Đồ án Thi công đập bê tông đầm lăn thủy điện Sơn La

MỤC LỤC Chương 1. Giới thiệu chung về công trình thuỷ điện Sơn La. 4 1.1. Vị trí công trình. 4 1.2. Nhiệm vụ công trình. 4 1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình. 4 1.3.1. Cấp công trình. 4 1.3.2. Các hạng mục công trình chính. 5 1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình. 6 1.4.1. Điều kiện địa hình. 6 1.4.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và đặc trưng dòng chảy. 6 1.4.3. Điều kiện địa chất. 11 1.4.4. Điều kiện dân sinh, kinh tế khu vực. 11 1.5. Điều kiện giao thông. 11 1.5.1. Giao thông ngoài công trường. 11 1.5.2. Giao thông trong nội bộ công trường. 12 1.6. Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước. 12 1.6.1. Điều kiện vật liệu xây dựng công trình. 12 1.6.2. Khả năng cung cấp điện thi công trong công trường. 13 1.7. Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực. 13 1.7.1. Điều kiện cung cấp vật tư. 13 1.7.2. Điều kiện cung cấp thiết bị, nhân lực. 13 1.8. Thời gian thi công được phê duyệt 14 1.9. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công. 14 1.9.1. Thuận lợi 14 1.9.2. Khó khăn. 14 Chương 2. Dẫn dòng thi công. 15 2.1. Dẫn dòng. 15 2.1.1. Đề xuất phương án dẫn dòng. 15 2.1.2. Chọn tần suất lưu lưọng dẫn dòng. 19 2.1.3. Tính toán thuỷ lực dẫn dòng. 20 2.1.4.Tính toán điều tiết. 30 2.2. Ngăn dòng. 37 2.2.1. Chọn lưu lượng thiết kế ngăn dòng. 37 Chương 3.Thi công đập bê tông đầm lăn và công tác ván khuôn. 39 3.1.Công tác hố móng. 39 3.1.1. Thiết kế tiêu nước hố móng. 39 3.1.2. Thiết kế tổ chức đào móng đập chính. 45 3.2. Công tác thi công bê tông. 51 3.2.1.Tính toán khối lượng và dự trù vât liệu. 51 3.2.2.Phân đợt đổ,khoảnh đổ bê tông. 51 3.2.3.Tính toán cấp phối bêtông RCC 53 3.2.4.Tính toán máy trộn bê tông. 56 3.2.5. Phương án vận chuyển vật liệu. 57 3.2.6. Đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông. 59 3.2.7. Tổ chức thi công mặt đập trên khối đổ R4, tại cao trình 180m 64 3.3.Công tác ván khuôn. 65 3.3.1.Lựa chọn ván khuôn. 65 3.3.2.Tổ hợp tác dụng lên ván khuôn. 65 3.3.3.Tính toán ván khuôn. 67 3.3.4.Công tác lắp dựng ván khuôn. 71 Chương 4.Lập tiến độ thi công. 73 4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi lập tiến độ thi công. 73 4.1.1. Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công . 73 4.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công. 73 4.2.Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ tiến độ thi công. 74 4.3. Lập kế hoạch tiến độ thi công đập theo phương án chọn. 74 Chương 5. Bố trí mặt bằng. 74 5.1. Chọn phương án bố trí mặt bằng. 74 5.2. Công tác kho bãi 74 5.2.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho. 74 5.2.2. Xác định diện tích kho. 75 5.3. Tổ chức cung cấp điện - nước trên công trường. 76 5.3.1. Tổ chức cung cấp nước. 76 5.3.2. Tổ chức cung cấp điện. 78 5.4. Bố trí quy hoạch nhà tạm thời trên công trường. 79 5.4.1. Xác định số người trong khu nhà ở. 79 5.4.2. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà. 79 5.5. Đường giao thông. 80 5.5.1. Đường ngoài công trường. 80 5.5.2. Đường trong công trường. 80 Chương 6. Dự toán. 82 Phụ lục. 85 KẾT LUẬN 89 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN SƠN LA MỞ ĐẦU Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu năng lượng đặt ra ngày càng cao.Công trình thủy điện Sơn La được tiến hành nhằm cung cấp một phần lượng điện năng cho đất nước đồng thời phòng chống lũ lụt cho hạ lưu sông Đà.Việc hoàn thành tiến độ thi công sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đất nước. Được thực tập và tham gia tìm hiểu tại công trường thuỷ điện Sơn La là dịp để bản thân em trau dồi kiến thức đã học và có cái nhìn thực tế về công trường thuỷ lợi. Sau khi thực tập tốt nghiệp em được giao đề tài tốt nghiệp: Thi công đập bê tông đầm lăn thủy điện Sơn La Đồ án gồm : Chương 1. Giới thiệu chung về công trình Sơn La. Chương 2. Dẫn dòng thi công. Chương 3. Thi công đập bê tông đầm lăn. Chương 4. Kế hoạch tiến độ thi công. Chương 5. Bố trí mặt bằng công trường. Chương 6. Dự toán. Phụ lục Kết luận

doc91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thi công đập bê tông đầm lăn thủy điện Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: C : D : N = 1 : 1,5 : 11,8 : 17,73 : 1,56 Bảng 3.10.Cấp phối bê tông cho 1 m3. Thành phần Ximăng(kg) Tro bay(kg) Cát (kg) Đá(kg) Nước(l) Khối lượng 73,6 110,4 870 1305 115 Bảng 3.11. Bảng tính khối lượng dự trù vật liệu TT Đợt đổ Khối lượng vữa bê tông (m3) Vật liệu Xi măng Cát Đá Nước Tro bay (T) (T) (T) (m3) ( T) 1 C1 144487 11068 125704 188556 16616 15951 2 C2 151971 11641 132214 198322 17477 16778 3 C3 241844 18525 210404 315606 27812 26700 4 C4 152734 11699 132879 199318 17564 16862 5 C5 134358 10292 116891 175337 15451 14833 6 C6 246012 18845 214031 321046 28291 27160 7 C7 167844 12857 146024 219036 19302 18530 8 L1 256517 19649 223169 334754 29499 28319 9 L2 284448 21789 247470 371204 32711 31403 10 L3 277626 21266 241535 362302 31927 30650 11 R1 140048 10728 121842 182762 16105 15461 12 R2 183461 14053 159611 239416 21098 20254 13 R3 376813 28864 327827 491740 43333 41600 14 R4 258044 19766 224498 336747 29675 28488 3.2.3.4.Hiệu chỉnh thành phần bê tông. Để hiệu chỉnh thành phần bê tông đầm lăn đã tính toán ở trên, phải làm lại các thí nghiệm sau đây: Bước điều chỉnh 1: Trộn mẻ để thí nghiệm kiểm tra độ công tác Vc. Nếu Vc lớn hơn hoặc nhỏ hơn yêu cầu , thì tăng hoặc giảm nước, rồi trộn mẻ khác để thử Vc. Cứ điều chỉnh nước trộn như vậy cho đến khi đạtđược Vc như yêu cầu. Trong các mẻ thử này nếu có dùng phụ gia hoá học nào thì dùng tỷ lệ pha trộn theohướng dẫn của nhà cung cấp . Bước điều chỉnh 2: Trộn mẻ thử với thành phầnđã được điều chỉnh trong bước 1, đúc 3 nhóm mẫu để thí nghiệm cường độ nén với hàm lượng CKD như tính toán và với các hàm lượng CKD +10% và - 10%. Nếu cóyêu cầu chỉ tiêu cường độ kéo khi uốn và chống thấm thì cũng phải đúc mẫu để thí nghiệm các chỉ tiêu này. Cường độ của mẫu BTĐL ở tuổi quy định của 3 nhóm mẫu là R1,R2, R3. Từ đó vẽ đường quan hệ giữa cườngđộ và hàm lượng CKD. Dựa vào đường quan hệ đó để xác định hàm lượng chất kết dính ứng với cường độ yêucầu. Trong các hàm lượng chất kết dính nên chọn giá trị lớn nhất để thoả mãn tất cả các yêu cầu về cường độ (nén, kéo khi uốn, chống thấm ). Bước điều chỉnh 3:Trộn thử mẻ với thành phần BTĐL đã được điều chỉnh trong bước 1 & 2 với mứcngậm cát (m ) đã dùng và trộn thêm hai mẻ khác có độ ngậm cát m ± 3, sau đó thí nghiệm trị số Vc của 3 mẻ trộn để đợc Vc1, Vc2, Vc3. Từ đó vẽ đường quan hệ giữa Vc và mức ngậm cát m. Xác định được mức ngậm cát tối ưu cho giá trị Vclớn nhất, từ đó xác định lại hàm lượng cát và đá trong