Két làm mát nắp trên đầu xe. Két làm mát gồm hai ngăn chứa nước phải, trái và dàn ống nước làm mát. Ngăn chứa nước bên phải có đường nước vào từ áo nước, có cổ rót, có nắp chịu áp suất, van xả. Dàn ống làm mát là dàn ống có nắp cánh tản nhiệt. Ngăn chứa nước bên trái có đường dẫn nước ra bơm. Trên các xe có lắp hộp số tự động, còn có thêm bình làm mát dầu thuỷ lực hộp số (lắp ngay trong ngăn trái két nước).
Bơm nước ly tâm được dẫn động bằng dây đai từ puly đầu trục khuỷu. Bơm đưa nước tuần hoàn trong hệ thống . Quạt gió cưỡng bức được dẫn động thẳng từ trục bơm nước (lắp qua bích hoặc ly hợp dầu silicon) . Van hằng nhiệt có tác dụng dẫn lưu nước nóng , điều hoà chế độ nhiệt làm việc của động cơ. Bình rót nước (bình giãn nở) dùng để chứa nước tràn ra từ hệ thống làm mát do bị hâm nóng khi động cơ làm việc và để kiểm tra mức nước trong hệ thống làm mát.
Riêng động cơ 1Rz và 2Rz nước làm mát còn được đưa qua cụm ống nạp không khí để tăng cường khả năng thích ứng của động cơ sau khi khởi động lạnh ( trên cụm ống nạp có van hằng nhiệt riêng điều khiển dòng nước làm mát qua cụm ống nạp).
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bơm nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Vào năm 1885 chiếc ô tô chạy bằng động cơ xăng đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Đức Carl Benz, cho đến nay qua hơn 200 năm hình thành, ngành công nghiệp ô tô cho ra đời hơn 70 triệu chiếc xe chỉ tính riêng năm 2013. Như vậy đủ cho thấy sự phát triển và tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô tại nước ta cũng ngày càng phát triển, đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu nhập GDP của đất nước.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp ô tô, đòi hỏi trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân ngày càng cao. Từ đó đưa ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô Việt Nam ngang bằng, sánh vai với thế giới. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả chúng ta.
Là một học sinh trường nghề, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp đối với công việc sau này. Ngoài những kiến thức nền tảng được học ở trường, qua thời gian thực tập tại Garage Tý, em đã được tiếp xúc, thực hành, tham gia bảo dưỡng và sửa chữa trực tiếp trên ô tô. Cộng với sự truyền đạt, hướng dẫn tận tình của các anh, các chú trong Garage, em đã tích lũy được không ít kinh nghiệm và kỹ năng thực tế. Và đó sẽ là hành trang quý báu cho nghề nghiệp sau này.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp này ghi lại những kỹ năng bảo dưỡng sửa chữa, những công nghệ mới trên ô tô mà thời gian vừa qua em được trực tiếp quan sát, tìm hiểu, tham gia sửa chữa.
Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013
Học sinh thực hiện
Nguyễn Văn Tân
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong làm việc. Giúp em củng cố những kiến thức đã được học ở trường, từ đó làm nền tảng, hành trang cho công việc nghề nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn Chủ Garage Tý đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học hỏi trong thời gian vừa qua.
Em xin cảm ơn sự cho phép từ phía Nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ từ Khoa cơ khí động lực đã giúp em được thực tập, cọ xát thực tế, học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu qua thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Duy Tuấn người trực tiếp chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa cơ khí cũng như quý thầy cô trường Trung cấp nghề số 15 – Binh đoàn 15 đã giảng dạy những kiến thức nền tảng cho em trong suốt thời gian vừa qua. Báo cáo thực tập này là những kiến thức nhỏ em học hỏi trong quá trình làm việc. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013
Học sinh thực hiện
Nguyễn Văn Tân
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Gia Lai, ngày ……tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
MỤC LỤC
@&?
DANH MỤC
TRANG
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
Mục lục
Giới thiệu về cơ sở thực tập
Trang thiết bị trong xưởng
Nội quy xưởng
Các công việc đã làm
PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Tuần I
Tuần II
Tuần III
Tuần IV
Tuần V
Tuần VI
PHẦN II:
A- GIỚI THIỆU HỆ THỐNG LÀM MÁT
B- THÁO LẮP, KIỂM TRA BƠM NƯỚC
Kết Luận Và Kiến Nghị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
11
11
14
16
18
19
20
21
21
34
36
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GARAGE
Garage 369. Lê Thánh Tôn. Với đội ngũ nhân viên và thơ bậc cao lành nghề, có một xưởng sơn và một garage sửa chữa cộng với máy móc, trang thiết bị hiện đại Garage có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa xe tải và xe khách trên địa bàn.
I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
1. Chức năng
Garage 369. Lê Thánh Tôn chuyên bảo dưỡng và sửa chữa xe tải, xe khách, thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ.
Xác định giá cả hợp lý theo thị trường đồng thời đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh.
2. Nhiệm vụ
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề, đúng mục đích hoạt động của Garage
Đảm bảo phát triển vốn, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn lẫn nghiệp vụ cho công nhân viên.
II. CÁC DỊCH VỤ
Sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ xe xe tải, xe khách, thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ.
Thay thế các phụ tùng chính hãng (bảo hành).
Sơn, sửa, đổi màu sơn các loại xe xe tải, xe khách.
Đánh bóng bề mặt xe.
THIẾT BỊ TRONG XƯỞNG
THIẾT BỊ CƠ BẢN
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
1. Các thiết bị chung:
- Bàn nguội, bàn rà.
- Máy ép, máy khoan, máy mài, máy nén khí.
- Bồn rửa dầu.
- Các thiết bị khác.
2. Các thiết bị cố định:
- Hệ thống điện chiếu sáng và phục vụ sửa chữa.
- Hệ thống đường ống khí nén.
- Hầm xe, cầu cạn.
3. Các thiết bị an toàn:
- Bình chữa cháy.
- Các thiết bị chữa cháy khác.
4. Các thiết bị nâng hạ:
- Giá đỡ xe, kích xe, pa lăng, cầu nâng hạ.
