MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG
1.1 Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh 4
1.1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 4
1.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài 5
1.1.3 Ảnh hưởng từ môi trường nội bộ 6
1.1.4 Xác định các mục tiêu của ngành 7
1.1.5 Xây dựng chiến lược ngành 7
1.2 Sơ lược về ngành công nghiệp xi măng 8
1.2.1 Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng 8
1.2.2 Chủng loại xi măng 9
1.2.3 Công nghệ sản xuất xi măng 10
1.2.4 Tầm quan trong của ngành công nghiệp xi măng
trong nền kinh tế quốc dân 10
1.3 Gia nhập WTO cơ hội và thách thức 11
1.3.1 cơ hội mang lại từ WTO 11
1.3.2 Thách thức 12
CHƯƠNG 2 : MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM
2.1 Đánh giá về môi trường kinh doanh của ngành công ngiệp xi măng Việt
Nam 14
2.1.1 Môi trường bên ngoài 14
2.1.1.1 Ảnh hưởng của yếu tố chính trị – pháp luật 14
2.1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế Trung Quốc
2.1.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế 21
2.1.1.4 Văn hoá xã hội 22
2.1.1.5 Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ 22
2.1.2 Môi trường bên trong 23
2.1.2.1 Nguồn nhân lực 23
2.1.2.2 Hoạt động Marketing ở các công ty xi măng 24
2.1.2.3 Nguyên vật liệu sản xuất xi măng 24
2.2 Thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian
qua 25
2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ xi măng 25
2.2.2 Giá thành sản xuất xi măng 28
2.2.3 Công nghệ kỹ thuật hiện tại 30
2.2.4 Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xi măng 31
2.2.5 Tình hình thực hiện đầu tư 31
2.2.6 Khuynh hướng thị trường xi măng 32
2.3 Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 33
2.3.1 Ma trận đánh giá các ỵếu tố bên ngoài 33
2.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 35
2.3.3 Ma trận Swot 36
Kết luận chương 2 39
CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
3.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng ở thị trường Việt Nam 40
3.2 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 41
2.3 Tình hình thực hiện đầu tư trong thời gian tới 41
3.4 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội
nhập 43
3.4.1 Xây dựng chiến lược dài hạn về nghiên cứu phát triển 43
3.4.2 Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để đạt được lợi thế cạnh tranh 43
3.4.3 Giải pháp huy động vốn cho ngành công nghiệp xi măng 44
3.4.4 Đầu tư và đổi mới công nghệ 45
3.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực 46
3.4.6 Hoạt động marketing 47
3.4.7 Đối phó với xi măng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập 48
3.5 Một số kiến nghị về chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước 49
Kết luận 51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
“Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là : Đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,
quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường
quốc tế được nâng cao.”
(Trích văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Trang 159) (1)
Yêu cầu qui hoạch đô thị hóa ngày càng cao, kinh tế phát triển yêu
cầu đáp ứng ngày càng cao của cơ sở hạ tầng nhà cửa, kho tàng, bến bãi,
nhu cầu về nhà ở trong các tầng lớp dân cư ngày càng tăng, trước tình hình
đó nhu cầu về xi măng tăng nhanh trong giai đoạn này bởi vì ngành công
nghiệp xi măng luôn luôn gắn liền với ngành xây dựng cơ bản.
Trước yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành công nghiệp
xi măng cần phải được chú trọng phát triển để đáp ứng các nhu cầu về xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cung không đáp ứng đủ cầu trong
nước thường xuyên dẫn đến tình trạng sốt xi măng gây hậu quả xấu cho nền
kinh tế.
Vì vậy, việc xây dựng chiến lược, tìm hướng đi chung cho ngành
công nghiệp xi măng trong xu thế hội nhập dưới áp lực phát triển và cạnh
tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm cấp thiết. Đó chính là lý do tôi
chọn đề tài “ Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
trong tiến trình hội nhập”
2. Mục đích nghiên cứu :
Trong phạm vi nghiên cứu nhất định, luận văn này nhằm giải quyết
một số vấn đề cơ bản sau :
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản của việc nghiên cứu chiến lược phát
triển kinh doanh trong cơ cấu phát triển nền kinh tế
- Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và
bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp xi măng Việt
Nam, phân tích thực trạng của ngành công nghiệp xi măngViệt Nam,
xác định các lợi thế cũng như đe dọa đối với ngành công nghiệp này.
- Từ những cơ sở trên đưa ra những giải pháp định hướng phát triển
cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết
hợp các kỹ thuật nghiệp vụ như : thống kê, tổng hợp, so sánh, . Để
nghiên cứu đề tài này.
4. Đối tượng nghiên cứu :
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam gồm các công ty
thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Các công ty liên doanh
và các nhà máy xi măng địa phương.
5. Phạm vi nghiên cứu :
Tình hình sản xuất kinh doanh xi măng ở Việt Nam, bao gồm một số
nội dung chủ yếu nhằm xác định thực tế tình hình sản xuất kinh doanh xi
măng ở Việt Nam để định hướng một cách đúng đắn các giải pháp nhằm
phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.
6. Kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu này, luận văn đã đánh giá
được những tác động của môi trường kinh doanh đối với ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam, thực trạng của ngành công nghệp xi măng
Việt Nam trong thời điểm hiện tại để đưa ra các giải pháp định hướng
phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập theo
đúng qui trình hoạch định chiến lược. Bao gồm việc đánh giá các yếu tố
tác động đến ngành công nghiệp xi măng, các dự báo có liên quan đến
nhu cầu xi măng làm cơ sở để tính toán công suất cũng như phát triển
các dự án xi măng để bổ sung cho nhu cầu xi măng cần thiết. Luận văn
cũng đã đề ra các giải pháp định hướng phát triển cho ngành công
nghiệp xi măng : các giải pháp về vốn, phân bổ nguồn lực, đổi mới công
nghệ, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và các kiến nghị cần thiết để
phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập.
7. Bố cục của Luận văn:
Chương 1 :
Cơ sở lý luận về ngành công nghiệp xi măng
Chương 2 :
Phân tích những tác động của môi trường đến ngành công nghiệp
ximăng Việt Nam và thực trạng về ngành công nghiệp xi măng trong thời
điểm hiện nay cũng như khuynh hướng thị trường trong thời gian tới.
Chương 3 :
Những giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
trong tiến trình hội nhập
54 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5984 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%
Các liên doanh xi măng (2)
Tên công ty Địa điểm Công suất
thiết kế (triệu
tấn)
Sản xuất
thực tế
(triệu tấn)
Thị phần
Chinfon Hải Phòng 1.8 2.17 9.5%
Holcim Kiên Giang 2.3 2.04 8.9%
Luxvaski Thừa Thiên
Huế
0.5 0.5 2.2%
Nghi Sơn Thanh Hóa 2.15 2.11 9.3%
Trang 31
2.3
1.8
1.4 1.4
0.4
1.2
2.15
2.3
1.8
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Hoàng
Thạch
Bỉm
Sơn
Bút Sơn Hoàng
Mai
Hải
Phòng
Hà
Tiên II
Nghi
Sơn
Holcim Chinfon
Sản lượng của các công ty xi măng tại Việt Nam (2)
Đến thàng 07/2004, tổng sản lượng xi măng cả nước sản xuất là
13.581.670 tấn xi măng. Minh họa cho điều này. VNCC đã sản xuất
6.906.730 tấn, Các công ty liên doanh sản xuất 4.041.940 tấn và những nhà
sản xuất địa phương đã sản xuất 2.633.000 tấn. Và tính đến thời điểm này
Việt Nam đã nhập khẩu 1.984.000 tấn clinker để đáp ứng nhu cầu trong
nước.
