Đồ án CTR sinh hoat

Hàng năm Việt Nam tạo ra hơn 15 triệu tấn rác, trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn vào khoảng 12,5 triệu tấn, rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn. Ngoài rác y tế 2,1 vạn tấn các chất thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và trong nông nghiệp (kể cả các hóa chất) là khoảng 4,5 vạn tấn. Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô, dân số và các khu công nghiệp. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tình thành trên cả nước lên đến 6,5tr tấn/năm, trong đó CTR phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế..Tỷ lệ phát sinh CTRSHĐT bình quân trên đầu người tại các đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kd/ng`/ngày); đô thị loại II và III tương đương nhau (0,72 – 0,73kg/ng`/ngày). Đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh đạt khoảng 0,65kg/ng`/ngày. Với kết quả điều tra chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị nước ta ngày càng càng gia tăng với tỉ lệ tương đối cao (10%/năm so với các nước phát triển trên thế giới.)Dự kiến đến hết năm 2010 lượng rác hàng năm sẽ đạt tới 23tr tấn trong đó CTRSHĐT là 12tr tấn và đến 2020 lượng CTRSHĐT sẽ là 22tr tấn.

docx38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án CTR sinh hoat, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài: Hàng năm Việt Nam tạo ra hơn 15 triệu tấn rác, trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn vào khoảng 12,5 triệu tấn, rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn. Ngoài rác y tế 2,1 vạn tấn các chất thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và trong nông nghiệp (kể cả các hóa chất) là khoảng 4,5 vạn tấn. Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô, dân số và các khu công nghiệp. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tình thành trên cả nước lên đến 6,5tr tấn/năm, trong đó CTR phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế..Tỷ lệ phát sinh CTRSHĐT bình quân trên đầu người tại các đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kd/ng`/ngày); đô thị loại II và III tương đương nhau (0,72 – 0,73kg/ng`/ngày). Đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh đạt khoảng 0,65kg/ng`/ngày. Với kết quả điều tra chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị nước ta ngày càng càng gia tăng với tỉ lệ tương đối cao (10%/năm so với các nước phát triển trên thế giới.)Dự kiến đến hết năm 2010 lượng rác hàng năm sẽ đạt tới 23tr tấn trong đó CTRSHĐT là 12tr tấn và đến 2020 lượng CTRSHĐT sẽ là 22tr tấn. Từ bao lâu nay, nhu cầu xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hầu như luôn ở trong tình trạng căng thẳng, bức xúc. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trên địa bàn thành phố cứ liên tục gia tăng trong nhiều năm gần đây. Nếu như năm 2006, khối lượng CTRSH thu gom được hơn 1,8tr tấn/năm (tăng 8,6% so với cùng kỳ 2005), thì năm 2007 lại tiếp tục tăng ở mức 3,2%. Năm 2008 tăng khoảng trên dưới 4%. Lượng rác thu gom được trong 4 tháng đầu năm 2009 là hơn 710000 tấn tức là gần bằng 50% của năm 2006. STNMT Tp dự báo qua năm sau lượng CTR trên toàn địa bàn sẽ đạt ở ngưỡng 7000 – 7500 tấn/ngày đêm và đạt tiếp cột mốc trên dưới 16000 tấn/ngày đêm trong 10 giai đoạn năm tiếp theo. Tuy 10 năm trở lại đây việc quản lý rác thải đạt nhiều tiến bộ trong thu gom, tái sử dụng, tái chế xử lý và chôn lấp trong khu vực đô thị nhưng vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng nhu cầu. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, việc thu gom CTRSH thường do Cty Môi trường đô thị đảm nhận, ngoài ra còn có các cty tư nhân tham gia thực hiện; hầu hết CTR không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thật sự tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho hoạt động thu gom rác thải. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tổ chức song song hai hệ thống thu gom CTRSH: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. Hệ thống dân lập chiếm 60% lực lượng thu gom toàn thành phố. Giải pháp xử lý CTRSH chủ yếu tại thành phố là chôn lấp, nhưng nhược điểm lớn nhất của giải pháp này là chiếm dụng quỹ đất quá lớn; nước rỉ rác gây ô nhiễm đất, nguồn nước bên dưới nó; ô nhiễm không khí chung quanh; không tận dụng được các nguổn lợi kinh tế vì không tái chế… Đối với quận 1 là một quận nội thành có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, toàn bộ lượng CTRSH được thu về khu bãi chôn lấp Gò Cát và Phước Hiệp và không hề được phân loại tại nguồn. Trong khi thành phần chính của CTRSH là rác thực phẩm – không được tận dụng để tải chế (rác thực phầm là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost). Do còn tồn tại khá nhiều khuyết điểm như trên nên việc cần có một hệ thống quản lý CTRSHĐT hợp lý, góp phần tận dụng nguồn lợi to lớn từ rác thải, giảm thiểu đến mức tối đa tác động tiêu cực cho mội trường, tiết kiệm đáng kể chi phí không cần thiết trong việc xử lý rác là điều cần thiết. Đây cũng là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài này. Do quy mô đồ án chỉ dừng lại ở mức môn học nên chúng em chỉ đánh giá công tác quản lý CTRSH trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai: “Khảo sát điều tra hoạt động quét dọn chất thải rắn đô thị trên tuyến đường trọng điểm Nguyễn Thị Minh Khai”. Mục đích nghiên cứu: Phân tích hiện trạng quản lý CTRSH trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai Nhận xét đánh giá công tác quản lý CTR tại khu vực nghiên cứu Đề xuất biện pháp quản lý CTR Nội dung: Đặt vấn đề Tổng quan CTRSH và các vấn đề liên quan Tổng quan về đường Nguyễn Thị Minh khai và công tác quản lý CTR trên tuyến đường này Nhận xét, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên đường NTMK Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTR Kết luận và kiến