- Các thiết bị khác.
1 Thiết bị kiểm tra chẩn đoán.
- Thiết bị thử hệ thống phanh, hệ thống treo và độ trượt ngang
- Thiết bị kiểm tra công suất ô tô.
- Thiết bị kiểm tra và cân chỉnh đèn.
- Máy kiểm tra và cân bằng động bánh xe.
- Các thiết bị khác
2 Thiết bị sửa chữa.
- Máy thử áp lực kim phun dầu.
- Thiết bị kiểm tra và làm sạch vòi phun.
- Máy nạp điện bình ắc quy.
- Máy ra vào lốp xe.
- Máy nạp ga hệ thống điều hòa.
- Máy hàn điện.
- Các thiết bị khác.
NỘI QUI XƯỞNG THỰC HÀNH SỬA CHỮA ÔTÔ
Gồm 10 điều:
Điều 1: Học sinh đến xưởng lần đầu phải được nghe phổ biến các qui tắc về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.
Điều 2: Học sinh đi học đúng giờ, mặc trang phục bảo hộ theo qui định của nhà trường. Không mang giày hoặc dép có đế trơn, phải có tập vở ghi chép bài đầy đủ.
Điều 3: Phải chấp hành nghiêm chỉnh kỹ luật lao động, các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Điều 4: Phải chấp hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. Không được tự tiện sử dụng các máy móc, thiết bị và các hiện vật của xưởng thực tập. Đặc biệt là các máy công cụ, các thiết bị có khí nén và thiết bị có sử dụng điện năng.
Điều 5: Học sinh phải làm đúng theo các vị trí thực hành trong xưởng đã được giáo viên phân công. Không được tự ý thay đổi công việc và vị trí nơi làm việc.
Điều 6: Nghiêm cấm học sinh đùa giỡn trong xưởng hoặc có những hành động vô ý thức, gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 7: Nơi làm việc của học sinh phải sạch sẽ và sắp xếp ngăn nắp. Không được vứt bừa bãi các chi tiết, dụng cụ và đồ nghề, … Cấm để dầu, mỡ đổ hoặc dính trên nền xưởng làm trơn trợt gây nguy hiểm.
Điều 8: Cấm hút thuốc và sử dụng lửa trong xưởng thực hành. Chấp hành nghiêm các qui định về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 9: Hết giờ thực tập phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ đồ nghề. Bàn giao các trang thiết bị và dụng cụ đồ nghề cho giáo viên hướng dẫn.
Điều 10: Ngắt tất cả các thiết bị điện trước khi ra khỏi xưởng thực hành.
CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
Kiểm tra béc phun
Kiểm tra thứ tự đánh lửa
Quan sát quy trình đồng sơn xe Deawoo Laceeti 2006
Kiểm tra các cảm biến thông qua đèn check engine
Quan sát bố trí các cảm biến trên xe Kia Pride
Quan sát, phân biệt các loại bugi khác nhau như bugi thường, bugi có điện cực platinum của một số hang như NGK, DENSO, AUTOLITE, BOSCH, EUQUEM, LANCIA CHAMPION
Súc bình dầu, cháy bóng đèn pha bên phải, thay lọc gió, thay bạc đạn máy nén.
Kiểm tra bơm xăng, vệ sinh. Kiểm tra servo trợ lực thắng, thay dầu thắng
Thay 2 bóng đèn sương mù bị cháy. Kiểm tra chốt cửa.
Kiểm tra, vệ sinh hệ thống diều hoà không khí: vệ sinh giàn quạt lồng sóc, kiểm tra lượng gas, kiểm tra rò rỉ.
Làm đồng sơn, tân trang cản trước và cản sau.
Vệ sinh, kiểm tra motor đề.
Kiểm tra còi xe, thay cầu chì công tắc còi bị đứt.
Vệ sinh dàn quạt lồng sóc, kiểm tra motor quạt lồng sóc.
Nạp ga máy lạnh.
Kiểm tra công tắc nâng hạ kính ở mỗi cửa xe.
Kiểm tra đèn lái (đèn hậu)
Kiểm tra máy nén (có tiếng khua).
Thay dàn nóng (dàn ngưng tụ).
Kiểm tra quạt làm mát, hư chổi than, đề nghị thay mới.
Kiểm tra phao dầu. Phao báo dầu bị rỉ chổi than, vệ sinh, cạo rỉ.
Đo kiểm tra cầu chì các loại, kiểm tra hộp cầu chì dưới chân tài xế.
Đo kiểm dây cao áp các loại. Dây cao áp từ bobbin ra không đạt yêu cầu. Đề nghị thay dây.
Đo kiểm cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến không hoạt động. Đề nghị thay mới.
Vệ sinh kiểm tra quạt lồng sóc, motor quạt lồng sóc.
Vệ sinh kiểm tra máy nén.
Thay một dàn ngưng tụ.
Kiểm tra bổ sung ga máy lạnh.
Bọc lại màng loa trên tappi.
Tháo ráp, kiểm tra, vệ sinh motor chỉnh hướng của ghế tài xế.
Đo thử lửa bobin – xe dùng bobbin đơn, mỗi bugi có một bobin – hư bobbin. Thay mới các bobbin bị hư.
PHẦN I:
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
TUẦN I: Từ ngày 15/7 đến 21/7/2013
Kiểm tra một số hệ thống khác ở xe DAEWOO
I. Kiểm tra cuaroa cam:
Kiểm tra dây cuaroa cam có lỏng, chùng, nứt, biến dạng... và thay thế nếu cần thiết.
Dây cuaroa cam chính là dây nối giữa puli W với puli X.
Kiểm tra các dây cuaroa ngoài:
Kiểm tra cuaroa máy phát (e), kiểm tra cuaroa trợ lực lái (f), cuaroa máy lạnh (g), cuaroa trợ lực lái (h) xem có bị lỏng, chùng, biến dạng không. Nếu cần thì thay thế.
II. Kiểm tra bugi:
Kiểm tra tình trạng đóng muội than trên bugi, khe hở bugi, sự mòn các điện cực, sự hư hỏng lớp sứ cách điện. Nếu không tốt thì thay mới bugi.
