Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm
Nhóm đề tài 2: Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
(gồm 2 bài tiểu luận tìm hiểu chuyên sâu về thị trường XK của Việt Nam là Nhật Bản - 1 file word + 1 pdf)
Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.
MUC LUC
----&---- Trang Lời mở đầu . 1
Chương 1: Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực
1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 – 7 tháng đầu năm 2010 . 3
1.1.1 Về xuất khẩu hàng hóa . 3
1.1.2 Về nhập khẩu hàng hóa 6
1.2 Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực những năm gần đây 9
1.2.1 Thị trường Hoa Kỳ 9
1.2.2 Thị trường EU 12
1.2.3 Thị trường Nhật Bản . 16
1.2.4 Thị trường Trung Quốc 19
1.2.5 Thị trường Singapore 24
1.2.6 Thị trường Úc 26
1.2.7 Thị trường Nga 28
1.2.8 Thị trường các nước ASEAN . 30
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
2.1 Khái quát thị trường Nhật Bản và xuất nhập khẩu với Việt Nam 34
2.1.1 Tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản 34
2.1.2 Cơ hội từ thị trường Nhật Bản . 37
2.1.3 Khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang Nhật . 39
2.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Nhật Bản 40
2.2.1 Dệt may 40
2.2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản . 40
2.2.1.2 Tình hình thị trường hàng dệt may tại Nhật Bản . 41
2.2.1.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường . 41
2.2.1.2.2 Xu hướng nhập khẩu . 42
2.2.1.2.3 Thị phần nhập khẩu và xuất xứ hàng . 42
2.2.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh 43
2.2.1.2.5 Luật thương mại cơ bản . 45
2.2.1.3 Thành công và thuận lợi . 48
2.2.1.4 Hạn chế và thách thức 49
2.2.2 Giày dép . 51
2.2.2.1 Tình hình xuất khẩu giày dép sang Nhật Bản . 51
2.2.2.2 Tình hình thị trường giày dép tại Nhật Bản . 53
2.2.2.2.1 Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa 53
2.2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh 54
2.2.2.2.3 Các Luật thương mại cơ bản . 57
2.2.2.3 Thành công và thuận lợi . 60
2.2.2.4 Hạn chế và thách thức 61
2.2.3 Thủy sản . 62
2.2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật 62
2.2.3.2 Tình hình thị trường thủy sản tại Nhật Bản . 65
2.2.3.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường . 65
2.2.3.2.2 Xu hướng nhập khẩu, thị phần nhập khẩu 65
2.2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh 66
2.2.3.2.4 Các rào cản thương mại . 67
2.2.3.3 Thành công và thuận lợi . 67
2.2.3.4 Hạn chế và thách thức 68
2.2.4 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 69
2.2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật 69
2.2.4.2 Tình hình thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại Nhật Bản 70
2.2.4.2.1 Đặc điểm hàng hóa và thị trường Nhật Bản . 70
2.2.4.2.2 Khuynh hướng nhập khẩu 71
2.2.4.2.3 Thị phần nhập khẩu 72
2.2.4.2.4 Đối thủ cạnh tranh 72
2.2.4.2.5 Rào cản thương mại 73
2.2.4.3 Thành công và thuận lợi . 74
2.2.4.4 Hạn chế và thách thức 75
2.2.5 Dây điện và cáp điện . 76
2.2.5.1 Tình hình xuất khẩu 76
2.2.5.1.1 Vào các thị trường chủ yếu . 76
2.2.5.1.2 Vào Nhật Bản 77
2.2.5.1.3 Cơ cấu hàng xuất . 78
2.2.5.2 Thành công và thuận lợi . 78
2.2.5.3 Hạn chế và thách thức 80
2.2.6 Linh kiện điện tử 80
2.2.6.1 Tình hình xuất khẩu 80
2.2.6.1.1 Vào các thị trường chủ yếu . 80
2.2.6.1.2 Vào Nhật Bản 81
2.2.6.1.3 Cơ cấu hàng xuất . 81
2.2.6.1.4 Đối thủ cạnh tranh . 82
2.2.6.2 Thành công và thuận lợi . 82
2.2.6.3 Hạn chế và thách thức 82
2.2.7 Dầu thô và than đá . 83
2.2.7.1 Tình hình cung cầu 83
2.2.7.2 Đối thủ cạnh tranh . 83
2.2.7.3 Kim ngạch xuất khẩu 84
2.2.7.4 Thuận lợi . 87
2.2.7.5 Khó khăn, thách thức 87
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
3.1 Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản . 89
3.1.1 Giải pháp từ phía nhà nước . 89
3.1.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp . 91
3.1.2.1 Đáp ứng những đòi hỏi của thị trường . 91
3.1.2.2 Đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm . 92
3.1.2.3 Thu thập thông tin thị trường . 93
3.1.2.4 Hoạt động marketing . 93
3.1.2.5 Tăng cường hợp tác kinh doanh với đối tác Nhật Bản . 94
3.1.2.6 Phát triển nguồn nhân lực 95
3.2 Giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản . 95
3.2.1 Hàng dệt may . 95
3.2.2 Giày dép . 96
3.2.3 Thủy sản 97
3.2.4 Gỗ và sản phẩm gỗ . 100
3.2.5 Dây điện và cáp điện . 101
3.2.6 Máy tính và linh kiện điện tử . 102
3.2.7 Dầu thô và Than đá 103
Kết luận . 104
Danh mục tài liệu tham khảo chính 105
Danh mục bảng biểu và biểu đồ
Phụ lục
LOI MO DAU
----{---- Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa hướng mạnh vào xuất khẩu.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thủy sản, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam đang được người Nhật Bản ngày càng ưa chuộng. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam. Thế nhưng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng như thị phần của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Thị trường Nhật cần gì? Người Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu gì? Đây chính là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “khó tính” này.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thị trường Nhật Bản – giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới “ để nghiên cứu. Việc nghiên cứu nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu mà chúng em sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Đề tài kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực.
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong có được sự đóng góp của cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường Hoa Kỳ trị giá 65.2 tỷ USD,
tăng 34.3%. Và xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước châu Á trong 7 tháng 2010 cũng
được đánh giá là tăng so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Nhật Bản đã hoạt
động rất tốt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.
CƠ CẤU NHỮNG NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH 2009
Sinh viên tổng hợp từ Cơ quan Ngoại thương Nhật Bản JETRO
Số liệu thống kê cho thấy so với cùng kỳ năm 2009, các mặt hàng thiết yếu góp
phần thúc đẩy kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm của Nhật Bản cũng tăng khá mạnh
như là nguyên liệu khoáng với kim ngạch 111.3 tỷ USD, tăng 38.3%, trong đó kim ngạch
nhập khẩu của dầu thô lên đến 61 tỷ USD, tăng 54.4%; tiếp đến là nhóm hàng chất hóa
học đạt 34.3 tỷ USD, tăng 27.6%; thực phẩm đạt 33.1 tỷ USD, tăng 5.9%; sản phẩm chế
tạo đạt 34.1 tỷ USD, tăng 34.5%.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số
thì quá đông. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguên
năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật
Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được
một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước
ngoài. Mặt hàng này là điểm mạnh của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới tuy
-18-
nhiên do Nhật Bản có khá nhiều điều kiện, đạo luật trong việc hạn chế nhập khẩu để bảo
vệ sản xuất trong nước nên cơ hội vẫn chưa thực sự đến với ta.
