Trong biên bản thử, phải chỉ rõ phương pháp đã sử dụng và kết quả thu được. Phải nêu cả các thao tác chi tiết không quy định ở tiêu chuẩn này hoặc được coi như không bắt buộc cũng như bất kỳ việc gì có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Biên bản thử phải bao gồm mọi thông tin cần thiết cho việc nhận biết toàn diện mẫu thử.
108 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nguyên liệu dưa hấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng dung dịch trong bình vào ống quay li tâm (3.5) tráng bình cầu với khoảng 10 ml nước và chuyển nước tráng sang ống quay li tâm trên. Quay li tâm và chuyển lượng dung dịch nổi trên mặt vào bình định mức thể tích 50ml (3.3). Thêm 10ml nước nữa vào ống quay li tâm. Quay li tâm và chuyển lượng dung dịch nổi trên mặt sang cùng bình trên. Lặp lại quá trình này với 10ml nước khác và thêm nước tới vạch vào bình định mức trên. Lắc đều dung dịch.
4.3.3. Mẫu trắng:
Sử dụng cùng điều kiện phân hủy mẫu (4.3.1) hoặc (4.3.2) tiến hành thí nghiệm mẫu trắng, nhưng thay thế phần mẫu thử bằng 10ml nước.
4.4. Cách xác định
4.4.1. Nếu được phân hủy bằng phương pháp khô
4.4.1.1. Xây dựng đồ thị chuẩn:
Pha loãng dung dịch kẽm chuẩn bằng dung dịch axit clohydric (2.4) để có 4 dung dịch chứa 0,25-0,5-1 và 1,5mg kẽm trong 1 lít.
Hút lần lượt từng dung dịch này đưa vào ngọn của máy quang phổ (3.10) ở tốc độ dòng sao cho dung dịch có hàm lượng 1,5mg kẽm trong 1 lít đạt được độ hấp thụ lớn nhất. Ghi các giá trị hấp thụ tương ứng và vẽ đồ thị chuẩn.
4.4.1.2. Đo phổ:
Hút dung dịch mẫu thử đã thu được (4.3.1) và dung dịch mẫu trắng (4.3.3) đưa vào ngọn lửa máy quang phổ hấp thụ (3.10) ở cùng một tốc độ dòng như trong 4.4.1.1. Ghi độ hấp thụ tương ứng. ( Nếu độ hấp thụ của dung dịch thử vượt quá độ hấp thụ của dung dịch chuẩn có nồng độ lớn nhất thì đo độ hấp thụ của dung dịch thử được pha loãng thích hợp bằng dung dịch axit clohydric (2.4).
)
Độ hấp thụ của mẫu trắng phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,002.
4.4.2. Mẫu phân hủy bằng phương pháp ướt:
4.4.2.1. Xây dựng đồ thị chuẩn:
Pha loãng dung dịch kẽm chuẩn (2.5) bằng nước để được dung dịch chứa 2,5; 5; 10 và 15mg kẽm trong 1 lít.
Cho 5ml của mỗi dung dịch đó vào 4 bình định mức 50ml (3.3). Thêm 30 đến 35ml nước rồi sau đó thêm 5ml axit sunfuric (2.2). Lắc đều, để nguội và thêm nước tới vạch. Lắc đều. Những dung dịch tương ứng này chứa 0,25; 0,5; 1 và 1,5mg kẽm trong 1 lít.
Hút lần lượt từng dung dịch đưa vào ngọn lửa máy quang phổ (3.10) với tốc độ dòng sao cho dung dịch có hàm lượng 1,5mg kẽm trong 1 lít có độ hấp thụ cực đại. Ghi các giá trị hấp thụ tương ứng và vẽ đồ thị chuẩn.
4.4.2.2. Đo phổ:
Hút dung dịch mẫu thử (4.3.2) và dung dịch mẫu trắng (4.3.3) và đưa vào ngọn lửa máy quang phổ với cùng tốc độ dòng như trong 4.4.2.1. Ghi độ hấp thụ tương ứng ( Nếu độ hấp thụ của dung dịch thử vượt quá độ hấp thụ của dung dịch chuẩn có nồng độ cao nhất thì do độ hấp thụ của dung dịch thử được pha loãng thích hợp bằng dung dịch axit sunfuric 10% (thể tích)
)
Độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,002.
5. Tính kết quả:
5.1. Phương pháp tính và công thức:
5.1.1. Các sản phẩm lỏng:
Hàm lượng kẽm (X1) tính theo miligam trong 1 lít sản phẩm được tính theo công thức sau:
X1 = (C1 – C2) x 5
Trong đó:
C1: Hàm lượng kẽm của mẫu thử tính bằng mg trong 1 lít đọc trên đồ thị chuẩn. ( Nếu dung dịch thử đã được pha loãng thì sử dụng hệ số pha loãng thích hợp trong tính toán.
)
C2: Hàm lượng kẽm của mẫu trắng tính bằng mg trong 1 lít đọc trên đồ thị chuẩn.
5.1.2. Sản phẩm lỏng, nhớt hoặc không đồng nhất, đặc sản phẩm nhão, sản phẩm rắn hoặc khô:
Hàm lượng kẽm (X2) tính bằng mg trên kg sản phẩm được tính theo công thức:
Trong đó:
C1: Hàm lượng kẽm của mẫu thử tính theo miligam trong 1 lít đọc trên đồ thị chuẩn.
C2: Hàm lượng kẽm của mẫu trắng tính bằng miligam trong 1 lít đọc trên đồ thị chuẩn.
m: khối lượng lượng mẫu cân tính bằng gam.
Nếu muốn tính hàm lượng kẽm đối với sản phẩm khô thì phải đưa cả hàm lượng nước của mẫu vào trong tính toán.
5.2. Độ lặp lại:
Sai lệch giữa kết quả 2 lần xác định tiến hành đồng thời hoặc liên tiếp nhanh bởi cùng một người phân tích trên cùng một mẫu không được lớn hơn 10% (tương đối).
6. Biên bản thử:
Trong biên bản thử phải ghi phương pháp thử đã dùng và kết quả đạt được, chỉ rõ phương pháp tính đã sử dụng. Cũng cần nêu tất cả các chi tiết tiến hành không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được coi như không bắt buộc cũng như bất kỳ điều gì có thể ảnh hưởng đến kết quả. Biên bản thử còn nêu tất cả những thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
PHỤ LỤC 4
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7811-1:2007
RAU, QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KẼM – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỰC PHỔ
Fruits, vegetables and derived products – Determination of zinc content – Part 1: Polarographic method
Lời nói đầu
TCVN 7811-1:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 6636-1:1986;
TCVN 7811-1:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn ISO 6636 gồm có 3 phần và đã được chấp nhận thành các TCVN sau đây:
- TCVN 7811-1:2007 (ISO 6636-1:1986) Rau, quả và các sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng kẽm – Phần 1: Phương pháp phân tích cực phổ;
- TCVN 5487-91 (ISO 6636-2:1981) Rau quả và sản phẩm chế biến – Xác định hàm lượng kẽm;
- TCVN 7811-3:2007 (ISO 6636-3:1983) Rau, quả và các sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng kẽm – Phần 3: Phương pháp đo phổ dithizon.
RAU, QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KẼM – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỰC PHỔ
Fruits, vegetables and derived products – Determination of zinc content – Part 1: Polarographic method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn quy định phương pháp xác định hàm lượng kẽm trong rau, quả và sản phẩm rau, quả bằng phân tích cực phổ.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn TCVN 5487-91 (ISO 6636-2:1981) quy định phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử và TCVN 7811-3:2007 (ISO 6636-3:1983) quy định phương pháp phổ dithizon.
Đồng, thiếc, chì và cadimi không ảnh hưởng đến phép xác định.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 5102 (ISO 874), Rau và quả tươi – Lấy mẫu.
3. Nguyên tắc
Tro hóa toàn bộ phần mẫu thử trong lò nung ở nhiệt độ 525 oC ± 25 oC. Xử lý lượng tro thu được bằng axit clohydric. Trung hòa bằng dung dịch amoniac 25 % (khối lượng) rồi xác định hàm lượng kẽm bằng máy đo cực phổ có sử dụng dung dịch điện phân amoniac/ amoni clorua.
