1. Đối với Thành phố Hà Nội:
- Triển khai đồng bộ quy hoạch chung xây dựng thủ đô, quy hoạch bảo vệ môi
trường thành phố Hà Nội. Đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo vệ
môi trường, mạng lưới thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải toàn thành phố.
- Triển khai đúng tiến độ các dự án mạng lưới giao thông, nhà máy xử lý nước sạch,
bãi chôn lấp chất thải xây dựng, đài hóa thân hoàn vũ và các công trình công ích
cấp thành phố trên địa bàn huyện.
- Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho huyện thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thật
bảo vệ môi trường, đảm bảo và nâng cao đời sống nhân dân.
- Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có cơ
chế, biện pháp mạnh với những đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm
nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm đến bảo vệ môi trường.
- Có cơ chế hỗ trợ triển khai thu hút đầu tư các dự án về xử lý ô nhiễm môi trường và
dịch vụ môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và cung cấp các dịch vụ môi trường.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn như đường liên xã, hệ thống cấp thoát
nước, nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn huyện.
- Chấp thuận chủ trương cho huyện Mê Linh thành Đội liên ngành phản ứng
nhanh bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
40 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch môi trường không khí tại thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp
Quá trình xả thải các nguồn nước thải
không đạt tiêu chuẩn vào môi trường là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước nhanh nhất. Hiện nay trên địa bàn
huyện Đông Anh, hoạt động sản xuất công
nghiệp ở quy mô tương đối lớn (điển hình
là KCN Bắc Thăng Long I), ngoài KCN
Theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn 2050, Đông
Anh nằm trong khu vực đô
thị hóa mạnh, sẽ được xây
Hiện tại, trong tổng lượng
nước thải từ hoạt động sản
xuất công nghiệp chỉ có 50%
được xử lý trước khi thải ra
môi trường. Với sự gia tăng
cả về số lượng nhà máy, cơ
sở sản xuất cả về số lượng
tập trung, điểm công nghiệp có mặt phân
tán trên nhiều địa bàn. Do vậy việc xả thải
nguồn nước không đạt tiêu chuẩn vào các
nguồn nước tự nhiên có tác động lớn tới
chất lượng môi trường nước trên địa bàn
huyện. Cụ thể độ màu trung bình là 78
Pt/Co, hàm lượng TSS là 64 mg/l. Hai chỉ
tiêu này đều vượt quá QCVN
40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp.
dựng trở thành một khu vực
đô thị lớn và hòan chỉnh.
Đến năm 2030, khoảng một
nửa đến 2/3 diện tích đất tự
nhiên của huyện sẽ được
chuyển sang phát triển các
khu công nghiệp tập trung,
khu đô thị mới hiện đại của
Thủ đô ở phía bắc sông
Hồng. Định hướng đến năm
2030. Dư kiến đến năm
2020, hàm lượng các chất ô
nhiễm trong nước sẽ tăng lên
từ 1.5-2.0 lần. Ngoài ra,
dòng thải hòa lẫn nước thải
từ nhiều loại hình sản xuất
khác nhau sẽ tạo ra hợp chất
mới gây khó khăn cho quá
trình xử lý.
và quy mô như hiện nay thì
trong tương lai tác động của
nước thải công nghiệp tới
môi trường là rất đáng chú
trọng. Cần có các biện pháp
thích hợp để ngăn ngừa,
giảm thiểu vấn đề này.
7 Ô nhiễm
nước từ
hoạt động
của bệnh
viện
Mặc dù lượng nước thải do các hoạt
động y tế trên địa bàn sinh ra còn nhỏ hơn
nhiều so với lượng nước thải từ các hoạt
động khác, song đây lại là nguồn gây ô
nhiễm có tính chất nguy hại đối với các
Dự báo trong tương lai tới
năm 2020, dân số gia tăng đi
kèm với sự phát triển của
các hoạt động phát triển kinh
tế-xã hội, nhu cầu khám và
Nước thải y tế tuy lưu
lượng không lớn nhưng nó
lại có tính chất hóa học phức
tạp và độc hại hơn các ngành
khác khi hòa vào dòng thải
nguồn nước tự nhiên. Các cơ sở chữa bệnh
là khu vực cần được giữ vệ sinh môi
trường trong sạch nhằm tránh lây truyền và
phát tán mầm bệnh, tuy nhiên Bệnh viện
huyện Đông Anh hiện chưa được đầu tư hệ
thống xử lý nước thải, nước thải bệnh viện
đổ thải trực tiếp không qua xử lý vào hố
chứa nước mặt trong khuôn viên gây hiện
tượng nước thải bị dồn ứ, ô nhiễm và mất
vệ sinh môi trường. Nước thải tại 20 trạm
y tế xã, thị trấn cũng xả thải trực tiếp ra
môi trường không qua xử lý. Cụ thể, hàm
lượng COD trong nước thải là 125 mg/l,
hàm lượng BOD5 là 86 mg/l. Cả 2 thông
số trên đều vượt quá QCVN
28/2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải y tế.
chữa bệnh của người dân
cũng tăng theo nên lượng
nước thải từ các cơ sở y tế sẽ
tăng lên đáng kể.
sẽ rất khó xử lý triệt để. Cần
có các giải pháp và quy
hoạch phù hợp cho loại hình
này.
8 Ô nhiễm
nước từ
các hoạt
động sản
xuất nông
nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện
nay sử dụng nhiều chủng loại thuốc bảo vệ
thực vật với số lượng lớn, đặc biệt là các
địa phương trồng hoa và rau màu. Việc sử
dụng thuốc BVTV với tần xuất cao, hàm
lượng lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm
T.BVTV trong môi trường đất và nước.
Đến năm 2030, khoảng
một nửa đến 2/3 diện tích đất
tự nhiên của huyện sẽ được
chuyển sang phát triển các
khu công nghiệp tập trung,
khu đô thị mới hiện đại của
Thủ đô ở phía bắc sông
Không còn là vấn đề
nghiêm trọng trong tương lại
sau khi huyện thực hiện đô
thị hóa, tuy nhiên vẫn cần sự
quan tâm quản lý giải quyết
những vấn đề ô nhiễm trước
mắt
Hiện tượng vỏ bao bì, chai lọ T.BVTV sau
sử dụng không được thu gom, rơi vãi tại
các bờ thửa, kênh mương đang gây ra tình
trạng ô nhiễm cần đặc biệt quan tâm. Dư
lượng T.BVTV là một trong những nguồn
gây ô nhiễm rất nguy hại đối với môi
trường và sức khỏe con người. Đối với
môi trường nước, sự ô nhiễm do thuốc bảo
vệ thực vật gây ra sẽ tiêu diệt nhiều loài
động vật thuỷ sinh. Đối với con người
thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân dẫn
đến các căn bệnh hiểm nghèo như ngộ độc,
ung thư, v/v. Như vậy có thể thấy áp lực
do các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ra
đối với môi trường nước là rất nghiêm
trọng.
