Đồ án Hệ thống phanh ABS ô tô

MỤC LỤC Chương I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2 1. Sự phát triển chung của công nghệ ô tô trên thế giới và Việt Nam. 3 Tình hình nghiên cứu chống bó cứng bánh xe ở Việt Nam. 8 2. Sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ô tô,điều khiển các hệ thống trên ô tô. 8 3. Quá trình phát triển của hệ thống phanh trên ô tô. 8 Chương II. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu. 10 1. Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống phanh ô tô. 10 2. Các cơ sở lý thuyết của quá trình phanh ô tô. 11 2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh. 11 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tính ổn định khi phanh 15 2.3.Đặt vấn đề. 18 2.4.Hệ số bám 19 3. Cơ sở lý thuyết phanh ABS. 19 3.1. Hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS (Anti- lock Bracking System) 19 3.1.2. Sơ lược về nội dung và các thiết bị,mô hình cơ cấu ABS ở nước ta thời gian qua . 19 3.1.3. Mục tiêu của cơ cấu ABS 20 4. Quá trình hoạt động hệ thống phanh ABS. 22 4.1. Các trạng thái làm việc của ABS. 23 4.1.2. Trạng thái phanh thường 23 4.1.3. Trạng thái giảm áp lực phanh: 24 4.1.4. Trạng thái giữ áp lực phanh 24 4.1.5. Trạng thái tăng áp lực phanh 24 4.2. Ưu khuyết điểm của hệ thống phanh ABS 24 Chương III. Kết cấu và quá trình làm việc của hệ thống phanh ABS. 25 1.Sơ đồ chung của hệ thống phanh ABS. 25 1.1. Các bộ phận cơ bản của hệ thống phanh ABS. 25 1.1.2. Cụm điều khiển điện tử. 26 1.2. Hệ thống các cảm biến. 27 1.2.1. Cảm biến tốc độ bánh xe. 27 1.2.2. Vị trí các cảm biến tốc độ trên bánh xe 28 2) Nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ 30 2.3. Cảm biến gia tốc 30 1.2.4. Cảm biến trọng lực (G) 31 1.2.5. Bộ điều khiển thủy lực 32 1.3. Bộ điều khiển thuỷ lực thực hiện nhiệm vụ chống trượt lê 32 1.4. Van điện 32 1.5. Bơm điện ABS 36 1.7. Nguyên tắc bố trí chung các hệ thống chống hãm cứng trên ô tô 37 2. Các phương án bố trí của hệ thống ABS. 38 3.Những hư hỏng thường gặp và phương pháp xác định hư hỏng. 40 3.2. Những lưu ý khi sửa chữa hệ thống phanh ABS và những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục. 41 3.2.1. Những lưu ý trong kiểm tra sữa chữa hệ thông phanh ABS. 41 3.2.2. Các sự cố thường gặp cho hệ thống phanh ABS. 43 3.2.2.1.Các sự cố về điện. 43 3.2.2.2. Các sự cố về cơ khí của cảm biến tốc độ. 43 3.2.2.3. Bảng hư hỏng và cách khắc phục. 44 3.4 Sửa chữa sự cố của ABS và sự tự chẩn đoán. 48 3.5. Cách kiểm tra về điện hệ thống ABS bằng hộp đầu nối. 50 3.6. Kiểm tra áp suất thủy lực 52 3.7. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ABS BẰNG MÃ ÁNH SÁNG 53 3.7.1. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán 53 3.7.2. Kiểm tra độ chấp hành ABS: 59 3.7.3. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe 60 Chương IV. Xây dựng mô hình hệ thống phanh. 61 1. 69 2. Quá trình lựa chọn thiết bị. 69 3. Quá trình lắp mô hình. 69 4. Quá trình khảo sát quá trình làm việc. 69 Chương V. Phần cá nhân thực hiện. 69 LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương tiện quan trọng về hành khách và hàng hóa cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời trở thành phương tiện tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. ngay ở nước ta số ô tô tư nhân cùng phát triển cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mật độ xe trên đường ngày càng tăng. Mỹ và Nhật là hai nước sản xuất ô tô nhiều nhất thế giới hàng năm mỗi nước sản xuất khoảng 12 đến 13 triệu chiếc. Do mật độ ô tô trên đường ngày càng tăng và tốc độ chuyển động ngày càng cao cho lên vấn đề tai nạn giao thông trên đường là vấn đề cấp thiết hàng đầu luôn phải quan tâm. ở nước ta chỉ trong hai năm 1998 đến 2000 mỗi năm có 20.000 vụ tai nạn giao thông làm 7100 người chết và 30772 người bị thương. Năm 2002 xẩy ra 27420 vụ tai nạn giao thông, làm 12998 người bị chết và hơn 30.000 người bị thương. Đến năm 2006 có 42000 vụ tai nạn giao thông làm hơn 20.000 người chết. Nó không những gây thiệt hại lớn về người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và của công dân. Một trong những nguyên nhân đó là do con người gây ra ( như lái xe say riệu, mệt mỏi, buồn ngủ ). Do hư hỏng máy móc trục trặc về kỹ thuật và đương xá qúa xấu. Trong nguyên nhân hư hỏng máy móc trục trặc kỹ thuật thì tỉ lệ tai nạn giao thông do hệ thống phanh là 52.2 % đến 74.4%. Từ số liệu trên thấy rằng tai nạn do hệ thống phanh chiếm tỉ lệ lớn nhất vì thế mà hiện nay hệ thống phanh càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và sử dụng nghiêm ngặt và chặt chẽ nhằm tăng hiệu quả phanh tính ổn định hướng, tăng độ tin cậy làm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động của ô tô. Trong những cải tiến đó thì có hệ thống phanh trang bị ABS. No còn được gọi là hệ thống phanh chống bó cứng bánh là một trong những hệ thống phanh có ưu điển vượt trội nhất hiện nay. Nó đảm bảo cho người và phương tiện trên các loại đường làm cho người lái chủ động được tốc độ. Trong đồ án này của em tìm hiểu về hệ thống phanh, để hiểu rõ về công dụng và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống từ đó tìm ra cách sử dụng tốt nhất, cách bảo dưỡng và chuẩn đoán hư hỏng và đưa ra biện pháp sử lý. Do hệ thống ABS mới được biết đến tại việt nam nên trong quá trình làm đồ án gặp một số khó khăn về tiếp xúc thực tế và tài liệu tham khảo. Cùng với sự giúp đõ của thầy hướng dẫn Đặng Tiến Hòa và các thầy trong khoa cơ khí động lực. Mặc dù vậy trong đồ án không tranh khỏi những thiếu sót chưa thể hoàn chỉnh được. Mong các thầy và các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện tốt hơn.

doc93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống phanh ABS ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống ABS. Cần tuân thủ những hướng dẫn trong sổ tay sửa chữa từng xe. Nhưng tổng quan cần lưu ý các vấn đề sau. Trước khi mở mạch thủy lực phải đẩm bảo rằng hệ thống đã được xả áp suất . áp suất được xả bằng cách nhịp pedan phanh một số lần phù hợp tùy hệ thông. Dùng thiết bị thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản suất để rút khí hệ thống. Chỉ dùng những loại dầu phanh theo chỉ định cảu nhà sản suất. Không dùng dầu silicol trong hệ thống ABS. Đảm bảo công tác khởi động xe được tắt trước khi tháo hoặc nối các mối nối điện của hệ thống ABS để tranh ABS ECU bị phá hủy. Không dùng tay sờ vào hoặc chạm que đỏ của dây đồng hồ vào các chỗ nối tới ABS EC. Trừ khi được hướng dẫn trong sổ tay người sửa chữa. Tháo mạch ABS ECU và các bộ phận máy tinh khác khi hàn điện trên xe. Nếu lắp các thiết bị trên xe như điện thoại hoặc CB, Phải bảo đảm rằng anten và các đầu nối điện không gây nhiễu ABS. Không đóng búa hoặc ta rô lên cảm biến tốc độ hoặc vòng cảm biến, chúng có thể bị khử từ và ảnh hưởng đến sự chính xác của tín hiệu điện. Chỉ dùng chất phủ chống ăn mòn trên các cảm biến tốc độ. Không làm nhiễm bẩn chúng bằng mỡ. Khi thay thế cảm biến hoặc vòng cảm biến tốc độ bánh xe phải kiểm tra khe hở giữa chúng. Xiết chặt các đai ốc bánh xe tới mô men quay thích hợp, xiết chặt quá sẽ làm ro to hoặc trống phanh bị biến dạng ảnh hưởng đến tín hiệu của cảm biến tốc độ. Khi thay vỏ xe đường kính của 4 bánh phải bằng nhau và giống với vỏ xe ban đầu. Không được làm cho ABS ECU quá nhiệt. 