Hiện tại, năng suất sản xuất xi măng của Việt Nam không đáp ứng
được nhu cầu. Vì hiện nay nước ta phải nhập clinker để đáp ứng nhu cầu
thiếu gạch nung cho sản xuất xi măng. Tổng khối lượng clinker đã nhập là
4,6 triệu tấn trong năm 2004, chủ yếu do VNCC, nhà cung cấp xi măng lớn
nhất Việt Nam (51%). Xuất khẩu xi măng vẫn còn là nhiệm vụ không thể
làm được của ngành xi măng Việt Nam. Trong khi nhu cầu xi măng luôn
luôn vượt quá năng suất sản xuất, tất cả các nhà máy đều tập trung vào thị
trường nội địa và đó là thị phần chủ yếu của họ và là nhiệm vụ hiện tại.
2.2.2 Giá thành sản xuất xi măng
Hiện giá xi măng tại các tỉnh phía Bắc ở mức từ 720 đến 760.000
đồng/tấn, tại các tỉnh phía nam từ 840 đến 920.000 đồng/tấn.
Dự kiến trong thời gian sắp tới giá xi măng sẽ có những biến động
lớn, để tránh những biến động lớn về giá xi măng trên thị trường, gây ảnh
hưởng tới tiến độ xây dựng các công trình và nền kinh tế, Bộ xây dựng đã
yêu cầu các doanh nghiệp phải cố gắng giữ ổn định giá bán xi măng.
Trang 32
Với sự đổi mới về mức giá, CPI tăng 7% so với tháng 12/2003, tình trạng
lạm phát và hơn thế nữa giá xăng dầu tăng lên đáng kễ,…. Kết quả là giá
của những nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng cũng gia tăng
So sánh giá vật liệu thô sản xuất xi măng thay đổi so với giá 2004 (12)
Than đá
+4% Dầu Do
+ 30%
Giấy bao
+2,98%
Điện
+1.65%
Giá Xi
Măng
Đất sét
+2.13%
Thạch
cao
+6.36%)
Phí VC
+10%
Silica
+2.3%
Sức ép giá cả đối với xi măng
Thứ trưởng Tống Văn Nga cho biết, Bộ Xây dựng và Hiệp hội xi
măng Việt Nam sẽ phối hợp với các ngành liên quan xây dựng lộ trình về
giá bán xi măng. Trước mắt Bộ xây dựng kiến nghị chính phủ giảm thuế
nhập khẩu clinker trong khu vực ASEAN xuống còn 10% sau đó kiến nghị
giảm tiếp còn 10%. Đối với clinker nhập ngoài ASEAN sẽ kiến nghị giảm
từ mức 20% hiện nay xuống còn 15%.
Theo Ông Nga, việc giảm thuế không chỉ giúp các doanh nghiệp
vượt qua khó khăn để bình ổn thị trường xi măng mà còn phù hợp với xu
hướng hội nhập khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA) và Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) trong thời gian tới.
Trang 33
Hiện giá clinker trên thị trường thế giới đã tăng 20,8% so với 2004.
riêng giá nhập khẩu clinker (FOB) từ Thái Lan đã lên tới 24 USD/tấn. Theo
thông báo của các đối tác cung ứng nước ngoài, đến tháng 11 giá clinker sẽ
là 25USD/tấn và 2006 sẽ là 28USD/tấn.
Trong bối cảnh này, theo tính toán của nhiều doanh nghiệp, nếu tiếp
tục sản xuất sẽ rơi vào tình trạng lỗ nặng. Riêng công ty xi măng Hà Tiên
1, đơn vị chính cung ứng xi măng cho thị trường phía Nam, ước tính mức lỗ
trong năm nay khoảng 100 tỷ đồng. Do đó một số doanh nghiệp không
muốn nhập ckinker và hạn chế sản xuất, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt xi măng
trên địa bàn cả nước
Theo Ông Nguyễn văn Thiện – Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt
Nam, ước tính lượng xi măng thiếu hụt ở phía Nam là gần 2 triệu tấn do đã
bắt đầu mùa khô nên nhu cầu xây dựng ở khu vực này tăng cao.
2.2.3 Công nghệ kỹ thuật hiện tại
Cho đến năm 2005 ngành công nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại 03
phương pháp sản xuất xi măng :
Phương pháp ướt : Gồm các nhà máy xi măng Hải Phòng, Nhà máy
xi măng Hà Tiên 2 và Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Đặc điểm của loại công
nghệ này là các chỉ tiêu tiêu hao vật tư phụ tùng thay thế, nhiên liệu, điện
năng cao hơn những phương pháp khác, khả năng tự động hóa thấp, năng
suất lao động thấp và phải cần nhiều nhân công.
Phương pháp khô : Gồm các nhà máy xi măng Hoàng Thạch 1&2; xi
măng Bút Sơn; Xi măng liên doanh Chinfon 1; xi măng liên doanh Holcim;
xi măng liên doanh Nghi Sơn; xi măng liên doanh Vân Xá và một dây
chuyền của xi măng Hà Tiên 2. đặc điểm của loại công nghệ này là tiết
kiệm được nguyên, nhiên liệu, điện năng, vật tư phụ tùng thay thế cao hơn
phương pháp ướt, khả năng tư động hóa cao và năng suất lao động cao.
Phương pháp bán khô : Gồm 55 nhà máy xi măng lò đứng, các chỉ
tiêu tiêu hao vật tư, phụ tùng thay thế cũng như điện năng; nguyên nhiên
liệu ở mức trung bình so với hai phương pháp trên
Sản xuất xi măng theo phương pháp khô so sánh về trình độ công
nghệ phương pháp này tiên tiến hơn phương pháp bán khô và phương pháp
ướt, đặc trưng của sự chênh lệch về công nghệ là tiêu hao vật tư, năng
lượng và các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, mức độ hoàn thiện, tự động hóa
các quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện qua năng suất lao động của
Trang 34
công nhân sản xuất trực tiếp và quan trọng nhất là chất lượng của sản phẩm
xi măng và clinker.
2.2.4 Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xi măng
Đầu tư cho sản xuất xi măng đang tập trung chính vào các doanh
nghiệp Nhà nước nhưng lượng vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp này
lại không lớn và đã dùng để đầu tư vào nhiều dự án khác. Do vậy, đa số các
doanh nghiệp nhà nước phải dùng vốn vay là chính.
Nguồn vốn đầu tư cho các ngành khan hiếm. Việc huy động các
nguồn vốn trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài bị hạn chế trong
những năm gần nay. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đầu tư cho
các dự án xi măng trong những năm qua không quá 25% trên tổng vốn đầu
tư xây lắp (vốn thiết bị hầu như vay của nước ngoài chiếm khoảng 50% giá
trị vốn đầu tư của dự án). Đối với các dự án xi măng lò đứng đầu tư trong
giai đoạn 1993- 1998 phải chịu lãi suất cao và thời gian trả nợ ngắn, ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư của dự án.
