Mục lục
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ4
1.1 Giới thiệu về thư điện tử. 4
1.1.1 Thư điện tử là gì4
1.1.2 Lợi ích của thư điện tử. 4
1.2 Dịch vụ DNS. 5
1.2.1 Giới thiệu về DNS. 5
1.2.2 Hoạt động của DNS. 6
1.3 Kiến trúc và hoạt động của thư điện tử. 6
1.4 Giao thức sử dụng trong thư điện tử. 7
1.4.1 Giao thức POP ( Post Office Protocol). 7
1.4.2 Giao thức IMAP (Internet Mail Access Protocol). 8
1.4.3 Giao thức SMTP (Simple Mail Transport Protocol). 8
1.4.4 MIME ( Multipurpose Internet Mail Extensions ). 9
1.4.5 X.400. 9
1.5.Mail client9
1.5.1 Các tính năng cơ bản của một mail client9
1.5.2: Các tính năng nâng cao của mail client9
1.5.3 Giới thiệu một số mail client10
1.6 Mail server. 11
1.6.1 Giới Thiệu về Mail server. 11
1.6.3: Giới thiệu một số mail server. 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT EXCHANGE 2007. 13
2.1 Một số phiên bản chính thức của Exchange.13
2.2: Tìm hiểu những tính năng mới của Exchange 2007 so với những phiên bản trước. 13
2.2.1 Những tính năng mới trong Exchange:13
2.2.2 Những tính năng của các role trong Exchange Server 2007. 14
2.3 Những yêu cầu phần cứng và phần mền trước khi triển khai cài đặt16
2.3.1: Yêu cầu phần cứng. 16
2.3.2: Yêu cầu phần mền. 16
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT MICROSOFT EXCHANGE 2007. 17
3.1 : Nhu cầu sử dụng mail service của doanh nghiệp. 17
3.1.1 : Mô hình triển khai17
3.1.2 : Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. 17
3.2 Cài đặt và quản trị exchange 2007. 18
3.2.1: Các bước tiến hành cài đặt máy chủ Mail Exchange. 18
3.2.2 Cấu hình Exchange Server. 24
3.2.3 Cấu hình MailBox. 30
3.2.4 Cấu hình MailBox cho Administrator và Client34
3.2.5 Tạo Mailbox User. 39
3.2.5 Tạo Group. 43
3.2.6: Quá trình gửi và nhận Mail49
3.2.7 Tạo Public Folder. 56
3.2.8 Quản lý Mail được gửi đi của các User. 57
3.3 Các bước cấu hình giải pháp Mail Online. 60
3.3.1: Gửi Mail ra ngoài Internet60
3.3.2: Nhận Mail từ Internet gửi về. 61
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chuyên ngành tìm hiểu và cài đặt dịch vụ mail sever 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT DỊCH VỤ MAIL
GVHD: TRẦN BÀN THẠCH
SVTH : NGUYỄN THÁI SƠN
MSSV : 4034
LỚP : K13TMT
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
thế kỷ 21 được mệnh danh là thế kỷ của công nghệ thông tin, với sự bùng nổ mạnh mẻ về khoa học công nghệ. Đây là kỷ nguyên của nền văn minh dựa trên cơ sở công nghiệp trí tuệ . Ngày nay, tin học đã trở thành một môn khoa học quan trọng trên thế giới.
Email có vẻ như vô hình. Bề ngoài Ta không thể biết được rằng sự phân phối email quả thực là một hệ thống phức tạp với rất nhiều thao tác cần phải thực hiện. Đó thưc sự là một câu chuyện thú vị? Tuy nhiên nếu Ta phải đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề phân phối email hoặc quản lý công việc nặng nhọc như các quản trị viên email thì Ta cần phải biết được những vấn đề tối thiểu về công nghệ này
Trong đề tài này em sẽ tập trung giới thiệu các công nghệ của email và sẽ không đi sâu vào vấn đề quản lý mail cũng như các chính sách công ty hay các vấn đề có liên quan đến hành vi con người mà chỉ xây dựng một mô hình mail nhỏ cho doanh nghiệp
Do thời gian thực hiện đồ án ngắn, nên sẽ có nhiều hạn chế và sai sót trong qúa trình thực hiện, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Từ đó làm cơ sở để chúng em có thể củng cố và phát triển thêm
em xin chân thành cảm ơn thầy Tần Bàn Thạch đã giúp đỡ chúng em thực hiện thành công đồ án này.
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ
1.1 Giới thiệu về thư điện tử
1.1.1 Thư điện tử là gì
Thư điện tử là là một thông điệp gửi từ máy tính này đến một máy tính khác trên mạng máy tính mang nội dung cần thiết từ người gửi đến người nhận. Do thư điện tử gửi qua lại trên mạng và sử dụng tín hiệu điện vì vậy tốc độ truyền rất nhanh.
Thư điện tử còn được gọi tắt là E-Mail(Electronic Mail). E-Mail có nhiều cấu trúc khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống máy tính của người sử dụng.Mặc dù khác nhau về cấu trúc nhưng tất cả đều có một mục đích chung là gửi hoặc nhận thư điện tử từ một nơi này đến một nơi khác nhanh chóng..
