Định hướng và giải pháp chủ yéu phát triển ngành nghè thủ công mỹ nghệ ở thành phó Hué

Đối với các thị trường xuất khẩu mục tiêu và có nhiều tiềm năng phát triển, thành phố có thể tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu mã và mời các chuyên gia của thị trường đó tư vấn. Có thể thực hiện bằng cách đạt hàng rồi dùng mẫu mã đó chuyển giao lại cho các đơn vị trên địa bàn và thu lại các khoản chi phí phù hợp, đồng thời tiến hành công tác bảo hộ cho các mẫu mã sản phẩm đó để các doanh nghiệp quen dần vấn đề sở hữu trí tuệ. Hoặc có thể đưa chương trình này vào các hoạt động festival hiện đã được tổ chức thường niên tại Huế theo hình thức tương tự hoạt động của các trại sáng tác điêu khắc tượng. Các hoạt động này vừa làm phong phú thêm cho các lễ hội đồng thời đem lại lợi ích trực tiếp cho ngành nghề TCMN Huế, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh và các đơn vị sản xuất có cơ hội để tiếp cận với các xu hướng sáng tác từ nhiều nơi trên thế giới;

doc141 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng và giải pháp chủ yéu phát triển ngành nghè thủ công mỹ nghệ ở thành phó Hué, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc như nguyên liệu vàng, bạc sử dụng cho nghề kim hoàn thường phải nhập khẩu. Các cơ quan quản lý nên khuyến khích thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề TCMN, xây dựng nhà máy thu mua nguyên liệu để sơ chế theo nhu cầu của ngành nghề TCMN. Hiện nay chưa có hệ thống quản lý chất lượng, việc kiểm tra chất lượng hàng chỉ dựa trên kinh nghiệm quan sát thông thường. Quá trình vận chuyển và bảo quản không tốt cũng làm nguyên liệu giảm chất lượng do mối mọt, ẩm mốc. Chính cách thức và phương thức mua nguyên liệu không hợp lý đã tác động tiêu cực đến tính cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Cần thiết phải thành lập một hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Đối với vấn đề này các cơ quan nhà nước cần phối hợp với các nhà nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề TCMN, hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN và các tổ chức có liên quan trên cả nước để thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn phù hợp. Đối với nguồn nguyên liệu từ rừng cần có chiến lược phát triển trên toàn quốc và ở từng địa phương. Đối với các dự án trồng rừng, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện về tài chính, thuế. Cần có kế hoạch khai thác các loại gỗ quý một cách hợp lý nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề TCMN nói riêng. Đối với các loại gỗ không thuộc nhóm cấm khai thác, cần có biện pháp điều tiết khai thác phù hợp trong khả năng tái tạo tự nhiên của rùng. Quản lý tốt quá trình khai thác đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sơ chế nguyên liệu, có thể khuyến khích thành lập các đơn vị xử lý, chế biến ngay tại vùng trồng nguyên liệu. Cần có kế hoạch nhập khẩu các loại nguyên liệu gỗ không có ở trong nước nhưng được khách hàng nước ngoài ưa chuộng để đa dạng hoá sản phẩm theo xu hướng của thị trường. Tài nguyên .thiên nhiên Người . bán Người . bán lẻ Người . tiêu buôn dùng Môi trường thuận lợi C^Mặt bằngj^> Nhà cung cấp Nhà sản Người Nhà xuất nguyên liệu —► xuất —1 buôn bán 1 khẩu Dây chuyền của thị Nguồn : Xây dựng từ Bản đồ thị trường của tố chức hành động thực tiễn Traidcraft [48,6] Mô hình 5: Mô hình thị trường + Thị trường tiêu thụ : Hiện nay thị trường tiêu thụ của ngành nghề TCMN chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Hầu hết các đơn vị điều tra đều cho khó khăn lớn nhất của họ là thị trường tiêu thụ sản phẩm do không có khách hàng, một số mặt hàng bị cạnh tranh từ ngoài tỉnh và phần lớn các đơn vị thường cạnh tranh lan nhau trong địa phương. Cần phải thiết lập một mạng lưới tiêu thụ trong đó chú ý bắt đầu từ khâu sản xuất nguyên liệu và kết thúc khi sản phẩm đến tay khách hàng riêng lẻ. Vấn đề của các đơn vị sản xuất trong ngành nghề TCMN là họ thiếu kiến thức về thị trường, cố gắng bán những cái họ làm ra cho khách hàng (mô hình 6). Trong khi xu hướng hiện nay là người sản xuất phải định hướng theo thị trường, sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường cần và được người tiêu dùng mong đợi. Giải pháp của vấn đề này là các đơn vị không nên sản xuất các sản phẩm theo mau mã đã có sẵn rồi sau đó tìm thị trường cho sản phẩm của mình. Người sản xuất cần nghiên cứu thị trường, nhu cầu của từng nhóm khách hàng, với những hiểu biết này, họ sẽ sử dụng những kỹ năng và nguyên liệu đang có để làm ra sản phẩm mà thị trường đang cần, từ đó sản phẩm sẽ dễ tiêu thụ hơn. ** Mô hình theo định hướng sản xuất Người sản xuất bắt đầu bằng Người sản xuất quyết Sau đó họ nỗ lực bán những thiết bị, kỹ năng, nguyên định những gì họ sẽ sản phẩm đó cho người mua. liệu của mình. sản xuất. ** Mô hình theo định hướng thị trường Phát triển sản phẩm mà Sau đó bảo đảm rằng họ Nghiên cứu tìm ra người mua muốn, sử dụng I-A thông tin đầy đủ cho người những gì người mua ■=/ những kỹ năng hiện nay, l=/ mua của mình về lợi ích mà cần. nguyên liệu và thiết bị của sản phẩm của họ mang lại. mình. Nguồn : Tài liệu hưởng dẫn thâm nhập thị trường hàng thủ công của Traidcraft [48,20] Mô hình 6: Mô hình định hướng sản xuất - thị trường Hiện nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã xây dựng sàn giao dịch trực tuyến hàng TCMN trên mạng internet, tham gia vào loại hình này các đơn vị sẽ có được cách tiếp cận thị trường mới rất có hiệu quả, các đơn vị có thể giới thiệu sản phẩm của mình qua mạng do đó giảm đựơc chi phí, tìm được đối tác phù hợp với năng lực của mình và có cơ hội hợp tác cùng các nhà sản xuất khác trong nước. Các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thường xuyên được hỗ trợ, tư vấn giải quyết những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình giao dịch. Đây là những vấn đề có tính chiến lược lâu dài, trước mắt cần có sự hỗ trợ của thành phố để định hướng thị truờng cho người sản xuất, bởi với nguồn lực hạn chế, không có nhiều kinh nghiệm nên họ không thể tự tìm kiếm các thị trường mới. Các kỳ Festival chuyên đề về hàng thủ công mỹ nghệ của thành phố là cơ hội rất tốt để các đơn vị có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng. Thành phố nên có đề án nhằm xây dựng Huế trở thành một trung tâm giới thiệu hàng thủ TCMN, tổ chức các cuộc triển lãm mang tính thường kỳ chứ không nên gói gọn vào các chương trình Festival chỉ diên ra trong thời gian ngắn, khó đem lại hiệu quả cao. Nên tổ chức định kỳ các cuộc thi tay nghề sản xuất hàng TCMN vào các dịp lê hội để các nghệ nhân của Huế có điều kiện biểu diên tài nghệ của mình cùng các nghệ nhân khác trên khắp cả nước. Đây cũng là một hình thức quảng bá rất có hiệu quả đối với ngành nghề TCMN của Huế cũng như đối với từng đơn vị đang hoạt động trong ngành. Giải pháp phát triển nguồn vốn Quá trình điều tra cho thấy phần lớn các đơn vị đều gặp khó khăn về vốn, nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có nên quy mô vốn nhỏ. Nguồn vốn hạn chế nên các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng phần lớn các đơn vị không có ý định vay vốn, một số đơn vị muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại khó có thể vay tại các tổ chức tài chính do không có tài sản thế chấp phù hợp. Cần thực hiện một số giải pháp sau I Hình thành các nguồn vốn khuyến công cho vay hỗ trợ không lãi suất, không thế chấp cho các đối tượng là hộ cá thể và các đơn vị có quy mô nhỏ đang sản xuất kinh doanh trong ngành nghề TCMN. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay, các điều kiện thế chấp nhằm giúp các đơn vị nhỏ có thể vay được số vốn cần thiết trong thời gian ngắn để hình thành các nguồn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Có cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp để khuyến khích các đơn vị tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ ngành nghề thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế. Nên có chính sách miễn giảm thuế phù hợp và rõ ràng để tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Đối với các đơn vị tham gia sản xuất hàng TCMN xuất khẩu, thành phố cần có cơ chế thưởng theo kim ngạnh xuất khẩu. Hình thành các nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia căn cứ quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế xây dựng thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng chien lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghe thủ công mỹ nghệ Với mục tiêu phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ một cách bền vững, việc cần phải làm tiến hành bồi dưỡng nguồn nhân lực. Việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn cần có sự hoạch định từ phía các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước. Bởi việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là dạy nghề cho người lao động trực tiếp mà còn cần phải trang bị cho họ kiến thức kinh doanh. Chính phủ nên thiết lập các chương trình đào tạo nhân lực mang tính toàn diện, không chỉ giới hạn trong nhóm các chuyên gia ngành nghề thủ công mà điều quan trọng là liên kết với nhiều lĩnh vực khác để cùng tham gia xây dựng cơ chế cho hoạt động phát triển ngành nghề này. Chiến lược đào tạo cần có tính toàn diện, nhưng trước hết cần ưu tiên đào tạo các nhóm sau : Lao động trực tiếp có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao; Đội ngũ điều hành, quản lý quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm; Đội ngũ thiết kế có khả năng phát triển các sản phẩm được thị trường chấp nhận; Đội ngũ thương nhân, chuyên gia giỏi có thể quản lý từ quá trình sản xuất đến tiếp thị và bán hàng. Chính phủ cần tạo cơ chế khuyến khích các cơ sở đào tạo, khối doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực này. Trước mắt, Chính phủ bố trí nguồn kinh phí và cơ chế để mời các chuyên gia giỏi về thiết kế tham gia vào các chương trình đào tạo mang tính thí điểm, cần mời cả các chuyên gia nước ngoài. Một khi các chương trình này thành công sẽ sử dụng như là mô hình điển hình để nhân rộng ra cả nước. Thành lập các trường dạy nghề có chuyên khoa về ngành nghề TCMN, đưa vào chương trình từ cấp tiểu học một phần thời lượng thích hợp để giới thiệu về ngành nghề TCMN của Việt Nam nhằm tạo định hướng cho đội ngũ lao động trong tương lai hướng vào ngành nghề này. Tổ chức các chương trình ngoại khoá tại các làng nghề để học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm thực tế, tạo cơ hội để thu hút lực lượng lao động này trong tương lai. Hướng dan kỹ thuật Hệ thống hỗ trợ tài chính t. Chính phủ hỗ trợ về pháp lý, tài chính, tổ chức hội thảo v.v.. Nguồn : Đoàn nghiên cứu JICA [ 1, 6-36] Mô hình 7: Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực Đối với thành phố Huế, bên cạnh các giải pháp lâu dài mang tính chiến lược từ phía cơ quan quản lý nhà nước, trước mắt các chủ các đơn vị sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện để người thợ có cơ hội học tập nâng cao tay nghề, trình độ văn hoá. Đồng thời người chủ cần học tập, tìm tòi để nâng cao kỹ thuật sản xuất, kiến thức quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút lực lượng lao động có trình độ. Các cơ quan quản lý liên quan cần tổ chức các đợt tập huấn ngắn ngày để trang bị những kiến thức cần thiết cho chủ doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất và người lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo và dạy nghề: Đối với lao động chưa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề thì bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phương. Có chính sách đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, đưa bộ môn thiết kế mẫu, thiết kế mỹ thuật công nghiệp vào chương trình đào tạo. Rèn luyện kỹ năng cải tiến công cụ, đưa máy móc vào phục vụ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Mô hình các biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho thấy, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề thủ công đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều tổ chức. Lực lượng lao động trẻ cần được đào tạo bài bản hơn, bên cạnh các kỹ năng nghề nghiệp còn cần phải có một nền tảng kiến thức nhất định để kế tục các tinh hoa của di sản truyền thống, đồng thời tiếp nhận thêm cái mới trên tinh thần chọn lọc có phê phán. Sự tham gia trực tiếp của các cơ sở giáo dục, các trường dạy nghề hết sức cần thiết. Khối doanh nghiệp đóng vai trò định hướng các kỹ năng cần thiết cho người lao động bởi họ là người nắm rõ nhất thị trường cần cái gì và làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu đó. Nhu cầu của thị trường từ trong nước cho đến nước ngoài sẽ kích thích khối doanh nghiệp chuyển tải thành yêu cầu cho nhà sản xuất, tác động trực tiếp đến động lực sản xuất người lao động, đặt ra các yêu cầu, đòi hỏi cao và đây sẽ là cơ sở để lực lượng lao động phát triển. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp cần có các dự báo, xác định được yêu cầu về số lượng cũng như chất luợng lao động trong ngành nghề TCMN theo từng thời kỳ, từ đó các cơ sở giáo dục, đào tạo, các trường dạy nghề tiến hành đào tạo một cách phù hợp. Một bộ phận không kém phần quan trọng là những cán bộ trực tiếp phụ trách công tác nghiên cứu, quy hoạch và quản lý. Cần tuyển chọn, bố trí các cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết về cách thức tiếp cận thị trường để hỗ trợ hiệu quả cho khối sản xuất. Các chính sách Nhà nước về tài chính cho các hoạt động dạy nghề : Theo thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Chính, hướng dan một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ hoạt động đào tạo của các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề và chi phí đào tạo cho lao động nông thôn khi tham gia học lớp truyền nghề. Hình thành chien lược xúc tien thương mại, tiep cân thông tin quốc te, quảng bá và khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương Tăng cường công tác xúc tiến thương mại Các cơ quan chuyên ngành của nhà nước cần phối hợp với khối doanh nghiệp tổ chức công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du lịch và xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường như: khai thác và cung cấp thông tin dự báo thị trường; xây dựng các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet kết hợp với công tác đối ngoại; tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc thi sản phẩm thủ công truyền thống, xây dựng thương hiệu. Tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu, thị hiếu của du khách về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để cung cấp định hướng cho các cơ sở sản xuất. Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin cho các bộ phận chuyên trách. Tổ chức, thành lập trung tâm giao dịch giới thiệu mua bán hàng thủ công mỹ nghệ Huế tại địa phương, tại các tỉnh và nước ngoài. Tổ chức các lễ hội tôn vinh nghề truyền thống, các cuộc triển lãm ảnh về nghề và làng nghề TCMN Huế. Mời các nhà doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức kinh doanh quốc tế trong ngành nghề thủ công tham gia các hoạt động giao lưu với chính quyền địa phương, với các hiệp hội ngành nghề nhằm làm cho họ hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển của ngành nghề TCMN của Huế. Thường xuyên tạo điều kiện để các đơn vị ngành nghề TCMN trên địa bàn tham gia các hội chợ quốc tế, cử các chuyên gia ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước khác, đồng thời tìm kiếm các công nghệ sản xuất phù hợp để giới thiệu cho các đơn vị tại địa phương đồng thời thực hiện nhiệm vụ xúc tiến phát triển thị trường. Các đơn vị sản xuất kinh doanh cần mạnh dạn, chủ động tìm kiếm đối tác, hợp tác với nhau để tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình. Tồ chức mạng lưới cung cấp thông tin về ngành nghề thủ công mỹ nghệ Ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa thiết lập được một hệ thống thông tin chính thức và đầy đủ từ Trung ương cho đến địa phương để tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển. Thông tin về ngành nghề thủ công là một vấn đề quan trọng có tính xuyên suốt liên quan đến nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bộ NNPTNT, Bộ KHĐT, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và các Bộ liên quan khác van đang tiến hành quản lý theo chức năng và triển khai các chính sách của mình, tuy nhiên, giữa các bộ ngành chưa có sự chia sẻ thông tin về nghề thủ công và thiếu sự phối hợp với nhau. Điều này gây khó khăn cho cấp quản lý trung ương trong việc nắm bắt tình hình chung ở các tỉnh. Liên minh Hợp tác xã và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan có liên quan khác hiện khá tích cực trong các hoạt động phát triển ngành nghề thủ công, nhưng cả hai cơ quan này hiện đang tiến hành các chương trình độc lập và chưa có mối liên kết đáng kể với các ban ngành khác.[1,6-21] Thông thường, người sản xuất thường chỉ thuần tuý sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và các nhà phân phối, họ không đủ khả năng và kinh phí để tạo ra các sản phẩm mới. Các nhà đặt hàng thường chỉ định rõ mau mã, giá cả sản phẩm và vấn đề quản lý chất lượng. Việc tạo ra môi trường để người sản xuất có thể khai thác thông tin, nghiên cứu những mau mã đã thu thập được và ứng dụng vào sản phẩm mới, mang lại lợi nhuận chính đáng cho họ, từ đó tạo cơ sở để họ tự xác định mức giá tốt nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, xử lý kịp thời các sai sót của sản phẩm và có biện pháp quản lý chất lượng phù hợp. Đối với vấn đề này cần thực hiện một số giải pháp sau: Đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành của Trung ương cần: Thành lập một cơ quan độc lập để tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích một cách toàn diện thông tin về ngành nghề thủ công trên cả nước từ các vấn đề về số lượng các làng nghề, số lượng lao động-nghệ nhân, hiện trạng đào tạo kỹ thuật ở các trường dạy nghề cho đến các vấn đề bảo tồn các sản phẩm thủ công, thị trường nguyên liệu, tiêu thụ, ô nhiễm tại các làng nghề ... để có được một các nhìn khái quát, cũng như nắm bắt tình hình cụ thể của các ngành nghề thủ công Việt Nam. Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được, hình thành các kênh cung cấp thông tin chính thống như thành lập các Website chuyên đề về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu, cải tiến kỹ thuật và quản lý sản xuất, thiết kế mẫu mã....cho ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên toàn quốc. Đối với thành phố Huế, cần : Khai thác và cung cấp các thông tin thị trường cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất một cách kịp thời bằng cách thành lập một Website miễn phí về ngành nghề TCMN. Tổ chức các lớp đào tạo sử dụng máy tính, truy cập internet để khuyến khích các chủ đơn vị sử dụng phương tiện hữu ích này phục vụ cho mục đích kinh doanh. Tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu, thị hiếu của du khách về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để cung cấp, định hướng cho các cơ sở sản xuất. Thành lập trung tâm giao dịch giới thiệu, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ Huế cho từng nhóm nghề riêng biệt tại các địa điểm thuận lợi. Hiện tại thành phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng trung tâm trưng bày và giới thiệu làng nghề đúc Huế, cần có kế hoạch đầu tư tiếp cho nghề mộc mỹ nghệ, nghề sơn mài, nghề thêu ren, nghề mây tre... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống trên trục đường Lê Lợi để sớm đưa vào hoạt động, đồng thời có chế độ ưu đãi hợp lý nhằm khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động tại trung tâm này. Tổ chức các lễ hội tôn vinh nghề TCMN, các cuộc thi triển lãm ảnh về nghề và làng nghề TCMN Huế do chính các đơn vị làm nghề thực hiện với nội dung miêu tả công việc thường ngày trong quá trình sản xuất, sau đó tiến hành chọn lọc các hình ảnh có chất lượng và ý nghĩa để hình thành một hệ thống tư liệu bằng hình ảnh. Xây dựng nhà bảo tàng nghề truyền thống tại các làng nghề với mục tiêu bảo tồn tính truyền thống của ngành nghề thủ công mỹ nghệ tại cộng đồng, đồng thời là nơi cung cấp thông tin thực tế cho các nhà nghiên cứu, khách tham quan, các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp. Khuyến khích thành lập các tổ chức nghiên cứu có tính chất học thuật, các nhà nghiên cứu, các trường đại học, sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về ngành nghề thủ công để góp phần cùng ngành đề xuất các giải pháp vừa mang tính khoa học đồng thời phù hợp với thực tiễn. Thông qua các hoạt động nghiên cứu sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, giúp các đợn vị sản xuất kinh doanh ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc thúc đẩy phát triển ngành nghề này. Cải tiến kênh cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm Kênh tiêu thụ và cung cấp nguyên vật liệu là một trong những khâu yếu của kế hoạch phát triển sản phẩm ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Hình thức tiêu thụ chủ yếu hiện nay của các đơn vị là mở cửa hàng bán trực tiếp cho khách, chủ yếu là khách du lịch. Các đơn vị không có điều kiện thì sử dụng hình thức ký gửi tại các khách sạn, ký gửi lại cho các đơn vị có mặt bằng thuận tiện hơn. Một số đơn vị có làm hàng xuất khẩu thì chủ yếu bán trực tiếp cho khách hàng Việt kiều hoặc làm gia công cho họ và thường xuất theo đường tiểu ngạch. Cần phải từng bước thiết lập một hệ thống tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau để làm tăng tính phong phú, thuận lợi cho thị trường tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro. Cùng lúc, cần phải hình thành các nguồn cung ứng nguyên vật liệu mang tính bền vững. Một số giải pháp cho vấn đề này: Thành lập các tổ chức trung gian chuyên thực hiện các khâu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ kinh doanh mang tính chuyên nghiệp. Mặc dù sự tham dự của các tổ chức trung gian làm kênh tiêu thụ trở nên phức tạp hơn, người sản xuất cảm thấy mình bị thiệt thòi khi không được hưởng mức giá mà người tiêu dùng cuối cùng trả. Tuy nhiên sự tham gia của trung gian về lâu dài sẽ làm tăng lượng bán ra và tạo sự ổn định cho thị trường tiêu thụ. Người trung gian không chỉ tham gia trong khâu tiêu thụ mà còn tham gia vào khâu cung ứng nguyên vật liệu, do đó ngưòi sản xuất có thể yên tâm cho công việc tổ chức sản xuất nên hiệu quả cuối cùng sẽ cao hơn. Hình thành các tổ chức bán sỉ nguyên vật liệu, họ sẽ thiết lập mạng luới nhân viên thu gom nguyên vật liệu ở các vùng. Các tổ chức này khi đã hoạt động lớn mạnh họ sẽ có đủ vốn để đầu tư hình thành các vùng nguyên liệu, cung cấp theo đơn đặt hàng từ các nhà sản xuất. Các đơn vị này đồng thời sẽ đầu tư vào các quy trình xử lý nguyên vật liệu căn cứ vào các thông tin phản hồi từ người sản xuất. Nguồn nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ và được xử lý tốt sẽ góp phần làm tăng chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm. Đây chính là yếu tố mà các nhà nhập khẩu thường đòi hỏi cho các đơn hàng của họ. Nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo ra sự hợp tác và phân công lao động rất hiệu quả trong ngành nghề TCMN. Hình thành đội ngũ thương nhân làm cầu nối giữa người sản xuất và thị trường. Họ chịu trách nhiệm trong việc liên lạc với khách hàng, đầu tư vốn cho sản xuất, hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các nhà kinh doanh lớn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập thị trường thế giới do họ có đủ nguồn lực tài chính, kinh nghiệm để tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, từ đó họ sẽ ký được các hợp đồng lớn. Liên kết nhiều đơn vị để thành lập các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm TCMN tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang... Hình thành mối quan hệ hợp tác với các công ty, các thương nhân nước ngoài kinh doanh trong ngành TCMN. Các công ty nước ngoài hầu hết là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm thương trường và các mối quan hệ mang tầm quốc tế. Nếu kết nối, đặt quan hệ kinh doanh với nhóm đối tác này, hàng TCMN của chúng ta sẽ nhanh chóng có được các cải tiến đáng kể về chất lượng và thâm nhập rộng rãi vào thị trường quốc tế. Khuyến khích thành lập các công ty chuyên về vận chuyển và giao nhận hàng thủ công mỹ nghệ. Các công ty này sẽ đảm trách việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, các thủ tục cửa khẩu và vận chuyển nội địa. Các công ty vận chuyển và giao nhận đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà xuất khẩu với khách hàng nước ngoài. Giải pháp cải tien chất lượng sản phẩm và phát triển mẫu mã Cải tiến chất lượng sản phẩm Trong quá trình điều tra, phần lớn các đơn vị đều cho rằng sản phẩm của mình làm ra đạt chất lượng cao, tuy nhiên đó chỉ là các nhận định mang tính kinh nghiệm, chủ quan của các chủ đơn vị. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào mau mã, chất lượng nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý và các nỗ lực cải tiến quá trình sản xuất phù hợp. Trước hết, chúng ta chưa có một hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường chất lượng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các đơn vị có quy mô tương đối thì tự thiết lập tiêu chuẩn chất lượng của mình, các đơn vị nhỏ thì thường sản xuất không theo một tiêu chuẩn nào mà phần lớn là làm theo thói quen, các chủ đơn vị kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường nên khó đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Đối với các đơn vị tham gia xuất khẩu, chất lượng của sản phẩm là vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi tiến hành thực hiện các hợp đồng lớn các doanh nghiệp thông thường phải đặt hàng ở các đơn vị vệ tinh, do không thiết lập được cơ chế kiểm tra chất lượng nên sai sót là khó tránh khỏi. Chất lượng sản phẩm không bảo đảm sẽ ảnh hưởng không chỉ riêng đối với đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, làm mất đơn hàng, mất uy tín với các đối tác nước ngoài. Việc cải tiến chất lượng sản phẩm cần phải có sự tham gia của nhiều bên từ nhà cung cấp nguyên liệu, cơ sở sản xuất, cơ sở nhận gia công cho đến thợ thủ công và các thương nhân nước ngoài. Có thể tham khảo vấn đề này qua mô hình 8. Vai trò của cơ quan Nhà nước là thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và phổ biến đến từng địa phương, các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong ngành và quan trọng hơn là đến được với người thợ sản xuất trực tiếp để họ thực hiện việc kiểm tra ngay trong giai đoạn sản xuất. Cần có sự tham gia tư vấn của các đơn vị nghiên cứu để hỗ trợ cho khối doanh nghiệp bằng việc hợp tác chuyển giao kỹ thuật. Các đơn vị sản xuất cần có sự trao đổi, hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu để cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể thực hiện một số giải pháp sau : ữ Vùng sản xuất (Cấp tỉnh) Vùng cung cấp nguyên liệu Nâng cao chất lượng NL A V < Vùng sản xuất Hướng dẫn, chính sách, hỗ trợ, tài trợ Thay đổi, chuyển giao kỹ thuật sản xuất và nâng cao chất lượng Doanh nghiệp có liên quan ngành nghề thủ công ở các địa phương khác Hợp tác nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật Chính quyền TW và tỉnh Viện nghiên cứu phát triển Có vai trò của cơ quan bảo trợ của Nhà nước hay tổ chức có liên quan : Hướng dẫn & hỗ trợ : Trao đổi Nguồn : Đoàn Nghiên cứu JICA [ 1,6-13] Mô hình 8 : Mạng lưới trao đoi và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng Xây dựng tiêu chí quản lý chất lượng và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm có hiệu quả; Đầu tư vào thiết bị và công cụ có liên quan đến công tác cải tiến chất lượng; Đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực quản lý chất lượng; Xây dựng hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng để nhanh chóng khắc phục các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm; Tổ chức các lớp tập huấn cho lao động sản xuất trực tiếp, khuyến khích người sản xuất nâng cao năng lực, kỹ thuật, kỹ năng trong nghề; Hình thành nguồn kinh phí để có thể tiến hành đào tạo tại chỗ cho người lao động, chủ đơn vị trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng; Thành lạp các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành nhằm phát triển các kỹ thuật độc đáo của ngành nghề TCMN và tiến hành chuyển giao cho các đơn vị sản xuất; Xuất bản tạp gấp về các tiêu chuẩn đo lường chất lượng để phổ biến rộng rãi tại các hiệp hội ngành nghề và các đơn vị sản xuất. Phát triển thiết kế mẫu mã cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Mau mã của sản phẩm liên quan trực tiếp đến nhu cầu của thị trường cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm TCMN. Các đơn vị hiện tại đều sản xuất theo mau mã truyền thống, sẵn có của đơn vị bên cạnh các mau mã được các đơn vị đặt hàng đưa đến. Các mau mã mà đơn vị tự thiết kế thường đơn điệu và chưa phải là các mau mã thục sự phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các kỹ thuạt thể hiện hình dáng sản phẩm sản phẩm thường được truyền lại qua các thế hệ, tuy nhiên đội ngũ kế cạn ít khi hấp thụ được toàn bộ những nét đặc sắc của thế hệ trước nên các kỹ thuạt cổ truyền tinh xảo đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Một vấn đề khác là thị trường hiện nay đã mang tính toàn cầu hoá, cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng nên các sản phẩm hoàn toàn mang tính truyền thống không phải lúc nào cũng được ưa chuộng. Do đó, mau mã của sản phẩm TCMN cũng cần phải có sự biến đổi phù hợp để thích nghi với hoàn cảnh mới để tồn tại và phát triển. Mau mã sản phẩm TCMN hiện nay thường được hiểu là kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí. Cải tiến mau mã thường là thay đổi các tính chất trên của sản phẩm và hiện nay xu hướng phát triển theo hướng này đang khá phổ biến. Tuy nhiên, mô hình các bước của quá trình thiết kế cho thấy việc thiết kế sản phẩm phải được thực hiện thông qua kế hoạch mang tính chuyên nghiệp hoá cao, có sự tham gia của nhiều công đoạn và các biện pháp khác nhau. Lĩnh vực phát triển mau mã, sản phẩm thường thuộc về khu vực tư nhân, các nhà thiết kế. Năng lực của đội ngũ thiết kế sẽ ngày càng được nâng cao thông qua sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước hết cần phải lạp kế hoạch nghiên cứu thị trường về nhiều mặt, trên cơ sở nghiên cứu đó sẽ hình thành được kế hoạch phát triển. Quá trình thiết kế và sản xuất thử sẽ do đội ngũ lao động chuyên môn và thợ thủ công đảm trách. Sự phản hồi của khách hàng sẽ là cơ sở cho sự thay đổi, bổ sung để hình thành chủ đề cho các sản phẩm tiếp theo. Quá trình này diên ra mang tính liên tục và sẽ ngày càng nâng cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ thiết kế. Nguồn : Đoàn Nghiên cứu JICA [37,2-35] Mô hình 9 : Ba bước của quá trình thiết kế Mô hình 9 và 10 cho thấy, để thiết lập được một hệ thống phát triển mẫu mã thành công sẽ mất nhiều thời gian và cần được sự đầu tư, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Các giải pháp: Phát triển hệ thống định hướng thiết kế tại chỗ, mời các nhà thiết kế giỏi, các chuyên gia nước ngoài tham gia tư vấn; Chọn một số nghề có điều kiện phù hợp để thực hiện thí điểm ứng dụng quy trình thiết kế phối hợp với sản xuất sản phẩm thực tế. Nên liên kết với một số đối tác nước ngoài, các nhà trung gian nhằm kiểm chứng hiệu quả của phương pháp bằng cách đưa sản phẩm tiêu thụ trực tiếp trên thị trường mục tiêu; Xây dựng chương trình phát triển mẫu mã hàng TCMN đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo. Gắn chương trình đào tạo lý thuyết kết hợp với thực tiễn thông qua việc liên kết với các cơ sở sản xuất; Xây dựng các chương trình đào tạo tại chổ, các phương pháp đào tạo ngắn ngày, linh động để truyền đạt các kỹ năng thể hiện cơ bản cho người lao động ngay tại nơi làm việc; Phát động chương trình thiết kế mẫu mã cho sản phẩm TCMN một cách rộng rãi, trao giải thưởng cho các tác phẩm đạt được các tiêu chuẩn đề ra, có thể bán lại các mẫu mã đạt giải cho các doanh nghiệp nhằm kích thích sự liên kết, hợp tác và cạnh tranh giữa họ với nhau; Hội đồng thiết kế -N. Bộ phận thiết kếv Kế hoạch ^ phát triển H mẫu mã : \ thảo luận, đề xuất Kế hoạch phát triển cỏn§ nghiệp I (đồ dùng sinh hoạt hàng ngày) (sản phẩm cỏng nghiệp) \ \ ''x ; , ' \ < Kế hoạch phát triển : ''' 1 Tư vấn, hoạch định ; I \ chính sách , ngân / sách Báo cáo thực hiện nhiệm vụ được giao i Trung tâm thiết kế Cơ sở hễ trợ Mạng lưới các nhà thiết kế Trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp Cạnh tranh Triễn lãm 'Kế hoạch phát triển '' ị mẫu mã : 1 ''Thực hiện, phối hợp ! Hễ trợ người sản xuất Hội thảo phát triển mẫu mã Phát triển lĩnh vực thiết kế Phát triển kênh phân phối * Giải thưởng mẫu mã đẹp Hỗ trợ ^ tận dụng biện pháp hỗ trợ nhân có mẫu mã nổi bật Dịch vụ cung