Sử dụng phân bón hóa học, chất thải
nông nghiệp sau thu hoạch cũng là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước.
Hồng. Cơ câu kinh tế đến
năm 2030, nông nghiệp chỉ
chiếm 2% do đó lượng rác
thải do các hoạt động nông
nghiệp sẽ giảm mạnh sau
này.
9 Ô nhiễm
nước từ
các
nguồn rác
thải sinh
hoạt
Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh,
một số khu vực, rác thải sinh hoạt được tập
trung ở các điểm đổ rác có tính tạm thời
hoặc tự phát. Quá trình phân huỷ rác thải
sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm đối với nguồn
Định hướng bảo vệ môi
trường trong phát triển kinh
tế xã hội ở huyện Đông Anh
đã được được đặc biệt coi
trọng trong những năm gần
Vấn đề ô nhiễm nguồn
nước từ các nguồn rác thải
sẽ được kiểm soát tốt hơn.
nước mặt và nguồn nước dưới đất. Rác
thải đồn ứ do thu gom, vận chuyển chậm,
tập kết rác không có mái che, các điểm
trung chuyển không có hạ tầng kỹ thuật
gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước.
Tại một số khu vực dân cư, người dân
thiếu ý thức đổ thải rác tại các ao hồ, ven
đường giao thông, kênh mương gây ô
nhiễm môi trường, mất vệ sinh và mỹ quan
công cộng.
đây. Các hoạt động thu gom
xử lý rác thải, chất thải ở các
khu dân cư, khu công nghiệp
hiện có được thực hiện tốt và
sẽ hình thành thêm trong
tương lai.
9 Ô nhiễm
đất do tồn
dư phân
bón,
thuốc trừ
sâu bệnh,
kim loại
nặng và
các hoạt
động
chăn nuôi
Để bảo đảm mùa vụ và tăng năng suất,
vùng trồng hoa, cây cảnh ở các xã Tiền
Phong, Xuân Nộn, Đại Thịnh, Thanh Lâm,
Văn Khê thường ít sử dụng các biện pháp
phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, tập trung
phun thuốc diệt trừ sâu liên tục với cường
độ và tần suất rất cao. Các tồn dư phân
bón, thuốc trừ sâu ở những khu vực này
được đánh giá là lớn và không chỉ lưu
đọng tại chỗ, mà còn có thể theo các giếng
khoan thẩm thấu xuống sâu hoặc theo kênh
mương gây ra hiện tượng lan truyền ô
nhiễm
Kết quả phân tích chất lượng môi
Theo dự báo đến năm
2030, huyện Đông Anh sẽ
chuyển dịch kinh tế theo
hướng công nghiệp, thương
mại dịch vụ. Tốc độ tăng
trưởng nông nghiệp giai
đoạn 2016-2020 đạt 3%, cơ
cấu kinh tế ngành nông-lâm-
thủy sản chiếm 5% cơ cấu
kinh tế huyện vào năm 2020.
Các ảnh hưởng đến từ
hoạt động nông nghiệp đến
môi trường đất sẽ không
thay đổi nhiều so với hiện tại
Việc sử dụng phân
bón, các loại hóa chất bảo vệ
thực vật quá liều lượng gây
ô nhiễm môi trường đất, tuy
nhiên không có chiều hướng
tăng lên trong tương lai.
trường đất được thực hiện thông qua 39
mẫu đất nông nghiệp trên địa bàn 16 xã
huyện Mê Linh cho thấy dư lượng một số
loại T.BVTV nhóm cơ photpho, cacbamat
trong một số mẫu đất vượt quá giới hạn
cho phép, các mẫu này tập trung tại các
thửa ruộng trồng rau màu, đặc biệt là đất
trồng hoa.
10 CTR sinh
hoạt :
- Từ các
hộ gia
đình, khu
dân cư
- Từ các
cơ quan
hành
chính,
trường
học, bệnh
viện, bến
xe, chợ...
Huyện Đông Anh hiện tại với dân số
381.500 người (tổng hợp từ phiếu điều tra
năm 2015), sinh sống trên 21 đơn vị hành
chính (1 thị trấn và 20 xã). Khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày tổng hợp
từ các xã, thị trấn trên toàn bộ địa bàn
huyện khoảng 300 tấn/ ngày.
Thành phần chủ yếu của rác thải sinh
hoạt bao gồm thực phẩm, giấy, caton,
nhựa, túi nylon, vải, dầu nhớt xe
Tỷ lệ rác thải được thu gom trung bình
70-80% lượng phát thải. Phần còn lại tồn
đọng tại các bãi trống, ven hồ ao, các ngõ
xóm và các điểm thải chất thải rắn trong
huyện. Rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện phát sinh chủ yếu từ hoạt động hàng
ngày của nhân dân trong các khu dân cư,
Theo phương hướng
phát triển KT-XH huyện
Đông Anh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030,
mức thải năm 2020 khoảng
1,2kg/người/ngày và đến
năm 2030 khoảng
1,3kg/người/ngày
Với dự báo dân số
huyện Đông Anh sẽ đạt
khoảng 660.900 người vào
năm 2030. Như vậy lượng
rác thải sinh hoạt trung bình
1 ngày thải ra sẽ vào khoảng
800 tấn/ngày.đêm
Lượng CTR sinh hoạt
của huyện sẽ tăng lên nhiều
do dân số huyện có xu
hướng tăng mạnh sau khi
huyện thực hiện đô thị hóa.
Để tỷ lệ thu gom rác thải đô
thị đạt 100% vào năm 2030
thì cần phải có quan tâm của
các nhà quản lý
các hộ kinh doanh dịch vụ và rác thải từ
các khu chợ, công sở và trường học
11 CTR y tế
:
- Từ các
bệnh viện
- Từ các
Trạm y tế
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh hiện nay
có trụ sở tại thị trấn Đông Anh với quy mô
240 giường bệnh,
Chất thải rắn y tế với khối lượng 460
kg/tháng được phân chia làm 5 loại theo
quy định của Bộ Y tế và được đốt bằng lò
đốt rác y tế tiêu chuẩn của bệnh viện
Thành phần CTR y tế huyện Đông Anh
khá phức tạp với nhiều loại khác nhau như
vỏ hộp, vỏ ống thuốc, bơm kim tiêm, băng
gạc, bệnh phẩm... Đây là loại CTR có tính
chất nguy hại rất cao, mang mầm bệnh có
khả năng gây ô nhiễm vi sinh cho môi
trường sống.
