Đồ án Quản lý dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván ép từ mụn dừa

Hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm như ván ép đang khan hiếm dần bắt buộc những người sản xuất ván ép phải đi tìm những nguyên liệu khác thay thế. Ở Bến Tre, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn mụn dừa đổ xuống sông, làm cho mặt nước trở nên xám xịt, có khi chuyển màu đen. Nhiều người dân Bến Tre đang sống ở thôn quê có thói quen sử dụng nguồn nước sông đang lo lắng trước thực trạng này. Lý do là từ các cở sở làm chỉ sơ dừa. Nghề làm chỉ sơ dừa xuất khẩu lợi nhuận cao rất nhiều lần so với nghề nông đã khiến người dân xứ dừa bỏ cả việc khác. Tại Mỏ Cày, chỉ khoảng chục năm trở lại đây, đã có hàng trăm cơ sở làm chỉ sơ dừa mọc lên, tập trung dày đặc, nhất là ven sông Thom ngang qua các xã An Thạnh, Khánh Thạnh Tân, Đa Phước Hội, Thành Thới B. Đã xuất hiện những "đại gia miệt vườn" nhờ chỉ sơ dừa. Thế nhưng, hệ lụy từ sự phát triển ồ ạt nghề làm chỉ sơ dừa cũng đã phát sinh. Dòng nước sông Thom hiện bị ô nhiễm trầm trọng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 500 tấn mụn dừa (thứ được thải ra trong quá trình là chỉ sơ dừa) được đổ xuống dòng sông này. Mặt nước sông Thom nhiều nơi bị bao phủ một lớp mụn dừa. Các kĩ sư đã nghiên cứu và thử nghiệm với nhiều loại cây, nhưng trong đó mụn dừa cho kết quả bất ngờ: có chất lignin chống mối, mọt, nấm, mốc nên thích hợp làm ván ép. Mặt khác giá vật tư đang tăng vọt, việc xây một ngôi nhà đối với những người có thu nhập trung bình trở nên khó khăn hơn. Từ thực tế đó việc sản xuất ván ép từ mụn dừa góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xây dựng nhà, góp phần nâng cao giá trị cây dừa và tạo công ăn việc làm cho không ít lao động địa phương.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3938 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván ép từ mụn dừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời giới thiệu 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ THÀNH LẬP DỰ ÁN 3 1.1. Cơ sở lý thuyết 3 1.2. Cơ sở pháp lý 10 CHƯƠNG II: MÔ TẢ DỰ ÁN 14 2.1. Tên dự án 14 2.2. Chủ đầu tư 14 2.3. Mục tiêu và sản phẩm của dự án 14 2.4. Nguồn kinh phí đầu tư dự án 15 2.5. Thời gian thực hiện dự án 15 2.6. Quy mô, địa điểm dự án 16 CHƯƠNG III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 19 3.1. Hoạt động A_Nghiên cứu thị trường 21 3.2. Hoạt động B_Tìm công nghệ 21 3.3 Hoạt động C_Huy động vốn 23 3.4. Hoạt động D_Đăng ký quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh và thương hiệu 24 3.5. Hoạt động E_Xây dựng nhà xưởng 27 3.6. Hoạt động F_Mua máy móc,trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và lắp đặt 29 3.7. Hoạt động G_Thuê lao động 29 3.8. Hoạt động H_Chạy thử nghiệm và nghiệm thu 30 3.9. Hoạt động I_Giới thiệu sản phẩm 30 3.10. Phân tích tài chính 30 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 Tài liệu tham khảo 37 Hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm như ván ép đang khan hiếm dần bắt buộc những người sản xuất ván ép phải đi tìm những nguyên liệu khác thay thế. Ở Bến Tre, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn mụn dừa đổ xuống sông, làm cho mặt nước trở nên xám xịt, có khi chuyển màu đen. Nhiều người dân Bến Tre đang sống ở thôn quê có thói quen sử dụng nguồn nước sông đang lo lắng trước thực trạng này. Lý do là từ các cở sở làm chỉ sơ dừa. Nghề làm chỉ sơ dừa xuất khẩu lợi nhuận cao rất nhiều lần so với nghề nông đã khiến người dân xứ dừa bỏ cả việc khác. Tại Mỏ Cày, chỉ khoảng chục năm trở lại đây, đã có hàng trăm cơ sở làm chỉ sơ dừa mọc lên, tập trung dày đặc, nhất là ven sông Thom ngang qua các xã An Thạnh, Khánh Thạnh Tân, Đa Phước Hội, Thành Thới B. Đã xuất hiện những "đại gia miệt vườn" nhờ chỉ sơ dừa. Thế nhưng, hệ lụy từ sự phát triển ồ ạt nghề làm chỉ sơ dừa cũng đã phát sinh. Dòng nước sông Thom hiện bị ô nhiễm trầm trọng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 500 tấn mụn dừa (thứ được thải ra trong quá trình là chỉ sơ dừa) được đổ xuống dòng sông này. Mặt nước sông Thom nhiều nơi bị bao phủ một lớp mụn dừa. Các kĩ sư đã nghiên cứu và thử nghiệm với nhiều loại cây, nhưng trong đó mụn dừa cho kết quả bất ngờ: có chất lignin chống mối, mọt, nấm, mốc nên thích hợp làm ván ép. Mặt khác giá vật tư đang tăng vọt, việc xây một ngôi nhà đối với những người có thu nhập trung bình trở nên khó khăn hơn. Từ thực tế đó việc sản xuất ván ép từ mụn dừa góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xây dựng nhà, góp phần nâng cao giá trị cây dừa và tạo công ăn việc làm cho không ít lao động địa phương. Chương I: CƠ SỞ THÀNH LẬP DỰ ÁN. Cơ sở lý thuyết. 1.1.