Đồ án Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đầu tư phải có biện pháp bắt buộc nhà thầu thi công xây dựng có phương án thực hiện để bảo đảm về môi trường cho người lao động và bảo đảm môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong các khu vực đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần đình chỉ để xử lý vi phạm. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

pdf100 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i được coi là một phần bắt buộc của một dự án và phải được xây dựng kỹ lưỡng, cụ thể. 2. Cần có các chính sách cần thiết hỗ trợ các đối tượng phải di dời Đối với các hộ làm nông nghiệp cần được thông báo sớm kế hoạch G MB để họ chuyển hướng canh tác và làm quen công việc mới. Hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt khơi đậy các nghề truyền thống. Ưu tiên tuyển dụng các đối tượng này trong các chương trình việc làm của tỉnh, hoặc nhận họ vào làm việc trong các dự án có nhu cầu G MB. 3. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án GPMB. Cần quán triệt nguyên tắc công khai hoá và dân chủ hoá các phương án đề bù G MB, để mọi đối tượng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực. Tiến hành điều tra xã hội học đối với các dự án lớn, tiến hành phỏng vấn hộ gia đình trong khu vực sẻ tiến hành G MB, đồng thời tổ chức tốt các bước gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp các ngành với nhân dân để diều chỉnh nội dung phương án G MB thiết thực hợp lý hơn. hát huy vai trò của các hội trong công tác vận động quần chúng như Hội hụ nữ, Hội Cựu chiến binh trong công tác G MB. Tạo niềm tin của quần chúng đối với chủ trương và chính sách của Nhà nước thông qua giải quyết dứt điểm những khiếu nại của nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng chính sách của Nhà nước để chây ỳ trục lợi. Thông tin rộng rãi chủ trương chính sách, các vấn đề và cá nhân, các địa chỉ, điện thoại liên quan đến công tác và quá trình G MB trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng ,các thành phố, huyện, phường xã. 68 3.2.6. Chấn chỉnh công tác đấu thầu - Quán triệt thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định và các văn bản hướng dẫn về đấu thầu. - Bắt buộc các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các mốc thời gian trong đấu thầu từ khâu cung cấp thông tin, đánh giá, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án, bảo đảm chất lượng của công trình theo yêu cầu. - Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về đấu thầu để đăng tải trên Báo Đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tránh tình trạng che dấu thông tin, thực hiện đấu thầu thiếu minh bạch. - Chấn chỉnh việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, không chia dự án thành các gói thầu nhỏ để áp dụng hình thức chỉ định thầu, lựa chọn hình thức hợp đồng không phù hợp với gói thầu dẫn đến phải điều chỉnh gây chậm trễ tiến độ, lãng phí tiền của Nhà nước; tránh phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho từng gói thầu khi có đủ điều kiện để phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án; - Cần làm tốt công tác tính toán tiên lượng mời thầu, lập giá gói thầu (dự toán công trình), đảm bảo tính toán đúng khối lượng theo thiết kế và áp dụng đúng các chế độ tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của Nhà nước và của Tỉnh quy định, loại trừ các khoản tính trùng, tính lặp, tính thiếu và không sát với giá cả thị trường dẫn đến tình trạng điều chỉnh, bổ sung làm kéo dài thời gian đấu thầu, kéo dài thời gian thực hiện dự án. - Nâng cao chất lượng, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Lựa chọn cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng có uy tín, đảm bảo thời gian đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu theo quy định. 69 - Đẩy mạnh công tác đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu. Chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và gửi thông tin xử lý vi phạm về đấu thầu đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định. - Chấn chỉnh công tác báo cáo về đấu thầu: nâng cao chất lượng nội dung báo cáo, bảo đảm số liệu đầy đủ, trung thực và kịp thời. 3.2.7. Quản lý thi công xây dựng công trình Thi công xây dựng công trình là giai đoạn quan trọng và chiếm nhiều thời gian trong thực hiện dự án. Để có thể quản lý tốt thì chủ đầu tư cần phải đưa vào hợp đồng những chế tài xử phạt các vi phạm xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm tăng cường trách nhiệm của đơn vị tư vấn và đơn vị thi công. 1. Quản lý chất lượng công trình Để đảm báo chất lượng công trình thì cần phải bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng công trình cho các chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án. Qua đó, chủ đầu tư sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện của đơn vị thi công dựa trên các quy định về quản lý chất lượng công trình. Trong giai đoạn thi công của mỗi dự án chủ đầu tư phải lựa chọn được hình thức giám sát thi công hợp lý, có thể tự thực hiện nếu chủ đầu tư đủ năng lực hoặc thuê Tư vấn giám sát, cả hai hình thức đều phải thành lập được tổ giám sát có đủ số lượng cán bộ giám sát, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 70 phù hợp và có nhiều kinh nghiệm. Để tăng cường giám sát quá trình thi công, ngoài thuê đơn vị Tư vấn giám sát thì cần có cán bộ theo giỏi thực hiện công tác giám sát của chủ đầu tư, nhằm tăng cường trách nhiệm của đơn vị Tư vấn giám sát và của nhà thầu thi công, tránh tình trạng thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng rút ruột công trình làm giảm chất lượng công trình. Công tác giám sát phải thực hiện đúng theo quy trình quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-C ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình. Chủ đầu tư phải yêu cầu cán bộ giám sát có riêng một cuốn nhật ký ghi các chủng loại, chất lượng các loại vật liệu, thiết bị đưa vào công trình và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của cuốn nhật ký đó. Các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cần thường xuyên kiểm tra công tác tổ chức nghiệm thu của chủ đầu tư để kịp thời ngăn chặn những sai phạm và đưa ra các đề xuất nâng cao chất lượng của công tác nghiệm thu trong xây dựng công trình. 