Đồ án Hệ thống lạnh trên ô tô

Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Văn Hóa và thầy Nguyễn Công Hân cùng các thầy, cô trong khoa cơ khí động lực, đến nay chúng em đã hoàn thành đề tài được giao. Điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên các xe du lịch ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung, điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày càng hoàn thiện. Bởi vậy môn học “Thiết bị lạnh ô tô” là môn học không thể thiếu đối với sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô. Với những dữ liệu đã được xây dựng trong đồ án sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên nắm bắt kiến thực tốt hơn nhờ những minh họa và mô phỏng trong bài giảng.

doc116 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7866 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống lạnh trên ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thần kinh là sự kết hợp của một số mô hình thần kinh và gồm có các lớp đầu vào, trung gian và đầu ra. Hình 2.94: Sơ đồ nguyên lý điều khiển theo mạng lưới thần kinh + Hệ thống tự chẩn đoán. Trong hệ thống tự chẩn đoán, ECU truyền bất kỳ thông tin sự cố nào xảy ra trong đèn chỉ báo, các cảm biến và bộ chấp hành tới bảng điều khiển để hiện thị và thông báo cho kỹ thuật viên biết. Hệ thống này rất có ích cho việc chuẩn đoán vì các kết quả tự chẩn đoán được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khoá điện OFF. Hình 2.95: Sơ đồ hệ thống tự chẩn đoán Hình 2.96: Sơ đồ kiểm tra các cảm biến và các tín hiệu Hình 2.97: Sơ đồ kiểm tra bộ chấp hành PHẦN III. THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ 3.1 Mục đích và yêu cầu của mô hình. Thực hiện một mô hình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí , có giá trị sử dụng cao, phục vụ thiết thực cho công việc giảng dạy và nghiên cứu cần phải đảm bảo các chỉ tiêu nhất định đã đề ra. 3.1.1 Mục đích của mô hình + Phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong ngành ô tô. - Quan sát cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thực hiện một số bài thực tập trên hệ thống điều hòa không khí trên ô tô dạng mô hình. - Thực hiện các phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các cơ cấu trên hệ thống điều hòa không khí ô tô, giúp người học rèn luyện các kỹ năng và thao tác thực hành. - Có thể tiến hành t hực hiện một số thực nghiệm trên mô hình, từ đó có những nhận xét, đánh giá và giải thích giúp củng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản. + Mô hình kết hợp v ới tài liệu giảng dạy về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một chuyên đề tham khảo bổ ích cho những người làm công tác chuyên môn đặc biệt là trong ngành ô tô. 3.1.2 Yêu cầu của mô hình + Mô hình phải hoạt động tốt như một hệ thống điều hòa thật trên xe, làm việc có tính ổn định cao. + Bổ sung các thiết bị đo, chế độ hiển thị giúp cho việc nghiên cứu, học tập sinh động và dễ hiểu hơn. + Mô hình phải có tính cơ động, độ cứng vững và an toàn cao. + Mô hình phải mang tính khoa học, sáng tạo và thẩm mĩ phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập. 3.2 Chọn phương án, phân tích ưu điểm và nhược điểm của các mô hình. Hệ thống điều hoà không khí được sử dụng trên ô tô gồm hai loại đó là: Hệ thống điều hoà không khí sử dụng ống tiết lưu cố định và hệ thống điều hoà không khí sử dụng van giãn nở. Hình 3.1: Hệ thống điện lạnh ô tô trang bị ống tiết lưu cố định 1. Môi chất lạnh thể hơi 6. Bộ ngưng tụ 2. Ống hút về 7. Ống dẫn môi chất 3. Ống bơm đi 8. Ống tiết lưu cố định 4. Máy nén 9. Bầu tích lũy môi chất lạnh 5. Bộ ly hợp điện từ 10. Bộ bốc hơi Trên ô tô thế hệ mới được khai thác triệt để về tiện nghi cũng tính năng an toàn cho người sử dụng. Vì vậy mà hệ thống điều hoà không khí được sử dụng ngày càng rộng rãi và ngày càng được hoàn thiện hơn. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh mẽ, do nhu cầu của xã hội nên việc học tập và nghiên cứu của sinh viên phải gắn liền với thực tế hơn. Việc lựa chọn và thiết kế mô hình nhằm phục vụ cho các bạn học sinh, sinh viên ngành cơ khí động lực đòi hỏi phải phù với thực tiễn, chính vì vậy mà trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về điện lạnh ô tô chúng em quyết định đưa ra phương án thiết mô hình được giới thiệu sau đây là phù hợp với điều kiện thực tế và được sử dụng rộng rãi trên ô tô ngày nay. Mô hình hệ thống điện lạnh được thiết kế sử dụng van giãn nở. Vì van giãn nở với tính năng ưu việt hơn như: + Định lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi (giàn lạnh), từ đó làm hạ áp suất của môi chất lạnh tạo điều kiện sôi và bốc hơi. + Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng môi chất lạnh cần thiết chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt động của môi chất lạnh. + Ngăn ngừa môi chất lạnh tràn ngập trong bộ bốc hơi. + Có thể điều chỉnh dễ dàng phù hợp với chế độ hoạt động của xe hơn. Còn hệ thống điện lạnh sử dụng ống tiết lưu cố định không thể điều chỉnh lượng môi chất phù hợp với từng chế độ hoạt động của xe. Hình 3.2: Hệ thống điện lạnh ô tô trang bị van tiết lưu 1. Môi chất lạnh 6. Bộ ngưng tụ 2. Ống hút về 7. Ống dẫn môi chất lỏng 3. Ống bơm đi 8. Van giãn nở 4. Máy nén 9. Bầu lọ c hút ẩm 5. Bộ ly hợp điện từ 10. Bộ bốc hơi 3.2.1 Xây dựng mô hình điện lạnh trên ô tô. Từ mục đích và yêu cầu của mô hình cần xây dựng nên chúng em đưa ra 3 phương án lựa chọn. Phương án 1. Xây dựng theo mô hình cũ. Hình 3.3: Mô hình hệ thống điện lạnh trên ô tô (pa 1) Nhược điểm. - Tất cả các bộ phận của hệ thống đều được lắp đặt ở phía dưới của mô hình. Do đó sẽ gặp khó khăn khi giảng dạy trong việc quan sát các thiết bị, tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, cấu tạo của các bộ phận và xác định các nguyên nhân hỏng hóc hóc của hệ thống. - Khi quan sát mô hình khó có thể hiểu được nguyên lý hoạt động, sơ đồ điện của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. - Trên mô hình không có bộ đồng hồ đo áp suất phía áp suất thấp và phía áp suất cao. Do đó không tểh xác định được tình trạng hoạt động của hệ thống, đồng thời không xác định được những hư hỏng xảy ra trong hệ thống khi nó