Đồ án Công nghệ chế tạo ô tô

Phun hóa chất chuyên dùng cho việc vệ sinh khoang máy đợi vài phút cho hóa chất ngấm đều. Lưu ý bịt lỗ thông gió để ngăn nước vào bên trong hệ thống lọc gió. Sử dụng bàn chải mềm và các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh khoang máy, tiếp tục xịt toàn bộ khoang máy với nước sạch, chú ý không xịt trực tiếp nước vào bề mặt động cơ. Khi các chất bẩn thông thường đã được rửa trôi, động cơ sẽ lộ ra những khoảng sạch bên cạnh những chỗ còn vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, oxy hóa, cặn nước . Tiếp tục phun hóa chất vào những chỗ bẩn rồi dùng bàn chải cọ tiếp cho đến khi sạch hết. Dùng bàn chải cán dài để cọ các ngóc ngách sâu bên trong. Sau khi tất cả mọi ngóc ngách trong ca-pô đều được làm sạch, dùng vòi cao áp xịt lần cuối. Xì khô động cơ bằng khí nén cao áp và máy sấy. Trường hợp không có máy sấy thì có thể cho máy nổ tại chỗ trong thời gian khoảng 5 phút. Chú ý là một số dòng xe có cửa bu-gi hoắm sâu và có thể còn đọng nước. Hãy dùng khí nén cao áp khô xịt sạch nước, làm sạch đầu bu-gi trước khi khởi động

docx51 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ chế tạo ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì ô tô luôn là ngành công nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thế giới. Trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì ngành công nghiệp ô tô cũng có những thiệt hại đáng kể, tuy nhiên các hãng ô tô vẫn không ngừng đưa ra các mẫu xe mới. Điều này cho thấy ô tô vẫn là ngành công nghiệp đang rất phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam thì ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta, là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Tuy nước ta chưa thể sản xuất được một chiếc xe mang nhãn hiệu Việt Nam, song số lượng xe tiêu thụ, số các nhà máy lắp ráp, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô vẫn chiếm một số lượng lớn. Và theo dự định thì đến năm 2018 thì thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm xuống còn 0% , điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng trên khắp cả nước có thể sử dụng được ô tô cá nhân cho mỗi gia đình (thay vì thuế nhập khẩu là 200% như hiện nay). Chính vì việc ô tô được sử dụng ngày càng nhiều nên các dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên số lượng các kĩ sư, công nhân lành nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy việc đào tạo các kĩ sư, công nhân am hiểu về ô tô,thành thạo nghề là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó ngoài việc học tập tại nhà trường thì việc tiếp xúc thực tế là vô cùng quan trọng nên nhà trường đã tạo điều kiện cho các sinh viên chúng em có thời gian để tiếp xúc với công việc hiện tại bên ngoài. Garage ôtô Hiệp Cường là nơi em chọn để tiến hành thực tập. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong làm việc. Giúp em củng cố kiến thức đã được học ở trường, từ đó là nền tảng, cũng là hành trang cho công việc nghề nghiệp sau này. Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Cơ Khí Động Lực – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với anh An (Trưởng phòng nhân sự) của đã tiếp nhận thực tập tại garage oto Hiệp cường , đặc biệt là cô Oanh (tổ trưởng phòng sơn) và các anh ở xưởng đã tạo điều kiện cho em thực tập ở xưởng để có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong Thầy bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 25 tháng 3 năm 2017 Sinh Viên Huỳnh Tiểu Bảo NHẬN XÉT CỦA KHOA GARAGE ÔTÔ HIỆP CƯỜNG Giới Thiệu Về Garage: Bản đồ vị trí GARAGE ÔTÔ HIỆP CƯỜNG Trung Tâm Sửa Chữa và Bảo Trì Ô Tô Hiệp Cường quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi. Với cơ sở vật chất hiện đại, trình độ chuyên môn của nhân viên cao và luôn tràn đầy lòng nhiệt huyết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng. Giới thiệu garage ô tô Hiệp Cường Garage bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Hiệp Cường Garage ô tô Hiệp Cường chuyên cung cấp các dịch vụ sau: - Dịch vụ sửa chữa ô tô, cứu hộ 24/7. - Kinh doanh phụ tùng, phụ kiện chính hãng. - Chuyên bảo dưỡng và sửa chữa trung đại tu các loại xe từ 05 – 30 chỗ. Trung Tâm của chúng tôi trang bị các thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ kỹ thuật với tay nghề cao. Từ đó khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về việc xe mình có được kiểm tra và sửa chữa chính xác hay không. Khi xe được chuẫn đoán đúng "bệnh" thì quý khách có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí sửa chữa. Chúng tôi cam kết những sản phẩm và dịch vụ được cung cấp luôn đạt chất lượng cao. Với mục tiêu "SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ UY TÍN CỦA GARAGE" chúng tôi xin là người bạn đồng hành cùng Quý khách trên bước đường thành công. Trân trọng. Toàn cảnh GARAGE Ô TÔ HIỆP CƯỜNG Cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc Tổ đồng Kho phụ tùng Tổ sơn Tổ điện Tổ máy Phòng dịch vụ Phòng kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh GARAGE ÔTÔ HIỆP CƯỜNG với đội ngũ chuyên nghiệp NỘI DUNG THỰC TẬP 1.