Đồ án Quy hoạch môi trường và bảo tồn tài nguyên Vườn quốc gia Xuân Thủy đến năm 2020 và định hướng đến 2025

Dự án số 1: Bảo tồn đa dạng sinh học các loài chim cư trú • Chủ trì và thực hiện dự án: Ban quản lý VQG • Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND các huyện, phòng tài nguyên môi trường • Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: 2016-2019 • Dự trù kinh phí sơ bộ: 150 triệu đồng • Nguồn vốn: Sở TNMT • Hành động: - Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ các loài chimcư trú tại VQG - Quy hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt những bãi ăn nghỉ và các sinh cảnh quan trọng của chim. - Tăng cường công tác tuần tra và bắt giữ, xử lý kiên quyết các hành vi xâm hại chim - Liên kết với các điểm đất ngập nước lân cận để cùng phối hợp hành động bảo vệ chim di trú. Dự án số 2: Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cho cán bộ, người dân và khách du lịch về bảo vệ chim thú, không săn bắt chim thú tại VQG - Chủ trì và thực hiện dự án: Ban quản lý VQG - Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND các huyện, phòng tài nguyên môi trường - Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: 2015-2017 - Dự trù kinh phí sơ bộ: 50 triệu đồng - Nguồn vốn: UBND tỉnh - Hành động: + Đào tạo đội ngũ cán bộ của VQG có chuyên môn, năng lực tốt, nắm bắt nhanh nhạy những thông tin về tình trạng quản lý, hoạt động bảo tồn chim. + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đa dạng sinh học, xây dựng các cau lạc bộ bảo tồn chim. + Thiết kế các bảng nội quy, cam kết thực hiện bảo tồn chim + Tăng cường giao lưu, hợp tác với các tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới: IUCN, WWF, BirdLife.

pdf28 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch môi trường và bảo tồn tài nguyên Vườn quốc gia Xuân Thủy đến năm 2020 và định hướng đến 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............. 7 1.2.2. Văn hóa giáo dục .................................................................................................................... 8 1.2.3. Y tế .......................................................................................................................................... 8 1.2.4. Giao thông vận tải .................................................................................................................. 8 1.2.5. Kinh tế ..................................................................................................................................... 8 1.3. Những lợi ích và hạn chế trong quá trình phát triển ............................................................ 9 1.3.1. Lợi ích và hạn chế của điều kiện tự nhiên đến quá trình phát triển ....................................... 9 1.3.2. Những lợi ích và hạn chế của hoạt động phát triển kinh tế trong quá trình phát triển ....... 10 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG ....................................... 10 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 .......................................................................................................................................... 23 3.1. Quy hoạch bảo vệ, phục hồi và mở rộng Rừng ngập mặn (RNM) .................................... 23 3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................................................ 23 3.1.2. Chương trình hành động ...................................................................................................... 23 3.2. Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản (NTTS) ....................................................................... 25 3.2.1. Mục tiêu ................................................................................................................................ 25 3.2.2. Chương trình hành động ...................................................................................................... 26 3.3. Quy hoạch bảo tồn chim cư trú ............................................................................................. 27 3.3.1. Mục tiêu ................................................................................................................................ 27 3.3.2. Chương trình hành động ...................................................................................................... 28 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NTTS: Nuôi trồng thủy sản NLTS: Nguồn lợi thủy sản RNM: VQG: Rừng ngập mặn Vườn Quốc Gia BVMT: Bảo vệ môi trường TNMT: Tài nguyên môi trường UBND: Uỷ ban Nhân dân 4 CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên 5 1.1.1. Vị trí địa lí Vƣờn quốc gia Xuân Thủy nằm ở toạ độ 200 103 đến 200 21’ ví độ Bắc và 1060 20’ đến 1060 31’ kinh độ đông. Vƣờn quốc gia Xuân thuỷ thuộc địa phận Xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có diện tích 15100 ha với 7100ha vùng lõi (3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn) và 8000 ha vùng đệm. Vùng lõi của Vƣờn quốc gia bao gồm diện tích cồn ngạn, cồn lu, cồn mờ, bãi trong và diện tích tự nhiên vùng đệm là 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Vƣờn quốc gia Xuân thuỷ đƣợc giới hạn bởi Sông Hồng ở phía Bắc, cửa Ba Lạt ở phía Đông và Biển Đông ở phía Nam. 1.1.2. Địa hình Vƣờn quốc gia Xuân thuỷ có độ cao thấp: các bãi bồi cao trung bình 0,5 - 0,9m có bãi bị ngập khi triều lên và chỉ nhìn thấy khi triều xuống. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi sông Vọp và sông Trà, chia khu vực thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh - Bãi trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu bãi Trong là đê quốc gia (đê Ngự Hàn) và phía Nam đƣợc giới hạn bởi song Vọp. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong đƣợc chia ngăn thành ô thừa, hình thành các đầm nuôi tôm cua khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2500ha. Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã đƣợc trồng Rừng ngập mặn. - Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa song Vọp và Sông Trà có chiều dài khoảng 10km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Phần diện tích Cồn Ngạn (thuộc vùng đệm) đã đƣợc ngăn thành ô thừa để nuôi trồng thủy sản. Phần còn lại giới hạn bởi đê Vàng lƣợc và song Trà thuộc vùng lõi của Vƣờn quốc gia Xuân Thủy vẫ có rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm (ở giáp sông Hồng) và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang đƣợc cộng đồng dân địa phƣơng sử dụng nuôi ngao. - Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2m-2,5m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà. Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có nƣớc thủy triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển. Diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2500ha. - Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5-0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200ha. Vùng lõi của Vƣờn quốc gia Xuân Thủy bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích đất nổi khi triều kiệt: 3.100ha và đất còn ngập nƣớc 4.000ha. Tổng diện tích tự nhiên 7.100ha 1.1.3. Đặc điểm đất đai Đất đai toàn vùng cửa sông Hồng nói chung đƣợc tạo thành từ phù sa bồi lắng. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cát lắng đọng. Lớp phù sa đƣợc dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhƣỡng cửa sông ven biển với những loại hình: - Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ phần nhỏ cát thuần 6 - Đất trung bình, thịt trung bình - Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét Những nhóm đất chƣa ổn định còn bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của nhật triều, song, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chƣa cố kết và ở dạng bùn lỏng. Cây thuộc loại hình rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất. Lƣợng phù sa ở của Ba Lạt trung bình 1,8g trong 1 lít nƣớc là cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hƣớng Tây Nam. Độ PH của đất khá ổn định 7,2-7,6 và mức độ nhiễm mặn với mật độ NH biến động từ 17,2-20miligam trong 100g đất khô lấy mẫu. Các loại đất cụ thể khu vực nhƣ sau - Vùng lõi: rộng 7.100ha, trong đó có 3.100 ha đất nổi, 4.100ha đất còn đang ngập nƣớc, 948ha đất cát và cát pha, 2152 ha đất thịt và đất sét, Rừng ngập mặn 1.855ha, rừng phi lao 93ha - Vùng đệm: rộng 8000 ha; trong đó: 1,407 ha còn ngập nƣớc, 6,593 ha đất nổi, đất cát pha 220ha, đất thịt và sét 6,373ha, đất có rừng ngập mặn 1,724ha, rừng phi lao 6ha. 1.1.4. Đặc điểm khí hậu Khí hậu ở Xuân Thuỷ mang đặc trƣng của khí hậu miền Bắc Việt Nam: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C. Lƣợng mƣa trung bình 1175mm với số ngày mƣa trong năm là 133 ngày. Hai hƣớng gió chính trong năm ở đây là hƣớng Đông Bức từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hƣớng Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9. Độ ẩm không khí khá cao dao động trong khoảng 70 - 90%. Chính điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm này đã tạo điều kiện các loài động thực vật trong vƣờn phát triển rất phong phú và đa dạng tạo nên một hệ sinh thái bền vững và hoàn chỉnh. 1.1.5. Sông ngòi - Hệ thống sông ngòi trong Vƣờn quốc gia Xuân thuỷ chủ yếu là các kênh rạch nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp nƣớc. Ngoài ra Vƣờn quốc gia Xuân thuỷ còn đƣợc giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông với cửa chính Ba Lạt cung cấp nƣớc cũng nhƣ lƣợng phù sa bồi tụ chính cho khu vực. 1.1.6. Đặc điểm thủy văn Thủy triều: Thủy triều ở khu vực thuộc chế độ “Nhật triều” với chu kỳ khoảng 25 giờ, thủy triều có biên độ khá lớn, biên độ trung bình 150-180cm, thủy triều lớn nhất đạt đến: 4,5m; nhỏ nhất là 0,25m. Thủy văn: Khu vực bài triều huyện Giao Thủy đƣợc cung cấp nƣớc từ Sông Hồng, có hai sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nƣớc tự nhiên. - Sông Vọp: Chảy từ Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12km là ranh giới ngăn cách Cồn Ngạn và Bãi Trong. Đập Vọp đã ngăn Sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp. Vì vậy không có nƣớc lƣu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía Sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy. Năm 2002 Cầu Vọp đƣợc mở nhƣng lƣu lƣợng nƣớc vẫn còn rât nhỏ. - Sông trà: Chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển Giao hải, dài khoảng 12km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông bị lấp đoạn giữ do 7 sóng biển đẩy giồng cát ngang khu vực Cồn Lu trà qua vùng bãi bồi ngập nƣớc và lấp đầy đoạn sông. 1.1.7. Hệ động thực vật - Ở Vƣờn quốc gia Xuân thủy có 101 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ trong đó có 5 loài 5 chi 3 họ thuộc ngành ráng số còn lại thuộc ngành hạt kín trong đó có 25 họ, 57 chi, 68 loài thuộc lớp hai lá mầm. Một số loài : Vẹt Dù, Đâng, Đƣớc vòi, Thiên lý đại. - Theo điều tra ở Vƣờn quốc gia Xuân thủy gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Hệ chim tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. Trong đó có 150 loài di trú và gần 50 loài chim nƣớc. - Các sinh cảnh chính thƣờng gặp là: rừng ngập mặn (64,6%), bãi sậy và cói (67,4%), bãi bồi và cồn cát trống (55,1%), rừng phi lao (42,2%). - Kết quả điều tra chuyên về động vật phù du năm 1973 của Nguyễn Văn Khôi và Dƣơng Thị Thơm đã phát hiện đƣợc 104 loài thuộc 15 nhóm khác nhau phong phú nhất là nhóm giáp xác chân chèo có 49 loài chiếm 47%. - Số liệu điều tra của Nguyễn Huy Yết và cộng sự năm 2004, 2005 cho thấy có 122 loài thuộc 57 giống thực vật phù du có mặt trong khu vực Giao Thủy ngành tảo Silic chiếm tới 80-85% tổng số loài mật độ trung bình là 22.280 TB/l. 1.2. Kinh tế - Xã hội 1.2.1. Dân cư - Dân số vùng đệm của VQG chiếm khoảng 48.000 ngƣời với 12080 hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,7% , số hộ nghèo khá cao so với khu vực đồng bằng sông Hồng. - Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 18492 ngƣời, chiếm 38,4% dân số. Trung bình mỗi hộ có 2 ngƣời trong độ tuổi lao động. Bảng số liệu dân cƣ một số xã vùng đệm Đơn vị hành chính Diện tích đất (ha) Dân số (ngƣời) Số lao động (ngƣời) Số hộ Tỷ lệ tăng dân số(%) Mật độ dân số ngƣời/km2 Tổng 4023,67 48.160 18 492 12.080 1,7 994 Giao Thiện 1164 10.700 4742 2500 1,7 1023 Giao An 820,56 10.231 4554 2680 1,7 1 180 Giao Lạc 704 10.030 4 658 2375 1,8 1 090 Giao Xuân 780 10091 4 538 2 538 1,7 810 Giao 555,11 7106 3453 1985 1,45 720 8 Hải Nguồn : Số liệu cấp xã (tháng 12 năm 2008) 1.2.2. Văn hóa giáo dục - Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi xã hội nhƣ trƣờng học, nhà văn hóa, khu vui chơi đang đƣợc trú trọng đầu tƣ xây dựng. - Các xã trong vùng đệm đều có ít nhất 1 trƣờng THCS, 1 trƣờng tiểu học và 1 trƣờng mẫu giáo. Trƣờng học đƣợc xây dựng kiên cố, tuy nhiên một số trƣờng còn chƣa đáp ứng đầy đủ các điều kiện giáo dục cần thiết nhƣ phòng thí nghiệm, phòng tin học Bảng thống kê số học sinh tại các xã vùng đệm Xã Số học sinh tiểu học và trung học Số học sinh phổ thông trung học Giao Thiện 1882 300 Giao An 2150 350 Giao Lạc 1766 306 Giao Xuân 1683 378 Giao Hải 1029 150 Nguồn : Số liệu cấp xã (tháng 12 năm 2008) Trong những năm gần đây các xã vùng đệm có số hộ giàu và khá tăng nhanh,số hộ nghèo giảm nhiều. Số hộ nghèo chiếm 10%, khá giàu chiếm 25%, trung bình chiếm 65%. Do vậy, đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao. Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là ngƣời kinh sinh sống. Tỷ lệ dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm khoảng 41%, phân bố không đồng đều. Trong đó Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An chiếm 32%, Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. Trên địa bàn 5 xã có hơn 23 nhà thờ lớn nhỏ. 1.2.3. Y tế - Trong vùng đệm mỗi xã đều có một Trạm y tế với từ 5-7 cán bộ y tế. Các y tá tại các thôn, thị trấn định kì tổ chức các buổi tiêm phòng, vận động kế hoạch hóa gia đình, tham gia giám sát dịch bệnh. Cơ sở vật chất khám chữa bệnh còn lạc hậu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, chỉ khám và cấp thuốc những bệnh thông thƣờng hoặc sơ cứu cho những bệnh nặng. 1.2.4. Giao thông vận tải - Hệ thống giao thông từ huyện đi trung tâm xã, đƣờng liên xã, liên thông đã đƣợc trải nhựa hoặc bê tông hóa. Việc đi lại trong khu vực tƣơng đối thuận tiện và sạch sẽ. Tỷ lệ đƣờng bê tông trong khu vực vùng đệm là 65%, đƣờng nhựa chiếm 26% và đƣờng cấp phối chiếm 7,6%. - Hoạt động giao thông thủy ở khu vực gặp nhiều khó khăn trở ngại. Đặc biệt khi gặp triều kiệt các phƣơng tiện thủy lớn hầu nhƣ không thể cơ động đƣợc. 1.2.5. Kinh tế Nông nghiệp 9 Nông nghiệp là nghành trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã với 2 nghành chính là trồng trọt và chăn nuôi. - Trồng trọt Trƣớc đây, việc chỉ trồng lúa cùng với việc chƣa áp dụng khoa học kĩ thuật và sản xuất nên năng suất chƣa cao. Phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sản xuất trong vùng đệm không chỉ độc canh lúa hay cây màu nữa mà đã dần chuyển sang cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả đem lại thu nhập cao khác. Đến nay, diện tích trồng lúa đạt khoảng 2600ha, chiếm 86% đất canh tác. An ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo. - Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm đƣợc chú ý phát triển cả về chất lƣợng và số lƣợng. Bình quân mỗi hộ có từ 2-3 con lợn, 10-15 con gia cầm. Trong xã xuất hiện mô hình trang trại, mô hình chăn nuôi công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao Kinh tế biển - Trong những năm gần đây, kinh tế biến đƣợc xác định là nghành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của khu vực. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm đạt 15-20%, chiếm tỷ trọng từ 20- 25% trong nhóm nông lâm thủy sản. Nghành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên chiếm 48,5% - Nghề nuôi trồng nhuyễn thể ở các xã phát triển mạnh, với gần 500ha bãi cát pha ở khu vực cuối Cồn Lu, Cồn Ngạn, thu nhập hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng. - Trong số các hộ nuôi trồng thủy sản thì tập trung chủ yếu là nuôi tôm chiếm 51%, các hộ nuôi cá và ngao chiếm 15%, còn lại nuôi các lại thủy sản khác. Thƣơng mại và dịch vụ - Mạng lƣới thƣơng mại của các xã vùng đệm phát triển cả về quy mô và loại hình kinh doanh, mua bán. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - Nghành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chƣa phát triển, cơ sở vật chất còn yếu kém, trình độ kĩ thuật công nghệ còn lạc hậu. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế khu vực chỉ đạt 5%. 1.3. Những lợi ích và hạn chế trong quá trình phát triển 1.3.1. Lợi ích và hạn chế của điều kiện tự nhiên đến quá trình phát triển Lợi ích - Đất là vùng bãi bồi cửa sông nên quá trình bồi đắp, lắng đọng phù sa mới diễn ra hàng năm vì thế đất luôn trẻ và khá màu mỡ, đồng thời do ảnh hƣởng của thủy triều hàng ngày nên vùng ngoài đê phần lớn diện tích bị nhiễm mặn ở các mức độ khác nhau loại đất này phù hợp với cây Bần, cây Sú thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn - Hệ động thực vật đa dạng, đặc biệt là động thực vật phù du nên có lƣợng lớn nguồn thức ăn cho ngao, tạo điều kiện phát triển nuôi ngao để tang thu nhập cho ngƣời dân vùng đệm. - Do chế độ Nhật triều nên thuận lơi việc nuôi tôm và ngao. Khi thủy triều xuống tiến hành thăm bãi, kiểm tra các mối nguy có thể ảnh hƣởng đến ngao nuôi nhƣ: Nhiệt độ (tăng cao vào tháng 6-7 hàng năm), độ mặn, ảnh hƣởng của sóng gió ...; bắt các đối tƣợng địch hại nhƣ cua, ốc 10 - Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm này đã tạo điều kiện các loài động thực vật trong vƣờn phát triển rất phong phú và đa dạng tạo nên một hệ sinh thái bền vững và hoàn chỉnh. Hạn chế - Hệ thống kênh rạch nhỏ nên khó lƣu thông trong khu vực vƣờn quốc gia, phải đợi triều lên mới có thể lƣu thông bằng thuyền. 1.3.2. Những lợi ích và hạn chế của hoạt động phát triển kinh tế trong quá trình phát triển Lợi ích - Với vị trí quan trọng và điều kiện tự nhiên thuận lợi, các xã thuộc vùng đệm của VQG Xuân Thủy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo. Sinh kế chính của ngƣời dân trong 5 xã vùng đệm là trồng 2 vụ lúa trong năm, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhờ vào chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng phát triển kinh tế biển mà thu nhập bình quân đầu ngƣời cả các xã vùng đệm tăng, đời sống văn hóa và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. - Tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn thấp nhƣng đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động và khai thác tốt các nguôn lực tai chỗ của địa phƣơng. - Hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng diện tích các đầm tôm tƣơng đối ổn định. Ngƣời dân chủ yếu canh tác quảng canh cải tiến. Chủ đầm dùng thức ăn và con giống tự nhiên là chính. Hiệu quả nuôi trồng bƣớc đầu chƣa thực sự cao, còn nhiều rủi ro, tuy nhiên thu nhập lại tƣơng đối ổn định. Hạn chế - Trong quá trình nuôi tôm tại các đầm tôm, chủ đầm đã tỉa thƣa rừng xuống dƣới 50%. Đầm tôm là sinh cảnh của một số loài chim, nhƣng thời gian gần đây số lƣợng chim về đầm đã giảm so với trƣớc đây, các hoạt động nuôi trồng và khai thác đã ảnh hƣởng tới hoạt động sống của các loài chim. - Vì sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong quá trình nuôi trồng thủy sản mà một lƣợng lớn cá, tôm nhỏ đã bị đánh bắt bằng lƣới mắt nhỏ để làm thức ăn, làm giảm lƣợng cá, tôm sau này, mất cân bằng sinh thái. - Việc chăn thả gia súc một cách tự do đã dần tới việc chúng vào phá rừng, gây mất mỹ quan khu vực, ảnh hƣởng tiêu cực đến sinh cảnh các loài động vật khác. Đặc biệt việc dựng lều để chăn thả gia súc làm xáo trộn tới các sinh cảnh của những loài chim nƣớc. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG STT Vấn đề môi trường Hiện trạng môi trường Dự báo và diễn biến môi trường Đánh giá 1 Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản * Suy giảm chất lƣợng nƣớc do nƣớc thải từ đầm nuôi ngao. - Hiện có 5 xã thuộc vùng đệm ( Xã Giao -Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ đƣợc mở rộng từ 15% - 20% tính đến hết năm 2020. Số hộ nuôi trồng tăng -Trƣớc tình hình diện tích nuôi trồng thủy hải sản ngày càng tăng, kéo theo đó là việc suy giảm chất 11 Xuân, Xã Giao Lạc, Xã Giao Thiện, Xã Giao An, xã Giao Hải) tham gia nuôi ngao với tổng số hộ nuôi là 507, tổng diện tích nuôi 1037,25 ha, với tổng thu nhập đạt 704 tỷ đồng. Trong đó, xã Giao Xuân có diện tích nuôi ngao lớn nhất trong 5 xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy với diện tích nuôi là 338,42 ha, tổng thu nhập 212 tỷ đồng ( năm 2013) -Các đầm nuôi tôm phân bố dọc theo chân đê thuộc các xã vùng đệm: 168 đầm nuôi tôm với tổng diện tích 1744,7 ha. Trong đó, nuôi tôm quảng canh là 123 đầm, với diện tích là 1393,2 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến là 45 đầm với diện tích là 351,5 ha * Phƣơng pháp khai thác chƣa hợp lý: Qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình có 15,2 % tham gia khai thác thủy sản tự nhiên. Trong đó, các hộ tham gia khai thác thủy sản tập thành xấp xỉ 600 hộ thuộc 5 xã Giao Xuân, Xã Giao Lạc, Xã Giao Thiện, Xã Giao An, xã Giao Hải. Cùng với đó, hiện nay trên phần lớn các hộ nuôi tôm đều chƣa đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc khi đổ ra ngoài môi trƣờng. Theo diễn biến này chất lƣợng nƣớc ngày càng suy giảm do một lƣợng lớn nƣớc thải từ đầm nuôi chƣa đƣợc xử lý thải ra. - Với quy mô nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, chƣa tập trung nên việc đầu tƣ công nghệ và phƣơng tiện khai thác thủy sản còn chƣa đƣợc chú trọng do nguồn vốn còn hạn chế và ngƣời dân chƣa ý thức đƣợc tầm ảnh hƣởng của việc sử dụng các phƣơng pháp thủ công khi đánh bắt thủy hải sản. Từ đó, một lƣợng lớn thủy hải sản có kích thƣớc nhỏ cũng bị khai thác là nguyên nhân gây suy giảm đa lƣợng nƣớc từ các đầm nuôi trồng đòi hỏi cơ quan quản lý phải có phƣơng án quy hoạch cụ thể, hiệu quả đảm bảo đƣợc việc phát triển kinh tế đồng thời không gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng. - Với những tiềm năng để phát triển kinh tế biển, nguồn lợi thủy sản đã đem lại thu nhập ổn định cho ngƣời dân địa phƣơng tuy nhiên việc khai thác thủ công, dùng các loại lƣới mắt nhỏ đã làm giảm đáng kể lƣợng tôm, cá. Để giải quyết vấn đề này cần có những phƣơng án quy hoạch, đầu tƣ hiệu quả, kết hợp với tuyên truyền vận động ngƣời dân cải tiến kỹ thuật và công nghệ đánh bắt làm tăng hiệu suất khai thác mà vẫn đảm bảo đƣợc cân bằng sinh học. 12 trung nhiều ở các xã nhƣ: Giao Thiện 16%, Giao Xuân 19%, Giao Hải 28% (% của tổng số dân trong xã) -Phƣơng tiện đánh bắt thủy sản: Phƣơng tiện đánh bắt thủy sản mà ngƣời dân tập trung chủ yếu là các công cụ thô sơ nhƣ các bãy tự làm bằng tay chiếm 65%, gần 3% số hộ sử dụng thuyền thô sơ để đánh bắt gần bờ và ở các bãi, các phƣơng tiện hiện đại nhƣ thuyền máy chỉ có 25% số hộ sử dụng chủ yếu để khai thác ở ngoài biển quy mô lớn. Những hộ sử dụng bằng cong cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản tập trung ở các xã nhƣ: Giao Thiện (74,29%), Giao An (88,24%), Giao Lạc (62, 50%). Còn số hộ sử dụng thuyền máy tập trung ở xã Giao Hải (51,52%). -Loại hình khai thác: có các hình thức hoạt động khai thác khác nhau nhƣ Khai thác thủ công dạng sinh học. 13 bằng tay, tàu đánh các biển hay dăng đáy. Trong đó, số hộ khai thác thủy sản tự do và thủ công ngoài bãi có 72,84%, số hộ tham gia đánh bắt cá biển 26,88% tập trung chu yếu ở xã Giao Hải chiếm 66,67%. Các hộ đánh bắt bằng hình thức dăng đáy chiếm 3,13% tập trung nhiều ở xã Giao Lạc chiếm 25%. -Hình thức tổ chức đánh bắt cá chủ yếu là theo cá nhân (hơn 70%), khai thác theo nhóm hay hợp tác với ngƣời khác cùng đi khai thác chiếm dƣơi 20% và khoảng 10% còn lại đi khai thác theo hình thức gia đình. + Việc khai thác một cách không hợp lý (khai thác thủy sản nhỏ, thủy sản đang mang trứng, các loại thủy sản quý hiếm hay thủy sản chết không rõ nguyên nhân) gây khó khăn về thị trƣờng: các sản phẩm thủy sản mà ngƣời dân đánh bắt chủ yếu đƣợc 14 tiêu thụ tại ba thị trƣờng: chợ địa phƣơng, lái buôn tại xã và các chợ bên ngoài. Với thủy sản tự nhiên 90% thủy sản ngƣời dân khai thác đƣợc sử dụng để bán tại các cợ có 86,16% bán cho lái buôn tại xã, 13% bán ra các chợ bên ngoài và có 2,6% bán tại các chợ địa phƣơng. Khi tham gia thị trƣờng ngƣời dân gặp phải một số khó khăn: khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, trong khâu bảo quản sản phẩm. Thị trƣờng mà bán cho lái buôn thƣờng bị ép giá, giá cả không ổn định. Còn thị trƣờng tại các chợ xã hạn chế ít ngƣời mua và giá cả không ổn định. 2 Nƣớc thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Dân số vùng đệm của VQG chiếm khoảng 48.000 ngƣời với 12080 hộ. Có gần 50% hộ gia đình sử dụng giếng khoan và giếng đào. Nhƣng chỉ có khoảng 20- 30% sử dụng nƣớc hợp vệ sinh. Hiện nay, trên địa bàn các xã vùng đệm đã có 120 km cống thoát nƣớc đƣợc đầu tƣ nâng cấp và làm mới cùng chính sách khuyến khích ngƣời dân xây dựng nhà vệ sinh tự hoại cũng cải thiện phần nào hiện -Việc xây dựng hệ thống cống thoát nƣớc đã giúp thu gom có hiệu quả nguồn nƣớc thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, tránh cho việc nƣớc thải chảy lan tràn gây ô nhiễm môi trƣờng. 