Đồ án Thiết kế website

Qua quá trình thực hiện luận văn, em đã thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích về công nghệ lập trình. Với quỹ thời gian có hạn của một luận văn tốt nghiệp, em đã xây dựng được một website đáp ứng được đầy đủ những chức năng cơ bản mà nó cần phải có. Các chức năng nâng cao, phục vụ cho việc quản trị cũng như nâng cấp chương trình đòi hỏi nhiều thời gian và kĩ thuật đang được tìm hiểu và sẽ hoàn thành trong thời gian tới. Dưới đây là những thành quả mà em thu được trong quá trình thực hiện và những định hướng phát triển trong tương lai:

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3784 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế website, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ASP chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn trong việc can thiệp sâu vào hệ thống. - Các ứng dụng ASP chạy chậm hơn công nghệ Java Servlet. - Tính bảo mật thấp do các mã ASP đều có thể đọc được nếu người dùng có quyền truy cập vào web server. Có lẽ đây là lý do mà người dùng ít khi chọn công nghệ ASP. 2.1.4 Môi trường ứng dụng và phát triển Active Server Page chạy trên các môi trường sau đây: - Microsoft Internet Information Server version 3.0 trở lên trên Windows NT, Win 2000, Win XP. - Microsoft Peer Web Sevices version 3.0 trên Windows NT Workstation - Microsoft Personal Web Server trên Windows 9x.  Có rất nhiều môi trường phát triển cho phép chúng ta tạo và thực thi thử nghiệm với các trang ASP. Sau đây là một số môi trường thông dụng: - Notepad. - Microsoft visual InterDev - Drumbeat. - Microsoft ProntPage. - MacroMedia. - Flash. 2.2 Cấu trúc của ASP Trang ASP đơn giản là một trang văn bản với phần mở rộng .asp gồm có 3 phần: - Dữ liệu văn bản (text) - Các thẻ HTML(Hypertex Markup Language-Ngôn ngữ định dạng siêu liên kết cho phép định dạng và bổ sung hình ảnh, âm thanh và video, cũng như lưu tất cả và một tập tin dưới dạng văn bản mà bất cứ máy tính nào cũng có thể đọc được thông qua trình duyệt Web). - Các đoạn Script asp: Khi thêm các đoạn script vào HTML, ASP dùng dấu phân cách để phân biệt giữa đoạn HTML và đoạn ASP. Dấu <% để bắt đầu đoạn script và dấu %> để kết thúc đoạn script. Có thể xem trang ASP như một trang HTML có bổ sung các ASP script command. Ví dụ: Bạn bắt đầu với trang ASP này ngày : 2.3 Hoạt động của trang ASP Mô hình hoạt động của Active Server Pages: Hình 2: Mô hình tổng quát hoạt động của ASP Khi một trang ASP được yêu cầu bởi Web Browser, Web server sẽ duyệt tuần tự trang ASP này và chỉ dịch các Script ASP. Tuỳ theo người xây dựng trang Web này quy định mà kết quả do Web server dịch sẽ trả về lần lượt cho trình duyệt của người dùng hay là chỉ trả về khi dịch xong tất cả các Script. Kết quả trả về này mặc định là một trang theo cấu trúc ngôn ngữ HTML. Hoạt động của mô hình ASP được mô tả tóm tắt qua 3 bước: - Một ASP bắt đầu chạy khi trình duyệt yêu cầu một file .asp cho Web server. - File .asp đó được nạp vào bộ nhớ và thực hiện (tại máy chủ). Các đoạn chương trình Script trong file .asp đó có thể là mở dữ liệu, thao tác với dữ liệu để lấy những thông tin mà người dùng cần đến. Trong giai đoạn này, file .asp đó cũng xác định xem là đoạn Script nào chạy trên máy người sử dụng. - Sau khi thực hiện xong thì kết quả thực hiện của file .asp đó sẽ được trả về cho Web server browser của người sử dụng dưới dạng trang Web tĩnh. Mô hình ứng dụng cơ sở dữ liệu trên Web: Thao tác giữa Client và Server trong một ứng dụng Web có thể được thể hiện khái quát như sau: - Web Server: Là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của người dùng (Web Client), đồng thời cũng thực hiện việc kết nối đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) trên Database Server theo yêu cầu truy cập dữ liệu của trang ASP. ADO (Active Database Object) cung cấp giao diện lập trình cho người phát triển xây dựng các lệnh truy cập cơ sở dữ liệu. Các lệnh này được chuyển đến cho hệ DBMS để thi hành thông qua các thành phần OLEDB (và ODBC). Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ được Server đưa ra hiển thị trên trình duyệt. - Database Server Là nơi diễn ra việc thực thi các thao tác trên cơ sở dữ liệu như truy vấn, cập nhật, cũng như đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hệ DBMS. - Browser: Giao diện với người dùng là nơi tiếp nhận yêu cầu của người dùng, cũng như hiển thị kết quả yêu cầu. Ngoài ra trình duyệt còn là nơi kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của dữ liệu trước khi chuyển đến cho Web Server. - Includ file: Trình duyệt WEB Client DB Server DBMS SQL Server ASP A D O O L E D B O D B C HTTP Web Server Hình 3: Mô hình ứng dụng Web qua công nghệ ASP Khi tạo ra một ứng dụng Web, bao gồm nhiều trang ASP, nếu như toàn bộ các trang này đều cần sử dụng những thông tin chung như các hằng, hyperlink,…để tránh việc định nghĩa lại các giá trị này ở mỗi trang, ASP cho phép ta Include file bằng cách sử dụng hướng dẫn tiền xử lý sau: Trong đó file được Include phải có phần mở rộng là .inc, filename bao gồm cả đường dẫn và tên file. Tham số Virtual chỉ định đường dẫn bắt đầu bằng một Virtual Directory. Tham số file chỉ định đường dẫn bắt đầu với tên thư mục chứa filename cần Include. 2.4 Các đối tượng trong ASP ASP có sẵn năm đối tượng mà ta có thể dùng được mà không cần phải tạo các instance. Chúng được gọi là các Built-in Object. 2.4.1 Đối tượng Request Bởi vì kịch bản được thực thi trên Web Server nên đối tượng Request được coi như là đối tượng Input. Đối tượng này lưu trữ thông tin từ Browser(trình duyệt) gửi đến Web Server. Mặc dù đối tượng Request có nhiều tập hợp nhưng nó chỉ có một thuộc tính và một phương thức. Các tập hợp này lưu trữ các đối tượng hiển thị thông tin từ Browser gửi đến Web Server như Client Certificate( tập hợp giá trị của tất cả các trường hay mục trong client certificate mà người dùng trình cho Server khi truy xuất một trang hay tài nguyên. Các thành phần của tập đều là giá trị chỉ đọc.), Cookies(một file có kích thước nhỏ được lưu trữ trên máy client), thông tin từ bảng thông báo gửi đến, thông tin từ câu lệnh truy vấn gửi qua URL(địa chỉ của trang Web), thông tin về Server và phiên làm việc hiện hành. Các phần còn lại tóm tắt các tập hợp này với thuộc tính và phương thức đơn giản.Các tập hợp quan trọng nhất là Cookies và Form. 2.4.2 Đối tượng Response Khác với đối tượng Request Response là đối tượng output. Đối tượng Response cho phép bạn lấy thông tin từ Web Server gửi trả về Browser .