Đối tác thương mại xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản trong 7 tháng 2010
cũng vẫn là Trung Quốc với 82.7 tỷ USD, tăng 23.9% so với cùng kỳ năm 2009; tiếp đến
là Hoa kỳ: 38.4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; Australia: 23.7 tỷ USD,
tăng 16.3%; Saudi Arabia: 20.7 tỷ USD, tăng 43.8% so với cùng kỳ năm trước.
-19-
II. Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
Liên quan đến trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, số liệu
thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong 6 tháng 2010 tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước là 8.1 tỷ USD, tăng 26.0% so với cùng
kỳ năm 2009.
BẢNG 16 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
NAM VỚI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ 2001 ĐẾN 6/2010
ĐVT: triệu USD, %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6 tháng 2010
Xuất
khẩu 2509.8 2437.0 2908.6 3502.4 4411.0 5240 6090 8538 6291.8 4089.6
Tốc độ
tăng
Tuyệt
đội -65.4 -72.8 471.6 593.8 907.6 829 850 2248 -2246.2 570.2
Tương
đối -2.54 -2.90 19.35 20.42 25.95 19.0 16.2 40.2 -26.3 16.2
Nhập
khẩu 2183.1 2504.7 2982.1 3552.6 4093.0 4702 6189 8240 7468.0 4051.7
Tốc độ
tăng
Tuyệt
đội -117.8 321.6 477.4 570.5 540.4 609 1487 2051 -772 1111.4
Tương
đối -5.12 14.73 19.06 19.13 15.21 14.9 31.6 31.3 -9.4 37.8
Cán cân
TM 326.7 -67.7 -73.5 -50.2 318.2 1168 -99 298 -1176.2 37.9
Tổng
kim ngạch 4692.9 4941.7 5890.7 7055.0 8504.0 9312 12279 16778 13759.8 8141.3
Sinh viên tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Liên tục trong 10 năm qua Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ Nhật Bản, đỉnh điểm là
năm 2009 với hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên nửa năm đầu 2010, tình hình trở nên khả quan
hơn khi Việt Nam là một trong số ít các thị trường xuất siêu sang Nhật Bản với cán cân
thương mại 2 chiều đạt 37.9 triệu USD. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang
Nhật Bản vẫn là những sản phẩm mà ta có lợi thế so sánh như : dệt may, thủy sản…
Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu máy móc, hóa chất, chất dẻo, sắt
thép… những mặt hàng này phục vụ một phần cho đời sống và cho quá trình cải tiến, đổi
mới công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
-20-
1. Nhập khẩu
BẢNG 17 : KIM NGẠCH NHẬP KHẨU MỘT SỐ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TỪ
NHẬT BẢN
Mặt hàng chủ yếu
ĐVT Năm 2009
Lượng Trị giá (USD)
Hàng thủy sản USD 24,575,118
Nguyên phụ liệu thuốc lá USD 35,808,601
Sản phẩm khác từ dầu mỏ USD 25,387,889
Hóa chất USD 124,718,751
Sản phẩm hóa chất USD 155,511,321
Phân bón các loại Tấn 191,137 25,746,189
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu USD 22,376,411
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 128,353 222,248,168
Sản phẩm từ chất dẻo USD 339,338,607
Cao su Tấn 18,794 39,712,218
Sản phẩm từ cao su USD 57,418,121
Giấy các loại Tấn 32,474 33,380,773
Sản phẩm từ giấy USD 55,053,899
Xơ, sợi dệt các loại Tấn 5,712 14,185,028
Vải các loại USD 333,711,425
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày USD 118,233,494
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 42,241,412
Sắt thép các loại Tấn 1,460,371 839,368,216
Sản phẩm từ sắt thép USD 255,030,614
Kim loại thường khác Tấn 33,415 117,535,427
Sản phẩm từ kim loại thường khác USD 37,418,354
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện USD 839,376,209
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác USD 2,289,461,371
Dây điện và dây cáp điện USD 88,702,034
Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 7,216 176,049,488
Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 394,754,084
Linh kiện, phụ tùng xe máy USD 71,978,719
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng USD 113,624,907
Sinh viên tổng hợp từ Tổng cục Hải Quan
-21-
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản như là: Máy móc, trang thiết bị, đồ
điện, điện tử, ôtô, chất dẻo… Đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.
Hàng hoá Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 3/2010 tăng 30,71% về
kim ngạch so với tháng 2/2010 và tăng 26,95% so với tháng 3/2009, đạt mức 713,8 triệu
USD; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Nhật trong cả quí I/2010 lên 1,84 tỷ
USD, tăng 31,54% so với cùng kỳ năm 2009.
Sản phẩm máy móc, thiết bị, phụ tùng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng
hoá từ Nhật, riêng tháng 3/2010 đạt 209,53 triệu USD, chiếm 29,35%, tăng 34,87% so
với tháng 2/2010, tăng nhẹ 5,87% so với tháng 3/2009; tính chung cả quí I/2010 nhập
khẩu 525,82 triệu USD, chiếm 28,57% tổng kim ngạch, tăng 4,45% so với cùng kỳ năm
2009.
Về mặt hàng xe máy nguyên chiếc, kim ngạch nhập khẩu chỉ ở mức thấp (4 triệu
USD) nguyên nhân do Việt Nam đã có nhiều nhà máy của nước ngoài (Nhật Bản, Hàn
Quốc..) xây dựng nhà máy ở Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa cũng như phục vụ
cho xuất khẩu
Đứng thứ 2 về kim ngạch nhập khẩu là mặt hàng sắt thép, tháng 3 đạt 104,3 triệu
USD, cộng cả quí I/2010 là 252,02 triệu USD, chiếm 13,69% tổng kim ngạch; thứ 3 là
sản phẩm máy vi tính, điện tử quí I/2010 đạt 189 triệu USD, chiếm 10,27%.