hoạt động trong tình trạng không bình thường. Phương án 2. Mô hình xây dựng. Hình 3.4 : Mô hình hệ thống điện lạnh trên ô tô (pa 2) Ưu điểm. - Các thiết bị bố trí thuận tiện cho việc giảng dạy, cũng như việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, bảo dưỡng sửa chữa khắc phục sự cố, đồng thời có thể xác định được áp suất của đầu đẩy và đầu hút. - Giàn nóng bố trí ở dưới để thổi khí nóng ra còn giàn lạnh bố trí phía trên thổi khí mát vào mặt và thân của hành khách. - Mô hình thiết kế sử dụng van tiết lưu nên có thể thay đổi được lượng môi chất đi vào giàn lạnh. - Mô tơ được thiết kế đặt ph ía dưới tránh được rung động gây hỏng, rơi các bộ phận và các chi tiết của hệ thống. - Khi quan sát mô hình người học có thể dễ dàng hiểu được nguyên lý làm lạnh, cũng như sơ đồ điện của hệ thống, do đó sẽ thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Nhược điểm. - Do các thiết bị đều đã được sử dụng lâu ngày, tình trạng hoạt động không còn được đảm bảo. Vì vậy khi hệ thống hoạt động không thể cho độ lạnh sâu được. - Mô hình hoàn toàn là điều khiển cơ khí không liên quan đến tự động vì vậy nó chỉ là cơ sở để giảng dạy những gì cơ bản nhất về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Bảng các thiết bị khoa cung cấp. STT Tên thiết bị Tình trạng hoạt động Khắc phục 1 Máy nén - Không có khả năng nén, phớt bị rách, ổ bi bị mài mòn, dầu bôi trơn không còn, các cút ở đầu đẩy và đầu hút đều bị gãy hỏng phải thay thế. - Thay thế các phớt bị rách, thay thế ổ bi, thay mới các cút đầu hút và đầu đẩy, vệ sinh máy nén và bổ sung dầu bôi trơn. 2 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng) - Giàn nóng bị thủng, các đầu cút của giàn nóng không phù hợp vì giàn nóng đó là giàn nóng kép. Trên mô hình lại sử dụng giàn nóng đơn. - Hàn lại giàn nóng và thay thế các đầu cút (Hàn nhôm). 3 Bộ bốc hơi (Giàn lạnh) - Giàn lạnh bị tắc bẩn, van tiết lưu hoạt động nhưng công suất kém. - Vệ sinh giàn lạnh, vệ sinh các đầu cút nối, các ống nối. 4 Bình ga R134a (mới) - Hoạt động tốt - Không 5 Bầu tích lũy - Không hoạt động - Thay bằng phin lọc Bảng dự toán số tiền chi phí sửa chữa và mua thiết bị cho đồ án. STT Tên thiết bị cần sửa chữa và bổ sung Giá tiền 1 - Máy nén (thay phớt, ổ bi, các đầu cút), dầu bôi trơn. 300.000 đồng 2 - Bộ ngưng tụ (giàn nóng), thay các đầu cút, hàn các lỗ thủng. 170.000 đồng 3 - Phin lọc (bộ hút ẩm), mua thay cho bầu tích lũy. Bởi vì mô hình sử dụng van tiết lưu. 170.000 đồng 4 - Bộ đồng hồ đo áp suất để đo áp suất đầu hút và áp suất đầu đẩy (mua mới) 500.000 đồng 5 - Dây điện (15 m), (mua mới) 75.000 đồng 6 - Công tắc (6 cái) , (mua mới) 50.000 đồng 7 - Giắc điện và chân cắm (mua mới) 50.000 đồng 8 - Rơ le (5 cái), (mua mới) 100.000 đồng 9 - Khung mô hình (làm mới) 550.000 đồng 10 - Gỗ làm mô hình (mua mới) 200.000 đồng 11 - Bánh xe (chân mô hình) 100.000 đồng 12 - Mua que hàn, đồ gá thiết bị 150.000 đồng 13 - Giấy dán khung mô hình 55.000 đồng 14 - Đầu cút, công tắc áp suất kép, nắn ống dẫn môi chất (mua mới). 350.000 đồng 15 - Cắt chữ, núm điều chỉnh quạt, cầu chì + chân cắm 200.000 đồng 16 - Các chi tiết và thiết bị khác 100.000 đồng Tổng số tiền là: 3.120.000 đồng lạnh. Phương án 3. Mô hình giống phương án 2. Sử dụng cảm biến nhiệt độ giàn Ưu điểm. Tất cả các thiết bị được bố trí phía trên thuận tiện cho việc giảng dạy, cũng như việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, bảo dưỡng sửa chữa khắc phục sự cố, đồng thời có thể xác định được áp suất của đầu đẩy và đầu hút. Nhược điểm. Do không có thiết bị và kinh phí nên gặp khó khăn trong quá trình thiết kế và xây dựng mô hình. Sau khi đưa ra 3 phương án và phân tích ưu ợnhcưđiểm của chúng. Ta thấy phương án 2 là có tính khả thi nhất. Vì vậy phương án 2 được chọn lựa để xây dựng mô hình. 3.2.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống điện lạnh trên ô tô. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN (Trên mô hình) Hình 3.5: Sơ đồ mạch điện hệ thống điện lạnh trên ô tô T - Thermostat P - Công tắc áp suất kép AC - Công tắc AC (cấp điện rơ le K2) R - Điện trở L – Ly hợp điện từ S1- Công tắc quạt giàn lạnh S2 - Khoá điện M1, M2 - Mô tơ quạt giàn nóng, lạnh K3 - Rơle điều khiển quạt giàn lạnh 30 - Dương ắc quy K1,K2 - Rơle giàn nóng và ly hợp điện từ 31- Âm ắc quy F1, F2, F3, F4- Cầu chì 15 - Dương khoá điện (nấc 1) PHẦN IV: PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 4.1 Giảng dạy về lý thuyết. 4.1.1 Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống điện lạnh ô tô. Giảng dạy về cấu tạo của máy nén, giàn nóng, phin lọc, giàn lạnh (nêu ở trên). 4.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ô tô. Giảng dạy về nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh trên ô tô (nêu ở trên). Hình 4.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ô tô 4.2 Giảng dạy về thực hành. 4.2.1 Các dụng cụ, thiết bị sử dụng khi bảo dưỡng, sửa chữa. a. Bộ đồng hồ đo áp suất. Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất của người thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: xả ga, hút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hỏng hóc của hệ thống điện lạnh. Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp. Mặt đồng hồ được chia theo nấc theo đơn vị PSI và Kg/cm2. Thông thường được chia từ 0 đến 8 Kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất. Hình 4.2: Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô Ngược với chiều xoay của kim đồng hồ về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inches ch ân không. Chiếc đồng hồ bên phải (2) là đồng hồ cao áp, dung để đo kiểm áp suất bên phía cao áp của hệ thống điều hoà không khí, mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35 kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI. b. Bơm hút chân không. Trong tình huống hệ thống bị xì thất tho át mất nhiều môi chất lạnh hoặc phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận, sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành hút chân không, đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh vào hệ thống. Quá trình hút chân không ệh thống đi ện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan trọng đó là: Hút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh, làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được hút hết ra ngoài. Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướt xâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau: + Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thông cũng như khả năng hấp thụ nhiệt của môi chất lạnh. + Tạo lên áp suất cao trong hệ thống. + Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng. + Đông lạnh thành mảng băng đá làm tắc nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chất lạnh lưu thông. + Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh. Axit này làm ỉr sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệt nguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén. c. Thiết bị phát hiện dò ga. Kiểm tra hệ thống điện lạnh để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc. Sau một thời gian hoạt động, tất cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh. Với một hệ thống điện lạnh hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất R-12 bị hao hụt mất 200 gam là chuyện bình thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga. Các yếu tố sau đây giúp ta phát hiện vị trí xì ga: + Thường bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại các gioăng đệm. + Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn. + Axít tạo nên do trộ n lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, làm xì mất môi chất. + Nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga, vì ga xì ra mang theo dầu bôi trơn của máy nén. Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ô tô: Van nối già n lạnh, công tắc ngắt mạch áp suất thấp, rắc co máy nén, phốt trục máy nén, van cửa áp suất cao, rắc co bình lọc (hút ẩm), giàn nóng, giàn lạnh. Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ô tô có thể phát hiện nhờ các phương tiện sau:  + Dùng dung dịch lỏng sủi bọt. Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ô tô không thể dùng các thiết bị hiện đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được bình dung dịch chuyên dụng ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ. + Nhuộm màu môi chất lạnh. Để có thể phát hiện vị trí bị xì hở ga trầm trọng, người ta nạp vào phía thấp áp của hệ thống một lượng nhỏ môi chất lạnh đã được nhuộm màu. Dùng khăn trắng trùi sạch vị trí nghi ngờ bị xì hở, nếu vải khăn dính vết màu chứng tỏ có xì ga nhiều. Hoá chất màu dùng cho khâu thử nghiệm này có màu vàng hay màu đỏ và không gây nguy hại cho hệ thống điện lạnh ô tô. + Cách dùng đèn cực tím để phát hiện xì ga. Trong phương pháp này, người ta nạp vào trong hệ thống một lượng quy định hoá chất màu cảm ứng với tia cực tím. Sau đó khởi động động cơ và bật công tắc A/C cho hệ thống điện lạnh hoạt động trong 10 phút để hoá chất màu lưu thông đều khắp trong hệ thống, tắt máy và chiếu đèn tia cực tím vào vị trí nghi ngờ để xác định điểm xì ga. Hoá chất màu xì ra theo ga sẽ cảm ứng với tia cực tím và chiếu sáng long l anh màu vàng - xanh lá cây. + Dùng thiết bị điện tử để phát hiện xì ga. Thiết bị điện tử chuyên dùng để khám phá vị trí xì ga là thiết bị cầm tay, hoạt động nhờ pin, có đoạn dây dò. Dây này di chuyển chậm khoảng 1 inch (2,54 cm) quanh vùng tình nghi có xì ga, vì ga môi chất nặng hơn không khí nên phải đặt dây dò phía dưới điểm thử. Nếu gặp chỗ xì ga, chuông sẽ reo hay đèn sẽ chớp để báo tín hiệu. Đây là loại thiết bị nhạy cảm nhất. + Dùng ngọn lửa đèn propan để xác định xì ga. Loại thiết bị này là ngọn đèn ga propan, có khả năng phát hiện chỗ xì hở ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống lạnh. Kết cấu của thiết bị gồm hai phần chính: Bộ phận phát hiện xì ga và bình chứa ga propan. Bình chứa khoảng 0,5kg ga propan dưới áp suất và chỉ được nạp ga một lần. Bộ phận phát hiện xì ga gồm một van mở cho ga propan đến buồng đốt và một ống dò tìm. Ống dò tìm dẫn ga môi chất bị xì đến đốt chung với ngọn lửa khí propan, màu sắc của ngọn lửa sẽ thay đổi tuỳ theo lượng ga môi chất xì ra. Hình 4.3: Thiết bị xác định dò rỉ môi chất lạnh 1. Đĩa đốt ngọn lửa 2. Chụp thuỷ tinh 3. Ông dò ga môi chất rò rỉ 4. Van 5. Bình ga propan 6,7. Màu sắc ngọn lửa Ngoài ra còn một số dụng cụ khác như là: Dụng cụ tháo ly hợp, ống nối, nhiệt kế. 4.2.2 Các bài thực tập trên mô hình a. Thực hành tháo, lắp và kiểm tra các bộ phận của hệ thống điện lạnh ô tô. b. Thực hành đấu mạch điện cho hệ thống điện lạnh ô tô theo sơ đồ. c. Tạo ra các lỗi trong hệ thống điện lạnh để sinh viên đo đạc xác định nguyên nhân xảy ra sự cố của hệ thống. d. Thực hành hút chân không hệ thống điện lạnh ô tô. Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống điện lạnh, phải tiến hành hút chân không trước khi nạp môi chất lạnh mới vào hệ thống. Công việc này nhằm mục đích hút sạch không khí và chất ẩm ra khỏi hệ thống trước khi nạp ga trở lại. Hình 4.4: Lắp bơm chân không hút chân không hệ thống điện lạnh ô tô 1. Cửa ráp áp kế phía thấp áp 2. Cửa ráp áp kế phía cao áp 3. Khoá kín cả hai van áp kế 4. Bơm chân không Ở gần mực nước biển hay ngay tại mực nước biển, một bơm hút chân không loại tốt phải có khả năng hút (710 mmHg) hay cao hơn. Như đã trình bày trước đây, quá trình hút chân không sẽ làm cho áp suất trong hệ thống lạnh giảm xuống thấp, nhờ vậy điểm sôi của chất ẩm (nước) nếu còn sót lại trong hệ thống cũng hạ thấp, chất ẩm sôi và bốc hơi tức thì và sau đó được hút sạch ra khỏi hệ thống lạnh. Thời gian cần thiết cho một lần hút chân không khoảng 15 đến 30 phút. Thao tác việc hút chân không như sau: + Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khoá kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trên bộ đồng hồ gắn trên hệ thống điện lạnh ô tô. + Trước khi tiến hành hút chân không, nên quan sát các áp kế để biết chắc chắn môi chất lạnh đã được xả hết ra ngoài. + Ráp nối ống giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không như trình bày trên hình vẽ. + Khởi động bơm chân không. + Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan sát kim chỉ. Kim phải chỉ trong vùng chân không ở phía dưới số 0. + Sau 5 phút tiến hành hút chân không, kim của đồng hồ phía áp suất thấp phải chỉ mức 500 mmHg, đồng thời kim của đồng hồ phía cao áp phải chỉ dưới mức 0. + Nếu kim của đồng hồ phía cao áp không ở mức dưới số không chứng tỏ hệ thống bị tắc nghẽn. + Nếu phát hiện hệ thống bị tắc nghẽn, phải tháo tách bơm chân không tìm kiếm, sửa chữa chỗ tắc nghẽn, sau đó tiếp tục hút chân không. + Cho bơm chân không làm việc trong khoảng 15 phút, nếu hệ thống hoàn toàn kín tốt, số đo chân không sẽ trong khoảng (610-660) mmHg. + Trong trường hợp kim của đồng hồ thấp áp vẫn chỉ ở mức trên 0 chứ không nằm trong vùng chân không dưới 0, chứng tỏ mất chân không, có nghĩa là có chỗ hở trong hệ thống. Cần phải tiến hành xử lý chỗ hở này theo quy trình sau đây: - Khoá kín cả hai van đồng hồ. Ngừng máy hút chân không. - Nạp vào hệ thống một lượng môi chất lạnh khoảng 0,4 kg. - Dùng thiết bị kiểm tra xì ga để phát hiện chỗ xì. Xử lý, sửa chữa. - Sau khi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất lạnh và tiến hành hút chân không trở lại. + Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không phải đạt được (710 ÷740) mmHg. + Sau khi đồng hồ phía thấp áp chỉ xấp xỉ (710 ÷ 740) mmHg tiếp tục hút chân không trong vòng 15 phút nữa. + Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi tắt máy hút chân không. e. Thực hành xả môi chất lạnh hệ thống điện lạnh ô tô. Như đã trình bày ở trên, trước khi tháo tách một bộ phận ra kh ỏi hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Môi chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng. Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ô tô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu hồi ga. Hình vẽ dưới đây giới thiệu một trạm xả ga đang rút và thu hồi ga xả từ một hệ thống điện lạnh ô tô. Trạm này được đặt trên một xe đẩy tay gồm một bơm, một bình thu hồi ga đặc biệt. Bình thu hồi ga có khả năng lọc sạch tạp chất trong ga xả, tinh khiết lượng ga xả ra để có thể dùng lại được. Hình 4.5: Trạm thiết bị dùng để thu hồi khí xả và thu hồi môi chất lạnh 1. Thiết bị xả và thu hồi môi chất lạnh 2. Bộ áp kế 3. Ống dẫn màu vàng 4. Bình chứa môi chất lạnh Thao tác xả ga với trạm xả ga chuyên dùng: 1. Tắt máy động cơ ôtô, máy nén không bơm. 2. Lắp ráp bộ đồng hồ đo áp suất hay kết nối thiết bị xả ga chuyên dùng vào hệ thống điện lạnh ô tô. 3. Quan sát các đồ ng hồ đo áp suất, hệ thống phải có áp suất nghĩa là vẫn còn ga môi chất lạnh trong hệ thống. Không được tiến hành xả ga theo phương pháp này nếu trong hệ thống không còn áp suất. 4. Nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào thiết bị. Mở hai van đồng hồ, bật nối điện công tắc cho máy bơm của thiết bị xả ga hoạt động. 5. Bơm sẽ hút môi chất lạnh trong hệ thống, bơm môi chất lạnh này xuyên qua bộ tách dầu nhờn. Sau đó môi chất lạnh sẽ được đẩy tiếp đến bầu lọc hút ẩm để loại chất ẩm và nạp vào bình chứa thu hồi ga. 6. Cho bơm hút xả ga hoạt động cho đến lúc áp kế chỉ cho biết đã có chút ít chân không trong hệ thống. 7. Tắt máy hút xả ga, đợi trong năm phút. 8. Nếu sau năm phút áp suất xuất hiện trở lại trên áp kế chứng tỏ vẫn còn ga trong hệ thống phải tiếp tục cho bơm hoạt động rút xả môi chất. 9. Khi thấy độ chân không duy trì ổn định trong hệ thống, chứng tỏ đã rút xả hết ga.  Xả ga với bộ áp kế thông thường: 1. Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga. 2. Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn hay giẻ lau sạch. 3. Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa bộ đồng hồ đo. 4. Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất lạnh không. Nếu có, hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thất thoát dầu nhờn. 5. Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 3,5 kg/cm 2, hãy mở từ từ van đồng hồ phía thấp áp. 6. Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống thấp, hãy tuần tự mở cả hai van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không. 7. Bây giờ hệ thống lạnh đã được xả sạch môi chất lạnh có thể an toàn tháo rời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa như yêu cầu. 8. Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã xả hết. 9. Tháo tách bộ đồng hồ, nhớ đậ y kín các cửa thử trên máy nén, đề phòng tạp chất chui vào hệ thống lạnh. Hình 4.6: Kỹ thuật xả môi chất lạnh 1. Khoá kín van thấp áp; 2. Mở nhẹ van cao áp; 3. Ống màu đỏ đấu vào phía cao áp; 4. Ống màu xanh nối vào phía thấp áp; 5. Vải sạch. f. Thực hành nạp môi chất hệ thống điện lạnh ô tô. Hình 4.7: Thiết bị chuyên dùng nạp môi chất lạnh 1. Bộ áp kế; 2. Áp kế theo dõi áp suất của môi chất cần nạp; 3. Xi lanh đo môi chất lạnh; 4. Bơm hút chân không; 5. Công tắc bơm chân không; 6. Van áp suất Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cần kỹ thuật nhằm làm tránh hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ô tô đúng loại và đúng lượng môi chất cần thiết. Thông thường, trong khoang động cơ của ô tô cũng như trong cẩm nang sửa chữa của chủng loại ô tô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể cân đo theo đơn vị poud hay kilograms. Ví dụ một ô tô trở khách có thể cần nạp vào 1,5 kg môi chất R-12, còn ô tô du lịch cần lượng môi chất ít hơn. Tuỳ theo dung tích bình chứa môi chất và đặc điểm của thiết bị chuyên dùng, ta có 3 trường hợp nạp môi chất: Nạp từ bình chứa nhỏ dung tích khoảng 0,5 kg. Nạp từ bình lớn có sức chứa 13,6 kg và nạp từ một thiết bị nạp môi chất đa năng. Thiết bị nạp đa năng giới thiệu trên hình vẽ bao gồm bình chứa môi chất lạnh, một xy lanh đo giúp theo dõi lượng môi chất đã nạp, một bơm rút chân không và bộ áp kế. Đôi khi thiết bị nạp có trang bị phần tử nung nóng. Khi bật công tắc phần tử này, môi chất lạnh được nung nóng tạo điều kiện bốc hơi giúp nạp nhanh hơn. Các biện pháp bảo đảm nạp đủ lượng ga cần thiết. Nhằm đảm bảo đảm đã nạp đủ lượng môi chất lạnh cần thiết vào hệ thống điện lạnh ô tô, tuỳ theo phương pháp nạp, ta áp dụng một trong các biện pháp sau đây: Cân đo: Áp dụng phương pháp này mỗi khi chúng ta biết được lượng môi chất lạnh cần nạp nhờ sách chỉ dẫn sửa chữa. Trước khi tiến hành nạp môi chất, ta đặt bình chứa môi chất lên một chiếc cân như giới thiệu trên hình vẽ. Hiệu số trọng lượng của bình chứa ga trước và sau