Đối tượng Response có nhiều thuộc tính và nhiều phương thức nhưng chỉ có một tập hợp. Các thành phần quan trọng như là tập hợp Cookie, phương thức Rediect và phương thức Write. 2.4.3 Đối tượng Server Đối tượng Server không là một phần của môi trường kịch bản như các đối tượng kịch bản mà là một phần của Webserver. Chúng tái hiện lại toàn bộ môi trường Server của bạn và cho phép bạn lấy thông tin để tạo ra các chương trình ứng dụng. Nói cách khác nó là đối tượng cung cấp cách thức truy cập vào phương thức và thuộc tính trên Server. 2.4.4 Đối tượng Application Đối tượng Application quản lý một tập các đối tượng tồn tại song song với ứng dụng. Sử dụng đối tượng Application chúng ta có thể điều khiển các đặc tính liên quan đến việc khởi động và dừng ứng dụng, cũng như việc lưu trữ các thông tin có thể được truy nhập bởi các ứng dụng nói chung. Đối tượng được khởi tạo khi người dùng đầu tiên triệu gọi bất kì trang nào của ứng dụng Web. Và kết thúc khi không còn người dùng nào tương tác với ứng dụng đó nữa (khi ứng dụng ngừng hoạt động). 2.4.5 Đối tượng Session Đối tượng Session dùng để lưu trữ những thông tin hay thay đổi các thiết lập đối với mỗi user. Các biến Session lưu trữ thông tin riêng biệt về phiên làm việc của một user nào đó, các biến sẽ được tồn tại ở tất cả các trang trong cùng một ứng dụng và user đó có thể truy cập tại bất kỳ một trang nào. Các thông tin có thể là tên, id, sở thích,…Server sẽ tự động tạo một đối tượng Session mới ứng với từng user mới đồng thời nó sẽ huỷ đối tượng Session khi Session đó hết hạn. 2.5 Các thành phần(Components) của ASP Khái niệm: ActiveX Server Component (trước đây được gọi là Automation Server) được thiết kế để chạy trên Web server như là một phần của ứng dụng trên Web. Component chứa đựng những đặc trưng chung mà ta không cần phải tạo lại những đặc trưng này. Component thường được gọi là những file.asp. Tuy nhiên, ta có thể gọi những component này từ các source khác nhau như là một ứng dụng ISAPI, một server component hoặc một ngôn ngữ tương thích OLE(OLE- compatible language). ASP cung cấp sẵn 5 ActiveX Server Component bao gồm: - Advertisement Rotator Component (Quảng cáo xoay vòng) - Browser Capabilities Component (Thông tin về Browser) - Database Access Component (Truy cập cơ sở dữ liệu) - Content Linking Component (Liên kết nội dung). - TextStream Component (Truy cập file text). 2.6 Các tính chất của ASP Với ASP ta có thể chèn các script thực thi được vào trực tiếp các file HTML. Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý script trở nên đồng thời, điều này cho phép tạo ra các hoạt động của website một cách linh hoạt uyển chuyển, có thể chèn các thành phần HTML động vào trang Web tùy vào từng trường hợp cụ thể. ASP có các tính chất sau: - Có thể kết hợp với file HTML. - Dễ sử dụng, tạo các script dễ viết, không cần phải biên dịch hay kết nối các trương trình được tạo ra. - Hoạt động theo hướng đối tượng, với các build-in Object rất tiện dụng: Request, Response, Server, Apllication, Session. - Có khả năng mở rộng các thành phần ActiveX server. Môi trường của ASP sẽ được cài đặt trên Server cùng với Web server. Một ứng dụng viết bằng ASP là một file hay nhiều file văn bản có phần tên mở rộng là .asp, các file này được đặt trong thư mục ảo (Vitual directory) của web server. Các ứng dụng asp dễ tạo vì ta dùng các Asp script để viết các ứng dụng. Khi tạo các Script của asp ta có thể dùng bất kỳ một ngôn ngữ script nào, chỉ cần có scripting engine tương ứng với ngôn ngữ đó mà thôi. Asp cung cấp sẵn cho ta hai scripting engine là Visual basic script và Java script. Ngoài ra ASP còn cung cấp sẵn các ActiveX Component rất hữu dụng, ta có thể dùng chúng để thực hiện các công việc phức tạp như truy xuất cơ sở dữ liệu, truy xuất file,… Không những thế ta còn có thể tạo ra các component của riêng mình và thêm vào để sử dụng trong asp. Asp tạo ra các trang HTML tương thích với các web browser chuẩn. 2.7 Cơ sở dữ liệu và cách truy xuất dữ liệu 2.7.1 Chuẩn kết nối Open Data Base Connectivity (ODBC) Khái niệm: Trong mỗi hệ thống thông tin, cách lưu dữ liệu rất riêng biệt. Do đó, để truy cập tới các CSDL của mỗi hệ thống, ta phải tìm hiểu và nghiên cứu về cấu trúc lưu giữ dữ liệu của hệ đó hoặc phải có DBMS (Database Management System ) của CSDL đó và nhờ DBMS để truy cập. Mặt khác, với thời đại hiện nay, mạng máy tính tín phát triển mạnh, đòi hỏi các hệ khác nhau phải chia sẽ thông tin được với nhau. Do đó cần phải có một môi trường trung gian để có thể truy cập được các CSDL khác nhau. Microsoft giải quyết vấn đề đó bằng chuẩn ODBC (Open Data Base Connectivity). Phát triển ODBC, Microsoft muốn cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng duy nhất cho các ứng dụng có thể truy cập dữ liệu trên nhiều CSDL khác nhau. ODBC có đặc điểm: - ODBC là một giao diện lập trình sử dụng SQL: ODBC sẽ sử dụng các lệnh SQL để truy cập xuất các CSDL ODBC tách các nhà phát triển ứng dụng khỏi sự phức tạp của việc kết nối tới một nguồn dữ liệu: Mục tiêu chính được đề cho ODBC là nó phải dễ dàng cho người lập trình ứng dụng có thể tạo ra các kết nối của người sử dụng cuối tới nguồn dữ liệu thích hợp mà không phải trở thành một chuyên gia về mạng. - Kiến trúc ODBC cho phép nhiều ứng dụng truy xuất nhiều nguồn dữ liệu. ODBC cung cấp một mô hình lập trình “thích ứng” (adaptive). ODBC cung cấp các chức năng mà nó có thể được sử dụng với tất cả các DBMS (Database Management System) trong khi vẫn cho phép một ứng dụng khai thác các khả năng riêng của mỗi DBMS. Nó cung cấp các Interrogation function mà một ứng dụng có thể chủ động sử dụng để xác định các khả năng của một DBMS. Các Interrogation funtion cho phép một ứng dụng hỏi một driver về một vài chức năng đặc biệt có được cung cấp trong một DBMS nào đó hay không.  