Như vậy một quy trình xử lý nước nguồn phải qua rất nhiều giai đoạn, đặt biệt đối với
loại nước nguồn có tính chất nhiễm bẩn cao như hàm lượng cặn lớn, độ màu, độ đục cao, số
lượng vi trùng nhiều thì quy trình xử lý càng phức tạp và lâu hơn. Trong mỗi công đoạn xử lý
cần chú ý đến việc lựa chọn công nghệ xử lý sao cho phù hợp, vừa đạt được hiệu suất xử lý
vừa tiết kiệm được kinh phí.
Để xử lý tốt một nguồn nước nào đó, phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, sản
xuất cần phải quan tâm đến chất lượng nước nguồn và tiêu chuẩn sau xử lý theo các tiêu
chuẩn, và việc chọn thiết bị phù hợp với lưu lượng nước xử lý, tiết kiệm hơn về mặt kinh tế và địa hình.
68 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan quy trình xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn > 2500mg/l, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần có: kho
chứa hóa chất, thiết bị vận chuyển hoá chất, cân đong đo hóa chất, bơm hóa chất và các ống
dẫn hóa chất.
Phèn cục thƣờng chứa nhiều tạp chất và tan chậm, để đảm bảo cho phèn đƣợc hòa tan
đều trong nƣớc ngƣời ta pha phèn làm hai bậc. Trƣớc tiên, phèn cục đƣợc đƣa vào bể hòa trộn
để hoà tan thành dung dịch có nồng độ cao và loại bỏ cặn bẩn. Sau đó dung dịch này đƣợc dẫn
sang bể tiêu thụ để pha loãng thành nồng độ sử dụng.
2.4.3.1. Thiết bị định liều lượng phèn
Thiết bị định liều lƣợng phèn có nhiệm vụ điều chỉnh tự động liều lƣợng phèn cần thiết
vào nƣớc cần xử lý theo yêu cầu của quản lý. Thiết bị định liều lƣợng phèn có thể đƣợc ở bên
trong hoặc ngay sau bể tiêu thụ.
Theo chức năng tiêu thụ có thể chia thiết bị định lƣợng ra làm hai loại:
Định liều lượng không đổi: dùng để đƣa một lƣọng hoá chất không đổi vào nƣớc.
Thƣờng sử dụng trong các trạm xử lý có công suất không đổi.
Định liều lượng thay đổi:
+ Định liều lƣợng phèn tỉ lệ với lƣu lƣợng nƣớc xử lí; tức là lƣợng hóa chất cho vào
nƣớc xử lí tự động thay đổi tƣơng ứng tới sự thay đổi lƣu lƣợng nƣớc sử lí.
+ Định liều lƣợng phèn thay đổi theo sự thay đổi tính chất của nƣớc xử lí, tức là lựơng
hóa chất cho vào nƣớc tự động thay đổi tƣơng ứng với sự thay đổi chất lƣợng nƣớc xử lí.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 39
Hoặc cũng có loại định liều lƣợng phèn theo sự thay đổi của cả lƣu lƣợng và chất lƣợng của
nƣớc xử lí.
Theo chế độ chảy của dung dịch phèn chia 2 loại:
Định liều lƣợng tự chảy: thƣờng dùng để đƣa dung dịch vào bể trộn
Định liều lƣợng có áp: dùng để đƣa dung dịch phèn vào ống nƣớc có áp.
2.4.3.2. Thiết bị pha chế vôi
Vôi đƣợc dùng để kiềm hóa nƣớc, làm mềm nƣớc hoặc ổn định nƣớc. Vôi cho vào nƣớc
có thể ở dạng vôi sữa hay vôi bảo hòa. Vôi là chất có độ hòa tan trong nƣớc rất thấp. Ở nhiệt
độ 2000C, độ hòa tan của vôi chỉ bằng 1,23g/l (tức là 0,123%). Trong khi đó độ hòa tan của
phèn là 1000g (tức là 100%) vì thế việc điều chế vôi bảo hòa chỉ có lợi khi lƣợng vôi đem sử
dụng nhỏ hơn 0,25 tấn/ngđ. Còn với những trạm xử lí đòi hỏi lƣợng vôi lớn hơn thì phải dùng
vôi sữa (tức là vôi ở dạng huyền phù, không phải ở dạng hòa tan).
Trƣớc tiên vôi sống phải đựơc đem tôi. Đối với nhà máy có công suất nhỏ hoặc không có
điều kiện cơ giới hóa, thƣờng tôi vôi trong các bể tôi vôi thông thƣờng thành vôi sữa đặc. Sau
đó vôi sữa đƣợc đƣa sang bể pha vôi. Tại đây vôi đƣợc pha loãng đến nồng độ thích hợp
(không lớn hơn 5%). Bể tôi vôi thƣờng có dung tích đủ cho 30 ÷ 40 ngày tiêu thụ của nhà máy
và đƣợc chia làm nhiều ngăn để tiện việc thay rửa. Bể tôi vôi có thể xây gạch hoặc bê tông cốt
thép có các ống đƣa vào, xả nƣớc vôi trong và xả kiệt. Đối với nhà máy có công suất lớn hoặc
điều kiện cho phép có thể dùng các thùng tôi vôi cơ nhiệt.
Trƣờng hợp dùng vôi sữa: vôi sữa ở dạng khuyếch tán không bền, các hạt vôi rất nhỏ có
thể nổi lên hoặc lắng xuống trong môi trƣờng khuếch tán. Do đó cần phải khuấy trộn không
ngừng để vôi không lắng xuống. Có thể sử dụng một trong các biện pháp khuấy trộn sau: biện
pháp thủy lực, dùng máy khuấy hoặc không khí nén.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 40
Sơ đồ cấu tạo thiết bị pha chế vôi sữa:
2.4.4. Phản ứng tạo bông kết tủa
Nƣớc và chất phản ứng sau khi đã đƣợc hòa trộn đều trong các bể trộn sẽ đƣợc đƣa sang
bể phản ứng. Bể phản ứng có chức năng hoàn thành tốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nƣớc để tạo nên những
bông cặn đủ lớn để đƣợc giữ lại trong bể lắng. Trên thực tế việc chọn bể phản ứng phải đồng
thời với việc chọn bể lắng và các chỉ tiêu kĩ thuật của chúng có ảnh hƣởng lẫn nhau. Bể phản
ứng có thể ghép chung với bể lắng hoặc tách rời. Riêng bể lắng trong có lớp cặn lơ lững không
cần xây dựng thêm bể phản ứng vì ngay trong lớp cặn lơ lững của nó, phản ứng tạo bông kết
tủa xảy ra nhanh, tạo thành những bông cặn to và chắc.
Để đạt đƣợc bông kết tủa cao, khi tính toán cấu tạo bể phải khống chế vận tốc nƣớc chảy
trong bể và thời gian nƣớc lƣu lại trong bể một cách hợp lí. Nếu tính toán không hợp lí thì hạt
Hình 2.3 Thiết bị pha chế vôi sữa
Tấm chắn định lƣợng
Tới bể chứa vôi sữa
Tới bể trộn
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 41
cặn sẽ lắng ở trong bể phản ứng gây khó khăn cho quản lí hoặc không thu đƣợc các bông kết
tủa có kích thƣớc đủ lớn, do đó hiệu quả lắng sẽ thấp.
2.4.4.1. Bể phản ứng xoáy
Bể phản ứng xoáy có hai kiểu cấu tạo: xoáy hình trụ và xoáy hình phễu
Bể phản ứng xoáy hình trụ: bể gồm một ống hình trụ đặt ở tâm bể lắng đứng. Loại bể
này thƣờng áp dụng cho trạm xử lí có công suất nhỏ (đến 3000m3/ngđ). Nƣớc đã đƣợc trộn
đều chất phản ứng từ bể trộn chuyển sang bể phản ứng theo đƣờng ống có gắn vòi phun ở phía
cuối ống. Hai vòi phun đựơc đặt đối xứng qua tâm bể, có hƣớng phun ngƣợc nhau và chiều
phun nằm trên phƣơng tiếp tuyến với đƣờng chu vi bể. Các lớp nƣớc ở bán kính quay khác
nhau sẽ có tốc độ chuyển động khác nhau, tạo điều kiện tốt cho các hạt cặn, keo va chạm kết
dính với nhau thành bông cặn.
Bể phản ứng xoáy hình phễu: có dạng nhƣ một cái phễu lớn, góc nghiêng ở giữa 2
thành bể cần lấy trong khoảng 500 ÷ 700 tùy theo chiều cao của bể. Thời gian nƣớc lƣu lại
trong bể ngắn từ 6 ÷ 10 phút (giới hạn dƣới lấy với nƣớc đục và giới hạn trên lấy cho nƣớc có
màu). Tốc độ nƣớc vào bể ở phía dƣới lấy bằng 0,7 ÷ 1,2 m/s. Tốc độ nƣớc đi lên tại chỗ ra
khỏi bể lắng 4 ÷ 5mm/s. Bộ phận dẫn nƣớc từ bể phản ứng sang bể lắng phải tính với tốc độ
nƣớc chảy trong máng, trong ống và qua lỗ không đƣợc lớn hơn 0,1m/s đối với nƣớc đục và
không lớn hơn 0,05m/s đối với nƣớc màu để đảm bảo cho các bông cặn đã hình thành không
bị phá vỡ. Khoảng cách dẫn nƣớc sang bể lắng càng ngắn càng tốt.