4. Thuốc thử
Tất cả các thuốc thử được sử dụng phải có chất lượng phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất hay ít nhất là nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Axit nitric (r20 = 1,38 g/ml).
4.2. Axit clohydric, pha loãng theo tỷ lệ 1:1.
Pha loãng 1 phần thể tích axit clohydric (r20 = 1,19 g/ml) với 1 phần thể tích nước.
4.3. Amoniac, dung dịch 25 % (theo khối lượng).
4.4. Dung dịch điện phân
Hòa tan 53,5 g amoni clorua trong nước đựng trong bình định mức 1 000 ml, thêm 155 ml dung dịch amoniac (4.3), thêm nước đến vạch rồi. Trộn.
4.5. Natri sulfit (Na2SO3), dung dịch nồng độ 1 mol/l.
4.6. Kẽm, dung dịch chuẩn có nồng độ từ 0,01 mg đến 0,04 mg kẽm trên mililít.
4.6.1. Dung dịch gốc
Hòa tan hoàn toàn 1 g kẽm kim loại [độ tinh khiết ít nhất là 99 % (theo khối lượng)] trong 10 ml axit clohydric (3.2) đựng trong bình nón. Chuyển toàn bộ sang bình định mức 1000 ml, thêm nước đến vạch rồi trộn.
4.6.2. Chuẩn bị
Pha loãng từ 1 ml đến 4 ml dung dịch kẽm gốc (4.6.1) trong bình định mức 100 ml, thêm nước đến vạch rồi trộn.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Máy đo cực phổ, thích hợp cho việc xác định hàm lượng kẽm lớn hơn 0,05 mg/kg, được trang bị điện cực giọt thủy ngân là catot và máy điện phân có đáy thủy ngân là anot.
5.2. Tủ sấy, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 100 oC ± 5 oC đến 150 oC ± 5 oC.
5.3. Lò nung, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 100 oC ± 5 oC đến 700 oC ± 25 oC.
5.4. Đĩa sứ, có đường kính từ 9 cm đến 11 cm.
5.5. Bình định mức một vạch, dung tích 50 ml.
5.6. Pipet chia độ, dung tích từ 1 ml đến 10 ml.
5.7. Bình nón, dung tích 25 ml.
5.8. Cân phân tích.
5.9. Nồi cách thủy.
6. Lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu rau, quả tươi xem TCVN 5102 (ISO 874).
Trộn kỹ mẫu thử trước khi lấy phần mẫu thử. Đối với mẫu thử đông lạnh hoặc đông lạnh nhanh, thì tiến hành làm tan băng trong bình kín rồi gộp phần nước tan ra với sản phẩm rồi đồng hóa.
7. Cách tiến hành
7.1. Phần mẫu thử
Cân khoảng từ 10 g đến 25 g mẫu chính xác đến 0,01 g, tùy theo hàm lượng kẽm dự kiến rồi chuyển vào đĩa sứ (5.4).
7.2. Phân hủy
7.2.1. Đặt đĩa sứ đựng phần mẫu thử (7.1) vào tủ sấy (5.2) và sấy ở nhiệt độ từ 110oC đến 120oC. Sau đó chuyển sang lò nung (5.3) đặt ở nhiệt độ 250 oC. Tăng từ từ nhiệt độ lên đến 350oC và giữ ở nhiệt độ này cho đến khi phần mẫu thử không còn sủi bọt nữa. Tăng dần nhiệt độ lên đến 525oC (sao cho phần mẫu thử không bốc cháy) và tiến hành tro hóa trong vòng 6 h. Lấy đĩa sứ ra khỏi lò và để nguội. Nếu trong tro có một lượng lớn các mảnh cacbon thì tiến hành như sau:
Làm ẩm tro bằng 0,5 ml nước sau đó cho thêm 0,5 ml axit nitric (4.1).
Cho toàn bộ bay hơi đến khô trên nồi cách thủy (5.9). Đặt đĩa vào lò nung ở nhiệt độ 250 oC, tăng nhiệt độ lên đến 525oC và giữ trong vòng từ 1 h đến 2 h. Lặp lại toàn bộ quá trình này cho đến khi trong tro không còn những mảnh cacbon nữa, nếu cần.
7.2.2. Cho 10 ml axit clohydric (4.2) vào tro và đặt trên nồi cách thủy cho hòa tan được dễ dàng và để nguội.
7.2.3. Chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 50 ml (5.5), dùng từ 5 ml đến 10 ml nước để rửa và cho nước rửa vào bình định mức.
7.2.4. Thêm dung dịch amoniac (4.3) vào dịch trên cho đến khi mùi amoniac xuất hiện (pH 8). Thêm tiếp dung dịch amoniac cho đến khi pH đạt đến 10. Thêm nước đến vạch. Trộn đều rồi lọc.
7.3. Phép thử trắng
Tiến hành phép thử đối với mẫu trắng song song cùng với phép xác định, theo cùng một quy trình thử, thêm cùng một lượng thuốc thử, nhưng thay thế phần mẫu thử bằng một lượng nước có khối lượng tương đương.
7.4. Phương pháp xác định
7.4.1. Dùng pipet hút 2 lần mỗi lần 8 ml dung dịch lọc được (7.2.4) cho vào 2 bình nón (5.7).
7.4.2. Thêm 1 ml dung dịch natri sulfit (4.5) và 1 ml nước vào một trong 2 bình nón rồi thêm dung dịch điện phân (4.4) để đạt đến thể tích là 25 ml. Trộn kỹ. Chuyển dung dịch sang bình điện phân của máy đo cực phổ. Rửa bình nón với một lượng nhỏ dung dịch thử.
7.4.3. Tiến hành đo cực phổ bằng cách quét từ - 1,0 V đến 1,6 V theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị. Cài đặt độ nhạy của thiết bị tương ứng với hàm lượng kẽm dự kiến. Các thiết bị khác nhau có cách thức cài đặt khác nhau. Điện thế nửa sóng, E1/2, đối với kẽm vào khoảng – 1,2 V. Tốc độ nhỏ giọt của thủy ngân là 10 giọt trong vòng 25 s cho đến 30 s.
7.4.4. Sau khi đã ghi lại cực phổ lần thứ nhất, tháo hết dung dịch trong bình điện phân rồi tráng bằng một ít dung dịch thử tiếp theo trước khi sử dụng lại.
7.4.5. Thêm vào bình nón thứ hai 1 ml dung dịch natri sulfit (4.5) và một thể tích đã biết của dung dịch kẽm chuẩn (4.6), thể tích này không vượt quá 1 ml. Thêm dung dịch điện phân (4.4) để có được 25 ml. Tiến hành như đã mô tả trong 7.4.2. Lặp lại quá trình này 2 lần thêm tương tự dung dịch chuẩn kẽm và thu được hàm lượng kẽm bằng cách ngoại suy. Hiệu chỉnh kết quả với kết quả thu được từ phép thử trắng.
7.5. Số lần xác định
Tiến hành hai phép xác định trên hai phần mẫu thử lấy từ cùng một mẫu.
8. Biểu thị kết quả
8.1. Phương pháp tính toán
Hàm lượng kẽm, tính theo miligam trên kilogam sản phẩm, bằng công thức sau đây:
Trong đó
h1 là chiều cao của sóng cực phổ thu được từ lần đo thứ nhất (xem 7.4.3), tính bằng milimét;
h2 là chiều cao của sóng cực phổ thu được từ lần đo thứ hai (xem 7.4.5), tính bằng milimét;
m là khối lượng của phần mẫu thử (7.1), tính bằng gam;
V0 là tổng thể tích của dung dịch được chuẩn bị từ phần mẫu thử đã phân hủy (xem 7.2.4), tính bằng mililít;
V1 là thể tích của dung dịch dùng cho phép đo thứ nhất (xem 7.4.2), tính bằng mililít;
V2 là thể tích của dung dịch dùng cho phép đo thứ hai (xem 7.4.5), tính bằng mililít;
V3 là thể tích của phần mẫu đã sử dụng để chuẩn bị cho dung dịch phân tích (xem 7.4.1), tính bằng mililít;
V4 là thể tích của dung dịch chuẩn kẽm được thêm vào (xem 7.4.5), tính bằng mililít;
r20 là nồng độ của dung dịch chuẩn kẽm (4.6), tính bằng miligam trên mililít.