Kiến trúc ODBC Hình 4 : Mô hình ki ến trúc ODBC Các thành phần cơ bản trong kiến trúc của ODBC - Applications: Các ứng dụng đảm nhận việc tương tác với người sử dụng qua user interface và gọi các ODBC funtion để đưa ra các câu lệnh SQL và nhận các kết quả trả về. - Driver Manager: Như tên gọi của nó, nhiệm vụ của nó là quản lý sự tương tác giữa các chương trình ứng dụng và các driver, nhiều ứng dụng và nhiều driver có thể được quản lý cùng một lúc. Driver manager cung cấp sự liên kết giữa các ứng dụng và các driver, cho phép nhiều ứng dụng truy xuất dữ liệu qua nhiều driver. Driver Manager có thể quản lý được đồng thời nhiều driver và người lập trình ứng dụng không phải lo lắng đến việc quản lý chi tiết các driver. Một ứng dụng có thể sử dụng ODBC tại cùng một thời điểm với một ứng dụng khác mà không cần phải biết đến ứng dụng này. - Drivers: Các driver xử lý các ODBC function được gọi, đưa ra các yêu cầu SQL để chỉ định các nguồn giữ liệu, và trả kết quả cho các ứng dụng. Các driver cũng đảm nhận việc tương tác với bất cứ các lớp phần mềm nào cần thiết để truy xuất nguồn dữ liệu. - Data sources: Bao gồm các tập hợp dữ liệu và các môi trường tương ứng của chúng. Bao gồm các hệ điều hành, các DBMS và các phần mềm mạng. 2.7.3 Truy cập dữ liệu sử dụng ADO(Active Data Object) - Khái niệm ADO: ADO (Active Data Object) là đối tượng điều khiển dữ liệu động. Được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng khai thác dữ liệu trên Internet. Nó là sự kết hợp các điểm mạnh của các phương pháp truy nhập DAO (Data Access Object) và RDO (Remote Data Object “truy cập dữ liệu từ xa”) đồng thời mở rộng việc cung cấp truy cập dữ liệu trên Internet. Lợi điểm của ADO Client Application ODBC Data Source ODBC Driver Manager ODBC Driver DB là dễ dùng, tốc độ xử lý cao, tận dụng tối đa bộ nhớ, tiết kiệm dung lượng đĩa. Sử dụng ADO, ta có thể xây dựng nền tảng cho việc truy nhập dữ liệu trực tiếp ở tốc độ một cách mềm dẻo. ADO kết hợp với ODBC, OLEDB và RDO để thiết kế các ứng dụng nhiều tầng. - Các đối tượng ADO: Có 8 đối tượng trong ADO: Recordset, Connection, Command, Parameter, Record, Field, Stream, Error. Trong đó 3 đối tượng chính thường xuyên được sử dụng đólà: Connection, Recordset và Command. - Đối tượng Connection: Đối tượng này dùng để thiết lập một kết nối tới một CSDL. Khi đối tượng này được tạo và mở, có nghĩa là đã thiết lập một liên kết đến CSDL. Khi đó ta có thể sử dụng các đối tượng mà ADO cung cấp để xử lý CSDL đó. Một số phương thức và thuộc tính của Conection: + Phương thức: Open Mở một liên kết. Close Đóng một liên kết. Execute Thực hiện một truy vấn. + Thuộc tính ConnectionString Xâu mô tả kết nối. - Đối tượng Command: Thay vì dùng phương thức Execute của Connection, ADO cung cấp đối tượng Command cũng để thực hiện các truy vấn đến CSDL. + Phương thức: CreateParameter: Tạo một Parameter. Execute: Thực hiện câu lệnh lưu trong thuộc tính Command Text. + Thuộc tính. Command Text: Chỉ định câu lệnh thực hiện trên CSDL CommandType: Cho biết kiểu của Query trong CommandText. - Đối tượng RecordSet: Đối tượng RecordSet để nhận lại kết quả của một truy vấn khi thực hiện phương thức Execute của Connection hay Command. ADO cung cấp đối tượng RecordSet với các thuộc tính và phương thức hỗ trợ việc lấy dữ liệu, nghiên cứu kết quả và cập nhật CSDL. + Các thuộc tính: RS. EOF: Cho biết con trỏ bản ghi ở cuối RecordSet. RS. BOF: Cho biết con trỏ ghi ở đầu RecordSet. RS.RecordCount: Cho biết số bản ghi của RecordSet. RS.RecordCount: Cho biết số trường của RecordSet. RS(i). Name: Tên của trường i, i=0 đến RS.Fields.Count-1 + Các phương thức thông dụng RS.MoveFirst: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi đầu tiên. RS.MoveNext: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi kế tiếp. RS.MovePrevious: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi ngay trước bản ghi hiện tại. RS.MoveLast: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi cuối. RS.Close: Đóng RecordSet. 2.8 Ngôn ngữ lập trình vbscript 2.8.1 Giới thiệu về Vbscript VBScript là một tập con của ngôn ngữ lập trình Visual Basic, cho phép tạo ra những script sử dụng được trên nhiều môi trường khác nhau như các script chạy trên Browser của client (Ms Internet Explorer 3.0) trở lên hay trên Web server (Ms Internet Information Server 3.0) trở lên. 2.8.2 Các kiểu dữ liệu của Vbscript VBScript chỉ có một kiểu dữ liệu duy nhất là Variant. Variant là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các loại dữ liệu khác nhau từ những kiểu dữ liệu đơn giản như kiểu số cho đến các kiểu dữ liệu phức tạp như kiểu bản ghi. 2.8.3 Biến trong Vbscript Biến là một tên tham chiếu đến một vùng nhớ, là nơi chứa thông tin của chương trình mà thông tin này có thể được thay đổi trong thời gian script chạy. Biến trong VBScript có thể là biến đơn hay là mảng. Khi khai báo Dim A(10) thì VBScript tạo ra một mảng có 11 phần tử. Có thể thay đổi kích thước một mảng trong thời gian chạy bằng cách dùng ReDim. 2.8.4 Procedure trong Vbscript Có hai loại procedure là Sub và Function: - Sub procedure: là một chuỗi các phát biểu VBScript nằm trong phát biểu Sub và EndSub, thực hiện một số công việc và không trả về giá trị. - Function procedure: tương tự như Sub, nhưng trả về giá trị. Ngoài những kiểu dữ liệu, toán tử và cấu trúc điều khiển như đã giới thiệu ở trên ngôn ngữ Script con rất nhiều hàm tạo nên sự sinh động cho chương trình. 2.8.5 Các cấu trúc điều khiển: IF… then…else…end if Do… loop While…wend For…next 2.8.6 Hằng trong Vbscript Hằng là một tên có nghĩa đại diện cho một số hay một chuỗi và không thể thay đổi trong quá trình chạy. Cách khai báo hằng số giống như là khai báo biến, chỉ cần thay Dim bằng Const. Ví dụ: Const MyString = “This is my string” 2.8.7 Các toán tử trong Vbscript VBScript có các toán tử khác nhau như số học, logic, so sánh. Nếu muốn chỉ định thứ tự ưu tiên của toán tử một cách rõ ràng thì dùng dấu ( ), thứ tự ưu tiên của các toán tử như sau (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải). - Số học: ^, -(âm), *, /, mod, +, -, &, \ (chia lấy nguyên). - So sánh: =, , , =, Is. - Logic: Not, And, Or, Xor, Eqv, Imp. Toán tử * và /, + và – có cùng độ ưu tiên và được thực hiện từ trái sang phải. 2.8.8 Các hàm thông dụng của Vbscript - Hàm toán học - Hàm thao tác trên chuỗi - Hàm xử lý ngày giờ - Hàm chuyển đổi - Hàm kiểm tra CHƯƠNG 3: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS 3.1 Giới thiệu Access 2000 Từ cuối những năm 80, hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành Windows, đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển các ứng dụng phần mềm trên nền Windows (giao diện GUI- Graphical User Interface). Một trong những ứng dụng nổi bật nhất đi kèm lúc đó là bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Từ đó đến nay, bộ phần mềm này vẫn chiếm thị phần số 1 trên thế giới trong lĩnh vực tin học văn phòng. Ngoài những ứng dụng về văn phòng quen thuộc phải kể đến như: MS Word - để soạn thảo tài liệu; MS Excel - bảng tính điện tử; MS Powerpoint - để trình chiếu báo cáo; .. còn phải kể đến phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu rất nổi tiếng đi kèm: MS Access. Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDMS-Relational Database Management System), rất phù hợp cho các bài toán quản lý vừa và nhỏ. Hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử dụng-bởi lẽ giao diện sử dụng phần mềm này gần giống hệt một số phần mềm khác trong bộ MS Office quen thuộc như : MS Word, MS Excel; Hơn nữa, Access còn cung cấp hệ thống công cụ phát triển khá mạnh đi kèm (Development Tools). Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm đơn giản trong việc xây dựng trọn gói các dự án phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ. 3.2 Các khái niệm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 3.2.1 CSDL Access Cơ sở dữ liệu Access là một đối tượng bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu, các kết nối giữa các bảng được thiểt kế một cách phù hợp để phục vụ lưu trữ dữ liệu cho một ứng dụng quản lý dữ liệu nào đó. Ví dụ : CSDL Quản lý bán hàng bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu: HANG, KHACH, HOADON, HANGBAN được kết nối với nhau một cách phù hợp, phục vụ ứng dụng quản lý việc bán hàng tại một cửa hang. Sơ đồ cấu trúc CSDL này như sau: 3.2.2 Bảng dữ liệu Bảng cơ sở dữ liệu là một phần quan trọng nhất của CSDL. Là nơi lưu trữ những dữ liệu tác nghiệp cho ứng dụng. Một cơ sở dữ liệu có thể có rất nhiều bảng, các bảng phải được thiết kế sao cho có thể lưu trữ được đầy đủ dữ liệu cần thiết, đảm bảo tối đa tình trạng gây dư thừa dữ liệu, giảm tối đa cơ sở dữ liệu trong bảng nếu có thể, đồng thời tạo môi trường làm việc thuận lợi cho việc phát triển ứng dụng cho các bước tiếp theo. Một bảng dữ liệu trên Access bao gồm các thành phần: tên bảng, các trường dữ liệu, trường khóa, tập hợp các thuộc tính cần thiết cho môi trường dữ liệu và tập các bản ghi. - Tên bảng: Mỗi bảng có một tên gọi. tên bảng thường được đặt sau khi tạo xong cấu trúc của bảng, tuy nhiên cũng có thể đổi tên bảng trên của sổ database như đổi tên tệp dữ liệu trong Windows. - Trường dữ liệu: Mỗi cột của bảng sẽ tương ứng với một trường dữ liệu. Mỗi trường dữ liệu sẽ có một tên gọi và tập hợp các thuộc tính miêu tả trường dữ liệu đó. - Bản ghi: Mỗi dòng dữ liệu của bảng được gọi là một bản ghi. Mỗi bảng có một con trỏ bản ghi. Con trỏ bản ghi đang nằm ở bàn ghi nào, người dùng có thể sửa bản ghi đó. Đặc biệt bản ghi trắng cuối cùng của mỗi bảng được gọi là EOF. - Trường khoá (Primary key): Trường khoá có tác dụng phân biệt giá trị các bản ghi trong cùng một bảng với nhau. Trường khoá có thể chỉ 01 trường, cũng có thể được tạo từ tập hợp nhiều trường (gọi bộ trường khoá). 3.2.3 Liên kết các bảng dữ liệu Liên kết các bảng dữ liệu là một kỹ thuật trong thiết kế CSDL quan hệ. Chúng là mối liên kết giữa 2 bảng với nhau theo thiết kế cho trước để đảm bảo được mục đích lưu trữ dữ liệu cho ứng dụng. Trong Access tồn tại 2 kiểu liên kết: liên kết 1-1 và liê n kết 1-n Liên kết 1-1 là: mỗi bản ghi của bảng này sẽ liên kết với duy nhất tới một bản ghi của bảng kia và ngược lại. Liên kết 1-n là: mỗi trường của bảng 1 sẽ có thể liên kết với một hoặc nhiều bản ghi của bảng nhiều (n). Ngược lại, mỗi bản ghi của bảng nhiều sẽ liên kết tới duy nhất 1 trường của bảng 1. 3.2.4 Xây dựng cấu trúc bảng Minh hoạ này hướng dẫn cách tạo cấu trúc bảng HANG bao gồm các trường hangID, tenhang, donvi, dongia. - Bước 1: Khởi động trình thiết kế cấu trúc bảng ở chế độ Design View Ở thẻ Tables, nhấn nút New, chọn Design View, nhấn OK - Bước 2: Khai báo danh sách tên các trường của bảng: bằng cách gõ danh sách tên các trường lên cột Field Name của cửa sổ thiết kế. - Bước 3: Khai báo kiểu dữ liệu cho các trường của bảng, bằng cách chọn kiểu dữ liệu cho từng trường ở cột Data Type tương ứng. - Bước 4 : Thiết lập trường khóa cho bảng:  Chọn các trường muốn thiết lập khoá bằng cách: dùng chuột kết hợp giữ phím Shift đánh dấu đầu dòng các trường muốn thiết lập khoá;  Mở thực đơn Edit | Primary key để thiết lập thuộc tính khoá cho các trường vừa chọn. Cũng có thể ra lệnh này bằng cách nhấn nút Primary key thanh công cụ. Sau khi thiết lập khoá, những trường khoá sẽ có biểu tượng như sau: Biểu tượng của trường khoá - Bước 5: Lưu lại cấu trúc bảng. Nhấn tổ hợp phím Alt + S hoặc nhấn nút Save. Gõ tên bảng và nhấn OK. PHẦN 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 1.1 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG: Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Sự phát triển của công nghệ thông tin là tiền đề cho sự phát triển của các ngành khoa học khác. Là một tỉnh trung du và miền núi nằm ở phía Bắc của tổ quốc vấn đề giao thông đi lại còn khó khăn, kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu nhưng với Bắc Kạn thì về tiềm năng kinh tế như: Nông-lâm-ngư nghiệp và khoáng sản thì lại phong phú, dồi dào cộng với một khu thiên nhiên sinh thái đa dạng về thực vật, ao hồ (cụ thể như Hồ Ba Bể). Tuy nhiên tỉnh vẫn chưa được đầu tư nhiều để phát triển. Mục đích của trang web: “Thiết kế Website Báo Điện Tử Bắc Kạn” là nhằm mục đích giới thiệu về nơi có viên ngọc xanh-Hồ Ba Bể đến với bạn đọc trong khắp cả nước và cả trên thế giới. Nhằm thu hút sự đầu tư của các cơ quan ban ngành chính phủ và các tổ chức kinh doanh cá nhân, tập thể vào tỉnh giàu tiềm năng này. Vấn đề Thương mại điện tử ở tỉnh này còn mới mẻ và chưa được phổ biến. Nhưng theo dự tính của tỉnh thì năm tới (2006) sẽ thành lập hệ thống mạng và thương mại điện tử trong khắp tỉnh để hỗ trợ cho các cơ quan, đoàn thể, trường học,…bắt kịp xu thế chung của thời đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ thì vấn đề nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng nâng cao. Có thông tin