Qua quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài đã rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, đánh giá về tình hình cảnh quan nói chung chưa được trú trọng, thành phần loài, số lượng, diện tích không gian
xanh hạn chế chưa tạo ra được cảnh quan đẹp, hiệu quả, và thích dụng.
Thứ hai, đánh giá chung hiện trạng khu vực
+ Về cơ bản khu vực nghiên cứu có các đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình
+ Về hiện trạng công trình kiến trúc cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.
Thứ ba, Đề xuất phương án cải tạo không gian cảnh quan khu vực nghiên cứu dựa trên các nguyên lý thiết kế cảnh quan nói
chung, các phân tích về hiện trạng, để đề xuất các nguyên lý trong thiết kế cảnh quan khu vực, đề xuất sơ đồ ý tưởng phù hợp với
công năng công trình, đề xuất được 01 phương án thiết kế khả thi.
Thứ tư, đề tài đã đề xuất các loài cây tầng cao, loài cây trồng thảm có thể ứng dụng trong cảnh quan khu vực nghiên cứu.
Các đề xuất này dựa trên phân tích đặc điểm tự nhiên, yêu cầu sinh thái, đặc điểm hình thái.Ưu tiên lựa chọn các loài có hình thái
đẹp, có hoa, tạo bóng mát.Các loài trồng thảm lựa chọn cây lá màu, có hoa thường xuyên, ít phả
62 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cải tạo không gian cảnh quan khuôn viên đền liệt sĩ huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................. 32
Khu vực cảnh quan ven hồ .............................................................................................................................................................. 33
Khu vực cảnh quan trục chính......................................................................................................................................................... 36
Khu vực cảnh quan sân trước nhà khách ........................................................................................................................................ 39
4.4. Đề xuất một số loài cây ứng dụng trong cảnh quan khu vực nghiên cứu. ............................................................................... 43
4.4.1. Danh mục cây xanh ............................................................................................................................................................... 43
Chương 5: KẾT LUẬN- TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 52
Kết luận ........................................................................................................................................................................................... 52
Tồn tại ............................................................................................................................................................................................. 52
Kiến nghị ......................................................................................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chân lý “Sông núi nước Nam vua Nam ở” đã được tổ tiên ta tuyên ngôn hào sảng, từ đầu thiên niên kỷ thứ hai. Ngàn năm
sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tái khẳng định lại chân lý hiển nhiên và đanh thép: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Việt Nam từ thuở các Vua Hùng dựng nước đến
nay đã viết nên bao trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước. Trang sử giữ nước thật oai hùng, nhưng cũng thấm đẫm bao nhiêu
máu và nước mắt.
Với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhiều huyện trong tỉnh đã xây dựng Đền Liệt sĩ để tỏ lòng thành kính đối
với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Các công trình Đền Liệt sĩ sau khi được
hoàn thành xây dựng đã bước đầu phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Công trình đền liệt sĩ
huyện Giao Thủy, được quy hoạch thiết kế ngay tại trung tâm huyện Giao Thủy, gần cơ quan hành chính của huyện nhà nơi có hệ
thống giao thông kết lối với các khu vực lân cận. Công trình được xây dựng ý nghĩa lịch sử ghi nhớ đến công lao của những người
chiến sĩ, những người con Giao thủy đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Dù vậy, thực trạng cơ sở vật chấtnhư nhiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu viếng thăm của nhân dân. Hệ thống cơ sở
hạ tầng chưa đồng bộ với không gian cảnh quan, đặc biệt trong bố cảnh hiện nay khi mà tầm quan trọng của không gian xanh đang
được dần nhận thức đúng đắn, thì các công trình phụ trợ như kiến trúc không gian xanh càng trở lên cần thiết. Hơn nữa, với một
môi trường mang ý nghĩa nhân văn đòi hỏi sự hài hòa giữa công trình kiến trúc và không gian cảnh quan xanh. Với những tính chất
cấp thiết và yêu cầu thực tiễn đó em thực hiện đề tài “Thiết kế cải tạo không gian cảnh quan khuôn viên đền liệt sĩ huyện
Giao Thủy–tỉnh Nam Định” .
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thiết kế cảnh quan công trình tín ngưỡng trên thế giới
1.1.1. Đặc điểm chung
Cảnh quan và kiến trúc khu di tích trên thế giới được hình thành qua nhiều thế kỷ. Đa phần vẻ đẹp của các khu di tích cổ đại
này đến từ nét cổ kính và hoành tráng của các công trình kiến trúc. Nét đẹp của sân vườn trong các kiến trúc cổ chưa thực sự nổi bật
bằng vẻ đẹp từ công trình.
Tuy nhiên vẻ đẹp sân vườn trong các kiến trúc cổ đại trên thế giới vẫn có những đặc tính riêng biệt mang những ý nghĩa văn
biệt đặc trưng của từng quốc gia, từng vùng miền địa lí. Cảnh quan các khu di tích tôn giáo được hình thành chủ yếu bởi các yếu tố
như: Hố nước, núi non, cây cối mang đậm nét tự nhiên và đặc biệt hơn nữa là vật liệu đá.
1.1.2. Một số công trình tín ngưỡng nổi tiếng trên thế giới
Vườn Ai Cập
Nền văn minh Ai Cập là văn minh nông nghiệp, cảnh quan đặc trưng là cảnh quan sa mạc rộng lớn, khu vực châu thổ ven
sông là các vườn rau, cây một mùa, cây ngắn ngày, hoa màu và không có cây to → khiến cho người dân Ai Cập rất yêu quý cây đặc
biệt là các loài cây bóng mát.
Vườn thánh
Trong cách nhìn của người Ai cập cổ, cây cối là nơi ở và nơi thờ các vị thần linh→ chính vì thế xung quanh các thánh điện,
đền miếu người ta thường trồng các mảng rừng cây lớn và gọi là rừng thánh. Rừng cây được chăm sóc rất cẩn thận, nước tưới cho
rừng cây được lấy từ sông Nina và tưới cho từng cây với lòng thành kính để bày tỏ lòng thành với các vị thần linh.
Vườn lăng mộ
Một hình thức vườn nữa có liên quan đến vấn đề tôn giáo đó là vườn lăng mộ thời kỳ Ai cập cổ đại (Cemetery garden), tiêu
biểu là vườn Kim tự tháp. Trong khu vườn này các cây như Hải đường, Cọ dầu, Sung đều được trồng theo hình thức đối xứng
qua trục thần đạo, thể hiện sự trang trọng và tôn nghiêm.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 1
Vườn nhà
Vườn thời kỳ này được xây dựng gần nơi mặt nước, bố cục vườn được bố trí dạng đối xứng, trục trung tâm là giàn Nho, hai
bên là bể nước đối xứng, xung quanh trồng Cọ và các cây Bách hoặc cây ăn quả. Đây được xem là loại hình vườn dạng hình học ra
đời sớm nhất trên thế giới.
Đặc điểm về thiết kế vườn cảnh
+ Những người thống trị đã tạo ra một thiên đường mặt đất với nhữngcây to. Những khu vườn này được làm ở trên các đồi
cát, làm to và cao.
+ Cây được nhập từ nơi khác, và đưa nước từ dưới lên để thực hiện tưới tiêu cho các khu vườn này. Vì vậy, các khu vườn
này cần cả một bộ máy để chăm sóc cho cây, đâylà việc làm cực kỳ tốn kém. Nó tạo ra giá trị và hiệu quả cao cho các khu vườn.
