MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 2
II. Tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005 3
1. Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp – xây dựng 3
2. Ngành công nghiệp – xây dựng - đầu tầu thúc đẩy quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8
3. Cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực 10
III. Quỏ trỡnh thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2001 – 2005: những thành tựu và hạn chế 12
1. Thành tựu 12
2. Hạn chế 15
IV. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 17
1. Coi trọng cụng tỏc quy hoạch, kế hoạch 17
2. Cơ cấu lại và hợp lý hoỏ ngành cụng nghiệp – xõy dựng 18
3. Đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng 18
4. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 18
5. Hoàn thiện hệ thống chớnh sỏch khuyến khớch phỏt triển cụng nghiệp 18
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3259 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển, đưa quốc gia tiến lên một trình độ mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch, Việt Nam đã coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi nó phản ánh trình độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển. Chuyển dịch cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập.
Đóng góp vào quá trình chuyển dịch ấy phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp đạt được hiệu quả trong chuyển dịch sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc. Trong giai đoạn 2001 – 2005, cơ cấu ngành công nghiệp đã đạt được mở rộng theo hướng phát triển những ngành mới hiện đại hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm và hạn chế cần phải khắc phục để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005”.
NỘI DUNG
I. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Do đó trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra mục tiêu cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 như sau:
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 – 21%.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 – 39%.
Tỷ trọng dịch vụ 41 – 42%.
Riêng đối với ngành công nghiệp và xây dựng, hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:
- Tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến trong GDP của toàn nền kinh tế bởi tỷ trọng của ngành là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp.
- Giảm dần tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong GDP bởi một quốc gia phát triển nhờ vào khai thác cạn kiệt tài nguyên là sự phát triển không bền vững.
- Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Từ đó gia tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
II. Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005
1. Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp – xây dựng
Nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, ngành công nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Nhờ vậy, tỷ trọng của công nghiệp – xây dựng trong GDP không ngừng tăng lên trong những năm qua.
Bảng 1: Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP qua các năm
Đơn vị: %
Năm
1995
1997
1999
2001
2002
2003
2004
2005
Kế hoạch
Ước TH
GDP (giá h.hành)
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Công nghiệp-xây dựng
28,75
32,06
34,49
38,18
38,49
39,47
40,09
38-39
41
Công nghiệp
21,85
25,52
29,05
32,32
32,59
33,14
33,84
Xây dựng
6,9
6,54
5,44
5,8
5,89
6,05
6,25
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng số liệu tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm trong GDP tăng liên tục từ 28,75% năm 1995 lên 40,09% năm 2004. Phần trăm của công nghiệp – xây dựng trong tổng sản phẩm quốc dân năm 1995 chỉ cao hơn nông nghiệp 1,57% thì đến năm 2004 ngành công nghiệp – xây dựng đã gấp gần 2 lần phần trăm của nông nghiệp. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của ngành trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng trong GDP của công nghiệp – xây dựng đã tăng 2,82%, bình quân 5 năm tăng 0,56%. Năm 2005, ngành chiếm 41% trong GDP vượt mục tiêu của kế hoạch 2001- 2005 là 2 – 3%. Với đà phát triển như vậy thì khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm trong GDP đến năm 2010 sẽ vượt chỉ tiêu 42 - 43% của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.