Khi dùng bể phản ứng xoáy hình phễu, nƣớc trƣớc khi đƣa vào bể cần phải đƣợc tách
hết khí hòa tan trong nƣớc tránh hiện tƣợng bọt khí tăng dâng lên trong bể sẽ làm phá vỡ các
bông kết tủa vừa tạo thành.
Bể có cấu tạo dạng phễu, nên trong quá trình nƣớc dâng lên, do tiết diện dòng chảy
tăng dần, nên tốc độ dòng nƣớc giảm dần. Nhƣng do ảnh hƣởng quả quán tính, tốc độ dòng
nƣớc phân bố không đều trên cùng mặt phẳng nằm ngang. Tốc độ dòng nƣớc càng lớn khi
càng gần tâm bể và dòng nƣớc luôn có xu hƣớng phân tán dần ra thành bể. Ngƣợc lại do ma
sát, các dòng phía ngoài lại bị các dòng bên trong có tốc độ lớn hơn kéo theo tạo các xoáy
nƣớc nhỏ phân bố đều trong nƣớc. Các xoáy nhỏ này làm tăng hiệu quả keo tụ trong bể và
cũng do nó mà ngƣời ta gọi là bể phản ứng xoáy.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 42
Bể phản ứng xoáy hình phễu có ƣu điểm là: hiệu quả cao, tổn thất áp lực trong bể nhỏ.
Do thời gian lƣu nƣớc lại trong bể nhỏ nên dung tích bể nhỏ. Nhƣợc điểm: khó tính toán cấu
tạo bộ phận thu nƣớc trên bề mặt. Đối với những bể có dung tích lớn sẽ khó xây dựng, nên chỉ
thích hợp với những trạm xử lí có công suất nhỏ và có thể kết hợp hoặc tách riêng với bể lắng
ngang.
2.4.4.2. Bể phản ứng kiểu vách ngăn
Thƣờng đƣợc xây dựng kết hợp với bể lắng ngang. Nguyên lí cấu tạo cơ bản của bể là
dùng các vách ngăn để tạo ra sự đổi chiều liên tục của dòng nƣớc. Bể có cấu tạo hình chữ nhật,
bên trong có các vách ngăn hƣớng dòng chuyển động zíc zắc theo phƣơng ngang hoặc phƣơng
thẳng đứng. Phía đầu bể phản ứng có một ngăn cho nƣớc chảy thẳng vào bể lắng ngang khi
cần sửa chữa bể phản ứng hay khi không cần keo tụ. Số lƣợng vách ngăn đƣợc tính theo hai
chỉ tiêu: dung tích bể phụ thuộc vào thời gian lƣu nƣớc lại cần thiết và tốc độ chuyển động của
dòng nƣớc giữa hai vách ngăn. Thời gian lƣu nƣớc lại trong bể lấy là 20 phút khi xử lý nƣớc
đục và lấy là 30 ÷ 40 phút khi nƣớc xử lý có màu. Tốc độ chuyển động của dòng nƣớc giảm
dần từ 0,3m/s ở đầu bể xuống 0,1m/s ở cuối bể. Bể phản ứng có vách ngăn thông thƣờng có từ
8 ÷ 10 chỗ ngoặc đổi chiều dòng nƣớc. Chiều sâu trung bình của bể Htb = 2 ÷ 3m. Độ dốc đáy
bể 0,02 ÷ 0,03m để xã cặn. Khoảng cách giữa các vách ngăn không đƣợc nhỏ hơn 0,7m (lấy
đối với bể có vách ngăn ngang) và có thể nhỏ hơn 0,7m (lấy đối với bể có vách ngăn thẳng
đứng).
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 43
Sơ đồ cấu tạo bể phản ứng kiểu vách ngăn:
Hình 2.4 Bể phản ứng có vách ngăn ngang
Bể phản ứng có vách ngăn ngang thƣờng đƣợc sử dụng cho các trạm có công suất lớn
hơn hoặc bằng 30.000m3/ngđ. Bể phản ứng có vách ngăn thẳng đứng thƣờng đƣợc sử dụng
cho các trạm xử lý có công suất không nhỏ hơn 6.000m3/ngđ.
Ƣu điểm của các loại bể phản ứng tạo bông kết tủa có vách ngăn là: đơn giản trong xây
dựng và quản lý vận hành. Nhƣợc điểm: khối lƣợng xây dựng lớn do có nhiều vách ngăn và bể
phải có chiều cao thoả mãn tổn thất áp lực trong toàn bể.
2.4.4.3. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lững
Loại bể này thƣờng đặt ngay trong phần đầu của bể lắng ngang. Bể có chiều rộng bằng
chiều rộng của bể lắng ngang. Bể thƣờng đƣợc chia làm nhiều ngăn dọc, đáy có tiết diện hình
phễu với các vách ngăn ngang, nhằm mục đích tạo dòng nƣớc đi lên, để lớp cặn lơ lững ổn
định. Nƣớc đã trộn phèn đƣợc đƣa vào phía đáy bể bằng máng có lỗ hoặc ống có lỗ. Lỗ của
máng hƣớng ngang, lỗ của ống hƣớng xuống dƣới một góc 450. Khoảng cách giữa trục máng
hoặc ống không lớn hơn 3m. Đáy bể phản ứng giữa các ống hoặc máng phân phối phải cấu tạo
1. Mƣơng dẫn nƣớc
2. Mƣơng xả cặn
3. Cửa nƣớc đi vào
4. Cửa nƣớc đi ra
5. Van xả cặn
6. Vách ngăn hƣớng
dòng
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 44
hình lắng trụ với góc nghiêng giữa các cạnh là 450. Tốc độ nƣớc chảy trong máng hoặc ống
phân phối phải lấy bằng 0,5 ÷ 0,6m/s. Diện tích lỗ đáy bằng 30 ÷ 40% diện tích tiết diện của
máng hoặc ống phân phối. Đƣờng kính lỗ không đƣợc nhỏ hơn 25m.
Chiều cao của lớp cặn lơ lững không đựơc nhỏ hơn 3m. Thời gian lƣu nƣớc lại trong
bể không nhỏ hơn 20 phút.
Tổn thất áp lực trong máng hoặc ống phân phối khoan lỗ đƣợc xác định theo hệ thống
phân phối trở lực bé. Tổn thất áp lực trong lớp nƣớc chứa cặn lấy bằng 1 ÷ 2cm một mét chiều
cao cột nƣớc.
Nƣớc trƣớc khi đƣa vào bể phản ứng có lớp cặn lơ lững phải đƣợc đƣa qua bộ phận
tách khí. Nƣớc từ bể phản ứng sang bể lắng phải chảy qua tƣờng tràn ngăn cách giữa hai bể.
Khi dùng bể phản ứng có lớp cặn lơ lững đặt trong bể lắng thì tốc độ lắng cặn tính toán
trong bể lắng lấy thêm 30% khi xử lý nƣớc đục nhiều, tăng thêm 25% khi nƣớc đục vừa và
20% khi nƣớc đục ít. Bể này chỉ áp dụng cho nguồn nƣớc có nhiệt độ tƣơng đối ổn định. Bể
phản ứng phải có ống xả kiệt.
2.5. LẮNG NƢỚC
2.5.1. Khái niệm chung
Lắng là quá trình làm sạch cơ bản trong công nghệ xử lý nƣớc. Nƣớc cần xử lý đƣợc
đƣa vào bể và giữ tại đó trong quá trình làm việc. Nhờ diện tích tiết diện bể lớn, tốc độ dòng
chảy nhỏ mà quá trình trong bể gần nhƣ ở trạng thái tĩnh. Dƣới tác dụng của trọng lực trƣờng,
Hình 2.5 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lững
1. Ống dẫn nƣớc vào 2. Vách ngăn hƣớng dòng
3. Lắng ngang
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 45
các hạt cặn có khối lƣợng riêng lớn hơn khối lƣợng riêng của chất lỏng bao quanh nó sẽ tự
lắng xuống trong quá trình lắng.
Bằng cách đó các hạt cặn lơ lửng có mặt trong nuớc thô, di chuyển xuống đáy, tạo
thành lớp bùn cặn, phần nƣớc trong giữ lại ở giữa sẽ đƣợc đƣa ra ngoài. Nhƣ đã biết, tốc độ
lắng xuống của các hạt cặn sẽ cao hơn và thời gian cần thiết cho quá trình làm sạch thỏa đáng
sẽ nhỏ đi khi các hạt có kích thƣớc lớn và khối lƣợng riêng của chúng sẽ khác nhiều so với
khối lƣợng riêng của chất lỏng mà trong đó chúng tồn tại. Bằng biện pháp nhân tạo, ngƣời ta
có thể làm tăng kích thƣớc hạt nhờ quá trình tạo bông keo, nhƣ vậy sẽ làm tăng tốc độ lắng
của các hạt, khi chúng có khả năng tiếp xúc với nhau, để tạo ra các hạt có kích thƣớc lớn hơn.
