Định nghĩa về nghèo đói và chuẩn nghèo ở Việt Nam

Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm, ta có đường đói nghèo chung. Năm 1993, đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%); năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/ người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương ứng là 25% và 15%.

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 13129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định nghĩa về nghèo đói và chuẩn nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác định ngưỡng nghèo thường được thực hiện bằng cách tìm ra tổng chi phí cho tất cả các sản phẩm thiết yếu mà một người lớn trung bình tiêu thụ trong một năm. Phương pháp tiếp cận này dựa trên cơ sở rằng cần một mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì cuộc sống. Đây đã là cơ sở ban đầu của ngưỡng nghèo ở Hoa Kỳ, mức chuẩn này đã được nâng lên theo lạm phát. Trong các nước đang phát triển, loại chi dùng đắt nhất trong các khoản là trả cho thuê nhà (giá thuê căn hộ). Do đó, các nhà kinh tế đã đặc biệt chú ý đến thị trường bất động sản và giá thuê nhà vì ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng lên ngưỡng nghèo. Các yếu tố cá nhân thường được nghiên cứu như vị trí trong gia đình: người đó có phải là bố mẹ, người già, trẻ con, kết hôn hay không, v.v. - Các vấn đề trong việc sử dụng ngưỡng nghèo Sử dụng ngưỡng nghèo thường có vấn đề vì có một mức thu nhập tiệm cận trên ngưỡng này về bản chất không khác mấy so với mức thu nhập tiệm cận dưới: các hiệu ứng tiêu cực của nghèo có xu hướng liên tục hơn là rời rạc và mức thu nhập thấp tương tự tác động những người khác nhau theo những cách khác nhau. Để vượt qua được điều này, các chỉ số nghèo đói đôi khi được sử dụng thay vì ngưỡng nghèo; xem income inequality metrics. Một ngưỡng nghèo dựa trên phương pháp tiêu chuẩn đánh giá thu nhập định lượng, hay dựa trên số lượng thuần túy. Nếu các chỉ số phát triển con người khác như y tế và giáo dục được sử dụng thì các chỉ số này phải được định lượng, chứ không chỉ là một nhiệm vụ (kể cả đạt được) đơn giản. 1.2 Người nghèo là ai? Theo báo cáo Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên (2003)3 thì: Nhận thức về nghèo khác nhau giữa các tầng lớp dân cư và các vùng. Người dân địa phương có sự so sánh khá chính xác về mức sống của các hộ gia đình trong làng; họ không đánh giá 3 Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên . 2003. 7 nghèo theo những cơ sở chuẩn nghèo của quốc gia. Nghèo ở đây không chỉ đơn thuần là nghèo về mặt thu nhập hay dinh dưỡng mà còn tương đối toàn diện hơn theo quan niệm của người dân. Những hộ khá giả có quan niệm về nghèo khác với những hộ nghèo. Tuy nhiên, những người khá giả và người nghèo vẫn có quan điểm chung về tình trạng nghèo. Thông qua việc đánh giá bằng thang đo từ 1-10 các tiêu chí sau, người ta có thể xác định được hộ nghèo. Các tiêu chí có ảnh hưởng đến giảm thu nhập, đời sống của từng hộ thuộc diện hộ nghèo:  Mất nguồn thu nhập chính do bị mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, rủi ro trong SXKD... mà không có khả năng phục hồi và thiếu nguồn hỗ trợ từ họ hàng, người thân  Lao động chính chết hoặc mất khả năng lao động lâu dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới TN của hộ  Bán đất lo cho người bị ốm đau, bệnh nặng kéo dài hàng tháng  Có trẻ em trong độ tuổi đi học phải bỏ học vì không có tiền  Hộ có người vướng vào ma tuý, cờ bạc, nghiện rượu, trích hút.... bệnh xã hội  Mới tách hộ hoặc thêm con nhỏ không có thêm nguồn thu nhập  Gặp rủi do, phải bán đồ dùng gia đình, công cụ sản xuất để trang trải các bữa ăn hàng ngày  Một số rủi ro khác (như mất tài sản...) Hộ có khả năng rơi xuống nghèo là hộ có tổng số điểm từ 10 điểm trở lên. Đoàn RPGA 4 đã nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa những nhóm người khác nhau trong nhận thức về nghèo. Những người nghèo có khái niệm về nghèo rất khác với định nghĩa của CPVN. Vì vậy, người nghèo không biết được liệu họ có thuộc nhóm những người nghèo theo như sự phân loại của CPVN hay không. Điều này đã gây khó khăn cho họ trong việc đòi hỏi những quyền lợi của mình. Bảng 1: Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người khá giả và nhóm những người nghèo Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người khá giả Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người nghèo 4 Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chương trình toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS) và bắt đầu quá trình triển khai thực hiện CPRGS ở cấp địa phương. RPGA là: Báo cáo nghèo và quản trị nhà nước có sự tham gia của người dân. 8 Là người nghèo có nghĩa là không có nhà gạch, không có vốn để kinh doanh, không có kinh nghiệm kinh doanh, không có những tài sản có giá trị như tivi hoặc xe đạp, thường xuyên bị ốm, già và cô đơn, sở hữu một vài gia súc, có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có nhiều con nhỏ, mất những lao động chính, mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá hai tháng và phải nhặt củi để bán. Một hộ nghèo có nghĩa là có một ngôi nhà xây tạm bợ (không mái ngói, không tường gỗ), thường xuyên có người ốm, không có hoặc có ít gia súc, không có vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, không có các tài sản có giá trị (không có xe đạp), có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có quá nhiều con nhỏ, là người già và cô đơn, bị mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá ba tháng và phải kiếm củi hoặc làm thuê để sống qua ngày. Đoàn RPGA nhận thấy khái niệm về nghèo của người dân địa phương thay đổi rất ít qua thời gian. Trong