+ Đối với người Ai Cập thì đất là rất quý vì vậy mảnh vườn của họ không chỉ làm cảnh mà cònđược tận dụng với nhiều mục
đích: làm đẹp, lấy bóng mát, làm kinh tế. Phong cách vườn Ai Cập là phong cách vườn trang trại.
Đặc điểm về sử dụng loài cây
+ Trên mặt bằng họ trồng các loại cây là vả, chà là, vải, keo (cho hoa đẹp và có thể chiết phấn làm hương liệu), me ăn quả,
nho. Như vậy loài cây được sử dụng là cây cho năng suất lấy quả, cây họ cau dừa dáng đẹp tạo thành hang hoành tráng, cây cho
hương liệu, cây cho bóng mát, cây rau ngăn gió nóng và cát sa mạc.
Nguyên lý bố trí loài cây
+ Sân giữa là một hệ thống giàn lớn (thường là giàn nho).
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 2
+ Cây chà là (họ cau dừa) được trồng thành hàng tạo cảm giác
hoành tráng. Chà là được trồng tạo thành các dãy cột ngăn chia không
gian. Bên ngoài cây chà là tạo cảnh vì đây là loài cây có hình dáng mang
tính đồ họa, lại phù hợp với cảnh quan sa mạc.
+ Phía sau cùng là các loài cây lớn để tạo ra bình phong. Các cây
được sử dụng ở đây cũng là các loài cây ăn quả.
+ Bên dưới giàn lớn là không gian cho các lễ hội và tiệc tùng.
+ Luôn có những bể chứa nước chạy dài. Xung quanh bể nước
trồng rau và hoa.
+ Bao quanh vườn luôn là những hàng rào hoặc tường cao.
Bố cục vườn nghĩa trang.
+ Ai Cập với quan điểm coi trọng nơi an nghỉ vĩnh hằng. Và đây là
cái nôi đầu tiên của vườn nghĩa trang. Những khu vườn dặc điểm nổi bật
là tính hoành tráng và cực kỳ linh thiêng.
+ Bố trí cây: Không sử dụng các loài cây ăn quả mà chủ yếu là các
cây gỗ lớn trồng thuần loài.
+ Bố cục: vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các bố cục dạng chữ nhật và
đối xứng.
+ Nước: Không phải các bể nước nhỏ phục vụ tưới tiêu mà là một Hình 1.1: Vườn nghĩa trang - Ai Cập
hệ thống nước lớn mang tính linh thiêng. Theo phong tục của người AI Nguồn Bài giảng nhập môn kiến trúc cảnh quan
Cập , người chết sẽ được đặt trên thuyền trôi quanh nghĩa trang, Vườn
nghĩa trang mang đậm tính linh thiêng và nét văn hóa truyên thống cua
người Ai Cập để. Ngăn gió nóng và cát sa mạc.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 3
Vườn treo babilon
Vườn treo được xây dựng nên đ ể cho bà vợ của Nebukadnezar là Semiramis khuây nỗi nh ớ quê hương. Semiramis là con
gái vua xứ Medes, đã cưới Nebukadnezar đ ể tạo nên một liên minh giữa hai nước.
Vườn được xây trên một quả đồi nh ỏ, có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25m, m ỗi tầng là một vườn nối
nhau bằng những cầu thang khá rộng.
Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các lo ại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đ ến xâm lược. Trong vườn treo
có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe l ớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng g ỗ. Khi bánh xe quay, dây xích
và thùng nước cũng chuyển động đưa nư ớc ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây.
Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp
giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. N ền của
tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, r ộng 1,2
m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cu ối cùng
phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu m ỡ. Mỗi
tầng được xây theo kiểu vòm cong. V ườn có đủ
hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hi ếm được đưa
về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lư ợc. Nước
được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay v ới hệ
thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh
thoai thoải tưới cho toàn khu vườn. Do vư ờn làm
theo hướng gió nên hương thơm lan to ả cả một
vùng rộng lớn.
Vườn treo Babylon đánh dấu m ột thời vàng
son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát tri ển Hình 1.2: Vườn treo Babylon
rực rỡ của vương quốc Canđê (Chaldée) .
Nguồn https://kienviet.net/2011/10/18/tuyet -pham-vuon-treo-babilon-thoi-
ky-luong-ha-ba -tu/
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 4
Đền thờ Heaven – Trung quốc Đền thờ Fushimi inari Taisha – Nhật bản.
Quần thể Thiên Đàn được xây d ựng vào thời đại nhà Fushimi-Inari-taisha là đ ền thờ đứng đầu trong số 3
Minh năm 1420 bởi hoàng đế Chu Hi t ại khu vườn của hoàng vạn đền thờ Inari-jinja trên toàn qu ốc, nó còn thường được
gia. Cứ một năm một lần vào dịp đôn g chí, hoàng đế lại đến gọi với tên gọi thân thuộc là Oinari -san. Khu thánh địa rộng
đây làm lễ tế trời vô cùng long trọng đ ể cầu mong dân chúng có khoảng 870.000m², có trung tâm là núi Inari -yama. Đền thờ
được một vụ mùa bội thu. Người Trung Qu ốc từ xa xưa đã coi Fushimi-Inari-taisha nổi tiếng v ới đường hầm "Zenbon Torii"
nhà vua là con trời với hiệu là thiên t ử. Chính vì vậy, các hoạt với rất nhiều cổng To rii màu đ ỏ son nằm trong khuôn viên
động tế trời chỉ có nhà vua mới được ti ến hành và không một ai chùa. Hiện tại số lượng cổng Torii đ ã lên tới khoảng 10.000
có thể làm theo. cái. Vị thần được thờ ở đền Fushimi-Inari-taisha là thần
Thiết kế của quần thể kiển trúc Thiên Đàn th ực chất Inari-Daimyojin nổi tiếng linh ứng đối với những lời cầu
nhằm mục đích tôn giáo, phản ánh ni ềm tin về thế giới vũ trụ nguyện về kinh doanh thịnh vư ợng, mùa màng bội thu.
thần bí. Kiểu thiết kế này đều bắt ngu ồn từ tư tưởng trời tròn Sự bài trí tinh tế về các b ố cục không gian, công trình,
đất vuông của người Trung Quốc cổ đại. Kiến trúc hình tròn vật liệu tạo cảnh quan như đèn h ắt.... đã tạo nên những bức
được thiết kế mang đậm ảnh hưởng củủa thần số học. tranh và những cảm xúc khác bi ệt cho du khách vào những
Tương tự như bên trong điện K ỳ Niên là hình tròn lớn có thời gian khác nhau trong ngày hay đ ặc biệt và rõ ràng nhất
ba tầng mái, ở bên trong có 28 cột đư ợc chia thành 4 cột đại là cảnh sắc ngày và đêm. C ảnh quan được thiết kế đặc sắc
diện theo bốn mùa, 12 cột đại diện theo các tháng và 12 c ột ở với cổng Torili màu đỏ son kéo dài liên ti ếp, kết nối công
phía ngoài đại diện cho 12 tiếng trong ngày. trình với thiên nhiên.
Hình 1.3: Đền thờ Heaven Bắc Kinh – Trung quốc Hình 1.4: Đền thờ Fushimi inari Taisha – Nhật Bản
Nguồn -pi-temple- Nguồn https://www.japanhoppe rs.com/vi/kansai/kyoto/kanko
of-heaven.html
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 5
Đài tưởng niệm Sư Tử - Thụy Sĩ
“Sư tử Lucerne” là công trình kết hợp nghệ thuật, lịch sử và vẻ đẹp thiên nhiên vào một trong những tượng đài lịch sử được
yêu quý nhất tại Thụy Sĩ.