Trƣờng hợp các hạt có mang điện tích, chúng sẽ đẩy nhau hoặc kết hợp với nhau, việc bổ sung
các tác nhân keo tụ nhƣ phèn nhôm hoặc phèn sắt sẽ làm cho quá trình keo tụ thực hiện có
hiệu quả hơn và dẫn đến quá trình lắng tốt hơn. Khối lƣợng riêng của các hạt cặn lơ lửng còn
có thể thay đổi đƣợc nhờ việc bổ sung vào trong nƣớc các chất nhẹ hơn hoặc nặng hơn làm
cho quá trình lắng đƣợc thực hiện nhanh hơn. Bằng những biện pháp đó quá trình lắng sẽ đơn
giản và hiệu quả hơn, đồng thời tách đựơc hạt lơ lững trong nƣớc có khối lƣợng riêng lớn hơn
nhƣ rong tảo. Các tạp chất hoà tan trong nƣớc cũng có thể đƣợc tách ra khỏi nƣớc nhờ quá
trình lắng khi sử dụng hóa chất làm kết tủa chúng trong chất lỏng.
Ứng dụng của quá trình lắng: mặc dù quá trình lọc có thể đảm bảo chất lƣợng nƣớc
cấp sinh hoạt và nƣớc cấp công nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, quá trình lọc cát nhanh hoặc chậm
chỉ có thể làm việc tốt khi hàm lƣợng chất rắn không quá cao. Nhiều nguồn nƣớc sông có hàm
lƣợng chất rắn cao nhƣng khi sử dụng biện pháp lắng cũng có thể mang lại kết quả tốt. Trong
trƣờng hợp chỉ đến lắng tự do cũng có thể thỏa mãn mọi yêu cầu, tuy nhiên khi có hàm lƣợng
cao các tạp chất dể keo tụ, kết quả tốt nhất và có giá thành thấp nhất vẫn là biện pháp xử lý kết
hợp với keo tụ hóa học. Ở trong giai đoạn khác, số lƣợng và chất lƣợng của một nguồn nƣớc
sông quá thấp, do vậy cần thiết phải có giai đoạn dự trữ để đảm bảo quá trình cấp nƣớc không
bị gián đoạn. Các bồn chứa nƣớc nhƣ thế thƣơng lƣu nƣớc đến hàng tháng và do vậy với thời
gian này quá trình lắng xảy ra có thể đảm bảo tách hoàn toàn đƣợc cặn trong nƣớc.
2.5.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình lắng
Các hạt không thay đổi hình dạng và độ lớn trong quá trình lắng, nhƣ các hạt phù sa, cát
trong nguồn nƣớc đục – các hạt đơn lẻ, kiểu lắng sơ bộ không dùng phèn.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 46
Các hạt “không ổn định” có khả năng dính kết, thay đổi hình dạng và độ lớn trong quá
trình lắng; các hạt bông cặn hình thành trong quá trình keo tụ và các hạt không đồng nhất.
2.5.2.1. Lắng các hạt đơn lẻ
Lắng các hạt đơn lẻ xảy ra khi trong suốt quá tình lắng các hạt không thay đổi kích
thƣớc, hình dạng và trọng lƣợng của chúng. Trong chất lỏng các hạt nhƣ vậy sẽ rơi thẳng đứng
khi khối lƣợng riêng của nó lớn hơn khối lƣợng riêng của các hạt bao quanh nó. Vận tốc lắng
của các hạt cặn phụ thuộc vào độ nhớt cũng nhƣ phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì vậy giữa mùa hè
và mùa đông nhiệt độ nƣớc chênh lệch từ 250C xuống 00C, nhƣ vậy vận tốc lắng giảm đi 50%
và kết quả làm sạch nƣớc vào mùa hè giảm đi đáng kể.
2.5.2.2. Lắng các hạt không ổn định có khả năng kết dính
Khi hàm lƣợng cặn lớn, nhất là đối với nƣớc chứa nhiều hạt với kích thƣớc khác nhau
và tốc độ lắng khác nhau, trong quá trình lắng chúng sẽ va chạm, hấp thụ và kết dính với nhau
tạo thành bông cặn thay đổi hình dạng, kích thƣớc và tốc độ lắng. Kết quả là ở phần trên bể
lắng, tốc độ lắng nhỏ, càng sâu xuống phía dƣới tốc độ lắng càng lớn vì kích thƣớc hạt lớn.
Do các bông cặn lớn dần lên, nên lực ma sát do nƣớc chuyển động ngƣợc chiều cũng
tăng theo tỉ lệ kích thƣớc của bông cặn. Khi bông cặn lớn với một kích thƣớc nhất định, lực
ma sát đủ lớn để phá vỡ bông cặn làm cho kích thƣớc của bông cặn không tăng đƣợc nữa. Từ
thời điểm đó, tốc độ lắng sẽ thay đổi và hiệu quả lắng không tăng thêm, dù thời gian lắng có
thể kéo dài
Nhƣ vậy, quá trình lắng các hạt “không ổn định” có tạo bông keo tụ, ở mỗi độ sâu khác
nhau sẽ có một đƣờng cong biểu thị tần suất phân bố tốc độ lắng quan hệ giữa tốc độ và mật
độ cặn.
2.5.3. Các loại bể lắng
2.5.3.1. Bể lắng ngang
a. Nguyên tắc hoạt động
Tách cặn lơ lững hoặc bông cặn hình thành quá trình keo tụ tạo bông ra khỏi nƣớc dƣới
tác dụng của trọng lực lên hạt lơ lững có tỉ trọng nặng hơn nƣớc. Nƣớc đi vào bể lắng theo
phƣơng ngang và cặn lắng xuống theo quỹ đạo cong.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 47
b.Cấu tạo bể lắng ngang
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, có thể làm bằng gạch bê tông cốt thép. Đƣợc sử
dụng trong các trạm xử lý có công suất lớn hơn 3000m3/ngđ đối với trƣờng hợp xử lý có dùng
phèn và áp dụng với công suất bất kì cho các trạm xử lý không dùng phèn. Cấu tạo bể lắng
ngang bao gồm 4 bộ phận chính: Bộ phận phân phối nƣớc vào bể; Vùng lắng cặn; Hệ thống
thu nƣớc đã lắng; Hệ thống thu xả cặn.
Căn cứ vào biện pháp thu nƣớc đã lắng, ngƣời ta chia bể lắng ngang làm 2 loại: bể lắng
ngang thu nƣớc ở cuối bể và bể lắng ngang thu nƣớc đều trên bề mặt. Bể lắng ngang thu nƣớc
ở cuối bể thƣờng đƣợc kết hợp với bể phản ứng có vách ngăn hoặc bể phản ứng có lớp cặn lơ
lững.
Bể
phản
ứng
Sang
bể lọc
Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo bể lắng ngang
1. Ỗng dẫn nƣớc từ bể phản ứng sang
2. Vách ngăn phân phối nƣớc
3. Vách ngăn phân phối đầu bể
4. Vùng lắng
5. Vùng chứa cặn
6. Vách ngăn thu nƣớc cuối bể
7. Máng thu nƣớc
8. Ống dẫn nƣớc sang bể lọc
9. Ống xả cặn
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 48
Bể lắng ngang thƣờng đƣợc chia thành nhiều ngăn. Chiều rộng mỗi ngăn từ 3 ÷ 6m.
Chiều dài bể không quy định, nhƣng khi bể có chiều dài quá lớn có thể cho nƣớc chảy xoay
chiều. Để giảm bớt diện tích xây dựng ở một số nƣớc ngƣời ta xây dựng bể lắng nhiều tầng.
Hệ thống xả cặn: cặn trong bể lắng ngang thông thƣờng tập trung ở nữa đầu của bể. Vì
lƣợng cặn lớn, nên việc xả cặn rất quan trọng. Nếu xả cặn không kịp thời sẽ làm giảm chiều
cao lắng nƣớc của bể, mặc khác cặn có chứa các chất hữu cơ, chất hữu cơ sẽ lên men, tạo nên
bọt khí làm phá vỡ bông cặn và vẫn đục nƣớc đã lắng. Vì vậy nên có biện pháp cơ giới và biện
pháp thủy lực.