2.2.5 Tình hình thực hiện đầu tư
- Trong giai đoạn 10 năm qua việc đầu tư của ngành mới chỉ giải quyết
được về nhu cầu xi măng của thị trường trong nước, nhưng chưa đáp
ứng được nhu cầu xi măng của từng vùng (Bắc, Trung và Nam), cũng
như sự mất cân đối giữa công suất Ckinker và công suất nghiền xi
măng ( hiện thiếu khoảng 2 – 2,5 triệu tấn clinker/năm cho các trạm
nghiền xi măng khu vực miền Trung và miền Nam).
- Hầu hết các nhà máy xi măng lò đứng đều cần có sự hỗ trợ về vấn
đề tự động hóa và cải tạo môi trường.
- Chi phí đầu tư trong sản xuất xi măng cao (giá thành sản xuất giữa
các nhà máy xi măng ở khu vực FDI thấp hơn so với các nhà máy xi
măng Việt Nam quản lý), ngoài những yếu tố do tăng chi phí nguyên
nhiên liệu ( điện, nước, than, xăng dầu,…), dịch vụ phí và cước phí
vận chuyển. Riêng việc vận chuyển bằng đường sắt của các dự án xi
măng lớn khai thác không hiệu quả, nhất là sử dụng cho vận chuyển
xi măng hoặc clinker.
Một tin đáng mừng cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam là :
Công ty xi măng Hà Tiên 1 và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam,
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công thương
Việt Nam đã ký kết hợp động tài trợ vốn cho dự án xây dựng nhá máy xi
măng Bình Phước có qui mô về vốn đấu tư lớn nhất nước ( gần 4.800 tỷ
Trang 35
đồng), công suất thiết kế là 2 triệu tấn/năm . nhà máy được đặt tại xã
Thanh Lương- H.Bình Long- Tỉnh Bình Phước.
2.2.6 Khuynh hướng thị trường xi măng
Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng thị trường xi măng sẽ mang đến
cuộc cách mạng trong thập niên tới vì nhiều lý do :
• Xi măng xá sẽ thay thế vị trí của xi măng bao
• Những nhà sản xuất xi măng sẽ đạt được tiêu chuẩn chất lượng như
PC40 hoặc PCB40 và PCB30 sẽ biến mất trong thị trường. Sự tiến
triển về mặt kỹ thuật chuyên môn sẽ được khấu trừ.
• Các nhà máy xi măng lò đứng sẽ giảm về số lượng và chỉ một vài
nhà máy xi măng lớn được chấp nhận tiếp tục hoạt động.
• Những dự án xi măng mới sẽ được xây dựng dọc theo cả nước và nó
tạo ra việc phân phối bình thường về mặt địa lý của vị trí sản xuất xi
măng.
• Dựa vào sự định hướng của Chính phủ, hội nhập AFTA, WTO, thuế
nhập khẩu của xi măng và clinker sẽ giảm xuống còn 5%. Xi măng
và clinker sẽ được nhập ngày càng nhiều hơn từ những quốc gia thừa
xi măng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và những Nhà máy
sản xuất xi măng của Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội
với những nhà máy xi măng ở nước ngoài. Xuất khẩu xi măng có thể
là cách để giải quyết vấn đề này ngay trước mắt
2.3 Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Viêt Nam
2.3.1 Ma trận đánh giá các ỵếu tố bên ngoài
Trang 36
TT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ
quan
trọng của
các yếu tố
Phân
loại
Số điểm
quan
trọng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tiềm năng phát triển thị trường lớn, nhu
cầu về nhà ở ngày càng tăng, Tốc độ
tăng trưởng kinh tế ổn định
Chính trị ổn định, chủ trương khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển.
Năng lực sản xuất ximăng dư thừa
Chủ trương đô thị hoá của Nhà nước và
xây dựng các đặc khu kinh tế để kích
thích phát triển kinh tế phát triển
.
Thu nhập khả dụng của người tiêu dùng
tăng. Nhu cầu xây dựng tăng
Sự tăng giá nguyên , nhiên liệu đầu vào
cho SX xi măng
Xu thế hội nhập khu mậu dịch tự do
ASEAN và tham gia WTO
Sự quản lý của Nhà nứơc và việc ưu tiên
các doanh nghiệp đầu tư ngành công
nghiệp xi măng
Sự thiếu hụt clinker để sản xuất xi măng
Nguồn vốn đầu tư cho Ngành công
nghiệp xi măng
0.1
0.12
0.08
0.1
0.08
0.12
0.11
0.08
0.09
0.11
3
2
2
3
3
1
3
3
3
2
0.3
0.24
0.16
0.3
0.24
0.12
0.33
0.24
0.27
0.22
Tổng cộng 1.00 2.42
Trang 37
Nhận xét :
Số điểm quan trọng tổng cộng là 2.42 (so với mức trung bình là 2.5)
cho thấy khả năng phản ứng của ngành ở dưới mức trung bình đối với các
cơ hội và mối đe doạ từ môi trường bên ngoài. Như đã thấy mức độ quan
trọng (0.12) “ Sự tăng giá nguyên , nhiên liệu đầu vào cho SX xi măng” là
yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xi
măng và kế đến là “Nguồn vốn đầu tư cho Ngành công nghiệp xi măng”
mức phân loại 1 và 2 của các yếu tố này cho thấy các chiến lược của ngành
không ứng phó có hiệu quả với sự thay đổi giá nguyên nhiên liệu và nguồn
vốn đầu tư. Vì vậy, trong xây dựng chiến lược phát triển phải chú trọng đến
việc nâng cao khả năng phản ứng đối với các yếu tố trên.
2.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
TT Các yếu tố bên trong
Mức độ
quan
trọng của
các yếu tố
Phân
loại
Số điểm
quan
trọng
1
2
3
4
5
Trữ lượng các loại nguyên liệu đầu
vào SX xi măng ( đá vôi, đất sét,…)
Trình độ quản lý của các cấp quản
lý trong ngành
Tay nghề của người lao động trong
ngành
Lợi nhuận biên của ngành công
nghiệp xi măng cao.
Vốn đầu tư cao, thời gian hoàn vốn
dài
0.15
0.08
0.08
0.1
0.11
3
2
2
3
1
0.45
0.16
0.16
0.3
0.11
Trang 38
6
7
8
9
10
Sự đầu tư đổi mới công nghệ, thay
đổi máy móc thiết bị trong từng
doanh nghiệp
Hoạt động markerting ở các công ty
xi măng trong nước còn yếu
Tình trạng ô nhiểm môi trường
Chất lượng sản phẩm xi măng ngày
càng được cải tiến tốt hơn
Sự cạnh tranh của những công ty
cùng ngành
0.12
0.08
0.09
0.1
0.09
2
2
4
4
3
0.24
0.16
0.36
0.4
0.27
Tổng cộng 1.00 2.61
Nhận xét :
Số điểm quan trọng tổng cộng là 2.61 cho thấy ngành xi măng Việt
Nam đang ở mức độ TB khá về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Cần chú ý
các yếu tố về vốn đầu tư cho doanh nghiệp, đầu tư đổi mới công nghệ, thay
đổi máy móc thiết bị và hoạt động marketing ở các doanh nghiệp xi măng
để các công ty xi măng có thể ứng phó kịp thời với sự thay đổi của môi
trường nội bộ. Cần tiếp tục duy trì, củng cố những mặt mạnh, và không
ngừng đổi mới, cải thiện, khắc phục những mặt yếu kém
2.3.3 Ma trận Swot
A. Điểm mạnh :
- Tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng ổn định qua các năm
- Tình hình chính trị ổn định, các thành phần kinh tế được khuyến
khích phát triển.
