trợ cho công việc của Benke và Rhode.
H4
Trong tổ chức sáng tạo, cơ cấu tổ chức có xu hướng linh hoạt, với ít điều lệ, quy định và những công việc nhàn rỗi (Brand, 1998; Keller, 1978; Mitchell et al., 1994). Nó đã đưa ra lý lẽ rằng những thành quả sáng tạo có thể được cải thiện nếu các nhân viên có một mức độ tự chủ cao trong những công việc nhiều chi tiết và có sự kiểm soát những quy trình/thủ tục của chính họ (Amabile, 1996; Greenberg, 1992; Oldham and Cummings, 1996). Một số thì cho rằng dịch vụ kiểm toán và thuế được quản lý chặt chẽ bởi một bộ những chuẩn mực được ấn định bởi những tổ chức nghề nghiệp (Half, 1994; Sawyer, 1992). Nó cho rằng cấp độ nhóm làm thui chột hoạt động như là một rào cản đối với sự sáng tạo
H5
Hood and Koberg (1991) đã cho rằng những chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn sẽ đạt được những điểm số cao hơn về mức độ sáng tạo so với những người trong lĩnh vực kiểm toán và thuế
Al-Beraidi and Rickards (2003) đã nhận thấy rằng những chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán đã nhận được những điểm số cao hơn cho sự sáng tạo và đã lý luận rằng khi quan sát những mẫu tương tự về kế toán và phi kế toán trong môi trường giáo dục
H6
Theo Amabile (1996), những kỹ năng phù hợp/liên quan đến từng lĩnh vực (nghĩa là năng lực chuyên môn) là nền tảng của tất cả sự sáng tạo
Al-Beraidi and Rickards (2003) đã kết luận rằng những chuyên gia trong cả lĩnh vực kế toán (kiểm toán và thuế) và trong lĩnh vực phi kế toán (tư vấn) dường như đều cần có những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết
Tác giả đã điều tra các giả thuyết ở cấp độ của các nhóm làm việc chuyên nghiệp, trong khi vấn đề cần nghiên cứu lại nằm ở cấp độ rộng lớn hơn hoặc trong mô trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Tác giả và nhóm nghiên cứu của mình thừa nhận rằng những phát hiện lớn hơn như vậy là có tính chất thăm dò. Chẳng hạn như các kết quả thực nghiệm từ Ả Rập Saudi có thể không được nhân rộng ở các môi trường văn hóa làm việc khác. Những khía cạnh mới đã được trình bày đầy đủ, đáng tin cậy và hợp lệ, nhưng việc tiếp tục đánh giá và có những cuộc điều tra sâu hơn vẫn là cần thiết.
à Tác giả nghiên cứu có cái nhìn khách quan, không chủ ý đưa cuộc nghiên cứu theo một hướng định sẵn nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra.
Kết luận: Qua quá trình phân tích các tiêu chí trên, chúng ta có thể kết luận rằng cách đặt giả thuyết nghiên cứu là chặt chẽ.