Tháo và kiểm tra bugi tiến hành như sau:
• Kéo các đầu dây cao áp khỏi bugi. Chú ý tay nắm phải giữ ngay phần đầu dây cáp, giúp tránh làm đứt dây.
• Tháo bugi ra khỏi động cơ bằng một tuýp chuyên dụng.
• Đo khe hở bugi (k) bằng một thước cặp.Nếu giá trị đo được không nằm trong khoảng cho phép thì điều chỉnh lại điện cực.
• Khi lắp bugi mới vào phải kiểm tra khe hở của nó có tốt không.
III. Kiểm tra lọc gió:
Nếu lọc gió bị bẩn,công suất động cơ cũng bị giảm.
Nên kiểm tra lọc gió thường xuyên.Đặc biệt xe chạy trong điều kiện môi trường ô nhiễm nên thường xuyên kiểm tra và thay thế.
IV. Kiểm tra lọc xăng:
Nếu lọc xăng bị nghẹt thì công suất động cơ cũng bị giảm.Vì vậy nên thay lọc mới sau khoảng thời gian bảo dưỡng lọc (thường là 20000 km).
VI. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:
Kiểm tra các ống nhiên liệu và các co nối có bị hư hỏng hay bị rò rỉ không.
Kiểm tra bên ngoài ống có bị trầy xước không.
Kiểm tra nắp th̀ng nhiên liệu có lỏng không.
VII. Kiểm tra hệ thống chân không:
Kiểm tra ống chân không,ống PCV hoặc ống than hoạt tính có bị hư hỏng không.
Kiểm tra bề mặt các ống chân không,ống có bị biến dạng hay nứt, gãy không.
TUẦN II: Từ ngày 22/7 đến 29/7/2013
Kiểm tra, sửa chữa động cơ, hệ thống li hợp, hệ thống phanh ở xe Toyata HIACE
I. Động cơ
1. Thay phin lọc và toàn bộ dầu bơi trơn động cơ.
2. Kiểm tra độ kín của hệ thống nhiên liệu, dầu bơi trơn động cơ, dung dịch làm mát và bổ sung dung dịch làm mát, kiểm tra van hằng nhiệt.
3. Vệ sinh các lưới lọc và thay phin lọc nhiên liệu, kiểm tra, làm kín và xả khí.
4. Điều chỉnh độ căng dây đai truyền động.
5. Vệ sinh bầu lọc gió, thay dầu và kiểm tra độ kín của hệ thống hút.
6. Xiết chặt các bu lông, đai ốc bắt giữ mặt quy lát.
7. Kiểm tra bảo dưỡng bơm cung cấp nhiên liệu.
8. Kiểm tra và vệ sinh thùng chứa nhiên liệu.
9. Kiểm tra bảo dưỡng bộ tăng áp.
10. Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
11. Khởi động động cơ và theo dõi sự làm việc của động cơ ở các chế độ tốc độ.
II. Hệ thống li hợp
1. Kiểm tra, bảo dưỡng bơm và xi lanh trợ lực li hợp, hộp li hợp, các đăng, cột li hợp.
2. Bảo dưỡng, điều chỉnh các thanh giằng li hợp, bảo dưỡng các khớp cầu giằng li hợp, kiểm tra, điều chỉnh các khớp cầu của xi lanh trợ lực li hợp.
3. Bảo dưỡng trục khớp chuyển hướng.
4. Kiểm tra độ kín của hệ thống dầu trợ lực li hợp, vệ sinh phin lọc và thay dầu trợ lực li hợp.
5. Lắp ráp hoàn chỉnh, điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
6. Kiểm tra và điều chỉnh sau khi lắp ráp.
III. Hệ thống phanh
1. Kiểm tra tình trạng làm việc của máy nén khí và cơ cấu trợ lực phanh.
2. Kiểm tra độ kín của hệ thống khí nén.
3. Kiểm tra độ kín của hệ thống phanh dầu
4. Kiểm tra, bảo dưỡng các cơ cấu điều khiển, dẫn động phanh, điều chỉnh hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh, phanh tay.
5. Thay má phanh, kiểm tra bảo dưỡng má phanh, tang phanh, trục cam phanh, cơ cấu điều chỉnh phanh.
6. Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
7. Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
TUẦN III: Từ ngày 30/7 đến 5/8/2013
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện, hệ thống phanh ly hợp và hộp số, Hệ thống di chuyển và hệ thống treo ở xe xe hyundai U 2 tầng 3 cuc tracomeco
I. Hệ thống điện
1. Máy phát điện
• Thay, vệ sinh, kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây.
• Bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng.
• Lắp ráp hoàn chỉnh, thiết bị chuyển dung kiểm tra dang điện nạp ban đầu.
2. Máy khởi động
• Vệ sinh và kiểm tra các tiếp điểm bộ mạch điện chính. đảm bảo tỷ lệ tiếp xúc > 80% diện tích các tiếp điểm, kiểm tra các phanh tiếp điểm.
• Bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng.
• Lắp ráp hoàn chỉnh.
3. Bình điện
• Bảo dưỡng các điện cực.
• Thực hiện sửa chữa, nạp bình điện theo quy trình.
4. Các thiết bị điện khác
• Kiểm tra và sửa chữa hệ thống các công tắc, cầu chì, đồng hồ.
• Kiểm tra sửa chữa toàn bộ đường dây điện.
5. Lắp ráp các thiết bị xe, điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
II. Hệ thống ly hợp và hộp số
Tháo hạ hộp số, kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng của đĩa chủ động, đĩa trung gian.
Kiểm tra sửa chữa các đĩa bị động.
Kiểm tra bảo dưỡng các cơ cấu điều khiển, dẫn động ly hợp và khắc phục những hư hỏng.
Kiểm tra bảo dưỡng cơ cấu dẫn động và điều khiển, các chi tiết của hộp số chính, hộp số phụ, sửa chữa khắc phục những hư hỏng.
Lắp ráp, điều chỉnh toàn bộ hệ thống, thay dầu hộp số.