nghị Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận: Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương áh thực hiện cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ là nguồn tiền đề cho sự phát sinh CTRSH ngày càng gia tăng về mặt khối lượng và đa dạng về thành phẩn. Do đó CTRSH đã và đang xâm phạm mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp. Phương pháp cụ thể: Khảo sát thực địa, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường trên địa bàn đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đánh giá, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến CTRSH có ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường. Số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Excel, phần soạn thảo văn bản được sử dụng bằng phần mềm Microsoft Word. TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Chất thải rắn: I.1. Khái niệm: CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. I.2. Phân loại, thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn: Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được và không cháy được, kim loại, phi kim, da, giẻ vụn, caosu, chất dẻo… Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại: + Chất thải rắn sinh hoạt + Chất thải rắn công nghiệp + Chất thải xây dựng + Chất thải từ các nhà máy xử lý + Chất thải nông nghiệp Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại: + Chất thải nguy hại + Chất thải y tế nguy hại + Chất thải không nguy hại Thành phần lý hóa học của chất thải rắn Thành phần lý học: Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích: Trọng lượng riêng của CTR (BD) được xác định theo công thức sau: 𝐵𝐷= 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎù𝑛𝑔 𝑐ℎứ𝑎+𝑐ℎấ𝑡 𝑡ℎả𝑖 − (𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎù𝑛𝑔 𝑐ℎứ𝑎) 𝑑𝑢𝑛𝑔 𝑡í𝑐ℎ 𝑡ℎù𝑛𝑔 𝑐ℎứ𝑎 Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Định nghĩa thành phần lý học của CTR: ĐỊNH NGHĨA  THÀNH PHẦN  THÍ DỤ   Các chất cháy được Giấy Hàng dệt Thực phẩm Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Chất dẻo Da và caosu Các chất không cháy Các kim loại sắt Các phi kim loại sắt Thủy tinh Đá và sành sứ Các chất hỗn hợp  Các vật liệu làm từ giấy, bột giấy Có nguồn gốc từ các sợi Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ da và caosu Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Các loại vật liệu không bị nam châm hút Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh Bất kỳ vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở bảng này. Loại này có thể chia làm hai phần: kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm  Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh Vải, len, nylon… Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, than, giường, đồ chơi, vỏ dừa Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện Bóng, giày, ví, băng caosu Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ… Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng… Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn… Vỏ trai ốc, xương, gạch, đá gốm…. Đá cuội, cát, đất, tóc…   Thành phần hóa học: Chất hữu cơ: Lấy mẫu, nung ở 9500C, phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60%. Trong tính toán lấy trung bình 53% chất hữu cơ. Chất tro: Phần còn lại sau khi nung là chất hữu cơ dư hay chất vô cơ. Hàm lượng chất hữu cơ cố định: Là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại các chất hữu cơ khác không phải là carbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm từ 5 – 12%, trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gổm thủy tinh, kim loại… Đôi với CTRĐT các chất này có trong khoảng 15 – 30% trung bình là 20%. Nhiệt trị: Giá trị nhiệt được tạo thành khi đốt chất thải rắn. Thành phần hóa học của các chất chống cháy được của CTR: Hợp phần  % trọng lượng theo trạng thái khô    C  H  O  N  S  Tro   Chất thải thực phẩm  48  6.4  37.6  2.6  0.4  5   Giấy  3.5  6  44  0.3  0.2  6   Catton  4.4  5.9  44.6  0.3  0.2  5   Chất dẻo  60  7.2  22.8  Không xđ  Không xđ  10   Vải, hàng dệt  55  6.6  31.2  4.6  0.15  2.45   Caosu  78  10  Không xđ  2  Không xđ  10   Da  60  8  11.6  10  0.4  10   Lá cây, cỏ  47.8  6  38  3.4  0.3  4.5   Gỗ  49.5  6  42.7  0.2  0.1  1.5   Bụi, gạch, vụn tro  26.3  3  2  0.5  0.2  68   Chất thải rắn sinh hoạt: III.1. Khái niệm: CTRSH còn gọi là rác, là chất bị loại bỏ trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị gọi là CTRĐT trong đó rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công nghiệp, khu thương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải… Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ các hộ gia đình gọi là rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất. III.2. Nguồn gốc: Rác đô thị sinh ra từ các nguồn sau: Nguồn phát sinh  Nơi phát sinh  Các dạng chất thải rắn   Khu dân cư  Hộ gia đình, biệt thự, chung cư  Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (giấy, gỗ, vải, da, caosu, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng… bám trên rác thải…   Khu thương mại  Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ  Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.   Cơ quan, công sở  Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ  Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.   Công trình xây dựng  Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp mở rộng đướng phố, cao ốc, san nền xây dựng  Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tong, gỗ, ống dẫn…   Dịch vụ công cộng đô thị  Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bùn, cống rãnh  Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh   Khu công nghiệp  Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện  Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các rác thải sinh hoạt.   