3.2.2. Các sự cố thường gặp cho hệ thống phanh ABS. Khi xuất hiện bất kỳ sự cố nào dù ở phần thủy lực hay phần điện, nếu bộ điều khiển điện tử ECU nhận được tín hiệu sự cố của nó sẽ tự động ngắt hệ thống điều khiển điện tử ra khỏi hệ thống phanh và hệ thống ABS sẽ hoạt động như hệ thống bình thường. 3.2.2.1.Các sự cố về điện. Các sự cố này rất đa dạng nhưng hầu hết các các sự cố của hệ thống ABS. Là các sự cố thuộc phần điện, thường gặp nhất là sự cố ở các đầu nối dây. Vì ECU nhận tín hiệu điện từ các cảm biến tốc độ và điều khiển các van điện cũng bằng tín hiệu điện. Các dây nối như là các cánh tay của hệ thống ABS. Chỉ đơn giản nếu dây dẫn tư cảm biến tốc độ của bánh xe bị đứt hoặc lỏng thì lúc này ABS ECU sẽ nghĩ rằng các bánh xe sau bi khóa và điều khiển giảm áp suất ở phanh, điều này có thể dẫn đến hậu quả rất nguy hiểm. Do vậy trước khi chẩn đoán hư hỏng ở hệ thống ABS các kỹ thuật viên thường kiểm tra bằng mắt các đầu giác nối điện và các đầu dây dẫn co phương án và chuẩn đoán thích hợp. 3.2.2.2. Các sự cố về cơ khí của cảm biến tốc độ. Mỗi cảm biến tốc độ bánh xe phát ra tin hiệu điện đưa vào tốc độ của bánh xe đó và cường độ tín hiệu phải đồng bộ với việc tăng, giảm tốc độ của bánh xe. Các vấn đề thuộc về cơ khí của bộ phận cảm biến, chẳng hạn như vòng cảm biến bị gãy một số răng, vòng cảm biến bị đảo do lắp đặt hoặc không tròn đều ở bi bánh xe bị rơ hoặc lỏng. Sẽ làm thay đổi giữa vòng cảm biến và cảm biến làm ABSECU ngắt hệ thống. Đóng mạch đèn báo ABS tạo ra mã sự cố.Ngoài ra vì cảm biến là một nam châm nên có khẳ năng hút các mảnh kim loại, nếu điều này xẩy ra, hoạt độngcủa cảm biến sẽ bị ảnh hưởng. Khe hở giữa vòng cảm biến và cảm biến được gọi là khe hở từ, khe hở này phải luôn đặt trong giá trị tiêu chuẩn. ECU chir nhận các tín hiệu điện nằm trong khe hở giá trị tiêu chuẩn. ECU chỉ nhận các tín hiệu điện nằm trong khe hở giá tri tiêu chuẩn này nếu tín hiệu điện tử, cảm biến tốc độ bánh xe gửi đến ECU không nằm trong giá trị trên, ECU sẽ ngắt hệ thống ABS giá tri của khe hở từ nằm trong khoảng 0.4mm- 10mm. 3.2.2.3. Bảng hư hỏng và cách khắc phục. Vấn Đề Nguyên nhân có thể Mã chuẩn đoán Các bộ phận Kiểu hử hỏng Đèn báo “ABS” sáng không có lý do. Đèn báo và mạch điện Hở mạch Rơ le van điện Hở hay ngắn mạch 13,14 Van điện bộ chấp hành. hở hay ngắn mạch 21;22;23;24 Cảm biến tốc độ và rô to hở hay ngắn mạch 31;32;33;34;35;36;37 ắc quy và mạch nguồn hỏng 41 Cảm biến giảm tốc ắc quy hỏ, hở hay ngắn mạch ng. 43;44 Bơm bộ chấp hành ECU hỏng 51 Đèn báo ABS không sáng trong 3 giaaysau khi bật khóa điện Đèn báo và mạch điện hỏng Rơ le bơm và ECU hở hay ngắn mạch Hoạt động của phanh. -phanh lệch. -Phanh không hiệu quả. -ABS hoạt động khi phanh bình thường. -ABS hoạt động ngay trước khi dừng phanh trong quá trình phanh bình thường. -Chân phanh rung không bình thường trong khi ABS hoạt động. hỏng Cảm biến tốc độ và rô to Lắp đặt sai 71;72;73;74 Bẩn 71;72;73;74 Gãy răng rô to 75;76;77;78 Cảm biến giảm tốc hỏng Bộ điều hành ABS hỏng ECU hỏng Công tác đèn phanh hở hay ngắn mạch Công tác phanh tay hở hay ngắn mạch 3.2.2.4.Bảng triêu chứng và cách sửa chữa khi phanh đậu xe. Triệu chứng cách kiểm tra Pe đan phanh mềm(phản lực trên pê đan bé) Rút khí khỏi hệ thống phanh. Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống thủy lực.kiểm tra tình trang của cảm biến và Ro to. Động cơ chạy lâu hơn một phút,Đèn ABS bình thương đen phanh nhấp nháy. Kiểm tra mức dầu pahnh, kiểm tra áp suất của hệ thống thủy lực, kiểm tra công tác áp suất và rơ le bơm. Nếu đèn phanh nhấp nháy nhưng động cơ bơm ngừng ít hơn một phút. Kiểm tra mô đun thời gian. Đèn ABS sáng khi xe đang chạy, Đèn phanh bình thường. Đo điện trở, điện áp ,hoặc cảm biến tốc độ bánh xe. Nếu điện áp không đúng kiểm tra khe hở không khí, kiểm tra ổ bi bánh xe. Đèn ABS và đèn phanh sáng liên tục. Kiểm tra mức dầu phanh, kiểm tra công tác mức dầu phanh. Kiểm tra rơ le và động cơ bơm, kiểm tra áp suất. Nếu sự cố vẫn tồn tại, kiểm tra áp suất hệ thống thủy lực. Đèn ABS chập trờn đèn phanh bình thường. Kiêm tra công tác áp suất và công tác mức dầu phanh. Kiểm tra các đầu nối và sự tiếp xúc ở cảm biến tốc độ bánh xe. Đèn ABS bình thường đèn phanh sáng liên tục. Kiểm tra mạch 33, công tác phanh đậu xe và công tác khởi động xe bị chập mach. Kiểm tra công tắc áp suất và mức dầu phanh. Đèn ABS không sáng trong khi khởi động đèn phanh bình thường. Kiểm tra bóng đèn, kiểm tra điện áp ắc quy ở điện cực ra 27 cổ hộp đầu ra. Công tác khởi động xe ở vị trí ON. Nếu không có điện áp sửa chữa mạch 852 Đèn ABS và đèn phanh sáng trong khi phanh. Kiểm tra hệ thông thủy lực, kiểm tra áp suất của bộ tích chữ . Nếu động cơ bơm chạy lâu hơn vài giây sau khi đậu qua đêm. Kiểm tra rò rỉ bên ngoài nếu không thay thế dụng cụ thủy lực. 3.3.Kiểm tra hoạt động của hệ thống ABS thông qua đèn báo. 3.3.1. Hoạt động của đèn báo. Các hệ thống ABS dùng hai đèn báo, một đèn báo phanh màu đỏ có chức năng giống với đèn báo trên xe không có hệ thống ABS và đèn báo màu hổ phách báo hiệu sự cố trong phần điện hoặc phần thủy lực của mạch điều khiển chống kẹt phanh Hình 21.vị trí của đèn báo trên bảng táp lô Trên một số hệ thống, đèn màu hổ phách sẽ rực sáng khi áp suất hoặc mức dầu phanh trong bình chứa thấp. Trong tất cả các hệ thống, đèn màu đỏ hổ phách sẽ sáng khi ABS ECU nhận vào hoặc xuất ra tín hiệu điện không nằm trong dẫy điện áp quy định. Nếu đèn này sáng trong khi xe đang được truyền động, báo hiệu rằng ABS đã tự ngắt và xe đang hoạt động với hệ thống phanh không ABS bình thường. Khi công tác hoạt động đóng đèn màu hổ phách sẽ sáng trong khoảng 3 -6 giây và 3-6s sau khi sẽ đã hoạt động và đang chạy. Trong một số hệ thống nếu một bọ tích chữ được xả hoàn toàn, đèn có thể sáng thêm trong thời gian bơm nạp cho bộ tích trữ. Trên một số hệ thống, đèn báo màu đỏ sẽ phát sáng mỗi khi bơm thủy lực chạy. Nếu động cơ chạy nâu hơn 3 phút, đèn sẽ chớp tắt. Trên hầu hết các hệ thống, đèn báo màu đỏ sẽ phát sáng khi áp suất của bơm hoặc bộ tích trữ thấp, mức dầu phanh thấp, phanh đậu xe. Đang tác động và công tắc khởi động động cơ xoay đến vị trí start. Cần nhớ rằng, những người thợ có kinh nghiệm vẫn có thể có sai xót trong việc xác định sự cố, hãy tháo cầu chì ABS và chạy kiểm tra xe. Khi cầu trì ABS được tháo ra, hệ thống phanh trên xe hoạt động như một pahnh cơ bản không có tác dụng ABS. Nếu sự cố không tồn tại thì sự cố liên quan đến hệ thống ABS. 3.3.2. Kiểm tra hoạt động của đèn báo. Dựa vào hoạt động đúng của đèn báo hoặc dựa vào mã sự cố từ ABSECU để xác định trình tự kiểm tra hệ thống ABS nhằm tìm ra nguyên nhân của sự cố. Các bước kiểm tra trình tự hoạt động của đèn báo như sau: 1.