MỤC LỤC
CHƯƠNG I: QUAN NIỆM VỀ RỦI RO QUỐC GIA
1.1 Khái niệm về rủi ro quốc gia: 1
1.1.1 Khái niệm rủi ro quốc gia: .1
1.1.2 Phân loại rủi ro quốc gia: 3
1.2 Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia: .7
1.2.1 Các nhân tố kinh tế vĩ mô 8
1.2.2 Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật 9
1.3 Vai trò và tác động của đánh giá rủi ro quốc gia: 10
1.3.1 Vai trò của đánh giá rủi ro quốc gia: .10
1.3.2 Tác động của việc đánh giá rủi ro quốc gia: .11
1.4 Xếp hạng rủi ro quốc gia: 12
1.4.1 Xếp hạng rủi ro quốc gia: 12
1.4.2 Những tồn tại của các hệ thống xếp hạng rủi ro quốc gia hiện nay: .14
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ RỦI RO
QUỐC GIA
2.1 Nhận định về rủi ro kinh tế: .18
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế: 18
2.1.2 Lạm phát 22
2.1.3 Thu chi ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa .24
2.1.4 Chính sách lãi suất .27
2.1.5 Cán cân tài khoản vãng lai: .29
2.2 Nhận định về rủi ro tài chính .31
2.2.1 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối: 31
2.2.2 Nợ nước ngoài .35
2.2.3 Hệ thống tài chính – ngân hàng .37
2.3 Nhận định về rủi ro chính trị: .41
2.3.1 Tham nhũng .41
2.3.2 Thủ tục hành chính 43
2.4 Các thách thức tăng trưởng 43
CHƯƠNG III: ĐỊNH LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO QUỐC GIA VIỆT
NAM
3.1 Xây dựng mô hình định lượng rủi ro quốc gia Việt Nam – mô hình beta quốc gia:
45
3.1.1 Nền tảng lý thuyết cho mô hình: .45
3.1.2 Xây dựng mô hình beta rủi ro quốc gia của Việt Nam: 50
3.2 Một số đề xuất về chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát rủi ro quốc gia Việt
Nam: .62
3.2.1 Nhóm đề xuất cho rủi ro tài chính .62
3.2.2 Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế 68
3.2.3 Nhóm đề xuất cho rủi ro chính trị .69
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
NH : Ngân hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NSNN : Ngân sách Nhà nước
TTCK : Thị trường chứng khoán
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
ADB : Asian Development Bank
IMF : International Monetary Fund
WB : World Bank
WTO : World Trade Organization
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tăng trưởng dịch vụ và công nghiệp chi tiết từng lĩnh vực .21
Bảng 2.2: Cán cân tài khóa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (% GDP) 25
Bảng 2.3: Bù đắp bội chi NSNN (Đơn vị: tỷ đồng) 26
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các loại hình đầu tư quốc tế và rủi ro quốc gia 3
Đồ thị 2.1: Tăng trưởng GDP từ 2002 đến 2008 18
Đồ thị 2.2: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ .19
Đồ thị 2.3: Đóng góp của từng khu vực trong tổng đầu tư .20
Đồ thị 2.4: Đóng góp của từng lĩnh vực vào tăng trưởng GDP 20
Đồ thị 2.5: Lạm phát từ 2002 – 2007 22
Đồ thị 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng biến động theo tháng .23
Đồ thị 2.7: Tăng trưởng xuất khẩu và các nhóm hàng xuất khẩu .30
Đồ thị 2.8: Tăng trưởng nhập khẩu và các nhóm hàng nhập khẩu .30
Đồ thị 2.9: Cán cân tài khoản vãng lai (%/GDP) 31
Đồ thị 2.10: Diễn biến tỷ giá hối đoái từ 01/2000 – 05/2007 .32
Đồ thị 2.11: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ 2003 – 2007 .34
Đồ thị 2.12: Nợ nước ngoài và dịch vụ nợ của Việt Nam 35
Đồ thị 2.13: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 2005 đến đầu 2008 .40
Đồ thị 3.1: Beta quốc gia biến đổi theo thời gian (ước tính từ mô hình) 60
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải pháp tài chính tích cực hơn để đẩy mạnh hơn
nữa:
• Lập quỹ bình ổn thị trường: Quỹ này là một quỹ do các công ty chứng khoán
là thành viên trên sàn đóng góp với mục tiêu là sự phát triển ổn định của thị
trường chứng khoán, tránh những hiện tượng biến động bất thường trong giá
chứng khoán. Khi giá chứng khoán xuống thấp, quỹ này tung tiền ra mua tạo
một lượng cầu lớn, giá chứng khoán sẽ ấm dần lên. Trong giai đoạn cổ phiếu
quá nóng, cao hơn nhiều so với giá trị thực và sự tăng trưởng công ty, quỹ sẽ
Trang: 66
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
bán bớt những cổ phiếu đang nắm giữ, lượng cung cổ phiếu sẽ giảm bớt nhiệt
độ của thị trường chứng khoán.
• Đưa các quỹ tiền tệ tập thể của chính phủ như quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm xã
hội vào tham gia đầu tư chứng khoán. Hiện nay, phần lớn các quỹ tiền tệ
khổng lồ của các Công ty bảo hiểm trong và ngoài nước chỉ dừng lại ở việc
gửi ngân hàng và đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Nếu đưa các quỹ này vào
đầu tư cổ phiếu chắc chắn sẽ thúc đẩy việc giao dịch trên TTCK. Ngoài ra,
nếu thực hiện các biện pháp nới lỏng các giới hạn lĩnh vực đầu tư hiện hành,
mở rộng lĩnh vực đầu tư hợp pháp cho quỹ bảo hiểm xã hội để cho phép quỹ
này không những mang lại lợi ích cho cán bộ công nhân viên chức mà còn
làm cho TTCK Việt Nam có những chuyển biến tích cực và sôi động hơn.
• Minh bạch hóa thông tin thị trường. Trong thời gian qua, vấn đề bất cân xứng
thông tin là rất đáng lo ngại trên thị trường chứng khoán, gây nhiều thiệt hại
cho những nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, cần có những quy
định cụ thể nhằm cải hiện tình hình, cũng như thiết lập cơ chế giám sát hiệu
quả cho các hoạt động mua bán trên thị trường nhằm tránh các trường hợp
giao dịch nội gián, thao túng giá…
• Chính phủ cũng cần có những biện pháp chấn chỉnh hoạt động huy động vốn
của các công ty để cho việc huy động vốn thực sự là nhằm tài trợ cho nhu cầu
phát triển của công ty chứ không phải huy động vốn để lại dùng đầu tư vào thị
trường chứng khoán. Đây là một “lệch lạc” của thị trường chứng khoán Việt
Nam, góp phần vào “khủng hoảng” hiện nay của thị trường. Do đó, cần thiết
lập cơ chế giám sát theo sau những đợt phát hành cổ phần của công ty.
¾ Đối với thị trường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp vốn đầu tư cho các chủ đầu tư trong nền kinh tế,
đồng thời còn san sẻ rủi ro cho các chủ đầu tư khác thông qua các dịch vụ bảo hiểm
được cung cấp trong nền kinh tế. Đối với thị trường này, cần nghiên cứu tìm ra giải
pháp cho hai vấn đề sau :
• Nâng cao tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại để đầu tư cho nền kinh tế hay giảm tỷ lệ
phí bảo hiểm phải tái bảo hiểm ra nước ngoài; đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế
• Tăng cường số lượng lẫn chất lượng các loại dịch vụ bảo hiểm cho nền kinh
tế, chẳng hạn trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng, hoặc bảo hiểm nông nghiệp ở
Việt Nam.
Trang: 67
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
3.2.1.4 Quản lý nợ vay nước ngoài
Việc vay nợ nước ngoài là bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên,cần
phải có các cơ chế quản lý sử dụng và hoàn trả hiệu quả thì nợ vay nước ngoài mới
không chính là tác nhân tạo ra rủi ro quốc gia, trở thành một trở ngại cho tăng trưởng
kinh tế.
Sử dụng vốn vay nước ngoài hiệu quả
¾ Thực hiện đa dạng hóa và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài. Coi
trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc
tế, hạn chế vay thương mại lãi suất cao, thời hạn ngắn. Cần thiết thực hiện đầy đủ
chu trình vay nợ theo từng bước.