Nông nghiệp  Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại  Thực phẩm bị thối rữa, chất thải nông nghiệp như cành cây, lá cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải từ lò giết mổ, sản phẩm sữa…, chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hóa chất đó.   III.3. Đặc điểm: Cơ cấu hình thành rác đô thị ở các nước khác nhau. Ở các nước phát triển, thành phần giấy và plastic chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là rác thực phẩm. Ở các nước có thu nhập thấp, thành phần rác thực phẩm chiếm tỉ lệ lớn nhất, thành phần giấy nhựa thấp hơn. Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn: III.1. Hiện trạng CTR ở Việt Nam: Ước tính hiện nay, tổng lượng CTR ở Việt Nam vào khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó CTR công nghiệp chiếm 54.8% (khoảng 27 nghìn tấn), chất thải sinh hoạt chiêm 44,4% (khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất thải bệnh viện chiếm khoảng 0,8% (khỏng 0.4 nghìn tấn). So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của Việt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất bệnh viện ở hầu hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra ngoài môi trường. Các CTR ở các đô thị và khu công nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế đều được thu gom lẫn lộn, ngoài ra tỉ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20 – 30%. Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp (70 -80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế. Nguyên nhân là do việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp lý, nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức độ ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, 81% trong số 3.311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lại nằm lẫn trong các khu dân cư. Nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6tr tấn chất thải rắn mỗi năm (gần bằn g50% tổng lược chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hóa cao. Hiện nay khoảng 80% trong số 2.6tr tấn chất thải rắn công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam và miển Bắc. Trong đó 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hổ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Trong các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Trong khi đó lượng chất thải nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước. III.4. Hiện trạng ô nhiễm CTR diễn ra ở ba môi trường đất, nước và không khí: Môi trường nước: Chất thải rắn bị xả xuống biển Một điểm chung nhất dọc theo bờ biển đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, rác từ giao thông vận tải trên biển, rác từ hoạt động khai thác dầu khí, tảo độc, sinh vật từ các khu vực biển bị “thủy triều đỏ”… đều được thải trực tiếp ra biển. Trong các loại chất thải trên có nhiều loại khó phân hủy như: bao nyon, caosu, chai nhựa…trôi nổi nhiều ngày trên biển, gây ra sự hủy hoại môi trường , ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Điều đáng lo ngại nhất là rác thải trôi dạt dọc bờ biển thường bắt gặp nhiều ở cửa sông, khu neo đậu tàu biển, khu dân cư và khu phát triển du lịch. Chất thải rắn bị xả xuống sông, kênh rạch Theo chi cục bào vệ môi trường (Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Hồ Chí Minh), hiện mỗi ngày có trên 1000 tấn chất thải rắn từ các hộ dân và các cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố. Có hàng ngàn hộ dân sinh sống trên kênh rạch (trong tổng số 25000 căn nhà trên kênh rạch cần giải tỏa), trên tổng số chất thải rắn sinh hoạt mà các hộ này thải trực tiếp xuống dòng nước còn khá lớn. Đa số các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có trang bị hệ thống xử lý chất thải nhưng ít sử dụng vì tốn kém nhưng lại đang nằm lẫn trong các khu dân cư, thường xuyên xả trực tiếp chất thải ra các kênh rạch. Tiêu biểu là các nhà máy sản xuất dọc kênh Tham Lương hoặc khu công nghiệp Tân Bình hoặc hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác nằm dọc các kênh Tân Hóa- Lò Gốm (thuộc các quận 6, quận 11). Mặc dù đã di dời ra các huyện ngoại thành nhưng hơn 70 cơ sở sản xuất nằm dọc kênh An Hạ - Thầy Cai (huyện Hóc Môn – Củ Chi), do không có hệ thống xử lý cũng nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước vốn trong sạch trước đây của hệ thống kênh này. Môi trường đất: Rác thải xây dựng: Nơi tập trung các vật liệu thải do xây dựng tạo điều kiện hình thảnh các bãi rác công cộng. Rác thải y tế: Theo đánh giá kiểm tra bệnh viện năm 2003 của Vụ điều trị (Bộ y tế), chỉ mới có 30% bệnh viện trong cả nước có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại, 55% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoặc có không hoàn chỉnh, hay đã ngưng hoặt động vì không đủ kinh phí, 50% chưa có phương tiện tốt để thiêu đốt chất thải rắn y tế, 55% chưa có nhà chứa rác đúng yêu cầu. Và cũng từng ấy thiếu túi nylon và hộp an toàn để thu gom chất thải y tế và các vật sắt nhọn bị nhiễm khuẩn. Bãi chôn lấp: Hiện nay, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6000 – 6500 tấn chất thải rắn đô thị. Phần lớn (75 – 80%) chất thải rắn đô thị (5900 – 6200 tấn/ngày) đều được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp Gò Cát – Bình Chánh và bãi chôn lấp Phước Hiệp (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (880 ha) – Củ Chi với công nghệ duy nhất là chôn lấp vệ sinh. Cả hai bãi chôn lấp này mặc dù được đầu tư rất lớn với công nghệ khá hiện đại, nhưng vẫn gây ô nhiễm đến môi trường do nước rỉ rác và khí bãi chôn lấp (kể cả mùi). Đặc biệt công nghệ chôn lấp chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng chất thải rắn đô thị khoảng 5900 – 6200 tấn/ngày thành phố Hồ Chí Minh cần 9 – 12ha để chôn lấp và diện tích này khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30 – 50 năm), không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm (20 – 25 năm sau khi đóng bãi) khá