Mặt hàng đáng chú ý nhất về mức tăng trưởng là phân bón, trong tháng 3/2010
nhập khẩu 22.608 tấn, trị giá 3,6 triệu USD, tăng rất mạnh tới 25.020% về lượng và tăng
10.895,53% về kim ngạch so với tháng 2/2010. Tính chung cả 3 tháng nhập khẩu 75.118
tấn phân bón, trị giá 11 triệu USD, tăng 244,58% về lượng và tăng 288,94% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
Mặt hàng nhập khẩu sụt giảm mạnh nhất là xe máy nguyên chiếc, tháng 3/2010
chỉ nhập 7 chiếc, trị giá 36.400 USD, giảm 30% về lượng, tăng 31,17% về kim ngạch so
với tháng 2/2010, nhưng giảm mạnh 97,93% về lượng và giảm 95,7% về kim ngạch so
với tháng 3/2009; tính chung cả quí I/2010 nhập 45 chiếc, trị gía 0,17 triệu USD, giảm
94,42% về lượng và giảm 90,59% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
-22-
Quí I/2010 nhập khẩu các mặt hàng từ Nhật hầu hết đều tăng kim ngạch so với
cùng kỳ năm 2009, đứng sau mặt hàng phân bón là mặt hàng cao su (+207,43%); tiếp đến
Linh kiện phụ tùng ô tô (+165,93%); Sản phẩm khác từ dầu mỏ (+148,29%); Sắt thép
(+131,76%); Kim loại thường (+130,75%); Chất dẻo nguyên liệu (+105,18%); Sản phẩm
từ cao su (+98,2%); Sản phẩm từ kim loại thường (+90,54%); Đá quí, kim loại quí và sản
phẩm (+88,16%); Dược phẩm (+80,59%); Sản phẩm hoá chất (+72,38%)… Tuy nhiên,
ngoài mặt hàng xe máy nguyên chiếc, còn có một vài nhóm mặt hàng nhập khẩu bị sụt
giảm kim ngạch so với cùng kỳ như: Phương tiện vận tải phụ tùng (-89,09%); Gỗ và sản
phẩm gỗ (-38,69%); Ô tô nguyên chiếc (-19,77%); Nguyên phụ liệu dược phẩm (-
16,69%); Vải (-9,37%); Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày (-1,14%).
Trong tháng 3/2010, ngoài mặt hàng phân bón, còn có 2 nhóm mặt hàng tăng
trưởng mạnh trên 100% so với tháng 2/2010, đó là: Phương tiện vận tải phụ tùng
(+293,67%); Dược phẩm (+222,86%). Chỉ có 3 mặt hàng giảm kim ngạch so với tháng
2/2010 là: Nguyên phụ liệu dược phẩm (-60,72%); Sản phẩm từ giấy (-21,14%); Gỗ và
sản phẩm gỗ (-13,8%).
-23-
2. Xuất khẩu
BẢNG 18 : KIM NGẠCH VIỆT NAM XUẤT THEO NHẬT BẢN THEO MỘT SỐ MẶT
HÀNG CHỦ YẾU 2009
Mặt hảng chủ yếu ĐVT Năm 2009
Lượng Trị giá (USD)
Hảng thủy sản USD 760,725,464
Hàng rau quả USD 31,878,215
Hạt điều Tấn 870 3,879,162
Cà phê Tấn 57,450 90,312,416
Hạt tiêu Tấn 1,876 8,371,386
Gạo Tấn 4,166 1,725,516
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc USD 21,283,182
Than đá Tấn 1,375,122 145,558,775
Dầu thô Tấn 1,021,540 480,116,943
Xăng dầu các loại Tấn 70,621 24,031,905
Quặng và khoáng sản khác Tấn 44,360 6,092,795
Hóa chất USD 30,562,555
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 22,920 37,214,810
Cao su Tấn 8,749 15,900,209
Sản phẩm từ cao su USD 29,530,719
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù USD 64,935,154
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 26,227,912
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 355,366,244
Giấy và các sản phẩm từ giấy USD 49,961,374
Hàng dệt may USD 954,075,543
Giày dép các loại USD 122,473,697
Sản phẩm gốm, sứ USD 34,005,216
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 41,141,298
Sắt thép các loại Tấn 1,597 4,556,492
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện USD 380,970,568
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác USD 599,945,096
Dây điện và dây cáp điện USD 639,502,471
Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 238,328,522
Sinh viên tổng hợp từ Tổng cục Hải Quan
-24-
Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 33 mặt hàng sang thị trường Nhật Bản, trong
đó có 7 mặt hàng giảm kim ngạch chiếm 21,21% trong tổng số mặt hàng. Các mặt hàng
giảm về kim ngạch đó là: dầu thô giảm 55,04% về lượng và 69,80% về trị giá đạt 102,6
triệu USD với trên 169 nghìn tấn; cà phê giảm 18,38% về lượng và giảm 15% về trị giá
đạt 54,8 triệu USD và 35,8 nghìn tấn; sản phẩm gốm sứ: giảm 1,70% đạt 19,3 triệu USD;
đá quý và kim loại quý giảm 37,65% đạt 17,4 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 39,28%
về lượng và giảm 63,29% về trị giá đạt 23,3 nghìn tấn và 13,8 triệu USD; hạt tiêu giảm
16,95% về lượng và giảm 10,17% về trị giá với trên 1 nghìn tấn và 4,6 triệu USD; sắn và
các sản phẩm từ sắn giảm 26,17% về lượng và giảm 51,11% về trị giá đạt 3,8 nghìn tấn
và 1,3 triệu USD.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ đầu năm tới nay vẫn là
hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ, hàng thủy sản,
phương tiện vận tải và phụ tùng… Theo số liệu của Hải quan, 7 tháng đầu năm 2010,
xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản đạt 4.15 triệu USD, trong đó các mặt hàng có kim
ngạch cao nhất là thủy sản: 459.04 triệu USD, bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc: 146.88
triệu USD, hàng dệt may: 580.48 triệu USD, gỗ và các sản phẩm từ gỗ: 229.75 triệu
USD…
Trong số các mặt hàng thì hàng dệt may là loại hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Nhật. Tháng 7/2010, Nhật Bản đã nhập khẩu trên 99 triệu USD hàng dệt
may từ thị trường Việt Nam, tăng 24,69% so với tháng 6, nâng tổng kim ngạch 7 tháng
đầu năm lên 580,4 triệu USD chiếm 13,98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản, tăng 13,17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai và chiếm 12,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này, dây điện và dây cáp điện đứng sau hàng dệt may, đạt 508,2 triệu USD, tăng 83,25%
so với cùng kỳ năm 2009.
Đáng chú ý, sản phẩm từ cao su tuy đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng về kim
ngạch, nhưng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản lại tăng
-25-
trưởng cao nhất trong số các mặt hàng trong 7 tháng đầu năm 2010, tăng 199,95% đạt
30,8 triệu USD.
Mặc dù Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu hàng đầu hàng hóa của
Việt Nam, nhưng số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 330
triệu USD hàng hóa mỗi năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
Nhật Bản chỉ vào khoảng 6 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 1.8% kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa của Nhật Bản.
Các khách hàng Nhật Bản hầu như chỉ biết đến các sản phẩm hải sản, dệt may gia
công, mây tre đan và gốm sứ của Việt Nam, mà hầu như nhiều năm nay không thay đổi.
Để xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần sản xuất nhiều loại hàng hóa,
thay đổi cơ cấu, chủng loại, mẫu mã mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trên
thế giới. Mặt khác, các mặt hàng có hàm lượng chất xám, giá trị cao như các mặt hàng
điện tử, các mặt hàng công nghệ, ngoài việc thu hút đầu tư nước ngoài, phải sử dụng nhân
công trong nước, sản xuất các phụ kiện, linh kiện thay vì nhập khẩu từ các nước lân cận
như hiện nay, có như vậy mới mong nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam.
-26-
III. Những điểm nổi bật của thương mại Việt Nam với Nhật Bản
1. Thành công và thuận lợi
1.1. Thành công:
- Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 25,4% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 7
tháng đầu năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 10,78% trong tổng kim ngạch, tăng 25,44%
so với 7 tháng năm 2009.
- Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ đầu năm tới nay vẫn
là hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ, hàng thủy sản,
phương tiện vận tải và phụ tùng…
- Trong số các mặt hàng thì hàng dệt may là loại hàng chủ yếu Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Nhật. Tháng 7/2010, Nhật Bản đã nhập khẩu trên 99 triệu USD
hàng dệt may từ thị trường Việt Nam, tăng 24,69% so với tháng 6, nâng tổng kim ngạch 7
tháng đầu năm lên 580,4 triệu USD chiếm 13,98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật Bản, tăng 13,17% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Đứng thứ hai và chiếm 12,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này, dây điện và dây cáp điện đứng sau hàng dệt may, đạt 508,2 triệu USD, tăng 83,25%
so với cùng kỳ năm 2009.
- Đáng chú ý, sản phẩm từ cao su tuy đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng về kim
ngạch, nhưng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản lại tăng
trưởng cao nhất trong số các mặt hàng trong 7 tháng đầu năm 2010, tăng 199,95% đạt
30,8 triệu USD.
1.2. Thuận lợi:
Trong những năm qua, quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt - Nhật đã
phát triển tích cực do chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy thương
mại:
1.2.1 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (JVEPA):
-27-
- Hiệp định VJEPA, được xây dựng dựa trên các chuẩn mực của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), thể hiện sự cân bằng về lợi ích và phù hợp với trình độ và năng lực
thực hiện của mỗi bên. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,66%
kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu (theo số liệu năm
2006).
- Hiệp định cũng quy định một số chương trình hợp tác song phương quan trọng
như xây dựng Trung tâm vệ sinh, an toàn thực phẩm, hài hoà tiêu chuẩn kỹ thuật, cải
thiện môi trường kinh doanh, hợp tác về nâng cao năng lực trong các lĩnh vực du lịch,
quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao thông vận tải, sở hữu trí tuệ...v.v.
- Khi hiệp định có hiệu lực thì it nhất 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng
công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Bởi thế, các DN XK
đang nỗ lực tìm mọi cách tận dụng những lợi thế này
- Sẽ có trên 7.000 mặt hàng VN khi đi vào Nhật thuế suất bằng 0% và rất nhiều
mặt hàng nông sản, thủy sản, đồ nội thất... có thể thâm nhập thị trường này mà không
vướng hàng rào kỹ thuật. Điều này đã khiến các DN chớp thời cơ tìm kiếm đơn hàng và
bán hàng mới để đẩy mạnh XK sang thị trường giàu tiềm năng này.
+ Với ngành nông- lâm- thủy sản, theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng của
Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất
nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm
cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. mặt hàng mực, bạch tuộc sẽ được hưởng mức thuế
0% sau 5 năm. Đặc biệt, thị trường này đang là khách hàng tiêu thụ tôm đông lạnh lớn
nhất của Việt Nam, chiếm xấp xỉ 30% giá trị XK mặt hàng này với kim ngạch ước đạt
khoảng 400 triệu USD/năm. Vì thế, nhiều DN sản xuất thủy sản đã khá vui mừng lên kế
hoạch đẩy mạnh XK sang Nhật.
=> Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đẩy
mạnh thậm nhập thị trường này trong thời gian tới.
+ Nhóm ngành gỗ chế biến cũng có cơ hội lớn, bởi đây là thị trường lớn thứ ba
đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các DN Việt
-28-
Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ,
đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ
đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam.
1.2.2 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Nhật Bản- ASEAN
- Từ 1/12/2008, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Nhật Bản và ASEAN
chính thức có hiệu lực với Việt Nam, Lào, Myanmar và Singapore vì 4 nước này đã hoàn
tất thủ tục pháp lý trong nước.
- Theo hiệp định, Nhật Bản sẽ bãi bỏ các biểu thuế đánh vào 93% danh mục hàng
hóa nhập khẩu từ ASEAN trong vòng 10 năm kể từ khi FTA có hiệu lực. Và 4 thành viên
còn lại là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar sẽ bãi bỏ thuế theo một lộ trình chậm
hơn.
Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do khu vực (FTA) và đặc
biệt là FTA Nhật Bản- ASEAN, nhưng tác động của các hiệp định này đối với Việt Nam
sẽ sâu sắc hơn trong những năm tới.
- Đối với một số hiệp định mậu dịch tự do, thuế suất cam kết cắt giảm trong lộ
trình 2006-2010 thực ra cao hơn thuế suất thông thường MFN (mức thuế tối huệ quốc
dành cho các nước tham gia WTO). Đến năm 2010 mức thuế cam kết cắt giảm này bằng
với thuế MFN và từ năm 2010 trở đi sẽ bắt đầu lộ trình cắt giảm sâu hơn nữa.Theo lộ
trình, đến năm 2017 sẽ cắt giảm thuế với Nhật Bản (hiệp định ASEAN – Nhật Bản). Do
đó, tất cả tác động về thuế trong các hiệp định thương mại tự do sẽ phát huy mạnh từ năm
2010 trở về sau, trong đó biên độ cắt giảm thuế trung bình từ 12% xuống 3-4%.
- Những mặt hàng chính bị tác động mạnh sẽ là hàng tiêu dùng, may mặc, đồ gỗ,
sản phẩm sắt, thép, máy móc và thiết bị. Do đó, mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng trên sẽ tăng lên.
-29-
Tóm lại, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi khá tốt từ các FTA mà
ASEAN đã ký kết. Cụ thể, 27,8% giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đã được
hưởng thuế suất ưu đãi theo AJCEP.
1.2.3 Công cụ Thuế quan:
Là công cụ chính trong chính sách thương mại Nhật Bản. Tuy nhiên, đa số hàng
nhập khẩu của Nhật Bản được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế quan thấp. Năm 2008, tỉ
lệ thuế quan trung bình áp dụng. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favored Nation -
MFN) giảm xuống còn 6,1%. Gần 99% dòng thuế quan có giới hạn và hầu hết tỉ lệ thuế
quan áp dụng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc MFN đều xấp xỉ với tỉ lệ MFN cho phép.
Đồng thời, việc không đánh thuế theo giá hàng (non ad valorem duties) được coi là đặc
điểm quan trọng trong chính sách thuế quan của Nhật Bản, đặc biệt đối với các sản phẩm
nông nghiệp
Tỉ lệ thuế quan ưu đãi được áp dụng đối với 141 nước đang phát triển và 14 vùng
lãnh thổ thuộc Hệ thống ưu đãi chung GSP (General System of Preference). Năm 2007
chính phủ Nhật Bản đã mở rộng thêm danh mục các hàng hóa được hưởng mức trợ cấp
ưu đãi tới 49 quốc gia kém phát triển, từ mức 86% tăng lên 98% đối với tất cả các hạng
mục thuế quan. Các quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ GSP Nhật Bản là Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam.
Tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng đối với các nước trong hệ thống GPS là 4,9%
và đối với các nước đang phát triển là 0,5% . Tỉ lệ thuế quan trung bình trong các Hiệp
định thương mại tự do dao động từ 3,3% (đối với Malaysia) và 3,9% (đối với Brunei).
