Đồ án Tính toán thiết kế máy san loại 1 × 2 × 3 có trọng lượng 14 tấn

Hiện nay các máy móc thiết bị đã được sử dụng trong công tác xây dựng, công việc và máy móc đã có một mối liên hệ rất chặt chẽ. ý nghĩa của việc cơ khí hoá xây dựng được thể hiện trong các vấn đề sau: (1) Để thực hiện công việc ngoài việc sử dụng sức người. (2) Để giảm giá thành. (3) Để giảm thời gian. (4) Để đồng đều hoá được chất lượng công trình. Như đề cập ở trên, trong công tác xây dựng lợi ích của việc cơ khí hoá là rất lớn, nhưng mặt khác, sai sót trong việc điều khiển cũng gây ra những mất mát đáng kể. Vì vậy các kỹ sư hiện trường cần phải có kiến thức, có kinh nghiệm và phải có phương pháp điều khiển thiết bị phù hợp với hiện trường.

docx113 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế máy san loại 1 × 2 × 3 có trọng lượng 14 tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vật trong khi cắt đất, gây ra tải trọng động Pj tác động lên khung kéo. Bàn san đặt nghiêng so với trục dọc của máy trong mặt phẳng ngang một góc Trong trường hợp này các phản lực của đất Rz, Rx, Ry tác dụng lên dao cắt được xác định bằng các công thức sau: Pj =(1,2 – 1).0,8.9865 = 1578 kG = 15,78 kN Trong đó: G- Khối lượng máy san hệ số bám lớn nhất bánh xe chủ động hệ số ma sát giữa đất và thép.chọn Phản lực theo phương ngang được xác định hteo công thức: Phản lực bên được xác định theo công thức : Sau khi xác định được các phản lực Rz, Rx, Ry ta sẽ xác định được các phản lực Z4, Y4, X4 tại khớp cầu O4 liên kết giữa khung kéo và khung chính theo các công thức: 127,41 kN Các kích thước m, n, b xem hình 3.7 3.6 Tính sức bền khung treo bàn san ( khung kéo ): Hình 3.11 Sơ đồ tính sức bền khung kéo Xác định nội lực trong khung kéo tại tiết diên A –A: + Mômen uốn khung kéo trong mặt phẳng đứng XOZ được xác định theo công thức: Mz = Z4. l + X4. a Mz = 17,27. 2,115 + 127,41. 0,05 = 49,3 kN.m Với l = 2,511 m; a = 0,1 m Biểu đồ momen trong mặt phẳng XOZ + Mômen uốn khung kéo trong mặt phẳng ngang XOY được xác định theo công thức: My = Y4. l = 15,74. 2,511 = 39,52 kN.m Biểu đồ momen uốn trong mặt phẳng XOY + Lực nén khung: N = X4/2cos = 127/2cos30 0 =73,3 kN Trong đó: - Là góc tạo bởi đường tâm của dầm bên và trục dọc của khung kéo, thông thường = Kiểm tra sức bền khung kéo: Khung kéo vừa chịu uốn trong hai mặt phẳng, vừa chịu nén. Do đó nó được kiểm tra sức bền theo công thức: Dầm bên của khung kéo có tiêt diện ngang là hình hộp chữ nhật có b=200mm, h=250mm, Trong đó: Các mômen chống uốn Wz, Wy được xác định theo các công thức sau: Vậy khung kéo thỏa mãn bền 3.7 Tính sức bền bàn san: Bàn san được tính sức bền tại vị trí tính toán thứ hai, gồm có các điều kiện tính toán sau: Bàn san được đặt nghiêng so với trục dọc của máy góc Bàn san được đưa( hết cỡ) sang bên cạnh máy với giới hạn tối đa Bàn san tiến hành cắt đất bằng dao cạnh, tại mép ngoài cùng của dao( tại điểm O). Điểm O cách đường thẳng đi qua tâm hai bánh xe chủ động cùng phía bên phải( hoặc bên trái) một khoảng là a( xem hình 3.6 ) Dao cắt gặp chướng ngại vật trong khi cắt đất, làm cho bàn san có xu hướng bị nâng lên khỏi mặt nền đất. Tuy nhiên bàn san vẫn chịu tải trọng động do chướng ngại vật gây ra Nhìn vào sơ đồ cấu tạo khung kéo - bàn san và cơ cấu quay bàn san trong mặt phẳng ngang, từ sơ đồ kết cấu của bàn san có thể cho phép chuyển thành sơ đồ tính sức bền bàn san khi xem bàn san như một dầm nằm trong mặt phẳng đứng chứa hai điểm O1 và O2. Nghĩa là khi chịu các phản lực đất tác dụng trong mặt phẳng ngang Rx và Ry thì có thể coi bàn san như một dầm được gối lên hai điểm O1 và O2 và có côngxon ở hai đầu( xem hình 3.12 ) a) Hình 3.12 Sơ đồ tính sức bền bàn san Theo như điều kiện tính toán, các phản lực Rx, Ry, Rz của đất đặt tại mép ngoài cùng của dao cắt, trong đó phản lực Rz theo phương thẳng đứng. Như đã phân tích ở trên, ảnh hưởng của phản lực Rz đến độ cong của bàn san và sức bền của bàn san là không đáng kể nên có thể bỏ qua. Chỉ có các lực Rx và Ry là có ảnh hưởng lớn đến độ cong và sức bền của bàn san. Ta kí hiệu P1 là hợp lực của Rx và Ry. Lực P1 được đặt tại mép ngoài cùng của bàn san, nghĩa là P1 đặt tại đầu mút côngxon của dầm và có phương vuông góc với trục dầm. Lực P1 là tổng hợp của véc tơ Rx và Ry: Giá trị của lực P1 được xác định theo công thức: Trong đó: Rx, Ry được xác định từ vị trí tính toán thứ hai (xem hình 3.6) theo các công thức: Rx = X1 + X2 + Pj Ry = Y2 – Y1 Vậy ta sẽ có: Dưới tác dụng của lực P1, tại mặt cắt A – A của bàn san đi qua gối đỡ O2 sẽ xuất hiện mômen uốn lớn nhất. Mômen này được xác định theo công thức: M = P1 .l = 234,4 .100 = 23440 kNcm = Với l = 1 m=100 cm Để kiểm tra sức bền cho bàn san, ta cần phải xác định ứng suất do mômen M gây ra tại mặt cắt A – A. Kí hiệu trục trung tâm của mặt cắt A - A là trục Z – Z. Có thể xem rằng lực P1 có phương theo phương rục X – X. Dưới tác dụng của lực P1, phần bên phải của trục Z – Z, tiết diện ngang của bàn san sẽ chịu kéo. Còn phần bên trái, tiết diện này sẽ chịu nén Vị trí trục trung tâm Z – Z của mặt cắt A – A được xác đinh bằng các khoảng cách a và b từ trục Z- Z đêns các điểm ngoài biên của mặt cắt (xem hình3.11) Các khoảng cách đó được xác định theo các công thức sau đây: Trong đó: Ro – Bán kính cong trung bình của bàn san, Ro = 475 mm - Một nửa góc ở tâm của mặt cắt A – A: rad Mômen quán tính của tiết diện tại mặt cắt A – A được xác định theo công thức: h – Chiều dày của tiết diện tại mặt cắt A – A, h = 20 mm Mômen chống uốn của vùng chịu kéo là: Mômen chống uốn của vùng chịu nén là: Kiểm tra sức bền bàn san dựa vào ứng suất tại mặt cắt A – A: Ứng suất tại vùng chịu kéo của mặt cắt A – A: Ứng suất tại vùng chịu nén của mặt cắt A – A: Bàn san được chế tạo từ thép CT3 có: Vậy bàn san thỏa mãn bền 3.8 Ổn định ngang của máy san Ổn định ngang của máy san được tính trong hai trường hợp: Máy san đang làm việc trên mặt nền đất nghiêng ngang Máy san di chuyển không tải trên mặt đường nghiêng ngang 3.8.1 Tính ổng định ngang của máy san khi làm việc Ổn định ngang của máy san được tính trong trường hợp máy san đang làm việc trên mặt phẳng nghiêng ngang, bàn san được đưa hết mức sang bên cạnh máy và được đặt nghiêng về phía trước so với trục dọc của máy góc , đồng thời bàn san đang tiến hành cắt đất bằng mép ngoài cùng của dao cắt về một phía của máy san. Khi đó tại dao cắt có 3 thành phần của đất tác dụng: + Phản lực theo phương thẳng đứng = 53,566 kN ( đã tính phần trước theo công thức: Rz = ) + Phản lực trong mặt phẳng ngang theo phương trục dọc của máy =83,208 kN ( đã tính ở phần trước theo công thức: Rx = X1+ X2 +Pj ) + Phản lực trong mặt phẳng ngang theo phương vuông góc với trục dọc của máy = 19,976 kN (đã tính theo công thức Ry =Y1+Y2+Y3- Gsin) Hợp lực của và là . Để ổn định ngang của máy san được đảm bảo nếu sự phân bố tải trọng trên các trục của máy thỏa mãn điều kiện: < Trong đó: - tổng hình học của các phản lực ngang của đất và . Vì và có phương vuông góc với nhau nên tổng đại số của chúng được xác định theo công thức: = - Tổng hình học của lực cản lăn trên các bánh xe bị động phía trước và lực bám trên các bánh xe chủ động phía sau ( xem hình 3.17) Tổng đại số của các lực bám được xác định trheo công thức: 0,5.