ĐỒNG (GÒ) Ô TÔ: 1.1GIỚI THIỆU CHUNG: Hiện này mật độ giao thông tại thành phố càng phức tạp. Nhất là vào những giờ cao điểm xe cộ ra vào và xảy ra tình trạng ùm tắc giao thông. Việc đi lại trở nên khó khăn, mất thời gian. Vì thế tình trạng va ,quẹt xe ngoài ý muốn là không thể tránh khỏi gây ra tình trang trầy xướt,tróc sơn hay thậm chí năng hơn là gây biến dạng trên thân xe.Sau đây là một số tình trang hư hỏng thường gặp khi va quẹt: Hình ảnh xe va quẹt bị trầy và biến dạng ở cửa sau: Những hình trên là tình trạng hư hỏng nhẹ. Chỉ va quẹt dẫn đến tróc sơn vì thế nhiệm vụ của thợ đồng chỉ là tháo ra cho thợ sơn lại và lắp vào. Còn sau đây là tình trạng hư hỏng nặng gây biến dạng thân ôtô cần phải sữa chữa xong mới đem sơn. Nắp đậy cốp sau bị biến dạng 2.DỤNG CỤ Sau đây là một vài hình ảnh giới thiệu về dụng cụ phục vụ cho việc làm đồng Đây nơi để dụng cụ làm việc: Nói đến việc sửa chữa xe tai nạn để phục hồi các vết lõm, móp,... do va quẹt trên đường hay trong bãi đậu xe, chúng ta không thể không trang bị cho cơ sở của mình 1 chiếc máy giật tôn để làm đồng xe tai nạn. Máy giật tôn hay còn gọi máy hàn rút tôn có công dụng giật, rút, hút, các vết lõm trên thân xe trở về với hình dạng gần giống như ban đầu. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp máy giật tôn làm đồng xe tai nạn với các thương hiệu cũng như mẫu mã khác nhau. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người mua chọn mua cho mình 1 chiếc máy giật tôn ưng ý nhất. Về cơ bản máy giật tôn có 2 loại: Máy giật tôn xách tay và máy giật tôn có xe đẩy.  Máy giật tôn có xe đẩy Thông số kỹ thuật Máy giật tôn có xe đẩy Solary 5200: Công suất 16 KVA Dòng hàn 5200 A Có bộ hút chân không để sửa vết lõm vỏ xe. Dùng cho xe con và xe tải Đồng hồ đặt thời gian tự động Đồng hồ đặt chế độ hàn tự động Nguồn điện 1 pha 380 V Xe đẩy và phụ kiện Trong lượng 62 Kg Máy giật sách tay Gyspot Pro230 : Dòng hàn cao nhất lên tới 3800A Sản phẩm lý tưởng cho quá trình kéo nắn các vết lõm lớn, vị trí vỏ kim loại dầy 2 súng hàn: 01 súng tự động, 01 súng hàn bằng tay 2 đồng hồ hiển thị hiển thị số, một hiển thị cấp độ công suất hàn và một hiển thị chế độ lựa chọn phương thức hàn. Có 2 chế độ lựa chọn hàn tự động và chế độ hàn bằng tay. Cáp hàn dài 2 mx 70mm2 Nguồn điện 1 pha 230V Dòng hiệu dụng I RMS=2800A. Dòng hàn lớn nhất I2max=3800A. Điện áp hàn 7,4V. Để hỗ trợ cho việc sử dụng tay giật tôn người thợ còn phải trang bị thêm máy mài để làm tróc lớp sơn và một số dụng cụ thiết yếu khác Máy mài Hãng sản xuất : Bosch - Đức  Model : GWS 060 Xuất xứ : Trung Quốc Bảo hành : 6 tháng Công suất : 670W Tốc độ không tải : 12000 v/phút Đường kính trục đĩa : M10 Đường kính đĩa : 100mm Chiều dài : 298mm Chiều rộng : 77mm Chiều cao : 102mm Trọng lượng (không kể dây cắm) : 1.5kg  Súng thổi hơi nóng Tổng quan về thông số kỹ thuật: Đầu vào công suất định mức: 1,800 W Trọng lượng không tính cáp: 0.8 kg Chiều dài: 255 mm Chiều cao: 255 mm Thông số kỹ thuật, sử dụng: Nhiệt độ làm việc: 50 - 600 °C Kiểm soát nhiệt độ biến đổi vô cấp Kiểm soát, luồng không khí: 3 bước 3. Sửa chữa hệ thống phanh dầu 3.1Công dụng,phân loại, yêu cầu hệ thống phanh. 3.1.1Công dụng. -Hệ thống phanh trên ôtô là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động của ôtô với những công dụng sau: Giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn xe khi xe đang chuyển động. Giữ xe đứng yên trên đường dốc một khoản thời gian dài mà không cần sự có mặt của tài xế. 3.1.2Phân loại. -Theo phương pháp điều khiển, hệ thống phanh được chia thành: Phanh chân: điều khiển bằng chân. Phanh tay: điều khiển bằng tay. -Theo cấu tạo cơ cấu phanh, hệ thống phanh được chia thành: Cơ cấu phanh guốc. Cơ cấu phanh đĩa. -Theo phương thức truyền động, hệ thống phanh chia thành: Phanh cơ khí. Phanh dầu. Phanh hơi. 3.1.3Yêu cầu. - Hiệu quả phanh cao nhất. - Quãng đường phanh ngắn nhất. -ổn định ôtô khi phanh(không bị trượt). - Phanh êm dịu trong mọi trường hợp. - Điều khiển nhẹ nhàng. -Không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch. - Có khả năng phanh khi ôtô đứng yên trong thời gian dài. 4.Hệ thống phanh dầu thủy lực. 4.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc Sơ đồ hệ thống phanh dầu 1.bơm con, 2.bơm cái, 3.ban đạp phanh, 4.má phanh, 5.tambua, 6.guốc phanh, 7.thanh nối, 8.