Theo định hướng phát
triển y tế, huyện sẽ đầu tư
nâng cấp và mở rộng Bệnh
viện Đông Anh thành một
bệnh viện đa khoa tiên tiến
với quy mô trên 350 giường
bệnh vào năm 2020.
Như vậy, với lượng rác
thải trung bình là 0,08
kg/giường bệnh/ngày đêm,
thì trong 1 ngày bệnh viện sẽ
thải ra 28 kg rác thải y tế.
Lượng rác thải y tế có xu
hướng gia tăng trong tương
lai do các bệnh viện trên địa
bàn huyện không ngừng mở
rộng nhằm phục vụ như cầu
khám chữa bệnh của người
dân.
12 CTR
nông
nghiệp :
- Từ các
hoạt động
sản xuất
nông
nghiệp
Chất thải rắn nông thôn
Theo số liệu của Công ty CP ĐTPT rau
sạch sông Hồng, tỷ lệ thu gom rác thải tại
nông thôn đến nay đạt tỷ lệ khoảng 60 -
80%. Thành phần chất thải rắn bao gồm :
- Chất thải sinh hoạt hữu cơ:
80%
- Chất thải vô cơ là các loại
Mục tiêu đến năm 2020
của huyện, tỷ lệ thu gom các
vỏ lọ, các loại bao bì đạt
95%
Vấn đề CTR nông nghiệp
sẽ được kiểm soát tốt hơn
bao bì: 15%
13 CTR
công
nghiệp:
- Từ các
khu, cụm,
điểm CN
- Từ các
nhà máy
công
nghiệp
Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa
bàn huyện phần lớn tập trung tại KCN Bắc
Thăng Long, và phân bố phân tán tại một
số cụm điểm công nghiệp.
Tính chất của CTR công nghiệp rất đa
dạng và phức tạp do mỗi loại hình sản xuất
lại có đặc thù CTR khác nhau.
Theo định hướng phát
triển công nghiệp trên địa
bàn, các cơ sở công nghiệp
cũ sẽ được chuyển vào khu
công nghiệp tập trung mới
Đông Anh với quy mô
600ha vào năm 2020
Do các KCN, cụm công
nghiệp sẽ được thực hiện
quy hoạch, do vậy lượng
CTR phát sinh từ hoạt động
sản xuất công nghiệp sẽ
được kiểm soát tốt hơn trong
tương lai
2.2. Những vấn đề môi trƣờng cấp bách
2.2.1. Ô nhiễm nƣớc từ các nguồn nƣớc thải sinh hoạt
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đông Anh sẽ nằm trong khu vực phát triển năng động
của Thủ đô Hà Nội
Dự báo đến năm 2020, khi các khu đô thị mới hoàn thành, tốc độ gia tăng dân số của huyện Đông Anh sẽ tăng mạnh,
dân số huyện sẽ đạt khoảng 700.000 dân vào năm 2030
Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sinh hoạt của huyện sẽ ngày càng gia tăng và lượng nước thải ra môi trường
cũng tăng lên tương ứng
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa thành phần chất hữu cơ (BOD), cặn lơ lửng, amoni, tổng nitơ, photpho,
mùi và nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh vẫn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, lượng nước thải sinh hoạt
thải ra đều được thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các vùng lân
cận. Đồng thời nước thải ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới nguồn
nước ngầm của vùng. Nhiều giếng khơi trong vùng đến nay nhiễm bẩn không thể sử
dụng được, các hộ đã phải chuyển sang dùng nước giếng khoan.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt đang ảnh hưởng rất lớn đời sống của
người dân và môi trường, vì vậy cần phải có các biện pháp quy hoạch thích hợp.
2.2.2. Ô nhiễm môi trƣờng không khí từ hoạt động giao thông vận tải
Giao thông là yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu hạ tầng đô thị, trong khi Đông Anh
mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa nên quy hoạch hệ thống giao thông
có ý nghĩa quyết định đối với cấu trúc không gian đô thị của Đông Anh trong tương lai.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh, mạng lưới đường đô
thị trên địa bàn sẽ đạt khoảng 17-20% diện tích đất đô thị đến năm 2020.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ thống giao thông sẽ kéo theo một loạt các
vấn đề ô nhiễm môi trường như khói thải từ các phương tiện, bụi từ quá trình lưu thông
trên các tuyến đường của các phương tiện, ô nhiễm tiếng ồn... Áp lực từ bụi, tiếng ồn
và các khí như CO, NOx đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân và gây
ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Do đó, rất cần những giải pháp quy hoạch được đề ra để giải quyết vấn đề này
2.3. CTR sinh hoạt của ngƣời dân
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, dân số huyện sẽ có xu hướng gia tăng mạnh sau năm 2020 và sẽ
đạt khoảng 700.000 dân vào năm 2030. Với lượng xả thải theo dự tính vào khoảng 1,2-
1,3 kg/người/ng.đêm. Lượng rác thải sinh hoạt thải ra trong một ngày đêm ở huyện sẽ
rất lớn và vào khoảng 840 tấn/ngày.đêm.
CTR sinh hoạt của người dân bao gồm: thực phẩm, giấy, caton, nhựa, túi nylon,
vải, dầu nhớt xe. Hầu hết rác thải sinh hoạt của huyện là chất hữu cơ, tuy nhiên nếu
không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất,
tạo môi trường cho các loại bệnh phát triển.
Vì thế để kiểm soát tốt hơn và đạt được mục tiêu thu gom chất thải rắn sinh hoạt
đạt 90%, chúng ta cần phải có các biện pháp ngay từ bây giờ
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH, GIẢI PHÁPBẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030
3.1. Mục tiêu chung
- Lập quy hoạch bảo vệ môi trường để lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của huyện và các ngành trên địa bàn huyện.
- Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội không gây ra các vấn đề về môi trường, chất
lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng về môi
trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện chủ động, gắn liền với
các hoạt động kinh tế - xã hội, phát triển hài hòa, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững.
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường theo các phân khu chức năng và khu vực
quy hoạch.
3.2. Thực hiện chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình
3.2.1. Mục tiêu
+ Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ có hai con), tiến tới ổn định quy mô dân số tỉnh.
+ Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp
ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số sẽ góp phần kiểm soát được lượng nước thải
sinh hoạt.
3.2.2. Nội dung thực hiện
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền
Các cấp ủy đảng và chính quyền phải nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình
thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của địa phương, đơn vị; có kế
hoạch và biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập, kiên quyết ngăn chặn khuynh
hướng sinh nhiều con.
Đưa công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình thành một nội dung quan trọng
trong chương trình hoạt động của các cấp ủy đảng và chính quyền, xem đây là một tiêu
chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Các đồng chí
lãnh đạo chủ chốt của địa phương, đơn vị, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên
giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác này theo mục tiêu đã để ra.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm chuyển biến sâu
sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ trong toàn xã hội. Vận động toàn xã hội chấp
nhận và thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con, coi việc dừng ở hai con là
nghĩa vụ của mọi người dân để góp phần giảm bớt gánh nặng về dân số của đất nước.
Việc tuyên truyền, vận động phải sâu sát, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng. Chú ý
vận động những gia đình đã có hai con để họ không sinh con thứ ba.
Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh
sản và kế hoạch hóa gia đình trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh
niên. Vận động, thuyết phục những người cao tuổi nhắc nhở con, cháu thực hiện chính
sách sinh đẻ có kế hoạch.
+ Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao hiệu lực quản lý
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số, gia đình và
trẻ em từ Trung ương đến cơ sở đủ mạnh để quản lý và tổ chức thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục, vận động và đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người
dân. Đặc biệt quan tâm củng cố, ổn định, nâng cao năng lực và nhiệt tình cho đội ngũ
cán bộ chuyên trách công tác dân số, gia đình và trẻ em ở các xã, phường, thị trấn và
đội ngũ cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở các thôn, xóm, bản, làng. Có chính
sách khuyến khích thỏa đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũ này. Thực hiện
chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em xã,
phường, thị trấn.
+ Chính sách và đầu tư nguồn lực
Nghiên cứu, ban hành và bổ sung các chính sách khuyến khích về vật chất và
tinh thần đối với các cộng đồng, gia đình, cá nhân làm tốt công tác dân số và kế hoạch
hóa gia đình; tạo môi trường tâm lý, xã hội tích cực thúc đẩy phong trào thực hiện
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng làng, bản, thôn, ấp xây dựng các hương
ước, quy ước nhằm tạo phong trào toàn xã hội thực hiện các mục tiêu của chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Ưu tiên đầu tư cho các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn và các đối tượng là người nghèo, vị thành niên, thanh niên.
+ Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và
kế hoạch hóa gia đình
Hoàn thiện hệ thống dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và thực hiện KHHGĐ,
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng về các biện pháp tránh thai. Chú trọng đầu
tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ y tế, tham gia
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích các
tổ chức xã hội và tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ này. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội
và bán rộng rãi các phương tiện tránh thai.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà
mẹ, trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Nâng cao năng lực, hướng dẫn tổ chức,
phát động các phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và cải
thiện môi trường sống tại cộng đồng.
Triển khai các hoạt động kiểm tra sức khỏe di truyền, tư vấn tiền hôn nhân, đẩy
mạnh phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; giảm tỉ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật
bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; mở rộng các dịch
vụ chăm sóc người già, người tàn tật, tổ chức phục hồi chức năng cho trẻ em và người
khuyết tật.
3.2.3. Kế hoạch thực hiện
Giai đoạn thực hiện Kế hoạch hóa gia đình huyện Đông Anh trong thời kỳ từ 2015
– 2025 như sau:
Nội dung 2015 2016 2018 2020 Sau 2020
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng và chính quyền
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo
dục
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán
bộ và nâng cao hiệu lực quản lý
Chính sách và đầu tư nguồn lực
Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế
hoạch hóa gia đình.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Chú thích:
Thời gian thực hiện:
Thời gian duy trì:
3.1.4. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện ước tính khoảng 500 triệu đồng.
Lấy từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động xã hội.
Chủ trì thực hiện dự án: Sở TNMT thành phố Hà Nội
Các cơ quan phối hợp tham gia: UBND huyện Đông Anh
3.3. Quy hoạch hệ thống thoát nƣớc
3.3.1. Mục tiêu
- Phấn đấu đến năm 2015: 50% nước thải sinh hoạt của số xã được đầu tư xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung phấn đấu đạt Tiêu chí nông thôn mới.
- Hệ thống thoát nước mưa: Toàn bộ hệ thống sông, mương sẽ được cải tạo (nạo
vét, kè 2 bên bờ sông) để đảm bảo lưu lượng thoát nước theo yêu cầu.
- Hệ thống thoát nước thải: do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất tại huyện Mê Linh
thực hiện theo nguyên tắc xử lý sơ bộ tại chỗ.
- Các khu dân cư cũ không xây dựng hệ thống cống rãnh thu nước thải riêng.
- Các khu công nghiệp đều phải quy hoạch khu xử lý nước thải riêng tại chỗ. Các
nhà máy trên địa bàn phải thực hiện chế độ xử lý nước thải cục bộ tại chỗ trước khi xả
vào hệ thống thoát nước chung của huyện.
3.3.2. Nội dung thực hiện
ảng . C c biện ph p quy hoạch hệ thống tho t nước huyện ê inh đến năm
2030
STT Tên xã, thị trấn Biện pháp quy hoạch
1 Xã Hải Bối - Chia làm 2 khu vực chính: lấy trục đường liên xã cũ làm
đỉnh phân lưu, có hướng thoát nước chính chủ yếu về phía
hai kênh Thanh Điềm và kênh Thạch Phú.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ trống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh,đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400 – B600 được bố trí trên mặt đường ở các đường
ngõ xóm, và trên vỉa hè đối với khu vực trung tâm xã.
- Xây dưng hoàn thiện rãnh thoát nước trong các khu dân
cư.
- Cải tạo làm rãnh nắp đan trong khu dân cư.
2 Xã Nam Hồng Chia làm 5 khu vực chính có hướng thoát nước chủ yếu là
thoát về hệ thống song hò có hiện trạng và quy hoạch.
+ Lưu vực 1 : Thôn Thanh Vân, toàn bộ nước mưa và
nước thải được thu gom vào hệ thống rãnh và được đổ ra
hồ qua các cửa xả phía Tây Bắc.
+ Lưu vực 2 : Thôn Mỹ Lộc, toàn bộ nước mưa và nước
thải được thu gom vào hệ thống rãnh và được đổ ra hồ qua
các cửa xả phía Bắc thôn.