Tượng đài Sư tử được xây dựng vào năm 1821 để tưởng nhớ những Lính canh Thụy Sĩ đã hy sinh trong cuộc Cách mạng
Pháp.Năm 1792, đám đông những người bạo loạn tiến vào Cung điện Tuileries.Trong trận chiến bảo vệ hoàng gia của những Lính
canh Thụy Sĩ, 760 binh sĩ đã hy sinh. Một binh sĩ người Lucerne lúc bấy giờ đang trong kỳ nghỉ phép, sau khi biết tin về trận thảm
sát, quyết tâm cho xây đài tưởng niệm tại quê nhà để tưởng nhớ những người đồng đội đã ngã xuống.
Hình 1.5:Đài tưởng niệm Sư TửLucerne - Thụy Sỹ
Nguồn
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 6
1.2. Thiết kế cảnh quan công trình tín ngưỡng ở Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm chung
Nghệ thuật vườn Việt Nam gắn liền với kiến trúc Việt Nam.Có thể khẳng định rằng nghệ thuật vườn Việt Nam đã có từ rất
lâu đời. Tuy nhiên để chứng minh rõ điều này hiện chưa có thư tịch nào ghi lại niên đại ra đời những vườn cổ nhất của nước ta. Vì
vậy em xin chỉ sơ bộ phân tích sự phát triển của nghệ thuật vườn Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến nay.
Hình 1.6:Kiến trúc nhà vườn Huế
Nguồn https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/triet-ly-vu-tru-luan-nghe-thuat-sap-dat-san-vuon-xu-hue.html
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, lịch sử phát triển nền nghệ thuật vườn của Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển của hình thái xã hội. Trải qua 3, 4 vạn năm người Việt đã sinh ra nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn,...Đặc trưng
nhất cho thời kì này là nền văn minh Sông Hồng.
Vườn tôn giáo tín ngưỡng được chia làm bốn loại: vườn đình, vườn chùa, vườn đền, vườn lăng (vườn mộ thờ các cua chúa
và các vị vĩ nhân).
Vườn lăng mộ ở Việt Nam được chia làm 2 loại: vườn lăng chỉ có ý nghĩa tôn nghiêm và vườn lăng mang cả chức năng nghỉ
ngơi – giải trí.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 7
Vườn lăng chỉ có ý nghĩa tôn ngiêm chủ yếu của thời Lý, Trần, Lê bố cục lăng thời Lí, Trần chủ yếu theo bố cục đăng đối,
quy tụ và một điểm giữa là ngôi mộ. Lăng thời Trần An Tông (lăng Đồng Thái hay Thái lăng) xây dựng năm 1320 ở An Sinh
(Đông Triều, Quảng Ninh) là một ví dụ về xu hướng bố cục trên.
Cuối đời trần có sự ảnh hưởng của Nho giáo đã làm cho vườn lăng chuyển hướng bố cục. Vườn lăng Trần Hiến Tông xây
dựng năm 1381 ở An Sinh biểu hiện cho sự chuyển hóa bố cục quy tụ sang đối xứng hai bên “đường thần đạo”. Ngôi mộ vẫn nằm
tự ở khoảng giữa Lăng, song đã có sân chầu trước mộ với hàng tượng chầu đối xứng trên trúc đường thần đạo.
Các sân vườn này gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đình, đền chùa. Do chỗ các công trình này là nơi nhân dân lui tới nên các
sân vườn có những nét giống nhau: cả ba đều có sân, vườn, cổng; cả ba đều có sân vườn trước.
Sân vườn cổng mang tính chất báo hiệu, đồng thời cũng là nơi tạm nghỉ chân của khách viếng thăm hoặc qua đường.Bố cục
sân vườn chủ yếu là cây bóng mát cao to, thuộc loại cổ thụ.Cây trồng cạnh cổng chính tạo thành một quần thể giản dị, trang nghiêm
và hữu ích, đôi khi vườn ao nước hình bán nguyệt.
Ở sân vườn đình, mảnh sân trước là khu vực che mát cho sân đình, còn ở sân vườn đền và sân vườn chùa mảnh vườn trước
là khu vực trang trí, thường được trồng những cây thấp có hoa thơm. Cảm giác này càng được nhấn mạnh ở sân vườn cạnh – là khu
vực có bố cục không gian kín, nằm hai bên các gian thờ cúng của đền và chùa (hương hoa quyện với hương trầm tạo không khí
thoát tục). Do có nhà tổ nên sân vườn chùa thường có thêm mảnh sân vườn trong với bố cục đăng đối và chỉ trồng một loại cây
quý, cây có hoa thơm.
1.2.2. Một số công trình tín ngưỡng ở Việt Nam
Đền Trần, chùa Tháp – Nam Định.
Khu di tích văn hóa-lịch sử Đền Trần - Chùa Tháp nằm trên một phạm vi rộng lớn bao gồm: Đền Trần, có tất cả 3 đền:
Thiên Trường, Cố Trạch và Trùng Hoa ở trên nền cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa. Bên phải khuôn viên đền Trần là chùa
Phổ Minh (chùa Tháp), một danh lam cổ tự liên quan mật thiết với triều Trần và nhiều đền, đình, chùa nằm rải rác ở các nơi thuộc
phường Lộc Vượng và các xã Mỹ Phúc, Mỹ Thắng, Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 8
Khu di tích Đến Trần hay Trần Mi ếu (tên cũ: Phủ Thiên Trường ) ở thôn Tức Mặc, phư ờng Lộc Vượng, thành phố Nam
Định là nơi thờ Tổ tiên dòng tộc Đông-A, các vua Tr ần, vương phi, công chúa, hoàng tử triều Trần cùng Hưng Đ ạo đại vương Trần
Quốc Tuấn và thân quyến của vị tướng tài ba đư ợc người dân Việt tôn là vị Thánh.
Chùa Tháp hay chùa Phổ Minh t ọa lạc trên một khoảng đất rộng gần 2ha, sát với khuôn viên Đ ền Trần. Tương truyền, chùa
được xây dựng từ thời Lý và đã được vương tri ều Trần mở rộng vào năm 1262. Đây là một trong nh ững ngôi chùa cổ và lớn nhất
tỉnh Nam Định. Lối vào chùa hương sen t ỏa ngào ngạt, có nhiều cây cổ thụ xum xuê cành lá t ỏa bóng mát suốt mùa nắng hạn.
Trước cổng chùa có đỉnh đồng nặng hơn 7 t ấn, là một trong bốn vật quý của nước ta xưa.
Hình 1. 7: Đền Trần – Chùa Tháp, huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định
Nguồn -tuc/khu-di-tich-den-tran-chua-thap-nam -dinh.aspx
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 9
Quần thể kiến trúc kinh thành Hu ế
Kiến trúc cung đình Huế từ lâu đ ã trở thành một
trong những quần thể kiến trúc vô cùng đ ộc đáo của Việt
Nam. Hãy cùng nhau tìm hiểu những đ ặc điểm kiến trúc
cảnh quan vô cùng đặc biệt và thú vị này c ủa kiến trúc cung
đình Huế:
Kiến trúc dinh thự, cung đ ình Hu ế có đặc điểm là
không vươn lên cao mà dàn trải theo b ề rộng. Các lớp lang
kiến trúc hòa nhập vào thiên nhiên, ẩn hi ện trong cây xanh,
cỏ mượt, nước biếc.
Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng
đô của nhà Nguyễn trong suốt 140 năm. Hi ện nay, Kinh
thành Huế là một trong số các di tích t huộc cụm Quần thể
di tích Cố đô Huế được UNESCO công nh ận là Di sản Văn
hoá Thế giới. Năm 1803, vua Gia Long đ ã khảo sát nơi này
để xây dựng kinh đô, cho đến năm 1805 m ới bắt đầu tiến
hành xây dựng. Kinh thành Huế được hoàn ch ỉnh vào năm Hình 1.8: Lăng Gia Long huyện Hương Trà, t ỉnh Thừa Thiên - Huế
1832 dưới thời vua Minh Mạng, gồm có ba vòng thành theo
Nguồn -Lang-
thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành, và
Tử Cấm Thành. Tam-Nguy-Nga-Noi-Tieng -Nhat-Kinh-Thanh-Hue
Bên ngoài Kinh Thành còn có nhi ều di tích quan
trọng khác có liên quan. Những di tích này bao g ồm các
lăng tẩm của triều Nguyễn ở phía nam c ủa sông Hương, các
đền miếu, chùa chiền và phủ đệ với nh ững giá trị không chỉ
về mặt kiến trúc mà còn về cảnh quan c ủa chúng.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 10
Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên ngh ỉ trong một không
gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.
Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) đư ợc xây dựng từ năm
1814 đến năm 1820, nằm giữa quần th ể núi Thiên Thọ thuộc xã
Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Th ừa Thiên - Huế. Đây là nơi
yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), v ị vua đầu tiên trong số
13 đời vua nhà Nguyễn.
Lăng Gia Long có chu vi hơn 11 ngh ìn mét, trước mặt có núi
Đại Thiên Thọ làm tiền án, mỗi bên có 14 ng ọn núi chầu vào tạo
thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch h ổ”. Phần chính giữa là khu
lăng mộ của vua và bà Thừa Thiện Cao Hoàng h ậu.
Lăng nằm xuôi theo dòng sông H ương, quanh năm trong
không khí mát lành. Lăng Gia Long là m ột bức tranh tuyệt tác về sự
phối trí giữa thiên nhiên kiến trúc.
Lăng Tự Đức là một trong nh ững công trình đẹp nhất của
kiến trúc thời Nguyễn. Hình 1.9: Lăng Tự Đức–xã Th ủy Xuân, tỉnh Thừa Thiên- Huế
Toạ lạc trong một thung lũng h ẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Nguồn -
Thuỷ Xuân, thành phố Huế, lăng Tự Đức (hay Khiêm Lăng) xây Lang-Tam-Nguy-Nga-Noi -Tieng-Nhat-Kinh-Thanh-Hue
dựng từ năm 1864 đến năm 1867 trên di ện tích 475 ha. Gần 50 công
trình trong lăng ở hai khu vực tẩm đi ện và lăng mộ đều có chữ
Khiêm trong tên gọi. Lăng mang yếu t ố khoáng đạt, đường nét mềm
mại phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi s ĩ này.
Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đ ời, đây còn là nơi
vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ nên c ảnh quan của lăng
tựa như một công viên rộng lớn với h ồ nước thơ mộng, hàng thông
xanh ngát. Đặc biệt phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh
Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là m ột trong những nhà hát cổ
nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 11
Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong
thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng
thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu
quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu
tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân
dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính
quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi
miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện
Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio
Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
Hình 1.10: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn
Nguông
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 12
Chương 2
MỤC TIÊU-ĐỐI TƯỢNG -NỘI DUNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu, đề xuất phương án thiết kế cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan trong khuôn viên đền liệt sĩ.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng (công trình kiến trúc, cây xanh, nắng, gió) khuôn viên đền liệt sĩ huyện Giao Thủy.
- Đưa ra phương án thiết kế cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan trong khuôn viên đền liệt sĩ.
- Thiết kế chi tiết không gian cảnh quan trong khu vực đền liệt sĩ.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khuôn viên đền liệt sĩ huyện Giao Thủy.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát sơ bộ hiện trạng công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng và các công trình bổ trợ, cây xanh trong khu vực nghiên
cứu.
- Phân tích mối liên hệ chức năng giữa các không gian với người sử dụng, các yếu tố không gian cảnh quan trong khu vực
nghiên cứu.
- Thiết kế chi tiết mặt bằng tổng thể và từng phân khu không gian cảnh quan, từ đó lên phối cảnh cho từng phân khu, đề
xuất danh sách loài cây có thể sử dụng trong khu vực nghiên cứu.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Ngoại nghiệp
- Thu thập tài liệu cơ bản cho nội dung nghiên cứu:Điều kiện tự nhiên xã hội, hiện trạng cây xanh khu vực nghiên cứu, hụp
ảnh hiện trạng khu vực nghiên cứu, điều tra hiện trang cây xanh theo mẫu biểu sau.
Mẫu 03: Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh
Địa điểm:..
Stt Tên cây Tên khoa học Họ cây D1.3 (cm) Hvn (m) Hpc (m) Dt (m) Sâu bệnh hại
Ghi chú
Mẫu 04: Điều tra hiện trạng hệ thống các loài hoa thảo
Địa điểm:..
Stt Tên cây Tên khoa học Tên họ Hình thức sử dụng Chiều cao cây (cm) Diện tích (m2) Ghi chú
2.4.2. Nội nghiệp
- Tổng hợp, phân tích các số liệu, dữ liệu điều tra hiện trạng.
- Tổng hợp các nguyên tắc, cơ sở lý luận áp dụng trong việc thiết kế không gian kiến trúccảnh quan công trình tín ngưỡng.
- Đề xuất giải pháp cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp vẽ tay và vẽ máy xây dựng các bản đồ bản vẽ hiện trạng. Các yếu tố cảnh quan trong khu vực bằng
các phần mềm đồ họa như autocad, sketchup, photoshop để thể hiện nội dung thiết kế.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 14
Chương 3
ĐIỀU KIỆN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, mối liên hệ khu v ực
Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp v ới biển Đông Việt Nam. Phía
Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp v ới huyện Hải Hậu, ranh giới với hai huy ện này là con sông Sò phân lưu
của sông Hồng. Phía Bắc và Đông Bắc ti ếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng (chính B ắc là huyện Kiến Xương,
Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Cực Đông là c ửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm.
Giao Thủy bao gồm 2 thị trấn: Ngô Đ ồng (huyện lị), Quất Lâm và 20 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao
Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thi ện, Giao Thịnh, Giao
Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoành Sơn, H ồng Thuận.
Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh t ế của Giao Thủy. Đây là địa phương có dự án Đư ờng cao tốc ven biển Ninh Bình -
Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.
Hình 3.1: Vị trí khu vực nghiên cứu
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 15
Với chiều dài 32km bờ biển. Diện tích tự nhiên 232,1km². Dân số toàn huyện năm 2010 là 189.660 người. Nằm ở phía hạ
lưu sông Hồng, hàng năm nhận được một lượng phù sa rất lớn tạo nên những vùng đất bồi mới với hàng ngàn hecta khá bằng
phẳng tiến ra biển Đông. Theo dòng thời gian mỗi khi lớp đất bồi nền đã vững chắc, ông cha ta lại quai đê, lấn biển.