1.1. Xây dựng
Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng của xây dựng trong tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 5,8% năm 2001 lên 6,25% năm 2004, bình quân tăng 0,11% / năm. Như vậy, ngành xây dựng đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng mục tiêu mà kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành đặt ra. Nhưng nếu so với tỷ trọng của ngành vào năm 1995 lại cao hơn 0,75% năm 2004, nguyên nhân là do sự gia tăng đột ngột của giá xăng dầu, giá thép; sự chậm trễ của công tác giải phóng mặt bằng và những bất cập trong quản lý đầu tư là những lý do chủ yếu hạn chế tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng. Mặc dù vậy ngành xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở cũng như những công trình quy mô lớn đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại trong và ngoài nước. Công nghiệp vật liệu xây dựng đã chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều dây chuyền công nghệ có quy mô lớn, hiện đại đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt là xi măng, gạch, sứ vệ sinh... Nhờ vậy mà sản lượng xi măng sản xuất đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, thực hiện năm 2005 là 29,3 triệu tấn trong khi kế hoạch đặt ra chỉ cần 24,5 triệu tấn hay hoàn thành 119,6% mục tiêu kế hoạch (xem chi tiết bảng 3 )
1.2. Công nghiệp
Giá trị của ngành công nghiệp do sự đóng góp của ba ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, gas, nước. Nếu coi GDP của ngành công nghiệp là 100% ta sẽ có tỷ trọng của những ngành nêu trên đóng góp trong GDP công nghiệp.
Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 1995 -2004
Đơn vị: %
Năm
1995
1997
1999
2001
2002
2003
2004
Công nghiệp(CN)
100
100
100
100
100
100
100
CN khai thác
22,01
24,69
29,00
28,50
26,42
28,18
30,05
CN chế biến
68,60
64,58
60,90
61,20
63,15
61,71
60,05
CN điện, gas, nước
9,39
10,73
10,10
10,30
10,43
10,11
9,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
a. Ngành công nghiệp khai thác
Tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong GDP công nghiệp liên tục tăng từ 22,01% năm1995 lên 30,05% năm 2004. Đây là sự phát triển không phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu tỷ trọng của ngành tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo được, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đối với Việt Nam đi lên từ sản xuất nhỏ, lạc hậu thì ban đầu phải dựa vào nguồn thu của ngành để tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp khai thác mà điển hình là ngành khai thác dầu, đã đóng góp không nhỏ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục qua các năm 2001: 16,8 triệu tấn; 2003: 17,6 triệu tấn, năm 2004: 20,0 triệu tấn và ước tính năm 2005 sản lượng là 18,5 triệu tấn. Mặc dù sản lượng có giảm vào năm 2005( giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2004) song ngành dầu khí đã tạo ra những sự thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến và mở ra triển vọng phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngoài ra cũng phải kể đến những ngành khai thác có tốc độ phát triển cao đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp. Cụ thể là ngành công nghiệp nguyên liệu than. Ước tính năm 2005 sản lượng than khai thác được là 27 triệu tấn (tăng 0,7 triệu tấn so với năm 2004). Sản lượng than khai thác năm 2005 hoàn thành 168,7% mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005 (xem chi tiết bảng 3). Có thể nói trong những năm gần đây, công nghiệp khai thác đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ khu vực công nghiệp – xây dựng nói chung.
b. Ngành công nghiệp chế biến