¾ Đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Khẩn
trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết của các ngành, địa phương; các quy hoạch
này phải được cụ thể hóa như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy
hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành,…Đây là một vấn đề
hết sức quan trọng, tác động rất lớn đến định hướng đầu tư của chủ đầu tư. Bởi lẽ,
nó cho biết định hướng ưu tiên phát triển của Nhà nước, cho biết vùng nào ưu tiên
phát triển ngành gì, đầu tư ở đâu, quy mô thị trường như thế nào…Từ đó, các chủ
đầu tư có hướng lựa chọn trước khi ra quyết định đầu tư một cách thích hợp nhất.
Nhưng hiện nay, ở nước ta, khâu này thực hiện còn yếu kém, chưa đạt hiệu quả.
Hậu quả của chất lượng công tác quy hoạch đã để lại nhiều bài học cho các nhà
đầu tư, nhất là đầu tư của khu vực Nhà nước như đầu tư tràn lan, dàn trải, không
gắn với thị trường, với vùng nguyên liệu, thậm chí phải thay đổi phương án đầu
tư. Ví dụ như phong trào đầu tư nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy bia, nhà máy
đường,…Cho nên, yêu cầu cơ bản của quy hoạch là cần phải đi trước một bước,
phải minh bạch rõ ràng và được công bố công khai, rộng rãi để các nhà đầu tư có
thể tiếp cận, hiểu một cách dễ dàng nhất; trên cơ sở đó, vận dụng và thực thi chiến
lược đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả
nhất, phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước.
Quản lý nợ vay nước ngòai
¾ Thành lập Hội đồng tư vấn Nợ. Giải pháp này đã được đề ra nhưng cần phải hoạt
động độc lập với thẩm định dự án, những người làm trong Hội đồng này cần phải
thực sự vô tư, không có khả năng dùng quyền lực của mình để “đặt giá” với các
đơn vị xây dựng đề xin vay vốn…nhằm loại trừ tiêu cực trong đánh giá và xét
duyệt các dự án vay nợ nước ngoài.
Trang: 68
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
¾ Đánh giá lựa chọn các phương thức vay nợ nước ngoài sao cho vừa thỏa mãn
được nhu cầu vay nợ vừa có mức lãi suất không quá cao.
¾ Cần quy định cụ thể trong văn bản quy chế vay và trả nợ nước ngoài để cho phía
nước ngoài cũng như phía chính quyền và doanh nghiệp địa phương biết rằng
“Chính phủ không chịu trách nhiệm khoản vay doanh nghiệp địa phương nếu như
không được Chính phủ chấp thuận và bảo lãnh”
¾ Đồng thời, cần có biện pháp cấp bách để hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế
trên một cách nghiêm túc và hiệu quả.
¾ Thận trọng xem xét khả năng trả nợ nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành trái phiếu
quốc tế.
3.2.2 Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế
3.2.2.1 Thực hiện chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Một điểm yếu của chúng ta trong thời gian qua là việc hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội còn mang tính khái quát, chưa có những chi tiết cụ thể cho từng
trường hợp, đôi khi những dự báo còn mang tính lạc quan, chưa lường trước những
biến động của kinh tế thế giới. Vì vậy, để có thể giúp cho kinh tế tăng trưởng ổn
định, giúp duy trì rủi ro quốc gia, thì cần phải có những chiến lược mang tính dài hạn
và những biện pháp đối phó cần thiết cho những biến động ngắn hạn. Có như vậy,
các chính sách ban hành mới đồng bộ, nhất quán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
3.2.2.2 Cải thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn
Để có tăng trưởng, cần có đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hiệu quả đầu tư của
Việt Nam còn rất thấp, hệ số ICOR cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Hiệu quả đầu tư vốn thấp được giải thích bởi sự lãng phí, tham nhũng trong đầu tư
công, mà đây chính là nền tảng cho phát triển kinh tế vì đa phần đầu tư công là vào
lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Do đó, để có thể thúc đẩy tăng trưởng thì việc nâng cao hiệu
quả đầu tư vốn, nhất là đối với khu vực công cần phải được thực thi sớm.
3.2.2.3 Chính sách ổn định lạm phát
Vấn đề đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát luôn được đặt ra
trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phú. Việt Nam là một quốc
gia đang phát triển và việc duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là rất cần thiết.
Vì vậy, chính phủ luôn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm
của các nhà điều hành cũng đòi hỏi duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có thể chấp
nhận được. Với tỷ lệ lạm phát vừa phải này cũng có tác động tích cực đối với tăng
Trang: 69
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
trưởng kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, gần đây, sự phát triển quá nóng của thị
trường chứng khoán, kéo theo tăng trưởng tín dụng quá cao, luồng vốn nước ngoài
đổ vào mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải mua vào ngoại tệ… dẫn đến tình trạng lạm
phát cao, gây rất nhiều khó khăn cho các công ty cũng như người dân, nhất là những
người nghèo. Chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng cao trong những tháng vừa qua. Chính
vì vậy, chính phủ cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm kiềm chế lạm
phát một cách hữu hiệu nhất. Để ổn định lạm phát thông thường chính phủ sẽ sử
dụng chính sách tiền tệ mà công cụ sử dụng chủ yếu là lãi suất. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng tỷ lệ lạm phát phải vừa bảo đảm cho tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng cùng với yếu
tố lạm phát có thể dẫn đến tỷ giá hối đoái USD/VND tăng lên, điều này lại tạo áp lực
trở lại đối với lạm phát và các nguyên liệu đầu vào của Việt Nam là nhập khẩu.
Trong những ngày qua, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm
phát thông qua chính sách tiền tệ như phát hành tín phiếu, tăng lãi suất… Tuy nhiên
theo tác giả, một vấn đề mà chính phủ không biết là có quan tam hay không khi thực
sự ở đây, lạm phát cao nhưng tình trạng thiếu hụt VND lại xảy ra. Như vậy, vấn đề là
ở chỗ sự tăng trưởng tín dụng, chính sách tăng cường đầu tư công trong thời gian
trước đó đã thực sự không có hiệu quả khi những luồng tiền đó đã không tạo ra thêm
của cải, hàng hóa cho xã hội. Hay ở đây, chính là hiệu quả đầu tư đã bị xao lãng.
Như vậy để thực hiện ổn định tỷ lệ lạm phát trong hạn mức cho phép không chỉ là để
kiểm soát rủi ro quốc gia cho Việt Nam mà còn để thúc đẩy phát triển kinh tế thì cần
có những biện pháp như: ổn định lãi suất trong nước, giảm bớt việc phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu từ nước ngoài (chẳng hạn như việc nhập khẩu xăng dầu trong khi
Việt Nam lai xuất khẩu dầu thô ), có chính sách tiền tệ phù hợp, cơ chế quản lý tỷ giá
hối đoái linh hoạt hơn.
3.2.3 Nhóm đề xuất cho rủi ro chính trị
3.2.3.1 Giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội
Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới và trong khu vực đầy bất ổn như hiện
nay, có thể nói việc Việt Nam duy trì được sự ổn định về mặt chính trị - xã hội và an
ninh là một thuận lợi hết sức lớn trong việc thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam,
phát triển kinh tế.
Hoạt động đầu tư mang tính lâu dài, do đó khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, các
nhà đầu tư quốc tế luôn quan tâm đến tính ổn định tương đối của môi trường chính trị
– xã hội. Vì vậy, việc quyết tâm giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị để ổn định
môi trường chính trị – xã hội lâu dài và bền vững sẽ là điều kiện tiên quyết trong việc
Trang: 70
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam cũng như khuyến khích đầu tư trong nước, góp phần vào công cuộc phát
triển chung của đất nước. Đây là một lợi thế thật sự cần phải duy trì nhằm bảo đảm
cho mức rủi ro quốc gia thấp cũng như một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
3.2.3.2 Tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia
Điều cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là bộ máy hành chính phải theo kịp
những thay đổi của nền kinh tế. Mặc dù đã có những nỗ lực trong cải cách hành
chính như chính sách “một cửa, một dấu” nhưng cơ chế này cũng chưa được áp dụng
phổ biến, chỉ duy trì tại một số nơi. Từ đó vẫn còn tồn tại gây trở ngại cho các hoạt
động kinh tế trong cơ chế mới nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng nhất là trong
giai đoạn hội nhập WTO hiện nay. Mặc dù chưa có cuộc khảo sát chính thức và định
lượng hóa về những cản trở này nhưng theo nhận định của rất nhiều chuyên gia kinh
tế, đây là các vật cản lớn trong guồng máy vận hành kinh tế theo cơ chế thị trường.