Kết quả là giá trị trung bình của các giá trị thu được trong hai phép xác định, khi đáp ứng được yêu cầu về độ lặp lại (xem 8.2).
Kết quả lấy đến một chữ số thập phân.
8.2. Độ lặp lại
Chênh lệch giữa kết quả của hai lần xác định (7.5) được thực hiện đồng thời hay liên tiếp nhanh trong cùng điều kiện (cùng người thực hiện, cùng thiết bị và dụng cụ, cùng phòng thử nghiệm) không được vượt quá 5 % giá trị trung bình.
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ phương pháp sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo cũng phải nêu rõ mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Báo cáo thử nghiệm cũng phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
PHỤ LỤC 5
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7811-3 : 2007
RAU, QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KẼM – PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ DITHIZON
Fruit and vegetable products – Determination of zinc content – Part 3: Dithizone spectrometric method
Lời nói đầu
TCVN 7811-3:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 6636-3:1983;
TCVN 7811-3:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn ISO 6636 gồm có 3 phần và đã được chấp nhận thành các TCVN sau đây:
- TCVN 7811-1:2007 (ISO 6636-1:1986) Rau, quả và các sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng kẽm – Phần 1: Phương pháp phân tích cực phổ;
- TCVN 5487-91 (ISO 6636-2:1981) Rau quả và sản phẩm chế biến – Xác định hàm lượng kẽm;
- TCVN 7811-3:2007 (ISO 6636-3:1983) Rau, quả và các sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng kẽm – Phần 3: Phương pháp đo phổ dithizon.
RAU, QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KẼM – PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ DITHIZON
Fruit and vegetable products – Determination of zinc content – Part 3: Dithizone spectrometric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn qui định phương pháp xác định hàm lượng kẽm trong rau, quả và sản phẩm rau, quả bằng đo phổ dithizon.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
ISO 5515, Fruits, vegetables and derived products – Decomposition of organic matter prior to analysis – Wet method (Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Phân hủy thành phần hữu cơ trước khi phân tích – Phương pháp ướt).
3. Nguyên tắc
Phân hủy các chất hữu cơ, trung hòa dung dịch thu được và bổ sung dung dịch dithizon (1,5 – diphenylthiocarbazon). Tách chiết phức kẽm tạo thành với cloroform và đo phổ hấp thụ của dịch chiết ở bước sóng 538 nm.
4. Thuốc thử
Tất cả các thuốc thử được sử dụng phải là loại phân tích và đặc biệt không chứa kẽm, trừ những dung dịch chuẩn kẽm (4.8 và 4.9). Nước được sử dụng phải là nước cất hai lần hay ít nhất là nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Dung dịch axit sulfuric, 25 % (theo thể tích).
4.2. Dung dịch amoniac, 25 % (theo khối lượng).
4.3. Đỏ phenol, dung dịch chỉ thị.
Hòa tan hoàn toàn 0,1 g phenolsulfonephthalein trong 2,85 ml dung dịch natri hydroxit nồng độ 0,1 mol/l, dùng nước pha loãng đến 100 ml.
4.4. Dung dịch natri axetat ngậm ba phân tử nước, nồng độ 100 g/l.
4.5. Dung dịch natri thiosulfat, nồng độ 250 g/l.
4.6. Axit clohydric, đậm đặc, r20 = 1,19 g/ml.
4.7. Clorofom.
4.8. Kẽm, dung dịch chuẩn nồng độ 500 mg kẽm trên mililít.
Hòa tan hoàn toàn 0,500 g kẽm tinh khiết dạng hạt trong 20 ml dung dịch axit clohydric đậm đặc (4.6) đựng trong bình định mức 1 000 ml, thêm nước cho đến vạch.
4.9. Kẽm, dung dịch chuẩn nồng độ 5 mg kẽm trên mililít.
Pha loãng 10 ml dung dịch chuẩn kẽm (4.8) bằng dung dịch axit clohydric nồng độ 0,04 mol/l (4.10) trong bình định mức 1 000 ml cho đến vạch.
Chuẩn bị dung dịch này tại thời điểm cần sử dụng.
4.10. Dung dịch axit clohydric, nồng độ 0,04 mol/l.
4.11. Dung dịch 1,5-diphenylthiocarbazon (dithizon).
Hòa tan hoàn toàn 0,2 g dithizon trong 100 ml cloroform (4.7).
4.12. Dung dịch tách chiết 1,5-diphenylthiocarbazon (dithizon).
Pha loãng 1,0 ml dung dịch dithizon (4.11) đến 100 ml bằng clorofom (4.7).
5. Thiết bị, dụng cụ
CHÚ THÍCH Thiết bị không sạch có thể dẫn đến sai lệch kết quả trong phép thử trắng, do đó các thiết bị và dụng cụ sử dụng cần được rửa bằng dung dịch dithizon.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Bình định mức, dung tích 15 ml, 50 ml, 100 ml, 500 ml và 1 000 ml.
5.2. Phễu chiết, dung tích 250 ml.
5.3. Máy đo phổ, có khả năng đo ở nước sóng 538 nm với cuvet có chiều dài đường quang 1cm.
6. Cách tiến hành
6.1. Chuẩn bị mẫu thử
Đồng hóa mẫu kỹ trước khi lấy phần mẫu thử. Đối với mẫu đông lạnh hoặc đông lạnh sâu, thì tiến hành làm tan băng trong bình kín và trộn phần dịch lỏng tan ra với sản phẩm rồi đồng hóa.
6.2. Phần mẫu thử
Cân từ 5 g đến 10 g mẫu thử (6.1), chính xác đến 0,01 g, tùy theo hàm lượng kẽm dự kiến.
6.3. Phá hủy thành phần hữu cơ
Tiến hành theo như đã quy định trong ISO 5515.
CHÚ THÍCH Nghiền và sàng mẫu, trong những thiết bị không có hợp kim kẽm và/hoặc đồng trước khi tiến hành phá hủy thành phần hữu cơ, nếu cần.
6.4. Phương pháp xác định
Tùy theo hàm lượng kẽm dự kiến, pha loãng dung dịch thu được (xem 6.3) đến 50ml hoặc 100ml trong bình định mức. Lấy từ 1 ml đến 10 ml dung dịch này cho vào một trong phễu chiết (5.2) và dùng nước pha loãng đến 20 ml.
Tiến hành thực hiện các bước sau đây trong ánh sáng dịu.
Thêm 2 giọt chỉ thị đỏ phenol (4.3) và kiềm hóa dung dịch này bằng cách bổ sung dung dịch amoniac (4.2) cho đến khi màu của dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ (pH 7,8 đến 8,3). Làm nguội dung dịch dưới dòng nước, thỉnh thoảng nới lỏng van và thay thế van của phễu chiết.
Thêm vào dung dịch đã nguội 1 ml dung dịch natri thiosulfat (4.5) và 15 ml dung dịch natri axetat (4.4). Thêm từng giọt 3 ml dung dịch tách chiết dithizon (4.12). Lắc mạnh trong vòng 3 min sau khi bổ sung dithizon.
Để cho dung dịch tách pha. Khi pha hữu cơ có màu trắng là quá trình tách chiết đã hoàn thành. Nếu pha hữu cơ có màu đỏ, tiếp tục thêm vào từng giọt dung dịch tách chiết dithizon cho đến khi pha hữu cơ chuyển sang màu trắng. Lắc mạnh trong vòng 3 min. Để cho tách pha tiếp.
CHÚ THÍCH Nếu một lượng lớn dung dịch tách chiết dithizon cho vào cùng một lúc thì pha hữu cơ sẽ có màu xanh, khi đó mẫu không còn sử dụng được nữa.
Thu hồi pha hữu cơ vào một bình định mức 15 ml khô, dùng clorofom (4.7) pha loãng đến vạch và hòa trộn kỹ.
Đo độ hấp thụ của dung dịch bằng máy đo phổ (5.3) tại bước sóng 538 nm, sử dụng ánh sáng có dải sóng hẹp, ánh sáng suy giảm và clorofom tinh khiết để làm chất lỏng so sánh.