Tỷ lệ của ngành công nghiệp chế biến trong GDP công nghiệp có xu hướng giảm từ 68,6% năm 1995 xuống 60,05% năm 2004, mặc dù tỷ lệ này có tăng lên trong những năm 1999 – 2003. Mặt khác, tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp chế biến năm 2004 chỉ đạt 20,3% và với tốc độ tăng trưởng liên tục giảm giai đoạn 2001 - 2004 thì đến 2020 tỷ trọng của ngành trong GDP vẫn dưới 30% ( thấp hơn ranh giới 37% mà các chuyên gia quốc tế cho rằng là điều kiện để chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp). Sự đóng góp của ngành công ngiệp chế biến vào sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung là chỉ tiêu quan trọng để một quốc gia được đánh giá chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền công nghiệp hiện đại. Nhưng ở Việt Nam tỷ trọng của ngành này lại đang có xu hướng giảm, một xu hướng không phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành công nghiệp chế biến đã không hoàn thành nhiệm vụ mà toàn nền kinh tế giao phó. Sản phẩm của công nghiệp chế biến bao gồm hai loại: nông sản chế biến và sản phẩm chế tạo. Đối với nông sản chế biến do công nghệ lạc hậu, cơ sở kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên những nông sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô mới chỉ qua sơ chế. Do đó, đóng góp của chế biến nông sản thấp và hạn chế khả năng cạnh tranh sản phẩm so với các nước trong khu vực. Đối với sản phẩm chế tạo do chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao và sự phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu. Sản phẩm của ngành chủ yếu vẫn là những sản phẩm mang tính gia công lắp ráp như dệt may, da giầy, ô tô, xe máy...và sản lượng liên tục tăng trong những năm 2001 -2004. Ví dụ: ti vi lắp ráp tăng từ 1,1 triệu chiếc năm 2001 lên 2,5 triệu chiếc năm 2004 ( tăng 27,3%). Sản lượng vải lụa sản xuất cũng tăng đều qua các năm bình quân 9,3% năm ( xem chi tiết bảng 3). Chúng ta mới chỉ thực hiên gia công sản phẩm mà không phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào để từ đó giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo giá trị tăng thêm, nhất là công nghệ thông tin khởi đầu từ việc lắp ráp một số linh kiện như mạch in, bóng hình...còn phát triển chậm. Đóng góp vào giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn là những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu và được hưởng chính sách bảo hộ của Nhà nước. Do đó hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành được bảo hộ nói riêng cũng như ngành công nghiệp chế biến nói chung.
c. Các ngành công nghiệp điện, gas và cung cấp nước
Những ngành này là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó được chú trọng đầu tư phát triển. Đóng góp của ngành trong GDP công nghiệp mặc dù tăng trong những năm 1997 – 2002 nhưng từ năm 2003 trở về đây tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm từ 10,43% năm 2002 xuống 10,11% năm2003 và năm 2004 chỉ còn 9,9%. Mặc dù vậy, ngành đã có những đóp góp quan trọng cho sự phát triển chung của toàn bộ khu vực II công nghiệp và xây dựng.Về điện đã phát triển nguồn cung cấp cả về thuỷ điện và nhiệt điện nên sản lượng điện phát ra tăng từ 30,7 tỷ KWh năm 2001 lên 46 tỷ KWh năm 2004, bình quân tăng 3,8 tỷ KWh / năm. Ước tính năm 2005 sản lượng điện sản xuất ra là 51,7 tỷ KWh, hoàn thành 117,5% mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005 (xem chi tiết bảng 3). Đây quả thực là một dấu hiệu đáng mừng trong việc kết hợp 2 nguồn cung cấp điện: nhiệt điện và thuỷ điện. Mạng lưới điện cũng được đầu tư đảm bảo cung cấp điện cho nông thôn và một số vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch cũng được cung cấp cho cả nông thôn, thành thị, thực hiên đồng bộ quy hoạch cung cấp điện nước cho các khu công nghiệp.
Bảng 3: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp – xây dựng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
Dầu thô
Than
Triệu tấn
Triệu tấn
16,8
12,9
16,8
16,3
17,7
19,6
20,0
26,3
15 - 16
18,5
27,0
Ti vi
Vải lụa
Ng.chiếc
Triệu m
1126
402
1597
455
2099
476
2478
518
750
600
Xi măng
Triệu tấn
15,4
20,4
23,3
25,3
24,5
29,0
Điện phát ra
Tỷ KWh
30,6
35,8
40,8
46,2
44,0
51,7
Nguồn: Dự thảo kế hoạch phát triển KT – XH 2006 – 2010
2. Ngành công nghiệp – xây dựng - đầu tầu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Kết quả nổi bật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, ổn định tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của từng ngành đều tăng năm sau so với năm trước.