ống dẫn dầu, 9.lò xo. 4.1.1) Nguyên lý làm việc -Khi đạp phanh thông qua bàn đạp (3) đầu dưới bàn đạp đẩy ty đẩy cùng piston dịch chuyển sang trái. Áp suất dầu trong bơm cái tăng qua các đường ống dẫn dầu tới bơm con đẩy guốc phanh để má phanh tiếp xúc tambua thực hiện phanh bánh xe. -Khi tăng lực đạp: piston tiếp tục dịch chuyển sang trái áp suất trong bơm cái tiếp tục tăng, do vậy áp suất dầu trong đường ống dẫn tới bơm con tăng nên lực tác dụng má phanh lên tambua tăng. Vì vậy lực phanh tăng. -Khi giảm lực phanh: piston dịch chuyển sang phải áp suất dầu trong bơm cái giảm, một lượng dầu ở đường ống và bơm con trở về bơm cái, áp suất ở bơm con giảm dẫn đến lực phanh bị giảm. -Khi nhồi phanh: khi buông chân phanh phía trước piston có áp suất thấp, dầu từ khoang chứa ở piston bổ sung vào qua ống dẫn tới bơm con, áp suất ở bơm con tăng hiệu qua phanh tăng. -Khi thôi phanh:khi buông chân phanh do tác dụng của lò xo hồi vị kéo guốc phanh ép dầu từ bơm con qua ống dẫn trở về bơm cái. 4.2.Cơ cấu hãm phanh của hệ thống phanh dầu. 4.2.1Cơ cấu hãm phanh kiểu tang trống. -Cơ cấu phanh được đạt trên đĩa phanh, đĩa này được dặt cố định trên mặt bích của dầm cầu. -Bộ phận chủ yếu của cơ cấu phanh là guốc phanh, các guốc phanh được đặt trên trục lệch tâm và luôn tì và các piston nhờ lò xo kéo. Trên bề mặt guốc phanh có tan má phanh để tăng ma sát, chiều dài của tấm ma sát phía trước dài hơn của tấm phía sau. Tang trống được bắt chặt với moay-ơ bánh xe, do vậy khi má phanh ép vào tang trống thì bánh xe không chuyển động được. - Cam lệch tâm cùng với trục lệch tâm dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống. 4.2.2 Cơ cấu hãm phanh đĩa Một đĩa thép quay gắn vào moay-ơ thay cho tambua. Hai piston với bố phanh kẹp hai bên đĩa. Khi tác động phanh, áp suất thủy lực từ xy lanh cái truyền tới xylanh con ấn hai bố phanh kệp hãm đứng đĩa. 4.3Những hư hỏng hệ thống phanh dầu thủy lực. Hệ thống phanh hư hỏng sẽ làm cho phanh không ăn, hoặc ăn lệch, gây mắt an toàn khi chạy xe. Một số hư hỏng còn gây kẹt bánh xe ở các mức độ khác nhau làm cho xe chạy không bình thường và có thể dẫn tới các hư hỏng khác. 4.3.1Các hư hỏng của hệ phanh dầu dùng cơ cấu phanh tang trống. TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Bàn đạp phanh chạm sàn xe khi phanh nhưng không hiệu quả Cần đẩy piston xylanh chính bị cong Thây cần đẩy mới Điều chỉnh sai các thanh nối hoặc khe hở má phanh Kiểm tra điều chỉnh lại Thiếu dầu hoặc lọt khí vào hệ thống phanh Bổ sung dầu, xả khí hệ thống phanh Xylanh chính hỏng Thay mới Má phanh mòn qua giới hạn Thay mới 2 Má phanh ở một bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh Điều chỉnh sai má phanh Điều chỉnh lại Đường dầu phanh bị tắc, dầu không hồi về được sau khi phanh Thông lại hoặc thay mới Xylanh con ở cơ cấu phanh đó bị hỏng, piston kẹt Sửa chữa hoặc thay mới 3 Má phanh ở tất cả các bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh Điều chỉnh các cần dẫn động sai, hành trình tự do bàn đạp phanh không có Điều chỉnh lại Xylanh dầu chính bị hỏng, piston kẹt, cuppen cao su nở làm dầu không hồi về được Sửa chữa hoặc thay mới Dầu phanh có tap chất khoáng, bẩn làm cuppen xylanh chính hỏng Thay chi tiết hỏng, tẩy rửa, nạp dầu mới, xả khí 4 Xe bị lệch sang một bên khi phanh Má phanh một bên bánh xe bị dính dầu Làm sạch má phanh, thay piston xylanh bánh xe nếu bị chảy dầu Khe hở của má phanh- tang trống của các bánh xe chỉnh không đều Điều chỉnh lại Đường dầu tới một bánh xe bị tắc Kiểm tra, thông hoặc thay đường dầu mới Xylanh một bên bánh xe bị hỏng Sửa chữa hoặc thay mới Sự tiếp xúc không tốt giữa má phanh và tang trống ở một số bánh xe Rà lại má phanh hoặc thay má phanh mới. 5 Bàn đạp phanh nhẹ Thiếu dầu, có khí trong hệ thống dầu. Bổ sung dầu, xả khí. Điều chỉnh má phanh không đúng, khe hở quá lớn Điều chỉnh lại Xylanh chính hỏng Sửa chữa hoặc thay mới 6 Phanh ăn kém, phải đạp mạnh bàn đạp phanh Má phanh và tang trống bị trơ, cháy, chai cứng Rà lại hoặc thay má phanh. Tiện lại lại bề mặt thay tang trống mới Chỉnh má phanh không đúng, độ tiếp xúc không tốt Kiểm tra điều chỉnh lại Hệ thống trợ lực không hoạt động Kiểm tra, sửa chữa Các xylanh bánh xe bị kẹt Sửa chữa hoặc thay mới 7 Có tiếng kêu khi phanh Má phanh mòn trơ đinh tán Thay má phanh mới Đinh tán má phanh lỏng Thay má phanh mới Mâm phanh hỏng Kiểm tra, xiết chặt lại 8 Tiêu hao dầu nhiều Rò rỉ dầu ở xylanh chính, xylanh công tác hoặc ở các đầu nối Kiểm tra, thay chi tiết hỏng, xiết chặt các đầu nối, bổ sung dầu, xả khí 4.4Các công việc sửa chữa hệ thống phanh dầu thường gặp àThay xylanh phanh chính Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe, tháo rời nó thay piston cùng với cuppen. Nếu khu vực lắp cuppen bên trong xylanh phanh chính bị biến chất, có thể xảy ra rò rỉ dầu và áp suất dầu có thể bị mất, nó có thể dẫn đến mất hiệu quả phanh. Xylanh phanh chính động cơ kia K2700II được tháo ra khỏi xe 1. piston và cuppen; 2. phanh hãm; 3. bulông hãm; 4.gioăng; 5. nắp bình chứa; 6.xylanh phanh chính; 7.gioăng chữ O 4.4.1Quy trình tháo xylanh phanh chính Xả dầu phanh - Rải một miếng giẻ bên dưới xylanh phanh chính sao cho dầu phanh không bám vào bất kì chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm chí nó bắn ra. - Dùng xylanh, rút dầu phanh ra khỏi bình chứa xylanh phanh chính. Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe - Dùng khóa 12 nới lỏng ống dầu phanh - Tháo xylanh phanh chính và gioăng 4.4.2Thay bộ phụ kiện xylanh chính a.Tháo rời các chi tiết xylanh phanh chính - Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh cái lên êtô giữa các miếng nhôm mềm. Chú ý: kẹp phần xylanh lên êtô có thể làm biến dạng nó. - Ấn piston và tháo bu lông hãm piston và phanh hãm b.Phanh hãm Ç Đối với việc tháo ra có hai loại phanh hãm. Một loại bung ra ( phanh hãm ngoài), một loại là bóp vào ( phanh hãm trong). Ç Sử dụng dụng cụ thích hợp tùy theo hình dạng hay vị trí, tháo và lắp phanh hãm. Sử dụng dụng cụ không thích hợp sẽ làm hỏng phanh hãm và các chi tiết. Chú ý: Ç Che đầu ra bằng giẻ và ấn chậm piston vào để giữ cho dầu khỏi bắn ra trong khi piston được ấn vào. Ç Nếu phanh hãm và bulông hãm piston bị tháo ra mà không ấn piston vào, piston có thể bị hỏng. piston 1; 2. piston 2 ; 3. giẻ - Kéo piston 1 thẳng ra khỏi xylanh - Đặt mặt bích của xylanh phanh chính vào lòng bàn tay gõ cho piston 2 bật ra - Khi đầu piston 2 bật ra kéo thẳng ra Chú ý: nếu piston được kéo ra với một góc nghiêng có thể làm hỏng thành xylanh. xylanh phanh chính động cơ Kia K2700II được tháo rời 4.5.Vệ sinh xylanh chính - Rửa xylanh phanh chính bằng dầu phanh sạch. Chú ý: nếu rửa bằng các thứ khác có thể làm hỏng các chi tiết bằng cao su, như cao su, bị biến chất và rò rỉ dầu. - Chiếu đèn vào bên trong xylanh để kiểm tra xem có hư hỏng hay rỉ không. Sau khi tháo kiểm tra, sửa chữa, thay mới những chi tiết xylanh cái tiến hành ráp lại lên xe và xả khí hệ thống phanh. Xả khí: Xả khí ra khỏi xy lanh chính: -Tháo các ống dầu ra khỏi xylanh chính. -Dùng khay đựng dầu. -Đạp bàn đạp phanh và giữ ở vị trí đó. -Bịt các cửa ra bằng tay rồi nhả phanh. -Lặp lại từ 3 đến 4 lần. -Nối các ống dầu vào xylanh chính. Xả khí ra khỏi mạch dầu: -Dùng khóa 8, một ống cao su, một bình chứa sẵn dầu phanh. Khi xả, một đầu cắm vào bình, một đầu cắm vào vít xả gió.khi xả cần 2 người, một người đạp phanh, một người đạp phanh đến khi nào thấy nặng thì báo cho người thứ 2 biết đển vặn vít xả, khi ra hết khí thì siết vít xả khí vào(người đạp phanh vẫn giữ nguyên chân phanh), lặp lại thao tác cho đến khi hết bọt khí, dầu phanh chảy ra thành dòng là được. -Thực hiện xả khí như trên đối với các bánh xe còn lại.chú ý., luôn luôn theo dõi mức dầu trong bình chứa và bổ sung kịp thời để mức dầu luôn đầy đến mức quy định trong qua trình xả khí. Quy trình xả khí phanh dầu 5.Thay guốc phanh -Tháo phanh trống và thay guốc phanh. -Điều chỉnh lại phanh tay khi lắp lại hệ thống phanh. -Má phanh bị mòn có thể làm hỏng trống phanh, có thể -làm phanh không có tác dụng. -Cần phải kiểm tra guốc phanh định kì. 1.guốc phanh; 2.lò xo giữ guốc phanh; 3.nắp lò xo giữ guốc phanh; 4.chốt lò xo giữ guốc phanh; 5.cần điều chỉnh tự động; 6.lò xo cần điều chỉnh; 7.lò xo hồi; 8. Bộ điều chỉnh; 9.lò xo móc; 10.guốc phanh sau; 11.đệm chữ c; 12.cần phanh tay; 13.cáp phanh tay; 14.trống phanh 6.Tháo trống phanh - Nhả phanh tay - Kích xe lên - Tháo lốp - Tháo trống phanh Chú ý: Đánh dấu vị trí lên trống phanh và mặt bích của trục cầu sau rồi tháo trống phanh. phanh sau động cơ Kia K2700II khi tháo trống phanh trống phanh (tang trống) động cơ Kia K2700I 7. THÁO LẮP MÁY 7.1 Máy Khởi Động Vì động cơ đốt trong không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực để khởi động nó. Để khởi động động cơ, máy khởi động làm quay trục khuỷu thông qua vành răng. Máy khởi động cần phải tạo ra moment lớn từ nguồn điện hạn chế của accu đồng thời phải gọn nhẹ. Vì lí do này người ta dùng motor điện một chiều trong máy khởi động. Để khởi động động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay tối thiểu. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/ phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút đối với động cơ diesel. Trong quá trình làm việc tình trạng kỹ thuật của máy khởi động bị biến xấu : cháy rổ tiếp điểm , chập đứt cuộn dây rơ le đóng mạch , mòn khớp khớp một chiều hoặc rãnh xoắn , mòn răng, gãy hoặc giảm độ cứng của lo xo khớp khởi động. Ngoài ra rơ le đóng mạch khởi động cũng hay hư hỏng , nếu đóng quá sớm sẽ gây ra va đập bánh răng khởi động và bánh đà , đóng quá muộn sẽ không vào khớp được , kẹt khớp , kẹt rãnh xoắn dính tiếp điểm rơ le đóng mạch , có thể gây cong trục, gãy khớp, cháy cuộn dây của máy khởi động Cấu tạo máy khởi động Motor khởi động: là bộ phận biến điện năng thành cơ năng nhờ tác dụng của lực từ trường. khi cấp điện cho cuộn dây stato lực từ sẽ xuất hiện tác dụng lên khung dây làm cho trục rô to quay. Trong mô tơ khởi động bao gồm: stator gồm vỏ, các má cực và các cuộn dây kích từ Rotor gồm trục, khối thép từ, cuộn dây phần ứng và cổ góp điện, các nắp với các giá đỡ chổi than và chổi than, các ổ trượt Chổi than và giá đỡ chổi than: chổi than tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lo xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ hổn hợp đồng-cacbon nên có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn.các lò xo chổi than nén vào cổ góp phần ứng va làm cho phần ứng dừng lại sau khi máy khởi động bị ngắt Nếu các lo xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể lam cho tiếp điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho điện trở chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến giảm moment Quy trình tháo lắp máy khởi động Bước 1 Đầu tiên tháo 2 đai ốc hãm ở đuôi công tắc từ Sau đó tháo đai ốc định vị dây dẫn nguồn dương vào động cơ Như vậy chúng ta đã tháo được công tắc từ 1 2 3 Bước 2: tháo đuôi động cơ điện và tháo nắp chụp. Sau đó tháo máu hãm và lo xo hồi. Tiếp theo tháo 2 bulong định vị động cơ. Như vậy ta đã tháo được vỏ stato 2.1 2.2 2.3 2.4 Bước 3: tháo lõi roto tiếptheo tháo cần dẫn động 3.1 3.2 Như vậy chúng ta đã tháo xong loại máy khởi động đồng trục Lưa ý : Tháo lắp máy khởi động ô tô thường gặp một số sai hỏng và biện pháp phòng tránh như sau: Không lắp được bu long cố định mô tơ khởi động Nguyên nhân: Do lắp không đúng dấu giữa mô tơ với bộ giảm tốc hoặc bộ giảm tốc với vỏ máy khởi động. Cần kiểm tra đúng dấu trước khi lắp. Không lắp được role. Nguyên nhân.Chưa cài được đầu piston của role với rãnh càng gạt. Kiểm tra đúng rãnh khi lắp. Đứt dây chôi than: Do cố tình kéo chôi than khi chưa móc được lò xo chôi thn Lắp chôi than khi được móc lò xo ra. 7.2 Máy phát điện Máy phát điện trên ô tô là một hệ thống để cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động hàng ngày của ô tô. Ô tô được trang bị một số hệ thống và thiết bị điện để đảm bảo an tòan và tiện nghi khi sử dụng. Chúng cần điện năng trong suốt thời gian họat động và cả khi động cơ đã dừng. Vì thế, chúng cần cả accu và nguồn điện một chiều như nguồn năng lượng. Các máy phát điện bao gồm 3 bộ phận: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp. Tiết chế vi mạch nhỏ gọn được lắp liền trên máy phát, ngoài chức năng điều áp nó còn báo một số hư hỏng bằng cách điều khiển đèn báo nạp. Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Máy phát điện tốt phải phát huy được đủ điện áp định mức, dòng điện định mức trong thời gian dài . Trong quá trình sử dụng ta thường gặp các hư hỏng sau. Không phát điện Có thể do dầu, nước rơi vào trong máy phát, do hỏng di ốt nắn dòng, chạm mass cực dương làm cho các cuộn dây máy phát bị cháy. Có thể do đứt, chập các dây dẫn ở đầu ra của phần ứng, do tụt đầu dây hoặc bị nối mát cực dương kích từ với mass. Công suất máy phát giảm hoặc không ổn định Dây dẫn bị giảm khả năng cách điện, giảm từ tính lõi thép, tăng từ trở, tang dòng điện xoáy. Cổ góp, chổi than bị cháy rổ giảm khả năng tiếp xúc, giảm cách điện, lò xo chổi than bị giảm độ cứng, gãy, chổi than mòn không đều, ổ bi mòn không đều, trượt dây đai dẫn động. Những nguyên nhân trên làm cho công suất của máy phát bị giảm hoặc không ổn định. Ngoài những dạng hư hỏng trên còn có những nguyên nhân làm máy phát quá nóng. Nếu không phát hiện kiệp thời sẽ làm máy phát (cong rôto, đứt, chập một số bối dây, quá tải thương xuyên) Cấu tạo máy phát điện Rotor: gồm hai chum cực hình móng lắp then trục. giữa các chum cực có các cuộn dây kích từ đặt trên trục qua ống lót bằng thép. Các đầu của cuộn dây kích từ được nối với các vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát máy phát. Trục của roto được đặt trên các ổ bi lắp trong các nắpbằng hợp kim nhôm .trên nắp phía vòng tiếp điện còn bắt giá đỡ chổi điện. một chổi điện được nối với vỏ máy phát, chổi còn lại nối với đầu ra cách điện với vỏ. trên trục còn lắp cách quạt và puli dẫn động. Stator: gồm khối thép từ được lắp ghép bằng các lá thép ghép lại với nhau, phía trong có xẻ rãnh đều để xếp các cuộn dây phần ứng. Cuộn dây stator có bap ha mắc theo kiểu hình sao hoặc mắc theo kiểu hình tam giác Cách mắc hình sao: cho ra điện thế cao, được sử dụng phổ biến. Cách mắc kiểu tam giác: cho ra dòng điện lớn. Bảo dưỡng sữa chữa. • Thay vệ sinh, kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây. • Bảo dưỡng sửa chửa các hư hỏng. • Lắp ráp hoàn chỉnh,thiết bị chuyển dung kiểm tra dang điện nạp ban đầu. 8.Tháo lắp động cơ 8.1Mục đích yêu cầu. - Nắm được phương pháp tháo lắp động cơ, thao tác đúng kỹ thuật. - Biết cách sử dụng dụng cụ. - Hiểu rõ kết cấu chi tiết, cụm chi tiết. 8.1.2Dụng cụ cần thiết. Cờ lê các loại: cờ lê tuýp, cờ lê vòng, kìm, búa nhựa, tuốc nơ vít, cảo xupap, cảo vòng bi, dụng cụ tháo xéc măng,. 