Định nghĩa: 1.1.1.Giới thiệu về dự án: Dự án là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian nguồn lực và ngân sách. Mỗi dự án gồm các đặc điểm: Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định nghĩa là có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. èMột dự án thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn khởi đầu: Bao gồm các hoạt động liên quan đến sự hình thành dự án như: Khái niệm Định nghĩa dự án Thiết kế Thẩm định Lựa chọn Bắt đầu triển khai Giai đoạn triển khai: bao gồm các hoạt động như: Hoạch định Lập tiến độ Tổ chức công việc Giám sát kiểm soát Giai đoạn kết thúc: bao gồm các công việc Chuyển giao Đánh giá 1.1.2.Giới thiệu về quản lý dự án: Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định (đó là đạt được kết quả về kỹ thuật, tài chính và thời gian). Một dự án thành công có các đặc điểm sau: Hoàn thành trong thời hạn quy định Hoàn thành trong chi phí cho phép Đạt được thành quả mong muốn Sử dụng nguồn lực được giao một cách: Hiệu quả Hữu hiệu Trong quản lý dự án thường gặp những trở lực như: Độ phức tạp của dự án Yêu cầu đặc biệt của khách hàng Cấu trúc lại tổ chức Rủi ro trong dự án Thay đổi công nghệ Kế hoạch và giá cả cố định. Các chức năng quản lý dự án: Chức năng hoạch định Chức năng tổ chức Chức năng lãnh đạo Chức năng kiểm soát. 1.1.3.Lý thuyết về điều độ dự án: Là một bước rất quan trọng trong quản lý dự án, nó giúp cho nhà quản lý quản lý dự án hiệu quả hơn và làm giảm thời gian dự án trễ hạn. Điều độ dự án sẽ giúp ta hoạch định thời gian bắt đầu hoặc kết thúc các công việc trong dự án kèm theo các nguồn lực, tài nguyên dành cho dự án. Điều độ dự án một cách hiệu quả sẽ làm tăng thêm tính khả thi cho dự án và giúp cho dự án đạt được kết quả như mong muốn. 1.1.4.Biểu đồ Gantt: Đây là một công cụ quản lý quan trọng cho điều độ và kiểm soát dự án được xây dựng bởi Henry L.Gantt. Biểu đồ Gantt biểu diễn các công việc trên trục tung và thời gian hoàn tất tương ứng của công việc đó trên trục hoành. Trong hình ví dụ phía dưới, các công việc được biểu diễn thành các thanh ngang và vị trí của thanh ứng với trục thời gian giúp ta biết thời gian hoàn thành công việc đó. Ở ví dụ dưới ta cần phải hoàn tất công việc A, B trước khi là C và C, D trước khi là E. Trong hình (a) ta có các công việc hoàn thành càng sớm càng tốt, còn trong hình (b) các công việc được dịch chuyển về bên phải nếu có thể miễn là không làm chậm thời hạn hoàn thành toàn bộ công việc. Độ lệch giữa công việc B và D ở 2 hình được gọi là Slack. Một công việc không có Slack gọi là công việc tới hạn (Critical) và một chuỗi các công việc tới hạn gọi là đường tới hạn. Trong ví dụ phía dưới thì các thanh tô đậm biểu diễn cho các công việc tới hạn và đường tới hạn là A-C-E Sự giới hạn của sơ đồ Gantt là nó không có khả năng biểu thị tính phụ thuộc các công việc cũng như sự đánh đổi giữa thời gian và tài nguyên. Hình 1.1: Sơ đồ Gantt 1.1.5.Kỹ thuật dự báo: Mô hình dự báo hồi quy là phù hợp cho quá trình dự báo qua một thời gian dài sau thời điểm có số liệu thật, nên trong đồ án này, nhóm sử dụng mô hình dự báo hồi quy. 1.1.6.Sự cần thiết của phân tích tài chính: Mục đích: Xác định xem tài chính của dự án có như mong muốn hay không. Các tiêu chuẩn chính thường được dùng để đánh giá khía cạnh kinh tế của dự án là: PW (giá trị hiện tại), suất thu lợi của dự án và thời gian hoàn vốn. 1.1.7.Suất chiết khấu: Suất chiết khấu (r) là một trong những yếu tố quan trọng được dùng trong phân tích ngân lưu của dự án, vì nó phản ánh khả năng sinh lợi của một đơn vị tiền tệ theo đơn vị thời gian của dự án. Có thể sử dụng suất chiết khấu (r) tính toán theo thời gian (t) thông qua hệ số gọi là hệ số chiết khấu: Dự án là của tư nhân, cá thể thì đầu tư này của riêng một doanh nghiệp có thể chọn suất chiết khấu phân tích bằng trung bình chi phí sử dụng các nguồn vốn (riêng) của chủ đầu tư được bỏ ra. Dự án công (tức nhiều bên tham gia góp vốn) thì suất khấu của dự án phải được phân tích trên quan điểm mà nó phản ánh được khả năng sinh lợi của từng nguồn vốn góp (WACC-Weighted Average Cost of capital). 1.1.8.Các quan điểm khác nhau trong phân tích tài chính: Phân tích tài chính dự án thường được xây dựng theo những quan điểm khác nhau của các tổ chức, cá nhân có liên quan đền dự án. Nó cho phép việc đánh giá thẩm định dự án có tính hấp dẫn đối với các nhà tài trợ và nhà đầu tư tham gia trực tiếp thực hiện dự án hay không. Phân tích tài chính dự án một cách hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát dự án một cách tốt nhất. Việc phân tích dự án theo các quan đểm khác nhau rất cần thiết và quan trọng bởi vì thường các quan điểm ít có sự đồng nhất về lợi ích và chi phí. Quan điểm ngân hàng Theo quan điểm này thì mối quan tâm trong quá trình xem xét và thẩm định dự án nói chung là dựa trên sức mạnh tổng thể của dự án, nhằm đánh giá hiệu quả chung toàn bộ của dự án để thấy được mức độ an toàn của số vốn mà dự án bỏ vào đầu tư. Quan điểm này cũng chính là quan điểm xem xét của các “ngân hàng” thường vận dụng. CFA=Lợi nhuận sau thuế của dòng tiền. Quan điểm của chủ đầu tư Trong quan điểm này chủ đầu tư xem xét đến ảnh hưởng cùa vốn vay, tiền lãi và khả năng trả nợ gốc của họ. CF (chủ đầu tư)= CFA + Vay – Trả nợ vay và trả lãi vay. 1.1.9.Suất thu lợi nội tại (IRR): Lãi suất nội tại (IRR) i* của một dòng tiền tệ (Cash Flows) là lãi suất mà tại đó, giá trị tương đương của các khoản thu cân bằng giá trị tương đương của các khoản chi của dòng tiền tệ: PW (i*)=0 IRR được xem là một trong những tiêu chuẩn để ra quyết định đầu tư: Nếu IRR MARR thì dự án cần được thực hiện. Nếu IRR MARR thì dự án cần được bác bỏ. Với MARR: suất thu lợi nhỏ nhất. Ta chỉ đầu tư khi MARR > lãi suất tiết kiệm (tương ứng đối với từng doanh nghiệp). 