thì con người mới có thể tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết được sự thay đổi của thế giới xung quanh. Nhưng việc cung cấp thông tin như thế nào và cung cấp ra làm sao mới là vấn đề cần đặt ra cho tất cả những nhà thiết kế, những nhà làm công nghệ thông tin như chúng ta. Một thông tin để được xem là đạt yêu cầu thì thông tin đó cần phải thỏa mãn 5 điều kiện: nhanh, chính xác, đầy đủ, được cập nhật kịp thời và cách trình bày phải thu hút. Và “Website Báo Điện tử Bắc Kạn” đã thỏa mãn được những điều kiện trên. Là một website điện tử nên “Báo Điện tử Bắc Kạn” không chỉ tập trung vào việc trao đổi thông tin, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn hỗ trợ cho các nhu cầu khác của độc giả trong và ngoài tỉnh và thậm chí cả nước ngoài. Dữ liệu để trao đổi thông tin có thể ở dạng văn bản, biểu mẫu, đồ họa, các video clip, âm thanh hay hình ảnh động … 1.2.1 Sự thành công của các tờ báo điện tử hiện nay Trong nước: Báo chí điện tử mới phát triển ở nước ta trong 5 năm qua nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 1997, báo chí điện tử Việt Nam mới chỉ có một tạp chí điện tử (tạp chí Quê hương), nhưng đến nay đã nâng tổng số lên 21 tờ báo điện tử, hai nhà xuất bản và một số báo đã có trang điện tử (tính đến tháng 8/2002). Nhiều tờ báo sau khi đưa lên mạng đã thu hút ngay một số lượng độc giả rất nhiều so với báo in như: Lao động, Nhân dân, Sài Gòn giải phóng... Với ưu thế mà báo in không có được, báo điện tử đã cập nhật một cách nhanh nhất các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Số lượng người đọc ngày càng đông vì báo điện tử có thể đáp ứng mọi yêu cầu và cung cấp đầy đủ các thông tin mà mọi người quan tâm. So với báo in, phát thanh, truyền hình, báo chí điện tử còn có khả năng lưu trữ, bảo quản thông tin hiệu quả, gọn nhẹ, đỡ tốn kém và phục vụ kịp thời cho việc tra cứu của độc giả theo yêu cầu. Bên cạnh đó, báo điện tử đã khắc phục được cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài. Mặt khác, báo chí điện tử còn là phương tiện để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp cho bạn bè trên thế giới, Việt kiều đang sống ở nước ngoài hiểu về công cuộc đổi mới, tình hình phát triển của đất nước. Ngoài nước: Trên thế giới, báo điện tử đã sớm trở thành một xu hướng và đang phát triển rất mạnh. 1.2.1 Sự vượt trội của Báo Điện tử Bắc Kạn so với các báo giấy: Đối với độc giả, nếu muốn có một tờ báo thì phải ra tiệm hoặc sạp báo để mua. Mà đối với một tỉnh miền núi như Bắc Kạn việc mua được một tờ báo của tỉnh là điều không dễ. Nhưng, chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng Internet, ta đã có thể truy cập thông tin bất kỳ lúc nào trên trang Báo Điện tử Bắc Kạn như: thông tin mua, bán, giá cả thị trường, tư vấn sức khỏe, thông tin việc làm… Vì trên website đó thông tin được cập nhật thường xuyên, giao diện đẹp lôi cuốn mọi người. Không những vậy, Báo Điện tử Bắc Kạn còn đáp ứng được nhiều thắc mắc, góp ý của những khách hàng khó tính. Nó phục vụ nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho nhiều loại khách hàng khác nhau. Và là cơ hội mở rộng giao dịch trao đổi mua bán, không chỉ giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua loại hình dịch vụ quảng cáo mà còn giữa các khách hàng với nhau. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, Báo Điện tử Bắc Kạn đã cho phép chuyển tải những thông tin tới người đọc gần như tức thời bằng cả chữ viết, tiếng nói và cả hình ảnh. Và đã tạo ra được hòm thư phản hồi để người đọc có thể tham gia gửi câu hỏi ngay trong lúc xem thông tin qua mạng và góp ý kiến với nhà quản trị. Điều này đã tạo cảm giác gần gũi hơn giữa bạn đọc và báo. Bắc Kạn cũng đã có một trang Web do Sumiweb làm nhưng tính tiện dụng đa dùng của trang web này chưa cao, nội dung không được cập nhật thường xuyên, giao diện không có sự nổi bật để thu hút độc giả. Trang Website ”Bắc Kạn online” được ra đời nhằm quảng bá tỉnh mình đến với độc giả rộng rãi hơn, thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ mọi phía. 1.3 Mục tiêu Website: Qua những phân tích về mặt công nghệ và xu hướng phát triển của Website “ Báo Điện tử Bắc Kạn”, em đã đề ra những mục tiêu sau cho đề tài : Website Bắc kạn là một tờ báo điện tử nên hệ thống phải đạt đựơc những mục đích sau: - Cập nhật thông tin về tin tức và các vấn đề được cập nhật mới nhất trong và ngoài tỉnh đến với mọi người. - Nhằm quảng bá về nơi có viên ngọc xanh-Hồ Ba Bể trên “Website Bắc Kạn” đến với bạn đọc trong và ngoài nước. - Nhằm thu hút sự đầu tư của các cơ quan ban ngành chính phủ và các tổ chức kinh doanh cá nhân, tập thể vào tỉnh giàu tiềm năng này. 1.4 Ứng dụng công nghệ: Để có thể đạt được mục đích trên em đã nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ để thực hiện làm đề tài xây dựng website này. - Tìm hiểu cách sử dụng của ngôn ngữ asp, Vbscript và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. - Tham khảo một số hệ thống mã nguồn mở ứng dụng vào trong trang web - Đưa thông tin lên mạng cho tỉnh Bắc Kạn. Xây dựng công cụ hỗ trợ cho việc thu thập tin tức từ các tài liệu, tin bài của báo địa phương cùng các trang báo điện tử khác nhằm làm phong phú thêm lượng tin bài của “Báo Điện Tử Bắc Kạn”. 1.5 Đối tượng người sử dụng hệ thống: - Quản trị hệ thống: Là các kỹ sư tin học có chức năng quản trị hệ thống chạy ổn định, bao gồm các tác vụ: cấp quyền truy cập, quản lý đường truyền, sao lưu, bảo mật… - Khách viếng thăm: Đây là người sử dụng Internet: là nhóm đối tượng người đọc trên Internet. Nhóm này chiếm số lượng khá lớn, đòi hỏi hệ thống máy chủ phải đủ mạnh để đáp ứng tốt mọi yêu cầu từ nhóm đối tượng này. 1.2 YÊU CẦU TỔNG THỂ HỆ THỐNG 1.2.1 Yêu cầu chung về mô hình hệ thống Xây dựng hệ thống theo kiến trúc client/server 1.2.2 Yêu cầu chung về môi trường kỹ thuật hệ thống - Font tiếng Việt: sử dụng font unicode TCVN 2001: 6909 (ngoại trừ ứng dụng trên Visual Fox sử dụng Font ABC) và có công cụ chuyển đổi từ font ABC sang font Unicode. Môi trường máy chủ - Hệ điều hành mạng Windows NT Server 4.0, Windows 2000 Server, Windows Server 2003. - Internet information services - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu access Môi trường máy trạm. - Hệ điều hành win 98,win2000, winxp… 1.2.3 Yêu cầu về an toàn và bảo mật