CHÚ THÍCH Nếu trong dung dịch mẫu đã xử lý có chứa ít hơn 5 mg kẽm, có thể bỏ qua công đoạn pha loãng như đã mô tả trong đoạn thứ nhất của 6.4. Tuy nhiên điều này cần phải tính đến khi xây dựng đồ thị đường chuẩn.
6.5. Phép thử trắng
Thực hiện đồng thời trong mỗi lượt xác định bằng cách thay thế dung dịch mẫu đã xử lý bằng 10ml dung dịch axit sulfuric (4.1) và tiến hành tương tự như đã mô tả trong 6.4.
6.6. Dựng đường chuẩn
Cho vào 4 phễu chiết lần lượt 1 ml, 2 ml, 4 ml và 5 ml dung dịch chuẩn kẽm (4.9) và dùng dung dịch axit sulfuric (4.1) pha loãng đến 10 ml. Sau đó bổ sung các thuốc thử và tiến hành pha loãng với clorofom như đã mô tả trong 6.4.
Các dung dịch này chứa lần lượt 5 mg, 10 mg, 20 mg và 25 mg kẽm.
Đo độ hấp thụ của dãy dung dịch này bằng máy đo phổ, tiến hành theo như đã mô tả trong 6.4.
Hàng ngày kiểm tra đường chuẩn vì độ hấp thụ đặc trưng có thể thay đổi theo nồng độ thực của dung dịch dithizon.
CHÚ THÍCH Nếu dung dịch mẫu đã xử lý không được pha loãng (xem phần chú thích của 6.4) cho lần lượt 0,2 ml, 0,4 ml, 0,6 ml và 0,8 ml dung dịch chuẩn kẽm (4.9) vào phễu chiết, sau đó bổ sung những thuốc thử như đã trình bày trong 6.4. Các dung dịch này chứa lần lượt 1 mg, 2 mg, 3 mg và 4 mg kẽm. Đo độ hấp thụ của những dung dịch này bằng máy đo phổ, tiến hành theo như đã mô tả trong 6.4.
6.7. Số lần xác định
Tiến hành hai phép xác định trên cùng một mẫu thử đã lấy đem đi phá hủy thành phần hữu cơ (xem 6.1).
7. Biểu thị kết quả
7.1. Phương pháp tính và công thức
7.1.1. Tính toán độ hấp thụ đặc trưng
Từ độ hấp thụ của các dung dịch đã sử dụng để xây dựng đường chuẩn (xem 6.6), tính từng độ hấp thụ đặc trưng theo công thức sau đây:
Trong đó
A1, A2, A3 và A4 là các độ hấp thụ đặc trưng;
E1, E2, E3 và E4 là độ hấp thụ được xác định như đã mô tả trong 6.6;
E0 là độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng.
Tính toán độ hấp thụ đặc trưng toàn phần, A, theo công thức:
7.1.2. Tính toán hàm lượng kẽm
Hàm lượng kẽm, tính bằng miligam trên kilogam sản phẩm, được tính theo công thức sau đây:
Trong đó
E là độ hấp thụ của dung dịch thử;
A là độ hấp thụ đặc trưng toàn phần;
V0 là tổng thể tích của dung dịch mẫu đã phân hủy và pha loãng (50 hoặc 100 ml) (xem 6.4), tính bằng mililít;
V1 là thể tích của phần dung dịch mẫu đã xử lý được cho vào phễu chiết, tính bằng mililít;
m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam.
7.2. Độ lặp lại
Chênh lệch giữa kết quả của hai phép xác định được thực hiện đồng thời hay liên tiếp nhanh bởi một người trên cùng một mẫu thử không được vượt quá 5 % giá trị trung bình.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ phương pháp sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo cũng phải nêu rõ mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc trong tiêu chuẩn được sử dụng để tham khảo, hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Báo cáo thử nghiệm cũng phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
PHỤ LỤC 6
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8119:2009
RAU QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT – PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG DÙNG 1,10-PHENANTHROLIN
Fruits, vegetables and derived products – Determination of iron content – 1,10-phenanthroline photometric method
Lời nói đầu
TCVN 8119: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5517 : 1978.
TCVN 8119 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
RAU QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT – PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG DÙNG 1,10-PHENANTHROLIN
Fruits, vegetables and derived products – Determination of iron content – 1,10-phenanthroline photometric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo quang dùng 1,10-phenanthrolin để xác định hàm lượng sắt trong rau, quả và sản phẩm rau, quả.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7149 (ISO 385), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Buret.
TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức.
TCVN 7153 (ISO 1042), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức.
TCVN 8117 (ISO 5515), Rau quả và sản phẩm rau quả - Phân hủy chất hữu cơ trước khi phân tích- Phương pháp ướt.
TCVN 8118 (ISO 5516), Rau quả và sản phẩm rau quả - Phân hủy chất hữu cơ trước khi phân tích - Phương pháp tro hóa.
3. Nguyên tắc
Phân hủy chất hữu cơ, sau đó khử sắt hóa trị ba bằng hydroxylamoni clorua. Tạo hỗn hợp sắt (II)/1,10-phenanthrolin bền trong môi trường đệm. Đo quang hợp chất màu đỏ ở bước sóng 508 nm.
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích. Sử dụng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có qui định khác.
4.1. Axit sulfuric, p20 = 1,84 g/ml.
4.2. Axit nitric, p20 = 1,32 g/ml.
4.3. Axit clohydric, p20 = 1,18 g/ml.
4.4. Hydroxylamoni clorua (NH2OH.HCl), dung dịch 200 g/l.
4.5. Dung dịch đệm.
4.5.1. Natri axetat ngậm ba phân tử nước (NaCH3CO2.3H2O), dung dịch 450 g/l.
4.5.2. Natri axetat ngậm ba phân tử nước (NaCH3CO2.3H2O), dung dịch 272 g/l (2 M).
4.6. 1,10-phenanthrolin, dung dịch 10 g/l.
Hòa tan 1 g của 1,10-phenanthrolin trong 80 ml nước ở 80 oC và một lượng tối thiểu axit clohydric (4.3) đã được pha loãng bằng cùng một thể tích nước, vào trong bình định mức một vạch 100 ml.
Sau khi làm nguội, pha loãng đến vạch và trộn.
Dung dịch này khi được bảo quản ở nơi mát và tránh ánh sáng mặt trời, thì có thể ổn định được trong vài tuần.
CHÚ THÍCH: Cách khác, có thể sử dụng một lượng phenantrolin clohydric tương ứng đã được hòa tan trong nước nguội thay cho 1,10-phenanthrolin.
4.7. Sắt, dung dịch chuẩn 0,020 g/l, được chuẩn bị theo một trong hai cách sau:
a) Cân 7,024 g amoni sắt (II) sulfat ngậm sáu phân tử nước [(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O], chính xác đến 0,001 g. Hòa tan trong nước và thêm 2 giọt axit clohydric (4.3). Chuyển toàn bộ vào bình định mức một vạch 500 ml, pha loãng bằng nước đến vạch và trộn. Dùng pipet chuyển 10 ml dung dịch này vào bình định mức một vạch 1 000 ml. Pha loãng bằng nước đến vạch và trộn.
b) Cân 0,200 g sắt dây đạt độ tinh khiết phân tích, chính xác đến 0,001 g. Hòa tan trong 200 ml axit clohydric (4.3) và thêm 50 ml nước. Chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức một vạch 1 000 ml, pha loãng đến vạch và trộn. Dùng pipet chuyển 50 ml dung dịch này vào bình định mức 500 ml. Pha loãng bằng nước đến vạch và trộn.
4.8. Magie axetat [Mg(CH3CO2)2], dung dịch 150 g/l.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Bình Kjeldahl, dung tích 250 hoặc 300 ml.
5.2. Pipet, dung tích 5, 10 và 20 ml, phù hợp với loại A của TCVN 7151 (ISO 648).
5.3. Buret, dung tích 50 ml, chia độ 0,1 ml, phù hợp với loại A của TCVN 7149 (ISO 385).
5.4. Bình định mức một vạch, dung tích 50 và 100 ml, phù hợp với loại A của TCVN 7153 (ISO 1042).
5.5. Cốc có mỏ, dung tích 50 ml.
5.6. Máy đo quang phổ hoặc máy đo độ hấp thụ quang điện, thích hợp để đo ở bước sóng 508 nm.
5.7. Cân phân tích.
5.8. Máy đo pH.
6. Cách tiến hành
6.1. Chuẩn bị mẫu thử và phần mẫu thử
Xem TCVN 8117 (ISO 5515) và TCVN 8118 (ISO 5516), theo phương pháp được chọn để phân hủy (6.2). Phần mẫu thử được chuẩn bị bằng cách lấy khoảng 10 g mẫu thử, cân chính xác đến 0,001 g, hoặc dùng pipet (5.2) lấy 10 ml mẫu thử.