1.2.4 Xu hướng tiêu dùng
- Theo ước tính, chi tiêu của mỗi người Nhật năm 2007 dành cho quần áo là
155.200 Yên, tăng 1,2% so với năm 2006. Là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
và nhập khẩu dệt may hàng đầu, Nhật Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá
và dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn, Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt và
tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể phủ nhận. Nhật Bản
chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và nhu cầu về bông. Một vài thập kỷ gần đây,
-30-
hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may
mặc tại Nhật. Nhập khẩu quần áo tăng trung bình 7,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Khi
quần áo nhập khẩu chiếm phần lớn trong doanh thu bán lẻ quần áo ngày càng tăng của
Nhật thì thị phần của quốc gia xuất khẩu quần áo trong đó có Việt Nam sẽ tăng theo thời
gian
- Hàng hóa giá rẻ lên ngôi, hàng hiệu gặp khó: Những mặt hàng xa xỉ từng
được coi là tiêu thụ phổ biến khắp nước Nhật trong những năm trước đó. Thế nhưng mọi
chuyện có vẻ diển ra ngược lại trong những năm gần đây, hiện tượng người dân nước
Nhật tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, không quan tâm đến những thương hiệu nổi tiếng mà
chuyển hướng đến những loại hàng hóa bình thường với giá cả phải chăng. Các nhà phân
tích, nhà kinh tế và người tiêu dùng đều cho rằng sự thay đổi này không phải là hiện
tượng nhất thời mà sẽ kéo dài. Ngày càng có nhiều người trẻ ở Nhật, dù yêu thích thời
trang, không còn thèm muốn các thương hiệu hàng cao cấp mà quay ra xài quần áo mua ở
các cửa hàng đồ cũ đang mọc lên như nấm trên khắp nước Nhật.
=> Do đó,Việt Nam với lợi thế nhân công giá rẻ, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả
phải chăng… đây là một thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam lấn sâu vào thị trường Nhật
Bản khi xu hướng tiêu dùng tại thị trường này, ngày một thay đổi.
1.2.5 Nguồn vốn viện trợ ODA
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 đến nay, Nhật Bản
luôn là nhà tài trợ lớn nhất. Đến nay, nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật dành cho Việt
Nam đạt hơn 1.400 tỷ Yên, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ
tầng, đô thị. Thời gian qua, tiến độ giải ngân vốn ODA đã tăng tốc. Đặc biệt, Nhật Bản
cũng là nhà tài trợ ODA không hoàn lại lớn nhất cho Bộ Tài chính Việt Nam thông qua 2
kênh: hỗ trợ trực tiếp và ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB). Các hỗ trợ của Nhật Bản
chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực: cải cách quản lý tài chính công, cải cách và hiện đại
hóa ngành Thuế, Hải quan... Trong đó, Nhật Bản đã hỗ trợ Bộ Tài chính Việt Nam 5
dự án với tổng giá trị tài trợ 25,84 triệu USD.
2. Khó khăn và thách thức:
-31-
2.1 Nhật Bản thi hành chính sách giảm giá đồng Yên để thúc đẩy xuất khẩu.
Chính sách này vô hình chung làm cho hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ của ta phát triển
theo chiều hướng thuận lợi. Đồng yen hiện giảm 1,3% so với các tiền tệ chính khác. Cụ
thể, so với USD, yen đang được giao dịch ở mức 84,42 yen (giá ngày 15/09/2010) so với
mức tỷ giá kỷ lục 82,88 yen một USD của ngày 14/09/2010
2.2 Hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản:
- Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sản
xuất và chế biến trong nước, Nhật Bản áp dụng Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật
Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật
Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản những loại
thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của con
người. Trong đó quy định rõ những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản
bao gồm: (1) các loại thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi
vấn có chứa các thành phần độc tố; (2) các loại thực phẩm bị thối rữa hoặc bị
hỏng; (3) các loại thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong
quá trình chế biến, công thức chế biến hoặc nguyên liệu chế biến; (4) các loại thực phẩm
sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; (5) các loại thực phẩm không kèm theo các
chứng từ chứng minh.
- Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra
nghiêm ngặt khác mới được nhập khẩu vào Nhật Bản như: không chứa các côn trùng gây
bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế
biến như hamberger, xúc xích... trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Nhà Xuất khẩu các sản
phẩm này cũng phải chứng minh được rằng chúng không gây hại tới toàn bộ thực vật và
động vật của Nhật Bản. Nhật Bản còn quy định giấy phép nhập khẩu đối với một số loài
cá đánh bắt tại các vùng duyên hải và rong biến ăn được. Ngoài ra, còn có một số ít các
mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu theo quy định cua Luật Ngoại thương và
Ngoại hối yêu cầu quota nhập khẩu, phải được đồng ý trước cua Bộ trưởng phụ trách
chuyên ngành.
-32-
+ Đối với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật bản: khi tôm đến cảng, cơ quan
giám định sẽ lấy mẫu giám định, thường là một lượng nhỏ trong container. Khi giám định
mẫu, cơ quan giám định sẽ xác định loài, phân tích chất phụ gia đã sử dụng, thức ăn nuôi
tôm, quá trình nuôi và chế biến,...
Tuy nhiên, lượng mẫu giám định còn phụ thuộc vào lô tôm đó do đơn vị nào xuất
khẩu. Nếu nhà xuất khẩu đã bị lưu ý (tức đã vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm trước đó) thì
lượng tôm lấy mẫu giám định sẽ nhiều hơn bình thường. Nếu nhà xuất khẩu vẫn tiếp tục
vi phạm thì bị xử phạt ở mức độ nặng hơn, như đình chỉ xuất khẩu trong một thời hạn
nhất định (thường là một năm). Quốc gia nào có nhiều nhà xuất khẩu tôm vi phạm Luật
vệ sinh thực phẩm thì quốc gia đó có thể bị cấm xuất khẩu tôm vào Nhật Bản.
+ VD điển hình về mặt hàng tôm và mực: Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của
Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100%
với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được
phép có trong thuỷ sản.
Do đó, đã tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam,
làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá. Bởi trong số 200 doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định
của Nhật.
+ Về tăng trưởng dệt may của VN vào thị trường Nhật trong những năm gần đây
khá chậm. Hiện giá trị XK của hàng dệt may vào Nhật chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, chỉ
chiếm 9% thị phần XK của hàng dệt may VN. Để hưởng thuế suất 0%, hàng dệt may XK
vào Nhật phải đáp ứng được tiêu chí: phải sử dụng nguyên phụ liệu, vải nhập khẩu từ
Nhật Bản, của các nước ASEAN hoặc nguồn vải trong nước sản xuất.
- Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ dệt vải của VN còn yếu, nhiều dự án
sản xuất vải chưa đi vào hoạt động. Tiêu chí đối với giày da cũng khá chặt, không được
nhập khẩu các bộ phận sản xuất giày từ ngoài khối. Giày da được xem là mặt hàng chiến
lược lâu dài của VN tại thị trường Nhật.