STT Tên xã, thị trấn Biện pháp quy hoạch
+ Lưu vực 3 : Thôn Đức Hậu và thôn Ngự Tiền, toàn bộ
nước mưa và nước thải được thu gom vào hệ thống rãnh
và được đổ ra sông qua các cửa xả phía Tây Nam.
+ Lưu vực 4 : Thôn Yên Vinh và thôn Phú Nhi, toàn bộ
nước mưa và nước thải được thu gom vào hệ thống rãnh
và được đổ ra sông qua các cửa xả phía Đông Bắc.
+ Lưu vực 5 : Thôn Đồng Vỡ, toàn bộ nước mưa và nước
thải được thu gom vào hệ thống rãnh và được đổ ra hệ
thống cống trên trục đường chính phía Tây Bắc.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung.
- Mạng lưới thoát nước xử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400, B500, B600 được bố trí trên mặt đường ở các
đường ngõ xóm,và trên vỉa hè đối với các trục đường lớn.
3 Xã Bắc Hồng Quy hoạch thêm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước
sinh hoạt (bám theo trục giao thông ).
Hệ thống cống,rãnh thoát nước trong khu dân cư kết hợp
với hệ thống mương tiêu thoát nước trên các xứ đồng có
tính liên hoàn để có thể xây dựng bể xử lý nước thải
(riêng hệ thống rãnh thoát trong khu dân cư phải có nắp
đậy).
4 Xã Tiến Thắng - Hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung. Nước
thải tại các khu dân cư được xử lý cục bộ trước khi được
thoát ra mạng thoát nước chung. Đảm bảo việc kết nối
giữa mạng thoát nước hiện trạng và mạng thoát nước xây
mới.
- Chia làm 2 khu vực chính: lấy trục đường liên xã cũ làm
đỉnh phân lưu, có hướng thoát nước chính chủ yếu về phía
sông Lô và thoát về hệ thống kênh Tam Báo ở phía Nam
của xã.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoach chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400- B600 được bố trí trên mặt đường ở các đường
STT Tên xã, thị trấn Biện pháp quy hoạch
ngõ xóm, và trên vỉa hè đồi với khu vực trung tâm xã.
- Xây dựng hoàn thiện rãnh thoát nước trong các khu dân
cư
- Cải tạo làm rãnh nắp đan trong khu dân cư.
5 Xã Văn Khê - Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước
thải sinh hoạt được dẫn chung trong cùng 1 hệ thống
cống,mương đặt trong các ng , xóm rồi đổ ra kênh tiêu
thoát.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoach chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400- B600 được bố trí trên mặt đường ở các đường
ngõ xóm, và trên vỉa hè đồi với khu vực trung tâm xã.
- Xây dựng hoàn thiện rãnh thoát nước trong các khu dân
cư
- Cải tạo làm rãnh nắp đan trong khu dân cư.
- Giai đoạn đến năm 2020: xây dựng hệ thống thoát nước
nửa riêng bằng các giếng tách nước bẩn,đường ống bao
trên cơ sở hệ thống thoát nước chung đã có s n.
6 Xã Kim Hoa Quy hoạch thêm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước
sinh hoạt (bám theo trục giao thông ).
Hệ thống cống,rãnh thoát nước trong khu dân cư kết hợp
với hệ thống mương tiêu thoát nước trên các xứ đồng có
tính liên hoàn để có thể xây dựng bể xử lý nước thải
(riêng hệ thống rãnh thoát trong khu dân cư phải có nắp
đậy).
7 Xã Vân Nội - Hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung. Nước
thải tại các khu dân cư được xử lý cục bộ trước khi được
thoát ra mạng thoát nước chung. Đảm bảo việc kết nối giữ
mạng thoát nước hiện trạng và mạng thoát nước xây mới.
- Chia làm 4 khu vực chính có hướng thoát nước chủ yếu
là thoát về kênh Thanh Điềm và ao hồ hiện có.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400-B600 được bố trí trên mặt đường ở các đường
STT Tên xã, thị trấn Biện pháp quy hoạch
ngõ xóm, và trên vỉa hè đối với khu vực trung tâm xã.
8 Xã Thạch Đà - Xây dựng rãnh thoát nước 7,6km trong các khu dân cư
bám theo đường giao thông
- Cải tạo làm rãnh nắp đan trong khu dân cư
9 Xã Kim Chung Quy hoạch thêm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước
sinh hoạt (bám theo trục giao thông ).
Hệ thống cống,rãnh thoát nước trong khu dân cư kết hợp
với hệ thống mương tiêu thoát nước trên các xứ đồng có
tính liên hoàn để có thể xây dựng bể xử lý nước thải
(riêng hệ thống rãnh thoát trong khu dân cư phải có nắp
đậy).
10 Xã Chu Phan - Hệ thống thoát nước của xã là hệ thống thoát nước
chung được thiết kế đảm bảo thoát nước triệt để theo
nguyên tắc tự chảy. Đối với các cơ sở công nghiệp, nước
thải sẽ được xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước
khi thoát ra hệ thống chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng cống BTCT có khẩu độ
B= 400 đến B=600. Độ dốc cống thoát nước Imin> 1/B
- Chia thành 2 khu vực chính có hướng thoát chủ yếu về
kênh Thanh Điềm.
11 Xã Tiến Thịnh - Hệ thống thoát nước của xã là hệ thống thoát nước
chung được thiết kế đảm bảo thoát nước triệt để theo
nguyên tắc tự chảy. Đối với các cơ sở công nghiệp, nước
thải sẽ được xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước
khi thoát ra hệ thống chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng cống BTCT có khẩu độ
B= 400 đến B=600. Độ dốc cống thoát nước Imin> 1/B
- Chia thành 3 khu vực chính có hướng thoát chủ yếu về
kênh đầm Và.
12 Xã Vạn ên Quy hoạch thêm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước
sinh hoạt (bám theo trục giao thông ).
Hệ thống cống,rãnh thoát nước trong khu dân cư kết hợp
với hệ thống mương tiêu thoát nước trên các xứ đồng có
tính liên hoàn để có thể xây dựng bể xử lý nước thải
(riêng hệ thống rãnh thoát trong khu dân cư phải có nắp
STT Tên xã, thị trấn Biện pháp quy hoạch
đậy).
13 Xã Tiền Phong - Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước
thải sinh hoạt được dẫn chung trong cùng 1 hệ thống
cống,mương đặt trong các ng , xóm rồi đổ ra kênh tiêu
thoát.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoach chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400- B600 được bố trí trên mặt đường ở các đường
ngõ xóm.