Để công tắc khởi động xe ở vị trí OFF ít nhất 1s rồi xoay sang vị trí ON. Nếu đèn sáng trong 30s hoặc ít hơn, lập lại bước này. 2. Xoay công tác sang vị trí start và khởi động động cơ. 3. Ngay khi động cở khởi động, xoay công tác sang vị trí RUN. 4. Lái xe chạy một khoảng ngắn với tốc độ tối thiểu 6km/h. 5. Phanh dừng xe. 6. Đặt cần số ở vị trí PARK và để động cơ chạy không tải trong vài giây. Trong suất thời gian này trình tự hoạt động sáng tắt của đèn báo ABS phải như trong bảng sau. Bảng hoạt động của đèn báo Trạng thái của xe Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Động cơ ngừng công tắc ở vị trí ON Động cơ được khởi động. Động cơ hoạt động Xe chạy Xe ngừng . Xe ngừng động cơ hoạt động. Trạng thái của đèn. - - Đèn màu đỏ. Đèn hở phách. Sáng trong 30s hoặc ít hơn. Sáng Tắt Tắt Tắt Tắt Sáng 3s-6s Sáng Sáng 3s-6s Tắt Tắt Tắt Nếu hoạt động của đèn bình thường như trên, báo hiệu các đại lượng của hệ thống điện và thủy lực trong hệ thống phanh bình thường. Trong tất cả các hệ thống, các sự cố về điện hoặc sự cố ở các bộ phận của hệ thống sẽ tạo ra các mã sự cố. Các sự cố của hệ thống thường biểu hiện mặt trong các dạng sau. Hoạt động của đèn bình thường có một số vấn đề khi phanh dừng xe (kéo, lết) kiểm tra hoạt động của các van điều khiển ABS và cụm phanh. Động cơ bơm chạy lâu hơn một phút. Kiểm tra mức đầu phanh, áp suất bơm hoặc công tác bơm. Đèn mầu hổ phách (Đèn ABS) sáng liên tục và đèn màu đỏ ( đèn sự cố)hoạt động bình thường. Kiểm tra tất cả các mạch điện nối với ABSECU (cảm biến, van điện, áp suất bơm hoặc công suất bơm. Đèn màu hổ phách(đèn ABS) sáng liên tục và đèn màu đỏ (đèn sự cố phanh) hoạt động bình thường. Kiểm tra tất cả các mạch điện nối với ABSECU(cảm biến, van điện, áp suất bơm, các rơ le, cầu chì, dây tiếp đất). Đèn hổ phách hoạt động bình thường. Sáng liên tục từ bước 3 tới bước 6 và đèn màu đỏ hoạt động bình thường. Kiểm tra đại lượng điện trong suốt tất cả các mạch điện của cảm biến tốc động bánh xe. Đèn hổ phách hoạt động bình thường từ bước 1 tới bước 3, sáng liên tục từ bước 4 tới bước 6 và đèn đỏ hoạt động bình thường. Kiểm tra sự cố trong cảm biến tốc độ bánh xe( khe hở không khí sai, vòng cảm biến hỏng.......). Đèn hổ phách hoạt động bình thường từ bước 1 tới bước 3 lúc sáng lúc không sáng trong bước 4 đến bước 5 và đèn màu đỏ hoạt động bình thường, kiểm tra các mối nối trong tất cả các mạch có bị lỏng hay không hoặc có vấn đề mức dầu phanh hay mạch áp suất bơm. Đèn hổ phách và đèn màu đỏ hoạt động liên tục. Kiểm tra sự cố trong bơm hoặc mạch áp suất bơm. Đèn hổ phách hoạt động bình thường và đèn đỏ hoạt động liên tục. Kiểm tra mức đầu phanh hoặc sự cố công tác phanh đậu xe, công tác mức dầu phanh hoặc công tắc áp suất bơm. Đèn hổ phách và đèn màu đỏ không hoạt động. Kiểm tra sự cố ở mạch đèn. Khi suất hiện những sự cố này người thợ sẽ tiến hành đo các giá trị điện trở hoặc điện áp trong từng mạch để định vị hư hỏng. 3.4 Sửa chữa sự cố của ABS và sự tự chẩn đoán. Đây là mặt tiến bộ của ngành khoa học kỹ thuật điện tử ứng dụng vào điều khiển hệ thống phanh.Hệ thống phanh điều khiển điện tử chống bó cứng bánh xe, hoạt động không cần sự điều khiển của con người và nó còn có thể tự chuẩn đoán những hư hỏng của hệ thống. Hầu hết các hệ thống ABS đều có cơ chês lưu trữ mã sự cố (DTC) hay mã nỗi trong sự cố của ECU. Khi ABS ECU xác định rõ nỗi trong hệ thống nó sẽ điều khiển đóng mạch đèn báo đồng thời lưu trữ vào bộ nhớ của nó sự cố đã xảy ra được mã hóa. Các mã sự cố được chia thành hai loại mã mềm là các mã tạm thời và mã cứng là các mã thường trực. Mã mềm sẽ được xóa khỏi bộ nhớ khi công tác khởi động xe được tác động( Ví dụ đong ngắt) nếu chạy kiểm tra xe, ngừng xe, tắt công tác thì các mã mềm của quá trình chạy xe sẽ bị xóa. Mã cứng sẽ được lưu giữ trong bộ nhớ trong một số chu kỳ khởi động xe xác định hoặc cho tới khi được xóa tùy thuộc vào từng hệ thống. Một số hệ thống có thể hiện thị số lần xảy ra sự cố hoặc số chu kỳ khởi động kể từ khi sự cố xảy ra. Mã sự cố hiện thị theo nhiều cách khác nhau. Trên xe có bảng điều khiển kỹ thuật số(digitan) mã hiện thị được dạng số. Trên những xe khác mã được đọc bằng số lần chớp/ tắt của đèn bao phanh. Trên nhiều xe, cần dùng đèn thử, vôn- mét, máy đo chuyên dùng hoặc máy quét nối với một đầu chẩn đoán đặc biệt khi dùng đèn thử hoặc vôn mét kiểu tương ứng (analog) mã sự cố được đọc bằng cách đếm số lần chớp của đèn thử hoặc số lần quét của kim vôn mét.. Chung quy lại để nhận được thông tin chẩn đoán từ ECU chúng ta có một số phương diện sau. Bằng tín hiệu đèn âm thanh. Bằng mã ánh sáng. Bằng mã trên băng giấy đục lỗ. Giao tiếp nhờ màn hình. Ngày nay, các dụng cụ quét cầm tay đã trở lên phổ biến trong việc chẩn đoán hư hỏng của hệ thống điều khiển động cơ bằng điện tử. Những dụng cụ quét này được nối với ECUABS. Và rất hữu dụng khi đọc sự cố ABS trong một số trường hợp. Chúng được dùng trong khi chạy kiểm tra xe để kiểm tra điện áp của ắc quy, tín hiệu tạo ra từ cảm biến tốc độ bánh xe và sự hoạt động của van điện. Chèn hình các dụng cụ quét... (C) A.MONITOR OTC B.SOSNNER SNUP-ON C.TECH-2 Hình22. dụng cụ quét cầm tay để đọc mã Số các máy chẩn đoán chuyên dụng được thiết kế có thể nối trực tiếp vào đầu chẩn đoán, nhưng có một số cần đầu nối tương ứng. Dưới đây là một hình ảnh của một số đầu nối. Hình 23. cácdạng đầu nối thích hợp để nối dụng cụ quét với đầu nối chẩn đoán trên xe Một số dụng cụ quét hiện đại có khả năng báo hiệu hoạt động đúng hay không đúng của các công tác, van điện, điện áp các mô đun điều khiển và công tắc khởi động xe tốc độ ở các cảm biến tốc độ bánh xe cũng như các mã sự cố. Việc đọc các mã sự cố phải được tiến hành theo một trình tự xác định,trên một xe, trình tự này chỉ đơn giản là mở công tắc khởi động xe và giữa pe dal ở vị trí áp phanh trong vòng 5s hoặc nâu hơn, một trình tự khác là nối một dụng cụ đặc biệt tới đầu nối chẩn đoán, mở công tác khởi động xe và ghi lại tần số, số lần nhấp nháy của đèn báo ABS, đèn nhấp nháy báo hiệu các mã sự cố, tra cứu sổ tay sửa chữa để hiểu nghĩa của mã. Cũng có thẻ dùng máy quét hoặc máy đo chuyên dùng để đọc các mã đó. Sau khi có mã sự cố, ta thường tiến hành một số kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân của sự cố rồi mới tiến hành sửa chữa và cuối cùng là xóa mã sự cố. 3.5. Cách kiểm tra về điện hệ thống ABS bằng hộp đầu nối. Để kiểm tra về điện có thể tiến hành thuận lợi dễ dàng và nhanh chóng hơn, người ta thường dùng một hộp đầu nối để nối với hệ thống như sau hình sau Hình 24.sơ đồ hộp đầu nối với hệ thống ABS. Cách nối hộp đầu nối với hệ thông ABS như sau: Tháo đầu nối từ ABSECU và gắn nó vào hộp đầu nối từ hộp đầu nối có thể dùng đồng hồ vonmet đo dễ dàng điện trở, điện áp ở các bộ phận điện trong hệ thống ABS , như các cảm biến tốc độ, bộ điều tiết thủy lực, các rơ le. Đầu tiên việc kiểm tra là đo điện áp nguồn để đảm bảo hệ thống được cung cấp điện áp đúng quy trình hoạt động. Tiếp theo kiểm tra đèn các mạch sự cố .ta có hộp đầu nối 37 chân : Bảng sau cho ta nhận biết được 37 chân của hộp đầu nối. Lỗ Mạch màu Chức năng 1 B/WT cảm bien tốc độ bánh xe 3 B/16GY Điều khiển role đ/c bơm 4 G84 LB/BK Đèn báo TCl 5 D1VT/BR Bus C2D 6 B6WT/DB Cảm biến tốc độ bánh xe RF 7 A 20 RD/DG ..................................................... 