(140,93 +53,566) = 97,24 kN Vậy < ( thỏa mãn ) Hình 3.17 Sơ đồ tính ổn định ngang của máy san Mômen làm cho máy bị mất ổn định ngang quanh điểm lật tại mép ngoài của các bánh xe chủ động nằm ở phía dưới mặt nghiêng (điểm O) là do các phản lực ngang của đất tác dụng lên dao cắt , và Gsin gây ra ( hình 3.18). Mômen này được xác định theo công thức: Mômen giữ ổn định ngang cho máy san là do lực bám chung của máy và thành phần trọng lượng của máy Gcos gây ra, được xác định theo công thức: Để đảm bảo ổn định ngang của máy san khi máy làm việc trên mặt nghiêng ngang thì hệ số ổn định phải thỏa mãn công thức sau: . Vậy máy san thỏa mãn ổn định 3.8.2 Tính ổng định ngang của máy san khi di chuyển: Ta khảo sát máy san di chuyển trên mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng so với phương ngang (hình 3.18) Hình 3.18 Sơ đồ xác định góc nghiêng giới hạn của mặt đất để đảm bảo độ ổn định của máy san khi di chuyển Lực tác dụng lên máy san trong trường hợp này chỉ có trọng lượng G của máy. Trọng lượng này phân thành hai thành phần Gcos và Gsin. Trong đó thành phần Gsin gây ra mômen lật, thành phần Gcos gây ra mômen giữ ổn định cho máy, các mômen này được xác định theo công thức: Hệ số ổn định ngang trong trường hợp này phải thỏa mãn: Vậy máy san tỏa mãn ổn định khi di chuyển 3.8.3 Xác định góc nghiêng ngang giới hạn của mặt đường mà trên đó máy san đảm bảo độ ổn định khi di chuyển Khi máy san di chyển trên mặt đường có góc nghiêng so với phương ngang ( hình 3.18), độ ổn định ngang của máy sẽ được đảm bảo nếu thỏa mãn điều kiện sau: > hay CHƯƠNG IV :TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC CỦA MÁY SAN 4.1 Khái quát về hệ thống truyền động thủy lực - Truyền động thủy lực là một tiến bộ của khoa học kỹ thuật, được áp dụng rộng rãi trong khoảng 30 năm gần đây nhờ có rất nhiều ưu điểm nổi bật sau: Khả năng truyền lực lớn. Trọng lượng và kích thước bộ truyền nhỏ hơn so với bộ truyền khác Khả năng tạo ra những tỉ số truyền lớn( tới 2000 hoặc hơn nữa) Quán tính của truyền động nhỏ Truyền động êm dịu không gây ồn. Cho phép điều chỉnh tốc độ bộ công tác Khả năng bảo vệ máy khi quá tải Khả năng tự bôi trơn của bộ truyền, nâng cao tuổi thọ máy Khả năng bố trí bộ truyền theo ý muốn, có độ thẩm mỹ cao - Bên cạnh đó thì truyền động thủy lực cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau: Khó làm kín bộ phận làm việc, dễ bị rò rĩ dầu công tác nên phải thường xuyên kiểm tra Áp lực dầu công tác khá cao đòi hỏi bộ tryền động từ các bộ phận đặc biệt và công nghệ đòi hỏi cao. Do vậy giá thành cao. 4.2 Tính toán xilanh thủy lực nâng hạ lưỡi san Khi xác định lực nâng Sn ta có thể thừa nhận các điều kiện tính tóan sau: -Dao cắt của bàn san đang ăn sâu vào đất ở một phía và tại mép dao cắt; -Việc nâng bàn san được tiế hành tại cuối giai đọan cắt đất; -Tại mép dao cắt có phản lực ngang lớn nhất của đất tác dụng Plmax -Thành phần phản lực thẳng đứng P2 chiều hướng xuống. Trọng lượng bàn san Gp được xác định theo công thức kinh nghiệm dựa vào trọng lượng chung của máy san GP=(0,15 ÷0,18)G =0,15.14093 =2114 KG Trong đó : G- trọng lượng chung máy san. Khi đó lực nâng thiết bị san sẽ được xác định từ phương trình cân bằng momen do các lực gây ra với điểm O ∑Mo=0 Trong đó: l1,l2,l3,l4 cánh tay đòn của các điểm đặt lực so với điểm O P1,P2 phản lực theo phương tiếp tuyến và pháp tuyến của đát tác dụng lên dao cắt. Việc tính tóan lực nâng hạ lưỡi san ta xét trường hợp phản lực thẳng đứng P2 đạt giá trị lớn nhất -Điểm đặt phản lực của đất tác dụng lên dao cắt P2 nằm trong giới hạn góc HOK.Khi đó các bánh xe của trục trước có thể bị nhấc lên khỏi mặt đất và máy san bị lật quanh trục A-A, là trục của balăng cân bằng tại cầu chủ động của máy. Phản lực P2 trong trường hợp này: -Điểm đặt lực P2 nằm trong giới hạn góc EOH hoặc FOK .Khi đó một bánh xe trước của trục trước sẽ bị nhấc lên khỏi mặt đất và máy bị lật quanh đường BC hoặc LC và B’C và L’C,lúc đó phản lực P2 được xác định theo công thức: Trong đó :G trọng lượng máy san l0 khỏang cách từ trọng tâm đến trục lật A-A; l1 khỏang cách từ điểm đặt lực P2 đến trục lật A-A b,b1 khỏang cách từ trọng tâm máy san và điểm đặt lực đến các đường thẳng BC và B’C Lực nâng thiết bị san trong xilanh thủy lực của cơ cấu nâng được xác định theo công thức : Công thức cần thiết để nâng thiết bị san: Trong đó:Sn lực nâng lớn nhất có đơn vị N Vn vận tốc nâng thiết bị san ,chọn theo bảng (6-3) Diện tích tiết diện piston: Hiện nay các máy xây dựng có hệ thống thủy lực đều có áp suất của dầu công tác là Pd = 24.106 (N/m2) Suy ra : D=0,125 m và từ quan hệ Có j = 1,25; 1,6; 2,5 Chọn D = 125 mm d =70 mm Vận tốc làm việc: Vp = 0,09 m/s Diện tích hình vành khăn: Lưu lượng của xy lanh nâng hạ này là: Q1 = Vp . A1 = 0,09 . 0,0122 = 1,1.10-3 m3/s = 65,88 l/ph Q1’= Vp . A2 = 0,09 . 8,4.10-3= 7,5.10-4 m3/s = 45,36l/ph 4.3 Tính toán cơ cấu quay bàn san Khi bàn san quay trong mặt phẳng ngang cùng với vòng răng bị động ,nó sẽ chịu tác dụng của momen cản quay vòng.Momen này được xác định: Mcq= Mms +MG +Mq Trong đó : Mcq- momen cản quay vòng tác dụng lên bàn san Mms –momen cản quay vòng do ma sát MG – momen cản quay vòng do trọng lượng các chi tiết Mq- momen cản quay vòng do các lực quán tính Có thể xác định giá trị các momen cản như sau : Momen cản quay vòng do lực ma sát : Mms = Pms .rms Trong đó : Pms lực ma sát do các bộ phận quay cùng bàn san gây ra,được xác định : Pms = ∑q .µ ∑q = (0,3÷ 0,5)GP =0,4.2114 = 845,6 KG Với GP trọng lượng thiết bị khung treo bàn san, µ hệ số ma sát giữa thép và thép µ = 0,03 ÷ 0,07 .Chọn µ =0,04 Pms = ∑q .