14 Xã Xuân Nộn - Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước
thải sinh hoạt được dẫn chung trong cùng 1 hệ thống
cống,mương đặt trong các ng , xóm rồi đổ ra kênh tiêu
thoát.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoach chung.
- Mạng lưới thoát nước sử dụng rãnh nắp đan có khẩu độ
từ B400- B600 được bố trí trên mặt đường ở các đường
ngõ xóm.
15 Xã Đại Thịnh - Hệ thống thoát nước thải được thu gom theo định hướng
quy hoạch chi tiết 1/2000 khu đô thị mới Mê Linh và tập
trung về trạm xử lý nước thải đặt ở xã Văn Khê.
- Toàn bộ mạng lưới thoát nước thải được chia làm 2 lưu
vực chính như sau:
+ Lưu vực phía Bắc: toàn bộ nước thảo được thu gom
bằng hệ thống cống và rãnh thoát nước đặt trên vỉa hè, sau
đó đấu nối vào hệ thống thoát nước thải theo quy hoạch
trên đường quốc lộ 3.
+ Lưu vực phía Nam: toàn bộ nước thải được thu gom
bằng hệ thống cống và rãnh thoát nước đặt trên vỉa hè, sau
đó đấu nối vào hệ thống thoát nước thải theo quy hoạch và
chảy về trạm xử lý nước thải đặt ở xã Văn Khê.
- Sử dụng cống BTCT D400, D800 và hệ thống rãnh
STT Tên xã, thị trấn Biện pháp quy hoạch
B400 đặt trên vỉa hè.
16 TT Đông Anh - Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước
thải sinh hoạt được dẫn chung trong cùng 1 hệ thống
cống,mương đặt trong các ng , xóm rồi đổ ra kênh tiêu
thoát.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoach chung.
- Nước thải thoát ra đầm Và.
17 Tráng Việt Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước
thải sinh hoạt được dẫn chung trong cùng một hệ thống
cống, mương đặt trong các ngõ, xóm rồi đổ rác các kênh
thoát.
Đối với cước thải các công trình công cộng và các khu
vực sản xuất dịch vụ, tiểu công nghiệp; nước thải phải
được xử lý cục bộ đến giới hạn cho phép (Giới hạn B của
QCVN 40:2011) trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước
chung.
Giai đoạn đến năm 2020: xây dựng hệ thóng thoát nước
mưa riêng bằng các giếng tách nước bẩn, dường cóng bao
trên cơ sở hệ thống thoát nước chung có s n.
18 Xã Cổ Loa Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước
thải sinh hoạt được dẫn chung trong cùng 1 hệ thống
cống,mương đặt trong các ng , xóm rồi đổ ra kênh tiêu
thoát.
- Sử dụng các ga đấu nối dự kiến để kết nối hệ thống thoát
nước mưa của khu vực nghiên cứu với các dự án xung
quanh, đảm bảo phù hợp với quy hoach chung.
- Nước thải thoát ra đầm Và.
Các dự án ưu tiên thực hiện từ nay đến 2020:
+ Dự án quy hoạch hệ thống thoát nước ở Thị trấn Đông Anh
+ Dự án quy hoạch hệ thống thoát nước ở KCN Bắc Thăng Long, xã Kim Chung,
huyện Đông Anh
+ Dự án quy hoạch hệ thống thoát nước xã Hải Bối
+ Dự án quy hoạch hệ thống thoát nước xã Xuân Nộn
3.2.3. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện chương trình dự kiến đến năm 2020 khoảng 5 tỉ, giai đoạn
2020-2030 khoảng 15 tỉ.
- Vốn từ ngân sách Nhà nước cho chương trình phát triển môi trường đô thị, vốn
từ nhân dân đóng góp, nguồn tài trợ của các Tổ chức Quốc tế.
3.4. Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt
3.4.1. Mục tiêu
- Đến năm 2020, xử lý được 60% tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện.
- Đến năm 2030, tất cả các khu dân cư phải có trạm xử lý nước thải sinh hoạt đáp
ứng nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn bộ khu đô thị trước khi xả thải ra hệ
thống cống chung và thải ra kênh rạch.
3.4.2. Phƣơng án xây dựng
- Lưu lượng nước thải
Đông Anh có dân số 305.560 người vào năm 2015. Đến năm 2030, dân số là
402.500 người. Theo dự đoán dựa vào sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã
hội của huyện thì tổng lưu lượng nước cấp trong các đô thị, khu dân cư đến năm 2030
khoảng 75.460 m3/ngày (với tiêu chuẩn nước cấp 80 – 150 l/người ngày). Với lượng
nước thải bằng 80% lượng nước cấp thì tổng lưu lượng nước thải trong các đô thị, khu
dân cư đến năm 2030 khoảng 60.368 m3/ngày.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước có thành phần ô nhiễm hữu cơ và vi sinh cao, do đó
công nghệ xử lý cơ học kết hợp với xử lý sinh học tự nhiên được đề nghị áp dụng tại
huyện Đông Anh. Do các sông rạch ở Đông Anh có lưu lượng khá lớn nên có thể kết
hợp pha loãng làm sạch lượng nước thải với nước mưa và nước nguồn. Nước thải sau
xử lý được thải ra sông, rạch từ đó được pha loãng và làm sạch.
Hình Sơ đồ công nghệ Nhà máy xử lý nước thải
Nhà máy xử lý nước thải tập trung được xây dựng và đặt tại từng xã, thị trấn ở
đó tập trung nhiều dân cư và gần hệ thống sông rạch chính để tiêu thoát nước. Vị trí cụ
thể để xây dựng các trạm là vùng đất phải có độ ổn định cao, nền đất cứng, ít bị sạt lở,
sụt lún, không bị ngập úng.
3.4.3. Kinh phí thực hiện
Dự trù kinh phí: 20 tỷ đồng
Nguồn vốn: Ngân sach nhà nước, vốn ODA cùng với sự đóng góp của người
dân.
Chủ trì thực hiện dự án: Sở TNMT thành phố Hà Nội
Các cơ quan phối hợp tham gia: UBND huyện Đông Anh
3.5. Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đƣờng bộ của huyện đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025
3.5.1. Mục tiêu
- Giảm ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện đến năm 2025.
- nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
3.5.2. Nội dung thực hiện
Cấm các loại xe không đạt tiêu chuẩn môi trường lưu thông trên đường phố.
Tiến hành kiểm soát các chất khí thải (CO, NO2, SO2, HC), muội khói của từng xe.