8 B28VT/WT Cảm biến chuyển động quay 9 B27RD/YL Cảm biến điều khiển lực kéo 10 B30RD/WT Cảm biến hành trình pedal phanh 11 Z1BK Nối mát 12 Z1BK Nối mát 13 B120RR/WT ..................................................... 15 B9RD Cảm biến tốc độ bánh xe LF 16 G19LG/08 Cảm biến đèn báo ABS màu hổ phách. 17 B21DG/WT ........................................................ 18 G9GY/BK Điều khiển đèn báo phanh màu đỏ CAB 19 B3LG /DB Cảm biến tốc độ bánh xe LG 20 G84GV/BK ........................................................ 21 B29VL/WT Cảm biến chuyển động quay. 22 L50WT/NN Công tắc đèn stop 24 Z1BK Nối mát 25 B120RR/WT ........................................................... 27 D2WT/BV Bus C2D 28 B4/LG Cảm biến tốc độ bánh xe 29 B2YL Cảm biến tốc độ bánh xe RR 30 B8RD/DB Cảm biến tốc độ bánh xe LF 31 B1YL/DB Cảm biến tốc độ bánh xe RR 32 B58OR/BK Điều khiển rơ le chính 33 F20WT Đánh lửa 35 B20DB/WT Trở về công tắc mức dầu phanh thấp 36 B31PK Trở về cảm biến hành trình pedal phanh 37 B120RR/WT ............................................................... Kiểm tra đến các mạch có sự cố. Ví dụ có sự cố ở cảm biến tốc độ bánh xe trước bên trái, Các chân số 6 và 23 sẽ nối tới cảm biến này và điện trở của cảm biến này có giá trị trong khoảng 800Ù tới 1400Ù. Dùng 2 que đo của ôm- met đo ở chân số 6 và chân số 23. Nếu chỉ số đọc được trong phạm vi 800Ù tới 1400Ù thì cảm biến và mạch cảm biến còn tốt. Nếu giá trị đo được bé hơn thì cảm biến bị ngắn mạch và giá trị đo trên khoảng đó thì báo hiệu mạch cảm biến có các chỗ nối tiếp xúc đó lỏng hay bụi bẩn. Nếu điện trở của cảm biến tốt chuyển sang đo ACvon. Vẫn nối các que đo vào chân 6 và 23. Dùng tay quay bánh xe trước bên trái. Nếu điệ áp đo được dao động trong khoảng 0,05V và 0,7V thì cảm biến, vòng cảm biến và khe hở không khí tắt. Nếu điện áp đo được bé hơn 0,5V hoặc không có điện áp , vòng cảm biến hỏng hoặc khe hở không khí sai. Nếu giá trị điện trở hoặc điện áp của các phần tử không đúng khi đó ở hộp đầu ra, cần tiến hành đo trên các phần tử. Nếu giá trị vẫn sai thì phần tử phải được kiểm tra phần dây nối . 3.6. Kiểm tra áp suất thủy lực Một số sự cố của hệ thống ABS có thể có nguyên nhãn từ hoạt động của bơm thủy lực hoặc sự rò rỉ ở van điều tiết. Khi xuất hiện sự cố về thủy lực hệ thống ABS đóng mạch đèn báo, ngắt sự điều khiển hệ thống và lưu tữ mã lỗi. Có một phương pháp kiểm trấp suất thủy lực của hệ thống ABS là dùng đồng hồ đo áp suất MSJ-6136 dùng để kiểm tra hoạt động của bơm, công tắc, bộ tích trữ và các đệm kín trong cụm thủy lực. Trong hầu hết các hệ thống, khi bơm hoạt động áp suất sẽ được tạo lập và sau khi bơm dừng áp suất phải được duy trì ổn định. Có thể đo áp suất khi bơm đang hoạt động để xác định được áp suất do bơm tạo ra hoặc đo áp suất sau khi bơm dừng để xác định áp suất duy trì của hệ thống. Tất cả các thông số đo được đem so sánh với với các thông số kỹ thuật trong các sổ tay sửa chữa kèm theo từng hệ thống chúng ta sẽ xác định được tình trạng thủy lực của hệ thống ABS. Hình 25.đo áp suất thuỷ lực bằng đồng hồ đo áp suất MST-6136 3.7. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ABS BẰNG MÃ ÁNH SÁNG 3.7.1. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán Dụng cụ chẩn đoán gồm có - SST 09843 – 18020 dây chẩn đoán - Vốn và ôm kế (đồng hồ đo mạch hay đồng hồ vạn năng). Dùng vốn và ôm kế có trở kháng cao (10 k W/ v tối thiểu) 3.7.1.1. Chức năng kiểm tra ban đầu EBCM tiến hành kiểm tra ban đầu mỗi khio nổ máy và tốc độ ban đầu vượt qua 6 km/ h. Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và môtơ bơm trong bộ chấp hành. Tuy nhiên, nếu đạp nhanh, kiểm tra ban đầu sẽ không thực hiện nhứng nó sẽ bắt đầu sau khi nhả chân phanh. Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành. a. Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6km/h. b. Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không. Nếu không có tiếng động làmviệc, chắc chắn rằng bộ chấp hành đã được nối, Nếu không có gì trục trặc, kiểm tra bộ chấp hành… 3.7.1.2. Chức năng chẩn đoán A. Đọc mã chẩn đoán 1. Kiểm tra điện áp ắc qui. Kiểm tra điện áp ắc qui khoảng 12v 2. Kiểm tra đèn báo bật sáng a. bật khoá điện ON. b. Rút giắc sửa chữa. Ở những kiểu xe ngày nay, do không có giắc sửa chữa nên rút chót ngắn mạch của giắc kiểm tra khi đọc mã chẩn đoán. c. Dùng SST, nối chân TC và E1 của giắc kiểm tra. SST 09843 – 18020 d. Nếu hệ thống hoạt động bình thường có nghĩa là không có hư hỏng đèn báo sẽ nháy 0.5 giây 1 lần. Dải tín hiệu của mã bình thường có dạng e. Trong trường hợp có hư hongt, sau 4 giây, đèn báo sẽ bắt đầu nháy đếm số lần nháy ta có được mã chẩn đoán. Bảng cho chúng ta thấy bảng mã sự cố của hệ thống chẩn đoán áp dụng cho xe . Mã Chẩn đoán Khu vực hư hỏng 11 Hở mạch trong mạch rơle vạn điện * Mạch bên trong của bộ chấp hành. Rơle điều khiển. Dây điện và giắc nối của mạch rơle vạn điện 12 Chấp mạch trong rơle vạn điện 13 Hở mạch trong mạch rơle môtơ bơm * Mạch bên trong của bộ chấp hành. * Rơle điều khiển. * Dây điện và giắc nối của mạch rơle môtơ bơm 14 Hở mạch trong mạch rơle môtơ bơm 21 Hở mạch ngắn mạch van điện 3 vị trí của bánh xe trước phải * Van điện bộ chấp hành. * Dây điện và giắc nối của mạch van điện bộ chấp hành 22 Hở mạch ngắn mạch van điện 3 vị trí của bánh xe trước trái 23 Hở mạch ngắn mạch van điện 3 vị trí bánh sau phải 24 Hở mạch ngắn mạch van điện 3 vị trí bánh sau trái 31 Cảm biến tốc độ bánh xe trước phải, hỏng * Cảm biến tốc độ bánh xe * Rôt cảm biến tốc độ bánh xe * Dây điện và giắc nối của cảm biến tốc độ bánh xe 32 Cảm biến tốc độ bánh xe trước trái, hỏng 33 Cảm biến tốc độ bánh xe trước phải, hỏng 34 Cảm biến tốc độ bánh xe trước trái, hỏng 35 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe sau phải hay trước trái 36 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe sau phải hay trước trái 37 Hỏng cả hao roto cảm biến tốc độ Roto cảm biến tốc độ bánh xe 41 Điện áp ắc qui không bìnhthướng ( 16.2v) Ắc qui Bộ tiết chế 51 Môtơ bơm của bộ chấp hành bị kẹt hay hở mạch môtơ bơm của bộ chấp hành * Môtơ bơm, ắc qui và rơle * Dây điện, giắc nối và bulông tiếp mát hay mạch môtơ bơm của bộ chấp hành Luôn bật EBCM hỏng EBCM Bảng 3.7. bảng mã sự cố hệ thống chẩn đoán áp dụng cho xe Cách đọc mã chẩn đoán như sau Số lần nháy đầu tiên sẽ bẵng chữ số đầu của mã chẩn đoán 2 số. Sau khi tạm ngững 1.5 giây, đèn lại nháy tiếp. Số lần thứ hai sẽ bằng chữ số sau của mã chẩn đoán. Nếu có hai mã hay nhiều hơn, sẽ có khoảng dừng 2.5 giây giữa hai mã và việc phát ma lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm ngững. Các mã sẽ phát theo thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất đến mã lớn nhất. Ví dụ như cách đọc mã số 11 và 23 Sơ đồ nháy của mã 11 và mã 23 như hình vẽ Nháy một lần đầu 0.5 giây, sau đó dững 1.5 giây nháy lần hai. Có hai lần nháy mỗi lần cách nhau 1.5 