8.1.3Phương pháp tiến hành. Để tháo động cơ cần tiến hành các bước sau: Xả nước và dầu bôi trơn ra khỏi động cơ. Mở các đường ống nước, dầu, nhiên liệu. Mở các dây điện, các cụm hay các chi tiết lắp vào thân máy như: máy phát điện, két nước, quạt gió Tháo bu lông liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực, tháo bu lông chân máy trước và sau, dùng cẩu cẩu máy ra ngoài. Dùng cần cẩu để cẩu máy ra Chùi rửa sơ bộ bên ngoài động cơ. 6.Tháo nguyên các cụm lắp vào thân động cơ như: máy phát điện, bơm nước, bơm cao áp, kim phun, máy khởi động, bơm trợ lực Tháo nắp đậy bên trên nắp quy lát. Tháo cơ cấu phân phối khí là xupap treo, tháo cò mổ rút đũa đẩy ra. Tháo xupap treo, dùng cảo xupap ép chén chặn lấy hai móng hãm, xả cảo lấy chén chặn và lò xo xupap, lấy xupap ra ( chú ý đánh dấu thứ tự của các xupap) Tháo nắp quy lát. Chú ý: phải nới đầu tắt cả các bu lông từng bước ( khoảng 1/4 vòng) theo thứ tự từ hai đầu máy vào bên trong giữa máy. quy tắc tháo nắp quy lát Tháo buly đầu trục khuỷu ( mở đai ốc đầu trục khuỷu, cảo buly ra khỏi trục). Lặt động cơ lại, tháo bu lông cạt te, lấy cạt t era ngoài. Quay trục khuỷu, nhìn vào lỗ bánh răng cam để tìm hai bu lông chặn mặt bích hạn chế chuyển động dọc trục của trục cam, mở hai bu lông này. Lấy trục cam ra khỏi động cơ. Chú ý: trước khi lấy trục cam ra ngoài phải tìm dấu an khớp của bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu khi quay trục khuỷu cho pistom số 1 ở điểm chết trên, nếu trên bánh răng không có dấu ta pahir đánh dấu. Xem tìm dấu trên đầu thanh truyền, nếu không có phải đánh dấu thự tự thanh truyền. Quay trục khuỷu để máy số 1 ở điểm chết dưới, cạo sạch muội than bám vào thành xylanh ở phía trên miệng. Mở đai ốc đầu to thanh truyền, lấy nắp đầu to thanh truyền, lấy bạc lót và đẩy thanh truyền cho thành truyền và piston ra khỏi xylanh về phia trên ( chú ý: ghi nhớ chiều, hướng của piston và thanh truyền so với thân máy). Lần lượt tiến hành như vậy cho các cụm piston, thanh truyền khác. Lắp lại bạc lót, nắp đầu to thanh truyền vào thanh truyền sau khi rút piston ra khỏi xylanh. Đang lấy trục cam ra khỏi máy Mở các bu lông xiết bánh đà đê tháo bánh đà. Mở các bu lông xiết nắp cổ trục, lấy các nắp cổ trục ra thân máy, lấy trục khuỷu ra khỏi động cơ ( kiểm tra thứ tự các nắp cổ trục, nếu không có phải đánh dấu. Cụm piston và thanh truyền động cơ HUYNHDAI Trục khuỷu động cơ HuynhDai HuynhDai khi tháo rời các chi tiết Lắp lại động cơ. - Lau sạch toàn bộ các chi tiết, cụm chi tiết, thong các đường dầu sạch sẽ ( bằng khí nén), súc rửa các áo nước làm mát. - Kiểm tra lại toàn bộ hao mòn hư hỏng các chi tiết, kiểm tra lại khe hở lắp ráp, sửa chữa phục hồi, tay thế các chi tiết hư hỏng. - Lắp động cơ ngược lại với khi tháo ra. Các điểm cần chú ý khi lắp cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền. Cho dầu bôi trơn vào các bề mặt làm việc có sự ma sát. Tất cả các bulông đai ốc cần vặn chặt theo đúng lực và thứ tự quy định. Khi lắp trục khuỷu siết chặt các bulông cổ trục khuỷu từng bước, lực tăng dần, đến đúng lực siết. Đầu tiên là cổ giữa, quay thử trục khuỷu, nếu quay trơn tròn vòng thì tiến hành lắp cổ khác, ( theo thứ tự bên này xong rồi đến bên kia cổ giữa). Lắp piston vào xylanh phải có dầu bôi trơn vào xécmăng, để miệng xécmăng cách đều trên chu vi piston. Không để miệng ngay hướng đầu chốt piston và giữa phần lắc của piston. Phải dùng vòng bóp xécmăng và dung búa nhựa gõ nhẹ cho piston vào xylanh. Phải nhớ lắp đúng chiều hướng của piston và thanh truyền vào thân máy. Siết đều hai bulông đầu thanh truyền. 9.Bảo dưỡng 10000km động cơ Kia K2700II. 9.1Giới thiệu động cơ. Xe Tải thùng Kia K2700II là xe tải có tải trọng 1250 Kg là xe tải có linh kiện được nhập khẩu trực tiếp từ hãng HYUNDAI – KIA của Hàn Quốc. Toàn bộ thân xe được sơn nhún điện ly, tạo độ bền chắc. Kiểu dáng đẹp, đa dạng màu, nội thất thiết kế sang trọng. Tùy theo nhu cầu, có thể trang bị thêm máy lạnh cabin, radio cassette tạo cảm giác thoải mái trong khi vận hành xe. ĐỘNG CƠ Kiểu J2 Loại  Diesel, 4 xilanh thẳng hàng, làm mát bằng nước Dung tích xi lanh 2.665 cc Đường kính x Hành trình piston 94,5 x 94,5 mm Công suất cực đại/ Tốc độ quay 83 PS/ 4.150 rpm Mômen xoắn cực đại/ Tốc độ quay 17,5 Kgm/ 2.400 rpm Dung tích thùng nhiên liệu 60 lít TRUYỂN ĐỘNG Số tay 5 số tiến, 1 số lùi HỆ THỐNG LÁI  Trợ lực  HỆ THỐNG