hỗn hợp BTĐL. Bước điều chỉnh 4: Trộn mẻ thử với thành phần đã được xác định trong bước 1,2 & 3, rồi xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp BTĐL. Tính khối lượng thể tích của 1m3 BTĐL, từ đó xác định hàm lượng vật liệu thành phần trong 1m3 BTĐL để áp dụng thi công trên công trình. Tuy nhiên lượng cát, đá dùng trong tính toán là ở trạng thái bão hoà khô bề mặt ( SSD ). Nếu thực tế tại công trường cát đá có độ ẩm khác SSD thì phải điều chỉnh lượng nước trộn và lượng cát, đá sao cho cấp phối bê tông đã tính toán không thay đổi 3.2.4.Tính toán máy trộn bê tông. 3.2.4.1. Chọn loại máy trộn. Dựa vào khối lượng vữa bê tông, cường độ đổ bê tông, đường kính hạt cốt liệu,khả năng cung cấp của đơn vị thi công, tiến độ thi công … Cường độ bê tông thiết kế, được xác định theo cường đổ độ bê tông. chọn Qtk = QMax = 160 m3/h Khả năng cung cấp thiết bị: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các loại vật tư cần thiết khác được cung cấp đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Theo sổ tay tra cứu máy thi công của nhà xuất bản xây dựng do tác giả Vũ Văn Lộc chủ biên ta chọn loại trạm trộn dạng tháp làm việc theo chu kỳ của liên bang Nga + Mã hiệu :SB-5;S-243-IB + Kiểu máy : S-302 +Số lượng phối liệu: 4 + Số máy : 4 + Năng suất kỹ thuật : 72-76 m3/h + Dung tích nạp liệu : 800 lít + Số máy : 4 + Kích thước cốt liệu lớn nhất : 80 mm + Tổng công suất :21,5 kW 3.2.4.2. Bố trí trạm trộn. Bố trí trạm trộn phụ thuộc vào địa hình, khả năng cung cấp vật liệu và vị trí thi công các hạng mục công trình. Căn cứ vào điều kiện thi công,địa hình khu vực thi công nhà máy thủy điện, tình hình xe máy hoạt động ở công trường, bố trí trạm trộn như sau: Trạm trộn nằm tại bờ trái, cách tuyến đập khoảng 800 m phía hạ lưu. bố trí trạm trộn cùng với các cơ sở sản xuất khác như : + Kho đá + Nhà máy nghiền sàng + Kho cát thiên nhiên + Cơ sở nghiền sàng + Kho phụ gia + Kho xi măng + Văn phòng điều hành trạm và nhà sinh hoạt 3.2.5. Phương án vận chuyển vật liệu. RCC là loại bê tông siêu khô cứng. Vì vậy cần chọn các loại phương tiện vận chuyển rộng hơn bê tông thường. Ngoài ra, có thể sử dụng máy xúc, máy ủi, cần cẩu…để vận chuyển. 3.2.5.1. Phương án vận chuyển vật liệu + Giai đoạn vận chuyển bê tông từ nhà máy trộn đến đập: Đối với đập Sơn La dùng bê tông đầm lăn RCC yêu cầu cần vận chuyển nhanh để làm sao có thể giảm mất nước là ít nhất.Băng chuyền là phương tiện vận chuyển có hiệu suất cao, rẻ, đáp ứng được yêu cầu thi công nhanh, kinh tế. Qua các công trình bê tông đầm lăn đã cho thấy, băng chuyền chỉ đứng thứ hai sau vận chuyển bằng xe ben. Đối với Sơn La, do địa hình chật hẹp mà cường độ thi công lại cao, nếu sử dụng xe ben để vận chuyển sẽ không an toàn và kinh tế. Vì vậy, em lựa chọn băng chuyền để vận chuyển bê tông lên đập. Công suất băng truyền phụ thuộc vào năng suất của nhà máy trộn bê tông. Đối với Sơn La ta chọn băng truyền có thông số sau: -Chiều rộng băng tải: 1200mm -Tốc độ băng tải: 2m/s -Năng suất: 160m3/h Cần có hai hệ thống băng tải riêng biệt cho thi công hai bên cửa nhận nước. Điều này là cần thiết để cho phép bắt đầu tiến hành thi công phần CVC với mức dễ dàng nhất ở phần kết cấu cửa nhận nước. Hơn nữa có thể loại bỏ sự tích hợp giữa vận chuyển RCC và công tác lắp đặt ở cửa nhận nước, nhà máy và đường ống áp lực. + Giai đoạn vận chuyển bê tông trên đập: RCC được đổ theo phương pháp lên đều. Mặt khác, do diện tích bề mặt khối đổ lớn nên chọn ôtô để vận chuyển cho cơ động, ta cũng nên chọn ôtô có trọng tải lớn để số lượng xe ít dễ bố trí làm việc. Ô tô sẽ nhận bêtong từ phễu đổ bê tông từ băng chuyền tới.Với điều kiện máy móc hiện nay, ta chọn ôtô tự đổ 40T. 3.2.5.2.Tính số lượng xe vận chuyển. a.Số lượng xe vận chuyển trên mặt đập. Số lượng xe được tính theo năng suất thực tế của trạm trộn bê tông N= 160m3/h. Năng suất thực tế của ôtô: Nôtô= (3-18) Với: Nôtô- Năng suất thực tế của ôtô (m3/h). V- Dung tích thùng xe khi vận chuyển bê tông, V=== 16m3. M- Khối lượng bê tông trên xe (T). - Khối lượng riêng bê tông (T/m3). Kb- Hệ số sử dụng thời gian, lấy Kb= 0,85. t- Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô. t = tđi+ tvề+ tquay đầu+ tnhận vữa+ txả vữa+ tchờ . Gọi L là chiều dài vận chuyển vữa bê tông của ô tô từ nơi nhận vữa đến vị trí đổ, ta bố trí phễu trút vật liệu ở giữa khối đổ thì L bằng nửa chiều dài khối đổ. Khối có chiều dài khối đổ lớn nhất là C1, chiều dài khối đổ là 268m, vậy lấy L=268/2=134m. Chọn Vtiến=20km/h. Do đó ta tính được: tđi = tvề= == 25s tquay đầu lấy bằng 60s. N =160m3/h, như vậy trong 1 giờ băng truyền sẽ trút được 1 khối lượng tương đương với 160.2,5= 400T. Như vậy để nhận đầy xe ôtô 40T cần: tnhận vữa =40/400= 0,1 giờ=360s. Lấy txả vữa= 60s, lấy tchờ= tnhận vữa = 360s. Vậy t=25+25+60+288+60+360= 818s=0,227h. Từ đó Nôtô== 55m3/h. Số ôtô là: n== = 3,07. Chọn số ôtô là 4 chiếc. + Với xe vận chuyển GEVR từ trạm trộn lên mặt đập: Vì lượng GEVR ít nên sản suất cũng không liên tục, khối lượng GEVR cho 1 lớp tính cho cả thượng lưu và hạ lưu cũng chỉ khoảng 50m3 trở lại. Qua tham khảo năng suất thực tế của xe, ta chọn 3 xe quả chuyển trộn để vận chuyển GEVR lên mặt đập. 3.2.6. Đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông Thi công RCC theo trình tự: Đổ- San-Đầm- Cắt khe- Dưỡng hộ. Để đẩy nhanh tiến độ thi công ta chọn thi công theo phương pháp dây chuyền, tức là chia bề mặt đập thành các dải song song với tuyến đập. Công tác thi công theo phương pháp dây chuyển như sau: Bảng 3.12.Phương pháp thi công dây chuyển. T(h) Dải T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 1 R S Đ C 2 R S Đ C 3 R S Đ C 4 R S Đ C 5 R S Đ C 6 R S Đ C 3.2.6.1. Đổ bê tông Ngoài RCC, đập còn sử dụng thêm lớp vữa bê tông đầm lăn làm giàu GEVR tại mặt thượng và hạ lưu với chiều dày tương ứng và 60m và 40cm để tăng khả năng chống thấm cho công trình . + RCC được vận chuyển bằng băng tải, trút xuống ôtô rồi chở đến vị trí đổ, bê tông được đổ xuống từng đống nhỏ, đổ hết ở dải này thì chuyển sang đổ ở dải khác. Theo thiết kế chiều dày khi chưa đầm là 38cm.