Đồ án Thiết kế cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố Hà Tĩnh

Thiết kế cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố Hà Tĩnh CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC 1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1.Vị trí địa lý. Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ngày 28 tháng 5 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng – đã ký nghị định số 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 20 tháng 6 năm 2007, đã diễn ra lễ công bố thành lập thành phố Hà Tĩnh tại quảng trường trung tâm thành phố. Thành phố Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên khoảng 56,18km2 là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh có toạ độ vào khoảng 18022’ vĩ Bắc, 105056’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Nam và cách thành phố Vinh 50 km về phía Bắc. Ranh giới hành chính của thành phố có: + Phía Bắc giáp cầu Cày, sông Cửa Sót. + Phía Nam giáp xã Cảm Bình huyện Cẩm Xuyên và xã Thạch Linh. + Phía Tây giáp sông Cày (Thạch Đài). + Phía Đông giáp sông Đồng Môn. 1.1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo Nằm trong dải đồng bằng ven biển miền Trung, hình thành từ phù sa các sông và bồi tích biển, thành phố Hà Tĩnh có địa hình thấp, trũng. Cao độ mặt đất thành phố từ +0,5 ¸ +3,0 m, dốc thoải dần theo hướng tây bắc và đông nam, và từ trung tâm Thành phố ra các khu vực đồng ruộng lúa xung quanh, sông Rào Cái, sông Cày. + Khu vực đã xây dựng ở nội thị có cao độ: +2,0 ¸ +2,5 ¸ +3,0 m. + Khu vực ven nội thị: cao độ: +1,0 ¸ +2,0 ¸ 2,30 m. + Khu vực đồng ruộng lúa xung quanh Thị xã: cao độ +0,5 ¸ +1,0 m. + Khu vực ven sông Rào Cái cao độ rất thấp: 0 ¸ -1,5m. Toàn bộ thành phố đều nằm dưới mức nước sông cao nhất về mùa mưa. Vì vậy, ven các sông Rào Cái và sông Cầy, một hệ thống đê vững chắc đã đựơc xây dựng để bảo vệ thành phố và các vùng lân cận. Về mùa mưa, mức nước sông Rào Cái có thể lên tới +2,8 m. Khi đó, nếu có mưa lớn trong thành phố, toàn bộ thàn phố và các vùng xung quanh đều bị ngập úng. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh, khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, và mùa nóng, mưa từ tháng V đến tháng X hàng năm. + Mưa Mưa là yếu tố có tác động mạnh đến hệ thống thoát nước. Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung. - Lượng mưa trung bình năm: - Lượng mưa lớn nhất năm: - Lượng mưa lớn nhất tháng: - Lượng mưa lớn nhất ngày: 2.661 mm 3.700 mm 1.450 mm 657.2 mm (1983) (1992) + Nhiệt độ không khí: - Trung bình năm : - Cao nhất năm: - Thấp nhất năm: - Cao tuyệt đối: - Thấp tuyệt đối: 22,8 o C 27,5 o C 21,3 o C 39,7 o C 7 o C + Độ ẩm tương đối không khí: - Trung bình năm: - Trung bình tháng: 86% 85 – 93% + Số giờ nắng: - Trung bình tháng mùa đông: - Trung bình tháng mùa hè: 93 h 178 h + Bốc hơi: - Trung bình tháng cao nhất: - Trung bình tháng thấp nhất: - Trung bình năm: 131,18 mm 24,97 mm 66,64 mm/tháng + Gió, bão: Hướng gió chủ đạo hàng năm là từ tây nam và đông bắc. Gió tây nam nóng và khô từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm (chủ yếu ở các tháng nóng nhất từ tháng VI đến tháng VII). Gió đông bắc lạnh từ tháng XI đến tháng III năm sau. Vào mùa chuyển tiếp có gió mát, dễ chịu từ hướng đông nam. Bão thường xảy ra vào các tháng từ tháng VII đến tháng X hàng năm. Có năm có tới 3 trận bão (1971), và các trận bão lớn như cơn bão năm 1999. 1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn: Thành phố Hà Tĩnh là đô thị ven biển (giáp biển Đông) nên chế độ thuỷ văn chịu nhiều ảnh hưởng của thuỷ triều.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC 1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1.Vị trí địa lý. Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ngày 28 tháng 5 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng – đã ký nghị định số 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 20 tháng 6 năm 2007, đã diễn ra lễ công bố thành lập thành phố Hà Tĩnh tại quảng trường trung tâm thành phố. Thành phố Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên khoảng 56,18km2 là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh có toạ độ vào khoảng 18022’ vĩ Bắc, 105056’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Nam và cách thành phố Vinh 50 km về phía Bắc. Ranh giới hành chính của thành phố có: + Phía Bắc giáp cầu Cày, sông Cửa Sót. + Phía Nam giáp xã Cảm Bình huyện Cẩm Xuyên và xã Thạch Linh. + Phía Tây giáp sông Cày (Thạch Đài). + Phía Đông giáp sông Đồng Môn. 1.1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo Nằm trong dải đồng bằng ven biển miền Trung, hình thành từ phù sa các sông và bồi tích biển, thành phố Hà Tĩnh có địa hình thấp, trũng. Cao độ mặt đất thành phố từ +0,5 ¸ +3,0 m, dốc thoải dần theo hướng tây bắc và đông nam, và từ trung tâm Thành phố ra các khu vực đồng ruộng lúa xung quanh, sông Rào Cái, sông Cày. + Khu vực đã xây dựng ở nội thị có cao độ: +2,0 ¸ +2,5 ¸ +3,0 m. + Khu vực ven nội thị: cao độ: +1,0 ¸ +2,0 ¸ 2,30 m. + Khu vực đồng ruộng lúa xung quanh Thị xã: cao độ +0,5 ¸ +1,0 m. + Khu vực ven sông Rào Cái cao độ rất thấp: 0 ¸ -1,5m. Toàn bộ thành phố đều nằm dưới mức nước sông cao nhất về mùa mưa. Vì vậy, ven các sông Rào Cái và sông Cầy, một hệ thống đê vững chắc đã đựơc xây dựng để bảo vệ thành phố và các vùng lân cận. Về mùa mưa, mức nước sông Rào Cái có thể lên tới +2,8 m. Khi đó, nếu có mưa lớn trong thành phố, toàn bộ thàn phố và các vùng xung quanh đều bị ngập úng. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh, khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, và mùa nóng, mưa từ tháng V đến tháng X hàng năm. + Mưa Mưa là yếu tố có tác động mạnh đến hệ thống thoát nước. Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung. - Lượng mưa trung bình năm: - Lượng mưa lớn nhất năm: - Lượng mưa lớn nhất tháng: - Lượng mưa lớn nhất ngày: 2.661 mm 3.700 mm 1.450 mm 657.2 mm (1983) (1992) + Nhiệt độ không khí: - Trung bình năm : - Cao nhất năm: - Thấp nhất năm: - Cao tuyệt đối: - Thấp tuyệt đối: 22,8 o C 27,5 o C 21,3 o C 39,7 o C 7 o C + Độ ẩm tương đối không khí: - Trung bình năm: - Trung bình tháng: 86% 85 – 93% + Số giờ nắng: - Trung bình tháng mùa đông: - Trung bình tháng mùa hè: 93 h 178 h + Bốc hơi: - Trung bình tháng cao nhất: - Trung bình tháng thấp nhất: - Trung bình năm: 131,18 mm 24,97 mm 66,64 mm/tháng + Gió, bão: Hướng gió chủ đạo hàng năm là từ tây nam và đông bắc. Gió tây nam nóng và khô từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm (chủ yếu ở các tháng nóng nhất từ tháng VI đến tháng VII). Gió đông bắc lạnh từ tháng XI đến tháng III năm sau. Vào mùa chuyển tiếp có gió mát, dễ chịu từ hướng đông nam. Bão thường xảy ra vào các tháng từ tháng VII đến tháng X hàng năm. Có năm có tới 3 trận bão (1971), và các trận bão lớn như cơn bão năm 1999. 1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn: Thành phố Hà Tĩnh là đô thị ven biển (giáp biển Đông) nên chế độ thuỷ văn chịu nhiều ảnh hưởng của thuỷ triều. * Thuỷ triều: Sông Rào Cái và sông Cày chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Về mùa khô, dòng chảy trong sông chủ yếu do thuỷ triều. Về mùa mưa, dòng chảy trong các sông là hỗn hợp giữa dòng nước từ thượng nguồn và dòng triều. Thuỷ triều ở Thành phố Hà Tĩnh là nhật triều không đều. Trong mỗi tháng, có 2 lần triều cao và 2 lần triều thấp. Thời gian trung bình của chu kỳ này là khoảng 14 ¸ 15 ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xảy ra vào mùa khô. Từ tháng V đến tháng VII, biên độ triều trung bình tại Cửa Sót vào khoảng 117 cm. Về mùa khô, triều xâm nhập khá sâu vào nội địa (24 km) và do vậy sông bị nhiễm mặn trong những ngày này. * Thuỷ văn: a, Sông ngòi: - Sông lớn nhất chảy qua khu vực là Sông Rào Cái có diện tích lưu vực là 516 km2, phát nguyên từ dãy Đại Sơn giáp giới Kỳ Anh. Sông Rào Cái là đường thủy quan trọng vì được nối với sông Lam qua cống Trung Lương bằng hệ thống kênh nhà Lê. Tuy nhiên, về mặt cấp nước các sông này không có khả năng vì sự xâm nhập mặn với tần suất tương đối cao. Ranh giới thâm nhập của thủy triều khoảng 34 km trên sông Rào Cái. Thủy triều ở đây theo chế độ bán nhật triều không đều, thời gian dâng nhỏ hơn thời gian rút. Biên độ lớn nhất vào các tháng I; VI; VII; và XII. Các thông số: + Lưu lượng lớn nhất: Qmax = 30 m3/s; + Lưu lượng nhỏ nhất: Qmin = 0,2 m3/s; + Cốt mực nước nhất: Hmax = +6,87; + Cốt mực nước thấp nhất: Hmin = +1,79; + Hàm lượng cặn lớn nhất: Cmax = 9,91 g/cm3; + Hàm lượng cặn nhỏ nhất: Cmin= 1,3 g/cm3. + Triều cường có biên độ 2,3 m. + Triều yếu có biên độ 0,3 – 0,4 m. - Sông Cầu Phủ nối thông ra biển có lưu lượng lớn nhất Qmax = 1430 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất Qmin = 2 m3/s. Sông này bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, độ nhiễm mặn cao (hàm lượng NaCL = 860 mg/l) cho nên không thể sử dụng cấp nước cho sinh hoạt. - Sông Cầu Đông: là sông nhỏ chủ yếu là nước tái sinh từ đồng ruộng chảy vào, thực chất là mương tiêu thoát nước, nước bị ô nhiễm nặng, đây không phải là nguồn nước cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. - Sông Cầu Cầy là một nhánh của Sông Rào Cái bắt nguồn từ dãy phía Tây Thạch Hà và nhập vào sông Rào Cái tại Đò Điệm. - Sông Cụt, một sông đào được kiến tạo từ triều Nguyễn có chiều dài 2800 m, là công trình thoát nước tốt nhất cho trung tâm thành phố và có ý nghĩa về giao thông đường thủy. Sông Cụt xuất phát tại trung tâm thành phố và hợp với sông Rào Cái tại ngã ba Đô Hà. b, Hồ: Trong khu vực nghiên cứu có 8 hồ, trong đó có 2 hồ lớn là hồ Kẻ Gỗ và hồ Bộc Nguyên, các hồ còn lại là hồ nhỏ chủ yếu đóng vai trò chứa nước thải cho khu vực, cho nên không thể sử dụng vào mục đích cấp nước. - Hồ Kẻ Gỗ: Nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hà Tĩnh cách Thành phố Hà Tĩnh 13 km. Hồ thu toàn bộ dòng chảy phía thượng lưu sông Rào Cái, được xây dựng cùng với hệ thống thuỷ nông Kẻ Gỗ, có tác dụng cắt lũ làm giảm đáng kể tình hình ngập lũ cho Thành phố. Hồ Kẻ Gỗ phục vụ tưới tiêu cho 17.000 ha đất nông nghiệp của hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên đồng thời cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Sau đây là một số thông số chính về hồ Kẻ Gỗ. + Hồ kẻ gỗ đươc đưa vào sử dụng từ năm 1980 + Dung tích hồ: W = 228 triệu m3. + Diện tích lưu vực: F = 223 Km2. + Cao trình mực nước dâng trung bình: Htb = 30,5 m. + Cao trình đỉnh đập Hđ = 36 m. + Cao trình mực nước chết Hc = 14,7 m. - Hồ Bộc Nguyên: Hồ Bộc Nguyên được xây dựng năm 1964 cách thành phố Hà Tĩnh 10 km, chủ yếu cấp nước cho sinh hoạt. + Dung tích hồ W = 22 triệu m3. + Diện tích lưu vực F = 23 km2. + Cao trình mực nước cao nhất: Hmax = 18,5 m + Cao trình mực nước dâng trung bình: Htb = 16 m + Cao trình đỉnh đập tràn thiết kế Hđt = 20 m + Cao trình nước chết Hc = 10,5 m Hệ thống thoát nước thành phố Hà Tĩnh bị ảnh hưởng trực tiếp của các sông Rào Cái và sông Cày. Về mùa mưa khi lũ và triều cao trùng nhau, mức nước sông rất cao, ngập úng thường xuyên xảy ra trong Thành phố. Để bảo vệ Thành phố khỏi bị ngập lụt do các sông, dọc các sông đã có một hệ thống đê vững chắc. 1.1.5. Điều kiện địa chất Điều kiện địa chất ở Thành phố Hà Tĩnh khá phức tạp. Khoảng 10 m đầu tiên so với mặt đất chủ yếu là cát và cát pha sét. Độ chịu lực của nền đất vào khoảng 0,8 – 1,5 kg/cm2. + Khu vực Trường Đoàn có địa chất rất tốt. Theo tài liệu khảo sát địa chất: lớp trên là lớp đá tương đối đồng nhất có chiều dày từ 5 – 10 m, cường độ R > 2 kg/cm2. + Về mùa mưa: mức nước ngầm xuất hiện ở độ sâu cách mặt đất từ 0,4 đến 1,0 m. + Về mùa cạn: mực nước ngầm sâu hơn cách mặt đất từ 1,5 đến 2,5 m. 1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Diện tích và phân chia hành chính Diện tích, dân số các phường, xã của Thành phố Hà Tĩnh được tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 (theo báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND Tỉnh Hà Tĩnh). Bảng 1.1. Diện tích và phân chia hành chính Thành phố Hà Tĩnh Số TT Mã đơn vị xã phường Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (người/km2) Xóm Khối Phố I Tổng số (I+II) Thành thị 56,18 84173 1498 159 11,03 45322 4109 76 1 Phường Bắc Hà 18076 1,15 12813 11142 24 2 Phường Nam Hà 18073 1,13 7060 6248 10 3 Phường Tân Giang 18079 1,06 7157 6752 12 4 Phường Trần Phú 18070 1,47 6459 4394 9 5 Phường Hà Huy Tập 18085 1,96 5088 2596 9 6 Phường Đại Nài 18082 4,26 6745 1583 12 II Nông thôn 45,15 38851 860 81 7 Xã Thạch Linh 18088 6,92 8300 1199 15 8 Xã Thạch Trung 18094 6,46 5638 873 12 9 Xã Thạch Quý 18091 4,21 5355 1272 12 10 Xã Thạch Yên 18097 2,02 2300 1139 4 11 Xã Thạch Hạ 18103 5,52 2675 485 4 12 Xã Thạch Môn 18100 7,68 5742 748 12 13 Xã Thạch Đồng 18106 3,35 3357 1002 7 14 Xã Thạch Hưng 18109 5,27 3186 605 9 15 Xã Thạch Bình 18112 3,72 2300 618 8 Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố theo Nghị định số 09/2004NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ là: 56,18km2, được phân bố như bảng trên, trong đó: - Nội Thị: 11,03 km2, chiếm 19,6% tổng diện tích đất tự nhiên. - Ngoại Thị: 45,15km2, chiếm 80,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Quy mô đất đai đến 2010 cơ bản vẫn giữ nguyên như hiện nay, có sự điều chỉnh cơ cấu sử dụng cho phù hợp. 1.2.2. Dân số và mật độ dân số: Năm 2006, dân số Thành phố là 112.710 người, trong đó dân số nội thị là 73.859 người. Năm 2010, dân số Thành phố là 135.000 người, trong đó dân số nội thị là 115.000 người. Năm 2020, là 174.000 người (dân số nội thị là 135.000 người). Dự báo dân số Thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở tổng hợp các dự báo của dân số Thành phố, dự báo dân số căn cứ vào: + Biến động dân số của Thành phố từ năm 2000 đến năm 2005. + Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và định hướng đến 2020. + Căn cứ Quyết định số 1729/2002/QĐ/UB-XD ngày 23/8/2002 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hà Tĩnh đến năm 2020. + Căn cứ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh và các khu quy hoạch đô thị của Thành phố. + Các số liệu phát triển kinh tế của các ngành có liên quan đến Thành phố Hà Tĩnh. Phương pháp dự báo: + Giai đoạn 2005-2020 là 3,38%, trong đó tăng tự nhiên là 0,88% và tăng cơ học là 2,5%. Bảng 1.2. Bảng dự báo quy mô dân số giai đoạn 2020 TT Đô thị Hiện trạng Đến năm 2020 Toàn đô thị (người) Nội thị (người) Toàn đô thị (người) Nội thị (người) 1 Toàn Thành phố 84.173 45.322 112.700 73.700 2 Dân số quy đổi 28.537 28.537 61.300 61.300 Tổng số 112.710 73.859 174.000 135.000 1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Thu nhập bình quân năm đầu người toàn Thành phố rất thấp, đạt khoảng 160 – 170 USD/người. Trong đó: + Khoảng 15% có mức thu nhập dưới 120 USD/người năm. + Khoảng 70% có mức thu nhập dưới 150 – 250 USD/người năm. + Khoảng 15% dân cư có thu nhập trên 250 USD/người năm. Đinh hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong những năm tới: Tranh thủ khai thác mọi tiềm năng, cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phấn đấu giá trị GDP trên đầu người đạt 900 USD vào năm 2010 và thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư, trình độ dân trí giữa nội thị và ngoại thị. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 15%. Thu ngân sách tăng ổn định, đảm bảo chi thường xuyên và có tích luỹ dành đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với công nghiệp- TTCN-XDCB, thương mại- dịch vụ chiếm tû trọng chủ yếu trong nền kinh tế. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100% . Trong năm 2006 phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, tiến tới giảm hộ nghèo xuống dưới 3,5% vào năm 2010. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 95% vào năm 2010. Đến 2010 có 90% đường nội thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị, các công trình công cộng phát triển, tỷ lệ tầng cao nhà trung bình từ 3,0 tầng trở lên. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, phù hợp với tính chất, lợi thế của từng vùng và sản xuất nền nông nghiệp hàng hoá; Đẩy nhanh áp dụng khoa học- kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nhằm chuyển dịch trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lợi thế nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái. Tập trung phát triển du lịch theo hai hướng: Du lịch sinh thái theo các triền sông, các khu nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp phát triển du lịch di tích văn hoá lịch sử (Núi Nài, Võ Miếu, Khu lưu niệm Bác Hồ, Khu lưu niệm Nguyễn Phan Chánh...). Đẩy mạnh công tác y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao đời sống, làm tốt công tác chăm lo sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và phòng chống các bệnh xã hội. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phấn đấu đến 2010 đạt 90% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Với những mục tiêu định hướng như trên, cơ cấu kinh tế của Thành phố sẽ được xác định là: Công nghiệp- TTCN, Thương mại- dịch vụ và du lịch. 1.2.4. Lao động Dân số trong độ tuổi lao động là 27.240 người, chiếm 54,4% dân số toàn Thành phố. Khu nội thị: Tổng số lao động nội thị đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 10.410 người, tỷ lệ có việc làm chiếm 79,1% trong độ tuổi lao động, tỷ lệ không có việc làm chiếm tới 20,9%. Cơ cấu lao động: + Nông lâm ngư nghiệp: 47,5% + Công nghiệp, Xây dựng: 24,2% + Thương nghiệp, dịch vụ: 28,3% 1.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Tình hình sử dụng đất của Thành phố Hà Tĩnh: Đất dân dụng: 479 ha + Đất ở: 275 ha + Công trình công cộng: 78 ha + Cây xanh, công viên: 72 ha + Đường, quảng trường: 72 ha Đất ngoài dân dụng: 78,5 ha + Công nghiệp, kho tàng: 60 ha + Giao thông đối ngoại: 18,5 ha 1.3.1. Hiện trạng hệ thống giao thông Giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 1A chạy qua Thành phố Hà Tĩnh dài 6,85 Km, trong đó có 3,2 Km qua nội thị với chiều rộng đường 41m. Bến ô tô diện tích 0,5 ha, cảng sông có công suất bốc dỡ 15.000 tấn năm, cầu tàu bằng bê tông cốt thép cho tàu có trọng tải 200 tấn. Giao thông nội thị: Hệ thống đường đô thị được xây dựng dạng ô vuông kết hợp nan quạt với tổng chiều dài 46 Km, mật độ bình quân 1,5 km/km2. Chỉ tiêu giao thông đô thị: Bảng 1.3. Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị TT Tên đường phố Chiều dài (m) Chỉ giới XD (m) Diện tích (m2) (1) (2) (3) (4) (5) 1 Đường Phan Đình Phùng 1.400 35 49.000 2 Đường Hải Thượng Lãn Ông 1.680 25 42.000 3 Đường Nguyễn Du 1.400 35 49.000 4 Đường Phan Đình Giót 1.080 18 19.440 5 Đường Nguyễn Biểu 900 25 22.500 6 Đường 26 – 3 2.240 35 78.400 7 Đường Nguyễn Tất Thành 368 25 9.200 8 Đường Đặng Dung 700 18 12.600 9 Đường Lý Tự Trọng 1.260 25 31.500 10 Đường Nguyễn Thiếp 320 18 5.760 11 Đường Cao Thắng 400 18 7.200 12 Đường Nguyễn Huy Tự 1.100 18 19.800 13 Đường Nguyễn Công Trứ 2.810 35 98.350 14 Đường Trần Phú 5.200 41 213.200 15 Đường Hà Huy Tập – Cầu Cao 3.900 41 159.900 16 Đường Nguyễn Trung Thiên 680 25 17.000 17 Đường Xuân Diệu 1.050 18 18.900 18 Đường Vũ Quang 1.200 35 42.000 19 Đường Nguyễn Phan Chánh 500 18 9.000 20 Đường Mai Thúc Loan 800 18 14.400 21 Đường Nguyễn Chí Thanh 680 25 17.000 22 Đường Nguyễn Hữu Thái 400 18 7.200 23 Đường Nguyễn Thị Minh Khai 400 35 14.000 24 Đường Võ Liêm Sơn 600 18 10.800 25 Đường Tây Bệnh viện 550 18 9.900 26 Đường đi Nhà máy nước 700 25 17.500 27 Đường 1A - Nghĩa trang Núi Nài 850 18 15.300 28 Đường Tây Tỉnh đội 220 18 3.960 29 Đường Nguyễn Huy Tự 600 25 15.000 30 Đường Trung tâm 70m 1.900 70 133.000 31 Đường Xuân Diệu kéo dài 550 28 15.400 32 Đường Bồng Sơn 3 900 18 16.200 33 Đường KP10 – TG 860 15 12.900 34 Đường Trung tâm Trần Phú 1.150 15 17.250 35 Đường Đồng Quế 400 15 6.000 39.748 1.230.560 36 Đất giao thông khu đô thị Bắc Thị xã 308.440 37 Đường GT 6 phường (đường nhựa) 54.680 5 273.400 1.812.400 Tổng cộng: Đường chính rải nhựa: 39,75 km/7.33 km2 = 5,4 km/km2. Đất giao thông: 1,812 km2/7.33 km2 x 100 = 24,7%. 1.3.