Bảng 4: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế
Đơn vị: %
Năm
1990
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
(ước thực hiện)
GDP
100
100
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
38,74
27,18
24,53
23,24
23,03
22,34
21,76
20,5
CN - XD
22,67
28,76
36,73
38,13
38,49
39,47
40,09
41
Dịch vụ
38,59
44,06
38,74
38,63
38,48
37,99
38,15
38,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng trên ta thấy: trong giai đoạn 1990 – 2005, cơ cấu nền kinh tế quốc dân có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp liên tục giảm từ 38,74% năm 1990, 24,53% năm 2000 xuống còn 20,5% năm 2005. Từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế năm1990 thì đến năm 2005, ngành lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.
Đối với khu vực dịch vụ thì sau khi đạt tỷ trọng cao nhất 44,06% năm 1995 thì tỷ trọng của ngành lại có xu hướng giảm liên tục cho đến 2003.Tương ứng với sự giảm tỷ trọng này là sự tăng lên liên tục về tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng. Nếu vào năm 1990, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nền kinh tế: 22,67% , chỉ bằng 0,58 lần so với tỷ trọng của ngành nông nghiệp thì đến năm 1995, tỷ trọng của ngành đã vượt nông nghiệp 0,58% (công nghiệp – xây dựng: 28,76%, nông nghiệp: 27,18%) và cho đến 2005 thì tỷ trọng của ngành đã gấp đôi nông nghiệp (công nghiệp – xây dựng: 41%, nông nghiệp: 20,5%). Như vậy, đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP đã tăng liên tuc qua các năm , từ chỗ còn rất nhỏ bé trong nền kinh tế quốc dân thì đến nay đã đạt mức đóng góp lớn nhất. Do mức đóng góp như vậy mà tỷ lệ đóng góp của ngành vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tăng lên tương ứng.
Bảng 5: Tỷ lệ đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng GDP cả nước
Đơn vị: %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng GDP
6,79
6,89
7,04
7,26
7,6
Nông nghiệp
1,1
0,69
0,91
0,72
0,8
CN – XD
2,72
2,81
3,00
3,21
3,2
Dịch vụ
2,23
2,52
2,68
2,68
3,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Ngành công nghiệp – xây dựng đã đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng một cách tích cực. Thể hiện: tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng tăng liên tục từ 2,72% năm 2000 lên tới 3,2% năm 2004. Như vậy ngành đã vươn lên, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế, và đang tạo đà cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, xứng đáng là đầu tầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
3. Cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỉ XXI - chiến lược đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp – chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn phải tăng và đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Chúng ta đã duy trì được tỷ lệ tăng trưởng khá cao 7,5% / năm giai đoạn 2001 – 2005. Tuy nhiên, nếu lấy cơ cấu ngành kinh tế làm một thước đo về trình độ phát triển thì cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2003 chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực vào những năm 80 của thế kỷ trước. Điều này thể hiện một sự chuyển dịch quá chậm chạp so với bạn bè trong khu vực.
Bảng 6: Cơ cấu nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 2003
Đơn vị: %
Nước
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Việt Nam
23.0
39,0
38,0
Philippine
14,0
32,5
53,5
Indonexia
17,0
44,0
40,0
Malaixia
9,0
49,0
42,0
Thailand
9,0
41,0
50,0
Xingapo
0,0
35,0
65,0
Nguồn: Báo cáo phát triển Thế giới năm 2005 của Ngân hàng Thế giới
Như vậy, so với các nước trong khu vực thì giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trong GDP của Việt Nam là lớn nhất, gấp 1,4 lần so với nước đứng thứ 2 là Indonexia và gấp 2,6 lần so với Malaxia và Thailand. Điều đó là do nền kinh tế Việt Nam truyền thống là sản xuất nông nghiệp đã từ lâu đời, đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu chưa theo kịp các nước khác trong khu vực. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nước này rất coi trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ và tìm mọi cách nâng cao tỷ trọng của các khu vực này trong GDP. Nhưng ở Việt Nam, mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã được chú trọng phát triển nhưng đóng góp của nó trong GDP vẫn còn nhiều hạn chế, chưa lấn át hẳn khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm trong GDP của Việt Nam đạt 39,0%, đứng thứ 4 trong 6 nước trên. Nếu so với các nước trong khu vực thì tỷ trọng này còn rất hạn chế, chứng tỏ trình độ phát triển công nghiệp – xây dựng của nước ta còn thấp. Ngành công nghiệp – xây dựng của chúng ta chủ yếu là ngành thu hút nhiều lao động, hàm lượng khoa học công nghệ chưa cao và nguyên liệu lại chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài như: dệt may, da giầy. Công nghiệp chế biến tuy đã có bước phát triển mạnh nhưng chỉ dừng lại ở mức độ sơ chế, sản phẩm đạt chất lượng chưa cao. Trong khi ngành công nghiệp của các nước bạn thì đã phát triển ở trình độ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, điển hình là công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp hoá chất...Riêng đối với ngành dịch vụ thì chúng ta hầu như chưa biết khai thác những nguồn lực sẵn có, đồng thời việc khai thác lại chưa chú ý đến tu bổ, cải tạo. Vậy để có thể phát triển theo kịp các nước trong khu vực thì chúng ta phải chú trọng và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
III. Quá trình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2001 – 2005: những thành tựu và hạn chế
1. Thành tựu
Một là, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có bước tiến đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng (tính theo giá trị sản xuất) công nghiệp chế biến tăng từ 79,9% năm 2000 lên hơn khoảng 83,2% năm 2005. Đồng thời tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác giảm dần từ 13,8% năm 2000 chỉ còn khoảng 10,7% năm 2005, tương tự công nghiệp sản xuất, phân phối điện - khí – nước từ 6,5% còn 6,1%.
Hai là, sự tiến bộ của các ngành trong nội bộ ngành công nghiệp – xây dựng. Ngành công nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng đi từ những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ thấp sang các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ngành xây dựng đã có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và qui hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở. Năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình qui mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại.
Ba là, cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển nhiều ngành nghề, sản phẩm đảm bảo tăng trưởng liên tục, phát huy lợi thế so sánh và đáp ứng nhu cầu thị trường. Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng không chỉ bằng điều chỉnh tốc độ phát triển của các ngành mà quan trọng hơn là duy trì, phát triển ngành nghề hiện có cùng với phát triển thêm ngành nghề mới, sản phẩm mới như: đóng tầu, chế tạo thiết bị đồng bộ, sản xuất lắp ráp ôtô, chế biến đồ gỗ...Quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng lên
Đạt được những thành tựu nêu trên là do tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2001 – 2005 từ 6,89% năm 2001 lên 7,69% năm 2004, bình quân 5 năm đạt 7,5% / năm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Bên cạnh đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của những yếu tố đầu vào lao động và vốn đầu tư. Lao động, vốn đầu tư là những đầu vào không thể thiếu để có thể tiến hành sản xuất một cách thuận lợi. Một ngành sử dụng càng nhiều vốn, nhiều lao động có trình độ cao thì tổ chức sản xuất càng khoa học và năng lực sản xuất ngày càng tăng.
Bảng 7: Tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn đầu tư trong ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005
Đơn vị: %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005 (ước thực hiện)
Lao động
12,6
12,9
15,7
17,4
18,0
Vốn đầu tư
39,9
40,5
40,5
43,8
44,2
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2004 – 2005
Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục từ 12,6% năm 2001, 12,9% năm 2002... lên 18% năm 2005, bình quân tăng 1,08% / năm. Lao động tham gia sản xuất công nghiệp – xây dựng không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh lao động, một yếu tố đầu vào tác động không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, đó là vốn đầu tư. Tương tự như lao động, tỷ lệ vốn đầu tư vào công nghiệp – xây dựng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng dần từ 39,9% năm 2001 lên 43,8% năm 2004 và ước thực hiện năm 2005 là 44,2%. Đầu tư tăng tạo điều kiện mở rộng sản xuất, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, từ đó gia tăng năng lực sản xuất. Nhờ vậy làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung.