Đổ bê tông song song với tim đập để tránh tác hại của thấm. Phương pháp đổ ta chọn phương pháp đổ lên đều từng lớp. +Đổ lên đều từng lớp: Thi công đơn giản, thường áp dụng cho công trình có bê tông khối lớn như đập bê tông, năng suất trạm trộn và cường độ vận chuyển lớn. Hình 3.6.Phương pháp đổ lên đều từng lớp. + Kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh: -Diện tích khống chế phát sinh khe lạnh: Nhằm đảm bảo sự kết dính giữa các lớp đổ (khi đổ lớp sau lên thì lớp trứơc phải chưa ninh kết ). Để đảm bảo chắc chắn không phát sinh khe lạnh trong bê tông, vơi mỗi khoảnh đổ đều phải đảm bảo điều kiên: Ftt [F]= (3-19) Trong đó: K - Hệ số đổ bê tông không đều : K=0,9 N - Năng suất thực tế của trạm trộn : N = 160(m3/h). T1 - Thời gian ninh kết ban đầu của bê tông: T1 =10h. T2 - Thời gian vận chuyển vữa bê tông từ trạm trộn đến khoảnh đổ. h - Chiều dày lớp bê tông đổ(m).h= 0,38 (m) Ftt - Diện tích thực tế của khoảnh đổ(m2).Ftt= B.L B,L − Lần lượt là chiều rộng và chiều dài khoảnh đổ. [F]- Diện tích khống chế đổ bê tông để không phát sinh khe lạnh(m2). Khi đổ tránh hiện tượng phân tầng bằng cách đổ thành đống có chiều cao thấp, cho ôtô đổ liên lục, vừa chạy vừa đổ. Nếu có hiện tượng phân tầng cần cho công nhân xúc và trộn lại trước khi cho máy vào san. Trong trường hợp nếu thời gian ngừng đổ vượt quá thời gian giãn cách, cần phải sử lý bề mặt lớp dưới trước khi đổ bê tông lên trên. + Vữa bê tông đầm lăn làm giàu GEVR được vận chuyển đến đập bằng các xe chuyên dụng dung tích 6m3 sau đó dùng vòi phun vữa vào vị trí, dùng đầm dùi để đầm chặt. Công tác dải và đầm GEVR được tiến hành song song với RCC, vì vậy năng suất sản xuất GEVR được chọn lấy bằng năng xuất sản suất RCC. 3.2.6.2.San bê tông. Sau khi vận chuyển vữa bê tông đến mặt đập phải san bê tông với chiều dày 38cm. Yêu cầu đối với công việc san là chiều dày lớp phải tương đối đều nhau, vì vậy ta chọn có độ cảm biến để có thể tự điều chỉnh chiều dày lớp san. Đổ bê tông tới đâu thì tiến hành san bê tông luôn đến đó, bê tông được san theo hướng song song với trục đập. Các thông số của máy ủi D6R của CATER PILLAR(theo sổ tay máy thi công của Vũ Văn Lộc) - Công suất: 165CV - Cơ cấu di chuyển bằng xích - Lưỡi PAT rộng 4160mm, chiều cao 1155mm. Số máy ủi phụ thuộc vào ôtô, thực tế với 4 ôtô loại 40T ta cần 3 máy ủi loại này. 3.2.6.3.Đầm bê tông. Sau khi san bê tông thì tiến hành đầm bê tông bằng máy đầm rung với các thông số:(tra theo sổ tay máy thi công của Vũ Văn Lộc) Chọn máy đầm rung T20 :Trọng lượng :0,8T Lực rung lớn nhất :2,1 T Tần số :3500 T/ph Đường kính con lăn chủ động: 0,45m Đường kính con lăn dẫn hướng : 0,454m Phương pháp đầm chỉ đầm tiến, lùi và hướng đầm vuông góc với chiều dòng chảy. Đầm đường nào phải đủ lượt mới sang đường đầm khác, tốc độ đầm khống chế trong khoảng 1-1,5km/h, số lần đầm là 8 theo công thức 2+6, tức là 2 lần đầm đầu tiên đầm tĩnh (không rung) nhằm tạo điều kiện cho khí thoát ra và tạo mặt phẳng, sau đó đầm 6 lượt rung để đầm chặt bê tông. Qua tính toán thấy cần phải dùng 2 máy đầm loại này. Ngoài bê tông RCC, đối với lớp bê tông làm giàu GEVR ở thượng lưu và hạ lưu, ta sử dụng đầm dùi. Chọn đầm chạy điện trục mềm ИB-67, có các thông số như sau: Chiều dài chày : 410 mm Đường kính ngoài của chày : 51 mm Số lần chấn động : 20000 lần/phút Công suất động cơ : 0,8 kW Chiều dài trục mềm : 3300mm Bán kính tác dụng của đầm : 0,35m. Năng suất máy đầm dùi tính theo công thức: (3-20) Trong đó: k - hệ số sử dụng máy đầm : k = 0,85 r – bán kính tác dụng của đầm : r = 0,35 m. d - chiều dày của lớp đầm bê tông : d = 0,3m t1 - thời gian đầm bê tông tại một chỗ: t1 = 30 giây. t2 - thời gian di chuyển đầm : t2 = 5 giây m3/s = 6,42m3/h Với khối đổ điển hình L2, tại cao trình 146,7m: Thời gian dải hết 1 lớp RCC là 2,51h, khối lượng GEVR một lớp ở thượng lưu là: 132,2.0,6.0,34= 27m3. Do ta thi công GEVR song song với RCC nên cường độ thi công GEVR là N’==10,76m3/h. Số lượng đầm dùi phục vụ thi công là: n = Chọn số lượng đầm dùi thi công là 3 đầm. 3.2.6.4. Cắt khe Theo các tính toán và nghiên cứu, đối với đập không tràn cứ 30m bố trí 1 khe ngang, còn đối với đập ở nhà máy thì khoảng cách này là 31,5m. Công tác cắt khe được thực hiện đối với mỗi lớp, sau khi đầm chặt bê tông xong thì dùng máy cắt để cắt khe ngay, chiều sâu cắt khe lấy bằng chiều sâu lớp đổ. Sau khi cắt khe ta cần sử dụng tấm nhựa địa kỹ thuật để ngăn cách bề mặt hai lớp bê tông, sau đó đầm lại cho bề mặt phẳng nhẵn. Thực tế tại công trường, cần dùng 2 máy cắt khe. 3.2.6.5. Xử lý khe thi công. Bê tông đầm lăn được đổ theo từng lớp có chiều dày lớp đổ 30cm, bề mặt mỗi lớp và đặc biệt là giữa các đợt đổ được coi là một khe thi công, Nếu thời gian giữa các đợt đổ vượt quá thờì gian cho phép thi phải có biện pháp xử lý thích hợp tương ứng với từng loại khe thi công : - Khe nóng (khe tươi) :Khi thời gian giữa các đợt đổ dưới 20 giờ chỉ cần xử lý bằng vòi phun nước rửa bề mặt và xe tải chân không . - Khe ấm : Khi thời gian giữa các đợt đổ từ 20 đến 24 giờ , dùng chổi quét đường có kết cấu là kết hợp nilông và răng thép để tạo thành một bề mặt thô nhám ,sau đó được làm sạch bằng xe tải chân không . - Khe lạnh : Khi thời gian giữa các đợt đổ từ 24 đến 57 giờ , ta dùng vòi phun nước áp lực cao có khả năng bóc lột cốt liệu , xe tải chân không và bộ nén khí 600cfm. -Khe siêu lạnh :Khi thời gian giữa các đợt vượt quá 57 giờ , ta phải dùng vòi phun nước áp lực cao có khả năng bóc lột cốt liệu , xe tải chân không , bộ máy nén khí 600cfm va một kế hoạch dải vữa hợp lý . 3.2.6.6. Dưỡng hộ bê tông. a. Mục đích: Dưỡng hộ bê tông là công tác cuối cùng của việc thi công bê tông. Mục đích của công việc này là chống mất nước cho bê tông và bổ sung lượng nước đã bị mất cho bê tông, giúp cho xi măng được thuỷ hoá hoàn toàn, từ đó đảm bảo được chất lượng của bê tông do mất nước và nâng cao tính chống thấm, xâm thực của bê tông. b. Nhiệm vụ và phương pháp dưỡng hộ: Sau khi đổ bê tông được: 2 - 3 giờ (mùa hè ) 10 giờ ( mùa đông) cần phải công tác dưỡng hộ. Cần phải đảm bảo cho bề mặt bê tông đủ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ta có thể dùng các biện pháp sau để dưỡng hộ bê tông : Với khối lượng bê tông rất lớn , đổ với cường độ cao như thuỷ điện Sơn La chúng ta sử dụng dàn phun mưa nhân tạo để dưỡng hộ bê tông. Kết hợp với các biện pháp thủ công như phủ bề mặt bằng bao tải, tưới nước 3.2.7. Tổ chức thi công mặt đập trên khối đổ R4, tại cao trình 180m ích của một dải: F’= 6.197= 1182m2. Khối lượng bê tông của 1 dải là: V’= F’.0,38= 1182.0,38= 449,16 Thời gian để giải hết 1 dải là: T’= ==2,8h. Diện tích của một lớp: F= B.L =43,6.197= 8589,2m2. Khối lượng bê tông của 1 lớp là: V=F.0,38 = 8589,2.0,38= 3263,896m3. Thời gian để giải hết 1 lớp là: T2 == = 20,4h. Công tác thi công mặt đập tại khối đổ R4 cao trình 180m được thể hiện trong bảng 3.7 Bảng 3.13. Sơ đồ thi công mặt đập tại mặt đập 180 m T(h) Dải 0-2,8 2,8-5,6 5,6-8,4 8,4-11,2 11,2-14 14-16,8 16,8-19,6 19,6-22,4 22,4-25,2 25,2-28 1 R S Đ C 2 R S Đ C 3 R S Đ C 4 R S Đ C 5 R S Đ C 6 R S Đ C 7 R S Đ C Trong đó R, S, C, Đ: lần lượt là các công việc rải, san, cắt khe và đầm bê tông. Kiểm tra điều kiện phát sinh khe lạnh cho một dải đổ:. Ftt= F’= 1182m2. = 2880m2. Suy ra Ftt < [ F].Vậy điều kiện (3-19) được thoả mãn, bê tông không sinh khe lạnh. 3.3.Công tác ván khuôn. 