µ = 845,6.0,04 =33,82 KG =0,3382 kN Mms = Pms .rms =0,3382. 0,76 = 0,257 kNm Momen cản quay do trọng lượng các chi tiết cùng bàn san gây ra được xác định theo công thức : MG = ∑q .r.sinα Với r bán kính từ điểm đặt hợp lực ∑q đến tâm quay,thường r = (1,8÷2,0)rms =1,8 .0,76 =1,368 m Α góc nghiêng ngang so với mặt đất α =10 ÷150 MG = ∑q .r.sinα =8,456 .1,368 .sin12 =2,4 kNm Momen cản quay vòng do lực quán tính là tổng momen của các lực quán tính của bàn san và các chi tiết quay so với tâm quay,thực tế momen này nhỏ có thể bỏ qua,chỉ kể đến momen quán tính do vòng răng và bàn san khi chúng quay cùng vận tốc góc .Momen này được xác định : Trong đó : J momen quán tính của vòng răng,J =mr2 =21,14.0,762=12,21 kNm2 Suy ra: Mcq = Mms +MG +Mq =0,257 +2,4 +8,14 =10,79 kNm =1079000 Ncm Công suất cần thiết của động cơ thủy lực quay bàn san : Trong đó :kd hệ số dự trữ momen k =1,25 nđc =i0.nb tốc độ quay của trục động cơ.(v/ph) nb tốc độ quay bàn san,tra the bảng (6-3),chọn nb= 5 (v/ph) Lưu lượng của động cơ thủy lực : từ công thức: Trong đó : P áp suất (bar) Q lưu lựợng lít/phút 4.4 Tính toán cơ cấu nghiêng bánh xe dẫn hướng: Cơ cấu nghiêng bánh xe trước có truyền động thủy lực đang được sử dụng rộng rãi.Trong trường hợp này lực đẩy nghiêng bánh xe trước do pistin của xilanh thủy lực tạo ra,được xác định : Diện tích tiết diện piston: Suy ra : D=0,07 m= 7 cm và từ quan hệ Có j = 1,25; 1,6; 2,5 Chọn D =70mm d =40mm Vận tốc làm việc: Vp = 0,06 m/s Diện tích hình vành khăn: Lưu lượng của xy lanh này là: Q3 = Vp . A3 = 0,06 . 0,0038 = 2,28.10-4 m3/s = 13,68 l/ph Q3’ = Vp . A3’ = 0,06 . 0,0026 = 1,56.10-4 m3/s = 9,36 l/ph +Với xilanh dúi lệnh lưỡi san : xilanh này có nhiệm vụ quay lưỡi san trong mặt phẳng ngang và khi quay lưỡi san phải nâng khỏi mặt đất.Xilanh này nhỏ hơn xilanh nâng hạ lưỡi san. Chọn xilanh có tiết diện piston D =120 mm Tiết diện cán d = 55mm Vận tốc làm việc: Vp = 0,06 m/s Diện tích piston : Diện tích hình vành khăn: Lưu lượng của xy lanh này là: Q4 = Vp . A4 = 0,06 . 0,0113 = 6,78.10-4 m3/s = 40,68 l/ph Q4’ = Vp . A4’ = 0,06 . 0,0089 = 5,34.10-4 m3/s = 32,04 l/ph + Với xilanh đẩy ngang bàn san có nhiệm vụ đưa lưỡi san ngang ta chọn giống xilanh dúi lệch lưỡi san Chọn xilanh có tiết diện piston D =120 mm Tiết diện cán d = 55mm + Xilanh lái ta chọn bằng xilanh thay đổi góc nghiêng bánh trước. Chọn D =70mm d =40mm Vận tốc làm việc: Vp = 0,06 m/s Diện tích hình vành khăn: Lưu lượng của xy lanh này là: Q5 = Vp . A5 = 0,06 . 0,0038 = 2,28.10-4 m3/s = 13,68 l/ph Q5’ = Vp . A5’ = 0,06 . 0,0026 = 1,56.10-4 m3/s = 9,36 l/ph + Với xilanh công tác xới phụ chọn bằng xilanh nâng hạ bàn san Chọn D = 125 mm d =70 mm Vận tốc làm việc: Vp = 0,09 m/s Diện tích hình vành khăn: Lưu lượng của xy lanh nâng hạ này là: Q6 = Vp . A6 = 0,09 . 0,0122 = 1,1.10-3 m3/s = 65,88 l/ph Q6’ = Vp . A6’ = 0,09 . 8,4.10-3= 7,5.10-4 m3/s = 45,36l/ph Lưu lượng tổng cho toàn bộ hệ thống : = 2.65,88+22,85+40,68+40,68+2.13,68+13,68+65,88=329 (l/ph). Trong đó: Q1 lưu lượng dầu nâng hạ xilanh (lít/ph) Q2 lưu lượng dầu động cơ thủy lực (lít/ph) Q3 lưu lượng dầu xilanh nghiêng bánh lái (lít/ph) Q4 lưu lượng dầu xilanh dúi lệch lưỡi san (lít/ph) Q5 lưu lượng dầu xilanh đưa đẩy bàn san (lít/ph) Q6 lưu lượng dầu xilanh lái (lít/ph) Q7 lưu lượng dầu xilanh công tác xới phụ (lít/ph) 4.5 Sơ đồ thủy lực của máy san: hình 4.1 sơ đồ thủy lực của máy san 1-Thùng dầu ; 2-Bầu lọc tinh;3- Bộ làm mát ;4-Van an toàn 5-Bơm thủy lực;6,7,8,9,10,11,12,13-Van phân phối; 14-Cụm van phân phối; 15-Cụm van một chiều và tiết lưu 16,17-Xilanh nâng hạ bàn san;18-Xilanh dúi lệch một bên 19-Xilanh đưa đẩy lưỡi san;20-Xilanh lái;21-Xilanh nghiêng bánh lái 22-Động cơ thủy lực quay bàn san;23-Xilanh bộ công tác xới phụ CHƯƠNG V : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LƯỠI CẮT CHÍNH CỦA MÁY SAN 5.1 Phân tích tính năng sử dụng và điều kiện làm việc cả lưỡi cắt: Lưỡi cắt là một chi tiết dạng tấm mỏng, có nhiệm vụ cắt đất khi máy san làm việc, lưỡi cắt liên kết với thân lưỡi bằng các bulông đầu chìm. Trong quá trình làm việc lưỡi cắt chịu va đập và đặc biệt là chịu mài mòn lớn do ma sát. Do vậy để đảm bảo điều kiện làm việc trên, lưỡi cắt cần thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật sau: + Vật liệu chế tạo đảm bảo độ cứng, giảm mài mòn do ma sát. + Kết cấu thuận lợi cho việc cắt đất khi làm việc. + Lỗ bắt bu lông đầu chìm đạt các thông số kỹ thuật sau: Rz = 40, Ra = 10 Từ điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật của lưỡi cắt ta chọn kết cấu lưỡi cắt như sau: Dài l = 3668 mm, Rộng b = 150 mm, dày h = 15 mm, Độ vát mép mỗi bên xuống S = 4 mm 5.2 Quy trình công nghệ gia công lưỡi cắt chính: 5.2.1 Chọn vật liệu: Lưỡi cắt là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với đối tượng công tác (là đất ). Vì vậy nó phải chịu tác động rất lớn bởi lực cản của đất, đôi khi gặp phải chướng ngại vật như đá to, gốc cây thì lưỡi chịu tác dụng lực rất lớn. Trong trường hợp bánh sau bị nâng lên thì lưỡi còn chịu lực đè của toàn bộ máy và đất trước lưỡi san. Vì vậy đây là chi tiết bị mài mòn rất lớn do đó rất dễ hư hỏng. Để tránh hiện tượng này, nâng cao độ bền cho lưỡi ta phải chọn vật liệu chế tạo lưỡi cắt đúng với yêu cầu kỹ thuật và độ bền. Ta chọn vật liệu chế tạo là hợp kim mănggan – crôm G13 X 2, Thép này có khả năng chống mài mòn cao và va đập tốt. Thép này sau khi tôi có độ cứng khoảng 450HRC 5.2.2 Lựa chọn phương pháp chế tạo: Có 3 phương pháp để gia công chế tạo lưỡi cắt chính: Phương pháp đúc, phương pháp cán thanh và phương pháp dùng trực tiếp thép tấm đúc mác G13 X 2 5.2.2.1 Phương pháp đúc: Đúc là phương pháp cho kim loại nóng chảy vào khuôn có kích thước, hình dạng nhất định. Sau khi kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật phẩm có hình dạng kích thước hợp với yêu cầu. Đúc có hai phương pháp: a) Đúc trong khuôn cát: Là phương pháp đúc mà khuôn đúc làm bằng cát, đúc trong khuôn cát là phương pháp khá phổ biến vì nó đơn giản, rẻ tiền nhưng khuôn đúc chỉ dùng một lần, độ chính xác thấp. + Ưu điểm: - Có thể đúc được nhiều loại vật liệu khác nhau thường là gang, thép, kim loại màu và hợp kim của chúng, khối lượng có thể lên tới hàng tấn - Chế tạo được vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ... mà các phương pháp khác chế tạo khó khăn hoặc không chế tạo được - Độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ bóng có thể đạt khá cao nếu dùng phương pháp đặc