2. Quản lý tiến độ thi công Trong hợp đồng chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải cam kết thực hiện đúng tiến độ chi tiết đã lập ở hồ sơ dự thầu nhằm đảm bảo sự kiểm soát dễ dàng của chủ đầu tư. Trước khi khởi công yêu cầu nhà thầu phải lập và trình chủ đầu tư phê chuẩn tiến độ chi tiết của từng giai đoạn thi công. Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của nhà thầu theo tiến độ thi công chi tiết đã phê chuẩn. Đối với dự án thực hiện chậm thì phải có biện pháp cứng rắn để yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, tránh tình trạng các dự án thi công kéo dài, làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để thường xuyên tiến hành kiểm tra đột xuất tiến độ, nhật ký thi công của các dự án. Đối với các dự án không thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, không có nhật ký thi công hoặc nhật ký 71 không đúng thực tế thì phải làm rõ trách nhiệm và kiến nghị xử lý nghiêm khắc. Ngoài ra, trong nhật ký thi công công trình, cần phải có xác nhận của cán bộ giám sát do chủ đầu tư cử để đảm bảo tính trách nhiệm cao nhằm tăng tính chính xác của nhật ký. 3. Quản lý khối lượng thi công Khối lượng thi công hoàn thành là sản phẩm của một hay một số công tác xây lắp đã được nhà thầu thực hiện theo đúng quy trình công nghệ, sử dụng đúng vật liệu quy định, hoàn thành đúng kích thước hình học và hình dạng kiến trúc theo thiết kế, khối lượng đó sẽ được cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư đánh giá và nghiệm thu. Việc nghiệm thu khối lượng phải được chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình và thực hiện kịp thời, đặc biệt đối với các khối lượng che khuất bởi các công tác xây lắp tiếp theo. Đối với các dự án có thành lập Ban quản lý dự án, cần tăng cường công tác kiểm tra, công tác nghiệm thu khối lượng kịp thời. Còn các dự án do ban kiêm nhiệm quản lý, quá trình nghiệm thu yêu cầu phải có cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước có chuyên môn phù hợp tham gia. Thực hiện biện pháp này sẽ đảm bảo tính sát thực, tránh hiện tượng nghiêm thu khống khối lượng, nghiệm thu sai khối lượng do năng lực hạn chế và sự thiếu trách nhiệm cán bộ quản lý dự án của chủ đầu tư. 4. Quản lý an toàn lao động Trong hồ sơ dự thầu, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp cụ để đảm bảo an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng, ở những vị trí nguy hiểm trên công trường thì phải yêu cầu bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn xảy ra. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn 72 lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng, yêu cầu nhà thầu có biện pháp khắc phục. Nếu để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì chủ đầu tư cần kiểm tra giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động của lao động thực hiện, kiên quyết không cho phép lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động tham gia thi công công trình. Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định cùng với việc đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động. 5. Quản lý môi trường xây dựng Chủ đầu tư phải có biện pháp bắt buộc nhà thầu thi công xây dựng có phương án thực hiện để bảo đảm về môi trường cho người lao động và bảo đảm môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong các khu vực đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần đình chỉ để xử lý vi phạm. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 3.2.8. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Chủ đầu tư là đơn vị có vai trò quyết định mức độ hiệu quả của dự án đầu tư. Do đó, phải nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư phải có trách 73 nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên. Tích cực mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát, công tác nghiệp vụ như lập dự án, đấu thầu, thanh quyết toán công trình đặc biệt là phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý XDCB ở cấp huyện, xã, phường thị trấn, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuyển dụng cán bộ vào các cơ quan quản lý đầu tư xây dưng phải có trình độ, đúng ngành nghề và có đạo đức tốt. 3.2.9. Nâng cao năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công. Trong giai đoạn đầu chuyển từ quản lý đầu mối sang phân cấp quản lý, từ đơn vị tư vấn là các cơ quan Nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân, năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế, sự tham gia quản lý của Nhà nước không còn trực tiếp như trước. Do đó, việc nâng cao năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả quản lý dự án. UBND tỉnh cần tiến hành xây dựng các chế tài xử lý đủ mạnh và cụ thể đối với các sai phạm của đơn vị tư vấn và đơn vị thi công tránh tình trạng chỉ xử phạt hành chính nên các đơn vị không có trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện. Ví dụ: Đối với sai sót trong dự toán đã được phê duyệt, phải quy định mức xử lý cụ thể đối với các đơn vị liên quan gồm: đơn vị lập, đơn vị thẩm tra và đơn vị phê duyệt – chủ đầu tư. Yêu cầu các chủ đầu tư lập hợp đồng chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan. Cần xây dựng thang điểm để đánh giá chất lượng của các đơn vị tư vấn và năng lực của nhà thầu thi công. Sau mỗi dự án, cần tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện dự án và tiến hành chấm điểm cho các bên liên quan. Sở Kế 74 hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý các doanh nghiệp cần phải tổ chức rà soát, kiểm tra, tổng hợp năng lực để xây dựng sổ tay xếp hạng năng lực các doanh nghiệp xây dựng hàng năm. Đối với các doanh nghiệp có mức đánh giá thấp thì cần phải đình chỉ hoạt động hoặc chỉ được thực hiện những dự án nhỏ. 3.2.10. Quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng Hiện nay, công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến hàng năm thất thoát một lượng vốn lớn. Để tiết kiệm vốn ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư thì cần phải thực hiện quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng. 1. Xác định tổng mức đầu tư chính xác và phù hợp Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án, cần phải quy định cụ thể phương pháp, các căn cứ để xác định tổng mức đầu tư chính xác và phù hợp, tránh tình trạng tổng mức quá lớn so với yêu cầu của dự án, vốn sẽ bị ứ đọng trong thời gian dài thực hiện dự án làm cho dự án giảm hiệu quả, tổng mức đầu tư thấp sẽ không đủ vốn để thực hiện dẫn đến tình trạng điều chỉnh tổng mức nhiều lần làm cho việc kiểm soát chi phi đầu tư gặp nhiều khó khăn. 2. Hoàn thiện phương pháp lập dự toán, dự toán điều chỉnh. Nghiên cứu xây dựng phương pháp lập dự toán hoàn chỉnh từ lập đơn giá xây dựng, tính giá vật liệu hiện trường, tính bù vận chuyển vật liệu cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trong hồ sơ dự toán, yêu cầu phải nêu đầy đủ các căn cứ cụ thể để lập dự toán, đối với những phần không có căn cứ thì loại bỏ. Ví dụ: Căn cứ xác định tỉ lệ thủ công, máy trong đào đắp đất, cự ly vận chuyển, đơn giá của các công tác không có trong đơn giá. hương pháp và căn cứ xác định dự toán điều chỉnh theo quy định còn nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế dẫn đễn giá trị dự toán điều chỉnh thường lớn hơn so với thực tế. Để có thể áp dụng một cách linh hoạt và chính xác dự toán điều chỉnh do biến động giá, cơ quan chức năng cần nêu mục tiêu 75 tính đúng giá trị điều chỉnh tùy vào điều kiện của từng dự án và nêu một số phương pháp gợi ý. Việc phân chia khối lượng hàng tháng để tính bù giá vật liệu còn nhiều sai phạm,. Sau khi kết thúc dự án, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công mới cùng nhau để điều chỉnh tăng khối lượng hoàn thành (trong hồ sơ) vào thời điểm giá tăng cao nhằm điều chỉnh tăng giá trị gây thất thoát vốn của Nhà nước. Để kiểm soát vấn đề này, chủ đầu tư phải yêu cầu đưa bảng tiến độ chi tiết vào hợp đồng và nếu thực hiện tính bù giá vật liệu thì xác định khối lượng thực hiện đúng thời điểm dựa vào bảng tiến độ đó. Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của bảng tiến độ này. Sở Xây dựng hàng năm cần tiến hành tổ chức tổng kết những sai sót trong công tác thiết kế, lập dự toán để từ đó kịp thời đưa ra các văn bản hướng dẫn, các biện pháp xử lý sai phạm. 3. Tăng cường kiểm soát công tác thẩm tra dự toán Trước đây, dự toán và dự toán điều chỉnh do các cơ quan quản lý Nhà nước thẩm tra đã loại bỏ được hầu hết các sai sót trọng yếu. Nhưng kể từ khi phân quyền cho chủ đầu tư quyết định thuê đơn vị tư vấn thẩm tra thì chất lượng thẩm tra có phần giảm sút, nhiều dự án giá trị dự toán qua thẩm tra hầu như không thay đổi. Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh phải đưa Sở Xây dựng vào vai trò đầu mối quản lý công tác tư vấn thẩm tra. Hàng năm các đơn vị tư vấn phải báo cáo kết quả thẩm tra để Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác thẩm tra, đánh giá năng lực và xếp hạng đối với từng đơn vị. 4. Công tác thẩm định giá trong các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách cần được giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện. Hiện nay, công tác thẩm định giá các loại vật liệu, thiết bị có giá trị tương đối lớn do nhà thầu quyết định đơn vị thẩm định. Để có thể tự quyết định giá, nhà thầu thường thuê các doanh nghiệp tư nhân thẩm định làm thất thoát 76 vốn Ngân sách. Do đó, cơ quan chức năng cần có quyết định giao công tác thẩm định giá trong các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách cho cơ quan quản lý giá của tỉnh thực hiện để đảm bảo giá trị của các vật liệu, thiết bị đưa vào xây dựng đúng với giá thị trường. 5. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước qua công tác quyết toán dự án hoàn thành. Với quy định như hiện nay, thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng và cơ quan thẩm tra, quyết toán là cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Do đó, để kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện đầu tư thì vai trò của cơ quan thực hiện quyết toán cần phải được nâng cao hơn nữa. Cụ thể như sau: - Tăng thời gian thẩm tra uyết toán Để công tác thẩm tra đạt chất lượng cao, đảm bảo mục tiêu theo tinh thần của Thông tư 33/2007/TT-BTC là phát hiện, uốn nắn, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án thì cần phải quy định thời gian đủ để nghiên cứu hồ sơ dự án một cách kỹ càng. Mặt khác, công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đòi hỏi phải được sự đồng thuận của Chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn nên thời gian tính từ khi cơ quan thẩm tra quyết toán gửi dự thảo kết quả thẩm tra đến khi có được sự thống nhất của các bên thường kéo dài. Tuy nhiên, với quy định hiện nay, thời gian quyết toán quá ngắn, nên cơ quan thẩm tra không thể thực hiện tốt công việc của mình. Do đó, tăng thời gian thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án. - ổ sung uyền hạn cho đơn vị thực hiện uyết toán Với quy định như hiện nay, công tác thẩm tra quyết toán chỉ thực hiện dựa trên hồ sơ đề nghị quyết toán do chủ đầu tư lập nên không thể đảm bảo xác 77 định giá trị chính xác đầu tư vào công trình. Để xác định chính xác nhất giá trị thực tế của công trình, đơn vị thẩm tra quyết toán cần được bổ sung một số quyền hạn như: đi thực tế hiện trường nếu có vấn đề đáng