III. Hệ thống di chuyển và hệ thống treo
1. Tháo toàn bộ lốp và các moay ơ, kiểm tra các chi tiết, vòng bi, đầu cầu, bảo dưỡng và thay toàn bộ mỡ.
2. Tháo kiểm tra bảo dưỡng các bộ nhíp, giảm xóc, thay thế các chi tết hỏng.
3. Tháo kiểm tra các giằng cầu vỡ cầu cân bằng.
4. Lắp ráp hoàn chỉnh, điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
TUẦN IV: Từ ngày 06/8 đến ngày 12/8/2013
- Kia
Chủ xe yêu cầu thay bugi (4 cái), thay lọc gió, thay lọc xăng.
Kiểm tra đèn lái (đèn hậu). Bị cháy bóng đèn, thay bóng mới.
Kiểm tra, vệ sinh hệ thống điều hoà không khí.
Vệ sinh dàn quạt lồng sóc, kiểm tra motor quạt lồng sóc.
Nạp ga máy lạnh.
Kiểm tra máy nén (có tiếng khua). Máy nén bị bể luppê. Đem máy nén đi sửa.
Thay dàn nóng (dàn ngưng tụ).
Quạt làm mát két nước không hoạt động.
Kiểm tra quạt làm mát, hư chổi than, đề nghị thay mới.
Kim báo mực xăng hoạt động không tốt.
Kiểm tra phao xăng. Phao báo xăng bị rỉ chổi than, vệ sinh, cạo rỉ.
Ráp lại phao xăng và kiểm tra hoạt động của kim báo xăng.
Thay lọc nhớt. (Trước khi ráp lọc nhớt nên bôi đều một ít nhớt vào lọc mới)
Thay nhớt máy.
Chủ xe yêu cầu thay bơm xăng nhật (bơm Toyota).
Kiểm tra còi xe, nối lại dây còi bị đứt.
TUẦN V: Từ ngày 13/8 đến 19/8/2013
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống truyền lực, khung xe, thùng xe và một số việc bổ sung ở xe HYUNDAI 8T
I. Hệ thống truyền lực
1. Tháo kiểm tra độ lỏng then hoa của trục các đăng, kiểm tra bảo dưỡng các khớp chữ thập các đăng và sửa chữa những hư hỏng.
2. Tháo kiểm tra các cơ cấu truyền lực chính và vi sai các cầu chủ động, khắc phục những hư hỏng.
3. Lắp ráp và điều chỉnh đảm bảo các thông số kỹ thuật của toàn bộ hệ thống.
II. Khung xe, thùng xe
1. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ các khung, xà, các giá đỡ, gối đỡ giảm chấn.
2. Kiểm tra tình trạng buồng li hợp, cánh cửa, khoá đóng mở cửa, các cơ cấu lật ca bin.
3. Kiểm tra xiết chặt các chi tiết giữ bệ với khung xe, kiểm tra tình trạng thùng xe, chắn bùn, sửa chữa những hư hỏng.
4. Kiểm tra sửa chữa ghế ngồi và cơ cấu điều chỉnh vị trí ngồi.
III. Các phần việc bổ sung
• Kiểm tra bảo dưỡng, điều chỉnh và khắc phục những hư hỏng của: bơm và cơ cấu thủy lực, hệ thống điều khiển, cơ cấu dẫn động lai bơm, xi lanh nâng thùng xe, khuỷu nâng thùng xe.
• Vệ sinh, kiểm tra độ kín của hệ thống dầu và bổ sung dầu thuỷ lực.
• Sau khi lắp ráp, xiết chặt lại toàn bộ mối ghép ren của xe.
1. Bơm mỡ:
Bơm mỡ vào tất cả các vú mỡ.
2. Vệ sinh và bơi trơn:
+ Vệ sinh lưới lọc dầu trợ lực.
+ Vệ sinh bầu lọc gió.
+ Thay mới lọc nhiên liệu.
+ Thay dầu và phin lọc của hệ thống bơi trơn động cơ.
+ Thay các loại dầu: các hộp số, các cầu chủ động, gối đỡ trung gian các đăng, xi lanh trợ lực, hộp li hợp.
+ Thay toàn bộ mỡ moay ơ.
+ Xả cặn các bình chứa khí nén.
+ Kiểm tra, thay dung dịch nước làm mát.
TUẦN VI: Từ ngày 20/8 đến 24/8/2013
- Em xin nghỉ trước thời gian thực tập tại Garage về trường viết báo cáo thực tập.
PHẦN II
A- GIỚI THIỆU HỆ THỐNG LÀM MÁT CỦA TOYOTA HIACE
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1- Giới thiệu chung
Xe Toyota Hiace là loại micrô buýt có 12÷15 chỗ ngồi dùng để chở người hoặc chở hàng sạch (khi tháo các ghế ngồi ở phía sau) xe kiểu một cầu chủ động 2WD hoặc hai cầu chủ động 4WD gồm nhiều thiết bị tiện nghi cần thiết, cửa lên xuống rộng, cửa kính lớn, nội thất đẹp .
Xe Hiace bắt đầu sản xuất từ 8/1989 gồm có 3 kiểu chính là : xe chở khách (commuter, con thoi) ; xe chở hàng (Van Side Panel, xe hòm) ; xe vừa chở khách vừa chở hàng ( Van, xe hòm có cửa kính ). Theo chiều dài cơ sở còn có thể phân loại xe tiêu chuẩn (Standard) và xe thân dài ( Long Base) .
Cụ thể các kiểu xe được ký hiệu như sau:
.RZH-102;-103;-104;-109;-112;-113;-114;-115;-119;-125.
.LH-102;-103;-104;-105;-108;-112;-113;-114;-115;-118;-125.
Trong đó ký hiệu RZH chỉ xe được lắp động cơ xăng (1Rz,2Rz,2Rz-E).
Ký hiệu LH chỉ xe được lắp động cơ diezel (2L hoặc 3L).
Trong ký hiệu mỗi xe , sau các chữ số đều có thêm chữ L (tay lái thuận) hoặc chữ R (tay lái nghịch).
Ngoài ra , tuỳ theo loại hộp số (cơ khí hay tự động, 4 số hay 5 số) , loại thùng cao hay thùng thấp và có 4 cửa hay 5 cửa… mà còn có thể có thêm các ký hiệu phụ.