nhiều trường hợp, người nghèo không nhận thức được sự thay đổi của xã hội bên ngoài, họ dường như bị lãng quên, không còn hoài bão và đôi khi không có khái niệm về quá khứ hay tương tai. Điều đó là một trong những rào cản cho những người nghèo khó thoát nghèo được. 1.3 Các đặc trưng của người nghèo Trong nghiên cứu về người nghèo lâu nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, việc xác định đối tượng người nghèo thường dựa trên các yếu tố định lượng, dựa vào thu nhập để xác định “ngưỡng nghèo khổ”. Cách tiếp cận định lượng như vậy sẽ dẫn đến một khó khăn là không thể xác định được chân dung chung của người nghèo, không thể so sánh người nghèo tại các khu vực, các xã hội có trình độ phát triển khác nhau, có nền văn hoá hay lối sống không giống nhau. Vì vậy đã xuất hiện những nghiên cứu định tính nhằm xác định những đặc trưng của người nghèo dựa trên toàn bộ lối sống, quan niệm, lối ứng xử thường ngày của họ... Chính từ đây, thuật ngữ “nền văn hoá nghèo khổ” (the culture of poverty) đã ra đời thông qua các công trình nghiên cứu định tính về người nghèo đô thị tại Mexico và Puerto Rico của nhà xã hội học - nhân học người Mỹ Oscar Lewis. Nền văn hoá nghèo khổ là một “mô hình sinh sống” (design of living) 9 của người nghèo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mô tả bức tranh đời sống của người nghèo mà theo đó, nhóm người nghèo thường có những đặc trưng sau: - Luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội. - Luôn cảm thấy xa lạ ngay trên chính quê hương mình và thường tin rằng các thiết chế xã hội hiện hữu không thoả mãn những mong đợi và nhu cầu của họ. - Luôn cảm thấy không được trợ giúp, giúp đỡ đủ; tình trạng thất nghiệp cao, lương thấp. - Luôn nghĩ rằng mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, cảm thấy chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì trong xã hội và chẳng xứng đáng với xã hội. - Không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại, cái trước mắt. - Tin tưởng mạnh mẽ vào định mệnh. - Về đời sống gia đình, nét nổi bật là tỉ lệ ly hôn cao, trẻ em và phụ nữ bị bỏ rơi, do đó gia đình thường trở thành kiểu gia đình “mẫu hệ”. - Có xu hướng kết hôn rất sớm, làm cha mẹ ở độ tuổi thanh niên (teen parents); hôn nhân chủ yếu là “cặp đôi tự do”, có khi là cùng huyết thống. - Nhiều thế hệ sống chung nên qui mô gia đình thường lớn. - Cha mẹ thường lạm dụng quyền lực trong quá trình nuôi dạy con cái, rất ít có sự truyền thông với con cái, con cái thường bị đánh đập. - Trẻ em gần như không biết đến giai đoạn tuổi thơ do phải tham gia lao động rất sớm và thường có kinh nghiệm tình dục rất sớm. - Thường không quan tâm đến nền giáo dục chính thức, vì vậy con cái họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội. - Có rất ít ý thức về lịch sử, thường chỉ biết đến những vấn đề của mình, hàng xóm của mình, lối sống của mình. - Không hề có ý thức giai cấp. - Quan niệm thành công là nhờ cơ may chứ không do nỗ lực bản thân. - Ít có thói quen tiết kiệm. - Thường không có thói quen tích luỹ lương thực, thường có thói quen mua thực phẩm với số lượng ít và mua nhiều lần trong ngày. - Việc thế chấp tài sản cá nhân rất phổ biến, thường thiết kế hệ thống tín dụng tự phát để vay mượn khi có nhu cầu. 10 - Về các đặc điểm khác có thể liệt kê như nạn nghiện rượu, thường sống ở nơi có mật độ dân số cao, thường dùng đến bạo lực để giải quyết các xung đột, bạo hành đối với nữ giới, có tư tưởng tập quần, tin vào sự thống trị của nam giới, trong cộng đồng thì các gia đình có gốc gác lâu đời thường chiếm ưu thế... Oscar Lewis cho rằng những đặc trưng trên gần như đúng với mọi cộng đồng nghèo ở các nước đang phát triển, và những đứa trẻ khi lên sáu, bảy tuổi gần như đã nhập tâm những khuôn mẫu đó nên có thể nói nền văn hoá nghèo đói có tính liên thế hệ là vì vậy.[ 5 ] 1.4 Các yếu tố đo lường nghèo khổ Nghèo khổ là một khái niệm phức tạp và được thảo luận không chỉ dưới góc độ thu nhập mà còn dưới góc độ an ninh và rủi ro, bản sắc và hội nhập, và văn hóa. Có một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc đo lường sự nghèo khổ là tài sản, mối quan hệ và mức độ địa lý. 1.4.1 Tài sản và lợi tức Thu nhập là một yếu tố rất quan trọng và những nguồn lực tạo nên thu nhập được gọi là “tài sản” mà người nghèo đang sở hữu và sử dụng để thực hiện chiến lược sống của mình. Tài sản có thể tăng hay giảm, nhưng chúng thường có tính ổn định hơn là bản thân thu nhập và là một yếu tố quyết định quan trọng hơn đến phúc lợi và cơ hội cho sự cơ động xã hội. Tài sản có thể chia ra thành các loại khác nhau như: tài sản thiên nhiên, tài sản xã hội, tài sản con người, tài sản vật thể và tài chính. - Tài sản thiên nhiên bao gồm nguồn tài nguyên có ích cho cuộc sống con người như: rừng, nước, đất đai, cá và khoáng sản. Những nguồn tài nguyên này hợp thành môi trường. - Tài sản xã hội chỉ mối quan hệ tin cậy, có đi có lại hỗ trợ cho hoạt động tập thể; mối quan hệ thành viên trong nhóm chính thức và phi chính thức; và các mạng lưới giúp mọi người làm việc cùng nhau và tiếp cận được các thể chế và dịch vụ. Luật chính thức (có tính luật pháp hay tôn giáo) và không chính thức (Luật tục và luật mang tính địa phương) cũng là những dạng tài sản xã hội. - Tài sản con người là một khái niệm chỉ kỹ năng, kiến thức, niềm tin, quan điểm, khả năng làm việc và sức khỏe cho phép con người theo đuổi chiến lược sống của mình. 5 Tintuc.xalo.vn, Nhận diện người nghèo, truy cập ngày 18/12/2011, từ 765989969/Nhan_dien_nguoi_ngheo.html 11 - Tài sản vật thể chỉ những cơ sở vật chất cơ bản và những công cụ sản xuất cần thiết cho việc đảm bảo cuộc sống như đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống vệ sinh, nhà ở, năng lượng và dịch vụ. - Tài sản tài chính chỉ những nguồn lực tài chính mà người nghèo có bao gồm những khoản tiền (Ví dụ: tiền tiết kiệm, khoản vay) hay những nguồn tiền thường xuyên (Ví dụ lao động làm thuê, chuyển khoản, trợ cấp, v.v). Cơ hội là một trong những kênh quan trọng nhất để giảm nghèo. Cơ hội có thể được xem là sự kết hợp giữa hai yếu tố: sở hữu tài sản (ít nhất là tiếp cận với tài sản) và lợi tức thu được từ tài sản đó. Nhiều khi tài sản của người nghèo chỉ là sức lao động. Nhưng nếu không có được những công việc trả lương tốt, thì một mình tài sản này không đủ để đảm bảo thu nhập cho họ. Những tài sản chính khác gồm tay nghề, đất đai, sức lực và môi trường. Một trong những điểm mạnh của Việt Nam là đảm bảo trình độ học vấn tương đối cao của người dân, bao gồm một bộ phận lớn những người nghèo. Thông qua quá trình cải cách đất đai, cac hộ nông thôn ở đồng bằng đã có quyền sử dụng đất. Đã có những nỗ lực đáng kể nhằm cung cấp tài chính quy mô nhỏ cho các hộ nghèo. Tuy nhiên thị trường đất và vốn vẫn còn kém phát triển ở Việt Nam, trong khi đó hội nhập kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến lợi tức thu về từ lao động nói chung và kỹ năng nói riêng. Phát triển kinh tế nhanh có thể ảnh hưởng đến môi trường theo hướng đặc biệt bất lợi cho người nghèo. Nhìn chung quá trình phát triển đã làm thay đổi căn bản cơ cấu sở hữu tài sản và lợi tức thu về từ những tài sản đó, mà điều đó lại có tác động đến nghèo đói và bất bình đẳng. 1.4.2. Đất đai Đất đai là phần tài sản thiết yếu của người dân. Hầu hết mỗi người dân đều sinh sống trong một khu đất được tổ tiên để lại. Họ có thể có nhiều hoạt động kinh tế nhằm kiếm sống trên khu đất ấy, nhưng người nghèo chủ yếu sử dụng đất đai mình có để làm nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều hộ gia đình không có đất đai để trồng trọt và nhiều hộ gia đình có đất nhưng lại bán đi hoặc đem đi cầm cố để đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế khác hoặc bán đi do nghèo túng hoặc do các sự cố đột xuất trong gia đình. Đất đai của người nông dân ở nhiều nơi được mở rộng. Họ được cấp thêm đất hoặc họ xin thêm đất để làm kinh tế, nhất là trong kinh tế lâm nghiệp. Diện tích đất rừng được giao cho người dân trồng các cây lâu năm tăng dần qua các năm và phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Mô hình VAC của người nông dân vẫn được ưa chuộng và được áp dụng trên diện rộng toàn quốc. Người nông dân 12 không chỉ được cấp đất để trồng trọt mà họ còn chủ động mở rộng đất để chăn nuôi gia súc và cá. Chính những hoạt động này đã làm cho thu nhập của người nông dân tăng cao hơn và dẫn đến việc số người nghèo ở nông thôn cũng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, một thực tế mà ta có thể thấy rõ rằng, nhiều nơi dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đồng ruộng của người dân đã bị san đi và thay vào đó là những khu công nghiệp và những khu đô thị ồn ào, ô nhiễm. Vô tình, người nông dân đã bị đẩy vào thế mất đất và không có việc làm. Điều đó dẫ đến việc họ phải chuyển lên các thành phố lớn để kiếm sống. Đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và các cấp chính quyền cần có những chính sách thích hợp hơn cho người nông dân sau khi họ bị mất đất ví dụ như các chính sách tạo việc làm cho người dân. 1.4.3. Tiết kiệm, tín dụng Các hộ nghèo ở Việt Nam được tiếp cận với một vài nguồn tin dụng cá nhân cả chính thức và không chính thức đó là các chương trình xóa đói giảm nghèo chủ yếu mang tính trợ cấp, những nguồn tín dụng khác là Ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo và Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn cho nông dân, mô hình tiết kiệm vay vốn với sự hỗ trợ cảu các tổ chức phi chính phủ trong nước, các tổ chức quần chúng nhưng số lượng này còn rất hạn chế. Những người dân thuộc hộ nghèo lại thường xuyên phải tiếp cận với các nguồn tín dụng phi chính thức. Quy mô của các tổ chức tín dụng phi chính phủ chỉ chiếm 5% trong tổng số các nguồn tín dụng ở Việt Nam, khu vực tài chính không chính thức tiếp tục đóng vai trò lớn, việc những hộ nghèo không có tài sản thế chấp sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn này là chuyện không thể tránh, do không được tiếp cận nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất nên họ không có khả năng xóa đói, giảm nghèo vì sản xuất và nguồn đầu tư cho sản xuất không được mở rộng 1.4.4. Kỹ năng tay nghề Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, không được đào tạo chuyên sâu, vậy nên họ không có kỹ năng tay nghề. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, kỹ năng tay nghề được xem như là một trong những điều kiện cần và đủ thiết yếu để người lao động nâng cao thu nhập, đặc biệt là người nghèo. Khi không có tay nghề, họ- những người nghèo sẽ chỉ được làm những công việc với thu nhập thấp, không có nguồn tích lũy để thoát nghèo, họ rơi vào vòng nghèo đói như là một sợi dây quàng cổ. Trình độ tay nghề của người dân quyết định số thu nhập mà họ có được hàng tháng. Người lao động có tay nghề thường có thu nhập cao hơn là người lao động không có 13 tay nghề. Tuy nhiên, yếu tố về trình độ tay nghề bị quyết định bởi yếu tố giáo dục. Một người lao động được đào tạo bài bản khác làm việc luôn có năng suất hơn là người lao động không được đào tạo. Nghèo là yếu tố quan trọng trong việc đến trường của người dân. