Đồ án Quy hoạch Bảo vệ môi trường nước mặt TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020, một số kiến nghị với UBND Thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:  Đối với các Bộ, ngành Trung Ương - Sớm rà soát, ban hành bổ sung, hoặc điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường đối với tất cả các lĩnh vực môi trường nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được ban hành. - Có cơ chế tài chính đặc thù trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án trọng điểm; đầu tư các công trình xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. - Xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xả thải (nước thải, khí thải) ra môi trường cho phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực; vừa đảm bảo về hiệu quả công tác bảo vệ môi trường vừa đảm bảo khả năng xử lý của chủ doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

pdf47 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch Bảo vệ môi trường nước mặt TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn cho phép của QCVN 40: 2008/BTNMT. Các KCN còn lại đều có các năm hàm lượng COD vượt QCVN từ 1,1 lần đến 2,16 lần. Tuy nhiên, chất lượng nước thải đầu ra tại các KCN đều có dấu hiệu cải thiện dần vào cuối chu kỳ đánh giá (năm 2014). Tổng N, P: hàm lượng nitơ, Phôtpho tổng số tại các KCN có giá trị cao ở đầu chu kỳ và giảm dần vào cuối chu kỳ (2011-2014). - Tại các CCN: COD: hàm lượng COD tại các KCN có xu hướng giảm dần vào các năm cuối chu kỳ (2011-2014). Có 4/9 KCN (Phú Nghĩa, Đài Tư, Quang Minh, Nam Thăng Long) có hàm lượng COD trung bình trong 4 năm liên tiếp nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40: 2008/BTNMT. Các KCN còn lại đều có các năm hàm lượng COD vượt QCVN từ 1,1 lần đến 2,16 lần. Tuy nhiên, chất lượng nước thải đầu ra tại các KCN đều có dấu hiệu cải thiện dần vào cuối chu kỳ đánh giá (năm 2014). Tổng N, P: hàm lượng nitơ, Phôtpho tổng số tại các KCN có giá trị cao ở đầu chu kỳ và giảm dần vào cuối chu kỳ (2011-2014). COD: Hàm lượng COD của các CCN trong các năm 2011 – 2013 đều vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT. Kết quả phân tích của năm 2014 cho thấy hàm lượng COD có xu hướng giảm và thấp m 3 /ngày. Tổng lượng nước thải KCN và CCN của thành phố Hà Nội dự báo đến năm 2020 và 2030 như sau: Khoảng 155.425 m3/ngày đêm vào năm 2020 và khoảng 193.190 m 3/ngày đêm vào năm 2030. Tổng hợp dự báo lượng thải BOD5 của KCN và CCN của Hà Nội đến năm 2020 và 2030 như sau: khoảng 38.011,5 (kg/ngày đêm) năm 2020 và khoảng 47.109,0 (kg/ngày đêm) năm 2030. trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng nước mặt của các sông rạch trên địa bàn. . 20 hơn so với ngưỡng giới hạn cho phép. BOD5: hàm lượng BOD5 của hầu hết các CCN trong các năm đều vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT và có xu hướng tăng dần theo thời gian. TSS: hàm lượng TSS của một số CCN trong như Từ Liêm, Phú Minh, Hoàng Mai, vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT. Còn lại hầu hết các CCN đều nằm trong giới hạn QCCP. Tuy nhiên, nồng độ TSS có xu hướng tăng dần so với ngưỡng giới hạn cho phép. NH4 +: hàm lượng NH4 + của hầu hết các CCN trong các năm đều vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Tổng P: hàm lượng Tổng P của một số cụm công nghiệp trong như Phú Thị, Hoàng Mai, Hapro, Phùng, Thanh Oai, An Khánh, Yên Sơn vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT trong năm các năm 2011 - 2013. Còn lại hầu hết các CCN đều nằm trong giới hạn QCCP. Tuy nhiên, nồng độ tổng P có xu hướng giảm dần so với ngưỡng giới hạn cho phép theo thời gian (2011-2014). Coliform: hàm lượng Coliform của các CCN trong các năm đều vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT và có xu hướng tăng dần theo thời gian (2011-2014). 3 Nước thải y tế Lượng nước thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố khoảng 7.343 m3/ngày đêm. Lượng nước thải y tế được xử lý đạt khoảng 80%. Hiện 18/22 Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 7/14 Theo đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý chất thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường”, đề tài của ban chỉ đạo Như vậy, đến năm 2020, lượng nước thải y tế phát sinh tăng 1,47 lần, 21 bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và 4/18 Bệnh viện đang xây dựng hệ thống XLNT; có 37/41 Bệnh viện do Sở Y tế được phê duyệt Dự án đầu tư và đang xây dựng hệ thống XLNT; 4/41 Bệnh viện đang có dự án đầu tư xây dựng hệ thống XLNT; 22/29 Bệnh viện tư nhân ngoài công lập có hệ thống XLNT và đảm bảo đủ tiêu chuẩn về xử lý chất thải lỏng y tế, 52 phòng khám Đa khoa và 04 Nhà hộ sinh thuộc các Trung tâm Y tế quận/huyện/thị xã có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ HA-18B (D) của Nhật Bản. Các phòng khám và cơ sở dịch vụ y tế tư nhân sử dụng phương pháp bể chứa ngâm hóa chất khử trùng (Cloramin B) trước khi thải ra môi trường. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội, Văn bản số 1206/SYT-NVY ngày 16/03/2015 về việc cung cấp số liệu phục vụ tổng hợp số liệu thống kê trên địa bàn Thành phố Hà Nội, 2015). Hệ thống nước thải tại các bệnh viện đều hoạt động nhưng có hệ thống xử lý nước thải hiện nay nước thải chỉ được bơm hoặc chảy qua trạm xử lý. Các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng đã quá cũ nên hư hỏng nhiều, không có kinh phí để vận hành hoặc không quan tâm sửa chữa, bảo dưỡng nên không hoạt động được. Bên cạnh đó, với hầu hết các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh nhân, ngoại trừ bệnh viện Mắt trung ương không bị quá tải (công suất sử dụng giường bệnh là 86%), các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải bệnh nhân với công suất sử dụng giường bệnh thường xuyên lên đến khoảng 130 - 150%, thậm chí đến 300% như bệnh viện K dẫn đến sự gia tăng lưu lượng nước thải một cách đáng kể, một cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, Võ Xuân Nguyên, 2003, Lượng nước cấp tính cho 1 giường