1.1.10.Giá trị hiện tại NPV: Hiện giá thu nhập thuần (hiện giá thuần) của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án. Trong đó: NPV Hiện giá thu nhập thuần của dự án. Lợi ích hàng năm của dự án. Chi phí hàng năm của dự án. Hệ số chiết khấu của dự án. NPV > 0: Dự án có hiện giá thu nhập thuần càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn. NPV < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính; cần được sửa đổi, bổ sung. 1.1.11.Thời gian thu hồi vốn (Payback Period): Là thời gian cần thiết để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu từ các khoản thu, chi tạo bởi đầu tư đó. Thời gian hoàn vốn không chiết khấu Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (với Ft là giá trị của dòng tiền tại năm t đã được chuyển về giá trị hiện tại). Thời gian hoàn vốn E(TP) E(TP) là thời gian hoàn vốn kỳ vọng E(TP). Được xác định tùy thuộc từng quốc gia, từng ngành và tùy thuộc vào kỳ vọng của chủ đầu tư. Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc ra quyết định đầu tư, bởi vì nó dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh. 1.1.12.Khấu hao: Khấu hao là hình thức hoàn trả lại nguồn vốn, phần giá trị suy giảm mà nguyên nhân là sự giảm dần giá trị của tài sản đầu tư trong suốt quá trình hoạt động, thường biểu hiện dưới hai dạng: Hao mòn theo thời gian (mang tính chất hữu hình). Lỗi về kinh tế (mang tính chất vô hình). Ngoài ra khấu hao còn xác định giá trị còn lại của các thiết bị như là giá trị bút toán (book value). Các loại mô hình khấu hao: Mô hình khấu hao theo đường thẳng. Mô hình khấu hao theo kết số giảm nhanh. Mô hình khấu hao theo tổng các số thứ tự năm. Mô hình khấu hao theo hệ số vốn chìm. Mô hình khấu hao theo đơn vị sản lượng. Mô hình khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên. Mục tiêu của dự án: Vận dụng những kiến thức học được về quản lý dự án và một số môn học khác để phát triển một dự án, hoạch định, tổ chức, quản lý cho tình huống thực tế nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và thời gian dành cho dự án. Nội dung: Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến dự án Thu thập phân tích dữ liệu Xác định tính khả thi về kinh tế Xây dựng tổ chức, kế hoạch thực hiện dự án Kết luận và kiến nghị. Phạm vi và giới hạn: Do thời gian có hạn nên đồ án chỉ thực hiện tính khả thi về kinh tế, xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý kế hoạch thực hiện dự án và thời gian hoàn thành dự án (thông qua sơ đồ Gantt). Đề tài: Nghiên cứu Đầu tư xây dựng Quán Café Sách phục vụ cho nhu cầu giải trí, thư giãn và tiếp thu tri thức của sinh viên Cần Thơ và địa điểm lân cận. Tổng quan về đồ án: Đồ án gồm: Chương 1: Cơ sở lý thuyết – Cơ sở pháp lý. Chương 2: Mô tả dự án. Chương 3: Phân tích dự án. Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Cơ sở pháp lý. 2.1. Căn cứ: a. Thành lập công ty -Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn. - Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của thủ tướng chính phủ về đăng ký kinh doanh; quy định chi tiết về cơ quan đăng ký kinh doanh và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh. - Quyết định của thủ tướng chính phủ số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. - Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006, hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ. - Thông tư Liên tịch của bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Công an số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007, hướng dẩn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp. b. Thu phí, lệ phí đăng ký kinh doanh và sao y: Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006, hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. Nghị quyết số 47/2007/NQHĐND ngày 25/01/2007, phê chuẩn về một số loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008. c. Đăng ký bảo hiểm xã hội Mục đích: Nhằm quản lý nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội của công ty. • Dựa vào Luật Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, về Bảo hiểm Xã hội Thông tư số 06/LĐTBXH-TT Ngày 04 tháng 04 năm 1995, Hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09-01-2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-01-1995 của Chính phủ. Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12-03-2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09-01-2003. d. Đăng ký mã số thuế Mục đích: Nhằm quản lý nghĩa vụ nộp thuế của công ty. • Dựa vào Luật Quản lý thuế Thông tư số 85/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế e. Giấy phép đăng ký phòng cháy chữa cháy Mục đích: Để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người dân, cán bộ công nhân viên và tài sản. Dựa vào Luật số 27/2001/QH10 Ngày 29 tháng 6 năm 2001, về Phòng cháy và Chữa cháy Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. f. Giấy phép khắc dấu Mục đích: Để quản lý việc sản xuất và sử dụng con dấu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Dựa vào Nghị định số 150/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu Thông tư liên tịch 07/2002/TT-LT ngày 06/05/2002 của Bộ Công an và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định 58/2001/NĐ-CP. g. Đăng ký chất lượng sản phẩm Quyết định số 1311. KHKT/QĐ ngày 17-8-1988 ban hành quy định về việc đăng ký chất lượng sản phẩm của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. 2.2. Hồ sơ, thủ tục: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên sáng lập Danh sách thành viên có chữ ký của tất cả thành viên. Bản kê khai thông tin đăng ký thuế Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập Đăng ký mẫu dấu Chương II: MÔ TẢ DỰ ÁN. 2.1. Tên dự án: Dự án thành lập Công ty TNHH Khánh Thạnh Tân. 2.2. Chủ đầu tư: Là doanh nghiệp hùn vốn (Các thành viên góp vốn). Vốn của các thành thành viên chiếm 50%, vốn vay ngắn hạn chiếm 50%. 2.3. Mục tiêu và sản phẩm của dự án. Mục tiêu đầu tư: Đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về vật liệu xây dựng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sản phẩm: Các loại ván ép có kích thước từ 1m-2m, có độ dày từ 15-22mm, tấm tường có kích thước 80x380x1.000mm. Thành phần sản phẩm gồm vỏ trấu nghiền, mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát để tái chế lại. Đặc tính sản phẩm: nhẹ, chống cháy, cách âm, cách nhiệt (như gỗ), không bị mối, mọt, nấm mốc và chịu nước rất tốt. Vật liệu này có thể xây dựng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đất yếu, vùng ngập nước. Thi công bằng vật liệu này nhanh, dễ dàng. Lắp ráp tấm tường có kích thước lớn, thời gian nhanh gấp 6-7 lần so với thi công bằng gạch, cát, đá truyền thống và ít thất thoát vật liệu hơn. Nhờ trọng lượng nhẹ, nên khi sử dụng vật liệu này làm vách và sàn, móng căn nhà sẽ không phải gia cố nhiều như xây bằng gạch. Lúc ấy cột nhà cũng không cần làm lớn. Nếu làm nhà ba tầng chỉ cần cột 10 x 15cm. Những điều này giúp giảm chi phí đến gần 1/2 so với cách thông thường. Trong khi thi công do vách và sàn theo dạng lắp ghép nên công thợ sẽ giảm xuống rất nhiều. Giá thành ước tính xây thô nhà ở khoảng 1,2 - 1,4 triệu/m2. Một ưu điểm của sản phẩm là sau khi xây dựng muốn di chuyển có thể tháo dỡ toàn bộ và lắp ghép ở vị trí mới. Nhà sẽ xây theo nguyên tắc có khung xương bằng sắt hoặc thanh bê tông chịu lực, sản phẩm được ghép vào bằng cách bắt vít. Tường tô trát một lớp vửa mỏng do bề mặt vật liệu đã phẳng. Riêng sàn có thể lát gạch, trát. Khi đổ cột có thể dùng tấm ván mỏng thay cho cốp pha ốp bên ngoài và sau đó để luôn sẽ cho bề mặt phẳng. Sử dụng vật liệu có thể sửa chữa nhanh như sửa nhà nâng thêm tầng, thay đổi các chức năng phòng trong nhà. 2.4. Nguồn kinh phí đầu tư dự án. Tổng số vốn: 12 tỉ VND. Vốn liên doanh: 6 tỉ VND. Vốn vay ngắn hạn: 6 tỉ VND. 2.5. Thời gian thực hiện dự án. Thời gian dự kiến: 1.5 năm. Được chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu của dự án: Nghiên cứu thị trường để biết được nhu cầu tiêu thụ ván ép hiện nay, cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Tìm nguồn vốn cho dự án: Nguồn vốn trực tiếp từ chủ đầu tư chiếm khoảng 50%, 50% nguồn vốn còn lại là vay ngắn hạn. Giai đoạn triển khai: Liên hệ với ban quản lý Cụm công nghiệp An Hiệp để thuê mặt bằng và sau đó là soạn thảo hợp đồng thuê trong dài hạn. Xin giấy phép thành lập công ty. Xin giấy phép kinh doanh và những giấy tờ có liên quan. Tiến hành xây dựng nhà máy, mua và lắp đặt trang thiết bị, phương tiện vận chuyển. Giai đoạn cuối: Tuyển lao động và đưa nhà máy vào hoạt động. Tổ chức họp đánh giá các công việc đã hoàn thành và phân công công việc cho giai đoạn tiếp theo– Giai đoạn tồn tại và phát triển. 2.6. Quy mô, địa điểm dự án: Đầu tư dây chuyền sản xuất ván ép từ mụn dừa công suất 500.000 m2/năm. Diện tích đất sử dụng: 60x50=3000m2. 2.6.1. Địa điểm xây dựng. _Cụm công nghiệp An Hiệp, ấp Thuận Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. CCN An Hiệp cách thị xã Bến Tre 12km, đi theo Tỉnh lộ 884. Cụm công nghiệp nằm dọc bờ sông Hàm Luông, thuận lợi cho chuyên chở nguyên liệu, thành phầm bằng đường thủy và đường bộ. _Hiện trạng mặt bằng: đã được san lấp. _Phương thức giao đất: thuê. Bản đồ huyện Châu Thành 2.6.2. Thị trường tiêu thụ. Tiêu thụ trong nước tại tỉnh Bến Tre và các tỉnh lân cận. Nhu cầu về ván các loại để phục vụ cho việc sản xuất hàng trang trí nội thất, dụng cụ văn phòng của người dân ngày càng gia tăng. Xu thế dùng ván ép để thay thế cho các loại gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ đã được chứng minh trong thời gian qua. Hơn nữa loại