Do đó, việc cải cách nền hành chính quốc gia theo nhóm tác giả là quan trọng, mang
ý nghĩa to lớn và tất nhiên là không đơn giản vì vấn đề chủ yếu chính là cải cách con
người trong bộ máy hành chính. Thật vậy, cho dù bộ máy quản lý hành chính có tốt
đến đâu, quy trình quản lý có hiệu quả cách mấy nhưng con người trong guồng máy
đó không nhiệt tình thực hiện hay thiếu quyết tâm của các cấp lãnh đạo và cấp quản
lý cơ sở thì những giải pháp đề ra cũng khó có tính khả thi.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về đầu tư nhằm khắc phục tình trạng
bộ máy cồng kềnh, hoạt động thiếu nhịp nhàng, phối hợp giữa các bộ phận liên quan,
chất lượng quản lý thấp. Để thúc đẩy hơn nữa nền hành chính quốc gia, chúng ta cần
quan tâm nhiều hơn việc chuyển nền hành chính quản lý đơn thuần sang nền hành
chính “dịch vụ”. Thật sự đem lại dịch vụ hành chính đúng với khẩu hiệu “là đầy tớ
của nhân dân” chứ không theo kiểu “ông chủ” thì quá nhiều, “đầy tớ” thì quá ít nên
dẫn tới sự chậm trễ, quan liêu.
3.2.3.3 Kiên quyết chống lại tham nhũng:
Trong những năm gần đây, vấn đề tham nhũng đã trở thành mối lo của chính phủ
cũng như nhân dân. Chính vì tình trạng tham nhũng mà đã làm thất thoát tài sản nhà
nước cũng như làm cho hiệu quả sử dụng vốn kém, gây mất lòng tin của các nhà đầu
tư trong nước cũng như nước ngoài. Và trong những tháng gần đây, nhiều người đã
liên tưởng vấn đề tham nhũng làm thất thoát đầu tư công là nguyên nhân của tình
trạng lạm phát đang lo ngại như hiện nay. Tham nhũng làm phát sinh các khoản chí
phí tiêu cực cho các nhà đầu tư, đồng thời vi phạm rào cản đạo đức trong kinh doanh.
Trang: 71
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
Chính vì lẽ đó, chúng ta nên mạnh dạn, kiên quyết loại khỏi bộ máy Nhà nước những
công chức thoái hóa, biến chất, quan liêu hách dịch, cửa quyền. Một ý kiến mà tác
giả nêu ra ở đây thì ngoài vấn đề về cơ chế giám sát thì vấn đề quan trọng nhất ở đây
có lẽ là vấn đề tổ chức và con người. Tại sao lại có thể để những người không có
trình độ, học vấn chưa đến phổ thông (trường hợp Cosevco) có thể quản lý một công
ty có quy mô lớn của nhà nước. Và vấn đề bức xức nhất của tác giả cũng như mọi
người là tại sao những trường hợp bị khiển trách, cho thôi giữ chức sau một thời gian
lại được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn. Phải chăng, mầm mống của tham nhũng đã đi
sâu vào bộ máy quản lý nhà nước. Như vậy, dưới góc độ rủi ro quốc gia hay dưới
góc độ vì mục tiêu phát triển đất nước thì có lẽ vấn đề là cần thiết có một biện pháp
mang tính hệ thống và thật sự triệt để hơn từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất.
3.2.3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng thông thoáng, hấp dẫn,
đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt về vốn đầu tư của các nước trong khu vực, nếu
chúng ta không tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng hấp dẫn hơn, tạo
môi trường đầu tư thuận lợi hơn thì chắc chắn các nhà đầu tư trong nước lẫn nước
ngài đầu cảm thấy tính hấp dẫn sẽ trở nên kém hơn. Và như vậy, cánh cửa đầu tư sẽ
dần dần khép lại, mất đi một thời cơ quý báu và nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế càng
không thể tránh khỏi.
Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp là con đường dài của Việt Nam nhưng trước mắt cần
phải khẩn trương nâng cao trình độ vận dụng luật pháp của hệ thống chính quyền các
cấp, phải thể chế hóa các quy định pháp lý kinh tế đầu tư sang hình thức Luật thống
nhất để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đỡ phải đối phó với quá nhiều các thay đổi về
pháp lý kinh tế. Thêm vào đó, việc ban hành luật nhưng các văn bản hướng dẫn lại
rất chậm chạp gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng những quy định mới tốt hơn.
Ngoài ra, một điểm chính cần nhấn mạnh ở đây là vấn đề “rủi ro chính sách”. Các
quy định điều hành của chính phủ đều mang tính chất đối phó, ngắn hạn và mang
tính áp đặt, có vấn đề thì mới hành động. Điển hình, đó là những bất cập trong việc
điều hành chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã làm
mất lòng tin của các nhà đầu tư, chỉ số thị trường chứng khoán đã từ mức 1000 điểm
xuống chỉ ở mức 600 điểm như thời gian hiện nay (ngày 4/3/2008). Việc thay đổi
liên tục và mang tính tạm thời đã làm thay đổi kỳ vọng đột ngột của các nhà đầu tư,
tạo sự không ổn định trong môi trường đầu tư, dẫn đến sự đảo ngược đột ngột các
hành động đầu tư, gây tâm lý hoang manh cho các nhà đầu tư. Như vậy, ngoài vấn đề
Trang: 72
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
hệ thống pháp luật thì vấn đề ban hành các quy định chính sách cũng cần phải được
điều chỉnh lại theo hướng phải tạo sự nhất quán mang tính dài hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những phân tích về rủi ro trong chương 2, chúng ta đã xây dựng một mô
hình định lượng rủi ro quốc gia cho Việt Nam. Kết quả của mô hình cho ta kết quả về
rủi ro quốc gia của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới (beta quốc gia lớn
hơn 1). Đồng thời, khi phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia Việt Nam
thì chúng ta phát hiện ra rằng sự bất ổn (biến động) của tỷ giá hối đoái là có ảnh
hưởng nhất đến rủi ro quốc gia Việt Nam. Mặc dù, mô hình đề xuất còn có những
hạn chế nhưng đã giúp định lượng cụ thể được các thành phần trong rủi ro quốc gia.
Từ đó, giúp đưa ra biện pháp cụ thể hơn. Và để giúp cho mô hình có thể hoạt động
tốt nhất cần phải nâng cao hơn nữa tính minh bạch trong hệ thống thông tin thống kê
kinh tế của Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hội nhập và tiếp
cận với các luồng vốn quốc tế.
KẾT LUẬN
Rủi ro quốc gia tạo thành rủi ro tổng thể mà các nhà đầu tư phải đối mặt khi đầu tư
vào thị trường các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài nghiên cứu đã
tiến hành phân tích định tính rủi ro quốc gia Việt Nam đồng thời sử dụng mô hình
đánh giá rủi ro quốc gia để xếp hạng cho rủi ro quốc gia Việt Nam. Từ đó, tác giả có
những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro quốc gia quốc gia của Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.
Như đã trình bày ở trên, rủi ro quốc gia phản ánh toàn bộ rủi ro của quốc gia đó, cho
nên giảm thiểu rủi ro quốc gia chính là một chiến lược nhằm thu hút các nguồn vốn
nước ngoài, nhất là trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Đây
không chỉ là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà các doanh
nghiệp cũng cần có những thái độ đúng mực đối với vấn đề này vì chính rủi ro quốc
gia sẽ tác động đối với những hoạt động của họ, nhất là khi họ có quan hệ kinh doanh
ra bên ngoài. Vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng hơn nữa.