nghi vấn trong hồ sơ do chủ đầu tư lập, đi nắm bắt tình hình trong giai đoạn thực hiện đối với những dự án thực hiện trong thời gian dài, có quyền đề nghị xử phạt các đơn vị liên quan nếu mắc sai sót gây lãng phí Ngân sách v.v. Chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các Công ty kiểm toán độc lập qua xem xét thực tế chưa đáp ứng yêu cầu quyết toán dự án hoàn thành theo quy định. Vì vậy nên cho phép Chủ đầu tư căn cứ tính chất của từng dự án xin ý kiến của cấp quyết định đầu tư không thực hiện kiểm toán để rút ngắn thời gian quyết toán và tiết kiệm kinh phí cho ngân sách. - Thường xuyên tổ chức kiểm tra, tập huấn, học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm tra. Thực hiện phân cấp quản lý, nhiều dự án đã được giao cho cấp huyện, xã thực hiện quyết toán dự án hoàn thành. Nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế, tính chịu trách nhiệm chưa cao nên công tác thẩm tra ở các cấp này dễ mắc phải nhiều sai sót. Để nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm tra, tỉnh cần quy định chế độ tập huấn định kỳ, tổ chức các chuyến đi học tập kinh nghiệm ở những địa phương thực hiện tốt v.v. Thường xuyên tổ chức kiểm tra cơ sở sẽ kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót mà các đơn vị mắc phải, nâng cao trách nhiệm cho các cấp trong công tác quyết toán dự án hoàn thành 3.2.11. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong hoạt động đầu tư dự án. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong hoạt động đầu tư dự án nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những 78 thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án. 3.2.12. Nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án đầu tư xây dựng 1. Vai trò của của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án Ở các nước phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án đã được thực hiện từ lâu. Để không quá tụt hậu so với sự phát triển thế giới và để quản lý dự án đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng cần tiến hành xây dựng kế hoạch để có thể sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản ý dự án đầu tư xây dựng. Việc ứng dụng CNTT sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề đang còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng như: hiểu biết hạn chế của chủ đầu tư về quản lý dự án, năng lực của nhà thầu thấp, thiếu thông tin về dự án, lãng phí vốn đầu tư xây dựng v.v 2. Tiến hành xây dựng nguồn nhân lực và hạ tầng phục vụ cho công tác tin h c hóa trong quản lý dự án. - Đào tạo nguồn nhân lực phụ trách phổ biến và quản lý hệ thống khi đưa vào vận hành. - Nâng cao trình độ tin học cho tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh để họ có thể tiếp cận nhanh phương pháp quản lý mới. - Tiến hành xây dựng phần mềm quản lý dự án có tính ứng dụng cao, dễ sử dụng, đảm bảo mục đích yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước. 79 - Nâng cấp hạ tầng thông tin, thiết bị tin học đảm bảo khi đưa vào sử dụng sẽ không gây ra sự cố làm gián đoạn công tác quản lý. - Thực hiện thí điểm ở vùng hẹp để khắc phục những sự cố có thể xẩy ra, hoàn thiện cơ chế vận hành. 3. Xây dựng cơ chế quản lý thông tin - Thành lập trung tâm xử lý thông tin về các dự án do UBND tỉnh trực tiếp quản lý. Trung tâm này có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các thông tin về các doanh nghiệp, các dự án, quy định mới của Nhà nước để cung cấp cho chủ đầu tư và các đơn vị quản lý Nhà nước. - Quy định phương pháp xử lý, xác thực các thông tin được cung cấp để có được thông tin chính xác, khoa học. - Các quy định cụ thể về cung cấp thông tin về trung tâm như: quy định trách nhiệm của các đơn vị cung cấp thông tin, loại thông tin cung cấp, cơ sở của các thông tin v.v - Các quy định cụ thể về các đơn vị sử dụng thông tin như: các đơn vị được cung cấp tùy vào loại thông tin, việc sử dụng thông tin vào công tác quản lý, tính pháp lý của các thông tin trong xử lý các vi phạm v.v 4. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án đầu tư xây dựng. Với việc vận hành hệ thống quản lý thông tin của các dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng sẽ tăng cường được sự giám sát của mình đối với quá trình thực hiện dự án như: - Thực hiện hướng dẫn, tư vấn cho các chủ đầu tư qua mạng để tránh những sai sót mắc phải do năng năng lực còn hạn chế. Cung cấp kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn cho các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh. 80 - Thông tin về năng lực của nhà thầu như: nguồn nhân lực, năng lực thiết bị, những công trình đã và đang thực hiện v.v được cung cấp chính xác cho chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước. Từ đó, chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu đảm bảo năng lực thực hiện tốt dự án, cơ quan Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý kịp thời đối với các nhà thầu năng lực thấp, không chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng. - Thông tin về dự án được các cơ quan quản lý Nhà nước cập nhập thường xuyên nên sẽ kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp làm cho quá trình thực hiện dự án đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, những thông tin này sẽ được dùng để đối chiếu với hồ sơ đề nghị quyết toán do chủ đầu tư lập để tránh tình trạng chủ đầu tư và các nhà thầu thông đồng với nhau lập hồ sơ không đúng thực tế. Như vậy, ứng dụng CNTT vào quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ tăng khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án, qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách. Kết luận chương 3 Hàng năm, lượng lớn vốn Ngân sách được phân bổ vào đầu tư xây dựng ở tỉnh Hà Tĩnh không nhỏ, nhưng do công tác quản lý dự án còn nhiều hạn chế và bất cập nên hiệu quả đầu tư của các dự án không cao. Do đó nghiên cứu các giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách là vấn đề cấp bách hiện nay. Dựa trên điều kiện cụ thể, những tồn tại trong quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách trong thời gian qua và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Hà Tĩnh cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn Ngân sách. Trong đó, các giải pháp cần được chú trọng gồm: 81 - Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng - Tăng cường trách nhiệm pháp lý trong công tác lập quy hoạch - Chủ trương đầu tư cần dựa trên quy hoạch chung được duyệt. - Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư - Chú trọng công tác bồi thương giải phóng mặt bằng và tái định cư - Chấn chỉnh công tác đấu thầu - Quản lý thi công xây dựng công trình - Nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản - Nâng cao năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công. - Quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng - Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán - Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án đầu tư xây dựng Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn ngân sách từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định và bền vững đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh. 82 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ CHỨA NƯỚC XUÂN HOA - HÀ TĨNH 4.1. Khái quát về dự án đầu tư xây dựng hồ chứa Xuân Hoa 4.1.1. Một số thông tin về dự án - Tên dự án: Hồ chứa nước Xuân Hoa, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân - Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và TNT Hà Tĩnh. - Địa điểm xây dựng: Xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Tổng mức đầu tư: 50.860.218.000 đồng - Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách Nhà nước - Mục tiêu dự án: Tạo nguồn nước cấp cho Thi trấn Xuân An, Thi trấn Nghi Xuân, Khu công nghiệp Gia Lách, Khu du lịch Xuân Thành và vùng phụ cận với công suất 20.000 m3/ngày đêm; tưới cho 276 ha diện tích đất nông nghiệp; phòng lũ, chống xói mòn cho vùng hạ lưu, tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Hình ảnh công trình Hồ chứa nước Xuân Hoa – Nghi Xuân đã hoàn thành và đưa vào vận hành. Hình 4-1: Hồ chứa nước Xuân Hoa - Hà Tĩnh 83 4.1.2. Quy mô đầu tư và tiêu chu n kỹ thuật đư c duyệt: Công trình cấp IV, tần suất đảm bảo cấp nước 90%, tần suất lũ thiết kế 1,5%. + Hồ chứa: Diện tích lưu vực 11,7 Km2 + Đập đất: Dài 1.615m, cao trình đỉnh đập đất +16,6m; Cao trình đỉnh tường chắn sóng +17,4m; Mặt đập rộng 5m; Chiều cao đập chỗ lớn nhất 12,9m; cao trình cơ hạ lưu +11m; Chiều rộng cơ hạ lưu 5m, mái thượng lưu m = 3,5m được bảo vệ bằng tấm lát BTCT Rb150, kích thước (5x5x0,5); mái hạ lưu m=3m trồng cỏ bảo vệ, có rãnh thoát nước mái đập và chân đập. + Tràn xả lũ: Bố trí vai trái đập: Hình thức tràn máng bên kết hợp dốc nước, tiêu năng mũi phun, đảm bảo thoát lũ. + Cống lấy nước dưới đập: Bố trí bên vai phải đập, hình thức cống tròn chảy có áp, cửa van côn hạ lưu đóng mở bằng xi lanh thủy lực, bố trí một cửa lấy nước sinh hoạt, một cửa lấy nước cho nông nghiệp; Lưu lượng thiết kế 1,4m3/s; Khẩu độ cống  100; Cao độ đáy cống +7,5m, chiều dài cống 57 m. + Hệ thống kênh: Kênh chính bắc dài 3800m đảm nhận tưới cho 130 ha; Kênh chính nam dài 2.680m đảm nhận tưới cho 146 ha; Kênh nhánh bắc dài 1.600m; Kênh nhánh nam dài 2.970m. + Hệ thống quản lý: Nhà quản lý 1 tầng cấp 3 diện tích xây dựng 140m2; 5.350m đường thi công và quản lý theo tiêu chuẩn Bnền= 6m; Bmặt= 3,5m kết cấu mặt bê tông. Dự án được phân thành 8 gói thầu như sau: - Gói số 01: Đập đất từ Km 0-Km 1+137 và cống lấy nước dưới đập. 84 - Gói số 02: Đập đất từ Km 1+137-Km 1+578,5 và Tràn xả lũ. - Gói số 03: Kênh bắc và công trình trên kênh bắc. - Gói số 04: Kênh nam và công trình trên kênh đoạn từ Km0-:-Km1+400. - Gói số 05: Kênh nam và công trình trên kênh đoạn từ Km1+400-:- m2+616. - Gói số 06: Đường thi công kết hợp quản lý từ Km 0-Km 2+800. - Gói số 07: Đường thi công kết hợp quản lý từ Km 2+800-Km 5+235. - Gói số 08: Nhà quản lý. 4.2. Hiệu quả của một số giải pháp trong quá trình thực hiện th m tra quyết toán dự án hoàn thành công trình hồ chứa nước Xuân Hoa. 4.2.1. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình th m tra quyết toán hoàn thành công trình hồ chứa nước Xuân Hoa. - Do qua nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiết kế, dự toán và hợp đồng nên hồ sơ pháp lý liên quan đến công trình rất nhiều, chủ đầu tư tổng hợp chưa đầy đủ, sắp xếp hồ sơ thiếu khoa học nên việc tổng hợp hồ sơ pháp lý rất mất thời gian. - Giá trị tổng mức đầu tư, giá trị dự toán, giá trị hợp đồng, giá dự thầu có nhiều phần không trùng khớp nhau do đó cần phải tính toán chi tiết lại để phát hiện cụ thể phần sai lệch. - Trong thiết kế, lập dự toán có sai sót nhưng qua thẩm tra dự toán, phê duyệt dự toán, lựa chọn nhà thầu không phát hiện ra do đó không thể thống nhất được phương án xử lý đối với các bên liên quan. - Trong quá trình kiểm tra hồ sơ thiết kế của công trình có nhiều vấn đề nghi vấn như: số liệu khảo sát địa hình, địa chất của mặt đường cũ không đúng với thực tế; khe co dãn của hạng mục đường lên nhà quản lý được thiết kế tương đương với tiêu chuẩn thiết kế đường quốc lộ, khoảng cách vận chuyển đất đắp đập xác định không chính xác. 85 - Giữa chủ đầu tư và nhà thầu không thống nhất được số liệu do cơ quan thẩm tra thông báo. Với những lý do đó, thời gian thẩm tra 2 tháng đối với dự án nhóm B theo quy định tại quyết định số 09/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh quá ngắn so với thời gian thực tế cần để thực hiện thì sẽ không thể phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện dự án và không đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên quan đối với giá trị thẩm tra. Mặt khác, theo quy định hiện hành, đơn vị thẩm tra quyết toán không