TREO Trước/ Sau Chữ A, lá nhíp hợp kim bán nguyệt và ống giảm chấn thuỷ lực LỐP XE Trước/ Sau 6.00 - R14/ Dual 5.00 - 12 KÍCH THƯỚC Chiều dài tổng thể 5.100 mm Chiều rộng tổng thể 1.750 mm Chiều cao tổng thể 1.970 mm Chiều dài ( lọt lòng) 3.130 mm Chiều rộng ( lọt lòng) thùng 1.650 mm Chiều cao thùng 380 mm Chiều dài cơ sở 2.585 mm Trọng lượng không tải 1.570 kg Tải trọng 1.250 kg Trọng lượng toàn bộ 2.985 kg ĐẶC TÍNH Khả năng leo dốc 32 % Bán kính quay vòng nhỏ nhất 5,3 m Tốc độ tối đa 131 km/ h Số chỗ ngồi 03 người TRANG BỊ Tay lái điều chỉnh được độ nghiêng, cao thấp Hệ thống điều hoà Đèn sương mù Khoá cửa trung tâm Hai tấm che nắng cho tài xế và phụ lái Hệ thống rửa kính toàn diện Radio cassette + 2 loa STT Nội dung Số lượng Dụng cụ 1 Thay nhớt máy 7 lít Khóa 17 2 Lọc nhớt 1 cái Cây tháo lọc 3 Lọc dầu 1 cái Kìm mỏ quạ 4 Lọc gió 1 cái 5 Thay nhớt cầu + nhớt hộp số 5 lít Khóa 23, 24 6 Tăng ga răngti Khóa 10 7 Tăng dây đai Khóa 10 Các công việc bảo dưỡng 8 Thay nước làm mát 2lítÆnước sạch 9 Bơm mỡ 10.Sửa chữa ly hợp 10.1Cộng dụng, yêu cầu, phân loại 10.1.1Công dụng Ly hợp là một cụm của hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính có các chức năng sau: - Truyền momen quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực phía sau. - Cắt và nối mômen quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực đảm bảo sang số được dễ dàng. Thực hiện đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn. - Khi chịu tải quá lớn ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền động và động cơ. - Giảm chấn động do động cơ gây ra trong qua trình làm việc nhằm đảm bảo cho các chi tiết trong hệ thống truyền động hoạt động an toàn. 10.1.2Yêu cầu Ly hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau. - Khi đóng truyền động phải nhanh chóng, êm dịu không gay ra các lực va đập cho hệ thống truyền động. Khi cắt truyền động phải an toàn, dứt khoát, êm dịu để quá trình ra vào số được nhẹ nhàng. - Truyền được moomen quay lớn nhất của động cơ trong mọi điều kiện làm việc. - Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền động khi bị quá tải, tránh các lực quá lớn tác dụng nhanh leeb hệ thống truyền động. - Trọng lượng các chi tiết phải nhỏ gọn để giảm được quán tính qua đó giảm được lực va đập khi ra vào số. - Có khả năng hấp thụ và tản nhiệt tốt. - Kết cấu gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản. 10.1.3Phân loại Theo phương pháp truyền moomen xoắn từ trục khuỷu đến trục sơ cấp hộp số, ly hợp được chia ra các loại: - Ly hợp ma sát. - Ly hợp thủy lực. - Ly hợp điện từ. Theo phương pháp điều khiển cưỡng bức, ly hợp được chia thành: - Ly hợp điều khiển cưỡng bức ( có bàn đạp). - Ly hợp điều khiển tự động (ly hợp tự động theo ga). Theo số lượng đĩa ma sát - Ly hợp một đĩa ma sát. - Ly hợp nhiều đĩa ma sát. Theo trạng thái làm việc. - Ly hợp thường xuyên đóng. - Ly hợp không thường xuyên đóng. 11.Bảo dưỡng lốp. Tình trạng: Lốp xe bị mài mòn. Non Hơi. Quá hạn sử dụng. Cách sữa chữa, khắc phục: Tuân thủ duy trì áp suất lốp tối ưu thông qua Duy trì áp suất tối ưu cho lốp là yếu tố quan trọng nhất. Kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần khi lốp ở trạng thái “nguội” hoặc khi dừng xe khoảng 3 giờ. Chỉ số áp suất tối ưu thường được ghi trên thành cửa phía ghế lái. Bánh xe có thể mất áp suất đột ngột khi xe đi vào ổ gà hoặc va với lề đường. Không sử dụng lốp quá mòn Hoa lốp, gai lốp giúp bánh bám đường, xe không bị lắc ngang vì thế tốt nhất không nên sử dụng lốp quá mòn. Định kỳ kiểm tra độ mòn khi đo áp suất. Khi lớp bám mòn tới vấu chỉ thị là lúc cần thay lốp mới. Đảo lốp cho nhau: Đảo lốp giúp tất cả các bánh mòn đều, tránh hiện tượng bị lệch, nhờ đó tăng được tuổi thọ. Tham khảo thông tin trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe để biết thời điểm và cách đảo lốp. Thông thường lốp được đảo sau từ 8.000 đến 12.000 km hoặc bất cứ khi nào quan sát thấy lốp mòn không đều, xe chạy không ổn định, không đảm bảo thì thay thế lốp mới và sử dụng lốp có thông số phù hợp. 12.Tháo các đăng. Hiện Tượng: Va đập và ồn ở hệ trục truyền khi xe chạy. Nguyên nhân: Mòn, hỏng khớp các-đăng. Mòn lỗ moay-ơ bánh răng vành chậu và hộp vi sai. Biện Pháp, Kiểm Tra,sửa chữa. Thay mới Thay bánh răng vành chậu hoặc vỏ bộ vi sai. Hiện Tượng: Trục kêu khi xe bắt đầu chạy. Nguyên nhân. Lỏng bulông lắp các bích hoặc bulông giá đỡ. Biện Pháp Kiểm Tra, Sửa Chữa. Kiểm tra, siết chặt lại. Hiện Tượng: Trục lắc và trục cong Khớp các đăng bị kẹt nặng. Trục hoặc bích lắp mất cân bằng. Khớp then hoa quá mòn rơ. Biện pháp kiểm tra, sữa chữa. Thay trục mới. Kiểm tra thay khớp mới tốc độ của xe. Thay khớp mới. Kiểm tra dâu lắp giữa trục và bằng,bích, kiểm tra khối lượng mất cân bằng của trục. Thay chi tiết