2.5.3.2. Bể lắng đứng
Trong bể lắng đứng nƣớc chuyển động theo phƣơng thẳng đứng từ dƣới lên, còn các
hạt cặn rơi ngƣợc chiều với chiều chuyển động của dòng nƣớc rừ trên xuống. Khi xử lý nƣớc
không dùng chất keo tụ, các hạt cặn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dâng của dòng nƣớc, sẽ chỉ lơ
lững hoặc bị cuốn trôi theo dòng nƣớc lên phía trên bể. Khi sử dụng nƣớc có dùng chất keo
tụ, tức là trong nƣớc có chứa các hạt cặn kết dính, thì ngoài các hạt cặn có tốc độ rơi ban đầu
lớn hơn tốc độ rơi của dòng nƣớc lắng xuống đƣợc, còn các hạt cặn khác cũng lắng xuống
đƣợc. Nguyên nhân là do trong quá trình các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn tốc độ dòng nƣớc
bị đẩy lên trên, chúng đã kết dính lại với nhau và tăng dần kích thƣớc, cho đến khi có tốc độ
rơi lớn hơn tốc độ chuyển động của dòng nƣớc sẽ rơi xuống. Nhƣ vậy lắng trong keo tụ trong
bể lắng đứng có hiệu quả lắng cao hơn nhiều so với lắng tự nhiên.
Tuy nhiên hiệu quả lắng trong bể lắng đứng không chỉ phụ thuộc vào chất keo tụ mà
còn phụ thuộc vào sự phân bố đều của dòng nƣớc đi lên và chiều cao vùng lắng đủ lớn thì các
hạt cặn mới dính kết với nhau.
a. Nguyên tắc hoạt động
Đầu tiên nƣớc chảy vào ống trung tâm ở giữa bể, rồi đi xuống dƣới qua bộ phận làm
hãm làm triệt tiêu chuyển động xoáy rồi vào bể lắng. Trong bể lắng đứng, nƣớc chuyển động
theo chiều từ dƣới lên trên, cặn rơi từ trên xuống dƣới đáy bể. Nƣớc đã lắng trong đƣợc thu
vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể và đƣợc đƣa sang bể lọc.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 49
b. Cấu tạo bể lắng đứng
Bể lắng đứng thƣờng có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn và đƣợc sử dụng cho
những trạm xử lý có công suất nhỏ (đến 3000m3/ngđ). Bể lắng đứng hay bố trí kết hợp với bể
phản ứng xoáy hình trụ (hay còn gọi là ống trung tâm). Bể có thể xây bằng gạch hoặc bê tông
cốt thép. Ống trung tâm có thể là thép cuộn hàn điện hay bê tông cốt thép.
Theo chức năng làm việc, bể chia làm hai vùng: vùng lắng có dạng hình trụ hoặc hình
hộp ở phía trên và vùng chứa nén cặn có dạng hình nón hoặc hình chóp ở phía dƣới. Cặn tích
lũy ở vùng chứa nén cặn đƣợc thải ra ngoài theo chu kì bằng ống và van xả cặn.
2.5.3.3. Bể lắng li tâm
a. Nguyên tắc làm việc
Nƣớc cần xử lý theo ống trung tâm 1 vào giữa ngăn phân phối , rồi đƣợc phân phối vào
vùng lắng. Trong vùng lắng nƣớc chuyển động chậm dần từ tâm bể ra ngoài. Ở đây cặn đƣợc
lắng xuống đáy, nƣớc trong đƣợc thu vào máng vào 2 và theo đƣờng ống số 5 sang bể lọc.
Nƣớc từ
bể trộn
tới
(1). Ngăn phản ứng xoáy
(2). Vùng lắng
(3). Vùng chứa cặn
(4). Ống nƣớc vào
(5). Vòi phun
(6). Máng thu
(7). Ống xả nƣớc ra
(8). Ống xả cặn
Sang bể lọc nhanh
2.7 Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 50
Để thu bùn có thiết bị gạt cặn 3 chuyển động theo ray vòng tròn. Nhờ những gạt cặn
này, cặn đƣợc lắng xuống đáy và ra ngoài theo ống xả cặn 6.
Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bể li tâm:
b. Cấu tạo bể li tâm
Bể lắng ti tâm có dạng hình tròn, đƣờng kính có thể từ 5m trở lên. Bể lắng li tâm
thƣờng đƣợc sử dụng để sơ lắng các nguồn nƣớc có hàm lƣợng cặn cao (lớn hơn 2000mg/l)
với công suất lớn hơn hoặc bằng 30.000m3/nngđ và có hoặc không dùng chất keo tụ.
Bể lắng li tâm là loại trung gian giữa bể lắng ngang và bể lắng đứng. So với các bể
lắng khác, bể lắng li tâm có một số ƣu nhƣợc điểm sau: Nhờ có thiết bị gạt bùn, nên đáy bể có
độ dốc nhỏ hơn so với bể lắng đứng. Bể vừa làm việc vừa xả cặn liên tục nên khi xả cặn bể
vẫn làm việc bình thƣờng. Nhƣng bể li tâm có hiệu quả lắng cặn kém hơn so với các bể lắng
khác do bể có đƣờng kính lớn, tốc độ dòng nƣớc chuyển động chậm dần từ trong ra ngoài, ở
vùng trong do tốc độ lớn, cặn khó lớn đôi khi xuất hiện chuyển động khối. Mặc khác nƣớc
1
Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo bể lắng li tâm
1. Ống dẫn nƣớc vào 4. Hệ thống cào bùn
2. Máng thu nƣớc vào 5. Ống dẫn nƣớc sang bể lọc
3. Cánh gạt bùn 6. Ống xả cặn
Nƣớc trộn từ
bề trộn tới
6
3
2
4
5
1
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 51
trong chỉ có thể thu vào bằng máng vòng xung quanh bể nên thu nƣớc khó đều. Ngoài ra hệ
thống gạt bùn cấu tạo phức tạp và làm việc trong điều kiện ẩm ƣớt nên dể bị hƣ hỏng.
Hiện nay, để khắc phục những ƣu điểm của bể lắng li tâm, ngƣời ta đƣa vào vùng lắng
các motơ khuấy có tốc độ thấp để tạo môi trƣờng phản ứng và lắng có hiệu quả. Hệ thống gạt
bùn đƣợc thay thế bằng xiphong hút bùn ra ngoài, sau đó dùng máy bơm hút bùn chuyển đi.
Nhờ có sự lắp đặt và thay thế một số thiết bị trong bể lắng li tâm mà hiệu quả lắng của bể đƣợc
nâng cao và mở rộng phạm vi áp dụng.
2.6. QUÁ TRÌNH LỌC
2.6.1. Khái niệm chung về quá trình lọc
Quá trình lọc nƣớc là cho nƣớc đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để
giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong
nƣớc. Trong dây chuyền xử lý nƣớc ăn uống, sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm
trong nƣớc triệt để. Hàm lƣợng cặn còn lại trong nƣớc sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn
cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng 3mg/l). Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu bị chít lại, làm
tốc độ lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng
nƣớc hoặc gió, nƣớc kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Bể lọc luôn luôn phải
hàn nguyên. Chính vì vậy quá trình lọc nƣớc đƣợc đặt trƣng bởi hai thông số cơ bản: tốc độ
lọc và chu kì lọc.
2.6.1.1. Phân loại bể lọc
Để thực hiện quá trình lọc nƣớc có thể sử dụng một số bể lọc có nguyên tắc làm việc,
cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau, cơ bản có thể chia các loại bể lọc sau:
a. Theo tốc độ lọc
Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0,1 ÷ 0,5m/h.
Bể lọc nhanh: có tốc độ lọc 5 ÷ 15m/h.
Bể lọc cao tốc: có tốc độ lọc 36 ÷ 100m/h.
b. Theo chế độ dòng chảy
Bể lọc trọng lực: là bể lọc hở, không áp
Bể lọc áp lực: là bể lọc kín, quá trình lọc xảy ra nhờ áp lực nƣớc phía trên lớp vật liệu
lọc.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 52
c. Theo chiều dòng chảy nước
Bể lọc xuôi: là bể lọc cho nƣớc chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống nhƣ: bể lọc
chậm, bể lọc nhanh phổ thông
Bể lọc ngƣợc: nƣớc chảy qua lớp vật liệu lọc từ dƣới lên.
Bể lọc 2 chiều: nƣớc chảy qua lớp vật liệu lọc theo cả 2 chiều từ trên xuống, từ dƣới
lên và thu nƣớc ở giữa.
d. Theo số lượng lớp vật liệu lọc
Bể lọc một lớp vật liệu lọc
Bể lọc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc
e. Theo cỡ hạt vật liệu lọc
Bể lọc có cỡ hạt nhỏ: d < 0,4 mm
Bể lọc có cỡ hạt vừa: d = 0,4 ÷ 0,8 mm
Bể lọc có cỡ hạt thô : d > 0,8 mm.
g. Theo cấu tạo lớp vật liệu lọc
Bể lọc có vật liệu lọc ở dạng hạt
Bể lọc lƣới: Nƣớc lọc đi qua lƣới lọc kim loại hoặc vật liệu xốp
Bể lọc có màng lọc: nƣớc lọc đi qua màng lọc đƣợc tạo thành trên bề mặt lƣới đỡ hoặc
lớp vật liệu rỗng.