cấp thỏng tin Dịch vụ tư vấn A Nguồn : Đoàn Nghiên cứu JICA [37,2-41 ] Mô hình 10 : Thiết lập hệ thống phát triển mẫu mã Khơi dậy phong trào tìm kiếm, phục chế các mẫu mã sản phẩm đã hoặc sắp thất truyền nhằm mục tiêu bảo tồn các mẫu mã truyền thống, phát huy những lợi thế của sản phẩm truyền thống để tạo ra các thương phẩm có tính cạnh tranh cao; Đối với các thị trường xuất khẩu mục tiêu và có nhiều tiềm năng phát triển, thành phố có thể tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu mã và mời các chuyên gia của thị trường đó tư vấn. Có thể thực hiện bằng cách đạt hàng rồi dùng mẫu mã đó chuyển giao lại cho các đơn vị trên địa bàn và thu lại các khoản chi phí phù hợp, đồng thời tiến hành công tác bảo hộ cho các mẫu mã sản phẩm đó để các doanh nghiệp quen dần vấn đề sở hữu trí tuệ. Hoặc có thể đưa chương trình này vào các hoạt động festival hiện đã được tổ chức thường niên tại Huế theo hình thức tương tự hoạt động của các trại sáng tác điêu khắc tượng. Các hoạt động này vừa làm phong phú thêm cho các lễ hội đồng thời đem lại lợi ích trực tiếp cho ngành nghề TCMN Huế, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh và các đơn vị sản xuất có cơ hội để tiếp cận với các xu hướng sáng tác từ nhiều nơi trên thế giới; Thành lập một trung tâm phát triển mẫu mã, có thể kết hợp với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn với mục tiêu thu hút nguồn lao động có kỹ năng, trình độ, được đào tạo chính quy tham gia hoạt động trong ngành nghề TCMN. ứng dụng và phổ biến các phần mềm tin học chuyên dụng để dần dần tạo nên phong trào sử dụng các công cụ tin học hiện đại vào quá trình thiết kế, tạo mẫu nói riêng và sử dụng cho mục đích kinh doanh nói chung tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh hàng TCMN; Cần tổ chức điều tra, sưu tầm các mẫu hoa văn truyền thống đạc trưng và đạc sắc của Huế để đưa vào hệ thống bảo tàng sản phẩm TCMN, tổ chức đăng ký bảo hộ kiểu dáng trước khi các kiểu dáng này rơi vào tay các tổ chức nước ngoài. Có thể nói, phát triển vững chắc ngành nghề TCTT, TCMN là con đường đúng đắn để giử gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Huế nói riêng và của dân tộc nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương đạc biệt trong lĩnh vực du lịch và xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người lao động. Hiện trạng phát triển nghề và làng nghề truyền thống Huế tuy còn nhỏ song tiềm năng rất lớn, nếu được tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và các giải pháp tích cực, khả thi thì nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ Huế sẽ tạo nên sức bật mạnh mẽ, góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. KET LUÄN VA KIEN NGHI • • KET LUÄN Qua trinh nghien cuu de tai “Giai phap phat trien nganh nghe thu cong my nghe tren dia ban thanh phö Hue”, co the rut ra mot so ket luan sau : De tai da he thöng hoa mot sö van de ly luan va thuc tien ve phat trien nganh nghe thu cong my nghe tren ca nuac noi chung va thanh phö Hue noi rieng. Phat trien nganh nghe TCMN gop phan giai quyet viec lam cho nguai lao dong, tang gia tri töng san pham hang hoa, tang kim ngach xuat khau va gop phan bao tön ban sac van hoa dan toc. Trong nhung nam gan day, nhieu nghe va lang nghe da duoc khoi phuc, phat trien dong gop dang ke vao gia tri san xuat cong nghiep va kim ngach xuat khau cua thanh phö. Giai doan 2004-2006, gia tri san xuat cua nganh nghe TCMN tren dia ban thanh phö Hue tang binh quan 10,37% nam va thu hut hang ngan lao dong. Hien tai, thanh phö Hue dang con 7 nhom nghe TCMN hoat dong, do la: moc my nghe, duc döng, theu tay truyen thöng, kim hoan, kham xa cü-khäm xuong, san mai, may tre dan lat. Däc diem cua cac nganh nghe la sü dung nhieu lao dong thu cong, quy mo nho, nguön vön han hep, thi truong dau vao, dau ra khong ön dinh, mau ma san pham con dan dieu, cong nghe san xuat lac hau. Danh gia ket qua va hieu qua san xuat kinh doanh cua cac dan vi cho thay nganh nghe co hieu qua cao nhat la moc my nghe va kem nhat la duc döng. Ket qua va hieu qua san xuat kinh doanh chung cua cac nhom nghe la chua cao, chu yeu la lay cong lam lai. Danh gia anh huang cua cac nhan tö den VA cua cac dan vi, ket qua phan tö va phan tich höi quy cho ket luan: cac yeu tö lao dong thue ngoai, vön luu dong va kinh nghiem san xuat la nhung yeu tö chu yeu anh huong den VA cua cac dan vi. Döi vai van de thi truang, cong tac quang ba, giai thieu san pham, nghien cuu thi truang con yeu nen chua co dugc thi truang tieu thu ön dinh. Do nguön vön hạn chế nên các đơn vị chưa đầu tư vào công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng cơ hội để phát triển ngành nghề này vẫn rất lớn do được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đã và đang được thực hiện. Các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp đang nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh để tồn tại và phát triển. Trên cơ sở thực trạng đã phân tích ở trên, đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp để phát triển ngành nghề TCMN trên địa bàn thành phố Huế. Các kết quả và đề xuất của đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành nghề TCMN thành phố Huế đến năm 2015 và nhiều năm tiếp theo. Trong hệ thống giải pháp đề xuất có thể cô đọng thành ba nhóm vấn đề chính, đó là : + Nhóm giải pháp về mặt thể chế : nhóm này có vai trò quan trọng trong việc trong việc định hướng, quy hoạch và hỗ trợ ngành nghề TCMN trong suốt quá trình phát triển; + Nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực của các nhà sản xuất kinh doanh: nhóm này đóng vai trò chủ yếu, nồng cốt để kế hoạch phát triển được thực hiện bền vững; + Nhóm giải pháp về thị trường: nhóm này giữ vai trò như là lực đẩy cho quá trình phát triển, nếu thực hiện tốt các nhóm giải pháp này sẽ tạo ra một động lực mạnh để đẩy nhanh quá trình phát triển ngành nghề TCMN của thành phố Huế. Trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn. Trước hết cần phải tiến hành ngay các giải pháp phát triển thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Các cơ quan quản lý nên tham gia tích cực vào công tác xúc tiến thị trường đồng thời tiến hành ngay các giải pháp hỗ trợ về mặt bằng, vốn để khuyến khích người sản xuất kinh doanh hàng TCMN tiếp tục theo nghề, hạn chế được tình trạng bỏ nghề của người sản xuất dẫn đến việc mai một dần các giá trị, kỹ thuật, kỹ xảo truyền thống. KIÉN NGHỊ + Nhà nước cần xây dựng một khung quản lý hành chính về ngành nghề thủ công. Đây là căn cứ nền tảng để quy hoạch tầm nhìn phát triển dài hạn với