Trang 39
- Nhà nước có chính sách bảo hộ và khuyến khích các doanh nghiệp
thuộc ngành công nghiệp xi măng
- Các nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng dồi dào và chất lượng tốt
- Sản phẩm xi măng được cải tiến và theo kịp nhu cầu về chất lượng
của thị trường.
B. Điểm yếu :
- Sự phân bổ chưa hợp lý về địa điểm đặt nhà máy và thị trường tiêu
thụ
- Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng với nhu cầu
thực tiễn
- Hoạt động marketing trong bán hàng còn yếu, không mang tính
chuyên môn
- Các dự án đầu tư cho xi măng triển khai chậm
- Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xi măng chưa được huy
động một cách hiệu quả nhất
C. Cơ hội :
- Tiềm năng phát triển thị trường lớn, Chủ trương đô thị hóa của Nhà
Nước và nhu cầu đầu tư xây dựng ngày càng tăng
- Sự phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới
- Có sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng
D. Nguy cơ :
- Giá nguyên, nhiên liệu ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến giá thành
sản xuất xi măng cũng như chi phí vận chuyển
- Sự hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đấn sự cạnh tranh của các quốc gia
trong khu vực
- Nạn ô nhiểm môi trường đang được chính phủ quan tâm
Trang 40
MA TRẬN SWOT
SWOT
Các cơ hội (O) :
1.Tiềm năng phát triển thị
trường lớn, Chủ trương đô thị
hóa của Nhà Nước và nhu cầu
đầu tư xây dựng ngày càng
tăng
2.Sự phục hồi kinh tế của các
nước trong khu vực và thế giới
3.Có sự hỗ trợ về nguồn vốn
đầu tư của Ngân hàng
Các đe doạ (T) :
1.Giá nguyên, nhiên liệu ngày
càng tăng làm ảnh hưởng đến
giá thành sản xuất xi măng
cũng như chi phí vận chuyển
2.Sự hội nhập kinh tế quốc tế
dẫn đấn sự cạnh tranh của các
quốc gia trong khu vực
3. Nạn ô nhiểm môi trường
đang được chính phủ quan tâm
Các điểm mạnh (S) :
1. Tổng sản phẩm quốc nội liên
tục tăng ổn định qua các năm
2.Tình hình chính trị ổn định, các
thành phần kinh tế được khuyến
khích phát triển.
3.Nhà nước có chính sách bảo hộ
và khuyến khích các doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp
xi măng
4.Các nguyên liệu đầu vào sản
xuất xi măng dồi dào và chất
lượng tốt
5.Sản phẩm xi măng được cải
tiến và theo kịp nhu cầu về chất
lượng của thị trường.
Kết hợp SO :
S1, S2, S3, S5, + O1, O2, O3
Đầu tư đổi mới công nghệ,
nâng cao năng suất sx đủ xi
măng đáp ứng nhu cầu thị
trường
S4 + O3 :
Xây dựng chiến lược dài hạn
về nghiên cứu phát triển nền
công nghiệp xi măng
Kết hợp ST :
S1, S2, S3, S5 + T2:
Xây dựng chính sách phát triển
hợp lý trong tiến trình hội nhập
S1, S2, S3, S5 + T1, T3:
Đầu tư đổi mới công nghệ sản
xuất xi măng để giảm thiểu chi
phí nguyên nhiên liệu, giảm
thiểu ô nhiểm môi trường
Các điểm yếu (W) :
1.Sự phân bổ chưa hợp lý về địa
điểm đặt nhà máy và thị trường
tiêu thụ
2.Trình độ quản lý và trình độ
chuyên môn chưa đáp ứng với
nhu cầu thực tiễn
3.Hoạt động marketing trong bán
hàng còn yếu
4.Các dự án đầu tư cho xi măng
triển khai chậm
5.Nguồn vốn đầu tư cho ngành
công nghiệp xi măng chưa được
huy động một cách hiệu quả
nhất
Kết hợp WO :
W1 + O1, O2 :
Phân bổ, sử dụng hợp lý
nguồn lực để đạt được lợi thế
cạnh tranh
W2,W3,W4,W5 + O1, O2 :
- Xây dựng chính sách
marketing hợp lý
- Đào tạo cán bộ quản lý
Kết hợp WT :
W5 + T2 :
Giải pháp huy động vốn hợp lý
từ nhiều nguồn
Trang 41
Kết luận chương 2
Theo phân tích trên, Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam bị tác
động bởi nhiều yếu tố như Chính trị, pháp luật, kinh tế, môi trường kinh
doanh quốc tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, các yếu tố thuộc môi
trường nội bộ như nguồn nhân lực, hoạt động marketing, nguyên vật liệu,….
Và thông qua sự phân tích thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt
Nam về năng lực sản xuất và tiêu thụ xi măng, nguồn vốn, thực trạng về
khoa học công nghệ, khuynh hướng thị trường và việc phân tích ma trận
đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong cũng như ma trận về những điểm
mạnh ,yếu, cơ hội, nguy cơ của ngành, chúng ta đã xác định được những
thuận lợi và thách thức mà ngành xi măng Việt Nam đang đứng trước, cụ
thể là : Qui hoạch mạng lưới sản xuất xi măng chưa theo kịp nhu cầu thị
trường. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện trạng đó bắt nguồn
từ nhiều phía, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản : Thiếu tầm chiến lược,
đầu tư vốn dàn trải. Mặc khác có những dự án được xác lập đúng quy
hoạch, biết đón trước nhu cầu nhưng xây dựng chậm chạp. Nguyên nhân
trước tiên do thiếu vốn, các dự án đầu tư chủ yếu là vốn vay, vốn vay bị
trục trặc , tiến độ xây dựng bị đình trệ.
Qua phân tích chúng ta cũng nhận thấy được nguồn nguyên liệu để
sản xuất xi măng ở Việt nam có trữ lượng lớn đây là một yếu tố thuận lợi.
Tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng và ổn định qua các năm, tình hình
chính trị ổn định, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, Nhà
nước có chính sách bảo hộ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc ngành
công nghiệp xi măng. Bên cạnh đó, sự phân bổ chưa hợp lý về địa điểm đặt
nhà máy và thị trường tiêu thụ. Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn
chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, hoạt động marketing trong bán hàng
còn yếu, các dự án đầu tư cho xi măng triển khai chậm.
Trang 42
CHƯƠNG 3 :
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH
HỘI NHẬP
3.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng ở thị trường Việt Nam
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 đã
được Chính phủ phê duyệt ( QĐ số 970/1997/QĐ-TTg, ngày 14/11/1997)
trong đó dự báo về nhu cầu tiêu thụ xi măng đến năm 2010 cũng đã được
xem xét, tính toán điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu xi măng trong
nước
Dự báo nhu cầu và sản lượng xi măng cung cấp cho thị trường đến năm 1010 (3)
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Cung cấp 28,9 33,6 38,2 45,8 50,7 55,2
Nhu cầu 29,2 33,0 36,5 40,1 44,2 48,6
- 0,3 0,6 1,7 5,7 6,5 6,6
Dự báo về sản lượng cung cấp và nhu cầu về xi măng (3)
0
10
20
30
40
50
60
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Cung cấp
Nhu cầu
Theo dự báo về nhu cầu tiêu thụ và sản lượng dự kiến sản xuất thì
trong năm 2005 nhu cầu trong nước vẫn vượt quá cung cho nên cần phải
Trang 43
nhập clinker để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng từ năm 2006 trở đi cung
sẽ vượt quá cầu do nhiều dự án đầu tư cho công nghiệp xi măng đi vào hoạt
động đây là vấn đề đặt ra cho chúng ta trong việc tiêu thụ xi măng trong
tiến trình hội nhập
3.2 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp xi măng
Quan điểm chung
Các chiến lược đề ra phải phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng và Nhà nước theo chủ trương :
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự định hướng CNXH. Việc phát triển kinh tế phải
giữ vững độc lập tự chủ theo con đường phát triển đi lên CNXH mà
chúng ta đã lựa chọn.