Ví dụ RZH-104L: xe commuter chở khách, lắp động cơ xăng, tay lái thuận.
LH-112R: xe Van Long thân dài ,lắp động cơ diezel, tay lái ngịch.
Bảng phân loại xe Hiace theo thân tiêu chuẩn hay thân dài:
Kích thước
Xe vừa chở khách vừa chở hàng
Xe chở khách
Thân tiêu chuẩn
Thân dài
Thân tiêu chuẩn
Thân dài
Chiều dài toàn bộ mm
4570
4830
4570
4830
Chiều rộng toàn bộ mm
1690
1690
1690
1690
Chiều cao toàn bộ mm
1945(1)
1955(2)
1945(3)
1955(4)
2235(5)
2245(6)
1935(1)
1960(2)
1935(3)
1960(4)
2225(5)
2250(6)
Chiều dài cơ sở mm
2330
2590
2330
2590
Vệt bánh xe trước mm
1450
1450
1450
1450
Vệt bánh xe sau mm
1430
1430
1430
1430
Ghi chú:
Kiểu xe lắp lốp hướng kính
Kiểu xe không lắp lốp hướng kính
Kiểu xe mui tiêu chuẩn lắp lốp hướng kính
Kiểu xe mui tiêu chuẩn không lắp lốp hướng kính
Kiểu xe mui cao lắp lốp hướng kính
Kiểu xe mui cao không lắp lốp hướng kính
Ví dụ: Xe Hiace thân dài
Một hình ảnh xe Hiace thực tế
2. Chỉ dẫn chung về sửa chữa:
2.1/ Khi sửa chữa nên sử dụng các tấm bọc ghế,tấm phủ sàn xe và tấm che thành bên để giữ xe sạch tránh bị bong tróc ,xước sơn.
2.2/ Khi tháo các chi tiết phải chú ý sắp theo thứ tự để dễ lắp lại.
2.3/ Phải tuân thủ các điều sau:
a.Trước khi tiến hành các công tác về điện, phải tháo đầu dây cáp bình điện.
b.Nếu như phải tháo các dây cáp bình điện ra để sửa chữa hoặc kiểm tra thì phải tháo đầu dây mát (-) trước.
c.Để tránh làm hỏng cọc bình điện , khi tháo đầu dây phải nới lỏng đai ốc nhấc đầu boọc lên , tránh để dây cáp bị xoắn.
d.Lau sạch cọc bình điện và đầu bọc bằng rẻ. Không được dùng dũa hoặc các vật sắc để cạo.
e.Lắp đầu boọc của cáp điện vào cọc bình điện sau đó mới xiết đai ốc đầu bọc. Không được dùng búa hay các vật nặng để đóng đầu bọc vào cọc.
f.Nắp che cọc dương (+) của bình điện phải được lắp đúng vị trí.
2.4/ Kiểm tra các đường dây, đầu nối xem chúng đã được nối chắc chắn , an toàn chưa?
2.5/ Các chi tiết không được dùng lại:
a.Phải thay mới toàn bộ các chốt chẻ, đệm, vòng đệm, phớt chắn dầu…
b.Các chi tiết không được dùng lại đều được chỉ rõ trên các hình vẽ bằng ký hiệu “♦”.
2.6/ Chi tiết được phủ keo
Các chi tiết được phủ keo bao gồm các bu lông đai ốc…mà đã được bôi lớp keo làm kín tại nhà máy.
a.Khi một chi tiết được phủ keo đã được xiết thêm vào hoặc nới lỏng ra, phải được bôi lại bằng một lớp keo đặc biệt.
b. Bôi lại lớp keo cho các chi tiết.
-Làm sạch lớp keo cũ khỏi phần ren lắp của các bu lông đai ốc.
-Thổi khô bằng khí nén.
-Bôi keo đặc biệt lên bề mặt ren của bu lông, đai ốc.
2.7/ Khi cần, phải bôi keo lên bề mặt đệm để làm kín.
2.8/ Phải tuân thủ các quy định về mômen xiết bu lông . Phải luôn sử dụng cờ lê ngẫu lực.
2.9/ Phải sử dụng dụng cụ chuyên dụng (SST) và các vật tư chuyên dụng (SSM) tuỳ theo nội dung sửa chữa. Sử dụng bộ SST và vật tư SSM theo đúng chỉ dẫn của quy trình.
2.10/ Khi thay cầu chì phải dùng đúng loại theo trị số ampe. KHÔNG DÙNG cầu chì có trị số ampe lớn hơn hoặc nhỏ hơn quy định.
2.11/ Phải rất cẩn thận khi kích xe lên. Phải đặt kích vào đúng điểm dưới khung xe.
Nếu chỉ phải kích đầu hoặc đuôi xe , chú ý hãm ,chèn các bánh xe đúng cách.
Sau khi xe đã được nâng lên , phải kiểm tra chắc chắn là xe đã được nâng an toàn . Vô cùng nguy hiểm nếu làm bất cứ việc gì khi xe chỉ được nâng bằng một kích ,ngay cả khi việc đó được làm xong một cách nhanh chóng.
2. 12/ Phải tuân thủ các quy định sau để tránh làm hỏng chi tiết
a.Khi tháo đường ống chân không phải kéo đầu dây , không kéo giữa dây.
b.Khi tháo đầu nối điện, kéo phích cắm không kéo dây.
c.Chú ý không đánh rơi các chi tiết điện như rơle, đầu cảm ứng, vì nếu bị rơi xuống nền cứng sẽ hỏng không dùng lại được.
d.Khi dùng hơi nước rửa động cơ phải bảo vệ các bộ chia điện, tăng điện, bầu lọc gió và các van công tắc chân không khỏi bị dính nước.
e.Không được dùng cờlê xung lực để tháo các công tắc , đầu cảm ứng nhiệt.
f.Khi cắm đầu đo của đồng hồ điện vạn năng vào giắc cắm vào giắc cắm để kiểm tra thông mạch, phải giữ cho đầu giắc khỏi bị cong.
g.Khi dùng đồng hồ đo chân không, không được cố lồng đầu ống chân không vào đầu giắc có đồng hồ nếu nó to hơn. Phải dùng một đầu nối phụ hai bậc. Một khi đầu ống chân không đã bị giãn ra sẽ không giữ được độ kín nữa.
2.13 /Đánh dấu ống trước khi tháo:
a.Khi tháo các ống chân không phải buộc thẻ để đánh dấu mối nối với các ống khác.
b.Sau khi làm việc xong , phải kiểm tra lại xem nối đúng chưa? Dưới nắp ca bô có bảng sơ đồ đường ống chân không.
II/THÔNG SỐ KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT:
Bảng thông số
Két làm mát nước
Áp suất mở van: tiêu chuẩn
tối đa
0.75-1.05kG/cm2
0.6kG/cm2
Van hằng nhiệt
Nhiệt độ mở van hằng nhiệt
Độ nâng van ở 950C (2050F)
80-840C
8mm (0.31inch) hoặc lớn hơn
Nước làm mát:loại êtylen-glycôn chống đông chống gỉ.
Dung lượng nước làm mát toàn bộ
Hộp số cơ khí
Hộp số tự động
Có bộ sưởi trước và sau
10 l
9.7 l
Có bộ sưởi trước
9 l
8.7 l
Không có bộ sưởi
8 l
7.7 l
III/ MÔ TẢ VỀ HỆ THỐNG LÀM MÁT:
Hệ thống làm mát của xe Toyota Hiace bằng nước kiểu kín, tuần hoàn cưỡng bức, bao gồm áo nước, xy lanh và nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió, các đường ống nước. Hệ thống làm mát sử dụng nước sạch có pha phụ gia chống đông , chống gỉ…
Nước từ két làm mát và bộ sưởi qua van hằng nhiệt vào bơm nước. Tiếp theo, nước từ bơm vào thân máy , áo nước quanh xy lanh, lên nắp máy làm mát cho các chi tiết quanh buồng rồi ra ngoài vào lại két làm mát và bộ sưởi.
Két làm mát nắp trên đầu xe. Két làm mát gồm hai ngăn chứa nước phải, trái và dàn ống nước làm mát. Ngăn chứa nước bên phải có đường nước vào từ áo nước, có cổ rót, có nắp chịu áp suất, van xả. Dàn ống làm mát là dàn ống có nắp cánh tản nhiệt. Ngăn chứa nước bên trái có đường dẫn nước ra bơm. Trên các xe có lắp hộp số tự động, còn có thêm bình làm mát dầu thuỷ lực hộp số (lắp ngay trong ngăn trái két nước).
Bơm nước ly tâm được dẫn động bằng dây đai từ puly đầu trục khuỷu. Bơm đưa nước tuần hoàn trong hệ thống . Quạt gió cưỡng bức được dẫn động thẳng từ trục bơm nước (lắp qua bích hoặc ly hợp dầu silicon) . Van hằng nhiệt có tác dụng dẫn lưu nước nóng , điều hoà chế độ nhiệt làm việc của động cơ. Bình rót nước (bình giãn nở) dùng để chứa nước tràn ra từ hệ thống làm mát do bị hâm nóng khi động cơ làm việc và để kiểm tra mức nước trong hệ thống làm mát.
Riêng động cơ 1Rz và 2Rz nước làm mát còn được đưa qua cụm ống nạp không khí để tăng cường khả năng thích ứng của động cơ sau khi khởi động lạnh ( trên cụm ống nạp có van hằng nhiệt riêng điều khiển dòng nước làm mát qua cụm ống nạp).
Nước bị đun nóng trong áo nước động cơ sau đó được đẩy ra két nước. Tại két nước , nhờ có luồng gió của quạt và do tốc độ xe chạy , nước được làm nguội. Sau khi được làm nguội nước lại được bơm trở lại vào làm mát động cơ.
Áo nước là hệ thống các kênh dẫn trong thân máy và nắp máy mà nước chảy qua. Các kênh dẫn này được thiết kế để đảm bảo làm mát xy lanh , buồng cháy là những phần chịu nhiệt cao nhất khi động cơ làm việc.
3.1 KÉT NƯỚC
Két nước có chức năng làm nguội nước nóng sau khi đã chảy qua áo nước, két nước được nắp ở phía đầu xe. Két nước gồm có bầu bên phải , bầu bên trái và dàn ống tản nhiệt nối liền hai bầu dẹt. Bầu bên phải có cửa nước vào từ áo nước động cơ và miệng đổ nước (có nắp két nước) . Ngoài ra còn có ống dẫn nước thừa và nút xả nước ở bên dưới . Bầu bên trái có cửa nước ra bơm. Dàn tản nhiệt gồm nhiều ống và lá tản nhiệt có nhiệm vụ dẫn nước bị đun nóng bởi động cơ đi từ bầu bên phải qua bầu bên trái. Tại dàn tản nhiệt nước được làm nguội nhờ luồng gió của quạt cũng như luồng gió được tạo ra khi xe chạy. Loại xe có hộp số tự động còn có két làm mát dầu hộp số tự động , két này được lắp bên trong bầu bên trái.
3.2 NẮP KÉT NƯỚC
Nắp két nước là loại chịu áp suất , có tác dụng đậy kín két nước, tạo nên áp suất dư trong két nước khi nước làm mát dãn nở vì nhiệt. Nhờ có áp suất dư này mà nước làm mát không bị sôi khi nhiệt độ nước lên quá 1000C (2120F) .Trong nắp két nước có van xả ( van áp suất ) và van chân không. Khi áp suất trong hệ thống làm mát vượt quá giới hạn (0.3-1.0 kG/cm2 ở nhiệt độ 110-1200C) van xả sẽ mở dưới tác dụng của áp lực nước. Van chân không có nhiệm vụ mở cho không khí lọt vào làm giảm độ chân không tạo ra trong két nước do sau khi tắt máy nhiệt độ nước giảm.