biệt. - Có thể đúc nhiều lớp kim loại khác nhau trong một vật đúc hoặc có tính mặt ngoài và mặt trong khác nhau. - Đúc có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa. - Vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng suất tương đối cao, giá thành vật đúc rẻ. + Nhược điểm - Tốn kim loại cho hệ thống đậu rót, đậu ngót. Ví dụ: đúc nhôm, hợp kim nhôm kim loại hao phí đến 25% so với vật đúc. - Đúc dễ gây ra khuyết tật như thiếu hụt, rỗ khí cháy cát... làm cho tỷ lệ phế phẩm có khi khá cao. - Đúc trong khuôn cát và làm khuôn bằng tay thì độ chính xác độ bóng và năng suất thấp (đạt độ chính xác 2mm, độ bóng D3). - Khó kiểm tra khuyết tật trong vật đúc. b) Đúc trong khuôn kim loại Là rót kim loại lỏng vào khuôn bằng kim loại. + Ưu điểm: - Khuôn có thể dùng dân chủ nhiều lần (hàng trăm đến hàng vạn lần) tùy thuộc vào kim loại vật đúc. - Vật đúc có độ chính xác cao (cấp 6, 7) và độ bóng bề mặt cao vì độ bóng và độ chính xác của lòng khuôn cao - Tổ chức kim loại mịn nhỏ (do nguội nhanh) nên cơ tính tốt. + Nhược điểm - Giá thành chế tạo khuôn đắt nên chỉ dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và sản xuất hàng khối. - Độ dẫn nhiệt của khuôn lớn nên giảm khả năng điền đầy của kim loại do vậy khó đúc được vật đúc có hình dáng phức tạp và vật có thành mỏng. - Độ dẫn nhiệt của khuôn lớn nên khi đúc gang sẽ bị hóa trắng. - Khuôn và lõi bằng kim loại nên không có tính lún, ngăn cản sự co của kim loại làm cho vật đúc dễ nứt. Tuy có một số nhươc điểm nhưng do có nhiều ưu điểm nên khuôn kim loại ngày nay được dùng nhiều để đúc các chi tiết bằng gang, thép, nhôm... 5.2.2.2. Cán thanh Quá trình này là quá trình cán bằng cách cho kim loại biến dạng giữa hai trục cán quay ngược chiều nhau và có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi, kết quả làm cho chiều cao của phôi giảm, chiều dài và chiều rộng tăng và hình dạng của khe hở giữa hai trục cán quyết định hình dạng sản phẩm. Trong quá trình cán phôi chuyển động giữa khe hở giữa hai trục cán là nhờ ở sự ma sát giữa hai trục cán với chiều phôi. Qua cán phôi không chỉ thay đổi về hình dạng, kích thước mà cơ tính cũng được nâng cao. Cán có thể tiến hành ở trạng thái nóng củng như trạng thái nguội + Cán nóng có ưu điểm tính dẻo của kim loại cao nên dễ biến dạng, năng suất cao nhưng chất lượng bề mặt kém vì có vảy sắt trên bề mặt phôi khi nung. + Cán nguội có ưu điểm độ nhẵn bóng bề mặt cao, độ chính xác về kích thước cao nhưng kim loại khó bị biến dạng, năng suất thấp nên cán nguội chỉ dùng để cán tách, cán thép mỏng, cán thép kim loại và hợp kim mầu có độ dẻo cao. 5.2.2.3. Dùng trực tiếp thép tấm mác G13 X 2 Đây là hợp kim măng gan - crôm có: %C 0,9 ¸ 1,3% %Mn 14% %Cr 2% Nếu dùng phương pháp này thì ta không phải tiến hành các nguyên công chế tạo phôi như rèn, cán mà dùng trực tiếp thép này để chế tạo lưỡi. Thép này có đủ yêu cầu về kỹ thuật và độ bền, nó có khả năng chống mài mòn và chịu va đập tốt vì vậy tiết kiệm được thời gian gia công lưỡi, giảm giá thành. Vậy ta chọn phương pháp thứ ba này để gia công chi tiết lưỡi cắt chính. + Quy trình này gồm các bước sau: Chọn phoi, vạch dấu, phay mặt bên ,mặt đầu cắt vát mép, lấy dấu tâm lỗ, khoan, tôi, ram. 5.2.3 Quy trình chế tao: Nguyên công 1: Chọn phôi và vạch dấu đặt kích thước và cắt phôi : Chọn khổ thép dạng tấm: a x b x h = 4 x 0,5 x 0,15 m Thép hợp kim mang gan – crôm dạng tấm Hình 5.1 kích thước phôi Có thể cắt thành hai tấm thép dạng 0,15 x 1,834 m như sau: Hình 5.2 Vạch dấu phôi: Cắt phôi Ở đây ta cắt bằng phương pháp cắt khí. Đây là quá trình phản ứng giữa kim loại với ôxy để tạo thành ôxit và các ôxit bị thổi thành rãnh cắt (phản ứng ôxy hóa này xảy ra mãnh liệt). Kê tấm kim loại lên cách mặt đất khoảng 10cm bằng các ly vô, sau đó cắt các đường đã vạch ra ở nguyên công 2 Phôi được cắt ra 2 tấm: Hình 5.3 Kích thước phôi đã cắt Nguyên công 2: Phay mặt bên và mặt đầu -Ở nguyên công này dung máy phay 6H82 -Định vị chi tiết :Chi tiết được định vị mặt dưới 3 bậc tự do,phiến tỳ cố định 2 bậc tự do,phiến tỳ cố định mặt đầu 1 bậc tự do -Kẹp chặt:Lực kẹp chặt hướng từ trên xuống để kẹp chặt. Chọn máy có công suất Nm = 1,7 kW Chọn dao phay bằng. Lượng dư gia công: phay một lần với lượng dư Zb = 2mm. Chế độ cắt: cho dao có đường kính trung bình, Chiều sâu cắt: t = 2mm Lượng chạy dao: sr = 0,12 mm/răng. Số răng Z = 12 răng. Tốc độ tra theo bảng [7] "Sổ tay công nghệ chế tạo máy" Vb = 42m/phút. Các hệ số điều chỉnh: - Hệ số phụ thuộc vào độ cứng của chi tiết gia công, K1 = 0,9. - Hệ số phụ thuộc vào trạng thái bề mặt, K2 = 0,75. - Hệ số phụ thuộc vào tuổi bền của dao, K3 = 1 Vậy vận tốc tính toán: Vt = Vb . K1 . K2 . K3 = 42 . 0,9 . 0,75 . 1 = 28,5 m/p Số vòng quay của trục chính theo tính toán: Chọn số vòng quay theo máy là nm = 200 v/p thì tốc độ cắt thực tế sẽ là: Lượng chạy dao theo phút là Sp = 1,44 . 200 = 288 mm/p. Theo máy ta có: Sm = 250 mm/p Sauk hi tiến hành phay mặt bên tap hay mặt đầu tương tự có thong số dao và máy như trên. Nguyên công 3: Vát mép lưỡi Hình 5.4 vát mép lưỡi cắt Ở nguyên công này dùng máy phay 6H82 Định vị chi tiêt: Chi tiêt được định vị bởi 6 bậc tự do Kẹp chặt: Lực kẹp từ bên hông sang. Chọn máy có công suất Nm = 1,7 kW Chọn dao có gắn mảnh hợp kim cứng BK8 Lượng dư gia công: phay một lần với lượng dư Zb = 2mm. Chế độ cắt: cho dao có đường kính trung bình, Chiều sâu cắt: t = 2mm Lượng chạy dao: sr = 0,12 mm/răng. Số răng Z = 12 răng. Tốc độ tra theo bảng [7] "Sổ tay công nghệ chế tạo máy" Vb = 42m/phút. Các hệ số điều chỉnh: - Hệ số phụ thuộc vào độ cứng của chi tiết gia công, K1 = 0,9. - Hệ số phụ thuộc vào trạng thái bề mặt, K2 = 0,75. - Hệ số phụ thuộc vào tuổi bền của dao, K3 = 1 Vậy vận tốc tính toán: Vt = Vb . K1 . K2 . K3 = 42 . 0,9 . 0,75 . 1 = 28,5 m/p Số vòng quay của trục chính theo tính toán: Chọn số vòng quay theo máy là nm = 200 v/p thì tốc độ cắt thực tế sẽ là: Lượng chạy dao theo phút là Sp = 1,44 . 