15 -Các chỉ tiêu kim loại nặng nhƣ Fe, Al, As, Cd đã có dấu hiệu ô nhiễm. -Giá trị BOD5, COD dao đông từ 8-15 mg/l. Nƣớc có biểu hiện ô nhiễm vi sinh ( Coliform> 1000 MNP/ 100ml). Nguyên nhân do các chất thải từ đất liền đổ ra, tiêu nƣớc qua các tuyến kênh, ô nhiễm bị tích lũy lâu dài và mức độ ngày càng cao. (so sánh với quy chuẩn nƣớc thải) trạng xả nƣớc thải sinh hoạt ra môi trƣờng. Tuy nhiên, trƣớc tỉ lệ gia tăng dân số tƣơng đối cao kéo theo lƣợng nƣớc thải sinh hoạt tăng, cùng với đó lƣợng nƣớc thải của ngƣời dân mới chỉ đƣợc thu gom đổ ra các con sông lớn chứ chƣa đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng. 3 Chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. - Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. - Mất cân bằng sinh thái, mất nơi cƣ trú của các loài chim, động thực vật quý hiếm. - việc chăn thả gia súc một cách tự do trong vùng lõi gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sinh cảnh, gây mất mĩ quan khu vực. - Diện tích rừng ngập mặn đƣợc khôi phục và trồng mới ƣớc đạt tăng 2,5% /năm nhờ chính sách khuyến khích ngƣời dân trồng rừng để phát triển du lịch địa phƣơng. Các loại cây đƣợc trồng phổ biến là sú, vẹt, mắm, đƣớc,... và phi lao chắn cát trồng trên cồn Xanh, cồn Lu. - Xử lý nghiêm các hoạt động tự ý phá rừng ngập mặn để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản. - Trong quá trình nuôi tôm tại các đầm tôm, chủ đầm đã tỉa thƣa rừng xuống dƣới 50%. Do hiện nay, chỉ tập trung phát triển kinh tế, tăng thu nhập nên ngƣời dân đã bỏ qua việc bảo vệ rừng ngập mặn, cơ quan quản lý chƣa có chế tài chặt chẽ, cùng với đó diện tích rừng ngập mặn đƣợc trồng lại trong kế hoạch phát triển rừng cũng chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao, đồng thời chƣa có 16 - Tuy nhiên, trƣớc việc diện tích nuôi trồng thủy hải sản càng tăng, những lợi ích thu đƣợc từ nguồn lợi kinh tế biển mang lại thì tình trạng chặt phá rừng ngập mặn để lấy diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản vẫn còn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng. phƣơng án quy hoạch vùng nuôi tôm hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh tế của ngƣời dân mà không ảnh hƣởng tới diện tích rừng ngập mặn. 4 Suy giảm số lƣợng và chất lƣợng đất - Xâm nhập mặn. -Lấy đất để xây nhà ở, đào các đầm để nuôi tôm làm mất đất. -Vùng đệm vƣờn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích 8000 ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn 960 ha ( Ranh giới từ phía trong đê biển- đê Vành Lƣợc- đến lạch sông Vọp) diện tích của bãi trong là 2764 ha và diện tích của 5 xã : Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải – huyện Giao Thủy rộng 4276 ha -Địa hình 5 xã vùng đệm vẫn là khu vực độc canh cây lúa, - Đất đƣợc bồi tụ ven biển và mở rộng hàng năm trung bình đạt 2,5-4% / năm. Đến năm 2020 thì diện tích vùng đệm tại VQG Xuân Thủy ƣớc đạt 9000 ha. - Diện tích đất ao nuôi tôm tăng nhanh khoảng 5-7% năm nhƣng đƣợc xử lý tốt sau vụ tôm nên chất lƣợng đất đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định -Vùng đất Vƣờn quốc gia Xuân thủy chủ yếu đƣợc phù sa bồi lắng, nhờ chế độ Nhật triều mà số lƣợng đất và chất lƣợng đất nơi đây đƣợc cải thiện đáng kể, đất đai màu mỡ thích hợp với loài cây điển hình của rừng ngập mặn. -Bên cạnh đó, do phát triển nuôi ngao, nuôi tôm đã lấy đi một phần diện tích đất trồng rừng, nhƣng nhờ có biện pháp xử lý đầm nuôi ngao nuôi tôm khi thu hoạch nên chất lƣợng đất đƣợc duy trì. 17 chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh chậm, thời gian nông nhàn kéo dài, lao động dôi dƣ nhiều từ đó đã tạo nên sức ép khai thác tài nguyên vùng lõi -Bãi trong: phần đầm tôm trắng hiệu quả thâm canh rất thấp, rủi ro nhiều. Diện tích RNM mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với nguồn lợi thủy sản -Cồn Ngạn: những đầm tôm có rừng nuôi quảng canh nôi tiếng đạt hiệu quả tốt nhất ( đầu tƣ ít, thu nhập ổn định, ít rủi ro) Đất đai ở vùng đệm có thể chia thành các dạng chính gồm: đất thổ cƣ, đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bãi bồi có RNM và một số ít đất còn ngập nƣớc ven theo các sông lạch -Đất thổ cƣ đƣợc cấu trúc theo mô hình sinh thái nhân văn VAC, nhƣng hiệu quả canh tác chƣa cao vì còn khá manh mún 18 -Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu trồng 2 vụ lúa nƣớc có năng suất khá cao, nhƣng do bình quân diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa và làm nông nghiệp nói chung chƣa đủ sống -Vùng đất nuôi trồng thủy sản bao gồm khu vực đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến rộng 2000 ha và gần 300 ha nuôi Ngao quảng canh. Các mô hình nuôi trông thủy sản nhƣ trên đã tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phƣơng -Diện tích RNM rộng gần 800 ha mới đƣợc phục hồi từ dự án DRC ( Hội chữ thập đỏ Đan Mạch) đã có tác động tích cực đến môi trƣờng sinh thái của khu vực. 5 Bảo tồn các loài chim cƣ trú Theo thống kê cho thấy, VQG Xuân Thủy gồm 219 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là loài bộ Hạc,bộ Ngỗng, - Tài nguyên rừng và chim di trú đã đƣợc quan tâm bảo vệ tốt hơn, nhƣng vẫn còn hiện tƣợng chặt trộm cây rừng và săn bắt trộm chim - Vƣờn quốc gia Xuân thủy Nổi tiếng là nơi đa dạng về các loài chim, là điểm đến trú ngụ của hàng trăm loài chim di 19 bộ Rẽ, bộ Sẻ. Trong 13 bộ Chim ở khu vực, bộ Sẻ chiếm số lƣợng nhiều nhất tới 40 %, sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sả, bộ Sếu. Ở đây thƣờng xuất hiện 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế nhƣ: rẽ mỏ thìa, cò thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Vƣờn quốc gia Xuân Thủy là khu vực sinh trƣởng tốt của nhiều loài động vật thủy sinh nên có số lƣợng thủy hải sản rất lớn là nguồn thức ăn của các loài chim biển di cƣ. Hàng năm vào tháng 11-12, đàn chim từ phƣơng Bắc di cƣ xuống phía Nam tránh rét đã chọn Xuân Thủy làm điểm dừng chân, nghỉ ngơi, kiếm ăn để tiếp tục tích lũy năng lƣợng cho hành trình dài hàng ngàn cây số của mình. Vào lúc cao điểm, Vƣờn quốc gia Xuân thú, vì vậy cần có giải pháp tổng hợp, triệt để và sự phối hợp hài hòa giữa các nghành hữu quan mới đạt hiệu quả. -Đầm tôm là sinh cảnh của một số loài chim, nhƣng thời gian gần đây số lƣợng chim về đầm đã giảm so với trƣớc đây, các hoạt động nuôi trồng và khai thác đã ảnh hƣởng tới hoạt động sống của các loài chim. -Một số ngƣời lợi dụng việc hành nghề khai thác nguồn lợi thủy sản đã lén lút chặt trộm cây rừng, săn bắt trộm chim hoặc có những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. cƣ. Nhƣng hiện nay số lƣợng loài ở vƣờn quốc gia đã giảm do hiện tƣợng săn bắt, chặt phá rừng làm mất đi nơi cƣ trú ẩn nấp của các loài chim. Hiện nay, chƣa có những biện pháp thiết thực để bảo tồn loài động vật này. Chính vì vậy chính quyền địa phƣơng các cấp, nhà nƣớc cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ để bảo tồn loài chim, bảo tồn rừng ngập mặn. 20 Thủy đƣợc ví nhƣ một "ga" chim quốc tế với gần 40 ngàn loài. Tuy nhiên từ nhiều năm qua, ngƣ dân ở