giây tạo nên mã 11. Đèn tắt dừng 2.5 giây chuyển sang nháy mã thứ hai. Nháy hai lần mỗi lần cách nhau 0.5 giây sau đó dừng 1.5 giây nháy ba lần, mỗi lần 0.5 giây, tạo nên mã 23 hệ thống chỉ có hai mã 11 và 23 nên đèn dừng 4 giây và lặp lại chu kỳ nháy báo mã chẩn đoán f. Sửa hệthống g. Sau khi sửa chữa chi tiết bị hỏng, xoá mã số chẩn đoán vừa được sữa chữa chứa trong EBCM nếu tháo cáp ắc qui trong quá trình sửa chữa, tất cả các mã chứa trong EBCM đều bị xoá, có thể có mã chưa được sửa chữa cũng bị xoá. h. Tháo SST ra khỏi cực TC và E1 của giắc kiểm tra SST 09843 – 18020 i. Nối giắc sửa chữa j. Bật khoá điện ON. kiểm tra bằng đèn ABS tắt sau khi sáng 3 giây B. Xoá mã chẩn đoán a. Bật khoá điện ON b. Dùng SST, nối chân TC với E1 của giắc kiểm tra SST 09843 – 18020 c. Xoá mã chẩn đoán chứa trong EBCM bằng cách đạp phanh 8 lần hay nhiều hơn trong vòng 3 giây d. Kiểm tra rằng đèn báo ABC chỉ mã bình thường. Dải tín hiệu mà bình thường của đèn báo ABC có dạng. e. Tháo SST ra khỏi cực TC và E1 của giắc kiểm tra SST 09843 -18020 f. Kiểm tra rằng đèn báo ABS tắt. 3.7.1.3. Chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ. Trong khi chức năng kiểm tra cảm biến đang được kiểm tra. ABS sẽ không hoạt động và hệ thống phanh sẽ làm việc như hệ thống phanh bình thường. Quy trình kiểm tra như sau. 1. Kiểm tra điện áp ắc qui Điện áp ắc qui khoảng 12v 2. Kiểm tra đèn báo ABS a. bật khoá điện ON b. Kiểm tra rằng đèn ABS sáng trong 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đè, hay dây điện. c. Kiểm tra rằng đèn ABS tắt. d. Tắt khoá điện. e. Dùng SST, nối chân E1 với TC và TS của giắc kiểm tra SST 09843-18020 f. Kéo phanh tay và nổ máy. Không được đạp phanh. g. Kiểm tra rằng đèn ABS nháy khoảng 4 lần/giây. 3. Kiểm tra mức tín hiệu cảm biến: Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 4¸ 6km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng khi ngừng một giây không. Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nầm trong khoảng trên, dừng xe và đọcmãchanr đoán, sau đó sửa các chi tiết hỏng. Nếu đèn báo bật sáng trong khoảng tốc độ trên, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe vượt quá 6km/h, đèn ABS sẽ nháy lại, ở trạng thái này cảm biến tốc độ tốt. 4. Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ thấp. Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 45 ¸ 55km/h và kiểm tra xem đèn ABS có sáng sau khi tạm ngừng một giây không. Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe không nháy khi tốc độ xe nằm ngoài khoảng trên, dùng xe và đọc mã chẩn đoán. Sau đó sửa các chi tiết hỏng. Nếu đèn báo bật sáng trong khi tốc độ xe trong khoảng trên, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe không nằm trong khoảng đó, đèn ABS lại nháy. Ở trạng thái này, roto cảm biến tốt. 5. Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ cao: + Với xe một cầu chủ động 2WD Kiểm tra tương tự như trên ở tốc độ khoảng 110 đến 130km/h + Với xe hai cầu chủ động 4WD Kiểm tra tương tự như trên ở tốc độ khoảng 80-90 km/h 6. Đọc mã chẩn đoán: Dừng xe, đèn báo sẽ bắt đầu nháy. Đếm số lần nháy. Bảng các mã chẩn đoán cảm biến tốc độ Mã Chẩn đoán Phạm vi có hư hỏng Bình thường (đèn nháy bình thường) Tất cả các cảm biến tốc độ và rôto cảm biến đều bình thường 71 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải thấp * Cảm biến tốc độ trước phải * Lắp đặt cảm biến 72 Diện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phí trước bên trái thấp * Cảm biến tốc độ trước trái * Lắp đặt cảm biến 73 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải thấp * Cảm biến tốc độ sau phải * Lắp đặt cảm biến 74 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái thấp * Cảm biến tốc độ sau trái * Lắp đặt cảm biến 75 Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải * Rôto cảm biến trước phải 76 Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái * Rôto cảm biến trước trái 77 Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái * Rôto cảm biến sau trái 78 Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải * Rôto cảm biến sau phải 7. Sửa các chi tiết hỏng; Sửa hay thay thế các chi tiết bị hỏng 8. Đưa hệ thống về trạng thái bình thường a. Tắt khoá điện OFF b. Tháo SST ra khỏi cực E1, TC và TS của giắc kiểm tra. 3.7.2. Kiểm tra độ chấp hành ABS: Dụng cụ chẩn đoán gồm có: - SST 09751-36011. Cờ lê tháo đai ốc nối ống dầu phanh (10x10mm) - STT 09990-00150. Thiết bị kiểm tra bộ chấp hành ABS - SST 09990-00163. Phiếu A của thiết bị kiểm tra bộ chấp hành ABS. - SST 09990-00200. Dây điện phụ thiết bị kiểm tra bộ chấp hành ABS. Các bước của quá trình kiểm tra như sau: 1. Kiểm tra điện áp ắc quy. Điện áp ắc quy khoảng 12v. 2. Tháo vỏ bộ chấp hành. 3. Tháo c ác giắc nối. Tháo 4 giắc nôi ra khỏi bộ chấp hành và rơle điều khiển. 4. Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào bộ chấp hành. a. Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào rơle điền khiển bộ chấp hành và dây điện phía thân xe qua bộ dây điện phụ (SST) như hình vẽ. SST 09990-00150 và 09990-00200 b. Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra với cực dương ắc quy và dây điện và dây đen với cực âm. Nối dây đen của hộ điện phụ v ào cực âm ắc quy hay mát thân xe. c. Đặt phiếu A (SST) lên thiết bị kiểm tra. SST 09990-00163 5. Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành a. Nổ máy và cho chạy ở tốc độ không tải b. Bặt công tắc lựa chọn của thiết bị kiểm tra đến vị trí “FRONT RH” c. Nhấn và giữ công tắc MOTOR của thiết bị kiểm tra. SST 09990 – 00163 5. Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành a. Nổ máy và cho chạy ở tốc độ không tải b. Bật công tắc lựa chọn của thiết bị kiểm tra đến vị trí “FRONT RH” c. Nhấn và giữ công tắc MOTOR của thiết bị kiểm tra trong một vài giây d. Đạp phanh và giữa nó đến khi hoàn thành bước. e. Nhấn công tắc POWER của thíêt bị kiểm tra và kiểm tra rằng bàn đạp phanh không đi xuống . Không được giữa công tắc POWER lâu hơn 10 giây f. Nhả công tắc MOTOR và kiểm tra rằng chân phanh đi xuống g. Nhấn và giữ công tắc MOTOR trong vài giây sau đó kiểm tra rằng chân phanh trả về vị trí cũ. h. Nhả chân phanh i. Nhấn và giữ côngtác MOTOR vài giây j. Đạp phanh và giữ nó khoảng 15 giây. Khi đang giữ chân phanh, ấn công tắc MOTOR trong vài giây. Kiểm tra rằng chân phanh không bị rung 6. Kiểm tra các bánh xe khác a. Xoay công tắc lựa chọ của thiết bị kiểm tra đến vị trí “FRONT LH”. b. Lập lại từ bước (c) đến (j) của mục 5, kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành. c. Kiểm tra các bánh sau với công tắc lựa chọn ở vị trí “REAR RH” và “REAR LH theo quy trình tương tự. 7. Nhấn công tắc MOTOR Nhấn và giữ công tắc MOTOR trong vài giây 8. Tháo thiết bị kiểm tra (SST) ra khỏi bộ chấp hành a. Tháo phiếu A (SST) và ngắt thiết bị kiểm tra (SST) và bộ dây điện phụ (SST) ra khỏi bộ chấp hành, rơle điều khiển và dây điện phí thân xe. SSt 09990 – 00150, 09990 – 00200 và 09990 - 00163 9. Nối các giắc bộ chấp hành Nối 4 giắc vào bộ chấp hành và rơle điều khiển 10. Lắp các giắc nối Lắp các giắc nối lên bộ chấp hành 11. lắp vỏ bộ chấp hành 12. Xoá mã chẩn đoán 3.7.3. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe Dụng cụ chẩn đoán gồm có - Vốn và ôm kế (đồng hồ đo điện hay đồng hồ vạn năng). Dùng vốn và ôm kế có trở kháng cáo, tốithiểu là 10k W/v - Mạy hiện sóng (nếu có) Qui trình kiểm tra như sau 1. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe a. Tháo giắc cảm biến tốc độ b. Đo điện trở giữa các cực Điện trở 0.8 ¸ 1.3kW với cảm biến tốc độ bánh trước Điện trở : 1.1 ¸ 1.7 kW với cảm biến tốc độ bánh sau Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, thay cảm biến c. Không có sự thông mạch giữa mối chân của cảm biến và thân cảm biến. Nếu có, thay cảm biến. d. Nối lại giắc cảm biến tốc độ 2. Kiểm tra sự lắp cảm biến a. Chắc chắn rằng bulông cảm biến được xiết đúng b. Phải không có khe hở giữa cảm biến và đỡ cầu 3. Quan sát phần răng cưa của roto cảm biến a. Tháo cụm moayơ (sau) hay bánh trục (trước) b. Kiểm tra các răng cưa của roto cảm biến xem có bị nứt, vặn hay mất răng không. c. Lắp cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước) Để kiểm tra cảm biến tốc độ bằng một máy hiện sóng, ta làm như sau Nối máy hiện sóng vào giắc cắm cảm biến tốc độ Nâng xe và chạy ở tốc độ 20km/h, kiểm tra dạng sóng tín hiệu ra của cảm biến tốc độ. - Dựa vào dạng sóng tín hiệu ra có thể xác định được đo hỏng cảm biến hay phân răng cưa Chương IV. Xây dựng mô hình hệ thống phanh. Lý do lự chọn mô hình. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH ABS Hệ thống phanh ABS sử dụng trên các xe ôtô ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mới mẻ, các trạm bảo dưỡng và sửa chữa chưa hình thành một quy trình chẩn đoán cụ thể về hệ thống phanh ABS hiện nay, các trạm bảo dưỡng mới chỉ dùng các máy chuyên dùng để chẩn đoán các bộ phận của hệ thống phanh ABS, để kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh ABS có hệ thống hơn, dựa vào tài liệu tham khảo và các hình thức chẩn đoán hệ thống phanh ABS đang được sử dụng hiện nay, chúng tiến hành xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống phanh ABS . Quy trình này cũng có thể áp dụng cho hệ thống phanh ABS của xe khác, nếu như ta thay đổi các thông số về hệ thống phanh của xe với nhau. Các bước cụ thể như sau. Bước 1: Kiểm tra tổng quan hệ thống Đây là bước kiểm tra sơ bộ đầu tiên, nó giúp chúng ta xác định được bộ phận phanh có làm việc tốt không và hỏng hóc thuộc về điện hay thuỷ lực. Khi khởi động động cơ, chú ý đến các đèn cảnh báo của hệ thống phanh và cảnh báo của hệ thống chống kẹt phanh. Đèn phanh sáng lên khi phanh đang được sử dụng và nó sẽ tắt đi khi phanh xe được nhả ra. Đèn cảnh báo chống kẹt phanh *đèn ABS) sáng lên trong vài giây khi động cơ khởi động. đèn ABS sáng lên báo hiệu hệ thống ABS đang tự kiểm tra nó, đèn ABS sẽ tắt đi khi nó khởi động xong. Đèn cảnh báo hệ thống phanh sáng lên khi công tắc đánh lửa bật đến vị trí “START” và tắt đi khi động cơ được khởi động và công tắc xoay đến vị trí “RUN”, đèn sáng báo hệu mạch điện đèn được kiểm tra. Đèn cảnh boá này cũng sáng lên khi phanh đỗ xe được tác động. Đèn sáng lên khi xảy ra chênh lệch áp suất giữa mạch cơ cấp và thứ cấp của xilanh chính, báo hiệu sự cố trong hệ thống thuỷ lực của phanh dẫn đến chênh lệch áp suất. - Kiểm tra sự hoạt động của đèn phanh bằng cách ấn bàn đạp phanh, trong khi một người trợ lý sẽ theo dõi đèn để đảm bảo là nó sáng lên khi sử dụng phanh v à tắt đi khi buông bàn đạp phanh ra. Nếu đèn không sáng, tháo đèn ra và kiểm tra xem có phải do lỗi ở đèn hay không. Đèn cháy có thể thay thế. Kiểm tra cầu chì của đèn phanh, đồng thời kiểm tra các dây dẫn. Nếu đứt cần phải thay thế. - Kiểm tra sự lọt khí trong hệ thống thuỷ lực bằng cách: Nhấn bàn đạp phanh nhiều lần, độ cao của bàn đạp phải luôn như nhau. Nếu trong quá trình nhấn bàn đạp phanh chúng ta thấy nó mềm và xốp (mềm là hiện tượng bàn đạp hạ thấp quá dễ dàng, xốp là khi tác động vào bàn đạp giống như khi đẩy vào một lò xo), chứng tỏ trong hệ thống thuỷ lực đã có không khí lọt vào. Hệ thống cần phải được xả khí. - Kiểm tra sự làm việc của bộ trợ lực chân không: khởi động độngcơ và cho chạy ở tốc độ trung bình trong một lúc, rồi sau đó tắt máy. Chờ khoảng 90 giây và sau đó đạp bàn đạp phanh nhiều lần với áp lực vừa phải, cảm thấy bàn đạp phanh vững chắc hơn nếu bộ trợ lực bình thường. Khi chân không dự trữ không còn nữa, ấn bàn đạp xuống chắc chắn và khởi động lại động cơ. Bàn đạp phanh phải đi xuống một đoạn nhỏ nữa và sau đó giữ lại khi chân không đã đầy đủ trong bộ trợ lực. Nếu không như trên chứng tỏ hệ thống có hư hỏng cần phải kiểm tra bộ trợc lực. - Kiểm tra tình trạng của ống chân không giữa bộ trợ lực và ống nạp. Khởi động động cơ và lắng nghe có tiếng xì xì phát ra ở ống mềm hoặc là các đầu ống nối. Nếu có tiếng như vậy chứng tỏ chân không bị rò rỉ, cần thay thế các ống dẫn nếu nó bị hư hỏng, thay thế các đồ kẹp ống nếu đầu nối ống không kẹp chặt. - Kiểm tra mức dung dịch phanh ở xilanh chính, bằng cách quan sát mức dung dịch ở bình chứa. Ở bình chứa đã có vạch định sẵn của nhà sản xuất, nếu thấp hơn vạch trên ta bổ xung thêm vào. Cần phải chú ý kiểm tra dung dịch phanh phải tinh sạch, không có bụi bẩn. Không đổ quá nhiều dung dịch vào bình chứa, điều này làm cho dung dịch trào ra, khi bộ tích trữ xả ra trong thời gian vận hành của hệ thống. - Quan sát các đường dẫn dầu phanh cùng với các đầu nối. Nếu rò rỉ ở đường dẫn cần phải thay thế đường ống dẫn. Nếu rò rỉ các đầu nối, vặn chặt lại các đầu nối, nếu không cần phẩi thay thế. - Quan sát các đường điện cùng với các giắc cắm. Nếu cần dùng đồng hồ vạn năng do sự thông mạch của các đường điện. Có hư hổng như đứt, chỗ tiếp xúc không tốt cần phải thay thế ngay dây điện hoặc giắc cắm. - Quan sát bề mặt làm việc c ác má phanh quá mòn phanh đĩa, quan sát xilanh phanh. Quan sát bề mặt lốp xe. Má phanh quá mòn cần phải thay thế nắp chụp xilanh phanh bánh xe dễ bị đứt gãy do chế tạo bằng cao su cho nên khi hỏng cần phải thay thế để đảm bảo giữ sạch cho bề mặt làm việc của piston và xilanh. Hoa lốp quá mòn dẫn tới hiệu quả phanh giảm, cần phải thay thế lốp xe khi mòn quá giới hạn. Thay đúng kiểu lốp mà xe sử dụng, vì chúng ảnh hưởng tới tốc độ quay của b ánh xe. Nếu thay không đúng kiểm, bộ điều khiển điện từ sẽ hiểu là có một sự cố xảy ra trong hệ thống ABS> Bước đầu tiên này cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về tình trạng của hệ thống phanh mà chúng ta chẩn đoán, giúp chúng ta có các giữ liệu đầu tiên để có phương pháp chẩn đoán và sửa chữa thích hợp. Bước 2: Kiểm tra bộ điểu khiển điện từ. Bộ điều khiển điện từ là bộ não của toàn bộ hệ thống phanh ABS, nó lưu giữ chương trình điều khiển hệ thống ngoài ra còn lưu giữ các lỗi hỏng hóc. Để xác định được sự cố có trong bộ điều khiển, đã có các dụng cụ chuyên dùng để chấn đoán. Mỗi hãng sản xuất hệ thống ABS có một dụng cụ chẩn đoán riêng, quy trình và cách thức kiểm tra đi kèm theo hướng dẫncủa nhà sản xuất ra hệ thống ABS đó. Mặt khác bộ điều khiển điện tử rất ít gặp