3.3.1.Lựa chọn ván khuôn. Đối với công trình Sơn La ta dùng ván khuôn cho thượng hạ lưu đập.Theo sự phân công của thầy hướng dẫn thì em tính toán thiết kế ván khuôn cho hạ lưu đập.Trong quá trình thi công ta dùng ván khuôn đứng.Ta tính toán ván khuôn tại cao trình điển hình 146,7m Lựa chọn ván khuôn bằng kim loại. Ván khuôn bằng kim loại có độ cứng cao, bên chắc có thể luân lưu 20 lần trở lên, mặt bêtông nhẵn đẹp. Ván khuôn tiêu chuẩn thiết kế là ván khuôn được chọn sử dụng thi công, loại ván khuôn này có giá trị sử dụng cao. Ta thiết kế ván khuôn tiêu chuẩn có kích thước như sau: 3x1,5 m (tức là ván khuôn dài 3m cao 1,5m).trong đó bản mặt có chiều dày 0,9m được hàn với khung hàn có bề dày 0,1m,cao 1,5m 3.3.2.Tổ hợp tác dụng lên ván khuôn. Vì ván khuôn là ván khuôn đứng nên trong quá trình thi công chi tải trọng ngang.Ván khuôn chịu lực tác dụng trực tiếp từ bê tông làm giàu GEVR.Thi công GEVR giống như thi công bê tông thường. 3.3.2.1.Áp lực ngang tác dụng lên ván khuôn. Phương pháp thi công đổ bê tông là phương pháp lên đều nên chiều cao sinh áp lực được tính theo công thức: H = (3.21) Trong đó: : Năng xuất thực tế vận chuyển bê tông tới khối đổ = 75 (m3/h) t1: Thời gian ninh kết ban đầu của ximăng, đối với xi măng pooclăng thi công trong điều kiện nhiệt độ 20 – 300C, t1 = 90 phút = 1,5 giờ :Diện tích thực tế của lớp đổ, Fd = 145 m2. H = = 0,75 m Theo bảng F-2 QPTL-D6-78 với việc sử dụng đầm chấn động là đầm chày, chiều cao sinh áp lực ngang của hỗn hợp vữa bê tông H = 0,75 m > R0 = 0,45m ta có áp lực ngang của vữa bê tông xác định theo sơ đồ sau: Bảng 3.11.Sơ đồ áp lực. Cách đầm Công thức tính toán Sơ đồ áp lực Đầm chấn động trong (đầm chày) P1 = gbR0 F1 Trong đó P1: Áp lực phân bố của bê tông lỏng H: Chiều cao sinh áp lực ngang (m), khi đổ theo phương pháp lên đều gb - khối lượng đơn vị của bêtông lỏng; gb = 2400(kg/m3) = 2400(daN/m3); R0 – bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm chày, R0 = 0,5(m); P1 = 2400*0,5 = 1200(daN/m2). P2: Tải trọng động phát sinh khi đổ hỗn hợp bê tông gây nên, P2 xác định theo bảng F3 QPTL-D6-78 Biện pháp đổ hỗn hợp bê tông vào trong ván khuôn Tải trọng ngang tác dụng vào ván khuôn ( daN/m2) Đổ trực tiếp từ các thiết bị vận chuyển có dung tích từ > 0,8 m3 600 P3: Tải trọng do chấn động của đầm bê tông, Với ván khuôn đứng lấy P3 = 200 daN/cm2. P4: Tải trọng ngang do gió gây nên. Áp dụng cho điểm thi công có chiều cao ván khuôn cao hơn so với mặt nền từ 5m trở lên và nơi thường có gió cấp 4 trở lên thì công thức tính P4 như sau: P4 = K.q = 0,8.100 = 80 daN/m2. Trong đó: K: Hệ số động lực gió tra bảng F4 QPTL-D6-78 ứng với trường hợp ván khuôn có mặt đứng trực tiếp chịu áp lực gió, K = 0,8. q: Áp lực gió tiêu chuẩn của gió, theo QPTL-D6-78, q = 100 daN/m2, áp lực gió chỉ gây nguy hiểm trong khi chuẩn bị công tác lắp dựng còn khi đã neo và đổ bê tông thì không đáng kể nên ta tính toán áp lực ngang thì bỏ qua áp lực này. Trong tính toán và kiểm tra ta sử dụng hai tổ hợp tải trọng sau đây: Tổ hợp lực tiêu chuẩn để tính ván khuôn là: ta chọn tổ hợp tải trọng nguy hiểm nhất để tính nên chọn tổ hợp tải trọng là hai lực Ptc = P1 + P2 = 1200 + 600 = 1800 (daN/m2). Tổ hợp lực tính toán tác dụng lên ván khuôn. Ptt = n1.P1 + n2. P2. = 1,3.1200 + 1,3.600 = 2340 ( daN/m2 )= 0,234 ( daN/cm2) n1: Hệ số vượt tải áp lực ngang của hỗn hợp vữa bê tông, n1 = 1,3 n2: Hệ số quá tải của tải trọng động khi đổ hỗn hợp vữa bê tông vào ván khuôn và do chấn động đầm của bê tông, n2 = 1,3 Biểu đồ áp lực của tổ hợp tải trọng là Hình 3.7. Sơ đồ áp lực ngang của tổ hợp ngang tác dụng vào ván khuôn Tổng áp lực ngang tác dụng lên 1m chiều dài ván khuôn là F =600.0,75 + 1200. = 1050 (daN/m) 3.3.3.Tính toán ván khuôn. 3.3.3.1 Tính chiều dày ván mặt ( thép số1) Bản mặt là tấm mỏng tựa trên 10 cạnh. Chiều dày ván mặt : theo sách kết cấu thép chiều dày của bản mặt được xác định theo công thức ( 7- 26 Giáo Trình GT kết cấu thép) Trong đó d - Chiều dày ván mặt; 300 q m max Hình 3.8. Sơ đồ tính toán bản mặt a - cạnh ngắn của ô bản mặt b = 30 (cm); R - cường độ chịu uốn của thép, R = 1565(daN/cm2); Ptt - cường độ áp lực tính toán tại tâm của ô bản mặt P = 0,234 (daN/cm2) = 0,223 cm Chọn chiều dày ván mặt = 5 (mm), để đảm bảo luân chuyển ván khuôn được nhiều lần - Kiểm tra cường độ bản mặt Lực phân bố tác dụng lên bản mặt ván khuôn tính toán là: q = 2340.0,3 = 702 ( daN/m) Giá trị Mô men lớn nhất của bản mặt là: Mmax== = 7,9 (daN.m) Ứng suất lớn nhất tại bản mặt là: (daN/cm2) - Kiểm tra điều kiện chịu lực của bản mặt : σmax =1755 daN/ cm2 < mb.Ru = 1,25.1565 = 1956 daN/cm2 Trong đó: q - Lực phân bố tác dụng lên bản mặt ván khuôn. l - Chiều dài nhịp tính toán - Ứng suất lớn nhất tại bản mặt Ru - Cường độ tính toán khi chịu uốn của vật liệu, Ru = 1565 daN/cm2. mb - Hệ số điều kiện làm việc của bản mặt, mb =1,25 - Kiểm tra độ võng của bản mặt. Bản mặt là phần khuất nên độ võng của bản mặt thỏa mãn điều kiện sau: f ≤ [ f ] ≤ Ta có: f = = << Như vậy bản mặt ván khuôn thiết kế của ta thỏa mãn tất cả các điều kiện chịu lực, chuyển vị. 3.3.3.2.Tính toán dầm phụ đứng. Dầm phụ đứng được hàn chặt với bản mặt, vì vậy cần phải xét thêm một phần bản mặt tham gia chịu uốn với dầm phụ. Tiết diện của dầm phụ đứng giữa chọn thép CT3 hình chữ nhật 6x140(mm) Hình 3.9. Sơ đồ tính toán của dầm phụ đứng Chiều rộng bản mặt tham gia chịu áp lực là: lấy giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau đây: ( công thức 7-34 GT kết cấu thép) Vậy b = 9(cm). Lực phân bố đều trên dầm phụ có giá trị : qtt = P.1,8= 2340.0,09 = 210,6 (daN/m) qtc= qtt/1,3 =210,6.2/1,3 = 162 (daN/m) Trị số mô men lớn nhất tác dụng lên dầm phụ: Mmax = = = 3,95 (daN.m) Trong đó: b0 - Bề rộng dầm phụ tiếp giáp với bản mặt; δ - chiều dày bản của mặt; at, ap- Khoảng cách từ dầm phụ đứng tính toán đến các dầm phụ đứng bên trái và bên phải nó ln - Chiều dài tính toán của dầm đơn: qtc - Tải trọng phân bố tác dụng lên dầm phụ đứng P – Áp lực ngang tác dụng lên trục dầm. Đặc trưng hình học của tiết diện dầm phụ Jx = 336,34 (cm3) Ứng suất pháp lớn nhất trong sườn ngang Kiểm tra độ võng, độ võng của dầm được tính theo công thức của sức bền kết cấu Vậy độ võng của dầm phụ thỏa mãn điều kiện. 3.3.3.3. Tính toán dầm chính. Tiết diện chọn thép định hình chữ CN016 có đặc trưng hình hình như sau : F = 18,1(cm2); Jx = 747(cm4); b = 6,4(cm); h = 16 (cm); Wx = 50,6 (cm3). Dầm chính chịu tác dụng lực của bản mặt và dầm phụ, truyền lực tập chung qua các dầm phụ đứng, các gối tựa là các vị trí ta bố trí thép neo Sơ đồ tác dụng lực lên dầm chính như sau: Hình 3.10. Sơ đồ tính toán lực tác dụng lên dầm chính Lực tập chung truyền vào dầm chính qua dầm phụ là PII = qtt.0,3 = 