có quyền hạn kiểm tra trong giai đoạn đang thi công, kiểm tra chất lượng công trình, xử lý vi phạm đối với các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư nên qua quá trình thẩm tra quyết toán sẽ không thể phát hiện, xử lý hết các sai sót trong quá trình thực hiện dự án. 4.2.2.Thực hiện th m tra quyết toán hoàn thành dự án hồ chứa nước Xuân Hoa với một số giải pháp ứng dụng Để đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án, tác giả thực hiện theo quy trình thẩm tra quyết toán đối với dự án chưa được kiểm toán hồ sơ quyết toán. 1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý: - Trình tự lập và duyệt văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản. - Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng. - Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án. 2. Thẩm tra nguồn vốn của dự án - hân tích, so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với cơ cấu vốn được xác định trong tổng mức vốn đầu tư được duyệt. 86 - Kiểm tra số liệu báo cáo về hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hàng năm so với kế hoạch được duyệt. - Đối chiếu số liệu vốn thanh toán hàng năm của chủ đầu tư và cơ quan thanh toán; - Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép so với chế độ và thẩm quyền quy định. - Nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định về việc cấp vốn, thanh toán; việc quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn đầu tư của dự án. - Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu tư thực tế thực hiện. - Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. 3. Thẩm tra chi phí đầu tư a. Thẩm tra chi phí xây dựng - Đối chiếu giá dự toán và giá dự thầu của từng công tác để có thể phát hiện ra sai lệch trong dự toán và dự thầu. - Kiểm tra lại phương pháp, các chế độ chính sách trong tính chi phí vận chuyển các loại vật liệu. - Đối chiếu bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công, khối lượng hợp đồng và khối lượng thanh toán. - Kiểm tra bản vẽ hoàn công để phát hiện những công tác trong thực tế thi công có thể sai phạm và tiến hành kiểm tra thực tế. - Tính toán, đo bóc lại khối lượng của những công tác có thể có sai sót như: đào đắp đất, nhà quản lý, đường bê tông - Dùng phần mềm tính dự toán để tính lại đơn giá dự thầu của những công tác có giá trị bất thường. 87 b. Thẩm tra chi phí uản l dự án - Thẩm tra việc áp dụng định mức để xác định tổng mức được trích của chi phí quản lý dự án và các khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án do Ban quản lý dự án thực hiện. - Đối chiếu sự phù hợp giữa số liệu đề nghị quyết toán với số liệu phân bổ chi phí quản lý dự án hàng năm theo quyết định phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án hàng năm. c. Thẩm tra chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác - Đối với các khoản chi phí tư vấn và chi phí khác tính theo định mức tỷ lệ %: kiểm tra các điều kiện quy định trong việc áp dụng định mức tỷ lệ % để xác định giá trị chi phí của từng loại công việc; - Đối với chi phí khảo sát địa chất, địa hình: đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với dự toán được duyệt, đánh giá mức độ hợp lý của các khoản chi phí. 4.3. Kết quả th m tra quyết toán Sau khi thực hiện thẩm tra theo quy trình trên đã thu được kết quả như sau: 4.3.1. Hồ sơ pháp lý: - Hồ sơ pháp lý của công trình thẩm tra quyết toán cơ bản đầy đủ theo quy định tại Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính. - Chủ đầu tư cơ bản thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng theo quy định. - Công tác lựa chọn nhà thầu chưa thực hiện đúng quy định của Luật đấu thầu: Một số gói thầu xây lắp có giá trị trên 1 tỷ đồng, theo quy định của Luật đấu thầu thì phải đấu thầu rộng rãi, nhưng vẫn thực hiện đấu thầu hạn chế. Các gói thầu tư vấn có giá trị lớn hơn 500 triệu đồng nhưng vẫn thực hiện chỉ định thầu là chưa phù hợp với quy định tại điểm đ điều 20 Luật đấu thầu 88 (Khảo sát lập báo cáo NCKT 506.926.000 đồng; Khảo sát, thiết kế BVTC giá trị: 1.320.000.000 đồng). 4.3.2. Nguồn vốn của dự án Chi tiết nguồn vốn của dự án được thể hiện trong bảng 4.1 sau: Bảng 4-1: Tình hình thực hiện nguồn vốn của dự án Được duyệt Thực hiện Chênh lệch TT Nội dung (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) 1 Chi phí xây dựng 42.021,373 40.269,133 1.752,240 2 Chi phí QLDA và CP khác 3.076,467 2.723,100 353,367 3 Chi phí GPMB 5.762,378 5.762,378 0 Tổng 50.860,218 48.754,611 2.105,607 Nhận xét nguồn vốn đầu tư: - Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện phù hợp với cơ cấu vốn đầu tư được duyệt. - Việc cấp vốn, thanh toán vốn đáp ứng với tiến độ khối lượng thực hiện. 4.3.3. Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư đã được thẩm tra và tổng hợp tại bảng 4.2. Bảng 4-2:Tổng hợp kết quả thẩm tra quyết toán hồ chứa nước Xuân Hoa Giá trị A-B Giá trị Chênh TT Nội dung chi phí đề nghị thẩm tra lệch (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) 1 Chi phí xây dựng 41.021,373 40.402,334 619,039 2 Chi phí QLDA và CP khác 3.076,467 2.908,416 168,051 3 Chi phí GPMB 5.762,378 5.762,378 0 Tổng 49.860,218 49.073,128 787,090 Tổng giá trị thẩm tra quyết toán so với giá trị dự toán được duyệt giảm: 787,090 triệu đồng, nguyên nhân tăng giảm: 89 1. Giá trị xây dựng giảm: 619,039 triệu đồng bao gồm: - Giảm: 155,452 triệu đồng do một số đơn giá do tính sai định mức và đơn giá chi tiết cộng sai số học - Giảm: 90,043 triệu đồng do thực tế thi công khe co giãn đường lên nhà quản lý không đúng thiết kế. - Giảm: 230,569 triệu đồng do tính lại chi phí đào và vận chuyển khối lượng đất đắp đập, đất tận dụng. - Giảm: 142,975 đồng do khối lượng Bê tông tấm đan, gạch xây RV50<=33cm, đắp phào chỉ, gờ, đá xây RV100 2. Chi phí QLDA và chi phí khác giảm: 168,051 triệu đồng do: - Sai lỗi số học trong tính chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự toán. - Áp dụng sai định mức chi phí quản lý dự án, chi phí kiểm toán độc lập. 4.3.4. Những tồn tại trong quá trình thực hiện dự án: Công tác tổ chức các bước trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư của chủ đầu tư đã cơ bản thực hiện đúng trình tự quản lý đầu tư và xây dựng công trình theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong quá trình quản lý, thực hiện dự án như sau: - Chất lượng công tác khảo sát lập thiết kế kỹ thuật dự toán của các cơ quan tư vấn chưa đảm bảo. Khối lượng thiết kế tính toán đưa vào dự toán còn có nhiều sai sót nên quá trình thực hiện đầu tư còn phải điều chỉnh bổ sung thiết kế, dự toán. - Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán của chủ đầu tư chưa phát hiện được những sai sót về khối lượng, áp dụng định mức, đơn giá nên việc xác định giá trị dự toán công trình chưa chính xác. - Công tác giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo yêu cầu tiến độ của dự án nên các gói thầu đều hoàn thành chậm so với tiến độ được duyệt làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án (Chậm 20 tháng). 90 - Công tác lựa chọn nhà thầu chưa thực hiện đúng quy định của Luật đấu thầu: Một số gói thầu xây lắp có giá trị trên 1 tỷ đồng, theo quy định của Luật đấu thầu thì phải đấu thầu rộng rãi, nhưng vẫn thực hiện đấu thầu hạn chế. Các gói thầu tư vấn có giá trị lớn hơn 500 triệu đồng nhưng vẫn thực hiện chỉ định thầu là chưa phù hợp với quy định (Khảo sát lập báo cáo NCKT 506.926.000 đồng; Khảo sát, thiết kế BVTC giá trị: 1.320.000.000 đồng). - Chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư còn hạn chế: Đơn giá trúng thầu chi tiết của gói 01 và 02 cộng sai lỗi số học lớn nhưng không kiểm tra để loại bỏ ra khỏi giá trị trúng thầu (phần này Kiểm toán Nhà nước đã loại trừ). - Hiệu quả đấu thầu thấp, có 7/8 gói thầu tỷ lệ giảm giá thấp hơn tỷ lệ tiết kiệm theo quy định của UBND tỉnh đối với các gói thầu thực hiện chỉ định thầu (dưới 3%). - Kết quả công tác đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ tư vấn chấm thầu thuộc chủ đầu tư còn hạn chế: Không cập nhật kịp thời các quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD và Thông tư số 04/2005/TT-BXD), căn cứ các văn bản cũ (Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD và Thông tư số 09/2000/TT-BXD) đã hết hiệu lực từ 01/1/2005 để chấm thầu là chưa phù hợp về quản lý chi phí đầu tư. - Công tác lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của Chủ đầu tư chậm 17 tháng so với thời gian quy định. 4.3.5. Đánh giá kết quả th m tra quyết toán khi sử dụng một số giải pháp trong công tác quản lý chi phí dự án 1. Thời gian thực hiện: Quá trình thực hiện thẩm tra quyết toán được hoàn thành trong 3 tháng, nhanh hơn 2 tháng so với thời gian quy định tại Thông tư 33/2007/TT-BTC 91 và chậm hơn 1 tháng so với thời gian quy định tại quyết định số 09/2010/QĐ- UBND của UBND tỉnh. 2. Mức độ đảm bảo chính xác: Qua quá trình thẩm tra đã thực hiện kiểm tra tất cả hồ sơ, đi kiểm tra thực tế hiện trường nên những sai sót trong hồ sơ pháp lý, hồ sơ thiết kế, dự toán, đơn giá dự thầu và sai sót trong thực tế thi công, nghiệm thu đã được phát hiện và loại trừ. 3. Giá trị giảm trừ qua thực hiện quyết toán: Giá trị giảm trừ qua thực hiện thẩm tra quyết toán là: 787,090 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ 1,58% so với giá trị A-B đề nghị. Trong khi đó, giá trị giảm trừ do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hồ sơ quyết toán là: 372,140 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ 0,75%. Kết luận chương 4 Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Do đó, công tác thẩm tra nếu được thực hiện chất lượng sẽ đảm bảo sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với quá trình thực hiện dự án, qua đó tăng hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng. Thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hồ chứa nước Xuân Hoa với một số điều chỉnh như: tăng thời gian thẩm tra, tăng quyền hạn cho cơ quan thẩm tra trong việc kiểm tra thực tế chất lượng công trình, không thực hiện kiểm toán hồ sơ quyết toán,v.v đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án, giảm chi phí thực hiện dự án, tiết kiệm được nguồn vốn ngân sách 787,090 triệu đồng, tương ứng 1,58% so với giá trị A-B đề nghị quyết toán. Thông qua kết quả ứng dụng một số các giải pháp trong công tác quản lý chi phí dự án Hồ chứa nước Xuân Hoa đã khẳng định kết quả đạt được trong nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách tại tỉnh Hà Tĩnh. 92 K T N V K N NGH 1. Kết luận Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những hoạt động quan trọng quyết định sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm. Sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có đặc thù riêng như thời gian xây dựng dài, có nhiều tổ chức cá nhân cùng tham gia quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng. Việc quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp thiết. Với mong muốn được đóng góp những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoạt động thực tiễn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã lựa chọn và đã rất cố gắng trong việc hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp, với tên: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Dù còn có những khiếm khuyết nhất định, nhưng luận văn đã giải quyết được đầy đủ mục tiêu đặt ra, và đã có những đóng góp mới sau đây: Đã khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, vốn đầu tư xây dựng, vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước. Nội dung, trình tự và các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu cũng đã làm rõ những chỉ tiêu phản ảnh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng; Bằng những số liệu thu thập từ thực tế, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh, những