3.3 BÌNH DỰ TRỮ (BÌNH GIÃN NỞ)
Bình dự trữ dùng để thu nhận toàn bộ nước bị đun nóng giãn nở trào ra. Khi nhiệt độ nước bị giảm xuống , nước từ bình dự trữ lại quay trở về két nước làm két làm mát luôn đầy nước, tránh tổn thất nước. Chỉ cần kiểm tra mức nước trong bình dự trữ để biết có cần phải bổ xung nước cho hệ thống làm mát hay không.
3.5 VAN HẰNG NHIỆT
Van hằng nhiệt là kiểu van tiết lưu có dùng sáp, được lắp ở cút dẫn nước vào bơm. Van hằng nhiệt là van tự động đóng mở đường nước dưới tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ (nước) . Khi nhiệt độ nước làm mát còn thấp , van hằng nhiệt đóng đường ra két làm mát chỉ cho phép nước tuần hoàn trong thân máy , làm động cơ chóng được làm nóng. Khi nhiệt độ nước làm mát đã lên cao, van hằng nhiệt mở đường ra két làm mát đưa nước tuần hoàn qua két làm mát . Sáp trong van hằng nhiệt khi nhiệt độ tăng sẽ nở ra và khi nhiệt độ giảm thì co lại. Khi bị đun nóng sáp nở ra sẽ thắng lực lò xo , làm mở van. Còn khi nguội đi sáp sẽ co lại , lực lò xo sẽ giữ van ở trạng thái đóng . Van hằng nhiệt của Toyota Hiace bắt đầu mở nhiệt độ 820C (1800F).
3.4 BƠM NƯỚC
Bơm nước có nhiệm vụ tạo tuần hoàn cưỡng bức cho nước làm mát trong hệ thống. Bơm nước được lắp trên hộp bọc xích cam được dẫn động bằng dây đai từ trục khuỷu.
IV/ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
Hiện tượng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
Động cơ quá nóng
Chất lượng nước làm mát
Dây đai máy phát tuột hoặc trùng
Két nước tắc hoặc hỏng nắp
Ống nước ra két bị tắc hoặc mục hỏng
Két nước hoặc bình ngưng có cặn bẩn hoặc vật lạ
Hở nước ở đường ống, bơm nước,của nước ra( cút nước), két nước,lò sưởi, nút xả nước hoặc đệm nắp máy.
Van hằng nhiệt hỏng
Hỏng khớp chất lỏng dẫn động quạt gió
Hỏng bơm nước
Thời điểm đánh lửa muộn
Nắp máy, thân máy nứt vờ hoặc đóng cặn nhiều quá.
Thay nước
Điều chỉnh hoặc thay đai
Kiểm tra két nước hoặc nắp
Thay ống
Làm sạch két nước hoặc bình ngưng
Sửa chữa tuỳ mức độ cần thiết
Kiểm tra van
Thay khớp chất lỏng
Thay bơm
Đặt lại lửa
Sửa chữa theo mức độ cần thiết
IV.I /KIỂM TRA VÀ THAY THẾ NƯỚC LÀM MÁT
1/KIỂM TRA LƯỢNG NƯỚC
Mức nước làm mát phải nằm giữa hai vạch “FULL” và “LOW”.Nếu mức nước thấp , hãy kiểm tra khắc phục rò rỉ và bổ xung nước vừa tới vạch “FULL”.
2/KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Không được có nhiều rỉ sắt hoặc cáu bẩn đóng ở xung quanh nắp hoặc miệng đổ nước.Nếu nước quá đục phải thay nước.
3/THAY NƯỚC LÀM MÁT
a/Tháo nắp két nước.
b/Mở khoá xả nước ở két nước và thân máy.
c/Vặn chặt các khoá xả nước.
d/Đổ nước làm mát vào két.
Nước làm mát : sử dụng ethylene-glycol loại tốt hoặc nước làm mát Toyota, pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nước loại ethylene-glycol có đặc tính chống rỉ và chống đông lạnh.
Nước làm mát Toyota chỉ có đặc tính chống rỉ.
CHÚ Ý:
Không được dùng loại nước làm mát có cồn.
Phải dùng nước cất hoặc nước đã khử muối khoáng để pha dung dịch làm mát.
Dung tích nước làm mát:
Xe không có bộ sưởi:
Hộp số cơ khí: 8.0 lít
Hộp số tự động:7.7 lít
Xe có bộ sưởi phía trước:
Hộp số cơ khí:9.0 lít
Hộp số tự động:8.7 lít
Xe có bộ sưởi phía trước và phía sau:
Hộp số cơ khí:10.0 lít
Hộp số tự động: 9.7 lít
e/Lắp két nước.
f/Nổ máy, kiểm tra rò rỉ.
g/Kiểm tra lại mực nước làm mát và bổ xung nếu cần.
IV.II/ KIỂM TRA DÂY ĐAI:
1/ Kiểm tra bằng mắt thường xem dây đai có bị quá mòn, đứt sợi...không?
Nếu cần , phải thay dây đai. Nếu dây đai có các vết nứt, gãy trên mặt có gân, dây đai đó vẫn coi là dùng được. Còn nếu trên bề mặt gân có nhiều đoạn gân bị sứt, mẻ thì phải thay dây đai mới.
2/ Kiểm tra độ căng dây đai bằng cách tác dụng lên điểm có mũi tên chỉ trên hình bên một lực10kG, đo độ trùng.
Độ trùng dây đai:
Dây mới :5-7 mm
Dây dùng rồi: 7-8mm
Nếu cần, phải căng lại dây đai.
Dùng lực kế chuyên dụng SST 09216-00020, kiểm tra lực căng dây đai.Lực căng dây đai. Dây mới :70-80 kG
Dây dùng rồi: 30-45Kg
Nếu cần phải căng lại dây đai.
GHI CHÚ:
“Dây đai mới” là những dây đai chỉ mới được sử dụng không quá 5 phút trên động cơ có làm việc.
“Dây đai dùng rồi” là những dây đai đã được sử dụng lâu hơn 5 phút trên động cơ có làm việc.
Sau khi lắp dây đai vào động cơ, phải xem các dây đai đã lọt vào đúng các rãnh chưa? Dùng tay xác định chắc chắn rằng dây đai không bị trượt khỏi rãnh trên bánh đai trục khuỷu.