Xây dựng một nền kinh tế mở đa phương hoá, đa dạng hoá với các
quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập
khẩu theo xu thế mở cửa đón nhận đầu tư, hợp tác và phân công lao
động quốc tế , giúp chúng ta đón nhận vốn đầu tư , khoa học kỹ thuật
nước ngoài nhằn khai thác hiệu quả tiềm năng của nước nhà .
Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh , công bằng, bảo đảm nâng
cao sức cạnh tranh chung của ngành giúp cho nền kinh tế hội nhập.
Bảo đảm đạt được hài hòa lợi ích doanh nghiệp và kinh tế xã hội
Quan điểm ngành và mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp
Các giải pháp chiến lược đề ra phải phù hợp tình hình chung của
ngành như tình hình cung - cầu , phải phù hợp với định hướng phát
triển chung theo qui hoạch ngành, chất lượng xi-măng chung của
ngành, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…nhằm đáp ứng nhu cầu
cần thiết cho sự phát triển kinh tế -xã hội.
Các giải pháp chiến lược đề ra phải phù hợp với tình hình chung của
doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện tại. Ngoài ra do các
công ty có những đặc trưng khác nhau nên ngoài những chiến lược
chung, chúng ta nên có những giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm
từng công ty.
3.3 Tình hình thực hiện đầu tư trong thời gian tới
- Sẽ có 21 dự án xi măng được đưa vào hoạt động từ năm 2005 đến
năm 2008
Trang 44
- Năm 2006 cung sẽ đáp ứng đủ cầu trong nước
Hiện nay cả nước có 13 Nhà máy xi măng lò quay và 53 nhà máy xi
măng lò đứng ( tổng công suất thiết kế 22,017 triệu tấn) và 33 cơ sở nghiền
xi măng (tổng công suất thiết kế trên 5 triệu tấn/năm). Theo qui hoạch phát
triển của ngành xi măng và trên cơ sở các nhà máy xi măng đang được đầu
tư xây dựng, thì sẽ có thêm 21 nhà máy xi măng mới được đưa vào hoạt
động trong giai đoạn 2005 – 2008.
21 dự án nhà máy mới có tổng công suất thiết kế là 30,25 triệu tấn,
hiện đang được gấp rút đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2005-
2008. cụ thể mốc thời gian các nhà máy đi vào hoạt động :
• Cuối năm 2005 có nhà máy xi măng Hải Phòng mới, nhà máy xi
măng Sông Gianh
• Năm 2006 có 2 dự án xi măng Yên Bình (Yên Bái), xi măng Sông
Thao (Phú Thọ)
• Năm 2007 có 3 dự án hoàn thành là xi măng Bình Phước, Xi măng
Thái nguyên, Xi măng Chifon Hải Phòng 2
• Năm 2008 có 14 dự án nhà máy xi măng hoàn thành, ước tính đến
năm 2007 nguồn cung sẽ lên đến 36,5 triệu tấn đủ để đáp ứng nhu
cầu khoảng 35,3 triệu tấn và đến năm 2008 sẽ dư thừa khoảng 2 triệu
tấn, dự báo nhu cầu năm 2008 sẽ khoảng 40,1 triệu tấn và cung đạt
42,5 triệu tấn.
Ngoài những dự án được xây theo kế hoạch, ngành xi măng còn có
thêm 12 nhà máy xi măng với tổng công suất thiết kế l2 7,95 triệu tấn/năm
. những nhà máy này sẽ đi vào hoạt động năm 2007- 2009. hiện có 13 dự án
tiềm năng kêu gọi đầu tư là xi măng Sông Gianh 2 (Quảng Bình), xi măng
Tây Thanh Hoá, xi măng Điện Biên, xi măng Bạch Đằng (Hà Nam), xi
măng Nam Đông(Thừa Thiên Huế), xi măng Bắc Cạn, xi măng Hà Tĩnh,
Bình Phước 2, Thăng Long 2, Hạ Long 2,…. cộng thêm 20 nhà máy xi
nmăng lò đứng đã có kế hoạch chuyển đổi sang lò quay trong giai đoạn từ
nay đến năm 2009.
Để cân đối cung cầu đến năm 2020, ngành xi măng sẽ phải tiếp tục
đầu tư vào các dự án tiềm năng, trước hết đầu tư và mở rông các dự án có
điều kiện giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển clinker và xi măng.
3.4 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong
tiến trình hội nhập
Trang 45
3.4.1 Xây dựng chiến lược dài hạn về nghiên cứu phát triển
¾ Nguồn clinker hiện nay các công ty chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều
vào lượng clinker nhập khẩu, đây chỉ là giải pháp tình thế và ngắn
hạn về lâu dài chúng ta không thể phụ thuộc quá lớn vào clinker
nhập khẩu do đó cần phải nghiên cứu nguồn sản xuất clinker trong
nước, với giá thành có sức cạnh tranh mạnh hơn clinker nhập khẩu.
¾ Cần có những qui hoạch cụ thể để xây dựng các cụm xi măng để
phục vụ nhu cầu thị trường trong nước . không để cho tình trạng khan
hiếm xi măng xảy ra như trong thời gian qua. Điển hình như Bộ Xây
dựng đang lập qui hoạch 4 cụm công nghiệp sản xuất xi măng, gồm
cụm Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung – Tây nguyên và miền Nam.
Cụm Đông Bắc gồm các nhà máy xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch,
Cẩm Phả, Chinfon, Phúc Sơn với sản lượng 15 triệu tấn/năm. Cụm Tây
Bắc gồm các nhà máy xi măng Hùng Vương, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn
La, Lai Châu với sản lượng 6 triệu tấn/năm. Cụm miền Trung gồm các
nhà máy xi măng : Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai
với sản lượng 20 triệu tấn/năm và cụm phía Nam gồm các nhà máy xi
măng Hà Tiên I, Hà Tiên II, Bình Phước, Tây Ninh với sản lượng 6 triệu
tấn/năm
Việc quy hoạch 4 cụm xi măng nhằm phục vụ nhu cầu tại chổ theo
vùng và những khu vực cùng sâu vùng xa, các công trình trọng điểm tại địa
phương, góp phần giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao sức cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong liên kết sản
xuất, kinh doanh bình ổn thị trường và đầu tư xây mới.
¾ Riêng đối với cụm công nghiệp xi măng Miền Trung, có sản lượng
lớn nhất trong 4 cụm, cần đề nghị Chính phủ cho khôi phục cảng
sông Nam Định và hệ thống đường sắt khu vực này để phục vụ việc
vận chuyển xi măng ra miền bắc hoặc miền Nam khi có nhu cầu cân
đối thị trường trong nước.