Thực hiện chế độ xử phạt, hoặc thậm chí là cấm lưu hành các loại xe không đạt tiêu
chuẩn môi trường.
Hạn chế số lượng ô tô tư nhân bằng cách bù giá cho giao thông công cộng và
tăng cao lệ phí giao thông đối với xe ô tô con tư nhân.
NƯỚC
THẢI
VÀO
Hệ thống
thu gom
Song chắn rác Giếng
tràn
BỂ LẮNG
ĐỢT 1
HỒ SINH HỌC
KỊ KHÍ
HỒ SINH HỌC
HIẾU KHÍ
Nguồn
tiếp
nhận
NƯỚC
THẢI RA
Nước bẩn
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về việc sử dụng các phương
tiện công cộng trong tham gia giao thông đường bộ, hạn chế sử dụng các phương tiện
xe máy, ô tô cá nhân.
Vận động người dân loại bỏ những phương tiễn đã hết niên hạn sử dụng hay quá
cũ kĩ, thay thế bằng những loại phương tiện đảm bảo chất lượng môi trường.
Khuyến khích người dân tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng. Xử
phạt, thâm chí tịch thu những loại phương tiện đã quá niên hạn sử dụng, không đảm
bảo chất lượng môi trường.
3.5.3. Kinh phí thực hiện
Dự trù kinh phí : 500 triệu đồng
Nguồn vốn: Vốn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của huyện.
Chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đông Anh.
3.6. Tăng cƣờng hệ thống cây xanh trên các tuyến đƣờng phố
3.6.1. Mục tiêu
Từ nay đến năm 2020, phấn đấu đạt mật độ cây xanh đô thị trên đầu người bằng
tiêu chuẩn của đô thị Việt Nam là từ 8 – 10 m2/người.
3.6.2. Nội dung thực hiện
Tăng cƣờng hệ thống cây xanh trên các tuyến đƣờng phố
- Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây
loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
- Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên
trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
- Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải
tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc
trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư
hại các công trình s n có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
- Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tùy thuộc vào việc phân loại
cây (tham khảo Phụ lục) hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn
đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa
cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m.
Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo
tiêu chuẩn phân loại cây.
- Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh
liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ
một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng
từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc
theo từng cung, đoạn đường.
- Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi
thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây
thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông,
trồng cách điểm đầu dải phân cách (đoạn qua lại giữa hai giải phân cách) khoảng 3 - 5
m để đảm bảo an toàn giao thông.
- Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để
tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để
bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy
định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh
tăng vẻ mỹ quan đô thị.
3.6.3. Kinh phí thực hiện
Thời gian thực hiện: từ 2016 đến 2020
Dự trù kinh phí : 2 tỷ đồng
Nguồn vốn: Vốn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của huyện.
Chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đông Anh.
CHƢƠNG IV. TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đông Anh phải được sự chỉ
đạo, phối hợp thực hiện của các Sở ban ngành của TP có liên quan như Sở Tài nguyên
và Môi trường, Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây
dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ...
Các Sở ban ngành chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội trong việc thực hiện
công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
4.1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
- Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và trình lên UBND TP phê
duyệt.
- Xây dựng các biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch
về bảo vệ môi trường của UBND TP và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Định kỳ đánh
giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường, báo cáo UBND TP và Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Xây dựng chương trình theo d i biến động tài nguyên và môi trường: xây dựng
mạng lưới các trạm quan trắc các thành phần môi trường; xây dựng phần mềm quản lý
dữ liệu về môi trường; xác định các yếu tố môi trường cần theo dõi, quan trắc và chế
độ quan trắc; lập kế hoạch quan trắc hàng năm; xây dựng quy trình kiểm soát ô nhiễm
môi trường khu vực; phân nguồn xả thải đối với từng vùng, từng khu vực trong TP phù
hợp với sức chịu tải của môi trường.
- Đề xuất và trình lên UBND TP về các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường
nhằm phòng chống và khắc phục hậu quả của các sự cố môi trường trên địa bàn TP.
- Tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND TP và
Bộ Tài nguyên & Môi trường ủy quyền.
- Trình UBND TP trong việc cấp và thu hồi các loại giấy phép về môi trường theo
phân cấp và được UBND TP ủy quyền.
- Tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thông tin kịp thời các diễn biến về môi trường trong TP. Định kỳ hàng năm tổng hợp
và báo cáo với UBND TP các nội dung hoạt động bảo vệ môi trường của các Sở,
Ngành có liên quan.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại về bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính theo thẩm
quyền hoặc đề xuất UBND TP xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn TP.
- Phối hợp với các Sở, Ngành chức năng tổ chức thu lệ phí về bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình quan hệ quốc tế và hợp tác với các TP trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
4.2. Sở Khoa học Công nghệ
- Xây dựng, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công
nghệ về bảo vệ môi trường do UBND TP hoặc Bộ Khoa học Công nghệ giao.
- Tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4.3. Sở Xây dựng
- Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp gắn
với bảo vệ môi trường, chỉ đạo Ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và
quản lý các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải.
4.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ
môi trường ở các công trình thủy lợi, khai thác nước ngầm, cung cấp nước sạch ở vùng
nông thôn, chống xói mòn đất, quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, quản lý sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
4.5. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án về bảo vệ
môi trường và đảm bảo kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt.
4.6. Sở Tài chính
- Sở Tài chính chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công tác
bảo vệ môi trường.
4.7. Sở Công nghiệp
- Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm quy hoạch và xây dựng các biện pháp phòng
chống ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường trong các đơn vị và các lĩnh vực do Sở
quản lý.
4.8. Sở Y tế
- Sở Y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng dịch và vệ sinh môi trường trên địa
bàn TP, hướng dẫn chính quyền các cấp, lãnh đạo, các đơn vị sản xuất, kinh doanh
thực hiện công tác phòng dịch, vệ sinh môi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác thu xử lý nước thải y tế.
4.10. Sở Giáo dục và đào tạo
- Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm về công tác giáo dục môi trường theo
các biện pháp, nội dung phù hợp với các cấp trong trường phổ thông, phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường trong việc phổ cập kiến thức môi trường cho các đối tượng
khác trong TP.
4.11. Sở Công an
- Sở Công an chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm môi
trường trong lĩnh vực giao thông và các sự cố môi trường (cháy, nổ), đảm bảo nhân
lực và tiện kỹ thuật phòng chống cháy, nổ, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý
các tội phạm hình sự về môi trường.
4.12. Các quận, huyện trên địa bàn TP
- Tổ chức thực hiện các văn bản, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của
Trung ương và TP trong phạm vi địa phương.