6.2. Phân hủy
Tiến hành theo TCVN 8117 (ISO 5515) và TCVN 8118 (ISO 5516), pha loãng dung dịch thử đến 100 ml (chú ý, nếu tiến hành phân hủy theo TCVN 8118 (ISO 5516) thì hòa tan tro sau khi làm ướt bằng 5 ml axit sulfuric thay cho 1 ml).
6.3. Thử sơ bộ
Tiến hành thử sơ bộ để xác định thể tích của dung dịch đệm (4.5.1) được thêm vào. Dùng pipet (5.2) lấy một lượng V1 ml (5, 10 hoặc 20 ml) dung dịch thử thu được trong 6.2, tùy theo hàm lượng sắt dự kiến có trong mẫu.
Chuyển vào cốc có mỏ dung tích 50 ml (5.5), thêm nước đến 20 ml, nếu cần, sau đó thêm 5 ml dung dịch hydroxylamoni clorua (4.4).
Chuyển vào cốc có mỏ một lượng dung dịch đệm (4.5.1) cần thiết để thu được số đọc trên máy đo pH (5.8) từ 3,5 đến 4,5. Ghi lấy X ml là thể tích của dung dịch đệm được thêm vào.
6.4. Cách tiến hành
Lấy một lượng V1 ml (xem 6.3) dung dịch thử thu được trong 6.2 tùy thuộc vào hàm lượng sắt dự kiến và chuyển vào bình định mức một vạch 50 ml (5.4). Thêm 20 ml nước, nếu cần.
Thêm 5 ml dung dịch hydroxylamoni clorua (4.4) và X ml (xem 6.3) dung dịch đệm (4.5.1) để thu được pH từ 3,5 đến 4,5* Mặc dù sự tạo màu ở pH từ 2 đến 9 nhưng cường độ màu của dung dịch không đổi khi pH từ 3,5 đến 4,5.
.
Thêm 2 ml dung dịch 1,10-phenanthrolin (4.6), pha loãng bằng nước đến vạch và trộn. Để yên trong 5 min.
Dùng máy đo quang phổ hoặc máy đo độ hấp thụ quang điện (5.6) để đo độ hấp thụ ở bước sóng 508 nm. Nếu dung dịch tạo màu quá mạnh thì tiến hành đo lại, lấy một lượng V1 nhỏ hơn hoặc nếu lấy phần mẫu thử nhỏ hơn.
6.5. Số lần xác định
Tiến hành hai phép xác định trên cùng một mẫu thử (6.1).
6.6. Phép thử trắng
Tiến hành phép thử trắng theo cùng qui trình và sử dụng cùng lượng thuốc thử như đã dùng trong phép xác định nhưng không có phần mẫu thử.
6.7. Chuẩn bị đường hiệu chuẩn
Lấy 0; 5; 10; 20; 20; 30; 40 và 50 ml dung dịch sắt chuẩn (4.7) và 2 ml axit clohydric (4.3) cho vào một dãy bảy bình định mức một vạch 100 ml (5.4) tương ứng. Pha loãng đến vạch và trộn. Sau đó lấy 20 ml của mỗi dung dịch có trước, cho vào một dãy bảy bình định mức một vạch 50 ml (5.4), có chứa từ 0; 20; 40; 80; 120; 160 và 200 g sắt tương ứng. Thêm 5 ml dung dịch hydroxylamino clorua (4.4). Lắc đều. Thêm 3,5 ml dung dịch đệm (4.5.2). Lắc đều. Thêm 2 ml dung dịch 1,10-phenanthrolin (4.6). Pha loãng đến vạch và trộn. Để yên trong 5 min. Lắc đều.
Dùng máy đo quang phổ hoặc máy đo độ hấp thụ quang điện (5.6) để đo độ hấp thụ ở bước sóng 508 nm. Từ các giá trị độ hấp thụ đo được trừ đi các giá trị đo được tương ứng trong phép thử trắng (6.6). Dựng đường chuẩn, cho thấy số microgam sắt theo hàm số của độ hấp thụ.
7. Biểu thị kết quả
7.1. Phương pháp tính và công thức
7.1.1. Phần mẫu thử được lấy bằng pipet
Hàm lượng sắt của mẫu, biểu thị bằng miligam trên lit (mg/l), tính theo công thức sau đây:
trong đó:
m1 là khối lượng của sắt đọc được trên đường hiệu chuẩn (6.7), tính bằng microgam ();
V0 là thể tích của phần mẫu thử (6.1), tính bằng mililít (ml);
V1 là thể tích của phần cuối lấy để xác định (6.4), tính bằng mililít (ml).
7.1.2. Phần mẫu thử được lấy bằng cách cân
Hàm lượng sắt của mẫu, biểu thị bằng miligam trên kilogam, được tính theo công thức:
trong đó:
m0 là khối lượng của phần mẫu thử (6.1), tính bằng gam (g);
m1 là khối lượng của sắt đọc được trên đường hiệu chuẩn (6.7), tính bằng microgam ();
V1 là thể tích cuối cùng được lấy để xác định (6.4), tính bằng mililít (ml).
7.2. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả thu được của hai lần thử nghiệm tiến hành song song hoặc nhanh liên tiếp từ cùng một phép phân tích trên cùng nguyên liệu thử, không vượt quá ± 3 % giá trị trung bình.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải chỉ rõ phương pháp sử dụng và các kết quả thu được. Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập đến mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như bất kỳ sự cố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Báo cáo thử nghiệm phải đưa ra mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
PHỤ LỤC 7
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4594:1988
ĐỒ HỘP - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TỔNG SỐ, ĐƯỜNG KHỬ VÀ TINH BỘT
Canned foods - Determination of total sugar and starch content
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 3450 - 81 và thay thế TCVN 185 - 65 mục 35, phần IX.
1. Xác định hàm lượng đường tổng số theo bectorang
1.1. Nội dung phương pháp
Chiết đường tổng số từ mẫu bằng nước nóng, dùng axit clohydric thủy phân thành đường glucoza, lượng glucoza được xác định qua các phản ứng với dung dịch pheling, sắt (III) sunfat và kali pemanganat.
1.2. Lấy mẫu theo TCVN 4409 - 87. Chuẩn bị mẫu theo TCVN 4413 - 87.
1.3. Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích chính xác đến 0,0001g;
Bình tam giác dung tích 250 và 500ml;
Nút cao su có gắn sinh hàm ngược hoặc ống thủy tinh đường kính 2cm, dài 1m;
Bình định mức, dung tích 250 và 500ml;
Phễu lọc G4;
Pipet 5 và 25ml;
Buret 10; 25ml;
Ống đong 10; 50ml;
Cốc thủy tinh có mỏ dung tích 50; 250ml;
Bình hút lọc dung tích 500; 1000ml;
Bơm chân không hoặc vòi hút Burner;
Bếp cách thủy điều chỉnh được nhiệt độ;
Axit clohydric 1/3;
Chì axetat 10% hoặc kẽm axetat 20%;
Kali oxalat bão hòa hoặc dinatriphotphat bão hòa;
Natri hydroxit 20%;
Phenolphtalein 0,1% trong etanola 600;
Sắt (III) sunfat 5%: hòa tan 50g sắt (III) sunfat trong 200ml nước có chứa sẵn 108ml axit sunfuric đặc (d = 1,84), khuấy tan, thêm nước đến 1000ml.
Dung dịch này phải khử sắt (II) oxyt bằng kalipermanganat 0,1N cho đến có màu phớt hồng;
Kalipermanganat 0,1N;
Pheling A:
Hòa tan 69,2g đồng sunfat trong 500ml nước cất, thêm 10ml axit sunfuric đặc để dễ tan, thêm nước cất đến 1000ml, lắc kỹ, lọc;
Pheling B:
a - hòa tan 346g kali natri tactrat trong 500ml nước cất;
b - hòa tan 100g natri hydroxit trong 500ml nước cất, đổ a và b, thêm nước đến 1000ml, lắc kỹ, lọc.