ván ép từ mụn dừa này có ưu điểm vượt trội hơn nhiều loại ván khác nên có thể thu hút được người tiêu dùng. 2.6.3. Thuận lợi, khó khăn của dự án. Thuận lợi. Nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ từ các xí nghiệp se sợi sơ dừa. Được hưởng chính sách ưu đãi vào khu công nghiệp An Hiệp (theo Quyết định số 1672/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre) như sau: -Giá thuê đất đã hoàn chỉnh hạ tầng: 0,6 USD/m2/năm (đã có thuế VAT). -Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 24 tháng. -Miễn tiền thuê đất trong 2 năm và giảm 50% cho 2 năm tiếp sau khi kết thúc thời gian xây dựng cơ bản. -Tiền thuê đất tính từ thời điểm bàn giao đất. Đơn giá thuê đất ổn định cho cả vòng đời dự án. -Thuế suất thu nhập ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất là 15% được áp dụng trong 12 năm, trong đó được miễn 3 năm từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% cho 7 năm tiếp theo. Sau thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi nêu trên, doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%. Khó khăn. Sản phẩm mới nên chưa được đông đảo người tin dùng. Do người dân quen dùng ván nhập như okal, MDF. Cần phải có chiến lược quảng bá sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác. Chương III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN. Các hoạt động của dự án: Hoạt động Tên hoạt động Thực hiện trước to tm tp Thời gian dự tính(te) Nguồn lực cần dùng (người) Chi phí thực hiện (VND) A Nghiên cứu thị trường 70 90 115 91 2 5,000,000 B Tìm công nghệ A 30 45 50 43 1 0 C Huy động vốn A 50 60 70 60 1 0 D Đăng ký giấy phép C 15 21 30 21 1 0 E Xây dựng nhà xưởng D 180 200 230 202 10 5,262,700,000 F Mua và lắp đặt thiết bị B,E 30 40 50 40 6 3,647,900,000 G Thuê lao động E 25 28 43 30 2 4,000,000 H Chạy thử và nghiệm thu F,G 20 32 38 31 20 20,000,000 I Giới thiệu sản phẩm H 20 30 40 30 2 6,000,000 J Hoạt động giả Tổng 8,945,600,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 B 43 C 60 D 21 E 202 F 40 H 31 G 30 I 30 A 91 J Sơ đồ Pert Sơ đồ Gantt các hoạt động Các tiến trình: A-B-F-H-I = 91+43+40+31+30 =235 ngày. A-C-D-E-G-H-I = 91+60+21+202+30+31+30=465 ngày. A-C-D-E-J-F-H-I = 91+60+21+202+0+40+31+30=475 ngày. Tiến trình tới hạn là A-C-D-E-J-F-H-I = 475 ngày. 3.1. Hoạt động A_Nghiên cứu thị trường: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (51,9 triệu USD) trong 7 tháng đầu năm 2009. Nhu cầu sử dụng ván MDF cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30%, hàng triệu mét khối MDF nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan… Ngày nay, các sản phẩm từ ván ép với các ưu điểm bền đẹp, nhẹ, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ... đã trở nên thông dụng, được người tiêu dùng chấp nhận. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy là thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, nên đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại. Nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, vì vậy sản xuất ván gỗ nhân tạo là hướng ưu tiên đầu tư của Chính phủ để xuất khẩu, giải quyết nguồn nguyên liệu rừng trồng. Hiện nay cả nước có 1.200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ, trong đó trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu, Việt Nam đang đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 1,5 tỷ USD/năm, trong đó ván gỗ nhân tạo sẽ giữ vai trò chủ lực. Sản phẩm đồ mộc: bàn, ghế, giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, ốp trần... làm từ ván gỗ nhân tạo rất thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, khách sạn, nhà hàng, nhà văn hoá, cung thể thao... 3.2. Hoạt động B_Tìm công nghệ: Sản phẩm của công ty được sản xuất theo một quy trình mới, sử dụng công nghệ ép thuỷ lực máng rộng. Hệ thống nhập liệu và thoát liệu bằng băng tải rất an toàn với công nhân. Với công suất 500,000 m2/năm thì nhà máy phải sử dụng 3 máy ép và 2 loại kích thước của khay như sau: Loại máy sản xuất ván Số lượng Công suất 1000x2000 mm 2 máy 32 sp/h Tấm tường 1 máy 27 sp/h . Sơ đồ quy trình sản xuất: Trộn nguyên liệu Khay chứa nguyên liệu Máy 2 Máy 3 Máy 1 Băng tải Băng tải Băng tải Băng tải Kho chứa thành phẩm Nghiền bánh mùn dừa Quy trình sản xuất: Bước 1:Nguồn mụn dừa, xi măng và các nguyên liệu khác được chở bằng xe tải đến kho chứa (riêng mụn dừa có thể được chở bằng ghe). Bước 2: nguyên liệu được đem phối trộn với tỉ lệ 0.85 m2 mụn dừa, 4 bao xi măng, 9 lit chất phụ gia, nước vừa đủ để cho ra 1 m3 hỗn hợp ban đầu. Bước 3: Kế tiếp hỗn hợp được cho vào khây chứa với kích thước khây: 1000 x 2000 mm và 1000 x 380 mm và bề dày tuỳ thuộc vào yêu cầu. Các khây chứa này được băng tải chuyển đến máy ép và ép với áp lực cao. Hình: Máy ép tấm tường(trái) và máy ép ván mỏng(phải). Bước 4: Sản phẩm sau khi ép được để nghỉ khoản 2 giờ trước khi tách khuôn và cho vào kho chứa thành phẩm. 3.3 Hoạt động C_Huy động vốn: Hiện tại với chi phí ban đầu gồm có trang bị trang thiết bị, nhà xưởng, thuê nhân công và