Vấn đề nghiên cứu rủi ro quốc gia luôn cần phải xem xét trong giai đoạn hội nhập
kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay. Qua những phân tích định lượng về rủi ro quốc
gia Việt Nam dựa trên cách tiếp cận beta quốc gia. Chúng ta thấy được rằng mức độ
rủi ro trung bình của Việt Nam là cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Ngoài
ra, khi phân tích thành tố tác động lớn nhất đến rủi ro quốc gia Việt Nam (dưới góc
độ đầu tư nước ngoài) thì sự biến động tỷ giá hối đoái là cần phải lưu tâm nhất. Điều
này đồng nghĩa với việc chính sách điều hành tỷ giá là quan trọng trong việc kiểm
soát rủi ro quốc gia Việt Nam.
Trang: i
PHỤ LỤC 1
MÔ HÌNH XẾP HẠNG RỦI RO QUỐC GIA ICRG
Mô hình ICRG phân rủi ro quốc gia thành ba bộ phận : rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế,
rủi ro tài chính. Mỗi bộ phận rủi ro này sẽ được cho điểm theo nguyên tắc giá trị cao
nhất thể hiện rủi ro ít nhất và giá trị thấp nhất thể hiện rủi ro nhiều nhất. Chỉ số rủi ro
tổng hợp thể hiện hạng mức rủi ro quốc gia , được tính toán dựa trên cơ sở của ba
loại rủi ro trên theo một công thức mà rủi ro chính trị đóng góp 50% và rủi ro kinh tế,
rủi ro tài chính mỗi loại đóng góp 25%.
Xếp hạng rủi ro các loại rủi ro :
Mục tiêu chính của xếp hạng rủi ro chính trị là để cung cấp một sự đánh giá về tính
ổn định chính trị trong một quốc gia ở một thời điểm cụ thể.
• Bộ phận cấu thành đầu tiên của hạng mức rủi ro chính trị là sự ổn định của chính
phủ. Nhân tố này nhằm nắm bắt quy mô mà chính phủ có thể tiến hành các chính
sách cũng như khả năng tại vị của nội các.
• Thành phần thứ hai là các điều kiện kinh tế – xã hội đánh giá các áp lực kinh tế –
xã hội mà có thể chế ngự hành động của chính phủ hay gây ra bất mãn trong xã
hội.
• Thành phần thứ ba, tiểu sử đầu tư, đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro cho
đầu tư mà không bao gồm các thành phần khác của rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế
và rủi ro tài chính.
• Các xung đột bên trong và bên ngoài là một thành phần tác động đến khả năng
điều hành của chính phủ.
• Tham nhũng, hối lộ đe dọa đến việc đầu tư thông qua khả năng làm bóp méo môi
trường kinh tế và tài chính, làm giảm hiệu quả của chính phủ, hiệu quả kinh
doanh.
• Anh hưởng của quân đội cũng như tôn giáo đối với chính trị là hai nhân tố có thể
đóng góp vào việc làm giảm bớt tính dân chủ.
• Luật pháp và khả năng thực thi pháp luật đánh giá sức mạnh và tính công bằng
của hệ thống pháp luật cũng như sự tuân thủ của quần chúng đối với pháp luật.
• Sự căng thẳng dân tộc là một thành phần nhằm đánh giá mức độ căng thẳng đó
bên trong một quốc gia mà có thể là sự chia rẽ chủng tộc, quốc tịch hay ngôn ngữ.
Trang: ii
• Cuối cùng, mức độ dân chủ và mức độ quan liêu đánh giá sự đáp ứng chính phủ
và chất lượng của bộ máy công quyền.
Giá trị cao nhất của rủi ro chính trị tổng hợp là 100.
Xếp hạng rủi ro kinh tế hướng tới việc cung cấp một phương tiện đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu hiện thời của nền kinh tế một quốc gia, bao gồm năm thành phần
chuẩn được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các cơ quan xếp hạng rủi ro. Các nhân tố
này là : GDP trên đầu người, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát năm, % cán
cân ngân sách trên GDP, % tài khoản vãng lai trên GDP. Giá trị cao nhất của hạng
mức rủi ro kinh tế là 50.
Xếp hạng rủi ro tài chính cung cấp phương tiện đánh giá năng lực của một quốc gia
để đáp ứng cho các nghĩa vụ nợ chính thức, thương mại và mậu dịch. Rủi ro tài chính
gồm : % nợ nước ngoài trên GDP, % tài khoản vãng lai trên xuất khẩu, dự trữ quốc
tế ròng tính hằng tháng nhập khẩu, và tính ổn định của tỷ giá hối đoái. Giá trị cao
nhất của hạng mức rủi ro tài chính là 50.
Xếp hạng rủi ro quốc gia tổng hợp :
Hạng mức rủi ro tổng hợp từ rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính được
tính toán bằng cách sử dụng công thức :
CR = 0,5 x ( PR + FR + ER )
Với CR ( composite risk ) : tổng hạng mức rủi ro tổng hợp
PR ( political risk ) : tổng hạng mức rủi ro chính trị
FR ( financial risk ) : tổng hạng mức rủi ro tài chính
ER ( economic risk ) : tổng hạng mức rủi ro kinh tế
Giá trị xếp hạng cao nhất là 100 điểm và thấp nhất là 0 điểm. Hạng mức rủi ro tổng
hợp cao thể hiện rủi ro thấp và hạng mức thấp thể hiện rủi ro cao.
Bảng các loại rủi ro và bộ phận cấu thành :
XẾP HẠNG
RỦI RO CHÍNH TRỊ
XẾP HẠNG
RỦI RO KINH TẾ
XẾP HẠNG
RỦI RO TÀI CHÍNH
Mức tối đa Mức tối đa Mức tối đa
Sự ổn định của chính phủ 12 GDP trên đầu người
(tính theo mức trung
bình)
5 Nợ nước ngoài (%
của GDP)
10
Sự thống nhất trong chính 4
Trang: iii
phủ
Sức mạnh của cơ quan lập
pháp
4
Sự ủng hộ của công chúng 4
Điều kiện kinh tế – xã hội 12 Tỷ lệ tăng trưởng thực 10 Dịch vụ nợ (% trên
xuất khẩu)
10
Thất nghiệp 4
Niềm tin tiêu dùng 4
Sự nghèo đói 4
Tiểu sử đầu tư 12 Tỷ lệ lạm phát 10 Tài khoản vãng lai
(% trên xuất khẩu)
15
Khả năng kéo dài của hợp
đồng
4
Chuyển lợi nhuận về nước 4
Trì hoãn thanh toán 4
Xung đột nội bộ 12 Cán cân ngân sách (%
trên GDP)
10 Dự trữ chính thức
(tính theo tháng
nhập khẩu)
5
Nội chiến 4
Xung đột chính trị, khủng
bố
4
Mất ổn định nội bộ 4
Xung đột bên ngoài 12 Cán cân vãng lai (%
trên GDP)
15 Tính ổn định của tỷ
giá hối đoái
10
Chiến tranh 4
Xung đột biên giới 4
Ap lực nước ngoài 4
Tham nhũng, hối lộ 6
Anh hưởng của quân đội 6
Trang: iv
Anh hưởng của tôn giáo 6
Luật pháp 6
Căng thẳng tôn giáo 6
Mức dân chủ hóa 6
Chất lượng bộ máy chính
phủ
4
Tổng 100 50 50
Bảng phạm vi thể hiện rủi ro
Rủi ro chính trị Rủi ro kinh tế Rủi ro tài chính
Rủi ro rất cao
Rủi ro cao
Rủi ro trung bình
Rủi ro thấp
Rủi ro rất thấp
0-49.9
50-59.9
60-69.9
70-79.9
80-100
0-24.9
25-29.9
30-34.9
35-39.9
40-50
0-24.9
25-29.9
30-34.9
35-39.9
40-50
Trang: v
PHỤ LỤC 2
PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA THEO MÔ HÌNH ICRG
Trên cơ sở phân tích rủi ro quốc gia trong các cuộc khủng hoảng, xin trình bày ba
trường hợp nghiên cứu rủi ro quốc gia Brazil, Argentina và Peru thông qua mô hình
ICRG. Chúng ta nghiên cứu như sau : đầu tiên là khủng hoảng tỷ giá hối đoái và sau
đó là sự phá giá đồng real vào tháng 1/1999. Thứ hai, ta nghiên cứu khủng hoảng nợ
và chính trị ở Argentina vào tháng 12/2001. Đây là một sự suy sụp kinh tế bắt nguồn
từ mô hình kinh tế cứng nhắc của “ Luật chuyển đổi “ năm 1991. Thứ ba, khủng
hoảng chính trị ở Peru gây ra bởi cuộc bầu cử tháng 4/2000, khi tổng thống Alberto
Fujimori ganh đua cho nhiệm kỳ thứ ba.