dữ liệu hệ thống An toàn ở đây được xét trên hai yếu tố: thông tin và người dùng. Một khi thông tin đã được đưa lên website thì thông tin này sẽ được nhiều người xem qua. Vì thế, sự an toàn về thông tin là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Bài viết trước khi được đưa lên trang chính thức phải được kiểm duyệt kỹ. Thông tin chỉ được chỉnh sửa bởi những người có thẩm quyền. Các hành vi nhằm chỉnh sửa làm sai lệch nội dung phục vụ cho mục đích riêng cần phải được ngăn chặn. Những bài viết sau một thời gian lưu trữ trong cơ sở dữ liệu cần phải được sao lưu để đề phòng những sự cố xảy ra. Sự an toàn của người dùng có nghĩa là sự bảo mật về thông tin cá nhân thành viên của website. Chỉ những người chịu trách nhiệm quản lý họ mới có thể xem thông tin cá nhân đó. 1.2.4 Yêu cầu chung về chức năng hệ thống +Lưu trữ tin bài: Website là nơi đăng tải những thông tin về các vấn đề như: tin tức (tin trong tỉnh, tin trong nước và thế giới), du lịch, kinh tế-thể thao, văn hoá-xã hội, lễ hội, các khu di tích lịch sử,… và các tiềm năng phát triển. - Cung cấp một số dịch vụ cho độc giả khi đến thăm trang Web: Tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí: tiêu đề, nội dung, tác giả, ngày tháng… Website có thể nói tương tự như một tờ báo điện tử quy mô nhỏ. Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng nhất chính là lưu trữ bài viết. Những thông tin của bài viết chính là nội dung bài viết, thời gian được đưa lên website, tác giả bài viết…. +Lưu trữ tài khoản người dùng: Ngoài đối tượng bài viết, một đối tượng quan trọng khác mà website quan tâm đến chính là đối tượng người dùng. Người dùng thuộc nhiều loại khác nhau : Người xem thông tin trên website và người quản trị hệ thống. Phân quyền quản lý thông tin cho từng quyền của những người dùng khác nhau. Quyền user thì chỉ được vào tham gia đóng góp ý kiến, quyền admin thì có quyền cập nhật, hiệu chỉnh thông tin. 1.3 YÊU CẦU CHỨC NĂNG, PHI CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG 1.3.1 Yêu cầu chức năng 1.3.1.1 Quản trị site: Trong phần quản trị site thì tác nhân thực hiện là người quản trị còn người dùng thì không có quyền này họ chỉ có quyền đọc và tìm kiếm tin bài trên Web. Điều kiện chung ban đầu - Người quản trị đăng nhập vào hệ thống quản trị a) Cài đặt thông tin hệ thống Mô tả chức năng: - Nhằm mục đích cài đặt thông tin hệ thống Các bước xử lý chính - Sau khi đăng nhập hệ thống người quản trị nhập các thông số cần thiết để điều chỉnh Website của mình. Cụ thể là cho phép hệ thống có bao nhiêu mục tin hiển thị trong trang tin và thể hiện bản quyền của tác giả cùng với tên của trang web. - Người quản trị nhập các thông tin vào gồm: + Thông tin phiên bản + Copyright and Modify by + Powed by + Tên trang Web + Số bản tin hiện trên 1 trang + Số bản tin khác + Top bản tin trong lĩnh vực trang chủ - Lưu thông tin vào hệ thống: + Người quản trị thực hiện thao tác ghi dữ liệu + Hệ thống lưu lại những thông tin vừa nhập vào hệ thống b) Cài đặt màu sắc kiểu chữ Mô tả chức năng: Điều chỉnh màu sắc, kích thước, căn chỉnh, font chữ cho toàn trang web. Các bước xử lý chính: Sau khi người quản trị đăng nhập vào website thì sẽ điều chỉnh được kích thước, màu sắc, căn chỉnh, font chữ toàn Site theo các thông số mà mình đưa ra. Các thông tin nhập vào: - Cài đặt màu sắc, kiểu chữ: Màu nền bảng Menu Lĩnh vực (Thanh ngang & menu bên trái) Màu nền, màu chữ của từng lĩnh vực riêng Màu nền, màu chữ của bản tin trong từng lĩnh vực Màu nền TOP các Lĩnh vực (Ở trang chủ) - Màu sắc thanh cuộn: - Màu sắc kiểu chữ, liên kết mặc định toàn website - Màu sắc kiểu chữ liên kết cho từng lĩnh vực riêng c) Thêm một lĩnh vực mới Mô tả chức năng: Chức năng này dùng để thêm một lĩnh vực tin mới trong website. Các bước xử lý chính: Thêm lĩnh vực - Người sử dụng kích hoạt chức năng thêm một lĩnh vực tin mới. - Hệ thống sẽ hiển thị trang thêm một lĩnh vực tin mới. - Người quản trị nhập tên và mô tả lĩnh vực cùng với sự hỗ trợ của kiểu gõ tiếng việt (Telex, VNI, VIQR) hoặc là không. Gửi đi - Người sử dụng kích hoạt chức năng gửi đi - Hệ thống ghi lại vào cơ sở dữ liệu và hiển thị lĩnh vực mới trong trang tin. d) Sửa hoặc xoá một lĩnh vực Mô tả chức năng: Chức năng này cho phép người quản trị dễ dàng sửa hoặc xóa, thay đổi tên cũng như mô tả về lĩnh vực đã có cần thay đổi. Các bước xử lý chính: Sửa hoặc xóa lĩnh vực đã có - Người sử dụng kích hoạt chức năng sửa hoặc xóa một lĩnh vực. - Hệ thống sẽ hiển thị trang sửa hoặc xóa lĩnh vực đã có. - Người quản trị nhập tên mới và mô tả lĩnh vực cần thay đổi cùng với sự hỗ trợ của kiểu gõ tiếng việt (Telex, VNI, VIQR) hoặc là không. Gửi đi - Người sử dụng kích hoạt chức năng gửi đi - Hệ thống ghi lại vào cơ sở dữ liệu và hiển thị lĩnh vực mới trong trang tin tức e) Thêm một bản tin mới Mô tả chức năng: Thêm một bản tin mới vào trong mục lĩnh vực của trang tin. Các bước xử lý chính: Thêm một bản tin mới - Người sử dụng kích hoạt chức năng thêm một bản tin mới - Hệ thống sẽ hiển thị form thêm một bản tin mới vào lĩnh vực nào đó. . - Người quản trị nhập nội dung và các thông tin đầy đủ vào trong form (Tiêu đề tin, trích dẫn ngắn, nội dung, chú thích (tác giả), kích thước chữ, ảnh…). Gửi đi - Người sử dụng kích hoạt chức năng gửi đi - Hệ thống ghi lại vào cơ sở dữ liệu và hiển thị bản tin mới trong lĩnh vực vừa chọn để tạo trong trang tin tức) g) Sửa hoặc xóa một bản tin Mô tả chức năng: Xóa một bản tin đã có trong mục lĩnh vực của trang tin. Các bước xử lý chính: Sửa hoặc xóa bản tin - Người sử dụng kích hoạt chức năng sửa hoặc xóa tin - Hệ thống sẽ hiển thị form sửa hoặc xóa bản tin - Người quản trị chọn bản tin trong lĩnh vực cần sửa hoặc xóa. Sau đó nhập nội dung và các thông tin mới đầy đủ vào trong form (Tiêu đề tin, trích dẫn ngắn, nội dung, chú thích (tác giả), kích thước chữ, ảnh…). Gửi đi - Người sử dụng kích hoạt chức năng gửi đi - Hệ thống ghi lại vào cơ sở dữ liệu và hiển thị thông tin mới về bản tin mới đã được sửa hoặc xóa trong lĩnh vực vừa chọn trong trang tin tức) h) Cập nhật thêm ảnh Mô tả chức năng: Cập nhật ảnh một cách nhanh chóng vào trong CSDL. Các bước xử lý chính: Cập nhật thêm ảnh bản tin - Người sử dụng kích hoạt chức năng cập nhật thêm ảnh bản tin - Hệ thống sẽ hiển thị form cập nhật thêm ảnh bản tin . - Người