Phần i: đặt vấn đề
Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Thực hiện nhiệm vụ đó trong những năm qua, nhất là những năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn đẩy tới một bước công nghiệp hoá nước nhà. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá những năm trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chủ quan, đốt nóng giai đoạn chúng ta đã mắc phải một số khuyết điểm sai lầm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và thứ VII đã vạch ra.
Muốn tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục yếu kém đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất ra đời phù hợp với quan hệ sản xuất mới thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với các yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nôị dung cơ bản của đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước do Đại hội lần thứ VII và VIII của Đảng đề ra. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 ở nước ta có cơ cấu GDP theo ngành là: Tỷ trọng nônh nghiệp khoảng 19-20%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản khoảng 34-35%, tỷ trọng dịch vụ khoảng 45-46%. Để đạt được mục tiêu đề ra trên đây, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mỗi nhóm ngành phải đạt tốc độ tăng trưởng: Nông nghiệp từ 4-4.5%, công nghiệp và xây dựng cơ bản: 14-15% và dịch vụ 12-13% và chung của nền kinh tế là 9-10% một năm. Nhằm tìm kiếm các phương hướng và giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương và nhiệm vụ quan trọng này, đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành và thử nghiệm trong những năm vừa qua. Nhiều ấn phẩm khoa học đã được xuất bản. Qua các nghiên cứu đó, nhiều vấn đề lý luận, quan điểm định hướng đã từng bước được luận giải và làm sáng tỏ, nhiều chính sách, giải pháp .Đã được triển khai và áp dụng trong thực tế. Tuy vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp, mục tiêu, yêu cầu và bước đi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được xem xét gắn mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó của đề tài: “Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực và sự vận dụng vào Việt Nam” tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo của các thầy cô giáo. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, song đây là vấn đề phức tạp, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp đông đảo bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn về ý kiến đóng góp quý báu đó.
Mục lục
Phần I: Đặt vấn đề 1
Phần II: Giải quyết vấn đề 3
I. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
2. Các lý luận chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH - HĐH 4
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hoá 7
II. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta 9
1. Thực trạng công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
2. Thực trạng ngành thương mại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
III. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới15
Phần III: Kết luận21
Tài liệu tham khảo23
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần i: đặt vấn đề
Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Thực hiện nhiệm vụ đó trong những năm qua, nhất là những năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn đẩy tới một bước công nghiệp hoá nước nhà. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá những năm trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chủ quan, đốt nóng giai đoạn chúng ta đã mắc phải một số khuyết điểm sai lầm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và thứ VII đã vạch ra.
Muốn tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục yếu kém đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất ra đời phù hợp với quan hệ sản xuất mới thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với các yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nôị dung cơ bản của đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước do Đại hội lần thứ VII và VIII của Đảng đề ra. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 ở nước ta có cơ cấu GDP theo ngành là: Tỷ trọng nônh nghiệp khoảng 19-20%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản khoảng 34-35%, tỷ trọng dịch vụ khoảng 45-46%. Để đạt được mục tiêu đề ra trên đây, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mỗi nhóm ngành phải đạt tốc độ tăng trưởng: Nông nghiệp từ 4-4.5%, công nghiệp và xây dựng cơ bản: 14-15% và dịch vụ 12-13% và chung của nền kinh tế là 9-10% một năm. Nhằm tìm kiếm các phương hướng và giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương và nhiệm vụ quan trọng này, đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành và thử nghiệm trong những năm vừa qua. Nhiều ấn phẩm khoa học đã được xuất bản. Qua các nghiên cứu đó, nhiều vấn đề lý luận, quan điểm định hướng đã từng bước được luận giải và làm sáng tỏ, nhiều chính sách, giải pháp ...Đã được triển khai và áp dụng trong thực tế. Tuy vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp, mục tiêu, yêu cầu và bước đi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được xem xét gắn mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó của đề tài: “Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực và sự vận dụng vào Việt Nam” tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo của các thầy cô giáo. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, song đây là vấn đề phức tạp, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp đông đảo bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn về ý kiến đóng góp quý báu đó.
phần II: Giải quyết vấn đề
I .Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1 .Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
* Định nghĩa công nghiệp - hoá hiện đại hoá:
+ Định nghĩa về công nghiệp hóa:
Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấukinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu cácnguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tổ chức phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa: “Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong các quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là óc một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đámự tiến bộ về kinh tế xã hội.
Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân.
Qua những vấn đề phân tích trên ta có thể định nghĩa:
Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế – xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại.
+ Định nghĩa về hiện đại hóa:
Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển hiện đại hoá cưỡng bức, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ.
2. Các lý luận chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Theo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại đã hình thành mối quan hệ khách quan, phổ biến: Một mặt, con người phải quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên đó, quan hệ này dược biểu hiện ở lực lượng sản xuất, mặt khác, con người phải quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này được biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng của một thể thống nhất không thể tách rời – phương thức sản xuất – mỗi phương thức sản xuất đặc trưng cho một hình thái kinh tế – xã hội nhất định, và lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các phương thức cũ lạc hậu tất yếu được thay thế bằng phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người mà còn làm thay đổi quan hệ giữa người với người trong sản xuất, thay đổi các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên nếu lực lượng sản xuất là cái cấu thành nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế xã hội, là cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất tinh thần của con người của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã hội.
C.Mác đã đưa ra kết luận rằng: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn của sự phát triển đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thành kinh tế xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình
thái kinh tế - xã hội khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Rằng sự vật và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là do tác động của các quy luật khách quan.
Ph. Ang - ghen khẳng định "Lịch sử từ xưa đến nay đã tiến triển theo một quá trình tự nhiên, và về căn bản cũng bị chi phối bởi quy luật vận động như nhau". Dẫu luôn giữ quan niệm coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, bị chi phối bởi quy luật như nhau và "một xã hội ngay cả khi đã phát hiện ra quy luật tự nhiên của sự vận động của nó ... cũng không thể nào nhẩy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ nhưng giai đoạn đó, song C.Mác cũng cho rằng "nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ". Điều đó có nghĩa rằng quá trình lịch sử tự nhiên chẳng những có thể diễn ra tuần tự từ hình thaí kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội nào đó, trong những điều kiện khách quan và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Những tư tưởng cơ bản đó trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội chính là cơ sở lý luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc ta, của thời đại.
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hoá hiện vẫn đang được coi là phương hướng chủ đạo, phải trải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước ta, khi những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội được nhận thức lại một cách khoa học và sâu sắc với tư cách là cơ sở lý luận của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì một mặt, chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất, hiện đại cho chế độ xã hội mới. ở đây "công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với căn bản công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới.
Mặt khác chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và theo định hướng XHCN. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, chúng luôn tác động, thúc đẩy hỗ trợ cùng phát triển. Bởi lẽ “nếu công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp”.
Như vậy, từ quan điểm của C.Mác về kết cấu chính thể của hình thái kinh tế - xã hội với tư cách là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở lý luận để khẳng định rằng: sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để tác động sâu xa đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội để xây dựng hình thái kinh tế xã hội ở nước ta. Nhiệm vụ lớn lao mà cuộc cách mạng đó phải thực hiện là "tạo ra những điều kiện thiết yếu về vật chất - kỹ thuật, về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái"
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hóa:
- Cơ cấu ngành gắn liền với cơ cấu công nghiệp
Hệ thống khoa học công nghệ của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển. Nó cần được đổi mới căn bản và toàn diện. Có ba nhiệm vụ lớn cần được ưu tiên xử lý trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn tới, đó là:
+ Lựa chọn hướng phát triển khoa học công nghệ ưu tiên. Nhà nước đã xác định bốn chương trình công nghệ ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bước đi và thứ tự ưu tiên trong triển khai các chương trình này. Đồng thời, trong giai đoạn trước mắt cần đặc biệt coi trọng phát triển và áp dụng các công nghệ thích hợp, có khả năng thu hút nhiều lao động.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực. Đây là khâu quyết định triển vọng phát triển của nền khoa học, công nghệ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
+ Tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ với các nhu cầu kinh tế - xã hội.