một hệ thống biện pháp toàn diện. Thành lập quỹ phát triển ngành nghề TCMN quốc gia để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ, bảo tồn các giá trị truyền thống trên toàn quốc. Nhà nước cần hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, hoàn thiện và phát huy hiệu quả luật sở hữu trí tuệ. Chính sách của Nhà nước cần tập trung cải thiện môi trường hoạt động và đầu tư để tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động và cạnh tranh bình đẳng. + Tỉnh thừa thiên Huế và thành phố Huế cần phối hợp hành động trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề TCMN của cả nước, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để có chính sách quy hoạch phát triển phù hợp. Thành phố cần thực hiện nhiều chính sách như : tích cực khai thác các thị trường xuất khẩu hàng TCMN truyền thống, mở rộng các thị trường mới bằng các biện pháp xúc tiến đầu tư, tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ hàng TCMN tại địa phương, hỗ trợ về tài chính để các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia triển lãm hội chợ tại nước ngoài. Thiết lập cơ chế để tạo sự phối hợp giữa các ngành Du lịch, Thương mại, Dịch vụ, Xuất nhập khẩu và các đơn vị sản xuất nhằm tạo ra sự gắn kết từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao hiệu quả của các chương trình khuyến công, khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề, quy hoạch các cụm sản xuất, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. + Các đơn vị cần nâng cao vai trò chủ động của mình nhằm thích ứng với môi trường cạnh tranh. Từng nhóm ngành nghề, từng đơn vị cần tạo cho mình những nét riêng biệt, độc đáo để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Các đơn vị phải nhạy bén trong việc tiếp cận và khai thác thị trường. Các chủ đơn vị cần tham gia các khoá đào tạo phù hợp để từng bước nâng cao năng lực quản lý, có kiến thức về luật pháp, nắm vững các thông lệ kinh doanh cả trong nước và thế giới, cần tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, chú ý đến cỏng đoạn thiết kế kiểu dáng sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường hiện đại nhưng khỏng đánh mất tính truyền thống của sản phẩm thủ cỏng. Các đơn vị cần mạnh dạn liên kết, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, nên tập trung mục tiêu cạnh tranh cho các thị trường rộng lớn hơn như thị trường xuất khẩu trực tiếp, khỏng nên chỉ nhằm mục tiêu cạnh tranh lẫn nhau trong thị trường địa phương vì như vậy các đơn vị tự đánh mất cơ hội để phát triển mạnh mẽ và có tính bền vững hơn. Tỏi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tỏi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thỏng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luân văn Trương Đình Thái Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thế và cá nhân. Trước hết tôi trân trọng cảm ơn Thầy giáo, PGS.TS Hoàng Hữu Hoà, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý Khoa học Đối ngoại, các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ, Nhân viên của Trường đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Thống kê thành phố Huế, Phòng Kinh tế thành phố Huế, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Huế, cùng toàn thế các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Huế, bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp đế luận văn này được hoàn thiện tốt hơn Một lần nữa xin chân thành cảm ơn. Tác giả luân văn Trương Đình Thái BQ Bình quân CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hoá DNTN Doanh nghiệp tư nhân DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính EU Liên minh Châu Âu GTSX Giá trị sản xuất GO Gross Ouput HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã IC Indirect Cost (Chi phí gián tiếp) JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhât Bản LNTT Làng nghề truyền thống NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn NNTT Ngành nghề truyền thống NNTC Ngành nghề thủ công NN Ngành nghề NB Nhật Bản NXB Nhà xuất bản SXKD Sản xuất kinh doanh SHTT Sở hữu trí tuệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCN Tiểu thủ công nghiệp TCTT Thủ công truyền thống TCMN Thủ công mỹ nghệ TP Thành phố TT Huế Thừa thiên Huế UBND Uỷ ban nhân dân VA Value Added (Giá tri tăng thêm) VN Việt Nam Tên bảng Sản xuất thủ công nghiệp theo khu vực, làng và dân số Tình hình các hộ sản xuất thủ công nghiệp trên cả nước Thu nhập bình quân tháng theo khu vực và giới tính Đặc điểm các hộ sản xuất thủ công nghiệp trên cả nước Dân số và lao động trên địa bàn thành phố Huế Giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành chính thành phố Huế Nghề và làng nghề TTCN truyền thống thành phố Huế năm 2006 Số lượng đơn vị ngành nghề TCMN thành phố Huế 2004-2006 Lao động ngành nghề TCMN thành phố Huế 2004-2006 Vốn sản xuất ngành nghề TCMN thành phố Huế 2004-2006 Giá trị sản xuất ngành nghề TCMN thành phố Huế 2004-2006 Đặc điểm chung của các chủ đơn vị điều tra Lao động và mặt bằng sản xuất kinh doanh của các đơn vị điều tra Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các đơn vị Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm 2004-2006 Mối quan hệ giữa giá trị tăng thêm (VA) và các yếu tố nguồn lực sản xuất Mối quan hệ giữa giá trị tăng thêm (VA) với các yếu tố liên quan đến chủ đơn vị Hàm sản xuất của các đơn vị mộc mỹ nghệ, đúc đồng, thêu ren Hàm sản xuất tổng hợp của 3 nghề mộc mỹ nghệ, đúc đồng và thêu ren Những vấn đề khó khăn của các đơn vị điều tra Một số vấn đề về thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng, mẫu mã hàng hoá STT Tên mô hình Trang MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt iii Danh mục các bảng biểu iv Danh mục các mô hình v Danh mục các biểu đồ v Mục lục vi PHẢN MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Mục tiêu chung 3 Mục tiêu cụ thể 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 Phương pháp chung 3 Các phương pháp cụ thể 4 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu 4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 5 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 6 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 6 ĐỔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIẺN VÈ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHÈ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 8 MỌT SỔ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG TRUYÊN THỔNG, NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ, LÀNG NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 8 Ngành nghề thủ công truyền thống 