quản trị thực hiện truy suất đến thư mục chứa ảnh Gửi đi - Người sử dụng kích hoạt chức năng upload - Hệ thống ghi vào cơ sở dữ liệu và hiển thị ảnh mới upload trong bản tin đã chọn) i) Đổi mật khẩu của Admin Mô tả chức năng: Đổi mật khẩu đăng nhập vào hệ thống của Admin. Các bước xử lý chính: Đổi mật khẩu - Người quản trị kích hoạt chức năng đổi mật khẩu của Admin - Hệ thống đưa ra form đổi mật khẩu Admin - Người sử dụng nhập vào tên truy cập và hai mật khẩu bảo vệ để vào thay đổi thông tin của Admin. - Hệ thống kiểm tra nếu đúng sẽ cho phép đăng nhập và hiển thị form thay đổi mật khẩu, thông tin của Admin - Người quản trị thay đổi tên truy cập và mật khẩu Cập nhật - Người sử dụng kích hoạt chức năng cập nhật - Hệ thống lưu trữ thông tin mới vào cơ sở dữ liệu 1.3.1.2 Phần trang tin Trong phần trang tin thì tác nhân thực hiện là tất cả mọi người dùng. Họ có quyền đọc và tìm kiếm tin bài trên Web. Điều kiện chung ban đầu - Người dùng tham gia vào trang tin. a) Tìm kiếm theo tiêu chí: Mô tả chức năng chung: - Chức năng này giúp người đọc tìm kiếm các bài viết nhanh chóng theo: Tiêu đề, trích dẫn, nội dung hoặc là theo tác giả Các bước xử lý chính - Người sử dụng kích hoạt chức năng tìm kiếm - Người sử dụng nhập nội dung tìm kiếm vào form và kích hoạt nút tìm kiếm theo tiêu đề, trích dẫn, nội dung hoặc theo tác giả. - Hệ thống đưa ra các bài viết liên quan đến nội dung tìm kiếm nếu không có thì thông báo không tìm thấy. b) Tìm kiếm theo ngày tháng: Mô tả chức năng - Chức năng này giúp người đọc tìm kiếm các bài viết nhanh chóng theo thời gian. Các bước xử lý chính - Người sử dụng chọn mốc thời gian muốn tìm kiếm - Hệ thống sẽ kiểm tra xử lý, nếu mốc thời gian mà người dùng chọn để tìm tin có các bài viết thì sẽ đưa bài viết ra, ngược lại thì thông báo không tìm thấy. 1.3.2 Yêu cầu phi chức năng 1.3.2.1 Yêu cầu về bảo mật hệ thống Mỗi NSD truy cập hệ thống được cấp tên và mật khẩu duy nhất, được phép thay đổi mật khẩu. Mỗi NSD truy cập hệ thống được phân quyền với các chức năng tương ứng với từng NSD. NSD chỉ được phép xoá, cập nhật dữ liệu của mình và chỉ được phép cập nhật dữ liệu của người khác nếu được gán quyền cho phép. 1.3.2.2 Yêu cầu về giao diện người sử dụng Đối tượng sử dụng website để xem thông tin và để phục vụ cho công tác sản xuất tin không phải là những người có chuyên môn tin học. Vì thế, giao diện cần phải có trực quan, đẹp, thân thiện, dễ sử dụng. Việc trình bày trang web bởi nhiều thứ tiếng có thể được tính đến sau này. 1.3.2.3 Tính tiến hóa : Những tính năng của website phải có tính mở rộng nhất định. Người quản trị được phép thay đổi thuộc tính có miền giá trị là hữu hạn, rời rạc, các hằng số…Ví dụ : số tin thể hiện ở mỗi trang tin, danh sách các chuyên mục của website, … 1.4 SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG Hình 5: Sơ đồ phân cấp chức năng 1.5 BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 1.5.1 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 0: Website Tìm kiếm Quản trị hệ thống Cập nhật chuyên mục Tìm kiếm theo Tiêu đề Cập nhật bài viết mới Tìm kiếm theo Trích dẫn Tìm kiếm theo Nội dung Tìm kiếm theo Tác giả Cấp phát và bảo trì tài khoản Tìm kiếm theo Ngày tháng Người dùng Duyệt web Hình 6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 1.5.2 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 Hình 7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 1.4.3 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 3 Phân hệ Quản trị hệ thống Tin bài Tra cứu Tìm kiếm thông tin Quản trị hệ thống Người dùng Internet Người quản trị hệ thống Tìm bài viết Yêu cầu tin bài Bài viết Cập nhật tin bài Cập nhật bài Cập nhật chuyên mục Tài khoản Chuyên mục Lưu chuyên mục Lưu tài khoản Y/cầu Hình 8: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 3 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 2.1 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 2.1.1 Chuẩn thiết kế cơ sở dữ liệu của hệ thống Quy định chung trong thiết kế CSDL:  CSDL: Chương trình được thiết kế để có thể chạy trên mạng một cách hoàn chỉnh, hệ thống bao gồm hai CSDL đặt tên: mb_poll và database. o Tên bảng dữ liệu: Viết bằng tiếng anh. o Tên trường dữ liệu được đặt theo nội dung trường, các trường có cùng ý nghĩa nhưng thuộc các bảng khác nhau có tên giống nhau.  Chuẩn cho các trường dữ liệu o Các quy định sau đây áp dụng cho các trường có ý nghĩa là mã số:  AutoNumber: Cho mã số tự tăng (sequence)  Number: Cho số không tự tăng o Các trường kiểu logical:  Y: Cho giá trị đúng  No: Cho giá trị sai o Các trường dữ liệu của các bảng khác nhau nhưng có cùng ngữ nghĩa, chức năng được thống nhất về kiểu, độ dài và nếu không bị trùng lặp thì thống nhất cả về tên. Các kiểu sau đây quy định thống nhất cho các loại trường tương ứng:  Text: Cho các trường chứa tên, ghi chú.  Date/Time: Cho giá trị ngày giờ  Yes/No: Cho các trường Có giá trị lựa chọn  Memo: Các ký tự kiểu text có giá trị không giới hạn 2.1.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu  Bảng NEW_CATEGORY (Loại tin tức) Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả CAT_ID AutoNumber Mã loại tin(Khóa chính ) CAT_NAME Text Tên loại tin CAT_INFO Text Loại thông tin  Bảng NEW_CONFIG (Cấu hình tin tức) Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả C_TEN Text Tên C_MATKHAU Text Mật khẩu C_SECURITY Text Bảo mật C_ALINK Text Đường link C_AVISITED Text Nơi đã xem C_AHOVER Text Nơi di chuột qua C_AACTIVE Text Nơi đang xem C_ADEFAULT Text Mặc định C_AOVERUNDER Text C_ABGCOLOR Text Màu nền C_FONTSIZE Number Kích thước font C_FONTCOLOR Text Màu font C_FONTFAMILY Text Loại font C_ACATELINK Text C_ACATEVISITED Text C_ACATEHOVER Text C_ACATEACTIVE Text C_ACATESIZE Number C_ACATEDEFAULT Text C_ACATEOVERUNDER Text C_ACATEBGCOLOR Text C_CATEBGCOLOR Text C_SUBCATEBGCOLOR Text C_ANEWSLINK Text C_ANEWSVISITED Text C_ANEWSHOVER Text C_ANEWSACTIVE Text C_ANEWSDEFAULT Text C_ANEWSOVERUNDER Text C_ANEWSSIZE Number C_ANEWSBGCOLOR Text C_NEWSSUBJECTBG Text C_SCROLLFACE Text C_SCROLLARROW Text C_SCROLLTRACK Text C_SCROLLSHADOW Text C_SCROLLHIGHLIGHT Text C_SCROLL3DLIGHT Text C_SOBANTIN Number C_TOPNUMBER Number C_TOP Number C_BGCOLOR Text C_BACKGROUND Text C_TOPMARGIN Number C_LEFTMARGIN Number C_BORDERTABLECOLOR Text C_BORDERTABLESIZE Number C_BGTABLECOLOR Text C_LINHVUCBG Text C_LINHVUCFONTCOLOR Text C_SUBNEWSBG Text C_TOPCATEBG Text C_TITLE Text C_VERSION Text C_COPYRIGHT Text C_POWERED Text  Bảng NEW_NEWS (Tin tức) Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả NEWS_ID AutoNumber CAT_ID Number N_TIEUDE Text N_TRICHDAN Memo N_NOIDUNG Memo N_NGAYTHANG Text N_ANHMINHHOA Text Ảnh minh hoạ N_BORDER Number Đường viền N_ALIGN Text Căn chỉnh N_ALT Text Nhóm tác giả N_WIDTH Number N_HEIGHT Number N_HIDEORSHOW Number N_TINNOIBAT Number N_TEXTALIGN Text N_NHOMTIN Text N_CHUTHICH Text  Bảng MB_Configs Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả strUsername Text strPassword Text bg_colour Text text_colour Text text_type Text text_size Number sm_text_size Number links_colour Text visited_links_colour Text active_links_colour Text table_colour Text table_border_colour Text multiple_votes Yes/No  Bảng MB_Polls Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả id_no AutoNumber Question Text Selection_1 Text Selection_2 Text Selection_3 Text Selection_4 Text Selection_5 Text Selection_6 Text Selection_7 Text Votes_1 Number Votes_2 Number Votes_3 Number Votes_4 Number Votes_5 Number Votes_6 Number Votes_7 Number Date Date/Time 2.2 THIẾT KẾ CHỨC NĂNG WEBSITE 2.2.1 Mô hình màn hình giao diện Màn hình cài đặt thông tin hệ thống Màn hình cài đặt màu sắc kiểu chữ Màn hình thêm một lĩnh vực tin mới Màn hình sửa, xóa một lĩnh vực Màn hình sửa hoặc xóa một bản tin Màn hình thêm một bản tin mới Màn hình cập nhật thêm ảnh mới Màn hình đổi mật khẩu của Admin Trang tin chính Màn hình xem tin các chuyên mục Màn hình tìm kiếm thông tin bản tin Màn hình liên hệ Màn hình Email Màn hình gửi tin Màn hình Quản trị Màn hình In tin 2.2.4 Thiết kế chức năng phần trang tin a)Thiết kế giao diện người dùng: STT Tên file Mô tả 1 Default.asp Đưa ra giao diện chính của chương trình 2 Left. asp Hiển thị các mục bên trái 3 Right.asp Hiển thị các mục bên phải Màn hình giao diện trang chủ: b)Màn hình khi vào xem các lĩnh vực tin STT Tên file Mô tả 1 Default.asp Đưa ra giao diện chính của chương trình 2 Left. asp Hiển thị các mục bên trái 3 Right.asp Hiển thị các mục bên phải Màn hình giao diện trang tin: c) Chức năng gửi tin tức cho bạn bè Hệ thống sẽ hiện ra một form đưa ra các thông tin để độc giả nhập vào Người thực hiện là tất cả mọi ngừơi đăng nhập vào Website Màn hình giao diện d) Chức năng quản trị hệ thống Hệ thống đưa ra một Form để người quản trị thiết lập cấu hình cho hệ thống Màn hình giao diện e) Cài đặt thông tin hệ thống Thiết lập hệ thống cho phần trang tin như tên trang web, số bản tin trên một trang Màn hình giao diện CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Qua quá trình thực hiện luận văn, em đã thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích về công nghệ lập trình. Với quỹ thời gian có hạn của một luận văn tốt nghiệp, em đã xây dựng được một website đáp ứng được đầy đủ những chức năng cơ bản mà nó cần phải có. Các chức năng nâng cao, phục vụ cho việc quản trị cũng như nâng cấp chương trình đòi hỏi nhiều thời gian và kĩ thuật đang được tìm hiểu và sẽ hoàn thành trong thời gian tới. Dưới đây là những thành quả mà em thu được trong quá trình thực hiện và những định hướng phát triển trong tương lai: 3.1 KẾT QUẢ LÀM ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã cố gắng hết sức để tìm hiểu và cài đặt chương trình nhưng vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chưa thể giải quyết được tất cả các vấn đề đặt ra. Em rất mong nhận được sự thông cảm của quí Thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Những kết quả đạt được: + Về công nghệ: - Tìm hiểu và nắm bắt được các công cụ thiết kế Web. - Hiểu rõ các tính năng về kĩ thuật lập trình ASP. - Nắm rõ quy trình hoạt động của website. - Cơ bản nắm được những tiêu chuẩn của một website, cách thể hiện tin tức và các nội dung khác trên trên web rõ ràng. - Hiểu được quy trình xây dựng một hệ thống thông tin. +Về chương trình: - Giao diện thân thiện dễ sử dụng. - Thông tin sắp xếp dễ nhìn. - Xây dựng đầy đủ các chức năng cần có của một trang web - Giới thiệu thông tin và tin tức hàng ngày đến độc giả. - Cập nhật thông tin một cách tự động - Nhận thông tin của độc giả gửi đến và trả lời thư của độc giả qua mạng Internet. Người quản lí có thể thường xuyên thay đổi, cập nhật dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng. Hạn chế của đề tài: - Mới chỉ cấp tài khoản cho Admin chưa tạo ra được tài khoản người dùng(khách hàng vãng lai đăng ký làm thành viên, thành viên). - Được xây dựng chỉ cho một tờ báo điện tử thông thường chứ chưa thực hiện ứng dụng vào trong phạm vi bài báo lớn. - Một số chức năng mở rộng còn thiếu. 3.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện làm đồ án, dù đã rất cố gắng nhưng em chưa giải quyết được hoàn thiện mọi vấn đề. Trong thời gian tới em sẽ cố gắng hoàn thiện và phát triển thêm đề tài. Những nội dung mà đề tài có thể mở rộng: - Hoàn thiện giao diện sinh động hơn, thân thiện hơn. - Tạo ra diễn đàn trao đổi về tin tức trên mạng giữa mọi người. - Phân quyền người sử dụng chi tiết hơn: Khi hệ thống được xây dựng hoàn thiện việc phân quyền sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ tạo ra từng quyền riêng như: Tạo ra quyền thành viên để có thể vào tham gia viết bài, hệ thống sẽ có ban biên tập để biên tập lại bài và người quản trị sẽ cho phép đăng bài viết của thành viên nếu đạt yêu cầu. - Có thể cập nhật dữ liệu từ xa. - Bổ sung thêm nhiều chức năng dịch vụ khác phục vụ cho độc giả trong cả nước một cách hiệu quả nhất. - Nâng cấp các tính năng chưa hoàn hảo của chương trình. Triển khai chương trình trên hệ thống phân tán nhằm đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị hoạt động trên phạm vi lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Microsoft Access 2000 Bible Quick Start; Cary N.Prague, Michael R. Iruin; Pulished by Hungry Minds, Inc, 2002. 2. Microsoft Access 2000 with VBA – Advanced; Al Napier, Phil Judd, 3. Xây dựng & triển khai ứng dụng Thương Mại Điện Tử-Phạm Hữu Khang- NXB Thống Kê 4. Thương mại điện tử với VB, SQL 7.0, ASP, MTS-Nhóm tác giả Đại học Bách Khoa Hà Nội-NXB Thống Kê 5. Các website tham khảo như:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2257_2941.pdf