Khu vực nghiên cứu nằm ngay vị trí trung tâm huyện Giao thủy, theo quy hoạch chi tiết là nơi có tuyến đường cao tốc ven
biển đi qua, là đầu mối kết nối các khu vực với nhau, hệ thống giaothông thuận tiện mới được đầu tư nâng cấp nhằm tiết cận với bờ
biển kéo dài của huyện, tạo động lực phát triền kinh tế biển cũng như phát triển du lịch.
Đền liệt sĩ nằm ngay cạnh tuyến đường tỉnh lộ 489 giao với quốc lộ 37B nối liền trung tâm huyện với vườn quốc gia Xuân
Thủy- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh
thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú và khu du lịch biển Quất Lâm.
Qua phân tích trên thấy được ưu nhược điểm của vị trí khu vực nghiên cứu nằm tại vị trí là nút giao thông quan trọng của
huyện Giao thủy, có kết nối nhanh chóng và thuận với các khu vực lân cận.Mặc dù có vị trí thuận lợi nhưng khu vực nghiên cứu lại
bị tách biệt với không gian bên ngoài làm mất đi ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ cũng như tôn vinh truyền thống anh hừng của những
thế hệ đi trước.Vì vậy trong quy hoạch định hướng, vị trí khu vực nghiên cứu cần có sự điều chỉnh về không gian chức năng sao
cho phù hợp nhất.
3.1.2. Điều kiện khí hậu
Mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình: 23°C –24°C. Độ ẩm
trung bình: 80–85%. Tổng số ngày nắng: 250 ngày. Tổng số giờ nắng: 1650–1700 giờ. Lượng mưa trung bình: 1750–1800 mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tốc độ gió trung bình: 2–2,3 m/s. Mặt khác, do
nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4–6 cơn
bão/ năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10).
3.1.3. Thuỷ văn
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1,750 – 1,800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít
mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1,650 – 1,700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 16
Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Giao thuỷ thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới,
bình quân từ 5 – 8 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn
nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
3.2. Điều kiện văn hóa xã hội
Là quê hương phát tích của nhà Trần, là một vùng kinh tế - văn hoá phát triển mạnh ở thế kỷ XIII- XIV, những vị thần có
nguồn gốc lịch sử của thời kỳ này như: Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, công chúa Huyền Trân, công chúa Thuỵ
Bảo, Phạm Ngũ Lão, Ngô Miễn, Lê Hiến Tứ, Lê Hiến Giản... ở thời kỳ này chiếm tỷ lệ cao hơn các vùng khác.
Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định hiện có 30 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó phần lớn là những ngôi chùa,
tiêu biểu như: Chùa Hà Cát, xã Hồng Thuận; Chùa Diêm Điền, Thị trấn Ngô Đồng; Chùa Hoành Nha, xã Giao Tiến; Chùa An Lạc,
xã Giao Thiện; Chùa Hoành Lộ, xã Giao An... Các di tích trên ngoài bảo lưu được kiến trúc độc đáo cùng nhiều di vật cổ còn là
những cơ sở cách mạng của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến. Ngày nay, những ngôi chùa ở Giao Thủy vẫn tiếp tục phát
huy giá trị là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa thu hút đông đảo phật tử tham gia.
Với nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của nền văn minh lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hàng trăm công
trình tôn giáo có kiến trúc độc đáo là tiền đề cho sự phát triển văn hóa xã hội của địa phương.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 17
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu
4.1.1. Phân tích Nắng
Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 gi ờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%, Lượng b ốc hơi 723mm/năm. Nắng chủ yếu
gắt vào mùa hè.
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hư ởng nắng chính hương Tây.Phần lớn công trình chịu nắng nóng c ả ngày đặc biệt vào mùa
hè, như vậy khi thiết kế cần chú ý chắn n ắng hạn chế ảnh hưởng đến công trình.
Hình 4.1: Hiện trạng nắng khu vực nghiên cứu
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 18
4.1.2. Phân tích Gió
Vùng này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa đông bắc (mùa lạnh) và gió mùa tây nam (mùa nóng) có tính chất đối
ngược nhau.Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm.
Do điều kiện địa hình không thuận lợi để chắn gió nên đa phần khu vực nghiên cứu chịu gió lạnh khi vào mùa đông cũng
như gió nóng khi mùa hè đến. Từ những phân tích nên cho thấy trong định hướng thiết kế cảnh quan ngoài việc làm đẹp cảnh quan
còn cần chú ý đến các yếu tố như: nắng, gió, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi người.
Hình 4.2: Hiện trạng gió khu vực nghiên cứu
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 19
4.1.3.Phân tích Địa hình
Với địa hình tương đối bằng ph ẳng tạo nên một không gian rộng xuyên suốt trong qua trình thi ết kế. Vì vậy khi thiết kế cảnh
quan điều cần thiết là phải tạo ra sự ăn nh ập cảnh quan giữa các khu vực với nhau tạo nên một tổng th ể hài hòa. Giải pháp có thể sử
dụng các tầng tán cây khác nhau để nh ấn mạnh cảnh quan từng vực đồng thời tăng diện tích phủ xanh.
Hình 4.3: Mặt cắt địa hình khu vực nghiên cứu
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 20
4.1.4.Phân tích Cây xanh
Qua khảo sát thực tế, tổng hợp s ố liệu điều tra đã thu được bảng hệ thống cây xanh trong b ảng dưới đây:
Loài thực Số lượng
Stt Tên khoa học Họ thực vật
vật (cây)
1 Tùng tháp Sabina chinensis Cupressaceae 30
2 Cây đại Plumeria rubra Apocynaceae 9
3 Cây đề Ficus religiosaL. Moraceae 5
4 Lôc vừng Barringtoria racemosa Lecythidaceae 3
Spreng
5 Cau vua Roystonea regia Arecaceae 10
6 Cây nhãn Dimocarpus longan Sapindaceae 4
Lour., 1790
7 Cây sấu Dracontomelon Anacardiaceae 2
duperreanum
8 Cây sanh Ficus benjamina Moraceae 33
L., 1753
9 Đa lông Ficus drupacea Thunb Moraceae 1
Hình 4.4: Biểu đồ số lượng cây xanh và thành ph ần loài
10 Cau ta Areca catechu Arecaceae 24
11 Bùm sụp Carmona microphylla Ehretiaceae 26
12 Cỏ nhung Zoysia japonica Poaceaa 165m²
Bảng 4.1: Tổng hợp cây xanh và thành ph ần loài
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 21
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy, c ảnh quan khu vực nghiên cứu có tổng số 11 loài thực vật c ả cây cao tầng và cây thấp tầng
trong đó cây thấp tầng và cây trồng ch ậu chiếm đa số với 90 cây trên tổng số 139 cây. Cây xanh chi ếm số lượng nhiều nhất là cây
sanh với 33 cây bao gồm cả cây trồng ch ậu và cây trồng bồn, tiếp đến là cây tùng tháp với 30 cây. Cây có s ố lượng trồng ít nhất là
cây đa lông khi chỉ có 1 chậu, tiếp đến là cây s ấu và cây lộc vừng lần lượt là 2 cây và 3 cây được tr ồng.
Nhìn chung sự đa dạng về thành ph ần loài cây và phân tán chưa thể hiện rõ ràng do một ph ần các cây mới trồng đang trong
thời kì phát triển, một phần do đặc thù khu v ực nghiên cứu là công trình tín ngưỡng nên hạn chế về thành phần loài cây, cũng như
khả năng chăm sóc cây trong khu vực không đ ảm bảo nên việc lựa chọn cây chủ yếu là những cây có s ức sống tốt, ít công chăm
sóc.