2.6.1.2. Vật liệu lọc
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của các bể lọc, nó đem lại hiệu quả làm việc và tính kinh
tế của quá trình lọc. Vật liệu lọc hiện nay đƣợc dùng phổ biến nhất là các dạng thạch anh tự
nhiên. Ngoài ra có thể sử dụng một số vật liệu lọc khác nhƣ: cát thạch anh nghiền, đá hoa
nghiền, than giấy, pôlime Các vật liệu lọc dùng để lọc nƣớc cần phải thỏa mãn các yêu cầu
sau: có thành phần cấp phối thích hợp, đảm bảo tính đồng nhất, có độ bền cơ học cao, ổn định
về hoá học. Trong đó các yêu cầu về cấp phối và sự đồng nhất của vật liệu lọc có ảnh hƣởng
trực tiếp đến sự làm việc của bể lọc. Để xác định cấp phối và cỡ hạt theo yêu cầu, ngƣời ta
dùng phƣơng pháp sàn vật liệu lọc qua một bộ phận sàn tiêu chuẩn có kích thƣớc mắc sàn to,
nhỏ khác nhau.
Độ bền cơ học là chỉ tiêu quan trọng để xác định độ ổn định của thành phần hạt. Vật
liệu lọc có độ bền không đạt yêu cầu khi rửa, các hạt sẽ bị xáo trộn, va đập vào nhau và sẽ bị
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 53
bào mòn hoặc vỡ vụn, làm thay đổi thành phần hạt. Khi rửa lọc các mãnh vụn sẽ dồn lên trên
mặt lớp vật liệu lọc làm tăng tổn thất của lớp vật liệu lọc rút ngắn chu kì lọc. ngoài ra các
mạnh vụn nhỏ sẽ bị cuốn theo nƣớc rửa ra ngoài làm giảm dần chiều dày lớp vật liệu lọc và
ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc lọc.
Độ bền hóa học đối với tính xâm thực của nƣớc thiên nhiên của lớp vật liệu lọc phải
đạt yêu cầu, để tránh hiện tƣợng làm nhiễm bẩn lại nƣớc đã lọc do các chất hoà tan từ vật liệu
lọc bị ăn mòn trôi ra. Trong thực tế sử dụng cát thạch anh và than giấy đảm bảo độ bền hóa
học theo yêu cầu.
2.6.3. Bể lọc nhanh
Bể lọc nhanh phổ thông là loại bể lọc nhanh một chiều, dòng nƣớc lọc đi từ trên xuống
dƣới, có một lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và là lọc trọng lực. Bể lọc nhanh thƣờng đƣợc sử
dụng trong dây chuyền xử lý nƣớc mặt có hàm lƣợng cặn cao và sử dụng chất keo tụ.
Hình 2.9 Sơ đồ cấu tạo bể lọc nhanh trọng lực
1. Ống dẫn nƣớc từ bể lắng sang 2. Hệ thống thu nƣớc và phân phối
nƣớc rửa lọc 3. Ống dẫn nƣớc lọc
4. Ống xả nƣớc rửa lọc 5. Máng phân phối nƣớc lọc và thu
nƣớc thu nƣớc rửa lọc 6. Ống dẫn nƣớc rửa lọc
7. Mƣơng thoát nƣớc 8. Máng phấn phối nƣớc lọc
9. Ống xả nƣớc lọc đầu 10. Van điều chỉnh tốc độ lọc
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 54
2.6.3.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bể lọc nhanh
Khi lọc: nƣớc đƣợc dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp vật
liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nƣớc trong và đƣợc đƣa vào bể chứa nƣớc sạch.
Khi rửa: nƣớc rửa do bơm hoặc đài nƣớc cung cấp, qua hệ thống phân phối nƣớc rửa
lọc, qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu nƣớc rửa, thu về
máng tập trung, rồi đƣợc xả ra ngoài theo mƣơng thoát nƣớc. Quá trình rửa đƣợc tiến hành đến
khi nƣớc rửa hết đục thì ngừng rửa.
Sau khi rửa, nƣớc đƣợc đƣa vào bể đến mực nƣớc cần thiết kế, rồi cho bể làm việc. Do
cát mới rửa chƣa đƣợc xắp xếp lại, độ rỗng lớn, nên chất lƣợng nƣớc lọc ngay sau rửa chƣa
đảm bảo, phải xả nƣớc lọc đầu, không đƣa ngay vào bể chứa. Thời gian xả nƣớc lọc đầu quy
định là 10 phút.
Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào chu kì công tác của bể lọc, tức là phụ
thuộc vào khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể. Chu kì công tác của bể lọc dài hay ngắn phụ
thuộc vào chất lƣợng nƣớc lọc và trị số áp lực ở bể lọc. Ở đầu chi kì lọc, do tổn thất áp lực qua
vật liệu nhỏ, nên tốc độ lọc lớn, ngƣợc lại ở cuối chu kì lọc, tổn thất áp lực qua lớp vật liệu lớn
hơn, nên tốc độ lọc nhỏ. Trên thực tế để thuận tiện cho việc quản lí và chọn chế độ bơm nƣớc
vào bể lọc, bể lọc thƣờng đƣợc thiết kế với tốc độ lọc cố định trong suốt thời gian lọc.
2.6.2.2. Rửa bể lọc nhanh
Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào kết quả của quá trình rửa lọc. Nếu rửa
không sạch, bể lọc làm việc không đạt kết quả nhƣ mình mong muốn, chu kì làm việc của bể
bị rút ngắn. Để rửa bể lọc nhanh có thể dùng 2 phƣơng phƣơng pháp: rửa bằng nƣớc thuần túy
hoặc rửa bằng gió nƣớc kết hợp.
Khi rửa lọc bằng nƣớc thuần túy, nƣớc rửa đi vào đáy bể lọc quá sàn phân phối đều đi
vào lớp cát lọc, làm cho lớp cát giản nở, các hạt cọ xát vào nhau, lơ lững trong nƣớc lúc cặn
bám quanh hạt, nƣớc đƣa cặn lên trên đi vào máng thu nƣớc rửa rồi xả ra ngoài. Dƣới tác dụng
của dòng nƣớc phân phối đều từ dƣới đi lên, lớp vật liệu lọc sẽ bị giản nở. Độ giản nỡ phụ
thuộc vào một số yếu tố, song yếu tố quan trọng nhất là cƣờng độ rửa lọc. Các hạt vật liệu lọc
giản nở, bề mặt lớp cát dâng lên.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 55
Khi rửa lọc bằng gió nƣớc kết hợp, sẽ giảm đƣợc lƣợng nƣớc rửa lọc. Ngoài ra hiệu
quả rửa lọc không những phụ thuộc vào cƣờng độ rửa lọc mà cần có thời gian rửa lọc cần
thiết.
2.6.2.3. Hệ thống phân phối nước rửa lọc
Hệ thống phân phối nƣớc rửa lọc có nhiệm vụ đều nƣớc rửa lọc theo toàn bộ diện tích
bể lọc. Hệ thống phân phối nƣớc rửa lọc chia làm hai loại: hệ thống phân phối trở lực nhỏ và
hệ thống phân phối trở lực lớn.
a. Hệ thống phân phối trở lực nhỏ
Hệ thống phân phối trở lực nhỏ thƣờng bao gồm sàn ống phân phối và giàn ống phân
phối.
Giàn ống phân phối gồm ống chính và các nhánh. Khoảng cách giữa các ống nhánh từ
1 ÷ 2m và bố trí góc vuông với ống chính. Trên các ống nhánh có đục các lỗ. Sàn phân phối
lại có thể là những tấm pamen có lỗ hoặc những thanh bê tông cốt thép ghép lại với nhau.
Hệ thống phân phối trở lực nhỏ hiện nay ít đƣợc sử dụng vì phân phối nƣớc không đều
do tốc độ của dòng nƣớc bên trong hệ thống phân phối nhỏ.
b. Hệ thống phân phối trở lực lớn
Hiện nay hệ thống này đƣợc sử dụng rộng rãi do đảm bảo phân phối đều nƣớc rửa trên
toàn bộ diện tích bể lọc. Hệ thống phân phối trở lực lớn có nhiều kiểu.
- Hệ thống phân phối trở lực lớn có lớp sỏi đở
Cấu tạo gồm: giàn ống phân phối có ống chính và các ống nhánh đấu với nhau theo
dạng hình xƣơng cá. Giàn ống phân phối đƣợc đặt trong lớp sỏi ở đáy bể. Trƣờng hợp rửa
bằng gió và nƣớc kết hợp, giàn ống phân phối gió sẽ có cấu tạo tƣơng tự giàn ống phân phối
nƣớc và đƣợc đặt trong lớp sỏi đở và ở phía trên giàn ống phân phối nƣớc. Ống dẫn gió chính
phải đặt cao hơn mực nƣớc cao nhất trong bể lọc và phải có thiết bị chống khả năng nƣớc lọt
vào đó khi rửa bể lọc.