sự cố hỏng hóc bình thường, nếu xuất hiệu sự cố thì cũng chỉ là c ác lỗi của nhà sản xuất. Do vậy khi xác định được, sự cố xuất hiện ở bộ điểu khiển điện tử thì các nhà sản xuất đã khuyến cáo rằng chỉ nên thay thế không nên sửa chữa bộ điều khiển điện tử. Nếu không có dụng cụ chẩn đoán chuyên dùng. Có thể xác định được sự cố của bộ điều khiển điện tử bằng cách đơn giản sau: Khi tất cả các bộ phận khác của hệ thống ABS đều bình thường mà hệ thống vẫn không hoạt động. Tháo bộ điều khiển điện tử ra và lắp bộ điều khiển điện từ mới vào (cùng kiểm). Sau đó kiểm tra sự hoạt động của hệ thống ABS trên đường hoặc trên động lực kế phanh (xác định lực pnah. sự giảm tốc, quãng đường phanh, tính ổn định…) Nếu hệ thống hoạt động tốt và đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động của hệ thống phanh ABS này có thể kết luận bộ điều khiển điện tử cũ có sự cố. Bước 3: Kiểm tra bộ chấp hành Bộ chấp hành hay bộ thừa hành, nhận lệnh điều khiển từ bộ điều khiển điện tử để tăng, giảm hay duy trì áp suất xilanh bánh xe nhằm mục đích tránh cho bánh xe bị bó cứng và trượt lết trong quá trình phanh. Bộ chấp hành gồm có các van điện tử bộ tích trữ và bơm dầu. - Để kiểm tra sự hoạt động của bơm hoặc rò rỉ ở van điện, có thể dùng đồng hồ đo áp suất. Bằng cách nối đồng hồ đo áp suất với đầu ra của bơm. Đầu ra này đưa dầu hồi về xilanh chính. Thông thường, cần phải dùng một đầu nối tương thích để nối đồng hồ đo áp suất với hệ thống. Đo áp suất duy trì trong bộ chấp hành. Các thông số đo được đem so sánh với thông số tiêu chuẩn, sẽ đánh giá được tình trạng của bơm cũng như sự rò rỉ ở van điện. - Phần điện của bộ chấp hành có thể kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng. Với đồng hồ vạn năng chúng ta kiểm tra điện trở của các dây solenoid van điện, từ đó dựa vào thông số lấy làm chuẩn để đánh giá tình trạng của van điện (thông số chuẩn là thông số có trong sổ tay sửa chữa kèm theo với hệ thống ABS đang chẩn đoán). Nếu điện trở đo được nhỏ hơn nhiều điện trở tiêu chuẩn của cuộn dây solenoid, kết luận cuộn dây bị chập hay ngắn mạch. Nếu điện trở đo được lớn hơn nhiều điện trở chuẩn, kết luận cuộn dây bị đứt hay hở mạch. Điện trở của cuộn dây solenoid 40¸ 80W. Đồng thời với đồng hồ vạn năng chúng ta có thể xác định được hỏ mạch, chập mạch trong rơle vạn điện hoặc môtơ bơm. Để đánh giá được tình trạng của phần thuỷ lực và phần điện của bộ chấp hành chúng ta đều phải dựa vào các thông số của một bộ phận chấp hành chuẩn lấy làm mẫu. Bộ mẫu này phải cùng dạng với bộ chấp hành mà ta đang kiểm tra. Các bộ phận của bộ phận chấp hành cóthể tháo rời được nhưng các nhà sản xuất khuyên rằng chỉ nên thay thế. Bộ chấp hành cũng hiếm khi xảy ra sự cố, thường chỉ xuất hiện ở các đầu nối điện. Bước 4: Kiểm tra cảm biến tốc độ. Cảm b iến tốc độ cung cấp vân tốc của bánh xe cho bộ điều khiển điện tử dưới dạng tín hiệu điện. Cảm biến tốc độ gồm có: cảm biến và rơto cảm biến. - Với roto cảm biến thường xảy ra hư hổng như gãy một số răng, roto bị đảo do lắp đặt hoặc không tròn đều do quá trình lắp ráp hoặc sản xuất, ổ bi bánh xe bị rơ lỏng… sẽ làm thay đổi khe hở giữa vòng cảm biến và cảm biến. Khe hở này được gọi là khe hở từ. Khe hhở từ được xácđịnh bằng căn lá, căn lá đựoc sử dụng phải là loại căn lá không có từ tính. Quay bánh xe và xác định khe hở phải đều nhau. Khe hở từ phải nằm trong giá trị tiêu chuẩn sau: 0,4 ¸ 1,0mm. Sau khi xác định bằng căn lá, nếu thấy khe hở nằm ngoài giá trị tiêu chuẩn trên cần phải điều chỉnh lại để nó nằm trong giá trị tiêu chuẩn. Nếu không thể điều chỉnh được cần phải thay ổ bi nếu nó bị rơ lỏng, thay thế roto cảm biến nếu nó bị gãy răng hoặc không tròn đều. - Cảm biến là một nam châm vĩnh cửu cho nên nó dễ hút các mảnh kim loại nhỏ, cần phải quan sát xem có mảnh kim loại nào bị hút vào bởi cảm biến không. Nếu có phải làm sạch cảm biến. Khi bị các mảnh kim loại hút vào sẽ làm thay đổi khe hở từ, dẫn tới tín hiệu điện tạo ra không đồng nhất với tốc độ bánh xe. - Điện trở tiêu chuẩn của các cảm biến tốc độ như sau: Cảm biến tốc độ bánh trước: 0,8 ¸ 1,3 kW Cảm biến tốc độ bánh sau: 1,1 ¸ 1,7 kW Để xác định được các giá trị điện trở tiêu chuẩn này, có thể dùng đồng hồ vạn năng để đo. Bằng cách cắm hai que đo vào 2 đầu dây điện của cảm biến, chúng ta sẽ xác định được giá trị điện trở của cảm biến cần đo. nếu điện trở nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của khoảng tỉêu chuẩn, xác định được rằng cảm biến bị ngắn mạch. Nếu điện trở lớn hơn giá trị lớn nhất của khoảng tiêu chuẩn, cho chúng ta biết rằng cảm biến có những chỗ tiếp xúc không tốt hay do bụi bẩn. Khi điện trở đo được không nằm trong khoảng tiêu chuẩn thì cần thay thế cảm biến. Có thể dùng máy hiện sống Lap Scope Fluke 98 nối với cảm biến tốc độ để kiểm tra tín hiệu đầu ra. Thiết bị này hiển thị tín hiệu điện trên màn hình, căn cứ vào dạng sóng tín hiệu ra, có thể xác định được sự cố trong cảm biến. Quay bánh xe và quan sát trên màn hình, cảm biến tốt tín hiệu ra phải có dạng hình sin mịn. Khi tín hiệu hình sin xuất hiệu trên màn hình bị ngắt quãng, có thể kết luận răng của roto cảm biến bị gãy. Khi các tín hiệu hình sin xuất hiệu có dạng không đều nhau, có thể kết luận vòng cảm biến bị đảo hay là khe hở từ bị sai. Bước 5: Xả khí trong hệ thống phanh ABS Vì không khí có tính nén, nếu không khí có trong hệ thống thủy lực. Khi tác động vào bàn đạp phanh, không khí bị nén lại và làm cho bàn đạp phanh trở nên mềm và xốp. Không khí rất dễ chui vào hệ thống thuỷ lực trong quá trình sửa chữa. Cho nên khi công việc sửa chữa trên các bộ phận thuỷ lực hoàn tất, cần thiết phải rút khí khỏi hệ thống. Trình tự rút khi thường được mô tả trong các sổ tay sửa chữa của các nhà sản xuất và đi kèm theo với từng hệ thống ABS. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số phương pháp xả khí trong hệ thống thuỷ lực bao gồm các phương pháp sau: xả khí bằng trọng lực, xả khí bằng tay, xả khí bằng áp lực, xả khí b ằng chân không và xả khí bằng dòng chảy ngược. - Xả khí bằng trọng lực: Chỉ đơn giản là để cho dung dịch phanh chảy xuống vào các calip (phanh đĩa) và các xilanh bánh xe. Nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào cũng loại bỏ được hết không khí trong hệ thống. Đôi khi nó phải thực hiện theo với một phương pháp xả khí khác. Phương pháp này như sau: + Lắp giáp hệ thống thuỷ lực trước + Đổ dung dịch phanh vào bình chứa xilanh chính. + Mở vít xả khí ở xilanh phanh hoặc calip + Lắp giáp guốc phanh vào mâm phanh, lắp đặt calip. + Dung dịch nhỏ giọt ở vít xả khí. Đóng vít xả khí lại. Điều này chứng tỏ rằng calip hoặc xilanh bánh xe đã đầy dung dịch. + Đổ thêm dung dịch vào bình chứa xilanh chính và lắp lại hoạt động này khi chúng ta lắp giáp cụm phanh khác. - Xả khí bằng tay: Sử dụng xilanh chính và bàn đạp phanh như cái bơm để đẩy dòng dung dịch chảy ra miệng vít xả khí. Phải sử dụng bàn đạp một cách nhẹ nhàng, tránh dòng chảy rối trrong dung dịch, có thể gây ra bọt khí. Phương pháp này như sau: + Đổ dung dịch vào bình chứa xilanh chính lúc bắt đầu