Từ kết quả diều tra thực tế theo
mẫu 03, 04 đã xây dựng được bản đ ồ
cây hiện trạng cây xanh khu vực nghiên
cứu.
Từ bảng điều tra thực tế và sơ đ ồ
cây xanh chiếm khoảng 40% diện tích
bề mặt khuôn viên ngoài những cây cho
độ phủ xanh nhanh như : cây sanh, c ỏ
nhung hay bùm sụp thì một số loài cây
phổ biến được trồng nhiều như: cau ta,
tùng tháp, cau vua hay cây sanh bên
cạnh đó còn kết hợp với những loài cây
gỗ lâu năm như: cây nhãn, cây sấu, cây
đề tạo tính đa dạng cho cảnh quan.
Ngoài ra cây phù đất hay cây xanh m ặt
nước cũng đóng góp quan trọng trong
việc tạo tính đồng bộ không gian xanh
từ trên xuống dưới điển hình nh ư cây
cỏ nhung với diện tích phủ mặt lên đ ến
165m². Hình 4.5: Bản đồ hiện trạng cây xanh
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 22
Qua một số hình ảnh về hiện
trạng cây xanh và phân tích ở trên
mặc dù số lượng cây xanh khá
nhiềusong chưa đáp ứng được nhu
cầu về mặt không gian xanh,
nhiều cây bị sâu bệnh, chết do
không được chăm sóc cẩn thận và
điều quan trọng là nhiều cây cảnh
trồng trong chậu không được chú
ý dẫn đến tình trạng phát triển
không đồng đều, thành phần loài
cây đa phần rụng lá vào mùa đông
nên ảnh hưởng đến tính cảnh quan
khi cây rụng lá trơ cảnh. Bên cạnh
đó thì nhiều cây cỏ dại mọc chen
lấn làm hư hại và chết cây. Phần
lớn cây xanh được trồng trong bồn
được định hình sẵn tạo nên một
tổng thể hài hòa cho toàn bộ khu
vực.
Từ những phân tích trên
thấy rõ để đáp ứng nhu cầu lâu dài
trong phát triên cảnh quan cần
thay thế và bổ sung thêm các loài
cây khác nhằm tăng tính đa dạng
trong cảnh quan khu vực, đồng
thời đáp ứng nhu cầu phát triển
lâu dài và làm tăng thêm giá trị
truyền thống tín ngưỡng tâm linh. Hình 4.6: Hiện trạng cây xanh
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 23
4.1.5.Phân tích Cơ sở hạ tầng
Qua điều tra sơ bộ hiện trạng công trình ki ến trúc, cơ sở hạ tầng và các công trình phụtr ợ đã rà soát và xây dựng được chi
tiết bản đồ hiện trạng khu vực đền liệt s ĩ – huyện Giao thủy dưới đây:
Hình 4.7: Hiện trạng mặt bằng bố trí cơ sở hạ tầng
Điều tra thực tế hiện trạng cơ s ở hạ tầng khu vực nghiên cứu được chia làm 3 khu chính bao g ồm: khu hồ, khu cây xanh và
khu đền thờ. Các khu vực được liên kết thông su ốt thành một trục giao thông xuyên suốt từ bên ngoài c ổng đền vào tới trong đền.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 24
Hình 4.8: Hiện trạng cơ sở hạ tầng
Từ những hình ảnh thực tế về cơ s ở hạ tầng nhìn chungthuận tiện, liên kết các khu vực v ớ
một số điểm bất cập như bề mặt bê tông hóa quá nhi ều dẫn đến không gian xanh phủ mặt đất bị hạ
trính nâng cấp cải tạo thêm công trình ph ụ trợ phía sau nên ảnh hưởng không nhỏ tới yếu tổ cảnh quan toàn khu v
lớn vật tư xây dựngxếp ngổn ngang gây c ản trở việc đi lại cũng như một số còn trực tiếp gây ảnh hư
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản
Qua phân tích ở trên ta thấy đư ợc vấn đề cấp thiết ở đây là thay đổi vật liệu lát bề mặt nh ằm làm tăng tính cảnh quan cho
khu vực nhằm tăng thêm không gian xanh m ột cách tối đa, tận dụng các vật liệu thân thiện với môi trư ờng như gạch cỏ để lát mặt
sân, cũng như đường đi lối đi lại.
4.1.6.Phân tích Công trình kiến trúc
Đền thờ được thiết kế theo kiến trúc truy ền thống
mái chồng diêm, mũi đao, mái cong và các h ọa tiết hoa văn
cổ. Cột bê tông hình dáng kiểu giả nh ằm mô phỏng theo
kiến trúc gỗ truyền thống. Phần mái l ớn chiếm 2/3 chiều
cao mặt đứng công trình. Góc mái tức “tàu đao” làm cong
uốn ngược, còn được gọi là đao quật. Trong khi đó ki ến
trúc Trung Hoa hay Nhật Bản tuy c ũng mái cong đua ra
nhưng chỉ hơi hếch ở góc mái còn thân mái võng xu ống
dốc nhiều ở đỉnh rồi xoải dần khi đến di ềm mái. Hệ thống
đỡ mái hiên là bằng cây kẻ, hay bẩy. Đây là m ột thanh gỗ
đặt chéo theo triền dốc mái, khi đến di ềm mái thì vươn ra
bằng nguyên tắc đòn bẩy.
Các bờ nóc có gạch hoa chanh, đ ỉnh mái gắn con
kìm (kim long, hay cá chép hóa rồng) ở hai đầu bờ nóc,
con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp, hay lạc long Hình 4.9: Đền th ờ chính
thủy quái.
4.1.7.Nhận định chung về hiện trạng c ảnh quan khu vực nghiên cứu
Thông qua qua trình điều tra kh ảo sát hiện trạng nhìn chung cảnh quan khu vực nghiên c ứu cơ bản là ổn định, nhưng bên
cạnh đó còn một số vấn đề cần thay th ế nhằm tăng tính cảnh quan cho tổng thể khu vực đền như h ệ thống cây xanh cần được thay
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 26
thế và bổ sung loài cây mới nhằm đa dạng loài cây xanh, đồng thời bổ sung thêm các cây tầng thấp, cây trồng thảm để đa dạng tầng
không gian xanh từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm ghế ngồi, thùng rác, bố trí thêm giàn hoa
4.2.Nguyên lý thiết kế
Mục đích cuối cùng của quy hoạch thiết kế cảnh quan là sáng tạo ra một môi trường tự nhiên, đẹp về cảnh quan và tốt về
môi trường sinh thái. Do vậy, khi quy hoạch thiết kế cảnh quan cần phải dựa trên các tiền đề khoa học kỹ thuật, nhu cầu xã hội, nhu
cầu công năng và sự cho phép về điều kiện kinh tế và đặc chú ý mối quan hệ biện chứng thống nhất giữa các yếu tố cần đạt được là
“Bền vững- thích dụng – kinh tế - mỹ quan”, các yếu tố này luôn tồn tại cung nhau, không thể tách rời.
Tính công năng
Thiết kế cảnh quan đầu tiên phải xem xét đến công năng của công trình.Với mỗi công năng khác nhau, công trình sẽ có
những đặc trưng khác nhau.