Tại các nước tiến tiến cũng như các nước đang phát triển, các trường đại học, các tổ chức thương mại, các cơ quan chính quyền v. v. Đều đã và đang kết nối hệ thống máy tính của họ vào Internet để việc chuyển thư điện tử nhanh chóng và dễ dàng.
1.1.2 Lợi ích của thư điện tử
Thư điện tử có rất nhiều công dụng vì chuyển nhanh chóng và sử dụng dễ dàng. Mọi người có thể trao đổi ý kiến, tài liệu với nhau trong thời gian ngắn.Thư điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, khoa học, kinh tế, xã hội, giáo giục, và an ninh quốc gia. Ngày nay người tao trao đổi với nhau hàng ngày những ý kiến, tài liệu bằng điện thư mặc dù cách xa nhau hàng ngàn cây số.
Vì thư điện tử phát triển dựa vào cấu trúc của Internet cho nên cung với sự phát triển của Internet, thư điện tử ngày càng phổ biển trên toàn thế giới.
Những trở ngại lớn nhất hiện giờ là đường truyền tải tín hiệu của Internet còn chậm cho nên khó có thể chuyển tải số lượng lớn các tín hiệu. Ngoài ra còn trở ngại khác như máy tính không đủ sức chứa hay xử lý hết tất cả tín hiệu mà nó nhận được.Vì thế gần đây người ta đã bắt đầu xây dựng những đường truyền tải tốc độ cao cho Internet với lưu lượng nhanh gấp trăm lần so với đường cũ. Hy vọng rằng với đà tiến triển như vậy, mọi người trên Internet sẽ có thêm được nhiều lợi ích từ việc sử dụng điện thư.
1.2 Dịch vụ DNS
1.2.1 Giới thiệu về DNS
Viết theo tiếng anh là Domain Name System
Là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh xạ giữa các tên miền và các địa chỉ IP. DNS đưa ra một phương pháp đặc biệt để duy trì và liên kết các ánh xạ này trong một thể thống nhất
Đối với tên miền,mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào websit là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ)
Đối với địa chỉ IP, mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều "nói chuyện" với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.microsoft.com, www.ibm.com..., thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.
1.2.2 Hoạt động của DNS
Hệ thống DNS sử dụng giao thức UDP tại lớp 4 của mô hình OSI, mặc định là sử dụng cổng 53 để trao đổi thông tin về tên miền.
Hoạt động của hệ thống DNS là chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Hệ thống cơ sở dữ liệu của DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán. Các DNS server được phân quyền quản lý các tên miền xác định và chúng liên kết với nhau để cho phép người dùng có thể truy vấn một tên miền bất kỳ (có tồn tại) tại bất cứ điểm nào trên mạng một cách nhanh nhất.
1.3 Kiến trúc và hoạt động của thư điện tử
Hầu hết hệ thống thư điện tử bao gồm ba thành phần cơ bản là MUA, MTA và MDA.
MTA(Mail transfer Agent)
Khi các bức thư được gửi đến từ MUA. MTA có nhiệm vụ nhận diện người gửi và người nhận từ thông tin đóng gói trong phần header của thư và điền các thông tin cần thiết vào header. Sau đó MTA chuyển thư cho MDA để chuyển đến hộp thư ngay tại MTA, hoặc chuyển cho Remote-MTA.
Việc chuyển giao các bức thư được các MTA quyết định dựa trên địa chỉ người nhận tìm thấy trên phong bì.
Nếu nó trùng với hộp thư do MTA (Local-MTA) quản lý thì bức thư được chuyển cho MDA để chuyển vào hộp thư
Nếu địa chỉ gửi bị lỗi, bức thư có thể được chuyển trở lại người gửi.
Nếu không bị lỗi nhưng không phải là bức thư của MTA, tên miền được sử dụng để xác định xem Remote-mta nào sẽ nhận thư, theo các bản ghi MX trên hệ thống tên miền (chúng ta sẽ đi sâu vào các khái niệm DNS và tên miền trong các mục phía sau).
Khi các ghi MX xác định được Remote-MTA quản lý tên miền đó thì không có nghía là người nhận thuộc Remote-MTA. Mà Remote-MTA có thể đơn giản chỉ trung chuyển (relay) thư cho một MTA khác, có thể định tuyến bức thư cho địa chỉ khác như vai trò của một dịch vụ domain ảo(domain gateway) hoặc người nhận không tồn tại và Remote-MTA sẽ gửi trả lại cho MUA gửi một cảnh báo.
MDA (Mail Delivery Agent)
Là một chương trình được MTA sử dụng để đẩy thư vào hộp thư của người dùng. Ngoài ra MDA còn có khả năng lọc thư, định hướng thư... Thường là MTA được tích hợp với một MDA hoặc một vài MDA.
MUA (Mail User Agent)
MUA là chương trình quản lý thư đầu cuối cho phép người dùng có thể đọc, viết và lấy thư về từ MTA.