các chi tiêu khác cần có một nguồn vốn lớn phục vụ cho việc kinh doanh với tổng số vốn ban đầu của công ty là 6 tỉ đồng được huy động từ cổ đông của công ty đóng góp. Để có đủ vốn thực hiện dự án, công ty sẽ huy động nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng, với số tiền vay dự định là 6 tỉ đồng trong 3 năm. 3.3.1. Huy động vốn từ các thành viên: Hiện tại công ty có 4 thành viên chính với số vốn góp như sau: Tên thành viên Số tiền(Tỉ VNĐ) Tỉ lệ phần trăm Trần Tuấn Kiệt 2 33.33% Trần Hải Đăng 1.5 25% Trần Bửu Lộc 1.5 25% Nguyễn Truyền Thuyết 1 16.67% 3.3.2. Huy động vốn từ bên ngoài: Trong quá trình nghiên cứu và xem xét công ty đã đưa ra quyết định là vay 50% số vốn còn lại từ ngân hàng Agribank: Với số vốn hiện có từ các cổ đông công ty sẽ vay thêm vốn từ ngân hàng với số tiền là 6 tỉ đồng. Hiện tai ngân hàng có nhiều chính sách và dịch vụ cho vay với lãi xuất ưu đãi 9% năm cho doanh nghiệp. - Công ty sẽ lâp hồ sơ xin vay vốn từ chi nhánh Agribank tại Cần Thơ với khoảng vay trung hạn 5 năm và trả điều theo từng năm cho ngân hàng. Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn. Hồ sơ pháp nhân, giấy phep kinh doanh. Phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả. 3.4. Hoạt động D_Đăng ký quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh và thương hiệu: 3.4.1. Đăng ký quyền sử dụng đất: Địa điểm: Cụm công nghiệp An Hiệp, ấp Thuận Điền, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. CCN An Hiệp cách thị xã Bến Tre 12km, đi theo Tỉnh lộ 884, từ ngã 4 Tân Thành về phía Tân Phú. Cụm công nghiệp An Hiệp nằm dọc bờ sông Hàm Luông, thuận lợi cho chuyên chở nguyên liệu, thành phầm bằng đường thủy và đường bộ. Diện tích: 3000m2, giá cho thuê là 0.6USD/m2/năm. Dự kiến thuê 20 năm, trả trước 129.6 triệu đồng (Theo chính sách ưu đãi của tỉnh Bến Tre đã nêu ở mục 2.6.3). Số tiền còn lại sẽ trả hằng năm là 388.8 triệu trong 12 năm tiếp theo. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu). Chấp thuận đầu tư kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Biên bản giao đất tại thực địa có kèm theo sơ đồ thửa đất. Trích lục địa chính thửa đất thể hiện đầy đủ kích thước, hình dáng thửa đất theo đúng hiện trạng. Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3.4.2. Đăng ký giấy phép kinh doanh: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: 3.4.2.1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Tổ chức, cá nhân đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre, Số 6, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ. Doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ Đăng ký kinh doanh theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra hồ sơ. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời cho người nộp hồ sơ. Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu biên nhận hồ sơ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” đóng lệ phí và nhận giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh. 3.4.2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp, nhận kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Số 6, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. 3.4.2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. - Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. - Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Kèm theo danh sách thành viên phải có: • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp (Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân còn hiệu lực) theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 Nghị định về Đăng ký kinh doanh đối với thành viên sáng lập là cá nhân. • Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp (Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân còn hiệu lực) theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 Nghị định về Đăng ký kinh doanh của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân. - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. - Bản kê khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 3.4.2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3.4.3. Đăng kí thương hiệu cho công ty: Nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho người tiêu dùng, công ty sẽ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. 1. Ngành nghề đăng kí kinh doanh: Sản xuất và cung ứng ván MDF mùn dừa. 2. Tên của doanh nghiệp: Công ty TNHH Khánh Thạnh Tân. 3. Hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm bao gồm: - Bản đăng ký chất lượng sản phẩm (2 bản). - Các tài liệu kèm theo (mỗi thứ 1 bản) gồm: Bản tiêu chuẩn cơ sở hoặc quy định về chất lượng sản phẩm. Nhãn sản phẩm. Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3.5. Hoạt động E_Xây dựng nhà xưởng: Tổng diện tích lô đất: 3000 m2, với mặt bằng đã được sang lấp.Sơ đồ phân bố nhà xưởng. Ghi chú: Đơn vị tính: m Đường đi vật liệu. Kho chứa nguyên liệu Kho chứa sản phẩm Văn phòng làm việc Cổng BV Hướng sông Hàm Luông 20 30 15 2 15 Cây xanh 10 Bãi đổ Ôtô 10 Xưởng nghiền 5 12 20 Cây xanh Bãi đỗ xe 8 Xưởng trộn nguyên liệu Xưởng ép 12 Máy 1 Máy 2 Máy 3 25 15 Bể chứa rác WC Chi phí xây dựng Dơn vị tính Số lượng Chi phí xây dựng/đơn vị Tổng chi phí Nhà xưởng m2 1470 3,000,000 4,410,000,000 Văn phòng m2 120 2,800,000 336,000,000 Nhà xe m2 200 600,000 120,000,000 Nhà vệ sinh m2 30 2,500,000 75,000,000 Sân bãi m2 300 300,000 90,000,000 Khu chứa phế thải m2 144 300,000 43,200,000 Tường rào m 220 550000 121,000,000 Cống thoát nước m 100 500000 50,000,000 Đường lộ m 50 350000 17,500,000 Tổng cộng 5,262,700,000 Các hoạt động xây dựng nhà xưởng. Xây móng và tường gạch (hoạt động A) thực hiện ngay từ đầu: có thời gian lạc quan 92 ngày, thời gian bi quan 112 ngày, thời gian thường gặp 102 ngày. Xây trần nhà(hoạt động B) thực hiện sau hoạt động A: có thời gian lạc quan 50 ngày, thời gian bi quan 70 ngày, thời gian thường gặp 60 ngày. Lắp điện nước(hoạt động C) thực hiện sau hoạt động A: có thời gian lạc quan 10 ngày, thời gian bi quan 20 ngày, thời gian thường gặp 15 ngày. Làm cửa sổ, cửa ra vào(hoạt động D) thực hiện sau hoạt động A: có thời gian lạc quan 20 ngày, thời gian bi quan 30 ngày, thời gian thường gặp 25 ngày. Trát vữa, sơn tường, làm đường đi(hoạt động E) thực hiện sau hoạt động B: có thời gian lạc quan 35 ngày, thời gian bi quan 45 ngày, thời gian thường gặp 40 ngày. Thời gian tới hạn của hoạt động là 202 ngày. 3 C 15 6 2 1 4 5 A 102 B 60 D 25 E 40 F G 3.6. Hoạt động F_Mua máy móc,trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và lắp đặt. Chi phí mua trang thiết bị Tên Đơn vị tính Số lượng Giá Thành tiền Xe tải trung (5.2 tấn) chiếc 1 558,000,000 558,000,000 Xe tải nhỏ (3.4 tấn) chiếc 2 488,000,000 976,000,000 Xe nâng chiếc 3 150,000,000 450,000,000 Máy nghiền máy 1 80,000,000 80,000,000 Máy trộn máy 1 130,000,000 130,000,000 Máy ép máy 3 220,000,000 660,000,000 Máy bơm máy 1 1,500,000 1,500,000 Khay chứa cái 200 360,000 72,000,000 Băng tải băng 6 95,000,000 570,000,000 Bàn ghế văn phòng bộ 6 3,400,000 20,400,000 Trang trí nội thất khác 30,000,000 Thiết bị khác 100,000,000  Tổng tiền 3,647,900,000 3.7. Hoạt động G_Thuê lao động. Lượng lao động cần thiết cho công ty là 30 người với các vai trò sau: Chức danh Số người Lương/tháng. Giám đốc 1 7000000 VND. Phó giám đốc 1 5000000 VND. Kế toán 1 3000000 VND. Thủ quỹ 1 3000000 VND. Quản đốc 1 4000000 VND. Thủ kho 1 3000000 VND. Tài xế xe tải 3 3000000 VND. Nhân viên Maketing 1 3000000 VND. Công nhân 24 2000000 VND. Bảo vệ 1 2500000 VND. Tổng lương trả cho nhân viên hàng tháng: 87,500,000 VND. 3.8. Hoạt động H_Chạy thử nghiệm và nghiệm thu. Để nhà máy thật sự ổn định trong quá trình sản suất cấn tiến hành chạy thử nghiệm, đây cũng là thời gian để tập huấn công nhân làm quen với công việc. Thời gian chạy thử là 1 tháng bao gồm khởi động thử và điều chỉnh các thông số máy cho phù hợp vào ngày đầu. Sau đó cho sản xuất những sản phẩm đầu tiên và đem kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Cuối cùng tiến hành nghiệm thu. 3.9. Hoạt động I_Giới thiệu sản phẩm. Cần phải có chiến lược quảng bá sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác. Để quản bá sản phẩm của mình công ty có một số chính sách quảng cáo như: Đăng trên báo Trên internet Làm phúc lợi cho xã hội như xây nhà tình thương cho các gia đình gặp khó khăn, những người già neo đơn, những trẻ em mồ côi…bằng sản phẩm của chính công ty điều này sẽ khẳng định lại chất lượng sản phẩm của công ty qua thực tế như thế sẽ lấy được niềm tin của khách hàng. Hợp tác với các công ty xây dựng. 3.10. Phân tích tài chính. Chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm: Ván loại dày 15 mm Chi phí Thể tích/1 sản phẩm 0.03 Mùn dừa cần dùng (m3) 0.0255 6,375 Sơ dừa (kiện) 0.012 4,560 Xi măng (bao) 0.15 10,950 Phụ gia (l) 0.27 7,290 Lưới sợi thuỷ tinh (m2) 2 74,000 Tổng chi phí 103,175 Ván loại dày 22 mm Chi phí Thể tích/1 sản phẩm 0.044 Mùn dừa cần dùng (m3) 0.0374 9,350 Sơ dừa (kiện) 0.0176 6,688 Xi măng (bao) 0.22 16,060 Phụ gia (l) 0.396 10,692 Lưới sợi thuỷ tinh (m2) 2 74,000 Tổng chi phí 116,790 Ván loại tấm tường Chi phí Thể tích/1 sản phẩm 0.0304 Mùn dừa cần dùng (m3) 0.02584 6,460 Sơ dừa (kiện) 0.01216 4,621 Xi măng (bao) 0.152 11,096 Phụ gia (l) 0.2736 7,387 Lưới sợi thuỷ tinh (m2) 0.76 28,120 Tổng chi phí 57,684 Do sản phẩm đưa ra thị trường còn mới nên công ty có kế hoạch sản xuất như sau: Năm I Ván loại Dày 15 mm Dày 22 mm tấm tường Tổng số lượng Chi phí Số lượng (m2) 60000 60000 50000 170000 Số sản phẩm (tấm) 30000 30000 131,579 191,579 Thể tích/1 sp (m3) 0.03 0.044 0.0304 Mùn dừa cần dùng(m3) 765 1122 3400 5287 1,321,750,000 Sơ dừa (kiện) 360 528 1600 2488 945,440,000 Xi măng (bao) 4500 6600 20000 31100 2,270,300,000 Phụ gia (l) 8100 11880 36000 55980 1,511,460,000 Lưới sợi thuỷ tinh (m2) 60000 60000 100,000 220000 8,140,000,000 Tổng chi phí 14,188,950,000 Doanh thu Năm I Ván loại Dày 15 mm Dày 22 mm tấm tường Số lượng (m2) 60,000 60,000 50,000 Số lượng (tấm) 30,000 30,000 131,579 Giá bán 145,000 170,000 80,000 