bệnh khoảng 600 m3/nđ và lượng nước thải khoảng 400 m3/nđ, với hàm lượng BOD5 khoảng 150 mg/l. Như vậy, với quy mô giường bệnh là 19.890 giường vào năm 2020 và đến năm 2030 là 27.405 giường, lượng nước thải phát sinh đạt 11.934 m3/ngày đêm, tương ứng 1.790 kg BOD5/ngày đêm và khoảng 16.443 m3/ngày đêm vào năm 2030 ,tương ứng 2.466 kg BOD5/ngày đêm đến năm 2030 tăng 2,19 lần so với năm 2014. Với hệ thống xử lý nước thải như hiện nay, chỉ xử lý được khoảng 55 % lượng nước thải vào năm 2030 và khoảng 35% lượng nước thải vào năm 2030. Nước thải y tế thường chứa các chất nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như cho môi trường. Đây là nguy cơ truyền bệnh cao. Ngoài ra, còn chứa các loại hóa chất có trong thuốc và các dung dịch y tế dư thừa đi vào trong môi trường nước thải. Các chất này nhất là thuốc kháng sinh sẽ đi vào môi trường đất, nước và tích tụ tại đó trong một thời gian, sau đó xâm nhập vào hệ sinh thái của môi trường xung quanh. Từ đó 22 số hệ thống xử lý có công suất thiết kế không đáp ứng lượng nước thải ra làm cho hệ thống hoạt động không đều. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ 220 m3/ngày đêm (bệnh viện K) đến 1050 m 3/ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh viện, số giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất là bệnh viện Bạch Mai (1050 m3/ngày đêm). Một số bệnh viện mặc dù đã có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên chất lượng nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt yêu cậu. Ví dụ như: Nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội mặc dù đã được xử lý nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thải QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Nước thải sau xử lý của bệnh viện không đạt tiêu chuẩn thải do còn bị ô nhiễm bởi một số chất có nồng độ cao hơn mức cho phép như COD, BOD và amoni, trong đó COD cao hơn tiêu chuẩn 1,63 lần, BOD5 cao 2,24 lần và amoni cao gấp 3 lần. Nước thải này cũng vẫn còn tồn tại hai nhóm vi khuẩn shigella và vibrio cholera. Báo cáo giám sát môi trường do Viện Công nghệ môi trường, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện năm 2012 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nước thải sau xử lý của bệnh viện Việt Đức có hầu hết các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường QCVN 28:2010/BTNMT, cột B ngoại trừ chỉ số BOD5 còn cao hơn một ít so với nồng độ tiêu chuẩn (58,5 mg/L so với tiêu chuẩn là 50 mg/L). Trong đó ngấm vào các mạch nước ngầm vào cơ thể con người bằng cách gây tích tụ các chất kháng sinh trong cơ thể con người, điều này vô cùng có hại. Như vậy, với sự gia tăng lượng nước thải y tế, nếu không có các giải pháp thích hợp sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng chất lượng môi trường nước mặt cũng như sức khỏe con người. 23 nồng độ COD, BOD5, amoni, chất rắn lơ lửng đều giảm đáng kể so với mẫu nước thải trước xử lý, từ 272 mg/L xuống 88,6 mg/L đối với chỉ số COD và 148 mg/L xuống 58,5 mg/L đối với chỉ số BOD5 hay nồng độ amoni giảm từ 20,98 mg/L xuống 9,67 mg/L, chất rắn lơ lửng giảm từ 73 mg/L xuống còn 21 mg/L. Trung tâm công nghệ xử lý môi trường – Bộ Tư lệnh hóa học 4 Nước thải từ hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc Theo báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Lượng nước thải từ chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm ước khoảng 70.000 m3/ngày đêm, trong khi đó chỉ có khoảng 30 % lượng nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Thành phố hiện nay đang tồn tại ở hai loại hình: trang trại và hộ gia đình. Trong đó, loại hình chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình đang là nguồn gây ô nhiễm khó kiểm soát đối với môi trường tại các khu vực nông thôn. Lượng nước thải phát sinh đến từ các nguồn: - Chăn nuôi heo, bò, trâu Ngoài 12 trang trại quy mô hơn 24.400 con, chăn nuôi phổ biến với hình thức gia đình qui mô nhỏ. Với số lượng lên đến 536.000 con (2014), Ở khu vực nông thôn, trung bình từ 1 – 10 con/hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi chỉ quan tâm đến chuồng trại mà không chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải. Mặt khác, do các hộ chăn nuôi không có đủ mặt bằng để đưa chất thải từ hầm biogas qua xử lý sinh học trước khi thải ra môi trường bên ngoài nên toàn bộ chất thải của gia súc được thải trực tiếp ra ngoài sông, rạch đã gây ô nhiễm Quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030 và Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030 của Hà Nội là cơ sở để dự báo lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. Theo quy hoạch, đến năm 2020, lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi là 72.000 m3/ngày đêm, tương ứng với 1.521 kg BOD5/ngày đêm; và từ hoạt động giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm là khoảng 42.000 m3/ngày đêm, tương ứng với 1150 kg BOD5/ngày đêm. Đến năm 2030, lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi là 92.000 m 3/ngày đêm, tương ứng với 2.424 kg BOD5/ngày đêm; và từ Như vậy, theo quy hoạch, lượng nước thải chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm phát sinh năm 2020 gấp 1,58 lần và gấp 2,17 lần so với năm 2014. Với hiện trạng như hiện nay, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, nước thải chăn nuôi và giết mổ gia súc gia cầm được xả trực tiếp ra hệ thống dẫn nước sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. 