- Cơ cấu nông nghiệp:
Kinh tế nông nghiệp nước ta cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, tự cấp tự túc, trong đó trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo. Năng xuất cây trồng vật nuôi thấp, chỉ bằng 50% so với các tiên tiến, chất lượng nông sản thấp, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xong hệ thống chính sách, cơ chế quản lý kinh tế trong khu vực nông nghiệp không ngừng được đổi mới có tác dụng to lớn trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây, một số chính sách chương trình quan trọng đã được triển khai như: Thành lập Ngân hàng nông nghiệp (năm 1990), quỹ tín dụng nhân dân (năm 1993), Ngân hàng người nghèo (năm 1995), Luật đất đai ( năm 1993), pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ( năm 1993), Luât hợp tác xã ( năm 1996) .Chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc( năm 1993), chương trình 773 về khai thác đất hoang hoá bãi bồi ven sông, ven biển (năm 1996), Chương trình tổng hợp về chống lũ, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ven Đòng bằng sông Cửu Long( năm 1996), Luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1988-2000.
Những tồn tại vẫn còn: Lao động dư thừa nhiều, cho đến nay khu công nghiệp và nông thôn vẫn còn chiếm khoảng 80% dân số và 72% lực lượng lao động.Trong đó đại bộ phận lao động chưa được đào tạo, đời sống của tuyệt đại đa số dân cư các vùng nông nghiệp va nông thôn còn thấp đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn.
- Cơ cấu công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, nông nghiệp:
Trong năm năm trước mắt phải coi trong nông nghiệp phát triển kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn cần phải được phát triển mạnh, xây dung nhiều nhà máy chế biến. Về cơ cấu công nghiệp trong năm năm tới là hình thành các khu công nghiệp tập chung các tam giác kinh tế, còn về phát triển công nghiệp nặng thì phải huy động nguồn vốn cả ở trong nước và tranh thủ vốn ở nước ngoài.
Như vậy với nền kinh tế mở hiện nay các chính sách đa phương hoá đa dạng hoá kỹ thuật, kinh tế kỹ thuật sẽ tạo ra khả năng to lớn để nước ta có thể tranh thủ được sự giúp đỡ về bên ngoài nhất là về vốn và kỹ thuật, đồng thời huy động mọi tiềm lực trong nước để cơ khí hóa hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
II. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta:
1. Thực trạng công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
1.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1990:
Ngành công nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này được hình thành chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. ở thời kì này, với ý tưởng tự lực tự cường nên cơ cấu ngành mang tính cân đối nhưng là một cân đối tĩnh. Có thể nói chúng ta có 19 kiểu ngành công nghiệp khá toàn diện, ít thua kém về số lượng các tiểu ngành so với một số nền công nghiệp phát triển lúc đó. Tuy nhiên, với một tiềm lực còn non yếu, cơ cấu công nghiệp lại được xây dựng trên một hệ trục giữa cơ chế kế hoạch hoá tập trung với công cụ cân đối tĩnh nên mang nặng tính chất tản mạn, thiếu mũi nhọn và động lực phát triển.
Việc điều chỉnh cơ cấu ở giai đoạn này vẫn được quyết định hoàn toàn bởi chính phủ theo kiểu kế hoạch hoá tập trung. Bản thân ngành công nghiệp ,các tiểu ngành, các doanh nghiệp chỉ là đối tượng đơn phương của sự điều chỉnh, nói cách khác trật tự phát triển các ngành được quyết định từ trên xuống.