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội cũng được thể hiện bằng việc mà họ có được đến trường hay không và có được theo học đến trình độ nào. Học tập mang lại nhiều lợi ích trong đó có cả lợi ích kinh tế. vì vậy, nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm mở cửa giáo dục và mang giáo dục đến với tất cả người dân trong cả nước. Học tập là cách thoát nghèo dễ nhất. 1.4.5. Việc làm Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta không cao so với các nước khác trên thế giới. Nhờ thắng lợi của cuộc cải cách năm 1986, cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi một cách tích cực. Nông nghiệp dần thu hẹp lại, công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh. Các doanh nghiệp quốc doanh và phi quốc doanh mọc lên như nấm sau mưa. Chính điều này đã giúp tạo việc làm cho hàng ngàn người dân Việt. Do dân số Việt Nam là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao và số người tham gia lao động cũng rất cao. Trên thị trường lao động Việt Nam xuất hiện rất nhiều trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên những trung tâm này dường như hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Người dân nhiều khi được giới thiệu những việc làm không phù hợp với sức lực và trình độ của mình. Điều đó dẫn đến việc chuyển đổi việc làm của người dân từ nghành kinh tế này sang ngành kinh tế khác và một điều đáng lưu tâm hơn nữa là tai nạn lao động. Tuy nhiên khi gặp phải tai nạn lao động người dân hầu như không được hưởng các chính sách của nhà nước về các chế độ ưu tiên, đãi ngộ đối với những trường hợp này. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tạo việc làm phải đi đôi với việc phân bổ việc làm, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để tạo việc làm cho người dân và có những chính sách đãi ngộ với những công việc mang tính rủi ro cao. 1.4.6. Môi trường Môi trường là yếu tố đầu tiên mà người dân tiếp xúc để kiếm sống. Môi trường là nguồn sống của con người. Các nhu cầu của con người đều được đáp ứng bởi môi trường sống xung quanh mình. Trước đây, trong thời kỳ nguyên thủy, người dân sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm. Tức là người dân sống dựa chủ yếu vào môi trường sống. Sau này, khi công nghiệp xuất hiện, cũng với đó là những thành tựu rực rỡ của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi 14 trường sống của chính con người. Con người đã lợi dụng tự nhiên, khai thác một cách kiệt quệ tài nguyên môi trường và tàn phá nó bằng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tầm trọng. hàng ngàn hecta rừng – cái được mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất đã bị đốt đi làm rẫy, lấy gỗ làm nhiên liệu hoặc buôn bán. Hàng ngàn động thực vật quý hiếm đã rơi vào “sách đỏ” cần được bảo vệ và đang nằm trên bờ tuyệt chủng. Những ống khói mọc lên, thay thế những cánh đồng xanh bất tận. Trái đất đang dần nóng lên. Những vùng Biển xanh đang biến dần thành biển dầu lan tràn trên mặt nước cùng với rác thải công nghiệp có mà sinh hoạt cũng có. Hàng năm, có hàng triệu người chết vì động đất, song thần, lũ lụt. Hàng loạt những bệnh lạ và những căn bệnh ung thư nguy hiểm đã và đang tìm đến con người. Tất cả những điều đó đều là hậu quả mà con người gây ra – tàn phá thiên nhiên, môi trường sống của chính con người. Ngày nay, nhận thức được những hành động của mình, con người cũng đã có những chương trình phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ chính sự sống của mình. Cần phải có những chính sách thiết thực và cứng rắn để con người biết trân trọng và quý trọng những gì mà môi trường sống mang lại cho chính bản thân mình và toàn nhân loại. 1.4.7. Mối quan hệ Thứ hai, có thể nhìn nhận nghèo đói như một "tập hợp các mối quan hệ”. Điều này có nghĩa là nghèo đói không chỉ biểu hiện tình trạng sống mà còn là một tập hợp các mối quan hệ giữa người nghèo và người không nghèo. Người nghèo cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với những người không nghèo để giành quyền kiểm soát các tài sản. Tương tự, nói đến quyền sở hữu là ít nói đến sự kiểm soát của con người đối với các nguồn lực mà nói nhiều hơn về mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc kiểm soát nguồn lực. Nghèo đói cũng vậy, nó biểu hiện mối quan hệ giữa người nghèo và người không nghèo đối với tài sản. Những mối quan hệ này không thể không gắn với những vấn đề quyền ngắn hạn và dài hạn liên quan trực tiếp đến sự tiếp cận và kiểm soát đối với nguồn lực. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực cũng như trng việc phân bố và bảo vệ các quyền. Do vậy, chính sách nhà nước có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo độc lập với sự đầu tư của nhà nước trong việc cải thiện cơ sở tài sản mà người nghèo phụ thuộc vào. Sự phân bố lại các nguồn lực – thông thường có ý nghĩa đối với việc cải thiện các lựa chọn sống của người nghèo – có thể là một quá trình mang lại các lợi ích trái ngược nhau và cũng có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Quan niệm về nghèo đói như một tập hợp các mối quan hệ là đặc biệt quan trọng khi thấy rằng bất cứ một tài sản nào 15 cũng do những nhóm người khác nhau quản lý, trong đó một số là người nghèo, một số khác không nghèo. Do đó, chỉ tập trung vào người nghèo mà không gắn họ với những nhóm người khác sẽ không chỉ bỏ qua những vấn đề công bằng và bình đẳng mà còn là sự thiếu thận trọng về chính trị và không có hiệu quả về mặt thực tế. 1.4.8. Mức độ và địa lý "Người nghèo" không phải là một nhóm đống nhất. "Người nghèo" ở bất cứ một địa điểm nào có thể được coi như một nhóm nằm dưới một chuẩn mực tối thiểu nào đó, do vậy có thể tập trung họ thành một nhóm đối với các chính sách mục tiêu. Ở khu vực nông thôn những người nghèo là những người có rất ít tài sản, bị đặt ra ngoài lề và thường xuyên phải sống lần hồi qua ngày. Họ có thể không có các nguồn lực ngoài việc bóc lột quá sức môi trường xung