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước Trước năm 1954, Thành phố Hà Tĩnh có hệ thống cấp nước do Pháp xây dựng, hệ thống cấp nước tự chảy chủ yếu phục vụ quân đội Pháp. Trong thời gian chống Mỹ hệ thống cấp nước bị phá hỏng hoàn toàn. Năm 1988 nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước với công suất 5.000 (m3/ngđ), tuy nhiên chỉ xây dựng được một số hạng mục như trạm bơm cấp I, trạm bơm cấp II, bể chứa 1000 m3, 20 km đường ống có đường kính từ 150 - 400mm. Năm 1995 được sự giúp đỡ của Chính phủ Australia, Thành phố Hà Tĩnh đã xây dựng hệ thống cấp nước mới có công suất 11.000 (m3/ngđ) và đi vào hoạt động năm 1999. Nguồn nước cấp cho Thành phố Hà Tĩnh là nước mặt lấy từ hồ Bộc Nguyên, có dung tích 22 triệu m3, cách Thành phố 10 km. + Công trình thu trạm bơm cấp I và tuyến ống nước thô: Công trình thu được xây dựng tại hồ Bộc Nguyên. Diện tích trạm bơm khoảng 35 m2. Công trình thu được xây dựng có ống thu mềm gắn phao nổi để thu nước bề mặt, thu nước vào ngăn thu nước. Hiện nước thô từ hồ Bộc Nguyên được dẫn tự chảy về nhà máy xử lý, vì mực nước trung bình trong hồ Bộc Nguyên cao (cao độ +16.00 m) có thể tự chảy về nhà máy nước. Tuyến ống nước thô từ hồ Bộc Nguyên về nhà máy xử lý dài khoảng 9km kích thước D400, vật liệu ống bằng gang hiện còn sử dụng tốt. + Nhà máy xử lý nước Nhà máy nước đặt tại khu trường Đoàn xã Thạch Điền huyện Thạch Hà, có cao độ nền khu xử lý là 12 m. Các công trình trong khu xử lý bao gồm: bể trộn, bể phản ứng, bể lắng ngang, bể lọc nhanh, bể chứa, nhà hoá chất, trạm bơm cấp II. Cụm xử lý công suất 11.000 m3/ngày: Bể trộn, bể phản ứng và bể lắng ngang được xây dựng hợp khối, kết cấu bê tông cốt thép với kích thước: 40.2m x 10.2m x 4.7m, diện tích khoảng 405 m2. * Bể trộn được thiết kế xây dựng theo kiểu bể trộn đứng, kích thước mặt bằng: a x b = 2.2m x 2.2m cao h = 4.2m. * Bể phản ứng được thiết kế xây dựng theo kiểu bể phản ứng có vách ngăn chia làm 2 bể kích thước mỗi bể là: a x b = 7,5m x 5,2m; cao h = 3,8m. * Bể lắng được thiết kế theo kiểu bể lắng ngang thu nước bề mặt chia làm 2 bể, kích thước mỗi bể: a x b = 17.6m x 5.2m cao 3.5m * Bể chứa và trạm bơm cấp II - Bể chứa bê tông cốt thép có dung tích 2.000 m3 được xây dựng nửa nổi nửa chìm, kích thước 24m x 24m x 4,2m. - Trạm bơm cấp II được xây dựng kết cấu hệ khung bê tông cốt thép, mái bằng đổ bê tông và tường xây gạch, kích thước 7.2m x 28.8m x 4.5m. Trạm bơm cấp II xây dựng để cho giai đoạn II đến năm 2010, hiện trong trạm chưa lắp đặt máy bơm cấp II, mới chỉ lắp đặt máy bơm rửa lọc và máy bơm công tác. Máy bơm rửa lọc gồm hai máy Q = 1.350 (m3/h), H = 6 m. Máy bơm công tác gồm hai bơm Q = 90 (m3/h), H = 55 m. Nước sạch hiện nay tự chảy từ bể chứa trong nhà máy xử lý nước về trạm tăng áp cách khoảng 7 km. + Các hạng mục khác Nhà hoá chất được xây dựng kết cấu hệ khung bằng bê tông cốt thép và tường xây gạch, mái bằng đổ bê tông. Nhà hoá chất được xây dựng đủ cho cả giai đoạn đến 2010 với kích thước 25.2m x 6.6 m. Trong nhà hoá chất lắp đặt các thiết bị hoà trộn và định lượng phèn, vôi và Clo. Nhà hành chính quản lý được xây dựng kết cấu hệ khung bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch mái lợp tôn. Nhà hành chính quản lý gồm 3 tầng, diện tích mặt bằng 300 m2. Ngoài ra có các công trình khác như cổng tường rào xây gạch gara ôtô và nhà để xe. + Trạm bơm tăng áp Trạm bơm tăng áp được xây dựng ngay đầu khu vực nội thị. Trạm bơm tăng áp có bể chứa và trạm bơm. Bể chứa bê tông cốt thép có dung tích 2.000 m3 được xây dựng nửa nổi nửa chìm, kích thước 24m x 24m x 4.2m. Trạm bơm tăng áp được xây dựng cải tạo từ trạm bơm cấp II cũ, kích thước trạm 5.4m x 18m x 4.5m. Hiện trong trạm bố trí lắp đặt 5 máy bơm với Q = 300 m3/h, H = 50 m. + Mạng lưới phân phối Hiện nay hệ thống mạng lưới đường ống phân phối nước của Thành phố Hà Tĩnh hết sức yếu kém. Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống cấp nước chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình đầu mối trong khi đó các tuyến ống truyền dẫn và phân phối được đầu tư không đáng kể. Hiện nay mạng lưới phân phối có tổng chiều dài khoảng 42.327 m, với các ống từ DN100 đến DN450. Trên mạng lưới có bố trí 1 đài nước 1200 m3. Đài nước 1200 m3 được xây dựng trên núi Nài, đài cao 14m, kết cấu chân đài bằng bê tông cốt thép thân đài bằng compozit được nhập từ Australia về. Phần mạng đa số được lắp đặt từ những năm 1990 đến năm 1997. Các khu dân cư nằm trên các đường phố chính thuộc phần nội thị đã có mạng lưới đưa nước đến. Ngoài ra, còn có một số tuyến nối ra khu ngoại vi bao gồm: + Tuyến 200 đi Cầu Cày (uPVC). + Tuyến 200 đi Thạch Trung (uPVC). + Tuyến 150 đi Thạch Yên (uPVC). + Tuyến 100 đi Thạch Hòa (uPVC). + Tuyến 200 đi Cầu Đông (uPVC). Công ty cấp nước Hà Tĩnh đang phát triển mạng lưới cấp nước về thị trấn Thạch Hà với công suất 500 (m3/ngày). Hiện đã thi công được 70% mạng lưới, trạm bơm và bể chứa theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 5 – 2003. Một số thông số chính của hệ thống cấp nước thị xã Hà Tĩnh như sau: + Công suất thiết kế : 11.000 m3/ngày + Công suất khai thác: 11.000 m3/ngày + Chiều dài mạng lưới đường ống: 42.327m ống DN100 đến DN450 + Số hộ được cấp nước: 10.090 hộ + Số hộ có đồng hồ đo nước: 9.865 hộ + Tỷ lệ thất thoát thất thu: 41% + Chiều dài ống lắp mới: 34.529m + Giá nước bình quân 1.875 đ/m3 trong đó nước sinh hoạt là 1.500 đ/m3. 