1.2. Giai đoạn từ 1991 đến 1997:
Đây thực sự là giai đoạa cơ cấu công nghiệp Viêt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ trước yêu cầu của sự phát triển để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
1.2.1. Về cơ cấu ngành có những sự chuyển dịch mạnh mẽ trên các mặt. Trước hết số lượng các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước. Nhà nước từ trên 2200 doanh nghiệp được xắp xếp lại còn 950 doanh nghiệp, từ khi có nghị định đến nay toàn ngành chỉ có 337 doanh nghiệp được cơ cấu trong 18 tổng công ty (với 322 doanh nghiệp ); 15 doanh nghiệp độc lập .
Việc cơ cấu lại câc doanh nghiệp của các ngành trong tổng công ty đã cho phép các doanh nghiệp chở lên mạnh hơn trong việc tập trung và huy động các nguồn lực và trở thành các đối tác “nặng cân” hơn trong các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Mặt khác cũng khắc phục được tình trạng quá nhiều đầu mối và nhà nước tránh được tình trạng “khó xử” khi phải phân phối dàn trải các nguồn đầu tư; đồng thời các mối quan hệ hợp tác sản xuất trong nội bộ các tiểu ngành được tăng cường. Kết quả là cơ cấu quy mô của các doanh nghiệp khá căn bản. Ngoại trừ tổng công ty dầu khí với số vốn kinh doanh lên hàng tỷ USD, các tổng công ty lớn khác đều có vốn từ vài
trục đến hàng trăm triệu USD.
1.2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp còn thay đổi theo quan hệ tỷ trọng giữa các thành phần kinh tế và thực sự là một chuyển dịch quan trọng.
Trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, đã ra đồi gần 14000 công ty (hơn 13500 công ty trách nhiệm hữu hạn, hơn 250 công ty cổ phần) và hơn 16000 doanh nghiệp tư nhân (dưới hình thức một chủ), trong đó hơn 40% số doanh nghiệp và công ty tham gia sản xuất công nghiệp. Mặc dù quy mô và tiềm lực tàI chính còn hạn chế, song chúng đang và xẽ là một đố trọng đáng kể trong việc tham gia làm thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành.
Nếu như các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác làm phong phú thêm cơ cấu công nghiệp, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp chế biến với quy mô nhỏ, thì đầu tư nước ngoàI đã làm cho cơ cấu công nghiệp của chúng ta thay đổi khá cơ bản. Tỷ trọng GDP của doanh nghiệp nhà nứơc trong toàn nganh công nghiệp chỉ còn xấp xỷ 50%. Giá trị hàng xuất khẩu công nghiệp từ các cơ sở đầu tư nước ngoài đang tăng trưởng nhanh tạo ra hình ảnh tốt cho quá trình hội nhập của công nghiệp Việt Nam vào khu vực quốc tế.
1.2.3. Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ được hình thành hợp lý hơn từ việc phân tích các yếu tố khách quan gán lion với chiêns lược phát chiển ngành. Các khu công nghiệp lớn ra đời từ các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần điều chỉnh các cơ cấu tiểu nghành công nghiệp cũng như giải quyết đồng bộ các vấn đề do sản xuất công nghiệp đặt ra như cung cấp đầu vào,cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm, xử lý môi trường sinh thái … tập trung nhất vẫn là Thành Phố Hồ Chí Minh: gần 300 dự án với giá trị đầu tư vào công nghiệp gần 2 tỷ USD; Đồng Nai hơn 150 dự án với vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, Sông Bé gần 100 dự án với giá trị đầu tư gần 1 USD
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp.