MUA có thể lấy thư từ mail server về để xử lý(sử dụng giao thức POP) hoặc chuyển thư cho một MUA khác thông qua MTA (sử dụng giao thức SMTP).
Hoặc MUA có thể xử lý trực tiếp thư ngay trên mail server (sử dụng giao thức IMAP).
Đằng sau những công việc vận chuyển thì chức năng chính của MUA là cung cấp giao diện cho người dùng tương tác với thư, gồm có.
Soạn thảo, gửi thư
Hiển thị thư, gồm cả các file đính kèm.
Gửi trả hay chuyển tiếp thư.
Gắn các file vào các thư gửi đi (Text,HTML, MIME.v.v).
Thay đổi các tham số(ví dụ như server được sử dụng, kiểu hiển thị thư, kiểu mã hoá thư.v.v).
Thao tác trên các thư mục thư địa phương và ở đầu xa.
Cung cấp số địa chỉ thư (danh bạ địa chỉ).
Lọc thư.
1.4 Giao thức sử dụng trong thư điện tử
1.4.1 Giao thức POP ( Post Office Protocol)
POP cho phép người dùng có account tại máy chủ thư điện tử kết nối vào và lấy thư về máy tính của mình, ở đó có thể đọc và trả lời lại. POP được phát triển đầu tiên vào năm 1984 và được nâng cấp từ bản POP2 lên POP3 vào năm 1988. Và hiện nay hầu hết người dùng sử dụng tiêu chuẩn POP3
POP3 kết nối trên nền TCP/IP để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng giao thức TCP cổng mặc định là 110). Người dùng điền username và password. Sau khi xác thực đầu máy khách sẽ sử dụng các lệnh của POP3 để lấy và xoá thư.
POP3 chỉ là thủ tục để lấy thư trên máy chủ thư điện tử về MUA. POP3 được quy định bởi tiêu chuẩn RFC 1939
1.4.2 Giao thức IMAP (Internet Mail Access Protocol)
Là giao thức hỗ trợ việc lưu trữ và truy xuất hộp thư của người dùng, thông qua IMAP người dùng có thẻ sử dụng IMAP Client để truy xuất hộp thư từ mạng nội bộ hoặc mạng Internet trên một hoặc nhiều máy khác nhau.
IMAP được phát triển vào năm 1986 bởi trường đại học Stanford. IMAP2 phát triển vào năm 1987. IMAP4 là bản mới nhất đang được sử dụng và nó được các tổ chức tiêu chuẩn Internet chấp nhận vào năm 1994. IMAP4 được quy định bởi tiêu chuẩn RFC 2060 và nó sử dụng cổng 143 của TCP
IMAP hỗ trợ hoạt động ở chế độ online, offline hoặc disconnect. IMAP cho phép người dùng tập hợp các thư từ máy chủ, tìm kiếm và lấy message cần ngay trên máy chủ, lấy thư về mà thư không bị xoá trên máy chủ. IMAP cũng cho phép người dùng chuyển thư từ thư mục này của máy chủ sang thư mục khác hoặc xoá thư. IMAP hỗ trợ rất tốt cho người dùng hay phải di chuyển và phải sử dụng các máy tính khác nhau.
1.4.3 Giao thức SMTP (Simple Mail Transport Protocol)
SMTP được phát triển vào năm 1982 bởi tổ chức IETF ( Internet Engineering Task Fonce) là giao thức tin cậy chịu trách nhiệm phân phát Mail, nó chuyển Mail từ hệ thống này sang hệ thống khác, chuyển Mail trong hệ thống mạng nội bộ,cậy hướng kết nối( connection-oriented) được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn RFCS 821 và 822, SMTP sử dụng cổng 25 của TCP ( Trasmission Control Protocol )
1.4.4 MIME ( Multipurpose Internet Mail Extensions )
MINE ( Multipurpose Internet Mail Extensions ) cung cấp cách thức kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau vào trong thông điệp duy nhất có thể được gởi qua Internet dùng Email hay Newgroup. Thông tin chuẩn MINE có thể chứa hình ảnh, âm thanh và bất kỳ những loại thông tin nào khác có thể lưu trữ được trên máy tính. Hầu hết những chương trình xử lý thư điện tử sẽ tự động giải mã những thông báo này và cho phép Ta lưu trữ dữ liệu chứa trong chúng vào đĩa cứng. Nhiều chương trình giải mã MINE khác nhau được tìm thấy trên NET.
1.4.5 X.400
X.400 là giao thức được ITU-T và ISO định nghĩa và đã được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu và Canada,X.400 cung cấp tính năng điều khiển phân phối Email, X.400 sử dụng định dạng nhị phân do đó nó không cần giải mã hóa nội dung khi truyền dữ liệu trên mạng
1.5.Mail client
1.5.1 Các tính năng cơ bản của một mail client
Mail client là một phần mềm đầu cuối cho phép người sử dụng thư điện tử có thể sử dụng một các chức năng cơ bản
Lấy thư gửi đến.
Đọc thư điện tử.
Gửi và trả lời thư điện tử.
Lưu thư điện tử.
In thư điện tử.