quanh họ, thậm chí nếu điều này làm giảm giá trị lâu dài của môi trường đối với nhu cầu của họ. Đối với những người quá nghèo, cải thiện sự tiếp cận các tài sản chính thông qua các chương trình như: tín dụng nhỏ và quỹ tiết kiệm có thể là một giải pháp thích hợp. Có thể có những mức độ nghèo đói rất khác nhau trong khuôn khổ hộ gia đình. Phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái thường là những người thiệt thòi nhất trên phương diện tiếp cận đến các tài sản sản xuất. Họ thường bị tác động nhiều nhất bởi sự ô nhiễm không khí và nước và sự tiếp cận hạn chế đến giáo dục. Họ cũng thường bị yêu cầu phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc quản lý nguồn lực môi trường. Đặc biệt, trẻ em bị tác động nhiều hơn từ những hóa chất môi trường nhiều hơn bất kỳ một nhóm xã hội nào khác. Nghèo đói không chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các nhóm để có được nguồn lực mà nó còn là vấn đề cạnh tranh bên trong hộ gia đình về nguồn lực này.[6] 2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam 2.1 Phương pháp xác định chuẩn nghèo Phương pháp chung để xác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người. Có hai cách hiểu về nghèo khổ: Cách hiểu theo tiêu chuẩn thống kê thuần 6 Nguyễn Hữu Minh, 2006, Phân tầng xã hội và nghèo khổ. 16 túy (thu nhập bình quân, calorie, v.v…) và cách hiểu theo chuẩn xã hội. Tại Việt nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo, dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống kê hay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA). Chuẩn nghèo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được xác định một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị). Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm hai mức:  Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm;  Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại. Trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm, gọi là đường nghèo lương thực thực phẩm (thông thường người ta tính rổ hàng hóa với một sô mặt hàng nhất định). Theo tiêu chuẩn của Tổng cục Thống kê Việt Nam 7 , dựa vào phương pháp quốc tế, theo đó tiêu chuẩn nghèo là số tiền cần thiết để mua 1 lượng thực phẩm tối thiểu cung cấp đủ 2100 Kcal mỗi ngày mỗi người (đây cũng là tiêu chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như các tổ chức quốc tế hiện nay sử dụng) và số tiền cần thiết cho những nhu cầu phi lương thực. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi phí cần thiết để đạt được lượng calo này gọi là nhóm nghèo về lương thực thực phẩm. Chi phí lương thực chiếm 70% và phi lương thực 30%. Tổng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm được gọi là đường nghèo hay chuẩn nghèo (đó là đường nghèo chung). Để tiện cho việc tính toán, đánh giá, người ta chuyển từ mức chi tiêu sang mức thu nhập. Như vậy, đường đói nghèo chung sẽ ở mức cao hơn đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Ví dụ: Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 55%). Năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 39%) 8 . Năm 7 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=4326 8 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. 2002. Hà Nội 17 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt nam bằng 107 234 VND/tháng; chuẩn nghèo chung bằng 149.156 VND/tháng Khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân của hộ gia đình. Tuy vậy, tỉ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỉ lệ người nghèo. Thông thường, trong một quốc gia thì tỉ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỉ lệ hộ nghèo. Vì quy mô hộ gia đình của nhóm nghèo cao hơn nhóm không nghèo. Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến đổi theo không gian và thời gian. Về không gian nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, chẳng hạn, đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi. Về thời gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử. 2.2 Sự thay đổi các chuẩn nghèo của Việt Nam từ năm 1990 đến nay Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã nhiều lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau: (1) Mức tăng thu nhập thực tế của dân cư, đặc biệt là nhóm nghèo trong thời kỳ điều chỉnh; (2) Tốc độ lạm phát cùng kỳ.9 Vào những năm 1990, chuẩn nghèo ở Việt Nam được xác định theo mức: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 45.000 đồng/người/tháng (540.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 70.000 đồng/người/tháng (840.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo10. Từ 1993 đến nay Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh mức chuẩn nghèo. Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27/9/2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng 9 Nguyễn Hữu Minh, Chuyên đề cao học về Phân tầng xã hội và nghèo khổ, Hà Nội, 2006, trang 65 10 Lê Ngọc Hùng, 2010, Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ 18 (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Bảng 1: Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Khu vực Hộ nghèo Nông thôn miền núi, hải đảo Từ 80.000đ/người/tháng trở xuống Nông thôn đồng bằng 100.000đ/người/tháng Thành thị 150.000đ/người/tháng Nguồn: Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27/9/2001 Trong đó, theo số liệu thống kê tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta từ 2004 đến 2008 liên tục giảm (bảng 2). Nếu vào năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 18,1% thì đến năm 2009 giảm còn 12,3%; trung bình mỗi năm giảm gần 1,2%11. Chuẩn nghèo 2001-2005 so với giai đoạn trước đó tăng 1,5 lần, còn về phương pháp tiếp cận và xác định vẫn dựa trên cơ sở thu nhập của hộ. Trong chuẩn nghèo mới không có tiêu chí hộ đói vì tỉ lệ hộ đói không còn đáng kể. Sở dĩ có lựa chọn phương án tăng lên 1,5 lần là vì trong 5 năm 1996-2000 mức sống dân cư Việt Nam tăng lên khoảng 1,47 lần và GD giai đoạn 1991-2000 tăng 1,97 lần. Theo chuẩn trên, đầu năm 2001 Việt Nam có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 17,2%. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số chuyên gia quốc tế thì chuẩn về hộ nghèo của nước ta thấp hơn so với tình hình thực tế, chỉ ngang bằng một số nước trong khu vực, thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan… Chính phủ lựa chọn chuẩn nghèo thấp trong giai đoạn này là nhằm tập trung nguồn lực cho đối tượng nghèo nhất nhằm giải quyết nhu cầu ăn và mặc; còn về y tế, giáo dục nhà nước có thể áp dụng chính sách trợ giúp. Hạn chế của chuẩn nghèo thấp là chưa phản ánh đúng thực trạng nghèo ở Việt Nam, nhiều người vượt qua ngưỡng nghèo mà cuộc sống vẫn khó khăn; vì vậy theo xu hướng hội nhập khu vực, từ năm 2006 chính phủ đã áp dụng chuẩn nghèo mới. Chuẩn nghèo này tính trên cơ sở bảo đảm 2100 kcal mỗi ngày và có tính đến nhu cầu phi phương thực, thực phẩm (mặc, y tế, giáo dục, nhà ở, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội). Ước tính nhu cầu phi lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 40% tổng giá trị chi tiêu. Bảng 2: Chuẩn nghèo của Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 Năm Thành thị Nông thôn 11 Lê Ngọc Hùng, 2010, Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ 19 2004 218 168 2006 260 200 2008 370 290 Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Nxb.Thống kê 2010 Tiếp đó, theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010: Bảng 3: Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Khu vực Hộ nghèo Nông thôn 200.000đ/người/tháng trở xuống Thành thị Từ 260.000đ/người/tháng trở xuống Nguồn: Quyết định số 170/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ Nhìn vào bảng trên ta có thấy, chuẩn nghèo ở nông thôn đã tăng lên 200.000đ/người/tháng và ở thành thị cũng tăng lên từ 260.000đ/người/tháng. Như vậy, nếu so sánh với giai đoạn 2000 – 2006 thì quy định chuẩn nghèo của giai đoạn 2006 – 2010 đã tăng lên khoảng 100.000đ/người/tháng. Xét theo đề nghị của Bộ trưởng bộ lao động – thương binh và xã hội, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 09/2011/QĐ – TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015 như sau: Bảng 4: Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Thành thị Nông thôn Hộ nghèo 500.000đ/người/tháng 400.000đ/người/tháng Cận nghèo 501 đến 650.000đ/người/tháng 401 đến 520.000đ/người/tháng Nguồn: Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ Theo quyết định trên ta có thể thấy, chuẩn nghèo từ nay (năm 2011) đến năm 2015 thể hiện một sự biến thiên của các chuẩn nghèo luôn theo xu hướng tăng dần kể từ năm 1990 đến nay. Một mặt, chuẩn nghèo đó phản ánh sự tăng lên thu nhập bình quân đầu người, có thể giảm thiểu tỷ lệ nghèo đói (theo nghĩa tuyệt đối) ở một mức nào đó. Nhưng mặt khác những lại cho thấy sự giảm 20 đi của giá trị tiền tệ ở Việt Nam. Điều này có thể giải thích tại sao Việt Nam theo đánh giá của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “vẫn là một nước nghèo”12. 2.3 Chuẩn nghèo ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh *Hà Nội UBND thành phố Hà Nội vừa thông qua mức chuẩn nghèo mới của thành phố giai đoạn 2011- 2015 theo dự thảo về chuẩn nghèo mới mà Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố xây dựng. Theo đó, những hộ có mức thu nhập dưới 750.000 đồng/người/tháng (đối với khu vực thành thị) và dưới 550.000 đồng/người/tháng (đối với khu vực nông thôn) là hộ nghèo. Mức cận nghèo đối với khu vực thành thị là từ 751.000 đồng - 1.000.000 đồng/người/tháng, ở khu vực nông thôn từ 551.000 - 750.000 đồng/người/tháng. Với tiêu chuẩn này, số hộ nghèo của Hà Nội được xác định là 148.148 hộ, chiếm 9,6% , số hộ ở mức cận nghèo là 61.465 hộ, chiếm 3,98%. Hiện Hà Nội đang thực hiện mức chuẩn nghèo đối với khu vực thành thị là dưới 500.000 đồng/tháng, ở nông thôn dưới 330.000 đồng/tháng; cận nghèo ở thành thị từ 500.000 - 650.000 đồng/tháng, ở nông thôn là 330.000 - 430.000 đồng/tháng (giai đoạn 2009 - 2013). Với mức áp dụng chuẩn nghèo của giai đoạn 2009 – 2013 nói trên, đầu năm 2009, toàn thành phố có 117.825 hộ nghèo, chiếm 8,43% và 19.543 hộ cận nghèo, chiếm 2,83%. Đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội đã giảm xuống còn 6,09% và cuối năm 2010, số hộ nghèo được giảm tiếp 22.500 hộ, còn 4,48%. *Thành phố Hồ Chí Minh Chuẩn nghèo giai đoạn 3 (2009 - 2025) của TPHCM vừa được UBND TP ban hành tương đương với mức chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới xác định (2 USD/người/ngày). Theo chuẩn nghèo mới này, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống (tương đương 2 USD/người/ngày), không phân biệt nội thành hay ngoại thành. Cuối năm 2008, TP cơ bản xóa hết hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2 (thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm). Do đó, đến đầu năm 2009, TP quyết định ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 3 12 Song Linh, 2011, Việt nam vẫn là một nước nghèo. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ 21 (2009 - 2015) lên thành dưới 12 triệu đồng/người/năm ở các quận nội thành, dưới 10 triệu đồng/người/năm ở các huyện ngoại thành. Giai đoạn này, TP lại mạnh dạn quyết định nâng mức chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2015 lên thành 12 triệu đồng/người/năm cho toàn TP. Với mức chuẩn này, TP có khoảng 200 ngàn hộ thuộc diện nghèo. Như vậy, giữa 2 thành phố lớn trong nước ta cũng có những chuẩn riêng. 