1.3.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước Thoát nước Thành phố phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Rào Cái và sông Cày. Về mùa mưa, mức nước sông cao, nước không thoát ra sông đựơc gây ngập lụt trong thị xã. Hệ thống thoát nước yếu kém khiến cho ngập úng càng thêm trầm trọng. Trong Thành phố đã có một hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước bẩn. Hệ thống này rất yếu kém do số lượng đường cống quá ít, chất lượng kém, không được bảo dưỡng thường xuyên, quá tải do đô thị hoá nhanh. Nhiều đoạn cống không nối với các cống chính trở thành các nơi chứa nước mưa và nước thải. Bùn cát, rác thải đi vào cống nhiều, lắng đọng trong cống khiến cho khả năng hệ thống bị giảm nhiều. Khi mưa to nước mưa, nước thải dềnh lên các mặt đường đô thị, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tổng chiều dài cống thoát nước hiện nay có khoảng 15.000 m, chủ yếu được xây bằng gạch, tiết diện thay đổi từ 0,3¸1 m. Tỷ lệ dân được sử dụng dịch vụ thoát nước mới chiếm 30%. Trục thoát nước chính của Thành phố hiện nay là Hào Thành, đó là mương nước quanh thành cổ, nay được sử dụng như một hồ điều hoà nước về mùa mưa. Tuy nhiên theo kế hoạch đến 2010 Thành phố Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới trong dự án hỗ trợ phát triển nâng cấp các đô thị Miền Trung vay vốn ADB. Sau khi dự án triển khai sẽ khắc phục được tình trạng ngập úng và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho Thành phố Hà Tĩnh: + Cải tạo đào mới 4 hồ điều hoà trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh (trong đó có hồ công viên rộng 18 ha); + Xây dựng mới 7 tuyến kênh thoát nước úng lụt. + Cải tạo và xây dựng mới 80 km ống thoát nước các đường nội thị, kè sông Cụt nối với Hào Thành. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG Thành phố Hà Tĩnh đang trong quá trình phát triển để trở thành đô thị hiện đại, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, thương mại dịch vụ của tỉnh. Thành phố Hà Tĩnh đang mở rộng ra các xã vùng ven, nhịp độ đô thị hoá nhanh, mức tăng dân số cao chủ yếu là tăng cơ học. Tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng của Thành phố còn nhiều yếu kém chưa thoát khỏi tính chất nông thôn và nông nghiệp. Đang xuất hiện nhiều nguy cơ về môi trường do tốc độ đô thị hoá cao nhưng không được đầu tư thoả đáng cho xây dựng hạ tầng. * Thu gom và xử lý chất thải rắn: Hiện nay công ty môi trường đô thị thuộc Thành phố Hà Tĩnh mới thu gom được khoảng 40% lượng chất thải trong toàn Thành phố. Rác thải sau khi thu gom được chuyển đến bãi rác Thạch Linh cách Thành phố 5 km. Bãi rác chỉ có khả năng thu gom chưa đảm bảo các tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh. Bãi rác có diện tích nhỏ, gần khu dân cư. Cũng theo dự án hỗ trợ phát triển nâng cấp đô thị Miền Trung Hà Tĩnh cũng được đầu tư xây dựng lại hệ thống thu gom rác và xử lý rác hợp vệ sinh hơn. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2020 Trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hà Tĩnh (Bộ Xây dựng đã có văn bản số 718/BXD-KTQH ngày 16/5/2002 v/v thoả thuận nội dung điều chỉnh quy hoạch) được UBND Tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tháng 8 năm 2002, để tạo điều kiện cho Thành phố Hà Tĩnh tiếp tục phát triển, UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã giao cho Sở Xây dựng Hà Tĩnh (chủ đầu tư) cùng với Thành phố đang xúc tiến bổ sung quy hoạch chung Thành phố Hà Tĩnh và phụ cận Thành phố phục vụ đón đầu cho khai thác mỏ sắt Thạch Khê trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2006. Các nội dung quy hoạch phát triển định hướng không gian, phát triển hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để Thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết các phường, xã, tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị theo các mục tiêu của Nghị quyết 18/NQ-TU ngày 15/12/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, xây dựng và phát triển Thành phố Hà Tĩnh trở thành đô thị loại III. 1.4.1. Hướng phát triển không gian đô thị: + Hướng phát triển đô thị: - Tân dụng quỹ đất hiện có trong khu nội thị, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị. - Mở rộng đô thị chủ yếu về phía Đông và phía Bắc gắn với việc chuẩn bị khai thác mỏ sắt Thạch Khê. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.v.v.. được bố trí phù hợp cảnh quan và kiến trúc đô thị. + Về phân khu chức năng: - Khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và kho tàng: - Công nghiệp địa phương 40ha, kho tàng bến bãi 10 ha nằm về phía Bắc Thành phố (giáp sông Cửa Sót). - Công nghiệp làng nghề truyền thống 20ha, bố trí tại xã Thạch Đồng. - Khu cơ quan hành chính, các trường chuyên nghiệp: - Cơ quan hành chính 55 ha, bố trí trên trục đường Phan Đình Phùng và nội thành 16 ha, quy hoạch khu Trung tâm hành chính Bắc Thành phố 30ha, các cơ quan kinh tế, thương mại, giao dịch đối ngoại 9 ha. - Trường chuyên nghiệp 40ha, gồm: Phía Nam bố trí cụm các trường chính trị, Cao đẳng sư phạm, Văn hoá nghệ thuật,.. phía Bắc bố trí các trường thuộc ngành khoa học kỹ thuật, dạy nghề. - Các khu nhà ở 480ha, xây dựng các khu chung cư cao tầng trên các trục lộ chính, kết hợp nhà vườn gia đình thấp tầng trên các trục xa trung tâm. - Dịch vụ công cộng: 90ha. - Công viên cây xanh: 120 ha. 1.4.2. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị: a. Đường bộ: Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đối ngoại, tập trung phát triển giao thông đối nội, hạ tầng kỹ thuật khác. Dự kiến hình thành trên cơ sở hiện trạng và phát triển như sau: * Đường đối ngoại: + Đường Phan Đình Phùng kéo dài về phía Tây nối từ Quốc lộ IA qua trung tâm Thành phố đến đường tránh Quốc lộ IA, đoạn qua Thành phố dài 4,5km rộng 41m sẽ được đầu tư mở rộng với đầy đủ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ. + Tỉnh lộ 3 và Tỉnh lộ 17 đi Hương Khê và đường Hồ Chí Minh, trong đó Tỉnh lộ 3 là chủ đạo, đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng. + Đường Tỉnh lộ 9 nối với Tỉnh lộ 22 đi về phía Đông Bắc, đoạn qua Thành phố dài 4,5km, rộng 35m. + Đường Nam cầu Cày đến cầu Thạch Đồng (đi về mỏ sắt Thạch Khê): dài 6km, rộng 35m; là công trình đón đầu khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tạo điều kiện phát triển thương mại - dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái. + Tỉnh lộ 26 đi về phía Đông đã có dự án nâng cấp được duyệt, rộng 35m, dài 4km; Sẽ được đầu tư nâng cấp, mở rộng trong năm 2006. + Bến xe liên tỉnh, diện tích 0,5ha, nằm ở trung tâm Thành phố tại ngã ba đường Trần Phú và Phan Đình Phùng trong tương lai sẽ không sử dụng nữa mà sẽ xem xét chuyển cho dự án xây dựng trung tâm thương mại hoặc điểm đỗ xe nội thị. Dự kiến quy hoạch bến xe mới với diện tích 3,0ha/bến, tại vị trí ở phía Bắc Thành phố (phía Nam cầu Cày- xã Thạch Trung) và phía Nam Thành phố. * Đường trục chính trung tâm: + Trục Phan Đình Phùng được đầu tư nâng cấp mở rộng đúng quy hoạch 41m. + Đường 70m khu đô thị bắc Nguyễn Du sẽ được đầu tư đồng bộ với chiều rộng 70m, giải phân cách rộng 18m, mặt nhựa 6 làn xe. * Đường trục chính đô thị: + Xây dựng nâng cấp tuyến Nguyễn Công Trứ với chiều rộng 35m nối với Tỉnh lộ 9. + Xây dựng mới các tuyến Hải Thượng Lãn Ông kéo dài, Nguyễn Du kéo dài, có chiều rộng 35m. + Đường bao phía Tây dài hơn 3km, rộng 26m và hạ tầng khu đô thị hai bên đường bao có hệ thống đường rộng từ 12- 18m. + Nâng cấp và mở rộng đường 26/3 (điểm đầu giao với đường Nguyễn Công Trứ, điểm cuối giao với đường Quốc lộ IA), chiều rộng 35m. + Cải tạo và mở rộng 5 nút giao thông trên quốc lộ 1A tại các điểm giao cắt với đường 26/3, Hải thượng Lãn Ông, đường 70m, Phan Đình Phùng, Phan Đình Giót, Nguyễn Du. b. Đường sắt: Để phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, khai thác và vận chuyển quặng sắt Thạch Khê, dự kiến xây dựng tuyến đường sắt từ đường sắt Quốc gia đi qua Thành phố theo hướng Tây- Đông cách cầu Phủ 3km về phía Nam ra mỏ sắt Thạch Khê. Sau đó sẽ xây dựng tuyến ven biển từ mỏ sắt Thạch Khê đi cảng Vũng Áng. Ga hành khách Thị xã sẽ được xây dựng theo trục dọc phía Đông, cách Quốc lộ IA 2km. Quy mô dự kiến: 10ha. Số đường đón tiễn tàu: 4-6 tuyến. c. Phúc lợi công cộng: - Nhà ở: Đến năm 2010, mức >10m2/người (đảm bảo tiêu chí đô thị loại 2), tỷ lệ tầng cao đạt 2,5 tầng trở lên. - Vệ sinh môi trường: Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Công ty quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, xem xét việc ra đời các xí nghiệp dịch vụ vệ sinh, thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng... thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh đô thị; tiếp tục triển khai chương trình thoát nước, xử lý rác thải theo dự án ADB. - Cải tạo bến xe khách hiện nay thành trung tâm hội chợ và triển lãm của Thành phố và của Tỉnh với diện tích 1,0ha. - Dự án xây dựng Công viên trung tâm tại Phường Nam Hà, phường Đại Nài với quy mô 46 ha, gắn với lâm viên Núi Nài. - Trung tâm đào tạo chuyên ngành: tại Phía Nam (khu vực trường Cao đẳng sư phạm hiện nay) và phía Đông Bắc (khu vực trường CNKT Việt Đức- xã Thạch Quý). Nâng cấp các trường trung cấp trên địa bàn thành trường cao đẳng, xây dựng Đại học Hà Tĩnh. Hệ thống trường học hiện tại gồm: + 10 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học, 13 trường mẫu giáo. + 1 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường công nhân dạy nghề.Theo Quy hoạch chung thành phố đến năm 2020 quy mô trường cao đẳng sư phạm là 3000 người; trường công nhân dạy nghề là 1500 người. - Hệ thống vườn hoa cây xanh dọc theo các đường phố, trong khu dân cư đô thị, lâm viên Núi Nài, cây xanh môi trường, cây xanh cách ly, vùng cây xanh nông nghiệp gắn kết với các khu cây xanh công viên lớn, tạo thành hệ thống cây xanh cải tạo môi trường và cảnh quan cho đô thị. - Về Y tế: Xây dựng mới các công trình y tế trên địa bàn Thành phố: + Bệnh viện Lao với 150 giường bệnh trực thuộc Tỉnh. + Bệnh viện Y học cổ truyền tại xã Thạch Trung, quy mô 200 giường bệnh. + Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh với quy mô và trang thiết bị hiện đại với 500 giường. - Xây dựng mới các trung tâm hành chính các khu đô thị mới tại Khu đô thị Bắc Nguyễn Du, khu vực đường bao phía Tây Thành phố, khu đô thị Nam cầu Phủ. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 Trong thời gian tới Thành phố Hà Tĩnh tiếp tục được hưởng lợi từ dự án cấp nước Thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận- giai đoạn II (vốn vay Ngân hàng thế giới và của Chính phủ - tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng) sẽ giúp tăng tỷ lệ người sử dụng nước sạch trên toàn địa bàn Thành phố. Mở rộng cải tạo nhà máy nước Hà Tĩnh lên 24.000m3/ngày đêm, nguồn nước từ hồ Bộc Nguyên. Phương án này tận dụng được mặt bằng hiện có, không phải san lấp, tiết kiệm được công quản lý. Thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước theo mạng vòng trên cơ sở tận dụng đường ống hiện trạng, bổ sung thêm các tuyến ống còn thiếu đảm bảo cấp nước cho Thành phố an toàn và hiệu quả. 1.5.1. Khu vực cấp nước và dân số Khu vực đề xuất quy hoạch cấp nước bao gồm các khu đô thị, khu hành chính khu dịch vụ công cộng, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp hay làng nghề và khu công nghiệp của Thành phố Hà Tĩnh. - Quy mô dân số trong khu vực: - Năm 2010 cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất cho 8 phường nội thị (Thạch Linh, Bắc Hà, Thạch Hưng, Thạch Phú, Tân Giang, Nam Hà, Thạch Yên và Đại Nải) và 2 xã ngoại thị (Thạch Trung và Thạch Quý). Dự kiến dân số trong Thành phố Hà Tĩnh: khu vực nội thị (KV1) là 80.000 người, ngoại thị (KV2) là 35.000 người. - Năm 2020 cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất cho 10 phường nội thị (Thêm 2 phường Thạch Trung và Thạch Quý) và 3 xã ngoại thị (Thạch Hạ, Thạch Môn và Thạch Bình). Dự kiến dân số trong Thành phố Hà Tĩnh: nội thị (KV1) là 135.000 người, ngoại thị (KV2) là 39.000 người. - Đồng thời cấp nước cho Khu công nghiệp Mỏ sắt với dân số năm 2010 là 11.000 người, năm 2020 là 15.000 người. - Các khu công nghiệp tập trung: - Xây dựng mới khu công nghiệp khai khoáng quặng sắt trong đó bố trí các nhà máy tuyển quặng, khu khai thác quặng, các xí nghiệp phụ trợ, bãi thải công nghiệp, với quy mô 350 ha. - Di chuyển các nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thị ra khu công nghiệp địa phương ở phía Bắc gần cảng Hộ Độ bao gồm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và thuỷ sản, cơ khí và công nghiệp tiêu dùng, với quy mô 40 ha. - Xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống quy mô 15-20 ha tại khu vực Thạch Hưng, Cầu Phủ. Tiêu chuẩn cấp nước Đến năm 2010 - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: + Nội thị: 120 l/ng,ngđ cấp cho 90% dân cư. + Ngoại thị: 90 l/ng,ngđ cấp cho 70%. - Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 32 m3/ngđ.ha - Nước công cộng: 10%. - Nước dự phòng rò rỉ: 30%. - Nước dùng cho bản thân nhà máy: 7%. Đến năm 2020 - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt + Nội thị: 150 l/ng,ngđ cấp cho 99% dân cư. + Ngoại thị: 100 l/ng,ngđ cấp cho 90% dân cư. - Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 35 m3/ngđ.ha. - Nước công cộng: 10%. - Nước dự phòng rò rỉ: 25%. - Nước dùng cho bản thân nhà máy: 7%. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ Trong quá trình hình thành và phát triển đô thị, việc xây dựng các hệ thống kỹ thuật (trong đó có hệ thống cấp nước) cần thiết phải đi trước một bước để phục vụ cho nhu cầu của các ngành kinh tế khác trong giai đoạn xây dựng đô thị cà các nhu cầu phát triển đô thị sau này. Nếu không có hệ thống cấp nước thì đô thị sẽ không hình thành được. Đây là nhu cầu tất yếu không thể thiếu được. Căc cứ định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số: 63/1998/QĐ-TTg ngày 18/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thì đến năm 2010 thì các thị xã cấp tỉnh cần phải đạt 90% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 120 l/ng-ngđ và đến năm 2020 thì các thị xã cấp tỉnh cần phải đạt 100% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 120-150 l/ng-ngđ. Mặt khác Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy ta thấy việc lập dự án nâng cấp cải tạo hệ thống cấp nước cho thành phố Hà Tĩnh là điều rất cần thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 1.doc
  • dxf1.dxf
  • dxf2.dxf
  • dxf3.dxf
  • dwgbe loc aquazur.dwg
  • xlsBook1.xls
  • docChuong 10.doc
  • docChuong 2.doc
  • docChuong 3.doc
  • docChuong 4.doc
  • docChuong 5.doc
  • docChuong 6.doc
  • docChuong 7(SUA).doc
  • docChuong 7.doc
  • docChuong 8(SUA).doc
  • docChuong 8.doc
  • docChuong 9.doc
  • rarDATN(LUC)_ Thi xa Ha Tinh.rar
  • xlsduong dac tinh may bom.xls
  • pdfHaTinhquy22007.pdf
  • docPhụ lục 1.doc
Luận văn liên quan