Ngoài ra không thể không nhắc đến sự đóng góp của các thành phần kinh tế vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung cũng như cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng nói riêng.
Bảng 8: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001 -2005
Đơn vị: %
Thành phần kinh tế
2001
20012
2003
2004
Tổng số
100
100
100
100
Doanh nghiệp Nhà nước
38,40
38,31
38,20
38,22
Ngoài quốc doanh
47,85
47,93
47,33
46,61
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
13,75
13,76
14,47
15,17
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong những năm qua, tỷ trọng của thành phần doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm, tăng dần tỷ trọng của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là những thành phần kinh tế nắm giữ trong tay nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhất với lợi thế về vốn, công nghệ và lao động có trình độ. Do đó,cùng với sự đi lên của hai thành phần này mà công nghiệp – xây dựng đã có sự tăng trưởng tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế quốc dân.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém cần phải nhận thức, khắc phục và sửa chữa.
2. 1. Hiệu quả của chuyển dịch chưa cao
Giá trị sản xuất của ngành trong mấy năm qua tăng 15% nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt 10% . Nhiều ngành công nghiệp khá quan trọng còn chiếm tỷ trọng thấp như giấy 2,3%, dệt 6,3%, cao su 4,3%, thiết bị máy móc 1,8% . Công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào các ngành khai thác tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu khí.
Mục tiêu đặt ra của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tăng dần tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong GDP. Mặc dù trong giai đoạn 2001 – 2005 công nghiệp chế biến có sự chuyển dịch theo mục tiêu nhưng tốc độ tăng chậm. Điều này không phù hợp với xu thế chuyển đổi từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp hiện đại. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay ( từ 11,35% năm 2001 lên 11,53% năm 2003 ) thì đến năm 2020 tỷ trọng trong GDP của công nghiệp chế biến chỉ đạt khoảng 32%, thấp hơn ranh giới 37% để một nước được đánh giá là đã chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chậm và hiệu quả thấp. Những cơ sở công nghiệp chế biến hiện tại mới chỉ đáp ứng phần nhỏ trong tiềm năng phát triển của nông nghiệp nước ta. Hơn nữa công nghệ chế biến lại lạc hậu chủ yếu là sơ chế và hạn chế trong một số loại rau quả nông sản. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu có đến 78% là nguyên liệu thô như dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều... Đối với sản phẩm chế tạo tỷ trọng làm gia công, lắp ráp còn cao, chưa chủ động được một số chủng loại vật tư, linh kiện, phụ tùng gia công lắp ráp.
2. 2. Sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp thấp
Sức cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn yếu kém trong khi những đòi hỏi về cạnh tranh ngày càng cao, nhất là những sản phẩm theo cơ chế AFTA bắt đầu có hiệu lực từ năm 2003 như rượu, bia, nước giải khát, phân lân, sơn, nhựa, quần áo may sẵn, giày dép các loại, sắt thép, nhôm, xe đạp, xe máy... Nguyên nhân ở chỗ chi phí sản xuất của nhiều loại sản phẩm này còn ở mức cao, chứa đựng chi phí dịch vụ bất hợp lý làm đội giá thành do đó hạn chế khả năng cạnh tranh. Ngoài ra chi phí sản xuất ở mức cao còn do chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao, phụ thuộc vào thị trường nhập khầu.
Thêm vào đó là nhận thức và khả năng hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước có liên quan còn nhiều hạn chế. Bởi vậy càng làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới thì năng lực cạnh trạnh của Việt Nam thuộc loại thấp, kém ổn định và chậm được cải thiện: Năm 1998 là 39/53, năm 1999 là 48/53, năm 2001 là 60/75 và năm 2002 là 65/80.