Quản lý việc gửi và nhận thư.
1.5.2: Các tính năng nâng cao của mail client
Ngoài các tính năng cơ bản cho phép người dùng có thể sử dụng thư điện tử. Các phần mềm mail client thường được kết hợp thêm nhiều tính năng để giúp cho người dùng sử dụng thư điện tử một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
Giới thiệu quản lý địa chỉ
Giới thiệu lọc thư
Giới thiệu chứng thực điện tử
1.5.3 Giới thiệu một số mail client
1.5.3.1 Pine
Pine là một chương trình e-mail client được phát triển bởi trường Đại học Washington tại Seattle vào năm 1989. Chương trình được sử dụng chủ yếu bởi những người truy cập trực tiếp đến một server (pine rất thông dụng trong các lập trình viên). Mặc dù không cung cấp một giao diện đồ họa nhưng pine là một chương trình nhiều tính năng. Nó cũng tương đối dễ sử dụng. Sử dụng pine bạn có thể reply to mail; forward mail; send copies to, hay “cc” đến các địa chỉ thư khác; tạo một mailing list; tạo các nickname; và tạo bao nhiêu thư mục tuỳ thích. Vì pine chạy trên server, bạn có thể lấy thư từ bất cứ nơi nào. Pine không sử dụng giao thức POP3.
1.5.3.2 Eudora
Eudora là một chương trình mail client có nhiều tính năng, chạy trên cả PC và Macintosh. Eudora là chương trình dễ sử dụng. Eudora có các phiên bản commercial, freeware. Bản thương mại (commercial) có thêm nhiều tính năng như kiểm tra ngữ pháp. Bạn có thể truy cập thư từ bất cứ máy client nào.
1.5.3.3 SPRYMail
Với những tính năng của mình, SPRYMail là chương trình đáng phải được đề cập đến. Bạn có thể đọc các bản tin trong hộp thư trước khi tải xuốn server. Tính năng này cho phép bạn xoá các bản tin bạn không muốn đọc, hoặc trả lời ngay lập tức. Bạn cũng có thể để các bản tin trên server rồi sau đó tải xuống các máy khác. Các chương trình mail client khác cũng có tính năng này, nhưng không rõ ràng như SPRYMail. Tuy vậy SPRYMail không phức tạp như Pine hay gợi cảm như Eudora.
1.5.3.4 GroupWise
Groupwise là một chương trình e-mail client thường sử dụng trong các mạng LAN, nhưng nó cũng có thể dễ dàng nâng cấp tương thích với môi trường Internet. Groupwise không có nhiều tính năng như Eudora. nó cũng thiếu một số tính năng mà người sử dụng Internet ưa thích. Ví dụ như, Eudora cho phép bạn thay đổi mật khẩu thư, một tính năng thường được người sử dụng Internet thực hiện. Nhưng với Groupwise, mật khẩu thư của bạn chính là mật khẩu máy tính của bạn.
1.6 Mail server
1.6.1 Giới Thiệu về Mail server
Mail server là máy chủ dùng để nhận và gửi mail, với các chức năng chính:Quản lý account
Nhận mail của người gửi (của những người có account) và gửi cho người nhận hoặc mail server của người nhận.
Nhận mail từ mail server của người gửi (từ bên ngoài) và phân phối mail cho người trong hệ thống. tùy thuộc vào việc cài đặt mà mail-server cho phép người dùng sử dụng web-mail (web) để nhận mail(giống yahoo), hay cho phép sử dụng outlook (application), hay cả 2 (giống như gmail)
1.6.3: Giới thiệu một số mail server
1.6.3.1 Giới thiệu về Sendmail
Sendmail là phần mềm quản lý thư điện tử mã nguồn mở được phát triển bởi tổ chức hiệp hội Sendmail. Nó được đánh giá là một MTA linh hoạt và hỗ trợ nhiều loại chuyển giao thư. Bao gồm SMTP. Bản Sendmail đầu tiên do ông Eric Allman viết vào đầu những năm 1980 tại UC Berkeley.
Sendmail chạy trên hệ điều hanh Unix và có thể tải về miễn phí để sử dụng cũng như phát triển thêm.
1.6.3.2 Giới thiệu về Qmail
Qmail là một MTA có chức năng tương tự như Sendmail, được viết bởi chuyên gia mật mã Daniel J. Bernstein. Những đặc tính của Qmail là có kiến trúc module cao, tuân thủ chặt chễ thiết kế phần mềm của ông Bernstein, và bảo mật. Qmail được coi là mã nguồn mở nhưng không chính xác. Đó là do tuy được phân phối, sử dụng miễn phí và mã nguồn có thể công khai nhưng người sử dụng không được phép phân phối những phiên bản đã bị thay đổi – một tiêu chí của phần mềm mã nguồn mở. Qmail được chạy trên các hệ điều hành tựa Unix (Unix-like).