Tính khoa học
Trong thiết kế cần phải căn cứ vào mục đích, nguyên lý khoa học và yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến hạng mục công trình.
Đáp ứng nhu cầu người sử dụng
Khi tiến hành quy hoạch thiết kế cảnh quan cần phải quan sát tâm lý của hiểu nhu cầu hoạt động của họ trong trong khu
cảnh quan để khi cảnh quan được tạo lập có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con người.
Kinh tế
Các phương án lựa chọn phải khả thi và tối ưu về mặt kinh tế.
Mỹ quan
Khi thiết kế cần tuân theo hệ thống các nguyên lý về cái đep: Tính hài hòa, thống nhất, nhịp điệu
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 27
4.3.Phương án đề xuất
4.3.1.Ý tưởng thiết kế cải tạo cảnh quan tổng thể
Đền thờ nói chung và đền thờ liệt sĩ nói riêng ngày nay không chỉ là nơi thể thiện tĩn ngưỡng của người dân với các bậc tiền
nhân, mà nơi đây còn là nơi lưu giữ lịch sử, góp phần vào công tác giáo dục thế hệ sau về truyền thống đạo lí uống nước nhớ
nguồn. Chính vì lí do đó đề tài “Thiết kế cải tạo không gian cảnh quan khuôn viên đền sĩ huyện Giao Thủy–tỉnh Nam Định” nhằm
tạo ra không gian cảnh quan thu hút người dân đến tham quan và tìm hiểu.
Dựa trên các phân tích về nguyên tắc thiết kế cảnh quan, dựa vào quá trình khảo sát thực tế hiện trạng khu vực nghiên cứu.
Đề tài đã xây dựng sơ đồ ý tưởng thể hiện phân khu chức năng cảnh quan và mối liên kết giữa các khu vực như sau:
Hình 4.10: Sơ đồ ý tưởng
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 28
Hình 4.11: Minh họa ý tưởng
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 29
Hình 4.12: Mặt bằng thiết kế cảnh quan
khách
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 30
Vị trí cây hi ện tr ạng gi ữ lại
Đại hoa đ ỏ
Nhãn
Tùng tháp
Sấu
Lộc
Sanh
Đề
Vị trí cây hi ện tr ạng sau đánh chuy ển
Hình 4.13: Sơ đồ thay đổi vị trí cây sau đánh chuyển
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 31
4.3.2.Phân khu chức năng
Dựa trên các phân tích về nguyên t ắc thiết kế cảnh quan, dựa vào thông tin số liệu điều tra hiên tr ạngthu thập được. Đề tài đã
xây dựng sơ đồ phân khu chức năng c ảnh quan theo hình 4.14 và sơ đồ ý tưởng tổng thể toàn b ộ khu vực nghiên cứu theo hình
4.10, nhìn vào sơ đồ phân khu chức năng theo công năng có th ể chia khu vức nghiên cứu thành 3 phân khu ch ức năng chính: Khu
vực cảnh quan 1 – cảnh quan ven hồ, khu v ực cảnh quan 2 – cảnh quan trục chính, khu vực cảnh quan 3 – sân trước nhà khách.
Hình 4.14: Phân khu chức năng
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 32
Khu vực cảnh quan ven hồ
Ý tưởng thiết kế khu 1 cải tạo khu hồ thành không gian cảnh quan tiếp cận mặt nước,
với hệ thống đường dạo bằng bê tông gần mép nước, xung quanh hồ trồng cây liễu rủ tạo
phản bóng với mặt nước, ngoài ra bố trí ghế ngồi xung quanh đường đi để làm nơi dừng chân
ngắm cảnh.
Lấy ý tưởng từ hình tượng bông hoa sen, loài hoa “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn ” tượng trưng cho sự thanh cao để tạo hình điểm nhấn cho toàn khu, như một điểm dừng
chân cho du khách chiêm ngưỡng tham quan và hòa mình cùng với thiên nhiên. Ở đây cần
chọn những loài cây làm nổi bật cảnh quan và dễ chăm sóc.
Hình 4.15: Mặt bằng cảnh quanven hồ Hình 4.16: Chi tiết bông sen
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 33
Hình 4.17: Phối cảnh cảnh quan ven hồ
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 34
Mặt cắt 1 - 1
Mặt cắt 2 - 2
Hình 4.18: Mặt cắt cảnh quan ven hồ
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 35
Khu vực cảnh quan trục chính
Khu vực này là mặt trước của đền, giữ vai trò quan
trọng trong cảnh quan, để tạo cảnh quan phù hợpvề cả
mỹ quan lẫn công năng, cần chọn các loài cây phù hợp,
tầng tán thưa để tránh che mất tầm nhìn và sự thoáng
đãng vào đền.
Thiết kế dàn hoa xung quanh bao bọc bởi cây bóng
mát để tạo view, ngoài ra xếp ghế đá xung quanh phục
vụ nhu cầu dừng chân ngắm cảnh.
Hệ thống đường giao thông, đường dạo bố trí hài
hòa với tổng thể khu nhằm tạo lưu thông thuận lợi, qua
đó ăn nhập với cảnh quan xung quanh, không phá vỡ
làm vụn cảnh quan
Loài cây được lựa chọn chủ yếu là cây dễ trồng dễ
chăm sóc, thời gian sử dụng lâu nhằm tạo cảnh quan
xuyên suốt trong năm.
Hình 4.19: Mặt bằng cảnh quan trục
chính
Hình 4.20: Chi tiết ghế đá Hình 4.21: Chi tiết dàn hoa
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 36
Hình 4.22: Phối c ảnh cảnh quan trục chính
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 37
Mặt cắt 3 - 3
Mặt cắt 4 - 4 Hình 4.2 3: M ặt c ắt c ảnh quan tr ục chính
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 38
Khu vực cảnh quan sân trước nhà khách
Để tạo ra một cảnh quan thu hút người nhìn cần cải tạo lại hệ
thống cây xanh và những điểm cảnh, sao cho hợp lý, vừa bắt mắt lại
vừa có ý nghĩa, tạo sự thống nhất cho cả khu đền nên cây trồng cần
được bố trí sao cho phù hợp, tạo sự đăng đối mà lại không bị rối mắt,
vừa có bóng mát mà điều đặc biệt khi kết hợp với công trình tạo nên
sự dễ chịu, hài hòa và đẹp mắt. Ngoài những loài cây cũ tận dụng lại
thì bổ sung thêm một số loài cây đễ trồng dễ chăm sóc, tạo ra sự kết
hợp ăn ý giữa cây cũ và cây mới.
Không gian công cộng ngoài trời được tận dụng để bố trí bồn hoa
trồng cây tạo bóng mát bên dưới thiết kế cách điệu với sàn gỗ ngoài
trời kết hợp để tạo sân chơi, ghế ngồi.
Diện tích bê tông hóa cũ được thay thế bởi các vật liệu mới, tạo ra
sự ăn nhập thống nhất, đảm bảo được ý tưởng tổng thể đưa ra giảm tối
đa diện tích bê tông hóa.
Mặt đứng
Mặt bằng
Hình 4.24: Mặt bằng cảnh quan sân trước
Hình 4.25: Chi tiết bồn nhà khách
hoa
Hình 4.26: Chi tiết ốp lát sân trước nhà
khách
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 39
Hình 4.27: Phối cảnh cảnh quan sân trước nhà khách
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 40
Mặt cắt 5 - 5
Mặt cắt6 - 6
Hình 4.28: Mặt cắt cảnh quan sân trước nhà
khách
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 41
Hình 4.29: Phối cảnh tổng thể ý tưởng
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 42
4.4. Đề xuất một số loài cây ứng dụng trong c ảnh quan khu vực nghiên cứu.