• “ Vũ điệu Samba” của Brazil :
Kể từ khi tại chức vào năm 1995, tổng thống Fernando Henrique Cardoso bắt đầu cải
cách nền kinh tế Brazil. Kế hoạch đồng real được đưa ra vào năm 1994 tỏ ra thành
công một cách nhanh chóng sau khi ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chính,
hướng tới việc cắt giảm lạm phát và đẩy mạnh thu nhập. Tuy nhiên, kế hoạch cải tổ
khu vực công và hệ thống thuế, an sinh xã hội mà rất cần thiết cho việc hồi phục cán
cân tài khóa và cải thiện khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, đã vấp phải sự
chống đối mạnh mẽ ở Quốc hội.
Thiếu đi sự cải tổ tài khóa đã đẩy Brazil trở nên nhạy cảm đối với các ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và tiếp sau là khủng hoảng ở Nga
năm 1998. Do đó, khi lãi suất tăng lên đột ngột vào tháng 9/1998 để bảo vệ cho tỷ
giá hối đoái thì nền kinh tế Brazil đi vào suy thoái. Một thoả thuận với Quỹ tiền tệ
quốc tế ( IMF ) vào tháng 11/1998 đã giúp làm nhẹ bớt một vài áp lực tài chính. Tuy
nhiên, một vụ bê bối tham nhũng vào tháng 11/1998 liên quan đến ba nhân vật thân
cận với tổng thống trong chính phủ đã làm tăng thêm những căng thẳng chính trị và
hơn nữa làm yếu kém thêm khả năng của chính phủ trong việc thực thi các chính
sách. Sự bác bỏ của cơ quan lập pháp đối với một trong những biện pháp chủ yếu của
chương trình hỗ trợ trọn gói của IMF một lần nữa đã tạo nên sự náo loạn trên thị
trường. Một phần hậu quả cuối cùng là công bố hoãn trả nợ của Minas Gerais vào
tháng 1/1999. Các cố gắng của ngân hàng trung ương Brazil để chống đỡ áp lực trên
tiền tệ đã thất bại, và đồng real cuối cùng đã được cho thả nổi tự do từ ngày
15/1/1999.
Mặc dù thất nghiệp tăng và tiền lương thực giảm đã làm suy yếu chính phủ Cardoso
và gây ra sự sụt giảm trong niềm tin đối với tổng thống, những nỗi lo gia tăng lạm
Trang: vi
phát và suy thoái kinh tế sâu sắc là không có cơ sở. Hơn nữa, một vài biện pháp còn
lại của gói hỗ trợ tài chính của IMF đã được thực hiện trong suốt nửa đầu năm 1999,
và chính sách tài khóa khắc khổ kết hợp với chính sách tiền tệ thận trọng đã giúp ổn
định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Luật “ trách nhiệm tài chính “ năm 1998 cũng
giúp ổn định tài chính công của hệ thống tài chính phân quyền. Cuộc suy thoái chỉ
kéo dài trong chín tháng và sự phục hồi sản lượng đã bắt đầu trong quý 4 năm 1999.
Như đã chứng tỏ trong hình, hạng mức rủi ro tổng hợp của Brazil giảm thình lình vào
cuối năm 1998 và thể hiện rủi ro cao vào đầu 1999. Hạng mức này trở lại mức rủi ro
trung bình vào cuối năm 1999, thể hiện sự cải thiện trong rủi ro tổng hợp. Tuy nhiên,
hình như một cảnh báo về rủi ro cao lại xuất hiện vào đầu năm 1999 có thể không là
một chỉ số đầy đủ về các thách thức phía trước. Hạng mức rủi ro tổng hợp của Brazil
đi xuống dưới 60 điểm ( dưới mức này, rủi ro được cho là cao ) trong một thời gian
ngắn năm 1999 so với mức 75 điểm mà Brazil đã từng đạt được vào cuối năm 1998.
Cuộc khủng hoảng Brazil chủ yếu là một cuộc khủng hoảng tài chính, và thực vậy
mức xếo hạng rủi ro tài chính đã sụt giảm trầm trọng, rơi từ một mức rủi ro thấp
xuống một mức rủi ro rất cao chỉ trong một vài tháng khoảng giữa cuối năm 1998 và
đầu năm 1999. Mức xếp hạng rủi ro kinh tế cũng bắt đầu sụt giảm đột ngột cuối năm
1998 cho đến đầu năm 1999. Trong trường hợp của hạng mức rủi ro kinh tế và rủi ro
tài chính, mức 30 trong đồ thị chỉ ra rằng dưới mức này rủi ro là cao. Dưới mức 25,
rủi ro là rất cao và trên 35, rủi ro được cho là thấp. nhìn vào các thành phần của xếp
hạng rủi ro tài chính, một số các chỉ tiêu thể hiện sự yếu kém tiềm tàng. Chẳng hạn,
với áp lực tăng lên của đồng real xuất phát từ nhận thức đồng real đang bị đánh giá
cao, cán cân thương mại của Brazil bị tổn thất và khi chính phủ cố gắng chống đỡ
cho tỷ giá hối đoái cố định thì cuối cùng dự trữ quốc tế mất đi. Thâm hụt tài khoản
vãng lai tăng lên nhưng sau đó bắt đầu giảm bớt sau khi phá giá đồng real vào tháng
1/1999.
Mức xếp hạng rủi ro chính trị có sụt giảm đôi chút vào lúc bắt đầu khủng hoảng
nhưng vẫn ở mức rủi ro vừa phải. Xem xét các thành phần khác nhau của xếp hạng
rủi ro chính trị, sự ổn định của chính trị sụt giảm một chút ( chỉ mức độ rủi ro cao
hơn ) vào đầu năm 1999, nhưng sau đó giữ vững cho đến năm 2000. Chỉ tiêu về điều
kiện kinh tế – xã hội sụt giảm vào tháng 12/1998 xuống mức rủi ro cao và duy trì cho
đến 2001. Nói chung, có vẻ như mô hình ICRG đã cho cảnh báo chính xác và tương
đối đúng lúc về khủng hoảng và phản ánh bản chất tài chính của cuộc khủng hoảng
đó.
Trang: vii
“ Điệu tango cuối cùng “ của Argentina :
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentina vào những năm 2001 – 2003 là một cuộc
khủng hoảng kinh tế bởi vì một sự thất bại chính trị, phần nào do sự yều kém của các
thể chế chính phủ. Sau một cuộc suy thoái kéo dài mà bị trầm trọng thêm bởi việc
phá giá đồng real vào tháng 1/1999, chính phủ Argentina cuối cùng đã không thể
thanh toán các khoản nợ 132 tỷ USD vào cuối năm 2001. Các khó khăn kinh tế tăng
lên, gây ra tình trạng náo loạn xã hội và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ
tổng thống Fernando De La Rua vào ngày 24/12/2001. Ngay sau đó, tổng thống lâm
thời Adolfo Rodriguez Saa tuyên bố hoãn trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, Rodriguez
Saa đã nhất định rằng đồng peso sẽ không bị phá giá. Đồng peso đã được neo với
mức ngang giá đồng đô la trong mười năm theo chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ, cuối
cùng đã bị phá giá, và sau đó là thả nổi hoàn toàn. Với 70% các khoản nợ tư nhân là
bằng USD, điều này quả thực là một thảm họa thực sự đối với người dân thường
Argentina. Những tai họa lo lắng kinh tế của quốc gia, đặc biệt là người dân
Argentina cúôi cùng đã lan tràn và khởi xướng một cuộc khủng hoảng chính trị vào
cuối năm 2001 đầu năm 2002 với việc quyền lực được trao tay qua ba tổng thống
lâm thời sau thời kỳ của De La Rua, cho đến khi Senator Eduardo được lựa chọn để
giữ vị trí này trong vòng hai năm.