1.6.3.3 Giới thiệu Microsoft Exchange Server
Microsoft Exchang Server là phần mềm mail Server được công ty Microsoft phát triển. Chương trình này chạy trên hệ điều hành Windows. Song song với sự phát triển của dong hệ điều hành này Microsoft Exchange server cũng được phổ cập và hỗ trợ tốt. Các version của phần mềm này tuy có những tính năng khác nhau nhưng đều cùng được xây dựng trên tiêu chí càng ngày càng tăng độ tin cậy, độ bảo mật và tính ích lợi.
1.6.3.4 Giới thiệu về MDaemon Server
Là phần mềm Mail Server tiêu chuẩn thương mại được phát triển bởi công ty phần mềm Alt-N. MDaemon được phát triển trên hệ điều hành Win/NT và có giao diện sử dụng rất thân thiện. MDaemon Server phát triển rất đầy đủ các tính năng của một Mail Server. MDaemon Server hoạt động rất hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT EXCHANGE 2007
2.1 Một số phiên bản chính thức của Exchange.
Exchange Server 5.5
Hoạt động trên hệ điều hành Windows NT 4 Server, Windows 2000 Server có sử dụng service pack.
Không cần cài đặt Active Directory nhưng có thể nhân bảng dữ liệu đến Active Directory sử dụng Active Directory Connector (ADC).
Exchange 2000 Server
Windows 2000 Server (kèm theo Service pack 1 hoặc cao hơn)
Có thể cài đặt trên member server hoặc domain controller.
Exchange Server 2003
Windows 2000 Server (yêu cầu SP3, SP4)
Windows 2003Server
Có thể cài đặt trên member server hoặc domain controller.
Exchange Server 2007
Exchange Server 2010
2.2: Tìm hiểu những tính năng mới của Exchange 2007 so với những phiên bản trước
2.2.1 Những tính năng mới trong Exchange:
Xử lý trên nền tảng 64-bit, hỗ trợ cấu hình bằng command-line shell và giao diện đồ họa, cải tiến việc phát triển ứng dụng, phân quyền và định tuyến đơn giản.
Nâng cao khả năng truy cập thông tin cho người dùng văn phòng: cải tiến lịch làm việc, unified messaging, cải tiến truy cập mail qua thiết bị di động và thông qua web access.
Tăng cường khả năng lưu trữ CSDL tối đa lên đến 16TB cho một database.
Tăng cường số lượng nhóm lưu trữ tối đa và mail database trên từng server: cho phép 5 nhóm lưu trữ trong phiên bản Standard Edition (Exchange Server 2003 Standard chỉ cho phép 1 nhóm), và tới 50 nhóm trong phiên bản Enterprise (Exchange Server 2003 Enterprise chỉ cho phép 4 nhóm và 20 databases)
2.2.2 Những tính năng của các role trong Exchange Server 2007
Client Access Server Role
Role này chấp nhận các kết nối từ hệ thống mail Exchange của bạn đến mail clients khác(Non MAPI). Các phần mềm mail clients như Outlook Express và Eudora dùng POP3 hoặc IMAP4 để giao tiếp với Exchange Server. Các thiết bị di động như mobiles, PDA... dùng ActiveSync, POP3 hoặc IMAP4 để giao tiếp với hệ thống Exchange.
Edge Transport Server Role
Edge Transport Server Role là 1 server chuyên dùng trong việc security, có chức năng lọc Anti-Virus và Anti-Spam, nó gần giống như Hub Transport nhưng Edge Transport không có nhiệm vụ vận chuyển mail trong nội bộ mà nó chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống Email server. Tất cả mọi e-mail trước khi vào hay ra khỏi hệ thống đều phải qua Edge Transport . Edge Trasport chỉ có thể cài trên một Stand-Alone Server và không thể cài chung với các role khác(Mailbox,Client Access,Hub Transport...)
Hub Transport Server Role
Hub Transport Server Role có nhiệm vụ chính là vận chuyển Email trong hệ thống Exchange. Tại Hub Transport chúng ta có thể cấu hình các email policy ( sửa, thêm, hoặc thay đổi ...) trước khi vận chuyển email đi. Những email được gửi ra ngoài Internet đầu tiên sẽ được chuyển tiếp đến Hub Transport, sau đó sẽ qua Edge Transport để lọc Antivirus và Spam, và cuối cùng mới chuyển tiếp ra ngòai Internet.
Mailbox Server Role
Mailbox Server Role chứa tất cả các Mailbox database và Public Folder database. Nó cung cấp những dịch vụ về chính sách địa chỉ email và danh sách địa chỉ dành cho người nhận.
Unified Messaging Server Role
Unified Messaging là một chức năng mới trong hệ thống Microsoft Exchange Server 2007. Hỗ trợ e-mail, voice-mail, máy fax, lịch, danh sách các việc cần làm từ bất kỳ thiết bị nào (gồm cả điện thoại).Unified Messaging được xây dựng trong cả hai lĩnh vực: Outlook Voice Access và các khả năng hỗ trợ truy cập không dây.