24 môi trường nước. Theo “Báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi” của Chi cục BVMT Hà Nội năm 2013, nước thải chăn nuôi có các thông số BOD cao, từ 150 – 562 mg/l (vượt tiêu chuẩn 50 – 126 lần); COD cao, từ 47 – 165 mg/l (vượt tiêu chuẩn 5 – 16 lần); Lượng oxy hòa tan DO thấp, dưới 4 mg/l; Lượng chất rắn lơ lửng SS từ 615 – 1862 mg/l (vượt tiêu chuẩn 31 – 195 lần); Coliform cao, trên 100.000 MNP/100ml (vượt tiêu chuẩn 40 – 50 lần); Theo báo cáo, chỉ riêng xã Nguyên Khê, Đông Anh; Phú Minh, Sóc Sơn số hộ chăn nuôi heo khoảng 600 hộ với lượng heo bình quân 30.000 – 40.000 con (bằng 10 % tổng số heo trong toàn TP) tương ứng lượng phân thải ra 70 – 80 tấn/ngày, trong khi đó việc xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp hầm biogas đang trong tình trạng quá tải; tổng số hầm biogas hiện có là 316 hầm, hiện chỉ mới giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra (khoảng 7.000 – 8.000 con/năm). Các hộ chăn nuôi không có đủ mặt bằng để đưa chất thải từ hầm biogas qua xử lý sinh học trước khi thải ra môi trường bên ngoài. hoạt động giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm là khoảng 68.000 m 3/ngày đêm, tương ứng với 1.962 kg BOD5/ngày đêm. 5 Nước thải khách sạn và trung tâm thương mại, du Hà Nội hiện có khoảng trên 200 khách sạn 3-5 sao, tạo ra lượng nước thải khoảng 9.000 m3/ngày. Các khách sạn lớn đều có công trình xử lý nước thải, ước tính khoảng 6.000 m3/ngày. Và khoảng 16.254 các nhà nghỉ và khách sạn vừa và nhỏ với lượng nước thải ước tính khoảng 85.000 m 3 /ngày. Hầu hết, các nhà nghỉ và khách sạn này chưa có công trình xử lý nước thải. Lượng nước thải được Quy hoạch phát triển thương mại TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2020, định hướng 2030 là cơ sở dự báo lượng nước thải từ các khách sạn và trung tâm thương mại, du lịch trên địa bàn thành phố. Ước tính đến năm 2020, Tổng lượng nước thải thương mại, du lịch Như vậy, theo uớc tính đến năm 2020, Tổng lượng nước thải thương mại, du lịch tăng khoảng 1,54 lần và đến năm 2030 tăng khoảng 1,89 lần so với năm 25 lịch thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung Theo số liệu của Sở Công Thương đến tháng 12/2013, trên địa bàn Hà Nội có 411 chợ, bình quân 1 quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng 15.165 người và 95 trung tâm thương mại. Tổng lượng nước thải thương mại, du lịch ước khoảng 123.000 m3/ngày đêm. Với hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải cao, lượng thải lớn, đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt. ước khoảng 195.000 m3/ngày đêm. Và đến năm 2030, tổng lượng nước thải thương mại, du lịch ước khoảng 245.000 m3/ngày đêm. 2013. Với hiện trạng đa số các khách sạn vừa và nhỏ và các chợ chưa có hệ thống xử lý nước thải. Với lượng nước thải tăng, gây ô nhiễm môi trường nước mặt. 6 Nước thải làng nghề Nước thải của làng nghề khoảng 156.000 m3/ngày đêm (2014, Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội giai đoạn 2011-2015). Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% lượng nước thải được xử lý. Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước sông, ao, hồ ở các làng nghề Hà Nội trong các năm 2011, 2012, 2013 cho thấy mức độ ô nhiễm nước mặt có xu hướng gia tăng. Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, hàng ngày các làng nghề thải vào môi trường nước khoảng 3.352 m3 nước thải hoàn toàn chưa được xử lý và đã góp phần làm môi trường nước sông Nhuệ trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Theo “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề Hà Nội, đề xuất giải pháp cho phát triển bền vững” năm 2012: - Nước mặt ở các làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, Thanh Oai có hàm lượng kẽm lớn hơn giới hạn cho phép từ 3-5 lần. Trong giai đoạn từ nay cho đến 2020, với việc từng bước xây dựng các cụm sản xuất TTCN tập trung, các cụm điểm làng nghề và áp dụng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cho một số cụm sản xuất TTCN tập trung, cum điểm lang nghề, nước thải từ các cơ sở sản xuất sẽ được thu gom và xử lý. Dự báo thải lượng các chất COD, BOD5 và SS thải ra nguồn tiếp nhận sẽ giảm khoảng 22 đến 30% so với hiện nay. Trong giai đoạn 2020-2030 với việc áp dụng hoàn toàn các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cho tất cả các cụm sản xuất TTCN tập trung, các cụm điểm lang nghề, các lang nghề thì thải lượng các chất COD, BOD5 và SS thải ra nguồn tiếp nhận Như vậy, việc từng bước xây dựng cụm sản xuất TTCN tập trung, và áp dụng hệ thống thu gom nước thải tập chung đã giảm đáng kể hàm lượng các chất ô nhiễm thải vào nguồn tiếp nhận. Theo quy hoạch, đến năm 2030, hàm lượng các chất ô nhiễm giảm khoảng 60-70 % so với hiện nay (2014). 26 - Nước mặt làng nghề chế biến nông snar thực phẩm Cộng Hòa, Thanh Oai, có hàm lượng Cyanua vượt quá giới hạn cho phép 36,8 lần; hàm lượng COD và BOD5 đều vượt giới hạn cho phép từ 1,4-1,5 lần, Coliform vượt 12 lần. - Nước mặt ở làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, Hà Đông, có hàm lượng BOD5 lớn hơn giới hạn cho phép từ 2-11 lần, hàm lượng COD vượt giới hạn cho phép 4 lần, hàm lượng TSS vượt giới hạn cho phép từ 3-7 lần. - Nước mặt ở làng nghề dệt nhuộm Dương Nội, Hà Đông, có hàm lượng BOD5 vượt giới hạn cho phép 1,2-1,3 lần; hmaf lượng COD vượt 1,20-1,25 lần; hàm lượng TSS vượt 1,0-1,1 lần. - Nước mặt ở làng nghề thủ công mỹ nghệ đồ gỗ Bắc Hồng, Đông Anh, có hàm lượng BOD5 vượt giới hạn cho phép từ 2,6-19,3 lần; hàm lượng COD vượt 2,38-28 lần; hàm lượng TSS vượt từ 1,04-9,78 lần; hàm lượng phenol vượt từ 1,10-1,35 lần. được dự báo là sẽ giảm 60-70% so với hiện nay. 7 Hoạt động du lịch Số lượng khách du lịch liên tục tăng từ 9.123.3 nghìn người (2011); 10.121,7 nghìn người (2012); 1.1264 nghìn người (2013); 11.257 nghìn người (2014). (Nguồn: Cục thống kê Hà Nội) Tổng lượng nước thải ươc tính khoảng 2.544.322.000 m 3/năm (2014). Nhìn chung nước thải du lịch cũng có các thành phần đặc trưng cơ bản gần giống với nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư. Quy hoạch phát triển Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 có mục tiêu rất lớn về du lịch là: phát triển du lịch trở thành một nền kinh tế trọng điểm của Hà Nội. Ước tính tổng lượng khách du lịch nội địa đến năm 2015: 11,8-12 triệu lượt người, đến năm 2020: 19,5-20 triệu lượt người, khách du lịch quốc tế đến năm 2015: 1,8 2,0 triệu lượt người, năm 2020: 3,2-3,4 Như vậy, với mục tiêu xây dựng hà Nội trở thành 1 trung tâm du lịch lớn của cả nước, áp lực từ hoạt động du lịch đến nhu cầu cung cấp và xử lý nước thải là rất lớn. 27 triệu lượt người. Phát triển du lịch, lượng khách du lịch sẽ tăng dần theo các năm, đồng thời nhu cầu dung nước sạch cũng như nước thải ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt. Dự báo lượng nước thải phát sinh từ du lịch của Hà Nội đến năm 2020 đạt khoảng 3.066.320- 3.182.880 nghìn m 3/năm và đạt khoảng 6.348.800-8.225.600 nghìn m 3/năm. 28 2.2. CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT CỦA HÀ NỘI 2.