mòn. Kiểm tra sữa chữa trục khớp các đăng. Nhận xét: Khớp các-đăng bị mòn hoặc kêu cần tháo ra thay khớp mới hoặc thay trục chữ thập và các vòng bi kim. Trước khi tháo ra khỏi xe, cần kiểm tra dâu hoặc đánh dâu vị trí lắp giữa trục và bích nối để lắp thẳng dâu khi lắp lại tránh mât cân bằng hệ trục. Sau đó, tháo trục xuống và tháo các ổ bi kim và trục chữ thập ra rửa sạch. Kiểm tra kỹ các chi tiết nạng, vòng bi và ngõng trục trên trục chữ thập, nếu các chi tiết xước sâu hoặc nứt, vỡ thì phải thay, nếu bị mòn thì phải sửa, phục hồi để dùng lại. Ngõng trục chữ thập bị mòn có thể được phục hồi bằng cách mạ crôm hoặc ép ống lót phụ để nhiệt luyện rồi mài lại đến kích thước nguyên thủy. Các đệm kín và các vòng bi đũa (bi kim) bị mòn hoặc thiếu kim cần được thay bằng đệm mới và ổ bi mới. Các trục truyền có rãnh then hoa bị mòn phải thay mới. Cần kiểm tra độ đảo của trục trên suốt chiều đài và không được phép vượt quá độ đảo cho phép. Khi lắp, cần cho mỡ bôi trơn đầy đủ vào các ổ, thay các vòng hãm mới và kiểm tra độ quay trơn tru của các nạng trên quanh ổ. 13.Vệ sinh koang máy. Tình trạng: Bụi bẩn bám khá nhiều, làm cho nhiệt độ cao tỏa ra từ máy và bụi bẩn ngày càng bị bó hẹp luẩn quẩn gần các đường ống, dây dẫn, các chi tiết bằng nhựa. Chuột cắn, dây bị hư hỏng, vết loang do chảy dầu. Quy trình rửa máy xe ô tô. Loại hóa chất chuyên dùng để vệ sinh máy. Trước khi tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng khoang máy phải chắc chắn máy đã nguội trước khi rửa. Nếu không rất nguy hiểm cho cả người chăm sóc động cơ và động cơ xe. Mở nắp Capô, xịt trước phần trước phía dưới ôtô với nước. Nó sẽ hạn chế bớt số lượng đất bẩn bán vào tấm chắn cũng như phần dưới động cơ. Phun hóa chất chuyên dùng cho việc vệ sinh khoang máy đợi vài phút cho hóa chất ngấm đều. Lưu ý bịt lỗ thông gió để ngăn nước vào bên trong hệ thống lọc gió. Sử dụng bàn chải mềm và các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh khoang máy, tiếp tục xịt toàn bộ khoang máy với nước sạch, chú ý không xịt trực tiếp nước vào bề mặt động cơ. Khi các chất bẩn thông thường đã được rửa trôi, động cơ sẽ lộ ra những khoảng sạch bên cạnh những chỗ còn vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, oxy hóa, cặn nước. Tiếp tục phun hóa chất vào những chỗ bẩn rồi dùng bàn chải cọ tiếp cho đến khi sạch hết. Dùng bàn chải cán dài để cọ các ngóc ngách sâu bên trong. Sau khi tất cả mọi ngóc ngách trong ca-pô đều được làm sạch, dùng vòi cao áp xịt lần cuối. Xì khô động cơ bằng khí nén cao áp và máy sấy. Trường hợp không có máy sấy thì có thể cho máy nổ tại chỗ trong thời gian khoảng 5 phút. Chú ý là một số dòng xe có cửa bu-gi hoắm sâu và có thể còn đọng nước. Hãy dùng khí nén cao áp khô xịt sạch nước, làm sạch đầu bu-gi trước khi khởi động. Công đoạn cuối cùng Xịt dầu bảo vệ lên bề mặt các chi tiết rồi dùng khăn để lau miết cho hóa chất thẩm thấu xuống cả những phần bị khuất bên dưới. Bụi bẩn nhiều sẽ làm nhanh đóng cặn hay ăn mòn lốc máy và làm hở mạch các tiếp xúc điện. Do vậy, lớp bảo vệ bằng hóa chất này giúp các chi tiết bằng kim loại lâu bị bám bẩn, ăn mòn và các phần lối của hệ thống điện tiếp xúc tốt hơn Việc làm sạch khoang máy động cơ xe hơi sẽ giúp tăng hiệu quả làm mát và giúp động cơ hoạt động đạt hiệu quả tối ưu nhất. Rất nhiều khách hàng sử dụng xe hơi mà không chú ý đến vấn đề này. Sau một thời gian đi khoang máy của xe hơi sẽ bị bụi bẩn bám vào gây rỉ sét, thoát nhiệt kém động cơ xe giảm hiệu quả và hoạt động không ổn định. Theo chuyên gia việc vệ sinh sạch sẽ khoang máy động cơ sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình làm mát, chống cóng bẩn, rỉ sét và cũng giúp phát hiện các lỗi bất thường của động cơ. Giúp trái tim của xe hoạt động bền bỉ hơn Đây là hình ảnh trước và sau khi vệ sinh khoang máy. Mục lục Lời mở đầu1 Lời cảm ơn.2 Nhận xét của khoa.3 Garage ôtô Hiệp Cường....4 Nội dung thực tập..6 1.ĐỒNG (GÒ) Ô TÔ...6 1.1GIỚI THIỆU CHUNG6 2.DỤNG CỤ.8 3. Sửa chữa hệ thống phanh dầu..12 3.1Công dụng,phân loại, yêu cầu hệ thống phanh...12 4.Hệ thống phanh dầu thủy lực....12 4.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc....12 4.2.Cơ cấu hãm phanh của hệ thống phanh dầu..13 4.3Những hư hỏng hệ thống phanh dầu thủy lực....15 4.4Các công việc sửa chữa hệ thống phanh dầu thường gặp...17 4.5.Vệ sinh xylanh chính.22 5.Thay guốc phanh..23 6.Tháo trống phanh..24 7. THÁO LẮP MÁY ..26 7.1 Máy Khởi Động..26 7.2 Máy phát điện...30 8.Tháo lắp động cơ.34 9.Bảo dưỡng 10000km động cơ Kia K2700II....39 10.Sửa chữa ly hợp.41 10.1Cộng dụng, yêu cầu, phân loại....41 11.Bảo dưỡng lốp...42 12.Tháo các đăng....44 13.Vệ sinh koang máy.46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_an_cong_nghe_che_tao_o_to.docx
Luận văn liên quan