kết quả đạt 93 được và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư ở địa phương; Dựa trên những luận cứ khoa học và những đúc rút thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhằm góp phần tiến trình xây dựng nền kinh tế địa phương phát triển vững mạnh toàn diện. 2. Kiến nghị Quản lý dự án đầu tư là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, còn rất nhiều khía cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Do điều kiện thời gian hạn hẹp và mức độ đầy đủ của nguồn số liệu thu thập được, nên những kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là những kết quả bước đầu, những đóng góp là khiêm tốn so với kỳ vọng của tác giả. Những giải pháp được đưa ra là những gợi ý tham khảo cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Đáng (2002), uản l dự án xây dựng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân hú (2009), Giáo trình inh tế xây dựng Thuỷ Lợi, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội. 3. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình inh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình inh tế thuỷ lợi, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 5. Nguyễn Bá Uân (2010), ài giảng uản l dự án, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội. 6. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), áo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006- 2010. 7. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), uy hoạch tổng thể phát triển T-XH t nh Hà T nh đến năm 2020. MỤC ỤC Trang MỞ ĐẦ ............................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP TH T CỦA ĐỀ T . 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ T . 3 3. CÁCH T P C N V PHƯƠNG PHÁP NGH ÊN CỨ .. 3 4. ĐỐ TƯỢNG V PHẠM V NGH ÊN CỨ ... 3 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC V THỰC T ỄN CỦA ĐỀ T ... 3 6. NỘ D NG CỦA N VĂN ...4 CHƯƠNG 1: TỔNG Q AN VỀ ĐẦ TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 5 1.1. Một số vấn đề về đầu tư xây dựng 5 1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản đối với phát triển KT-XH 7 1.3. Dự án đầu tư xây dựng .. 9 Kết luận chương 1 .. 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Q ẢN Ý ĐẦ TƯ XÂY DỰNG Ở TỈNH H TĨNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY . 16 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh . 16 2.2. Tình hình huy động và thực hiện vốn XDCB giai đoạn 2005-2010 ... 26 2.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 29 2.4. Kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản .. 46 2.5. Khó khăn tồn tại, nguyên nhân ... 47 Kết luận chương 2 . 54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ G Ả PHÁP NÂNG CAO H Ệ Q Ả CÔNG TÁC Q ẢN Ý ĐẦ TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NG ỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN Đ A B N TỈNH H TĨNH..................... 55 3.1. hương hướng phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 – 2020 .. 55 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh ... 62 Kết luận chương 3 .. 80 CHƯƠNG 4: ĐÁNH G Á H Ệ Q Ả MỘT SỐ G Ả PHÁP TRONG Q ẢN Ý DỰ ÁN ĐẦ TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY Ợ HỒ CHỨA NƯỚC X ÂN HOA - H TĨNH82 4.1. Khái quát về dự án đầu tư xây dựng hồ chứa Xuân Hoa 82 4.2. Hiệu quả của một số giải pháp trong quá trình thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành công trình hồ chứa nước Xuân Hoa .. 84 4.3. Kết quả thẩm tra quyết toán 87 Kết luận chương 4 .. 91 K T N V K N NGH .......................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 94 DANH MỤC CÁC BẢNG B Ể Trang Bảng 2-1: Tình hình huy động vốn từ 2005 - 2010 ........................................ 27 Bảng 2-2: Tình hình giải ngân vốn XDCB từ 2005 - 2010 ............................ 28 Bảng 2-3: Kết quả thẩm định dự án từ năm 2005 - 2010 ............................... 31 Bảng 2-4: Kết quả công tác lựa chọn nhà thầu từ năm 2005-2010................. 37 Bảng 2-5: Kết quả công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành ................ 44 Bảng 4-1: Tình hình thực hiện nguồn vốn của dự án ...................................... 88 Bảng 4-2: Tổng hợp kết quả thẩm tra quyết toán hồ chứa nước Xuân Hoa ... 88 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2-1: Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................... 17 Hình 4-1: Hồ chứa nước Xuân Hoa - Hà Tĩnh ................................................ 82 Ờ CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà ội, ngày 09 tháng 3 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Đô Ờ CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Nguyễn Xuân hú, sự giúp đỡ của TS Nguyễn Trọng Hoan cùng các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi; Ban giám đốc và các phòng chuyên môn Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và các ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo của Khoa Kinh tế và Quản lý trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm, điều kiện thực hiện và thời gian nghiên cứu hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp. Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy Lợi. Hà ội, ngày 09 tháng 3 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Đô DANH MỤC CÁC CHỮ V T TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ KT-XH : Kinh tế - xã hội XDCB : Xây dựng cơ bản DN : Doanh nghiệp HTX : Hợp tác xã NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách Trung ương NSĐ : Ngân sách địa phương TPCP : Trái phiếu chỉnh phủ QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân GPMB : Giải phóng mặt bằng CHCT : Chào hàng cạnh tranh MSTT : Mua sắm trực tiếp BQL : Ban quản lý CP : Chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_de_xuat_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua.pdf
Luận văn liên quan