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải sinh hoạt Tính đến năm 2020 nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị và nông thôn liền kề trên địa bàn thành phố tương ứng khoảng 1.286.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 khoảng 1.939.000 m3/ngày đêm. (Nguồn: Quy hoạch mạng lưới cấp nước TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050). Tải lượng nước thải sinh hoạt khoảng 397.800 kg BOD5/ngày đêm vào năm 2020 và khoảng 456.700 kg BOD5/ngày đêm. Trong đó, 8 quận nội đô là khu vực có lưu lượng nước thải đô thị rất lớn. Ngoài ra tại các khu vực khác tải lượng nước thải sinh hoạt tại đây cũng sẽ rất lớn, trong đó nồng độ các chất ô nhiễm cũng khá cao. Bảng 2.4. Kết quả tính toán, dự báo tổng hợp lƣợng nƣớc sinh thái sinh hoạt đô thị Hà Nội đến năm 2020 và 2030 STT Hạng Mục Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày đêm) Lƣợng thải BOD5 (kg/ngày đêm) 2020 2030 2020 2030 1 Nội thành Hà Nội (8 quận, trừ Hà Đông, Long Biên), trong đó: 311.004 320 86.39 80 -Trong vành đai 2 165.474 160 60.16 40 -Giữa vành đai 2 và Nhuệ 145.53 160 48.225 40 2 Từ sông Nhuệ đến vành đai 4 133.844 220 33.9 55 3 Đô thị vệ tinh Nam sông Hồng (trừ Sóc Sơn 93.66 135 31.22 45 4 Thị trấn sinh thái 12.108 24 5.045 8 5 Phía bắc sông Hồng + Nỉ + Sóc Sơn (trừ Yên Viên) 145.866 240 60.79 80 6 Phía đông kể cả Phù Đổng 41.1 82.5 17.125 27.5 7 Các thị trấn hiện có (còn lại) 10.62 23.1 4.425 7.7 Cộng đô thị 748.232 1.044.000 233.84 303.2 8 Nông thôn 262.336 245.68 163.96 153.55 Tổng 1.010.568 1.290.280 397.8 456.75 Như vậy, việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt là rất cần thiết. 29 2.2.2. Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp Tổng lượng nước thải tăng gấp 2,1 lần vào năm 2020 và 2,57 lần vào năm 2030 (so với năm 2014). Với hiện trạng như hiện nay, số lượng CCN có hệ thống xử lý nước thải tập chung còn thấp, đồng thời hiệu quả xử lý ở các KCN và CCN còn chưa cao. Đến năm 2020, 2030 các khu, cụm công nghiệp sẽ được mở rộng quy mô sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều. Do vậy, nếu không có biện pháp quản lý, xử lý hợp lý thì đây sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng nước mặt của các sông rạch trên địa bàn. Bảng 2.5. Tổng hợp dự báo lƣợng thải BOD5 của KCN và CCN của Hà Nội STT Các khu vực Khối lƣợng nƣớc thải (m 3/ngày đêm) Khối lƣợng nƣớc thải theo BOD (kg/ngày đêm) 2020 2030 2020 2030 1 8 quận nội đô 5.495 5.715 280 290 2 Vùng trung tâm vành đai 3-4 39.6 44 9.900 11.000 3 Khu vực phí băc: 42.23 52.195 Mê Linh-Bắc Thăng Long 17.93 20.295 4.482 5.074 -Đông Anh 10.45 11 2.612 2.75 -Sóc Sơn 14.85 20.9 3.713 5.225 4 Khu vực phía Đông: -Long Biên-Gia Lâm 14.85 20.9 3.712 3.85 5 Khu vực phía Nam: Thƣờng Tín-Phú Xuyên 21.75 24.5 5.438 6.000 6 Phía tây: -Khu vực Hòa Lạc-Sơn Tây 23.65 38.42 5.912 9.68 7 Các đô thị còn lại 7.85 12.96 1.962,5 3.240 Toàn thành phố Hà Nội 155.43 193.19 38.011,5 47.109,0 2.2.3. Ô nhiễm nước mặt do nước thải y tế Với quy mô giường bệnh là 19.890 giường vào năm 2020 và đến năm 2030 là 27.405 giường, lượng nước thải phát sinh đạt 11.934 m3/ngày đêm, tương ứng 1.790 kg 30 BOD5/ngày đêm và khoảng 16.443 m 3/ngày đêm vào năm 2030 ,tương ứng 2.466 kg BOD5/ngày đêm. Kết quả phân tích thành phần và tính chất nước thải của nhiều bệnh viện, trung tâm y tế cho thấy nước thải tại đây thường chứa các chất thải hoá học nguy hại bao gồm: - Formaldehyd: Sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa. - Các chất quang hoá học: Có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim. - Các dung môi gồm các hợp chất Halogen như Cloroform, các thuốc mê sốc hơi như Halothan, các hợp chất khác như Xylen, Axeton. - Các chất hoá học hỗn hợp: Gồm các dịch làm sạch và khử khuẩn như Phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh. - Các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân. - Các chất hoá học và chất thải khác - Các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải bệnh viện, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động cụ thể của từng bệnh viện. Song phần lớn đều ở mức khá cao đặc biệt là vi khuẩn như: Salmonalla, Shigella, Vibrio, Cholerae, Coliorm, tụ cầu, liên cầu, Pseudomonas, Streptococcus Nguy cơ nhiễm virus, chủ yếu là virus đường tiêu hoá, virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm. - Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì bệnh đường ruột chiếm nhiều nhất. Những loại gây bệnh đường ruột cho người, gia súc, gia cầm là: Trực khuẩn đường ruột (Eschorichia), vi khuẩn bệnh thương hàn và phó thương hàn (Typhi và ParatyphiSalmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn tả Cholera (vibrio) Nước thải y tế thường chứa các loại hóa chất có trong thuốc và các dung dịch y tế dư thừa đi vào trong môi trường nước thải. Các chất này nhất là thuốc kháng sinh sẽ đi vào môi trường đất, nước và tích tụ tại đó trong một thời gian, sau đó xâm nhập vào hệ sinh thái của môi trường xung quanh. Từ đó ngấm vào các mạch nước ngầm vào cơ thể con người bằng cách gây tích tụ các chất kháng sinh trong cơ thể con người, điều này vô cùng có hại. Bên cạnh đó, việc dư thừa lượng thuốc kháng sinh trong môi trường sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc của một số loài vi khuẩn gây bệnh, chúng sẽ trở nên vô ảnh hưởng bởi các loại thuốc kháng sinh. Khi đó, chỉ có một căn bệnh nhỏ như bệnh cảm cũng khó mà có thể chữa được bằng các loại thuốc. Nếu không được giải quyết sớm, nước thải bệnh viện sẽ trở thành nguồn gốc của những chứng bệnh khó trị trong tương lai và là nguồn gây đe dọa đến sự an toàn của cộng động dân cư. 31 CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT TP HÀ NỘI 3.1. Phát triển hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải sinh hoạt thành phố Hà Nội 3.1.1. Mục đích - Cụ thể hóa định hướng phát triển thoát nước Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải trong phạm vi quy hoạch đạt 80% đến năm 2020 và đạt 90% đến năm 2030. 