lớn. Môi trường không khí: Trong không khí hiện nay có đủ các thành phần bụi: bụi hô hấp( có đường kính từ 10µm trở xuống), bụi lơ lửng (đường kính từ 10µm trở lên)… Trớ trêu ở chỗ bụi lơ lửng lại đúng ngang mặt người (cách 1,5m so với mặt đường) cho nên càng dễ tác động xấu đến sức khỏe cúa con người. Theo đánh giá của thạc sĩ Lưu Đức Cường, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn thuộc Bộ Xây Dựng, hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi và ô nhiễm tới mức trầm trọng. Đặc biệt là ở những thành phố lớn như là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Nổng độ bụi trung bình trong không khí cao hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần. Ở những nơi đang xây dựng các cơ sở hạ tầng như cầu cống, nhà cửa, đường sá… con số này còn vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 10 – 20 lần. Từ các khu dân cư đến các trục đường chính, những nút giao thông hay ở tất cả các khu công nghiệp, không khí đểu ô nhiễm bụi nặng. Trong khi tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo tiêu chuẩn Việt Nam, giá trị giới hạn đối với bụi đặc biệt là bụi lơ lửng trung bình một giờ là 0.3mg/m3, trung bình 24h là 0.2mg/m3. Tại các khu công nghiệp như Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh: 0.57mg/m3, Sóng Thần, Bình Dương: 0.37mg/m3, Nhơn Trạch, Đồng Nai: 0.31mg/m3… Và hầu hết ở những khu vực này đều là bụi lơ lửng. Ảnh hưởng đến con người và môi trường: Nếu không được xử lý đúng cách, những loại rác do con người thải ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống… / Gây hại đến sức khỏe con người: Rác thải sỉnh hoạt: Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các sinh vật gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột… Qua các trung gian truyền nhiễm bệnh có thể phát triển thành dịch. Rác thải sinh hoạt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh. Nhiều thành phần trong rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy… cũng gây độc cho con người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa kim loại nặng (như chì, thủy ngân…), pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken… Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại với người dùng, nhưng khi các thành phần nguy hại trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm gây ngộ độc. Rác thải y tế: Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa… Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắt nhọn… Rác thải công nghiệp: Trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzene, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng…) nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang… Hủy hoại môi trường: Không chỉ tác động có hại trực tiếp đến sức khỏe con người, về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẻ hủy hoại cả môi trường sống và có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Gây ô nhiễm nguồn nước: Chất thải rắn không được thu gom, xả thẳng vào kênh rạch, sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Rác nặng lắng xuống dưới làm tắc đường lưu thông của nước, rác nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. Rác có kích thước lớn như giấy vụn, túi nylon nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc bùi hôi thối. Nước hình thành trong các bãi chôn lấp có hàm lượng các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao với COD từ 7000 – 45000mg/l, BOD từ 5000 – 30000mg/l củng với hàm lượng cao của P và NH3 gây ô nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt của các hộ dân. Gây ô nhiễm không khí: Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí. Rác có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí kị khí sinh ra các khí độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khi metan có thể gây cháy nổ nên rác cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại. Gây ô nhiễm đất: Nước rò rỉ từ các bãi rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng trong nước rỉ rác gây độc cho cây trồng và động vật đất. Tóm lại, chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước, đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng…trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng dất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, độc vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này chúng ta rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mả nó mang lại. Hệ thống quản lý CTR Quàn lý chất thải rắn là: Khống chế sự phát sinh CTR Tồn trữ Thu gom Vận chuyển Xử lý Thải bỏ/chôn lấp Mục đích của quản lý CTR: Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng Bảo vệ môi trường Sử dụng tối đa vật liệu Tác chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ Giảm thiểu rác ở bãi chôn lấp Những thách thức của QLCTR trong tương lai: Thay đổi thói quen tiêu thụ trong xã hội Giảm lượng rác thải tại nguồn Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn Phát triển công nghệ mới Hệ thống quản lý CTR tại thành phố HCM Hiện nay việc thu gom,vận chuyển và xử lý rác phần lớn do Công ty môi trường đô thị đảm nhận, chịu sự kiểm soát của UBND thành phố thông qua sở giao thông công chánh và sở tài nguyên môi trường. Ngoài ra, có sự tham gia của các công ty tư nhân và các tổ thu gom dân lập. Các chương trình hỗ trợ Chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý CTR Chương trình phân loại CTR tại nguồn Chương trình giám sát chất lượng vệ sinh và các bãi chôn lấp Chương trình đào tạo và huấn luyện Chương trình tuyên truyền và vận động nâng cao ý tức vệ sinh cộng đồng Các vấn đề tồn tại: Hệ thống đội ngụ cán bộ từ thành phố đến quận huyện, phường xã vừa thiếu vừa chưa được đào tạo chính quy. Chưa triển khai được chiến lược quản lý CTR Chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTR nên rất khó xác định các chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Toàn bộ hệ thống CTR đang hoạt động theo cơ chế bị động và giải quyết sự vụ là chính Việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ còn yếu ( quản lý theo kinh nghiệm hơn là khoa học. Quan hệ quốc tế còn bị động, phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài ( kế quả dự đoán khó áp dụng. Nguyên nhân: Tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa quá nhanh Quản lý CTR là một lĩnh vực mới trong công tác quản lý đô thị Thiếu cán bộ đẩu đàn, thiếu về số lượng và chất lượng chủa đội ngũ cán bộ quản lý Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý còn thiếu thốn và lại hậu Thiếu mối quan hệ chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành Vấn đề tồn tại lớn nhất và nguyên nhân lớn nhất của hệ thống quản lý môi trường nói chung và hệt hống quản lý CTRĐT nói riêng là con người, thiếu trình độ chuyên môn (tầm) và thiếu sự say mê nghề nghiệp (tâm). Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTR Các tác động của hệ thống quản lý chất thải Tác động kinh tế - chi phí và doanh thu Tác động đến sức khỏe con người – bệnh tật, hỏa hoạn, nhiễm độc… Tác động môi trường – ô nhiễm không khí, đất, nước, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mất đất đai Các tác động xã hội Các tác động đến mỹ quan môi trường Các yếu tố gây trở ngại đến quản lý CTR Đô thị hóa (các loại chất thải, tính dễ tiếp cận để thu gom) Công nghiệp hóa (các loại chất thải) Thói quen của người tiêu dùng và nhà sản xuất Các tính chất của CTR Sự thay đổi theo thời gian (số lượng, công nghệ, thái độ…) Sự quan tâm và chống đối của công chúng Dữ liệu cần thiết Sự không chắc chắn và các giả thiết CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐƯỜNG NGUYỄN THỊ MINH KHAI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NÀY Tổng quan về đường Nguyễn Thị Minh Khai: Là ranh giới giữa hai quận trung tâm là quận 1 và quận 3, với tổng chiều dài gần 4km bắt đầu từ ngã sáu Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Minh Khai đến hết cầu Thị Nghè – Đường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường trọng điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. NTMK thuộc quận 1 được chia làm 4 đoạn thuộc 4 phường khác nhau: Đoạn 1 từ cầu Thị Nghè đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phía đường số chẵn) thuộc phường Bến Nghé với chiều dài 1.8km, cắt các trục đường chính như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Tiên Hoàng, Mạc Đĩnh Chi, Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch, Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy dài chưa đầy 2km nhưng đoạn dường này có khá nhiều cơ quan, địa điểm quan trọng: Thảo Cầm Viên thành phố (cổng sau), Trung tâm báo chí và hợp tác và truyền thông quốc tế (Trụ sở miền Nam), Đài Truyền hình tp Hồ Chí Minh, Lãnh sự quán Pháp, Nhà văn hóa Thanh Niên tp Hồ Chí Minh, Lãnh sự quán Trung Quốc…. ngoài ra còn có các văn phòng, nhà hàng, khách sạn, trường học, cửa hàng lớn khác. Đoạn 2 từ cầu Thị Nghè đến Hai Bà Trưng (phía đường số lẻ) thuộc phường Đa Kao với chiều dài 1,3km. Đoạn 3 từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Cống Quỳnh thuộc phường Bến Thành với chiều dài 1,7km, cắt các trục đường chính như Trương Định, Cách Mạng Tháng 8 và Cống Quỳnh. Đoạn đường này có khuôn viên Dinh Thống Nhất, Cung văn hóa lao động, Công viên văn hóa Tao Đàn, Sở y tế thành phố… nên số hộ dân không nhiều như khu vực 1. Đoạn 4 từ Cống Quỳnh đến hết công viên Phong Châu thuộc phưởng Nguyễn Cư Trinh với chiều dài 355m đi qua đường Cao Thắng. Ngoài rác thải sinh hoạt, đoạn đường này còn có thêm rác y tế từ bệnh viện Từ Dũ. NTMK thuộc quận 3 được chia làm 3 đoạn thuộc 3 phường khác nhau: Đoạn 1 từ bùng binh ngã 6 đến Cao Thắng thuộc phường 2 với chiều dài 388 m. Đoạn 2 từ Cao Thắng đến Cách Mạng Tháng 8 thuộc phường 5 với chiều dài 825m. Đoạn 3 từ Cách Mạng Tháng 8 đến Hai Bà Trưng thuộc phường 6 với chiều dài 1.4km. Với Thông tấn xã Việt Nam, các tòa cao ốc, văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn của thành phố. Là một tuyến đường trọng điểm của thành phố, góp phần lớn phát triển kinh tế nhưng cũng là nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt đáng kể. Thành phần – khối lượng CTR trên dường Nguyễn Thị Minh Khai: Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH: Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn từ những nguồn chính như sau: Khu dân cư Chợ Bệnh viện Nhà hàng, khách sạn Công sở, trường học Bệnh viện, trung tâm y tế Khối lượng CTRSH: Với tổng số hộ dân khoảng gần 500 hộ. Số lượng rác thu gom được hằng ngày là: Mrác = 500x5x0.8 = 2000 kg Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH: Quận 1: Quận 3: Hiện trạng quy trình thu gom: Lưu trữ tại nguồn: Các phương tiện lưu trữ tại nguồn bao gồm các loại túi nylon, giỏ cần xé, thùng nhựa, các loại thùng chứa rác 120l và 240l ( 62 thùng rác trên suốt tuyến đường), xe đẩy tay 660l được đặt trên đường phố và trang bị cho công việc quét dọn. Các loại dụng cụ này lưu giữ từng loại CTRSH khác nhau tùy từng khu vực thải bỏ như: + Hộ gia đình thường dùng túi nylon, thùng nhựa để lưu giữ rác thải trong nhà + Khách sạn, nhà hàng… thường dùng thùng chứa bằng nhựa, polymer. + Chợ thường tập trung thành từng đống trước khi xe ép đến lấy rác. Tổ chức thu gom: Hoàn toàn được thực hiện bởi hệ thống thu gom rác công lập Do thuộc cả hai quận trung tâm là quận 1 và 3 nên việc thu gom CTR trên đường được thực hiện chủ yếu bởi hai cty là Công ty Công Trình Công Cộng Quận 1 và Công ty Dịch Vụ Công Ích quận 3 – nay là Cty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 3. CTR được thu gom chủ yếu bằng các thùng chức 240 l hoặc 660 l. Một công nhân trong ca làm việc được cấp 1 xe 660l nhưng có thể tự trang bị thêm nếu nhu cầu không đủ. Rác trên toàn tuyến