210,6.0,3 = 63,18daN Các lực tập chung tại biên dầm chính là PII’ = PII/2= 63,18/2 =31,59 daN Biểu đồ mô men ta vẽ bằng sap, trị số mô men lớn nhất tác dụng lên dầm chính là - Kiểm tra khả năng chịu lực của dầm chính, điều kiện chịu lực của dầm chính như sau: ≤ m1.Ru. - giá trị ứng suất lớn nhất tại dầm chính. m1- Hệ số điều kiện làm việc của thép: m1 = 0,9 Ru - cường độ tính toán chịu uốn của thép CT3, Ru = 1565 daN/cm2 = = 426,28 daN/cm2 < 0,9.1565= 1408,5 daN/cm2. Dầm chính thỏa mãn điều kiện chịu lực. - Kiểm tra độ võng Độ võng lớn nhất của dầm chính sẽ là các điểm ở đầu dầm chính, độ võng ở đầu dầm chính xác định theo dầm công sôn chịu lực tập chung Để tính toán chuyển vị của dầm công sôn ta sử dụng phương pháp nhân biểu đồ mô men để tính Hình 3.11. Sơ đồ tính toán chuyển vị của dầm chính f = = 40,39.104 = < < Như vậy ván khuôn của ta đủ tiêu chuẩn cả về chịu lực lẫn chuyển vị 3.3.4.Công tác lắp dựng ván khuôn . Sau khi nghiệm thu xong nền bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế mới được tiến hành công tác lắp dựng ván khuôn. Ván khuôn được gia công, lắp đặt và nghiệm thu theo mục 3 của TCVN 4453 – 1995 và chương II của QPTL – D6 – 78. Trước khi đổ bê tông cần đánh dấu trên ván khuôn cao trình đổ bêtông, vị trí các mối nối, các chi tiết lắp đặt sẵn trong bêtông, làm sạch bề mặt và bôi trơn mặt trong của ván khuôn bằng chất chống dính. Khi gia công lắp dựng ván khuôn cho phép có sai số , nhưng phải nằm trong phạm vi cho phép của TCVN 4453 – 1995. Chương 4.Lập tiến độ thi công 4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi lập tiến độ thi công 4.1.1. Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công . Để công trình Thuỷ điện Sơn La hoàn thành đúng thời hạn , chất lượng của công trình được đảm bảo theo yêu cầu của chính phủ đề ra thì bắt buộc phải lập kế hoặc tiến độ thi công. Kế hoạch tiến độ thi công là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức thi công. Nó nêu lên khối lượng công tác từng thời kỳ thực hiện các yêu cầu về mặt thời gian cũng như nguồn vật tư kỹ thuật. Nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công toàn bộ công trình. Bất kỳ thời hạn của một bộ phận công trình nào mà không đạt được kế hoạch tiến độ đều dẫn tới sự thay đổi về cường độ và thời gian thi công các hạng mục khác. Lập kế hoạch tiến độ thi công nhằm đảm bảo : Công trình hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn thi công mà nhà nước quy định. Công trình thi công được liên tục, thuận lợi, nhịp nhàng về mặt thời gian cũng như nhân tài vật lực; quyết định quy mô thi công toàn bộ công trình, sử dụng hợp lý tiền vốn, sức người và phương tiện máy móc. Chất lượng công trình trên cơ sở trình tự thi công, tốc độ thi công hợp lý. 4.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công Kế hoạch tiến độ có ý nghĩa quyết định đến tiến độ, trình tự và thời gian thi công toàn bộ công trình. Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ mà người ta thành lập các biểu đồ nhu cầu về tài nguyên, nhân lực. Các biểu đồ này cùng với kế hoạch tiến độ là những tài liệu cơ bản phục vụ cho quy hoạch xây dựng của mỗi dự án. Kế hoạch tiến độ được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, được sắp xếp một cách hợp lý không những làm cho công trình được tiến hành thuận lợi, quá trình thi công phát triển bình thường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động mà còn giảm thấp sự tiêu hao nhân tài vật lực, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng không vượt qúa chỉ tiêu dự toán. 4.1.3. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ thi công Lập kế hoạch tiến độ thi công căn cứ vào nguyên tác và các bước lập tiến độ thi công. Kế hoach tiến độ thi công đập bê tông đầm lăn dựa trên tổng tiến độ thi công theo phương án dẫn dòng đã xác định. 4.2.Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ tiến độ thi công. Chọn phương pháp theo sơ đồ đường thẳng vì : - Tiện dùng và phù hợp với công trình đang thi công. - Đơn giản dễ sử dụng, nếu chi tiết quá không đáp ứng được sơ đồ mạng. 4.3. Lập kế hoạch tiến độ thi công đập theo phương án chọn. Trong đồ án này do thi công bằng bê tông RCC , hiện tại không có định mức xây dựng cho bê tông RCC nên giá trị hao phí nhân công được lấy bằng giá trị hao phí nhân công của phươ ng pháp sản xuất vữa bê tông tại hiện trường bằng trạm trộn. Thời gian thi công công trình đập bê tông RCC từ ngày 1/10/2007 đến ngày 31/8/2010 Kiểm tra đánh giá biểu đồ nhân lực bằng hệ số không cân đối. Amax: Trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ nhân lực,Amax=211 ATB : Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công. ==201(nhân công/ngày) Ai : Số lượng công nhân làm việc trong ngày. Ti : Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng nhân công Ai. T : Thời gian thi công toàn bộ công trình T ngày. Þ < (1,3 ¸ 1,6) Biểu đồ tiến độ là hợp lý. Bảng 4.1. Bảng tổng hợp tiến độ thi công đập bê tông đầm lăn. TT Hạng mục CV Khối lượng (m3) Định mức nhân công Tổng công Thời gian TC Số NC trong ngày Số lượng xe máy thi công Mã hiệu Đơn vị Nhân công Máy đào Máy ủi Oto Máy đầm Máy cắt khe (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1 Đào đất 740233 AB.2544 100m3 1.442 10674 50 213 8 2 34 2 Đào đá 3178377 AB.2544 100m3 2.72 86452 142 609 32 92 3 C1 140693 AF.5110 1m3 0.056 7879 40 197 3 4 2 2 4 C2 158264 AF.5110 1m3 0.056 8863 42 211 3 4 2 2 5 C4 149009 AF.5110 1m3 0.056 8345 40 209 3 4 2 2 6 C5 131081 AF.5110 1m3 0.056 7341 35 210 3 4 2 2 7 C6 240012 AF.5110 1m3 0.056 13441 70 192 3 4 2 2 8 C3 235945 AF.5110 1m3 0.056 13213 65 203 3 4 2 2 9 C7 163750 AF.5110 1m3 0.056 9170 45 204 3 4 2 2 10 L1 250260 AF.5110 1m3 0.056 14015 70 200 3 4 2 2 11 L2 277510 AF.5110 1m3 0.056 15541 75 207 3 4 2 2 12 R1 136632 AF.5110 1m3 0.056 7651 40 191 3 4 2 2 13 L3 270085 AF.5110 1m3 0.056 15125 75 202 3 4 2 2 14 R2 178986 AF.5110 1m3 0.056 10023 50 200 3 4 2 2 15 R3 367622 AF.5110 1m3 0.056 20587 100 206 3 4 2 2 16 R4 251750 AF.5110 1m3 0.056 14098 70 201 3 4 2 2 Chương 5. Bố trí mặt bằng 5.1. Chọn phương án bố trí mặt bằng Đập thủy điện Sơn La sử dụng bê tông đầm lăn ở phần bờ trái và phần đập không tràn lòng sông.Bờ trái có địa hình tương đối thoải nên ta bố trí trạm trộn sản xuất bê tông đầm lăn để thuận tiện công tác vận chuyển và tránh được sự làm việc chồng chéo giữa bê tông đầm lăn và bê tông thường bên bờ phải. Có nhiều xí nghiệp phụ trợ thi công RCC : xưởng chế tạo ván khuôn, xí nghiệp nghiền sàng, trạm sửa chữa xe máy, trạm lắp ráp cần trục ... sẽ được bố trí dọc theo lòng sông bờ trái ừ cầu vĩnh cửu đến đập. 5.2. Công tác kho bãi 5.2.