3.4.2 Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để đạt được lợi thế cạnh
tranh
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, do điều kiện các địa lý tự
nhiên, nguồn nguyên liệu như đá vôi, đất sét để sản xuất xi măng chủ yếu
chỉ tập trung ở khu vực miền bắc, nên việc tập trung các nhà máy xi măng
tại đây là hợp lý. Nhưng thực tế, lượng xi măng tiêu thụ tại các tỉnh phía
bắc chỉ chiếm khoảng 45%, còn lại là miền Nam và miền Trung nên trước
Trang 46
tình hình giá xăng gia tăng ( kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng), cần tăng
công suất và xây dựng thêm các nhà máy tại miền Trung và miền Nam.
¾ Các công ty trong khu vực cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng máy
móc thiết bị, bố trí sản xuất hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực lò
nung, máy nghiền,… các công ty cần cần chú ý nhiều hơn đến chất
lượng sửa chữa vì hiện tại hiện tượng dừng tất cả dây chuyền để sửa
chữa ngoài kế hoạch còn nhiều, thời gian sửa chữa phải đảm bảo
theo đúng dự kiến nhằm đảm bảo cho kế hoạch duy trì ổn định sản
lượng sản xuất.
¾ Các nhà máy xi măng miền Bắc tiêu thụ xi măng tại khu vực miền
Nam thì phải tốn chi phí vận chuyển và việc vận chuyển này sẽ làm
tăng chi phí, hiện tại chi phí vận chuyển xi măng chiếm khoảng 20%
giá thành nếu vận chuyển từ Bắc vào Nam. Vì vậy cần phân bổ các
nhà máy xi măng ở Miền Bắc và Miền Nam hợp lý.
¾ So với các nước trong khu vực điều kiện vận chuyển trong thời gian
tới với chi phí vận chuyển gia tăng , làm cho chi phí mỗi tấn xi măng
tăng cao đây là một lợi thế không nhỏ đối với các doanh nghiệp xi
măng tại Việt Nam. Cần xúc tiến kế hoạch xuất khẩu xi măng đối
với các nước có cùng đường biên giới với Việt Nam trong thời gian
tới để tận dụng lợi thế về cự ly vận chuyển.
3.4.3 Giải pháp huy động vốn cho ngành công nghiệp xi măng
¾ Huy động từ các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức bán cổ
phần, phát hành cổ phiếu. Đây là một phần vốn khá “dồi dào” nhưng
hiện các dự án xi măng chưa thể huy động vốn đầu tư từ nguồn này.
¾ Những dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chế tạo hoặc mua sắm
thiết bị phục vụ cho chế tạo thiết bị trong nước, nhằm chế tạo các
thiết bị cho các nhà máy xi măng, thay thế một phần thiết bị nhập
khẩu cần được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển; các dự án xi
măng nhằm sản xuất clinker để phục vụ các trạm nghiền cũng cần
thiết được vay vốn từ quỹ này.
¾ Các chủ đầu tư phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn trước khi triển
khai thực hiện lập dự án đầu tư xi măng. Phải tính toán hiệu quả và
thời gian hoàn vốn cho dự án một cách nghiêm túc, sát với thực tế,
có phương án sử dụng vốn tiết kiệm để thuyết phục người cho vay
vốn.
Trang 47
¾ Các chủ đầu tư cũng nên mạnh dạn phát hành trái phiếu công trình
hoặc bán cổ phần rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, kễ cả bán cổ
phần cho người nước ngoài,…
3.4.4 Đầu tư và đổi mới công nghệ
Theo thống kê đến năm 2003, các nhà máy xi măng trong toàn quốc
đã có công suất 23,9 triệu tấn và sản lượng thực hiện đạt 14,38 triệu tấn.
Trong đó, khối xi măng lò quay có tổng công suất 15,91 triệu tấn và đang
triển khai đầu tư 10 dự án mới, một số dự án khác đang chuẩn bị triển khai;
khối xi măng lò đứng có trên 50 cơ sở và gần như đã trả hết nợ vay, hiệu
quả kinh tế ngày càng cao; khối các trạm nghiền hiện có 26 cơ sở, công
suất thiết kế là 3,97 triệu tấn. Mặc dù vậy, đâu đó vẫn xảy ra tình trạng
chậm tiến độ. Theo phân tích có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng
trên nhưng chủ yếu là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng bị chậm,
công tác khảo sát mỏ, địa chất công trình không đầy đủ dẫn đến kéo dài
thời gian thi công gói thầu và làm tăng tổng mức đầu tư,…. Và nhất là khả
năng thu xếp tài chính của các dự án đang gặp khó khăn. Hiện nay cùng với
10 dự án nhà máy xi măng lò quay bao gồm Tam điệp, Hùng Vương, Bỉm
Sơn(mở rộng), Tây Ninh và cho phép chuẩn bị đầu tư các dự án xi măng
Bút sơn 2, Tràng An, Sơn La. Theo dự kiến thì mỗi dự án này cần lượng vốn
đầu tư từ 100 đến 300 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư cho các dự án
đã cần khoảng hơn 3.100 triệu USD. Một thực tế cho thấy là phần lớn các
chủ đầu tư dự án với vốn ban đầu chỉ bằng 10% tổng mức đầu tư. Bà Vũ Thị
Hòa- Vụ trưởng Vụ kinh tế tài chính (Bộ xây dựng ) cho rằng : “ để đảm
bảo yêu cầu đẩu tư và hạn chế rủi ro thì nguồn vốn ban đầu của chủ đầu tư
phải đạt 30%. Vậy số còn lại của dự án, chủ đầu tư phải huy động từ nhiều
nguồn như vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay thương mại, vốn góp cổ phần của
các doanh nghiệp Nhà nước,… nhưng việc huy động không phải dễ dàng bởi
còn nhiều bất cập từ cả bên vay và bên cho vay….”
¾ Cần tổ chức lại hệ thống quản lý, cung ứng và phương thức kinh
doanh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
¾ Chuyển đổi công nghệ nung clinker từ lò đứng sang lò quay
phương pháp khô. Đây là giải pháp cần thiết để đạt được các mục
tiêu sau :
Nâng cao chất lượng và thay đổi đẳng cấp sản phẩm để tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo cho doanh
nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Trang 48
Mở rộng sản xuất để phát triển doanh nghiệp, tăng nguồn thu
ngân sách cho địa phương
Cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn cho người
lao động
Giảm thiểu ô nhiểm môi trường
Tận dụng tối đa cơ sở vật chất của dây chuyền sản xuất hiện
có để giảm vốn đấu tư và rút ngắn tiến độ thi công các hạng
mục công trình đầu tư bổ sung
Góp phần tạo điều kiện cho các ngành cơ khí, điện, tự động
hóa và các ngành khác có liên quan trong nước phát triển.
3.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực
Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người, đặc
biệt là các lĩnh vực nhạy cảm với xu thế toàn cầu hóa. Đội ngũ quản lý phải
có tầm nhìn chiến lược, có phương pháp làm việc hiệu quả, sử dụng các
nguồn lực trong tổ chức một cách tối ưu. Trình độ quản lý và trình độ tay
nghề của các cấp quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp xi măng
Việt Nam còn khá chênh lệch so với khu vực. Với đội ngũ lao động như
trên thì ngành công nghiệp xi măng Việt Nam chưa thể có năng suất cao để
giảm thiểu chi phí.
Trong điều kiện đến năm 2010 phải đặc biệt chú trọng công tác đào
tạo cán bộ. Lập qui hoạch theo hướng vừa đào tạo mới cán bộ trẻ, vừa đào
tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý của ngành kễ cả cán bộ khoa học kỹ thuật,
đào tạo ngoại ngữ, đào tạo ở trong nước và gởi đi đào tạo ở nước ngoài.