V/KIỂM TRA KÉT NƯỚC
1/RỬA KÉT NƯỚC:
Dùng nước có sục hơi nóng rửa sạch cặn bẩn bụi bặm ở giàn tản nhiệt két nước.
CHÚ Ý: phải cẩn thận khi dùng dụng cụ súc rửa áp suất cao để tránh làm biến dạng ống két nước,ví dụ , khi dùng vòi rửa có áp suất 30-35kG/cm2 phải để vòi phun cách két nước ít nhất 40-50 cm.
2/KIỂM TRA NẮP KÉT NƯỚC:
Dùng dụng cụ thử nắp két nước cho van xả mở. Kiểm tra áp suất mở của van. Áp suất này phải nằm trong khoảng từ 0.75kG/cm2 đến 1.05kG/cm2.
Theo dõi kim đồng hồ áp suất , khi áp suất tác động lên nắp két nước dưới 0.6kG/cm2 kim của đồng hồ không được tụt ngay.
Nếu một trong hai phép thử không cho kết quả theo tiêu chuẩn quy định thì phải thay nắp két nước
3/KIỂM TRA RÒ RỈ CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT
Đổ nước làm mát vào két và nắp dụng cụ thử nắp két nước.
Nổ máy hâm nóng động cơ.
Bơm dụng cụ thử để tạo áp suất tới 1.2 kG/cm2 và theo dõi kim đồng hồ. Khi đó áp suất không được tụt.
Nếu áp suất tụt, phải kiểm tra rò rỉ ở đường ống, két nước hoặc bơm nước. Nếu khống phát hiện được rò rỉ ở hệ thống bên ngoài , phải kiểm tra giàn tản nhiệt lò sưởi, thân máy và cụm hút.
VI - VAN HẰNG NHIỆT
1/THÁO VAN HẰNG NHIỆT
a/Tháo hai đai ốc, tháo cút dẫn nước vào bơm cả đệm và van hằng nhiệt ra khỏi bơm.
b/Tháo đệm ra khỏi van hằng nhiệt.
2/KIỂM TRA VAN HẰNG NHIỆT
GHI CHÚ: Mỗi van hằng nhiệt đều được đánh số tuỳ theo nhiệt độ mở van.
a/Nhúng van hằng nhiệt vào chậu nước và đun nóng lên từ từ.
b/ Kiểm tra nhiệt độ mở van và độ nâng của van.
Nếu nhiệt độ mở van và độ nâng van không đạt tiêu chuẩn quy định dưới đây thì phải thay van hằng nhiệt:
Nhiệt độ mở van: 80-84oC
Độ nâng van: >8mm ở 95oC
c/ Kiểm tra lò xo van. Khi van đóng hoàn toàn lò xo của nó phải chặt. Nếu cần phải thay lò xo.
3/LẮP VAN HẰNG NHIỆT
a/ Lắp đệm mới vào van hằng nhiệt.
b/ Lắp van hằng nhiệt và cút nước vào bơm, chú ý quay chiều van đúng.
Lắp hai đai ốc và xiết chặt.
Mômen xiết: 120kG.cm
B - THÁO LẮP, KIỂM TRA BƠM NƯỚC
1/CẤU TẠO:
2/THÁO BƠM NƯỚC
2.1/Tháo khớp chất lỏng dẫn động quạt gió (hoặc trục giàn nóng) với cả quạt gió và puli (bánh đai bơm nước)
a/ Kéo căng dây đai để hãm và nới lỏng hàng đai ốc bắt puli cánh quạt.
b/ Nới lỏng đai ốc chốt xoay và bulông điều chỉnh rồi gỡ dây đai ra.
c/ Tháo 4 đai ốc, khớp (trục) dẫn động quạt gió với cả cánh quạt và puli bơm nước.
2.2/ Tháo bơm nước
Tháo 10 bulông lấy bơm ra và đệm làm kín ra.
3/KIỂM TRA BƠM NƯỚC
3.1/kiểm tra vòng bi bơm nước
Quay thử bơm nước để kiểm tra hoạt động của vòng bi. Vòng bi phải quay được nhẹ nhàng và êm.
3.2/Kiểm tra khớp li hợp chất lỏng dẫn động quạt gió
Kiểm tra xem khớp dẫn động có bị hư hỏng hay rò rỉ dầu silicôn không.
4/LẮP BƠM NƯỚC
4.1/ Lắp bơm nước
Gá đệm và bơm nước lên động cơ và bắt chặt bằng 10 bulông.
Mômen xiết : A 200kG.cm
B 90 kG.cm
4.2/Lắp puli bơm nước, khớp (hoặc trục) dẫn động quạt gió và dây đai máy phát
a/ Lắp puli bơm nước , khớp chất lỏng (trục) dẫn động quạt gió với cả cánh quạt và bắt bằng 4 đai ốc.
b/ Quàng dây đai máy phát lên các puli.
c/ Kéo căng dây đai và bắt chặt 4 đai ốc.
Mômen xiết: 210kG.cm
d/ Điều chỉnh độ căng dây đai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu, cùng với kiến thức đã được học trong trường, sự nỗ của bản thân và được sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn ô tô và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Duy Tuấn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm Chuyên đề, đến nay em đã hoàn thành chuyên đề này. Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề mà em đã thực hiện.
Sau khi thực hiện xong đề tài “Quy trình tháo lắp, kiểm tra sửa chữa bơm nước Toyota Hiace” đã giúp em hiểu rõ hơn về bơm nước cũng như các hư hỏng và biện pháp sửa chữa các hư hỏng đó của xe Toyota Hiace nói riêng và các hệ thống bơm nước của các dòng xe khác nói chung.
Về cơ bản, đề tài đã nêu được chức năng các chi tiết trong bơm nước của xe Toyota Hiace, các hư hỏng và biện pháp sửa chữa các hư hỏng đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài do điều kiện chưa được đầy đủ, kiến thức của mình còn hạn chế vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn và sự góp ý của các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn ô tô, cảm ơn thầy Phan Duy Tuấn cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề được giao.
Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013
Học sinh thực hiện
Nguyễn Văn Tân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bc_may_bom_nuoc_tan_2554.doc