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho Đối với công trình xây dựng có khối lượng sử dụng vật tư lớn và thời gian thi công dài như Sơn La, ta không thể mua về toàn bộ lượng vật tư, bởi như thế sẽ làm ứ đọng vốn, diện tích kho bãi lớn, tốn công bảo quản, khó kiểm soát chất lượng vật tư. Mặt khác, ta cũng không thể dùng ngày nào lấy ngày đó được, bởi trong quá trình sản xuất và vận chuyển vật tư có thể gặp trục trặc, vật tư không đến kịp công trường dẫn đến thi công bị trì hoãn. Vì thế ta tiến hành nhập vật tư liên tục và phải tính đến lượng dự trữ để kịp thời cung cấp cho thi công. Bảng 5.1. Tiêu chuẩn số ngày dự trữ vật liệu. Loại vật liệu Phương tiện vận chuyển Đường sắt hay đường thủy Ô tô Cự li <10 km Cự ly >10 km Thép hình, thép tấm, thép ống, gỗ cây, gỗ xẻ,nhựa đường 25-30 10 15-20 Xi măng,vôi, giấy dầu, kính 20-25 7-10 10-15 Gạch đá, cát, sỏi và vật liệu địa phương 15-20 5- 8 8-10 Công tác thi công bê tông RCC được chia thành nhiều đợt với yêu cầu sử dụng vật liệu khác nhau. Do đó, ta sử dụng phương pháp nhập vật liệu theo từng đợt, theo đó lượng dự trữ vật liệu trong kho được xác định theo công thức: Trong đó: q - Khối lượng vật liệu phải dự trữ qbq - Khối lượng vật liệu dùng bình quân ngày của đợt thi công phải dự trữ. t - Thời gian giãn cách giữa hai đợt nhập vật liệu, Sơn La lấy t=10ngày. Vật liệu dùng để sản xuất bê tông đầm lăn bao gồm xi măng, phụ gia, trobay, vật liệu địa phương.Do khối lượng thi công đập tương đối lớn nên lượng nguyên vật liệu nhập về cũng lớn. Đập bê tông đầm lăn được chia làm các đợt đổ với cường độ thi công khác nhau,chọn đợt có cường độ đổ cao nhất để tính toán nhu cầu sử dụng vật liệu.Đợt có cường độ đổ bê tông đầm lăn cao nhất là đợt C5 Bảng 5.2. Nhu cầu sử dụng vật liệu của khối đổ C5 Khối Khối lượng vữa bê tông m3 Lượng vật liệu dùng Thời gian thi công (ngày) Nhu cầu sử dụng vật liệu Xi măng (T) Cát (T) Đá (T) Tro bay (T) Xi măng (T) Cát (T) Đá (T) Tro bay (T) C5 134358 10292 116891 175337 14833 35 294 3340 5009 423 Bảng 5.3. Khối lượng xi măng và tro bay phải dự trữ trong kho TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng Số ngày giãn cách Khối lượng dự trữ 1 Ximăng Tấn 294 10 2940 2 Tro bay Tấn 423 10 4230 3 Cát Tấn 3340 10 33400 4 Đá Tấn 5009 10 50090 5.2.2. Xác định diện tích kho Diện tích có ích của kho được tính theo công thức: F = Trong đó: F - diện tích có ích của kho (m2) q - khối lượng vật liệu cần cất giữ trong kho (T) p- lượng chứa đựng vật liệu của mỗi m2 diện tích kho có ích. Vì kho còn có cả đường đi lại và phòng quản lý cho nên diện tích kho tổng cộng là Fo = (m2). Trong đó : Fo - Diện tích tổng cộng của kho (m2). - Hệ số lợi dụng diện tích kho, tra bảng 27-7 sách “ giáo trình thi công tập II ” Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng sau : Bảng 5.4.Diện tích kho chứa vật liệu TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng dự trù (T) p (T/m2) Chiều cao (m) Hệ số a Diện tích (m2) Hình thức 1 Xi măng Tấn 294 4 3 0.4 184 Cơ giới Khép kín 2 Cát Tấn 3340 4 6 0.6 1392 Cơ giới Lộ thiên 3 Đá Tấn 5010 4 6 0.6 2087 Cơ giới Lộ thiên 4 Tro bay Tấn 424 4 3 0.4 265 Cơ giới Khép kín 5.3. Tổ chức cung cấp điện - nước trên công trường Công tác tổ chức cung cấp điện, nước cho công trường được xác định theo nhu cầu dùng lớn nhất, tức là xác định theo đợt thi công có cường độ cao nhất, đó là khối C5. 5.3.1. Tổ chức cung cấp nước 5.3.1.1. Xác định lượng nước cần dùng Lượng nước cần dùng trên công trường bao gồm: Nước dùng cho sản xuất, nước dùng cho sinh hoạt và lượng nước dùng cho cứu hoả. Q = Qsx + Qsh + Qch (5-1) Trong đó : Q - Tổng lượng nước cần dùng (l/s) Qsx - Nước dùng cho sản xuất (l/s) Qsh - Nước dùng cho sinh hoạt (l/s) Qch - Nước dùng cho cứu hỏa (l/s) + Lượng nước dùng cho sản xuất Qsx Đây là lượng nước dùng để trộn bê tông, rửa cốt liệu, bảo dưỡng bê tông... phụ thuộc vào cường độ thi công, vào qui trình công nghệ của máy móc và số ca máy, được xác định theo công thức : (5-2) Trong đó: 1,1 - hệ số tổn thất nước. Nm - khối lượng công việc trong thời đoạn tính toán Ta tính khối lượng công việc ứng với cường độ đổ bê tông tại khối đổ C5 trong một ngày. Nm = 3840m3 q - lượng nước hao đơn vị cho một m3 bê tông tra theo bảng 26-8 sách GT Thi công II năm 2004 q= qtr + qdh = 115+400= 515(l). qtr- Lượng nước dùng cho trộn bê tông, qtr= 115(l). qdh – Lượng nước dùng để dưỡng hộ bê tông, qdh= 250 l K1 - Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 giờ, lấy K1= 1,3. t - số giờ làm việc trong ngày, t= 24h. Theo công thức (5-2): = 32,7l/s + Lượng nước dùng cho sinh hoạt Qsh Bao gồm lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường và nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ ở khu nhà ở trên công trường. - Lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường: (5-3) Trong đó: Nc - số công nhân làm việc trên hiện trường trong 1 ca, Nc= 70 công nhân. - tiêu chuẩn dùng nước theo bảng 26-10 “ Giáo trình thi công ’’ tập II năm 2004 a = 15l/người/ca. Ta tính được: = 0,38 (l/s). - Lượng nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ trên khu nhà ở (5-4) Trong đó : Nn - Số người trên khu nhà ở, Nn= 1,06.( N1+ N2+ N3+ N4+ N5) K2 - Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 ngày đêm tra bảng26-9 “Giáo trình thi công tập II’’ năm 2004 ta có : K2= 1,05. a- tiêu chuẩn dùng nước tra bảng 26-10 ,a = 250l/người/ngày đêm. 1,06- Hệ số sét trường hợp nghỉ phép, ốm đau, vắng mặt. N1- Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp, N1= 210 người. N2- Số công nhân sản xuất ở các xưởng sản xuất phụ, N2=0,5N1=0,5.210=105 người. N3- Số cán bộ và nhân viên nghiệp vụ, N3= 0,6.(N1+N2)= 0,6.(210+105)= 189 người. N4- Số công nhân làm các công việc phục vụ khác như coi kho, bảo vệ: N4=0,04.(N1+N2)= 0,04.(210+105)= 13 người. N5- Số nhân viên các cơ quan phục vụ cho công trường như bách hoá, lương thực, y tế… N5= 0,05.(N1+N2)= 0,05.(210+105)= 16người. Do đó: N= 1,06.(210+105+189+13+16) = 565 người. Tổng số người ở trongkhu nhà ở của công trường bao gồm các cán bộ và gia đình của họ là: Nn=1,2.N =1,2.565 =678 người Trong đó 1,2 –hệ số gia đình. Theo công thức (5-4): = 3,06(l/s). Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt: Qsh = Q’sh + Q”sh = 0,38+ 3,06= 3,44 (l/s). + Lượng nước cứu hỏa: Nước cứu hoả gồm có: nước dùng để cứu hoả ở hiện trường và nước dùng để cứu hoả khu vực nhà ở. - Công trường có diện tích nhỏ hơn 50ha nên ta lấy lượng nước là 20l/s. - Lượng nước cứu hoả ở khu vực nhà ở phụ thuộc vào lượng người sinh sống ở khu vực nhà và số tầng nhà, ở đây số người < 5000 người và nhà ở < 2 tầng ta chọn lượng nước phòng hoả ở khu vự nhà ở là 10 l/s. (Theo bảng 26-11 GTTC Tập II). + Như vậy lưu lượng nước dùng trên công trường phục vụ công tác thi công RCC là: Q = 32,7 +3,44+ 20+ 10= 66,14(l/s). 