Các nhân tố khác nhau được cho là đã gây ra cuộc khủng hoảng Argentina, như chế
độ tỷ giá chuẩn tiền tệ cứng nhắc, thâm hụt do chi tiêu của chính phủ và tính dễ tổn
thương của các thể chế chính trị. Tuy nhiên, theo Hector Schamis ( năm 2002 ), các
nhân tố này được xem xét trong khung cảnh các điều kiện bất lợi đặc thù, biến động
Trang: viii
quốc tế và một tiến trình chính trị nội địa phức tạp. Các thể chế chính trị của nền dân
chủ rất mong manh và dễ bị tổn thương sau một thập niên được điều hành bởi hai
nhiệm kỳ liên tiếp của Carlos Sacil Menem trong những năm 1990. Hơn nữa,
Argentina đã trải qua suy thoái trong bốn năm, làm xói mòn nền tảng tài chính và suy
yếu khả năng chi trả nợ. Trong phạm vi của chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ, chính phủ đã
không thể can thiệp với các chính sách để kích thích nền kinh tế và chỉ số rủi ro
thanh toán nợ của Argentina trở nên ngày càng tệ hơn. Điều này dẫn tới lãi suất bị
đẩy lên và các khó khăn chi trả nợ. Theo Schamis (năm 2002), cuộc khủng hoảng
năm 2001 có nguồn gốc từ đầu những năm 1990 khi các tham vọng chính trị của
tổng thống Menem đã hạn chế việc thiết lập các chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh
và việc thành lập các thể chế vững chắc. Các ưu tiên tiếp diễn của mục tiêu chính trị
và môi trường bên ngoài bất lợi đã tích lũy tính “ mong manh “ của nền kinh tế
Argentina.
Các nhà cấp tín dụng quốc tế bắt đầu tăng lãi suất vào mùa thu năm 2000, và đến
mùa xuân năm 2001, Argentina đã phải trả lãi suất 12% trên hầu hết nợ, mặc dù vào
mùa hè năm 2001 tỷ số nợ trên GDP và tỷ số nợ trên xuất khẩu là không tệ hơn
Brazil. Khi Mỹ tuyên bố vào mùa xuân năm 2001 rằng sẽ không có sự trợ giúp nào
cho Argentina, làm cho quốc gia này rơi vào khó khăn nghiêm trọng, tình trạng vỡ
nợ trở nên không thể tránh khỏi.
Nhìn vào mức xếp hạng rủi ro tổng hợp của Argentina ở đồ thị bên dưới, hình như
không có sự biểu hiện rõ ràng của một cuộc khủng hoảng đang nghiêm trọng. Hạng
mức rủi ro tổng hợp bắt đầu giảm vào giũa năm 1999. Vào đầu năm 2001, chỉ số xếp
hạng chỉ một mức rủi ro thấpvới hạng mức rủi ro tổng hợp trong suốt tháng 1 đến
tháng 5 ở mức 69,5 ( rủi ro vừa phải ) đến 71,5 vào tháng 5 ( rủi ro thấp ).
Cuộc khủng hoảng Argentina chủ yếu là một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và
cũng bắt nguồn tiềm tàng âm ỉ trong chính trị. Nhìn vào hạng mức rủi ro kinh tế, một
vài chỉ số yếu kém trong nhiều năm dẫn đến khủng hoảng. Argentina đã trong suy
thoái trong một thời gian và việc chi tiền vô trách nhiệm, đặc biệt là ở các tỉnh, đã
làm xói mòn nghiêm trọng cán cân ngân sách. Hơn nữa, xuất khẩu yếu kém đã làm
mất đi cơ hội cải thiện nền kinh tế. Trong điều kiện của xếp hạng rủi ro tài chính, khả
năng đáp ứng nợ nước ngoài của Argentina ngày càng bị hủy hoại bởi sự xói mòn
nền tảng tài chính, và khi áp lực đối với đồng peso tăng lên, dự trữ quốc tế tiếp tục
cạn kiệt.
Trang: ix
Tuy nhiên, xếp hạng rủi ro kinh tế của mô hình ICRG vẫn ở mức cao và thể hiện rủi
ro thấp từ tháng 1/2000 cho đến nửa đầu năm 2001. Sau đó, nó giảm xuống mức rủi
ro trung bình nhưng tăng lên một chút vào tháng 1/2002. Điều này có vẻ trái ngược
với trực giác đôi chút khi mà các thành phần của rủi ro kinh tế: GDP trên đầu người,
tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát hàng năm, tỷ lệ % của cán cân ngân sách và tài
khoản vãng lai trên GDP, đã biểu hiện khả năng nắm bắt được khủng hoảng sắp xảy
ra. GDP trên đầu người đã giảm từ lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng và tăng trưởng
GDP thực là âm trong suốt hầu hết năm 2001 và 2002. Hơn nữa, cán cân ngân sách
và các chỉ tiêu tài khoản vãng lai cũng rất bất lợi. Do đó, dường như nhờ chỉ tiêu này
nên phát hiện ra các vấn đề và đem lại một vài cảnh báo.
Tuy nhiên, xếp hạng rủi ro tài chính có vẻ đã nắm bắt được những lo lắng tài chính
đang đến khi mà khả năng đáp ứng nợ của Argentina trở nên yếu kém hơn. Nhìn vào
các thành phần của hạng mức rủi ro tài chính, tỷ lệ % nợ nước ngoài trên GDP, % lãi
chi trả trên xuất khẩu, % của tài khoản vãng lai trên xuất khẩu, dự trữ ngoại hối
thuần và sự ổn định tỷ giá hối đoái, rõ ràng là các chỉ tiêu này trở nên tệ hơn. Hạng
mức rủi ro tài chính của Argentina theo mô hình ICRG, sự giảm xuống tình trạng rủi
ro cao vào tháng 1/2000 từ một xu hướng hạ thấp vào cuối năm 1997. Cảnh báo mức
rủi ro cao này vẫn còn cho đến tháng 10/2001 khi hạng mức tăng lên mức rủi ro
trung bình nhưng sau đó lại giảm xuống mức rủi ro cao vào tháng 1/2002.
Xếp hạng rủi ro chính trị đem lại dấu hiệu nhỏ cho khó khăn phía trước. Hạng mức
rủi ro này tương dối bằng phẳng từ giữa năm 1993 cho đến giữa năm 2001. Ngay cả
khi nội các chính phủ từ chức vào cuối năm 2001, và có những khó khăn trong việc
tìm ứng cử viên tổng thống sẵn sàng tại vị trong bất cứ thời gian nào, thì hạng mức
Trang: x
rủi ro chính trị thể hiện mức rủi ro trung bình. Xem xét các thành phần của chỉ số rủi
ro chính trị thì có lẽ nên có những thể hiện mạnh mẽ hơn các khó khăn. Sự ổn định
chính phủ với các thành phần trong chính phủ là thống nhất trong chính phủ, sức
mạnh lập pháp và sự ủng hộ của nhân dân là chắc chắn đáng ngờ nhất, trong khi các
điều kiện kinh tế – xã hội cấu thành bởi thất nghiệp, niềm tin tiêu dùng và nghèo đói
đang trở nên tệ hơn một cách nhanh chóng. Hơn nữa, tham nhũng là một vấn đề đáng
quan tâm từ lâu ở Argentina, một yếu tố chỉ phản ánh phần nào trong mô hình ICRG.
Trường hợp của Argentina làm nổi bật sự khó khăn của mô hình ICRG trong việc
nắm bắt một cách phù hợp những yếu kém của các thể chế chính phủ trong phạm vi
nền dân chủ. Vì mô hình có xu hướng cho quyền số đáng kể đối với các nhân tố
không có liên quan đến các quốc gia đang dân chủ hóa như Argentina (mức độ xung
đột nội bộ và bên ngoài, sự tham gia của quân đội và tôn giáo trong chính trị, và tình
trạng căng thẳng dân tộc chiếm 42% của hạng mức rủi ro chính trị), do đó mô hình
bắt gặp khó khăn trong việc đánh giá một cách chính xác chất lượng của chính phủ
trong kiểu chế độ này.