khi nạp cho biết chính xác trọng lượng ga đã nạp vào trong hệ thống. Theo dõi áp kế: Trong lúc nạp ga, máy nén đang bơm ta theo dõi các áp kế, đến lúc áp suất bên phía thấp áp và cao áp chỉ đúng thông số quy định là được. Theo dõi cửa sổ quan sát môi chất (mắt ga): Trong lúc đang nạp ga, ta thường xuyên quan sát tình hình dòng môi chất lạnh đang chảy qua mắt ga. Khi chưa đủ ga, bọt bong bóng xuất hiện liên tục, đến khi ga đủ, bọt sẽ ít lại. Vỗ vào đáy bình ga: Nếu bình chứa môi chất lạnh là loại nhỏ 0,5 kg, trước khi chấm dứt nạp ga, ta nên vỗ vào đáy bình để xem đã hết ga trong bình chứa. Kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống. Muốn kiểm tra xem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ thống không, ta thao tác như sau: + Khởi động cho động cơ nổ ở vận tốc 1500 vòng/phút. + Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành ON. + Chỉnh núm nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa. + Cho quạt gió quay với tốc độ nhanh nhất. + Sau khi hệ thống điện lạnh hoạt động được 5 phút, hãy quan sát tình hình dòng môi chất lỏng đang chạy qua ống cửa sổ (mắt ga) của bình lọc (hút ẩm). Tuỳ theo tình hình dòng môi chất, có thể đoán biết tình trạng dư, đủ, thiếu môi chất trong hệ thống qua bảng dưới đây: Lượng R- 134a Hầu như hết ga Thiếu ga Đủ ga Thừa ga Kiểm tra Nhiệt độ của đường ống cao áp và hạ áp Nhiệt độ đường ống cả hai phía hầu như bằng nhau. Ống cao áp nóng vừa, ống thấp áp hơi lạnh Ống cao áp nóng, ống hạ áp lạnh. Ống cao áp nóng bất bình thường. Tình hình dòng môi chất chảy qua kính cửa sổ. Bọt chảy qua liên tục. Bọt sẽ biến mất và thay vào là sương mù. Bọt suất hiện cách quãng 1-2 giây. Hoàn toàn trong suốt. Bọt có thể xuất hiện mỗi khi tăng hoặc giảm tốc độ động cơ. Hoàn toàn không thấy bọt. Tình hình áp suất trong hệ thống. Áp suất bên phía cao áp giảm một cách bất thường. Áp suất của cả hai phía đều kém. Áp suất bình thường ở cả hai phía. Áp suất của cả hai phía cao bất bình thường. Sửa chữa. Tắt máy, kiểm tra toàn điện. Tìm kiếm chỗ xì ga trong hệ thống, sửa chữa, nạp thêm ga. Không cần Xả bớt ga từ van kiểm tra phía áp suất thấp. 4.3 Chẩn đoán xác định hỏng hóc, sửa chữa. 4.3.1 Chẩn đoán tình trạng của hệ thống. a. Quy trình tìm pan (xác định hỏng hóc xảy ra trong hệ thống điện lạnh ô tô). Xác định sự hỏng hóc Xác định triệu chứng Kiểm tra sơ bộ Dựa vào triệu chứng hư hỏng Kiểm tra hệ thống lạnh Kiểm tra áp suất hoạt động Kiểm tra sự rò rỉ  Xác định sự hỏng hóc Sửa chữa, kiểm tra lại Hoàn thành + Xác định hư hỏng và kiểm tra triệu chứng. Xác định kiểu xe, kiểu động cơ, kiểu điều hòa không khí. Xác định ngày giờ và tần số xảy ra sự cố. Xác định điều kiện đường xá, tình trạng thời tiết và xác định biểu hiện của hư hỏng. + Kiểm tra sơ bộ. Kiểm tra bảng điều khiển. Cho các cần gạt và công tắc trên bảng điều khiển hoạt động. Kiểm tra sự hoạt động nhẹ nhàng của các cửa. Kiểm tra độ tin cậy của các cổng chức năng điều hòa không khí ô tô. Đặc biệt kiểm tra tốc độ không tải so sánh với những giá trị tiêu chuẩn. Kiểm tra dây curoa. Kiểm tra các vết nứt và mức hư hỏng của dây curoa, kiểm tra sức căng của dây curoa. Sử dụng thiết bị đo sức căng của dây curoa để kiểm tra. + Kiểm tra lượng môi chất nhờ mắt ga. Nếu thiếu ga dòng môi chất chảy liên tục xuất hiện các bọt khí. Nếu như đủ ga thì hầu như không nhìn thấy bọt khí xuất hiện. Khi ta quan sát mà không thấy bọt khí xuất hiện tức là lượng môi chất đang dư một lượng nhất định. + Kiểm tra ống nối. Nếu vết dầu xuất hiện tại các khớp nối thì môi chất có thể bị dò. Tiến hành làm sạch vết dầu và tiến hành kiểm tra rò rỉ. + Xác định hư hỏng với đồng hồ đo áp lực. + Kiểm tra sự rò rỉ và kiểm tra lại. Chuẩn bị: Nếu nhiệt độ môi trường là 15 0 hay cao hơn. 1. Đo áp suất khi máy nén ngừng hoạt động. 2. Nếu áp suất xấp xỉ 0,4 MPa hoặc cao hơn tiến hành kiểm tra. 3. Nếu áp suất thấp hơn 0,4 MPa, nạp môi chất vào. Chỉ tiến hành kiểm tra khi áp suất môi chất 0,4 MPa hoặc cao hơn. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 15 0 . Đặc điểm của môi chất không cho phép có áp suất 0,4 MPa hay cao hơn. Sự rò rỉ không thể xảy ra ở nhiệt độ này. - Kiểm tra sự rò ga và hoàn thiện quá trình tìm pan. Hình 4.8: Sơ đồ kiểm tra sự rò ga (Môi chất lạnh trong hệ thống) b. Chẩn đoán tình trạng hệ thống điện lạnh ô tô. SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN HỎNG HÓC. Kiểm tra độ căng dây curoa của máy nén.  XẤU Đóng mạch “ON” các công tắc máy, công tắc máy lạnh và công tắc quạt gió. Đặt núm chỉnh vị trí lạnh tối đa. Xem gió có thổi ra không? TỐT  XẤU  Xem quạt gió hoạt động bình thường không? TỐT XẤU Kiểm tra, sửa chữa quạt XẤU TỐT máy nén. Kiểm tra xem giàn lạnh có bị đóng băng kín khít Căng thêm đúng mức hay thay mới dây curoa.  Kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh với bộ đồng Sửa chữa TỐT không? XẤU  TỐT môi chất qua cửa sổ kính. Kiểm tra ống dẫn hơi lạnh có bị xì, hở không? Kiểm tra xì ga. Kiểm tra bộ ly hợp điện từ của máy nén. Kiểm tra công tắc ổn nhiệt. TỐT Đo nhiệt độ không khí thổi ra. XẤU Kiểm tra các cửa chuyển hướng và trộn lẫn không khí. Kiểm tra công tắc ổn nhiệt. Ngoài ra có thể chẩn đoán hệ thống điện lạnh ô tô bằng cách sử dụng bộ đồng hồ đo áp suất phía áp suất cao và phía áp suất thấp, từ đó có thể xác định tình trạng hoạt động của hệ thống để khắc phục và sửa chữa. Các bước tiến hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô: 1. Khóa kín hai van đồng hồ phía áp suất cao và phía áp suất thấp. Lắp bộ áp kế vào hệ thống theo đúng kỹ thuậ t, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ. 2. Cho hệ thống vận hành. 3. Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “Max Cold”. 4. Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất. 5. Đọc và ghi nhận số đo của hai áp kế. 6. Tùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ô tô, kết quả đo kiểm áp suất có thể có nhiều giá trị khác nhau. Trong quá trình đo kiểm áp suất cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường. - Nếu hệ thống làm việc bình thường. Phía áp suất thấp 0,15 tới 0,25 MPa Phía áp suất cao 1,6 tới 1,8 MPa Hình 4.9: Hệ thống làm việc bình thường - Nếu hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất. Trên hình vẽ ta thấy khi hệ thống hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều nhỏ hơn bình thường. Triệu chứng: + Áp suất thấp ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp. + Bọt có thể thấy ở mắt ga. + Độ lạnh yếu so với bình thường. Nguyên nhân: + Thiếu môi chất. + Rò rỉ ga. Hình 4.10: Hệ thống làm việc (thiếu môi chất) Biện pháp khắc phục: + Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa. + Nạp thêm môi chất lạnh. - Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt. Khi hiện tượng này xảy ra thì áp suất trên đồng hồ ở hai vùng cao áp và thấp áp đều cao hơn giá trị bình thường. Triệu chứng: + Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp. + Không có bọt ở mắt ga dù hoạt động ở tốc độ thấp (thừa môi chất). + Độ lạnh yếu. Nguyên nhân: + Thừa môi chất. + Giải nhiệt giàn nóng kém. Hình 4.11: Hệ thống làm việc (thừa ga hay giải nhiệt kém) Biện pháp khắc phục: + Điều chỉnh đúng lượng môi chất và vệ sinh giàn nóng. - Nếu có hơi ẩm trong hệ thống lạnh. Triệu chứng: + Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường sau khi bật: sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không. Tại điểm này, tính năng làm lạnh giảm. Nguyên nhân: + Không lọc được ẩm. Biện pháp khắc phục: + Thay bình chứa (lọc ga). + Hút chân không triệt để trước khi nạp ga. Hình 4.12: Hệ thống làm việc (có hơi ẩm trong hệ thống lạnh) - Nếu máy nén bị yếu. Khi máy nén yếu, giá trị áp suất trên đồng hồ đo ở phía áp suất cao, cao hơn giá trị bình thường và ở phía suất thấp thì thấp hơn giá trị bình thường. Triệu chứng: + Áp suất phía áp thấp cao, phía cao áp thấp.  + Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tức áp suất ở phần áp suất cao và áp suất thấp bằng nhau. + Khi máy nén làm vệic thân máy nén không nóng. Không đủ lạnh. Hình 4.13: Hệ thống làm việc (máy nén bị yếu) Nguyên nhân: + Máy nén bị hư Biện pháp khắc phục: + Kiểm tra và sửa chữa máy nén. - Tắc nghẽn trong hệ thống điện lạnh. Triệu chứng: + Khi tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức (không thể làm lạnh). + Khi có xu hướng tắc nghẽn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm dần xuống giá trị chân không. Nguyên nhân: + Bẩn hoặc ẩm đóng băng thành khối tại van tiết lưu, van EPR và các lỗ làm ngăn dòng môi chất. + Rò rỉ ga trong đầu cảm ứng nhiệt. Biện pháp khắc phục: + Làm rõ nguyên nhân gây tắc, thay thế chi tiết bị kẹt. Hút triệt để chân không hệ thống điện lạnh. Hình 4.14: Hệ thống làm việc (tắc nghẽn trong hệ thống) - Khí lọt vào hệ thống điện lạnh. Triệu chứng: + Giá trị áp suất ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều cao. + Tính năng làm lạnh giảm tương ứng với việc tăng áp suất bên thấp. + Nếu lượng môi chất đủ, sự sủi bọt tại mắt ga giống như lúc hoạt động bình thường. Hình 4.15: Hệ thống làm việc (khí lọt vào hệ thống) Nguyên nhân: + Khí xâm nhập vào hệ thống. Biện pháp khắc phục: + Thay môi chất. + Hút chân không triệt để. - Van tiết lưu mở quá lớn.  Triệu chứng: + Áp suất phần áp suất thấp tăng và tính năng làm lạnh giảm (áp suất ở phần cao áp hầu như không đổi). + Tuyết bám trên ống áp suất thấp. Nguyên nhân: + Hư van tiết lưu. Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa đầu cảm biến nhiệt. Hình 4.16: Hệ thống làm việc (van tiết lưu mở quá sớm) 4.3.2 Xác định hỏng hóc và sửa chữa a. An toàn kỹ thuật khi sửa chữa, lắp ráp. Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống điện lạnh ô tô, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo. Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý. + Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị. + Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng. + Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ô tô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ. + Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải cẩn thận tối đa. + Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ. + Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối. + Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống. + Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín . Có thể gây chết người do ngột thở. Khi R-12 xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là một loại khí độc, không màu. + Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng. + Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống. + Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắcco phải dùng hai chìa khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh. + Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi chất chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này. + Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào. + Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới, hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này. + Khi ráp trở lại một đầu rắcco phải thay mới vòng đệm chữ o có thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng. + Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát. + Siết nối ống và các đầu rắcco phải siết đúng mức quy định, không được siết quá mức. + Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng. + Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén. + Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này. + Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay. Hệ thống điện lạnh ô tô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù cần loại bỏ, đó là các chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí. Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập được vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo. Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ. Quá trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống. b. Sửa chữa hệ thống điện lạnh trên ô tô. + Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường nhưng không mát hoặc mát rất yếu. Lúc này có hai tình hốung xảy ra. Thứ nhất là xe còn mới đượ c bảo dưỡng thường xuyên, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ thống điều hòa không khí bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tùy điều kiện vận hành, bụi bẩn dần bám vào lưới lọc, khi quá nhiều sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn l ại trong giàn lạnh mà không vào được trong cabin xe. Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận, tấm lưới lọc này thường nằm bên trong hốc được bố trí sâu trong hộp đựng gang tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp gang tay, cậy lắp hốc lọc gió là có thể lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả lắp hộp mới có thể thao tác. Dùng súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới lọc cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng tuần nếu xe thường xuyên được sử dụng ở những nơi có nhiều bụi bẩn như công trường, đường đất. Với các loại xe đã sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn rất nhiều. Đó có thể do dây curoa dẫn động máy nén bị trùng và trượt. Tiếp đó hệ thống bị hao ga do các đường ống bị lão hóa, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở. Trong các tình huống này cần được mang đến các trung tâm tin cậy để được xử lý bằng thiết bị máy móc chuyên dùng. Hình 4.17: Tháo bộ lọc gió + Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng không sâu. Với trường hợp này, nguyên nhân cũng có thể xảy ra các sự cố như trường hợp hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng còn có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng mà chủ xe có thể tự xử lý ở mức độ nhất định trên nhiều dòng xe. Đó là giàn nóng và giàn lạnh bị bẩn. Dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của môi chất, còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào trong xe. Với các dòng xe mà dàn nóng được bố trí thông thoáng phía trước khoang máy, cần yêu cầu vệ sinh bằng nước hoặc kết hợp với hóa chất chuyên dùng trong quá trình rửa xe. Công việc này cũng cần thực hiện một cách cẩn thận, để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Việc vệ sinh giàn lạnh đòi hỏi phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn, bởi vệ sinh bộ phận này tương đối phức tạp. + Hệ thống điện lạnh trên ô tô sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không hề mát. Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những nơi yếu kém về chuyên môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động. + Hệ thống điện lạnh trên ô tô làm việc bình thường nhưng có mùi hôi. Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm giàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ giàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. Nguyên nhân chủ quan là do chủ xe để cabin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn, bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động sẽ lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ bốc ra. Với tình trạng này cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió, vệ sinh nội thất ô tô bằng các hóa chất chuyên dùng. PHẦN V. THAM KHẢO SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU HÒA TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ. Hình 5.1: Mạch điện điều khiển hệ thống điều hòa tự động Hình 5.2: Mạch điện điều khiển hệ thống điều hòa tự động Hình 5.3: Mạch điện điều khiển hệ thống điều hòa tự động Giải thích các ký hiệu và chức năng của các bộ phận trên hình vẽ. Các cực của ECU điều khiển điều hòa không khí tự động (Xe Toyota Hiace 2007- Nhật bản) Ký hiệu (Số cực) Màu Dây Mô tả dụng cụ thử Điều kiện Thông số kỹ thuật PTC (H18-2) - GND (H18-29) LG - W-B Tín hiệu điều khiển bộ sưởi PTC Khoá điện: ON Công tắc nhiệt độ: Max. HOT Nhiệt độ làm mát: Dưới 76°C (169°F) Nhiệt độ bên ngoài: Dưới 10 độ C (50°F) Bộ sưởi PTC: Không hoạt động → Hoạt động (ALT, F-DUTY lớn hơn 95 %) Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V PTCL (H18-3) - GND (H18-29) GR - W-B Tín hiệu chấp nhận của bộ sưởi PTC Khoá điện: ON Công tắc nhiệt độ: Max. HOT Nhiệt độ làm mát: Dưới 73°C (163°F) Nhiệt độ bên ngoài: Dưới 10 độ C (50°F) Bộ sưởi PTC: Không hoạt động → Hoạt động (ALT, F-DUTY lớn hơn 95 %) Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V PHTR (H18-5) - GND (H18-29) L-W - W- B Tín hiệu công tắc không tải Khoá điện: ON Công tắc bù điều hoà: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V A.C (H18-8) - GND (H18-29) Y - W-B Tín hiệu công tắc A/C Khoá điện: ON Công tắc quạt: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V LED+ (H18-9) - GND (H18-29) G-B - W-B Tín hiệu đèn báo công tắc A/C Khoá điện: ON Công tắc quạt: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V BLW (H18-16) - GND (H18-29) L - W-B Tín hiệu điều khiển môtơ quạt gió Khoá điện: ON Công tắc quạt: OFF → ON 10 đến 14 V → Dưới 1.0 V GND (H18-29) - Mát thân xe W-B - Mát thân xe Nối mát cho nguồn cấp chính Mọi điều kiện Dưới 1.0 Ω PRE (H18-4) - GND (H18-29) R-L - W-B Tín hiệu cảm biến áp suất A/C Khởi động động cơ Vận hành hệ thống A/C Áùp suất ga điều hoà: Áp suất bất thường (Lớn hơn 3,030 kPa (31.0 kgf/cm, 440 PSI)) 4.7 V hay lớn hơn PRE (H18-4) - GND (H18-29) R-L - W-B Tín hiệu cảm biến áp suất A/C Khởi động động cơ Vận hành hệ thống A/C Áp suất ga điều hoà: Áp suất bất thường (thấp hơn 180 kPa (1.9 kgf/cm, 27 PSI)) Dưới 0.7 V PRE (H18-4) - GND (H18-29) R-L - W-B Tín hiệu cảm biến áp suất A/C Khởi động động cơ Vận hành hệ thống A/C áp suất ga điều hoà: Áp suất bình thường (thấp hơn 3,030 kPa (31.0 kgf/cm, 440 PSI) và lớn hơn 180 kPa (1.9 kgf/cm, 27 PSI)) 0.7 đến 4.7 V S5 (H18- 13) - SG-1 (H13-12) Y-R - L-W Cấp nguồn cho cảm biến áp suất Khoá điện: LOCK → ON Dưới 1.0 V → 5.15 V TAM (H18-25) - SG-1 (H13-12) G-W - L- W Tín hiệu cảm biến nhiệt độ bên ngoài A/C Khoá điện: LOCK → ON Chú ý khi nhiệt độ tăng lên thì điện trở giảm xuống. SG-1 (H18-12) - Mát thân xe L-W - Mát thân xe Nối mát cho từng cảm biến Mọi điều kiện Dưới 1.0 Ω TE (H18-24) - SG (H18-31) W - L-B Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh A/C Khoá điện: LOCK → ON Nhiệt độ tăng lên thì điện trở giảm xuống. SG (H18-31) - Mát thân xe L-B - Mát thân xe Nối mát cho từng cảm biến Mọi điều kiện Dưới 1.0 Ω FRBV (H18-22) - SG L-R - LG- B Tín hiệu đặt nhiệt độ Max. HOT → Max. COOL 0 Ω → 3 kΩ (H18-31) khoang hành khách MHSW (H18-38) - Mát thân xe B-W - Mát thân xe Tín hiệu công tắc Max. hot Trừ vị trí max. HOT → Max. HOT Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V CANH (H18-10) - Mát thân xe L - Mát thân xe Hệ thống thông tin CAN Khoá điện: LOCK → ON Tạo xung CANH (H18-11) - Mát thân xe W - Mát thân xe Hệ thống thông tin CAN Khoá điện: LOCK → ON Tạo xung RRTE (H18-23) - SG-2 (H18-30) W-R - L-B Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh A/C phía sau Khoá điện: LOCK → ON Nhiệt độ tăng lên thì điện trở giảm xuống. SG-2 (H18-30) - Mát thân xe L-B - Mát thân xe Nối mát cho cảm biến nhiệt độ giàn lạnh A/C Mọi điều kiện Dưới 1.0 Ω RRAC (H18-7) - Mát thân xe P - Mát thân xe Tín hiệu công tắc điều hoà phía sau Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V RMGV (H18-18) - Mát R-Y - Mát thân xe Tín hiệu van từ phía sau Khoá điện: ON Van từ phía sau: OFF → ON 10 đến 14 V → Dưới 1.0 V LOCK (H18-28) - SG (H18-31) L - L-B Tín hiệu cảm biến khoá máy nén Động cơ chạy không tải Công tắc A/C: ON (Công tắc từ: ON) Tạo xung MGC (H18-19) - Mát thân xe R - Mát thân xe Tín hiệu cho phép li hợp từ ON Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON 10 đến 14 V → Dưới 1.0 V IG+ (H18-20) - Mát thân xe R-B - Mát thân xe Nguồn (IG) Khoá điện: LOCK hay ACC → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V B (H18- 40) - Mát thân xe W-R - Mát thân xe Nguồn (Dự phòng) Mọi điều kiện 10 đến 14 V Kiểm tra bộ điều khiển điều hòa (5L-E). Các cực của bộ điều khiển:(H19). Ký hiệu (Số cực) Màu Dây Mô tả dụng cụ thử Điều kiện Thông số kỹ thuật AC1 (H19-8) - Mát thân xe R-B - Mát thân xe Tín hiệu vận hành máy nén Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON 3.7 đến 4.5 V → 1.3 đến 2.6 V ACT (H19-10) - Mát thân xe G-W - Mát thân xe Tín hiệu cho phép vận hành máy nén Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V A.C (H19-11) - GND (H19- 6) Y - W-B Tín hiệu công tắc A/C Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V GND (H19-6) - Mát thân xe W-B - Mát thân xe Nối mát cho nguồn cấp chính Mọi điều kiện Dưới 1.0 Ω PRE (H19-3) - Mát thân xe R-L - Mát thân xe Tín hiệu công tắc áp suất A/C Khởi động động cơ Vận hành hệ thống A/C Áp suất ga điều hoà: Bình thường → Nhỏ hơn 0.19 MPa (2.0 kgf/cm, 28 PSI) hoặc lớn hơn 1.34 MPa (13.7 kgf/cm, 195 PSI)) Dưới 1 V → 10 đến 14 V TE (H19-4) - SG (H19-16) W - L-B Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh A/C Khoá điện: LOCK → ON Nhiệt độ tăng lên thì điện trở giảm xuống. SG (H19-16) - Mát thân xe L-B - Mát thân xe Nối mát cho từng cảm biến Mọi điều kiện Dưới 1.0 Ω FRBV (H19- 12) - SG B - L-B Tín hiệu đặt nhiệt độ khoang hành Max. HOT → Max. COOL 0 Ω → 3 Ω (H19-16) khách RRTE (H19-7) - SG (H19-16) W-R - L- B Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh A/C phía sau Khoá điện: LOCK → ON Nhiệt độ tăng lên thì điện trở giảm xuống. RRAC (H19- 18) - Mát thân xe Y - Mát thân xe Tín hiệu công tắc điều hoà phía sau Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V RMGV (H19- 9) - Mát thân xe R-Y - Mát thân xe Tín hiệu van từ phía sau Khoá điện: ON Van từ phía sau: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V MGC (H19- 15) - Mát thân xe R - Mát thân xe Tín hiệu cho phép li hợp từ ON Khoá điện: ON Công tắc A/C: OFF → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V IG+ (H19-13) - Mát thân xe R-B - Mát thân xe Nguồn (IG) Khoá điện: LOCK hay ACC → ON Dưới 1.0 V → 10 đến 14 V Đo dạng sóng giữa cực LOCK của giắc nối bộ điều khiển A/C và mát thân xe. Nếu dạng sóng như hình vẽ H20 chứng tỏ bộ điều khiển điều hòa vẫn làm việc tốt. H20: Dạng sóng giữa các cực của giắc nối ECU Bảng màu dây. Kí hiệu Màu dây W (White) Màu trắng R (Red) Màu đỏ G (Green) Màu xanh lá cây B (Black) Màu đen B (Brown) Mầu nâu Y (Yellow) Màu vàng L (Blue) Màu xanh da trời G (Gray) Màu xám KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Văn Hóa và thầy Nguyễn Công Hân cùng các thầy, cô trong khoa cơ khí động lực, đến nay chúng em đã hoàn thành đề tài được giao. Điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên các xe du lịch ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung, điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày càng hoàn thiện. Bởi vậy môn học “Thiết bị lạnh ô tô” là môn học không thể thiếu đối với sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô. Với những dữ liệu đã được xây dựng trong đồ án sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên nắm bắt kiến thực tốt hơn nhờ những minh họa và mô phỏng trong bài giảng. Thông qua công việc thực hiện đề tài em thấy mình đã có sự hiểu b iết nhiều hơn, sâu hơn về chuyên ngành ô tô, không những vậy em đã cùng với các bạn trong nhóm hoàn thành được sa bàn mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô có thể sử dụng làm phương tiện dạy học cho học sinh, sinh viên ngành ô tô. Do nội dung đề tài còn mới và kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để nội dung đề tài của chúng em hoàn thiện hơn. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Tuy hệ thống điều hòa không khí đã trở thành một trong những hệ thống không thể thiếu trên ô tô ngày nay, nhưng các học phần về hệ thống điều hòa không khí chưa được đưa vào chương trình giảng dạy. Từ thực tế đó, bộ môn nên trang bị những thiết bị phục vụ thực hành về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô và đưa ộni dung này vào giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn! Hưng yên, tháng 08 năm 2009 Nhóm sinh viên thực hiện gồm: Nguyễn Hữu Dũng Trần Văn Nhã TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phần mềm về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM 2. Ô tô thế hệ mới (Điện lạnh ô tô). NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI. Biên soạn: Nguyễn Oanh. 3. Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ. Biên soạn: Châu Ngọc Thạch Nguyễn Thành Chí. 4. Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh. NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG. Biên soạn: Trần Thế San – Nguyễn Đức Phấn. 5. Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT 6. Tài liệu sửa chữa của Toyota Hiace 2007 (global service information centre).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doche_thong_lanh_9938.doc
Luận văn liên quan