5.3.1.2. Chọn nguồn nước Thực tế trong khu vực công trường không có hệ thống công trình cung cấp nước còn các nguồn nước cho nông nghiệp không thể đáp ứng được đòi hỏi của công trường, bởi vậy cần xây dựng tất cả hệ thống cung cấp nước Bố trí khu nhà ở và làm việc ở thung lũng Bản Tim , Bản Trang , Bản Giạng cạnh suối Chiến nên chúng ta chọn nguồn nước suối Chiến để cung cấp nước sinh hoạt cho công trường, Cơ sở cung cấp nước sản xuất , nước kỹ thuật , nước chữa cháy bố trí ở hai khu sản xuất phụ trợ bờ phải và bờ trái. 5.3.2. Tổ chức cung cấp điện Vào thời gian chuẩn bị , việc cung cấp điện sẽ được thực hiện thông qua việc xây dựng trạm 110/35/6 KV và lắp đổt 1 máy công suất 25 MVA tại công trường đồng thời với giai đoạn đường dây 110 KV Sơn La – Mường La để từ đó tải điện 35 KV và 6 KV từ trạm 110/35/6 KV đến các cơ sở sản xuất của công trường . Giai đoạn tiếp theo sẽ được lắp đổt thêm 1 máy công suất 25MVA tại trạm 110/35/6 KV nâng công suất toàn trạm lên 50MVA và xây dựng đường dây 220 KV từ Sơn La đi Việt Trì và dùng toàn bộ tuyến đường dây 220 KV này để chuyền tải điện áp 110 KV . Cũng trong thời gian đó tiến hành xây dựng các trạm hạ áp 6 KV và hệ thống đường dây tại công trường. 5.4. Bố trí quy hoạch nhà tạm thời trên công trường 5.4.1. Xác định số người trong khu nhà ở Cơ sở để xác định số người trong khu nhà ở là trị số tối đa của công nhân sản xuất trực tiếp tham gia xây dựng, lắp ráp trong giai đoạn xây dựng cao điểm, số công nhân, nhân viên làm việc trong các xí nghiệp sản suất phụ và số công nhân làm các công việc phục vụ cho công việc xây lắp. N = 1,06(N1 + N2 + N3 + N4 + N5) Như đã tính ở trên, N= 565 người. Nếu xét cả số người của gia đình các cán bộ công nhân thì tổng số người ở trong khu nhà ở sẽ là : Nt=1,2.N =678 người 5.4.2. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ căn cứ vào tiêu chuẩn định mức nhà ở, phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác do nhà nước quy định. Theo bảng 26-22 trang 254 Giáo trình thi công tập II ta có phụ lục 5.1 Diện tích để xây dựng nhà ở là: Ftt =(m2) 5.4.3. Bố trí khu nhà ở, dịch vụ tổng hợp. Dọc theo suối từ bến phà Mường La đến bản Tìn có thung lũng ở phía thượng lưu suối có thể bố trí khu nhà ở cho CBCNV xây dựng và vận hành Dự kiến dành riêng 1 khu dịch vụ tổng hợp, được kết hợp với chính quyền địa phương quy hoạch , quản lý để khi kết thúc công trường có thể phục vụ cho dân sinh sau này, Khu dịch vụ tổng hợp nằm trên tuyến đường từ công trường đi huyện Mường La. 5.5. Đường giao thông 5.5.1. Đường ngoài công trường Để phục vụ nhu cầu giao thông, vận chuyển nguyên vật liệu vào công trường, trong năm 2003- 2004 đã tiến hành cải tạo nâng cấp QL6 dài khoảng 300km và tỉnh lộ 106 dài khoảng 40km đoạn từ Thành phố Sơn La đến huyện lỵ Mường La, làm mới đường Hát Lót- Na Co- Mường Chùm dài khoảng 50km, do vậy đến cuối 2004 cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi việc đi lại cũng như vận chuyển nguyên vật liệu từ các nơi tới công trường. Các thiết bị siêu trường, siêu trọng nhập từ nước ngoài về cảng Hải Phòng được vận chuyển đến công trình theo cách: vận chuyển từ cảng biển đến đập Hoà Bình theo đường bộ, từ Hoà Bình đến công trường sẽ được vận chuyển bằng đường sông tới cảng Tà Hộc. Ngoài ra còn sử dụng sân bay Nà Sản tới công trường. 5.5.2. Đường trong công trường Có 2 tuyến đường chính dọc hai bên bờ sông phải và trái bắt đầu từ cầu vĩnh cửu đến tuyến công trình đầu mối và 1 tuyến đường từ cầu vĩnh cửu đến sân bay. Trong tổng mặt bằng đợt 3, phục vụ thi công RCC gồm có các tuyến đường sau: a. Đường thi công kết hợp với vận hành. - Đường TC2: Là đường nối từ NT1 đến cơ đập cao độ 180. Đường này có phục vụ đào hố móng vai trái đập không tràn, vận chuyển vật liêu đến bãi trữ cốt liệu số 2 và từ bãi trữ số 2 đến trạm trộn RCC và là đường đi vào hành lang bờ trái cao độ 180.1m khi đưa công trình vào vận hành. b. Đường thi công Gồm có các đường NT8, TC2A, TC3, TC3A, TC4, TC5: Các đường này phục vụ việc đào hố móng, vận chuyển vật liệu, thi công bê tông đập không tràn bờ trái và nhà máy thuỷ điện. - Đường NT8: Là đường nối từ cầu vĩnh cửu đến cơ đập cao độ 238m. Đường này phục vụ thi công đập vai trái, nhà máy thuỷ điện và trạm trộn bê tông đầm lăn. - Đường TC2A: Là đường nối từ cơ đập cao độ 180m với bãi trữ số 2 cao độ 135m. Đường này có nhiệm vụ phục vụ đào hố móng vai trái đập không tràn, vận chuyển vật liệu đến bãi trữ cốt liệu số 2 và từ bãi trữ số 2 đến trạm trộn bê tông RCC. - Đường TC3: Là đường nối từ đường NT8 qua đỉnh đê quai hạ lưu cao độ 130m đến hố móng nhà máy thuỷ điện cao độ 90m. Đường này có nhiệm vụ phục vụ đào hố móng nhà máy thuỷ điện, thi công bê tông và lắp đặt thiết bị đường ống nhà máy thuỷ điện. - Đường TC3A: Đường nối từ đường TC3 tại cao độ 120m men theo cống dẫn dòng đến cao độ 125m. Đường này có nhiệm vụ công tác đổ bê tông và lắp đặt thiết bị đường ống nhà máy thuỷ điện. - Đường TC5: Nối từ đỉnh đê quai thượng lưu cao độ 135m xuống hố móng cửa lấy nước cao độ 90m. Ngoài ra còn có nhiệm vụ phục vụ đào móng nhà máy và cửa lấy nước, thi công bê tông cửa lấy nước. Vữa bê tông đầm lăn làm giàu được vận chuyển theo các đường: đường NT8 đến cơ đập cao độ 138m, đường TC2 đến cơ đập cao độ 180m, đường NT1 đến cao trình đỉnh đập. Chương 6. Dự toán Dự toán xây dựng công trình được lập theo các căn cứ sau: + Thông tư số 05/2007 ngày 25-07-2007 của Bộ xây dựng, hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. + Nghị định 110/2008/NĐ-CP ngày 10-10-2008 của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu,theo đó mức lương tối thiểu đối với tỉnh Sơn La là 650.000 vnđ + Thông tư TT05/2009/TT-BXD 15-04-2009 của Bộ xây dựng, hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. + Đơn giá xây dựng công trình ban hành theo quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 07/08/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (mức lương tối thiểu là 450.000 vnđ) + Thông tư 06/2005/TT-BXD, hướng dẫn xác định giá ca máy. + Các văn bản liên quan hiện hành. Theo đó, giá trị dự toán hạng mục đập bê tông đầm lăn là: 2,575,776,556,716 ( Hai ngàn năm trăm bảy mươi năm tỷ bảy trăm bảy mưới sáu triệu năm trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm mười sáu đồng chẵn). BẢNG DỰ TOÁN DỰ ÁN: CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SƠN LA HẠNG MỤC: ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ( ĐỒNG) THÀNH TIỀN (ĐỒNG) VẬT LIỆU NHÂN CÔNG MÁY VẬT LIỆU NHÂN CÔNG MÁY AB.25442 Đào móng công trình,chiều rộng móng > 20m,bằng máy đào <2,3m3, cấp đất II 100m3 740233 0 69325 61222 0 513166527 453185447 AB.25442 Đào móng công trình,chiều rộng móng > 