Hầu hết các nhà phân tích mong đợi tình trạng vỡ nợ của Argentina được kiềm chế vì
quốc gia này đã cảnh báo cộng đồng quốc tế về nền kinh tế đang sa sút trong suốt
một thời gian trước khi tình trạng vỡ nợ thực sự xảy ra. Do đó, các nhà đầu tư đã có
nhiều cơ hội để giảm rủi ro và mức độ nhạy cảm của họ. Trong khi mức độ rủi ro của
cuộc khủng hoảng được phản ánh trong hạng mức rủi ro tài chính thì mức độ các bất
ổn về kinh tế và chính trị lại có vẻ như không được phản ánh chính xác trong hạng
mức rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị, dẫn đến hạng mức rủi ro tổng hợp ở mức quá
lạc quan. Theo mô hình ICRG, một hạng mức tồi trong số các rủi ro quốc gia ( rủi ro
chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính ) có thể được bù đắp bằng các hạng mức tốt
hơn trong các loại còn lại. Điều nay là chắc chắn trong trường hợp xếp hạng cho
Argentina khi mà hạng mức rủi ro tổng hợp không hàng thể hiện rủi ro cao mặc dù
rủi ro tài chính cao. Quả vậy, mô hình ICRG ( cũng như các mô hình khác ) luôn tồn
tại một rủi ro cao trong việc giải thích và tính sai rủi ro chính trị. Như đã trình bày ở
trên, tỷ trọng không cân xứng đối với một vài chỉ tiêu có thể không thích đáng trong
tình huống của Argentina cũng như trường hợp hai nước còn lại. Vấn đề tham nhũng
là quan trọng ở Argentina và nó không được phản ánh chính xác trong hạng mức rủi
ro chính trị. Hậu quả của việc đánh giá không đầy đủ là rất quan trọng trong khi hạng
mức rủi ro chính trị chiếm một nửa hạng mức rủi ro quốc gia tổng hợp.
Trang: xi
• Trường hợp Peru :
Fujimori nắm quyền ở Peru sau cuộc bầu cử năm 1990. Khi đó, Peru đang đứng trên
bờ vực suy sụp về kinh tế và xã hội sau nhiều năm siêu lạm phát và quản lý kinh tế
yếu kém dưới thời chính phủ tổng thống Alan Garcia, kết hợp với đấu tranh du kích,
đã tàn phá nghiêm trọng cơ sở hạ tầng của đất nước và xói mòn niềm tin của nhà đầu
tư. Fujimori đưa ra một chương trình ổn định triệt để bao gồm : bãi bỏ sự kiểm soát
giá cả, ổn định tiền lương khu vực công và cắt giảm chi tiêu xã hội. Ông ta quản lý
để đưa siêu lạm phát về mức kiểm soát được, nhưng cũng đưa đất nước vào một cuộc
khủng hoảng sâu sắc.
Mặc dù rất thành công trong cuộc chiến chống lại khủng bố, sự độc tài ngày càng
tăng của chính phủ Fujimori nhanh chóng trở thành một nguy cơ. Vào tháng 4/1992,
khi cơ quan lập pháp phản đối các chính sách kinh tế cũng như chiến lược chống
khủng bố của Fujimori, ông ta giải tán quốc hội và đình chỉ bộ máy tư pháp nhờ sự
ủng hộ của quân đội. Thông qua việc ban hành bản hiến pháp mới vào năm 1993 và
lợi dụng uy tín sụt giảm của các đảng phái, ông ta đã củng cố chính phủ tập quyền và
đề cao quyền lực cá nhân. Mặc dù được tái đắc cử vào năm 1995, ông ta đã phải cố
gắng để duy trì mức độ yêu mến của công chúng như trước đây. Sự bất mãn đối với
việc lạm dụng quyền lực của chính phủ và nhiều trường hợp tham nhũng gia tăng đã
gây ra sự phản đối ở Lima cũng như ở các tỉnh. Vào tháng 12/1999, Fujimori tuyên
bố là ông sẽ tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống thứ ba và hình thành một liên minh
tranh cử mới. Trong suốt năm 1999, chính quyền đã có nhiều nỗ lực nghiêm trọng để
làm mất uy tín bất kỳ ai được xem là mối đe dọa chính đối với chiến thắng của
Fujimori. Phe đối lập bị phân hóa sâu sắc và đã không thể thống nhất để tìm ra một
ứng cử viên để đối đầu với tổng thống đương nhiệm. Cuối cùng, chín ứng cử viên
Trang: xii
của phe đối lập chạy đua cho chức vụ tổng thống, do đó có vẻ như bảo đảm cho
chiến thắng của Fujimori. Tuy nhiên, vào những tháng cuối cùng của chiến dịch
tranh cử, phe đối lập kết hợp lại và ủng hộ cho một ứng viên Alejandro Toledo.
Toledo vận động xoay quanh vấn đề một nền dân chủ rộng rãi và sự tiếp nối của
những cải tổ thị trường tự do.
Tổng thống Fujimori đã thắng ( hay thật ra là gian lận, điều này được xác minh sau
đó ) trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống tháng 4/2000 và cuối cùng cũng giành
được đa số phiếu trong quốc hội cho liên minh tranh cử. Tuy nhiên, có một sự hoài
nghi rộng rãi rằng chiến thắng của ông ta là kết quả của gian lận bầu cử, lôi kéo
truyền thông và đe dọa. Hơn nữa, Toledo đã rút lui trước vòng hai của cuộc bỏ phiếu,
điều này nói lên sự bầu cử thiếu tự do và không công bằng. Tổ chức OAS (
Organization of American States ) giám sát quá trình bầu cử đã tuyên bố cuộc bầu cử
không hợp lệ và chấm dứt nhiệm vụ quan sát viên của họ. Những ngờ vực về hành vi
sai trái của Fujimori và những cộng sự của ông ta được xác minh vào tháng 9/2000
khi một đoạn băng video được đưa ra, chiếu cảnh cố vấn an ninh của Fujimori và
một nhân vật cấp cao của cơ quan tình báo , Vladimiro Montesinos, đang trao tay số
tiền mặt 15.000 USD cho một nghị sĩ của phe đối lập, người này sau đó đã đi theo
liên minh của Fujimori. Vụ bê bối đã buộc Fujimori yêu cầu cuộc bầu cử mới và sau
đó dẫn tới việc chạy trốn sang Nhật. Quốc hội đã lựa chọn một tổng thống lâm thời,
Valentin Paniagna, với trách nhiệm chính là chuẩn bị cho cuộc bầu cử mới vào tháng
4/2001.
Cuộc khủng hoảng năm 2000 của Peru chủ yếu là một cuộc khủng hoảng chính trị.
Hạng mức rủi ro chính trị phản ánh mức độ thấp của sự ổn định trong chính phủ kéo
dài từ những năm thời Garcia và tiếp diễn khi Fujimori trở thành một nhà độc tài. Từ
tháng 1/1993 trở đi, khi mà Fujimori công khai sử dụng đến chính phủ độc tài, thì
hạng mức rủi ro chính trị bắt đầu cải thiện bởi chiến lược thành công của Fujimori
trong việc dập tắt nội loạn, và đạt được mức độ cao hơn trong sự ổn định chính trị,
luật pháp. Đến nửa cuối những năm 1990, tình trạng rủi ro chính trị đã tăng lên mức
trung bình, trong khi những năm trước là cao hoặc rất cao. Tuy nhiên, mức độ rủi ro
khoảng trên dưới 60 điểm. Vào đầu năm 2000, hạng mức rủi ro lại rơi xuống ở mức
rủi ro cao, đó là lúc bắt đầu náo loạn chính trị quanh cuộc bầu cử năm 2000. Thật ra,
cũng có nhiều thành phần khác của xếp hạng rủi ro chính trị trở nên tệ hại vào lúc đó.
Các vụ bê bối lạm dụng quyền lực và tham nhũng làm cho tình hình bất ổn tăng cao.
Tỷ lệ nghèo đói gia tăng trong giai đoạn cuộc chạy đua bầu cử năm 2000 đã góp
phần làm giảm sự ủng hộ đối với Fujimori. Hơn nữa, việc dựa vào quân đội của
Trang: xiii
Fujimori tiếp tục là nhân tố gây lo lắng. Mô hình ICRG nắm bắt được mầm mống
của khủng hoảng chính trị Peru năm 2000 mà đã phát triển từ vài năm trước; mầm
mống này cũng được hầu hết các nhà phân tích dự đoán trước.