CHƯƠNG 3 :
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỤ THỂ
Mô hình lý thuyết
Mục tiêu nghiên cứu yêu cầu cần có bằng chứng cho phép làm căn cứ chuẩn cũng như các cuộc nghiên cứu để có thể chứng thực sau đó. Nghiên cứu dữ liệu theo hướng định lượng là điều cần thiết. Để khảo sát những yếu tố về môi trường sáng tạo, đã có vài mô hình nghiên cứu được đề xuất: Chỉ số môi trường làm việc trong doanh nghiệp [BOCI] (Payne & Pheysey, 1971), Bảng câu hỏi điều tra môi trường làm việc sáng tạo [CCQ] (Ekvall, 1983), Tóm tắt môi trường đội nhóm [TCI] (Anderson & West, 1994), Đánh giá môi trường cho sự sáng tạo, [KEYS] (mô hình này được phát triển thông qua sự cộng tác giữa Amabile & Trung tâm Dẫn đầu Sáng tạo), và mô hình Bảng tóm tắt nhân tố đội nhóm [TFI] (Rickards & Moger, 1999ab). Bảng 2 tổng kết ngắn gọn những khía cạnh chính từ các mô hình này:
Mô hình
Những khía cạnh cơ bản
Cách thức tìm hiểu các khía cạnh
Cấp độ phân tích
BOCI, 1971
Bao gồm 17 khía cạnh
4 quan điểm chính
Tổ chức
Sự định hướng công nghệ thông tin
Tính thân thiện, hòa đồng
Sự định hướng về trí tuệ, về kiến thức
Sự sẵn sàng đổi mới
CCQ, 1983
Bao gồm 10 khía cạnh
4 quan điểm chính
Tổ chức
Sự thử thách
Sự tự do
Sự tin tưởng/Cởi mở
Sự ủng hộ ý tưởng
Sự xung đột
TCI, 1994
Sự an toàn
10 quan điểm chính
Đội nhóm
Sự ủng hộ đổi mới
Sứ mạng, tầm nhìn
Sự định hướng công việc
KEYS, 1996
Khía cạnh kích thích
5 quan điểm chính
Tổ chức trọng yếu
Khía cạnh chướng ngại vật
Khía cạnh tiêu chuẩn (sức sáng tạo & năng suất)
TFI, 1999
Yếu tố làm việc đội nhóm
5 quan điểm chính
Đội nhóm
Tinh thần lãnh đạo nhóm
Biểu hiện, thành tích của nhóm (sức sáng tạo & năng suất)
Bảng 2: Tóm tắt các khía cạnh chính đã được báo cáo
Đặt trong ngành kế toán, với bằng chứng của một mô hình hợp lý, dễ sử dụng và cải biến năng lực nên cả mô hình TCI lẫn TFI được chú ý nhiều trong nghiên cứu cũng như học tập. Kết hợp với sự đo lường về tinh thần lãnh đạo năng động và hay thay đổi, TFI có khuynh hướng được lựa chọn để ra quyết định sau cùng. Mô hình TFI bao gồm 11 khía cạnh, trong đó có 7 khía cạnh thuộc yếu tố đội nhóm, 2 khía cạnh nói về yếu tố tinh thần lãnh đạo (trong môi trường năng động và hay thay đổi) và 2 khía cạnh về sản phẩm đầu ra của đội nhóm (bao gồm khía cạnh thành tích, biểu hiện sáng tạo và khía cạnh năng suất nói chung).
Hình 1: Mô hình lý thuyết TFI
Mô hình cụ thể
Theo quan điểm của Al-Beraidi & Rickards (2003), họ xác nhận nhu cầu cần điều tra về các nhân tố vừa cản trở vừa làm gia tăng tính sáng tạo trong lĩnh vực kế toán. Những nhân tố này bao gồm động lực thúc đẩy, sự ủng hộ các ý tưởng mới và năng lực, khả năng làm việc chuyên nghiệp. Như vậy, có thêm 5 khía cạnh được bổ sung vào mô hình TFI: 2 khía cạnh về động lực, 1 khía cạnh về khả năng ủng hộ, hỗ trợ từ các tổ chức, 1 khía cạnh về cơ chế thúc ép của một cấu trúc tổ chức, và 1 khía cạnh về khả năng làm việc chuyên nghiệp - hiểu rộng ra là kỹ năng thích nghi có liên quan.
Hình 2: Mô hình cụ thể của TFI
CHƯƠNG 4 :
XỬ LÝ KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ KẾT LUẬN
Xử lý kết quả thống kê
4.1.1 Kiểm tra độ tin cậy của các khía cạnh nghiên cứu
Những khía cạnh tồn tại trước đây (yếu tố làm việc nhóm, tinh thần lãnh đạo nhóm và biểu hiện thành tích của nhóm) đã được kiểm tra cẩn thận dựa vào độ tin cậy nội bộ (Cronbach α, và những cuộc kiểm tra được thử nghiệm tới lui nhiều lần) mà kết quả sau cùng là tác phẩm được xuất bản (Rickards & Moger, 2000; Rickards & những thử nghiệm khác, 2001).