20m,bằng máy đào <2,3m3, cấp đất IV 100m3 3178377 132605 1084351 0 4214686821 34464762783 AB.41442 Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ, phạm vi <=1000m, ô tô 12 T, cấp đất II 100m3 740233 0 0 767107 0 0 5678379159 AB.42242 Vận chuyển đất tiếp cự ly <=4km bằng oto tự đổ 12T,cấp đất II 100m3 740233 0 0 277937 0 0 2057381393 AB.41444 Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ, phạm vi <=1000m, ô tô 12 T, cấp đất IV 100m3 3178377 0 0 963689 0 0 30629669528 AB.42244 Vận chuyển đất tiếp cự ly <=4km bằng oto tự đổ 12T,cấp đất IV 100m3 3178377 0 0 366877 0 0 11660734186 Công tác bê tông AF.51160 Sản xuất bê tông bằng trạm trộn tại hiện trường, công suất trạm trộn <= 160m3/h m3 3016205 0 2730 43978 0 8234239650 132646663490 AF.43514 Bê tông thủy công đổ bằng cần cẩu 40T phía trong thân đập,đá 1x2, mác 250 m3 3016205 424267 44251 50706 1279676246735 133470087455 152939690730 AF.43423 Bê tông thủy công đổ bằng cần cẩu 40T tường thượng lưu đập ,đá 1x2, mác 250 m3 61055 437189 111460 51737 26692574395 6805190300 3158802535 AF.52313 Vận chuyển vữa bê tông bằng ô tô tự đổ cự ly <= 0,5m,ô tô 22T 100m3 3016205 0 0 2605542 0 0 78588488081 AF.88310 Gia công lắp dựng,tháo dỡ ván khuôn công trình thủy công m2 101758 57342 52749 142641 5835007236 5367632742 14514862878 Tổng cộng 1312203828366 158605003495 466792620211 Bảng 6.2. Dự toán xây dựng công trình (Hạng mục đập bê tông đầm lăn) STT Chi phí Cách tính Giá trị (đ) Ký hiệu I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu 1312203828366 VL 2 Chi phí nhân công 228,391,205,032.944 NC 3 Chi phí máy xây dựng 532,143,587,040.506 M 4 Trực tiếp phí khác 1,5%(VL + NC + M) 31,091,079,306.592 TT Chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT 2,103,829,699,746.040 T II Chi phí chung T.Tỷ lệ 115,710,633,486.032 C III Thu nhập chịu thuế tính trước (T+C).Tỷ lệ 122,074,718,327.764 TL Chi phí xây dựng trước thuế T+C+TL 2,341,615,051,559.840 G IV Thuế giá trị gia tăng G. 234,161,505,155.984 GTGT Giá trị dự toán xây dựng sau thuế G+GTGT 2,575,776,556,715.820 GXD Làm tròn 2,575,776,556,716 Trong đó: Qj: khối lượng công tác xây lắp thứ j Djvl, Djnc, Djm: chi phí vật liệu, nhân công, máy trong đơn giá xây dựng của công tác thứ j Kvl: Hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu, Knc: Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công. Knc=1,44 Kmtc: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công, Kmtc=1,14 Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước lấy là 5,5%. : Mức thuế suất giá trị gia tăng, lấy là 10%. Phụ lục Phụ lục 3.1. Khối lượng đào móng đập chính giai đoạn 2 Mặt cắt Diện tích Khoảng cách(m) Khối lượng(m3) Đất Đá Đất Đá D9xa 0 0 0 0 15.25 5347 6130 D9x 752 804 0 0 25 17275 26162.5 D8x 630 1289 25 16287.5 48775 D7x 673 2613 25 20387.5 55237.5 D6x 958 1806 25 26387.5 72475 D5x 1153 3992 25 30600 97612.5 D4x 1295 3817 25 27975 92050 D3x 943 3547 25 22500 89150 D2x 857 3585 25 25625 85725 D1x 1193 3273 33.47 42188.9 116927.4 D10 1328 3714 25 30200 149875 D10a 1237 8174 25 27775 206637.5 D11 1088 8276 25 27775 151237.5 D11a 923 8216 25 25912.5 207912.5 D12 985 8357 25 25575 194100 D12a 1123 7312 25 26487.5 152250 D13 1134 3823 25 21825 137950 D13a 623 3724 25 21375 93025 D14 576 3619 25 22825 99637.5 D14a 1203 4247 25 38125 112500 D15 2474 5381 25 43000 132437.5 D15a 2237 6348 25 56375 156787.5 D16 2036 7162 25 47137.5 185900 D16a 1534 8524 25 47162.5 219725 D17 1737 10416 32.24 49456.2 294286.7 D17b 1534 9732 Tổng 740233 3178377 Phụ lục 3.2.Khối lượng bê tông RCC Mặt cắt Diện tích Khoảng Khối lượng Mặt cắt Diện tích Khoảng Khối lượng cách cách m2 m m3 m2 m m3 D9xa 0 D11a 8102 15.25 922.625 25 202150 D9x 121 D12 8070 25 8275 25 194788 D8x 541 D12a 7513 25 23362.5 25 180750 D7x 1328 D13 6947 25 38887.5 25 170313 D6x 1783 D13a 6678 25 67687.5 25 165588 D5x 3632 D14 6569 25 100888 25 160313 D4x 4439 D14a 6256 25 127663 25 153425 D3x 5774 D15 6018 25 147925 25 75225 D2x 6060 D15a 25 158250 25 69200 D1x 6600 0 0 D16 5536 33.47 231177 25 129175 D10 7214 D16a 4798 25 186025 25 111175 D10a 7668 D17 4096 25 197388 32.24 125317 D11 8123 D17b 3678 Tổng 3228679 Bảng 5.3. Bảng tính toán diện tích nhà ở cần xây dựng cho hạng mục đập RCC. TT Hạng mục Diện tích tiêu chuẩn (m2) Diện tích xây dựng theo tiêu chuẩn (m2) Diện tích xây dựng thực tế (m2) (1) (2) (3) (4) (5) 1 Nhà ở 4 2712 2800 2 Phòng tiếp khách 0.06 41 50 3 Phòng làm việc 0.2 136 150 4 Ngân hàng , bưu điện 0.045 31 50 5 Nhà ăn 0.3 203 250 6 Trường học 0.35 237 250 7 Nhà trẻ 0.15 102 150 8 Hội trường 0.3 203 500 9 Câu lạc bộ 0.25 170 200 10 Bệnh xá 0.25 170 200 11 Nhà cứu hỏa 0.033 22 100 12 Nhà tắm 0.05 34 50 13 Nhà cắt tóc 0.006 4 20 14 Bách hóa 0.15 102 120 15 Sân vận động 2 1356 1500 16 Nhà vệ sinh công cộng 0.01 7 50 Tổng 6440 KẾT LUẬN Công trình thuỷ điện Sơn La là công trình thuỷ điện lớn có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nền kinh tế , xã hội nước ta . Em đã được giao đề tài về thiết kế và tổ chức thi công đập chính công trình thuỷ điện Sơn La , nhận thức được tầm quan trọng của đồ án trong suốt quá trình làm đồ án em đã hết sức cố gắng tìm tòi, học hỏi, và tham quan thực địa công trường . Với sự nỗ lực của bản thân đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Hùng cùng các thầy cô trong bộ môn Thi Công Trường Đại Học Thuỷ Lợi em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ nội dung mà đồ án đề ra . Với đề tài “Thiết kế tổ chức thi công đập chính thuỷ điện Sơn La “ em đã hoàn thành với các nội dung sau : 1. Giới thiệu chung về công trình thuỷ điện Sơn La. 2. Thiết kế dẫn dòng thi công . 3. Thiết kế thi công đập chính 4. Lập tiến độ thi công đập chính. 5. Bố trí mặt bằng công trình . 6. Tính dự toán xây dựng hạng mục công trình . Qua quá trình làm đồ án này đã giúp em nắm thêm được rất nhiều kiến thức thực tế về hiện trạng thi công công trình ngoài hiện trường , cũng như củng cố thêm những kiến thức đã học được trong suốt quá trình học tập tại nhà trường , giúp em vững tin hơn trên con đường sắp tới khi ra trường đi xây dựng quê hương , đất nước. Tuy nhiên do kinh nghiệm thực tế it và trình độ còn nhiều hạn chế vì vậy trong đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các quý thầy cô . Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội , ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên : Nguyễn Công Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docban word in.doc
  • rarban word in.rar
  • dwgchuong 4 tien do do rcc.IN.3dwg.dwg
  • dwgChương 2.dan dong qua long song thu hep .in.3 wg.dwg
  • dwgDAN DONG QUA XA DAY.IN.3dwg.dwg
  • dwgmat bang .IN.3dwg.dwg
  • dwgmat bang .IN.dwg
  • dwgphan dot do bt3.dwg