200 = 288 mm/p. Theo máy ta có: Sm = 250 mm/p Đầu còn lại cần vát mép tiến hành tương tự như trên. Nguyên công 4: Lấy tâm các lỗ để bắt bu lông. Lấy dấu tâm bằng dụng cụ lấy dấu, khoan 24 lỗ Hình 5.5 Lấy dấu tâm Nguyên công 5: khoan lỗ bắt bulông đầu chìm Chọn máy khoan 2A125 với mũi khoan f15 và mũi khoan f20 Trước tiên phải định vị lưỡi gá vào êtô của khoan. Chiều sâu cắt t = 4,9mm, lượng chạy dao S0 = 0,1 mm/v Công suất của máy: N = 1 KW. Số vòng quay: n = 960 v/ph. Tốc độ cắt thực tế: vtt = 29,2 m/ph Hình 5.6 khoan lỗ bắt bulông đầu chìm Nguyên công 6: Xọc lỗ vuông 15 * 15 cho bulông chìm: Tiến hành gá như khoan lỗ nhỏ, dùng máy xọc Công suất: Nm = 2,8 KW Chiều sâu cắt t = 2,5 mm Lượng chạy dao S0 = 0,3 mm/v. Số vòng quay của trục chính nm = 960 v/ph Hình 5.7 Sơ đồ xọc lỗ vuông Nguyên công 7: Nhiệt luyện hóa tốt Ở đây sau khi thực hiện các nguyên công trên ta đưa lưỡi vào tôi và ram để đạt được độ cứng theo yêu cầu. Bước 1: Tôi ở nhiệt độ 910 độ C, môi trường tôi là nước Bước 2: Ram ở nhiệt độ 350 độ C Nguyên công 8: kiểm tra chất lượng lưỡi cắt Sauk hi chế tạo xong lưỡi cắt phải kiểm tra chất lượng xem có đạt yêu cầu về kích thước, độ bóng, độ bền không. Quá trình kiểm tra sử dụng các dụng cụ như thước kẹp, ban me, đồng hồ đo Bước 1: Kiểm tra kích thước hình học của chi tiết Bước 2: Kiểm tra độ cứng của chi tiết Bước 3: Kiểm tra độ bang của chi tiết CHƯƠNG VI:CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY SAN 6.1 Thông tin an toàn tổng quát: a. Phần lớn các tai nạn xảy ra trong khi vận hành máy là do bỏ qua các biện pháp phòng ngừa và các qui định về an toàn, do đó phải quan tâm đúng mức để tránh tai nạn. Việc vận hành, bôi trơn và bảo dưỡng sai là rất nguy hiểm và có thể dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Vì vậy các biện pháp phòng ngừa ở các mức như : ghi nhớ, nguy hiểm, cảnh báo, và lưu ý. Sau đây là Các dạng cảnh báo Hệ thống điện Hệ thống điện thông báo có hư hỏng trong hệ thống điện khi các chỉ báo nhấp nháy, điện áp hệ thống có thể cao hay thấp trong điều kiện vận hành bình thườngcủa máy. Mức nhiên liệu Khi mức nhiên liệu giảm xuống còn khoảng 10% dung tích thùng chứa chỉ báo này bật sáng. Để tránh hết nhiên liệu, tiếp nhiên liệu càng sớm càng tốt trong vòng một giờ Phanh đỗ: Nó cho biết hệ thống phanh đỗ đang hoạt động. Nếu máy đang hoạt động mà đèn cảnh báo vẫn nhấp nháy. Kéo máy đến vị trí thuận tiện. Tìm hiểu nguyên nhân Bầu lọc dầu hộp số Nó cho biết đến lúc phải thay dầu lọc hộp số. Khi chỉ báo nhấp nháy phải thay dầu lọc dầu hộp số Hệ thống truyền lực Cảnh báo này cho biết hệ thống lực đang có trục trặc nếu chỉ báo vẫn tiếp tục nhấp nháy, giảm tải cho máy. Kiểm tra càng sớm càng tốt Hệ thống phanh Chỉ báo này cho biết hệ thống phanh có trục trặc. Nếu chỉ báo vẫn tiếp tục nhấp nháy, giảm tải cho máy. Kiểm tra hệ thống càng sớm càng tốt . áp suất dầu động cơ Chỉ báo này cho biết áp suất dầu thấp. Nếu chỉ báo này vẫn tiếp tục nhấp nháy, dừng máy ngay lập tức và kiểm tra nguyên nhân. Nhiệt độ nước làm mát cho động cơ Đồng hồ cho biết nhiệt độ nước làm mát động cơ. Khu vực đỏ cho biết nhiệt độ nước làm mát quá cao Nhiệt độ dầu hệ thống truyền lực Đồng hồ cho biết nhiệt độ của hệ thống truyền lực. Khu vực đỏ cho biết nhiệt độ dầu của hệ thống truyền lực quá cao . Nhiệt độ dầu thuỷ lực Nó chỉ báo nhiệt độ dầu thuỷ lực. Khu vực đỏ cho biết nhiệt độ dầu thuỷ lực quá cao b. Phải tiến hành công tác vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng một cách cẩn thận và an toàn phải được ưu tiên số 1 c. Rất khó dự đoán trước mọi nguy hiểm có thể xảy ra khi vận hành. Tuy nhiên độ an toàn sẽ được tăng lên nếu hiểu biết đầy đủ các qui trình vận hành máy móc hợp lý theo các phương pháp được sách hướng dẫn vận hành nêu ra. d. Luôn luôn cẩn thận khi vận hành máy để không làm hỏng máy và không để xảy ra tai nạn. e. Phải tiếp tục tham khảo giáo trình về vận hành máy đó cho đến khi hiểu biết hoàn toàn tất cả các phương thức về an toàn, vận hành và bảo dưỡng. 6.2. Các lưu ý về an toàn: Việc bôi trơn và bảo dưỡng đúng và an toàn đối với thiết bị xây dựng do các nhà chế tạo yêu cầu được nêu ra trong các sổ tay hướng dẫn vận hành cho thiết bị xây dựng. Việc sử dụng các qui trình bảo dưỡng và bôi trơn không đúng là rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Phải đọc và hiểu được sổ tay hướng dẫn vận hành trước khi thực hiện bất kỳ việc bôi trơn hay bảo dưỡng nào. Sau đây là danh sách các lưu ý cơ bản luôn phải chú ý xem xét 6.2.1. Đọc và hiểu tất cả các biển, nhãn cảnh báo trên máy trước khi vận hành, bảo dưỡng hay sửa chữa máy. 6.2.2. Khi làm việc quanh máy hải luôn đeo kính và đi giầy bảo hộ, nhất là khi sử dụng búa, đục hay xẻ ở bất kỳ bộ phận nào trên máy hoặc khi tiến hành hàn phải dùng mặt nạ hàn, găng tay bảo hộ. Không được mặc quần áo rộng hay lùng thùng. Tháo các đồ trang sức như nhẫn ở ngón tay, phải cuộn tóc lại (nếu tóc dài) trước khi làm việc với máy. 6.2.3. Trước khi thao tác máy, tháo ắc qui, tụ điện phải treo biển "Không vận hành" ở cửa buồng lái. 6.2.4. Nếu có thể, nên đỗ máy trên nền phẳng và cứng khi tiến hành sửa chữa. Chèn máy cẩn thận để nó không bị lăn trong khi làm việc ở trên hoặc dưới gầm máy. 6.2.5. Luôn hạ các bộ công tác của máy xuống nền đất và khoá các cần khoá an toàn khi rời ca bin máy. 6.2.6. Phải xả toàn bộ áp suất dầu, khí hoặc nước trước khi tháo dỡ các đường ống dẫn, các mối nối lắp ghép hoặc các bộ phận có liên quan. Luôn đảm bảo kê, chèn chắc chắn các bộ phận có thể nâng hạ và cảnh giác với áp suất khi tháo bất kỳ bộ phận nào của hệ thống sử dụng áp suất. 6.2.7. Trước khi làm bất kỳ việc gì trên máy phải hạ thấp gầu, lưỡi ủi, lưỡi xới hoặc các bộ phận công tác khác xuống đất. 6.2.8. Sử dụng bậc thang và tay vịn khi lên, xuống máy. Rửa sạch bùn đất, hoặc rêu bám vào bậc thang, lối đi hoặc sàn máy trước khi sử dụng. Luôn quay mặt về phía máy khi dùng bậc thang, lối đi hoặc lối xuống được thiết kế cho máy, hãy sử dụng thang, giàn giáo hay sàn công tác để thực hiện sửa chữa máy cho an toàn. 6.2.9. Để tránh chấn thương lưng, phải dùng tời để nâng các vật nặng từ 23 kg trở lên. Các vòng nối, đầu móc, dây treo phải phù hợp với tải trọng nâng và phải còn tốt. Phải đảm bảo đầu móc được đặt đúng vị trí và không chất tải vào một bên của vòng treo nâng khi nâng hàng. 6.2.10. Để tránh bị hỏng, không chạm vào các bộ phận nóng của máy khi máy vừa ngừng cũng như các ống dẫn và khoang chứa chất lỏng nóng. 6.2.11. Cẩn thận khi tháo các nắp đậy. Lần lượt nới lỏng 2 bu lông hay đai ốc cuối cùng đặt ở các vị trí đối diện nhau của nắp đậy và cẩn thận đậy nắp ra để tránh sự bật của lò xo hay xả áp rồi sau đó tháo rời hẳn hai bu lông và đai ốc đó ra. 6.2.12. Cẩn thận khi tháo các nắp bộ lọc, lỗ thông khí và các nút bịt kín ở trên máy. Dùng giẻ trùm qua các nắp đậy hoặc nút để tránh bị chất lỏng bắn ra hoặc phun vào người do áp suất. Nguy hiểm sẽ tăng hơn nếu máy