2.4 Địa phương có chuẩn nghèo cao nhất Một số địa phương đã căn cứ vào tiêu chuẩn chung của quốc gia để xây dựng chuẩn nghèo của mình. Ngoài những quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chuẩn nghèo riêng dựa trên 2 tiêu chí: Mức thu nhập bình quân đầu người; khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng thời kỳ có sự thay đổi phù hợp. Chẳng hạn , từ năm 1992 đến này thành phố Hồ Chí Minh đã có 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo đến năm 2002 là gần gấp đôi chuẩn nghèo quốc gia. Trong giai đoạn 2 của Chương trình xóa đói giảm nghèo (2004-2010). Ở Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh được xem là tỉnh thành có chuẩn nghèo cao nhất ở Việt Nam và chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy xu hướng tăng lên cùng với chuẩn nghèo quốc gia. Bảng 5: Chuẩn nghèo của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1993 đến 2010 (đv: 1 người/năm) Năm Thành thị Nông thôn 1993 1.000.000 700.000 1997 3.000.000 2.500.000 2000 3.000.000 2.500.000 2002 3.000.000 2.500.000 2004 6.000.000 6.000.000 2010 6.000.000 6.000.000 2011 12.000.000 10.000.000 Nguồn: Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định chuẩn nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh, 200613 và website của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) 13 Th.s. Lê Văn Thành, Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định chuẩn nghèo ở TP Hồ Chí Minh, Viện kinh tế, UBND TP Hồ Chí Minh, 2006, Trang 8-9 22 Bảng trên cho ta thấy, sự tăng lên nhanh chóng các chuẩn nghèo từ năm 1993 đến năm 2010 ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt là ở nông thôn, chuẩn nghèo đang có xu hướng cân bằng hơn so với thành thị với xuất phát điểm ban đầu thấp (700.000đ/người/năm 1993 đạt đến 6.000.000đ/người/năm 2010). 2.5 Sự khác biệt chuẩn nghèo giữa các phường, xã của một địa phương * Sự khác biệt chuẩn nghèo của các phường xã ở Hà Nội: Theo quyết định của việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 đã quy định mức chuẩn nghèo và cận nghèo như sau: Chuẩn nghèo: Ở khu vực thành thị gồm những hộ có thu nhập bình quân từ 750.000đ/người/tháng trở xuống là hộ nghèo; khu vực nông thôn gồm những hộ có mức thu nhập binh quân từ 550.000đ/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn cận nghèo: Ở khu vực thành thị gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 751.000đ/người/tháng đến 1.000.000đ/người/tháng là hộ cận nghèo; khu vực nông thôn gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 551.000đ/người/tháng đến 750.000đ/người/tháng là hộ cận nghèo. 14 Như vậy, sự khác biệt chuẩn nghèo ở các phường xã Hà Nội chính là sự khác biệt ở giữa khu vực phường xã là thành thị với phường xã là nông thôn. Mà theo số liệu thống kê về số đơn vị hành chính (Sau khi đã mở rộng) (tại thời điểm 01/08/200815) ở bảng dưới đây: Bảng 6: S ố đơn vị hành chính (tại thời điểm 01/08/2008) Đơn vị hành chính Số lượng Thành phố trực thuộc 2 Quận 9 Huyện 18 Phường 143 Thị trấn 22 Xã 412 14 Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Chuẩn nghèo, cận nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 15 Hiện chưa cập nhật được dữ liệu năm 2011 23 Nguồn: Trích “Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của thành phố Hà Nội (sau khi mở rộng)” trong Tư liệu kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, Tổng cục thống kê, 2009. Nhìn vào bảng ta có thể thấy, số lượng thành phố, quận, huyện, phường, thị trấn, xã tương ứng sẽ có các chuẩn nghèo theo quy định của nhà nước. Tuy chưa thể phản ánh được rõ nét nhưng sự khác biệt trong đánh giá chuẩn nghèo theo số lượng phường xã, thị trấn như trên đã nói lên rằng khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt về chuẩn nghèo. Kết luận: Như vậy, qua một số khái niệm cơ bản về nghèo đói, những chuẩn nghèo đã được phân tích một cách sâu sắc từ cấp quốc gia đến đơn vị hành chính phường xã sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về các chính sách xóa đói giảm nghèo và phạm vi của nó. 2.6.Chuẩn nghèo của một số nước trên thế giới Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010-2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn. Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỉ lệ người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990 đến 2009, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người thiếu ăn vẫn còn khá cao. Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha, Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm. 24 Báo cáo của Manos Unidas cũng cho hay hiện có 15 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi. Trong khi đó, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 100 triệu trẻ em trên thế giới không có nhà cửa và đang sống trên các đường phố. Trước thực trạng này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các nước cải thiện điều kiện y tế và vệ sinh, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em, cải thiện tình trạng đói nghèo và tạo điều kiện cho trẻ em phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2000, các nước trên thế giới đã thống nhất đề ra mục tiêu này, theo đó giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính diễn ra liên tiếp đẩy số người nghèo tăng cao như hiện nay, đối với nhiều nước, mục tiêu này là bất khả thi. Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói). Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày. Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 ca-lo; Thái Lan: 2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a,... Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo 25 khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo. Dưới đây là chuẩn mực nghèo của một số nước: Đơn vị tính Chuẩn nghèo Quy đổi tiền Việt Nam (đơn vị: Đồng) Thu nhập Chi tiêu Thu nhập Chi tiêu Đông Á 2.059.405,03 54 769.5093 592 981.0632 Trung Quốc Nhân dân tệ/năm 625,00 Đông Nam Á Cam-pu- chia Riên/ngày 1.837,00 Lào Kip/tháng 20.911,00 Phi-lip-pin Pê-sô/năm 11.605,00 Thái Lan Bạt/tháng 882,00 Việt Nam Nghìn đồng/năm 1.790,00 Nam Á Ấn Độ 183 073.9489 131 861.6328 3 179 493.8861 Thành thị Ru-pi Ấn Độ/tháng 454,11 Nông thôn Ru-pi Ấn Độ/tháng 327,56 Nê-pan Ru-pi Nê Pan/năm 4.404,00 Pa-ki-xtan Ru-pi Pa-ki- xtan/tháng 748,56 Xri Lan-ca Ru-pi Xri Lan- ca/tháng 791,67 Trung Á 26 (Nguồn: Theo Nguyễn Văn Phẩm, Vụ hợp tác Quốc Tế, Chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia) Hậu quả của việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn lớn cho việc so sánh quốc tế. Ngay cả việc so sánh động thái theo thời gian về tình trạng nghèo của một quốc gia cũng thiếu chính xác. Ví dụ nước Mỹ dùng mức chuẩn của gần nửa thế kỷ trước, khi mà mẫu tiêu dùng của dân cư khác hẳn với ngày nay, để phản ánh tình trạng nghèo đói hiện nay là không phù hợp. Nửa thế kỷ trước, người dân Mỹ chi gần một phần ba thu nhập cho ăn uống, nhưng ngày nay họ chỉ chi 13,2% thu nhập cho lương thực và chi một phần ba thu nhập cho nhà ở. Việc sử dụng tiêu thức tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo và tỷ lệ hộ gia đình nghèo cũng không đồng nhất, vì số lượng thành viên trong gia đình rất khác nhau. Tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhưng nếu đó lại là các hộ đông người, thì khi chuyển sang tỷ lệ dân số nghèo chưa chắc đã thấp. Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đô la Mỹ năm 1993, có nghĩa là tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 2,16 USD/ngày/người của năm 2002. A-déc-bai- gian Nghìn Ma-nat/năm 120,00 1 724 359.1186 570 467.5741 3 128 499.9673 934 150.2648 16 114 046.5899 321 769.1101 94 999 936.5723 Ca-dắc-xtan Ten-ghê/tháng 4.007,00 Cư-rơ-gư- xtan Sôm/năm 7.005,63 Thái Bình Dương Phi-ji Đô la/tuần 83,00 Mic-rô-nê- xi-a Đô la Mỹ/năm 767,58 Xa-moa Ta-la/tuần 37,49 Tôn-ga Pan-ga/năm 8.061,00 Tu-va-lu Đô la ÚC/tuần 84,24 27 TỶ LỆ DÂN SỐ SỐNG DƯỚI MỨC NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƯỚC (%) Quốc gia Năm Theo chuẩn nghèo quốc gia Theo chuẩn nghèo quốc tế 1 USD/ngày 2 USD/ngày Đông Á Trung Quốc 2001 16,6 46,7 Mông Cổ 1998 35,6 27,0 74,9 Đông Nam Á Cam-pu-chia 1999 35,9 34,1 37,7 In-đô-nê-xi-a 2002 18,2 7,5 52,4 Lào 1997 38,6 39,0 81,7 Ma-lai-xi-a 1999 7,5 0,2 9,3 Mi-an-ma 1997 22,9 Phi-lip-pin 2000 34,0 15,5 47,5 Thái Lan 2002 9,8 1,9 32,5 Việt Nam 2002 28,9 13,1 58,5 Nam Á Bang-la-đét 2000 49,8 36,0 82,8 Ấn Độ 1999 26,1 36,0 81,3 Man-đi-vơ 1998 43,0 0,1 2,9 Nê-pan 1996 42,0 39,1 80,9 Pa-ki-xtan 1999 32,6 25,3 77,2 Xri Lan-ca 1995 25,2 6,6 45,4 Trung Á A-déc-bai-gian 2001 49,6 3,7 33,4 Ca-dắc-xtan 2002 27,9 0,1 8,5 Cư-rơ-gư-xtan 2000 52,0 0,9 27,2 Ta-gi-ki-xtan 2003 56,6 13,9 58,7 Tuốc-mê-ni-xtan 1998 29,9 12,1 44,0 U-dơ-bê-ki-xtan 2000 27,5 17,3 71,7 Thái Bình Dương 28 Mic-rô-nê-xi-a 1998 27,9 5,2 19,7 Pa-pua Niu Ghi-nê 1996 37,5 24,6 54,4 Xa-moa 2002 20,3 5,5 Tôn-ga 2001 22,7 4,0 12,6 (Nguồn: Theo Nguyễn Văn Phẩm, Vụ hợp tác Quốc Tế, Chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia) Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm, ta có đường đói nghèo chung. Năm 1993, đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%); năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/ người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương ứng là 25% và 15%. Các câu hỏi ôn tập Câu 1: Thế nào được gọi là nghèo tương đối, nghèo tuyệt đối? Sự khác biệt giữa hai cách định nghĩa này? Câu 2: Phân tích sự khác biệt chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1990 đến nay? Câu 3: Tỉnh nào có chuẩn nghèo cao nhất và thay đổi như thế nào qua các năm? Sự khác biệt chuẩn nghèo của các phường xã trong một thành phố? 29 Một số tài liệu tham khảo chính Lê Ngọc Hùng, 2010, Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ Lê Văn Thành (chủ nhiệm đề tài) 2006, Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Minh, 2006, Phân tầng xã hội và nghèo khổ, Viện Xã Hội Học Việt Nam, Hà Nội Song Linh, 2011, Việt nam vẫn là một nước nghèo. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ Tổng cục thống kê Việt Nam 2009, Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh thành phố Việt Nam, Nxb. Thống kê, tr.175 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=4326 Từ điển Xã hội học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa dịch), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 370 – 373 Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Chuẩn nghèo, cận nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 Quyết định số 170/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 Vi.wikipedia.org 2010, Định nghĩa về Ngưỡng nghèo. Truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2011, từ Tintuc.xalo.vn, Nhận diện người nghèo, truy cập ngày 18/12/2011, từ 765989969/Nhan_dien_nguoi_ngheo.html Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, Nghèo, báo cáo chung của các nhà tài trợ tai HN Tư vấn các nhà tài trợ cho VN, Hà Nội, 2-3/12/2003. Nguyễn Thị Hà: Bài giảng Chính sách xóa đói giảm nghèo Ts. Đinh Phi Hổ, Ts. Lê Ngọc Uyển, Ths. Lê Thị Thanh Tùng. Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh, 2009. Tạp chí Quản lý nhà nước 2007, số 135 tr 33 – 36. 30 nal%20Report-v.pdf gioi.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_1_va_2_dinh_nghia_1134.pdf
Luận văn liên quan