3.1.2. Nội dung .- Khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (thuộc lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ) được chia thành 05 lưu vực chính thu gom và xử lý nước thải: Phát triển hệ thống thoát nước hỗn hợp trên cơ sở mạng lưới thoát nước chung đã có và xây dựng mới mạng lưới thu gom nước thải để đưa nước thải về nhà máy xử lý tập trung của từng lưu vực. - Khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (thuộc khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần lưu vực Tả Nhuệ còn lại) được chia thành 11 lưu vực; Khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng được chia thành 13 lưu vực; các đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai được chia thành 10 lưu vực thu gom và xử lý nước thải: Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải. Cải tạo hệ thống thu gom nước thải đối với các khu đô thị cũ xen lẫn; từng bước phát triển mạng lưới thu gom nước thải riêng. Nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung và được xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi thải ra môi trường. - Mạng lưới thu gom nước thải bao gồm các trạm bơm chuyển bậc, các tuyến cống bao và giếng tách nước thải, cống thu gom nước thải riêng đã được quy hoạch về hướng tuyến, quy mô và sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu thu gom toàn bộ nước thải về các nhà máy xử lý nước thải. - Các khu công nghiệp và cơ sở y tế: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải; nước thải được thu gom và xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc ra môi trường. - Định hướng thoát nước các đô thị nhỏ và khu vực ven đô: Khu vực dân số thấp sẽ xây dựng các công trình xử lý nước thải phân tán. - Định hướng thoát nước thải làng nghề: Nước thải từ các làng nghề được xử lý cục bộ trước khi thải ra môi trường hoặc hệ thống thoát nước đô thị. - Công nghệ xử lý nước thải và xử lý bùn: Sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý nước thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải phù hợp 32 với điều kiện kinh tế - xã hội; ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. - Công nghệ xử lý nước thải: + Đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về môi trường; định hướng về lâu dài sẽ áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, thân thiện hơn với môi trường. + Đối với trạm xử lý nước thải phân tán: Tận dụng tối đa công nghệ xử lý bằng sinh học tự nhiên. + Đối với khử trùng: Áp dụng khử trùng bằng Clo và trong tương lai áp dụng các công nghệ thay thế như tia cực tím hoặc ozon,... nhằm thân thiện hơn với môi trường. - Công nghệ xử lý bùn thải: Đối với bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải, bể tự hoại, bùn phát sinh từ hoạt động nạo vét, duy tu quản lý mạng lưới thoát nước được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ưu tiên các giải pháp xử lý thân thiện môi trường, tạo ra các sản phẩm tái sử dụng, tái tạo năng lượng hoặc vật liệu xây dựng. Các dự án ưu tiên thực hiện từ nay đến 2020: + Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; + Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 cho Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; + Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu; + Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây; + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô; + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ; + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực Hà Đông và Sơn Tây; + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải An Lạc + Dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tại bãi đổ Yên Sở; + Các dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành. Các dự án thực hiện trong giai đoạn 2020-2030: 33 STT Khu vực đô thị Số lƣợng nhà máy XLNT tập trung Công suất tổng hợp các nhà máy XLNT (m 3 /ngày) Kiểu hệ thống thoát nƣớc Đến năm 2020 Đến năm 2030 I Đô thị trung tâm 1 Phía Nam sông Hồng (thuộc lưu vực Tô Lịch và một phần Tả Nhuệ) 5 588.3 588.3 Hệ thống thoát nước hỗn hợp 2 Phía Nam sông Hồng (thuộc khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần Tả Nhuệ) 11 406 675 Hệ thống thoát nước riêng 3 Phía Bắc sông Hồng 13 445 620 Hệ thống thoát nước riêng II Đô thị vệ tinh 1 Sơn Tây 1 50 75 Hệ thống thoát nước riêng 2 Hòa Lạc 2 149 238 Hệ thống thoát nước riêng 3 Xuân Mai 1 58 100 Hệ thống thoát nước riêng 4 Phú Xuyên 1 33 52 Hệ thống thoát nước riêng 5 Sóc Sơn 3 66 116 Hệ thống thoát nước riêng 6 Quốc Oai (đô thị sinh thái) 2 13 18 Hệ thống thoát nước riêng 1 Tổng 39 1.808.300 2.482.300 3.1.3. Kinh phí đầu tư - Kinh phí khoảng 116.500 tỷ đồng (tính theo thời điểm giá năm 2012). Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 dự kiến khoảng 53.350 tỷ đồng, gồm: Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước mưa chiếm khoảng 21.550 tỷ đồng, hệ thống thu gom xử lý nước thải và cải thiện môi trường chiếm khoảng 31.800 tỷ đồng. 34 - Nguồn vốn đầu tư:Vốn ngân sách nhà nước; vốn vay ODA; vốn tài trợ nước ngoài; vốn vay vốn thương mại trong nước; vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Các nguồn vốn hợp pháp khác. 3.2. giải pháp quy hoạch và kiểm soát ô nhiễm tại các khu công nghiệp 3.2.1. Mục tiêu Mục tiêu từ nay đến năm 2020 di dời 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các cơ sở sản xuất có quy mô trên 1 ha ở các quận nội thành vào các khu, cụm công nghiệp vào trong các KCN, CCN. Đến năm 2030, tất cả các KCN, CCN đều có hệ thống quan trắc nước thải tự động. 3.2.2. Nội dung Giai đoạn từ nay đến năm 2020: - Rà soát, Di dời 100 % các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, tập chung về các KCN và CCN - Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất có quy mô trên 1ha ra khỏi các quận Nội thành Hà Nội (trừ Hà Đông và Long Biên), tập chung về các KCN, CCN. - Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra toàn diện hệ thống xử lý nước thải tập chung của các KCN, CCN trên địa bàn thành phố. Giai đoạn 2020-2030: - Đến năm 2025, thực hiện triển khai xây dựng hệ thống quan trắc tự động tại điểm xả ra nguồn tiếp nhận của các KCN, CCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đến năm 2030, triển khai xây dựng hệ thống quan trắc tự động tại điểm xả ra nguồn tiếp nhận của 23 KCN và 101 CCN trên địa bàn thành phố. Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các cơ sở sản xuất có quy mô trên 1 ha ở các quận nội thành về KCN. CCN theo các tiêu chí sau: - Phía Bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên, Từ Liêm khoảng 3.200 ha: ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ôtô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may. - Phía Nam bao gồm Thường Tín, Phú Xuyên khoảng 1.500 ha: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các TP phía nam Hà Nội, phát triển công nghiệp hỗ trợ (dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô ) - Phía Tây bao gồm Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn khoảng 1.800 ha: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, 35 hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp 3.2.3. Kinh phí thực hiện - Kinh phí thực hiện ước tính khoảng 3.200 tỉ đồng. - Lấy từ nguồn ngân sách địa phương khoảng 30%, Vốn ODA khoảng 70%. 3.3. Xử lý nƣớc thải bệnh viện 3.3.1. Mục tiêu - Đến năm 2020, các bệnh viện từ cấp huyện trở lên xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. - Đến năm 2030, tất cả các trung tâm y tế, trạm xá có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt và đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. 3.3.2. Nội dung Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng và đặc điểm tại các bệnh viện, các trung tâm y tế trên địa bàn TP Hà Nội để lựa chọn và đưa ra những giải pháp nhằm xử lý nước thải bệnh viện một cách có hiệu quả: - Đối với các cơ sở y tế như các trạm xá, phòng khám do quy mô chưa lớn, lượng nước thải ra môi trường còn ít, thành phần nước thải có nồng độ các chất hóa học không cao, chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên xây dựng các hầm biogas nhằm thu gom nước thải. - Để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, trước mắt, những cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải cần nhanh chóng thực hiện việc khử trùng trước khi thải nước ra ao, cống thoát. - Để nhanh chóng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế tại Hà Nội nên tiến hành xây dựng theo từng đơn nguyên (xử lý 20 - 30 m 3 /ngày), khi cần nâng cao công suất xử lý chỉ cần lắp đặt thêm đơn nguyên. Điều này giúp cho ngân sách Nhà nước có thể đầu tư 2 hệ thống xử lý so với trước đây chỉ xây dựng được 1 hệ thống. - Các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý cần tăng cường công tác quản lý đảm bảo chất lượng nước thải ra, cụ thể: + Đào tạo, cán bộ công nhân viên có chuyên môn, có kiến thức về xử lý nước thải. + Tăng cường công tác giám sát và lưu trữ kết quả chất lượng nước thải định kỳ theo quy định của ngành chức năng. + Hướng tới việc quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn ISO 14000. - Tùy theo quy mô, diện tích, đặc điểm khám chữa trị, để xây dựng các hệ thống xử lý thích hợp. 36 Nội dung thực hiện 20015 2017 2020 2025 2030 Xem xét, cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện trung ương Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện từ trung tâm huyện trở lên. Xây dựng các hầm biogas tại các trạm xá và trung tâm y tế Đào tạo, cán bộ công nhân viên chuyên môn có kiến thức về xử lý nước thải. Tăng cường công tác giám sát và lưu trữ kết quả chất lượng nước thải định kỳ theo quy định của ngành chức năng Hướng tới việc quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn ISO 14000. Ghi chú: Các hoạt động chính: Tiếp tục duy trì: 3.2.3. Kinh phí thực hiện - Dựa vào công suất xả thải của bệnh viện trong tương lai, có thể dự toán kinh phí đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải cho bệnh viện. Tùy thuộc vào công suất xử lý ta có thể dự trù kinh phí cho từng bệnh viện (trung bình xử lý 1m3 nước thải bệnh viện vào khoảng 9 – 10 triệu đồng). - Kinh phí thực hiện chương trình dự kiến đến năm 2020 khoảng 1.500 tỉ, giai đoạn 2020-2030 khoảng 2.200 tỉ. - Vốn từ ngân sách Nhà nước cho chương trình phát triển môi trường đô thị, vốn từ nhân dân đóng góp, nguồn tài trợ của các Tổ chức Quốc tế. CHƢƠNG IV. TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Việc thực hiện quy hoạch môi trường TP Hà Nội phải được sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện của các Sở ban ngành của TP có liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, 37 Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ... Các Sở ban ngành chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 4.1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng - Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và trình lên UBND TP phê duyệt. - Xây dựng các biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch về bảo vệ môi trường của UBND TP và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường, báo cáo UBND TP và Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Xây dựng chương trình theo dõi biến động tài nguyên và môi trường: xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc các thành phần môi trường; xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu về môi trường; xác định các yếu tố môi trường cần theo dõi, quan trắc và chế độ quan trắc; lập kế hoạch quan trắc hàng năm; xây dựng quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực; phân nguồn xả thải đối với từng vùng, từng khu