Thành tiền 4,350,000,000 5,100,000,000 10,526,315,789 Tổng thu nhập 19,976,315,789 Năm II trở về sau Ván loại Dày 15 mm Dày 22 mm tấm tường Tổng số lượng Chi phí Số lượng (m2) 70000 70000 60000 200000 Số sản phẩm (tấm) 35000 35000 157,895 227,895 Thể tích/1 sản phẩm 0.03 0.044 0.0304 Mùn dừa cần dùng (m3) 892.5 1309 4080 6281.5 1,570,375,000 Sơ dừa (kiện) 420 616 1920 2956 1,123,280,000 Xi măng (bao) 5250 7700 24000 36950 2,697,350,000 Phụ gia (l) 9450 13860 43200 66510 1,795,770,000 Lưới sợi thuỷ tinh (m2) 70000 70000 120000 260000 9,620,000,000 Tổng chi phí 16,806,775,000 Doanh thu Năm II trở về sau Ván loại Dày 15 mm Dày 22 mm tấm tường Số lượng (m2) 70,000 70,000 60,000 Số lượng (tấm) 35,000 35,000 157,895 Giá bán 145,000 170,000 80,000 Thành tiền 5,075,000,000 5,950,000,000 12,631,578,947 Tổng thu nhập 23,656,578,947 Chi phí vận hành hàng năm: Nguyên liệu ĐVT Nhu cầu Hao hụt (%) Khối lượng cần dùng Giá Thành tiền Nhản mác tờ 227,895 2 232,453 80 18,596,211 Nhớt động lực lít 470 2 480 11,000 5,280,000 Mở bò bôi trơn kg 30 2 31 40,000 1,240,000 Điện sản xuất kwh 210,000 2 214,200 1,600 342,720,000 Nước sản xuất m3 5,000 2 5,100 800 4,080,000 Tổng 371,916,211 Căn cứ quyết định số 206/2003/QĐ-BTC về việc khấu hao tài sản cho doanh nghiệp sản xuất. Thời gian khấu hao tài sản của công ty như sau: Tài sản khấu hao Thời gian khấu hao Khấu hao hàng năm Nhà xưởng 10 441,000,000 Nhà xe 10 12,000,000 Sân bãi 10 9,000,000 Khu chứa phế thải 10 4,320,000 Cống thoát nước 10 5,000,000 Đường lộ 10 1,750,000 Xe tải trung (5.2 tấn) 8 69,750,000 Xe tải nhỏ (3.4 tấn) 8 122,000,000 Xe nâng 8 56,250,000 Máy nghiền 8 10,000,000 Máy trộn 8 16,250,000 Máy ép 8 82,500,000 Khay chứa 8 9,000,000 Băng tải 8 71,250,000 Tổng 910,070,000 Chi phí bảo trì hàng năm: Năm I Năm II Năm III về sau 5,000,000 12,000,000 20,000,000 Gọi: Chi phí hàng năm = chi phí thuê đất + chi phí mua nguyên liệu + chi phí vận hành + phi phí khấu hao + chi phí thuê nhân công + chi phí bảo trì + lãi xuất tiền vay. Doanh thu = tiền bán sản phẩm (giả sử sản phẩm được bán hết trong năm). Sau đây là bản phân tích tài chính của công ty trong 10 năm: Dòng tiền trước thuế: Năm Chi phí Doanh thu Lợi nhuận IRR trước thuế 0 790,900,000 0  0 1 16,094,436,211 19,976,315,789 3,881,879,579 24.12% 2 18,719,261,211 23,656,578,947 4,937,317,737 26.38% 3 18,743,461,211 23,656,578,947 4,913,117,737 26.21% 4 18,203,461,211 23,656,578,947 5,453,117,737 29.96% 5 18,219,661,211 23,656,578,947 5,436,917,737 29.84% 6 18,219,661,211 23,656,578,947 5,436,917,737 29.84% 7 18,219,661,211 23,656,578,947 5,436,917,737 29.84% 8 18,219,661,211 23,656,578,947 5,436,917,737 29.84% 9 17,791,661,211 23,656,578,947 5,864,917,737 32.96% 10 17,791,661,211 23,656,578,947 5,864,917,737 32.96% Suất thu lợi nội tại IRR(trước thuế) = 28.05%. Dòng tiền sau thuế: Năm Thuế thu nhập Lợi nhuận còn lại IRR sau thuế 0 1 0 3,881,879,579 24.12% 2 0 4,937,317,737 26.38% 3 0 4,913,117,737 26.21% 4 7.50% 5,044,133,907 27.71% 5 7.50% 5,029,148,907 27.60% 6 7.50% 5,029,148,907 27.60% 7 7.50% 5,029,148,907 27.60% 8 7.50% 5,029,148,907 27.60% 9 7.50% 5,425,048,907 30.49% 10 7.50% 5,425,048,907 30.49% Suất thu lợi nội tại sau thuế IRR = 27.08 %. Thời gian hoàn vốn là 2 năm 1 tháng 4 ngày. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong những năm gần đây, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, do việc khai thác rừng bừa bãi cùng với nạn lâm tặc phá rừng. Trong khi nhu cầu gỗ cho xây dựng, trang trí nội thất là rất lớn. Cùng lúc đó nguồn nguyên liệu mùn dừa thải từ hoạt động se chỉ sơ dừa rất dư thừa không sử dụng hết, rất nhiều doanh nghiệp làm sợi ở tỉnh Bến Tre do không thể tiêu thụ được lượng mùn dừa này, cùng với sự phát triển của ngành nghề này ngày càng gia tăng nhằm cung ứng kịp thời cho xuất khẩu, đã thải mùn dừa xuống sông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy việc tận dụng nguồn nguyên liệu mùn dừa thải này để sản xuất ván MDF mụn dừa vừa đáp ứng nhu cầu gỗ cho sản xuất các sản phẩm mộc gia dụng, mộc văn phòng, đặc biệt là xây dựng… vừa giảm ô nhiểm môi trường do thải mùn dừa bừa bãi gây nên. Đây là dự án có tính khả thi cao nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre, nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Góp phần thực hiện chính sách kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Từ những lợi ích mang lại, Nhóm thành lập dự án nhận thấy việc đầu tư dự án này là có hiệu quả và cần thiết./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản lý dự án – Vũ Công Tuấn-nxb TPHCM 1999 Niên giám thống kê 2008 Bài giảng Quản trị dự án phát triển_Nguyễn Hữu Tâm, Khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. www.bentre.gov.vn www.dpi-bentre.gov.vn www.vatgia.com www.datsach.com www.tuoitre.com.vn www.ttmindustry.com.vn www.khucongnghiep.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án quản lý dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván ép từ mụn dừa.doc
Luận văn liên quan