Độ tin cậy của những khía cạnh mới đã được kiểm chứng trong một nghiên cứu thí điểm (1 mẫu thích hợp gồm 80 người tham gia - đang công tác trong các đội nhóm thuộc lĩnh vực quản lý và thiết bị điện tử). Để điều tra độ tin cậy nội bộ, phép phân tích các nhân tố (phân tích những thành tố trọng yếu) đã được thực hiện bởi vì điều này giúp đánh giá đối tượng phạm vi nào của khía cạnh được rút ra từ cùng một tư tưởng (Bryman & Cramer, 1999). Sự khám phá về phép phân tích các nhân tố đã chỉ ra rằng các đối tượng thuộc các khía cạnh mới đã rút ra một kết cấu được mong đợi. Những khám phá này góp phần xác minh về độ tin cậy nội bộ của các khía cạnh mới và bảng câu hỏi điều tra (Carmines & Zeller, 1979).
Thêm vào đó, Cronbach’s α được tính toán cho tất cả các khía cạnh trong bảng câu hỏi điều tra. Kết quả đã khám phá ra sự nhất quán nội bộ tốt, dao động từ 0,67 tới 0,86. Khía cạnh về động lực ngoại lai có mức độ nhất quán nội bộ thấp hơn (0,60). Mức độ này có thể chấp nhận được cho mục tiêu nghiên cứu về độ tin cậy nội bộ (Nunnally, 1978). Bằng chứng sau nhiều lần thử nghiệm đã đạt được từ một mẫu thích hợp (1 nhóm gồm 11 thành viên) ở Ả Rập Saudi (khoảng thời gian là 6 tuần). Kết quả chỉ ra rằng các khía cạnh mới đã được điều tra nhiều lần có độ tin cậy bên ngoài là 0,66-0,94.
4.1.2 Khám phá ý nghĩa của sự khác biệt giữa các khu chức năng( kế toán, Zakat và phi kết toán)
Các kết quả (ANOVA so sánh đa thành phần với chủ đề Hoc, phương pháp Scheffe `, và kiểm định T) cho thấy, kiểm toán và thuế và Zakat các khu chức năng có sự khác biệt không đáng kể trên tất cả các biến. Như vậy, phản ứng từ hai khu chức năng (tức là bộ phận kế toán) có thể được kết hợp với nhau. Những kết quả này cho phép so sánh đơn giản giữa mẫu kế toán và phi kế toán (tức là tư vấn).
4.1.3 So sánh sự khác biệt giữa chức năng kế toán và phi kế toán với ANOVA và T-Test
Samples
Phi kế toán
Kế toán
Sự khác biệt giữa các vùng chức năng bằng kiểm định T
43
253
M
SD
M
SD
Các yếu tố nhóm
Nền tảng hiểu biết
3.61
0.6
3.49
0.63
ns
Chia sẻ tầm nhìn
3.86
0.58
3.63
0.64
*
Môi trường
3.99
0.49
3.66
0.57
***
Khả năng ứng phó
3.94
0.53
3.8
0.54
ns
Ý nghĩ làm chủ
3.86
0.48
3.51
0.58
***
Xây dựng mạng lưới
3.95
0.46
3.46
0.59
***
Học từ kinh nghiệm
3.96
0.43
3.72
0.61
**
Các yếu tố lãnh đạo nhóm
Chuyển đổi phong cách
3.88
0.75
3.51
0.67
***
Phong cách giao dịch
3.58
0.48
3.46
0.52
ns
Quy mô nhóm động viên
Nội lực
4.12
0.39
3.61
0.59
***
Động lực bên ngoài
3.53
0.43
3.76
0.51
**
Khác biệt về quy mô
Tổ chức hỗ trợ
3.75
0.56
3.34
0.7
***
Cơ cấu hạn chế
2.61
0.54
3.45
0.7
***
Kỹ năng lĩnh vực liên quan
4.13
0.44
4.1
0.55
ns
Quy mô sản lượng
Sáng tạo
3.89
0.45
2.97
0.65
***
Tổng năng suất
3.73
0.47
3.73
0.43
ns
Bảng 3: Các biến giữa khu vực kế toán và phi kế toán
Qua bảng 3 ta có thể thấy tất cả các kết quả trung bình của thang báo cáo trong khu vực chức năng phi kế toán cao hơn so với báo cáo trong các lĩnh vực chức năng kế toán, trừ trường hợp quy mô của động lực bên ngoài (kế toán 3.76 > phi kế toán 3.53), và những hạn chế về cơ cấu (kế toán 3.45 > phi kế toán 2.61).
Những phát hiện hỗ trợ các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể hơn, những phát hiện cho thấy:
khu vực chức năng phi kế toán đã có nhiều lãnh đạo chuyển đổi (H1) : phi kế toán 3.88 > kế toán 3.51 và kết quả kiểm định T (p<0.001) cho thấy sự hỗ trợ giả thuyết.
khu vực chức năng phi kế toán hỗ trợ của sự sáng tạo (H3) : phi kế toán 3.89 > kế toán 2.97 và kết quả kiểm định T (p<0.001) cho thấy sự hỗ trợ giả thuyết.
khu vực chức năng phi kế toán ít hạn chế về cấu trúc (H4) so với các khu chức năng kế toán : phi kế toán 2.61 < kế toán 3.45 và kết quả kiểm định T (p<0.001) cho thấy sự hỗ trợ giả thuyết.
Các khu chức năng phi kế toán hướng về bản chất của động lực (H2) : phi kế toán 4.12 < kế toán 3.61 và kết quả kiểm định T (p<0.001) cho thấy sự hỗ trợ giả thuyết.
Các khu chức năng phi kế toán nhiều sáng tạo (H5) : phi kế toán 3.89 < kế toán 2.97 và kết quả kiểm định T (p<0.001) cho thấy sự hỗ trợ giả thuyết.
Hai khu chức năng đạt được cùng một số điểm trên thang đo đường thẳng , tức là năng suất (H6) : phi kế toán 3.73 < kế toán 3.73 và kết quả kiểm định T (ns) cho thấy sự hỗ trợ giả thuyết.
Kết luận và hạn chế của đề tài
Những kết luận
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mô hình đặc biệt của nhận thức, đó là sự sáng tạo, đội ngũ, môi trường sáng tạo, động lực nội tại và sự lãnh đạo trong bối cảnh kế toán, một mô hình trong phạm vi phi kế toán và một mô hình khác trong phạm vi có kế toán. Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao? Trước nghiên cứu (Hood và Koberg năm 1991; Al-Beraidi và Rickards, 2003) đã cho rằng điều này không thể được giải thích bởi giáo dục cá nhân. Như vậy, câu hỏi vẫn còn chưa được trả lời.
Chúng tôi cho rằng có khả năng sáng tạo trong nghiệp vụ kế toán. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề nghị một phương pháp tiếp cận mới của Kirton (1994, 1976). Mô hình trong đó các chuyên gia kế toán có thể được sáng tạo theo cách thích nghi "trong công việc" và các sáng tạo "xung quanh các công việc", bởi vì đây là lý thuyết khả thi và thực nghiệm có thể được chứng minh được. Điều này có thể được xem như là một mô hình mới trong nghiệp vụ kế toán và có thể được xem như là phương tiện thích hợp của sự thay đổi, tức là để thích nghi thành công với sự hỗn loạn của môi trường hoạt động.
Những hạn chế
Công việc này đã kiểm tra cấu trúc ở cấp độ của các nhóm làm việc chuyên nghiệp, trong khi nó đã gây ra vấn đề ở cấp độ rộng lớn hơn hoặc xa nền văn hóa chuyên nghiệp. Chúng tôi thừa nhận rằng những phát hiện lớn hơn như vậy là có tính chất thăm dò. Ví dụ, kết quả thực nghiệm từ Ả Rập Saudi có thể không được nhân rộng ở các nền văn hóa khác. Ngoài ra, sáu trong số các bảng câu hỏi đã được thành lập để kiểm tra giả thuyết. Những quy mô mới được báo cáo đầy đủ là đáng tin cậy và hợp lệ, nhưng tiếp tục đánh giá vẫn là cần thiết.
Tài liệu tham khảo
“Rethinking creativity in the accounting profession: to be professional and creative” Abdullah Al-Beraidi, (Buraydah College of Technology, Qassim, Saudi Arabia), Tudor Rickards, (Manchester Business School, University of Manchester, Manchester, UK)
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh Thiết kế và thực hiện – Nguyễn Đình Thọ(Nhà xuất bản lao động xã hội – Năm 2011).
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Hồng Đức – Năm 2008).
Research Methodology – C.R.Kothari (New Age International (P) Limited, Publishers – Copyright © 2004,1989,1990)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TieuluanPPNCKH_Nhom8_Dem1.doc
- TieuluanPPNCKH_Nhom8_Dem1.pdf