Phấn đấu trong năm 2010 ngành xi măng có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học kỹ thuật giỏi, có hầu hết các chuyên gia đầu ngành trong tất cả
các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như quản lý sản xuất kinh doanh của
ngành.
¾ Lập kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn
giỏi, nghiệp vụ quản lý tốt, nhất là đội ngũ công nhân lành nghề,
không ngừn cập nhật kiến thức để thích ứng với tình hình mới
¾ Kết hợp kèm cặp tại chổ đối với việc đào tạo cán bộ, chuyên gia kỹ
thuật, đồng thời tuyển chọn cán bộ trẻ có năng lực, có phẩm chất
chuyên môn tốt gởi đi đào tạo để chuẩn bị một lượng kế thừa xuất
sắc.
Trang 49
¾ Phải trang bị đồng bộ và hiện đại hóa các trường đào tạo trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học, cán
bộ quản lý, ưu tiên đầu tư chiều sâu để trang bị phòng thí nghiệm
hiện đại về xi măng, bê tông, kết cấu công trình,….
3.4.6 Hoạt động marketing :
¾ Phân bổ nguồn ngân sách hợp lý cho hoạt động marketing : Ngân
sách cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp xi măng thuộc
sở hữu Nhà nước thường rất thấp và không được chú trọng. Cần có
một ngân sách hợp lý cho hoạt động này phục vụ cho việc nghiên
cứu thị trường, chăm sóc khách hàng,… đưa ra những chính sách hợp
lý và kịp thời trong việc kinh doanh xi măng, cụ thể cần tăng thêm
ngân sách cho hoạt động marketing từ 5 đến 8% doanh thu.
¾ Đa dạng hóa sản phẩm : Trong quá trình phát triển cần đặc biệt ưu
tiên các dự án sản xuất xi măng cao cấp, xi măng trắng, xi măng
màu, xi măng bền sulfat, xi măng giếng khoan và xi măng đóng rắn
nhanh,…đây là những sản phẩm mà chúng ta đang nhập với giá thành
cao. Có nhiều công trình hiện nay cần rất nhiều các loại xi măng đặc
chủng phù hợp với tính chất và yêu cầu của công trình như các công
trình thủy điện, cầu đường và các vùng bị nhiễm mặn, phèn. Vì vậy
cần sản xuất nhiều chủng loại xi măng khác nhau phù hợp với yêu
cầu về kỹ thuật, mác bê tông cho nhiều dạng công trình khác nhau.
¾ Chính sách phân phối : Giải pháp tốt nhất trong điều kiện cạnh tranh
trong tương lai là cung cấp hệ thống cho nợ đối với những khách
hàng thương mại tức là những nhà phân phối cấp 1. Hệ thống đó phụ
thuộc vào việc bán hàng trước nay của họ, khối lượng bán hàng và
mối quan hệ giữa các công ty và những khách hàng thương mại.
¾ Chích sách giá : Giá xi măng bị tác động bởi nhiều yều tố đầu vào
như : Than đá, dầu, thạch cao,… trong thời gian gần đây việc tăng giá
các yếu tố này dẫn đến tình trạng giá bán xi măng không ổn định,
gây xáo trộn thị trường B để ổn định tình hình biến động về giá
trong thời gian tới cần phải có chính sách giá chung cho tất cả các
loại xi măng có cùng mác, cùng chất lượng trên thị trường để tránh
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy xi măng.
Nghiên cứu đầu tư công nghệ vào sản xuất xi măng nhằm giảm các
yếu tố nhiên, nguyên liệu đầu vào để giảm giá thành xi măng tăng
sức cạnh tranh trong thời gian tới.
Trang 50
¾ Dịch vụ sau bán hàng : tăng cường hỗ trợ các dịch vụ sau bán hàng
như tư vấn về kỹ thuật, sử dụng xi măng, tỷ lệ pha trộn và cấp phối
bê tông để không để tình trạng sự cố về bê tông trong xây dựng xảy
ra.
3.4.7 Đối phó với xi măng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập.
Sản phẩm xi măng của Việt Nam đã và đang thực hiện đúng lộ trình
cắt giảm thuế quan theo tiến trình hội nhập CEPT/AFTA. Theo đó giá thành
sản xuất của các nhà máy xi măng hiện nay dao động ở mức 24- 27
USD/tấn (chưa kễ khấu hao). Nếu chi phí tính riêng clinker thì giá thành
khoảng 20,5USD/tấn, thấp hơn mức giá FOB của clinker Thái Lan mà hiện
nay ta đang nhập ( giá FOB của clinker Thán Lan mà hiện nay ta đang nhập
khoảng 21- 21,5 USD/tấn). Như vậy, công chi phí vận tải về đến Việt Nam,
giá clinker nhập khẩu sẽ cao hơn nhiều so với climker tự sản xuất trong
nước. Đây là cơ sở để hy vọng rằng, xi măng Việt nam hội đủ điều kiện để
có thể cạnh tranh trên thị trường so với xi măng ngoại nhập trong tiến trình
hội nhập sắp tới.
Giá bán xi măng trong nước trong thời gian qua cũng luôn được giữ ở
mức giá ổn định. Hiện giá bán được dao động từ 46 đến 48,5 USD/tấn ở
phía Bắc và phía Nam là 52,5 đế 58 USD/tấn, thấp hơn giá bán nội địa của
các nước trong khu vực ( Malaysia là 58 đến 60USD/tấn, Indonesia 55 –
58USD/tấn, Thái Lan 65- 66 USD/tấn và Brunei là 64 đến 65 USD/tấn).
Như vậy trong thời gia sắp tới khi mà lượng xi măng theo dự báo sẽ cung sẽ
cao hơn cầu ở thị trường nội địa, điều này đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ
là định hướng cho việc xuất khẩu xi măng.
Vì vậy nếu có chiến lược và sách lược đúng đắn thì ngành công
nghiệp xi măng của chúng ta vẫn hiệu quả và đảm bảo được tính cạnh tranh
trong tiến trình hội nhập.
Các thị trường xuất khẩu mà chúng ta cần nhắm tới là :
Thị trường Campuchia, Lào là hai thị trường xét về mặt địa lý nằm
gần Việt Nam vì vậy cước phí vận chuyển tương đối thấp và với giá xi
măng hiện nay của Việt nam thì có thể cạnh tranh được với các quốc gia
xuất khẩu xi măng trong khu vực.
Thị trường các quốc gia hầu như hòan toàn nhập xi măng như
Singapore, Brunei và những quốc gia khác như : Bangladesh, Nigieria. Đây
là những thị trường mà Việt Nam cần phải quan tâm nghiên cứu để định
hướng cho việc xuất khẩu xi măng trong tương lai.
Trang 51
3.5 Một số kiến nghị về chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước
Đối với chính sách vế thuế
¾ Đối với cliker nhập khẩu trong thời điểm hiện nay, cần có chính sách
thuế nhập khẩu hợp lý. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tăng nhập
khẩu clinker, tăng dự trữ clinker, đồng thời tăng sản lượng xi măng
đáp ứng nhu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai
¾ Có chính sách hạn chế nhập khẩu xi măng để tạo điều kiện cho các
nhà máy trong nước phát triển trước khi hội nhập WTO, tạo điều
kiện hỗ trợ xuất khẩu với thế suất ưu đãi.
¾ Chính sách thuế cần xem nghiên cứu lại cho phù hợp đối với xi măng
lò đứng.