4.4.1. Danh mục cây xanh
Dựa trên việc phân tích điều ki ện khí hậu, thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu. Dựa trên đ ặc điểm sinh thái của các loài cây
trồng. Dựa trên các phân tích về yêu c ầu cảnh quan, sự đa dạng về loài, màu sắc, tầng tán. Đề tài nghiên cứu đã đề xuất bộ sưu tập
một số loài cây có thể ứng dụng trong khu v ực nghiên cứu.
Bảng 4.2: Đề xuất bộ sưu tập các loài cây tầng cao
Tên phổ
STT Tên khoa h ọc Họ thực vật Ảnh minh họa
thông
1 Ban trắng Mauhimia variegate L. Caesalpiniaceae
Barringtoria racemosa
2 Lộc vừng Lecythidaceae
Spreng
Muồng hoàng
3 Cassia fistula L. Caesalpiniaceae
yến
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 43
4 Liễu Salyx babylonica L. Salicaceae
5 Nanh chuột Cryptocarya concinna Lauraceae
6 Sao đen Hopea odorata Roxb. Dipterocapaceae
7 Bàng đài loan Terminalia mantaly Combretaceae
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 44
8 Đề Ficus religiosa Moraceae
9 Đại hoa đỏ Plumeria rubra Apocynaceae
10 Nhãn Dimocarpus longan Sapindaceae
Livistona chinensis R. Br. Ex
11 Cọ tàu Arecaceae
Mart
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 45
12 Cau ta Areca catechu L Arecaceae
Dracontomelon
13 Sấu Anacardiaceae
duperreanum
14 Hoa mộc Osmanthus fragrans Oleaceae
15 Sanh Ficus benjamina Moraceae
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 46
Bảng 4.3: Đề xuất bộ sưu tập các loài cây trồng thảm
Tên phổ
Tên khoa h ọc Họ thực vật Ảnh minh họa
STT thông
1 Dạ yến thảo Petunia hybryda Solanaceae
2 Cỏ lan chi Chlorophytum laxum Asparagaceae
3 Chu đinh lan Spathoglottis plicata Orchidaceae
4 Vạn tuế Cycas revoluta Cycas revoluta
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 47
5 Trúc quân tử Bambusa multiplex Poaceae
6 Mạch môn Ophiopogon japonicus Wall Haemodoraceae
7 Dừa cạn Catharanthus roseus Apocynaceae
8 Tóc tiên Zephyranthes rosea Amaryllidaceae
9 Lan ý Spathiphyllum wallisii Araceae
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 48
10 Rện vằn Alternanthera bettzickiana Amaranthaceae
11 Lá gấm Solenostemon scutellarioides Lamiaceae
12 Cúc mặt trời Melampodium paludosum. Asteraceae
13 Chuỗi ngọc Duranta repens Verbenaceae
14 Hoa hồng Rose sp. Rosaceae
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 49
15 Cỏ lạc Arachis pintoi Fabaceae
16 Cỏ nhung Zoysia japonoca Poaceaa
17 Cẩm tú cầu Hydrange Hydrangeaceae
Evolvulus alsinoides, Evolvulus
18 Thanh tú Blue Daze
glomeratus
19 Cúc chuồn Cosmos sulphureus Asteraceae
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 50
20 Hoa giấy Bougainvillea Nyctaginaceae
Lauraceae
21 Nguyệt quế Laurus nobilis
Juss., 1789
22 Hoa sen Nelumbo nucifera Nelumbonaceae
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 51
Chương 5
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài đã rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, đánh giá về tình hình cảnh quan nói chung chưa được trú trọng, thành phần loài, số lượng, diện tích không gian
xanh hạn chế chưa tạo ra được cảnh quan đẹp, hiệu quả, và thích dụng.
Thứ hai, đánh giá chung hiện trạng khu vực
+ Về cơ bản khu vực nghiên cứu có các đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình
+ Về hiện trạng công trình kiến trúc cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.
Thứ ba, Đề xuất phương án cải tạo không gian cảnh quan khu vực nghiên cứu dựa trên các nguyên lý thiết kế cảnh quan nói
chung, các phân tích về hiện trạng, để đề xuất các nguyên lý trong thiết kế cảnh quan khu vực, đề xuất sơ đồ ý tưởng phù hợp với
công năng công trình, đề xuất được 01 phương án thiết kế khả thi.
Thứ tư, đề tài đã đề xuất các loài cây tầng cao, loài cây trồng thảm có thể ứng dụng trong cảnh quan khu vực nghiên cứu.
Các đề xuất này dựa trên phân tích đặc điểm tự nhiên, yêu cầu sinh thái, đặc điểm hình thái.Ưu tiên lựa chọn các loài có hình thái
đẹp, có hoa, tạo bóng mát.Các loài trồng thảm lựa chọn cây lá màu, có hoa thường xuyên, ít phải thay thế.
Tồn tại
Khi tiến hành nghiên cứu, đề tài cũng nhận thấy còn một số tồn tại sau: Chưa chú trọng phát triển đồng bộ hạ tầng với cảnh
quan, chưa có nét đặc trưng riêng của địa phương để tạo nên nét khác biệt.
Kiến nghị
Nếu có thể tiếp tục đề tài vào thực tiễn cần triển khai thêm các bản chi tiết hồ sơ thi công nhằm phục vụ cho quá trình thi
công thực tiễn.
Ngoài ra cần xây dựng lộ trình cụ thể để cải tạo cảnh quan từng bước, phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển về
sau.
KLTN_2018 –Đặng Văn Toản Trang 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.kts.ts. Đặng Đức Quang, “Phương pháp thể hiện kiến trúc”, NXB xây dựng, 2010
2. PTS.KTS. Hàn Tất Ngạn, “Kiến trúc cảnh quan”, NXB xây dựng, 2012
3. Lại thị nhàn,“Thiết kế cây xanh khu di tích chùa Keo huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình”
4. Lê Mộng Châu, Lê thị Huyên, “Thực vật rừng”, NXB Nông nghiệp, 200
5. Nguyễn Thị Như Mai, “ Nghiên cứu và đề xuất tôn tạo cảnh quan cây xanh tại lăng chủ tịch Hồ Chí Minh”
6. PTS.KTS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, “Kiến trúc phong cảnh”, NXB khoa học và kỹ thuật, 1996
7. PTS.KTS. Nguyễn Thu Hòa, “Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam”, NXB khoa học và kỹ thuật, 1998
8. Nguyễn Tiến Phúc, “Nghiên cứu thiết kế cải tạo công viên nghĩa trang – ví dụ công viên Vĩnh Hằng – Ba Vì – Hà Nội”
9. PGS.PTS. Nguyễn Việt Châu & PTS. Nguyễn Hồng Thục, “ Kiến trúc công trình công cộng”, NXB giáo dục, 2011
10. KTS. Tạ Trường Xuân, “nguyên lí thiết kế kiến trúc”, NXB xây dựng, 2012
11.
12. https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia_ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t
13. https://www.pinterest.com/pin/51228514488264495/;
14. https://www.pinterest.com/pin/304555993533705305/;
15. https://www.pinterest.com/pin/538109855460544790/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_thiet_ke_cai_tao_khong_gian_canh_quan_khuon_vien_den_l.pdf