khu vực này đã dùng lƣới điện để khai thác thủy hải sản, làm suy giảm nhanh chóng nguồn thủy sản, đồng thời tiêu diệt luôn các ấu trùng con và trứng của các loài thủy hải sản trong khu vực (vì lƣới điện quét sát đất). Từ những nguyên nhân số loài chim biển về di cƣ ở Xuân Thủy tuy không giảm về số loài nhƣng số lƣợng cá thể đã giảm đáng kể nhƣ ngỗng trời và một số loài khác nhƣ sâm cầm đã không còn xuất hiện. Sự suy giảm về số lƣợng tài nguyên rừng và động thực vật thủy sinh là hệ quả tất yếu dẫn đến thu hẹp sinh cảnh kiếm ăn và cƣ trú của chim di trú và động thực vật hoang dã Các loài động vật hoang dã khác cũng tƣơng tự. 21 Chim ở khu dân cƣ vùng đệm thƣa thớt dần Nếu so sánh với các điểm ngập nƣớc tƣơng tự ở ven biển Bắc Bộ thì VQG Xuân Thủy vẫn còn là điểm đến lý tƣởng của dòng chim di trú và nhiều loài chim hoang dã quý hiếm khác. 6 Du lịch sinh thái * Rác thải sinh hoạt/ rác thải từ khách du lịch. -Rác thải của ngƣời dân sống trong khu bảo tồn và của khách du lịch chƣa đƣợc thu gom triệt để vẫn còn vứt bừa bãi ra môi trƣờng. * Cơ sở hạ tầng -Cơ sở hạ tầng yếu kém: Hệ thống giao thông từ huyện đi trung tâm xã, đƣờng liên xã, liên thông đã đƣợc trải nhựa hoặc bê tông hóa. Việc đi lại trong khu vực tƣơng đối thuận tiện và sạch sẽ. Tỷ lệ đƣờng bê tông trong khu vực vùng đệm là 65%, đƣờng nhựa chiếm 26% và đƣờng cấp phối chiếm 7,6%. - Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phƣơng: + Du lịch sinh thái: Tham quan Vƣờn quốc gia, tham quan vùng nuôi ngao. + Du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng Quất Lâm- Giao Phong. + Du lịch thể thao mạo hiểm: Bơi thuyền, lƣớt ván, nhảy dù, mô tô nƣớc + Du lịch văn hoá tâm linh: Tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích tâm linh, lễ hội. + Du lịch công vụ: Xây dựng các khu nghỉ dƣỡng đẹp, trang bị hệ thống thiết bị hiện đại phục -Du lịch sinh thái đang là bƣớc tiến của Vƣờn quốc gia Xuân thủy, nơi đây ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến không chỉ trong nƣớc mà còn cả nƣớc ngoài. Đó cũng là gánh nặng đối với địa phƣơng nơi đây, cần đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông để thuận tiện cho du khách thăm quan, cũng nhƣ nơi nghỉ dƣỡng cho du khách. Lƣợng khách thăm quan tăng gây ra áp lực về chất thải rắn cho do đó bên cạnh phát triển du lịch cần chú trọng đến BVMT, các biện pháp địa phƣơng sử dụng phần nào 22 -Giao thông đi lại khó khăn. vụ du khách vừa đi du lịch vừa có thể làm việc bằng máy tính kết nối mạng Internet. - Xây dựng các tuor du lịch bổ trợ: + Du lịch cuối tuần. + Hội nghị, hội thảo kết hợp với du lịch. - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch: - Tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch có hiệu quả trong công tác quảng bá Vƣờn Quốc gia đến với mọi ngƣời. - Qua phân tích chất lƣợng môi trƣờng và thống kê số liệu các loài sinh vật trong quần thể Vƣờn quốc gia Xuân thủy và dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong tƣơng lại, từ đó dự báo đƣợc những ảnh hƣởng có thể xảy ra tại Vƣờn quốc gia Xuân thủy đến năm 2020. Nhận thấy, những vấn đề phát sinh trong khu vực này đang đƣợc quan tâm đến và bƣớc đầu hình thành nên các dự án để khắc phục. Tuy nhiên không hẳn các vấn đề đều đƣợc giải quyết tức thì, một số vấn đề môi trƣờng nhƣ nƣớc thải từ đầm nuôi ngao, nuôi tôm; Bảo tồn loài chim di cƣ; Chặt phá rừng ngập mặn còn chƣa có phƣơng án giải quyết triệt để. Đến nay, tuy có nhiều dự án đang đƣợc đi vào thực thi nhƣng hiệu quả không cao, chất lƣợng nƣớc ngày càng suy giảm do một lƣợng nƣớc thải lớn đổ ra từ các đầm nuôi, việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản chỉ mới đem lại hiệu quả kinh tế trƣớc mắt mà chƣa tính toán đến việc ảnh hƣởng cộng dồn sau này, chặt phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng làm mất bức tƣờng vững chắc trong việc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói mòn ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng sống của con ngƣời và các loài sinh vật sống trong đó. Với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, trong những năm gần đây, cơ quan quản lý Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy đã và đang hƣớng tới phát triển kinh tế theo hƣớng du lịch sinh thái, khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên tại khu vực. Tuy nhiên, rác thải từ khách du lịch cũng là vấn đề mà cơ quan các cấp cần quan tâm, xem xét đề ra phƣơng án tối ƣu nhất để vừa phát triển kinh tế đồng thời không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng. 23 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 3.1. Quy hoạch bảo vệ, phục hồi và mở rộng Rừng ngập mặn (RNM) 3.1.1. Mục tiêu  Quy hoạch RNM theo vùng lõi và vùng đệm - Vùng lõi: + Cấm khai thác, chặt phá RNM + 80% RNM tại vùng lõi đƣợc khôi phục trồng mới trong giai đoạn 2017- 2020 với sự tham gia của 90% ngƣời dân sống xung quanh và các cán bộ địa phƣơng. + Nghiêm cấm chăn thả gia súc bừa bãi, di dời 100% đàn gia súc ra khỏi vùng lõi, dự kiến trong giai đoạn 2017- 2019. + Cấp khu đất riêng ở vùng đệm cho ngƣời dân chăn thả gia súc + Điều tiết chế độ thủy văn hợp lý để tránh làm chết cây trong RNM. - Vùng đệm: + Thay đổi sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm để giảm thiểu việc chặt phá RNM : chuyển từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên RNM sang nuôi ong, trồng nấm. Trong giai đoạn 2017-2020, sẽ thay đổi sinh kế cho khoảng 70% hộ dân. + Duy trì và phát triển RNM hiện có để phát huy vai trò phòng hộ và môi sinh của rừng, phải có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí đi đối với bảo vệ và tái sinh ngay diện tích rừng vừa khai thác. + Tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia tích cực vào việc trồng rừng, mở rộng diện tích RNM và quản lý RNM. Dự kiến mở rộng khoảng 20% diện tích RNM tại vùng đệm trong giai đoạn 2017- 2018 + Ngăn chặn và xử lí nghiêm mọi hành vi khai thác lâm sản, phá RNM, phát nƣơng làm rẫy trong phạm vi rừng của ngƣời dân. • Tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng - Các đối tƣợng cần đƣợc quan tâm trong giáo dục môi trƣờng: ngƣời dân địa phƣơng gồm đội ngũ cán bộ các cấp, các tầng lớp dân cƣ nhƣ: nông dân, phụ nữ, thanh niên, học sinh. - Chú trọng đến các đối tƣợng có nhiều hoạt động liên quan đến sử dụng TNMT ở VQG Xuân thủy nhƣ: ngƣ dân, những ngƣời làm nghề khai thác nông lâm thủy sản tự do... Ƣớc tính sẽ nâng cao kiến thức cho khoảng 90 % đội ngũ cán bộ tại VQG, 70% cho cộng đồng dân cƣ trong giai đoạn 2017- 2019. 