vực trong TP phù hợp với sức chịu tải của môi trường. - Đề xuất và trình lên UBND TP về các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường nhằm phòng chống và khắc phục hậu quả của các sự cố môi trường trên địa bàn TP. - Tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND TP và Bộ Tài nguyên & Môi trường ủy quyền. - Trình UBND TP trong việc cấp và thu hồi các loại giấy phép về môi trường theo phân cấp và được UBND TP ủy quyền. - Tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường. Thông tin kịp thời các diễn biến về môi trường trong TP. Định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo với UBND TP các nội dung hoạt động bảo vệ môi trường của các Sở, Ngành có liên quan. - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại về bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND TP xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. - Phối hợp với các Sở, Ngành chức năng tổ chức thu lệ phí về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các chương trình quan hệ quốc tế và hợp tác với các TP trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao. 4.2. Sở Khoa học Công nghệ 38 - Xây dựng, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường do UBND TP hoặc Bộ Khoa học Công nghệ giao. - Tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4.3. Sở Xây dựng - Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, chỉ đạo Ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải. 4.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ môi trường ở các công trình thủy lợi, khai thác nước ngầm, cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn, chống xói mòn đất, quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. 4.5. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ - Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án về bảo vệ môi trường và đảm bảo kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt. 4.6. Sở Tài chính - Sở Tài chính chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công tác bảo vệ môi trường. 4.7. Sở Công nghiệp - Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm quy hoạch và xây dựng các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường trong các đơn vị và các lĩnh vực do Sở quản lý. 4.8. Sở Y tế - Sở Y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng dịch và vệ sinh môi trường trên địa bàn TP, hướng dẫn chính quyền các cấp, lãnh đạo, các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện công tác phòng dịch, vệ sinh môi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác thu xử lý nước thải y tế. 4.10. Sở Giáo dục và đào tạo - Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm về công tác giáo dục môi trường theo các biện pháp, nội dung phù hợp với các cấp trong trường phổ thông, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc phổ cập kiến thức môi trường cho các đối tượng khác trong TP. 4.11. Sở Công an - Sở Công an chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm môi trường trong lĩnh vực giao thông và các sự cố môi trường (cháy, nổ), đảm bảo nhân 39 lực và tiện kỹ thuật phòng chống cháy, nổ, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý các tội phạm hình sự về môi trường. 4.12. Các quận, huyện trên địa bàn TP - Tổ chức thực hiện các văn bản, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung ương và TP trong phạm vi địa phương. - Phối hợp cùng với các Sở, Ngành tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương. - Tham gia cùng các Sở, ngành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và trong việc giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực môi trường ở địa phương. - Tuyên truyền phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất báo cáo kịp thời về các diễn biến môi trường tại địa phương với UBND TP và Sở Tài nguyên và môi trường. - Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 4.13. Các tổ chức, cơ quan có liên quan - Các cơ quan thông tin đại chúng - Các cơ quan thông tin đại chúng chịu trách nhiệm phản ảnh trung thực các sự việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định bảo vệ môi trường và biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường. - Tổ chức đoàn thanh niên - Tổ chức đoàn thanh niên có nhiệm vụ phát động các phong trào bảo vệ môi trường (trồng cây xanh, ngày chủ nhật xanh, cải thiện môi trường các khu vực bị ô nhiễm), khảo sát xây dựng những công trình sạch đẹp, tuyên truyền cổ động vệ sinh môi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong thời gian tới, những thách thức và các áp lực chính đối với môi trường nước mặt Thành phố Hà Nội tập chung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản sau đây: - Các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động cũng sẽ làm sinh ra nhiều nước thải. Việc xử lý không triệt để các nguồn nước thải này trước khi xả thải vào môi trường sẽ trở thành áp lực vô cùng lớn đối với môi trường của nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là các địa bàn có các khu, cụm; công nghiệp. - Quá trình phát triển nhanh đô thị hoá cũng sẽ có những tác động đáng kể đến chất lượng môi trường của Thành phố. 40 - Sự phát triển nhanh về quy mô và tính chất sản xuất của các làng nghề trong thành phố sẽ tạo ra một lượng nước thải lớn trong thời gian tới. Với cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ như hiện nay thì việc xử lý các nguồn chất thải này là điều chưa thể thực hiện ngay trong một khoảng thời gian ngắn. Trước thực tế như vậy, chất thải làng nghề cũng sẽ trở thành một trong những áp lực lớn đối với chất lượng môi trường trong thời gian sắp tới. - Quá trình đi vào hoạt động ổn định của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn Thành phố sẽ kéo theo sự tập trung, tăng nhanh dân số tại các khu vực này. Với tình trạng thực tế về cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt,... như hiện nay thì đây sẽ gây sức ép lớn đến môi trường nước mặt - Sự phát triển nhanh của các khu du lịch trên địa bàn Thành phố sẽ trở thành áp