Trước hết là các nhân tố khách quan mangtính toàn cầu: Từ cuối những năm 80 của thế kỷ, xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã diễn ra mạnh mẽ. Điều đó dân đến một quá trình phân công và hiệp tác mới, đòi hỏi ngành công nghiệp mỗi quốc gia phải tham gia vào các chế định chung. Các chế định chung đó đề cập đến hầu hết các vấn đề của nền kinh tế như: Việc dịch chuyển các dòng tư bản, mở cửa cho đầu tư, sự phân công về các lĩnh vực, tự do hóa thương mại. Khái niệm thị trường theo quan niệm hành chính lãnh thổ đang dần nhường bước cho khái niệm thị trường kinh tế. Như vậy, cơ cấu công nghiệp phải tính đến các yếu tố của thị trường mang tính kinh tế của khu vực và toàn cầu. Sự nỗ lực điều chỉnh cơ cấu trong nội bộ một quốc gia sẽ gặp phải những thách thức từ bên ngoài đem tới.
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và kỹ thuật cùng với cơ hội phổ biến và chuyển giao nhanh chóng làm cho cơ cấu công nghiệp mang tính uyển chuyển cao. Điều này không những tác động tới cơ cấu toàn ngành, mà cồn tác động trực tiếp đến tong doanh nghiệp, công ty. Thực tế công nghiêp các nước kinh tế chỉ huy trước đây đã bộc lộ thiếu linh hoạt trong điều kiện kinh tế mở. Mô hình tổ chức sản xuất khép kín trong từng doanh nghiệp, quản lý chỉ huy theo từng ngành hẹp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sản phẩm chậm được đổi mới, thiếu sức hấp dẫn thị trường. Điều này đòi hỏi cơ cấu công nghiệp phải được tổ choc theo mạng (tăng cường sự liên kết ngang). Tạo đIũu kiện tốt nhất cho việc áp dụng các công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời với nhân tố công nghệ kỹ thuật, xu hướng phát triển công nghiệp sạch làm cho cơ cấu phân bố công nghiệp theo các vùng, gắn sản xuất với các cơ sở nghiên cứu, chuyển dịch các cơ sở công nghiêp hiện có đến nơi khác để khắc phục vấn đề môi trường sinh thái đang đặt ra cho công nghiệp Việt Nam nhiều vấn đề khó khăn.
Chinh sách phát triển công nghiệp của nhà nước là nhân tố trực tiếp tác động đến cơ cấu công nghiệp. Một bản “quy hoạch phát triên công nghiệp” chi tiết với nội trình và tiến độ thực thi sẽ là vô cùng quan trọng để định hình cơ cấu công nghiệp trong tương lai. Điều này không nhưng nhằm xác định các nghanh mũi nhọn cần ưu tiên, mà còn là căn cứ để phân phối các nguòn lực một cách hữu hiệu. Mặt khác nó cho phép tạo ra các tháp trụ cho nền công nghiệp đồng thời tạo được hình ảnh của nền công nghiệp nước ta trên khu vực và quốc tế trong quá trình hội nhập.
Nhân tố con người và trình độ quản lý: Nếu sự quản lý tập trung hình thành được “bản quy hoạch” thì cuối cùng sự thành công phụ thuộc vào những người đIũu hành sản xuất kinh doanh, cụ thể là các doanh gia. Nói cách khác vấn đề trật tự kinh tế tức là ai quyết định các vấn đề căn bản của sản xuất kinh doanh phần lớn sẽ phụ thuộc vào những người điều hành các doanh nghiệp. Trên thực tế sau các nỗ lực của chính phủ hang loạt các tổng công ty lớn ra đời nhưng đa số các tổng công ty lớn đều chua xây dung được một chiến lược phát triển ngành có sức thuyết phục. Chúng ta đều biết rằng một doanh nghiệp nhỏ có cơ hội linh hoạt hơn một doanh nghiệp lớn vậy mà nếu thiếu kế hoạch kinh doanh dài hạn sẽ gặp khó khăn trong phát triển. Vậy thì những doanh nghiệp lớn, các công ty sẽ phát triển như thế nào nếu thiếu một chiến lược kinh doanh dàI hạn khoa học. Điều này phụ thuộc lớn vào trình độ kiến thức của nhà quản lý
2. Thực trạng ngành thương mại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Nền kinh tế nước ta là một tổng thể kinh tế quốc dân thống nhất nó bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định .Thương mại -dịch vụ là một trong những ngành kinh tế quốc dân quan trọng .ở những nước có nền kinh tế phát triển, 80% lực lượng lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và giá trị dịch vụ chiếm 2/3 trong tổng GDP một nước, ở nước ta ngành thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển và tỷ trọng thu nhập quốc dân cũng ngày một tăng. Từ năm 1990 tới 1997 cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP liên tục tăng từ 38.6% lên 42.5% ,ở một số thành phố lớn của nước ta, con số còn cao hơn nhiều. Hà Nội, thương mại – dịch vụ tăng nhanh, chiếm 65% trong cơ cấu GDP của thành phố. Vì thế, cơ cấu kinh tế ngành thương mại dịch vụ là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đôí với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