Chính sách vốn đầu tư
¾ Tiến độ xây dựng của các dự án xi măng từ nguồn FDI phụ thuộc rất
nhiều vào tốc độ tăng trưởng của thị trường trong nước, nên rất khó
khăn cho việc cân đối giữa cung và cầu ở tầm vĩ mô. Trong phạm vi
cho phép có thể xem xét lại tiến độ đầu tư của các dự án FDI và nếu
thấy cần thiết có thể rút giấy phép đầu tư đã cấp cho các nhà đầu tư.
Trong trường hợp liên doanh, thì cần nâng tỷ lệ góp vốn của phía
Việt Nam không thấp hơn 49% tổng vốn đầu tư của dự án, đồng thời
cũng cần xem xét lại việc thực hiện cam kết của các Nhà đầu tư
nước ngoài (FDI) về vấn đề tiêu thụ xi măng tại Việt Nam
Chính sách khuyến khích
¾ Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho ác dự án đầu
tư sản xuất clinker qui mô lớn ở trong nước.
¾ Cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm xi măng hoặc các hình
thức khác để thu hồi ngoại tệ bù đắp cho những chi phí sản xuất và
đầu tư.
¾ Tăng cường năng lực các ngành cơ khí, điện tử, tự động hóa, luyện
kim,… trong nước, để có đủ năng lực cho việc sản xuất phụ tùng và
thiết bị thay thế cho ngành xi măng ( các thiết bị nghiền, thiết bị
nung,thiết bị điều khiển, các thiết bị phi tiêu chuẩn, bi, đạn, tấm
lót,…).
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Trang 52
¾ Nhà nước cần quan tâm đến cơ sở vật chất và trường đào tạo cho
công nhân kỹ thuật và kỹ sư chuyên ngành.
¾ Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài. Nhà nước
phải định hướng cho sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mặt
bằng về tri thức và kỹ năng trong khu vực.
Đối với các Bộ, Ngành liên quan :
Để tháo gỡ ách tắc về vốn cho các dự án đầu tư xi măng, Bộ xây
dựng nên đưa ra một số giải pháp. Chẳng hạn như việc các dự án xi măng
đã được chính phủ đồng ý cho vay vốn tín dụng ưu đãi trước ngày có nghị
định 106/2004/NĐ-CP, được tiếp tục vay vốn tín dụng ưu đãi. Hay những dự
án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chế tạo hoặc mua sắm trang thiết bị
phục vụ việc chế tạo các thiết bị trong nước cho nhà máy xi măng cũng như
các dự án xi măng có sản xuất clinker phục vụ các trạm nghiền được vay
vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển,… Phải dự báo được thị trường trong nước và
có những biện pháp thực tế giải quyết khi có tình trạng khan hiếm xi măng,
không để một số công ty độc quyền khi có tình trạng khan hiếm xi măng
xảy ra
Về phía các Ngân hàng Thương mại :
Cần quan tâm hỗ trợ bằng các biện pháp như trực tiếp cho vay hoặc
làm đầu mối huy động vốn theo từng dự án giúp chủ đầu tư và giảm bớt
các thủ tục trong quá trình đàm phán cho vay. Với các chủ đầu tư, cần chủ
động tìm nguồn vốn trước khi triển khai thực hiện lập dự toán, cần tính toán
hiệu quả và thời gian hoàn vốn để thuyết phục người cho vay
Theo phương án đã được phê duyệt, trong 5 năm tới đây ( từ năm
2004- 2008 ) Việt Nam thực thi xây dựng 16 dự án sản xuất xi măng với
tổng công suất mỗi năm 25 triệu tấn. Nếu đảm bảo tiến độ, đến năm 2008,
tổng sản lượng xi măng Việt Nam đạt trên 45 triệu tấn, đủ mức phục vụ nhu
cầu thị trường. Đọc qui hoạch tổng thể thì mừng nhưng lại kèm theo nỗi lo
lớn. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này cần đến 3 tỷ USD, đây là khoản
vốn phải vay hoàn toàn không nhỏ và nợ phải trả trong các khoản vay vẫn
là gánh nặng đáng lo, cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng và Chính phủ.
Trang 53
KẾT LUẬN
Quy hoạch ngành xi măng cũng cần phải chú trọng đến cơ cấu giá,
nguồn nguyên liệu sản xuất, giao thông phục vụ ngành, dự báo nhu cầu thị
trường,…. bên cạnh vấn đề nguồn vốn cho đầu tư và các giải pháp phát triển
công nghiệp chế tạo nhà máy xi măng. Có như vậy mới góp phần đẩy
nhanh tiến độ thực hiện và đưa các dự án đầu tư xi măng vào sản xuất, bảo
đảm ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 đạt công suất
56,15 triệu tấn và năm 2015 đạt gần 65 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu trong
nước và cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hoàn toàn có điều kiện phát
triển trong thời gian tới theo như luận văn đã xác định thể hiện qua điều
kiện về nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào, môi trường chính trị, pháp lý và
các điều kiện khác mặc dù khi phân tích thực trạng chúng ta nhận thấy còn
có rất nhiều khó khăn thể hiện ở nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho ngành, các
chính sách khuyến khích đầu tư chưa hoàn chỉnh,…
Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận về chiến lược và vận dụng những
cơ sở đó để tiến hành phân tích, tổng hợp đề xuất những giải pháp chiến
lược cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Để phát triển ngành công
nghiệp xi măng trong thời gian tới chúng ta phải quyết tâm thực hiện các
giải pháp đã đề ra ở chương 3 với quan điểm chính là góp phần cùng với
các ngành khác của đất nước phát triển đồng loạt để thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị tốt trong tiến trình hội
nhập.
Luận văn đã đề ra các giải pháp phát triển các mặt chính yếu và tích
cực để phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, đầu tư nhiều hơn
về công nghệ kỹ thuật, phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn lực để đạt lợi thế
cạnh tranh, các giải pháp về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, marketing và các
kiến nghị cần thiết đối với Nhà nước cũng như các Bộ ngành liên quan
nhằm định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam.
Trang 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần thứ IX – NXB
Chính Trị Quốc Gia HN 2001
2. Các Báo cáo của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam 2001 –
2002- 2003
3. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn – Các số Tháng 11,12/2004 và
các tháng 2005
4. Fred R. David – Khái Luận Về Quản Trị Chiến Lược –
NXB Thống kê
5. Harold Koontz –Cyril Odonnell – Heinz Weihrich – Những
Vấn Đề Cốt Yếu Của Quản Lý – NXB Khoa Học Kỹ Thuật
6. Tôn Thất Nguyễn Thiêm – Thị Trường, Chiến Lược, Cơ
Cấu : Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển
doanh nghiệp
7. PTS Nguyễn Danh Sơn – Mấy suy nghĩ về môi trường kinh
tế xã hội cho quá trình công nghiệp hóa hiện đạihóa ở Việt
Nam – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1995.
8. PTS Lê Mạnh Hùng (chủ biên) – Kinh tế xã hội Việt Nam –
Thực trạng, xu thế và giải pháp – NXB Thống kê 1996
9. TS Donald.A.Ball – Những bài học về doanh thương quốc tế
– NXB Thống kê.
10. Các Báo Cáo của Công ty Xi Măng Nghi Sơn Năm 2004,
2005
11. Các Báo cáo của Xi Măng Chinfon năm 2005
12. Một số trang Web của các Công ty xi măng trong nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập.pdf