Tuy nhiên trong trƣờng hợp rửa bằng gió và nƣớc kết hợp đối với hệ thống trở lực lớn
dùng lớp sỏi đỡ sẽ có nhiều nhƣợc điểm. Trong quá trình rửa lọc sẽ xẩy ra quá trình xáo trộn
giữa lớp sỏi đỡ và lớp cát lọc, tạo thành các ụ và hố sỏi nhỏ làm giảm khả năng lọc của bể.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 56
- Hệ thống phân phối trở lực lớn bằng chụp lọc
Thƣờng áp dụng khi dùng biện pháp rửa lọc bằng gió nƣớc kết hợp, sẽ khắc phục đƣợc
nhƣợc điểm của hệ thống trên. Chụp lọc đƣợc lắp trên sàn bằng thép hoặc bê tông cốt thép. Số
lƣợng chụp lọc lấy không nhỏ hơn 50 chiếc cho 1m2 diện tích công tác bể lọc. Cát lọc đƣợc
đổ ngay trên sàn gắn chụp lọc. Khi rửa lọc bằng gió nƣớc kết hợp, các chụp lọc xẻ khe loại
này thƣờng không phân phối đều gió và nƣớc vào lớp cát cần rửa. Vì vậy hiệu quả rửa lọc
không cao.
Hiện nay ở Việt Nam, trên thị trƣờng thƣờng sử dụng hai kiểu chụp lọc: chụp lọc hình
nấm (ngắn đuôi) và chụp lọc có các lỗ hoặc xẻ khe (dài đuôi).
2.6.2.4. Hệ thống cung cấp nước rửa
Nƣớc rửa lọc thƣờng đƣợc lấy từ bể chứa nƣớc sạch, nên lƣu lƣợng nƣớc rửa lọc lớn
có thể dùng máy bơm rửa lọc hoặc đài nƣớc để cung cấp nƣớc rửa lọc.
Khi dùng đài để rửa lọc: dung tích đài chứa nƣớc rửa lọc phải tính cho 2 lần rửa nếu
rửa một bể và tính cho 3 lần rửa nếu rửa 3 bể đồng thời. Máy bơm đƣa nƣớc lên đài phải đảm
bơm đầy dài trong thời gian không lớn hơn khoảng thời gian giữa hai lần rửa ở chế độ làm
việc tăng cƣờng. Đƣờng ống từ đài xuống ỗng dẫn nƣớc lọc phải đƣợc bảo vệ chống hút
không khí vào.
Áp lực nƣớc đƣa vào bể rửa lọc phải đủ để khắc phục độ chênh lệch mực nƣớc giữa
mép máng thu nƣớc rửa và mực nƣớc trong bể chứa cộng với tổng tổn thất trong bể lọc và các
đƣờng ống dẫn nƣớc.
2.7. KHỬ TRÙNG NƢỚC
Khử trùng nƣớc là khâu bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lý nƣớc ăn uống sinh hoạt.
Trong nƣớc thiên nhiên chứa nhiều vi sinh vật và vi trùng. Sau các quá trình xử lý cơ học, nhất
là nƣớc sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng bị giữ lại. Song để triệt tiêu hoàn toàn các vi
trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nƣớc. Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng
nƣớc hiệu quả nhƣ:
- Khử trùng bằng các chất ôxi hóa mạnh
- Khử trùng bằng các tia vật lý
- Khử trùng bằng siêu âm
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 57
- Khử trùng bằng phƣơng pháp nhiệt
- Khử trùng bằng các ion kim loại nặng
Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng phổ biến nhất phƣơng pháp khử trùng bằng các chất oxi
hoá mạnh.
2.7.1. Nguyên nhân và mục đích khử trùng
Có hai nguyên nhân chính cần phải khử trùng nƣớc:
- Theo yêu cầu của Việt Nam về chỉ tiêu an toàn nƣớc cấp phải chỉ đến chỉ tiêu vi sinh.
Đối với nƣớc cấp E.Coli không đƣợc tồn tại, Colifom < 20 MPN/100ml.
- Do quá trình xử lý nƣớc cấp phải qua nhiều giai đoạn khác nhau, do đó khả năng gây
nhiêm vi sinh là rất cao nên cần phải khử trùng để tránh lây mầm bệnh.
Mục đích: Phá hủy triệt bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chƣa đƣợc,
hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nƣớc. Khử màu, khử mùi hoàn toàn
2.7.2. Khử trùng bằng các chất ôxi hóa mạnh
2.7.2.1. Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo
Clo là một chất ôxi hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nƣớc tạo thành
axit hypôclorit (HOCl) có tác dụng tiệt trùng mạnh. Khi Clo cho vào nƣớc, chất diệt trùng sẽ
khuyếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây ra phản ứng với men bên trong của tế bào,
làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Khi cho Clo vào nƣớc , phản ứng diễn ra nhƣ sau:
Cl2 + H2O = HOCl + HCl
Khả năng tiệt trùng của Clo phụ thuộc vào hàm lƣợng HOCl có trong nƣớc. Nồng độ
HOCl phụ thuộc vào hàm lƣợng ion H+ trong nƣớc hay phụ thuộc vào pH của nƣớc. Khi:
pH = 6 thì HOCl chiếm 99,5% còn OCl‾ chiếm 0,5%
pH = 7 thì HOCl chiếm 79% còn OCl‾ chiếm 21%
pH = 8 thì HOCl chiếm 25% còn OCl‾ chiếm 75%
Tức là pH càng cao hiệu quả khử trùng bằng Clo càng giảm.
Khi trong nƣớc tồn tại amoniac, muối amoni hay các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm
muối amoni, thì HOCl vừa tạo thành sẽ lại tác dụng với các chất này theo phản ứng sau:
HOCl + NH3 → NH2Cl + H2O
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 58
HOCl + NH2Cl → NHCl2 + H2O
HOCl + NHCl2 → NCl3 + H2O
Do đó khả năng tiệt trùng kém đi. Bởi vì khả năng tiệt trùng của mônôcloramin thấp
hơn dicloramin khoảng 3 ÷ 5 lần, còn khả năng diệt trùng của dicloramin thấp hơn HOCl
khoảng 20 ÷ 25 lần. Độ pH càng cao lƣợng dicloramin tạo thành càng ít, khả năng tiệt trùng
của Clo giảm đi.
Để đảm bảo cho phản ứng khử trùng xảy ra triệt để và còn đƣợc tiếp tục trong quá
trình vận chuyển trên đƣờng ống đến điểm dùng của nƣớc ở cuối mạng lƣới, cần đƣa thêm vào
nƣớc một lƣợng Clo dƣ cần thiết, ngoài lƣợng Clo tính toán. Theo TCXD – 33: 1985, liều
lƣợng Clo dƣ ở đầu mạng lƣới tối thiểu là 0,5mg/l, ở cuối mạng lƣới tối thiểu là 0,05mg/l và
không đƣợc lớn tới mức có mùi khó chịu.
Đối với nƣớc bị nhiễm bẩn nặng, trong nƣớc có chứa nhiều hợp chất hữu cơ hoặc cần
khử màu và mùi vị, liều lƣợng Clo đƣa vào để khử các chất này cao. Sau khi khử trùng, lƣợng
Clo dƣ còn lại trong nƣớc quá lớn, cần phải khƣ bớt lƣợng Clo dƣ trong nƣớc xuống giới hạn
cho phép. Có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Clo hóa nƣớc kết hợp với amoniac hóa: trƣờng hợp nƣớc có chứa phenol, tiến hành
amoniac hóa trƣớc. Liều lƣợng amoniac hay muối amoni lấy từ 0,5 ÷ 1,0g tính theo ion NH4
+
cho 1g Cl. Sau đó cho Clo vào nƣớc, sẽ tạo thành Clophenol có mùi rất khó chịu. Nên tiến
hành amoniac hóa khi độ pH > 7 để phản ứng xảy ra thuận lợi.
- Dùng than hoạt tính để hấp thụ Clo dƣ: lọc nƣớc có liều lƣợng Clo dƣ cao qua lớp
than hoạt tính dày từ 2 ÷ 2,5m, kích thƣớc hạt từ 1,5 ÷ 2,5mm, tốc độ lọc 20 ÷ 30m/h. Hoàn
nguyên lại độ hấp thụ của than hoạt tính bằng dung dịch canxihypôclorit hoặc dung dịch kiềm
nóng.
- Ngoài ra, đối với những thành phố lớn có mạng lƣới cấp nƣớc kéo dài, để lƣợng Clo
dƣ trong nƣớc không vƣợt quá giới hạn cho phép, có thể dùng biện pháp khử trùng bằng Clo
hóa nhiều đợt hoặc kết hợp giữa Clo hóa và amoniac hóa.
Ưu điểm:
- Dể sử dụng
- Là chất oxi hóa mạnh ở bất kì dạng nào
- Có nhiều trên thị trƣờng, giá rẻ có thể chấp nhận
Nhược điểm:
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 59
- Gây mùi khó chịu
- Clo kết hợp với các hydrocácbon tạo thành hợp chất có hại cho môi trƣờng sống
- Không có khả năng tiêu diệt các vi rút, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nhƣ Giardia
và Cryptosporidium.
2.7.2.2. Dùng ôzôn để khử trùng
Ôzôn là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nƣớc và rất độc hại đối với con
ngƣời. Ở trong nƣớc, ôzôn phân hủy rất nhanh thành ôxi phân tử và nguyên tử. Ôzôn có tính
hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều lần.