được tập trụng tại các điểm hẹn để xe trung chuyển đến lấy chở đến trạm trung chuyển hoặc bãi chôn lấp vào các giờ nhất định trong ngày. Cty Công Trình Công Cộng Quận 1- PUBLIC WORKS AND SERVICE COMPANY DISTRICT 1. Địa chỉ: 87 Bùi Thị Xuân – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 Tổng quan về công ty: Tiền thân của Công Ty Công Trình Công Cộng Quận 1 là Xí Nghiệp Công Trình Đô Thị Quận 1, được thành lập theo quyết định 167/QĐ – UB ngày 24 tháng 6 năm 1987 của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1997, căn cứ đặc điểm kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của khu vực trung tâm thành phố cũng như nhu cầu về dịch vụ vệ sinh, cảnh quan đô thị, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và công trình dân dụng ngày càng tăng cao; Xí Nghiệp Công Trình Đô Thị Quận 1 được tổ chức lại thành Công Ty Công Trình Công Cộng Quận 1 theo quyết định số 6591/QĐ – UB – KT ngày 19/11/1997 của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Với quy mô tổ chức, hoạt động dịch vụ mở rộng, công ty được thành phố xếp loại quy mô hạng I. Cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc Giám đốc: Bà Nguyễn Thanh Hồng Phó giám đốc: + Bà Quách Túy Hồng + Ông Trần Mạnh Cường + Ông Đặng Gia Tuấn Kế toán trưởng: Bà Huỳnh Thị Hương Phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch kinh doanh – Đầu tư Phòng kỹ thuật vật tư Phòng kế toán thống kê Phòng tổ chức hành chính – Lao động tiền lương Đơn vị kinh doanh trực thuộc Đội vệ sinh Đội vận chuyển Đội dịch vụ công cộng Đội duy tu xây dựng Đội sản xuất, kinh doanh sản phẫm Composite Đội hoa kiểng Đội công viên + Cửa hàng hoa kiểng Trúc Đào Ngành nghề kinh doanh: Quét dọn, thu gom và vận chuyển rác đô thị, rác y tế, rác nguy hại. Tổ chức thực hiện các dịch vụ vệ sinh đô thị, dịch vụ vệ sinh công nghiệp và dân dụng. Khảo sát, thi công vườn hoa cây kiểng. Khảo sát, thiết kế, xây dựng mới các nhà vệ sinh công cộng. Xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường. Xử lý rác trên địa bàn quận 1 và chế biến phân rác. Tổ chức ươm trồng cung ứng cây hoa kiểng. Tổ chức cung ứng nhiên liệu cho xe chuyên dụng của Công ty và các đối tượng khác theo yêu cầu. Kinh doanh vật liệu xây dựng. Nạo vét cống rãnh, kênh rạch. Tráng bê tong và bê tong nhựa nóng ngõ hẻm và lắp đặt hệ thống thoát nước. Khảo sát thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. San lấp mặt bằng. Duy tu, bảo dưỡng và xây dựng các công trình: Cảnh quan đô thị (hoa viên, công viên, tiểu đảo), công trình giao thông (đường, vỉa hè); công trình đường ống cấp, thoát nước; các công trình dân dụng, công nghiệp. Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà. Sản xuất, mua bán, cho thuê các loại trang thiết bị, dụng cụ phục vụ ngành vệ sinh môi trường. Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ (xe ô tô, xe tải, xe chuyên dụng); mua bán, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ. Sửa chữa phương tiện chuyên dùng theo hợp đồng kinh tế. Tổ chức và quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Tổ chức triển lãm nghệ thuật, mua bán tranh ảnh. Dịch vụ mai tang và kinh doanh nghĩa trang. Quy định và dụng cụ trong quá trình làm việc: Hoạt động độc lập trên tinh thần tự giác, các công nhân làm việc theo ca tại các tuyến đường đã được phân công cụ thể theo lịch làm việc trong tuần. Thiết bị thu gom vận chuyển: Xe đẩy tay composite 660l hạn sử dụng 6 năm, hàng năm có sửa chữa khi phát sinh hư hỏng: 10 xe Chổi được trang bị là chổi đực (cỏ đực) trung bình 1 cây/ngày. Ky được sử dụng 1 cái 1 năm. Xe tưới cây, rửa đường Xe ép rác và xe vận chuyển Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động theo định mức gồm: găng tay, quần áo bảo hộ, nón bảo hộ, khẩu trang, giày ủng, áo phản quang… Ngoài ra còn có xe trung chuyển đến lấy rác tại các điểm hẹn. Thời gian, cơ cấu, nhân lực và ngân sách: Thời gian thu gom: chia làm 2 ca – ca 1 hoạt động từ 5h đến 14h50 với 4 lần quét. Ca 2 hoạt động từ 17h đến 1h30 với 3 lần quét. Tuyến đường được thực hiện bởi 4 tổ: Tổ 2 (phụ trách phường Đa Kao): Quét từ Hai Bà Trưng đến Cầu Thị Nghè( Phía đường số lẻ). Tổ 3 (phụ trách phường Bến Nghé): quét từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến cầu Thị Nghè. Tổ 4 (phụ trách phường Bến Thành): Quét từ Tôn Thất Tùng đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tổ 5 (phụ trách phường Nguyễn Cư Trinh): quét từ Công viên Phong Châu đến Tôn Thất Tùng. Cán bộ thu gom: Mỗi người làm việc theo đúng tuyến và thời gian đã được phân công trước. Rác tại các thùng 240l sẽ được lấy trực tiếp trong quá trình thu gom. Rác được tập trung tại điểm hẹn đúng giờ quy định sau khi quét xong để xe thu gom đến lấy chở ra bãi chôn lấp. Phần đường tại điểm hẹn sau khi lấy rác sẽ được rửa đường và khử trùng do đội dịch vụ công cộng phụ trách. Ngân sách: phụ thuộc vào diện tích quét và thu gom rác (tính theo tấn). Hiệu suất thu gom: 100% Khối lượng thu gom trong ngày khoảng: 800kg/ngày Thời gian và lịch trình thu gom rác: CA NGÀY   STT  TỪ  ĐẾN  THỜI GIAN QUÉT DỌN  SỐ XE TAY      LẦN 1  LẦN 2  LẦN 3  LẦN 4    1  Hai Bà Trưng  Cầu Thị Nghè  5h ==> 7h15'  8h30 ==> 10h  12h30 ==> 14h   2   2  Cầu Thị Nghè  Đinh Tiên Hoàng  7h30==>8h  10h ==> 10h30  14h ==> 15h   1 xe x 2 lần   3  Cầu Thị Nghè  Nam Kì Khởi Nghĩa  5h==>7h  8h30 ==> 9h30  12h ==> 13h30   1 xe x 2 lần   4  Tôn Thất Tùng  Nam Kì Khởi Nghĩa  5h==>7h  8h30 ==> 9h30  12h ==> 13h30  13h30 ==> 15h  1   5  Cống Quỳnh  Tôn Thất Tùng  5h==>7h  5h05 ==> 9h  12h ==> 13h  14h30 ==> 14h50  2 xe x 2 lần   6  Cống Quỳnh  Phạm Viết Chánh  6h5==>6h30  8h35 ==> 9h  10h15 ==>10h30  12h ==> 13h30  1   CA ĐÊM   STT  TỪ  ĐẾN  THỜI GIAN QUÉT DỌN   GHI CHÚ      LẦN 1  LẦN 2  LẦN 3  SỐ XE TAY    1  Cầu Thị Nghè  Đinh Tiên Hoàng   21h==>22h  1h==>1h15'  ít    2  Hai Bà Trưng  Đinh Tiên