mới ngừng vì các chất lỏng lúc đó có thể còn nóng. 6.2.13. Luôn dùng dụng cụ tốt và phù hợp với loại công việc và phải biết rõ cách sử dụng các dụng cụ này trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì. 6.2.14. Lắp các móc cài vào đúng số của chi tiết, nếu thấy các móc này kém chất lượng thì phải thay thế. 6.2.15. Nếu như cần phải hàn để sửa chữa thì phải có đầy đủ các thông tin cần thiết để tiến hành hàn và người thực hiện hàn phải được đào tạo và có kiến thức về hàn. Tra cứu trong tài liệu "Các kỹ thuật của quá trình sửa chữa kết cấu". Xác định loại của kim loại hàn, chọn phương pháp hàn, điện cực và que hàn, dây hàn phải phù hợp để độ bền của mối hàn ít nhất cũng bằng độ bền của kim loại nền. 6.2.16. Khi tháo dỡ không được làm hỏng các dây dẫn. Khi lắp các dây dẫn phải đảm bảo sao cho nó không bị hỏng hoặc sẽ không bị khi tiếp xúc với cạnh nhọn hay bề mặt nóng. Không nối dây dẫn với các đường dẫn chứa chất lỏng. 6.2.17. Phải đảm bảo tất cả các thiết bị bảo vệ bao gồm nắp đậy và các tấm chắn đều được lắp đặt đúng và hoạt động tốt trước khi thực hiện việc sửa chữa. Nếu tháo nắp đậy hoặc tấm chắn đẻ sửa chữa phải dùng thêm biển cảnh báo và lắp chúng lại sau khi sửa chữa xong. 6.2.18. Cháy có thể xảy ra khi các ống dẫn nhiên liệu, dầu bôi trơn và dầu thuỷ lực bị hỏng hay bị lỏng. Không được uốn hoặc gõ lên các ống có áp suất cao hoặc sử dụng những ống đã bị cong hoặc hỏng. Kiểm tra các đường dẫn, ống dẫn, tuy ô cẩn thận, không nên kiểm tra bằng tay vì các lỗ dò châm kim sẽ phun ra dòng dầu với vận tốc cao và ta không thể nhìn thấy được. Dòng dầu này có thể sẽ thấm vào da và làm bị thương, nên dùng giấy hoặc bìa cứng để xác định vị trí của các lỗ dò châm kim. 6.2.19. Xiết các đầu nối tới độ chặt qui định. Đảm bảo các tấm chắn nhiệt, các kẹp và tấm bảo vệ đểu được lắp đặt chính xác để tránh hiện tượng quá nhiệt, rung hoặc có xát giữa các bộ phận trong quá trình vận hành. Các tấm chắn không cho dầu bắn vào các bộ phận xả nóng trong trường hợp đường ống hoặc phớt bị hỏng phải được lắp chính xác. 6.2.20. Không được vận hành máy trong trường hợp có bộ phận quay bị hỏng hoặc chạm vào bộ phận khác trong khi vận hành. Bất kỳ bộ phận quay tốc độ cao nào đã bị hỏng hoặc bị dao động đều phải được kiểm tra độ cân bằng trước khi sử dụng lại. 6.2.21. Chú ý để không hít thở phải bụi khí sinh ra khi làm việc với các bộ phận chứa sợi amiăng, nếu hít phải bụi khí này sẽ rất có hại đến sức khoẻ . Các bộ phận có thể chứa sợi amiăng là các bộ tỳ phanh, má phanh, cá lớp lót, đĩa ly hợp và một số loại gioăng đệm. Amiăng trong các bộ phận này thường được trộn lẫn với nhựa và được nén chặt lại. Thông thường thì nếu không tạo ra bui amiăng bay trong không khí thì sẽ không có nguy hại gì đến sức khoẻ. Nếu có bụi amiăng cần phải tuân theo các hướng dẫn an toàn sau: a. Không dùng khí nén để làm sạch. b. Tránh chải hoặc mài các vật liệu có chứa amiăng. c. Làm sạch bằng phương pháp ướt hoặc máy hút chân không có bộ lọc khí hiệu suất cao. d. Phải có hệ thống thông khí ở nơi làm việc liên tục. e. Nếu không kiểm soát được bụi khí phải đeo mặt nạ. f. Tuân theo các luật lệ và qui định an toàn. g. Tuân theo các qui định về an toàn môi trường và các qui định về thải amiăng. h. Tránh các khu vực mà không khí có thể bị lẫn bụi amiăng. 6.3. An toàn trước khi khởi động: Có nhiều hỏng hóc xảy ra khi vận hành máy hay bảo dưỡng máy vì bỏ qua các lưu ý an toàn cơ bản. a) Đọc các lưu ý về an toàn Tuân theo các qui định an toàn, các chú ý và trình tự vận hành. b) Mặc trang phục bảo hộ Mặc quần áo lao động, đội mũ cứng, đi giầy vừa cỡ, cũng như đeo kính, mặt nạ bảo hộ, bịt tai và đi găng. Khi cần thiết phải mặc áo ghi lê phản xạ. c) Đọc và hiểu sách hướng dẫn vận hành Để sử dụng máy hiệu quả và an toàn, trước khi vận hành máy phải đọc và hiểu rõ sách hướng dẫn vận hành. d) Giữ sách hướng dẫn vận hành trong cabin Để dễ tra cứu, giữ sách hướng dẫn vận hành trong hộp dành riêng được thiết kế ở phía sau ghế ngồi của thợ vận hành. e) Chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp Luôn có bình chữa cháy và túi cứu thương sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp. Phải biết sử dụng bình chữa cháy và biết rõ nơi để túi cứu thương để dễ dàng tìm ra khi cần thiết. f) Đảm bảo an toàn cho địa điểm thi công Biết rõ về khu vực thi công, trước khi vận hành máy phải khảo sát và ghi lại các đặc điểm của đất và địa hình khu vực thi công để tránh cho máy không bị đổ hoặc bị sút đất. g) Kiểm tra trước khi khởi động Trước khi khởi động máy nên thực hiện công tác kiểm tra trước khi khởi động. Nếu có bất kỳ sự cố nào được tìm thấy, phải sửa chữa hoặc thay thế ngay bộ phận hỏng đó. Không được vận hành máy cho đến khi các sự cố được sửa chữa hoàn toàn. Luôn giữ cho kính, đèn công tác và gương được sạch sẽ. h) Gài cần khoá an toàn trước khi rời máy Trước khi rời ghế vận hành, kéo cần khởi động về vị trí "LOCKED-KHÓA" (lên trên). Như thế sẽ không cho phép vận hành bất kỳ bộ điều khiển thủy lực nào vì có thể gây những chuyển động bất ngờ. Nếu như các cần điều khiển không được gài vào vị trí "LOCKED" và vô ý chạm vào các cần điều khiển thuỷ lực, máy có thể sẽ bất ngờ chuyển động và gây tai nạn. Luôn luôn hạ lưỡi san xuống đất cài cần khoá an toàn vào vị trí "LOCKED", tất máy và rút chìa khoá điện. i) Các dấu hiệu, tín hiệu và cờ hiệu Gắn các dấu hiệu trên các khu vực có gờ đất mềm hoặc nền yếu. Khi cần thiết phải có người điểu khiển cờ hiệu để hướng dẫn vận hành. Thợ vận hành phải ghi nhớ các ký hiệu do người cầm cờ đưa ra. Tất cả mọi người phải hiểu ý nghĩa các dấu hiệu và ký hiệu tín hiệu. Chỉ có người cầm cờ hiệu mới được đưa ra các dấu hiệu và tín hiệu. j) Luôn giữ nguồn lửa ở xa dầu và nhiên liệu Dầu, chất chống đóng băng và đặc biệt là nhiên liệu đều là những chất có tính bắt lửa cao, vì vậy không được để nguồn lửa ở gần máy, luôn vặn chặt tất cả các nút bình chứa nhiên liệu và dầu. Dự trữ dầu và nhiên liệu ở nơi qui định. Lau sạch dầu tràn và xả dầu thải vào đúng nơi qui định. k) Lưu ý khi ở gần nơi có tiếng ồn Nếu vận hành gây quá ồn thì có thể làm mất khả năng nghe, nên đeo bộ chống ồn ở tai nếu phải làm việc lâu ở nơi có nhiều tiếng ồn. l) Khi lên, xuống máy Phải luôn bám chắc vào 3 điểm tựa ở bậc lên xuống và tay vịn khi trèo lên hoặc xuống máy, luôn kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ tay vịn, bậc thang và các bộ phận để trèo. Làm sạch các chất gây