Ƣu điểm của việc khử trùng bằng ôzôn: lƣợng ôzôn cần thiết cho vào trong nƣớc
không lớn (1,0 ÷ 1,3mg/l đối với nƣớc mặt); thời gian tiếp xúc rất ngắn (5 phút); không gây
mùi khó chịu cho nƣớc kể cả khi trong nƣớc có phenol. Ôzôn có thể đƣợc sản xuất tại nhà máy
nƣớc bằng thiết bị gọi là ôzônatơ. Cho một lƣợng không khí khô và sạch đi qua một trƣờng
phóng điện tối có điện thế cao hơn 10.000 vôn sẽ thu đƣợc ôzôn. Lƣợng ôzôn dƣ trong nƣớc
sau ngăn trộn chỉ cần 0,1 ÷ 0,3 mg/l.
Nhƣợc điểm của việc dùng ôzôn là hiệu suất của ôzônatơ thấp. Tuy nhiên hiện nay trên
thế giới, việc khử trùng bằng ôzôn đang có xu hƣớng phát triển mạnh.
2.7.2.3. Khử trùng bằng tia tử ngoại
Tia tử ngoại hay còn gọi là tia cực tím, là các tia có bƣớc sóng ngắn có tác dụng tiệt
trùng rất mạnh.
Nguyên lí tiệt trùng diễn ra nhƣ sau: dùng các đèn có bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng
chảy của nƣớc. Các tia cực tím phát ra sẽ tác dụng lên các phần tử prôtit của tế bào vi sinh vật,
phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi chất, vì thế chúng sẽ bị tiêu diệt. Hiệu quả khử trùng
chỉ đạt đƣợc triệt để khi trong nƣớc không có các chất hữu cơ và cặn lơ lững. Sát trùng bằng
tia cực tím không làm thay đổi mùi vị của nƣớc.
2.8. HỆ THỐNG CẤP NƢỚC
Hệ thống cấp nƣớc là tập hợp các công trình thu nƣớc, vận chuyển nƣớc, xử lý nƣớc, điều
hòa và phân phối nƣớc.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 60
2.8.1. Công trình thu và vận chuyển nƣớc
Công trình thu nƣớc có nhiệm vụ thu nƣớc từ nguồn nƣớc. Công trình thu nƣớc mặt có
các dạng kết hợp hoặc phân ly, thu nƣớc sát bờ bằng cửa thu hoặc thu nƣớc giữa dòng bằng
ống tự chảy, xiphông. Chọn vị trí công trình thu nƣớc dựa trên cơ sở đảm bảo lƣu lƣợng, chất
lƣợng, độ ổn định, tuổi thọ công trình và thuận tiện cho việc vệ sinh nguồn nƣớc.
Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đƣa nƣớc thô từ công trình thu lên trạm xử lý nƣớc. Trạm
bơm cấp I thƣờng đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nƣớc, có trƣờng hợp lấy nƣớc từ xa,
khoảng cách đến trạm xử lý có thể đến vài kilomet thậm chí hàng chục kilomet. Trƣờng hợp
sử dụng nguồn nƣớc mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với công trình thu hoặc xây dựng
riêng biệt. Công trình thu nƣớc sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu hoặc ống tự chảy, ống
xiphông hoặc cá biệt có trƣờng hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy khi mức nƣớc ở nguồn
nƣớc cao hơn độ ở trạm xử lý.
Trạm xử lý có nhiệm vụ làm sạch nguồn nƣớc (nƣớc mặt hoặc nƣớc ngầm) đạt chất
lƣợng nƣớc sinh hoạt hoặc chất lƣợng nƣớc sản xuất theo yêu cầu riêng bằng các công nghệ
thích hợp, sau đó đƣa vào bể chứa nƣớc sạch để bơm đến ngƣời tiêu dùng.
2.8.4. Công trình điều hòa và phân phối nƣớc
2.8.4.1. Bể chứa nước sạch
Yêu cầu cơ bản của bể chứa nƣớc sạch về mặt kết cấu là phải vững chắc, chịu đƣợc tác
dụng của tải trọng đất và nƣớc, tuyệt đối không đƣợc rò rỉ sẽ gây thất thoát làm nguồn nƣớc bị
nhiễm bẩn từ bên ngoài, cần thực hiện việc chống thấm cho bể từ bên ngoài vào trong bằng
lớp vải công nghiệp, quét nhựa đƣờng hoặc giấy dầu, bên ngoài có thể chèn bằng đất sét. Cần
phải có biện pháp và tuân thủ các yêu cầu về cấu tạo khi thi công các đƣờng ống qua thành bể
đảm bảo không rò rỉ.
Bể chứa nƣớc sạch thƣờng đƣợc chia thành nhiều ngăn tạo thành dòng chảy lƣu thông trong
bể, tránh các vùng nƣớc “chết” trong bể , đồng thời phải đảm bảo thời gian tiếp xúc giữa nƣớc
với chất khử trùng.
Bể chứa có nhiệm vụ tích trữ nƣớc để phục vụ cho các nhu cầu sau đây:
- Nƣớc rửa bể lắng, bể lọc, pha hóa chất, chứa nƣớc sinh hoạt cấp cho nhà máy, rửa các
thiết bị của phòng thí nghiệm, rửa đƣờng, tƣới cây trong khuôn viên nhà máy.
- Chất lƣợng nƣớc dự trữ cứu hỏa (nếu có).
- Chứa lƣợng nƣớc điều hòa giữa trạm bơm nƣớc nguồn và trạm bơm cấp nƣớc.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 61
- Khi nhà máy nƣớc ở gần nơi tiêu thụ, ngoài các yêu cầu trên còn phải kiểm tra thời gian
lƣu nƣớc trong bể chứa phải đủ, đáp ứng với thời gian tiếp xúc cần thiết để khử trùng (khi khử
trùng bằng Clo). Nhƣ vậy, dung tích bể chứa cần phải đƣợc tính toán trên cơ sở chế độ vận
hành của trạm bơm cấp I, cấp II, chế độ rửa lọcvà các quy phạm về chữa cháy.
Tuy nhiên có thể xác định sơ bộ nhƣ sau:
1. Khi trạm bơm nƣớc sạch bơm đi một lƣợng nƣớc đều trong ngày, không cần dung tích
điều hoà, có thể chọn dung tích bể chứa bằng 5 – 10% tổng lƣợng nƣớc sản xuất trong ngày.
2. Khi nhà máy nƣớc nằm gần mạng lƣới phân phối và trạm bơm nƣớc sạch không bơm
đều trong ngày, tổng hợp các yêu cầu trên có thể chọn dung tích chứa, kể cả dung tích kéo dài
(nếu có) 30 – 35% của lƣợng nƣớc cao nhất sản xuất trong ngày.
3. Khi nhà máy xử lý nằm cách xa mạng lƣới phân phối 10 – 20km phải tính toán so sánh
kinh tế, kĩ thuật.
4. Bể chứa ở các hộ tiêu thụ
- Ở các khu công nghiệp hoặc nhà máy lớn cần dùng nƣớc với lƣu lƣợng và áp lực ổn
định theo quy trình sản xuất thì phải xây bể chứa và trạm tăng áp.
- Ở các hộ dùng nƣớc, khi mạng lƣới thành phố tạm ngừng cung cấp nƣớc, có nguy cơ làm
nhiễm bẩn hệ thống của mạng, nhƣ bệnh viện, các nhà máy hóa chất, thực phẩm tƣơi sống
cần xây bể chứa và trạm tăng áp.
- Ở các họ dân cƣ và tập thể, do áp lực và lƣu lƣợng nƣớc trong mạng không đều và có khi
không liên tục, phải xây bể chứa dự trữ nƣớc. Điều này gây tốn kém về kinh phí và không an
toàn vệ sinh (muỗi, bụi). Do đó hệ thống cấp nƣớc chung phải nâng cao độ an toàn để các
hộ tiêu thụ không phải đạt bể chứa.
Bể chứa thƣờng đƣợc xây dựng bằng bê tông cốt thép và đôi khi bằng gạch. Bể chứa cần
có ống đƣa nƣớc vào, lấy nƣớc ra, xả tràn, thông hơi và có thể dể dàng xả kiệt để làm vệ sinh.
2.8.4.2 Đài nước
Đài nƣớc làm nhiệm vụ điều hòa áp lực và cấp một phần lƣu lƣợng điều hòa cho các hộ
tiêu thụ. Đài nƣớc thƣờng đƣợc nối trực tiếp với mạng lƣới cấp I
- Cấu tạo: đầi nƣớc có thể làm hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, bằng thép hoặc chân đài
bằng bêtông cốt thép, bầu đài bằng thép, chân đài bằng thép, bầu đài bằng composite.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 62
- Vị trí: Đài nƣớc thƣờng đƣợc đặt ở nơi có địa hình thiên nhiên cao và đất tốt để giảm giá
thành xây dựng và đặt gần nơi cần phải điều hoà lƣu lƣợng trực tiếp và áp lực.