Hoàng  17h==>17h30'  19h35'==>22h30'  23h50'==>1h15'  2    3  Cầu Thị Nghè  Đinh Tiên Hoàng  18h30'==>19h  22h==>23h30'  24h30'==>1h30'  ít  quét lau lại   4  Nguyễn Bỉnh Khiêm  Hai Bà Trưng  17h==>18h  19h30==>21h30'  24h30'==>1h30'  1    5  Tôn Thất Tùng  CMT8  17h==>17h30'  23h05'==>24h  24h==>1h30'  1    6  CMT8  Nam Kì Khởi Nghĩa  17h==>17h30'  22h==>24h  24h30'==>1h30'  1    7  Cống Quỳnh  Tôn Thất Tùng  18h35'==>20h  21h35'==>23h  24h==>24h20  1    8  Cống Quỳnh  Phạm Viết Chánh  19h ==> 20h  22h05'==>23h  24h25'==>24h40  2 xe x2 lần    Công Ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3 – DISTRICT 3 PUBLIC SERVICES COMPANY LIMITED. Địa chỉ: 200B Võ Văn Tần – Phường 5 – Quận 3 Công Ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3 được chuyển thể thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dịch Vụ Công Ích Quận 3 theo quyết định 3302/QĐ – UBND ngày 28/7/2010 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Về cơ bản giống Công ty Công Trình Công Cộng Quận 1 nhưng về thời gian thu gom có khác biệt: Thời gian thu gom chia làm 2 ca: Ca 1 hoạt động từ 4h đến 13h50, ca 2 từ 16h đến 0h30. Ngân sách: phụ thuộc vào diện tích quét và thu gom rác (tính theo tấn). Hiệu suất thu gom: 100% Khối lượng thu gom trong ngày khoảng: 1000kg/ngày Thời gian và lịch trình thu gom rác: CA NGÀY   STT  TỪ  ĐẾN  THỜI GIAN QUÉT DỌN  SỐ XE TAY      LẦN 1  LẦN 2  LẦN 3  LẦN 4    1  Phạm Ngọc Thạch  Cầu Thị Nghè  4h ==> 6h15'  7h30 ==> 9h  11h30 ==> 13h   2   2  Cầu Thị Nghè  Mạc Đĩnh Chi  6h30==>7h  9h ==> 9h30  13h ==> 14h   1 xe x 2 lần   3  Cầu Thị Nghè  Lê Quý Đôn  4h==>6h  7h30 ==> 8h30  11h ==> 12h30   1 xe x 2 lần   4  Nguyễn Thương Hiền  Lê Quý Đôn  4h==>6h  7h30 ==> 8h30  11h ==> 12h30  12h30 ==> 14h  1   5  Cao Thắng  Nguyễn Thượng Hiền  4h==>6h  4h05 ==> 8h  11h ==> 12h  13h30 ==> 13h50  2 xe x 2 lần   6  Cao Thắng  Công viên Phong Châu  5h5==>5h30  7h35 ==> 8h  11h15 ==>9h30  11h ==> 12h30  1   CA ĐÊM   STT  TỪ  ĐẾN  THỜI GIAN QUÉT DỌN   GHI CHÚ      LẦN 1  LẦN 2  LẦN 3  SỐ XE TAY    1  Cầu Thị Nghè  Mạc Đĩnh Chi   20h==>21h  0h==>0h15'  ít    2  Phạm Ngọc Thạch  Mạc Đĩnh Chi  16h==>16h30'  18h35'==>21h30'  22h50'==>0h15'  2    3  Cầu Thị Nghè  Mạc Đĩnh Chi  17h30'==>18h  21h==>22h30'  23h30'==>0h30'  ít  quét lau lại   4  Nguyễn Bỉnh Khiêm  Phạm Ngọc Thạch  16h==>17h  18h30==>20h30'  23h30'==>0h30'  1    5  Nguyễn Thượng Hiền  Bà Huyện Thanh Quan  16h==>16h30'  22h05'==>23h  23h==>0h30'  1    6  Bà Huyện Thanh Quan  Lê Quý Đôn  16h==>16h30'  21h==>23h  23h30'==>0h30'  1    7  Cao Thắng  Nguyễn Thượng Hiền  17h35'==>19h  20h35'==>22h  23h==>23h20  1    8  Cao Thắng  Công Viên Phong Châu  18h ==> 19h  21h05'==>22h  23h25'==>23h40  2 xe x2 lần    Hình thức thu gom: CTRSH từ nguồn phát sinh khác nhau được thu gom theo hình thức hệ thống congtenno để lưu trữ tạm thời các loại rác theo sơ đồ thu gom sau: Theo hình thức này, người thu gom rác sẽ đẩy xe thu gom (xe đẩy tay 660l) rỗng từ nơi tập trung đến nơi lấy rác đầu tiên trong dây truyền thu gom lấy rác của các hộ dân đồng thời thu rác tại các thùng rác tập trung (nếu có). Quá trình này được thực hiện cho đến khi hết tuyến đường thu gom được phân công. Rác được tập trung tại điểm hẹn theo đúng thời gian quy định để đội vận chuyển đến lấy rác – trong trường hợp xe ép rác ko kịp đến, công nhân sẽ sử dụng các xe thu gom dự trữ để tiếp tục cho lần quét tiếp ngay sau đó. Thời gian đổ rác từ xe thu gom qua xe trung chuyển từ 10 – 15’. Xe trung chuyển sẽ đi theo tuyến đường được vạch sẵn lấy rác rồi chở ra trạm trung chuyển tại chợ Hạnh Thông Tây – Q.Gò Vấp hoặc chuyển thẳng ra bãi chôn lấp. Phương tiện thu gom: Phương tiện thu gom là xe đẩy tay 660l được phân công cố định cho mỗi người, sau mỗi lần thu gom sẽ được vệ sinh tại chỗ. Hiện trạng thu gom rác tại các điểm hẹn: Điểm hẹn: Quận 1: Vị trí điểm hẹn  Thời gian hoạt động  Tồng xe   Công viên Phong Châu  9h, 14h, 20h, 1h, 21h  8   Huyền Trân Công Chúa  9h, 15h, 22h, 2h,22h  6   Chợ Bến Thành  8h, 15h, 20h, 1h30,23h  6   Công viên Lê Văn Tám  9h, 14h, 16h30,24h  6   Quận 3: Vị trí điểm hẹn  Thời gian hoạt động  Tồng xe   Ngã tư Cao Thắng – Bàn Cờ  10h, 15h, 21h, 2h  9   Cao Thắng – CMT8  10h, 16h, 23h, 3h  6   Hồ Con Rùa  9h, 16h, 21h, 2h30  7   Qui trình hoạt động tại các điểm hẹn: Hoạt động khác nhau phụ thuộc vào thời gian giao rác. Hiện tại toàn tuyến có tổng cộng 7 điểm hẹn – trong đó 4 điểm thuộc quận 1 và 3 điểm thuộc quận 3. Thời gian hoạt động của các điểm hẹn được quy định sẵn – phù hợp với hiện trạng giao thông và sinh hoạt tại thành phố. Hiện nay, quận 1 cũng như quận 3 hoàn toàn không có vị trí cụ thể dùng làm điểm hẹn mà xe vận chuyển đậu trực tiếp trên lòng đường – vì vậy điểm hẹn được phân công thường là các vị trí rộng rãi hoăc vắng xe (công viên Phong Châu, cổng sau chợ Bến Thành hoặc các tuyến đường có lượng lưu thông ít) để không làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của xe cộ trên đường. Sau khi xe thu gom đi, đội vệ sinh công cộng sẽ lau rửa đường và xịt thuốc sát trùng cũng như khử mùi. Hiệu quả thu gom: Rác của đường NTMK được thu gom 100% - kể cả rác y tế và rác xây dựng (sẽ có một đội riêng biệt phụ trách). Hiện trạng trung chuyển và vận chuyển CTR: Quận 1: Vị trí điểm hẹn  Biển số xe lấy rác  Loại xe   Công viên Phong Châu  57K 4919  10T   Huyền Trân Công Chúa     Chợ Bến Thành     Công viên Lê Văn Tám     Quận 3: Vị trí điểm hẹn  Biển số xe lấy rác  Loại xe   Ngã tư Cao Thắng – Bàn Cờ     Cao Thắng – CMT8     Hồ Con Rùa     Khối lượng rác trên một xe: Xe thu gom là loại xe 10T Số công nhân đi theo xe vận chuyển: Công nhân theo xe vận chuyển có 3 người/xe: 1 tài xế và 2 phụ xe. Loại xe sử dụng: Các loại xe thường sử dụng là xe ép rác chuyên dụng: 2 tấn/xe, 10 tấn/xe, 15 tấn/xe…. Với vận tốc trun bình 40 – 50 km/h, tuy nhiên tuyến đường này chủ yếu được thu gom bằng loại xe 10 tấn. Thời gian vận chuyển trong ngày: Rác được vận chuyển 24/24. Xe từ bãi vào thành phố theo tuyến thu gom được vạch sẵn lấy rác đến khi đầy sẽ được đưa ra bãi chôn lấp – nếu lượng rác quá nhiều sẽ được chuyển đến trạm trung chuyển Gỏ Vấp để tiết kiệm thời gian. Bảo trì phương tiện vận chuyển: Xe thu gom xoay vòng liên tục, di chuyển thường xuyên nên phải được bảo trì định kỳ - hiện nay công ty có tổ bảo trì phương tiện di chuyển nên không ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc. Vệ sinh sau vận chuyển: Khu vực xe đậu sau khi lấy rác được rửa sạch và xịt thuốc khử trùng và khử mùi. Xe được lau rửa hằng ngày sau mỗi ca làm việc. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUÉT DỌN CHẤT THẢI RẮN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN THỊ MINH KHAI Hiện trạng hạ tầng: Là tuyến đường trung tâm trọng điểm của thành phần – với các cơ quan, công sở, nhà hàng, khách sạn lớn nên đường Nguyễn Thị Minh Khai được đầu tư cơ sở hạ tầng khá nhiều. Lề đường thường xuyên được quét dọn, cây cối dọc hai bên đường được chăm sóc, tỉa cỏ thường xuyên. Các thùng rác trên đường thường xuyên được lấy và lau chùi nhằm tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Được sở hữu công viên Tao Đàn – công viên lớn nhất thành phố, bên cạnh đó khuôn viên xanh của các trụ sở quan trọng của thành phố cũng góp phần làm bầu không khí của tuyến đường này trở nên trong lành hơn. Ngoài ra dọc trên đường còn có hệ thống cây xanh được bố trí theo một khoảng cách nhất định. Với chiều dài gần 4km – đường Nguyễn Thị Minh Khai được bố trí tổng cộng 62 thùng rác loại 120l (1 điểm 2 thùng) và 240l (1 điểm 1 thùng). Như vậy, một số đoạn đường khá xa mới có một thùng rác – khó khăn cho việc tìm vị trí bỏ rác. Một số thùng rác không được lau chùi thường xuyên, rác để vung vãi trên lề đường – làm mất vẻ mỷ quan thành phố. Ngoài ra hệ thống nhà vệ sinh công cộng chưa được đầu tư – chưa giải quyết được nhu cầu của người dân. Hoạt động quét dọn: Đường Nguyễn Thị Minh Khai – 1 tuyến đường trung tâm thành phố thuộc 2 quận – quận 1 và quận 3 – việc thu gom được thực hiện hoàn toàn do 2 công ty công lập với tổ chức và cơ sở vật chất hạ tầng được trang bị đầy đủ - góp phần thu gom rác sinh hoạt một cách hoàn toàn. Rác được các hộ gia đình đặt trước cửa để xe thu gom đến lấy nên thời gian thu gom được rút ngắn nhất có thể nhưng lại gây ô nhiễm lề đường (nước rỉ rác). Tuy dọc đường được bố trí thùng rác nhưng vẫn có khá nhiều rác bị xả bừa bãi ra đường làm thời gian thu gom bị kéo dài hơn. Xe thu gom là xe đẩy tay – hoàn toàn phụ thuộc người lao động nên năng suất không được nâng cao triệt để, vì những lý do chủ quan và khách quan sẽ ảnh hưởng đến qui trình thu gom rác. Hoạt động trung chuyển: Rác sau khi thu gom được chuyển thẳng ra bãi chôn lấp – trạm trung chuyển chỉ được sử dụng trong trường hợp lượng rác quá lớn. Vì vậy, thời gian thu gom rác tốn khá nhiều - ảnh hưởng các yếu tố khách quan (kẹt xe) sẽ làm ảnh hưởng đến công tác quét dọn trong trường hợp xe lấy rác không kịp đến điểm hẹn theo đúng thời gian quy định. Trong quá trình lấy rác tại điểm hẹn, một lượng rác cũng như nước rỉ rác bị rò rỉ ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường vẫn chưa có cách khắc phục do thời gian hạn hẹp của quá trình lấy rác ( 10 – 15’) cũng như cấu trúc của xe ép rác hiện nay chưa có hệ thống thu nước rỉ rác. Hiện trạng vệ sinh bãi trung chuyển chưa được quan tâm nên gây nhiều mối nguy hại cho người dân xung quanh khu vực. Hoạt động vận chuyển: Thời gian lấy rác đã được bố trí tránh giờ cao điểm và kẹt xe nên hạn chế việc gián đoạn công việc, tuy nhiên một thời gian dài rác được lưu trữ trong thành phố lại lây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bố trí thời gian tập trung tại điểm hẹn chưa hợp lý nên công nhân còn phải chờ xe ép rác tại một vài điểm. CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT HƯỞNG GIẢI QUYẾT CHẤT THẢI RẮN CHO ĐOẠN ĐƯỜNG NGUYỄN THỊ MINH KHAI Nhận dạng nguồn gây ô nhiễm: Thứ nhất, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn (gồm rác thải sinh hoạt, chất thải rắn ytế và chất thải rắn công nghiệp). 2we3tg b4we3y je Thứ hai, ô nhiễm nước mặt (tại các sông, hồ): Thứ ba, ô nhiễm không khí do bụi xây dựng và khí thải giao thông Ngoài ra, tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới tăng mạnh đã xả một lượng khí thải không nhỏ gây ô nhiễm không khí. Hướng giải quyết: Hiện có rất nhiều hướng giải quyết cho chất thải rắn của thành phố nói chung và của tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng. Trong đó có 4 phương pháp xử lí chất thải rắn chính: Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex Đây là công nghệ mới đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ ( 2/1996) công nghệ này nhằm xử lí rác thải đô thị kể cả rác thải độc hại thành các sản phẩm xây dựng, vật liệu …. Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó hòa polymer vào và sử dụng áp lực lớn để nén , ép, định hình các sản phẩm. Rác sau khi được thu gom chuyển về nhà máy. Rác thải không cần phân loại và đưa vào cắt , nghiền nhỏ sau đo chuyển tới thiết bị trộn bang tải. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa và khử độc được xảy ra ngyaf trong bồn. Sau đó chất thải lỏng được bơm vào các thiết bị trộn; Chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được bơm vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển tới nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại. Ưu điểm: Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn Xử lí được cả chất thải rắn và lỏng Rác sau khi xử lí bán thành sản phẩm Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích đất là bãi chon lấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCTR DUYỆT.docx