8 Ngành nghề thủ công mỹ nghệ 9 Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công mỹ nghệ 10 VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG TRUYÊN THÔNG, THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỀN KINH TÉ - XÃ HỘI ...12 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần tạo việc làm cho người lao động 12 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần mở rộng thị trường, tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế 14 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ nâng cao thu nhập của người dân, góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia 16 Phát triển ngành nghề thủ thủ công mỹ nghệ góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá 18 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng sản xuất hàng hoá giúp đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn 19 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng liên kết cùng ngành du lịch20 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần phát triển khối doanh nghiệp, định hình nên một đội ngũ thương nhân mới 22 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ hướng vào xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước 23 ĐẶC ĐIỀM NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG TRUYÊN THÔNG VIỆT NAM..25 Đặc điểm lịch sử 25 Đặc điểm văn hoá 26 Tính phong phú, đa dạng 27 NHỮNG NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG ĐÉN Sự PHÁT TRIỀN CỦA NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 30 Sự biến động của thị trường 30 Trình độ kỹ thuật và công nghệ 31 Trình độ đào tạo, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động làm nghề 32 Chính sách và pháp luật nhà nước 33 Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời 34 Một số các nhân tố khác 34 TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỀN NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 36 Các nước trên thế giới 36 Các địa phương trong nước 39 Tỉnh thừa thiên Huế 43 CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHÈ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HUÉ 45 ĐẶC ĐIỀM ĐIÊU KIỆN Tự NHIÊN, LỊCH SỬ, CƠ SỞ HẠ TẦNG, KINH TẾ-XÃ HỌI Của thành phổ huế 45 Điều kiện tự nhiên của thành phố Huế 45 Đặc điểm lịch sử của thành phố Huế 47 Cơ sở hạ tầng của thành phố Huế 48 Đặc điểm về dân số, lao động của thành phố Huế 48 Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Huế 50 Sự PHÁT TRIỀN CỦA NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ THÀNH PHỔ HUẾ. 52 Khái quát về sự phát triển của ngành nghề thủ công truyền thống ở thành phố Huế.. 52 Sự phát triển của ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở thành phố Huế giai đoạn 2003-2006 56 Số lượng đơn vị 56 Nguồn lực 58 Kết quả sản xuất kinh doanh 62 Đánh giá chung 64 Kết quả điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (đúc đồng, mộc mỹ nghệ, thêu ren) năm 2006 66 Khái quát về các nhóm nghề điều tra 66 Đặc điểm về nguồn lực của các đơn vị điều tra 68 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các đơn vị điều tra 73 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị gia tăng bằng phương pháp phân tổ 76 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến giá trị gia tăng bằng hàm sản xuất 81 Một số vấn đề về thị trường và khó khăn của các đơn vị điều tra 85 Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ thành phố Huế 96 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YÉU PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHÈ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở THÀNH PHÓ HUÉ 99 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 99 Quan điểm phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ 99 Phương hướng phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ thành phố Huế đến năm 2015 101 Phát huy thế mạnh của từng nhóm ngành nghề thông qua việc tạo lập mối quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế 101 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên cơ sở kết hợp một cách có hiệu quả giữa giá trị truyền thống và hiện đại 102 Tập trung phát triển các nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, có tiềm năng xuất khẩu trực tiếp 103 Liên kết phát triển cùng ngành du lịch 104 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YÉU NHẰM PHÁT TRIỀN NGÀNH NGHÊ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÔ HUÉ 105 Tổ chức điều tra, khảo sát tổng thể ngành nghề thủ công mỹ nghệ để có sự quy hoạch phát triển phù hợp 105 Phát triển mô hình sản xuất theo cụm để tạo sự liên kết giữa các đơn vị cung ứng, nhà sản xuất, các thể chế tài chính, giáo dục để tạo sức cạnh tranh bền vững 107 Tạo lập mối liên kết, hợp tác giữa các đơn vị trong ngành thông qua các hiệp hội ngành nghề 109 Phát triển thị trường và nguồn vốn 109 Giải pháp phát triển thị trường 109 Giải pháp phát triển nguồn vốn 113 Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề thủ công mỹ nghệ 114 Hình thành chiến lược xúc tiến thương mại, tiếp cận thông tin quốc tế, quảng bá và khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương 117 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 117 Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin về ngành nghề thủ công mỹ nghệ 118 Cải tiến kênh cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm 120 Giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển mẫu mã 122 Cải tiến chất lượng sản phẩm 122 Phát triển thiết kế mẫu mã cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ 124 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 128 KẾT LUẬN 128 KIẾN NGHỊ 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu thu thập số liệu đơn vị Bảng ý kiến của đơn vị Phiếu khảo sát thị trường Phụ lục 2 : Kiểm định phân tổ theo VA Nhóm đúc đồng Nhóm mộc mỹ nghệ Nhóm thêu ren Phụ lục 3 : Kiểm định các yếu tố theo VA Nghề mộc mỹ nghệ Nghề đúc đồng Nghề thêu ren Phụ lục 4 : Phân tích hồi quy a. Nhóm đúc đồng b. Biểu đồ nhóm đúc đồng a. Nhóm mộc mỹ nghệ b. Biểu đồ nhóm mộc mỹ nghệ a. Nhóm thêu ren b. Biểu đồ nhóm thêu ren a. Tổng hợp 3 nhóm : mộc - đồng - thêu b. Biểu đồ tổng hợp 3 nhóm nghề Phụ lục 5 Đặc điểm của lao động Đặc điểm nguồn nguyên liệu, tiêu thụ, chất lượng sản phẩm Khó khăn về nguyên liệu, vốn, lao động, cạnh tranh Thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng, mẫu mã hàng hoá Một số hình ảnh hàng thủ công mỹ nghệ của Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2_unlockgiai_phap_phat_trien_nganh_nghe_thu_cong_my_nghe_tren_hb53q_20130403111032_19_8842.doc
Luận văn liên quan