2.3 Những yêu cầu phần cứng và phần mền trước khi triển khai cài đặt
2.3.1: Yêu cầu phần cứng
Vi xử lý Xeon hoặc Pentium 4 64-bit
Vi xử lý AMD Opteron hoặc Athalon 64-bit
RAM 1GB cộng với 7MB trên từng mailbox
Dung lượng đĩa cứng cài Exchange từ 1,2 GB trở lên
Dung lượng đĩa cứng trên ổ hệ thống ít nhất là 200MB
Ổ ghi DVD-ROM
Màn hình SVGA hoặc màn hình có độ phân giải cao hơn
Hệ thống file dạng NTFS
2.3.2: Yêu cầu phần mền
Cần phải cài đặt thêm các dịch vụ hệ thống như:
Microsoft .NET Framework Version 2.0
Micrsoft Management Console (MMC) 3.0
Windows PowerShell V1.0
Hotfix for Windows x64 (KB904639)
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT MICROSOFT EXCHANGE 2007
3.1 : Nhu cầu sử dụng mail service của doanh nghiệp
Trong thế kỷ công nghệ thì việc kinh doanh cũng đòi hỏi phải đáp ứng nhanh nhưng thông tin giữa các phòng ban trong công ty, giữa các giam đốc với nhân viên của họ hay giữa khách hàng ngoài công ty, do đo việc gữi và nhận mail để đáp ứng những nhu cầu cơ bản trên là rất cần thiết để doang nghiệp phát triển, để đáp ứng được như cầu đó thì sau đây tôi sẽ xây dựng một mô hình mail cho doanh nghiệp nhỏ .
3.1.1 : Mô hình triển khai
Một phòng của giám đốc,Một phòng kế toàn,Một phòng hành chính,Một phòng IT tất cả các phong ban này có thể gữi mail trong nội bộ doanh nghiệp và ra ngoài internet.
Mô hình hệ thống mạng
3.1.2 : Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Đề xuất phần cứng :
Server chuyên dụng: Cung cấp các dịch vụ nội bộ như chia sẻ tài nguyên,email, fax,…
Switch: để liên kết các máy ở mỗi phòng ban lại với nhau cũng như kết nối với Server
Cáp UTP: để nối từ các máy đến switch và server
ADSL Router: để ra internet
Đề xuất phần mềm:
Windows Server 2003: Được cài đặt tại máy chủ để cung cấp dịch vụ cho các máy trạm
Mail Exchange Server 2007: Cung cấp dịch vụ email cho máy trạm
Tên Miền: Giúp Forward Mail về Mail Local
3.2 Cài đặt và quản trị exchange 2007
3.2.1: Các bước tiến hành cài đặt máy chủ Mail Exchange
Để bắt đầu cài đặt Exchange thì máy chủ Server phải tiến hành
Cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003
Cài đặt DNS, cấu hình DNS
Cài đặt First Domain Controller
Cài đặt IIS và một số phần mềm hỗ trợ cho Microsoft Exchange Server 2007
Cài đặt .NET Framework 2.0 (dotnetfx.exe) Cài đặt MMC Version 3.0
Cài đặt Windows PowerShell (WindowsServer2003-KB926139-x86-ENU.exe)
Cài đặt .NET Framework 2.0 Hotfix (NDP20-KB926776-X86.exe)
Cài đặt Exchange Server 2007
Để bắt đầu cài đặt Exchange yêu cầu Ta đã cài đặt DNS, Active Directory hoàn chỉnh rồi.
Cho đĩa CD cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 tìm file Setup.exe chạy
Click vào Step 4: Install Microsoft Exchange.
Mục Introduction là phần giới thiệu sản phẩn Exchange 2007 của Microsoft, chọn Next để tiếp tục.
Trong mục License Agreement chọn I accept the terms… >> Next
Mục Error Reporting cho phép cấu hình gửi report về Microsoft khi có lỗi phát sinh, chọn No >> Next.
Mục Installation Type cho phép chọn kiểu cấu hình Typical hoặc Custom.
Nếu chọn Custom thì ta được lựa chọn cài đặt từng Server Role.
Mục Exchange Organization cho phép đặt tên cho tổ chức mail đang setup.
Mục Client Settings hỏi xem trong mạng có máy tính nào sử dụng Outlook 2003 hoặc cũ hơn hay không ? Nếu có (chọn Yes) thì thư mục dùng chung Public Folders sẽ được tạo.
Trong mục Readiness Checks cho thấy quá trình kiểm tra hệ thống đã xong
Trong mục Completion thông báo quá trình cài đặt đã hoàn tất
Màn hình Exchange Management Console xuất hiện, đây là màn hình giao diện quản lý chính của Microsoft Exchange Server 2007
3.2.2 Cấu hình Exchange Server
Start\ Programs\ Microsoft Exchange\ Exchange Management Console.
Tạo Receive Connector
Đường dẫn Microsoft Exchange\ Hub Transport, khung giữa bên dưới chọn Default Server, chuộ phải chọn Properties
Chọn Tab Permission Groups , đánh dấu chọn vào ô Anonymous Users, chọn OK
Tạo Send Connector:
Quay lại Exchange Management Console chọn Organization Configuration
Chọn vào Hub Transport, chuột phải chọn New Send Connector…
Hộp thoại Introduction đặt tên To Internet, chọn Next
Hộp thoại Address space chọn nút Add.. chọn SMTP Address Space.