1.4. Chuẩn bị thử
Mẫu đã chuẩn bị theo điều 1.2 được đo độ khô bằng khúc xạ kế, từ độ khô suy ra lượng mẫu cân sao cho thể tích kali pemanganat 0,1N dùng chuẩn độ cuối cùng nằm trong khoảng 4 - 27ml.
Với mẫu đồ hộp và nguyên liệu rau quả có độ khô 5 - 20% lượng mẫu cân từ 20 đến 5g.
1.5. Tiến hành thử
Cân 5 - 20g mẫu đã chuẩn bị, chuyển toàn bộ vào bình tam giác 250ml, tráng kỹ cốc cân bằng nước cất, lượng nước cho vào bình là 1/2 thể tích, đậy bình bằng nút cao su có gắn ống sinh hàn hoặc ống thủy tinh. Đun trên bếp cách thủy ở 800C trong 15 phút. Lấy ra để nguội. Thêm 10ml chì axetat 10% lắc kỹ để kết tủa protit có trong mẫu. Có thể kiểm tra việc loại protit hoàn toàn bằng cách để lắng trong mẫu rồi rót từ từ theo thành bình một dòng mảnh chì axetat 10%, nếu ở chỗ tiếp xúc giữa hai dung dịch không hình thành kết tủa là sự loại protit đã hoàn toàn, nếu còn kết tủa cần thêm dung dịch chì axetat. Để lắng. Thêm vào mẫu 5 - 10ml dung dịch kalioxalat bão hòa, lắc kỹ để loại chì dư. Để lắng. Lọc qua giấy lọc gấp nếp, thu dịch lọc vào bình định mức 500ml, rửa kỹ kết tủa, thêm nước cất đến vạch mức, lắc kỹ.
Hút 50 - 100ml dịch lọc chuyển vào bình tam giác 250ml thêm 15ml axit clohydric 1/3, đậy nút cao su có cắm ống thủy tinh, đun trên bếp cách thủy sôi trong 15 phút lấy ra để nguội. Trung hòa dung dịch mẫu bằng natri hydroxit 30% thử bằng giấy chỉ thị. Chuyển toàn bộ dịch mẫu vào bình định mức 250ml, thêm nước cất đến vạch, lắc kỹ.
Hút 10 - 25ml dung dịch mẫu vào bình tam giác 250ml, cho vào bình hỗn hợp gồm 25ml dung dịch pheling A và 25ml dung dịch pheling B, lắc nhẹ, đặt trên bếp điện có lưới amiăng và đun 3 phút kể từ lúc sôi. Để nguội bớt và lắng kết tủa đồng oxyt.
Lắp hệ thống lọc (xem hình vẽ).
Lọc dung dịch qua phễu lọc G1. Chú ý để lúc nào trên mặt kết tủa cũng có một lớp dung dịch hay nước cất. Rửa kỹ kết tủa trên phễu lọc vào trong bình tam giác bằng nước cất đun sôi. Chuyển phễu lọc sang bình tam giác có kết tủa, hòa tan kết tủa trên phễu vào trong bình bằng 10 - 20ml dung dịch sắt (III) sunfat 5%.
1. Cốc lọc xốp
2. Bình hút có nhánh
3. Ra bơm chân không hoặc vòi hút Busner
Chuẩn độ lượng sắt (II) hình thành trong bình tam giác bằng dung dịch kali pemanganat 0,1N cho đến khi dung dịch có mầu hồng sẫm bền vững trong 1 phút. Ghi số ml kalipemanganat 0,1N đã dùng.
1.6. Tính kết quả
Từ số ml kalipemanganat 0,1N đã dùng tra bảng Bectrang được số mg glucoza tương ứng, chuyển ra gam.
Hàm lượng đường tổng số (X) tính bằng % theo công thức:
Trong đó:
a - lượng glucoza tương ứng, g;
V - thể tích bình định mức mẫu để khử protit, ml;
V1 - thể tích mẫu lấy để thủy phân, ml;
V2 - thể tích bình định mức mẫu đã thủy phân, ml;
V3 - thể tích mẫu lấy để làm phản ứng với pheling, ml;
m - lượng cân mẫu, g.
Kết quả là trung bình cộng của kết quả 2 lần xác định song song. Tính chính xác đến 0,01%. Chênh lệch kết quả giữa 2 lần xác định song song không được lớn hơn 0,02%.
2. Phương pháp xác định hàm lượng đường khử
2.1. Nội dung phương pháp
Chiết đường khử bằng nước nóng, xác định trực tiếp bằng phương pháp Bectrang như điều 1.1.
2.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo điều 1.2.
2.3. Dụng cụ, hóa chất theo điều 1.3.
2.4. Chuẩn bị thử theo điều 1.4.
2.5. Tiến hành thử
Cân 10 - 25g mẫu, chiết khử protit, lọc mẫu, định mức như điều 1.5. Hút 25ml dung dịch chuyển vào bình tam giác 250ml thêm 25ml nước cất, 50ml hỗn hợp pheling A, B và tiến hành đun, lọc chuẩn độ như điều 1.5.
Ghi thể tích dung dịch kalipemanganat 0,1N đã dùng.
2.6. Tính kết quả
Từ thể tích kalipemanganat 0,1N đã dùng tra bảng Bectrang được số mg glucoza tương ứng, đổi ra gam.
Hàm lượng đường khử (X) tính theo công thức sau:
Trong đó:
a - lượng glucoza tương ứng, g;
V - dung tích bình định mức, ml;
V1 - thể tích mẫu hút làm phản ứng với dung dịch pheling, ml;
m - lượng cân mẫu, g.
Xử lý kết quả như điều 1.6.
3. Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột
3.1. Nội dung phương pháp
Hàm lượng tinh bột trong mẫu là hiệu số giữa hàm lượng gluxit tổng số của hàm lượng đường tổng số xác định theo phương pháp Bectrang và nhân với hệ số 0,9.
3.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo điều 1.2.
3.3. Dụng cụ hóa chất
Như điều 1.3 và thêm:
Axit clohydric đặc d20 = 1,11.
3.4. Chuẩn bị thử theo điều 1.4.
3.5. Tiến hành thử
3.5.1. Xác định hàm lượng gluxit tổng số
Cân 5 - 20g mẫu, chuyển toàn bộ vào bình tam giác dung tích 250ml, tráng kỹ cốc cân bằng nước cất, lượng nước cho vào bình khoảng 100 - 150ml. Thêm 5ml axit clohydric đặc vào bình khoảng 100 - 150ml. Thêm 50ml axit clohydric đặc vào bình mẫu, đậy nút cao su có cắm ống sinh hàn ngược và đun trên bếp cách thủy sôi trong 2 giờ. Lấy bình ra làm nguội, trung hòa mẫu bằng natri hydroxit 30%, khử protit, lọc, định mức theo điều 1.5.
Hút 5 - 25ml dịch lọc, chuyển vào bình tam giác dung tích 250ml, thêm vào bình 50ml hỗn hợp pheling A, B và tiếp tục đun, lọc, hòa tan và chuẩn độ như điều 1.5. Ghi số ml kali pemanganat 0,1N đã dùng.
3.5.2. Xác định hàm lượng đường tổng số như điều 1.
3.6. Tính kết quả
3.6.1. Hàm lượng gluxit tổng số (X1) tính bằng % theo công thức:
Trong đó:
a - lượng glucoza tương ứng, g;
V - dung tích bình định mức, ml;
V1 - thể tích mẫu hút để làm phản ứng với dung dịch pheling, ml;
m - lượng cân mẫu, g.
3.6.2. Hàm lượng đường tổng số (X2) như điều 1.6.
3.6.3. Hàm lượng tinh bột (X) tính bằng % theo công thức:
X = (X1 - X2).0,9
Xử lý kết quả như điều 1.6.
PHỤ LỤC 8
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5366-1991
(ISO 1026-1982)
SẢN PHẨM RAU QUẢ -
Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp làm khô dưới áp suất thấp và xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất đẳng khí.