lực lớn đối với môi trường. - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường còn chưa phát triển đồng bộ, nguồn lực bảo vệ môi trường của Nhà nước và các doanh nghiệp còn hạn chế; tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức tạp hơn. - Thách thức trong việc lựa chọn giữa lợi ích trước mắt (phát triển kinh tế, xã hội) và lợi ích lâu dài (phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường) cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong việc đề xuất các chính sách phát triển của Thành phố và tập trung các nguồn lực cho phát triển của thủ đô để có hướng đi đúng đắn cho sự phát triển bền vững. 2. Kiến nghị Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020, một số kiến nghị với UBND Thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:  Đối với các Bộ, ngành Trung Ương - Sớm rà soát, ban hành bổ sung, hoặc điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường đối với tất cả các lĩnh vực môi trường nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được ban hành. - Có cơ chế tài chính đặc thù trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án trọng điểm; đầu tư các công trình xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. - Xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xả thải (nước thải, khí thải) ra môi trường cho phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực; vừa đảm bảo về hiệu quả công tác bảo vệ môi trường vừa đảm bảo khả năng xử lý của chủ doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam. 41 - Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan đầu mối đề xuất cơ chế phối hợp cụ thể hơn giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các Bộ ngành khác, giữa các tỉnh, Thành phố với nhau để thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường, nhất là các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh, quản lý lưu vực sông. - Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án xử lý môi trường bức xúc nhằm khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.  Kiến nghị với UBND Thành phố - Tăng cường hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường của Thành phố, đặc biệt chú ý đến việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các ngành; nâng cao năng lực bộ máy quản lý môi trường các cấp, các ngành; - Đối với công tác quản lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp: Xem xét lại tình trạng chủ đầu tư hạ tầng KCN tách rời với chủ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN theo Quy chế bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, KCN và cụm công nghiệp. Chỉ cho phép xây dựng hoặc cho phép khởi công công trình xây dựng nhà máy đối với các dự án trong KCN khi đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận; nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận CKBVMT; thực hiện đúng quy hoạch phân khu chức năng KCN đảm bảo giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường xung quanh. - Quan tâm chỉ đạo thực hiện Các biện pháp chủ yếu liên quan đến ứng phó với BĐKH, bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016-2020. - Tăng cường nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các chủ nguồn thải; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Tập trung nguồn lực để triển khai các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư về môi trường đã được phê duyệt trong các Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án về môi trường của Thành phố.  Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đối với các Sở, ban, ngành - Các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, Thị xã, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tăng cường trách nhiệm trong việc thực hiện xây dựng Kế hoạch Bảo vệ Môi trường và lập Dự toán chi sự nghiệp môi trường. - Đối với Sở Công thương, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất: a) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội. b) Đôn đốc các Đơn vị quản lý Khu, cụm công nghiệp đang hoạt động phải vận hành thường xuyên và có hiệu quả các trạm xử lý nước thải hiện có, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả ra ngoài môi trường. 42 c) Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý nhà nước về môi trường đã được giao theo đúng thẩm quyền. - Đối với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: + Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm, xây dựng các đề án, dự án bảo vệ môi trường, công tác tuyên truyền, giáo dục, điều tra cơ bản, thanh tra, kiểm tra, xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về môi trường + Ưu tiên tập trung nguồn kinh phí cho các dự án đầu tư về xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng các trạm quan trắc môi trường. - Đối với Sở Xây dựng: + Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, các dự án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt của Thủ đô TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của Thành phố Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/ 01/2013 2. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 3. Sở Xây dựng Hà Nội. Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. năm 2012. 4. Sở TN&MT TP Hà Nội. Báo cáo tổng thể hiện trạng môi trường TP Hà Nội giai đoạn 5 năm 2006-2010 và các Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Hà Nội năm 2011 - 2014 5. Sở Nông nghiệp và PTNT. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội, tháng 1 năm 2012 6. Sở Công thương. Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội, tháng 01 năm 2014. 7. Sở xây dựng, Quy hoạch các KCN, CCN TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 8. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030 9. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 43 10. Quy hoạch phát triển công nghiệp TP Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được UBND TP Hà Nội phê duyệt ngày 25 tháng 05 năm 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_hoach_bao_ve_mt_nuoc_mat_tp_ha_noi_3311.pdf