Biện pháp rất cần thiết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thương mại – dịch vụ là hoàn thiện quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại. Trước hết cần xác định cơ chế bảo đảm vai trò chủ sở hữu của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là tiến hành kiểm kê, đánh giá lại vai trò, vị trí của các doanh nghiệp thưong mại nhà nước, phân loại các doanh nghiệp không cần duy trì vốn nhà nước 100% để mở rộng và đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá. Mở rộng việc áp dụng chế độ kế toán mới, tăng cương công tác kiểm tra. Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực ,tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước bằng chính sách pháp luật. Cần điều chỉnh mọi hành vi hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ theo đúng luật thương mại dịch vụ - đạo luật cơ bản tạo nên hành lang pháp lý ổn định và an toàn cho kinh doanh đã có hiệu lực từ ngày 01-1-1998.
Đào tạo đội ngũ cán quản lý kinh doanh với trình độ chuyên môn giỏi ,nhanh chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới, nêu cao tinh thần dân tộc khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Coi việc đào tạo trình độ chuyên môn là điều kiện cơ bản để phát huy trí tuệ, tay nghề và tư chất con người Việt Nam để có thể đối tác trong điều kiện quốc tế các quan hệ, có đủ khả năng hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.
III. ĐịNH HƯớNG CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế NGàNH Và GIảI PHáP CHủ YếU THúC ĐẩY TRONG THờI GIAN TớI .
- Định hướng phát triển công nghiệp:
Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp.
Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành cong nghiệp phục vụ phát triển các ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất: dầu khí, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất cơ bản...
Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp dáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với khẳ năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ: chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; Trước hết, tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%/ năm.
Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn:
Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng đìa phương .Phải áp dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông - công – dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.
Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang hoá chưa được sử dụng, phân bố lại lao động dân cư, giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất.
Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động nông nghiệp sang làm ngành, nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống của dan cư nông thôn. Phấn dấu dến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1.7 lần hiện nay; không còn hộ nghèo đói, giảm đáng tỷ lệ hộ nghèo.
Tiếp tục đẩy mạnh ngành nghề và kết cấu hạ tầng theo hướng thâm canh, tăng năng xuất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su, cà phê, chè, điều...Ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác.
Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2.5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn; đầu tư cải tạo nguồn giống, tăng cường công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh chăn nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Trồng mới 1.3 triệu ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39%vào năm 2005; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cưvà ổn định đời sống nhân dân vùng núi.
Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh ngành chăn nuôi, trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường .Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả dôi tàu, ảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2.4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2.5USD.
Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ, và khai thác các vùng đất mới. Hoàn thành các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở miền trung như hệ thống thuỷ lợi sông chu;hệ thống thuỷ lợi Bang(Quảng Bình); hồ Tả Trạch(Thừa Thiên Huế); hồ Định Bình(Bình Định). Khởi công xây dựng thuỷ điện sông Ba Hạ kết hợp với phòng lũ đồng bằng sông Tuy Hoà(Phú Yên). Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long.Kiên cố hoá các tuyến đê xung yếu; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương.Phấn đấu đến năm 2005, đưa năng lực tưới lên 6.5 triệu ha gieo trồng lúa và 1.5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp (tăng 60 vạn ha).
Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng đường giao thông đến hơn 500 xã hiện chưa có đường ô tô đến trung tâm, mở rộng mạng lưới cung cấp điện thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn,đến năm 2005 có 60% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đưa công nghiệp cơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn,...Tăng nhanh việc làm cho khu vực phi công nghiệp. Tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển cá đô thị nhỏ, các điểm bưu điện ,văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã. Đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4.8%/năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5-6%; thuỷ sản khoảng 19-20%.
Định hướng phát triển các ngành dịch vụ:
Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Phát triển thương mại, cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hoá lưu thông thông suốt trong thi trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Chú trọng vông tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, thị trường miền núi; cải tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mại nhà nước; Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11-14%/ năm.
Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch.
Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hoá trên tất cả loại hình vân tải; có các biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành công cộng ở các thành phố lớn Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để giảm thiểu tai nạn giao thông... Nâng tỷ lệ thị phần vận tải quốc tế bằng hàng không, đường biển... Khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 9-10%/năm. Luân chuyển hành khách tăng 5-6%/năm. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Năm 2005 mật độ điện thoạiđạt 7-8%/100 dân. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc.
Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính,ngân hàng, kiểm toán ,tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao...
Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng các ngành dịch vụ trên 7.5%/năm.
Định hưóng phát triển kinh tế đối ngoại:
+ Về xuất khẩu nhập khẩu:
Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư thiết bị chủ yếu, có tác tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh:tìm kiếm thị trường cho mặt hãng xuất khẩu mới .Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới.
Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử ,phần mềm máy tính ... Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm .Nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15.9%; trong đó, nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43%kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 16.2%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm 15%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị và phụ tùng chiếm 32.6% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng bình quân hằng năm 17.2%;nhóm hàng nguyên liệu vật liệu chiếm 63.5%, tăng bình quân hằng năm 13.9%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm khoảng 3.9%, bằng 5 năm trước.
+Về thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài:
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới,điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại và tạo việc làm.
Phần III
Kết luận
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Nó nhằm tới những mục tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng . Nó thay đổi mới hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, cả về kinh tế và chính trị - xã hội . Nó bảo vệ và phát triển chủ nghĩa mác - lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh điều kiện mới.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá là nhằm mục tiêu biến đổi nước ta thành nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất tinh thần được nâng cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Như vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi cơ bản toàn bộ bộ mặt nước ta về kinh tế chính trị - quốc phòng - an ninh. Quá trình công nghiệp hoá hiện nay mới chỉ là bước đầu những thành tựu khiêm tốn mà nền kinh tế Việt Nam đạt được rất đáng khích lệ.
Việc Đảng và Nhà nước chọn con đường tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá là hết sức đúng đắn. Bằng sự thông minh, sáng tạo cần cù con người Việt Nam chúng ta hoan toàn tin tưởng rằng trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ cất cánh trở thành con rồng Châu á và chúng ta hoàn thành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước Việt Nam sánh vai các nước bạn bè trong cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với cô giáo phụ trách bộ môn đã hướng dẫn và định hướng cho em đề cập đề tài một cách khoa học và nghiêm túc.
Danh mục tài liệu tham khảo
- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX.
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 268 – tháng 9 năm 2000.
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 272 – tháng 1 năm 2001.
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 300 – tháng 5 năm 2003.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới.
“NXB Chính Trị Quốc Gia”
Mục lục
Phần I: Đặt vấn đề 1
Phần II: Giải quyết vấn đề 3
I. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
2. Các lý luận chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH - HĐH 4
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hoá 7
II. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta 9
1. Thực trạng công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
2. Thực trạng ngành thương mại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
III. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới15
Phần III: Kết luận21
Tài liệu tham khảo23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới.docx