trượt như dầu nhờn và bùn. Luôn luôn để cửa ra vào ca bin song song với khung bên dưới trước khi tắt máy để trèo xuống. m) Tránh tiếp xúc với các bề mặt nóng Ngay sau khi máy vận hành, nhiệt độ và áp suất của bộ phận làm mát động cơ, dầu động cơ và dầu thuỷ lực sẽ tăng cao. Có thể bị bỏng nếu tháo nắp hoặc bộ lọc dầu trong các điều kiện đó. Nên chờ cho nhiệt độ hạ xuống trước khi thực hiện việc kiểm tra các chất lỏng hoặc thay thế bộ lọc. n) Phòng cháy Rò rỉ hoặc tràn nhiêu liệu, có thể gây cháy nổ. Phải lau sạch và xả dầu tràn ngay sau khi nó bị tràn ra. Sửa chữa hoặc thay thế tất cả các bộ phận bị rò rỉ để tránh bị bắt lửa. Thường xuyên làm vệ sinh cho xe nhằm dọn sạch các chất bẩn có thể gây cháy, đặc biệt chú ý dọn sạch lá cây, que củi, giấy cất bình cứu hoả ở nơi thuận tiện, dễ lấy và phải biết cách sử dụng bình cứu hoả để dập lửa. 6.4. An toàn khi vận hành a) Khởi động máy Ngồi vào ghế điều khiển, bấm còi để báo cho mọi người biết là máy sắp khởi động. Không được nối tắt mạch khởi động hay ắc qui để khởi động máy, vì như vạy có thể gây chấn thương hoặc làm hỏng hệ thống điện. b) di chuyển Trước khi di chuyển trên đường, cần phải tiến hành các bước sau nhằm tránh tai nạn. Đặt lưỡi san, lưỡi xới và các bộ công tác khác vào đúng vị trí. c) Xoay Tạo một khu vực xoay chắc chắn không có người qua lại hoặc chướng ngại vật trước khi tiến hành xoay máy. Bấm còi trước khi xoay. Nếu cần thiết phải có người cầm cờ hiệu hướng dẫn cho thợ lái máy trong khi vận hành để tránh làm bị thương cho người cũng như gây hư hỏng cho chướng ngại vật và cho máy. d) Bộ công tác Luôn tập trung hoàn toàn vào công việc mà bạn đang làm. Các thiết bị cần sử dụng cho công việc phải phù hợp và luôn sẵn sàng trên tay. Biết rõ vị trí các chướng ngại vật có trong khu vực thi công để điều khiển máy hoạt động đúng trong giới hạn. Nếu cần thiết phải có người lái máy để tránh làm bị thương cho người hoặc gây hư hỏng cho chướng ngại vật và cho máy. Luôn hạ các bộ công tác xuống mặt đất và gài khoá an toàn trước khi rời ca bin máy. e) Vận hành máy trên sườn dốc Máy có thể bị mất cân bằng hay bất ổn khi vận hành ở sườn dốc hay mặt nghiêng. Chỉ được đi lên và xuống, không được đi ngang mặt dốc. Không được xoay hoặc đổi hướng di chuyển khi đang trên sườn dốc. Nên tạo một mặt bằng cho máy hoạt động, vận hành máy cẩn thận để tránh các dịch chuyển bất ngờ có thể gây trượt hay lộn xe. Dùng người cầm cờ để hướng dẫn vận hành. f) Làm việc gần các công trình công cộng Nếu có nghi ngờ là có các công trình công cộng như đường dẫn khí ga, nước, đường điện hoặc điện thoại ở trong khu vực thi công, hãy liên hệ với cơ quan quản lý của địa phương để xác định vị trí của các công trình này trước khi bắt đầu công việc trong khu vực. Dùng thêm các biển báo ở khu vực có đường điện. Giữ khoảng cách an toàn với các đường tải điện trong khi thi công. h) Nền đắp hoặc nền không ổn định Điều kiện nền của công trình phải đủ sức chắc để chịu được sức nặng của máy khi vận hành. Vận hành máy trên nền gồ ghề hay nền đắp có thể dẫn đến bất ổn và gây tai nạn. i) Khu vực thi công hạn hẹp Tại các công trường bị hạn chế về chiều cao và góc quay như trong các đường hầm, cầu xung quanh đường dây tải điện hoặc bên trong các công trình xây dựng cần phải đặc biệt thận trọng giữ cho máy và bộ phận gắn kèm một khoảng cách an toàn để tránh các tai nạn hay đổ vỡ. Nên dùng một người cầm cờ hiệu để hướng dẫn cho người điều khiển máy. j) Đậu máy Luôn đậu máy trên các nền phẳng và ổn định, nếu không có các nền như vậy thì phải hạ thấp các bộ công tác xuống đất và chèn máy để máy không bị xê dịch. Nếu như phải đậu máy trên đường giao thông, phải đưa máy vào mép đường để không cản trở các phương tiện giao thông khác, cũng như phải đặt các biển báo và tín hiệu khác xung quanh máy để báo hiệu cho các phương tiện giao thông. Tìm hiểu và làm theo các qui định và các hướng dẫn của địa phương có liên quan đến việc đặt biển báo. k) ổn định các thiết bị công tác Ổn định các thiết bị công tác để chúng không bị rời ra khỏi thân máy và rơi xuống. 6.5. An toàn trong kiểm tra và sửa chữa a) "gắn biển báo" cho máy. Trước khi thực hiện bất kỳ qui định kiểm tra và sửa chữa nào, ta phải viết và gắn biển báo "không vận hành" lên các bộ phận điều khiển. Đồng thời thông báo cho giám sát viên và những người vận hành máy khác rằng máy đang được kiểm tra hoặc sửa chữa và sẽ thông báo lại cho họ khi nào máy có thể hoạt động bình thường trở lại. b) Dụng cụ và thiết bị Dùng các dụng cụ và thiết bị phù hợp với nhiệm vụ và vừa tay. Trước khi tiến hành kiểm tra sửa chữa phải nắm được cách sử dụng các dụng cụ và thiết bị này. c) Thiết bị cá nhân Mặc quần áo bảo hộ vừa vặn, đội mũ cứng, đi giày an toàn và đeo găng tay. Đầu tóc gọn ghẽ, quấn tóc gọn (nếu tóc dài) và nai nịt lại quần áo (nếu quần áo rộng), tháo hết các đồ trang sức trước khi kiểm tra hoặc sửa chữa máy. d) Tắt máy Phải tắt hoàn toàn động cơ và kéo cần khoá an toàn đến vị trí "lock-khoá" (lên trên) trước khi tiến hành bất kỳ công tác kiểm tra hoặc bảo dưỡng nào. nếu động cơ chưa tắt mà vẫn tiến hành kiểm tra hay bảo dưỡng thì có thể bị thương tật, hoặc tử vong. e) ổn định bộ công tác Luôn đỗ máy vào đúng vị trí quy định để thực hiện kiểm tra dầu thuỷ lực trước khi tiến hành bất kỳ việc kiểm tra hoặc bảo dưỡng nào. Nếu không thể đặt máy vào vị trí qui định như vậy phải chú ý cố định lưỡi ủi, lưỡi xới và các bộ công tác khác để tránh tình trạng máy chuyển động đột ngột. Luôn luôn hạ các bộ công tác xuống đất và gài khoá an toàn trước khi rời ca bin máy. f) Vệ sinh máy Giữ máy luôn sạch sẽ, không bị bám bẩn, tràn dầu hay thừa chất bôi trơn, nhiên liệu hay chất lỏng khác. Dùng các dung môi cho phép như xà phòng và nước để rửa sạch máy và các bộ phận của nó theo cách thông thường. Tuy nhiên không được để nước chảy vào các thiết bị điện. Nếu nước chảy vào các bộ phận điện có thể gây hỏng hóc nặng cho hệ thống điện, vậy nên không được rửa bên trong ca bin máy hoặc dùng nước cao áp hoặc hơi nước xịt vào các thiết bị điện. g) dầu nhờn và các chất lỏng có áp suất Trước khi tháo bất kỳ nắp đậy hoặc bộ phận nào của thùng chứa thuỷ lực, chất làm mát động cơ, hệ thống nhiên liệu hay các bộ phận có áp khác, ta phải xả hoàn toàn bộ áp suất của thùng chứa. Để phòng các chất lỏng, khí nóng có thể thoát ra từ các hệ thống của máy vừa mới dừng hoạt động. Phải để hệ thống có đủ thời gian nguội bớt trước khi tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa. h) chèn máy Nếu cần phải nâng máy lên để kiểm tra hoặc bảo dưỡng, tiến hành chống máy lên bằng cách đặt máy như ở hình bên, sau đó dùng các giá đỡ hoặc các khối chèn đủ mạnh để nâng máy lên ở vị trí gầm máy. Không được kiểm tra hoặc sửa chữa gầm của máy khi nó đang được nâng lên và vẫn chưa được chống hoặc kê chắc chắn. i) Đổ nhiên liệu Đưa xe tới vị trí thoáng khí để rót nhiên liệu. Chhỉ dụng loại nhiên liệu theo chỉ định trong sách hướng dẫn vận hành. Phải lau sạch nhiên liệu tràn, xả dầu thải đúng chỗ. Sau khi rót đầy nhiên liệu phải xiết chặt nắp nhiên liệu. j) áp suất thuỷ lực Ở điều kiện bình thường tất cả các mạch của hệ thống thuỷ lực đều có áp suất cao, vì vậy nên khi kiểm tra rò rỉ ta dùng mảnh bìa các tông, nơi rò rỉ. Các vết rò rỉ nhỏ (kim châm) xịt vào da hay mặt nạ bảo hộ, găng tay, đội mũ cứng, đi giầy và áo quần bảo hộ trong khi kiểm tra hoặc bảo dưỡng. l) Hệ thống điện Trước khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện hoặc tiến hành hàn phải tháo dây âm (-) khỏi các cực của ắc qui. Bằng không sẽ làm hỏng các cực của ắc qui và tiếp sau đó là hỏng cả hệ thống điện. m) Dùng các đèn làm việc đúng qui định Chỉ dùng các đèn làm việc theo qui định khi kiểm tra hoặc sửa chữa nhằm tránh cháy nổ. Không sử dụng các dạng đèn làm việc thông thường vì chúng có thể phóng điện vào các loại khí cháy hay chất lỏng dễ bắt lửa của máy. n) Xả các chất thải đúng chỗ. Xả dầu, nhiên liệu, chất làm mát dùng môi, bộ lọc, ắc qui v.v theo như luật và qui định của Nhà nước và khu vực về thải các chất thải độc hại. Hãy liên lạc với nhà chức trách địa phương để tìm ra các Phương pháp loại thải phù hợp. 6.6 An toàn cho ắc qui a) Mặc quần áo bỏ hộ phù hợp. Mặc áo dài tay, đi găng, đeo kính bảo hiểm hoặc mặt nạ bảo hiểm khi làm việc với hay ở gần ắc qui. Các chất điện phân (axit) của ắc qui có thể gây bỏng nếu bắn vào quần áo, da hay mắt. Nếu bị chất điện phân dính vào quần áo, da hay mắt phải bỏ ngay quần áo bị cháy ra và rửa sạch vùng da bị bỏng bằng nước trong vòng 15 phút và sau đó nhanh chóng đến y tế để khám. b) Giữ khoảng cách xa với nguồn lửa. Không bao giờ được đặt ắc qui ở lân cận nguồn lửa và không hút thuốc khi làm việc với ắc qui, vì khí Hydro hay nổ, được sinh ra từ chất điện phân (axit) trong ắc qui. Luôn để ắc qui ở khu vực thoáng gió tốt. c) Nạp ắc qui. Nập ắc qui ở nơi thông thoáng và cách xa máy, khi nạp phải tháo bỏ các nắp đậy để khí có thể thoát ra. Tránh hít các khí từ ắc qui, trang bị các thiết bị an toàn phù hợp khi làm việc với ắc qui. d) Dùng các dây cáp kích thích. Sử dụng các thiết bị an toàn phù hợp khi làm việc với ắc qui. Dùng xe hoặc máy khác để hỗ trợ ắc qui, nhưng không được để xe hoặc máy này chạm vào xe cần nạp. Nối các cực dương (+) và cực âm (-) giữa ắc qui kích thích và máy cần nạp trước khi nối với dây cáp kích thích. Nối cực dương (+) trước và cực âm (-) sau. Nhưng khi ngắt thì ngược lại ngắt cáp nối cực âm (-) trước ngắt nối cực dương (+) sau. 6.7..Các vận hành bị cấm. Sau đây là một số ví dụi về vận hành máy quá tải hay sử dụng sia chức năng mà sẽ không bào giờ được phép thực hiện, kể cả với thợ vận hành có kinh nghiệm. Việc vận hành máy quá tải hoặc sử dụng sai chức năng cảu máy và bộ công tác của nó có thể gây bị thương nghiêm trọng, tử vòng, làm hỏng máy và làm giảm tuổi thọ của nó, vì vậy trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được thực hiện. Phải vận hành theo cách thông thường và làm theo các hướng dẫn trong giáo trình vận hành. a) Không được dùng lực xoay của máy để vận hành. Nếu làm như vậy sẽ tác động một lực lớn lên cấu trúc của máy, phần phía trước của bộ công tác làm giảm tuổi thọ của hệ thống quay, ngoài ra có thể gây tai nạn chết người. b) Không được sử dụng máy quá tải. Phải biết giới hạn khả năng làm việc của máy và các bộ công tác để vận hành nó trong đúng giới hạn của tiêu chuẩn kỹ thuật. Không bao giờ được nghiêng hoặc nâng máy lên để di chuyển vật liệu, như thế có thể làm máy và các bộ công tác của nó bị hỏng cũng như rất có thể gây tai nạn bị thương hoặc chết người. 6.8. Công tác an toàn cuối ca làm việc Sau mỗi ca làm việc thực hiện đủ các công việc sau để bảo quản máy tốt và không làm ảnh hưởng đến việc vận hành máy ở ca làm việc sau hoặc ở vị trí khác. a) Chuyển máy đến nền cứng và bằng phẳng. b) Hạ bộ công tác xuống đất. c) Đổ đầy nhiên liệu vào bình nhiên liệu để giảm lượng khí lẫn vào và lượng hơi nước ngưng tụ. Như vậy có thể giảm hiện tượng nhiên liệu bị đóng băng trong thùng chữa, bị gỉ sét do hơi nước và một số vấn đề khác liên quan đến khởi động và vận hành máy. d) Khoá chặt các cửa sổ vào đúng vị trí của chúng để tránh nước và hơi nước lọt vào các bộ phận sử dụng điện của máy. e) Rửa và kiểm tra toàn bộ máy. Bôi trơn, bảo dưỡng và sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ hư hỏng nào phát hiện được trước khi khởi động lại máy. f) Rút chìa khoá ra khỏi ổ điện và khoá tất cả các cửa cũng như các lối vào. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thế Lộc, Vũ Thanh Bình Máy làm đất – Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải [2] Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa Kết cấu thép Máy Xây Dựng - Xếp Dỡ Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải- Hà Nội -1996 [3] Nguyễn Thị Tâm Máy làm đất – Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải [4] Nguyễn Văn Hùng, Phạm Quang Dũng, Nguyễn Thị Mai Máy xây dựng – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật [5] Vũ Thanh Bình Sổ tay Máy Xây Dựng – Tổng công ty Sông Đà [6] Nguyễn Trọng Hiệp Chi tiết máy – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật [7] Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm Thiết kế chi tiết máy – Nhà xuất bản Giáo dục [8] Vũ Đình Lai, Nguyễn Xuân Lựu, Bùi Đình Nghi Sức bền vật liệu – Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải [9] Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn VănTài, Lê Thị Vàng Lý thuyết ôtô máy kéo – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [10] Vũ Thanh Bình, Nguyễn Đăng Điệm Truyền động Máy xây dựng và xếp dỡ Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải [11] Lưu Bá Thuận Tính toán máy thi công đất – Nhà xuất bản xây dựng [12] catalog về máy san 120M của hãng caterpillar (Mỹ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_an_tinh_toan_thiet_ke_may_san_loai_1_2_3_co_trong_luong_1.docx