2.3. Mối quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế giữa các ngành và các doanh nghiệp trong nội bộ ngành công nghiệp – xây dựng chưa phát triển
Các ngành, các doanh nghiệp vẫn nặng về tư tưởng khép kín trong sản xuất kinh doanh, không chú trọng hợp tác, liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, giữa sản xuất với nghiên cứu khoa học công nghệ, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Điển hình là trong ngành dệt may, gia dầy, cơ khí... Sự thiếu hợp tác và liên kết như vậy sẽ làm gia tăng khoản chi phí trung gian vô ích, giảm giá trị tăng thêm của các ngành, hạn chế khả năng cạnh tranh và không phát huy hết tiềm năng của từng ngành.
IV. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
1. Coi trọng công tác quy hoạch, kế hoạch
Công tác quy hoạch và kế hoạch là một trong những tiền đề quan trọng để xác định cơ cấu đầu tư và cơ cấu lại nền kinh tế. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các ngành, các địa phương cần làm quy hoạch kịp thời có chất lượng, đảm bảo sự ăn khớp giữa quy hoạch, kế hoạch ngành, vùng và thành phần kinh tế. Trên cơ sở của quy hoạch và kế hoạch tổng thể, các doanh nghiệp tự xây dựng kế hoạch cho mình. Cần đổi mới phương pháp và tổ chức làm quy hoạch, kế hoạch. Về phương pháp: quy hoạch và kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phát triển công tác dự báo thông qua đó đánh giá xu thế tiến bộ tiến bộ khoa học và các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Về tổ chức thực hiện là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều tổ chức, nhiều địa phương... trong đó có một cơ quan chủ trì.
2. Cơ cấu lại và hợp lý hoá ngành công nghiệp – xây dựng
Khuyến khích đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu, các ngành sản xuất nguyên vật liệu như nguyên liệu bông, nguyên liệu da, sản xuất bột giấy, sản xuất phôi thép. Ưu tiên phát triển các ngành cơ khí, điện tử - tin học, hoá dầu, khuyến khích đầu tư tăng năng lực chế tác và tỷ lệ nội địa hoá các ngành cơ khí chế tạo như sản xuất ôtô, xe máy, đóng tầu... Tăng dần hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ lệ chất xám trong sản phẩm.
3. Đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tiếp tục duy trì quy mô, tốc độ, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, đồng thời tăng quy mô, tốc độ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 18,6% vào năm 2005 và 26% năm 2010. Cơ cấu ngành nghề đào tạo phải đáp ứng và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
4. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và công nghệ đầu tư vào lĩnh vực vông nghệ cao, từng bước xây dựng ngành công nghiệp có tính tự động hoá cao, có hàm lượng nghiên cứu phát triển cao, hình thành nền tảng cho nền kinh tế tri thức. Hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học tập trung, trung tâm phần mềm, triển khai hệ thống dịch vụ khoa học công nghệ nhằm tư vấn đầu tư, tránh rủi ro và giảm chi phí cho các doanh nghiệp.
5. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
Thực hiện giảm thuế đối với các loại nguyên liệu, phụ tùng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng về nhu cầu và chất lượng. Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, điều hành nền kinh tế thông qua cải cách chính sách thuế và tài chính phù hợp với kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành và phát triển các Hiệp hội ngành nghề nhằm tạo sự liên kết, bình ổn sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất và kinh doanh.
KẾT LUẬN
Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến tăng, phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, tỷ trọng của các ngành công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tỷ trọng của các ngành công nghiệp quốc doanh tuy giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, Việt Nam cần phát huy tốt các nguồn nội lực kết hợp với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thực hiện tốt công tác kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắng Lợi, thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về trình độ và thời gian, nên bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tiến sĩ Nguyễn Trần Quế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004
2. Tạp chí kinh tế Việt Nam và Thế giới 2003 – 2004, 2004 -2005 - thời báo Kinh tế Việt Nam.
3. Tạp chí kinh tế Việt Nam 2003, 2004 - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
4. Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 5 năm 2005.
5. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5 năm 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC