Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

LỜI MỞ ĐẦU Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta nhưng để chăn nuôi lợn phát triển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm, các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư chăn nuôi theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng tiêu chảy cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hội chứng tiêu chảy ở lợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương”. MỤC LỤC Phần I MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề. 1 1.2. Mục đích đề tài 2 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng trong và ngoài nước. 3 2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 3 2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam 3 2.2. Đặc điểm sinh lý của lợn con. 5 2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con. 5 2.2.2. Đặc điểm thích ứng của lợn con. 6 2.2.3. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con. 7 2.2.4. Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con. 8 2.3. Bệnh phân trắng lợn con. 9 2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh. 9 2.3.2. Cơ chế sinh bệnh. 16 2.3.3. Triệu chứng của bệnh. 16 2.3.4. Bệnh tích của bệnh. 17 2.3.5. Biện pháp phòng trị bệnh. 18 Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng. 21 3.2. Nội dung. 21 3.3. Vật liệu: 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 24 Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Tình hình chăn nuôi và thú y của trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. 27 4.1.1. Tình hình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. 27 4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh. 29 4.1.3. Tình hình dịch bệnh của lợn. 32 4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng từ 2007 – 2008 và 4 tháng đầu năm 2010. 35 4.3. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ qua các tháng trong năm 2009. 38 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo độ tuổi 42 4.5. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi 45 4.5.1. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con ở lợn giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi 45 4.5.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. 49 Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận. 50 5.2. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại Trạm nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Thuỵ Phương thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương. 3.2. NỘI DUNG - Điều tra tình hình chăn nuôi của Trạm nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Thuỵ Phương . - Điều tra, xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại Trạm qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010. - Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo độ tuổi. - Thí nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con. 3.3. VẬT LIỆU: - Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi. - Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con: Enrovet, Pharsulin, Lactopac – C, Vitamin C Antistres. * Enrovet là sản phẩm của công ty Cipla sản xuất, do công ty TNHH thú y Xanh Việt Nam phân phối. Thành phần: Enrofloxacin 50mg Benzyl Alcohol 1,5% Tá dược vừa đủ Công dụng: Enrovet là loại thuốc đặc trị tiêu chảy cho gia súc, gia cầm như E.coli. Sallmonella spp, lỵ heo, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Enrovet 5% có hoạt chất chính là Enrofloxacin thuộc nhón Fluoroquinoloes là nhóm có tác dụng tốt với vi khuẩn gram dương, gram âm, Mycoplasma và các loại vi khuẩn khác. Enrovet ức chế quá trình sinh tổng hợp DNA của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng trước khi chúng kịp kháng thuốc. Thuốc phòng trị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng huyết do E.coli, các bệnh do Mycoplasma gây ra, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục, bệnh nhiễm trùng kế phát do virus. Liều lượng: 1ml/20kg thể trọng (TT) tiêm bắp ngày 1 lần, trong 3- 5 ngày. * Pharsulin: (Phamavet sản xuất và phân phối) Thành phần: 100ml có 10g Tiamulin. Parsulin là một loại thuốc đặc trị hồng lỵ, tiêu chảy, chướng bụng, phân vàng, hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp, viêm bao khớp, leptospirosis ở lợn. Cách dùng: Tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liên tục + Bệnh hồng lỵ: 1ml/10kg khối lượng cơ thể, lặp lại sau 24 giờ nếu cần. + Bệnh khác: 1,5ml/10kg khối lượng cơ thể. * Men tiêu hoá Lactobac- C Lactopac- C do công ty Bayer sản xuất. Thành phần: Dạng bột trong 100g có: Lactobacillus 8 x 109 CFU Enterococcus 8 x 109 CFU Amylase 900 units Protease 5500 units Vit C 2,0 gam Lactose 48 gam Sodium 1,5 gam Potassium 1,3 gam Phụ liệu bổ sung vừa đủ 100 gam Công dụng: Tạo môi trường tối ưu giúp cho sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Gia tăng sản xuất axit lactic, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Duy trì tỷ lệ thích hợp giữa Natri và Kali, thay thế lượng muối bị mất (đặc biệt khi bị tiêu chảy) và duy trì cân bằng hấp thu muối. Tăng khă năng tiêu hoá tinh bột và protein. Kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm. Liều lượng và cách sử dụng: Trộn thức ăn hoặc hoà nước uống Trộn 500 – 700g/100kg thức ăn hoặc pha 1g với 1 – 2 lít nước uống (1g/3 – 5kg TT), dùng 1 ngày/tuần trong suốt quá trình nuôi hay 2 – 3 ngày/tuần khi gia súc, gia cầm bị stress: 3 – 5 ngày khi gia súc bị tiêu chảy hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. * Điện giải: Vitamin C Antistress Thành phần: Dạng bột, 100g chứa: Vitamin C 13g Citric acid 25g Phụ liệu bổ sung 100g Công dụng: Chống stress cho lợn khi nhiệt độ cao, lúc chuyển chuồng, cai sữa, bị đuổi bắt, mật độ nuôi cao, dịch bệnh, chủng ngừa hoặc khi cắt mỏ, thay lông ở gia cầm. Giúp lợn tăng sức đề kháng, tăng trọng nhanh và tăng trọng tốt. Liều lượng và cách sử dụng: hoà nước uống. Dùng 1g sản phẩm A- T111 vitamin C antitress hoà tan trong 2 đến 4 lít nước cho gia súc, gia cầm uống (1g/10kg TT). Thí nghiệm được tiến hành theo nguyên tắc các đàn lợn con đồng đều về tuổi và điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng. Lợn con bị tiêu chảy được đánh dấu từng con để theo dõi và điều trị. Hằng ngày theo dõi lợn vào buổi sáng sớm và buổi chiều trước và sau khi dùng thuốc. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm nhiệt độ, ăn uống, thể trạng con vật, tình trạng phân, thời gian khỏi bệnh của từng con và các bệnh khác. Nguyên tắc điều trị: Dùng thuốc đúng liều, đúng liệu trình, dùng liên tục trong 3- 5 ngày. Thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh và đồng thời ghi chép kết quả điều trị trên các lô lợn, các chỉ tiêu theo dõi là: + Số con mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh. + Số con khỏi bệnh trong ngày, số ngày điều trị, số con chết, số con mắc lại sau một đợt điều trị. + Số con tái phát và số lần tái phát. Đánh giá kết quả: Sau thời gian điều trị nếu lợn hết tiêu chảy, phân thành khuôn, ăn uống trở lại bình thường, các dấu hiệu mất nước không còn, thân nhiệt ổn định… được coi là khỏi bệnh. Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh kết hợp các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Điều tra hồi cứu (dựa vào số liệu của cơ sở). - Xác định tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con dựa theo phương pháp mô tả. - Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo độ tuổi. Xác định nội dung này, chúng tôi tiến hành chọn những lô đồng đều về ngày đẻ, lứa đẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi số con mắc bệnh qua 1, 2 và 3 tuần tuổi. Những con lợn mắc bệnh được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, mổ khám gia súc chết và quan sát bệnh tích. -Thí nghiệm một số phác đồ điều trị: Phác đồ 1: Enrovet: 1ml/20kg TT. Ngày tiêm 1 lần Lactopac- C Vitamin C Antistress Phác đồ 2: Pharsulin: 1ml/10mg TT. Ngày tiêm 1 lần Lactobac- C Vitamin C Antistress Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Thuốc sử dụng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 Enrovet x Pharsulin x Lactobac- C x x Vitamin C Antistress x x - Phương pháp xác định các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ lợn con mắc bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ tái phát và thời gian trung bình được tính theo công thức: Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con theo dõi Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết x 100 Tổng số con mắc bệnh Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con khỏi x 100 Tổng số con điều trị Tỷ lệ tái phát (%) = Tổng số con tái phát x 100 Tổng số con khỏi sau điều trị Thời gian điều trị khỏi trung bình: = ∑ xini n Trong đó: xi: Số ngày điều trị ni: Số con điều trị khỏi n: Tổng số con điều trị khỏi Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel. Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THỤY PHƯƠNG 4.1.1. Tình hình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy phương thuộc Viện Chăn Nuôi nằm trên địa phận xã Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội. Hiện nay Trung tâm có một đội ngũ cán bộ cán công nhân kỹ thuật chuyên môn đông đảo và thạo nghề, luôn đáp ứng được yêu cầu về sản xuất đặt ra. Đồng thời Trung tâm được trạng bị một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, với một quy mô con giống phong phú, gồm nhiều con giống cao sản được nhập về từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trung tâm có 2 nhiệm vụ chính: - Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn. - Nuôi giữ giống gốc Quốc gia và từ đó lai tạo ra những con giống tốt chuyển giao vào sản xuất. Hiện nay Trung tâm được giao nuôi giữ giống gốc của hơn 300 lợn nái sinh sản và 21 lợn đực để kiểm tra năng suất. Sau khi kết thúc 2 dự án: Dự án giống 2000 – 2005 và Dự án sản xuất thử 2004 - 2005, quy mô đàn lợn của Trung tâm đã tăng lên nhưng những năm gần đây do diện tích trại giảm nên số nái sinh sản cũng bị giảm đi, năm 2007 là 427 con đến năm 2009 là 305 con. Với dự án giống 2000 – 2005: Trung tâm đã nuôi giữ 434 nái sinh sản cụ kỵ (GGP) nguồn gốc Anh, Mỹ và 100 lợn ông bà (GP) nguồn gốc Anh. Đàn lợn của dự án đã được duy trì và phát triển rất tốt, đem lại kết quả cao và thiết thực cho người chăn nuôi. Với dự án Sản xuất thử lợn lai 3 máu ngoại tỷ lệ nạc cao ở đồng bằng Bắc Bộ và Miền Trung (2004 – 2005). Đến nay dự án đã hoàn thành và đàn lợn đang phát triển tốt, hiện nay có trên 1500 con lợn thương phẩm ba máu ngoại (Yorkshire, Landrace và Duroc) chất lượng tốt cung cấp cho thị trường. Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương là một cơ sở nuôi giữ giống gốc và kiểm tra năng suất lợn đực giống. Trung tâm nuôi giữ các giống lợn như: Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain. Các đàn lợn giống phát triển tốt. Năm 2005 nghiệm thu kết quả cho thấy số con sơ sinh trung bình đạt 9,4 – 10,9 con/ổ, cai sữa 21 ngày tuổi đạt kết quả 8,75 – 10,15 con/ổ, cai sữa đạt trên 6,0 kg/con. Kiểm tra năng suất tăng trọng đạt trên 700 g/ngày kiểm tra, tiêu tốn thức ăn dưới 2,7 kg thức ăn/kg tăng trọng và độ dày mỡ lưng tại P2 đạt trung bình 11,5 mm (Báo cáo tổng kết của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương năm 2005). Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm hiện đại. Hiện nay, tất cả các dãy chuồng lợn đều được xây theo đúng tiêu chuẩn của một chuồng lợn tiên tiến. Trung tâm có tất cả 3 khu chuồng: A, B và C. Mỗi khu có các dãy chuồng được sắp xếp hợp lý theo quy trình chăn nuôi của Trung tâm. Chuồng lợn nái chờ phối giống, chuồng lợn đực giống, chuồng lợn con sau cai sữa, chuồng lợn choai, chuồng hậu bị và chuồng lợn thịt. Trong mỗi dãy chuồng đều có hệ thống làm mát vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Đặc biệt chuồng lợn nái nuôi con có hệ thống sưởi cho lợn con và làm mát cho lợn mẹ được điều khiển tự động. Do đặc điểm của Trung tâm chủ yếu là nuôi giữ giống gốc và từ đó lai tạo ra các con giống tốt, đáp ứng nhu cầu lợn giống của ngành chăn nuôi lợn. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2007 – 2009 của Trung tâm được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ năm 2007 – 2009 Năm theo dõi Tổng số nái (con) Tổng số lợn đực (con) Tổng số lợn để nuôi (con) Tổng (con) 2007 427 29 9262 9718 2008 358 22 5823 6203 2009 305 21 4749 5075 (Nguồn: Phòng giống thuộc Trung tâm) Qua bảng 4.1 cho thấy từ năm 2007 đến 2009 số đầu lợn của Trung tâm có xu hướng giảm xuống. Năm 2007 là 9718 con, năm 2009 là 5075 con, như vậy đã giảm đi 47,8%. Tổng số lợn nái năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 427, 358, 305; số đầu nái giảm đồng thời với giảm số đực giống và số lợn con. Lợn con để nuôi của 3 năm: 2007, 2008, 2009 tương ứng là 9262, 5823, 4749; cũng giảm đi 48,7%. Lợn con sau 21 ngày tuổi được tách mẹ và chuyển sang chuồng nuôi lợn con cai sữa. 4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn: Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện chặt chẽ. Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng như Fam flus, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng, Trung tâm còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng. Khi ra vào trại, tất cả mọi người đều phải đi qua hố chứa thuốc sát trùng, trước khi xuống trại phải thay bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ, khẩu trang) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ bên ngoài vào. Hiện nay, Trung tâm áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”, trong đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch, phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi nhận đàn lợn mới. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác. Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, Trung tâm đã sử dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Do đó Trung tâm đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống phun mưa trên mái chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường chuồng được phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy không khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28oC – 30oC. Trung tâm trang bị hệ thống lồng úm trong có treo một bóng đèn hồng ngoại công suất 175W hoặc lắp một tấm sưởi ở mỗi ô chuồng. Với lợn sau cai sữa cũng có một đèn sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con. * Phòng bệnh cho lợn con bằng vacxin: Việc phòng bệnh bằng vacxin luôn được cán bộ thú y coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù chuyên sản xuất con giống nên Trung tâm có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vacxin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.2: Bảng 4.2: Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn con tại Trung tâm STT Tên chế phẩm Phòng bệnh Ngày tuổi ( ngày) Liều lượng (ml) Cách dùng 1 Dextran Fe Thiếu sắt 1 - 3 2,0 Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 Vác-xin Myco Pac Viêm phổi 10; 25 1,0 Tiêm dưới da 3 Vác-xin dịch tả Dịch tả lợn 21; 45 2,0 Tiêm dưới da 4 Vác-xin tụ - dấu Tụ huyết trùng và đóng dấu lợn 45; 60 3,0 Tiêm dưới da 5 Vác-xin phó thương hàn Phó thương hàn lợn 18; 25 1,0 Tiêm dưới da 6 Vác-xin LMLM Lở mồm long móng 60 2,0 Tiêm dưới da (Nguồn: Phòng Thú y thuộc Trung tâm) - Quy trình tiêm phòng cho lợn hậu bị: Tiêm vacxin dịch tả lợn: cho lợn 6,5 – 7,0 tháng tuổi. Tiêm vacxin Tụ - Dấu lợn: cho lợn 6,5 – 7,0 tháng tuổi. Tiêm Farrowsure: 6 tuần trước khi phối giống. - Tiêm phòng cho lợn nái chửa: Tiêm vacxin phòng tiêu chảy Litter Guard cho lợn con qua việc tiêm phòng cho lợn mẹ trước khi đẻ 15 ngày. Liều tiêm 2ml/con. - Với lợn nái tơ: Tiêm lúc 5 tuần và 2 tuần trước khi đẻ. - Với nái rạ: Tiêm vacxin phòng tiêu chảy Litter Guard cho lợn con qua việc tiêm phòng cho lợn mẹ trước khi đẻ 15 ngày, liều tiêm 2ml/con. - Tiêm phòng cho lợn nái nuôi con: Sau đẻ 12 – 14 ngày: Tiêm phòng vacxin Dịch tả lợn (vacxin Pestifa), với liều 2ml/con. Tiêm phòng vacxin Tụ - Dấu, với liều 3ml/con. Sau đẻ 17 – 19 ngày: Tiêm phòng vacxin Farrowsure (phòng các bệnh lepto, đóng dấu, parvo), với liều 2ml/con. Tiêm phòng vacxin LMLM, với liều 2ml/con. - Tiêm phòng cho lợn đực làm việc: Tiêm ADE hàng tháng, liều 5ml/con. Tiêm vacxin dịch tả lợn, Farrowsure, Tụ - dấu vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm. 4.1.3. Tình hình dịch bệnh của lợn Nhìn chung, do sử dụng vacxin nhập ngoại có mức độ bảo hộ cao, công tác phòng bệnh chặt chẽ, phòng được nhiều bệnh nên các bệnh được tiêm phòng hầu như không xảy ra. Các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy vẫn thường xuyên xảy ra hàng năm nhưng với tỷ lệ thấp và khả năng điều trị khỏi cao. Đạt được kết quả này là do đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ thú y sớm phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh còn ở mức độ chưa trầm trọng với các loại thuốc có tác dụng như Enrovet 5% và 10% điều trị tiêu chảy, Ampidexalone đặc trị viêm dạ dày – ruột và các bệnh đường hô hấp, OTC- vet điều trị viêm đường sinh dục, Tylan 200 điều trị viêm phổi… Mặc dù vấn đề phòng bệnh luôn luôn được quan tâm nhưng vẫn có một tỷ lệ lợn mắc một số bệnh: tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da, viêm đường sinh dục, bại liệt… một số bệnh này phát ra có tính theo mùa và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Trong quá trình thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh trong 3 năm 2007, 2008, 2009 của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của lợn con sơ sinh được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương Tên bệnh Năm theo dõi Năm 2007 (n = 9262) Năm 2008 (n = 5823) Năm 2009 (n = 4749) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Tiêu chảy 1277 13,8 757 13,9 651 13,7 Viêm phổi 407 4,4 244 4,2 209 4,4 Các bệnh khác 152 1,6 81 1,4 72 1,5 Tổng 1836 19,8 1082 18,6 932 19,6 (Nguồn: Phòng Thú y thuộc Trung tâm) Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con theo mẹ có xu hướng giảm. Tỷ lệ mắc bệnh qua các năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 19,8%; 18,6%; 19,6% điều đó cho thấy công tác phòng và trị bệnh tương đối tốt và hiệu quả. Hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con theo mẹ qua các năm: năm 2007 là 1277/9262 chiếm tỷ lệ 13,8%, năm 2008 là 757/5823 chiếm 13,9%, năm 2009 là 651/4749 chiếm 13,7%. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nội khoa còn phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, quy trình khai thác và sử dụng, thời tiết khí hậu và vệ sinh chuồng trại (Hồ Văn Nam, 1994). Do đó ở những trại mà các yếu tố gây tiêu chảy rộng thì tỷ lệ tiêu chảy cũng sẽ cao. Hiệu quả điều trị bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự can thiệp đúng và kịp thời của cán bộ thú y. Bệnh viêm phổi hằng năm vẫn xảy ra nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi trong 3 năm gần đây có giảm nhưng không đáng kể, năm 2007 là 407 con chiếm tỷ lệ 4,4%; năm 2008 là 244 con chiếm 4,2%; năm 2009 là 209 con chiếm 4,4%. Bệnh viêm phổi thường gặp ở lợn hậu bị, lợn nái, ở lợn con theo mẹ thấp. Thực tế, Trung tâm có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn con theo mẹ thấp là do chế độ chăm sóc và vệ sinh thú y tốt hơn, lợn con ít bị tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh do đưa từ ngoài vào qua khẩu phần ăn mà đây là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh. Đồng thời, Trung tâm đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc lịch tiêm phòng bệnh Mycoplasma cho lợn con, tiêm 2 lần cho lợn con vào 10 và 25 ngày tuổi, với liều tiêm mỗi lần là 1 ml/con. Ngoài ra một số bệnh như viêm da, ghẻ, viêm khớp, sốt… vẫn xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp chúng tôi đưa vào nhóm các bệnh khác. Tỷ lệ mắc bệnh năm 2007 là 1,6%; năm 2008 là 1,4%; năm 2009 là 1,5%. Các bệnh này điều trị kịp thời thì kết quả khỏi bệnh cũng rất cao. Ngược lại nếu bệnh không được điều trị sớm thì bệnh sẽ trở lên trầm trọng hơn, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn con, lợn còi cọc chậm lớn, chi phí thú y cao. Như vậy qua 3 năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ lợn con mắc bệnh của Trung tâm tương đối thấp. Điều đó cho thấy sự đóng góp của công tác tiêm phòng, công tác vệ sinh phòng bệnh hiệu quả. Những năm gần đây các bệnh thông thường xảy ra ở lợn con là tiêu chảy, viêm da, viêm phổi… trong đó hội chứng tiêu chảy ở lợn con chiếm tỷ lệ cao nhất, vì vậy cần quan tâm hơn nữa tới bệnh này. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi qua các năm 2007, 2008, 2009 được biểu diễn bằng biểu đồ 4.1. Biểu đồ 4.1: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đế 21 ngày tuổi qua các năm 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TỪ 2007 – 2008 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 Trong chăn nuôi lợn thì bệnh phân trắng lợn con đã và đang gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm từ trước tới nay. Với đề tài này, trong thời gian thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương chúng tôi tiến hành theo dõi bệnh phân trắng lợn con. Trung tâm chăn nuôi lợn có trên 300 lợn nái nuôi theo phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh. Lợn con nuôi trên sàn và tập ăn khi được 7 ngày tuổi. Kết quả điều tra tình hình bệnh phân trắng lợn con từ năm 2007 đến 2009 được trình bày qua bảng 4.4. Bảng 4.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 Năm Số lợn con để nuôi (con) Số lợn con mắc bệnh Số lợn con chết Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 2007 9262 1277 13,8 142 1,5 2008 5829 757 13,9 84 1,4 2009 4749 651 13,7 62 1,3 1/1 - 15/4/2010 1337 197 14,7 20 1,4 (Nguồn: Phòng Thú y thuộc Trung tâm) Trong tất cả các bệnh vẫn thường xảy ra ở Trung tâm thì bệnh phân trắng lợn con vẫn là bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Tỷ lệ mắc bệnh năm 2007 là 13,8%, năm 2008 là 13,9%, năm 2009 bệnh có giảm nhưng không đáng kể với tỷ lệ là 13,7%, trong 4 tháng đầu năm 2010 (từ 1/1 đến 15/4) là 14,7%. Số lợn con bị chết/số lợn con theo dõi tương ứng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 là 142/9262, 84/5829, 62/4749, 20/1337 tương ứng với tỷ lệ chết là 1,5%; 1,4%; 1,3% và 1,4%. Qua đây ta thấy được tỷ lệ khỏi bệnh khá cao 88,5% đến 88,7%. Qua việc điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo mẹ qua các năm 2007 – 2009, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết có giảm nhưng không nhiều. Trong 4 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ lợn con mắc bệnh là 14,7%, tỷ lệ này khá cao. Nhưng với số liệu này chưa thể phản ánh được tình hình bệnh phân trắng lợn con của cả năm 2010. Bốn tháng đầu năm tỷ lệ mắc cao, theo chúng tôi nguyên nhân là do thời tiết khí hậu thay đổi thường xuyên, lạnh, ẩm ướt; lợn con sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh. Mặc dù tỷ lệ mắc có tăng nhưng tỷ lệ lợn con chết là 1,4%; không tăng nhiều. Tuy nhiên, khi so sánh kết quả của Trung tâm với các kết quả điều tra ở một số tỉnh miền Bắc trong những năm gần đây thấy tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhiều. Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Đức Tâm (2007) khi điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc cho biết lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ 29,28% và tỷ lệ lợn con chết do tiêu chảy là 5,12%. Nhất là vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 37,96% đến 41,92%. Cũng theo kết quả điều tra về tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ ở một số trại lợn ở miền Bắc của Đoàn Thị Kim Dung (2003) cho thấy: tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy của trại thành phố Hà Nội là 23,45%; AK – Hà Tây là 30,49%; Thái Nguyên là 33,08%; TT1 - Hải Phòng là 24,37%; TT2 - Hải Phòng là 29,28%. Kết quả điều tra năm 2009 của Trung tâm với tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy là 13,7% và tỷ lệ chết là 1,3% thấp hơn nhiều so với các kết quả điều tra trên. Để đạt được điều này Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao và công tác vệ sinh phòng bệnh tốt. Mặt khác trong những năm qua Trung tâm đã tiến hành tiêm vacxin Litter Guard LT – C cho lợn nái chửa có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con thông qua sữa của lợn mẹ đã được tiêm phòng. Phòng bệnh bằng vacxin đã có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể lợn con, do đó lợn con xuất hiện hội chứng tiêu chảy muộn hơn so với lợn không được tiêm phòng vacxin. Bên cạnh đó, do các công nhân được trả công theo sản phẩm, năng suất chăn nuôi quyết định trực tiếp tới đời sống người công nhân, nên việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn được người chăn nuôi thực hiện tốt. Vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng là rất thấp. Tỷ lệ lợn con chết không gây thiệt hại nhiều song điều đáng lo ngại là hậu quả sau khi điều trị, nếu điều trị dài ngày thì tỷ lệ còi cọc tương đối cao, làm tăng chi phí chăn nuôi. 4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON THEO MẸ QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM 2009 Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợn cho bệnh phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, qua các tháng trong năm thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con có khác nhau. Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2009. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng các tháng trong năm 2009 Tháng Số con để nuôi Số lợn con mắc bệnh Số lợn con chết Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 312 34 10,9 5 1,6 2 382 79 20,7 9 2,4 3 630 114 18,1 13 2,1 4 701 161 23,0 15 2,1 5 279 50 17,9 3 1,1 6 367 47 12,8 3 0,8 7 276 32 11,6 2 0,7 8 524 66 12,6 4 0,8 9 395 23 5,8 3 0,8 10 337 18 5,3 2 0,6 11 234 11 4,7 1 0,4 12 312 16 5,1 2 0,6 Tổng 4749 651 13,7 62 1,3 (Nguồn: Phòng Thú y thuộc trung tâm) Qua bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mẹ có sự chênh lệch rõ rệt qua các tháng trong năm. Những tháng có tỷ lệ mắc bệnh cao là tháng 2, 3, 4, 5 với tỷ lệ tương ứng là 20,7%; 18,1%; 23%; 17,9%, trong đó tháng 4 có tỷ lệ mắc cao nhất. Các tháng còn lại tỷ lệ mắc thấp hơn; tháng 9, 10, 11, 12 tỷ lệ mắc thấp nhất, trong khoảng 4,7% - 5,8%. Năm 2009 tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng thấp, trung bình cả năm là 13,7%; tháng 2, 3, 4 là các tháng có tỷ lệ chết cao tương ứng là 2,4%; 2,1%; 2,1%. Các tháng còn lại tỷ lệ chết thấp, thấp nhất vào những tháng cuối năm, tháng 10; 11 và 12 chỉ có 0,4% đến 0,6%. Theo Sử An Ninh (1995) nhận xét: Lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Như vậy, nguyên nhân thường xuyên tác động đến hội chứng tiêu chảy của lợn con là các yếu tố thời tiết. Các tháng 2, 3, 4, 5 có mưa phùn, gió bấc nên độ ẩm cao. Độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con. Quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt do đó cơ thể lợn con mất nhiều nhiệt dẫn đến giảm sức đề kháng, khả năng chống chịu với bệnh tật kém hơn. Hơn nữa thời tiết lạnh ẩm là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên môi trường tồn tại nhiều mầm bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ mắc tiêu chảy cao ở các tháng này so với các tháng khác trong năm, đặc biệt là tháng 4 chiếm tỷ lệ cao nhất 23% đến tháng 2 là 20,7%; tháng 3 và tháng 5 là 18,1% và 18%. Các tháng 9, 10, 11, 12 theo kết quả điều tra thì đây là 4 tháng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất trong năm. Khí hậu chuyển sang mùa thu và đầu mùa đông, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại khô ráo sạch sẽ, góp phần hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Thời tiết mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đàn lợn con. Những tháng còn lại là 6, 7, 8 tỷ lệ mắc bệnh cũng cao so với các tháng khác trong năm, từ 11,5% đến 12,8%. Nguyên nhân là do các tháng này thời tiết chuyển sang hè, nhiệt độ lên cao. Để làm mát, Trung tâm có sử dụng hệ thống phun nước trên mái chuồng, tuy giảm được nhiệt độ chuồng nuôi nhưng độ ẩm xung quanh lại lớn nên lợn con mệt mỏi, kém ăn, kém bú hơn. Mặt khác khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm trở ngại đến quá trình toả nhiệt bằng bốc hơi nên trạng thái cân bằng nhiệt bị mất đi, năng lượng tích tụ trong cơ thể nên quá trình phân giải lipit, protein mạnh tạo ra một số sản phẩm trung gian độc hại với cơ thể, giảm tính thèm ăn, giảm khả năng tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá và dễ gây bệnh phân trắng lợn con. Việc điều chỉnh khí hậu chuồng nuôi tốt sẽ làm giảm các yếu tố bất lợi của môi trường tự nhiên đến cơ thể gia súc, hạn chế hoạt động của vi sinh vật trong môi trường, do đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Thực tế Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương đã thực hiện tốt các biện pháp như: khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ, thoáng mát tránh được gió lùa. Công tác vệ sinh và chăm sóc lợn con tốt, điều này được thể hiện qua tỷ lệ mắc bệnh trung bình của năm 2009 là không cao (13,7%) và tỷ lệ chết cũng thấp (1,3%). Đồ thị 4.2 thể hiện tương quan giữa tỷ lệ mắc và chết của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Đồ thị 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng và tỷ lệ chết do bệnh phân trắng quy các tháng trong năm 2009 Bảng 4.6: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng 4 tháng đầu năm 2010 Tháng Số con để nuôi (con) Số lợn con mắc bệnh Số lợn con chết Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 514 54 10,5 8 1,6 2 260 47 18,1 4 1,5 3 439 75 17,1 6 1,4 1/4 - 15/4 124 21 16,9 2 1,6 Tổng 1337 197 14,7 20 1,5 Qua bảng 4.6 cho thấy: Lợn con mắc bệnh phân trắng với tỷ lệ khá cao trong bốn tháng đầu năm 2010, trung bình là 14,7%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh của tháng 1, tháng 2, tháng 3 và tháng 4 (từ ngày 1/4 – 15/4) tương ứng là 10,5%; 18,1%; 17,1%; 16,9%. Số lợn con bị chết/số lợn con theo dõi tương ứng là 8/514; 4/260; 6/439; 2/124 tương ứng với tỷ lệ chết là 1,6%; 1,5%; 1,4% và 1,6%. Qua các tháng thực tập tại Trung tâm tôi nhận thấy sự chăm sóc, nuôi dưỡng của công nhân tại Trung tâm cũng như sự quan tâm đến công tác tiêm phòng và chữa trị bệnh của cán bộ thú y là rất sát sao. Tuy nhiên các tháng 1, 2, 3, 4 thời tiết khí hậu không thuận lợi, có mưa phùn, gió bấc làm độ ẩm cao. Độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con. Quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt do đó cơ thể mất nhiều nhiệt, dẫn đến giảm sức đề kháng của lợn con, khả năng chống chịu với bệnh tật kém. Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên môi trường tồn tại nhiều mầm bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. 4.4. KẾT QUẢ THEO DÕI TỶ LỆ MẮC BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG THEO ĐỘ TUỔI Tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh phân trắng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố vi khuẩn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết mà còn phụ thuộc vào độ tuổi của lợn. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương chúng tôi tiến hành 3 đợt thí nghiệm với mỗi đợt là 20 đàn lợn. Tương ứng với số lợn con ở mỗi đợt 1, 2 và 3 là 223 con, 209 con và 217 con. Ở mỗi đợt thí nghiệm có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi số lợn con mắc bệnh phân trắng ở 1, 2 và 3 tuần tuổi. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con phân trắng được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7: Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi Đợt thí nghiệm Số đàn theo dõi Số lợn con theo dõi 1 - 7 ngày tuổi 8 - 14 ngày tuổi 15 - 21 ngày tuổi Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) 1 20 223 4 1,8 17 7,6 5 2,2 2 20 209 5 2,4 23 11,0 6 2,9 3 20 217 7 3,2 21 9,7 9 4,1 Tổng 60 649 16 2,5 61 9,4 20 3,1 Từ bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng cũng khác nhau. Cụ thể là ở tuần tuổi thứ 2 (từ 8 đến 14 ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 9,4%; sau đó là lợn con 3 tuần tuổi (từ 15 đến 21 ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh là 3,1% và thấp nhất ở lợn tuần tuổi thứ nhất (từ 1 đến 7 ngày tuổi) là 2,5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Trọng Đạt (1996), bệnh tiến triển mạnh nhất ở 10 ngày đầu và lợn ở 20 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc thấp nhất. Lợn con ở tuần tuổi thứ 2 có tỷ lệ mắc bệnh phân trắng cao nhất, theo chúng tôi là do một số nguyên nhân sau: Do ở tuần tuổi thứ 2 trong sữa mẹ thành phần các chất dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa mẹ ở tuần đầu. Lúc này lợn con không còn được sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể như sữa đầu nữa. Do đó cơ thể mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, lợn con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn lợn còn theo mẹ. Cũng có thể ở giai đoạn thứ 2 này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng nhiều hơn, do đó lợn con bắt đầu liếm láp những thức ăn rơi vãi và thức ăn bổ sung… Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường. Những nguyên nhân trên đã làm cho sức đề kháng của lợn con ở tuần tuổi thứ 2 giảm sút. Đối với tuần tuổi thứ 3 tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn hẳn so với tuần tuổi thứ 2. Ở giai đoạn này lợn con đã dần dần thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Mặt khác sang tuần tuổi thứ 3 lợn con đã bắt đầu biết ăn bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng, hệ thần kinh cũng phát triển hơn. Chính vì vậy mà hạn chế được nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng ở lợn 3 tuần tuổi. Đối với tuần tuổi thứ nhất lợn con có tỷ lệ mắc thấp hơn so với tuần tuổi thứ 3. Bởi vì đây là giai đoạn lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, nên tác động xấu của vi sinh vật không phải là chủ yếu. Tác động chủ yếu của lợn con lúc này là khí hậu, thời tiết, các điều kiện xung quanh, thức ăn và đặc biệt là sữa mẹ. Mặt khác, hàm lượng kháng thể có trong sữa đầu là rất cao, lợn con ngay sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên được cơ thể mẹ truyền cho yếu tố miễn dịch bị động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa, sắt được tích luỹ trong cơ thể từ trong thời kỳ bào thai, sắt từ sữa mẹ và sắt cấp thêm (thông qua tiêm bổ sung) đủ cung cấp cho cơ thể lợn con. Do đó mà sức đề kháng của lợn con tốt hơn, ổn định hơn so với giai đoạn 2 tuần tuổi. Tuy nhiên những bất thường của thời tiết tác động rất lớn tới cơ thể lợn con, nếu lợn con sinh ra ở những chỗ thoáng gió hoặc không được sưởi ấm hay sữa mẹ kém có thể dẫn đến tỷ lệ mắc tiêu chảy cao hơn. Tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương lợn con sau khi sinh ra được chăm sóc rất tốt, vì vậy mà tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con rất thấp. Như vậy có thể thấy lợn con ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Điều này liên quan đến những biến đổi sinh lý xảy ra trong cơ thể lợn con và những tác động của môi trường ngoài. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi độ tuổi không giống nhau song tỷ lệ mắc bệnh ở cả 3 giai đoạn vẫn là thấp. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo độ tuổi được thể hiện qua biểu đồ 4.3. Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi 4.5. KẾT QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON Ở GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI 4.5.1. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con ở lợn giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng dù nguyên nhân nào thì tác nhân cuối cùng và phổ biến cũng là vi khuẩn với vai trò nguyên phát hoặc kế phát (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1994) mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli, Salmonella spp, Staphylococcus spp, Streptococus spp; trong đó quan trọng nhất là vi khuẩn E.coli. Tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước, truỵ tim mạch, làm cho lợn con giảm khối lượng và chết. Vì vậy khi điều trị tiêu chảy cho lợn con cần phải kết hợp trị nguyên nhân gây bệnh với điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng lợn con bảo vệ niêm mạc ruột, chống loạn khuẩn dẫn đến còi cọc sau này. Để góp phần vào việc tìm ra biện pháp phòng trị hiệu quả, chúng tôi tiến hành sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau qua đó chọn ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 2 phác đồ cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi được thể hiện qua bảng 4.8. Bảng 4.8: Các phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con theo mẹ Thuốc sử dụng Phác đồ 1 Phác đồ 2 Kháng sinh Enrovet Pharsulin Điện giải Vit C Antstress Vit C Antstress Men tiêu hoá Lactobac - C Lactobac - C Chúng tôi dùng các phác đồ này để điều trị cho 100 lợn con mắc bệnh phân trắng, được thể hiện qua bảng 4.9. Bảng 4.9: Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh trung bình và tỷ lệ khỏi bệnh trung bình của các phác đồ điều trị Phác đồ điều trị Số con điều trị Thời gian khỏi bệnh Tổng số con khỏi bệnh Thời gian khỏi trung bình (ngày) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 50 14 28 26 52 8 16 48 96 1,87 ± 0,09 2 50 8 16 22 44 13 26 4 8 47 94 2,28 ± 0,12 Trên thực tế ở Trung tâm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy rất thấp, để đánh giá hiệu quả của các phác đồ, chúng tôi tiến hành điều trị và theo dõi trong cả thời gian thực tập và tổng hợp lại số liệu. Thí nghiệm được tiến hành: Với mỗi ô lợn mắc bệnh, những lợn con mắc bệnh được đánh dấu, ghi chép. Số lợn theo dõi được phân làm 2 lô tương ứng với 2 phác đồ điều trị. Mỗi phác đồ điều trị chúng tôi sử dụng liệu trình từ 3 - 5 ngày, nếu sau 5 ngày những lợn điều trị không khỏi bệnh được thay thế thuốc khác để tránh hiện tượng kháng thuốc và đảm bảo hiệu quả kinh tế khi điều trị. Trong quá trình sử dụng 2 phác đồ điều trị chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi bệnh. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.9. Kết quả thu được cho thấy: Hai phác đồ trên đều có hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Tuy nhiên hiệu quả điều trị của mỗi phác đồ là khác nhau. Với 50 lợn con dùng phác đồ 1 (Enrovet tiêm bắp, liều 1ml/20kg thể trọng, tiêm 1lần/ngày, liệu trình 5 ngày), thời gian khỏi bệnh trung bình là 1,87 ± 0,09 ngày. Trong đó có 14 lợn khỏi bệnh trong ngày thứ nhất chiếm 28%; 26 con khỏi triệu chứng trong ngày thứ 2 chiếm tỷ lệ 52% và 8 con khỏi trong ngày 3 chiếm 16%; 2 con điều trị không khỏi và chết. Như vậy sau 5 ngày điều trị bằng phác đồ 1 thì có 96% lợn con khỏi bệnh. Dùng phác đồ 2 cũng với 50 lợn con theo mẹ bị bệnh (Pharsulin tiêm bắp liều 1,5ml/10kg thể trọng, tiêm 1lần/ngày, liệu trình 5 ngày), thời gian khỏi bệnh trung bình là 2,28 ± 0,12 ngày (Số con điều trị khỏi triệu chứng trong ngày đầu là 8 con chiếm tỷ lệ 16%; ngày thứ 2 có 22 con khỏi chiếm 44%. Ngày thứ 3 có 13 con khỏi chiếm 26% và ngày thứ 4 có 4 con khỏi chiếm 8%; 3 con không khỏi và chết. Như vậy trong 5 ngày điều trị bằng phác đồ 2 có 47 có khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 94%. Cả 2 phác đồ đều bổ sung thêm chất điện giải Vitamin C Antistress với liều 1g/2 – 4 lít nước, cho uống tự do. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm men tiêu hoá Lactobac – C vào trong thức ăn hoặc nước uống với liều của nhà sản xuất. Từ các kết quả điều trị của 2 phác đồ, chúng tôi nhận thấy sử dụng phác đồ 1 có hiệu quả hơn phác đồ 2. Ở ngay ngày đầu tiên với phác đồ 1 tỷ lệ khỏi triệu chứng bệnh đã là 28% còn phác đồ 2 là 16%. Ngày thứ 2 phác đồ 1 là 52%, phác đồ 2 là 42%. Sau 3 ngày điều trị dùng phác đồ 1 tỷ lệ khỏi bệnh đã lên tới 96%, phác đồ 2 là 94%. Hầu hết lợn con khỏi bệnh ở ngày thứ nhất và thứ 2. Với 2 loại thuốc sử dụng thì Erovet tốt hơn Pharsulin. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh trung bình là 96% và 1,87 ± 0,09 ngày. Tuy nhiên qua kết quả điều trị chúng tôi thấy Pharsulin cũng là một thuốc khá tốt để điều trị tiêu chảy cho lợn con, hiệu quả điều trị khỏi bệnh với tỷ lệ 94% và thời gian khỏi trung bình 2,28 ± 0,12 ngày. Như vậy cả 2 phác đồ này đều có thể dùng điều trị bệnh phân trắng lợn con. Tỷ lệ khỏi bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ của các phác đồ được thể hiện qua biểu đồ 4.4. Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ khỏi bệnh phân trắng lợn con qua các phác đồ điều trị theo thời gian 4.5.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát tiêu chảy ở lợn con theo mẹ Với 2 phác đồ sử dụng để điều trị tiêu chảy cho lợn con theo mẹ, chúng tôi có theo dõi tỷ lệ tái phát của 2 phác đồ. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10: Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh phân trắng lợn con Số con điều trị (n) Số con điều trị khỏi (n) Thời gian điều trị khỏi trung bình (ngày) Số con chết (n) Số con tái phát (n) Tỷ lệ tái phát (%) 50 48 1,87 ± 0,09 2 2 4 50 47 2,28 ± 0,12 3 7 14 Phác đồ 1, số lợn con điều trị là 50 con, có 48 con điều trị khỏi, 2 con tái phát chiếm tỷ lệ 4%. Ở phác đồ 2, số con điều trị là 50 con, có 7 con tái phát với tỷ lệ 14%. Điều đó chứng tỏ Enrovet có tác dụng tốt hơn Pharsulin. Chế phẩm Enrovet có Enrofloxacin là một kháng sinh phổ rộng trong khi chế phẩm Pharsulin là kháng sinh nhân tạo phổ hẹp là Tiamulin. Các nhóm kháng sinh này đều có tác dụng trên vi khuẩn thuộc họ đường ruột, đặc biệt là Enrofloxacin trong Enrovet. Nhìn chung hai phác đồ điều trị đều có tác dụng điều trị tốt cho bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Tuy nhiên phác đồ 1 cho kết quả điều trị cao hơn. Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN - Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương số đầu lợn. Một trong những nguyên nhân là diện tích giành cho khu chuồng nuôi giảm. Công tác phòng bệnh cho đàn lợn của Trung tâm luôn được thực hiện tốt và nghiêm túc. Các năm từ 2007 đến 2009 hầu như không xuất hiện bệnh truyền nhiễm trong danh mục những bệnh được tiêm phòng mà chủ yếu chỉ là các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm da, viêm khớp, viêm đường sinh dục… Tỷ lệ mắc các bệnh này cũng không cao. - Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con các tháng trong năm 2009 thấy tỷ lệ lợn con mắc bệnh có sự biến động rõ rệt, phân ra theo từng mùa. Tháng 4 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 23% và tỷ lệ lợn con chết ở những tháng đầu năm này cũng cao; từ 1,6% đến 2,4%. Các tháng sau tỷ lệ giảm dần và thấp ở tháng 9, 10, 11, 12 có tỷ lệ mắc chỉ từ 4,7% đến 5,8%. - Bốn tháng đầu năm 2010, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng khá cao, cao nhất vào tháng 2, chiếm tỷ lệ 18,1%, tháng 1 tỷ lệ thấp nhất 10,5%. Tháng 2, 3 có giảm nhưng không đáng kể, vẫn ở mức cao 17,1% và 16,9%. Tỷ lệ lợn con chết không cao trung bình là 1,4%. - Với 3 đợt thí nghiệm theo dõi tình hình lợn con theo mẹ mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi. Trên 60 đàn có 649 con, kết quả cho thấy ở các tuần tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Lợn con 8 – 14 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhất, tỷ lệ mắc là 9,4%; thấp nhất ở giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi có 2,5% và khi 15 – 21 ngày tuổi cũng thấp, 3,1%. - Trong 2 phác đồ sử dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con thì phác đồ 1 (Enrovet, Lactobac – C, Vitamin C Antistress) có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và thời gian khỏi ngắn hơn phác đồ 2 (Pharsulin, Lactobac – C, Vitamin C Antistress). Cụ thể là với phác đồ 1 đạt tỷ lệ khỏi 96% và thời gian điều trị khỏi trung bình 1,87 ± 0,09 ngày; trong khi phác đồ 2 có tỷ lệ khỏi 94% và thời gian điều trị trung bình 2,28 ± 0,12 ngày. 5.2. ĐỀ NGHỊ - Cần phân lập xác định vi khuẩn E.coli, Cl. Peringens để làm rõ vai trò của nó trong bệnh lợn con phân trắng. - Cần làm kháng sinh đồ từ các chủng vi khuẩn phân lập được để xác định kháng sinh mẫn cảm giúp điều trị phân trắng lợn con tốt hơn. - Thử nghiệm các phác đồ điều trị mới nhằm rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến hiệu quả chăn nuôi của Trung tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2002), “Phân lập, định typ, lựa chọn chủng vi khuẩn E.coli, Cl.perfigens để chế tạo sinh phẩm phòng bệnh cho lợn con giai đoạn theo mẹ”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, 2002. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000), “Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 7, số 2/2000, tr. 58 – 62. Đoàn Thị Kim Dung (2003), Sự biến đổi một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội. Cù Xuân Dần (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh lợn con ỉa phân trắng, NXB Nông thôn, Hà Nội. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 44 – 48. Phạm Khắc Hiếu, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống của người và vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lý Thị Liên Khai (2001), “Phân lập, xác định độc tố ruột của các chủng E.coli gây tiêu chảy cho heo con”, Tạp chí KHKT Thú y, số 2, tr. 13 – 18. Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, ẩm độ thích hợp phòng bệnh phân trắng lợn con, Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Sử An Ninh (1995), Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, nước tiểu và hình thái đại thể một số tuyến nội tiết ở lợn con mắc bệnh phân trắng, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Nội (1989), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn”, Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y 1985 – 1989, phần II, Bệnh vi khuẩn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 50 – 63. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 – 325. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, tr. 72 – 96. Nguyễn Như Thanh (1997), Miễn dịch học, Giáo trình cao học Thú y, NXB Nông nghiệp Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú, Darren Trott, Ian Wilkie (2002), “Đặc tính kháng nguyên và vai trò gây bệnh của vi khuẩn Enterotoxigenic Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, tr. 68. Trịnh Quang Tuyên (2005), X/ác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli gây Colibacillosis ở lợn con các trại chăn nuôi tập trung, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội, 2005. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Đức Tâm (2007), Điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm Ngọc Thạch (2006), Bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tạ Thị Vịnh, Đặng Thị Hòe (2002), “Một số kết quả sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con”, Tạp chí KHKT Thú y, tập IX, số 4, 2002, tr. 54 – 56. Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hòe(2004), “Kết quả sử dụng chế phẩm sinh học VITOM 1 – 1 và cao mật lợn phòng trị bệnh đường tiêu hóa cho lợn con”, Tạp chí KHKT Thú y, tập XI, số 1, tr. 90 – 91. Nikonski (1986), Bệnh lợn con (Phạm Tuân, Nguyễn Đình Trí dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Akita E.M. and S.Nakai (1993), Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols, 160 (1993), pp.207 – 214. Bergeland M.E., D.J Taylor (1992), Clostridial infections. Diseases of swine, IOWA State University Press/ Ames, p.454 – 468. Bieh L.G. and D.C. Hoefling (1986), Diagnosis and treatment of diarrhea in 7-to 14 day old pigs, J. Am. Vet. Assoc., 188, pp.1144 – 1146. Fairbrother J.M. (1992), Enteric Colibacillosis Diseases of swine. IOWA state university press/amess. IOWA. USA. 7th edition. P.489 – 497. Mouwen JM, Schotman AJ, Wensing T, Kijkuit CJ. Some biochemical aspects of white scours in piglets. Rijdschr Diergeneeskd.1972. 97(2)63 – 90. Purvis G.M. et al (1985), Diseases of the newborn. Vet. Rec. p.116 – 293. Reynolda L.M, P.W Mincp and R.E Smith (1976), Salmonellosis enteritis from procine meningitis, Acase report cornel. Vet 58.pp.180 – 189. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA THÚ Y --------&-------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THUỴ PHƯƠNG Người thực hiện : MAI THỊ HOÀ Lớp : THÚ Y A Khoá : 50 HÀ NỘI - 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA THÚ Y --------&-------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THUỴ PHƯƠNG Người thực hiện : MAI THỊ HOÀ Lớp : THÚ Y A Khoá : 50 Ngành : THÚ Y Người hướng dẫn 1 : TS. NGUYỄN BÁ TIẾP Bộ môn: GIẢI PHẪU - TỔ CHỨC Người hướng dẫn 2 : TS. TRỊNH QUANG TUYÊN TT Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương HÀ NỘI - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Ngiệp Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Nguyễn Bá Tiếp đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Giải phẫu - Tổ chức đã giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Xin cảm ơn TS. Trịnh Quang Tuyên là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên của Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Thuỵ Phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. . Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Mai Thị Hoà MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ năm 2007 – 2009 29 Bảng 4.2: Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn con tại Trung tâm 31 Bảng 4.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương 33 Bảng 4.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 36 Bảng 4.5: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng các tháng trong năm 2009 38 Bảng 4.6: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng 4 tháng đầu năm 2010 41 Bảng 4.7: Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi 42 Bảng 4.8: Các phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con theo mẹ 45 Bảng 4.9: Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh trung bình và tỷ lệ khỏi bệnh trung bình của các phác đồ điều trị 46 Bảng 4.10: Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh phân trắng lợn con 49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 4.1: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đế 21 ngày tuổi qua các năm 35 Đồ thị 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng và tỷ lệ chết do bệnh phân trắng quy các tháng trong năm 2009 40 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi 44 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ khỏi bệnh phân trắng lợn con qua các phác đồ điều trị theo thời gian 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương.doc
Luận văn liên quan