và đổ đủ vào trong lúc xả khí để giữ bình chứa ít nhất là đầy khoảng một nửa. + Một người nhất bàn đạp với lực trung bình và ổn định. Nhấn xuống chậm và chuyển động đều (người này thông báo với chúng ta khi bàn đạp chạm xuống sàn xe và nhả bàn đạp một cách từ từ sau khi đã được thông báo lại). Nối ống xả khí vào vít xả khí, nối vít xat khí ra trong khi nhấn bàn đạp. Quan sát dòng chảy ra khỏi ống xả khí. Khi bàn đạp chạm xuống sàn xe, đóng vít xả khi và thông báo cho người nhấn bàn đạp nhả ra từ từ. + Lặp lại bước trên cho đến khi dung dịch chảy ra khỏi ống xả khí trong suốt và không còn bọt không khí. + Tiếp tục xả khí với cụm phanh khác. + Xả khí xong, đổ đầy bình chứa theo quy định và kiểm tra cảm nhận ở bàn đạp phanh. - Xả khí bầng áp lực Dùng một dòng dung dịch phanh có áp lực được tạo ra bởi một thiết bị đặc biệt nối với xilanh chính, có một khoá dùng để đóng/mở dòng có áp lực này. Phương pháp theo trình tự sau: + Đổ dung dịch phanh vào bình chứa xilanh chính. + Kiểm tra áp suất của dung dịch phanh có áp lực. Điều chỉnh áp lực nếu cần thiết. + Nối dòng dung dịch phanh có áp lực vào xi lanh chính. + Nối ống xả khí vào vít xả khí trên xilanh bánh xe. + Mở van nằm trên đường dung dịch phanh có áp lực (nối thông với xilanh chính) + Mở vít xả khí trên xilanh phanh. Quan sát dòng dung dịch chảy ra từ ống xả khí cho đến khi dòng dung dịch trong suốt và không còn bọt khí. + Làm tiếp tục với xilanh bánh xe khắc. + Kết thúc, khoá van, tháo đường dung dịch có áplực ra, đổ thêm dung dịch vào bình chứa nếu cần và kiểm tra cảm nhận ở bàn đạp phanh. - Xả khí bằng chân không Sử dụng bơm để hút dung dịch và không khí ra khỏi vít xả khí. Bằng cách dùng bơm hút trực tiếp dung dịch từ vít xả khí ở xilanh bánh xe. Phương pháp như sau; + Đổ đầy bình chứa xilanh chính lúc bắt đầu hút dung dịch và đổ thêm cho mỗi lần hoạt động để giữ bình chứa luôn đầy, ít nhất là một phần tư. + Gắn bơm vào vít xả khí mở vít xả khí, cho bơm hoạt động và quan sát dòng chảy ra khỏi bơm. Khi không còn bọt khí, đóng vít xả khí và ngừng bơm chân không. + Tiếp tục làm việc với xilanh bánh xe còn lại. + Sau khi xilanh cuối cùng được rút khí, đổ thêm dung dịch vào bình chứa theo mức quy định vào kiểm tra cảm nhận ở bàn đạp phanh. - Xả khí bằng dòng chảy ngược: Bằng cách bơm dung dịch phanh vào hệ thống thuỷ lực thông qua vít xả khí. Phương pháp thực hiện như sau: + Tháo dung dịch ra khỏi bình chứa xilanh chính khoảng từ ba đếm mười hành trình bơm. Không nên để bình chứa quá đầy. + Mở van xả khí trên xilanh phanh và gắn thiết bị bơm vào van xả khí. Bơm dung dịch vào để đẩy không khí trong hệ thống thuỷ lực, ra khỏi nắp bình chứa của xilanh chính. + ấn nhẹ nhàng tay vận hành của bơm để bơm dung dịch vào van xả khí, từ từ và hành trình đều đặn. + Tháo thiết bị bơm ra khỏi van khỏi van xả khí, cho phép môtj ít dung dịch và không khí chảy ra ngoài. Sau đó vặn chặt van xả khí lại. + Lặp lại từ bước 2 tới bước 4 đối với các xilanh phanh còn lại. Vừa qua là các phương pháp dùng để xả khí hệ thống phanh thuỷ lực nói chung. Các kỹ thuật viên thường chọn một hoặc hai trong các phương pháp trên để xả khí. Đôi khi, nhiều phương pháp được sản xuất cùng một lúc. Với hệ thống phanh ABS yêu cầu có một trình tự xả khí đặc biệt, trình tự này đi kèm theo với từng hệ thống ABS do nhà sản xuất quy định. Bước 6: Hoàn thiện quy trình kiểm tra. ở giai đoạn này, việc sửa chữa hệ thống ABS đã hoàn tất, chúng ta cần kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các mã cố đã được xoá. Dùng các máy chẩn đoán chuyên dùng để đọc các mã sự cố, bằng cách nối với đầu chẩn d doán trên bộ điều khiển điện tử. Các máy chẩn đoán này được thiết kế riêng bởi các nhà sản xuất hệ thống ABS và có hướng dẫn sử dụng riêng đi kèm. Ví dụ: Máy chẩn doán vạn năng WDX (Worldwide Diagnostic System) của hãng FORD dùng chẩn đoán tổng hể động cơ trong đó chẩn đoán hệ thống phanh là một chức năng của WDS, dùng chẩn đoán các xe của hãng FỏD sản xuất. Khi đã chắc chắn rằng không còn mã sự cố nào chứa trong bộ điều khiển điện tử nữa. Tiếp theo chúng ta chạy thử kiểm tra xe nhằm biết chắc chắn rằng những sửa chữa, điều chỉnh là đúng. Việc chạy thẻ xe rất cần thiết để đánh giá sự hoạt động của hệ thống phanh (quãn đường phanh, sự giảm tốc, tính ổn đỉnh….) và giúp chúng ta nhận xét rõ ràng trong khi đạp bàn phanh, khi phanh gấp ở tốc độ cao, chúng ta cảm thấy chân phanh rung động, chứng tỏ hệ thống ABS hoạt động. Có thể kiểm tra lực phanh bằng động lực kế phanh. Đây là một bộ thiết bị gồm có hai cặp con lăn, mỗi cặp cho các bãnhe trên cùng một trục. Các con lăn được truyền động nhờ một cặp môtơ điện. Ôtô được đặt tren các con lăn, các bánh trước hoặc bánh sau nằm trên các con lăn, và môtơ điện sẽ quay các bánh xe. Khi tác động phanh, lực tác dụng của từng phanh bánh xe được đo bằng lực cản mà nó tạo ra trên môtơ truyền động lực phanh bánh xe được đo trên đồng hồ đo. Có thể so sánh lực phanh ở các bánh bên trái và bánh bên phải với nhau và các sự cố như lò so trả về yếu hoặc calíp phanh đĩa bị dính đều được thể hiện ra. Công suất toàn bộ hệ thống phanh được xác định bằng cách tắc động tất cả các phanh xe. Trình tự quy trình chẩn đoán và phương pháp khắc phục được thể hiện tronng bảng sau. Các bước kiểm tra Vị trí kiểm tra Phương pháp kiểm tra Hư hỏng Khắc phục Bước 1 Kiểm tra tổng quan hệ thống Đèn phanh, đèn sự cố phanh và đèn ABS Dùng bàn đạp phanh, quan sát Đứt, cháy Thay thế hệ thống thuỷ lực Bànđạp phanh Lò khí Xả khí Bổ trợ lực chân không Bànđạp phanh Không có chân không Thay thế hoặc sửa chữa đường ống chân không Nghe tiếng động Đứt, lỏng các đầu nối Thay thế Mức dung dịch phanh ở Xilanh chính Quan sát Thiếu Đổ thêm Các đương dẫn dầu phanh và các đầu nối Quan sát Rò rỉ Thay thế hoặc sửa chữa Các đường điện và giắc cắm quan sát đồng hồ vạn năng Không tiếp xúc, đứt Thay thế Má phanh, lốp xe và xilanh bánh xe Quan sát Mòn, đứt gãy cao su của nắp chụp xilanh phanh Thay thế Bước 2 Kiểm tra bôh điều khiển điện tử Bộ điều khiển điện tử bằng dụng cụ chẩn đoán chuyên dụng Thay thế Bước 3 Kiểm tra bộ chấp hành - Phần thuỷ lưch phần điện *Điện trở cuộn dây van điện 40¸ 80¸W đồng hồ đo áp suất đồng hồ vạn năng Rò rỉ áp suất van điều tiết hở van hoặc chập mạch điện Thay thế Bước 4 Kiểm tra cảm biến tốc độ - Rôto cảm biến Quan sát Gãy răng, đo lắp đặt, không tròn đều Thay thế Cảm biến * Điện trở cảm biến tốc độ trước. 0.8¸ 1.3 kW * Điện trở cảm biến tốc độ trước. 1.1¸ 1.7 kW Khe hở từ 0.4¸ 1mm Đồng hỗ vạn năng khe hở từ đó bằng cắn lá.Đó điện áp bằng máy biện sóng Điện trở thay đổi, khe hở từ sai, điện áp ra sai Điều chỉnh hoặc thay thế Bước 5 xả khí trong hệ thống phanh ABS Theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất Bước 6 Hoàn thiện quy trình kiểm tra Kiểm tra xem còn mã hỏng hóc không - Chạy thử xem bằng dụng cu chuyên dùng Quá trình lựa chọn thiết bị. Quá trình lắp mô hình. Quá trình khảo sát quá trình làm việc. Chương V. Phần cá nhân thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án hệ thống phanh ABS oto.doc