Fruit and vegetable products – Determination of dry matter content by drying under reduced pressure and of water content by azaotropic distillation
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng chất khô trong rau quả bằng cách làm khô dưới áp suất thấp, trừ các sản phẩm mà khi làm khô có thể thay đổi trạng thái thành phần và các sản phẩm có hàm lượng nước dưới 10%. Về phương pháp xác định hàm lượng nước bằng cách chưng cất đẳng khí, các sản phẩm hòa tan trong nước hay benzene, các sản phẩm chứa nhiều chất bay hơi hoặc các sản phẩm lên men.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 1026-1982(E)
Xác định hàm lượng chất khô
Định nghĩa
Chất khô: Toàn bộ các chất không bay hơi ở các điều kiện làm khô qui định trong tiêu chuẩn này.
Nguyên tắc
Sau khi trộn, làm nóng đến khối lượng không đổi các sản phẩm lỏng hay bán lỏng đã được dàn trên một bề mặt hấp phụ, hoặc các sản phẩm dạng sệt được trộn với một thứ bột trơ ở 70oC dưới áp suất thấp
Thiết bị.
Các thiết bị thí nghiệm thông thường và đặc biệt là:
Tủ sấy: Cho phép quá trình làm khô được tiến hành ở 70oC dưới áp suất khoảng 3kPa (30 mBar) đồng thời cho phép dòng không khí khô (1.7.3) vào từ từ ở mộ tốc độ thích hợp là 10 hoặc 40 l/h, do ở áp suất khí quyển trước khi chảy vào tủ sấy; không khí được cung cấp qua vòi phải được sấy khô. Ví dụ như bằng cách cho đi qua chai chứa axit sunfuric đặt trước vòi. Việc cung cấp khí phải đầy đủ. Nhiệt độ trong toàn bộ tủ sấy phải đồng đều.
Bình hút ẩm: Có sẵn chất hút ẩm còn tác dụng.
Hộp cân bằng kim loại chống ăn mòn (niken, nhôm, hay tốt nhất là thép không gỉ mỏng) hình trụ đáy phẳng (thí dụ đường kính khoảng 60mm, cao 25mm) và có nắp đậy khít (xem 1.7.1)
Đũa thủy tinh, có chiều dài tương ứng kích thước hộp (xem 1.3.3)
Cân phân tích
Vật liệu
Băng giấy, cho các sản phẩm lỏng.
Dùng giấy lọc không tro, có thể dùng giấy lọc được xử lý bằng cách rửa 8h trong dung dịch axit clohiric 2g/l, tráng 5 lần bằng nước cất và hong khô trong không khí. Cắt giấy thành từng dải rộng 20mm. Gấp giấy theo mẫu với các đường nếp gấp kín, hay đơn giản hơn là cuốn giấy theo lõi hình tam giác với cạnh là 1cm. Băng giấy được tự tháo một phần tạo ra hình xoắn nhiều cạnh. Đặt 4 đến 4,5g giấy vào từng hộp, tương đương 3m băng giấy nếu dùng giấy từ 60-70g/m2 hoặc 1m nếu dùng giấy dày hơn 180-200g/m2.
Đĩa giấy, cho các sản phẩm nửa lỏng.
Sử dụng các đĩa bằng giấy lọc hoàn toàn không tro, gấp nếp và cắt để đường kính hơi nhở hơn đường kính hộp. Nếu không có giấy lọc không tro thì xử lý giấy lọc như điều 1.4.1.
Cát sạch, cho các sản phẩm dạng bánh hoặc đặc.
Dùng cát sạch đã được ngâm rửa trong dung dịch axit clohydric 5% khối lượng, rửa sạch axit (kiểm tra sự có mặt của các ion clorua trong nước rửa bằng dung dịch bạc nitrat). Sàng để thu được các hạt có kích thước khoảng 100-400μm, sau đó đem canxi hóa.
Trình tự thử
Chú thích: Dùng nước cất hay nước ít nhất có độ tinh khiết tương đương
Chuẩn bị mẫu thử: Trộn kỹ mẫu thí nghiệm.
Chuẩn bị thiết bị
Các sản phẩm lỏng hay nửa lỏng
Sấy trong tủ sấy theo các điều kiện qui định ở điều 1.3.1, một hộp cân (1.3.3) (xem 1.7.1) kèm nắp để bên cạnh, trong hộp này đặt các giải giấy (1.4.1) hay hai hộp giấy (1.4.2) là thích hợp. Sấy 1h, cân các hộp với độ chính xác 0,0002g sau khi làm nguội trong bình hút ẩm (1.3.3) và đậy nắp trước khi lấy hộp ra khỏi tủ sấy.
Các sản phẩm đặc nhão hay không đồng nhất.
Sấy một hộp cân (1.3.3) (xem 1.7.1) trong tủ sấy, theo các điều kiện qui định trong điều 1.3.1, với nắp hộp để bên cạnh. Trong hộp để 10 đến 20g cát (1.4.3) và một đũa thủy tinh (1.3.4). Sấy 1h, cân hộp với độ chính xác 0,0002g sau khi đã làm nguội trong bình hút ẩm (1.3.2) và đậy nắp trước khi lấy hộp ra khỏi tủ sấy.
Phần mẫu thử
Sản phẩm lỏng hay nửa lỏng. Dùng pipet lấy 10ml (đối với sản phẩm lỏng – xem chú thích) hay vài ml (đối với sản phẩm nửa lỏng), mẫu thử (1.5.1) và nhúng hoàn toàn các băng giấy hay hộp giấy, tùy loại sản phẩm vào hộp và tránh không để rớt các chất lỏng thừa ra thành hộp kim loại.
Thao tác này càng nhanh càng tốt để tránh bốc hơi. Đậy nắp hộp và cân với độ chính xác 0,0002g. Trong trường hợp sản phẩm nửa lỏng, việc nhúng có thể được tiến hành bằng cách làm ướt các hộp giấy với nước trước khi cân phần mẫu thử
Chú thích: Đối với các sản phẩm lỏng, nếu yêu cầu thể hiện hàm lượn chất không bằng g/100 ml sản phẩm thì lấy 10ml sản phẩm bằng cách sử dụng pipet kể trên. Trong trường hợp này, bỏ qua đoạn thứ hai ở trên.
Các sản phẩm đặc, nhão hay không đồng nhất.
Chuyển 2 đến 5g mẫu thử vào hộp và cân với độ chính xác 0,0002g. Dùng đũa thủy tinh trộn kỹ sản phẩm với cát, cẩn thận sao cho sản phẩm hoặc cát không rơi ra ngoài hộp. Nếu khó trộn, có thể cho thêm ít nước sau khi đã cân phần mẫu thử
Xác định
Đặt hộp chứa giấy, phần mẫu thử cùng với các thứ kèm theo đã được cân cùng với hộp (điều 1.5.3.1, 1.5.3.2) vào tủ sấy (1.3.1) được giữ ở 70oC, nắp để cạnh hộp. Giảm áp suất xuống 3kPa khi cho dòng khí khô đi qua ở mức 401/h (xem 1.3.1, 1.6.2 và 1.7.3)
Sấy 3h đối với sản phẩm lỏng hoặc nửa lỏng, hoặc 4h đối với các sản phẩm khác. Làm nguội trong bình hút ẩm. Đậy nắp, trước khi lấy ra khỏi tủ sấy và sau đó cân với độ chính xác 0,0002g.
Lặp lại thao tác sấy đến khi thấy sự khác biệt giữa hai lần, cân lien tiếp với một khoảng cách là 1h không vượt quá 0,001g.
Số lần xác định
Tiến hành 2 lần xác định trên cùng một mẫu thử (1.5.1)
Trình bày kết quả
Phương pháp và công thức tính toán
Hàm lượng chất khô (X) tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức:
X=m2-mo×100m1-mo
Trong đó:
mo: khối lượng của hộp và chất kèm theo (giấy hoặc cát và đũa, nắp) (xem 1.5.2.1 hoặc 1.5.2.2), bằng gam
m1: khối lượng của chính hộp đó có chứa phần mẫu thử trước khi sấy (xem 1.5.3.1 hoặc 1.5.3.2), bằng gam
m2: khối lượng của chính hộp đó sau khi sấy, tính bằng gam
Kết quả là trung bình cộng của các giá trị thu được trong hai lần xác định (1.5.5) miễn là thỏa mãn yêu cầu về độ lặp lại (xem 1.6.2)
Chú thích:
Trong trường hợp các sản phẩm có hàm lượng nước thấp, kết quả có thể được thể hiện bằng nhiều phần trăm của khối lượng nước.