- Phối hợp cùng với các Sở, Ngành tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch
cụ thể về bảo vệ môi trường, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Tham gia cùng các Sở, ngành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và trong việc giải quyết các khiếu nại tố
cáo có liên quan đến lĩnh vực môi trường ở địa phương.
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Định
kỳ 6 tháng hoặc đột xuất báo cáo kịp thời về các diễn biến môi trường tại địa phương
với UBND TP và Sở Tài nguyên và môi trường.
- Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
4.13. Các tổ chức, cơ quan có liên quan
- Các cơ quan thông tin đại chúng
- Các cơ quan thông tin đại chúng chịu trách nhiệm phản ảnh trung thực các sự
việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định bảo vệ môi trường và biểu
dương các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tổ chức đoàn thanh niên
- Tổ chức đoàn thanh niên có nhiệm vụ phát động các phong trào bảo vệ môi
trường (trồng cây xanh, ngày chủ nhật xanh, cải thiện môi trường các khu vực bị ô
nhiễm), khảo sát xây dựng những công trình sạch đẹp, tuyên truyền cổ động vệ sinh
môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN
Hiện trạng môi trường huyện Đông Anh đan xen giữa các mặt tích cực và thách
thức. Cùng với sự phát triển nhanh của đô thị và công nghiệp, các yếu tố tác động gây
biến đổi và suy giảm chất lượng môi trường xuất hiện ngày càng nhiều về số lượng và
tăng về mức độ.
- Chất lượng môi trường không khí có hiện tượng ô nhiễm cục bộ diễn ra trong
một số thời điểm tại các điểm nút giao thông, khu vực công trình xây dựng và
các nguồn thải sản xuất công nghiệp. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn ở mức cao tại
nhiều địa điểm.
- Ô nhiễm nước thải sinh hoạt diễn ra ở mức độ cao tại hầu hết các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện. Nước thải sinh hoạt đổ thải không qua xử lý, xả thải tự phát,
dồn ứ, tù đọng, gây ô nhiễm nặng tại các ao, hồ, kênh mương, thủy vực tiếp
nhận nước thải.
- Nước thải sản xuất từ các khu, cụm, điểm công nghiệp phần lớn được xử lý
trước khi xả thải. Tuy nhiên còn hiện tượng xả thải ô nhiễm gây bức xúc trong
cộng đồng dân cư. Các nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp gây áp lực
lớn tới chất lượng môi trường khu vực xung quanh.
- Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh chưa hoàn thiện đầu tư hệ thống xử lý
nước thải, nước thải xả thải trực tiếp trong khuôn viên Bệnh viện gây ô nhiễm
và tiềm ẩn nhiều tác động xấu tới các hoạt động y tế.
- Ô nhiễm vỏ bao, chai lọ thuốc BVTV tại hầu khắp các bờ thửa, kênh mương
trên các cánh đồng canh tác, đặc biệt là khu vực trồng hoa, rau màu. Đất canh
tác nông nghiệp có tồn dư nhiều loại thuốc BVTV ở mức khá cao.
- Các điểm tập kết, trung chuyển rác thải chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ, một
số điểm không phù hợp gây ô nhiễm môi trường. Công tác thu gom rác thải sinh
hoạt đạt tỷ lệ cao, tuy nhiên có thời điểm còn chậm, gây dồn ứ, ô nhiễm rác thải
ở một số điểm.
- Có biểu hiện ô nhiễm nước mặt ở nhiều thủy vực, chất lượng nước mặt bị suy
giảm, các ao, hồ, kênh mương tiếp nhận các nguồn nước thải bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
- Chưa có giải pháp tận thu và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp hợp lý, thân thiện
với môi trường. Hiện tượng đốt rác, phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm nghiêm
trọng môi trường không khí trong thời điểm thu hoạch nông vụ.
- Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch thấp, nhiều khu vực có nguồn nước ngầm
bị ô nhiễm, đặc biệt là các xã ven sông Hồng. Nguồn nước ngầm đạt tiêu chuẩn
vẫn cần xử lý trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Thành phố Hà Nội:
- Triển khai đồng bộ quy hoạch chung xây dựng thủ đô, quy hoạch bảo vệ môi
trường thành phố Hà Nội. Đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo vệ
môi trường, mạng lưới thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải toàn thành phố.
- Triển khai đúng tiến độ các dự án mạng lưới giao thông, nhà máy xử lý nước sạch,
bãi chôn lấp chất thải xây dựng, đài hóa thân hoàn vũ và các công trình công ích
cấp thành phố trên địa bàn huyện.
- Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho huyện thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thật
bảo vệ môi trường, đảm bảo và nâng cao đời sống nhân dân.
- Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có cơ
chế, biện pháp mạnh với những đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm
nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm đến bảo vệ môi trường.
- Có cơ chế hỗ trợ triển khai thu hút đầu tư các dự án về xử lý ô nhiễm môi trường và
dịch vụ môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và cung cấp các dịch vụ môi trường.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn như đường liên xã, hệ thống cấp thoát
nước, nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn huyện.
- Chấp thuận chủ trương cho huyện Mê Linh thành Đội liên ngành phản ứng
nhanh bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng:
- Thường xuyên tập huấn cho các cán bộ quản lý môi trường cấp quận, huyện và
đầu tư kinh phí để cán bộ quản lý môi trường cấp huyện luân phiên thăm quan
học tập kinh nghiệm quản lý môi trường tại những địa phương có kinh nghiệm
điển hình.
- Có cơ chế phối hợp phù hợp, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả các vấn đề
môi trường phát sinh trên địa bàn huyện
- Đầu tư phương tiện, máy móc, trang thiết bị đo kiểm tra môi trường cho phòng
Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các nhà máy,
cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.
3. Đối với Huyện ủy, HĐND
- Thương xuyên quan tâm, chỉ đạo UBND huyện và cơ quan chuyên môn thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
- Xác định bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh tế - xã hội đi
đôi với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo các hoạt động theo hướng phát
triển bền vững.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân
tích cực chung tay bằng những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường. Xây dựng
cuộc sống xanh, nếp sống mới thân thiện với môi trường sâu rộng trong mọi tổ
chức và toàn cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp tổng thể, đồng bộ trong công tác
bảo vệ môi trường huyện. Chấp thuận chủ trương đầu tư và thúc đẩy thực hiện
các chương trình, công trình, dự án bảo vệ môi trường theo quy hoạch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_hoach_bao_ve_moi_truong_huyen_dong_anh_1535.pdf