3.1.2. Chương trình hành động Dự án số 1: Trồng mới 5000ha rừng trong vùng lõi để bảo vệ môi trƣờng sinh thái • Chủ trì thực hiện dự án: Sở TNMT • Các cơ quan phối hợp tham gia: Chi cụ MT các huyện, UBND huyện • Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2015-2018 • Dự trù kinh phí sơ bộ: 500 triệu đồng • Nguồn vốn: Sở TNMT tỉnh Nam Định • Hành động: - Huy động nguòn vốn từ ngân sách nhà nƣớc cùng sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. 24 - Tu sửa diện tích đất trồng rừng và chuẩn bị các loại cây trồng nhƣ bần, sú, đƣớc, vẹt... - Khuyến khích cộng đồng ngƣời dân quanh khu vực quan tâm đến việc trồng rừng và chăm sóc rừng bằng cách tuyên truyền, kêu gọi. - Đào tạo nâng cao năng lực, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân quanh vùng tham gia dự án đồng thời sử dụng các quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cao, khonh nuôi tái sinh hay nông lâm kết hợp... - Hợp tác trong nƣớc và quốc tế để diệt trừ các loại cây ngoại lai gây ảnh hƣởng đển sự phát triển của rừng ngập mặn Dự án số 2: Thiết lập khung xử phạt hành chính đối với những hành vi gây tổn hại tới môi trƣờng rừng tại VQG Xuân Thủy • Chủ trì và thực hiện dự án: Sở TNMT • Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND các huyện, phòng tài nguyên môi trƣờng • Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2015-2016 • Dự trù kinh phí sơ bộ: 30 triệu đồng • Nguồn vốn: Sở TNMT, UBND tỉnh • Hành động: - Phổ biến tới ngƣời dân những hành vi đƣợc coi là vi phạm gây tổn hại đến môi trƣờng rừng của VQG - Đƣa ra mức xử phạt đối với hành vi chặt phá rừng, khai thác lâm sản, đốt rừng đối với cá nhân/tổ chức - Nghiêm cấm các hành vi chăn thả gia súc tự do trong vùng lõi, xử phạt hành chính nếu vi phạm tùy theo mức độ - Khuyến cáo mọi hành vi phải tuân thủ quy chế bảo tồn thiên nhiên của VQG và quy chế sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nƣớc trong đó có RNM. - Có chính sách khen thƣởng đối với những cá nhân , tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ RNM - Xử phạt với những hoạt động nhƣ di dân vào vùng lõi của VQG để đảm bảo diện tích trồng rừng Dự án số 3: Tuyên truyền kiến thức về bảo vệ Rừng cho cán bộ, nhân dân quanh khu vực VQG Xuân Thủy - Chủ trì và thực hiện dự án: Ban quản lý VQG - Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND các huyện, phòng tài nguyên môi trƣờng - Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2015-2016 - Dự trù kinh phí sơ bộ: 50 triệu đồng - Nguồn vốn: Phòng kế toán VQG - Hành động: + Tập huấn cho cán bộ của VQG kiến thức chuyên môn + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hệ sinh thái đất ngập nƣớc- đặc trƣng của VQG Xuân Thủy + Thiết kế các bảng nội quy, cam kết BVMT quanh khu vực VQG 25 + Tổ chức chiến dịch truyền thông qua phƣơng tiện thông tin, tờ rơi, poster...hoặc xây dựng các câu lạc bộ về môi trƣờng Xanh để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trong BVMT 3.2. Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản (NTTS) 3.2.1. Mục tiêu • Quy hoạch khu NTTS theo vùng lõi và vùng đệm - Quy hoạch 4232,5 ha NTTS trong giai đoạn từ 2017 – 2020, diện tích NTTS của vùng lõi là 1451,05 ha và vùng đệm là 2781,95 ha - Vùng lõi: + Cấm khai thác thủy sản quá mức + Khai thác hợp lý và khoa học nguồn lợi thủy sản (NLTS) + Tổ chức cấp giấy phép khai thác NLTS xác định rõ: Đối tƣợng đƣợc phép khai thác, thời gian, địa điểm, phƣơng tiện khai thác, loài đƣợc khai thác, số lƣợng, chất lƣợng thủy sản đƣợc phép khai thác. - Vùng đệm: + Thay đổi sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm để giảm việc khai thác quá mức tài nguyên thủy sản: Trong giai đoạn 2017-2020, 70% ngƣời dân sẽ đƣợc thay đổi sinh kế, chuyển từ khai thác thủy sản sang trồng nấm, nuôi ong góp phần tăng thu nhập và làm giảm sức ép lên tài nguyên thủy sản. + Khoán một số vùng đất ngập nƣớc cho ngƣời dân NTTS và tự quản lý. • 75% chủ NTTS áp dụng mô hình nuôi bền vững trong giai đoạn 2017-2019. Một số mô hình NTTS bền vững nhƣ mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp, mô hình ƣơm trồng Rau câu chỉ vàng, mô hình nuôi ngao (Vạng), làm cho năng suất nuôi trồng tăng lên từ đó thu nhập ngƣời dân cao hơn, chất lƣợng sống đƣợc cải thiện. - Cụ thể, để áp dụng đƣợc mô hình ngao bền vững cần: + Quy hoạch hợp lý vùng nuôi xác đinh khu vực nào hợp lý nhất để nuôi tôm, nuôi ngao. + Phân định các vùng nuôi ngao gồm ngao giống và ngao thƣơng phẩm Phân định vùng để bảo tồn loài ngao bản địa, do ngao du nhập không thể có tính phù hợp cao hơn loài ngao bản địa. + Phân định vùng sản xuất giống tập trung: Hiện nay trên địa bàn huyện Giao Thủy đã có 48 trại sản xuất giống, tuy nhiên vẫn còn rời rạc và thiếu tập trung. + Nối dài hệ thống cống xả nông nghiệp về cuối nguồn thải: Hiện nay, trên khu vực bãi triều nuôi ngao huyện Giao Thủy có 04 cống xả nƣớc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn qua , việc này ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và chất lƣợng ngao do xả nƣớc thải có chứa hóa chất bảo vệ thực vật. + Mật độ nuôi ngao hiện nay là khá dầy, cần phải xác định mật độ nuôi thích hợp sao cho lƣợng dinh dƣỡng đƣợc cân bằng. + Bãi nuôi ngoa sau một chu kỳ sản xuất nên bỏ hóa 01 năm (cho bãi nghỉ) để phục hồi lại dinh dƣỡng mới tiến hành nuôi lại, nhƣ vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn. • Nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý (NLTS) cho 70% ngƣời dân địa phƣơng và 85% đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý VQG trong giai đoạn 2017-2020. + Tổ chức các lớp bồi dƣỡng và nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý về việc bảo vệ NLTS. 26 + Biên soạn và phát hành tài liệu tập huấn và tham khảo phục vụ cho các nhà quản lý, cán bộ quản lý. + Cán bộ quản lý trong Ban quản lý VQG sẽ trực tiếp hƣớng dẫn ngƣời dân hoặc là thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng về bảo vệ NLTS. + Tạo điều kiện cho ngƣời dân tích cực tham gia tích cực vào việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. + Tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo về mô hình NTTS bền vững cho ngƣời dân tham gia, những lợi ích kinh tế và tác động đến môi trƣờng do hoạt động NTTS mang lại. + Phát hành tài liệu NTTS bền vững • Xử lý 70% lƣợng nƣớc thải từ hoạt động NTTS trong giai đoạn 2017-2018 - Nƣớc thải NTTS nếu không đƣợc xử lý sẽ gây hiện tƣợng phú dƣỡng, đặc biệt lƣợng oxy trong nƣớc giảm sẽ gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của hệ thủy sinh. - Phƣơng pháp xử lý đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp sinh học: + Phƣơng pháp sử dụng hệ vi sinh vật : Phƣơng pháp hiếu khí và phƣơng pháp yếm khí. + Phƣơng pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm: Là phƣơng pháp sử dụng hệ động thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua thức ăn. Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng thực vật (tảo, thực vật phù du, rong câu) làm các sinh vật hấp thụ các chất nito, photpho, cacbon. 3.2.2. Chương trình hành động Dự án số 1: Khuyến khích áp dụng mô hình NTTS bền vững • Chủ trì và thực hiện dự án: Ban quản lý VQG • Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND tỉnh, UBND huyện, phòng tài nguyên môi trƣờng • Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2015-2017 • Dự trù kinh phí sơ bộ: 200 triệu đồng • Nguồn vốn: Sở TNMT, UBND tỉnh • Hành động: - Khoanh vùng vị trí thích hợp để nuôi trồng các loại giống: tôm, ngao, vạng... - Phân định vùng sản xuất tập trung, tăng thêm số lƣợng trại sản xuất giống - Tổ chức lớp tập huấn ngắn hạn cho ngƣời dân về kiến thức nuôi trồng, những mô hình NTTS thí điểm mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao, về mật độ nuôi, lƣợng dinh dƣỡng... - Áp dụng khoa hoc công nghệ hiện đại để nhân giống các loài, áp dụng những mô hình nuôi tôm bán thâm canh, nuôi tôm sinh thái.. - Xây dựng hệ thống xả thải hợp lý về cuối nguồn thải mà không đổ trực tiếp ra sông, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nuôi trồng Dự án số 2: Thay đổi sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm nhằm giảm thiểu sức ép tới tài nguyên thủy sản • Chủ trì và thực hiện dự án: Sở TNMT • Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND huyện, chi cục MT, phòng tài nguyên môi trƣờng • Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2016-2020 27 • Dự trù kinh phí sơ bộ: 100 triệu đồng • Nguồn vốn: Sở TNMT, UBND tỉnh • Hành động: - Phổ biến kiến thức cho ngƣời dân hiểu ích lợi của nguòn lợi thủy sản bên cạnh đó là tác hại của việc khai thác cạn kiệt chúng - Chuyển từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên RNM sang nuôi ong, trồng nấm để tăng thêm cơ hội việc làm và thu nhập đồng thời giảm sức ép tới tài nguyên thủy sản - Tổ chức lớp tập huấn đào tạo cán bộ quản lý VQG những kiển thức về nguồn lợi thủy sản từ đó tuyên truyền cho ngƣời dân cách bảo vệ NLTS 3.3. Quy hoạch bảo tồn chim cư trú 3.3.1. Mục tiêu - Xây dựng, thiết lập các chƣơng trình nghiên cứu, giám sát và bảo tồn chim di trú + Xây dựng các câu lạc bộ bảo tồn các loài chim hoang dã và duy trì tại các xã vùng đệm, có sự phối hợp giữa các cán bộ Vƣờn và ngƣời dân địa phƣơng. Đến năm 2018, dự tính mỗi xã sẽ có từ 1-3 câu lạc bộ bảo tồn chim . + Lực lƣợng kiểm lâm thƣờng xuyên làm công tác tuần tra bảo vệ rừng và ngăn chặn các hoạt động trái phép nhƣ săn bẫy chim hoang dã, khai thác rừng làm mất nơi cƣ trú của chim. + Các nhân viên của Vƣờn đến tận các xã vùng đệm để tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho ngƣời dân địa phƣơng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các loài chim di trú hoang dã. Tần suất: 3-4 lần/năm, bắt đầu tiến hành từ năm 2017. +Tổ chức nghiên cứu về thành phần loài chim, sự thay đổi thành phần loài theo các mùa trong năm (trong và ngoài mùa chim di cƣ, trong và ngoài mùa sinh sản của chim), các đặc điểm về sinh thái và tập tính (đặc tính cƣ trú, sinh sản, dinh dƣỡng và vùng kiếm ăn), độ phong phú của các loài phổ biến nhất (loài làm tổ và không làm tổ) - Tôn tạo cảnh quan thiên nhiên + Đầu tƣ nhiều chƣơng trình tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng thiên nhiên, giúp thu hút nhiều loài chim quý về trú ngụ. Dự kiến từ năm 2017-2020, 80% cảnh quan ở VQG XT sẽ đƣợc xây sửa, tôn tạo lại. + Hạn chế việc trồng RNM trên các bãi bồi là nơi kiếm ăn của một số loài chim quý hiếm đang bị đe doạ. Độ che phủ của RNM ở bãi bồi nên duy trì ở mức 20-25% để tạo điều kiện cho các loài chim kiếm ăn. - Đào tạo đội ngũ cán bộ ở VQGXT + Tăng cƣờng đào tạo kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ ở VQG. Đặc biệt đội ngũ quản lý cần nắm bắt tốt các thông tin về quá trình hình thành, phát triển; tình trạng quản lý, các áp lực hay đe dọa và những hoạt động bảo vệ các loài chim cƣ trú + Đây là đội ngũ quan trọng góp phần truyền tải thông tin đến cộng đồng, những ngƣời sinh sống khu vực xung quanh hoặc khách tham quan du lịch. Từ đó góp phần nâng cao hiểu biết và thay đổi hành vi tích cực đến cộng động trong việc bảo tồn các loài chim tại VQGXT Dự tính đào tạo khoảng 90 % đội ngũ cán bộ tại VQG trong giai đoạn 2017- 2019. 28 3.3.2. Chương trình hành động Dự án số 1: Bảo tồn đa dạng sinh học các loài chim cƣ trú • Chủ trì và thực hiện dự án: Ban quản lý VQG • Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND các huyện, phòng tài nguyên môi trƣờng • Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2016-2019 • Dự trù kinh phí sơ bộ: 150 triệu đồng • Nguồn vốn: Sở TNMT • Hành động: - Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ các loài chimcƣ trú tại VQG - Quy hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt những bãi ăn nghỉ và các sinh cảnh quan trọng của chim. - Tăng cƣờng công tác tuần tra và bắt giữ, xử lý kiên quyết các hành vi xâm hại chim - Liên kết với các điểm đất ngập nƣớc lân cận để cùng phối hợp hành động bảo vệ chim di trú. Dự án số 2: Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cho cán bộ, ngƣời dân và khách du lịch về bảo vệ chim thú, không săn bắt chim thú tại VQG - Chủ trì và thực hiện dự án: Ban quản lý VQG - Các cơ quan phối hợp – tham gia: UBND các huyện, phòng tài nguyên môi trƣờng - Thời gian ƣu tiên đầu tƣ thực hiện: 2015-2017 - Dự trù kinh phí sơ bộ: 50 triệu đồng - Nguồn vốn: UBND tỉnh - Hành động: + Đào tạo đội ngũ cán bộ của VQG có chuyên môn, năng lực tốt, nắm bắt nhanh nhạy những thông tin về tình trạng quản lý, hoạt động bảo tồn chim... + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đa dạng sinh học, xây dựng các cau lạc bộ bảo tồn chim... + Thiết kế các bảng nội quy, cam kết thực hiện bảo tồn chim + Tăng cƣờng giao lƣu, hợp tác với các tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới: IUCN, WWF, BirdLife...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_hoach_bvmt_vuon_quoc_gia_xuan_thuy_nam_dinh_1427.pdf
Luận văn liên quan