Đối với các sản phẩm lỏng, nếu phần mẫu thử được lấy bằng thể thích (xem ghi chú ở 1.5.3.1) thì hàm lượng chất khô (X1) được thể hiện bằng gam trên 100ml sản phẩm và bằng:
X=m2-mo×100V
Trong đó: V là thể tích tính bằng mililit của phần mẫu thử, m2 và mo đã giải thích ở trên.
Độ lặp lại
Sự khác nhau giữa các giá trị thu được trong hai lần xác định (1.5.5) được tiến hành đồng thời hoặc lien tiếp do cùng một kiểm nghiệm viên tiến hành, không được vượt quá:
1% (tương đối) đối với các hàm lượng chất khô lớn hơn 10g trong 100g hoặc 100ml mẫu thử.
2% (tương đối) đối với các hàm lượng chất khô nhỏ hơn hay bằng 10g trong 100g hay 100ml mẫu thử
Những điều cần chú ý khi thao tác
Nếu một vật đỡ bằng giấy lọc được sử dụng, độ kín khít của hộp (1.3.3) có thể được kiểm tra như sau:
Khối lượng của một hộp có chứa giấy lọc và đã được sấy như qui định ở 1.5.2.1 và sau đó đậy nắp kín và để ở không khí phòng thí nghiệm sau khi đã làm nguội trong bình hút ẩm (1.3.2) không được tăng quá 0,001g trong 1 giờ.
Trong một số trường hợp, đặc biệt đối với các loại phân tích có thể quy định trước các điều kiện sấy bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra sau:
Dung dịch 100 ± 1g/l sacaroza tinh khiết phải còn lại tổng dư lượng các chất rắn 100 ± 1g trên lít.
Dung dịch 10 g/l axit lactit tinh khiết phải tách được tổng dư lượng các chất rắn tối thiểu 9,5g trên lít.
Chú thích: Dung dịch axit lactit phải được chuẩn bị như sau: pha loãng 10ml axit lactic tinh khiết với khoảng 100ml nước, đun nóng dung dịch trong một đĩa trên một bếp cách thủy trong 4h, bổ sung nước nếu thể tích dung dịch giảm xuống khoảng 50ml. Pha loãng dung dịch trong đĩa đến 1 lít trong bình định mức và chuẩn độ axit lactit trong 10ml dung dịch này với một dung dịch kiềm 0,1 mol/l
Điều chỉnh nồng độ đến 10 g/l. Cố định thời gian trong tủ sấy. Tốc độ dòng khí khô, hoặc áp suất trong để thõa mãn các điều kiện này.
Trong một số trường hợp, cho phép trong giờ đầu tiên tiến trình sấy ở 70oC và 13,2 kPa (132 mbar) và sau đó giảm áp suất còn 3,3 kPa (33 mbar).
Nếu có nguy cơ bị ôxy hóa khi sử dụng không khí thì thay khí trơ để thổi vào thiết bị.
Xác định hàm lượng nước
Định nghĩa
Nước: Phần cất của nước được lôi cuốn và được thu hồi bằng phương pháp lôi cuốn quy định trong tiêu chuẩn này.
Hàm lượng nước được tính bằng phần trăm khối lượng
Chất khô: là phần kết quả thu được từ khối lượng sản phẩm trừ khối lượng nước được lôi cuốn ở các điều kiện trong tiêu chuẩn này.
Nguyên tắc
Sự lôi cuốn nước ở dạng hơi bằng một dung môi dễ bay hơi không trộn lẫn được với nước, ngưng tụ và tách trong một xiphong ngược dòng, thu hồi và đo thể tích nước trong một ống chia độ.
Thuốc thử
Bezen hay Toluen
Thiết bị
Các thiết bị thí nghiệm thông thường và đặc biệt là:
Thiết bị lôi cuốn. Bao gồm các chi tiết sau và được nối với nhau bằng các mối ghép thủy tinh mài.
Bình nón: thể tích không nhỏ hơn 500ml.
Ống ngưng lạnh ngược dòng
Bình thu hồi gồm một ống được chia độ 0,1ml có thể lắp với bình nón và ống ngưng lạnh (xem lại hình vẽ)
Chú thích: Để loại các vết dầu mỡ trong ống chia độ và bên trong bình ngưng, làm sạch thiết bị, ví dụ như bằng một hỗn hợp axit cromic – sulfuric, và rửa một lần bằng nước cất và axeton. Sau đó là khô thiết bị trong một dòng khí, không gia nhiệt.
Bếp điện với hệ thống điều khiển và một mát khuấy từ hoặc một bếp cách thủy.
Cân
Trình tự thử
Chuẩn bị mẫu thử: trộn kỹ mẫu thí nghiệm
Lượng mẫu cân
Cân với độ chính xác 0,1gr lượng lớn nất của mẫu thí nghiệm (2.5.1) ( lượng mẫu cân khoảng 50gr là thích hợp)
Xác định
Chuyển toàn bộ lượng mẫu cân (2.5.2) vào bình nón (2.4.1.1) cùng với một lượng dung môi (2.3) xấp xỉ với khối lượng lượng mẫu cân. Đối với sản phẩm dạng bánh, cho thêm một chất điều chỉnh mức độ sôi, ví dụ một vài mẫu đá bọt.
Nối bình thu hồi (2.4.3.1) với bình nón và ống ngưng lạnh sau đó nối các ống dẫn của ống ngưng lạnh.
Đốt nóng cẩn thận bình nón trên bếp điện hoặc bếp cách thủy (2.4.2) (xem 2.7.2), duy trì sự sôi nhẹ cho đến khi dung môi được cất trở nên trong và không còn nước tách nữa ( khoảng 3h). Phần cất được phải giỏ từng giọt một từ đáy của bình ngưng với tốc độ khoảng 2 giọt/ giây.
Nước thu hồi trong ống chia độ.
Vào cuối quá trình cất, ngừng việc đun nóng và lắc bình ngưng để tránh các giọt nước và dung môi dính vào thành bình.
Làm nguội ống chia độ đến nhiệt độ môi trường xung quanh, nếu cần thì ngâm vào nước.
Đọc thể tích thu hồi được trong ống chia độ sau khi đã để được một khoảng thời gian cần thiết để nước hoàn toàn ngưng tụ sao cho không có vùng bị nhũ tương hóa (xem 2.7.1).
Số lần xác định
Tiến hành hai lần xác định trên cùng một mẫu thử (2.5.1)
Tính kết quả
Hàm lượng nước (H) được tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm và bằng:
H= Vm *100
Trong đó: m – là khối lượng mẫu cân, gram (2.5.2)
V – thể tích nước, được tính bằng mililitthu hồi được trong ống chia độ (khối lượng riêng của nước được coi là 1gr/ml)
Hàm lượng chất khô (X) tính bằng phần trăm khối lượng và X=100-H
Trong đó h là lượng nước tính ở (2.6.1)
Những điều cần lưu ý khi thử
Nếu vạch chia độ ở phần dưới của ống chia độ bị nghi ngờ, điều này có thể xảy ra, trước khi đưa lượng mẫu cân vào bình nón, đổ dung môi vào bình, thêm một lượng nước nhỏ lượng này phụ thuộc vào thể tích phần dưới của ống chuẩn độ, chưng cất cho đến khi thể tích nước của ống chuẩn độ không đổi.Lúc này có thể tiến hành xác định được.
Cũng có thể đổ nước vào ống chuẩn độ đến một vạch độ, xác định trước khi tiến hành chưng cất.
Trong trường hợp sản phẩm nhão, nên dùng bếp cách thủy để hâm nóng bình nón.
Biên bản thử
Trong biên bản thử, phải chỉ rõ phương pháp đã sử dụng và kết quả thu được. Phải nêu cả các thao tác chi tiết không quy định ở tiêu chuẩn này hoặc được coi như không bắt buộc cũng như bất kỳ việc gì có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Biên bản thử phải bao gồm mọi thông tin cần thiết cho việc nhận biết toàn diện mẫu thử.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_pttp_dua_hau_5316.docx