Tuy nhiên, mức độ rủi ro chính trị dường như đã giảm vào đầu năm 2000, đạt mức
trung bình vào mùa xuân năm 2000, sau đó rơi xuống một lần nữa vào cuối 2001.
Sau cuộc bầu cử 2001 và chiến thắng của liên minh tranh cử Toledo, xếp hạng rủi ro
chính trị đã tăng lên, ở mức trung bình hay thấp. Tuy nhiên, hạng mức rủi ro tổng
hợp vẫn ở điểm cao (rủi ro thấp) vào năm 2000 và tiếp tục tăng lên trong suốt cuộc
khủng hoảng. Các hạng mức rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính ở mức rủi ro thấp suốt
năm 2000, vì vậy ảnh hưởng tích cực đến rủi ro tổng hợp. Tuy nhiên hạng mức rủi ro
chính trị đã kết thúc thời kỳ “trăng mật” ngay khi Toledo thắng cử vào giữa 2001.
Trang: xiv
PHỤ LỤC 3
MÔ HÌNH TOBIT – MỘT ĐẠI DIỆN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
RỦI RO QUỐC GIA
Mô hình Tobit dựa trên việc đo lường rủi ro không thể trả nợ hay rủi ro giãn nợ của
một quốc gia để phản ánh rủi ro của quốc gia đó. Mô hình này được xây dựng trên
những dữ liệu thống kê.
Mô hình này nhằm xác định tỷ lệ giãn nợ trên tổng nợ trong năm tới của một quốc
gia. Tỷ lệ này kí hiệu là TR(+1)EDT và là biến phụ thuộc của mô hình. Do đó mô
hình nhắm vào số nợ phải giãn nợ để ước lượng rủi ro quốc gia. Để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này thì mô hình Tobit sử dụng 6 biến sau:
- Biến số thứ nhất là tỷ số lãi chi trả trên xuất khẩu (INTXGS). Tỷ lệ này có
được bằng cách chia tổng lãi phải chi trả cho giá trị xuất khẩu hàng hóa
dịch vụ (bao gồm cả thu từ xuất khẩu lao động) trong một năm cho trước.
Một tỷ lệ lãi chi trả cao chỉ ra một gánh nặng đối với nền kinh tế của một
quốc gia và làm tăng rủi ro giãn nợ. Do đo, nhân tố này mang dấu dương
(+).
- Biến số thứ hai được sử dụng trong việc xác định khả năng trả nợ của một
quốc gia là tỷ lệ các khoản vay ưu đãi trên tổng nợ (CEDT). Các khoản
vay ưu đãi dài hạn được đinh nghĩa bởi World Bank là các khoản vay ưu
đãi từ 25% trở lên. Tỷ lệ này một biến quan trọng đo lường ảnh hưởng của
chi phí vay mượn lên nhu cầu giãn nợ. Vì vậy, biến này mang dấu âm (-).
- Biến số thứ ba là tỷ lệ tổng dự trữ trên tổng nợ (RESEDT). Dự trữ ngoại
hối phục vụ như là môt bộ đệm chống lại những cú sốc bất ngờ và cho
thấy khả năng thanh khoản của chính phủ vay nợ. Dự trữ là tổng số nắm
giữ của quốc gia đó gồm quyền rút vốn đặc biệt SDR, vị thế dự trữ tại
IMF, ngoại hối và vàng. Một vị thế dự trữ quốc tế mạnh thể hiện khả năng
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong trường hợp có các cú sốc bất lợi. Vì thế,
với một tỷ lệ dự trữ trên tổng nợ lớn, một mặt loại trừ khả năng vỡ nợ và
mặt khác giảm bớt nhu cầu giãn nợ của quốc gia đó. Do vậy, biến số này
mang dấu âm (-).
- Biến số thứ tư được dùng để giải thích khả năng giãn nợ trong mô hình là
tỷ lệ tổng nợ trên tổng sản phẩm quốc gia (EDT GNP). Chỉ tiêu này thể
hiện gánh nợ của chính phủ đi vay. Nếu nợ của một quốc gia tăng lên
trong mối quan hệ với GNP, khả năng xảy ra giãn nợ tăng lên. Trong
trường hợp này, quốc gia mắc nợ sẽ có những khó khăn trong việc chi trả
Trang: xv
nợ nước ngoài theo đúng với lịch trình trả nợ. Biến số này sẽ mang dấu
dương (+).
- Biến số thứ năm là tỷ lệ nợ tư nhân trên tổng nợ (PRVEDT). Một quốc gia
với khu vực tư nhân được thiết lập tốt và tỷ lệ nợ tư nhân trên tổng nợ cao
thì ít có khả năng vỡ nợ hay giãn nợ hơn là tình huống ngược lại. Chỉ tiêu
này mang dấu âm (-).
- Biến số cuối cùng chính là tỷ số giãn nợ trên tổng nợ. Khi người mắc nợ
rơi vào khủng hoảng nợ và thực hiện giãn nợ, họ sẽ khó khăn trong việc
đáp ứng được nghĩa vụ nợ tương lai trong những năm sắp tới. Trong
trường hợp này, người mắc nợ (chính phủ một quốc gia) cũng sẽ gặp khó
khăn để đạt được mức tín dụng mới từ các nhà cấp tín dụng quốc tế. Điều
này có vẻ như là lý do chính tại sao hầu hết các chính phủ rất lưỡng lự khi
không thanh toán nợ nước ngoài. Cuộc khủng hoảng châu Á gần đây là
một minh chứng cho điều này. Chỉ hai trong số nhiều quốc gia bị ảnh
hưởng nghiêm trọng là thực hiện giãn nợ.
Do đó, mô hình ước lượng như sau:
TREDT(t+1) = INTXGS(t) + CEDT(t) + RESEDT(t) + EDTGNP(t) + PRVEDT(t) +
TREDT(t)
Giá trị của mô hình sẽ nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị ước lượng là tỷ số giãn nợ cho
năm (t+1), có được bằng cách sử dụng giá trị của các biến giải thích trong năm (t).
Nói cách khác, mô hình hướng vào dự báo năng lực chi trả nợ trong tương lai của
một quốc gia trong một năm sắp tới.
Trang: xvi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu sách:
“Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, PGS. TS. Trần Ngọc Thơ chủ biên, Nhà xuất bản
Thống kê, 2005.
“Tài chính quốc tế”, PGS. TS. Trần Ngọc Thơ & PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định chủ
biên, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.
Tạp chí và website:
Tạp chí Phát triển kinh tế
Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
Bộ tài chính www.mof.gov.vn
Tài liệu tiếng Anh
Tài liệu sách
International Financial Markets: Prices and Policies, Levich Richard, McGraw –
Hill, 2000.
Tài liệu nghiên cứu
Abell, J. and Krueger, T., 1989. Macroeconomic influences on beta. Journal of
Economics and Business
Applegate, C., 1996. Sovereign risk and the external cost of both public and private
sector foreign debt in Australia. Economic Papers.
De Haan, J., Siermann, C.L.J. and Van Lubek, E.V., 1997. Political instability and
country risk: New evidence. Applied Economics Letters
Diamonte, R., Liew, J., and Stevens, R. 1996. Political risk in emerging and
developed markets. Financial Analysts Journal May–June
Trang: xvii
Dumas, B., 1994. A test of the international CAPM using business cycle indicators
as instrumental variables. In: Frankel, J. Editor, , 1994. The Internationalization of
Equity Markets University of Chicago Press, Chicago
Erb, C.B., Harvey, C. and Viskanta, T., 1996. Political risk, economic risk and
financial risk. Financial Analysts Journal
Godfrey, S. and Espinosa, R., 1996. A practical approach to calculating costs of
equity for investments in emerging markets. Journal of Applied Corporate Finance
Gangemi, Brooks, and Robert, 2000. Modeling Australia’s country risk: a country
beta approach. Journal of Economics and Business
Jagannathan, R. and Wang, Z., 1996. The conditional CAPM and the cross-section of
expected returns. Journal of Finance
Website
Asian Development Bank www.adb.org
International Monetary Fund www.imf.org
Wikipedia www.wikipedia.org
www.repec.org
www.google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam.pdf