-33-
2.3 Xét về thị phần và tính cạnh tranh của hàng hóa:
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của Việt
Nam. Thế nhưng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng như thị phần của
Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hơn so với năm 2006,
đạt 5,2 tỷ USD. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Mặc
dù hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản nhưng thị
phần còn khá khiêm tốn, hiện mới chỉ đạt khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của
Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia: 2,7%, Thái Lan:
2,9%, Indonesia: 4,2% và Trung Quốc hơn 20%). .
THỊ PHẦN CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU NHIỀU VÀO NHẬT BẢN
Sinh viên tổng hợp từ Cơ quan Ngoại thương Nhật Bản JETRO
Trong những thị trường lớn xuất khẩu vào Nhật Bản, Trung Quốc đạt thị phần lớn
nhất. Các mặt hàng của Việt Nam so với Trung Quốc khá giống nhau do những điều kiện
tương đồng về địa lý, tự nhiên, lao động…. Tuy nhiên hàng Trung Quốc có tính cạnh
tranh cao hơn ta nguyên nhân chủ yếu đến từ lao động và công nghệ. Hiện nay Trung
-34-
Quốc đang tích cực đẩy mạnh một số nhóm hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, cây công
nghiệp… Điều này đe dọa trực tiếp đến thị phần của Việt Nam bởi thực tế nhiều năm
qua, các DNXK VN vẫn chưa có nhiều bước tiến để làm mới mình, nâng cao khả năng
cạnh tranh với các đối thủ.
2.4 Hệ thống tiêu chuẩn
Nhiều sản phẩm nội địa và các sản phẩm nhập khẩu vào Nhật đều phải qua khâu
kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Kiến thức và sự tuân thủ các tiêu chuẩn này có thể là
yếu tố quyết định tới sự thành bại của một hợp đồng bán hàng.
Tại Nhật Bản, hiện có hai xu hướng. Một là chủ trương hướng tới nới lỏng các
tiêu chuẩn này; và xu hướng khác là điều chỉnh các tiêu chuẩn này sao cho phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế. Một đại lý hay một đối tác của Nhật Bản cần phải nhận thức đầy
đủ về một loạt các văn bản pháp luật có thể tác động tới việc bán sản phẩm tại Nhật Bản
bao gồm: Luật về quản lý vật liệu và thiết bị điện, Luật về sự an toàn sản phẩm tiêu dùng,
Luật đo lường, Luật về ngành cung cấp khí đốt, Luật về vệ sinh thực phẩm. Luật về sự
đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao dịch khí đốt, dầu mỏ hoá lỏng ,
luật về những vấn đề dược phẩm, luật về các phương tiện đường bộ .
Mã hiệu tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) “tự nguyện” do METI quản lý
phải được áp dụng đối với trên 1.000 các sản phẩm công nghiệp khác nhau gồm trên
8.500 tiêu chuẩn. Sự tuân thủ JIS cũng là yếu tố quan trọng quyết định đối với các công
ty trong việc cạnh tranh đấu thầu trong hợp đồng mua của Chính phủ Nhật. Các sản phẩm
tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ được đối xử ưu đãi theo Điều 26 của Luật Tiêu chuẩn hoá
công nghiệp. JIS áp dụng đối với với tất cả các sản phẩm công nghiệp, trừ các sản phẩm
chịu sự điều tiết của luật cụ thể của quốc gia hoặc chịu sự điều chỉnh của các hệ thống
tiêu chuẩn khác như luật về các vấn đề dược phẩm và các tiêu chuẩn nông nghiệp của
Nhật Bản.
Việc áp dụng mã hiệu JAS là tự nguyện, song dán nhãn về chất lượng sản phẩm
được sử dụng rộng rãi. JAS được áp dụng cho các mặt hàng như đồ uống, thực phẩm
-35-
công nghiệp, nông - lâm hải sản, các sản phẩm gia cầm, dầu mỡ và các mặt hàng chế biến
từ nguyên liệu thô của ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản.
2.5 Khoảng cách giảm phát
- Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life, tính tiết kiệm còn biểu lộ
ngay cả trong những việc tưởng chừng không thể tiết kiệm được; ví dụ như doanh số ô
(dù) đã tăng cao vì hiện nay nhiều người Nhật chọn cách đi bộ dưới mưa hơn là ngồi xe
taxi và ngoài ra, chi tiêu bình quân của hộ gia đình Nhật đã giảm kỷ lục 69.509 yên
(tương đương 762 đô la Mỹ) so với năm trước, chỉ còn 3,5 triệu yên, tương đương 38.475
đô la Mỹ và năm nay dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
- Nguyên nhân khiến tính tằn tiện của người Nhật trỗi dậy là “khoảng cách giảm
phát” của nền kinh tế đã lên tới 40.000 tỉ yên - khoảng cách này hình thành do tổng nhu
cầu của xã hội không theo kịp tổng sản lượng mà nền kinh tế sản xuất ra, dẫn tới tình
trạng hàng hóa thừa mứa. Để đối phó, các công ty phải giảm giá bán hàng và khi họ
không thu được tiền, họ phải sa thải nhân viên. Càng ít công nhân có nghĩa là nhu cầu
tiêu thụ giảm, tạo ra một vòng lẩn quẩn và giá cả tiếp tục bị đẩy xuống. Tình hình kinh tế
ảm đạm cũng khiến người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật
đã lên mức kỷ lục 5,7% lực lượng lao động. Hệ thống lương hưu có vấn đề cũng như nợ
chính phủ phình lên khiến mọi người lo sợ về tương lai, kích thích tính tiết kiệm, ngại chi
tiêu.
2.6 Một số lưu ý đối với thị trường Nhật Bàn:
- Một điều các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được khi làm việc chính là
phong cách làm việc, giao dịch của các doanh nghiệp Nhật Bản rất nghiêm chỉnh, lễ nghi,
tôn trọng nhau. Trong khi làm việc các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu đòi hỏi các doanh
nghiệp đối tác nghiêm khắc và nghiêm chỉnh tới từng cử chỉ, hành động, cách ăn mặc, lễ
nghi chào hỏi...
- Trong văn hoá kinh doanh giao tiếp của người Nhật, có 4 vấn đề mà các doanh
nghiệp Việt Nam cần chú ý coi trọng, đó là cách chào hỏi nghiêm túc, đúng giờ, làm việc
ngoài giờ và phải có danh thiếp. Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên mà đặc biệt là thiếu danh
-36-
thiếp vì lý do quên không mang hoặc không có, coi như việc hợp tác làm ăn sẽ chắc chắc
gặp khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật luôn tìm hiểu trước khi hợp tác làm ăn.
Nếu nóng vội, “mì ăn liền” thì khó có thể hợp tác thành công.
- Người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường rất lớn. Các sản phẩm kinh doanh phải
tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường. Hiện nay, chất lượng và sự an toàn nhiều sản
phẩm hàng hoá không đảm bảo vì sử dụng nhiều chất độc hại. Nhật Bản đang xem xét
đến khả năng dừng nhập một số mặt hàng không đảm bảo chất lượng. Do đó, nếu doanh
nghiệp nào có ý định sang thị trường Nhật Bản mà các sản phẩm không đảm bảo tiêu
chuẩn này sẽ rất khó.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt
hàng nông thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện
Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt
chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực
phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép
- Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ
sinh an toàn thực phẩm đối các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi đến thị trường
Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy
chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và
để đồ đạc ngăn lắp.
Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng đảm bảo yếu tố chất
lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn (QCD- Quality, Cost và Delivery).
Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương
đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá cũng là vấn đề sống còn bởi người Nhật luôn
luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng càng ngày càng giảm giá.
-37-
PHẦN 3 :NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Việc xuất khẩu một mặt hàng mà doanh nghiệp có thế mạnh thì không phải là
khó, nhưng để giữ được thị trường thì cần phải có cả các lợi thế cạnh tranh khác như giá
cả và lợi ích mà sản phẩm mang lại cũng như các dịch vụ khác kèm theo... Cạnh tranh tại
thị trường Nhật Bản là sự giành giật khách hàng không chỉ đối với các nhà sản xuất bản
địa mà còn cả với các nhà xuất khẩu đến từ các nước khác nhau trên thế giới.
Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế
cạnh tranh của mình cũng như sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với sản phẩm khác
cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, để đứng vững trên thị trường
Nhật Bản, các nhà xuất khẩu cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản
phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và nên chứng tỏ
cho đối tác thấy rằng đó là những mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên
cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách
hoàn hảo và nhanh chóng cũng như thỏa mãn được các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu
cầu thực tế của thị trường Nhật Bản.Các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược dài
hạn như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, tập trung vào các khâu đem lại giá trị
tăng cao, thiết kế mẫu mã, xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thương hiệu....
1. Nghiên cứu thị trường:
"Nhập gia tuỳ tục" là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ một thị
trường nào. Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các doanh nghiệp khi
thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn
hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm
về hàng hóa xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng của
người tiêu dùng.
Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng. Vì vậy điều quan trọng của một
doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát những tập quán
-38-
của người tiêu dùng mỗi nước. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp tăng cường hiểu
biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập
khẩu nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống.
Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến
tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu
phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh.Tăng cường chủ động đi khảo sát thị
trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người
Nhật là rất cần thiết.
2. Nắm chắc thông tin thị trường một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn
thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại...
3. Đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm
của mình
Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc
đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần
thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng Hàng hóa khác
nhau.
4. Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hóa sản
phẩm của mình với các khách hàng Nhật.
Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp cần chủ động tham
gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để
giới thiệu sản phẩm. Trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trường
và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho
doanh nghiệp. Các hội chợ triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn
ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại,
công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật.
5. Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, qua
mạng Internet và các phương tiện thông tin khác.
-39-
- Từ sự khác biệt về môi trường văn hóa và công nghiệp nên có một số mặt hàng
có thể chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế, việc cung cấp thông tin về công
dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan
trọng.
-Tại Nhật, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh
trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ
thống các kênh truyền hình cáp v.v được đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể
nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.
- Tuy nhiên, một chiến dịch quảng cáo có thể trở nên lãng phí nếu không có sự
phối kết hợp với các chuyên gia trong đúng lĩnh vực và nếu không chuẩn bị một kế hoạch
bán hàng hoàn hảo. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một phần chiến lược tổng thể mà
các nhà xuất khẩu nên hợp tác cùng với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý
phân phối sản phẩm để tiến hành một cách hiệu quả nhất.
- Nói tóm lại, có rất nhiều cách thức quảng cáo, tiếp thị, thâm nhập thị trường
nhưng tính hiệu quả đạt được cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Loại sản
phẩm mang đi tiếp thị quảng cáo; tên nhãn hiệu của hàng hóa đối với mỗi thị trường cụ
thể; loại hình quảng cáo, phương tiện quảng cáo và đối tượng khách hàng v.v...
6.Giải pháp cho một số mặt hàng chính của Việt Nam khi vào Nhật Bản:
6.1 Hàng Dệt May:
- Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác
kinh tế với Việt Nam – EPA là hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu
chí xuất xứ “hai công đoạn”. Có nghĩa là hàng dệt may xuất sang Nhật phải được sản
xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Đây
được xem là một bài toán khó đối với ngành dệt may Việt Nam. Nếu không thực hiện
theo tiêu chí trên, thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ bị
giảm mạnh, do không thể cạnh tranh được với các cường quốc xuất khẩu dệt may vốn
đang được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% khi xuất sang thị trường Nhật. Cái
khó nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là đến thời điểm này, Nhật Bản đã đạt được
-40-
tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” đối với mặt hàng dệt may trong EPA ở cả 6 nước
ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia, Thái Lan) và các nước này
đều đã được hạ thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%.
- Hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam lại không đơn giản, bởi ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên
phụ liệu nhập khẩu, nhất là khi trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu này lại
không được nhập từ Nhật và ASEAN.
- Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may của Nhật Bản rất lớn. Đứng đầu là
Trung Quốc với tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Mỹ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN
chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với
lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối.
- Giải pháp nhằm làm tăng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Nhật Bản là sử
dụng quy tắc cộng gộp ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) bằng cách dùng nguyên liệu để nhập
khẩu từ các nước ASEAN, hoặc từ Nhật Bản để sản xuất hàng may mặc Việt Nam. Nếu
thực hiện phương án này, thì sẽ đáp ứng được tiêu chí mà Nhật Bản đưa ra và ngành dệt
may Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%, vừa tăng tính cạnh tranh
được về giá với hàng hóa của các nước khác trong khu vực
6.2 Mặt hàng gỗ:
- Có thể nói, các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt Nam có vai trò khá quan
trọng đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Những năm gần đây, trong số các loại vật liệu
mà xu hướng nhập khẩu của thị trường Nhật cần nhất chính là gỗ. Có thể ví dụ vài con số
sau: Trong giai đoạn 2001-2005, số lượng gỗ nhập khẩu của Nhật từ Việt Nam tăng gấp 7
lần. Trong số những quốc gia xuất khẩu (XK) gỗ vào thị trường Nhật Bản, Việt Nam
đứng hàng thứ 3 (sau Trung Quốc và Thái Lan). Điều đó cho thấy, nhu cầu nhập khẩu gỗ
của Nhật Bản là rất lớn. Điều đáng nói, trong khi giá trị XK gỗ sang Nhật của Thái Lan
có chiều hướng giảm (năm 2002 giá trị XK gỗ của Thái Lan vào Nhật Bản chiếm 17,2%,
năm 2003 giảm còn 15,3% và năm 2004 chỉ còn 14,5%.) thì giá trị của các DN Việt Nam
-41-
lại có bước tăng trưởng (năm 2002 là 7,2%, năm 2003 tăng lên 7,7% và năm 2004 tăng
lên 8,5).