2.8.4.3. Mạng lưới phân phối nước
Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ đƣa nƣớc đã xử lý từ bể chứa nƣớc sạch vào mạng lƣới
tiêu dùng. Bể chứa nƣớc sạch và trạm bơm cấp II thƣờng đặt trong trạm xử lý. Mạng lƣới phân
nƣớc làm nhiệm vụ phân phối và dẫn đến các hộ tiêu thụ. Mạng lƣới đƣờng ống phân phối
nƣớc gồm mạng cấp I là mang truyền dẫn, mạng cấp II là mạng phân phối và mạng cấp III
mạng đấu nối với các đƣờng ống vào nhà.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 63
KẾT LUẬN
Nhƣ vậy một quy trình xử lý nƣớc nguồn phải qua rất nhiều giai đoạn, đặt biệt đối với
loại nƣớc nguồn có tính chất nhiễm bẩn cao nhƣ hàm lƣợng cặn lớn, độ màu, độ đục cao, số
lƣợng vi trùng nhiều thì quy trình xử lý càng phức tạp và lâu hơn. Trong mỗi công đoạn xử lý
cần chú ý đến việc lựa chọn công nghệ xử lý sao cho phù hợp, vừa đạt đƣợc hiệu suất xử lý
vừa tiết kiệm đƣợc kinh phí.
Để xử lý tốt một nguồn nƣớc nào đó, phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, sản
xuất cần phải quan tâm đến chất lƣợng nƣớc nguồn và tiêu chuẩn sau xử lý theo các tiêu
chuẩn, và việc chọn thiết bị phù hợp với lƣu lƣợng nƣớc xử lý, tiết kiệm hơn về mặt kinh tế và
địa hình.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nƣớc cấp, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội
2. PGS.TS. Hoàng Huệ, Công nghệ kĩ thuật môi trƣờng, Nhà xuất bản xây dựng – Hà Nội,
2004.
3. Trung tâm đào tạo ngành nƣớc và môi trƣờng, Sổ tây xử lý nƣớc tập 1,2, Nhà xuất bản xây
dựng – Hà Nội, 1999.
4. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Xử lý nƣớc cấp sinh hoạt và công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và
kĩ thuật - Hà Nội, 2000
5. Nguyễn Lan Phƣơng, Bài giảng xử lý nƣớc cấp, Trƣờng Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
6. Tiêu chuẩn QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
ngầm và nƣớc mặt – Hà Nội, 2008.
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 65
PHẦN PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Chất lƣợng nƣớc cấp cho ăn uống, sinh hoạt
Chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc cấp Đối với các đô thị Đối với các trạm lẻ và
nông thôn
1 2 3
Độ trong, sneller (cm)
Độ màu, thang màu cobalt (độ)
Mùi, vị ( đậy kín sau khi đun 400-500)
Hàm lƣợng cặn không tan (mg/l)
Hàm lƣợng cặn sấy khô (mg/l)
Độ pH
Độ cứng toàn phần (odH)
Muối mặn (mg/l): vùng ven biển
Vùng nội địa
Nitrat (mg/l)
Nitrit (mg/l)
Amôniac (mg/l) : đối với nƣớc mặt
đối với nƣớc ngầm
Sunfua hyđrô (mg/l)
Chì (mg/l)
Acsen (mg/l)
Đồng (mg/l)
Kẽm (mg/l)
Sắt (mg/l)
Mangan (mg/l)
Fluo (mg/l)
Iốt (mg/l)
Chất hữu cơ (mg/l)
> 30
< 10
Không
≤ 3
< 1000
6,5 ÷ 8,5
< 12
< 400
70 ÷ 100
< 6
0
0
< 3
0
< 0,1
< 0,05
< 3
< 5
< 0,3
<0,2
0,7 ÷ 1,5
0,005 ÷ 0,007
0,5 ÷ 2
> 25
< 10
Không
≤ 20
< 1000
6,5 – 9,5
< 15
< 500
70 – 100
< 6
0
0
< 3
0
< 0,1
< 0,05
< 3
< 5
< 0,8
< 0,3
0,7 – 1,5
0,005 – 0,007
2 – 6
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 66
Canxi
Phốt phát (mg/l)
Crôm (mg/l)
Xianua (mg/l)
Dẫn xuất của phenol (mg/l)
Clo dƣ (mg/): đầu nguồn
cuối nguồn
Chỉ số vi khuẩn đƣờng ruột coli
(con/lit nƣớc)
Vi khuẩn kị khí trong 1ml nƣớc
75 ÷ 100
1,2 ÷ 2,5
Có vết
Có vết
0
0,5 ÷ 1
> 0,05
< 20
0
100 – 200
1,2 – 2,5
Có vết
Có vết
0
0,5 – 1
> 0,05
< 20
0
Bảng 1.2. Thành phần các công trình trong dây chuyền công nghệ xử lý lấy theo tiêu
chuẩn TCXD – 33:1985
Thành phần các công trình chính
của dây chuyền công nghệ
Điều kiện sử dụng
Chất lƣợng nƣớc nguồn Công suất
trạm xử lý
(m
3/ng.đêm
Hàm lƣợng cặn
không tan (mg/l)
Độ màu
(coban)
1 2 3 4
Xử lý nƣớc mặt có đục và màu
A – Xử lý nƣớc có dùng phèn
1- Trạm có bể lọc nhanh
a) Bể lọc áp lực
b) Bể lọc
c) Bể lắng đứng, bể lọc
d) Bể lắng trong, bể lọc
e) Bể lắng ngang, bể lọc
f) Bể lắng sơ bộ, bể lắng, bể lọc
g) Bể lọc hạt to làm trong một phần
2- Bể lọc tiếp xúc
Đến 50
Đến 30
Đến 2500
Đến 2500
Đến 2500
Trên 2500
Đến 80
Đến 150
Đến 80
Đến 50
Bất kì
Bất kì
Bất kì
Bất kì
Đến 150
Đến 150
Đến 3000
Bất kì
Đến 3000
Đến 3000
Trên 3000
Bất kì
Bất kì
Bất kì
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 67
3- Bể lắng hoặc bể lắng trong để
làm sạch một phần
B- Xử lý nƣớc không dùng phèn
4- Trạm xử lý có bể lọc chậm
A) Khi phục hồi phải lấy cát ra
b) Khi phục hồi không phải lấy cát
ra (xới bằng cơ khí và rửa bằng
nƣớc
c) Bể lọc sơ bộ, bể lọc chậm phục
hồi bằng cơ giới
5- Bể lọc hạt to làm trong một phần
Đến 2500
Đến 50
Đến 700
Đến 1000
Đến 150
Bất kì
Đến 50
Đến 50
Đến 50
Đến 150
Bất kì
Đến 1000
Đến 30.000
Đến 30.000
Bất kì
Bảng 1.3. Các biện pháp hoá học bổ sung và các hoá chất sử dụng lấy theo TCXD –
33:1985
Chỉ tiêu
chất lƣợng nƣớc
Phƣơng pháp
xử lý hoá học
Hoá chất
sử dụng
Nƣớc có độ đục cao Đánh phèn. Xử lý bằng chất
phụ trợ keo tụ
Phèn nhôm; phèn sắt, chất
phụ trợ keo tụ: Poliacrilamit,
axit silic, hoạt hoá
Nƣớc có độ màu cao, có
nhiều chất hữu cơ và phù du
sinh vật
Clo hoá trƣớc, đánh phèn xử
lý bằng chất phụ trợ keo tụ,
ozôn hoá
Clo phèn chất phụ trợ keo tụ,
ozôn
Độ kiềm thấp Kiềm hoá nƣớc Vôi, sôda, xút
Có mùi và vị Cacbon hoá, clo hoá trƣớc,
clo hoá trƣớc kèm amoniac
hoá, xử lý bằng Kali
Than hoạt tính, clo lỏng. Kali
permanganat, amoniac, ozôn
Nƣớc có nhiều muối cứng Khử cacbon, làm mềm bằng
vôi, xôđa, trao đổi ion
Vôi, xođa, phèn (sắt clorua),
muối ăn, axit sunfuric
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
SVTH: Bùi Thị Tý 68
Hàm lƣợng muối cao hơn tiêu
chuẩn
Trao đổi ion, điện phân,
chƣng cất
Axit sunfuric
Có hyđro sunfua (H2S) Axit hoá, làm thoáng, clo
hoá, đánh phèn
Axit sunfuric, xođa, xút, vôi
Nhiều ôxi hoà tan Liên kết bằng các chất khử Sunfat hoặc natri thiosunfat
Khí sunfurơ, hyđarin
Nƣớc không ổn định trị số
bão hoà thấp (ăn mòn)
Permanganat, ôzon hóa, kiềm
hoá, photphat hoá
Vôi, xođa, photphat natri
Nƣớc có vi trùng Clo hoá, ozôn hoá Clo, vôi, xođa, phèn
Kali permanganat
Nƣớc có nhiều sắt Làm thoáng, clo hoá, kiềm
hoá, đánh phèn bằng kali
permanganat lọc kation
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_quy_trinh_xu_ly_nuoc_nguon_co_ham_luong_can_2500mg_l_2532.pdf