Hộp thoại SMTP Address Space
Khai báo khung Address : *
Đánh dấu chọn ô Inclucle all subdomains, chọn OK.
Kiểm tra có 1 Address Space chọn Next.
Hộp thoại Network Setting chọn Next.
Hộp thoại Source Server chọn Next.
Hộp thoại New Connector chọn New.
Kiểm tra tạo thành công Send Connector.
3.2.3 Cấu hình MailBox
Exchange Management Console\ Recipient Configuration \ MailBox chuột phải chọn New MailBox
Hộp thoại Introduction chọn User Mailbox, chọn Next
Hộp thoại User Type, chọn Existing Users chọn Add..
Chọn User được tạo sẵn trong AD, chọn OK.
Chọn Next
Hộp thoại MailBox Settings chọn Next.
Hộp thoại New MailBox chọn New.
Hộp thoại Completion chọn Finish.
Kiểm tra có MailBox Client và Administrator.
3.2.4 Cấu hình MailBox cho Administrator và Client
3.2.4.1: Cài đặt và Cấu hình Outlook cho admin
Cài đặt Outlook
Cho đĩa MS office 2007 chạy file setup.exe để tiến hành cài đặt
Cấu hình Outlook
Start \ Programs \ Microsoft Office \ Microsoft Office Outlook 2007. Màn hình Welcome chọn Next.
Hộp thoại E-Mail Account chọn Yes, chọn Next
Hộp thoại Auto Account Setup.
Đánh dấu chọn ô Manually configure Server Settings or Additional Server types,chọn Next.
Chọn Finish để hoàn tất cấu hình.
Trong chương trình Microsoft Outlook chọn New Mail Massenge.
Administrator tự gởi cho chính mình.
Nhận Mail thành công.
3.2.4.2 Cài đặt và Cấu hình Outlook cho client
Với client thì quá trình cài đặt và cấu hình cũng tương tự
3.2.5 Tạo Mailbox User
Tạo mới 1 user,mở Exchange Management Console, bung Recipient Configuration, chuột phải vào Mailbox, chọn New Mailbox
Trong hộp thoại User Type, chọn New User, nhấn Next
Nhập vào thông tin của user như: First Name, Last Name, User LogonName, Password
Trong hộp thoại Mailbox Settings, nhấn Next theo mặc định
Trong hộp thoại New mailbox, Exchange sẽ tóm tắt toàn bộ thông tin về User đế bạn xác nhận lại lần nữa, nhấn New để bắt đầu tạo mớ
Trong hộp thoại Completion, nhấn Finish
Tương tự như vậy ta cũng tao ra các user : giamdoc,ketoan2,hanhchinh1,hanhchinh2,…
3.2.5 Tạo Group
Security Group
Tạo các group ACCOUNT và HUMAN
Chọn next
Chọn finish để hoàn thành
Tạo Dynamic Distribution Group
Exchange Management Console\Recipient Configuration, chuột phải vào Distribution Group, chọn New Dynamic Distribution Group
Trong hộp thoại Introduction, đặt tên group là MANAGER, nhấn Next
Trong hộp thoại Filter Settings, giữ nguyên như mặc định và nhấn Next
Trong hộp thoại Conditions, tùy theo nhu cầu của bạn mà bạn muốn lọc thuộc tính nào. Ví dụ như tôi muốn lọc thuộc tính Department thì đánh dấu chọn vào Recipient is in a Department, bên dưới bạn nhấn chọn Specified, gõ tên Department mà bạn muốn thêm vào group, ví dụ như MANAGER.
Như vậy tất cả các user mà có thuộc tính Department là Manager sẽ được add vào Group này
kiểm tra lại thông tin và nhấn New
Quay trở lại Mailbox, chuột phải vào user giamdoc, nhấn Properties
Qua tab Organization, ở mục Department, bạn nhập vào là MANAGER, sau đó nhấn OK
Tương tự đối với các tưởng phòng của từng phòng ta cũng cho vào nhóm MANAGER
Ví dụ như ketoan1 là tưởng phòng kế toán, hanhchinh1 là tưởng phòng hành chính, it là tưởng phòng it, Khi đó giám đốc chỉ cần gữi thư đến group MANAGER thì tất cả các tưởng phòng sẽ nhận được thư của giám đốc.
3.2.6: Quá trình gửi và nhận Mail
3.2.6.1: Gửi và nhận Mail bằng Web
Vào trình duyệt Web IE gõ địa chỉ mail của hệ thống ( mail.com/exchange )
Sau khi bấm Enter sẽ xuất hiện cửa sổ đăng nhập. Ta chỉ việc nhập Username
mà ta muốn vào và Pass của User đó → Enter
Sau khi bấm Enter thì ta được màn hình quản lý Mailbox của User ketoan1
Để gửi mail ta Click vào nút New và nhập địa chỉ Email mà mình muốn gửi đi
và soạn nội dung mà mình muốn gửi → Send
Bây giờ ta đăng nhập vào hệ thống mail như lúc ban đầu nhưng ở cửa sổ đăng
nhập ta nhập địa chỉ email của giamdoc
Sau khi Enter thì màn hình quản lý Mailbox của it1 xuất hiện và ta tiến hành
kiểm tra.Như ta thấy ở hình bên dưới thì giamdoc đã nhận được thư gửi từ ketoan1
Như vậy là quá trình gữi mail đã thành công
3.2.6.2: Gửi và nhận Mail bằng Outlook 2007
Trên máy server đăng nhập bằng tài khoản Admin mở outlook
Tạo mới 1 bức thư gữi đến client@mail.com
Trên máy client đăng nhập bằng tài khoản client mở outlook kiểm tra hộp thư đến
Như vậy quá trình gữi mail bằng outlook đã thành công
3.2.7 Tạo Public Folder
Exchange Management Console, khung console tree chọn Toolbox, khung Result pane, double click vào Public Folder Management Console
Trong cửa sổ Public Folder Management Console, chuột phải vào Default Public Folder, chọn New Public Folde
Trong hộp thoại New Public Folder, ở khung Name, nhập vào tên Folder mà bạn muốn tạo. Ví dụ: DATA
3.2.8 Quản lý Mail được gửi đi của các User
Đây là quá trình quản lý nội dung các mail gửi đi của hệ thống mạng. Bất cứ
một User nào gửi và nhận mail thì người có thẩm quyền cao nhất cũng sẽ
nhận một nội dung y như vậy và biết được nội dung thư đó do ai gửi cho ai.
Quay trở lại Mailbox, chuột phải vào user ketoan1, nhấn Properties
Chọn trường Mailflow settings, chọn delivery options
Check vào ô forward to chọn browse, xuất hiện 1 hộp thoại chọn user giamdoc
Chọn ok
Như vậy là quá trình đã hoàn thành, lúc này khi user ketoan1 gữi thư đến bất kỳ ai thì giamdoc cũng biết được
3.3 Các bước cấu hình giải pháp Mail Online
3.3.1: Gửi Mail ra ngoài Internet
Để gửi được Mail ra ngoài Internet thì ta phải vào trang cấu hình Modem và mở
những Port sau, và ở phần Server IP Address ta trỏ về địa chỉ IP của máy
Exchange Server
Sau khi mở các Port cần thiết xong thì bây giờ ta thư soạn một nội dung thư và
gửi cho một địa chỉ Mail có thật ngoài Internet cụ thể như sau ( vào mailbox
của ketoan1 và gửi cho một địa chỉ mail ngoài Internet là test@gmail.com
Vào Gmail và vào địa chỉ Mail test@gmail.com kiểm tra xem có nhận
được thư từ ketoan1@mail.com hay không
Vậy quá trình gửi Mail ra ngoài Internet hoạt động tốt
3.3.2: Nhận Mail từ Internet gửi về
Để hệ thống Mail Local có thể nhận Mail từ Internet thì yêu cầu phải có một tên
Domain thuê từ nhà cung cấp dịch vụ ISP
T a mua một tên miền maildn.org
Vào trang Web dyndns.com tạo một Account và trong Account
này tôi tạo thêm một địa chỉ Host tên là labpro.homeip.net và host này nhận
IP động từ Modem.
Ta tiếp tục vào trang quản trị Domain maildn.org để cấu hình hai mục như sau
Tạo một MX record với nội dung là:
Ở mục Record name là @
Ở mục giá trị là labpro.homeip.net
Tạo một URL Frame với nội dung như sau:
Ở mục Record name là Mail
Ở mục giá trị là http:// labpro.homeip.net/exchange
Quay trở lại hệ thống Exchange cấu hình cho tất cả các User có địa chỉ Mail là
Maildn.org để có thể gửi và nhận mail từ Internet.
Exchange Management Console\ organization Configuration \ hud transport, chọn tab Tab E-Mail Addresses Policy
Chọn Default policy
Chọn next
Chọn SMTP rồi chọn Edit
Ta đổi @mail.com thành @maildn.org click OK để đồng ý
Chọn next hoàn thành
Bây giờ ta kiểm tra các địa chỉ mail của các User trong hệ thống Exchange. Ta
R’Click lên User giamdoc chọn Properties, Chọn Tab E-Mail Addresses. Lúc này ta
thấy ở hình bên dưới thì mục SMTP giamdoc@mail.com đã thay thế bằng
SMTP giamdoc@maildn.org
Bây giờ ta vào Gmail với địa chỉ mail test @gmail.com và soạn nội dung
thư gửi về cho hệ thống Mail Exchange của chúng ta
Bây giờ đăng nhập bằng user giamdoc để kiểm tra thư của test@gmail.com đã gữi
Click vào hộp thư đó để xem kiểm tra nội dung thư
Như vậy là quá trình gửi và nhận thư Online của hệ thống Mail Exchange Serve
KẾT LUẬN
1.Ưu điểm
2. Nhược điểm
3. Hướng phát triển của đồ án
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án chuyên ngành tìm hiểu và cài đặt dịch vụ mail sever 2007.docx