- Điểm mạnh của các DN sản xuất hàng đồ gỗ nội thất Việt Nam là có lực lượng
lao động giỏi, giá nhân công rẻ, chi phí nguyên liệu nhập khẩu thấp. Ngoài ra, hàng Việt
Nam đã và đang gây ấn tượng tốt đối với khách hàng Nhật. Tuy nhiên, các DN sản xuất
hàng nội thất của Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu điểm. Đó là, khoảng 80%
lượng nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Thị trường trong nước còn nhỏ. Nhiều DN
thiếu vốn kinh doanh; không có mẫu mã riêng (chủ yếu nhận gia công và làm theo đơn
đặt hàng); các công cụ tiếp thị, bán hàng nghèo nàn; thiếu công nhân có tay nghề cao,
giỏi kỹ thuật; chưa có hệ thống bán hàng vào Nhật Bản… Bên cạnh đó, các bạn đang
phải đối mặt với "đối thủ cạnh tranh" là Trung Quốc và những thử thách, như: giá mua
nguyên liệu tăng cao; sự thâm nhập thị trường của các quốc gia có giá nhân công rẻ
- Muốn thâm nhập, có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản, các DN gỗ Việt Nam
cần phải tìm hiểu, nắm bắt được những nguyên tắc khi nhập khẩu vào thị trường Nhật;
các quy định và thủ tục khi bán hàng tại thị trường này. Đồng thời, các DN phải xây dựng
được chiến lược XK của DN mình và phải biết được những kỹ năng, phương pháp xâm
nhập thị trường Nhật… Chẳng hạn, muốn nhập khẩu và bán hàng tại thị trường Nhật Bản,
thì phải hiểu nguyên tắc của Nhật Bản đối với việc nhập khẩu hàng nội thất là không có
rào cản. Tuy nhiên, đối với hàng có sử dụng một phần nguyên liệu là động vật hoang dã
thì phải chấp hành theo Hiệp ước Washington. Về các quy định và thủ tục khi bán hàng
tại Nhật Bản, cần nắm rõ Luật về tem nhãn chất lượng hàng gia dụng; Luật về an toàn
sản phẩm dùng trong sinh hoạt. Theo đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD), đối
với bàn ghế, bàn học, tủ, luật có quy định chi tiết về cách dán nhãn hướng dẫn cách sử
dụng để NTD có thể chọn lựa sản phẩm. Hoặc như đối với giường trẻ em, đây là mặt
hàng được quy định là hàng đặc biệt nên phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn an toàn về
cách sử dụng, cấu tạo và bắt buộc phải dán nhãn PS để chứng minh sản phẩm đã đạt qua
kiểm tra. Đặc biệt, bên cạnh việc nắm bắt những tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản, các DN
gỗ Việt Nam cần phải hiểu rõ đặc điểm, tâm lý và yêu cầu của khách hàng Nhật. Theo đó,
-42-
người Nhật rất khắt khe đối với việc tuân thủ về yêu cầu báo giá, gửi mẫu hàng, thực
hiện đúng thời gian giao hàng, và phải có trách nhiệm đối với hàng hư hỏng, kém phẩm
chất. Khi chọn DN để hợp tác, kinh doanh, người Nhật dựa trên tiêu chuẩn 5S (ngăn nắp,
gọn gàng, vệ sinh, sạch sẽ, kỷ luật).
6.3 Mặt hàng thủy sản:
- Bộ Thương mại dự báo, năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang Nhật có thể đạt 750-800 triệu USD và nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
vẫn duy trì ở mức như hiện nay, thì đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị
trường này sẽ đạt 1 –1,2 tỷ USD.
- Tôm đông lạnh vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
sang thị trường Nhất Bản, tiếp đến là mực và cá đông lạnh. Theo Bộ thuỷ sản, 9 tháng
đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 2,3 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là
thị trường nhập khẩu nhiều nhất, tiếp đến là Mỹ, Trung Quốc, EU và một số thị trường
khác như Nga và các nước Đông Âu.
- Tuy nhiên trong những tháng cuối năm việc 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô
hàng bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Nhật Bản đã ban hành
lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm cá mực. Đặc biệt,
ngày 25/10 vừa qua, cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản Nhật Bản đã
yêu cầu kiểm tra 100% các lô tôm xuất xứ từ Việt Nam.
- Trong khi đó, cơ quan chức năng, bộ máy và kinh phí đều "mỏng", việc giải
quyết "bị cấm" cần có giải pháp cứng rắn, quyết liệt hơn: Cần chia quá trình nuôi trồng,
đánh bắt đến chế biến, XK làm ba khâu, đó là: vùng nguyên liệu, chế biến XK và nhập
khẩu nguyên liệu. Trong đó, khâu yếu nhất là muối ướp, vận chuyển (ở cả nhập khẩu
nguyên liệu và nuôi trồng, đánh bắt) đến nhà máy. Vì vậy, chỉ một mình DN; thậm chí cả
ngành thủy sản không thôi, thì không thể ngăn chặn được.
- Giải pháp tổng thể để kiểm soát hiện tương bơm chích tạp chất và dư lượng
kháng sinh rất cần làm lúc này là mọi hoạt động ở các khâu trong chuỗi quá trình cần
được quản lý, chế tài chặt chẽ, tuyên truyền giáo dục tốt hơn ở mọi ngành, mọi cấp. Bởi
-43-
lẽ, danh mục hóa chất cấm với thủy sản nhưng các ngành khác vẫn "vô tư" cho lưu hành,
sử dụng ở những hoạt động khác của đời sống.
- Cần có thái độ dứt khoát đối với những kẻ xấu bơm chích tạp chất (agar), hoặc
muối ướp nguyên liệu bằng bột đắng vì đó không còn là hành vi gian lận thương mại mà
phải được coi là hành vi nguy hiểm, nghiêm trọng hơn - đó là tội phạm.
- Ngoài ra, Bộ Thủy sản đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như
nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu thủy
sản cho một số sản phẩm chính như tôm, cá tra và basa, đồng thời, tăng cường tổ chức
các cuộc hội thảo, tham gia hội chợ quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu
6.4 Dây cáp điện:
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2009, kim ngạch xuất
khẩu dây và cáp điện các loại của Việt Nam ước đạt 90 triệu USD, tăng 10,43% so với
tháng 9/2009. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này
đạt trên 667,5 triệu, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý, xuất khẩu dây và
cáp điện của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng khá cao. Trong 5
tháng đầu năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu dây và cáp điện của các doanh nghiệp Việt Nam
sang hai thị trường Nhật Bản đã chiếm tới 45,7% kim ngạch xuất khẩu của ngành này.
Sản phẩm xuất khẩu chính là dây và cáp điện dùng trong ôtô tiếp tục thuận lợi. Dấu hiệu
rõ nhất thể hiện sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Nhật Bản. Trong
khi đó, xuất khẩu nhiều lô hàng cáp điện khác cũng tăng cao. Điều dễ nhận thấy là, các
doanh nghiệp đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về giá xuất khẩu từ những đối thủ trong
khu vực. Tuy nhiên, vẫn có khả năng gia tăng giá trị lợi nhuận nếu các doanh nghiệp Việt
Nam nắm bắt được thời điểm giá nguyên liệu đứng ở mức hợp lý để tích trữ nguyên liệu,
tăng cường chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất.
- Giải pháp ở đây là nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất
khẩu nói chung và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam
nói riêng để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân
bay và chi phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất
-44-
khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục
này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế,
hải quan).
- Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị
gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu
sẵn có trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu dây và cáp
điện cần đảm bảo nguồn vốn đầu tư để có thể tích trữ nhằm sản xuất trong thời gian dài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thi truong NB.pdf
- TT Nh7853t.zip